Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi thư giãn, đòi hỏi phải có độ ánh sáng thích hợp. Ánh sáng trong phòng ngủ dù là trên phương diện mĩ thuật hay để đảm bảo sức khỏe đều phải đạt tiêu chuẩn dịu nhẹ và không làm hại mắt. Nếu ánh sáng trong phòng ngủ quá mạnh,
con người sẽ dễ cáu giận bực bội. Ngược lại, nếu ánh sáng quá yếu thì dễ làm cho con người có tâm trạng u uất và mắc chứng trầm cảm.
Phong thủy học nói rằng, lắp đặt đèn điện cũng có những điều cấm kị. Chẳng hạn, không nên treo đèn treo ngay trên đầu giường, càng không nên treo ở chính giữa giường. Vì nếu trên đầu có một chiếc đèn treo thì khi ngủ ánh sáng sẽ chiếu trực tiếp vào mắt. Trừ khi bạn đeo một cái che mắt trong khi ngủ, nếu không chắc chắn bạn không thể nào ngủ ngon giấc được. Không chỉ vậy, việc thường xuyên bị ánh đèn chiếu vào mắt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến gan của bạn.
Ngoài ra, hiện nay phần lớn những chiếc giường đôi được thiết kế có một chiếc đèn ngủ kèm theo. Điều này không có gì đáng nói. Tuy nhiên, ánh sáng phát ra từ chiếc đèn ngủ ấy phải dịu nhẹ. Nếu là một chiếc đèn đơn thì nên lắp thêm một cái chụp đèn, màu của chụp đèn phải hợp với màu tường và ngũ hành của chủ nhà. Như vậy, bạn không những có thể ngủ ngon mà sức khỏe của bạn cũng được đảm bảo. Nếu một người có tinh thần luôn luôn sung mãn thì tài sản, cuả cải sẽ tự nhiên tìm đến.
Nếu đèn điện trong nhà bị hỏng thì phải lập tức sửa hoặc thay ngay một cái bóng mới, vì đèn hỏng là chuyện vô cùng xui xẻo. Bởi thế, nếu trong nhà bạn có bất kì bóng đèn nào bị hỏng thì xin bạn đừng ngại việc mà hãy bắt tay vào xử lý ngay.
Tướng gò má, được khoa nhân tướng học đưa vào hạng mục xem tướng xương để phân tích và dự báo về vận mệnh cuộc đời của mỗi con người. Hãy cùng Lịch ngày Tốt
Lưỡng quyền hay còn gọi là gò má, được khoa nhân tướng học đưa vào hạng mục xem tướng xương để phân tích và dự báo về vận mệnh cuộc đời của mỗi con người. Hãy cùng Lịch ngày Tốt tìm hiểu tìm hiểu tướng gò má trong bài viết này nhé!
- Gò má thanh, tròn và ẩn, mắt và mũi thanh, chủ nhân là mẫu người vợ hiền, mẹ giỏi, có thể lấy được người chồng thành đạt, có trách nhiệm với gia đình.
- Bờ gò má cao tới Thiên Thương (phía trên chân mày), chủ nhân là người từng trải, song, hôn nhân không mấy tốt đẹp, gia đình gặp chuyện xung khắc hoặc ly tán.
- Cung gò má nhô cao, chủ nhân cả đời nghèo hèn. Cung gò má lõm, chủ nhân không giúp được gì cho chồng con.
- Cung gò má quá to, chủ nhân bản tính dữ dằn, không hiếu thuận, hôn nhân cũng không mấy tốt đẹp, cuộc sống vất vả, về già cô độc.
(Ảnh minh họa)
- Cung gò má nhô cao, trán cao, chủ nhân có lối sống không lành mạnh, có thể khắc tới 3 đời chồng.
- Cung gò má cao và to, bàn tay to, chủ nhân có thể chịu đựng được gian khổ, giỏi lập nghiệp nhưng khó hưởng phúc của chồng con.
- Cung gò má cao nhưng mũi lại nhỏ, chủ nhân hay làm trái lời chồng; chồng gặp nhiều khó khăn, cuộc sống hôn nhân không mấy tốt đẹp.
- Cung gò má nở rộng, mũi nhỏ, chủ nhân tính tình nóng vội, hay can thiệp chuyện của chồng, gây chuyện thị phi, đa nghi và đời sống hôn nhân không tốt đẹp.
- Cung gò má có sắc khí vàng tươi, môi đỏ, chủ nhân là cánh tay đắc lực của chồng con, được hưởng hạnh phúc đến già. Nếu có sắc khí vàng sẫm, chủ nhân có cuộc sống nghèo hèn.
- Sắc khí cung gò má xanh biếc, chủ nhân có tâm ý độc địa, khắc chồng, gia đình tan vỡ.
- Cung gò má lúc trắng, lúc đỏ gọi là "khuôn mặt đào hoa", chủ nhân có lối sống buông thả, hời hợt trong chuyện tình cảm.
- Cung gò má và 1 số bộ phận khác có sắc trắng bệch, chủ nhân khắc chồng con, hôn nhân không mấy tốt đẹp.
Các bài viết sau cùng chủ đề, có thể bạn quan tâm:
Thực hư số mệnh của người có gò má thấp lõmPhải chăng gò má thấp lõm vận mệnh cũng giảm sút?Gò má nói gì về vận mệnh tương laiVận số qua tướng gò má của phụ nữ
Sát Phá Lang là mệnh cách trong tử vi, chỉ vận mệnh có các sao Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang hội chiếu. Cùng xem, mệnh cách này có gì đặc biệt.
Tử vi đẩu số là phương pháp luận mệnh dựa vào các ngôi sao chiếu mệnh, chia 14 chủ tinh thành 4 loại: Tử Phủ Liêm Vũ Tướng, Sát Phá Lang, Cự Nhật, Cơ Nguyệt Đồng Lương. Nói một cách đơn giản, cách cục Sát Phá lang tức là cung Mệnh, cung Tài Lộc và cung Quan Lộc của một người có Thất Sát, Tham Lang, Phá Quân cùng hội họp.Thất Sát là tướng tinh, chủ xơ xác, tiêu điều, cô khắc, thay đổi từ từ. Nếu cùng với sao Tử Vi đồng cung có thể hóa sát thành phúc, đồng cung với sao Lộc Tồn có thể giảm bớt sát tính, cá tính nóng giận. Thất Sát bản tính kiên cường, cảm xúc biến hóa, thường làm việc một mình, ẩn chứa phản nghịch, khiến người khác cảm thấy khó ở cùng một chỗ. Vậy nên, người có sao này trong lá số tử vi thì tuổi trẻ bôn ba, sư nghiệp bất định, thường phải trải qua trắc trở mới có thể thành công.Xem bát tự biết người phụ nữ sinh ra đã có phú quý mệnh Phá Quân là sao tiêu phá, tiêu phí, gây tổn hại, tở cung nào là hao tổn cung ấy. Là một trong những sao khai sáng, Phá Quân có cá tính bốc đồng, phản ứng linh hoạt, nhưng sự nghiệp có nhiều biến hóa lớn nên thường tới bước khó khăn cận kề suy bại, phải kiên nhẫn, bền bỉ thì mới thành công.Tham Lang trong tử vi đẩu số là sao đào hoa bậc nhất, bản chất linh động, ý nghĩ tinh thông, phản ứng nhanh nhẹn, hài hước, giao thiệp rộng rãi, hứng thú với những sự việc mới mẻ. Nhưng vì thiếu kiên nhẫn nên không thích hợp với những công việc ổn định, thích tự gây dựng sự nghiệp hoặc công việc có tính chất thay đổi lớn.
Sát Phá Lang là cách cục tử vi tràn đầy sức sống, xử sự tích cực, thích kích thích, ưu điểm là khai sáng sự nghiệp, có năng lực anh hùng, khuyết điểm là dễ xúc động, làm việc không lường trước hậu quả.Phá Quân có 3 loại tổ hợp song tinh đồng cung, ảnh hưởng tới chủ tinh, tính cách cũng có bất đồng. Tử Vi Phá Quân – ân uy cùng thời, có gan gánh vác, Vũ Khúc Phá Quân – yêu ghét rõ ràng, mười phần quyết đoán, Liêm Trinh Phá Quân – thị phi rõ ràng, không sợ gian nan.Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 6)Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 5)Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 4)
=> Lấy lá số tử vi và xem vận mệnh cuộc đời, công danh, tình duyên của bạn
Thái Vân Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Mỹ Ngân (##)
Chùa Quán La thuộc thôn Quán La, xã Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Quán La thường được gọi là Chùa Khai Nguyên. Chùa còn có tên là chùa Hang
Chùa Quán La thuộc thôn Quán La, xã Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Quán La thường được gọi là Chùa Khai Nguyên. Chùa còn có tên là chùa Hang, vì ở đây có một hang cổ. Trong chùa còn có tấm biển đề Khai Nguyên tự. Chuông chùa cũng có tên là Khai Nguyên tự chung (Chuông chùa Khai Nguyên).
Theo sách Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên thì chùa được xây dựng vào niên hiệu đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên (715). Lúc bấy giờ, đây là nơi hành đạo của nhiều đạo sĩ và thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đến năm Thiên Long đời Trần (Trần Dụ Tông 1341 – 1369), thiền sư Văn Thao cho trùng tu quán, rồi dựng lại thành chùa thờ Phật, đặt tên là An Dưỡng Tự. Sau đó, nhà sư đã đi đến nơi khác tu hành nên chùa bị hoang phế. Đến thời Lê, chùa mới được dựng lại với kiến trúc chùa như hiện nay.
Chùa Quán La có Tam bảo, nhà Mẫu và nhà bia. Toà Tam bảo hình chuôi vồ có tiền đường và thượng điện. Tiền đường gồm năm gian xây kiểu tường hồi bít đốc. Thượng điện gồm ba gian. Chùa còn lưu trữ được những mảnh chạm khắc cổ có niên đại thế kỉ 19. Cách bài trí ở chùa cũng có đặc điểm như các chùa khác, chỉ có khác là có thêm một pho tượng mà người làng vẫn khẳng định là tượng Đường Minh Hoàng (vua nhà Đường – Trung Quốc). Tượng tạc hình một người đàn ông trung niên, mặc áo long bào, đội chiếc mũ thường phục của các vua Đường.
Một điều đáng chú ý và khó giải thích là chùa có một tấm bia công đức có niên đại Thái Đức thứ 11 (1788). Thái Đức là niên hiệu của Nguyễn Nhạc. Thế nhưng, năm 1788, Lê Chiêu Thống vẫn còn trị vì ở Thăng Long.
Chùa Quán La đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật vào ngày 31/01/1992.
Thỉnh thoáng bạn bị nháy mắt một cách bất ngờ, bạn lo lắng không biết có điềm gì không, vậy hãy cùng khám phá nhé! Nếu bạn nháy mắt trái, hãy tra cứu điềm báo này xảy ra vào thời gian nào và xem kết quả: - 11h đêm tới 1h sáng: có bạn bè ở xa về. - 1h
Thỉnh thoáng bạn bị nháy mắt một cách bất ngờ, bạn lo lắng không biết có điềm gì không, vậy hãy cùng khám phá nhé!
Nếu bạn nháy mắt trái, hãy tra cứu điềm báo này xảy ra vào thời gian nào và xem kết quả:– 11h đêm tới 1h sáng: có bạn bè ở xa về.– 1h sáng tới 3h sáng: buồn bực do người trong thân gây ra.– 3h sáng tới 5h sáng: có người mang tài lộc đến.– 5h sáng tới 7h sáng: có người âm thầm giúp đỡ, sẽ có tin vui trong vài ngày.– 7h sáng tới 9h sáng: có khách quấy rầy.– 9h sáng tới 11h trưa: có người mời ăn uống.– 11h trưa tới 12h trưa: có người đem tin vui về.– 1h chiều tới 3h chiều: có tin vui.– 3h chiều tới 5h chiều: gặp chuyện bất ngờ về tình cảm.– 5h chiều tới 7h tối: có khách sang đến nhà bàn chuyện hôn nhân, hay chuyện làm ăn.– 7h tối tới 9h tối: việc suy tính trong lòng sắp đạt được thành tựu.– 9h tối tới 11h đêm: có khách quý đến nhà.Nếu bạn nháy mắt phải, hãy tra cứu điềm báo này xảy ra vào thời gian nào và xem kết quả:– 11h đêm tới 1h sáng: có rượu thịt, ăn uống.– 1h sáng tới 3h sáng:: có người thân nhắc nhở.– 3h sáng tới 5h sáng: sắp có tin lành đến.– 5h sáng tới 7h sáng: tài lợi bất ngờ.– 7h sáng tới 9h sáng: có thị phi, thậm chí có kiện tụng.– 9h sáng tới 11h trưa: có kẻ gây chuyện, đề phòng xô xát.– 11h trưa tới 12h trưa: đề phòng tai nạn hoặc mất tiền của.– 1h chiều tới 3h chiều: hao tài nhưng không đáng kể.– 3h chiều tới 5h chiều: có người khác phái đang nhớ bạn.– 5h chiều tới 7h tối: có họ hàng ở xa đến thăm.– 7h tối tới 9h tối: có người rủ đi du lịch.– 9h tối tới 11h đêm: có chuyện rắc rối, bị người khác nói xấu. Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thanh Vân (##)
Các chữ cái Trong tiếng Việt có 23 chữ cái và 5 dấu độc lập, 3 dấu phụ chữ. Nếu ghép 3 dấu phụ, tiếng Việt có thêm 6 chữ cái nữa gộp lại ta có 23 + 6 => 29 chữ cái có nghĩa. Đó là A, Ă, Â, B, c, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, o, , ô, p, Q, R, s,
Trong tiếng Việt có 23 chữ cái và 5 dấu độc lập, 3 dấu phụ chữ. Nếu ghép 3 dấu phụ, tiếng Việt có thêm 6 chữ cái nữa gộp lại ta có 23 + 6 => 29 chữ cái có nghĩa. Đó là A, Ă, Â, B, c, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, o, , ô, p, Q, R, s, T, u, Ư, V, X, Y và 5 dấu: huyền (\); sắc (/); hỏi (?); ngã (~); nặng (•). Ta có 29 chữ cái hay 29 âm (nguyên âm và phụ âm).
