Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Phân tích 51 cách cục thường gặp

Một bài viết trích từ cuốn Tử Vi Tam Hợp Phái của dịch giả Nguyễn Anh Vũ. Mời các bạn cùng đọc.
Phân tích 51 cách cục thường gặp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sách Trung châu tử vi Đẩu số - Tam Hợp phái - Dịch giả Nguyễn Anh Vũ

Chương 4: LUẬN VỀ CÁCH CỤC - PHÂN TÍCH 51 CÁCH CỤC THƯỜNG GẶP

CÁCH CỤC là một vấn đề lớn đối với người nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số

Thực ra, Tử vi Đẩu Số không giống như "Tử bình" dùng Tứ trụ để luận đoán Lộc mệnh. Từ Bình vận dụng nguyên lý ngũ hành sinh khắc chế hóa để luận đoán, tính linh hoạt khá lớn, hơn nữa có thể dựa vào Bát Tự để nhìn toàn bộ khí cơ của mệnh tạo. Phàm là khí cơ trôi chảy, thì người đó cuộc đời gặp nhiều điều thuận hòa. Hễ khí cơ tắc nghẽn, trở ngại thì cảnh ngộ của người đó nhiều trắc trở, khó khăn. Nếu như Tứ trụ trở thành "cách", thì không Phú cũng Quý.

Nhưng các tổ hợp tinh hệ của Đẩu Số, thì lại có tính giới hạn cục bộ. Lấy tổ hợp 14 chính diệu để nói, chỉ có 144 trình thức, nhưng thêm vào các sao phụ tá và hóa, thì có thể có hơn 17 000 000 trình thức biến hóa. Vừa quá đơn giản, vừa quá phức tạp, do đó định CÁCH CỤC là điều không dễ chút nào.

Tuy vậy, Tử Vi Đẩu Số toàn Thư vẫn có ghi chép một số "cách cục", đây có lẽ do người đời Minh đặt ra. Ví dụ như "Vũ Tham đồng hành", "Văn tinh củng mệnh",.v.v... Những cách cục này, trong xã hội đời Minh đương nhiên có một ý nghĩa nhất định, nhưng cổ nhân luận mệnh số, chỉ trọng ca quyết, mỗi một mệnh cục đều phụ kèm một bài ca, giải thích rất sơ lược.

Ngày nay, những người nghiên cứu Đẩu Số, nếu cứ dựa vào những ca quyết này, thì sẽ rất cứng nhắc. Nhất là khi luận mệnh cho người khác càng rất dễ sai, hoặc không nhìn ra giới hạn, sẽ đoán không ra mệnh vận của người đấy. Do đó, cần phải căn cứ vào bối cảnh xã hội hiện đại, để giải thích các "cách cục" này.

Tiết này giới thiệu về 51 cách cục của Đẩu Số và thêm vào phần bình luận, mục đích chủ yếu chỉ có một điều, là làm cho bạn đọc thấy được sự trọng yếu của "tinh hệ".

Theo Vương Đình Chi, muốn luận đoán Đẩu Số chuẩn xác, nhất thiết không được phân tích rời rạc từng sao, tức là đừng luận đoán tính chất cảu 155 sao một cách máy móc. Nếu không khi vận dụng thực tế sẽ cảm thấy có muôn ngàn ngõ rẽ, mất đi cái nhìn toàn cục.

Trong "Thập bát phi tinh" thời kỳ đầu, người xưa luận đoán Lộc mệnh rất võ đoán, sao nào nhập vào cung nào cứ y như vậy mà đoán cát - hung, về sau mới phát triển thêm, chú ý tới "tam phương tứ chính", sau đó mới phát triển khái niệm "tinh hệ". Tử Vi Đẩu Số chiếu theo truyền thống này, từ đó bắt đầu lưu ý đến tổ hợp "tinh hệ". Có nhiều "cách cục", tức là từ tính chất của "tinh hệ" rồi phát triển thành, ví dụ như "Vũ Tham đồng hành", "Thất sát triều đẩu", "Tam hợp Hỏa Tham",.v.v... toàn là tính chất của tổ hợp tinh hệ cơ bản.

Nhưng hậu nhân lại có khuynh hướng phát triển không lành mạnh, đó chính là xem trọng "cách cục" một cách quá đáng, mà bỏ xót một điều, thực ra "cách cục" chính là tinh hệ. Vì vậy, cuối đời Minh mới thành lập nhiều "ngụy cách", đem nhiều ý tứ tạp nham vào "cách cục" tinh hệ, biến thành rồng rắn lẫn lộn.

Chương này thảo luận về cách cục, Vương Đình Chi căn cứ vào bối cảnh xã hội hiện đại để gạn lọc, và chỉ ra những "ngụy cách", để bạn đọc biết được những ý nghĩa thực sự của Cách và Cục, mà không suy diễn mơ hồ, khi luận đoán không còn câu nệ vào tên gọi của Cách và Cục

Nhiều người thích nghiên cứu Đẩu Số, nhưng những sách hiện có trên thị trường, thông thường có khuyết điểm là thiếu thực tế, sao chép của người đi trước quá nhiều, và thường thần bí hóa khoa Đẩu Số. Trong thực tế, muốn nghiên cứu khoa Đẩu Số chăng khó, chỉ cần nhận thực được một số kết cấu chủ yếu của tinh hệ, thì đã có thể luận đoán khá chính xác.

Cái khó của người nghiên cứu Đẩu Số là, trong các sách thông thường chỉ đề cập tính chất của các Sao ở cung Mệnh và cung Thân, mà ít nhắc tới cung khác. Đối với tính chất cát - hung ở các cung như Tử nữ, Phu thê, Tài bạch, sự nghiệp,.v.v... sách chỉ nói vài lời vắn tắt, do đó khi luận đoán cảm thấy nghi hoặc. Về phương diện này, chúng tôi có vẻ như có cùng khuyết điểm. Nhưng đó là vì, khi bàn về tính chất tinh hệ, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc một tiêu điểm, thoạt nhìn giống như chỉ nói về cung mệnh (hay cung thân), thực ra những tính chất này đều có thể vận dụng ở 12 cung.

Ví dụ như "Tử vi Tham lang" ở cung Dậu, nếu cung Dậu là cung Mệnh, bạn đọc có thể lưu ý xem có hội hợp Lục cát tinh, Lộc tồn, Thiên mã hay không?, nếu không, thì có khả năng là dâm tà. Nếu cung Dậu là cung Phụ mẫu, thì cha có khả năng nhiều vợ. Nếu cung Dậu là cung Huynh đệ, thì chủ về anh cả hoặc chị cả lập gia đình, hôn nhân của anh chị em chưa chắc được như ý. Nếu cung Dậu là cung Tử nữ, gặp cát thì con cái có triển vọng, gặp hung thì có khoảng cách giữ hai đời. Ở các cung đều căn cứ tính chất cơ bản của tinh hệ "Tử vi Tham lang" mà luận đoán, một điều thông thì trăm vạn điều thông. Cần chú ý thêm, "Tử vi Tham lang" ắt sẽ hội hợp "Vũ khúc Phá Quân" và "Liêm trinh Thất sát". Cho nên, phàm Tử vi Tham lang giữ cung nào, phần nhiều cũng chủ về biến động, nếu là cung Tài bạch và cung Sự nghiệp, bạn có thể luận đoán từ tính chất biến động. Đây là phương thức lấy "tinh hệ" để nghiên cứu Đẩu Số một cách mau lẹ.

CÁCH THỨ 1: TAM KỲ GIA HỘI CÁCH

"Tam kỳ gia hội cách" tức là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp cung mệnh.

Cổ ca nói:

Ba kỳ vây hướng Tử vi cung (Tam kỳ củng hướng Tử vi cung)

Mệnh lý đời người rất ưa gặp (Tối hỷ nhân sinh mệnh lý phùng)

Điều hòa âm dương chân tể tướng (Tiếp lý âm dương chân tể tướng)

Công danh phú quý ai sánh bằng (Công danh phú quý bất lôi đồng)

Hóa Lộc thông thường chủ về lộc quan, Hóa Quyền thông thường chủ về quyền bính, Hóa Khoa thông thường chủ về danh vọng, vì vậy cung mệnh đương nhiên thích 3 sao này hội hợp. Nhưng phải không gặp tứ sát Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la; hoặc không gặp Địa không, Địa kiếp; hoặc không gặp Thiên hình, Hóa Kị, thì mới được gọi là cách tốt. Nếu gặp "tam hóa cát" hội hợp, lại còn gặp các sao sát - kị, thì phải nghiên cứu tỉ mỉ tính chất của hóa diệu, sau đó mới có thể luận đoán ưu điểm và khuyến điểm của mệnh tạo.

Cho nên, trong Đẩu Số không có trường hợp nào phức tạp như cách này!

"Tam kỳ gia hội cách" lấy trường hợp hóa Lộc ở cung mệnh, hội hợp hóa Quyền hóa Khoa ở tam phương là kết cấu tốt nhất. Không ưa hóa Lộc hoa Quyền tập trung ở một cung, bởi vì hóa diệu quá tập trung, lực lượng ở các cung viên khác sẽ mỏng manh, dễ mất quân bình.

Hóa Quyền thủ mệnh, thông thường là chủ về nắm quyền bính, nhưng nếu gặp sát diệu, trái lại sẽ có chức mà không có quyền.

Hóa Khoa thủ mệnh, thông thường là chủ về có danh tiếng một cách thực chất, nhưng nếu gặp sát diệu, trái lại sẽ chủ về người này chỉ trộm hư danh.

Cho nên "Tam kỳ gia hội cách" chẳng dễ toàn mỹ.

Thời xưa xem trọng sỹ hoạn, coi thường nông thương, cho nên "Tam kỳ gia hội cách" đều vì lý do có thể ra làm quan mà được vinh hoa phú quý. Còn trong xã hội hiện đại, thì "Tam kỳ gia hội cách" cũng có thể là đầu não tập đoàn tài chính, không nhất định phải làm quan.

HÓA DIỆU LUẬN

Hoa diệu trong Tử Vi Đẩu Số, là các sao biến hóa then chốt liên thông các tinh bàn (Thiên bàn và Nhân bàn), nhất là Lưu niên và Đại vận, có các "Lưu hóa diệu" giao hội hỗ tương với hóa diệu của nguyên cục, khiến cho tính chất của tinh hệ hữu quan biến thành phức tạp, cũng chính nhờ như vậy mới luận đoán được cảnh ngộ của đời người khá cụ thể.

Hóa Lộc thông thường có ý nghĩa là "tài lộc"; Hóa Quyền thông thường có ý nghĩa là "quyền thế"; Hóa Khoa thông thường có ý nghĩa là "danh tiếng"; Hóa Kị thông thường có ý nghĩa là "trở ngại". Nhưng mỗi một tinh diệu biến hóa vẫn có ý nghĩa đặc biệt của nó, những ý nghĩa đặc biệt này thường thường là căn cứ để luận đoán.

Lúc luận đoán mệnh cục, chỉ có Tứ hóa của năm sinh, nên khá đơn giản, dễ quan sát. Luận đoán những điểm quan trọng, chỉ cần xem bản thân các sao Tứ hóa có hội hợp hay không? hội hợp ở cung độ nào? thì có thể biết được đại thể.

Lúc luận đoán Đại hạn, chỉ có Tứ hóa của Đại hạn và Tứ hóa của năm sinh, cũng chưa phức tạp mấy, xem các sao hội hợp với chúng cũng không đến mức hoa mắt.

Nhưng khi luận đoán Lưu niên, tổng cộng có 3 nhóm Tứ hóa, có thể cung độ nào cũng có hóa diệu hội chiếu hoặc đồng độ, thường khiến cho người nghiên cứu Đẩu Số hoa cả mắt.

Thực ra, thông thường chỉ cần xem hai nhóm hóa diệu của Đại hạn và Lưu niên; lúc nào tứ hóa của năm sinh bị xung khởi mới cần chú ý, không xung khởi thì tác dụng rất nhỏ.

Tứ hóa của năm sinh cấu tạo thành bản chất thuộc các cung viên, còn Tứ hóa của Đại vận và Lưu niên là hình thành hoàn cảnh của các thời kỳ trong cuộc đời. Do đó tứ hóa năm sinh có ảnh hưởng không lớn đối với hoàn cảnh của các thời kỳ. Điểm này bạn đọc cần hiểu rõ cái lý của nó.

Chỉ khi nào Tứ hóa của năm sinh bị tứ hóa của Đại vận xung hội, hoặc tứ hóa của Lưu niên xung hội, thì tứ hóa của năm sinh mới có tác dụng.

Dưới đây xin đề cử vài ví dụ cụ thể để thuyết minh:

Đơn cử một ví dụ:

Nếu "Thái dương Thái âm" thủ mệnh tại cung Mùi, người sinh năm Canh thì Thái dương hóa Lộc. Đến Đại hạn Ất Dậu, cung mệnh của Đại hạn là "Thiên cơ Cự môn" mà Thiên cơ hóa Lộc, hội hợp với "Thái dương Thái âm" (mượn sao cung Mùi an cung Sửu) mà Thái âm hóa Kị.

Lúc này, Thiên cơ hóa Lộc xung khởi Thái dương hóa Lộc, càng khiến cho Thiên cơ hóa Lộc có sắc thái "vì phục vụ mọi người mà được lợi ích". Thêm vào Thái âm hóa Kị, là bất lợi về kinh doanh riêng, cho nên lúc này chỉ có thể làm việc cho công ty để kiếm tiền, cá nhân thì không nên đầu tư.

Hóa Lộc ở nguyên cục lại hóa Kị ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Lộc biến thành sao hóa Kị" (thí dụ như Vũ khúc hóa Lộc của nguyên cục biến thành hóa Kị), cho nên có thể vì tiền mà chuốc họa, hoặc sức kiếm tiền ban đầu giảm nhiều.

Hóa Kị ở nguyên cục, lại Hóa Lộc ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Kị của nguyên cục biến thành sao hóa Lộc" (ví dụ như Cự môn hóa Kị của nguyên cục biến thành hóa Lộc của Đại vận hay Lưu niên). Cho nên, nhân tố bất lợi ban đầu, vào hạn này có thể nhuyễn hóa thành nhân tố có lợi, nhờ đó mà được tài phú.

Hai ví dụ trên cho thấy sự biến hóa thay đổi có ý nghĩa khi hóa diệu giao hội.

Hóa Lộc luận

Hóa Lộc thuộc âm thổ, cai quản tài lộc. Cho nên ưa có Lộc Tồn tương hội, gọi là "Lộc trùng điệp"; lai ưa gặp "Lộc tồn Thiên mã" gọi là cách "Lộc Mã giao trì".

Hóa Lộc không ưa đến 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu, nhất là cung Mão, rất ưa đến các cung Dần, Thân, Hợi, cũng ưa cung tứ mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Lộc Tồn không đến các cung Tứ mộ, nên ưa Hóa Lộc bổ túc, cần phải có sao Lộc xung khởi mới phát huy được.

Ý nghĩa của Hóa Lộc, thông thường là chỉ "nguồn tiền tài", tức là tính chất và năng lực kiếm tiền, cũng chỉ "cơ hội kiếm tiền".

Trong các tình hình thông thường, không ưa Địa không, Địa kiếp cùng bay đến (bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu). Cổ nhân nói "Lộc mà đến cung nhược thì phát mà không chủ về tài", tức là chỉ được hư danh mà không có lợi lộc thực tế.

Hóa Lộc rất ngại gặp Hóa Kị xung phá, cổ nhân nói: "Lộc gặp xung phá, là trong cái tốt có chứa điềm hung". Trong các tình hình thông thường, chủ về tình hình vì kiếm tiền mà sinh tai họa. Ví dụ như vì cầu tài mà xảy ra bất chắc, đầu tư lớn mà không có thu hoạch, dẫn đến không còn vốn để tiếp tục đầu tư. Những trường hợp này, cần phải xem tổ hợp Sao thực tế mà định tính chất.

Hóa Lộc tượng hội với Hóa Quyền và Hóa Khoa, thông thường là kết cấu rất tốt, được gọi là "Tam kỳ gia hội cách", nhưng vẫn cần xem xét tính chất của các Sao bay đến để định nặng nhẹ.

Như cung mệnh "Liêm trinh Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc, có Phá quân hóa Quyền vây chiếu, hội hợp với Vũ khúc hóa Khoa ở cung Sự nghiệp. rõ rằng là lấy Liêm trinh hóa Lộc làm chủ. Bởi vì "Liêm trinh Thiên tướng" chủ về làm việc trong chính giới, hoặc trong công ty có tính phục vụ, bản chất của cung mệnh này, Phá quân hóa Quyền chỉ làm tăng quyền bính về kinh tế, Hóa Quyền Hóa Khoa chỉ trợ giúp cho tình hình cát lợi của cung mệnh, không thể tính là chủ thể.

Hóa Quyền luận

Hóa Quyền thuộc dương mộc, nên phải đề phòng "cây to thì hứng gió". Cũng chính vì vậy, Đẩu Số ưa "Lộc trùng điệp" mà không ưa "Quyền trùng điệp", lúc hóa Quyền gặp hóa Quyền trùng điệp, sẽ dễ chuốc lực áp chế vào thân.

Nếu Hóa Quyền mà không có Hóa Lộc và Hóa Khoa sánh vai, chủ về dễ bị khuynh đảo, bài xích, chèn ép; nếu lại gặp sát tinh, nhất định sẽ xảy ra nhiều tình huống khó xử.

Hóa Quyền được Hóa Lộc sánh vai, chủ về nhờ quyền lực mà đắc lộc, hoặc nhờ "lộc" mà đắc "quyền", nhưng đừng vì thấy "Lộc Quyền gặp nhau" mà xem thường bản chất của Hóa Quyền.

Cổ nhân hay nhấn mạnh Hóa Quyền không sợ Hóa Kị, ý nói lúc Hóa Kị đến xâm phạm, Hóa Quyền dư sức áp chế. Nhưng theo phái Trung châu Vương Đình chi thì có khác, họ cho rằng ý kiến này hơi phiến diện.

Ví dụ như tinh diệu hóa Quyền ở nguyên cục lại bị Hóa Kị ở vận hạn tương xung, tức là "cây lớn thì hứng gió", "địa vị cao thì thế nguy", nhất là lúc "Quyền trùng điệp", bị sao Kị xung phá, chủ về tranh giành quyền lực, nhất là khi nắm được đại quyền, sẽ dễ phạm lỗi lộng quyền.

Nếu Hóa Kị ở nguyên cục hóa làm sao quyền ở vận hạn, thì phải đề phòng lực áp chế, không phải là hỉ sự. Cần phải xem xét kỹ tính chất phối hợp của toàn cục mà định.

Hóa Khoa luận

Hóa Khoa thuộc dương thủy, chủ về "trí", "lưu truyền", nên là "tiếng tăm, danh dự".

Các sách Đẩu Số thông thường cho rằng Hóa Khoa không nên gặp Hóa Kị. Ở thời cổ đại, hóa Khoa chủ về khoa cử công danh, sĩ tử cần phải xuất thân từ khoa cử thì mới dễ hiển đạt, cho nên không ưa Hóa Kị xung hội Hóa Khoa.

Ở thời hiện đại, không còn chuyên về khoa cử mới công danh hiển quý, cho nên lúc hóa Khoa và hóa Kị xung hội, thường thường chủ về nổi tiếng mà chuốc đố kị, có lúc lại chủ về nhiều người biết tiếng. Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một vị luật sư, Cự môn hóa Kị ở cung mệnh, bị Thiên cơ hóa Khoa xung hội, vị luật sư nổi tiếng do tài ăn nói và cơ trí ứng biến lúc biện hộ cho thân chủ.

Nhưng thông thường, Khoa Kị tương xung dễ bị nói xấu, chê bai, dị nghị, phỉ báng, cần phải xem bản chất các sao mà định tốt hay xấu. Nếu Thái dương của cung mệnh nguyên cục Hóa Khoa, lại nhập miếu, chủ về người này ắt sẽ có danh tiếng lớn, đến Đại hạn hoặc Lưu niên không thích gặp Thái dương hóa Kị, chủ về vì có danh tiếng lớn mà chuốc điều tiếng thị phi.

Nếu gặp Thiên đồng hóa Kị, thì vì tiếng tăm mà hay gặp phiền phức và bận rộn, nên ít hưởng thụ, dễ sinh bệnh mà thôi.

Phái Trung châu có một bí truyền về Hóa Khoa, như sau:

Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh ban ngày, đến cung hạn Thái dương nhập miếu được cát hóa, bất kể là Lưu niên hay Đại hạn, đều chủ về có thanh danh lớn. Nếu đến cung hạn có Thái dương lạc hãm, lại gặp các sao Sát Kị, thì thanh danh bị tổn thương. Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh vào ban đêm, đến cung hạn Thái âm nhập miếu được cát hóa, cũng chủ về có danh tiếng lớn. Nếu đến cung hạn có Thái âm lạc hãm, mà gặp các sao Sát Kị, thì chủ về thanh danh bị tổn thương.

Thông thường, hai trường hợp trên, có thể xem các sao hội hợp thực tế mà định chi tiết.

Hóa Khoa thủ cung mệnh, ở cung độ lục hợp, gặp Hóa Lộc (ví dụ như hóa Khoa ở cung Tý, hóa Lộc ở cung Sửu), gọi là "Khoa minh Lộc ám", chủ về nhờ khoa cử công danh, có tiếng tăm mà được quan lộc, hoặc được nâng cao địa vị xã hội. Đây là nhờ danh mà đắc lợi. (có thể so sánh với cách "minh lộc ám lộc", Lộc tồn và hóa Lộc ở cung lục hợp, cũng chủ về quý hiển, đây là nhờ phú mà được quý, khác với cách "khoa minh lộc ám" là nhờ danh mà được quý).

Hóa Khoa không ưa đồng cung với Địa không Địa kiếp, chủ về khuynh gia bại sản, chỉ có hư danh, hoặc có danh vọng trong phạm vi cực nhỏ, cũng chủ về nghiên cứu triết học tôn giáo.

Hóa Khoa đồng độ với Lộc tồn, mà rơi vào cung có Địa không, Địa kiếp, nhất định sẽ bị Kình dương và Đà la giáp cung, vì vậy tuy tốt nhưng không có danh vọng. Đây gọi là "mạ không trổ bông, sao Khoa hãm ở cung hung". Cho nên, các sao hóa thành sao Khoa, mà danh vọng chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ là do nguyên cớ này, lúc luận đoán phải chú ý.

Hóa Kị luận

Hóa Kị thuộc dương thủy, giống Hóa Khoa, vì lời khen và lời nói xấu có cùng một dạng năng lực là quảng bá.

Hóa Kị chủ về sóng gió, trắc trở, tổn thất, thị phi, đố kị; xem các sao hội hợp thực tế mà định tình hình cụ thể.

Hóa Kị ở các cung, phần nhiều đều là hãm địa. Như các cung Dần, Tị, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là lạc hãm, chỉ có cung Sửu là nhập miếu.

Nhưng Thái dương và Thái âm của nguyên cục nhập miếu mà hóa Kị, thì lại chủ về cát lợi, giống như "mây trôi che nhật nguyệt", bất quá chỉ bị lu mờ một chút mà thôi. Thái âm hóa Kị ở cung Hợi, Thái dương hóa Kị ở cung Mão, theo phái Trung châu gọi là "biến cảnh", càng chói mắt người ta, nhưng Thái dương không bằng Thái âm.

Thái dương Thái âm ở hãm địa hóa Kị thì không cát tường, làm mạnh thêm sắc thái thị phi tổn thất.

Các sao có tính chất tinh thần ở cung mệnh mà hóa Kị, cũng chủ về đầu óc trầm tĩnh, lạnh lùng. Thiên đồng hóa Kị ở cung Tuất, Cự môn hóa Kị ở cung Thìn, đều có cách "phản bối" (trở mặt).

Vì vậy không được luận đoán đại khái, hễ gặp hóa Kị lập tức cho là Hung. Mệnh cục gặp hóa Kị phải biết xem trọng sự tu dưỡng tinh thần.

Tử vi Đẩu Số luận đoán Lưu niên vận thế, điều then chốt nhất là giỏi vận dụng hóa diệu.

Như đã biết, thông thường hóa Lộc chủ về kiếm được tiền, hóa Quyền chủ về được thế, hóa Khoa chủ về danh dự địa vị, hóa Kị chủ về bị các tình huống khó xử. Người đời không thể thập toàn thập mỹ, cho nên ngoài vị thế, lợi lộc, danh tiếng ra, ắt phải có sao Kị để điểm xuyết hương vị cuộc đời. Người có kiến giải thông đạt, trong lòng sẽ không buồn phiền khi gặp Hóa Kị.

Tình hình gặp Hóa Kị ở rất nhiều loại, tình hình thường gặp nhất là "chuốc đố kị", nhưng "không chuốc đố kị thì phần nhiều là người tầm thường", cho nên gặp Hóa Kị cũng đừng sợ. Một tình hình khác là, xảy ra hiểu lầm không cần thiết với người khác. Hiểu lầm nhau, có lúc chưa chắc là không tốt, nếu người hiểu lầm quá xấu, thì dù có hiểu lầm, ít đi một người bạn xấu cũng hay.

Hóa Kị dễ khiến cho người ta gặp các tình huống khó xử, bị phỉ báng, nói xấu, bêu rếu. Nhưng thị phi tốt xấu rồi cũng có ngày rõ ràng.

Có lúc Khóa Kị chủ về buồn rầu lo lắng. Như cung Phụ Mẫu hóa Kị, thì có thể phải lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, sinh lão bệnh tử là quá trình tất nhiên của đời người, nên trong tình huống này, nên có kiến giải thông đạt một chút.

Hóa Kị cũng chủ về mắc bệnh, tuy nói là phải có kiến giải thông đạt, nhưng rốt cuộc cũng khiến cho người ta đau khổ, vì vậy trước khi sự việc xảy ra, chúng ta nên gìn giữ sức khỏe là hay nhất.

Tình hình nghiêm trọng nhất củ hóa Kị là phạm pháp, hoặc bị tai họa tới tấp, nhiều khi nhìn thấy tinh hệ này, người ta thường lo láng cho tương lai. Nhưng giả dụ như biết trước được vận thế, cũng không cần phải quá bất an. nhà Phật cho rằng nghiệp lực có thể nhuyễn hóa, trọng nghiệp vẫn có thể có quả báo nhẹ, chỉ cần giữ cho lòng trung hậu, lấy lòng thành để đối đãi với người, lập thân hành sự không hổ thẹn với lòng, thì có thể xoay chuyển được vận thế.

Cho nên, gặp Hóa Kị, phải xem xét cẩn thận tính chất của hóa Kị, và phải xem trọng tu dưỡng tinh thần, giả dụ như có tính tình phóng túng, bất chấp mọi người nghĩ gì, mà không nghĩ đến việc tu dưỡng để bổ cứu, lúc những trắc trở ập đến, không được nói là "do số mạng".

Cách thứ 2: "Văn quế Văn hoa cách"

Tức là mệnh an tại cung Sửu, hoặc cung Mùi, mà trong cung mệnh có hai sao Văn khúc và Văn xương cùng tọa thủ.

Cổ ca nói:

Kinh sách là đạo từ trời ban (Sách thư nhất đạo tự nhiên lai)

Gọi dậy tài an bang tế thế (Hoán khởi nhân gian kinh tế tài)

Mệnh lý vinh hoa đúng đáng khen (Mệnh lý vinh hoa chân khả tiển)

Thong dong thả bước trên cõi bồng (Đẳng nhàn bình bộ thướng bồng lai)

Thời đại khoa cử ngày xưa, học hành để có công danh là con đường tốt nhất, nên cổ nhân dùng Đẩu Số để luận mệnh cũng rất ưa Văn Xương và Văn Khúc. Ngoại trừ "Văn tinh củng mệnh cách", sau đó sẽ thảo luận đến "Văn Lương chấn kỷ cách", "Lộc Văn ám củng cách". Do đó có thể biết cổ nhân xem trong sao "văn" đến mức độ nào.

Trong xã hội hiện đại ta càn phải thảo luận thêm cho phù hợp

Văn Xương Văn Khúc cùng ở cung Mệnh, người này tất nhiên phong lưu nho nhã, có phong cách đặc biệt, hơn nữa còn thông minh tuấn tú. Đây là những ưu điểm của họ.

Nhưng, hai sao Văn xương và Văn Khúc rốt cuộc vẫn không phải là chính diệu, sức yết ớt, trong thời đại xưa, lấy thi cử làm sự cạnh tranh lớn nhất thì còn có thể ứng phó. Còn trong xã hội ngày nay, ngoại trừ thi cử còn có chuyện tranh quyền đoạt lợi khác, thì cần phải có chính diệu hữu lực khác phù trợ, mới có thể thích ứng với thời đại.

Cổ nhân không xem trọng nữ mệnh, cho nên Cách này không liên quan đến nữ mệnh. Nữ mệnh gặp hai sao Xương Khúc cùng tọa thủ, sau kết hôn, dễ có trở ngại về tình cảm, nếu gặp "Thiên phủ Vũ khúc" cùng chiếu cung mệnh, thì càng dễ bị đàn ông đã có gia đình theo đuổi, gây đau khổ, bối rối khó xử về tình cảm. Vì vậy "Văn quế Văn hoa cách" trong bối cảnh xã hội ngày nay chẳng tốt như thời cổ đại.

+ Mệnh an tại cung Mùi có hai sao Văn xương và Văn khúc tọa thủ:

- Năm Giáp Kỷ gặp Thổ cục

- Năm Ất Canh gặp Mộc cục

- Năm Bính Tân gặp Kim cục

- Năm Đinh Nhâm gặp Thủy cục

- Năm Mậu Quý gặp Hỏa cục

Trung châu phái - "Chư tinh cung viên triền thứ hỷ kị ca" khi Cách phối với Cục viết:

Xương Khúc ưa Kim cục, hãm ở cung hỏa viêm (Xương Khúc hỷ Kim cục, hãm vu hỏa viêm hương)

Như vậy, tuổi Bính Tân mệnh tại Mùi, tuổi Mậu Quý mệnh tại Sửu, có Xương Khúc tọa thủ, là Cách phối Cục ứng với "Chư tinh hỉ kị ca".