Cách phân tích nét
Muốn phân tách nét để số hóa, ta viết các chữ cái, dưới dạng chữ in hoa. Với chữ in hoa cách tính số nét được chính xác rõ ràng. Ngoài tính nét của một chữ cái ta phải tính dấu trong một từ nữa. Mỗi dấu của 1 chữ cái như: râu (’), nón (^) đều được tách nét. Được kể là một nét đôi với (’)ề Và được tính hai nét đối với (^). Mỗi dấu trong một từ thì chỉ được kể là một nét
Số chữ cái tối đa trong một từ
Trong tiếng Việt một từ có nhiều nhất là 7 chữ và 1 dấu. Từ ít nhất là 1 chữ cái có nghĩa, ví dụ: o, Ô, Y, v.v…
Ví dụ: Từ nhiều chữ nhất có nghĩa như: NGHIÊNG, còn từ nhiều chữ cái nhất còn có thêm một trong 5 dấu: ?, /,
như NGHIỄNG… thì không có nghĩa ứng dụng, như vậy có thể kết luận là từ tiếng Việt mà có nghĩa chỉ có 7 chữ cái mà thôi.
Điều này thật lý thú khi tính chữ cái, nét của một chữ nhiều nét nhất mà từ đó có nghĩa thì cũng vừa đúng 23 nét trùng với 23 chữ cái (trong từ điển tiếng Việt).
Liên hệ với Hán ngữ
Nếu liên hệ xa hơn với thể chữ “Khải thư” của Hán tự ngày nay ta thấy để viết một chữ, người Trung Quốc dùng 7 nét cơ bản: Ngang, sổ, phẩy, mác, hất, móc, chấm. Với 7 nét cơ bản người Trung Quốc lập thành một chữ có nghĩa có nhiều nét nhất là 29 nét và chữ có nét ít nhất có nghĩa cũng có 1 nét (60% chữ Việt có gốc từ Hán ngữ – Giáo sư Nguyễn Lân).
Hai hệ chữ hoàn toàn khác nhau. Tiếng Việt là hệ La Tin; còn chữ Hán là hệ Hán, Nôm tượng hình. Ấy vậy mà khi sử dụng phương pháp của “tính danh học tự đoán”, hay “số hóa họ tên dự đoán pháp” lại có chung một cách tính “số lý” phù hợp đến vậy.
Trong “tính danh dự đoán học” của Trung Quốc cho một họ tên thì có 81 số lý. Nhưng trong tiếng Việt nếu giả định một họ tên để tính số lý thì có tới 115 số lý có nghĩa. Còn nếu ghép họ tên một cách võ đoán mà không có nghĩa ứng dụng thì số lý còn nhiều hơn (120 số lý).
Cũng vì lý do tương hợp về số lý giữa hai thứ tiếng Việt, Hán, nên có nhiều vấn đề lý giải về dự đoán học trong tiếng Việt có phần nào quan điểm của người Hán. Sự chắt lọc và áp dụng những quan niệm của nhau là vấn đề khoa học cho phép. Đó không phải là gượng ép để dùng cho người Việt Nam. Những vấn đề áp dụng ở đây là thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành để lý giải một phần nhân cách, tính cách của con người cho hợp lý. Ngày nay trong Đông y, các lương y Việt Nam cũng vẫn đang áp dụng hai thuyết trên trong y lý và y hành để chuẩn trị bệnh tật cho người Việt Nam là một hiện thực.
Định nghĩa chữ HÓA Lộc Quyền Khoa Kỵ đều có chữ HÓA ở trước. Hóa là chuyển biến, chuyển động, chuyển hóa. Cho nên Tứ hóa không thể xem là một tinh diệu và tứ hóa chỉ là hiện tượng biến hóa. Tỉ dụ, Liêm Trinh đứng với Hóa Lộc, làm Hóa Lộc có thể làm biến hóa khí chất của Liêm Trinh.
Cũng như năng lượng mặt trời ra 4 mùa xuân hạ thu đông. Tứ hóa lấy thứ tự xuân hạ thu đông vì vậy chúng đi theo thứ tự Lộc - Quyền - Khoa - Kỵ, không thể đặt lộn Kị Khoa Quyền Lộc.
Luận về Hóa Lộc
Hóa Lộc thuộc Mộc ví như mùa xuân hướng ra bốn phía mà phát triển. Xuân là mùa sinh sôi nảy nở, vậy thì Hóa Lộc tương trưng mùa xuân cũng sinh sôi nảy nở.
Xuân tượng vạn vật đều phát triển, mọi sự tốt tươi nên Hóa Lộc cũng mang tính hài hòa, tiêu đi những tranh chấp, chế hóa tai nạn.
Sách viết: “Hóa lộc, thực lộc bất khuyết, phát triển thuận lợi” vậy nên đặc tính cơ bản của Hóa Lộc là phát triển. Người Hóa Lộc ko nhất định là thông tuệ chỉ có khả năng hài hòa phát triển cũng không nhất định là người tài hoa.
Luận về Hóa Quyền
Hóa quyền thuộc Hỏa đới Thổ, ví như mùa hè, như lửa bốc, tính chất mãnh liệt. Mùa hè ngũ hành thuộc Hỏa, vạn vật đến hè thì xanh tốt vinh vượng.
Mùa xuân mới chỉ là mầm mống, nếu không đủ sức sống tất nhiên bị đào thải, còn tồn tại tức là sức mạnh. Bởi thế, Hóa quyền chủ về tự tín và làm việc đắc lực. làm việc đắc lực đi đôi với vất vả gian khổ cho nên Hóa quyền cũng tượng trưng cho vất vả chiến đấu. Ngoài ra, đôi khi Hóa quyền trở thành tự phụ vì tự tín tâm quá cao.
Mùa hè nắng chói chang, quang minh do đó tính tình Hóa quyền chính trực. Hỏa chủ Lễ cho nên Hóa quyền khi đối xử tỏ ra lịch lãm, khuôn phép tuy nhiên cũng lại dễ xung động.
Luận về Hóa khoa
Hóa khoa thuộc Kim, mùa thu là mùa của thâu liễm với ý nghĩa nội liễm hàm súc mang ý vị văn chương và trí tuệ, tài hoa tiềm ẩn mà ko lộ, bởi vậy nên tâm cơ không gian trá.
Hóa khoa tượng thu Kim trong ngũ thường là chữ Nghĩa. Bởi vậy, người có Hóa Khoa thường liêm khiết, một lòng một dạ, khuynh hướng bảo thủ nên ít khi hoạnh phá, nhưng được kính nể.
Luận về sao Hóa kị
Hóa Kị trong ngũ hành là Thủy, tượng về sự tuyệt diệt của vạn vật trong thời kỳ phải ẩn tàng. Hóa kị ví như mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt để tạo biến đổi, thay thế đợi mùa xuân tới bung ra. Hóa kị là lúc phải chịu sự thanh toán triệt để, thoát thai hoán cốt. Vì phải biến hóa nên thông minh linh xảo.
Mùa đông ngũ hành thuộc thủy. Thủy chủ về trí tuệ. Mùa đông chủ về ẩn tàng. Trí tuệ mà ẩn tàng thì ý nghĩ khó đoán ra, bởi vậy người Hóa kị thường hay mưu mô, đôi lúc gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ động nên thường xuyên xoay chuyển, xoay chuyển quá độ thành ra bội phản.
Tác động của Tứ Hóa
Tứ Hóa tác dụng rất lớn đối với các chủ tinh đến mức có thể làm biến đổi luôn tính chất của chủ tinh mà chúng đứng cùng. Thái dương đi với Hóa Quyền khác hẳn Thái dương đứng với Hóa Khoa hay Hóa Lộc. Trên lá số có Tứ Hóa cố định.
Nhưng tiểu hạn mỗi năm cũng phải tính cả ảnh hưởng phụ của Tứ Hóa do hàng can của năm tiểu hạn. Như vậy, người Trung Quốc cũng tính luôn cả lưu Tứ Hóa.
Hóa Lộc trong tử vi khoa kể như một sao trọng yếu về tiền bạc dù nó đứng với sao nào thì tính chất tài lộc vẫn thế, chỉ thay đổi theo mức độ hơn kém nhiều ít.
Sao tiền bạc còn có Lộc Tồn nữa, được Lộc Tồn thành ra “Điệp Lộc” hay “Song Lộc”, tiền bạc thêm sức lưu thông để phấn phát, nếu chỉ Hóa Lộc không thôi thì chỉ là tích súc.
Hóa Quyền mang tính chất quyền lực, quyền lực ưa đi đôi với địa vị, có địa vị rồi mới có quyền lực. Địa vị ở đây xin đừng hiểu đơn thuần như chức vị.
Hóa Quyền ở đại hạn, hay Hóa Quyền ở tiểu hạn, hay Hóa Quyền ở mệnh cung mà được thêm Hóa Quyền lưu thêm tiểu hạn càng tốt.
Hóa Quyền ngoài tính chất quyền lực còn có tác dụng gây chí phấn đấu, tạo tính tích cực và tính ổn định. Tỉ dụ, Thiên Cơ vốn là sao hiếu động không ổn định nhưng một khi gặp Hóa Quyền thì tình trạng động trên giảm hẳn thành ra linh hoạt phát huy với kế hoạch rõ ràng.
Hóa Quyền cũng mang đến khả năng quản lý vững chắc. Hóa Quyền hợp với Hóa Lộc, Hóa Khoa. Hóa Quyền đứng với Hóa Kị dễ bị chiêu oán ganh ghét.
Trường hợp có thêm những sao khác để biến ra quyền uy tuyệt đối dù kẻ ganh ghét oán hận cũng chẳng làm gì được lại khác.
Hóa Khoa cơ bản tính chất là danh dự và tham vọng. Vì thế Hóa Khoa cần Văn Xương Văn Khúc để thành cái thế “Khoa danh đồng hội” bảng vàng ghi tên, nhất là đối với xã hội ưa chuộng khoa bảng.
Còn xã hội thương nghiệp thì Thái Âm Hóa Khoa hay Vũ Khúc Hóa Khoa hay Thiên Phủ Hóa Khoa cũng tạo nên thanh vọng. Xã hội thương nghiệp, những tài tinh Vũ Khúc, Thái Âm, Thiên Phủ đứng bên Hoá Khoa đẹp hơn Xương Khúc.
Hóa Khoa ở một vị thế nào đó hoặc một sự kết hợp với các sao khác có thể chỉ là hư danh và tự mãn thôi. Hóa Kị trong tử vi khoa tính chất rất phức tạp, Hóa kị có 2 mặt tốt và xấu rõ rệt và khi tác dụng cũng ác liệt. Tỉ dụ Thái Dương dễ gây tiếng tăm, nổi đình nổi đám nhưng đứng với Hóa Kị thì sự ganh ghét đố kị cũng thật ghê gớm.
Nguyệt Quý thuộc họ với Tường Vi, do hơn 15 loại Tường Vi được lai ghép ra nhiều chủng loại khác nhau. Trung Quốc cũng có hơn 600 loài hoa Nguyệt Quý này, hoa nở rất lâu, nên còn có tên là nguyệt Nguyệt hồng. Trong "Quần phương phổ" có nói Nguyệt Quý
Nguyệt Quý thuộc họ với Tường Vi, do hơn 15 loại Tường Vi được lai ghép ra nhiều chủng loại khác nhau. Trung Quốc cũng có hơn 600 loài hoa Nguyệt Quý này, hoa nở rất lâu, nên còn có tên là nguyệt Nguyệt hồng.
Trong “Quần phương phổ” có nói Nguyệt Quý là “giục nguyệt nhất khai, tử thời bất tuyệt”. Trong bài thơ “Nguyệt tiết hoa” của Dương Vạn Lý có viết: “Chi đáo hoa vô thập nhật hổng, tử hoa vô nhật bất xuân phong”. Nguyệt Quý vốn được trồng ở Trung Quốc, theo kể rằng: Những năm 80 của thế kỷ 18, Nguyệt Quý đã qua Ấn Độ để đến châu Âu, khi đó có chiến tranh Anh – Pháp, để cho loài hoa Nguyệt Quý do Trung Quốc nhập vào Pháp an toàn do Anh chuyển, hai bên đã đàm phán hoà bình, để bảo vệ loài hoa này.
Người dân Anh đến ngày nay đã coi nó là Quốc hoa, ở các thành phố như Thiên Tân, Thường Châu của Trung Quốc cũng đã coi Nguyệt tiết hoa là bông hoa của thành phố. Bởi vì, Nguyệt hoa bốn mùa đều nở hoa cho nên ngiười dân coi nó như sự tường thuỵ (may mắn), có ý nghĩa “tứ tiết bình an”. Nguyệt Quý và thiên trúc kết hợp lại thành ý nghĩa “tứ tiết thường xuân”.
Tỵ rất chăm chỉ và tin vào mục tiêu mình đề ra nên thường phải làm việc nhiều hơn Thân. Tuổi này khá may mắn với chuyện tiền bạc. Khi kết hợp, cả 2 rất dễ cạnh tranh để giành vị trí “người dẫn đường”. Tỵ và Thân đều ham thích vui chơi. Cả 2 đều duyên
Tết Đông Chí – Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới.
Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
Đông Chí năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 12 dương lịch tức ngày 12 tháng 11 theo âm lịch. (Các bạn có thể xem rõ hơn lịch về ngày Đông Chí 2015 tại lịch vạn niên).
Có nhiều lễ hội truyền thống trên thế giới được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) này. Và rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight….
Rộn rã lễ hội Đông Chí trên thung lũng Pakistan
Trong các lễ hội này phải kể đến Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Vậy Tết Đông Chí của người Hoa như thế nào? Có nguồn gốc từ đâu? Có phong tục tập quán thú vị ra sao? … Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để làm phong phú hơn kiến thức của mình nhé!