Bài đọc thêm về Văn Xương - can Bính hóa Khoa

--------------------------------------------------------------

Văn Xương ưa hóa Khoa, nếu so với Văn Khúc, thì Văn xương hóa Khoa thiết thực hơn. Trong các tình hình thông thường, khi Văn xương hóa Khoa lợi về các cuộc thi cử quan trọng, cũng lợi về văn nghệ, hoặc phương diện nghiên cứu học thuật, chủ về nhờ đó mà mang lại danh dự, thậm chí nhờ đó mà mang lại lợi lộc.

Văn xương hóa Khoa ở cung nhập miếu, sẽ chủ về làm tăng năng lực nghiên cứu, có sở trường về lý giải và có thể phát huy, vì vậy chẳng phải được hư danh. Chỉ khi nào Hóa Khoa ở cung lạc hãm (tức 3 cung Dần Ngọ Tuất), thì mới chủ về tự thỏa mãn về mặt tinh thần, có ý vị chỉ được hư danh.

Văn xương hóa Khoa, chủ về nhờ điển thí mà thành danh. Ở thời hiện đại cũng có thể biểu trưng cho sức cạnh tranh trong ti cử, hoặc canh tranh đắc lợi ở phương diện văn nghệ học thuật. Nếu gặp thêm Thiên khôi Thiên việt, mà chính diệu lại "thuần thanh", thì lợi về tham gia các cuộc thi cử cấp quốc gia, hoặc các cuộc thi cử chứng nhận tư cách chuyên viên cao cấp. Hai sao Khôi Việt thường thường có thể giúp thành công, nên Văn xương hóa Khoa rất ưa được chúng phối hợp.

Ở Đại vận hoặc Lưu niên mà gặp Văn xương hóa Khoa, có lúc chủ về được phát biểu tác phẩm, nhà văn thì có tác phẩm xuất bản; cũng lợi về thi cử, hoặc công tác nghiên cứu trước khi thi cử có tâm đắc đặc biệt, cho nên các cuộc thi cử không cần Văn xương hóa Khoa ở năm xảy ra cuộc thi cử, trước thi cử một năm cũng có lợi.

Bài đọc thêm về Văn Khúc - can Tân hóa Khoa

-----------------------------------------------------------

Can Tân là Văn Khúc hóa Khoa và Văn xương hóa Kị, hai sao này thường gặp nhau trong mệnh bàn, do đó cần phải lưu ý bản chất đặc biệt lúc chúng tương hội.

Thông thường, có thể biểu trưng cho học hành thông minh, nhưng lúc xử sự hay ỷ vào sự thông minh của mình, mà thường tự cho mình là đúng. Ở giai đoạn còn đi học, thì chủ về có nhiều hứng thú với toán lý, hoặc ngoại ngữ.

Tính chất cơ bản của Văn khúc hóa Khoa hơi giống Văn xương, đã gặp thuật ở bài trước. Làm tăng năng lực biện luận, ngôn từ dễ làm vui lòng người khác và hấp dẫn người khác giới.

Văn khúc ở 3 cung Dần Ngọ Tuất là hãm nhược, cho dù có Hóa Khoa, cũng chủ về có mầm mà không trổ bông.

---------------------------

Văn Khúc - can Kỷ hóa Kị

Văn khúc hóa Kị, ý nghĩa cơ bản là thiếu văn hóa, bản chất của Văn khúc vì hóa Kị mà bị trắc trở.

Văn khúc là biểu trưng cho tài ăn nói, Hóa Kị thì nói năng sai lầm.

Văn khúc biểu trưng cho văn thư, hợp đồng. Hóa Kị thì văn thư phạm sai lầm, do đó mà gây ra phiền phức, thậm chí còn bị tổn thất.

Văn khúc thường thường còn biểu trưng cho người khác giới để mắt, Hóa Kị thì vì vậy gây ra sóng gió, hoặc gây ra hiểu lầm không cần thiết trong sinh hoạt tình cảm. Có sát tinh nặng, thì biểu trưng cho là khó phát triển tình cảm với người khác giới.

Văn khúc là tài nghệ tinh, Hóa Kị thì lại không có liên quan về phương diện tài năng.

Văn khúc là thiên tài ngôn ngữ, Hóa Kị thì tiêu trừ năng khiếu này. Có sát tinh nặng, thì có thể nói cà răm, nói lắp, có lúc còn làm cho người khác phê bình chỉ trích.

Văn khúc còn mang sác thái kim tiền, Hóa Kị thì tổn thất tiền bạc. Cần phải xem xét các sao hội hợp mà định, như thu lầm chi phiếu không có tiền bảo chứng, hoặc bị lừa, bị hại. Những điều có tính vật chất này, không có ở Văn Xương hóa Kị.

Văn khúc hóa Kị, còn dễ xảy ra tình huống bị tình cảm và tiền bạc cùng gây lụy.

Văn khúc hóa Kị, còn chủ về dễ rơi vào ảo tưởng, mà còn chấp trước ảo tưởng, do đó nảy sinh cảm giác có tài mà không gặp thời.

Văn xương - can Tân hóa Kị

Văn xương hóa Kị, ý nghĩa trực tiếp nhất là "sai lầm về văn thư", cho nên lúc thi cử, làm hợp đồng, gửi văn thư, đều phải cực kỳ cẩn thận để tránh sai lầm, làm tăng thêm phiền phức không cần thiết. Tóm lại, Văn xương hóa Kị là "chữ nghĩa gây ra rối ren, phiền phức".

Văn xương tuy không dính dáng đến kim tiền, nhưng thời hiện đại là xã hội công nghiệp, văn thư thường có liên quan đến thương nghiệp, do đó cũng dễ tạo thành tổn thất kim tiền. Khác với Văn khúc hóa Kị, khi Văn xương hóa Kị là vì yêu cầu của người khác, hay vì sai lầm của người khác, mà bản thân mệnh tạo phải gánh trách nhiệm, còn đối với Văn khúc hóa Kị thì trách nhiệm là do bản thân phải gánh vác, tức sai lầm là do bản thân gây ra. Cho nên Văn xương hóa Kị thường dễ vì cho mượn, hoặc đứng ra lấy tư cách bảo đảm mà bị tổn thất.

Văn xương hóa Kị, lạc hãm thì làm việc không chú tâm, thường thường vì sơ sót mà gây ra trắc trở, còn biểu trưng cho là "mau quên", có lúc lại biểu trưng cho "có tài mà không gặp cơ hội, học mà không dùng", Văn xương hóa Kị cũng có thể biểu trưng cho "bỏ học nửa trừng".

Văn xương thích hợp làm công việc quảng bá, soạn thảo. Ngoài ra Văn xương hóa Kị còn là điềm tượng hôn lẽ không được trọn vẹn, nếu gặp sát tinh nặng, phần nhiều không có hôn lễ, cũng chủ về bị quấy nhiễu, gây khó khăn về tình cảm. Văn xương hóa Kị chủ về "lốm đốm", cho nên biểu trưng cho tàn nhang, nốt ruồi, đậu mùa.

"Mệnh lý phùng không cách"

"Mệnh lý phùng không cách" tức là Địa kiếp và Địa không thủ mệnh, cung mệnh lại không có sao cát.

Cổ ca nói:

Không diệu lai lâm cát diệu vô,

Cầu danh cầu lợi tổng thành hư,

Thanh nhàn cô độc phương diên thọ,

Phú quý vinh hoa quá khích câu.

Dịch nghĩa:

Sao không đến mà cát diệu không

Cầu danh cầu lợi mọi việc hư

Thanh nhàn cô độc sống mới thọ

Vinh hoa phú quý sẽ chóng qua

Theo Vương Đình Chi, trong cổ ca nói "sao không", có người cho là Thiên Không, Tuần Không, Tiệt Không, nhưng trên thực tế không phải vậy, mà là Địa không Địa kiếp.

Cổ nhân cho rằng:

"Địa không là thần Không Vong, thủ thân mệnh thì làm việc trồi sụt, thành bại đa đoan" (Địa không nãi Không Vong chi thần, thủ thân mệnh, tác sự tiến thoái, thành bại đa đoan)

"Địa Kiếp là thần Kiếp Sát, thủ thân mệnh thì làm việc cuồng loạn, không theo chính đạo" (Địa Kiếp nãi Kiếp Sát chi thần, tác sự sơ cuồng, bất hành chính đạo)

Đây là chỗ kị của Cách này. Vương Đình Chi cho rằng, gọi là "làm việc trồi sụt", "làm việc cuồng loạn", đối với người ngày nay gọi là "có cá tính". Những người cố chấp tục xưa mà gặp đám trẻ ngày nay chưng diện, với vẻ mặt cố ý làm ra vẻ lạnh lùng, thì sẽ cho chúng là "cuồng loạn", nhưng thực ra chỉ là thời trang phương tây. Bắt đầu từ thời "hippy", đến nay thành phong trào "hit hop", thực ra chỉ là xu thế phát triển của xã hội, không thể lấy đó để luận đoán suốt đời bất lợi.

Ngược lại, nhiều người "làm việc cuồng loạn", gặp được cơ hội, đùng một cái trở thành siêu sao ca nhạc, nhờ vào dọng ca đặc biệt mà nổi tiếng. Cổ nhân thì không phải vậy, người "có tính cách" phần nhiều ẩn dật chốn sơn lâm, thế là "suốt đời thanh nhàn cô độc". Vì vậy, cổ nhân luận đoán về hai sao Không Kiếp vẫn có chỗ đúng.

Bài đọc thêm về Địa không và Địa kiếp

------------------------------------------------------------

Địa Không thuộc âm hỏa, Địa Kiếp thuộc dương hỏa.

Cổ nhân nói: "Địa không thủ mệnh, chủ về làm việc không tưởng, thành bại đa đoan" (Tác sự hư không, thành bại đa đoan). Địa Kiếp thủ mệnh, chủ về làm việc qua loa, sơ sài, không theo chính đạo. Thực ra có các thuyết này, là vì người có Địa Không thủ mệnh ưa ảo tưởng, cách suy nghĩ của họ, người khác không hiểu được; người có Địa Kiếp thủ mệnh thì thích làm trái với truyền thống, trái với xu thế phát triển của xã hội, hành vi của họ người ta cũng không hiểu được.

Địa Không chủ về tinh thần. Địa Kiếp chủ về vật chất. Cho nên, trắc trở do Địa không mang lại, sẽ đả kích về mặt tinh thần nhiều hơn là tổn thất vật chất. Còn trắc trở do Địa kiếp mang lại sẽ tổn thất về vật chất lớn hơn, đối với sự đả kích về tinh thần.

Địa Không thủ mệnh, ưa gặp tinh hệ chính diệu có sắc thái hành động, như tinh hệ "Vũ khúc Thất sát", hay Tham Lang ở cung vượng, hay Phá quân hóa Lộc, hoặc tinh hệ "Tử vi Thất sát", còn được gặp Cát tinh, tức là chủ về biến những điều không tưởng thành hành động, nhờ vậy có thể tiêu trừ khuyết điểm do Địa Không mang lại.

Nếu Địa Không cùng ở một cung với tinh hệ "Thiên cơ Cự môn", phần nhiều là người không tưởng, hoặc lý tưởng quá cao, mà không thể biến thành hành động thực tế, thế là có biểu hiện "làm việc trồi sụt thất thường", hoặc "làm việc giả dối".

Hỏa trống (không) thì phát, kim rỗng (không) thì kêu, cho nên Địa Không ưa gặp Hỏa tinh ở hai cung Tị hoặc Ngọ, chủ về phát đột ngột, cũng ưa gặp các sao thuộc kim ở hai cung Thân hoặc Dậu chủ về danh vọng. Tuy nhiên, không nên gặp thêm các Sát tinh còn lại và chính diệu hóa thành sao Kị.

Cung Tật Ách có Địa Không bay đến, phần nhiều chủ về mắc bệnh hiếm gặp. Vương Đình Chi từng gặp một trường hợp Thiên Lương thủ cung Tật Ách, gặp Hỏa Linh và Địa Không đồng độ, bị mắc bệnh viêm não.

Địa Kiếp tuy chủ về tổn thất vật chất, nhưng di chứng nhẹ hơn Địa Không. Ví dụ như thất bại của Địa Kiếp giống như mua được một món đồ cỏ quý giá, nhưng khi đến tay thì bị vỡ, tuy có thể sửa chữa, nhưng bản thân thấy không còn thích nữa, còn thất bại của Địa Không thì giống như muốn mua một món đồ cổ, thì lại bị người ta nhanh chân mua trước, cứ tiếc mãi.

Xét từ góc độ tinh thần, thì sự đả kích của Địa Không là khá nặng. Còn nhìn từ góc độ vật chất, thì sự tổn thất của Địa Kiếp là khá lớn. Do đó có thể biết, Địa Không thì không nên ở cung Phúc đức, cung Phu thê, cung Tử tức, đối với Địa Kiếp thì không nên ở cung Mệnh, cung Quan lộc, cung Tài bạch.

Địa Kiếp thủ mệnh, thích hợp với hành động thiết thực, nên khởi nghiệp trong ngành công nghệ, từ đó có thể sáng lập sự nghiệp mới, cũng chủ về có thể phát đạt. Địa Kiếp ưa hai cung Thìn hoặc Tuất, do nhập "Thiên la Địa võng" nên có khuynh hướng khá thực tế.

Không Kiếp giáp mệnh, chủ về cuộc đời gặp nhiều trắc trở, gập gềnh, bất đắc chí

Không Kiếp đồng độ thủ mệnh, hoặc đối xung, phần nhiều chủ về lúc còn nhỏ tuổi bất lợi, không được cha mẹ che trở, hay đau yếu, nghèo khó, hoặc nhiều tai ách. Cần xem xét các tổ hợp sao của các cung mà định tính chất.

Không Kiếp thủ mệnh, hoặc giáp mệnh, cổ nhân cho rằng lợi về xuất gia. Ở thời hiện đại, có thể là người thích nghiên cứu các môn học ít người lưu tâm.

Địa không Địa kiếp chia ra ở cung Phu Thê và cung Mệnh, chủ về vợ chồng có tính cách không hợp nhau, hôn nhân có nỗi khổ khó nói, phần nhiều đều đau khổ trong lòng.

Cự phùng tứ sát cách

"Cự phùng tứ sát cách" tức là Cư Môn lạc hãm thủ cung Thân; tứ sát Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la thủ cung Mệnh.

Cổ ca nói:

Cự môn lạc hãm tại thân cung,

Tứ sát thiên vu mệnh lý phùng,

Nhược thị cát tinh vô cứu giải,

Tất tao lưu phối viễn phương trung.

Dịch nghĩa:

Cự Môn lạc hãm ở cung Thân,

Lại gặp hung sát cư Mệnh cung,

Nếu không cát tinh thời giải cứu,

Tất sẽ lưu lạc bốn phương trời.

Cách này, Vương Đình Chi cho rằng có chút nghi vấn. Căn cứ sách "Tử Vi Đẩu Số toàn thư" nói: "Cự Môn ở thân mệnh mà gặp chúng là kị, đối cung có Hỏa tinh, Linh tinh Bạch Hổ, mà không có Đế tinh, sao Lộc, thì lưu đầy ở chân trời" (Cự môn thân mệnh phùng chi vi kị, đối cung Hỏa Linh Bạch hổ cộng bạn, vô Đế Lộc, lưu phối thiên nhai). Ở đây nói, bất kể Cự Môn thủ cung mệnh hay thủ cung thân, đối cung mà gặp sát, thì mới là mệnh "lưu phối" (tức bị xung vào quân ngũ, một hình thức lưu đầy thời xưa), chứ chẳng phải Cự Môn thủ cung thân, còn tứ sát thủ cung mệnh. Nhưng cung thân rất nhiều lúc là cung Thiên Di, cho nên thuật sỹ thời Minh nói thành Cự Môn và tứ sát chia ra thủ cung thân và cung mệnh.

Có khả năng theo thể lệ của "ca quyết" bảy chữ thành câu, vì vậy nói không được rõ. Cự môn thủ mệnh gặp Kình dương Đà la, cổ nhân cho rằng "nam nữ dâm tà"; khi gặp Hỏa tinh Linh tinh là "chết ở ngoài đường". Do đó, người xưa đã gộp hai tính chất này lại thành mệnh cung "lưu đày nơi xa", trừ khi được Tử Vi và Lộc Tôn áp chế.

Theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi hầu như lại chẳng gặp hung hiểm gì, bởi vì trong xã hội cổ đại, không có loại nghề nghiệp vận dụng "điều tiếng thị phi"; còn trong xã hội hiện đại, người theo những nghề này rất nhiều (như Luật sư, nhân viên quảng cáo, nhân viên môi giới,.v.v... ) Tức dù Cự môn thủ mệnh gặp tứ sát, cũng chỉ làm cho cuộc đời của người này tăng thêm chút sóng gió, trắc trở mà thôi.

Còn phạm pháp, đây lại là một đặc điểm khác, nếu Cự môn hóa Kị, thì cuộc đời sẽ vào tù ra khám.

Bài đọc thêm về "Cự phùng tứ sát cách"

-------------------------------------------------------------

Tính chất cơ bản của sao Cự Môn

Cự môn miếu ở 4 cung Dần Mão Thân Dậu, hãm ở hai cung Sửu Mùi.

Cự Môn là sao thứ hai của Bắc Đẩu, thuộc âm thổ, còn thuộc âm kim. Cổ nhân có thuyết "thổ yên tĩnh trôn kim", vì vậy lấy Cự Môn làm "ám tinh", chủ về "điều tiếng thị phi", và "tranh ngoài sáng, đấu trong tối".

Ngoài điều tiếng thị phi, Cự Môn còn chủ về khẩu tài, rất ưa Hóa Quyền, cách cục cao thì có thể phú quý, nếu không cũng có thể là bậc thầy dạy học đáng kính. Cự môn hội chiếu với Thái dương thì quang minh lỗi lạc, có thể phú quý.

Thời cổ đại do bị hạn chế điều kiên xã hội, nên người có Cự môn thủ mệnh bị giới hạn về nghề nghiệp, khác với bối cảnh xã hội hiện đại, có thể làm phát thanh viên, hay làm việc trong ngành quan hệ công cộng, thậm chí có thể làm công tác ngoại giao, hoặc luật sư. Nếu gặp các sao Liêm trinh, Tham lang, Long trì, Phượng các, Thiên tài, thì có thể hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Đặc tính của Cự môn là "khẩu tài", nhưng về phương diện giao tế, nó không giống như Tham Lang thiên về hưởng lạc và ham mê tửu sắc, cũng không như Thiên Cơ xử sự tròn trịa, khéo ăn khéo ở, mà nó khá thực tế.

Khẩu tài của Văn Khúc rơi vào tệ "xảo ngôn lệch sắc", mầu mè chải chuốt, hơi sốc nổi, không thiết thực; còn Cự Môn thì có thể dùng ngôn từ để chiếm lòng tin của người khác. Cho nên lúc Cự môn hóa Quyền, lời nói của người này sẽ có tính quyền uy. Nếu Cự môn hóa Lộc, thì thích hợp làm nghệ sỹ biểu diễn, đặc biệt có thể thành người dẫn dắt, điều khiển chương trình ưu tú, khi Cự Môn gặp Văn xương, Văn khúc, Hồng loan, Thiên hỉ, Thiên diêu, Hàm trì thì càng đẹp.

Nếu Cự môn hóa thành sao Quyền, hoặc hóa thành sao Lộc, hội hợp với chính diệu hóa Khoa, thì chủ về thanh danh vang dội, nhất định là người có tiếng tăm trong xã hội., thường phát biểu ngôn luận trước đám đông.

Đặc điểm lớn nhất của Cự môn là bản thân có biểu hiện khá tốt. Nhưng nếu học hành ít, không đủ để vận dụng, thì biến thành cá tính không nể phục người khác, do đó dẫn đến tị hiềm đố kị. Vì vậy Cự Môn rất ưa hội các sao Xương, Khúc, Khoa, cung mệnh dù không gặp sao "văn", nếu cung Phúc đức có văn tinh tụ tập, cũng có thể bổ cứu.

Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, gọi là "Thạch trung ẩn ngọc cách", chỗ tốt của cách này là giảm thiểu những biểu hiện dục vọng của bản thân, tài năng kín đáo không lộ. Lấy trường hợp gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, làm thượng cách; gặp Lộc Tồn là thứ cách, thảy đều chủ về người có địa vị cao trong xã hội, còn dễ trở nên giầu có. nhưng người thuộc Cách này, một khi đã có địa vị cao, thành nhân vật "số một", sẽ dễ chuốc tị hiềm đố kị mà dẫn đến thân bại danh liệt.. Xét từ Cách này, có thể thấy Cự Môn phải biết tiết chế biểu hiện của mình, đồng thời cũng cần chú ý tu dưỡng sở học.

Thái Dương hội hợp với Cự Môn, có thể giải "ám" của Cự môn. Xét về tính chất, đây là vì người "Nhật Cự thủ mệnh" làm việc phần nhiều đều quang minh lỗi lạc, dễ làm cho người ta hiểu rõ.

Tổ hợp tinh hệ "Thái dương Cự môn" còn có tính chất "người ngoại quốc", nên khi tinh hệ này hội hợp với sao Cát, xem nó rơi vào cung nào, để định tính chát sùng thượng người ngoại quốc, hay kết hôn với người nước ngoài.

Đối với Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Kiếp sát, Thiên hình, Hóa Kị, thì sao Cự môn đều sợ. Nói chung, thì Kình Đà dễ khiến tình cảm nổi sóng gió, Hỏa Linh khiến đời người thêm nhiều sóng gió, Không Kiếp khiến đời người gập ghềnh, gặp nhiều trở ngại, bất đắc chí. Theo thuyết của cổ nhân, có khả năng thủa nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi, gặp các sao Hình Kị, thì xảy ra điều tiếng thị phi. Nếu tứ sát cùng chiếu, lại gặp Thiên hình, cung Tật Ách không tốt thì dễ yểu mạng.

Bài đọc thêm về "Cự phùng tứ sát cách"

-------------------------------------------------

Cự Môn tổng luận

Cự Môn là sao thứ hai của Bắc Đẩu, thuộc âm thổ, khí của nó thuộc âm kim. Trong Đẩu Số, Cự môn là ám tinh. Gọi là "ám tinh", chẳng phải nói Cự môn không có ánh sáng, mà là nói nó giỏi che mất ánh sáng của người khác, cho nên gọi là "ám".

"Che mất ánh sáng của người khác", là sắc thái đặc biệt nhất của sao Cự Môn. Trong xã hội, người nghị luật thao thao bất tuyệt biến người khác đều thành thính giả, cách biểu hiện cái "tôi" như vậy là sắc thái đặc biệt của Cự Môn. Hơn nữa, Cự Môn còn thích tiết lộ chuyện riêng tư của người khác, cho nên cổ nhân nói đặc tính của Cự Môn là "gây chuyện thị phi sau lưng" (bối diện thị phi)

Cự Môn còn có một sắc thái đặc biệt khác là "đa nghi". Cổ nhân nói nó "ở người thì chủ về ám muội, đa nghi thị phi" (vu nhân chủ ám muội, đa nghi thị phi). Đây là do Cự Môn đánh giá người khác phần nhiều thiên nặng về mặt "âm ám", cách nhìn đối với người khác rất phiến diện, đương nhiên có nhiều nghi ngờ.

Do hai tính cách này, nên quan hệ giao tế của Cự Môn không được tốt, nói "ít hợp với lục thân, giao du với người lúc đầu thì tốt, sau cùng thì xấu" là do lý luận này.

Vì vậy, lúc đánh giá Mệnh cục Cự Môn cần phải chú ý các sao nó hội hợp, xem chúng có làm mạnh thêm hai đặc tính này, hay là làm giảm bớt hai đặc tính này, hoặc có thể nhuyễn hóa hai đặc tính này.

Sao có thể hóa giải sự "âm ám" của Cự Môn mạnh nhất là Thái Dương ở cung miếu vượng. Cổ nhân nói "Cự Nhật đồng cung, phong quan ba đời", trường hợp "Thái dương Cự môn" là đúng, do Thái dương ở cung Dần là mặt trời mọc ở phương Đông, ánh sáng rực rỡ đang thịnh, có thể hóa giải "âm ám" của Cự Môn.

Nếu Thái dương ở cung Ngọ, sẽ hội hợp với Cự Môn thủ mệnh ở cung Tuất, cũng dư sức hóa giải tính "âm ám" thị phi của Cự Môn, nên cũng gọi là kết cấu đẹp. Ngoại trừ Thái dương có thể hóa giải tính "âm ám" của nó ra, chỉ còn dùng hóa Quyền và hóa Lộc để hóa giải. Cự Môn sau khi hóa thành sao Lộc, khí chất của Cự Môn biến thành khéo ăn khéo ở, còn Cự Môn sau khi hóa thành sao Quyền, thì tính giảm bớt lòng nghi kị, do đó cũng có thể cải thiện đặc tính của Cự Môn. Phàm Cự môn có cách cục tốt, đều ưa Hóa Lộc, Hóa Quyền là do duyên cớ này.

Có Thiên Cơ đồng độ hoặc đối củng, sẽ làm mạnh thêm khuyết điểm của Cự Môn, bởi vì Thiên Cơ sẽ biến Cự môn thành trôi nổi, không thiết thực, mà còn làm tăng đặc tính đa nghi của nó, cũng sẽ khiến nó hay "gây chuyện thị phi sau lưng", nhờ vào ngôn từ mưu trí và quyền biến, để chiếm lòng tin của người khác. Cần phải hóa Lộc, hóa Quyền, và hội hợp với các sao Cát, mới là cách cục tốt. Nếu có Sát tinh đồng cung, là cách cục phá tán, thất bại.

Sát tinh cũng có thể làm tăng đặc tính xấu của Cự Môn. Cự môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất là hãm địa, thì càng nặng. Vì vậy cổ nhân nói: "Cự môn sợ hai cung Thìn hoặc Tuất hãm địa" (Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự môn); "Cự môn gặp tứ sát mà cung hãm thì hung" (Cự môn tứ sát hãm nhi hung); "Cự môn mà gặp Hỏa tinh và Kình dương thì cuối đời tự ải" (Cự Hỏa Kình Dương, chung thân tự ải); "Cự môn gặp Hỏa tinh Linh tinh, mà không có Tử vi và Lộc tồn áp chế, thì nhất định sẽ bị đày ngàn dặm" (Cự môn Hỏa Linh, vô Tử vi Lộc tồn áp chế, quyết phối thiên lý).

Tử phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, có thể nhuyễn hóa tính cách xấu của Cự Môn thành tốt đẹp. Tử phụ, Hữu bật chủ về trợ lực, Văn xương, Văn khúc chủ về tài năng, tuy có nói nhiều thì cũng sẽ không chuyên đi che ám người khác; sau khi được trợ lực rồi, cũng sẽ giảm bớt lòng nghi kị, mà còn có thể mang tính nghi kị biến thành tính lo toan suy nghĩ một cách hữu ích.

Cho nên Cự Môn tuyệt đối không nên gặp Sát tinh, mà rất ưa gặp Lộc tồn, Hóa Lộc, Hóa Quyền, và Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc.

Với tính chất sau khi chuyển hóa thành Tốt của Cự Môn, rất thích hợp làm những nghề nghiệp coi tài nói năng là nhân tố quan trọng. Người thuộc thượng cách có thể là Luật sư, hay nhân tài ngoại giao, đây phần nhiều là lấy "tính hay nói xấu" nhuyễn hóa thành "giỏi biện luận", lấy "tính nghi kị" nhuyễn hóa thành "tính lo toan suy nghĩ". Cũng thích hợp làm nghề bán hàng, dạy học, hoặc nghệ thuật biểu diễn để mưu sinh.

Cự Môn phân bổ ở 12 cung, sẽ đồng độ, hoặc đối củng với Thiên Cơ ở hai cung Mão hoặc Dậu, gọi là "Cự Cơ" đồng độ; ở 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu là kết cấu "Cự Môn Thiên Cơ".

Ở hai cung Tị hoặc Hợi (sách viết là Thìn hoặc Tuất), thì Cự môn độc tọa, ở đối cung sẽ là Thái Dương; ở hai cung Dần hoặc Thân, thì Cự môn và Thái dương đồng độ. Cho nên, ở 4 cung Dần Thân Tị Hợi là kết cấu "Cự Môn Thái Dương".

Thiên cơ tính trôi nổi, không thiết thực, nên bất lợi đối với Cự Môn, Thiên Đồng thì có thể hòa với khí của Cự môn, nhưng lại có thể khiến cho tâm trạng của Cự Môn càng "âm ám" kín đáo. Thái Dương thì có thể dùng ánh sáng rực rỡ của mình để hóa giải tính "âm ám" của CỰ Môn, thông thường kết cấu "Cự môn, Thái dương" là tốt nhất, nhưng trong đó cũng có biến cách.

Cự Môn thủ mệnh cũng có một số cách cục nổi tiếng, Cự môn độc tọa ở hai cung Tý hoặc Ngọ, hóa Lộc hoặc hóa Quyền, gọi là cách "Thạch trung ẩn ngọc", chủ về mệnh tạo "anh hoa nội liễm" (tài năng không lộ)

Cự môn độc tọa ở cung Thìn, hóa thành sao Lộc, được Văn xương hóa Kị cùng bay đến, ở đối cung có Thiên Đồng, mà còn hội hợp Thái dương hóa Quyền. Hóa Quyền của Thái dương có thể điều hòa tính xấu của Cự môn, hơn nữa bản thân Cự môn đã hóa Lộc, tính chất được nhuyễn hóa, còn Thiên đồng có thể hóa giải Hóa Kị của Văn xương, vậy là vừa khớp trở thành "cách đặc biệt". Cổ nhân nói: "Cự môn ở hai cung thìn hoặc Tuất là không đắc địa, mệnh khổ nhưng trái lại biến thành cách cục đặc biệt" (Cự môn Thìn Tuất bất đắc địa, tân nhân mệnh ngộ phản vi kỳ) là ám chỉ điều vừa nói, nhưng không tiết lộ một điều là cần phải có Văn Cương Hóa Kị đồng độ.

"Cự Môn Thiên cơ" ở cung Mão, Hóa Lộc, hội hợp với Lộc tồn, mà không có thêm Sát tinh, lại được Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu, gọi là "Cơ Cự đồng lâm cách", nhưng nếu có Sát tinh là phá Cách, kị nhất là có Kình dương, Hỏa tinh.

Cung mệnh của Đại hạn, hoặc Lưu niên gặp Cự Môn, thì không chủ về có đặc tính của Cự Môn, mà lại chủ về một đoạn đời người gặp cảnh ngộ bị Cự Môn che phủ. Nếu không có Thái dương miếu vượng hóa giải, lại không có Quyền Lộc, trái lại còn gặp các sao Sát Kị, thì chủ về Đại vận hoặc Lưu niên không cát tường, điều tiếng thị phi trùng trùng, mà còn chủ về phạm pháp, kiện tụng, cần phải gặp các sao Cát và cát hóa, sau mới hưng thịnh. Cự Môn là sự phiến nhiễu của thị phi, không thể không thận trọng.

Cự Môn biệt luận: Sáu tình huống Cự Môn tọa mệnh

Cự Môn có quan hệ mật thiết với các sao Thái Dương, Thiên Cơ, Thiên Đồng, được phân bố trong 12 cung như sau:

- Ở hai cung Tý hoặc Ngọ, thì Cự Môn đối chiếu với Thiên Cơ

- Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thì Cự Môn đồng cung với Thiên Đồng.

- Ở hai cung Dần hoặc Thân, thì Cự Môn đồng cung với Thái Dương.

- Ở hai cung Mão hoặc Dậu, thì Cự Môn đông cung với Thiên Cơ.

- Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thì Cự Môn đối chiếu với Thiên Đồng.

- Ở hai cung Tị hoặc Hợi, thì Cự Môn đối chiếu với Thái Dương.

Về đại thể, quan hệ giữa Cự môn với Thái dương, đồng cung sẽ không bằng đối chiếu, bởi vì Cự môn là "ám tinh", khi đồng cung với Thái dương, là một "minh" và một "ám" cùng ở một cung vị, trái lại sẽ gây lụy cho Thái dương. Đối chiếu thì khác, "ám" của Cự môn không đủ sức truyền đi xa, nhưng ánh sáng và nhiệt của Thái dương lại có thể chiếu tới Cự môn, nên có thể giải trừ "ám" của Cự môn.

Quan hệ với Thiên Đồng, thì đồng cung ưu hơn đối cung, bởi vì Thiên Đồng có tính cách bảo thủ, chỉ lo bảo toàn bản thân, mà bất kể thế sự, lại còn hay sợ việc. Ưu điểm của Cự môn là không chiếu xạ đối cung của mình, mà còn bị ảnh hưởng ngược lại từ đối cung, khiến cho tính chất (tính cách) của Cự môn xảy ra thay đổi. Đồng cung thì khác, hai bên sẽ tác động lẫn nhau, nên có thể "hơi" thay đổi khuyết điểm của Cự môn, làm giảm bớt điều tiếng thị phi.

Cự Môn quan hệ với Thiên Cơ, dù đối chiếu hay đồng cung, đều có sở trường riêng. Tổ hợp tinh hệ này, phần nhiều đều có chút tính chất khéo ăn khéo ở, còn giỏi biểu đạt và điều hòa. Khi Thiên cơ và Cự môn đồng cung, tính cách (tính chất) khéo léo của Thiên Cơ sẽ cải thiện tính chất điều tiếng thị phi của Cự Môn, nhưng cũng đồng thời làm giảm bớt tính chất "Thiên Cơ hóa khí thành khéo léo" dẽ thành đầu môi trót lưỡi, bụng dạ hẹp hòi. Lúc Thiên cơ và Cự môn đối chiếu, tính chất của hai bên sẽ dung hòa, Thiên cơ không đến nỗi biến thành bụng dạ hẹp hòi vì ảnh hưởng của Cự môn, mà Cự môn cũng không đến nỗi biến thành sốc nổi, không thiết thực, vì ảnh hưởng của Thiên Cơ. Nhưng tính chất "điều tiếng thị phi" của bản thân Cự môn vẫn không bị ảnh hưởng, dễ nhanh mồm nhanh miệng mà chuốc họa.

Cỏ nhân nói: "Giao du với người có mệnh Cự môn, lúc đầu tốt về sau xấu", đại khái là lấy tổ hợp tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" để nói, bởi vì bất kể hai sao đối chiếu hay đồng cung, cũng đều có những khiếm khuyết đáng tiếc, hơi thiếu đường đường chính chính.

Cự Môn cát hay hung là do có tài học hay không

Cổ nhân rất có thiên kiến với Cự Môn, có thuyết: "Cự môn miếu vượng, tuy phú quý cũng không được lâu bền"; hay "Cự môn thủ cung mệnh hoặc cung thân, một đời chuốc điều tiếng thị phi", thậm chí khi luận các cung Huynh đệ còn nói "anh em thảm thương", cung Phu thê còn nói "vợ chồng thất tiết", cung Tử tức còn nói "con cái tổn hậu", hay cung Tài bạch còn nói "tiền bạc khéo trộm mà có",.v.v... có thể nói là không có chỗ nào đúng.

Vương Đình Chi cho rằng, tiền nhân của phái Trung Châu đánh giá Cự Môn khách quan hơn, cho rằng: "Cự môn có lòng chính nghĩa, thường thường sở học ít khi tinh thâm, tài không đủ để dùng" nhưng chính nhờ đó mới có tính bỗng nhiên lãnh ngộ.

Người có Cự môn ở cung mệnh, đại khái đều có biểu hiện tốt về tính cách của bản thân, thêm vào đó còn giỏi biện luận, do đó thường dễ chuốc tị hiềm đố kị. Nếu như tài học của mệnh tạo đủ sức khiến cho người ta khâm phục, thì tính chất "chuốc tị hiềm đố kị" sẽ giảm bớt, sẽ khiến người ta ghét tính nói nhiều của mệnh tạo, quan hệ nhân tế đương nhiên rất tệ, gây nên "một đời chuốc lấy điều tiếng thị phi", "tuy phú quý nhưng không được lâu bền". Đây cũng là nói, hễ người có Cự Môn tọa cung mệnh, nếu có tài học, mà còn học tinh thâm, thì cũng là mệnh cục tốt.

Cổ nhân rất ưa Cự môn đồng cung hay đối chiếu với Thái dương, cho rằng Thái dương có thể giải "ám" của Cự môn, thực ra chỉ vì người có "Cự Nhật thủ mệnh" làm việc quang minh lỗi lạc, dễ làm cho người ta dễ hiểu mình mà thôi.

Cự Môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ, tuy không gặp Thái dương, nhưng có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Hóa Khoa, ba sao hợp chiếu, cổ nhân cũng cho rằng đây là cách cục tốt, gọi là "Thạch trung ẩn ngọc", đó là vì nhờ có các sao hóa diệu này, nên sở học của mệnh tạo không đến nỗi tệ, thêm vào đó Thiên Cơ ở đối cung "hóa khí thành khéo léo", nên vừa có tài học, vừa có tu dưỡng, do đó tính chất "điều tiếng thị phi" của Cự môn sẽ nhuyễn hóa thành tài ăn nói, lời nói ra ắt sẽ khéo léo, biến thành cách cục tốt.

Cổ nhân luận mệnh thích giấu đi một chút, thường chỉ nêu ra một Sao để phán định, cho nên dễ khiến cho hậu nhân mơ mơ hồ hồ, nếu không động não phân tích thì khó mà hiểu được.

Nói về ánh của các Sao, thì Thái dương là không có chỗ nào không chiếu đến, vì vậy Cự môn không thể che ánh sáng của Thái dương, chỉ khi Thái dương lạc hãm, lúc đó ánh sáng yếu nhất, Cự Môn mới che được, do đó Thái dương lạc hãm cũng không nên hội Cự môn.

Ảnh hưởng của Cự Môn đối với các sao, dựa vào kết quả tính chất của các sao bị "ám" mà định.

Như Thiên Đồng gặp Cự Môn, đồng độ hoặc vây chiếu, Thiên Đồng chủ về tình cảm và tâm trạng, sẽ biến thành tình cảm và tâm trạng u ám. Thế là tận trong thâm sau nội tâm, có nỗi đau khổ thầm kín mà không thể cho ai biết.

Lại như Thiên Cơ gặp Cự Môn, đồng độ hoặc vây chiếu, Thiên Cơ chủ về cơ mưu, kế hoạch, biến thành cơ mưu và kế hoạch bị tính toán sai, do đó có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, do dự thiếu quyết đoán. Có điều Thái Dương gặp Cự Môn đồng độ hoặc vây chiếu, nếu Thái dương nhập miếu thì không bị Cự môn "ám", ánh sáng chiếu xa, nên chủ về được người ngoại quốc hoặc người ở nơi xa xem trọng, còn khi lạc hãm thì ánh sáng lu mờ, làm việc đầu voi đuôi chuột.

Như đã thuật ở trên, để luận đoán điềm quan trọng của Cự Môn, cần phải xem xét tính chất toàn bộ các sao mà định, sau đó "thâm nhập" tính chất "che ám", thì mới có thể luận đoán hoàn chỉnh.

Ví dụ như tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" vốn chủ về phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, cho nên chủ về ý chí không kiên định, nhưng nếu Thiên Cơ hóa Quyền làm tăng tính ổn định, thì lực "che ám" của Cự Môn lại biến thành chủ quan quyết định mà phạm sai lầm, vì vậy mà đánh mất cơ hội tốt.

Lại ví dụ như tinh hệ "Thiên đồng Cự môn", vốn chủ về có ẩn tình che dấu triền miên, nhưng nếu Thiên Đồng hóa Lộc, thì lại có thể biến thành chấp trước một môn học nào đó, hoặc chấp trước một thú vui sở thích nào đó. Như vậy chưa chắc là không tốt. "Cự Môn Thiên Đồng" đồng độ, phải có sao Lộc, nếu không có Lộc, dù gặp Cát tinh cũng không cát tường. Cổ nhân nói "Cự môn ở Sửu Mùi là hạ cách, dù phú quý cũng không được lâu" (Sửu Mùi Cự môn vi hạ cách, túng nhiên phú quý diệc bất trường). Khuyết điểm của kết cấu tinh hệ này là ở chỗ: dễ nghe lời dèm xiểm, nói xấu, xử sự nặng tình cảm mà dẫn đến thất bại.

Cự môn đồng độ với Thiên cơ, cần phải được cát hóa và có sao Cát thì mới phú quý (ở cung Mão ưu hơn ở cung Dậu), nhưng gặp Hỏa tinh hoặc Linh tinh bay đến là phá Cách, chủ về cuộc đời nhiều chìm nổi. Không gặp Cát tinh hoặc không được Cát hóa, mà gặp sát tinh thì phá tán, tàn tật.

Cự môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ là cách "Thạch trung ẩn ngọc" được cát hóa là tốt, hóa Lộc thì chủ về phú, hóa Quyền thì chủ về quý. Có điều cuộc đời không nên ở vị trí tối cao.

Trường hợp Cự môn hóa Lộc hay hóa Quyền, thường đều thất bại ở Đại vận cung Tị; hóa Quyền thì thất bại vì tranh quyền; hóa Lộc thì thất bại vì quá muốn làm giầu. Nó thường thành công ở những đại vận "Vũ khúc Thất sát", Thiên phủ.

Cự môn ở hau cung Tý hoặc Ngọ, đồng độ với Lộc tồn, cần phải gặp Cát tinh mới phú quý. Rất kị cung hạn Thiên Cơ, cũng không ưa cung ở tam phương có Địa không Địa kiếp bay đến. Nó thường thành công ở Đại vận có sao Lộc trùng điệp.

Cự môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ, không có sao Lộc, cần phải đến Đại vận hoặc Lưu niên gặp sao Lộc, mới chủ về phát vượt lên, gặp niên hạn có Địa không, Địa kiếp và Hóa Kị (nhất là Thiên cơ hóa Kị), sẽ chủ về phá tán, thất bại.

Cự môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ, thông thường bất lợi cung Huynh đệ. Vì vậy không nên hợp tác với người khác, cũng thường chủ về kết hôn muộn, Cự môn ở cung Tý thì càng đúng.

Cự môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thông thường là bát lợi. Cổ nhân nói: "Cự môn ngại bị hãm ở hai cung Thìn Tuất" (Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự môn), chủ về vất vả, tranh chấp thị phi. Khi Cự môn hóa Kị, có sát tinh bay đến là hạ cách. Cự môn ở hai cung Thìn hay Tuất, thì không nên đến các cung hạn Thiên tướng, Thiên lương, Thiên đồng, Thiên phủ, thường xảy ra sự cố, mà nên đến các cung hạn Thái âm, Thái dương nhập miếu. Rất nên đến các vạn hạn gặp Lộc tồn, Hóa lộc có thể giải tai ách của Cự Môn.

Cự Môn hóa Lộc ở cung Thìn, có Văn Xương hóa Kị đồng cung hoặc vây chiếu, là cách cục đặc biệt, rất phú quý. Đến cung hạn Thiên Phủ, là đại vận phát đạt. Cự môn ưa sao tiền tài, cho nên ưa cung hạn Thiên Phủ. Nhưng Cự môn không nên đến niên hạn Thiên Đồng, thường vì tham cầu thái quá mà gặp hung.

Cự môn ở cung Tuất hóa Lộc hay hóa Quyền đều cát, nhưng không nên gặp Văn Xương hóa Kị, gặp Thiên Phủ thì nên, gặp Thiên đồng thì ngại.

Cự môn ở hai cung Tị hoặc Hợi, có sự khác biệt rất lớn. Ở cung Hợi thì có Thái dương ở cung Tị vậy chiếu cho nên cát, nếu được cát hóa và có sao cát, ắt chủ về phú quý. Nhưng đến Đại vận Thiên cơ Thiên đồng (kị nhất là Lưu niên Thất sát), sẽ dễ vì cố xuất đầu lộ diện mà gây ra tai họa, hoặc vì quá lộ tài năng mà gây ra tai ương.

Cự môn ở cung Tị, thì Thái dương ở đối cung vô lực, cho nên không là cát lợi, chỉ khi nào gặp sao Lộc, mới chủ về nhờ cần kiệm mà trở nên giầu có. Ưa đến các cung hạn "Tử vi Thiên phủ", Vũ khúc, có Lộc tồn, Hóa Lộc, không ưa đến cung hạn Thất sát, cung hạn "Liêm trinh Thiên tướng", cung hạn Tham lang.

Cự Môn ở 12 cung đều ưa gặp sao Lộc, trường hợp hóa thành sao Lộc thì rất tốt, trường hợp Lộc tồn là kế đó. Các vận hạn trong cuộc đời cũng ưa có Hóa Lộc và gặp sao Lộc. Hễ Cự môn hóa Quyền, ưa đến nhất là Đại vận hoặc Lưu niên gặp sao Lộc. Tinh hệ "Thiên đồng Cự môn" ở hai cung Sửu hay Mùi, là được Vũ khúc hóa Lộc và Tham lang hóa Quyền giáp cung, cũng khá tốt. Rất sợ có Hỏa Linh đồng độ, dù phú quý cũng không lâu dài.

Đọc thêm CỰ MÔN - can Đinh hóa Kị

Cự Môn không ưa hóa thành Kị, vì vốn đã có tính chất "điều tiếng thị phi", sau khi Hóa Kị càng làm mạnh thêm tính chất xấu này, khiến cho đời người thêm nhiều phiền phức rắc rối.

Cự Môn sau khi Hóa Kị cũng ảnh hưởng đến phương diện tình cảm, thường dễ xảy ra phiền phức liên tiếp mà không thể đoán trước được. Cho nên người Cự môn hóa Kị tọa mệnh, bất kể các sao của cung Phu Thê hoàn mỹ đến đâu, ít nhất cũng có một lần gãy đổ trong tình yêu hoặc hôn nhân, tất nhiên sau đó để lại vết thương lòng suốt đời khó quên.

Thích cầu toàn cầu mỹ, nhưng bất kể đã nỗ lực như thế nào, sự nghiệp phát triển cũng không được như lý tưởng. Nhưng mệnh tạo lại chấp trước sự hoàn mỹ vì vậy mà sinh ra thất vọng, hơn nữa trong quá trình sự kiện phát triển mệnh tạo rất đau đớn khổ sở và vất vả. Lúc có Đà La đồng độ, khuynh hướng này càng rõ rệt.

Cự Môn hóa Kị độc tọa ở hai cung Tý hoặc Ngọ, đối cung là Thiên cơ hóa Khoa, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, cung tam hội có Thái Dương độc tọa và mượn "Thiên Đồng Thiên Lương" mà Thiên Đồng hóa Quyền. Cự môn hóa Kị trong tinh hệ này, thường nhờ "hung sự" mà biến thành lực kích phát. Sự số trắc trở đang trong quá trình phát triển thì ngưng lại, những mỗi lần trắc trở như vậy, thực ra lại khiến cho kết cục càng hoàn mỹ. "Thấy Hung thực ra là Cát" là đặc điểm của nó.

Mệnh cục này bất lợi về hôn nhân, tuy giao du với nhiều người khác giới, nhưng tình cảm vẫn duy trì lâu dài một cách lặng lẽ, hoặc lúc tình cảm phát triển tới mức độ sâu đậm thì bỗng nhiên xảy ra biến cố, dẫn đến chia ly. Ở cung Ngọ dễ chuốc điều tiếng thị phi hơn ở cung Tý, nhưng lại trở thành sức mạnh kích phát.

"Thiên đồng Cự môn" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, khi Cự môn hóa Kị ắt Thiên đồng hóa Quyền (xin tham khảo phần Thiên Đồng hóa Quyền) khi Thiên đồng hóa Quyền còn làm mạnh thêm sự xung động trong bản thân.

Tinh hệ "Thái dương Cự môn" đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân (ở cung Dần gặp Lộc tồn), Cự môn hóa Kị, cung tam hội mượn "Thiên cơ Thiên lương" mà Thiên cơ hóa Khoa, và mượn "Thái âm Thiên đồng" một sao hóa Lộc một sao hóa Quyền. Tinh hệ này là cách cục tứ hóa hội hợp, nhưng do Cự Môn của bản cung hóa Kị, nên rất bất lợi về quan hệ nhân tế. Thông thường bất lợi đối với người thân phái nam, nên không thích hợp với nữ mệnh, đến tuổi trung niên không có duyên với chồng, đến tuổi vãn niên thì có khoảng cách đối với con cái. Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, đều chủ về thiếu duyên với cha, hoặc dễ xung đột với thượng cấp. Do tính chất "điều tiếng thị phi", nên rất thích hợp với nghề nghiệp "dùng lời nói để kiếm tiền" như luật sư, dạy học,.v.v... nhờ "Lộc Quyền Khoa hội" có thể thăng tiến danh dự và tài lộc.

Tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, khi Cự môn hóa Kị, ắt Thiên cơ hóa Khoa (xin tham khảo phần Thiên Cơ hóa Khoa)

Cự Môn độc tọa hóa Kị ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thiên Đồng ở đối cung hóa Quyền, cung tam hội Thái dương độc tọa và mượn "Thiên cơ Thái âm" mà Thái âm hóa Lộc, Thiên cơ hóa Khoa. Cự môn hóa Kị ở Thiên la Địa võng lại chủ về cát lợi, tính chất "thấy Hung mà thực ra là Cát" rất rõ ràng. Cho nên bề ngoài tuy gặp trắc trở, điều tiếng thị phi, nhưng kết cục thường thường lại khiến cho người ta bất ngờ, có điều vẫn khó tránh phải trải qua gian khổ, tâm lư lo nghĩ. Nếu gặp Hỏa Linh, hoặc Không Kiếp đồng độ, thì rất thích hợp "dùng lời nói để kiếm tiền". Có điều mệnh tạo ưa giải quyết khó khăn cho người khác, nên sự nghiệp tuy tốt nhưng cuộc đời lại khó được yên tịnh. Hôn nhân cũng chủ về mỹ mãn, bất kể nam mênh hay nữ mệnh, đều nên lấy người có sự nghiệp.

Cự môn độc tọa, hóa Kị ở hai Cung Tị hoặc Hợi, đối nhau với Thái dương, ắt sẽ gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Đà la, cung tam hội là Thiên đồng độc tọa hóa Quyền và Thiên Cơ đọc tọa hóa Khoa. Thông thường, tinh hệ này ảnh hưởng đến lục thân ở mức độ nhẹ, Cự môn ở cung Hợi càng nhẹ hơn, nhưng tình hình về "điều tiếng thị phi", và sóng gió trắc trở trong tình cảm thì khá nặng. Nam mệnh ắt sẽ lấy được vợ đẹp, nữ mệnh ắt sẽ lấy được chồng có đường sự nghiệp tốt, bàng nhân thiên hạ đều cho rằng họ đẹp đôi, nhưng phần nhiều họ lại bất mãn với người phối ngẫu, sau trung niên thường thay lòng đổi dạ, khiến cho mọi người xung quanh đều ngạc nhiên.

Đan trì quế trì cách

"Đan trì quế trì cách" tức là Thái Dương cư Thìn, Thái âm cư Tuất, an mệnh tại cung Thìn hoặc cung Tuất. Thái dương cư Tị, Thái âm cư Dậu, an mệnh ở cung Tị hoặc cung Dậu.

Cổ ca nói:

Nhị diệu thường minh chính đắc trung

Tài hoa thanh thế định anh hùng

Thiếu niên tế đắc phong vân hội

Nhất dược thiên trì tiện hóa long.

Dịch nghĩa:

Hai sao thường sáng chính đắc trung

Tài hoa thanh thế định anh hùng

Tuổi trẻ đỗ đạt ra làm quan

Một bước lên mây hóa thành rồng.

Thái dương thủ mệnh mà nhập miếu, cổ nhân gọi là "đan trì", Thái âm thủ mệnh mà nhập miếu, cổ nhân gọi là "quế trì".

Thời cổ đại xem trọng công danh khoa cử, mà không trọng sự giầu có của giới thương nhân, do đó cho rằng "đan trì quế trì" là đại lợi về cầu Danh. Vì vậy, cổ quyết mới có các thuyết:

- "Thái dương thủ cung Mão, phú quý vinh hoa",

- "Thái dương thủ mệnh ở các cung Mão Thìn Tị Ngọ, gặp các sao Cát, là đại quý" (Thái dương thủ mệnh vu Mão Thìn Tị Ngọ, kiến chư cát đại quý)

- "Thái âm ở cung Tý là đài quế nước trong, được chức quan trọng yếu, là trung thần can gián" (Thái âm cư Tý, thị thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián ti tài)

"Trăng sáng cửa trời ở cung Hợi, là phong hâu thăng chức tước" (Nguyệt lãng thiên môn vu Hợi địa, tiến bước phong hầu)

Thảy đều vì Thái dương, Thái âm miếu địa mà ra.

Nhưng hậu nhân lại thiên lệch, phải tìm cho ra cách "hai sao đều sáng", với ý đồ làm tăng vẻ vang cho Mệnh Cục, do đó đưa ra cách: "Nhật Nguyệt tịnh minh cách", và "Nhật Nguyệt hội minh cách", ngoài ra còn cật lực tìm ra tinh hệ Nhật Nguyệt cư cung miếu vượng hỗ tương hội chiếu, làm thành mối quan hệ giữa Cách và Cục, còn không dùng cái tên "đan trì" và "quế trì".

Cách này có tính giới hạn cục bộ rất lớn. Thứ nhất là phải gặp sao Lộc, thứ hai là phải gặp các Cát tinh Xương Khúc Tả Hữu, thứ ba là phải gặp một ít Sát tinh trong số Hỏa tinh Linh tinh Kình dương Đà la. Nhưng nếu phù hợp điều kiện này, về căn bản không phải nệ vào cách cục nữa.

Đọc thêm về Đan trì quế trì cách

------------------------------------------

Thái Dương tổng luận

Như chúng ta đã biết, Thái Dương là chủ tinh của các sao Trung thiên, thuộc dương hỏa. Do thái dương là chủ tinh của Trung Thiên, cho nên cũng ưa "bách quan triều củng".

Đặc tính rất quan trọng của Thái Dương là phát ra ánh sáng và nhiệt, nhờ vậy mà ánh sáng chói lọi. Vì vậy, trong đời người nó chủ về thanh danh và quý hiển, trừ phi Thái dương hội hợp với các sao chủ về tài phú, như Thái âm, Hóa Lộc, Lộc tồn, nếu không càng chủ về quý mà không chủ về giầu có.

Chủ về quý là đặc tính của Thái Dương, do đó cũng ưa đồng độ, hoặc hội hợp với các sao mang tính chất quý hiển, như Thiên lương, Thiên khôi, Thiên việt. Thậm chí người Thái Dương tọa mệnh, đến cung hạn có các sao quý hiển tọa thủ như: Tử vi, Thiên phủ, Thiên lương, Thái âm cũng cần đặc biệt chú ý, đây có thể là niên hạn khai vận. Nếu được thêm lưu Khôi, lưu Việt xung chiếu Thiên khôi, Thiên việt của nguyên cục, thì chủ về gặp nhiều cơ hội.

Thái Dương đã có đặc tính phát xạ, vì vậy đang lúc nhập miếu, thì không nên gặp quá nhiều các sao mang tính chất phát xạ, như Thiên Mã, Linh tinh, Hỏa tinh, Thiên lương, Thiên sứ, Cô thần, Quả tú, Phỉ liêm, Phá toái. Nếu không nhiệt và ánh sáng của Thái dương sẽ khuếch tán thái quá, càng dễ thành trống rỗng mà thiếu thực tế.

Cũng vậy, Thái dương thủ mệnh ở cung Ngọ, trái lại, không tốt bằng ở cung Tị. Bởi vì Thái dương của cung Ngọ đã thuộc "Nhật lệ trung thiên", lại đi quá một bước mặt trời bắt đầu lặn về Tây, hơn nữa lúc này ánh nắng rất mãnh liệt, không bằng Thái dương của cung Tị, trái lại còn có chỗ để phát triển.

Cho nên muốn phán đoán sự tốt xấu của Thái Dương, cần phải tuần tự phân tích theo 4 nguyên tắc sau:

(1)- Trước tiên nghiên cứu xem, Thái dương ở vào cung vị miếu vượng lợi hãm thế nào? Đại khái là, nên miếu vượng mà không nên lạc hãm, người sinh vào ban đêm (người sinh vào các giờ Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu) càng không nên.

(2)- Do không có sao tiền tài hội hợp, mà phán đoán xem nó thuộc sang quý thanh cao, hay thuộc tình huống gồm đủ phú quý, hoặc nhuyễn hóa thành phú mà không quý. Đương nhiên tình huống xấu nhất biến thành không phú mà cũng không quý.

(3)- Như luận đoán trong vận hạn, thì cần lưu ý Thái Dương ở cung mệnh của vận hạn có gặp cơ hội khai vận hay không.

(4)- Bất kể luận đoán cung mệnh của thiên bàn, hoặc cung mệnh của vận hạn, đều phải chú ý "trung hòa". Nếu Thái dương ở trong cung quá mạnh mẽ, thì nên gặp các sao có tính thu liễm. Nếu ánh sáng và nhiệt của Thái dương không đủ (như ở cung Thân đã có hiện tượng mặt trời lặn về Tây), thì có thể nhờ các sao có tính phóng xạ để trợ giúp. Tóm lại, thảy đều phải quy về hai chữ "trung hòa".

Thái dương hóa Lộc chủ về phú và quý. Nhưng khi cung mệnh của vận hạn gặp Thái dương hóa thành sao Lộc, mức độ phú quý của nó vẫn phải căn cứ các sao của của mệnh của "thiên bàn" để tính. Nếu các sao quá yếu, như mệnh vô chính diệu, mượn các sao Thiên đồng Thái âm hóa Kị để nhập cung, hoặc tinh hệ "Cự môn Thiên cơ" lạc hãm, thì mức độ phú quý sẽ giảm rất nhiều.

Thái dương hóa Quyền hóa Khoa sẽ không bằng hóa Lộc, bởi vì hóa Quyền và hóa Khoa chỉ có thể làm tăng sự quý hiển của Thái dương, mà không thể làm cho giầu có được. Thời xưa tệ trọng phú hơn trọng quý còn ít, trong xã hội thương nghiệp hiện đại, người ta trọng phú nhiều hơn là trọng quý. Vì vậy không ưa tính chất hơi thiên lệch của Thái dương hóa Quyền hay hóa Khoa. Bất kể cung mệnh của mệnh bàn, hay cung mệnh của vận hạn, tính chất đều thuộc như vậy.

Người sinh vào ban đêm không nên có Thái Dương tọa mệnh, Thái Dương lạc hãm càng không nên. Nói "không nên" có hai tính chất như sau:

(1)- Bất lợi về lục thân phái nam. Nam thì bất lợi về phụ huynh hoặc trưởng nữ, đối với nữ thì bất lợi về Cha, Chồng và trưởng tử. Nhưng những bất lợi này không nhất định là tử vong, mà có thể là sinh ly, thiếu duyên phận với nhau, hoặc hình thành khoảng cách giữa hai đời, có lúc lục thân bị nạn tai, bệnh tật.

Những tính chất này đối với phái nữ mà nói, thì khá dễ cảm thấy trống rỗng, nhất là sau tuổi trung niên, thiếu duyên với Chồng, tóm lại đúng là khiếm khuyết của đời người.

(2)- Bản thân dễ bị tai nạn, bệnh tật, nhất là chủ về bệnh hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu ánh sáng của Thái dương quá thịnh hoặc quá yếu, thì dễ mắc bệnh ở mắt, nhất là dễ loạn thị lòa mắt.

Kết cấu tinh hệ Thái dương trong 12 cung, luôn đồng độ hoặc đối củng với ba sao Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương, vì vậy 3 sao này ảnh hưởng rất lớn đối với Thái Dương.

Ở hai cung Tý hay Ngọ, Thái dương và Thiên lương chiếu nhau, ở hai cung Mão Dậu, "Thái dương Thiên lương" đồng độ. Cho nên 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu là tổ hợp của thái Dương, Thiên Lương.

Ở hai cung Thìn Tuất, Thái dương và Thái âm chiếu nhau, ở hai cung Sửu Mùi, "Thái dương Thái âm" đồng độ. Cho nên 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi là tổ hợp của tinh hệ Thái dương Thái âm.

Ở hai cung Tị Hợi, Thái dương và Cự Môn chiếu nhau, ở hai cung Dần Thân, "Thái dương Cự môn" đồng độ. Cho nên 4 cung Dần Thân Tị Hợi là tổ hợp của tinh hệ Thái dương Cự môn.