>>> Đã có TỬ VI 2016. Xem ngay nhé!
>>> Đã có XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016. Xem ngay nhé!
1./ Ngày Đông Chí là ngày gì?
Đông Chí là một trong 24 tiết khí trong năm: “Đông” có nghĩa là mùa đông. Chữ “Chí” trong cụm từ “Đông Chí” có nghĩa là cực điểm, đỉnh điểm. Nhưng đỉnh điểm, cực điểm không phải là lạnh đến cực điểm mà là chỉ vị trí Trái đất xoay quanh Mặt trời, đến tiết Đông Chí, người dân sống ở Bắc bán cầu trong ngày Đông Chí sẽ thấy ban ngày có thời gian rất ngắn; đến sau Đông Chí thì ngày mới bắt đầu dài dần ra và ngược lại người dân ở Nam bán cầu sẽ có ngày rất dài.
Vị trí của trái đất bốn mùa trong năm
Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại như Việt Nam thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận, các ngày tốt xấu và tất cả các tiết khí khác trong âm lịch năm sau….
2./ Nguồn gốc Tết Đông Chí của người Hoa.
Tiết Đông chí là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
Trung Quốc cổ đại chia một năm thành 24 tiết khí, mỗi mốc 15 ngày đánh dấu sự thay đổi của khí hậu và quá trình chuyển mùa. Điều này thể hiện rõ trong hoàng lịch của Trung Hoa và thời điểm tổ chức lễ hội và nghi lễ, bao gồm những sự kiện diễn ra vào ngày Đông chí.
Tết Đông Chí là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo sử sách ghi lại, vào thời phong kiến, đến ngày “Đông Chí”, vua quan sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc trong vòng 5 ngày, còn trong các gia đình người dân, mọi người cũng sẽ cùng nhau diễn tấu các loại nhạc cụ để cùng chung vui.
Từ xa xưa, các triều đình phong kiến Trung Quốc đã coi Đông Chí đã trở thành ngày quốc lễ
Từ triều đại Thương và Chu đến triều đại Tần (221 TCN – 206 SCN), Đông chí được coi là sự khởi đầu của năm mới và cũng là ngày lành tháng tốt để vua chọn cử hành lễ tế trời.
Vào triều Hán (206 TCN – SCN 220), Đông Chí được gọi là “Đông Tiết” và thịnh hành tập tục tặng quà chúc mừng nhau (gọi là “bái đông”). Đông chí trở thành ngày quốc lễ, được đánh dấu bằng việc các quan và quân tạm dừng công vụ, đóng cửa biên giới và ngưng giao thương. Đối với những người làm việc chăm chỉ và cống hiến không mệt mỏi trong mọi tầng lớp, ngày ngày là ngày nghỉ ngơi hiếm hoi và rất xứng đáng.
Thời Ngụy Tấn, “Đông Chí” được gọi là “Á Tuế”, dân chúng thường tổ chức chúc mừng cha mẹ và các bậc trưởng bối.
Kể từ triều đại nhà Đường và Tống, Đông Chí bắt đầu trở thành ngày cúng thờ tổ tiên. Nhà vua sẽ tổ chức một nghi thức tế lễ lớn để tỏ lòng tôn kính đối với Thiên thượng. Thiên Đàn ở Bắc Kinh được xây dựng khoảng 600 năm trước để phục vụ cho nghi thức này. Trong “Thanh Gia Lục”, một tài liệu thời nhà Thanh, Đông chí và các nghi lễ diễn ra vào hôm đó chiếm vị trí quan trọng tương đương với nghi lễ mừng năm mới.
Uống rượu ngày Tết
Kính ngưỡng Thiên thượng là nguyên lý cốt lõi trong niềm tin truyền thống của Trung Hoa, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thuận theo Thiên ý và quy luật tự nhiên. Giống như giai đoạn khắc nghiệt của mùa đông cũng như một hành trình gian khó để bắt đầu thời kì mới, đây cũng là khoảnh khắc suy tư và lắng đọng.
Các quy tắc lễ nghĩa, mà nổi tiếng là Đạo Khổng, đóng vai trò cốt lõi trong đời sống tinh thần của các lãnh đạo Trung Hoa cổ đại và người dân của họ. Thiên tử giáo hóa dân chúng bằng sự khiêm nhường trước ân đức và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Các vương triều cổ đại tạ ơn Trời và biết rõ vị trí nhân loại trong thế giới tự nhiên.
3./ Phong tục đón Tết Đông Chí của người Hoa.
Phong tục họa và treo bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng trên tường sau ngày Đông Chí
Tranh hoa đào treo ngày Tết
Tại Trung Quốc đại lục, vào thời điểm Đông chí, ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất, nên đây được xem là cột mốc chuyển dịch quan trọng trong quy luật tự nhiên, qua thời điểm này, bóng tối vốn mang khí âm phải nhường chỗ cho ánh sáng đầy dương khí, tiết trời sẽ rạng rỡ hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi Đông chí đến cũng là thời điểm báo hiệu một chu kì năm sắp kết thúc.
Mặc dù Đông chí là ngày tối nhất trong năm, đánh dấu sự khắc nghiệt của mùa đông, nhưng nó không hẳn là lạnh nhất. Dân gian có câu: “sổ cửu hàn thiên” tức, ngày Đông chí đến thì những ngày đông lạnh giá nhất cũng bắt đầu. Vì ngày trở nên dài hơn, nên sẽ mất vài tuần để ánh sáng Mặt trời bao phủ khắp Bắc bán cầu.
Mùa đông sau ngày Đông chí kéo dài chín lần chín là 81 ngày, điều này được ghi nhận trong truyền thống dân gian Trung Hoa, theo đó mỗi mốc chín ngày đại diện cho một giai đoạn khác nhau của mùa lạnh giá này đươc gọi là một ‘cửu’.
Chu kỳ 81 ngày mùa đông được thể hiện trong bài đồng dao có tên là “Đông Cửu Cửu ca”:
Nội dung bài đồng dao phụ thuộc vào vùng miền, dưới đây là bài đồng dao vùng Hoa Bắc:
“Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ,
Tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu,
Ngũ cửu lục cửu duyên hà vọng liễu,
Thất cửu hà khai, bát cửu nhạn lai,
Cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến địa tẩu”.
Tạm dịch:
“Cửu một, cửu hai, tay không động,
Cửu ba, cửu bốn, bước trên băng,
Cửu năm, cửu sáu, liễu rủ xanh bờ,
Cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về,
Cửu chín, hết mùa đông, trâu ta lại ra đồng”.
Để đánh dấu mỗi khi các ngày cửu đi qua, người dân Trung Quốc thường cho họa một bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng, rồi treo lên tường, mỗi cửu đi qua, một bông hoa được tô màu đỏ, phong tục này được gọi là “họa cửu”, còn tranh có tên gọi là “mai hoa tiêu hàn đồ”. Khi mùa xuân đến, bức tranh sẽ rực rỡ sắc màu kịp lúc đón xuân về, muôn hoa đua nở.
Phong tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước trong ngày Đông Chí.
Tới ngày Tết Đông Chí, các gia đình người Hoa khắp nơi trên thế giới thường nghỉ ngơi, tổ chức các lễ hội, cỗ bàn để cúng tế thần và ông bà tổ tiên của mình.
Chè trôi hay bánh trôi tàu - Món ăn truyền thống ngày Tết Đông Chí
Cũng như tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình như bánh tổ, bánh ú, bánh Trung Thu, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “chè trôi nước” (còn gọi là chè trôi tàu hoặc là bánh trôi tàu).
Xa xưa, Đông chí rất lạnh nên thường diễn ra cùng với loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể như bánh bao hấp và hoành thánh. Với lãnh thổ rộng lớn, sự khác biệt trong truyền thống giữa các vùng miền ở Trung Quốc rất rõ rệt. Ở phía Bắc lạnh lẽo, các món thịt và thức uống được coi là ‘nóng’ sẽ trở nên rất phổ biến, trong khi miền Nam có tập tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước và dần dần trở thành món ăn truyền thống trên khắp Trung Quốc cho tới ngày nay.
Bên cạnh đó, đây còn là món ăn được cho rằng liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa đoàn viên.
Tuy nhiên, trong không khí náo nhiệt này lại có một nhóm người Hoa lại không hề tổ chức cúng tế và ăn món chè trôi nước truyền thống, họ là ai và tại sao lại như vậy? Đó chính là những người Hoa họ Phùng (gốc gác tại huyện Hạc Sơn tỉnh Quảng Đông Trung Quốc), do trong quá khứ xa xưa, có một cô gái họ Phùng nghèo khó phải đi làm người ở cho một gia đình họ Tăng, gia đình nhà chủ này khá khắt khe và kiêng cữ trong cuộc sống hàng ngày nhất là vào các dịp lễ tết trong năm. Có một lần vào dịp tết Đông Chí, trong lúc dọn cỗ bàn cúng tế, người con gái họ Phùng này lỡ tay làm rơi một đĩa thức ăn, nhà chủ nổi giận và đánh đập cô đến chết. Hành vi tàn ác của gia đình nhà chủ này đã gây nên lòng căm phẫn của bà con họ Phùng và họ đã tuyên bố từ đó về sau sẽ không tổ chức mừng ngày tết Đông Chí để nhớ đến mối ân thù của cô gái bị đánh chết chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Đây cũng là một điểm đáng buồn và làm phong phú hơn những câu chuyện về ngày Tết Đông Chí mang ý nghĩa đoàn viên này.
4./ Phong tục đón Tết Đông Chí của bà con người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, do yếu tố di dân nên người Hoa khi di cư đến vùng đất mới thường đem theo cả những phong tục tập quán của mình, và “Tết Đông Chí” cũng được người Hoa mang đến vùng đất mới.
Một góc thành phố Hồ Chí Minh ngày Tết
Khác với các tập tục nguyên gốc vốn có của ngày lễ, khi đến định cư tại các vùng đất mới, người Hoa thường có xu hướng kết hợp với các đặc điểm của vùng đất mới mà gia giảm các tập tục nguyên gốc của ngày lễ truyền thống để nó trở nên phù hợp hơn với cộng đồng xã hội mới mà mình đang sinh sống.
Chính vì vậy, ngày “tết Đông Chí” tại TP.HCM đã có nhiều biến đổi khác so với nguyên gốc của nó và chỉ còn thịnh hành là ngày cúng tế tổ tiên, ông bà. Món ăn chính thức trong ngày này vẫn là món “chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”.
Thiết nghĩ, với cuộc sống không còn khó khăn như hiện nay, việc tổ chức ngày Tết Đông chí truyền thống của dân tộc mình ở mỗi gia đình không phải là việc làm quá khó mà vẫn giữ được nét văn hóa đẹp, rất đáng được trân trọng bảo tồn./.
TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Xem tiếp
I.- Thư tịch về khoa Tử-vi Khoa Tử-vi bắt nguồn từ thời nào ? Ai là người khai sáng ra nó, cho đến nay sử sách không ghi lại. Các Tử-vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử-vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này, lịch sử khoa này vần còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử-vi với những chuyện truyền kỳ chí quái ma trâu đầu rắn đầy hoang đường của tiểu thuyết Phong- thần hoặc Tây du ký và nói rằng: Khoa Tử-vi do một ông tiên tên Trần Đoàn đặt ra, và Trần Đoàn lão tổ là một Tiên ông trường sinh bất lão, có tài hô phong hoán vũ, phép tắc nhiệm mầu. Nhiều vị còn thờ Trần Đoàn lão tổ. Khi xem số cho thân chủ còn thắp hương khấn vái, để lão tổ linh ứng cho một quẻ, thật là nhảm nhí và vô lý hết sức. Kể từ khi khoa Tử-vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ nhà Tống (863), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi.
1.- Tử-vi chính nghĩa Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái-tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa-yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo-Đại chúng tôi sưu tầm được.
2.- Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa-yên tự. Một bản nữa của Cẩm-chướng thư cục Thượng-Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử-vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa-yên tự chép lại và lưu truyền tới nay.
3.- Đông-a di sự Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử-vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử-vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388.
4.- Tử-vi đại toàn Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất bản năm 1921.
5.- Tử-vi đẩu số toàn thư Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử-vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử-vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng-hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh.
Trên đây là 5 bộ Tử-vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ.
6.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay.
7.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa Do Ma-y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử-vi gia thuộc Nam-phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam-tông để phân biệt với Bắc-tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang-Hy, nhưng không ghi rõ năm nào. 8.- Tử-vi thiển thuyết Bộ tổng luận về Tử-vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chuúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.
9.- Lịch số tử-vi toàn thư Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sách khác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.
Hôn nhân tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc cả một đời. Vì thế, xem bát tự hợp hôn theo mệnh lý học truyền thống là bước không thể bỏ qua.
Nam lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng là đạo âm dương, sự việc trọng đại bậc nhất trong cuộc đời một người. Hôn nhân tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc cả một đời. Vì thế, xem bát tự hợp hôn theo mệnh lý học truyền thống là bước không thể bỏ qua trước khi kết tóc se duyên.
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không
Bát tự hợp hôn là phương pháp xem bát tự của nam và nữ xem mức độ hòa hợp đến đâu nếu kết hôn. Có những nguyên tắc theo mệnh lý truyền thống tứ trụ vẫn được áp dụng rộng rãi cho đến hôm nay.Tứ trụ là khái niệm cơ bản trong tử vi, được xem là trụ cột của một cuộc đời. Từ tứ trụ gồm giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh sẽ ứng ra bát tự. Nam nữ khi tính đến chuyện hôn nhân đại sự thì trước tiên xét tới tứ trụ của hai người. Nếu trong đó có tam hợp hoặc lục hợp thì là cát lợi; có lục xung, tương hình, tương khắc thì là kém may. Địa chi của trụ năm không được phạm các trường hợp hại, hình, xung. Tương hại là các trường hợp Mùi Tý, Ngọ Sửu, Tị Dần, Mão Thìn, Dậu Tuất, Hợi Thân.Thêm vào đó, các trường hợp Dương Nhận sát, Đào Hoa sát, Nhật sát cũng không thích hợp để kết hôn. Cầm tinh của nam và nữ không thể xung đột lẫn nhau, không thể tương hại. Ví dụ như người tuổi Dậu không thể kết hôn cùng người tuổi Mão vì Mão Dậu xung đột, cũng không thể kết hôn cùng người tuổi Tuất vì Dậu Tuất tương hại.