Trong các tình huống thông thường, Thái dương rất ưa trường hợp tinh hệ "Thái dương Cự môn" ở cung Dần, hoặc Thái dương độc tọa ở cung Mão, Thìn, Tị. Khá ngại "Thái dương Cự môn" gặp các sao Sát - Kị - Hình ở cung Thân, và tinh hệ "Thái dương Thiên lương" gặp các sao Sát - Kị - Hình ở cung Dậu.

Thái dương còn là sao chủ về kiện tụng và điều tiếng thị phi, vì vậy không nên gặp quá nhiều sao Hình, như Kình dương, Thiên hình, Quan phủ, Bạch hổ. Nhất là Thái Dương hóa thành sao Kị, gặp sao Hình càng dễ chuốc oán, nạn tai.

Liên quan đến kiện tụng thị phi, nhiều lúc do cung Phúc đức mang lại, chứ không chỉ thuộc cung Mệnh, vì vậy khi luận đoán mệnh bàn, gặp Thái dương tọa thủ cung Phúc đức cũng cần chú ý.

Đọc thêm về Đàn trì quế trì cách

-------------------------------------------------

Thái Dương biệt luận

Ba đặc tính của Thái Dương tọa mệnh

Cổ nhân có thiên kiến đối với Thá Dương, cho rằng miếu vương thì Cát, lạc hãm thì Hung. Nói "miếu vượng" tức là mặt Trời (Thái dương) ở vào Giờ có ánh sáng mạnh, bắt đầu từ cung Mão đến cung Ngọ, thì mặt Trời ở giữa Trời, đến cung Dậu bắt đầu mặt Trời lặn về Tây, sau đó đến cung Dần mặt Trời bắt đầu lại nhô lên. Do đó lúc luận đoán đương số có Thái Dương thủ mệnh, cần phải xem trọng tính chất của từng cung độ. Nói cách khác, Thái dương thủ mệnh ở cung Hợi, mệnh vận sẽ không thể bằng ở cung Tị. Công thức đoán mệnh này hầu như đã thành mẫu mực.

Vì vậy, đối với người có Thái Dương thủ mệnh, cổ thư có mấy câu bình giải điển hình như sau:

- "Thái dương thủ mệnh lạc hãm, dù Hóa Quyền Hóa Lộc vẫn hung, quan lộc không hiển đạt, thành bại bất nhất"

- "Thái dương tủ mệnh, lạc hãm mà thêm hung tinh sát tinh, chủ về người mang tật"

- "Thái dương thủ mệnh miếu vượng, phú quý vinh hoa"

- "Nữ mệnh Thái Dương ở bốn cung Mão Thìn Tị Ngọ, không có sát tinh, chủ về vượng phu ích tử"

Tóm lại, cổ nhân cho rằng cung Mệnh mà gặp Thái Dương buổi sáng là Cát, gặp Thái Dương buổi chiều là Hung. Công thức đoán mệnh này đánh mất tính cách thông thường của Thái dương, mà còn bỏ xót một điều rằng: Thái dương buổi sáng cũng có khiếm khuyết của nó, Thái dương buổi chiều cũng có uy lực của nó. Vương Đình Chi cho rằng, phái Trung Châu luận về Thái dương khách quan hơn.

Thái dương tọa mệnh thực ra có 3 đặc điểm như sau:

(1)- Một là: hào phóng. Nói "hào phóng", có nghĩa là không tính toán, so đo tiểu tiết. Cho nên người có Thái dương thủ mệnh thường làm cho người khác phải ghi nhớ trong lòng.

(2)- Thứ hai: danh lớn hơn lợi. Trong Đẩu Số, Thái âm chủ về Phú, Thái dương chủ về Quý. Cho nên người có Thái dương tọa mệnh, bất kể sự nghiệp phát triển lớn đến mức nào, cũng chưa chắc là "cự phú", thậm chí có lúc bản thân không giầu có bằng người dưới quyền của họ.

(3)- Thứ ba: tâm cao khí ngạo. Dù là người ở địa vị dưới cũng thường không phục thượng cấp, trừ khi thượng cấp của họ rất có danh vọng, hoặc rất có tài lãnh đạo. Người có Thái Dương thủ mệnh, thường cảm tháy vận khí của mình không được tốt, mà chẳng cảm thấy chính mình có chỗ không bằng người.

Thái Dượng tọa mệnh có ba loại phối hợp

Thái Dương đồng cung với chính diệu khác, chỉ có 3 tình huống. Một là lúc đồng độ với Thái âm ở cung Sửu hoặc cung Mùi; hai là lúc đồng độ với Cự môn ở cung Dần hoặc cung Thân; ba là lúc đồng độ với Thiên lương tại cung Mão hoặc cung Dậu. Ở sáu cung Tý, Thìn, Tị, Ngọ, Tuất, Hợi còn lại, đều là Thái dương đọc tọa.

Nhưng Thái dương độc tọa cũng có 3 tình huống khác nhau. Thái dương độc tọa ở hai cung Tý hoặc Ngọ, nhất định sẽ đối nhau với Thiên lương, Thái dương độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, nhất định sẽ đối nhau với Cự Môn, Thái dương độc tọa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nhất định sẽ đối nhau với Thái âm.

Cho nên, Thái dương có quan hệ với chính diệu, thực ra chỉ có 3 sao Cự môn, Thiên lương, Thái âm, và chia thành hai tình huống: đồng cung và đối cung.

Phái Trung Châu nghiên cứu đặc tính của Thái Dương, rất chú trọng mối quan hệ của Thái dương với Thái âm, Cự môn, Thiên lương, mà không chỉ chăm chú vào tình hình Thái dương ở cung độ sáng hay tối.

Cự môn chủ về "ám", Thái âm chủ về "phú", Thiên lương chủ về "sang quý thanh cao". Ba tính chất cơ bản này sẽ ảnh hưởng đến Thái dương thủ mệnh. Cho nên, về đại thể, Thái dương gặp Cự môn là người chỉ có hư danh, Thái dương gặp Thái âm là người có thể phú quý, cũng có thể chỉ thuộc loại tiểu phú quý, thậm chí chỉ là người ở bậc trung có chút quyền lực, Thái dương gặp Thiên lương là người quá tuân thủ nguyên tắc, thành nhân vật được người trong giới chuyên nghiệp biết đến, nhưng không phải là người trong đại chúng nghe danh.

Đương nhiên, trên chỉ là những đặc tính cơ bản, tình hình cụ thể vẫn phải cần xem xét các sao hội hợp khác mà thay đổi.

So sánh Thái Dương với Tử Vi

Trong Đẩu Số, Thái âm chủ về "phú", Thái dương chủ về "quý", đây là tính chất cơ bản nhất, cho nên hễ người có Thái dương thủ mệnh, thì phải xem xét từ phương diện "quý" này.

Vì chủ về "quý", nên Thái dương rất ưa hội hợp với một số trợ tinh chủ về "quý", như: Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Tam thai, Bát tọa, Ân quang, Thiên quý, Long trì, Phượng các. Các trợ tinh này chia thành 6 cặp, nếu có "sao đôi" đủ cặp, hội hợp với Thái Dương, thì sức mạnh càng lớn.

Ví dụ: Thái dương hội hợp với 3 sao cát là: Văn xương, Hữu bật, Thiên khôi, sẽ không bằng hội hợp với một cặp "sao đôi" trong đó, như chỉ hội hợp với cặp "sao đôi" Tả phụ, Hữu bật, thì sức mạnh của nó sẽ lớn hơn là hội hợp với ba sao cát phân tán kể trên.

Hai cặp sao đôi Tam thai và Bát tọa, Ân quan và Thiên quý, một khi phân tán sức mạnh sẽ cực kỳ nhỏ. Nhưng nếu "sao đôi" đủ cặp đồng cung với Thái dương, sức mạnh lại cực kỳ lớn, thậm chí so với ba bốn sao lẻ không thành đôi trong lục cát tinh là Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, cũng không lớn bằng.

Tính chất của Thái Dương có thể nói so với Tử Vi thì kém hơn không nhiều, bởi vì Tử vi cũng cần các sao Cát "triều củng", sau đó mới có thể phát huy sức mạnh của nó. Nhưng trong đó cũng có một số phân biệt như sau:

- Tử vi thích Thiên phủ, Thiên tướng triều củng, đối với Thái dương thì không được nói chính diệu triều củng. Trong số lục sát tinh thì Tử vi sợ Tham lang và Phá quân, nhưng Thái dương thì không sợ hai sao này mà lại sợ Cự môn. Tử vi thủ mệnh chủ về rất có tài lãnh đạo và có uy nghiêm, Thái dương thủ mệnh thì chỉ hai có tài lãnh đạo, nhưng lại có đặc tính "cho mà không nhận", dễ khiến người khác gần gũi.

- Nhưng Thái dương lại có lực "hình khắc", còn Tử vi thì không có. Người có Tử vi thủ mệnh, duyên phận với Cha Mẹ, anh em, con cái đều khá tốt. Nhưng người có Thái dương thủ mệnh, thì lại có "hình khắc" đối với Cha, Anh, con cả, nặng thì tử vong, nhẹ thì sinh ly, hoặc tình cảm thân thuộc không được tốt.

- Thậm chí, ngay cả tình hình sức khỏe, tính chất của Tử vi cũng tốt hơn Thái dương.

Thái Dương tọa mệnh, hình khắc hay quý hiển

Do Thái dương có khuyết điểm "hình khắc", cho nên cổ nhân cho rằng "Thái dương Thái âm thủ mệnh không bằng chiếu hợp", lý do là, nếu cung mệnh không gặp Thái dương tọa thủ mà lại được Thái dương vây chiếu, thì vẫn khiến cho cung Mệnh có tính chất "quý", hơn nữa lại có thể giảm bớt mức độ "hình khắc" của Thái dương.

Kinh nghiệm của Vương Đình Chi, người hiện đại nếu gặp Thái dương thủ mệnh, mức độ "hình khắc" trên thực tế chẳng nặng như cổ nhân đã nói, mà mức độ quý hiển cũng không lớn như cổ nhân đã nói.

Có lẽ do phương thức sinh hoạt của cổ nhân và người hiện đại khác nhau. Thời xưa, cha con hai đời cung ở một nhà, dễ xảy ra va chạm, không như người hiện đại, sau khi kết hôn thì ra ở riêng. Vì vậy mệnh tạo có thể phát huy đặc tính tình cảm của sao Thái dương. Nhìn từ góc độ khác, ở riêng cũng có thể tính là "hình khắc" ở mức độ rất nhẹ.

Quan hệ với bạn bè cũng vậy, phạm vi xã giao của cổ nhân khá hẹp, do Thái dương tính tình mạnh mẽ, cho nên khi ở trong một phạm vi nhỏ, người ta khó mà tiếp nhận nổi, biến mệnh tạo thành người không hợp quần. Không như ngày nay, phạm vi xã giao khá lớn, có thể gặp những bạn bè tiếp nhận được mẫu người có tính tình đặc biệt.

Cho nên, dùng Đẩu Số để đoán mệnh, gặp Thái dương thủ mệnh, phải cận thận một chút, không nên hoàn toàn chiếu theo ca quyết của cổ nhân để luận đoán.

Ví dụ như cổ nhân nói: "Thái dương ở Ngọ, quý mà chuyên quyền", đó là vì cổ nhân thích Thái dương có ánh sáng chói lọi ở cung Ngọ. Trên thực tế, người hiện đại chưa chắc đã làm việc trong chính giới, mà con đường làm việc trong chính giới cũng ít, nếu kinh doanh làm ăn, thì người có Thái dương thủ mệnh ở cung Ngọ sẽ dễ biến thành người ưa xuất đầu lộ diện. Đây là vì Thái dương chủ về "quý", nên mệnh tạo ưa thích hư danh, ở phương diện khác Thái dương không chủ về phú, càng ưa hư danh càng dễ khoa trương phù phiếm.

Thái Âm tổng luận

Thái âm thuộc tinh hệ Trung Thiên, người sinh vào ban đêm (giờ Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu) lấy nó làm chủ tinh, thuộc âm thủy.

Do Thái Âm cũng là chủ tinh, nên cũng ưa "bách quan triều củng". Trong các tình hình thông thường, rất ưa Xăn xương, Văn khúc hội hợp, làm tăng sự sáng sủa, rực rỡ của Thái âm, mà còn làm tăng bẩm tính thông minh, khí chất thanh nhã. Nếu chỉ gặp một minh Xăn xương, hoặc một mình Văn khúc thì không phải là cách này, mà biến thành thủ đoạn, cổ nhân gọi là "giả văn vẻ", khi gặp Sát tinh thì biến thành "ngụy quân tử".

Thái Âm tuy cũng sáng sủa, rực rỡ, nhưng tính chất khác với Thái Dương. Tính chất của Thái dương là khuếch tán phát xạ, tính chất của Thái âm thì tiềm tàng và thu vào bên trong. Cho nên, lúc đánh giá mệnh Thái dương, thường ngại ánh sáng của Thái dương quá lộ, cho là điềm không lành; còn khi đánh giá mệnh Thái âm thì ngại sự thu vào bên trong quá đáng của nó, cho là không điều hòa.

Do đó, lúc Thái âm bất hòa, thường cần phải nhờ Thái dương cứu. Lúc Thái âm lạc hãm hóa Kị, hoặc lúc hội hợp với các sao chủ về tiềm tàng và thu vào bên trong như Đà la, Linh tinh, Thiên hình, Đại hao, Thiên hư, Âm sát, nếu được Thái dương nhập miếu, hoặc hóa Lộc ở tam phương tứ chính hội hợp, thì có thể cải thiện tính chất thu vào bên trong quá đáng của Thái âm, phát huy cái tốt của nó, mới không thành vô dụng mà biến thành âm mưu thủ đoạn.

Trái lại, lúc Thái âm nhập miếu, được cát hóa, lại ưa tính thu liễm vào bên trong một cách thích đáng, đây gọi là "anh hoa nội liễm" (tài năng nhưng không lộ ra). Nếu gặp các sao Thiên mã, Hỏa tinh, Thiên thương, Thiên sứ, Cô thần, Quả tú, Phỉ liêm, Phá toái, thì không phải là "anh hoa nội liễm", trái lại sẽ chủ về bên trong trống rỗng, không có thực chất, hành động phù phiếm.

Thái dương chủ về "quý", Thái âm chủ về "phú", vì vậy Thái âm gặp hóa Lộc và Lộc tồn là thành Cách "phú" (phú cách)

Thái âm có sao Lộc mà gặp Văn xương, Văn khúc, thì tính chất của các sao khác mà nó gặp nên vững vàng, như Thái dương đồng độ với Thái âm. Cho nên cổ nhân luận mệnh số, có thuyết "Thái âm Thái dương hội Xương Khúc thì xuất thế vinh hoa". Nếu thuộc tinh hệ hiếu động, trôi nổi, thì không nên gặp Xương Khúc, cổ nhân nói: "Thái âm Thiên cơ Xương Khúc đồng cung ở Dần, nam là nô bộc, nữ là xướng kỹ", là vì tinh hệ "Thái âm Thiên cơ" quá hiếu động, trôi nổi.

Thông minh và cơ trí tiểu xảo vốn cách nhau chỉ một đường ranh. Trong trường hợp hội Xương Khúc, cần phải xem xét kỹ để phân biệt.

Còn trường hợp gặp "sao lẻ" Văn xương, hay Văn khúc, nhất là trương hợp chỉ gặp một mình Văn khúc, đối với Thái âm rất là không nên, người xưa nói đây là Cách yếu kém "Văn khúc Thái âm, cửu lưu thuật sỹ".

Gặp Lộc tồn có nên đồng thời gặp thêm Thiên mã hay không? Còn phải xem Thái âm là nhập miếu hay lạc hãm, tinh hệ có tính ổn định hay hiếu động trôi nổi mà định. Ở đây hơi giống trường hợp Văn xương, Văn khúc.

Có Tả phụ, Hữu bật hội hợp, có thể làm tăng địa vị của người có Thái Âm thủ mệnh. Có Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu, thì có lợi trong tranh chấp. Nhưng những phụ diệu này, chỉ có thể dựa vào việc đã có mà làm tốt đẹp thêm, luận về bản chất, thông thường Thái âm vẫn ưa gặp các tá diệu hơn, tức Xương Khúc, Lộc tồn, Thiên mã.

"Phụ diệu" chủ về "tha lực", tức là do người khác giúp sức và gặp cơ hội tốt. Đối với "tá diệu", thì chủ về "tự lực", tức là bản thân phải nỗ lực mới có thể phát huy tiềm năng. Thái âm ưa "tá diệu" hơn "phụ diệu", do đó nỗ lực Hậu thiên trở thành rất quan trọng. Cách Thái âm tọa mệnh có tốt, cũng chủ về phải trải qua phấn đấu mới có thành tựu. Khi luận đoán Đẩu Số, cần phải biết điều này.

Thái Âm giống Thái Dương, không ưa Kình dương, Đà la. Người xưa nói:

- "Thái dương, Thái âm gặp Kình Đà, chủ về phần nhiều khắc người thân"

- "Thái dương Thái âm ở cung hãm gặp các sao ác sát, chủ về vất vả bôn ba"

Nhưng Thái âm lại sợ Kình dương, Đà la hơn Thái dương, cổ nhân nói: "Thái âm gặp Kình dương, Đà la, ắt sẽ xảy ra người thì chia ly, tiền tài thì hao tán".

Đối với sự ưa hay ghét Hỏa tinh, Linh tinh, cần phải xem mức độ sáng sủa rực rỡ của Thái âm mà định.

Lúc có Địa không, Địa kiếp đồng độ, Thái âm sẽ nhiều ảo tưởng, hay bất mãn, điều này dễ thành căn nguyên của sự thất bại trong đời, đối với nữ mệnh cần đề phòng vì vậy mà ảnh hưởng đến đời sống tình cảm.

Thái âm thủ mệnh, cung Phúc đức có ảnh hưởng rất quan trọng đối với mệnh tạo. Khi luận đoán Tử Vi Đẩu Số, cung Mệnh và cung Phúc đức vốn phải xem xét cùng lúc, có điều đối với người Thái âm tọa mệnh, thì vai trò của cung Phúc đức càng quan trọng hơn.

Nếu Thái âm yên tĩnh ở cung Mệnh, mà cung Phúc đức lại biến động thay đổi, không ổn định, ví dụ như cung mệnh là tinh hệ "Thiên đồng Thái âm", Thái âm hóa Lộc, nhưng cung Phúc đức lại là tinh hệ "Thái dương Cự môn", Cự môn hóa Kị, nếu lại thêm các sao Hình - Sát, thì mệnh tạo sẽ bị bối rối khó sử về tinh thần mà ảnh hưởng đến sự yên ổn thực tế.

Nếu Thái âm phát huy anh hoa đúng như phận của nó ở cung mệnh, mà cung Phúc đức lại u ám, trôi nổi, hiếu động. Ví dụ như cung mệnh Thái âm hóa Quyền ở Tuất, ánh sáng rực rỡ phát ra, nhưng Cự môn ở cung Phúc đức lại có Thiên cơ hóa Kị đối củng, nếu lại gặp các sao hình - sát, về tinh thần sẽ nhiều mặt u ám, mà còn hay làm chuyện thị phi sau lưng, nhiều cơ tâm, vì vậy mà ảnh hưởng đến Thái âm ở cung Mệnh. Qua hai thí dụ này, có thể thấy cung Phúc đức của Thái âm thủ mệnh mà có Cự môn thì nên chú ý.

Cổ nhân cho rằng, đời người không nên thuộc Thái Âm tọa mệnh, Thái âm lạc hãm thì càng không nên. Giống như người Thái dương tọa mệnh sinh vào ban đêm, cũng có hai điều không tốt như sau:

(1)- Bất lợi về lục thân phái Nữ, nam mệnh thì bất lợi về Mẹ, Vợ, con gái, nữ mệnh thì bất lợi về Mẹ và trưởng nữ. Bất lợi ở đây không nhất định là tử vong, có thể chỉ thuộc tình cảm không dung hợp, hoặc lục thân gặp nhiều nạn tai, bệnh tật.

(2)- Bản thân mệnh tạo cũng gặp nhiều nạn tai bệnh tật, nhất là bệnh ở thận và các cơ năng trọng yếu. Gặp Đà la thì sinh bệnh tật ở mắt, đặc biệt tinh hệ "Thái âm Thiên đồng" thì càng nghiệm.

Kết cấu tinh hệ Thái Âm ở 12 cung, ắt sẽ đồng độ hoặc đối nhau với Thiên đồng, Thái dương, Thiên cơ. Thái âm ở 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu là tổ hợp "Thái âm Thiên đồng". Thái âm ở 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi là tinh hệ "Thái âm Thái dương". Thái âm ở 4 cung Dần Thân Tị Hợi là tổ hợp tinh hệ "Thái âm Thiên cơ". Thông thường trong các tình hình này, khá ưa "Thái âm Thiên đồng" của cung Tý, ưa Thái âm độc tọa của hai cung Tuất hoặc Hợi, hơi ngại Thái âm độc tọa ở cung Tị, "Thái âm Thiên đồng" của cung Ngọ. Những trường hợp kể trên, sẽ thuật rõ ở chương: "Luận về sáu mươi tinh hệ".

Thái âm biệt luận

Thái Âm lạc hãm cũng không đáng sợ

Thái âm tức là mặt Trăng. Trong Tử vi Đẩu Số, Thái âm và Thái dương là một cặp "sao đôi" rất hữu lực của Trung Thiên, không thuộc Nam Đẩu mà cũng không thuộc Bắc Đẩu.

Hễ là "sao đôi" thì đều có tính chất vừa tương đồng lại vừa tương dị. Thái âm chủ về "phú", Thái dương chủ về "quý", Thái âm chủ về Nữ, Thái dương chủ về Nam, Thái âm chủ về nhu, Thái dương chủ về cương, Thái âm chủ về thủy, Thái dương chủ về hỏa.

Cổ nhân cho rằng, Thái Âm có sự biến hóa rất lớn. Ở các cung Hợi Tý Sửu là nhập miếu, về cơ bản là mệnh tốt, ở các cung Tị Ngọ Mùi là lạc hãm, sẽ mang lại tai hại rất lớn. Cổ nhân nói: "Thái âm lạc hãm thì tổn thương vợ và mẹ", tức là bất lợi đối với người thân phái nữ, nếu là nữ mệnh thì nói: "là xướng kỹ tì thiếp, hình phu khắc tử". Thuyết này cổ nhân quá võ đoán. Đẩu Sô không đơn giản như vậy, Thái âm dù lạc hãm thì cũng phải gặp tứ sát tinh và Địa không Địa kiếp, hơn nữa còn phải có Sát tinh đồng cung, thêm vào đó cung Phúc đức và cung Thân cũng không tốt, thì mới xảy ra sự cố không vui vẻ, chứ chẳng phải như cổ nhân đã nói.

Ta lấy Thái âm thủ mệnh cư Ngọ làm thí dụ: Thái âm ở cung Ngọ là lạc hãm, đồng cung với Thiên đồng cũng lạc hãm. Chiểu theo thuyết của cổ nhân là "hóa cát thì thành hung, gặp sát tinh thì dâm tà", tức là nói nếu Thái âm và Thiên đồng mà hóa Lộc hóa Quyền hay hóa Khoa, thì ngược lại sẽ thành hung Cục, nếu còn gặp Hung - Sát tinh thì không còn gì để nói.

Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, có thể nói chẳng có chỗ nào đúng. Vương Đình Chi tôi từng đoán mệnh cho một nam một nữ, đều là người mệnh có "Thiên Đồng Thái Âm" thủ cung Ngọ, nam là một nhân vật quản lý cấp cao trong giới làm ăn kinh doanh, nữ là một chuyên gia trọng yếu của Cty quan hệ công cộng nổi tiếng. Nguyên nhân chủ yếu là vì bối cảnh khác nhau. Phàm là người có "Thiên đồng Thái âm" thủ mệnh ở cung Ngọ, đều có tính cách hướng nội, rất thích hợp với công tác nội vụ, đồng thời có tính kế hoạch rất mạnh, nhưng lại hay tưởng tượng. Tính cách này, ở xã hội cổ đại rất khó phát huy, còn ở xã hội hiện đại, thường có thể óc tưởng tượng mà sinh linh cảm, sau đó biến linh cảm thành kế hoạch. Hơn nữa các Cty hiện đại đều có một bộ phận vạch kế hoạch, nên người có kết cấu cung mệnh dạng này có thể phát huy sở trường của họ.

Thái Âm thủ mệnh, cần phải xem kèm cung Phúc đức

Cổ nhân luận đoán các tình hình Thái âm tọa thủ cung mệnh, chỉ căn cứ bối cảnh xã hội thời cổ đại, cho nên nhiều tư liệu ngày nay chỉ có thể dùng để tham khảo.

Ví dụ Thái Âm thủ mệnh ở cung Tuất, ánh sáng rực rỡ (thừa vượng), nhưng Phúc đức lại có Cự Môn ở cung Tý, cung Phúc đức chủ về tình trạng hưởng thụ tinh thần, Cự Môn tọa thủ cung Tý, ắt sẽ đối xung với Thiên Cơ, một khi gặp Sát tinh, sẽ dễ dẫn đến tranh chấp, khiến thân tâm đều bất an, làm sao "một đời vui vẻ"? Đây là do bối cảnh xã hội khác nhau gây nên sự khác biệt.

Lại như cổ quyết nói: "Thái âm ở cung Tý, thi cử đỗ đạt, làm quan cao, là người trung thành và ngay thẳng". Hễ Thái âm ở cung Tý, ắt sẽ đồng cung với Thiên đồng, cổ nhân xem Thiên đồng là "sao Phúc", khó tránh cổ nhân đã đánh giá quá cao. Nhưng phúc khí của Thiên đồng là phải nỗ lực mới có được, do đó cung Phúc đức càng quan trọng. Lúc Thái âm thủ mệnh ở cung Tý, cung Phúc nhất định là tinh hệ "Thái dương Cự môn" thủ cung Dần, nếu gặp sát tinh, chủ về tinh thần bị rắc rối khó xử, đồng thời vào thời điểm tranh chấp, dễ dùng thủ đoạn không chính đáng. Tình hình này nhất định sẽ ảnh hưởng đến sức kiên nhẫn và sự nỗ lực của Thiên đồng. Do đó cũng cần phải đánh giá lại luận đoán "Thái âm ở cung Tý, thi cử đỗ đạt, làm quan cao, là người trung thành và ngay thẳng".

Ở xã hội cổ đại mọi việc còn đơn thuần, dù Thái dương và Cự môn thủ cung Phúc đức có gặp sát tinh, cũng chủ về người này cần phải động não khi "nói năng" mà thôi, cho nên mới có thể thành "người trung thành và ngay thẳng". Xã hội ngày nay, áp lực cạnh tranh rất lớn, bức bác người có "Thái dương Cự môn" gặp sát tinh, thủ cung Phúc, phải "xuất chiêu quyền biến", làm sao "trung thành và ngay thẳng"? Cho nên, khi luận về Mệnh của người có "Thái âm thủ mệnh", cần phải xem kèm cung Phúc đức để đánh giá.

Tả hữu đồng cung cách

"Tả hữu đồng cung cách" tức là hai Phụ diệu Tử Phụ và Hữu Bật cùng tọa thủ ở cung Mệnh.

Cổ ca nói:

Mệnh cung Phụ Bật hữu căn nguyên

Thiên địa thanh minh vạn tượng tiên

Đức nghiệp nguy nhiên nhân ngưỡng kính

Danh tuyên kim điện ngọc giai tiền.

Dịch nghĩa:

Cung mệnh Phụ Bật là gốc rễ

Trời đất sáng sủa vạn vật tươi

Đức nghiệp lớn lao người kính ngưỡng

Tên được tuyên truyền trước điện ngọc.

Cách này là dựa vào thuyết của người đời Nguyên, như sau: "Tử phụ Hữu bật suốt đời nhiều phúc" (Tử phụ Hữu bật, chung thân phúc hậu) ; "Tả Hữu đồng cung, khoác áo lụa tía" (Tả Hữu đồng cung, phi la y tử). Bởi vì cổ nhân cho rằng, Tử Phụ và Hữu Bật là phụ tá của Hoàng đế, do đó đương nhiên tuyên danh ở điện vàng, thân đứng trước thêm ngọc.

Nhưng, phàm người sinh tháng 4, thì Tả Phụ và Hữu Bật nhất định đồng độ ở cung Mùi ; người sinh tháng 10 thì Tả Phụ và Hữu Bật nhất định đồng độ ở cung Sửu, như vậy người sinh tháng 4 và tháng 10 nhất định làm quan hết sao? Nếu vậy, chẳng phải là có quá nhiều người làm đại quan?

Thực ra thì không phải vậy, Tử phụ Hữu bật tuy trung hậu, tinh thông chữ nghĩa, nhưng dựa vào tính chất của Phụ tá mà nói, bất quá chỉ là mạng thư ký trợ lý mà thôi. Bởi vì trong một cơ cấu, Tổng Giám đốc giống như Vua, tính chất của Tả phụ Hữu bật chỉ là trợ thủ cơ yếu.

Cổ nhân nói "Tả Hữu đồng cung cách" sợ Hỏa tinh và Hóa Kị ở tam phương xung phá, như vậy là phá Cách. Đây là vì xã hội cổ đại vốn không có "thư ký trợ lý", ngày nay thì khác, đây giống như nhân viên trợ lý hay phụ tá. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là hội ngộ với Chính diệu.

Nếu Chính diệu (nên sửa lại là Phụ diệu, tức là Tả Hữu) đồng cung với Liêm trinh, thêm Kình dương, lại gặp Hóa Kị, thì người này thậm chí có thể là kẻ lường gạt, người trong xã hội đen.

Tả Phụ thuộc dương thổ, Hữu Bật thuộc dương thủy.

Tính chất cơ bản của chúng là trợ lực đến từ những người ngang vai hoặc vãn bối: như đồng sự, người dưới quyền, bạn hợp tác, bạn học, môn sinh đệ tử. Khác với tính chất của Thiên khôi và Thiên việt chủ về trợ lực đến từ bậc trưởng bối, hoặc cấp chủ quản.