Bát tự hợp hôn cần để ý tới tri thức bản mệnh, có nhiều điều phức tạp nhưng vẫn có những phương pháp khá dễ hiểu, có thể tự áp dụng được. Bên trong bát tự có trường hợp khắc phu hoặc khắc thê. Nam mệnh bát tự có Thần khắc thê thì không nên lấy làm chồng, nữ mệnh bát tự có Sát khắc phu thì không nên lấy làm vợ. Trụ năm có ảnh hưởng lớn nhất tới số mệnh đời người, cũng có tầm quan trọng đối với xem bát tự hợp hôn. Địa chi trụ năm mà tương sinh thì cát, tương khắc thì hung. Thiên can cũng tương tự như vậy. Trụ ngày chuyển hóa thành can chi, dựa vào Tam Nguyên Cửu Cung rơi vào cung vị nào để xem bát tự hợp hôn. Nam nữ quẻ mệnh tổng hợp thành bát trạch, hợp thành Sinh khí, Phúc đức, Du hồn, Tuyệt thế, Thiên y, Ngũ quỷ, Quy hồn, Tuyệt mệnh. Âm Dương có tình kết làm một mạch mới có thể hạnh phúc mĩ mãn, hôn nhân hòa hợp. Những trường hợp bát tự kém may, hôn nhân bất hòaBát tự vượng phu, đặc biệt đắt chồng6 sai lầm ai cũng mắc phải khi xem tuổi kết hônTrình Trình Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thanh Vân (##)
– Rằm tháng Giêng cũng là một trong những dịp lễ chính tại đền ông Hoàng Bảy. Dưới đây là bài văn khấn đền ông Hoàng Bảy đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Thời gian đi đi đền ông Hoàng Bảy trong năm
Đền ông Hoàng Bảy còn được gọi là đền Bảo Hà. Đây là di tích được xây trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai, nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người thành kính sùng bái. Đền ông Hoàng Bảy là nơi diễn ra nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ tết muộn (Tết tất niên).
Ngày tiệc chính của ông Hoàng Bảy cũng là ngày tạ thế 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tấp nập du khách thập phương đến dâng lễ vật như ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)... để cầu tài cầu lộc.Ngoài ngày tiệc chính trên thì ngày ngày Rằm tháng Giêng cũng là thời điểm thích hợp để khách thập phương tới viếng thăm ngôi đền thiêng liêng này. Vào lễ, mọi người thường hay dùng bài văn khấn ông Hoàng Bảy dưới đây.
2. Văn khấn đền ông Hoàng Bảy
Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt Bóng ác tà đã gác non tây Trăng in mặt nước vơi đầy Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền Quan Hoàng Bảy trần miền Băc địa Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang Quân cơ mưu lược luận bàn Doang trung thường có hai hoàng vào ra Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai Can qua dâu bể biến dời Anh hùng xưa đã ra người cung tiên Nhớ công đức lập đền phụng sự Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa Thú vui điếu khách bàn trà Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca Nhắn ai lên đất Bảo Hà Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích Quan Bảo Hà thực đích trung quân Sinh thời làm tướng trung thần Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết Thử ra tài cho biết oai danh Bao phen lẫm liệt tung hoành Định an xã tắc đề binh cõi ngoài Đất Lào Cai là nơi dụng võ Quyết ra tay đội ngũ tiến công Biên cương súng nổ đùng đùng Sa trường sương núi máu sông chẳng nề Đem quân về Thất Khê phòng thủ Đền Bảo Hà lạc thú huê viên Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần Bỗng một trận sầu vân ám kết Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam Vui cùng nước biếc trăng ngàn Tốt tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh Từ bi cải dữ làm lành Chọn ngươi nữ tú nam thanh chấm đồng Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ Ai khẩn cầu tế độ thì qua Hoàng về trắc giáng điện toà Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường. Lichngaytot.com
Hướng dẫn quy trình và văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên Chuyển ban giờ gia tiên cần phải hết sức thận trọng. Vì lý do phong thủy hay vấn đề nào đó mà gia chủ cần phải chuyển ban thờ gia tiên sang một vị trí khác. Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Minh Tuyết (##)
Khi dọn nhà đến nhà mới, nếu bạn là một người đã có gia đình thì người vợ trong gia đình nên cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước. Tiếp theo là người chồng bưng bát nhan(nồi hương) bàn thờ tổ tiên vào trong nhà, rồi mới lần lượt sau đó đem bếp lửa, chăn, nệm gạo…v.v vào nhà. Nếu nhà không có đàn ông thì người mẹ mới bưng bát nhang tổ tiên vào nhà. Sau đó các con đêm các đồ khác vào sau.
Nên dọn dẹp chuyển hết đồ đạc vào bên trong nhà rồi mới tiền hành dọn cúng sau.
Và một điều cần lưu ý khi vào nhà mới thì mọi người ai cũng phải cầm một thứ gì đó trên tay, không được đi tay không vào nhà. Tuổi dần thì nghiêm cấm phụ dọn nhà kể cả phụ nữ có thai cũng không được.Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.
Và nếu bạn đi đám nhà mới hay còn gọi là Tân gia, bạn nên mua theo một số vật dụng trong gia đình đến tặng bạn bè, những thứ vật dụng như soong nồi, chén bát, nó có ý nghĩa mang lại sự sung túc cho gia đình gia chủ.
CÁC LỄ VẬT CÚNG NHÀ MỚI
Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau : ngũ quả ( là 5 loại trái cây ), bông tươi, nhang đèn,1 bộ tam sên ( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc ), xôi thịt, 3 miếng trầu cau ( đã têm ), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước. Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. Nhớ mỗi kỳ đổ mái -đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái.
VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !
LIỆT TỢ LIỆT TâNG…(ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG
CỬU HUYỀN THẤT TỢ NỘI NGOẠI…..GIA TIÊN LINH.
Hôm nay là ngày……tháng……năm…… Gia đình chúng con dọn đến đây là……………………..(ghi địa chỉ)
Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên : nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng. Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.
Chùa Tứ Kỳ còn có tên khác là Linh Tiên tự. Chùa thuộc thôn Tứ Kỳ, xã Hoàng Liệt (nay thuộc quận Hoàng Mai), huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 8km về phía Nam theo quốc lộ 1A.
Chùa được xây dựng vào năm 1687, trên một khu đất cao ráo về phía Đông Bắc làng, phía ngoài là tam quan, tiếp đến nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp.
Tam quan xây 2 tầng nhìn ra quốc lộ 1A, qua khỏi tam quan đến 2 nhà bia kiểu phương đình chồng diêm, trong mỗi nhà có 1 tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Tòa tiền đường 5 gian 2 dĩ đầu hồi bít đốc tay ngai, vì kèo kết cấu chồng rường giá chiêng, mái phân thượng tứ – hạ tứ. Thượng điện là ngôi nhà 1 gian, nối liền với toà tiền đường kết cấu hình chữ Đinh. Nhà Tổ được làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, kiến trúc đơn giản bằng những vật liệu mới do tu sửa năm 1993. Nhà Mẫu gồm 5 gian. Việc bài trí tượng thờ so với các chùa khác đơn giản hơn vì thiếu bộ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, Thập điện Diêm vương và tòa Cửu Long.
Sát tường hậu tiền đường, bên phải đặt tượng Thánh Hiền, bên trái là tượng Đức Ông, gần tượng Thánh Hiền là 1 quả chuông khá lớn có khắc chữ “Linh Tiên tự” đúc năm Thiệu Trị 1 (1841). Dọc gian giữa thượng điện là hệ thống bệ thờ xây gạch, bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải ở giữa, hai bên là 2 vị Bồ Tát, sau đó là bộ tượng A Di Đà tam tôn, trong cùng phía trên cao nhất là bộ tượng Tam thế. Tường hậu là nhà thờ Mẫu, trên tòa thạch đống có tượng mà người ta đoán là Chánh vương Phủ Thị Nội Cung Tần họ Nguyễn, tên Diệu Tâm và các pho tượng Ngũ vị tôn ông, Quan Hoàng, Đức Thánh Trần. Tượng trong nhà Tổ đều thể hiện tư thế ngồi, khuôn mặt từ bi.
Trước đây, Chùa là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền huyện xã trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sư cụ Đàm Dần trụ trì chùa đã được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến.
Chùa Tứ Kỳ là một ngôi chùa có cảnh đẹp ở phía tây nam thành phố nằm trong hệ thống di tích của Thủ đô. Nơi đây còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của một cộng đồng dân cư và là nguồn sử liệu quý giá mang giá trị lịch sử về sự tồn tại của làng cổ Tứ Kỳ. Đây cũng là nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử phát triển của đạo Phật phái thiền tông trên vùng đất phía Nam Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVIII – XIX. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa năm 1995.
Vào những ngày Tết, người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp, tượng trưng cho may mắn và tài lộc,
Theo truyện dân gian Trung Quốc, ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to, là nơi trú ngụ của rất nhiều yêu quái. Ngày thường, các thần tiên ở hạ giới canh giữ cây nên lũ yêu quái không thể ra ngoài làm hại con người được. Tuy nhiên, tới đêm Giao Thừa, khi tất cả thần tiên đều phải lên trời thì cũng là lúc lũ yêu quái đó được dịp thoát ra ngoài, trong số đó có một loại yêu quái gọi là con Tuy. Đêm Giao Thừa, nó thường làm hại trẻ con bằng cách xoa vào đứa trẻ đang ngủ, khiến trẻ giật mình, khóc thét lên và sau đó có thể sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho yêu tinh hại con mình.
Bao lì xì
Một lần, có mấy vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành những đồng tiền nằm bên cạnh đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền ấy vào vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền lóe sáng, khiến yêu tinh sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.
Theo truyền thuyết khác, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử. Được tin mừng, Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho nàng một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa vua Đường ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.
Theo những nghiên cứu khác, tục mừng tuổi ở Trung Quốc đã có từ đời Tần. Vào thời gian đó, người ta dùng sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em. Xâu tiền đó gọi là tiền Áp Tuế giống như cách gọi của người Trung Quốc ngày nay, có nghĩa là món tiền mừng cho đứa trẻ, với mong ước đứa trẻ được tiền, được lộc có thể vượt qua tuổi đó với những điều tốt lành và may mắn.
Xưa kia, ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi thường là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi. Ngày nay, tiền mừng tuổi đầu năm còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, may mắn, thành đạt và được cho vào phong bao bằng giấy đỏ hoặc vải nhung đỏ, có hình trang trí mang nghĩa cát tường, hạnh phúc và những câu chúc an lành, phát đạt như “Hòa gia bình an”, “Kim ngọc mãn đường”, “Vạn sự như ý”… Vì vậy, tặng tiền Áp Tuế còn được gọi là tặng Hồng Bao.
Từ lì xì trong tiếng Việt, sử dụng phổ biến ở miền Nam, được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc trại của từ “lợi thị” hoặc “lợi sự” (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ.
Ở Việt Nam, lì xì vốn chỉ là những đồng tiền xu bỏ trong phong bao giấy hồng điều hoặc trang trí vàng son bắt mắt mà người lớn tặng cho trẻ con để chúng có cái rủng rẻng trong những ngày Tết vì tiếng cười của trẻ con có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy lì xì cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.
Theo tục lệ ở một số địa phương, người nhỏ tuổi không lì xì người lớn hơn vì vừa không đúng ý nghĩa vừa bị cho là “hỗn”. Tuy nhiên, ngày nay, quan niệm về tục lì xì đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.
Ngủ nằm mơ thấy trúng số là điềm gì? Bạn mơ thấy mình trúng xổ số hay bạn thường xuyên mơ thấy người khách trúng số… điều đó là điềm báo gì? Cùng giải mã giấc mơ thấy trúng số nhé!
Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!
Ngủ nằm mơ thấy trúng số là điềm gì? Bạn mơ thấy mình trúng xổ số hay bạn thường xuyên mơ thấy người khách trúng số… điều đó là điềm báo gì? Cùng giải mã giấc mơ thấy trúng số nhé!
Trong tiềm thức của bạn luôn nghĩ đến vận may, hay bị ám ảnh bởi nhiều về vé số có thể khi đêm ngủ thì giấc mộng thấy trúng số lại tái hiện lại trong đầu bạn. Khi nằm mơ con người ở trạng thái vô thức không thể kiểm soát được những gì mình muốn. Mọi chuyện đến trong mơ dừng như rất sáng tạo và phong phú.
Nằm mơ thấy trúng số
Nếu trong giấc mơ của bạn nằm mơ thấy mình trúng số, giấc mơ này là điềm báo rằng bạn cần phải làm nhiều việc tốt và từ thiện. Giấc mơ này cũng cảnh báo bạn cần phải nhận thức rõ hơn về những rủi ro khi bạn tin vào số phận và mặc cho số phận quyết định cuộc sống của mình. Nằm mơ thấy người khác trúng số giấc mơ này vẫn thường xuyên diễn ra ở một số người.
Nó ám chỉ rằng trong cuộc sống bạn nên sản sẻ bớt gánh nặng công việc hay bất cứ gì đó cho bớt một người mà bạn thân nhất. Bạn nằm mơ thấy trúng số độc đắc báo hiệu điều gì? Bạn có đang băn khoăn trăn trở về những giấc mơ như vậy nhưng chưa có lời giải cụ thể. Hãy cũng ngày đẹp đi tìm lời giải cho nó nhé
Giải mã việc bạn nằm mơ thấy trúng số
Trong tiềm thức của bạn luôn nghĩ đến vận may hay bị ám ảnh nhiều về vé số. Chính điều này nên khi đêm ngủ thì giấc mộng thấy trúng số lại tái hiện lại trong đầu bạn. Khi nằm mơ con người ở trạng thái vô thức không thể kiểm soát được những gì mình muốn. Vì vậy, mọi chuyện đến trong mơ dường như rất sáng tạo và phong phú.