Tả Phụ và Hữu Bật cũng ưa hình thức "sao đôi" hội nhập một cung, nhất là ở cung viên lục thân. Nếu là "sao lẻ" thì chủ về cha con dòng thứ, hoặc cha mẹ "lưỡng trùng", anh em khác dòng, con cái khác dòng, hai lần hôn nhân, nhưng phải có các sao "đào hoa", hoặc tứ sát tinh hội hợp mới đúng.

Tả Phụ mạnh hơn Hữu Bật. Cho nên Hữu bật ở cung mệnh hội hợp với Tả phụ, thường thường không bằng Tả phụ ở cung mệnh hội hợp với Hữu bật, trợ lực kém hơn.

Tả Phụ và Hữu bật đều chủ về "lạc quan", "khoan dung", "đôn hậu". Cho nên dù chính diệu của cung mệnh có sắc thái lạnh lùng, hà khắc, hoặc bi quan tiêu cực, nếu có Tả Hữu hội hợp, thì cũng giảm nhẹ nhược điểm này.

Tả phụ và Hữu bật rất ưa giáp các chủ tinh, như Tử vi, Thiên phủ, Thái dương, Thái âm. Hội hợp ở tam phương cũng Cát, có thể phát huy trợ lực của nó.

Tả phụ và Hữu bật rất ghét như Thiên đồng, Thiên lương, Thiên cơ, Cự môn, Vũ khúc. Với Thiên lương thì không kiềm chế, với Thiên đồng thì hưởng thụ, với Thiên cơ thì giỏi quyền biến, với Cự môn thì thị phi, với Vũ khúc thì dức khoát, những tính chất này đều không hợp với bản chất của Tả Phụ và Hữu Bật. Tuy nhờ hội hợp với Tả Hữu sẽ giảm nhẹ nhược điểm của chúng, nhưng trợ lực cũng vì vậy mà yếu đi.

Lúc tính chất của tinh hệ xung đột quá nặng với bản chất "chất phác", "khoan dung", "đôn hậu" của Tả Hữu, thì sẽ chủ về nội tâm xảy ra mâu thuẫn xung đột, sẽ nổi lên sóng gió, trắc trở, và các áp lực tình huống khó xử trong cuộc đời.

Tả phụ và Hữu bật chủ về trợ lực "tiên thiên", như dễ kết giao bạn bè, dễ được người dưới quyền giúp sức, mà không cần có ý đi tìm. Nhưng nếu chỉ có "sao lẻ" hội hợp hoặc đồng độ, thì dù có nhiều người dưới quyền cũng chủ về thiếu trợ lực.

Lợi dụng tính chất này, nhiều lúc có thể giúp cho việc luận giải cung mệnh. Như Thất sát an mệnh ở cung Dần hoặc cung Thân, thành cách "Thất sát triều đẩu", "Thất sát ngưỡng đẩu", nếu gặp Tả phụ Hữu bật, sẽ chủ về có nhiều người dưới quyền, mà còn có tài lãnh đạo. Nhưng nếu chỉ gặp "sao lẻ" hoặc là Tả phụ hoặc là Hữu bật, thì có thể chỉ là người quản lý đại diện.

Cung Phu Thê gặp Tả Hữu, cần phải định đó là trợ lực cho hôn nhân, hay là có người thứ ba xen vào. Tình hình thông thường là, gặp "sao lẻ" (nhất là Hữu bật) thì chủ về có người thứ ba.

Nếu gặp Hỏa tinh, Kình dương, thì đoán trong hôn nhân có xảy ra thay đổi, hoặc trước hay sau hôn nhân có tình huống sa chân lỡ bước. Nếu chính diệu là các tinh hệ: "Liêm trinh lạc hãm", "Thiên lương Thiên đồng", "Thiên cơ Cự môn", "Vũ khúc", thì lại chủ về "bi kịch tình yêu", gặp nhiều sóng gió, trắc trở, hay nhiều nỗi khổ tâm đau khổ trong lòng. Nếu lại gặp Văn xương Văn khúc thì cũng chủ về "bi kịch tình yêu", nhưng có thi vị lãng mạn.

Nếu cung Mệnh và cung Phu Thê chia ra có Tả phụ và Hữu bật, mà còn gặp sát tinh, thì hôn nhân không tốt đẹp, phần nhiều thành oán hận nhau. Nếu cung Thân là cung Phu Thê, không gặp sát tinh, sẽ chủ về được vợ trợ giúp.

Cung Huynh đệ gặp Tả Hữu, có lúc chủ về số anh em tăng lên. Như tinh hệ "Tử vi Tham lang" đồng độ, chủ về có 3 anh em, khi gặp thêm Tả Hữu thì sẽ chủ về 5 người, nếu lại có thêm Thiên khôi Thiên việt là 7 người.

Muốn biết cụ thể tăng hay giảm, cần phải xem Tả phụ Hữu bật là miếu, bình, hãm, như thế nào để điều tiết, khi nhập miếu thì tăng lên nhiều, khi lạc hãm thì giảm bớt nhiều.

Cung Tử Tức chỉ gặp Tả phụ hoặc Hữu bật, chủ về sinh gái trước hay sinh trai trước. Tả phụ thuộc dương, tính chất rõ ràng.

Cung Tử tức gặp Tả Hữu, rất khó định là được con cái hay người dưới quyền trợ lực, mà chỉ chủ về có nhiều con cái. Trong các tình hình thông thường, lấy tinh hệ chính diệu của cung viên làm chuẩn. Như cung Tử tức có tinh hệ "Thiên cơ Cự môn", phần nhiều chỉ chủ về có nhiều thuộc hạ, nhưng lại thường hay thay đổi người. Xem con cái thì Tả Hữu sẽ chủ về tăng nhiều con, mà không chủ về trợ lực, vì vậy mà bản thân tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" sẽ không có trợ lực.

Tả Phụ và Hữu Bật có Hỏa tinh, Kình dương hội hợp, thì sẽ tiêu trừ khuyết điểm của nhau, cũng giống như lửa nóng luyện kim để thành vật dụng. Nhưng nếu chỉ gặp "sao lẻ" một là Tả phụ hoặc một là Hữu bật, thì âm dương mất điều hòa, cũng giống như lò nấu vàng bị vỡ, xảy ra trở ngại.

Linh tinh và Đà la cung hội hợp với Tả Hữu, phần khuyết điểm cũng có thể được tiêu trừ, mà trở nên đắc dụng. Nhưng nếu chỉ gặp "sao lẻ" như Hữu bật, thì quá âm nhu, âm dương mất điều hòa, sẽ khiến đời người nhiều sóng gió trắc trở.

Dưới đây là một số tính chất của kết cấu Tả Phụ và Hữu Bật:

1)- Tả phụ và Hữu bật giáp hai cung Sửu hoặc Mùi. Tinh hệ chính diệu được giáp cung nhờ vậy mà có trợ lực khá lớn. Dù các sao sát - kị được giáp cung, cũng sẽ nhuyễn hóa các nhân tố bất lợi thành nhân tố có lợi. Như tinh hệ "Vũ khúc tham lang" ở cung Sửu, Tham lang hóa Kị, chủ về dễ dẫn đến tranh đoạt lợi ích, nhưng khi có Tả phụ hữu bật giáp cung, thì có thể nhuyễn hóa thành lợi ích được chia mỏng ra cho hai bên, tính chất khác nhau rất lớn.

Các tinh hệ như "Tử vi Tham lang", Thiên phủ, "Thái âm Thái dương", rất ưa Tử phụ và Hữu bật giáp cung, chủ về tăng cao địa vị xã hội, cũng làm tăng sự ổn định của đời người. Rất ưa có Long trì, Phượng các đồng thời giáp cung, sức mạnh càng tăng, còn chủ về là người có tài nghệ.

2)- Tả phụ và Hữu bật cùng đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, tinh hệ chính diệu cũng được tăng mạnh sự trợ lực.

3)- Tả phụ và Hữu bật vây chiếu ở hai cung Thìn hoặc Tuất, cũng thành kết cấu có trợ lực khá lớn. Trong các tình hình thông thường, các sao ở cung Thìn hoặc Tuất là rơi vào "thiên la địa võng", nhưng có Tả phụ và Hữu bật vậy chiếu, sẽ chủ về có trợ lực thúc đảy thành đột phá. Nếu có thêm Long trì Phương các vây chiếu, cũng chủ về là người có tài nghệ, hoặc tăng cao địa vị xã hội.

4)- Khi chỉ gặp Tả phụ, hoặc chỉ gặp Hữu bật, nếu ở cung mệnh lại là tinh hệ vô chính diệu, "mượn sao an cung" là các tinh hệ "Thiên đồng Cự môn", "Thái dương Thiên lương", "Thiên cơ Thái âm", "Thiên cơ Cự môn", "Thiên đồng Thái âm", sẽ chủ về còn nhỏ đã chia ly với gia đình, xa cha mẹ, làm con nuôi của người khác, hoặc là con dòng thứ.

Nếu Liêm trinh hóa Kị, có Kình dương đồng độ, mà chỉ gặp Tả phụ, hoặc chỉ gặp Hữu bật, sẽ chủ về có khuynh hướng đạo tặc, bất kể giầu có hay nghèo nàn, đều như vậy.

Tử Phủ đồng cung cách

"Tử Phủ đồng cung cách" tức an mệnh ở cung Dần hoặc Thân, trong cung có Tử Vi cà Thiên Phủ đồng tọa.

Cổ ca nói:

Đồng cung Tử Phủ quý sinh nhân

Thiên địa thanh minh vạn tượng tân

Hỷ ngộ Dần Thân đồng đắc địa

Thanh danh lỗi lạc động kiền khôn.

Dịch nghĩa:

Tử Phủ đồng cung sinh quý nhân

Trời đất tươi sáng vạn vật tân

Ưa gặp Dần Thân cùng đắc địa

Tiếng tăm lỗi lạc động khôn kiền.

Đây là cách rất đáng thảo luận. Tử vi là chủ tinh Bắc Đẩu, hơn nữa Tử vi còn chủ về "quý", Thiên phủ chủ về "phú", xem ra đây là một kết cấu hoàn mỹ, không tỳ vết, hai chủ tinh tự thành Cách tốt.

Có biết vấn đề lại ở chỗ "hai chủ tinh đồng cung"! Dùng câu "một núi không thể có hai cọp" để hình dung thì dường như hơi quá đáng, nhưng tính chất mâu thuẫn giữa Tử vi và Thiên phủ lại có thể ảnh hưởng đến cảnh ngộ của cả một đời người.

Tử vi sở trường về sáng tạo, nhưng Thiên phủ lại có khuynh hướng bảo thủ. Tử vi có thể phát triển sự nghiệp mới, nhưng Thiên phủ chỉ giỏi về thủ thành, đây là những tính cách mâu thuẫn của hai sao. Thêm vào đó, tài lãnh đạo của Tử vi có khuynh hướng về uy tín, còn Thiên phủ chỉ khư khư giữ kiểu mẫu cũ để điều hòa. Vì vậy, về phương diện tài năng lãnh đạo cũng bị hai tính chất này gây cản trở, quấy rối nhau, không thể tạo uy tín, mà cũng không thể điều hòa người dưới quyền.

Cổ nhân đánh giá Cách này quá cao, do đương thời xã hội quan liêu, có chút danh vọng địa vị, đối với chính sự có thể vờ vịt làm cho qua, còn sợ mất chức. Còn xã hội ngày nay thì chú trọng đến trình độ và tài năng sáng tạo thực tế, do đó cách "Tử Phủ đồng cung" chỉ có thể đảm nhiệm vai trò chủ quản một bộ phận nhỏ mà thôi.

 Đọc thêm về Tử Phủ đồng cung cách

------------------------------------------------

LUẬN VỀ SÁU MƯƠI TINH HỆ

"Tử vi Thiên phủ" ở hai cung Dần hoặc Thân

"Tử vi Thiên phủ đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, đối cung là Thất sát, cung tam hợp là Vũ khúc độc tọa, và "Liêm trinh Thiên tướng".

Muốn luận đoán bản tính của nhóm sao "Tử vi Thiên phủ" này, cần chú ý xem chúng là chủ động hay bị động. "Tử vi Thiên phủ" thuộc về tính chủ động thì "công" hay "thủ" đều được, nếu mang sắc thái bị động, thì dễ có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ.

Lấy bản thân "Tử vi Thiên phủ" để nói, thực ra tinh hệ này đã mang tinh chất mâu thuẫn. Tử vi giỏi khai sáng, Thiên phủ giỏi phòng thủ, hai sao ở trong một hệ, nếu tính chất quân bình, đương nhiên vừa có thể công và vừa có thể thủ. Nhưng nếu tính chất thiên nặng một bên, như thiên về Tử vi, thì sẽ bị Thiên phủ gây lụy, lúc đó cần tiến mà không giám tiến. Nếu thiên về Thiên phủ, thì sẽ bị Tử vi gây ảnh hưởng, cần lui lại không chịu lui, lúc đó mọi việc sẽ rơi vào thế bị động, chỉ có thể dùng toàn lực để ứng phó với hoàn cảnh khách quan.

Thất sát và Vũ khúc ở "tam phương tứ chính" đều có thiên hướng nặng tính chất của Tử vi, lúc nào cũng tranh thủ chủ động. Đặc biệt là khi Vũ khúc hóa Khoa, dễ phối hợp với Thiên phủ, tuy chủ động nhưng không khiến sự mẫu thuẫn của hai sao "Tử vi Thiên phủ" quá nặng nề, chỉ cần hệ sao "Liêm trinh Thiên tướng" không bị Hỏa tinh Linh tinh xâm phạm quấy nhiễu, về cơ bản có thể coi "Tử vi Thiên phủ" thuộc loại có tính chất quân bình.

Nếu Vũ khúc độc tọa hóa làm sao Quyền, khiến tăng sắc thái chủ động của Tử vi, tuy vậy tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" chưa chắc đã mất quân bình, nhưng sóng gió trắc trở trong đời người, thì vẫn sẽ lớn hơn lúc Vũ khúc hóa Khoa. Bất kể là nam hay nữ mệnh, trong khoảng trước sau khoảng 30 tuổi, phần nhiều sẽ phải trải qua một lần bị trở ngại, là trở ngại về tình cảm hay trở ngại về vật chất, thì cần phải xem xét tổ hợp sao thực tế của đại hạn mà định tính chất cụ thể.

Nếu Vũ khúc hóa Lộc, tính chất đồng khí với Thiên phủ, nhưng cũng lợi cho Tử vi có tính khai sáng, cho nên về cơ bản thuộc loại công hay thủ đều được. Có điều cần phải có Lộc tồn đồng thời bay vào cung độ của "Tử vi Thiên phủ", mới có thể hóa giải khí "cô độc và hình khắc" của Vũ khúc. Vận không có Lộc tồn, thì mệnh tạo thủa nhỏ khá gian khổ.

Nếu tính chất cơ bản của tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thiên về Thiên phủ, lúc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Hình Kị giáp ấn", sẽ làm mạnh thêm tính bảo thủ của Thiên phủ. Sau trung niên, sự nghiệp đã có sơ sở, thì không nên nghĩ đến việc thay đổi nữa, nếu không sẽ gây ra thất bại. Hoặc sau trung niên bỗng nảy sinh tình huống rắc rối khó sử về tình cảm, sẽ bất lợi về đời sống vợ chồng.

Lúc "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Tài Ấm giáp ấn", sức phòng thủ càng mạnh, đồng thời sẽ xảy ra tình trạng thay đổi tình cảm, là vì dùng tiền bạc để đo lường. Trong lúc "Tử vi Thiên phủ" đang bị sát tinh quấy nhiễu gây khó khăn, nếu không an phận giữ mình, về phương diện tình cảm hay vạt chất sẽ đều có thể bị trở ngại. Nhất là người thủa nhỏ quá được nuông chiều, sinh hoạt vật chất quá dư giả, thì trở ngại càng lớn.

"Tử vi Thiên phủ" thủ cung lục thân, đều dễ có những khuyết điểm đáng tiếc, như có hai mẹ, hai lần hôn nhân, nếu thủ cung Nô thì cũng mang ý vị thường hay thay đổi bạn. Đây là vì tính chất của Tử vi và Thiên phủ khó có trạng thái cân bằng tuyệt đối. Một khi mất quân bình, mà còn hơi gặp các sao sát - hình, thì dễ biến thành tính chất không lành. Tình hình cụ thể xin đọc lại ở phần 1.

Lúc "Tử vi Thiên phủ" đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ không chủ về biến động thay đổi trong thực tế, mà là chủ về biến động thay đổi trong tư tưởng. Nếu tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" có tính chất mất quân bình, đến cung hạn này, thì tính chất của Thiên cơ lại làm mạnh thêm sắc thái mất quân bình, dễ biến thành thâm căn cố đế, có thể ảnh hưởng đến hậu vận.

Ví dụ như nữ mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục hội hợp với Liên trinh hóa Kị (can Đinh), do đó Thiên phủ chịu ảnh hưởng, dễ trở thành thờ ơ, tiêu cực. Lúc "Tử vi Thiên phủ đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, càng dễ rời vào tình trạng chọn lựa kiểu tạm bợ, hoặc nhìn thấy mọi việc có vẻ có vẻ như đang thuận lợi toại ý, dù có ý thay đổi hiện thực thì cũng thiếu dũng khí thay đổi trong thực tế. Sau 10 năm hết vận hạn này, lúc đến vận hạn sau, càng mất hùng tâm trong sự nghiệp. Nhiều lúc thấy ngược lại, một số nữ mệnh, đại hạn có Lộc Quyền Khoa hội hợp, bản thân lại là chủ gia đình, là do nguyên nhân này.

Một thí dụ khác, nam mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục có Kình dương Đà la chiếu xạ, đặc biệt lúc Vũ khúc "cô kị" đồng độ với Đà la (can Nhâm Lộc tại Hợi), hoặc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thuộc loại "không ưa kích thích" đồng độ với Kình dương (can Bính Mậu), khi "Tử vi Thiên phủ" đến hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ thường dễ bị sợ gian nan, mà chọn sai hướng đi trong cuộc đời.

Nếu đại hạn là Thiên cơ hóa Lộc (can Ất), thì thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động. Nếu Thiên cơ hóa Khoa thì trái lại, sẽ thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động. Bởi vì gặp sao Lộc là lợi về tranh thủ, gặp sao Khoa thì nên giữ gìn danh dự.

Cung hạn Phá quân hóa Lộc hay hóa Quyền, đều có lợi đối với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, nhưng không nên đặt ra lý tưởng quá cao, một khi gặp cơ hội tốt thì từ đó vạn tốt sẽ đến liên tiếp, nếu không, ắt sẽ vì lý tưởng quá cao mà bị trở ngại.

Nếu cung hạn Phá quân có Kình dương Đà la hội chiếu, thì trái lại, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động, nên từ từ khoan tiến tới, để xoay chuyển dần thế xấu. Nếu bị người khác ảnh hưởng, gấp gáp thay đổi sẽ thất bại. Vì vậy lúc đến cung hạn này, phải thận trọng trong việc trọn người hợp tác làm ăn.

Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, lạc hãm thì nên là "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động.

Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, cũng chủ về "danh" lớn hơn "lợi", hoặc nhờ danh tiếng mà có tài lộc. Nếu Thái dương hóa Kị, thì nên thận trọng trong việc đầu tư. Nếu Thái dương hóa làm sao Quyền hay sao Lộc, thì "Tử vi Thiên phủ" thuộc tính chất nào cũng đều là đại hạn hoặc lưu Niên thuận lợi toại ý.

Cung hạn Vũ khúc độc tọa, thông thường lợi cho "Tử vi Thiên phủ có tính chủ động đến. Có điều Vũ khúc của nguyên cục hóa Kị (can Nhâm), thì Tử vi đồng thời cũng hóa Quyền, như vậy tính chủ động của "Tử vi Thiên phủ" quá mạnh, kết cấu dạng này chỉ có lợi đối với nam mệnh, mà bất lợi đối với nữ mệnh, nữ mệnh sẽ làm tăng tính chất cô độc và hình khắc, mà còn quá chủ động. Còn nam mệnh lúc đến cung hạn Vũ khúc hóa Kị, sẽ không thay đổi tình trạng lực bất tòng tâm, tắc vẫn có thể duy trì tình trạng đã đạt được.

Cung hạn Thiên đồng độc tọa, đối với "Tử vi Thiên phủ" là thuộc loại trung tính. Bất kể Tử Phủ là chủ động hay bị động, Thiên đồng cũng đều nên cát hóa thành Khoa Quyền Lộc (vì Thiên đồng không có Hóa Kị). Nếu gặp các sao Hình - Kị, nhất là Cự môn hóa Kị đến gặp Thiên đồng, thì Tử Phủ dễ bị tình trạng tự mình tìm sự vất vả, tự làm mình rơi vào tình huống rắc rối khó xử. Lưu niên mà gặp nó (can Đinh), thì đây là năm "lòng dạ thay đổi", gặp thêm các sao đào hoa thì càng nghiệm. Nếu các sao Sát - Hình trùng trùng, thì vì "thay lòng đổi dạ" mà ảnh hưởng đến tiền bạc và sự nghiệp. Nếu lại gặp Văn khúc khóa Kị đến hội (can Kỷ), thì đây là "đào hoa kiếp" thuộc loại nghiêm trọng.

Cung hạn Thất sát độc tọa, không nhất định sẽ xảy ra thay đổi, cần phải gặp Lộc tồn và Thiên mã giao hội, mới chủ về vì hoàn cảnh khách quan nên buộc phải thay đổi. Vì vậy Tử Phủ có tính bị động mà đến cung hạn này, cần phải có Lộc tồn, Thất sát, Thiên mã hội hợp, mới chủ về có biên động thay đổi. Biến động thay đổi tốt hay xấu, phải xem các sao hội hợp với đại hạn hoặc lưu niên mà định. Rất ưa gặp Phá quân hóa Quyền (can Quý), đương nhiên đây sẽ là năm mang tính khai sáng, có thể tranh thủ chủ động.

Tử Phủ thông thường không ưa đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, bởi vì Thiên lương không có tính chất lãnh đạo. Nếu đại hạn mà gặp nó, thì không có trở ngại gì lớn, chỉ chủ về thoái lui phòng thủ, lúc này đã là vận "già" của tinh hệ "Tử vi Thiên phủ". Nếu lưu niên mà đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, có các sao Sát - Kị đến hội, phần nhiều thấy tình thế có vẻ như đang thăng tiến, nhưng thực sự thì lại đang thụt lùi. Nhưng lúc Thái dương nhập miếu, mà còn được cát hóa, thì lại có lợi về cạnh tranh, không phải là điềm ứng thụt lùi.

Cung hạn Liêm Tướng không nên có sao Hình - Kị đến, Tử Phủ có tính chủ động hay bị động mà đến cung hạn này, đều sẽ gặp tình huống đình trệ, bị kiềm chế. Nếu "Tài Ấm" đến giáp cung, thì chỉ nên lùi về địa vị "phó", dù trên thực tế đảm nhiệm công tác lãnh đạo, thì cũng không nên nhận chức danh lãnh đạo.

Gặp Liêm trinh hóa Lộc, cần chú ý không được xuất đầu lộ diện, phô trương tài năng.

Vận hạn Cự môn độc tọa, chỉ cần không hóa Kị, lại có Thái dương vượng cũng chiếu, thì Tử Phủ thuộc tính chất nào đến cũng đều có lợi. Nếu gặp Khoa Quyền Lộc, thì đây sẽ là năm được xứ khác (hay người ngoại quốc) đề bạt, hoặc lợi về hợp tác với người nước ngoài. Nữ mệnh thì nên đề phòng rắc rối về tình cảm. Nam mệnh nếu cung Phúc đức gặp đào hoa, thì dễ thay đổi tình cảm, có người tình khác.

Cung hạn Tham lang độc tọa, nếu hóa làm sao Kị (can Quý), rất có lợi cho Tử Phủ có tính chủ động đến, lúc này biến thành vận trình theo đuổi lý tưởng. Nếu là Tử Phủ có tính bị động đến hạn này, trái lại, sẽ đánh mất cơ hội.

Nếu đại hạn hoặc lưu niên gặp Tham lang, Hỏa tinh, Hóa Lộc, mà Tử Phủ có tính bị động đến sẽ dễ bị thất chí, một khi vào vận tốt sẽ không còn ý đồ tiến thủ, cuối cùng dẫn đến thất bại.

Tử Phủ nên đến cung hạn Thái âm nhập miếu, nếu Thái âm lạc hãm thì không nên. Có lợi đối với Tử Phủ có tính bị động, Tử Phủ có tính chủ động thì hơi kém hơn. Có điều, nếu Thái âm hóa Kị, thì Tử Phủ mà đến đại hạn hoặc lưu niên này, dễ vì say sưa đắc ý, quên mất tình hình thực tế mà đầu tư, dẫn đến thất bại. Thái âm phải hóa làm sao Lộc, sao Quyền, thì mới có thể phát triển lớn được.

Đến đây, đơn cử một ví dụ Tử Phủ ở cung Phu thê cư Thân, cung mệnh là Tham lang cư Tuất, người sinh năm Kỷ, thì Tham lang hóa Quyền đối nhau với Vũ khúc hóa Lộc. Tử Phủ hội hợp với Vũ khúc hóa Lộc mà không có Lộc tồn điều hòa, nên Vũ khúc mang tính "cô độc và hình khắc", các sao của cung mệnh lại mang tính tích cực. Đến đại vận Đinh Sửu, cung Phu thê của đại vận là Cự môn độc tọa hóa Kị ở cung Hợi, còn năm Bính Dần thì cung Phu thê của lưu niên là Liêm Tướng, hóa Kị, Kình dương Đà la cùng chiếu, lại gặp Linh tinh, chủ về người chồng bị mắc bệnh gan rất nặng vào năm đó.

 Phủ Tướng triều viên cách

"Phủ Tướng triều viên cách" tức là hai sao Thiên Phủ và Thiên Tướng hội chiếu cung mệnh. Thêm vào đó, cung mệnh cư Ngọ, Thiên phủ cư Tuất, Thiên tướng cư Dần, là lấy kết cấu "Phủ Tướng triều viên cách".

Cổ ca nói:

Mệnh viên phủ tướng đắc câu phùng

Vô sát thân đương thị thánh quân

Phú quý song toàn nhân cảnh ngưỡng

Nguy nguy hiển nghiệp mãn kiền khôn.

Dịch nghĩa:

Cung mệnh gặp đủ sao Phủ Tướng

Không có sát tinh Thân hầu vua

Phú quý song toàn người ngưỡng mộ

Đức nghiệp lớn lao khắp đất trời.

Thiên phủ là chủ tinh Nam Đẩu, cổ nhân gọi là "Ti mệnh thượng tướng" (Thượng tướng cai quản mệnh lệnh), "Trấn quốc chi tinh" (Sao chấn quốc), chuyên giữ kho tiền.

Thiên tướng là "ấn tinh" (sao ấn), người xưa gọi là "Ti tước chi tinh" (Sao cai quản chức tước).

Cho nên Thiên tướng và Thiên Phủ trở thành một cặp "Thần cai quản tước lộc". Trong Đẩu Số, có một số sao thường phải gộp thành cặp để xem, gọi là "sao đôi", "Phủ Tướng" là một cặp sao quan trọng trong số đó. Người xưa nói: "phùng Phủ khán Tướng" (gặp Thiên phủ phải xem Thiên tướng) chính là ý này.

Thiên Phủ ở trong 12 cung vốn ít bị lạc hãm, nhưng Thiên phủ của "Phủ Tướng triều viên cách" thì lại không ưa tọa ở 4 cung Tị Hợi Sửu Mùi, đây là do Thiên tướng lạc hãm ở hai cung Mão Dậu, cho nên Thiên phủ ở cung Hợi hoặc cung Mùi liên đới hội hợp với cung Mão, Thiên phủ ở cung Tị hay cung Sửu, liên đới hội hợp với cung Dậu, tính chất đều thành hơi thiếu lực.

Kết cấu tốt nhất của "Phủ Tướng triều viên cách" là thiên tướng ở cung Tý, Thiên phủ ở cung Thân; Thiên tướng cư cung Ngọ, Thiên phủ ở cung Dần, Thiên tướng cư cung Thân, Thiên phủ ở cung Thìn.

Thiên Phủ lấy trường hợp không độc tọa làm cách cục tốt, chủ về người tính tình công chính, nếu không sẽ dễ trở thành gian giảo. Có điều, gian giảo ở đây thực ra cũng chỉ là mạng làm ăn kinh doanh ngày nay mà thôi.

(Nguồn: sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phân tích 51 cách cục thường gặp

Xem chỉ tay, bàn tay thành công trong tổ chức đoàn thể

một người có phù hợp với tổ chức, hay không trên bàn tay đều có những biểu hiện nhất định , hãy cùng xem bói tướng xem chi tay trên bàn tay bạn nhé...
Xem chỉ tay, bàn tay thành công trong tổ chức đoàn thể

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong một tập thể, người hòa thuận, chịu thương chịu khó luôn là người gặt hái được danh tiếng. Ngược lại, nhất định họ sẽ bị gò ép và loại trừ, hơn nữa một người có phù hợp với tổ chức, đoàn thể hay không trên bàn tay đều đã có những biểu hiện nhất định , hãy cùng xem bói tướng xem chi tay trên bàn tay bạn nhé…

Bàn tay có đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ đều có hoa tay

Bạn là người có tính tình chín chắn, vững vàng, khả năng thích ứng cao. Có những chiêu thức ngoại giao ôn hòa, đồng thời bạn còn có thể thích ứng một cách tự nhiên với hoàn cảnh, có tính linh hoạt, sống hài hòa, tương trợ với những ngưòi trong cùng một tổ chức hoặc đoàn thể.

Bàn tay có độ dài của 5 đầu ngón tay tương xứng

Nếu độ dài của 5 ngón tay trên bàn tay bạn tương xứng ,thì bất luận là tính cách hay là khả năng của bạn  đều đạt được tới trạng thái cân bằng. Trong một môi trường đã được bố trí sẵn bạn là  người có thể phát huy hiệu quả công việc một cách tối đa.