Nằm mơ thấy mình trúng số, giấc mơ này là điềm báo rằng bạn cần phải làm nhiều việc tốt và việc làm từ thiện. Giấc mơ này cũng cảnh báo bạn cần phải nhận thức rõ hơn về những rủi ro khi bạn tin vào số phận và mặc cho số phận quyết định cuộc sống của mình. Ở một số người vẫn thường xuyên Nằm mơ thấy người khác trúng số. Nó ám chỉ rằng trong cuộc sống bạn nên sản sẻ bớt gánh nặng công việc hay bất cứ gì đó cho bớt một người mà bạn thân nhất.
Bạn nằm ngủ và mơ thấy các con số trong giấc mơ có thể nói lên rất nhiều điều liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai trong cuộc sống của bạn. Một con số lô đề nào đó xuất hiện trong giấc mơ của bạn đều ám chỉ đến sự tích cực hay tiêu cực liên quan đến một số khía cạnh ở cuộc sống của bạn. Các con số trong giấc mơ phản ánh con đường mà bạn đang đi hoặc vị trí mà bạn đang và sẽ có trong công việc và các mối quan hệ liên quan đến bạn. Đôi khi những con số có thể không xuất hiện trực tiếp và rõ ràng nhưng có thể nó lại thể hiện qua các chữ số ký tự, số lượng đối tượng hay một hành động được lặp đi lặp lại một số lần nhất định.
>>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?
Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>
Giải mã con số giấc mơ
Mơ thấy bất cứ thứ gì trong giấc mơ của bạn đều có thể quy ra những con số. Sau đó bạn hãy thử vận may của mình qua một vài ván bài, vài con lô con đề hay mấy tờ vé số nhé! Đáng chú ý là theo giải mã giấc mơ về các con số đã nghiên cứu được, các số lẻ trong giấc mơ được coi là con số mang lại sự tiêu cực, báo hiệu sự gây gỗ, hung hăng, thù oán. Trong khi ngay giấc mơ thấy những số chẵn lại mang đến điềm tích cực, yên bình và may mắn. Nói chung, những con số lô đề xổ số cơ bản thường xuất hiện nhiều nhất trong giấc mơ của con người thường là các con số từ 1 đến 9.
Tuy nhiên đối với những con số xuất hiện trong giấc mơ với những cách thức không rõ ràng hơn ví dụ con số 2014 thì nó cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa riêng chẵng hạn như vào năm 2014 đã có những sự kiện gì đặc biệt quan trọng khiến bạn ghi nhớ và nhớ lại.
Hình ảnh các con số xuất hiện trong giấc mơ kỳ lạ hơn thì chúng ta có thể giải nghĩa nó bằng phép tính sau đây để tìm ra một con số duy nhất mà nó mang điềm báo ẩn trong giấc mơ của bạn. Nếu bạn nằm mơ về con số 1965 thì có thể giải mã nó như sau -> 1 + 9 + 6 + 5 = 21 -> 2 + 1 = 3. Con số 1965 hiện trong giấc mơ của bạn thật ra là con số 3 và nó đang cố gắng báo hiệu cho bạn một điều gì đó. Cùng giải mã giấc mơ khám phá giấc mơ thấy những con số có ý nghĩa gì và mang điềm báo gì liên quan đến cuộc sống hiện tại, tương lai của bạn nhé!
Mơ thấy số 0
Theo giải mã giấc mơ thấy số 0, số không tượng trưng cho sự hư vô và trống vắng. Mơ thấy sô 0 ám chỉ rằng bạn đang có một khoảng trống lớn ở trong lòng mình và trong cuộc sống của bạn. Biểu tượng của con số 0 mang ý nghĩa giống như một vòng tròn, do đó nó đại diện cho sự vĩnh cửu, đầy đủ, tự do và sự lương thiện mà bạn đang theo đuổi. Ngoài ra, giấc mơ thấy số 0 còn cảnh báo rằng bạn đang đi vòng vòng và mắc vào tình cảnh của sự luẩn quẩn, có lẽ những suy nghĩ, hành động hay công việc mà bạn đang làm sẽ không đi đến đâu.
Mơ thấy số 1
Theo giải mã giấc mơ thấy số 1, con số Một đại diện cho sự tự chủ cá nhân, khả năng lãnh đạo và sự tự tin vào cái tôi của mình. Giấc mơ thấy số 1 báo hiệu những khởi đầu mới mẻ và tốt lành sẽ đến với bạn, mơ thấy số 1 báo hiệu rằng bạn sẽ giành được chiến thắng và có được một vị trí vững chắc trong cuộc sống hiện tại của mình.Ngoài ra, mơ thấy số một cũng ám chỉ sự cô độc hoặc cô đơn trong lòng bạn.
Mơ thấy số 2
Theo giải mã giấc mơ thấy số 2, con số hai đại diện cho sự lựa chọn và cân bằng. Nếu bạn nằm mơ thấy sô 2, điều này báo hiệu rằng bạn cần phải cân bằng các vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình như sức khỏe, thời gian, tình cảm, các mối quan hệ trong cuộc sống, tài chính, vấn đề công việc và học tập. Nằm mơ thấy con số 2 trong giấc mơ cũng ám chỉ sự yếu đuối và cảnh báo những mâu thuẫn không hay sẽ xảy đến với bạn.
Mơ thấy số 3
Theo giải mã giấc mơ thấy số 3, con số Ba biểu thị cho sức sống và sức mạnh nội tâm, trí tưởng tượng và sự sáng tạo, giấc mơ này khuyến khích bạn cần phải khai thác và tận dụng tối đa khả năng của chính mình để làm nên những điều mới mẽ và đột phá cho cuộc sống của mình, bạn cần phải cho bản thân của mình được khám phá và trải nghiệm nhiều hơn ở hiện tại nhé.
Số 3 là viết tắt cho một bộ ba, như trong quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc cha, mẹ, và con cái, cũng có thể là ám chỉ đến cơ thể, tâm trí và linh hồn của bạn. Con số 3 trong giấc mơ của bạn xuất hiện như một phép màu sẽ mang lại điều tốt lành cho bạn đấy.
Mơ thấy số 4
Theo giải mã giấc mơ thấy số 4, con số Bốn tượng trưng cho bốn phương trời đất hoặc bốn yếu tố đất, gió, lửa và nước, nếu ở cuộc sống hiện tại bạn đang có dự định mua bán nhà cửa thì đây là thời điểm thuận lợi cho bạn đấy.
Giấc mơ thấy số 4 biểu thị rằng bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến vật chất và tài chính, cuộc sống của bạn đang không ổn định và cảnh báo đến sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Trong nền văn hóa châu Á, mơ thấy số bốn là sự ẩn dụ cho cái chết
Mơ thấy số 5
Theo giải mã giấc mơ thấy số 5, con số Năm tượng trưng cho năm giác quan của con người, nó cũng là sự liên kết giữa trời và đất. Nếu bạn nằm mơ thấy số 5 điều này ám chỉ rằng bạn đang có những cảm xúc và tâm trạng rất nhạy cảm trong cuộc sống hiện tại. Nằm mơ thấy con số năm cũng báo trước một sự thay đổi trong những suy nghĩ và định hướng mục tiêu mà bạn đã chọn. Ngoài ra mơ thấy số 5 trong giấc mơ cũng ám chỉ rằng bạn là người có tài thuyết phục người khác, bạn rất táo bạo nhưng lại hay hành động tự phát.
Mơ thấy số 6
Theo giải mã giấc mơ thấy số 6, con số Sáu mang ý nghĩa của niềm hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, sự hòa hợp và ấm áp. Nằm mơ thấy số 6 báo hiệu rằng bạn đang có một cuộc sống tinh thần và tình cảm rất thoải mái và hạnh phúc.
Mơ thấy số 7
Theo giải mã giấc mơ thấy số 7, con số Bảy thể hiện tinh thần cầu tiến học hỏi, tài năng nghệ thuật, đề cao tâm linh. Nếu ở cuộc sống hiện tại của bạn đang mắc bệnh tật thì giấc mơ thấy số 7 báo hiệu một điềm may cho tình trạng bệnh tật của bạn sẽ thuyên giảm. Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì giấc mơ này báo trước rằng bạn sẽ được tỏa sáng trong sự nghiệp của mình đấy. Nằm mơ thấy con số 7 thường báo hiệu cho một sự thành công.
Ngoài ra, mơ thấy số 7 cũng ám chỉ đến tội lỗi mà bạn đã gây ra hoặc những suy nghĩ xấu xa đang ở trong bạn. bảy ngày trong tuần, hoặc bảy luân xa. Số bảy cũng ẩn dụ cho tính độc đáo và sự lập dị trong con người bạn.
Mơ thấy số 8
Theo giải mã giấc mơ thấy số 8, con số Tám là biểu tượng của quyền lực, thành công, sự đổi mới và giàu có. Nếu nằm mơ thấy con số 8 trong giấc mơ của bạn, điều này báo hiệu rằng bạn hãy tin vào bản năng và trực giác của bạn, vận may về tài chính và sự nghiệp sẽ đến với bạn. Ngoài ra, mơ thấy số 8 cũng cảnh báo rằng bạn cần phải chú ý đến sức khỏe liên quan đến dạ dày của mình.
Mơ thấy số 9
Theo giải mã giấc mơ thấy số 9, con số Chín là biểu tượng của sự kết thúc của một giai đoạn trong cuộc sống của bạn hoặc có nghĩa là bạn đã hoàn thành được mục tiêu hiện tại của mình và đang trong thời kỳ chuyển mình cho những bước đi tiếp theo, có thể cuộc sống của bạn sẽ có những sự đổi mới tích cực hơn đấy. Số 9 cũng tượng trưng cho sự trường thọ của bạn.
Nằm mơ số 10
Theo giải mã giấc mơ thấy số 10, nằm mơ thấy số Mười biểu thị cho sự hoàn thành hay kết thúc một vấn đề nào đó ở hiện tại của bạn. Giấc mơ cũng cho biết tình trạng sức khỏe và tài chính của bạn ở hiện tại rất ổn định. Giấc mơ thây số 10 cũng ám chỉ bạn nên tránh những điều liên đến luật pháp.
Nằm mơ số 11
Theo giải mã giấc mơ thấy số 11, nằm mơ thấy số mười một ám chỉ đến khả năng trực giác, sự sáng tạo và tầm nhìn của bạn rất tốt, bạn đang làm chủ một số tình huống ở hiện tại. Ngoài ra giấc mơ thấy số 11 cũng thể hiện niềm tin về tâm linh và sự giác ngộ liên quan đến một vài khía cạnh trong con người bạn. Số 11 cũng tượng trưng cho hai đường thẳng song song, nếu bạn nằm mơ thấy số 11 thì điều này đang báo hiệu mối quan hệ tình yêu hay hôn nhân của bạn đang thiếu đi sự chia sẽ và hai bạn đang dần có khoảng cách với nhau.Nếu bạn nằm mơ thấy mình xoay số 11, điều này tượng trưng cho một dấu bằng, có lẽ bạn đang tìm kiếm một số cân bằng và bình đẳng trong cuộc sống hiện tại.
Mơ thấy số 12
Theo giải mã giấc mơ thấy số 12, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số mười hai, điều này thể hiện rằng bạn đang có một tinh thần rất tốt, số 12 cũng đại diện cho hình ảnh của Thiên Chúa. Nằm mơ thấy số 12 còn ám chỉ rằng cuộc sống của bạn đang diễn ra theo một chu trình lặp đi lặp lại.
Mơ thấy số 13
Theo giải mã giấc mơ thấy số 13, con số mười ba thường mai lại những tai ương cho người mơ thấy con số này, nó mang điềm báo của sự chết chóc, sự kết thúc, sự thay đổi và chuyển tiếp. Nằm mơ thấy số 13 cảnh báo rằng sẽ có nhiều sự trở ngại trên con đường mà bạn đi và bạn phải cố gắng để vượt qua thử thách khó khăn đó. Bạn phải kiên trì và làm việc chăm chỉ thì mới có thể thành công và đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên phụ thuộc vào mệnh của mỗi người, đối với nhiều người thì số mười ba lại mang đến cho họ sự may mắn.
Mơ thấy số 14
Theo giải mã giấc mơ thấy số 14, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số mười bốn, điều này mang đến điềm báo rằng cuộc sống của bạn sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ và bạn cần phải rèn luyện khả năng thích ứng với hoàn cảnh luôn thay đổi. Giấc mơ về số 14 cũng ám chỉ rằng bạn đã ham mê quá mức và quá nhiều tham vọng. Bạn cần phải kiềm chế hơn và duy trì sự tập trung vào các mục tiêu chính của mình.
Mơ thấy số 15
Nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số mười lăm, giấc mơ này báo hiệu rằng những khó khăn trong cuộc sống hiện tại của bạn sẽ sớm biến mất và bạn sẽ vượt qua được những trở ngại một cách dễ dàng.
Mơ thấy số 16
Số 16 tượng trưng cho sự ngây thơ, dễ bị tổn thương và sự dịu dàng. Nằm mơ thấy số 16 báo trước rằng bạn cần phải chuẩn bị tinh thần để loại bỏ cái cũ và tạo ra những sự đổi mới hơn. Ngoài ra, giấc mơ cũng có thể ám chỉ đến tuổi thanh xuân ngọt ngào 16 của bạn.
Mơ thấy số 17
Nếu bạn nằm mơ thấy số 17, giấc mơ này đang cố gắng bày tỏ cảm xúc và tâm hồn của bạn trong vô thức.