Bàn tay có Điểm dấu của đường Trí tuệ và đường Sinh mệnh trùng nhau, hướng xuống nửa trên của gò Nguyệt

Là người có đầy đủ những kiến thức thông thường, có khả năng thích nghi tốt. Họ không thể hiện cái tôi một cách quá mức khiến người khác ghét bỏ. Sống trong một tổ chức họ có thể phát huy năng lực hòa giải, công việc vì thế thuận lợi, tốt đẹp. Trong công việc bất kể là làm việc gì họ đều không ngại khó khăn, thử thách, có thế gọi đây là người toàn năng, toàn tài.

Bàn tay có đường Tình cảm cong lên kẻo dấn phẩn giữa của ngón trỏ và ngón giữa

Chúc mừng bạn nếu bạn có một bàn tay như vậy. Bạn là người có tính tình vui vẻ, thoải mái, có tính thích ứng cao, thật thà, chất phác. Sống trong tổ chức bạn là người biết kiềm chế bản thân, đây không phải là người chỉ biết lợi cho mình. Do đó bạn có được sự yêu mến của mọi người, là thành viên không thể thiếu trong một tổ chức.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem chỉ tay, bàn tay thành công trong tổ chức đoàn thể

4 chòm sao nữ chân thành, hiền nhưng không dễ bắt nạt

4 chòm sao nữ chân thành dưới đây rất hiếm có, tính cách thật thà, không bao giờ có ý làm hại ai, nhưng nếu bị lừa gạt, nhất định sẽ thẳng tay trả thù, không
4 chòm sao nữ chân thành, hiền nhưng không dễ bắt nạt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

4 chòm sao nữ chân thành dưới đây rất hiếm có, tính cách thật thà, không bao giờ có ý làm hại ai, nhưng nếu bị lừa gạt, nhất định sẽ thẳng tay trả thù, không hề do dự.


4 chom sao nu chan thanh, hien nhung khong de bat nat hinh anh
 
 

Kim Ngưu

  Từ trước tới nay, Kim Ngưu luôn là chòm sao nữ chân thật, tính cách ổn định, chắc chắn và rất tốt bụng, đối xử chân thành với người khác. Nhưng nếu bị lừa dối, đùa giỡ tình cảm thì sự trả thù của Kim Ngưu cũng hết sức âm thầm, lặng lẽ nhưng không kém phần sâu cay. Dù phải trải qua một thời gian dài họ cũng nhất định làm cho đối phương phải tổn thương sâu sắc.  

Thiên Yết

  Tuy lạnh lùng nhưng Thiên Yết đối với người khác khá tử tế, thậm chí còn có phần lụy tình. Họ sống nội tâm, không biết lấy lòng người khác, chỉ đối nhân xử thế một cách tự nhiên và hết sức cố gắng. Nếu phát hiện ra, tấm chân tình của mình bị phụ bạc thì phần đáng sợ bên trong Thiên Yết sẽ trỗi dậy, khiến đối phương sống khổ sống sở, tuyệt đối không dung tha.
 

Nhân Mã


4 chom sao nu chan thanh, hien nhung khong de bat nat hinh anh
 
Vốn là chòm sao nữ lương thiện, tính tình hòa nhã vui vẻ và rất phóng khoáng nên Nhân mã đối xử hết sức nhiệt thành với người khác. Họ thường làm hết khả năng mình có để đãi với mọi người. Song, chỉ cần phát hiện ra đang bị lợi dụng, lừa gạt thì chắc chắn nàng ta sẽ cho kẻ đó tiếng lành đồn xa, thân bại danh liệt, trả thù không nương tay.

Có thể bạn quan tâm: 10 điều ở Nhân Mã khiến người ta vừa yêu vừa hận

Sư Tử

  Bình thường cô nàng Sư Tử rất nhiệt tình, thoải mái và rộng rãi, dùng thành ý lớn nhất để kết giao bạn bè hay yêu đương. Họ ít khi so đo được mất, toàn tâm toàn ý cho mối quan hệ. Tiếc rằng, nếu có người không biết phải trái, cố ý dối gạt Sư Tử thì chòm sao nữ mạnh mẽ này sẽ cho biết tay, sử dụng những phương pháp bạo lực nhất khiến đối phương phải hối hận.    Mách nước cho Sư Tử phát triển sự nghiệp
Trình Trình

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 chòm sao nữ chân thành, hiền nhưng không dễ bắt nạt

Tướng đàn ông chọn chồng –

Chị em phụ nữ khi chọn chồng, nhớ đừng bỏ qua đặc điểm này .## Tướng cằm rộng – Là người rủng rỉnh tiền tiêu Xem tướng cằm này thấy rằng đa phần con trai mà có cằm rộng thì là người có tính cách trung thực, đặc biệt ở họ còn có tài làm l
Tướng đàn ông chọn chồng –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng đàn ông chọn chồng –

Top 3 con giáp có vận thế mạnh nhất và yếu nhất trong tháng 10

Vận thế 12 con giáp trong tháng 10: Đứng đầu danh sách con giáp có vận thế mạnh nhất tháng 10 chính là người tuổi Dần, trái lại, vận thế thấp nhất là người
Top 3 con giáp có vận thế mạnh nhất và yếu nhất trong tháng 10

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đứng đầu danh sách con giáp có vận thế mạnh nhất tháng 10 chính là người tuổi Dần, trái lại, vận thế thấp nhất là người tuổi Mùi.
  

► Xem bói 2016 để biết vận mệnh, công danh, tình duyên của bạn

1. Top 3 con giáp có vận thế mạnh nhất trong tháng 10

No1. Người tuổi Dần
Tài vận: ★★★★★ Quan vận: ★★★★★ Tình duyên: ★★★★ Hôn nhân: ★★★★ Sức khỏe: ★★★★
 
Lưu ý: Dù trong hoàn cảnh nào hay xảy ra bất cứ việc gì, thái độ bình tĩnh và ổn định luôn là điều kiện tiên quyết mang lại thành công cho người tuổi Dần trong tháng 10 này.

Top 3 con giap co van the manh nhat va yeu nhat trong thang 10 hinh anh
Người tuổi Dần dẫn đầu danh sách những con giáp có vận thế mạnh nhất tháng 10

No2. Người tuổi Thân
Tài vận: ★★★★★ Quan vận: ★★★★ Tình duyên: ★★ Hôn nhân: ★★★ Sức khỏe: ★★★   Lưu ý: Câu nói “Đen tình đỏ bạc” rất đúng với vận thế của người tuổi Thân trong tháng 10.   No3. Người tuổi Sửu
 
Tài vận: ★★★★★ Quan vận: ★★★★ Tình duyên: ★★★ Hôn nhân: ★★★ Sức khỏe: ★★★
 
Lưu ý: Cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn khi tham gia giao thông, tránh tai nạn xe cộ.   2. Top 3 con giáp có vận thế yếu nhất trong tháng 10

No1. Người tuổi Mùi
 
Tài vận: ★★ Quan vận: ★★ Tình duyên: ★★★★ Hôn nhân: ★★★ Sức khỏe: ★★   Lưu ý: Câu nói “Đen bạc đỏ tình” khá phù hợp với vận thế tháng 10 của người tuổi Mùi.

Top 3 con giap co van the manh nhat va yeu nhat trong thang 10 hinh anh 2
Tuổi Mùi là đại diện đầu tiên của con giáp có vận thế kém nhất tháng 10
  No2. Người tuổi Thìn
 
Tài vận: ★★★ Quan vận: ★★ Tình duyên: ★★ Hôn nhân: ★★ Sức khỏe: ★★★
 
Lưu ý: Cần thận trọng trong các mối quan hệ tình cảm, tránh phạm đào hoa sát.   No3. Người tuổi Hợi
 
Tài vận: ★★ Quan vận: ★★ Tình duyên: ★ Hôn nhân: ★ Sức khỏe: ★★★   Lưu ý: Trong tháng 10, người tuổi Hợi cần dành thời gian để điều chỉnh lại các mối quan hệ, đặc biệt là chuyện tình cảm.   Lan Hạ (Theo MGSP)  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top 3 con giáp có vận thế mạnh nhất và yếu nhất trong tháng 10

Nhận định về việc lập thành một lá số tử vi

Một bài viết của tác giả Phong Nguyên trình bày cách an sao lá số nhanh. Đây là một kinh nghiệm rất quý báu!
Nhận định về việc lập thành một lá số tử vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Từ các cách an sao, tìm ra cách an lá số thật mau và nhẩm trong trí óc, nhớ dễ dàng

Bài viết của tác giả Phong Nguyễn

Trước khi trình bầy tiếp bài về việc lập thành lá số tôi cần nói với quý bạn rằng tôi đã cố tránh dùng các bài thơ để an sao trừ trường hợp đặc biệt, vì đa số các bạn trẻ đều có óc thực tế đâu có thể mỗi lúc học thuộc lòng được các bài thơ. Không những thế, nhiều khi an sao theo bài thơ rất chậm và có lúc còn dễ lầm lẫn vì "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Do đó, những cách an sao tôi nêu ra đều rất thực, giản dị đến mức tối đa. Mục tiếp theo (xin ghi số 7 cho có hệ thống liên tục.

7- Các sao an theo Chi (của năm sanh)

- Hoa Cái: An sao này rất mau lẹ, quý bạn chỉ cần nhớ nhóm 3 chữ (Thân Tí Thìn; Tị Dậu Sửu; Hợi Mão Mùi, Dần Ngọ Tuất) và lấy chữ chót là cung an sao Hoa Cái. Tỷ dụ tuổi Nhâm Tý thì Hoa Cái an ở cung Thìn (chữ chót của nhóm 3 chữ Thân Tý Thìn). Ngoài ra để tiện việc kiểm lại, quý bạn nên nhớ Hoa Cái bao giờ cũng cách cung an Thiên Mã một cung theo chiều thuận. Và như thế, khi an được Hoa Cái là ta biết ngay phải an Thiên Mã ở cung nào (tức là sau cung an Hoa Cái 1 cung). Sau hết quý bạn nên nhớ Hoa Cái chỉ ở tứ mộ, tức là Thìn Tuất Sửu Mùi.

- Thiên Mã: Quý bạn có thể căn cứ theo Hoa Cái để an Thiên Mã, như tôi nêu trên, hoặc lại căn cứ vào nhóm 3 chữ (Thân Tý Thìn,…) rồi an Thiên Mã tại cung xung chiếu với cung theo chữ đầu của nhóm 3 chữ. Tỷ dụ tuổi Bính Thìn thì an Thiên Mã ở cung Dần (là cung xung chiếu với cung Thân, và Thân là chữ đầu của nhóm 3 chữ). Và quý bạn cần nhớ là Thiên Mã chỉ an tại Dần Thân Tị Hợi mà thôi.

- Kiếp sát: Căn cứ theo hàng Chi kế chữ chót của nhóm 3 chữ (như trên). Tỷ dụ tuổi Nhâm Dần thì an Kiếp Sát tại cung Hợi vì Hợi là chữ kế chữ chót của nhóm 3 chữ Dần Ngọ Tuất. Và Kiếp sát chỉ ở 4 góc lá số, tức là Dần Thân Tỵ Hợi.

- Đào hoa: Lấy chữ kế chữ đầu của nhóm 3 chữ. Tỷ dụ tuổi Tân Mùi thì an Đào hoa tại Tý vì tý là chữ kế chữ đầu (Hợi) của nhóm Hợi Mão Mùi. Sau hết, quý bạn nên nhớ là Đào hoa chỉ ở cung Tý Ngọ Mão Dậu.

- Cô thần, quả tú: Quý bạn cứ chia 12 cung ra làm 4 đoạn nối liền với nhau, kể từ cung Dần, tức là Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu. Xong chỉ việc nhớ là Cô thần ở cung kế với đầu đoạn và Quả tú ở cung kế với cuối đoạn. Tỷ dụ tuổi Kỷ Mão thì Cô thần ở Tỵ (vì Tỵ là cung kế với cung Thìn) và Quả Tú ở Sửu (kế với Dần), tức là Cô Quả chặn 2 đầu của đoạn liên hệ. Nói bằng chữ, quý bạn có thể cho là hơi rắc rối nhưng khi vẽ ra quý bạn thấy quá dễ dàng. Tôi không muốn vẽ ra để khỏi choán nhiều chỗ trên tờ báo. Sau hết quý bạn cần nhớ là Cô thần chỉ an tại một trong 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi và Quả tú chỉ ở một trong 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi. Và do đó, không bao giờ Cô Quả có thể đồng cung với nhau và cũng không bao giờ xung chiếu nhau (chỉ có hợp chiếu).

- Phá toái: an như thường lệ, nghĩa là tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì ở Tỵ; Thìn Tuất Sửu Mùi ở Sửu và Dần Thân Tỵ Hợi ở Dậu. Sao này chỉ ở 3 cung Tỵ Dậu Sửu.

- Nguyệt đức: như thường lệ (cung Tỵ thuận đến năm sinh), nhưng có vị lại an Nguyệt đức đồng cung với Thái tuế.

- Thiên đức: như thường lệ (cung Dậu thuận đến năm sinh).

- Long trì, Phượng Các: như thường lệ (Long từ cung Thìn thuận Phượng từ cung Tuất nghịch năm sinh). Cũng như Tả Hữu, hai sao Long Phượng chỉ đồng cung ở Sửu hoặc Mùi hoặc giáp hai cung này, còn ở các cung khác thì luôn luôn chiếu nhau, vậy khi thấy không chiếu nhau thì biết là an sai. Khi an Phượng các xong nhớ an Giải thần đồng cung luôn, và gạch dưới 2 sao Long Phượng cho rõ.

- Thiên Khốc-Thiên Hư: như thường lệ (Khốc từ cung Ngọ nghịch – Hư từ cung Ngọ thuận năm sinh. Hai sao này chỉ đồng cung tại Tý hoặc giáp hai cung Tý, Ngọ còn ở các cung khác thì luôn luôn chiếu nhau.

- Hồng Loan: từ cung Mão nghịch đến năm sinh. An luôn Thiên hỷ tại cung xung chiếu.

- Chùm sao Thái Tuế: tuổi nào an Thái tuế ở cung đó, rồi mỗi cung theo chiều thuận an Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu âm, Quan phủ, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ, Phúc đức, Điếu khách, Trực phù. Sau đó an luôn Thiên không đằng trước cung an Thái Tuế. Khi an xong chùm này, quý bạn nên coi sơ lại xem Tang Hổ có xung chiếu nhau hay không và Điếu khách có hợp chiếu với Tang môn hay không để biết chắc mình đã an trúng và không sót một sao nào trong chùm. Ngoài ra cũng như chùm Tràng sinh, chùm Thái Tuế rất quan trọng cho nên quý bạn cũng cần an riêng ra một góc nào đó để dễ nhìn thấy, tức là dễ giải đoán và kết hợp.

8- Các sao theo giờ sinh

Sau khi an các sao theo Chi, quý bạn an ngay các sao theo giờ khi biết chắc giờ sinh chính xác vì có một số sao khác phải tuỳ thuộc sao theo giờ sinh như Quang Quý và Hóa quyền, Hóa Kỵ phải theo Xương Khúc…(tuổi Tân).

- Văn Xương và Văn khúc: từ cung Tuất đếm nghịch đến giờ sinh an Xương và từ cung Thìn đếm thuận an Khúc. Cũng cần gạch dưới 2 sao này. Và cũng như Tả-Hữu, Xương Khúc chỉ đồng cung ở Sửu Mùi hoặc giáp hai cung đó, còn ở các cung khác đều chiếu nhau.

- Địa không và Địa kiếp: Từ cung Hợi nghịch an Địa không và thuận an Địa Kiếp. Hai sao này chỉ đồng cung ở Hợi (giờ Tý) và Tỵ (giờ Ngọ) hoặc giáp hai cung đó.

- Thai phụ và Phong cáo: Thai phụ cách Văn khúc 1 cung về phía trước và Phong Cáo cách Văn khúc 1 cung về phía sau, và do đó Cáo Phụ luôn luôn hợp chiếu nhau.

Còn các sao Hoả Linh, Đẩu quân tuy cũng theo giờ nhưng còn tuỳ thuộc thêm một yếu tố khác nên tôi đặt vào nhóm sao an sau chót cho có thứ tự.

9- Các sao hàng Can (của năm sinh)

- Thiên Khôi và Thiên Việt: Riêng hai sao này, tôi đành phải dùng bài thơ thường lệ vì không có cách nào giản dị, thực tế cho dễ nhớ. Bài thơ đó như sau:

Giáp Mậu thị ngưu dương (Sửu Mùi)
Ất Kỷ thử hầu hương (Tý Thân)
Bính Đinh trư kê vị (Hợi Dậu)
Canh Tân phùng mã hổ (Ngọ Dần)
Nhâm quý thổ xà tàng (Mão Tỵ)

Quý bạn chỉ cần nhớ năm câu chính đó cho đỡ rườm và nhớ Khôi an trước việt theo câu thơ. Có nhà tử vi nói rằng câu đầu là "Giáp Mậu Canh ngưu dương" (tức là cả tuổi Canh cũng an Khôi Việt ở Sửu Mùi) và câu thứ tư là "Lục Tân phùng mã hổ" (tức là chỉ có 6 tuổi Tân mới an Khôi Việt tại Ngọ Dần), nhưng đa số các nhà tử vi hiện nay đều quen an theo cách thông thường như trên, chưa có ai chứng minh được cách nào đúng hơn cả.

- Tứ Hóa (theo thứ tự Lộc Quyền Khoa Kỵ): cách an Tứ hóa nếu cần phải nhớ nằm lòng cũng là một trong những điều khó khăn nhất trong việc lập thành lá số tử vi nhưng đồng thời lại rất quan trọng cho nên quý bạn đành phải kiên tâm học thuộc bài thơ thường lệ thì mới mong hiểu mau lẹ các câu phú cũng như các cách giải đoán. Quý bạn có thể chỉ nhớ đơn sơ bài thơ như sau cũng thấy vần và dễ thuộc (nghĩa là bỏ hết những chữ thừa):

Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Vi Nguyệt
Bính Đồng Cơ Xương Liêm
Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự
Mậu Tham Nguyệt Bật Cơ
Kỷ Vũ Tham Lương Khúc
Canh Nhật Vũ Nguyệt Đồng
Tân Cự Dương Khúc Xương
Nhâm Lương Vi Phủ Vũ
Quý Phá Cự âm Tham

Tức là tuổi Giáp thì an Hoá Lộc đồng cung với Liêm Trinh, Hóa Quyền đồng cung với Phá quân, Hóa khoa đồng cung với Vũ khúc, và Hóa kỵ đồng cung với Thái Dương,…Sau hết cần viết Tứ hóa bằng chữ thật lớn hoặc gạch dưới.

- Chùm Lộc tồn: Nhận xét về cách an thông thường ta thấy sau khi bỏ 4 cung Thìn Tuất, Sửu, Mùi (Lộc Tồn không bao giờ ở Tứ Mộ) thì mỗi hàng Can ứng cho một cung, riêng hai cung Tỵ Ngọ thì ứng cho 2 can mỗi cung (Bính Mậu cho cung Tỵ và Đinh Kỷ cho cung Ngọ). Do đó muốn an Lộc Tồn theo tuổi nào là biết ngay (Giáp Ất thì ở Dần, Mão Canh Tân thì ở Thân, Dậu và Nhâm Quý thì ở Hợi, Tý). Sau đó an Bác sĩ đồng cung với Lộc tồn, rồi Dương Nam, âm Nữ thuận âm Nam, Dương Nữ nghịch lần lượt an các sao Lực sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng quân, Tấu thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan Phủ mỗi sao một cung. Rồi an Kình Dương đằng trước và Đà la đằng sao Lộc Tồn, bất luận thuận hay nghịch, mặc dầu có nhiều ý kiến về vấn đề an Kình Đà. Sau hết, từ cung Lộc tồn thuận tới cung thứ 9 an Quốc ân và nghịch đến cung thứ 8 an Đường Phù. Muốn biết chắc về cách an nên kiểm lại xem Tướng quân có xung chiếu với Phục binh hay không để khỏi sót một sao nào trong chùm. Ngoài ra cũng cần viết Lộc tồn bằng mực đỏ cho nổi bật vì sao này rất quan trọng, nếu bấm trên tay thì không thành vấn đề nữa.

- Lưu niên văn tinh: Bỏ tứ mộ (tức là 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi), bắt đầu từ cung Tỵ tương ứng với tuổi Giáp, rồi tiếp tục như thế qua các tuổi khác, chỉ trừ cung Thân thì ứng với 2 tuổi Bính, Mậu và cung Dậu ứng với 2 tuổi Đinh Kỷ.

- Thiên trù: sao này rất ít người biết giải đoán và cũng không thấy sách Tử vi nào bàn tới nhiều, cho nên bạn có thể bỏ qua cũng được. Hơn nữa, cách an cũng chưa thống nhất cho nên lại càng phiền toái khi giải đoán. Tuy nhiên, tôi cũng xin ghi nơi đây cho đủ, và cách an thông thường là: riêng cung Tỵ tương ứng cho 2 tuổi Giáp, Bính và cung Ngọ cho 2 tuổi Ất, Đinh còn các cung khác mỗi cung ứng cho 1 tuổi (theo thứ tự hàng Can còn lại: Mậu Kỷ Canh…) trừ các cung Tứ mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) thì bỏ không tính đến.

- Lưu Hà: Vì không có cách nhớ thực tế và giản dị, nên quý bạn đành phải học thuộc bài thơ quen thuộc mà nhiều sách có ghi:

Giáp Kê Ất khuyển, mạnh Lưu hà
Bính Mùi, Đinh Hầu, Mậu kiến Xà
Kỷ, Ngọ, Canh Thìn, Tân Mão vị
Nhâm Trư, Quý Hổ thị oan gia.

Tức là tuổi Giáp an Lưu Hà ở Dậu, tuổi Ất ở Tuất… (không bao giờ Lưu hà an tại Tý Sửu).

- Thiên quan và Thiên phúc: Hai sao này cũng rất khó nhớ khi an và tôi cũng đành phải dùng bài thơ quen thuộc:

Thiên quan Thiên phúc Giáp đàm Mùi Kê (Dậu)
Ất, Thìn, Thân, Bính về Tỵ, Tý
Đinh Dần cung, Hợi vị tương lâm
Mậu lâm Mão, Kỷ, Dậu, Dần
Canh thời Hợi, Ngọ, còn Tân Dậu Xà
Nhâm Tuất, Ngọ, Quý Ngọ Xà
Thiên Nguyệt đức thuận, Kê Xà hồi hương.

Tức là tuổi Giáp thì an Thiên quan ở Mùi và Thiên phúc ở Dậu…Còn câu sau chót dùng cho Thiên nguyệt đức mà cách an rất dễ nhớ, chẳng cần tới câu thơ trên.

- Tuần Triệt: Có thể nói ai mới học tử vi cũng không thể nào nhớ nổi cách an Tuần, vì nguyên một việc tìm tuổi mình thuộc con nhà Giáp nào cũng nhức đầu, sau đó lại phải nhớ vị trí của Tuần tương ứng với con nhà Giáp liên hệ. Nếu lập sẵn bảng tra Tuần thì an rất dễ nhưng muốn nhớ nằm lòng thì lại rất khó. Do đó tôi đề nghị với quý bạn cách an sau này cho mau lẹ và dễ nhớ: cứ từ cung tuổi của mình khởi bằng hàng Can - tuổi mình đếm thuận cho đến hết hàng can mỗi cung một chữ, ngưng ở đâu thì an Tuần ở hai cung kế sau đó, Tỷ dụ tuổi Canh Dần thì khởi chữ Canh từ cung Dần, đếm thuận cho đến chữ Quý thì thấy ngưng ở cung Tỵ, vậy Tuần an ở cung Ngọ Mùi. Trường hợp gặp tuổi có chữ Quý thì an Tuần rất mau vì Tuần ở kế ngay cung tuổi của đương số. Với cách này quý bạn thấy việc an Tuần quá giản dị và mau lẹ, chỉ vài giây đồng hồ là an được liền.

Còn về cách an Triệt cũng rất dễ, quý bạn cứ tính từ cung Dậu nghịch đến hết cung Tý, cứ 2 cung tương ứng vài hai Can (Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý), tức là tuổi Giáp và Kỷ an Triệt ở Thân Dậu, tuổi Ất Canh an Triệt ở Ngọ Mùi,…Quý bạn nên nhớ là Triệt không bao giờ an ở Tuất Hợi.

10- Các sao cố định

Đó là các sao Thiên la, Địa võng, Thiên Thương, Thiên Sứ mà ai học tử vi cũng đều nhớ cách an rồi, tôi khỏi cần nhắc lại cho dài dòng. Có điểm cần nói là tuy các sao này cố định nhưng cũng nên an vào để mình khỏi quên khi đoán. Nhiều người cứ bỏ đi nên có khi giải đoán dễ sơ sót. Tỷ dụ hạn đi với Văn Xương ngộ Thiên Thương, nếu ta không thấy sao Thiên Thương ta có thể quên hẳn sự kiện liên hệ đến cách này.

11- Các sao an theo hai yếu tố

Đó là các sao ân quang, Thiên Quý, Tam thai, Bát toạ, Đẩu quân, Thiên Tài, Thiên Thọ, Hoả tinh, Linh Tinh. Vì phải theo hai yếu tố nên quý bạn cần an các sao này chót hết cho có thứ tự:

- Quang Quý: từ Văn Xương đến ngày sinh lùi lại 1 cung an ân Quang.

Từ Văn khúc đếm nghịch đến ngày sinh lùi lại 1 cung an Thiên Quý. (nên gạch dưới hai sao Quang Quý).

Nếu ngày sanh từ 13 trở lên quý bạn đừng bao giờ đếm từ mùng 1, vừa lâu lại vừa dễ lộn, cứ ngày 13 (chưa trừ 1) thì ở cung khởi (có Văn Xương hoặc Văn Khúc) và ngày 25 (chưa trừ 1) cũng ở hai cung đó, như thế chỉ phải đếm ít. Sau đó chỉ lùi lại một cung là an sao Quang Quý.

- Thai Toạ: Từ Tả phụ đếm thuận đến ngày sinh an Tam Thai và từ Hữu Bật nghịch an Bát toạ. Nếu số ngày từ 13 trở đi cũng áp dụng tương tự như Quang Quý cho đỡ phải đếm nhiều cung. Quý bạn cũng nên gạch dưới Thai Toạ.

- Đẩu quân: Từ cung an Thái Tuế đếm nghịch đến tháng sinh rồi từ đó đếm thuận tới giờ sinh thì an Đẩu Quân.

- Thiên Tài-Thiên Thọ: Thiên Tài thì từ Mệnh thuận đến năm sinh, còn Thiên Thọ từ ‘Thân" cũng thuận đến năm sinh.

- Hoả Linh: Như thường lệ, nghĩa là tuổi:

Thân Tý Thìn khởi Hoả ở Dần Linh ở Tuất
Dần Ngọ Tuất khởi Hoả ở Sửu Linh ở Mão
Tỵ Dậu Sửu khởi Hoả ở Mão Linh ở Tuất
Hợi Mão Mùi khởi Hoả ở Dậu Linh ở Tuất

Khi biết cung khởi rồi thì Dương Nam, âm Nữ thuận đến giờ sinh an Hoả tinh và âm Nam, Dương Nữ thì đếm nghịch. Còn Linh tinh thì ngược lại, nghĩa là âm Nam, Dương Nữ đếm thuận đến giờ sinh; Dương Nam, âm nữ đếm nghịch. Quý bạn cần lưu ý là Hoả tinh gần như luôn luôn khởi từ Dần, Sửu, Mão, Dậu tức là mình chỉ cố nhớ 4 cung khởi của Hoả Tinh là coi như thuộc hết.

Về cách an sao Hoả Tinh cũng có một vài nhà tử vi quả quyết rằng không phải tính theo giờ nữa mà chỉ việc theo bảng trên là an luôn. Tỷ dụ tuổi Dần thì Hoả tinh an tại Sửu và Linh tinh an tại Mão luôn, không còn vấn đề thuận nghịch và giờ sinh nữa.

Tôi đang thử dùng cách an này nhưng chưa thấy ứng nghiệm rõ rệt.

12- Đại tiểu hạn

Sau hết là an Đại tiểu hạn. Muốn nhớ cách an Tiểu hạn quý bạn chỉ cần nhớ nhóm 3 chữ (Dần Ngọ Tuất; Thân Tý Thìn; Tỵ Dậu Sửu; Hợi Mão Mùi) rồi lấy cung xung chiếu với chữ chót của nhóm liên hệ là cung khởi Tiểu hạn. Xong an thuận hoặc nghịch (tuỳ theo Nam hay Nữ) mỗi cung một chữ tiếp theo, Tỷ dụ tuổi Ngọ thì khởi từ cung Thìn, vì Thìn là cung xung chiếu với chữ chót (Tuất) của nhóm 3 chữ Dần Ngọ Tuất.

Đại hạn thì quá dễ cứ theo Cục mà viết số 2, 3, 4, 5 hoặc 6 từ cung Mệnh (Dương Nam, âm Nữ thì thuận mà âm Nam, Dương Nữ thì nghịch). Có sách và có vị cho rằng Đại hạn khởi từ cung kế với cung Mệnh mới ứng nghiệm (nghĩa là từ cung Bào hoặc cung Phụ mẫu tuỳ theo thuận hay nghịch), nhưng vấn đề này chưa vị nào dứt khoát được nên tôi chỉ nêu ra để quý bạn tuỳ nghi áp dụng và chiêm nghiệm.

Việc lập thành đến đây coi như đã xong tuy còn một vài điểm như Mệnh Chủ, Thân Chủ và còn vài sao như Thiên Lộc, Quán Sách, Câu giải, Thiên Xá, Thiên Khố,…nhưng tôi không bàn tới vì tôi chưa thấy sách nào hoặc vị nào nêu ra được cách giải đoán đầy đủ và hợp lý.

Sau hết, tôi cần nêu ra một điểm nữa là trường hợp phải lập một lá số với giờ sinh giữa hai giờ tử vi, quý bạn nên an trước các sao theo tháng và chỉ cùng một số sao hàng Can (nếu có thể) rồi xem sơ qua giờ nào ứng hợp nhất thì mới tìm Cục và an các sao khác để tránh việc lập 2 lá số một lúc. Nếu Mệnh lọt vào 2 cung thuộc một Cục (tỷ dụ: Tý Sửu Dần Mão…thì quý bạn có thể an luôn các chính tinh và vòng Tràng Sinh cùng Tứ hoá nếu được chỉ để lại các sao an theo giờ, rồi khi tìm được giờ nào chính xác nhất sẽ an Mệnh, Thân và các cung khác cùng các sao còn lại.