Mơ thấy số 18
Theo giải mã giấc mơ thấy số 18, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số mười tám, điều này ám chỉ rằng bạn đang có một sự mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động của mình. Nằm mơ thấy số 18 cũng cảnh báo về sự phản bội, dối trá và ích kỷ. Ngoài ra, số 18 cũng là biểu tượng của cửa ngõ đưa bạn đến tuổi trưởng thành và sẽ có nhiều trách nhiệm hơn.
Mơ thấy số 19
Theo giải mã giấc mơ thấy số 19, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số mười bốn chín, điều này ẩn dụ cho tính độc lập và bên trong bạn đang có một cuộc đấu tranh cá nhân, bạn đang phải thường xuyên tìm cách để hiểu và kiểm soát chính mình. Con số 19 cũng ám chỉ sự cứng đầu của bạn, bạn đang chần chừ trong việc chấp nhận sự giúp đỡ từ những người khác.
Mơ thấy số 20
Theo giải mã giấc mơ thấy số 20, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số hai mươi, điều này cho thấy rằng bạn đang cần hỗ trợ. Có thể bạn cảm thấy mình đang bị cô lập. Giấc mơ cũng báo hiệu rằng bạn đang có một tầm nhìn rất tốt.
Mơ thấy số 21
Theo giải mã giấc mơ thấy số 21, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số 21, giấc mơ này đại diện cho một bước ngoặt trong cuộc sống của bạn và bạn đang dần bước vào tuổi trưởng thành. Giấc mơ thấy số 21 cũng ám chỉ đến những trách nhiệm mà bạn đang gánh trên mình.
Mơ thấy số 22
Theo giải mã giấc mơ thấy số 22, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số 22, điều này biểu thị năng lực và trí tuệ của bạn. Giấc mơ này khuyên bạn cần phải có nhiều mục tiêu và định hướng thực tế hơn.
Mơ thấy số 23
Theo giải mã giấc mơ thấy số 23, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số 23, giấc mơ này có hàm ý rằng bạn là một người dễ hài lòng. Mơ thấy con số 23 cũng ám chỉ rằng bạn đang có những mục tiêu quá cao cả và không thực tế. Có thể bạn đã quá lý tưởng trong niềm tin và suy nghĩ của chính mình. Giấc mơ này khuyên bạn cần phải thực tế hơn đấy.
Mơ thấy số 24
Theo giải mã giấc mơ thấy số 24, con số 24 tượng trưng cho hạnh phúc, tình yêu, tiền bạc, thành công và sáng tạo. Giấc mơ này báo hiệu cho bạn rằng bạn đang quá kiêu ngạo trong tình yêu hay trong sự thành công của mình.
Mơ thấy số 25
Theo giải mã giấc mơ thấy số 25, nếu bạn nằm mơ thấy số 25 trong giấc mơ của bạn, điều này chỉ ra rằng đây là thời gian để bạn nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức.
Mơ thấy số 26
Theo giải mã giấc mơ thấy số 26, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy con số 26, giấc mơ này cảnh báo rằng bạn đang làm những điều tạo ra nghiệp chướng. Bạn nên dừng việc đó lại và làm nhiều việc thiện để tích đức.
Mơ thấy số 27
Nằm mơ thấy số 27 trong giấc mơ cho thấy rằng bạn đang trao cho ai đó tình yêu và sự cam kết vô điều kiện. Ở hiện tại bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác nếu có thể.
Mơ thấy số 28
Nằm mơ thấy số 28 trong giấc mơ báo hiệu rằng bạn sẽ rất dễ dàng và thuận lợi trong việc kiếm tiền.
Mơ thấy số 30
Nằm mơ thấy số 30 trong giấc mơ ám chỉ rằng bạn đang có những suy nghĩ và hành động nông cạn. Bạn hoặc một người nào đó gần gũi với bạn đang không sống và thể hiện đúng những cảm xúc thực sự của mình.
Mơ thấy số 106
trong giấc mơ của bạn tượng trưng cho hoàn hảo, sự trọn vẹn và thống nhất. Nó cũng có thể mang ý nghĩa giống như số 7. Hãy xem xét những khía cạnh liên quan đến số 106 trong cuộc sống thực tại của bạn. Có lẽ nó liên quan đến một địa chỉ thân thuộc nào đó của bạn.
Mơ thấy số 111
Nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số 111, điều này thể hiện rằng bạn là người có động lực, độc lập và bạn sẽ tạo nên sự thành công cho mình. Bạn có khả năng tạo ra nguồn cảm hứng cho những người khác xung quanh bạn. Giấc mơ báo hiệu rằng bạn đang thực hiện mục tiêu của bạn một cách nhanh chóng và quyết đoán.
Mơ thấy số 333
Nếu số 333 xuất hiện trong giấc mơ của bạn, điều này có nghĩa là bạn đang tìm kiếm sự giúp đỡ và hướng dẫn. Bạn đã đi lạc hướng và cần sự giúp đỡ để được trở lại đúng hướng đi của mình.
Mơ thấy số 555
Nằm mơ thấy số 555 trong giấc mơ của bạn chỉ ra rằng bạn đang trải qua một biến đổi lớn và bạn đang suy nghĩ để đưa ra quyết định thay đổi cuộc sống hiện tại của mình.
Mơ thấy số 608
Nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số 608, điều này báo hiệu rằng bạn đang lựa chọn một hướng đi rất đúng đắn cho cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của mình.
Mơ thấy số 666
Nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số 666, điều này ám chỉ đến ma quỷ và tất cả những điều xấu xa. Nếu 3 số 6 này xuất hiện trong giấc mơ của bạn, điều này ám chỉ đến một số hoạt động bất hợp pháp và hành động sai trái mà bạn đang làm.
Mơ thấy số 777
Nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy số 777 trong giấc mơ của bạn, con số này tượng trưng cho sự may mắn và hoàn hảo. Giấc mơ mang đến những điều tốt lành cho bạn. Bạn sẽ vượt qua được những cám dỗ xấu xa trong cuộc sống.
Mơ thấy số 911
Theo giải mã giấc mơ thấy số 911, nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy con số 911, điều này cảnh báo một tình trạng khẩn cấp mà bạn cần phải yêu cầu được giúp đỡ. Có thể giấc mơ này chính là một bài học quan trọng mà bạn đã rút ra từ trong cuộc sống thực tại.
Nếu trong giấc mơ bạn nằm mơ thấy mình gọi đến số 911 và không có ai trả lời, giấc mơ này đại diện cho một số người có quyền lực trong cuộc sống của bạn đang kiểm soát bạn. Ngoài ra, giấc mơ này là một sự thức tỉnh của bạn cần phải chú ý hơn về một cái gì đó bạn không nghĩ là quan trọng ở cuộc sống hiện tại.
Hi vọng với bài viết ngủ nằm mơ thấy trúng số là điềm gì? và một vài thông tin về mơ thấy những con số sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức cũng như là dữ liệu để giải mã giấc mơ của mình nhé.
>>Đã có VẬN HẠN 2016mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé!
Tết là dịp để người ta nghỉ ngơi, xum họp gia đình, thăm viếng thân nhân và thờ phượng tổ tiên. Tết là lúc mọi gia đình họp mặt đông đủ. Con cái, cháu chắt đi làm, đi học ở xa đều cố gắng về nhà. Ngày xuân, ta hãy cùng ôn lại một vài nét về những tập tục ngày Tết.
SẮM TẾT Ngay từ đầu tháng Chạp, các gia đình đã chuẩn bị đón Tết. Có rất nhiều việc để làm: nào thăm mồ mả tổ tiên, nào mua hoa, trái cây, nhang, đèn, giấy tiền vàng bạc, nào sắm sửa quần áo mới, nào gói bánh chưng, bánh dầy, nào quét dọn nhà cửa, làm mứt Tết, chưng mai, đào, hoa kiểng. Đến chiều 30 tháng Chạp, mọi việc mua sắm phải được kết thúc, bàn thờ tổ tiên phải được sắp đặt tươm tất, các món ăn phải làm xong, mâm cỗ cúng phải sẵn sàng.
THĂM MỘ ÔNG BÀ Từ ngày 23 cho đến chiều 30 tháng Chạp, con cháu trong gia tộc tề tựu đông đủ cùng đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo nhang đèn, trái cây để cúng mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
CÚNG ÔNG TÁO Ngày 23 tháng Chạp, mỗi nhà đều làm cơm, cúng tiễn Táo quân về trời. Ngoài mâm cơm với các món ăn thịnh soạn (tùy gia đình giàu, nghèo), còn có mũ và áo mã (bằng giấy) để Táo quân mặc và một hoặc ba con cá chép còn bơi trong chậu nước sau đó thả xuống ao, hồ để Táo quân cưỡi về thiên đình. Tục đưa Táo quân về trời nhằm răn dạy con người tự giữ gìn hạnh kiểm vì mọi việc làm của con người trong năm đều được trình báo với Ngọc Hoàng. Ngày nay do bận rộn, nhiều gia đình ở thành phố chỉ cúng ông Táo đơn giản bằng một bình hoa tươi, một đĩa trái cây, một gói kẹo thèo lèo cùng mớ giấy tiền vàng mã.
CÚNG RƯỚC VONG LINH ÔNG BÀ Chiều 30 tháng Chạp, thức ăn và trái cây được bày biện trang trọng trên bàn thờ ông bà. Đây là dịp cả gia đình quây quần trước vong linh cửu huyền thất tổ, ôn lại những sự việc đã xảy ra trong năm để rút tỉa kinh nghiệm cho năm mới. Gia trưởng (người đứng đầu gia tộc, thường là người cao tuổi nhất) trịnh trọng thắp nén nhang dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Sau đó, mọi người trong nhà đều nghiêm trang chắp tay cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Khi nhang tàn, cả gia đình họp mặt ăn bữa cơm tất niên cuối cùng của năm cũ.
CÚNG GIAO THỪA Ông bà ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Bàn thờ cúng giao thừa thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà. Lễ vật gồm: chiếc đầu heo hoặc con gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu, nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Ngày nay, nhiều gia đình cúng giao thừa chỉ bằng một đĩa trái cây, một đĩa mứt, một trái dừa tươi, bình bông, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc.
Đến giờ phút trừ tịch, khi chuông trống vang lên, tất cả đèn đóm trong nhà đều bật sáng, thay mặt cả gia đình, gia chủ ra sân đốt nhang hành lễ, thành tâm cầu xin vị Tân vương Hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Nhiều nơi còn giữ được lệ bắc một ấm nước lên bếp lửa, sao cho nước sôi đúng lúc trời đất giao thoa để lấy may trong năm mới.
Cúng giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Sau đó mọi người hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là lộc mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Có nhiều người lại xin lộc bằng cách đốt một nắm nhang, đứng khấn vái trước bàn thờ rồi mang nhang đó về cắm vào bình nhang bàn thờ nhà mình với mong muốn Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
XÔNG NHÀ (HAY XÔNG ĐẤT) Nhiều người Việt cho rằng người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Vì thế, cứ ngày mùng Một đầu năm là chủ nhà nhờ người có vận may xông nhà dùm. Đó là người làm ăn phát đạt trong năm, gia đình sung túc, hạnh phúc, hợp tuổi gia chủ. Nếu không tìm ra người, đôi khi chủ nhà tự xông nhà cho chính họ. Khách đi xông nhà thường ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính gian nhà, rồi rảo một lượt quanh nhà xuống tận bếp, cốt để mang vận may vào từng góc nhà.
CHÚC TẾT ÔNG BÀ Trong gia đình người Việt, người cao tuổi được kính trọng hơn hết, nên sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong gia tộc tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc thọ ông bà, cha mẹ bằng lời hay bằng phong bao màu đỏ với một số tiền kha khá để biếu các cụ. Người ta quan niệm rằng cứ mỗi độ xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, bất kể sanh nhằm ngày nào trong năm.
LÌ XÌ Chữ “lì xì” được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ “lợi thị” (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi cho trẻ nhỏ, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt... Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm mới.
THĂM VIẾNG, CHÚC TẾT Sau khi xông nhà xong, chủ nhà bắt đầu tiếp đón bạn bè, thân quyến đến thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường, mùng Một được dành để chúc thọ các bậc trưởng thượng trong gia tộc, thăm hỏi họ hàng. Mùng Hai được dành để các trò đến viếng và tạ ơn thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ mình trong năm qua, nêu cao truyền thống “tôn sư trọng đạo” của học sinh Việt Nam. Mùng Ba là ngày thăm hỏi, vui chơi với bè bạn.
CHƯNG HOA, TRÁI CÂY NGÀY TẾT Hoa là món trang trí không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Ở miền Bắc, hoa đào nở rộ mỗi dịp xuân về. Ở miền Nam, hoa mai cũng đua sắc. Vì thế, mai và đào là hai loại hoa đặc trưng cho ngày Tết.
Nhiều gia đình tin rằng những cành mai, đào nở rộ tươi tốt vào sáng mùng Một Tết sẽ đem lại sự thịnh vượng cho cả năm. Cũng vì thế cứ mỗi khi Tết đến, hoa đào hoa mai lại tăng giá vùn vụt, không phải nhà nào cũng mua được. Do đó ngày nay người ta chưng Tết bằng nhiều loại hoa, kiểng khác như cây quýt ở miền Bắc, cây tắc ở miền Nam cùng đủ loại hoa xuân khác.
Ngày Tết, trái cây được chưng bày ở tất cả các trang thờ trong nhà, nhất là ở bàn thờ ông bà, tổ tiên. Ở miền Bắc, mâm hoa quả thường có một nải chuối xanh, quýt vàng, quả bưởi thơm, cam, quả Phật thủ... Còn mâm ngũ quả ở miền Nam phải có đủ ít nhất năm loại trái cây mang ý nghĩa: cầu (mãng cầu), vừa (trái dừa), đủ (đu đủ xanh), xài (trái xoài) cùng với trái thơm (thơm tho), trái sung (sung túc), trái dưa hấu đỏ...
MÚA LÂN Sáng sớm ngày mùng Một Tết, hễ nơi nào có tiếng trống “tùng dinh cắc tùng dinh” là mọi người từ cụ già đến em bé đều đổ ra xem. Đoàn múa lân rất nhộn nhịp và đủ màu sắc, trông thật vui mắt. Đi đầu là ông địa, đeo mặt nạ, bụng tròn, phe phẩy chiếc quạt. Theo sau là mấy con lân, mỗi con do hai người múa, một người cầm đầu lân, người kia đỡ chiếc đuôi vải sặc sỡ. Hai người phối hợp nhịp nhàng, đưa con lân đi những bước khỏe mạnh, hùng dũng theo điệu trống.
Những đoàn múa Lân-Sư-Rồng này được các gia chủ khá giả (phần lớn là người Việt gốc Hoa) đặt thuê từ trước Tết nhằm mang lại may mắn cho cả năm mới. Gia chủ thường treo tiền thưởng trên ngọn những cây cột thật cao dựng trước cửa nhà. Hễ con lân nào leo lên tới nơi lấy được, số tiền thưởng đó sẽ thuộc về đội lân đó.
MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỴ Vì cho là các hành vi trong những ngày đầu năm có thể đem lại vận hên, xui cho cả năm nên người Việt hết sức thận trọng với lời ăn tiếng nói và các hành động vào ba ngày đầu năm. Có một số việc nên tránh, chẳng hạn: quét rác ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa, biếu tặng các vật “cấm” như thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh tật và xung khắc; nói các lời nặng nề, thô tục; khóc lóc, than thở; đập vỡ chén đĩa hay gương soi vì bị xem là dấu hiệu của sự đổ vỡ trong gia đình; mặc quần áo trắng hay đen vì bị xem là màu tang tóc... Vài việc kiêng cữ nêu trên đã đơn giản hóa theo thời gian nhưng phần lớn vẫn được người Việt tin tưởng đến ngày nay.
Ngoài ra, tùy theo mỗi vùng, miền, người dân Việt còn có rất nhiều tục, lệ, lễ, hội trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Xem ngày tốt xấu tháng Mười Hai theo Đổng công tuyển trạch nhật
Việc phạm phải ngày hung là vô cùng xấu. Để tránh ngày hung, chọn ngày cát, ta cần xem ngày thật cẩn trọng vì điều đó quyết định tới sự thành bại của công việc.
Nguyệt kiến Sửu: Tiểu hàn - Đại hàn. (Từ ngày 5-6 tháng 1 DL) Sau Tiểu hàn là Tam sát tại phương Đông, trên Dần, Mão, Thìn, kị tu tạo, động thổ. Trực Kiến - ngày Sửu: Vãng Vong, Hồng Sa. Ất Sửu, Kỷ Sửu nên làm các việc khai sơn, phạt cỏ, hưng công, động thổ, giá thú, khai trương, xuất hành, nhập trạch, là ngày thứ cát. Đinh Sửu là Sát nhập trung cung, không nên khua nhạc, trống, làm ồn ào, hôn nhân, mọi việc đó hại gia trưởng, trạch mẫu. Quý Sửu tuy vượng nhưng lục sát nhập trung cung, tổn thương nhân khẩu, hung. Trực Trừ ngày Dần: Canh Dần là Hỏa Tinh, Thiên Đức, Nguyệt Đức. Giáp Dần, Bính Dần, Nhâm Dần, đều có Hỏa Tinh, và Hoàng La, Tử Đàn, Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Bảo Liễu (xe ngọc quý), Khố Châu phúc lộc, Văn Xương, Lộc Mã Quan Ích là những sao tốt chiếu lâm, nên tốt cho các việc khởi tạo, hôn nhân, an táng, nhập trạch, khai trương, xuất hành, trăm việc thuận lợi, dùng ngày đó gia môn phát đạt, động thổ thấy tiến tài sản, tên là "Đăng hổ bảng". Mậu Dần cũng có Hỏa Tinh nhưng là thứ cát, ngày đó có thể dùng. * * * * * Theo "Thích kỷ biện phương", Dần ở tháng chạp là thiên tặc, là ngày Dần trong tháng có Hỏa Tinh thì không ghi, đó là hai thuyết nên tồn lưu để tham khảo. * * * * * Trực Mãn - ngày Mão: Thiên Phú, Thổ Ôn, không nên động thổ, Thiên Ôn một năm. Nếu dùng ngày Mão vào việc cưới, gặp cha mẹ, ăn hỏi, cũng thứ cát nhưng có lục bất thành, lục bất hợp, cái đó không nên. Duy có Tân Mão có thể tạo tác, hưng công, nhưng là thứ cát. Trực Bình - ngày Thìn: Có Đáo Châu tinh, bị dính líu tới kiện tụng nhưng sau cũng ổn thỏa. Duy có Nhâm Thìn nên mai táng, cưới vợ, gặp cha mẹ, hưng công, động thổ, xuất hành, nhập trạch là thứ cát. Canh Thìn là Thiên Đức, Nguyệt Đức, nên làm nhỏ cũng được thứ cát. Mậu Thìn thảo mộc điêu linh, lúc đó ngũ hành vô khí, và là thoái tinh, lại kiêm Sát nhập trung cung, mọi việc bất lợi, hung. Trực Định - ngày Tị: Thiên Thành. Một thuyết nói là Quan Phù Tinh Phi, nhưng nói là ngày Tử Khí, nếu phương tu tạo trực với Phi Cung Châu Bách, Quan phù thì sẽ thấy ngay, nếu như phương đó hợp với cát thần tụ tập thì có thể cứu được sự hung và dùng cũng được. Quý Tị tuy là gặp lúc kinh sinh thủy được tinh khiết nhưng may ra chỉ có thể khai sơn, phạt cỏ, ngày đó là thứ cát, nếu cưới vợ chồng hoặc khai trương, xuất hành, nhập trạch, đặt móng, buộc giàn thì lại là ngày Thiên Thượng Đại không vong nạp âm Tị, tuyệt đối không nên dùng. Đinh Tị là Chính tứ phế, xấu, một năm bốn mùa (quý), dùng ngày Tị chủ khẩu thiệt, tuy có Hỷ Thần hoá giải cũng thuộc khó thoát, nếu như cát vượng còn hưng suy thì cần xét rõ mệnh tuổi và sơn hướng không phạm xung khắc thì mới có thể dùng. Trực Chấp - ngày Ngọ: Canh ngọ :Thiên-Nguyệt. Như năm Canh Ngọ mà làm ở Canh “sơn”, Giáp “hướng”, có thể thâu về là nạp âm. Phương chi ngày đó có người dùng giờ Canh Thìn, giờ gặp tam hợp chiếu Giáp, Canh, mà Canh thì Lộc ở Thân, Thìn Mã (ngọ), lại gặp Nhâm Thân. Ở đây sinh ra thành ngày Lộc Mã. Long Mã gặp Lộc Tinh là Thanh Nhân Nam Diện Tinh(sao phía Nam là sao Thánh nhân), còn có cát tinh Huỳnh La, Tử Đằng, Thiên Hoàng, Địa hoàng, Kim ngân, Khố lâu đồng chiếu: chủ ích cho con cháu, vượng gia môn, tấn điền sản, thay đổi lộc vị. Nhâm Ngọ cũng tốt.Các ngày Ngọ khác thứ cát.Bính Ngọ thì Chính tứ phế hung không dùng.Trực Phá ngày Mùi: Đinh Mùi là "Thủy cư cự mẫn" (trong nước có con cá bể to tên là mẫn). Quý Mùi là "Thủy nhập Tần châu nội", "Văn Xương quý hiển tinh", động thổ, hưng công, xuất hành, nhập trạch, cưới vợ, khai trương, trăm việc rất tốt. Kỷ Mùi, Tân Mùi là Sát nhập trung cung, xấu. Ất Mùi cũng bất lợi. Trực Nguy - ngày Thân: Canh Thân có Thiên Đức, Nguyệt Đức, nên là các việc sửa chữa, an táng, làm ăn nhỏ là thứ cát (tốt vừa), nếu nhà to, có hàng nghìn, hàng trăm thợ trở lên, thì những việc khởi tạo, khai trương, nhập trạch, hôn nhân, lại không nên, vì là ngày Sát nhập trung cung, không lợi cho người gia trưởng. Mùa xuân tuy có Thiên Đức, Nguyệt Đức cũng không có tác dụng gì, tổn thương tay, chân, người thợ phá mất, tổn hoại khí huyết, làm lớn thì nhanh thấy, làm nhỏ thì ứng chậm. Nếu làm chuồng trâu, dê, lợn, thì trong 60 ngày, 120 ngày sẽ thấy hổ lang làm bị thương, lại sinh ôn dịch thời khí. Giáp Thân, khởi tạo, an táng tốt. Bính Thân, Nhâm Thân, chỉ nên mai táng. Trực Thành - ngày Dậu: Thiên hỉ. Ất Dậu, Quý Dậu là khi kim vượng. Ất Dậu là lúc nước trong sạch, có Hoàng La, Tử Đàn, Kim Ngân Khố Lâu, Tụ Lộc Đới Mã, là những cát tinh che, chiếu, tốt cho việc cưới vợ, khởi tạo, khai trương, nhập trạch, an táng, là ngày tốt trọn vẹn, chủ về con cháu hưng vượng, trăm việc vừa lòng (xứng tâm). Đinh Dậu cũng thuộc kim vượng, nhưng chỉ có mai táng là đại cát, những việc còn lại là thứ cát. Tân Dậu là Kim loan (nhạc ngựa bằng vàng), thứ cát. Trực Thu - ngày Tuất: Có Đáo Châu tinh, có việc liên quan tới tòa án nhưng sau cũng ổn thỏa. Canh Tuất có Thiên Đức, Nguyệt Đức, tám vị Kim tinh, có "Nam tử chi hoan" (cái hang của con trai), trước bị thị phi nhưng sau đó lại đại cát. Giáp Tuất tám phương đều bạch, ở 24 hướng mọi thần đều chầu trời Nguyên nữ, ngày đó trộm sửa có thể dùng. Bính Tuất, Nhâm Tuất là Sát nhập trung cung, trăm việc đều kị. Ngày Mậu Tuất cũng không thể dùng. Trực Khai - ngày Hợi: Thiên Tặc, Nguyệt Yểm. Ất Hợi có Văn Xương tinh. Kỷ Hợi có Hỏa Tinh, có Văn Xương hiển quý tinh, nên làm các việc đặt móng, buộc giàn, hôn nhân, khai trương, nhập trạch, xuất hành, trù mưu làm mọi việc, đều tốt trọn vẹn. Nên dùng giờ Mậu Thìn. Ngày đó tuy phạm Thiên tặc nhưng lại có Thiên cẩu huyên, cho nên được thượng cát. Nếu như gặp ngày này mà mạng không khắc thì dùng được. Đinh Hợi: trăm việc không nên làm. Ngày Tân Hợi âm khí rất bạo, không phải là chỗ dùng của dương gian. Quý Hợi là ngày cùng của lục giáp, không thể dùng. Mà Kỷ Hợi vì có Hỏa Tinh nên mọi việc có thể dùng, không thể không thuận mà xứng lòng, như ý. Trực Bế - ngày Tý: Hoàng sa. Canh Tý tuy có Thiên Đức, Nguyệt Đức nhưng lại là lúc Thiên Địa chuyển Sát. Nhâm Tý, Bính Tý là Thiên Địa chuyển trục, không nên làm các việc hưng công, động thổ, phạm cái đó rất hung. Giáp Tý là Thiên xá, là Tiến thần. Và Mậu Tý chỉ nên làm việc nhỏ thì thứ cát, không nên làm việc lớn, sẽ bị vạ triền miên, chẳng lành, không biết Đại Mã Nạp Âm, hung sát và Bắc phương tạo độc chi thần (thần làm cờ lớn ở phương Bắc), thuần âm hắc sát chi khí Dư tào túc lệnh (chủ quản đông người nghiêm chỉnh lệnh), không phải là rất quý, không nên dùng, phải cẩn thận. Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Yến Nhi (##)
Địa điểm: xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh công đức của sư tổ - người có công xây dựng chùa
Nội dung: Các hoạt động tế lễ, kỉ niệm ngày mất của sư tổ có công xây dựng chùa bố, mang đậm màu sắc tôn giáo. Trong ngày hội thường thu hút nhiều tăng ni phật tử trong vùng miền đến tham dự
Theo quan niệm dân gian, đám tang là việc hệ trọng. Nếu không chú ý thực hiện đúng những kiêng kị trong tang lễ thì “người chết không yên, người sống không ổn”.
1. Khi gặp người chết ngoài đường (chết đường chết chợ), kiêng đưa xác về nhà vì có âm khí sẽ không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà. 2. Thân nhân người chết phải tổ chức tang lễ tại nơi chết hoặc dựng lán ngoài đồng để làm lễ. Người chết do tai nạn tàu xe, sông nước,… thì phải cúng lễ trực tiếp nơi bị nạn. 3. Những người treo cổ tự tử thì phải chém đứt dây mà không tháo dây mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết. Sau khi cắt dây để nạn nhân nằm thẳng ra và cởi dây ở cổ. 4. Con cái mất trước cha mẹ thì cha mẹ kiêng đưa tang con vì con cái mất trước là nghịch cảnh, bất hiếu, gây nhiều đau thương. Cha mẹ có thể đau buồn mà ngất trên đường đi đưa ma, ảnh hưởng tính mạng nên phải làm vậy để vơi nỗi buồn, tránh trùng tang. 5. Khi chôn cất thì kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người sống bị ngớ ngẩn, hay quên. Đồng thời, người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại. 6. Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài. 7. Con cháu phải canh giữ thi hài ngày đêm, tránh để chó, mèo hay vật nuôi di chuyển qua để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng. 8. Ở những gia đình mà có người già mất, chập tối phải đóng cửa, kiêng trả lời nếu chưa nhận tiếng gọi người đứng ngoài cổng. Theo tín ngưỡng dân gian, người già mới mất còn quyến luyến con cháu, tối về gọi con cháu và sẽ bắt theo những ai thưa. 9. Người chung tuổi với người mất tránh lúc khâm liệm, lúc hạ huyện và khi bốc mộ nên tránh. ST Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thanh Vân (##)
Một ưu điểm dễ nhận thấy ở người tuổi Ngọ là rất tự tin. Họ luôn tin tưởng vào những gì mình đã lựa chọn. Những công việc có thể giúp họ phát huy được hết tiềm năng và dễ thành công nhất là: kiến trúc sư, nhân viên tiếp thị, diễn viên, nhà doanh nghiệp hoặc nhà khoa học.