Tôi hy vọng bài này tuy không có gì mới lạ nhưng sẽ giúp quý bạn thuộc lòng được cách lập thành lá số tử vi cũng như sẽ an sao được mau lẹ mà không cần phải mất công phụ học thuộc nhiều bài thơ, có như vậy thì sau này quý bạn mới thông suốt được dễ dàng việc giải đoán.

KHHB số 74E1


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nhận định về việc lập thành một lá số tử vi

Những lỗi phong thủy gây ác mộng cần điều chỉnh sớm

Nếu thấy tinh thần căng thẳng, mất ngủ, gặp ác mộng triền miên… mà không phải vấn đề về sức khỏe, bạn nên nghĩ ngay tới ảnh hưởng của yếu tố phong thủy phòng
Những lỗi phong thủy gây ác mộng cần điều chỉnh sớm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Nếu thấy tinh thần căng thẳng, khó ngủ, gặp ác mộng triền miên… mà không phải vấn đề về sức khỏe, bạn nên nghĩ ngay tới ảnh hưởng của yếu tố phong thủy phòng ngủ.

  Những tác dụng bất ngờ của cây phát tài Tháp Văn Xương bao nhiêu tầng là tốt nhất? Thúc vượng dòng chảy tiền bạc bằng phong thủy phòng tắm   Nếu phòng ngủ của bạn phạm phải những lỗi phong thủy dưới đây, cần nhanh chóng tìm cách hóa giải, tránh tình trạng sức khỏe suy yếu, tình cảm vợ chồng giảm sút.   
Nhung loi phong thuy gay ac mong can dieu chinh som hinh anh
 
1. Cải tạo phòng tắm thành phòng ngủ   Không ít gia đình mắc phải lỗi cải tạo phòng tắm cũ để làm phòng ngủ nhằm mở rộng diện tích, không gian phòng ngủ. Điều là phạm cấm kị về phong thủy, sẽ khiến sức khỏe gia chủ gặp trở ngại, gây ác mộng liên miên, hậu quả khôn lường.    Thông thường nhà tắm thường được kết hợp làm nhà vệ sinh luôn. Xú uế trong không gian này khá nặng, trường khí yếu, dễ gây hại cho sức khỏe lại ảnh hưởng tới toàn cục diện phong thủy của ngôi nhà. Cải tạo phòng tắm thành phòng ngủ là một trong những lỗi phong thủy gây ác mộng thường gặp, nên tránh xa.   2. Đầu giường kê sát vào cửa sổ   Cửa sổ có kích cỡ quá to là một trong những cấm kị, đầu giường được kê sát vào cửa sổ càng là điều đại kị. Phía ngoài cửa sổ thường có tiếng ồn ào lớn, không tốt cho chất lượng giấc ngủ của bạn.   Đồng thời, đầu giường không được tựa vào vị trí vững chắc, khiến người ngủ trên đó tinh thần bất an, từ đó gặp ác mộng triền miên, sức khỏe giảm sút đáng kể.   
Nhung loi phong thuy gay ac mong can dieu chinh som hinh anh
 
3. Cửa sổ phòng ngủ quá lớn, kê đầu giường hướng Tây   Trường hợp cửa sổ phòng ngủ quá lớn sẽ khiến trường khí tích cực khó tụ lại, gây hoang mang tinh thần, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.    Nếu như lại có thêm đặc điểm là đầu giường kê ở hướng Tây của cửa sổ thì tình trạng mất ngủ càng kéo dài. Nên kê giường ở hướng Nam hoặc Bắc vì nó thuận theo lực hấp dẫn của từ trường Trái đất. Khi nằm ngủ quay đầu về hai hướng này sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn, tránh được ác mộng, tốt cho sức khỏe.    Cơi nới nhà bằng gác xép, chuyện nhỏ hóa to nếu sai phong thủy 4 lưu ý phong thủy ngoại cảnh đảm bảo nhà vừa đẹp vừa tốt Tiêu diệt tiểu nhân với các mẹo phong thủy đơn giản   4. Treo dao, kiếm trong phòng ngủ   Không ít người có sở thích treo kiếm cổ hay để dao trong phòng ngủ, nhất là ở vị trí đầu giường. Điều đó vừa không an toàn lại gây ra bất lợi về phong thủy.    Vì bản thân những vật này chứa sát khí, tiếp xúc với chúng lâu dần sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, chất lượng giấc ngủ giảm sút, gặp ác mộng là điều khó tránh.   
Nhung loi phong thuy gay ac mong can dieu chinh som hinh anh
 
5. Để đồ cổ trong phòng ngủ   Đa phần đồ cổ đều được đào tìm dưới lòng đất sâu. Bản thân chúng chứa âm khí rất rặng. Kể cả là đặt chúng ở phòng ngủ hay phòng khách trong nhà, đều khiến chủ nhân ăn không ngon, ngủ không yên, thường xuyên gặp ác mộng hoặc gặp những hiện tượng kỳ lạ khó giải thích.  
► ## giúp bạn giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác

Ngân Hà
    Kiểu phòng ngủ khiến bạn gặp ác mộng triền miên
Phong thủy phòng ngủ đúng chuẩn góp phần tạo ra giấc ngủ chất lượng cho chủ nhân. Ngược lại, nếu phạm phải những điều sau đây, e rằng bạn thường xuyên gặp ác

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những lỗi phong thủy gây ác mộng cần điều chỉnh sớm

Hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh

Một bài viết sưu tầm về hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo.
Hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hỏa tinh Linh tinh hợp luận - Đại toàn

火星 - Hỏa Tinh

"杀神",属火,南斗浮星。

Là một “Sát thần”, thuộc Hỏa, Nam Đẩu phù tinh.

火 星为四煞之一,乃一凶星。居寅午戌为入庙,居巳酉丑为得地,居亥卯未为利益,居申子辰为陷。火星入命,面色红黄,眼大,脸圆长,中等身材,略壮。于人性情 则刚强出眾,急躁胆大,顽固不化,自以为是,心性毒辣,唇齿四肢有伤,麻面或面有伤痕,毛髮有异于常人之处,如为红棕色或卷毛。落入十二宫中皆不为美论, 唯居疾厄宫入庙,作身体强壮少病论之。与庙旺之贪狼同宫入命,指日立边功,武职显贵,经商横发。火星虽入庙旺之乡守命,亦有不顺,成败起伏势所难免,若入 陷宫,刑克甚重,克害六亲,易招官非横祸,恶疾缠身。

Hỏa tinh là một trong Tứ Sát, cũng là hung tinh. Cư Dần Ngọ Tuất là nhập miếu, cư Tỵ Dậu Sửu là đắc địa, cư Hợi Mão Mùi là ích lợi, cư Thân Tý Thìn là hãm địa. Hỏa tinh nhập Mệnh, sắc mặt đỏ vàng, mắt to, mặt tròn dài, thân hình trung bình, khá cường tráng. Là người tính tình cương cường xuất chúng, táo bạo hấp tấp, ngoan cố, tự cho mình đúng, tâm địa cay độc, răng miệng tứ chi có thương tích, tàn nhang hoặc có sẹo, râu tóc có chỗ khác thường, ví dụ như tóc nâu đỏ hay tóc xoăn. Nhập 12 hai cung đều không luận là tốt, duy nhập miếu ở cung Tật ách thì thân thể cường tráng ít bệnh. Đồng cung với Tham Lang miếu vượng nhập Mệnh, chủ có ngày lập công, võ chức quý hiển, kinh doanh hoạnh phát. Hỏa Linh tuy nhập miếu thủ Mệnh, cũng có điều không thuận lợi, thành bại thăng trầm là khó tránh, nếu nhạp cung hãm địa thì hình khắc nghiêm trọng, khắc hại lục thân, dễ rước kiện tung tai họa bất ngờ, có bệnh nặng trong người.

女命火星,性格刚强,热烈外向,敢说敢言。火星庙旺又与吉星庙旺同守,旺夫益子,贞烈之妇。陷宫守命或同宫之正星落陷,心毒,内狠外虚,凌夫克子,不守妇道,多是非,淫欲下贱。

Nữ mệnh Hỏa Tinh, tính cách cương cường, sôi nổi hướng ngoại, dám ăn nói. Hỏa Tinh miếu vượng lại có cát tinh miếu vượng đồng thủ, vượng phu ích tử, là người vợ trinh liệt. Hãm địa thủ Mệnh hoặc đồng cung bới chính tinh lạc hãm, tâm địa thâm độc, lòng dạ xấu xa vẻ ngoài giả dối, xúc phạm chồng khắc con, không thủ phận làm vợ, nhiều thị phi, dâm dục hạ tiện.

1 、火星利东、南方生人,及寅卯巳午年生人,则祸轻,不利西、北方生人,祸重。

Hỏa Tinh lợi cho người sinh phía Đông, Nam, và người sinh năm Dần Mão Tỵ Ngọ, tai họa nhẹ, không lợi cho người sinh phía Tây, Bắc, tai họa nặng.

2 、火星守命,入庙见诸吉,对宫及叁合宫不加凶,宜从事军警起家,立武功,中年始兴。

Hỏa tinh thủ Mệnh, nhập miếu hội nhiều cát tinh, đối cung và tam hợp không hội hung tinh, thích hợp làm trong quân đội cảnh sát, lập võ công, trung niên bắt đầu phát triển hưng thịnh.

3 、火星与贪狼守命,加吉星,宜从武职,主能立功边疆,有将相之贵,经商则必大发财利,主富,加羊陀劫空不作此论。

Hỏa tinh và Tham Lang thủ Mệnh, hội cát tinh, thích hợp làm võ chức, chủ có thể lập đại công ở biên cương, có cái quý của bậc làm quan tướng, kinh doanh thì tất đại phát tài lợi, chủ phú, hội Dương Đà Không Kiếp thì không luận như trên.

4 、火星陷地,羊陀同宫,主人繈褓灾深,少年易夭折,只宜过房外家寄养,二姓延生,重拜父母方可。

Hỏa Tinh hãm địa, Dương Đà đồng cung, chủ người lắm tai họa nặng nề, thiếu niên dễ chết yểu, chỉ thích hợp cho làm con nuôi để người khác nuôi dưỡng, mang hai họ, nếu nhận cha mẹ nuôi thì cũng có thể tránh được.

铃星 - Linh Tinh

"杀神",属火,南斗浮星。

Còn có tên khác là “Sát thần”, thuộc Hỏa, Nam Đẩu phù tinh

铃 星为四煞之一,乃一凶星。居寅午戌为入庙,居巳酉丑为得地,居亥卯未为利益,居申子辰为陷。铃星入命,面色青黄,形容不一,有奇特怪异之处。于人性情则刚 强出眾,急躁胆大,顽固不化,自以为是,心性毒辣,嫉妒心强,牙齜必报,说话声音低沈或沙哑,凡事不讲情面,险恶阴狠,头面手足有伤,麻面。落入十二宫中 皆不为美论,唯居疾厄宫入庙,作身体强壮少病论之。铃星与庙旺之贪狼入命,指日立边功,武职显贵,经商横发。虽入庙旺之乡守命,亦有不顺,成败起伏在所难 免,入陷宫,克害六亲,易招官非横祸,恶疾缠身。

Linh Tinh là một trong Tứ Sát, cũng là hung tinh. Cư Dần Ngọ Tuất là nhập miếu, cư Tỵ Dậu Sửu là đắc địa, cư Hợi Mão Mùi là lợi ích, cư Thân Tý Thìn là hãm địa. Linh Tinh nhập Mệnh, sắc mặt vàng xanh, mặt và người không phù hợp, có chỗ khác lạ kì quái. Là người tính tình cương cường xuất chúng, hấp tấp táo bạo, ngoan cố, tự cho mình là đúng, tâm địa cay độc, lòng đố kỵ lớn, nói chuyện âm thấp, trầm hay khàn, mọi chuyện không bàn chuyện cá nhân, hiểm ác âm mưu, mặt đầu tay chân có vết thương, mặt tàn nhang. Nhập 12 hai cung đều không luận là tốt, riêng cư cung Tật ách nhập miếu thì luận là thân thể cường tráng ít bệnh. Linh Tinh và Tham Lang miếu vượng nhập Mệnh, có ngày lập công, võ chức quý hiển, kinh doanh hoạnh phát. Tuy nhập đất miếu vượng thủ Mệnh cũng có chỗ bất lợi, thành bại thăng trầm là khó tránh, nhập cung hãm địa, khắc hại lục thân, dễ chuốc tai họa bất ngờ kiện cáo, có bệnh nặng trong người.

女命性格刚强,热烈外向,背六亲,伤夫子,入庙遇吉丰足,陷宫不贞洁,贫寒下贱。

Nữ mệnh tính tình cương cường, sôi nổi hướng ngoại, phản lục thân, hình thương chồng con, nhập miếu hội cát tinh thì đầy đủ, lạc hãm thì không trinh khiết, nghèo khó bần tiện.

1 、铃星利东、南方生人,及寅午戌年生人,则祸轻,不利西、北方生人,祸重。

Linh Tinh lợi cho người sinh phía Đông, Nam, và người sinh năm Dần Ngọ Tuất, họa nhẹ; không lợi cho người sinh phía Tây, Bắc, họa nặng.

2 、铃星守命,入庙见诸吉,对宫及叁合宫不加凶,宜从事军警起家,立武功。

Linh Tinh thủ Mệnh, nhập miếu hội nhiều cát tinh, đối cung và tam hợp không có hung tinh, thích hợp làm về quân đội cảnh sát, lập võ công.

3 、铃星守命,入庙遇紫府左右,不贵即富。

Linh Tinh thủ Mệnh, nhập miếu hội Tử Phủ Tả Hữu, không quý tất phú.

4 、铃星与贪狼守命,加吉星,宜从武职,主能立功边疆,有将相之贵,经商则必大发财利,主富,加羊陀空劫不作此论。

Linh Tinh và Tham Lang thủ Mệnh, hội cát tinh, thích hợp làm võ chức, chủ có thể lập công nơi biên cương, có cái quý của bậc quan tướng, kinh doanh tất đại phát tài lợi, chủ phú, hội Dương Đà Không Kiếp không luận như trên.

5 、铃星陷地守命,孤贫、夭折、破相延寿。

Linh Tinh hãm địa thủ Mệnh, nghèo khổ, chết yểu, nếu phá tướng thì có thể kéo dài tuổi thọ.

6 、铃星守命,廉贞擎羊会,主刀兵。

Linh Tinh thủ Mệnh, Liêm Trinh Kình Dương hội, chủ đao binh.

7 、铃星七杀同宫,主阵亡。

Linh Tinh Thất Sát đồng cung, chủ chết trận.

8 、铃星破军同宫,财、屋必倾,破家荡產。

Linh Tinh Phá Quân đồng cung, tất khuynh gia bại sản.

9 、铃星守命,羊陀凑合,孤单、弃祖、伤残、带疾。

Linh Tinh thủ Mệnh, Dương Đà vây, cô đơn, rời xa quê quán tổ tiên, thương tật, có bệnh.

10 "铃昌陀武,限至投河",此四星交会於辰戌二宫,辛壬己年生人,二限行至辰 戌,定遭水厄。

Linh Xương Đà Vũ, hạn chí đầu hà”, bốn sao này gặp nhau tại hai cung Thìn Tuất, người sinh năm Tân Nhâm Kỷ, hai hạn đến Thìn Tuất, tất gặp hỏa ách.

火星铃星合论 - Hỏa Tinh Linh Tinh hợp luận

1 、火铃乃杀神,兇恶之星,於寅午戌为入庙,申子辰落陷。十二宫中皆作祸,於人命内,有凶无吉,虽入庙旺之乡,亦非全吉,必有成败倾颓。命宫有吉遇火铃入庙者,多宜武职荣身。唯与贪狼同宫於旺地,或二星并夹贪狼,或与贪狼加会,则为发福之论。

Hỏa Linh là Sát thần, là sao hung ác, nhập miếu ở Dần Ngọ Tuất, lạc hãm ở Thân Tý Thìn. Ở 12 hai cung đều luận là hung, nhập Mệnh, có hung tinh mà không có cát tinh, tuy nhập đất miếu vượng, cũng không tốt hoàn toàn, tất có thành bại sụp đổ. Mệnh có cát tinh và Hỏa Linh nhập miếu thì thích hợp với võ chức, có thể vinh hiển. Duy đồng cung với Tham Lang ở đất vượng địa, hoặc hai sao trên giáp Tham Lang, hoặc hội chiếu với Tham Lang, thì luận là phát phúc.

2 、火星铃星入命,主人头面四肢带伤,脾气粗暴,心狠性毒,反抗心强。入庙则刚强果敢,聪明机敏,有决断力。入陷宫则身材瘦小,刚愎自用,狡猾多诈,无远虑,行事欠缺谨慎,不计后果,一生亦常遭挫折,以至精神烦闷。

Hỏa Tinh Linh Tinh nhập Mệnh, chủ người đầu, mặt, tứ chi có vết thương, tính khí thô bạo, tâm tính tàn độc, tính khản kháng mạnh. Nhập miếu thì quả quyết cương cường, thông minh cơ duệ, có tính quyết đoán. Nhập hãm cung thì thân thể gầy nhỏ, cứng đầu, giảo hoạt, không suy nghĩ sâu xa, hành sự thiếu ổn trọng, không tính đến kết quả, một đời cũng thường gặp trắc trở, dẫn đến phiền muộn trong lòng.

3 "火铃夹命为败局",寅午戌年生人如遇火星铃星夹命身宫,又本命之正星不吉,陷弱,或化忌,或有凶煞,则为败局,一生遭凶,贫财夭折。如正星庙旺加吉,则主一生不顺,多小人,尚不至大凶而已。若贪狼居命有火铃夹,则以吉论,反主富贵,事业横成。

Hỏa Linh giáp Mệnh vi bại cách”, người sinh năm Dần Ngọ Tuất nếu được Hỏa Linh giáp Mệnh Thân cung, chính tinh bản Mệnh không tốt, lạc hãm, hay Hóa Kỵ, hoặc có hung sát, thì là bại cách, một đời gặp hung, nghèo khó chết yểu. Nếu chính tinh miếu vượng hội cát tinh, thì chủ một đời không thuận, lắm tiểu nhân, nhưng chưa đến mức là đại hung. Nếu Tham Lang cư Mệnh có Hỏa Linh giáp, thì luận là tốt, chủ phú quý, sự nghiệp hoạnh thành.

4 、火铃旺宫,亦为福论,此二星入庙独坐,叁合方及对宫诸星庙旺加吉,或贪狼在对宫,亦有富贵之人,唯福不全美,或是身体有伤残,或是幼时多灾难养,或离祖过房,或刑克妻子,不一而足。

Hỏa Linh ở vượng cung, cũng luận là phúc, hai sao này nhập miếu độc thủ, các sao ở tam hợp và đối cung đều miếu vượng hội cát tinh, hoặc Tham Lang ở cung đối, cũng là người phú quý, chỉ có điều phúc không hoàn toàn đẹp, hoặc thân thể có thương tật, hoặc khi nhỏ lắm tai họa khó nuôi, hoặc rời xa tổ tiên cho làm con nuôi, hoặc hình khắc thê tử....

5 、火铃相遇,寅午戌入庙,加吉富贵扬名,财运突发,但骄横跋扈,小人得势,犹如癩狗长毛。

Hỏa Linh gặp nhau, nhập miếu ở Dần Ngọ Tuất, hội cát tinh thì phú quý nổi danh, tài vận đột ngột phát, nhưng kiêu ngạo ngang ngược, tiểu nhân được thể.

6 、火星铃星加见廉贞、七杀、破军、擎羊必有严重的血光之灾,并主阵亡或凶死。

Hỏa Linh hội kiến Liêm Trinh, Thất Sát, Phá Quân, Kình Dương tất có tai nạn chảy máu, cũng chủ chết trận hoặc chết thảm.

7 、火铃陷宫会羊陀,幼年多灾病,恐夭折,必过继与人重拜父母方可活命。此类组合一生多灾多难,六亲缘薄,或遭暴病横祸而亡身,并易沦为罪犯,有牢狱之厄或被枪毙。

Hỏa Linh hãm cung hội Dương Đà, khi nhỏ lắm bệnh tật, e chết yểu, tất cho làm con nuôi hay nhận bố mẹ nuôi thì có thể sống. Tổ hợp sao loại này một đời hay tai nạn khó khắn, lục thân duyên bạc, hoặc vì bạo bệnh tai họa bất ngờ mà chết, cũng dễ phạm tội, có tai ách ngục tù hoặc bị xử bắn.

8 、女命命宫有火铃,与亲人不和,心恶毒,不守妇道,多是非。若火铃庙旺守命加吉,纵富贵亦主骄横,居陷地,若不贫贱亦必淫邪。总之女命遇铃火擎羊为下格,庙旺尤可,陷地下贱,贫穷夭折。

Nữ mệnh cung Mệnh có Hỏa Linh, bất hòa với người thân, tâm địa ác độc, không thủ đạo làm vợ, lắm thị phi. Nếu Hỏa Linh miếu vượng thủ Mệnh hội cát tinh, thì dù phú quý cũng chủ ngang tàng, cư hãm địa, nếu không nghèo hèn tất dâm tà. Tóm lại nữ mệnh hội Hỏa Linh Kình Dương là hạ cách, miếu địa hạ tiện, nghèo khó chết yểu.

Hỏa tinh và Linh tinh - Toàn thư

Hỏa Tinh

Thuộc tính ngũ hành của Hỏa tinh là dương hỏa, là sát tinh thứ nhất của chòm Nam Đẩu, hóa khí là sát chủ về tính cương, quyết liệt, phá hoại và nóng vội. Là một trong sáu Sát tinh, Hỏa tinh có sức phấn đấu mạnh mẽ, nhưng đồng thời lại mang tính phá hoại, không thích bị bó buộc. Do Hỏa tinh quá mức cương cường, nếu như không được các sao thích hợp chế phục, chủ về thủa nhỏ nhiều bệnh tật tai họa, nên đổi họ, cho người khác làm con nuôi. Nếu lại có thêm các sát tinh khác công phá mà không được cát tinh trợ giúp, dễ dẫn đến tàn tật.

Hỏa tinh là sát tinh, nhưng không phải là hung hoàn toàn, cũng không cát hoàn toàn, cần phải quan sát xem có sao nào có thể chế phục, hoặc lợi dụng được nó hay không, nếu có sẽ chuyển hung thành cát. Nếu Hỏa tinh cùng Thất sát, hoặc Kình dương nằm tại cung miếu vượng, thì có thể chế ngự được hung tính của nhau, tuy vẫn khó tránh khỏi gian nan vất vả, nhưng vẫn có được những thành tựu mang tính đột phá hoặc sáng tạo. Nếu như miếu vượng lại đồng cung với Tử vi, thì Hỏa tinh sẽ thần phục trước Đế tọa mà giảm bớt sức phá hoại. Hỏa tinh tốt nhất là được đồng cung với sao Tham lang nhập miếu tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, sẽ tạo thành cách Hỏa Tham, nếu cả hai sao cùng nhập miếu thì chúng sẽ kiềm chế lẫn nhau để phát huy tính thiện, ức chế tính ác nên thường sẽ gặp thời cơ tốt để phát triển nhanh chóng. Nếu lại gặp sao Hóa Lộc của Tham lang (năm Mậu), sẽ chủ về đại phú quý, có được uy quyền nhanh chóng.

Hỏa tinh đứng một mình tại cung Mệnh, dù là nam hay nữ, đều chủ về có những thiên hướng phát triển đặc thù, sự nghiệp có thành tựu, nhưng khó tránh khỏi gian nan vất vả. Nếu Hỏa tinh nhập miếu, lại có được sáu Cát tinh bổ trợ, thì càng thêm cát lợi. Nếu không, thường là chóng phất chóng bại, nữ mệnh hôn nhân trắc trở. Do sức mạnh của Hỏa tinh quá lớn, nên ngoài các sao Tử vi, Thất sát, Tham lang, Kình dương, những sao khác nếu gặp phải Hỏa tinh đều tăng thêm phần gian nan trắc trở, neus những sao đó còn thêm lạc hãm thì mức độ bất lợi càng trở nên nghiêm trọng.

Linh Tinh

Thuộc tính ngũ hành của Linh tinh là âm hỏa, là sát tinh thứ hai trong chòm Nam Đẩu, hóa khí là sát chủ về tính liệt. Tính chất của Linh tinh cũng tương tự như Hỏa tinh, nhưng uy và lực không bằng Hỏa tinh, có phần hư nhược, nhưng nếu không gặp Tử vi, Thất sát, Tham lang chế phục, vẫn chủ về thủa nhỏ nhiều tai họa bệnh tật, khó nuôi, cần phải đổi họ, cho làm con nuôi. Nếu không được Cát tinh phù trợ, lại bị Sát tinh công phá, dễ dẫn đến tàn tật.

Nếu Linh tinh đồng cung với Tử vi nhập miếu, thì Linh tinh sẽ thần phục Đế tinh mà giảm thiểu tai hại. Nếu Linh tinh đồng cung với Thất sát, sẽ bị chế ngự trước quyền và uy của Thất sát mà giảm bớt lực phá hoại. Linh tinh nếu rơi vào Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và đồng cung với Tham lang nhập miếu sẽ tạo thành cách Linh Tham, cả hai đều nhập miếu sẽ tương tác bổ trợ lẫn nhau, thường gặp cơ hội tốt để phát triển mạnh, nếu như lại gặp sao Hóa Lộc của Tham lang, sẽ được tài đột ngột làm nên sự nghiệp.

Nếu Linh tinh đứng một mình tại cung Mệnh, dù là nam hay nữ, đều chủ về có thành tựu đặc thù cho sự nghiệp, nhưng vẫn khó tránh khỏi gian nan vất vả. Nếu Linh tinh miếu vượng, tại cung Tam phương Tứ chính có chủ tinh tốt đẹp đắc địa, hoặc sáu Cát tinh hiệp trợ thì sẽ càng cát lợi., nếu không dễ chóng phát chóng bại, tai họa triền miên, mệnh nữ hôn nhân nhiều trắc trở. Ngoài các sao Tử vi, Thất sát, Tham lang, những sao khác nếu gặp phải Linh tinh sẽ chuốc thêm nhiều trắc trở gian nan, đặc biệt khi chúng lạc hãm thì lại càng thêm bất lợi.

Hỏa tinh và Linh tinh - Vương Đình Chi

Hỏa tinh thuộc dương Hỏa, Linh tinh thuộc âm Hỏa. Cho nên có thuyết "Hỏa minh Linh ám", có nghĩa là Hỏa tinh mang lại điều không hay từ mặt chính diện, ngoài sáng; còn Linh tinh thì ngầm mang lại tại hại, trong tối.

Cũng do bản chất này, nên khi Hỏa tinh và Kình dương đồng độ, thì chủ về "kích phát", còn khi Linh tinh và Đà la đồng độ, thì chủ về "trui rèn".

Hễ Hỏa tinh hoặc Linh tinh ở cung Mệnh, hoặc ở cung Phụ mẫu, chủ về khi còn bé, đã chia ly với gia đình, hoặc là làm con thừa tự người khác.

Hỏa tinh thủ Mệnh, hoặc thủ cung Phụ mẫu, gặp các sao Phụ diệu Tá diệu không đủ "cặp đôi" (sao lẻ), thì chủ về cha mẹ lưỡng trùng, có hai họ, hoặc cha mất sớm.

Hỏa tinh ưa đồng độ với Tham lang, chủ về đời người tích cực tiến thủ

Tinh hệ Tử Sát cũng ưa Hỏa tinh đồng độ ở một cung, gặp thêm Kình dương thì càng đẹp, cũng chủ về tích cực tiến thủ, có điều không bằng Hỏa Tham hóa Lộc, đây là cách có thể phát lên một cách nhanh chóng (Tử vi tọa mệnh, đến cung hạn Thất sát, cũng chủ về đột nhiên biến thành hanh thông, nhưng không bằng "Hỏa Tham" chủ về kiếm được tiền).

Hai kết cấu sao thuật ở trên, không nên có Đà la đồng độ, nếu không sẽ biến thành "cách phá cục", chủ về phá hoại.

Hỏa tinh bay đến cung có tinh hệ ổn định (như Tử vi, "Tử Phủ", Thiên phủ, Thiên lương,.v.v...), có các sao Phụ diệu, Tá diệu hội hợp, có thể khiến tinh hệ chính diệu thiên về phát triển tính "cương". Ví dụ như tinh hệ "Thái dương Thiên lương" chỉ có tính chủ quan, thêm Hỏa tinh thì có tính ngoan cố.

Uy lực của Linh tinh kém hơn Hỏa tinh, nhưng là âm hỏa nên Linh tinh chủ về kéo khá dài, vì vậy mang đến tai nạn cũng có tính lâu dài. Ví dụ như Hỏa tinh phần nhiều mang đến tính tổn thất vật chất chỉ thuộc loại không may nhất thời, còn đối với Linh tinh, thì mang lại tai nạn thường kèm có đau khổ nội tâm, mệnh tạo rất khó quên.

Bốn sao Linh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, chủ về thất bại, mà sự thất bại này, là do mệnh tạo tự chuốc lấy. Nếu có lưu Đà, lưu Xương cung khởi nguyên cục "Linh Xương Đà Vũ", thì tai họa càng kịch liệt.

Liêm trinh hóa Kị có Kình dương đồng độ, lại gặp Linh tinh, gọi là cách "Hình tù hội Linh" chủ về chết bất ngờ, hoặc chết về binh đao. Nguyên cục "Hình Tù hội Linh" lưu niên có lưu Dương cung khởi, thì tai họa càng dữ dội, thường thường xảy ra trong kỳ khắc ứng.

Tinh hệ Liêm Sát có Kình dương đồng độ, gặp Linh tinh, gọi là cách "Liêm Sát Dương Linh", là mệnh chết ngoài chiến trường.

Linh tinh cũng không ưa đồng độ với Phá quân, chủ về kinh doan làm ăn thất bại, nhưng thích hợp với các nghề nghiệp có tính trắc trở như nha sỹ, bác sỹ, chuyên viên về trật đả, làm nghề tháo dỡ, thợ sửa xe, sửa thuyền,.v.v...