Người tuổi Ngọ có tính cách rất phức tạp, khó hiểu, nhiều mặt tiêu cực và cũng có nhiều mặt tích cực. Tuy nhiên, họ vẫn có thể để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Nhờ đặc điểm này mà họ có thể theo đuổi các công việc có liên quan đến nghệ thuật biểu diễn.
Ngoài ra, họ còn có khả năng tùy cơ ứng biến rất tốt. Họ thông minh và có đầu óc phán đoán giỏi. Điều này dễ khiến họ trở thành chính trị gia hay một nhà lý luận, phê bình.
Những bảo bối phong thủy mang lại tài lộc, may mắn –
Bảo bối phong thủy: Các chữ thư pháp như Song Hỷ, Phúc, Lộc, Thọ, Thành, An… cũng thường được ưa dùng để trang trí trong nhà, mang lại may mắn cho gia chủ 1. Cá cảnh, rùa “Núi điềm quý, nước điềm tài”, bể cá có tác dụng tăng cường tài vận. Tuy nhiên
Bảo bối phong thủy: Các chữ thư pháp như Song Hỷ, Phúc, Lộc, Thọ, Thành, An… cũng thường được ưa dùng để trang trí trong nhà, mang lại may mắn cho gia chủ
1. Cá cảnh, rùa
“Núi điềm quý, nước điềm tài”, bể cá có tác dụng tăng cường tài vận. Tuy nhiên bạn cần biết cách bài trí đúng vì nếu không có thể dẫn đến việc phá tài. Điều quan trọng nhất là xác định phương hướng đặt bể cá cho thích hợp. Nuôi rùa vừa có tác dụng hóa sát vừa có tác dụng tăng tài vận. Bạn nên lưu ý đến số lượng rùa và hướng đặt chậu nuôi rùa.
2. Hồ lô
Hồ lô có tác dụng trừ bệnh tật và thường được treo bên giường của người bệnh. Có nhiều loại hồ lô theo chất liệu khác nhau. Hồ lô đồng vừa có tác dụng trừ bệnh vừa có tác dụng tăng cường tình cảm vợ chồng.
3. Lọ hoa, bình hoa
Chữ “bình” trong từ “bình hoa” có cùng ý nghĩa với chữ “bình” trong từ “bình an”. Vì vậy, bài trí bình hoa trong nhà hoặc ở công ty mang ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, tránh bài trí bình hoa tại hướng đào hoa, trừ khi bạn muốn tăng cường vận đào hoa.
4. Đồng tiền
Đồng tiền có tác dụng hóa sát. Có 3 cách sử dụng đồng tiền theo phong thủy: để dưới ngưỡng cửa để hóa giải cửa chính đối diện với thang máy; lấy dây vàng xâu đồng các đồng tiền lại rồi treo bên phải cửa chính, có thể phòng chống việc phụ nữ trong nhà hay tranh cãi; để 2 đồng tiền dưới gối vợ chồng có thể giữ được tình cảm tốt đẹp. Riêng với tiền ngũ đế là đồng tiền do 5 vị hoàng đế đời Thanh (Trung Quốc) tạo ra, có tác dụng hóa giải, tránh tà. Để tiền ngũ đế dưới ngưỡng cửa có thể hóa giải 1 số thế sát trong phong thủy như thương sát, phản cung sát, khai khẩu sát và góc nhọn đối diện với cửa chính; treo tiền ngũ đế trong nhà hoặc mang theo người cũng có tác dụng tăng cường khí vận và tránh tà.
5. Pha lê, gỗ đào, đá thiên nhiên
Pha lê gồm có pha lê tự nhiên và pha lê nhân tạo. Tùy vào màu sắc mà pha lê cũng có tác dụng khác nhau, có thể hóa sát hay chiêu tài. Gỗ đào từ xưa đến nay đều được coi là vật đại diện cho sự cát tường, là vật có năng lượng. Đá thiên nhiên là do tự nhiên sinh thành, như đá Thái Sơn đã có lịch sử hơn 25 ngàn năm, do vậy năng lượng tập hợp không có gì có thể so sánh được. Nếu gỗ đào kết hợp với kính đen bát quái thì sẽ rất hiệu quả.
6. Các loại thú phong thủy
Kỳ lân, tỳ hưu, thiềm thừ, rùa đầu rồng, cóc ba chân, rồng, phượng… cũng là những biểu tượng cát tường có thể hóa sát và chiêu tài.
7. Chuông gió – gương bát quái
Chuông gió, gương bát quái là những pháp khí mạnh trong phong thủy có tác dụng hóa sát.
8. Biểu tượng 12 con giáp
Tùy theo tuổi của mình bạn có thể chọn con vật cầm tinh để trưng bày trong nhà, có thể là dựa theo công thức tính tam hợp, lục hợp và tùy vào mục đích muốn tăng tài vận hay đào hoa vận.
9. Thư pháp
Các chữ thư pháp như Song Hỷ, Phúc, Lộc, Thọ, Thành, An… cũng thường được ưa dùng để trang trí trong nhà, mang lại may mắn cho gia chủ.
10. Các loại tượng
Các tượng thần, phật như bộ tượng tam đa (Phúc, Lộc, Thọ), tượng Phật Di Lặc, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng các vị thần tài… cũng là những vật thích hợp để bài trí trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý tới phương vị bài trí.
Gần đây, khắp nơi đều xuất hiện không ít nhà mang dáng dấp nước ngoài. Những nhà này chú trọng nhất là thiết kế mà không chú ý đến phong thủy tốt hay xấu. Không những các công trình công cộng có xu hưống này mà ngay cả nhà riêng cũng không phải ngoại
lệ. Chính vì vậy mà xuất hiện những ngôi nhà rất hung về mặt phong thủy.
Đặc biệt là nóc nhà tam giác có độ nghiêng rất lớn và nóc nhà có một mặt nghiêng trở nên rất phổ biến. Nóc nhà vốn dĩ rất ít sinh hung tướng; tuy nhiên đó là chỉ những ngôi nhà bình thường, còn với những nóc nhà biến dạng thì rõ ràng đã sinh hung tướng. Đó là vì nó đã quá lệch về một hướng. Những ngưòi sống lâu trong nhà có nóc như vậy sẽ bị mắc bệnh hoang tưởng, thần kinh quá nhạy cảm và chứng u sầu. Dưới đây là các nóc nhà biến dạng có hung tướng va cách sửa để hóa giải.
Nóc nhà hình tam giác: nóc nhà hình tam giác và độ nghiêng lớn sẽ làm cho luồng khí ra vào nhà trở nên không bình thường. Tốt nhất là nên cắt một nửa nóc nhà rồi xây một nóc khác nhô ra ngoài, như vậy vừa đẹp là vừa hợp phong thủy.
Nóc nhà có một mặt nghiêng (một mặt dài hơn mặt còn lại): nóc nhà như vậy có một khuyết điểm, đó là khiến cho ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu quá nhiều vào nhà, điều đó cũng có nghĩa là việc hấp thu khí bên ngoài sẽ bị lệch, không cân đối và vì thế mà nhịp sinh học của cơ thể cũng không bình thường. Cách sửa là nâng cao mặt dài của nóc nhà lên cao thêm 3m so với mặt đất, đồng thời xây nóc ở mặt còn lại, 3m là lí tưởng nhất. Nếu nóc nhà có một mặt nhô ra quá dài thì cần phải có cột trụ.
Nóc nhà bằng phẳng: nhà xây bằng khung sắt thép và xi mảng hầu như đều thuộc loại này. Do nóc nhà bằng phang nên dẫn nhiệt càng nhanh, vì vậy trong phòng rất nóng bức (vào mùa hè) hoặc rất lạnh (nếu vào mùa đông), điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nếu xây bằng gỗ thì nên nâng nền cao lên. Nếu tường trong phòng đều làm bằng nhựa thì nên đổi thành vải hoặc gỗ tự nhiên. Phòng xây thêm, nếu là phòng xây theo kiểu phương Tây thì có thể dỡ phần mới xây thêm đi, thay bằng tường gỗ. Nếu lát nền bằng gỗ nữa thì cảm giác sẽ thay đổi hoàn toàn.
Không chỉ là nóc nhà biến dạng mà bất kỳ nóc nhà bị dột nào thì cũng sinh ra hung tướng. Khi bị dột thì phải nhanh chóng sửa lại. Không khó liên tưởng đến việc biến nóc nhà thành bê bơi, điều này tất nhiên cũng không tốt. Màu sắc của nóc nhà cũng nên chú ý, nếu là biệt thự thì không có vấn đề gì lớn, nhưng cũng không nên dùng màu sắc kỳ quái không phù hợp. Làm như vậy không những ảnh hưởng đến phong thủy mà còn bị mọi người xung quanh phê phán.
Tử vi của người sinh năm Đinh Mùi có Đinh là âm Hỏa, Mùi là âm Thổ, Hỏa thổ tương sinh, có năng lực, có phú quý trong đời.
Xem tử vi cho người sinh năm Đinh Mùi thì thái độ ngay thẳng, cả đời phú quý, cơm áo sung túc, quy tụ được bạn bè hào kiệt, chí lớn, mưu sự thắng ý trời. Lục thân (cha, mẹ, vợ/ chồng, anh, em, con cái) tình cảm không gắn bó, tuổi trẻ nhiều sóng gió, trung vận sự nghiệp mới có thành tựu. Nữ mệnh tuổi già thịnh vượng, vợ chồng tình cảm tốt đẹp nhưng hình khắc con cái nên chỉ có một con duy nhất.Người tuổi Đinh Mùi sinh vào mùa xuân, hạ thì ctgioir thu vén, cần kiệm, sinh vào mùa thu, đông thì sáng tạo, độc đáo, cơ mưu xuất chúng, trải qua nhiều tranh đoạt. Lục Thập Hoa Giáp của Đinh Mùi tọa Quan, có xinh đẹp bề ngoài cùng tài ăn nói, nho nhã lễ độ, hòa đồng. Đinh Mùi nạp âm Thiên Hà Thủy, mưa trên trời làm dịu mát vạn vật nên có tâm từ bi, nhân từ, đức độ, trí tuệ rộng rãi, theo đường chính đạo.Tử vi của người sinh năm Đinh Mùi này không cần lo ăn lo mặc, thích trưng diện, phô trương. Vì có sao may mắn nên nhân duyên tốt, nhận được sự dẫn dắt của người đi trước, vượng vận có thể phát huy tài nghệ, công thành danh toại.
Thiên Hà Thủy Đinh Mùi là mưa nhỏ, Thủy nhỏ, phong sương tận xương, chỉ đủ làm dịu mát, không đủ để úng ngập nên gặp Thổ tất bị khắc, cũng không thế áp chế được Hỏa nên nếu kết hợp với người nạp âm Thổ hoặc nạp âm Hỏa thì sẽ yếu thế, đối đầu sẽ thua thiệt. Người này tính khí dịu dàng, nhược điểm là không kiên nghị, không quyết liệt, hay mềm lòng nên chí có thể phát nhỏ, không thể phát lớn, chỉ làm nhân viên chứ không thể làm lãnh đạo. Nữ mệnh nhu hòa tốt hơn nam mệnh nhu nhược.
► Khám phá Tử vi trọn đời của bạn bằng công cụ xem bói tử vi chuẩn xác
Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 6)Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 5)Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 4)Trần Hồng Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Cát Phượng (##)
Ngày Hoàng Đạo Hoàng đạo trong thiên văn cổ đại (còn có tên là Thiên Hoàng đạo) tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa quan sát được.
Qua quỹ đạo đó thấy đường đi của mặt trời trong một năm có những khoảng cách khác nhau, lấy quỹ đạo đó phân định mùa hè và khí tiết. Thuyết nhị thập bát tú cũng có nguồn xuất phát từ Hoàng đạo.
Các sao trên cung Hoàng đạo vốn không có hàm ý sao tốt hay xấu. Nhưng theo tâm lý của người xưa: Mặt trời tức là ông Trời. Mặt trời là vật hữu hình, ông Trời là vô hình. Mọi người mọi vật, mọi việc, mọi điều họa phúc trên đời này đều do ông Trời đầy đủ uy quyển quyết định. Ngày ngày, tháng tháng, năm năm, trên đường đi của ông Trời qua từng chặng đường tất phải có các vị thần hộ vệ, mỗi vị thần là một ngôi sao, các thần có thần thiện thần ác, mỗi thần chuyên lo một việc do ông Trời giao phó. Vì vậy trong 12 giờ có 12 vị Thần sát, các vị Thần sát cũng luân phiên trực nhật mỗi vị một ngày trong tháng trong năm. Đường thần thiện đi gọi là Hoàng đạo, đường thẩn ác đi gọi là Hắc đạo.
Giờ hoàng đạo là gi? cách chọn giờ hoàng đạo
Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma hạ huyệt đều phải chọn giờ Hoàng đạo tránh giờ Hắc đạo. Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Chúng tôi giới thiệu một phương pháp đơn giản, giúp các bạn không biết chữ Hán cũng có thể xem được giờ Hoàng đạo.
Trước hết xem công lịch để biết ngày hàng chi là ngày nào (từ Tý đến Hợi).
Một ngày đêm âm lịch là 12 giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ), bắt đầu là giờ Tý (chính Tý là 12 glờ đêm) theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ thứ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 chỉ giờ Sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ thứ 14 chỉ từ giờ Tý, Sửu, Dần, Mão... Xem trong bảng, thấy giờ nào có phụ âm đầu là chữ "d1' thì đó là giờ hoàng đạo. Phân tích tỷ mỉ hơn, đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, Kim đường, Thiên lương, Ngọc đường, Tư mệnh.