Hễ có Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, cung bị giáp thường thường rất xấu. Như giáp cung Tài, chủ về vất vả bôn ba mà tài khí rất kém. Hỏa Linh chia ra ở các cung Phúc đức và cung Mệnh, chủ về cuộc đời nhiều sóng gió trắc trở. Hỏa Linh chia ra ở cung Mệnh và cung Phu thê, phần nhiều cũng chủ về vợ chồng không êm ấm, đời người khó thuận lợi toại ý.

Các chính diệu không ưa Hỏa Linh giáp cung là Thiên cơ, Thiên đồng, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, các chính diệu này cũng không ưa chúng đồng cung, dễ biến thành phá cách. Như tinh hệ Cự Cơ an mệnh tại cung Mão, Cự môn hóa Lộc, là "Cự Cơ đồng lâm cách" chủ về phú quý, nếu có Hỏa Linh đồng độ thì chủ về no ấm mà không giầu sang.

Cung Phu thê gặp Hỏa Linh, thì chủ về thành hôn trong tình cảnh bối rối vội vàng.

Hỏa Linh ở cung Mệnh, chủ về trước thì "việc sắp thành lại hỏng", trải qua nỗ lực mới chuyển thành "việc sắp hỏng thì lại thành". Người theo võ nghiệp gặp chúng thì chủ về lập được công trạng.

Nữ mệnh gặp Hỏa Linh, cổ nhân cho răng hiếp đáp chồng, khắc con, quan hệ nhân tế rất kém, tính cách cương cường, nặng nhất là gặp Hỏa tinh, cổ nhân còn nói là "lòng lang dạ sói". Những luận đoán này cần phải xem xét tinh hệ chính diệu thủ cung Mệnh mới định được. Không thể luận đoán theo cách nói của cổ nhân được.

Cung Phúc đức gặp Hỏa Linh, phần nhiều nội tâm nóng nảy, nhưng vẫn có phân biệt. Hỏa tinh chủ về tính "cương" (cứng rắn), Linh tinh chủ về tính "liệt" (dữ dội). Tính "cương" thì phần nhiều nóng nảy, tính "liệt" thì không dùng lời nói nhưng dùng hành động đọt ngột để phản kháng.

Cho nên hai sao tuy cùng tính cứng rắn, nhưng tính cứng rắn của Hỏa tinh mang tính chính diện, bộc trực, còn tính cứng rắn của Linh tinh thì thâm trầm hơn.

Hai sao Hỏa Linh rất ưa đồng độ với Tham lang, gọi là cách "Hỏa Tham", hay cách "Linh Tham", chủ về phát lên một cách nhanh chóng, hoặc chủ về lập đương công danh một cách nhanh chóng. Ngoài ra Hỏa Linh cũng ưa đồng độ với hai chính diệu Tử vi và Thất sát, đối với Tử vi thì có thể hóa giải tính cứng rắn của Hỏa Linh, đối với Thất sát thì có uy và có thể nhiếp phục Hỏa Linh. Cho nên nếu so sánh, thì mệnh cục Tử vi có Hỏa tinh đồng độ sẽ ít sóng gió trắc trở hơn mệnh cục Thất sát có Hỏa tinh đồng độ.

Cự môn là "ám tinh", rất kị gặp Hỏa tinh và Linh tinh, bởi vì Hỏa Linh không đủ sức làm sáng Cự môn, mà "ám" của Cự môn thì đủ để làm u ám Hỏa Linh. Nếu Cự môn đồng độ với Hỏa tinh hoặc Linh tinh, thì chủ về người dễ xung động, mà còn nhiều thị phi.

Hỏa tinh và Linh tinh cũng không ưa Liêm trinh, vì Liêm trinh là âm hỏa, các sao Hỏa cùng tụ tập một cung, gặp Thất sát và Kình dương sẽ chủ về xảy ra bất chắc.

Cổ nhân có lập hai cách cục liên quan đến Hỏa Linh, một là "Hỏa Linh giáp mệnh cách", hai là "Linh Xương Đà Vũ cách".

Cổ nhân nói: "Hỏa Linh giáp mệnh là bại cục", trong Đẩu Số, hễ bị một cặp sát tinh giáp cung, nhất định sẽ có khuyết điểm, như Kình Đà giáp cung, Không Kiếp giáp cung, và Hỏa Linh giáp cung. Cung bị Hỏa Linh giáp cung sẽ có khuyết điểm gì, thì phải xem tinh hệ bị giáp cung mà định, thông thường, sẽ khiến đời người bị giảm sắc.

Xuất thân như nhau, cùng học như nhau, thậm chí cùng làm việc trong một cơ cấu, đến sau trung niên, thì lại một thăng một trầm, có thể là vì bị "Hỏa Linh giáp mệnh cách" mà chính diệu của cung mệnh lại vô lực. Đây là căn cứ quan trọng, cần phải xét chính diệu có lực hay vô lực.

Nếu bị giáp cung là tinh hệ có lực, như "Vũ khúc Thất sát", "Vũ khúc Thiên phủ", "Liêm trinh Thất sát", "Tử vi Thất sát", sẽ chủ về mệnh tạo vẫn có thể phát dương quang đại, bất quá chỉ phải trải qua gian khổ mà thôi.

Nhưng nếu cung vị bị Hỏa Linh giáp cung lại có Kình dương, thì lúc luận đoán phải cực kỳ thận trọng. Kình dương có thể biến thành "thiện" mà cũng có thể biến thành "ác", không thể luận chung chung được.. Lúc này phải quan sát các sao hội hợp ở tam phương tứ chính mà định tính chất của nó.

Còn cách "Linh Xương Đà Vũ" là an mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà tam phương tứ chính lại hội tụ 4 sao Lịnh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc, cổ nhân nói: "Linh Xương Đà Vũ, hạn đến thì nhảy sông", chủ về có tai nạn sông nước. Đây là do cổ nhân chứng nghiệm được nên đưa ra kết luận này. Vương Đình chi cho rằng, cũng có thể xem là điềm báo tai nạn thông thường, nhất là về giao thông.

Cần lưu ý, nếu nguyên cục có Vũ khúc và Linh tinh hội chiếu (Hỏa tinh thì không phải), trong đại hạn hoặc lưu niên, cần phải có lưu Xương, lưu Đà hội hợp. Bởi vì "Linh Xương Đà Vũ cách" cũng bao gồm cả lưu Xương lưu Đà, vốn dĩ đã có Đà la Văn Xương, lại bay vào lưu Đà hoặc lưu Xương, xung khởi Đà la, Văn xương, thì tai họa sẽ xảy ra, năm đó cần phải cản thận giữ gìn sức khỏe, đồng thời đề phòng tai nạn sông nước và tai nạn giao thông.

Hỏa tinh ưa các sao Cát, ưa người sinh ở hướng Đông và hướng Nam, ưa người sinh vào các năm Dần Mão Tị Ngọ Tuât

Hỏa tinh ưa ở các cung Dần - Ngọ - Tuất

Hỏa tinh kị các sao Hung, kị ở các cung Thân - Tý - Thìn

Hỏa tinh là Cát thì chủ về phát tài năng hơn người, Hung thì chủ về gặp nhiều tai ách.

Linh tinh ưa và kị giống Hỏa tinh

Linh tinh là Cát thì chủ về ngầm phát phúc, là Hung thì chủ về ngầm bị xâm hại.

Khẩu quyết an Hỏa tinh và Linh tinh:

An Hỏa tinh và Linh tinh, căn cứ chi của năm sinh để khởi giờ Tý

Thân Tý Thìn nhân Dần Tuất dương

Dần Ngọ Tuất nhân Sửu Mão phương

Tị Dậu Sửu nhân Mão Tuất vị

Hợi Mão Mùi nhân Dậu Tuất phòng.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh

Hình xăm cho nữ mệnh Kim –

Nữ mệnh kim: Ngũ hành tương sinh: Thổ sinh Kim: Kim thuộc là vật chất được tôi luyện từ trong bùn đất. Kịm sinh Thủy: Kim thuộc về chất rắn, sau khi được làm nóng chảy sẽ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, chất lỏng thuộc Thủy. Ngũ hành tương khắc: Hỏa
Hình xăm cho nữ mệnh Kim –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nữ mệnh kim:

Ngũ hành tương sinh:

Thổ sinh Kim: Kim thuộc là vật chất được tôi luyện từ trong bùn đất.
Kịm sinh Thủy: Kim thuộc về chất rắn, sau khi được làm nóng chảy sẽ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, chất lỏng thuộc Thủy.

hinh-xam-nu-menh-kim-1

Ngũ hành tương khắc:

Hỏa khắc Kim: Lửa làm tan chảy kim loại.
Kim khắc Mộc: Những công cụ kim loại có thể chặt gãy cây cối.

Nếu bạn mệnh Kim thì nên xăm những tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn.

Tuy nhiên bạn phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hoả khắc Kim).

Những chủ đề hình xăm bạn nên chọn: phượng hoàng, tiên hạc, đại bàng, gà, khỉ, thiên nga, voi…

hinh-xam-nu-menh-kim

hinh-xam-nu-menh-kim-1

hinh-xam-nu-menh-kim-2

hinh-xam-nu-menh-kim-3

hinh-xam-nu-menh-kim-4

hinh-xam-nu-menh-kim-5

hinh-xam-nu-menh-kim-6

 

hinh-xam-nu-menh-kim-7


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hình xăm cho nữ mệnh Kim –

Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát ở Chùa

Theo lời kinh Phổ Môn bất cứ là hạng nào trong chúng sanh, bất cứ là ở vào tình cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì đặng cứu ngay.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hầu hết người Việt Nam đều ngưỡng mộ Đức Quán Âm Bồ-tát. Trong các chùa ở thành thị cũng như thôn quê ở đâu cũng có tôn thờ hình tượng của Ngài, người ta còn thờ riêng ở nhà nữa. Nhiều người chưa biết gì nhiều giáo lý của đạo Phật, nhưng họ vẫn kính mộ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát một cách thuần thành. Theo lời kinh Phổ Môn bất cứ là hạng nào trong chúng sanh, bất cứ là ở vào tình cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì đặng cứu ngay. Ngài dùng huyền diệu cứu vớt chúng sanh không biết muôn ức nào mà kể. Nếu cầu Ngài với danh hiệu thuộc về một phân thân nào của Ngài thì Ngài xuất hiện y theo phân thân ấy để cứu độ. Khi vào chùa cần soạn lễ và văn khấn như thế nào?

van-khan-quan-the-am-bo-tat

1. Lưu ý khi sắm lễ 

- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

2. Thứ tự hành lễ ở Chùa cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

3. Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát ở Chùa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .....................
Ngụ tại .................................

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát ở Chùa

Gieo quẻ bằng 3 đồng xu cổ

Trước khi gieo, đặt 3 đồng tiền vào lòng 2 bàn tay, rồi úp lại, tâm hướng đến việc cần xem, chừng nửa phút thì lắc và thả xuống (mặt bàn, đất, khay). Làm như vậy 6 lần.
Gieo quẻ bằng 3 đồng xu cổ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trước khi gieo, đặt 3 đồng tiền vào lòng 2 bàn tay, rồi úp lại, tâm hướng đến việc cần xem, chừng nửa phút thì lắc và thả xuống (mặt bàn, đất, khay). Làm như vậy 6 lần.
Ghi từng lần 1 theo thứ tự từ dưới lên trên.1 đồng sấp là Dương, thì gạch 1 gạch dài (---) 
2 sấp là Âm thì gạch 2 gạch ngắn (- -) 
3 sấp là Lão Dương, thì vẽ một vòng tròn (0) 
3 ngữa là Lão Âm, thì vẽ hai đường chéo (X) 
1 gạch dài (---) là Thiếu Dương, còn vòng tròn (0) gọi là Lão Dương - tức là hào Dương động. 
2 gạch ngắn (- -) là Thiếu Âm, còn chữ (X) gọi là Lão Âm - tức là hào Âm động. 
Trong quẻ có vòng tròn, dấu chéo, thì gọi là quẻ động. 

Ví dụ: 
Thứ sáu: 1 sấp, thì vạch 1 vạch dài (---) 
Thứ năm: 3 ngữa, thì nên vạch 2 vạch ngắn và viết kế bên một chữ X (- - X) 
Thứ tư: 1 sấp, thì vạch 1 vạch dài (---) 
Thứ ba: 2 sấp thì vạch 2 vạch ngắn (- -) 
Thứ hai: 3 sấp, thì nên vạch 1 gạch dài và vẽ kế bên một vòng tròn (--- 0) 
Thứ nhất: 2 sấp, thì vạch 1 gạch ngắn (- -) 

Như vậy ta được quẻ Hỏa Thuỷ Vị Tế hóa Thuỷ Hỏa Ký Tế như sau: 
--- 0 
- - x (3 hào trên hợp lại là quẻ ngoại, gọi ngoại quái) 
--- 0 
- - x 
--- 0 (3 hào dưới hợp lại là quẻ nội, gọi nội quái) 
- - x 
Quẻ Hỏa Thuỷ Vị Tế hóa Thuỷ Hỏa Ký Tế, nạp thành 6 hào như sau: 
Hỏa Thuỷ Vị Tế -- Ký Tế 
Huynh Tỵ Ứng 0 Quan Tí 
Tử Mùi x ------ Tử Tuất 
Tài Dậu 0 ----- Tài Thân 
Huynh Ngọ Thế x Quan Hợi 
Tử Thìn 0 ----- Tử Sửu 
Phụ Dần x ----- Phụ Mão 

2/ Ứng dụng:
Kỹ thuật gieo quẻ đồng xu được giới dịch học khá tin dùng. Kỹ thuật có lợi thế là người xem có thể xem bất cứ lúc nào nếu muôn. Việc luận đoán cũng đa dạng và chi tiết.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Gieo quẻ bằng 3 đồng xu cổ

Ý nghĩa của hoa mẫu đơn –

Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Mẫu đơn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu.

Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, Mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”.

Tìm hiểu về hoa Mẫu đơn

Tên tiếng Việt : Hoa Mẫu Đơn
Tên Hồng Kông : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae

Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.

Ý nghĩa của mẫu đơn theo phong thủy

Theo phong thủy, mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp. Trong thế giới của các vật phẩm phong thủy, hoa mẫu đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên.

Hoa mẫu đơn còn được dùng làm pháp khí phong thủy trong tình yêu đôi lứa. Treo hình hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự chung thủy, tình yêu trong sáng, nhân duyên tốt đẹp.

Nếu như ta cắm một bình hoa mẫu đơn tươi thắm ở phòng khách sẽ làm cho căn phòng thêm rạng rỡ hơn và đem lại sự suôn sẻ trong công việc cho gia chủ.

Ngày xưa, khi treo 1 bức tranh hoa mẫu đơn màu hồng hoặc màu đỏ trong nhà có nghĩa là gia đình đó có những cô gái trẻ đang độ xuân thì. Có khá nhìều sự tích về hoa mẫu đơn. Chẳng hạn, câu chuyện về Bạch Mẫu Đơn, nàng tiên rất giỏi về nghệ thuật tình ái, hay những tương truyền về Dương Quý Phi, một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đã dùng hoa mẫu đơn trang trí trong phòng để thu hút sự đam mê và thường xuyên lui tới của Đường Minh Hoàng.

Việc trưng bày hoa mẫu đơn sẽ đưa lại may mắn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, không phải lúc nào hoa mẫu đơn cũng là biểu tượng tốt. Trưng bày hoa mẫu đơn trong phòng ngủ có thể dẫn đến những rắc rối trong quan hệ vợ chồng. Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng đã kết hôn nhiều năm, treo tranh hoa mẫu đơn trong phòng ngủ sẽ thúc đẩy thêm ham muốn tình dục ở người chồng, khiến người chồng dễ có thói trăng hoa. Tranh mẫu đơn hoặc bình hoa mẫu đơn nên đặt trong phòng khách. Điều này có lợi cho các cô gái trong gia đình và những người trẻ tuổi độc thân sống trong gia đình. Khi họ đã lập gia đình, hãy cất bức tranh đi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa của hoa mẫu đơn –

Cự Môn ám chủ tối hỉ Nhật minh

Cự Môn là đầu đảng của các sao ám, tượng sự bất mãn thị phi nên rất cần Thái Dương soi sáng, do đó Cự Nhật đồng cung là một cách tốt đẹp. Nhưng cần chú ý ở Dần Nhật vượng nên tốt đẹp hơn ở Thân. Cung Mệnh cư ở Thân có Cự Nhật là hạng người đầu voi đuôi chuột, thích đảm đương trọng trách nhưng hay bỏ việc giữa đường.
Cự Môn ám chủ tối hỉ Nhật minh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngoài ra Cự Môn cũng tốt hơn nếu gặp bộ tam minh Đào Hồng Hỉ. Ngược lại nếu cùng cung với một trong ba sao thuộc bộ tam ám Riêu Đà Kỵ hoặc hội họp với hai hoặc cả ba sao này thì rất phiền toái, đa đoan; dù đắc cách Cự Nhật cũng thế.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cự Môn ám chủ tối hỉ Nhật minh

Xem ngày sinh âm lịch, phán vận mệnh giàu, nghèo

Những người sinh ngày 1, 11, 21, 31 thường có tính cách hoạt bát, thông minh vui vẻ, trí tuệ hơn người. Đến 30 tuổi, họ sẽ công thành danh toại, cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
Xem ngày sinh âm lịch, phán vận mệnh giàu, nghèo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bạn sinh ngày bao nhiêu theo âm lịch?

xem-ngay-sinh-am-lich-phan-van-menh-giau-ngheo

1, 11, 21, 31

2, 12, 22

3, 13, 23

4, 14, 24

5, 15, 25

6, 16, 26

7, 17, 27

8, 18, 28

9, 19, 29

10, 20, 30

Maruko (theo QQ)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem ngày sinh âm lịch, phán vận mệnh giàu, nghèo

Chọn huyệt cát, yên âm trạch

Theo quan niệm của người phương Đông, âm trạch là yếu tố quan trọng tác động đến đời sống. Linh hồn người chết có yên ổn thì con cháu mới thịnh vượng, được
Chọn huyệt cát, yên âm trạch

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

hưởng phúc ông cha. Vì vậy, khi chôn cất người chết cần xem xét thế đất chu đáo, chọn được huyệt cát. Dưới đây là một vài gợi ý phong thủy hữu ích khi chọn đất đặt mộ phần.


Chon huyet cat, yen am trach hinh anh
 
Nhập thủ đầy đặn: nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn để đặt mộ, gia chủ và con cháu sẽ phú quý.
 
Màu sắc đất: sau khi đào thấy đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, màu hồng có vân. Đất này gọi là ” Thái cực biên huân”.
 
Đồi đất và dòng nước bao bọc: huyệt mộ nằm trong thế này được xem là huyệt quý. Để đảm bảo huyệt cát, khi đào huyệt thường dùng đất ngũ sắc, hoặc đất hồng sắc để chôn mộ, chôn tiểu quách. Ngoài ra, đất ngũ sắc và đất hồng sắc có tác dụng kết dính thành một khối khi gặp nước, đảm bảo huyệt mộ yên vị và không ngấm nước và trong quan. Gia chủ và con cháu sẽ gặp đại cát, đại lợi.
 
Kỵ nhất đặt huyệt ở nơi đất đá, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng, ruộng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
 
Ở các nghĩa trang, nơi quy tập nhiều mộ thường quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách (tốt). Trường hợp đất đai quá hiếm, không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
 
Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì gia chủ bị bại, không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ, chủ tổn hại nhân định. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh, xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
 
Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần có long hổ hai bên ôm lấy huyệt (hai đồi núi ôm lấy nhau, mộ ở phần giữa), phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn huyệt cát, yên âm trạch

Cách để khôi phục sinh khí cho ngôi nhà –

Thiên khí, địa khí, phải được lưu thông hợp lý thì mới giúp gia chủ có sức khỏe. Tình trạng bí sinh khí của ngôi nhà cần thiết phải khắc phục ngay vì không có sinh khí tức là không có sức sống. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng trì trệ khó chịu n
Cách để khôi phục sinh khí cho ngôi nhà –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ày.

 Cách để khôi phục sinh khí cho ngôi nhà

Dùng ánh sáng đèn

Trong nguyên tắc chiếu sáng phong thủy, gia chủ nên chú ý về việc dùng đèn chiếu ánh sáng ở bất kì khu vực nào trong ngôi nhà có năng lượng âm.

Trong phong thủy, ánh sáng tượng trưng cho năng lượng dương, gia chủ nên chú ý luôn giữ cho ngôi nhà được sáng sủa, đặc biệt vào ban đêm nhằm tạo sự cân bằng tốt trong nhà.

Vì thế, dùng đèn tròn để chiếu sáng trong phong thủy là tốt nhất, vì hình dạng của nó tượng trưng cho chu kỳ vô tận của vận may. Nếu chân đèn màu đỏ thì càng tốt hơn vì màu đỏ là màu dương, mang lại may mắn.

Trong khi đó, nếu dùng đèn bàn có chụp bằng giấy thì không có vẻ thân thiện. Nếu gia chủ chọn loại đèn này thì nên chọn loại đèn có chụp rộng để cho vùng chiếu sáng được tỏa rộng.

Đèn chiếu rất có ích khi nó chiếu trực tiếp vào bức tường phía Nam của căn phòng. Chú ý rằng đèn chiếu không quá sáng khi nó phát ra năng lượng dương quá mức và không tốt cho gia đình bởi cốt lõi của việc điều chỉnh theo phong thủy là nhằm tạo ra sự cân bằng.

Đối với những căn hộ dùng đèn chùm pha lê, đây là một trong những công cụ kích hoạt phong thủy mạnh mẽ nhất bởi chúng phản chiếu và tăng cường ánh sáng, đem lại sự ấm áp và nồng nhiệt.

Treo đèn chùm ở góc phía Nam của căn phòng để kích hoạt khí chủ về công danh sự nghiệp.

Ngoài ra, đèn chùm pha lê rất hợp với hướng Tây Nam. Đây chính là nơi sự kết hợp giữa hành Thổ và hành Hỏa mang lại nhiều cơ hội cho tình yêu của mỗi thành viên trong gia đình.

Treo đèn ở hướng này có thể giúp cho tình cảm vợ chồng ngày càng thắm thiết và các thành viên trong gia đình khác đến tuổi lập gia đình sẽ gặp may mắn trong tình yêu.

Dịch chuyển năng lượng

Nếu theo trực giác nhận thấy ngôi nhà ngột ngạt thì gia chủ nên dành thời gian để cung cấp năng lượng cho vùng không gian sống thiếu sinh khí đó.

Cách đơn giản nhất để tiến hành tiếp năng lượng cho những góc như vậy là mở các cửa lớn và cửa sổ, giũ sạch thảm và màn cửa, đồng thời dịch chuyển tất cả các đồ đạc ra khỏi vị trí hàng ngày khoảng 45cm. Điều này sẽ buộc năng lượng khí nơi gia chủ sống phải dịch chuyển.

Ngoài ra nên bật tất cả đèn và quạt của phòng lên trong một khoảng thời gian ngắn và nếu muốn, gia chủ có thể sơn mới tường nhà.

Dọn dẹp đồ cũ

Đây có thể là giải pháp tạm thời nhưng nó sẽ giúp mang đến sinh khí tươi mới cho căn nhà gia chủ lẫn nâng cao tinh thần cho những thành viên sống trong ngôi nhà đó.

Tạo sinh khí cũng có nghĩa là loại bỏ những vật dụng không cần đến, làm sạch bụi bẩn và những đồ không cần thiết trong ngôi nhà.

Sau khi thực hiện công đoạn này, gia chủ sẽ cảm nhận rất rõ về một ngôi nhà được tiếp thêm năng lượng hay “đảo khí”.

Điều đó có nghĩa là gia chủ đã loại bỏ được những năng lượng cũ mốc, trì trệ và cung cấp nguồn năng lượng mới cho toàn bộ không gian sống.

Thêm vào đó, tất cả các đường ống nước dẫn nước và dây điện hư hỏng hay những chỗ tắc nghẽn, rò rỉ cần được sửa chữa ngay lập tức để tránh âm khí tích tụ, gây bất hòa và phá vỡ các mối quan hệ trong gia đình.

Trong phong thủy, việc trưng bày những đồ sứt mẻ, hư là điều tối kỵ với việc luôn giữ cho khí trong nhà tươi mới.

Nguồn: tổng hợp.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách để khôi phục sinh khí cho ngôi nhà –

Kiêng kỵ vào cửa thấy bàn ăn –

Hiện tượng: Nếu bàn ăn đặt ở nơi cửa vào trong nhà làm cho mọi người vừa bước vào nhà là nhìn thấy tình trạng trên bàn ăn, như vậy sẽ làm cho thói quen ăn uống của người trong nhà và mối quan hệ giao tiếp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phương pháp hóa gi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hiện tượng: Nếu bàn ăn đặt ở nơi cửa vào trong nhà làm cho mọi người vừa bước vào nhà là nhìn thấy tình trạng trên bàn ăn, như vậy sẽ làm cho thói quen ăn uống của người trong nhà và mối quan hệ giao tiếp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

ban-an-ban-an-phong-an-(3090210)

Phương pháp hóa giải: Tốt nhất là bạn nên điều chỉnh vị trí bàn ăn hoặc dùng bức bình phòng để che chắn lại hoặc gấp bàn ăn lại để hóa giải.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kiêng kỵ vào cửa thấy bàn ăn –

Tộc người tiên tri "nắm giữ không gian" và những dự báo tương lai

Từ hàng ngàn năm trước, tộc người tiên trí Hopi thông thái đã đưa ra những lời tiên đoán chính xác về thế giới trong tương lai.
Tộc người tiên tri "nắm giữ không gian" và những dự báo tương lai

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

“Những người nắm giữ không gian” là cái tên dành cho tộc người tiên tri Hopi. Từ hàng ngàn năm trước, những con người thông thái này đã đưa ra những lời tiên đoán chính xác về thế giới trong tương lai.


► Mời bạn đọc: Tiểu sử nhà tiên tri Vanga và những lời tiên tri của Vanga đáng sợ nhất lịch sử

Toc nguoi nam giu khong gian va nhung du bao tuong lai hinh anh
 
Dân Hopi bao gồm nhiều tộc người di cư đến “vùng trung tâm” Tuuwanasavi tại miền bắc Arizona. Không xuất phát từ cùng một bộ lạc đồng nhất, nguồn gốc những lời tiên tri của bộ tộc này mang tính chắp vá nhưng vô cùng phong phú. Việc thiếu thông tin rõ ràng cũng làm nên những bí ẩn về bản chất tự nhiên của tộc người tiên tri Hopi.
 
Những người nông dân định cư sống biệt lập trong những ngôi nhà vách đá đơn sơ trên cao nguyên hoang mạc Nam Mỹ nhìn thấy được tương lai tại các kiva (nhà nguyện của cộng đồng nằm dưới lòng đất). Nhiều lần, họ không có ý định tiết lộ điều mình thấy cho thế giới bên ngoài. Nhưng qua một số lần tiếp xúc hiếm hoi, “thiên cơ” đã được tiết lộ.
 
Giống như người Maya, người Hopi nhìn nhận số năm tồn tại của một thế giới được vận hành theo chu kì thời gian. Nhưng không giống người Maya, người Hopi hiếm khi quan tâm đến ngày chuyển đổi của tân thế kỷ. Người ta cho rằng, người Maya là bậc thầy về thời gian, trong khi tộc Hopi là chuyên gia về không gian.
 
Tộc người tiên tri này tin rằng chúng ta từng trải qua ba thảm họa thế giới. Thế giới Thứ nhất bị tiêu hủy bởi lửa khi một sao chổi, tiểu hành tinh tấn công hoặc cũng có thể là phun trào núi lửa. Thế giới Thứ hai bị tiêu hủy bởi băng, một Kỷ Băng Hà khắc nghiệt. Theo ghi chép của nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới, một trận lụt kinh hoàng đã nhấn chìm Thế giới Thứ ba. 
 
Nhiều người Hopi lớn tuổi, hay còn được gọi là kikmongwi cho biết chúng ta đang sống trong thời điểm kết thúc của Thế giới Thứ tư. Hơn 60 năm qua, những người Hopi khác nhau đã tiên đoán về sự thay đổi của Trái Đất, báo hiệu sự kết thúc của chu kì thế giới hiện tại và thiết lập nên Thế giới Thứ năm. Năm 1970, thủ lĩnh Dan Katchongva, làng Hotevilla, người qua đời ở cái tuổi 112 đã nói về sự tình ngày càng xấu đi vào thời đại của chúng ta.
 
Những lời tiên tri về tận thế được đưa ra không phải để hăm dọa, trêu chọc hay trục lợi mà để cảnh tỉnh con người và nhắc nhở họ về nguồn cội, dũng khí và niềm tin chân chính. 
 
Dưới đây là 9 lời dự báo đã và đang thành sự thực của tộc người tiên tri Hopi, chúng minh tính huyền bí của những con người này.
 
1. Người da trắng sẽ chiếm đất đai bằng gậy sấm đánh ra những ánh chớp (súng trường và súng lục).
 
2. Bánh xe quay với âm thanh sinh ra từ đó (bánh xe kêu vù vù/ hay tiếng xe than vãn mệt nhọc, hoặc đĩa hát quay tạo âm thanh, hoặc đĩa CD). 3. Những con thú lạ rất lớn sẽ xuất hiện, nhìn hơi giống trâu nhưng có sừng dài (gia súc).
 
4. “Rắn sắt” sẽ trườn dài trên đất (đường sắt).
 
5. “Một mạng nhện khổng lồ” sẽ lan tỏa khắp các vùng đất (điện báo, điện thoại, đường dây điện, và bây giờ là Internet – Hệ thống World Wide Web).
 
6. “Những dòng sông đá tạo hình ảnh dưới ánh mặt trời” (đường bê tông trong sa mạc với ảo ảnh của họ về nước).
 
7. Các đại dương sẽ chuyển thành màu đen, và tất cả sinh vật sống trong đó sẽ chết (vụ tràn dầu mùa hè năm 2010).
 
8. Những người trẻ tuổi với mái tóc dài sẽ đến vùng đất của người Hopi để học phương pháp của thổ dân (Cách mạng phản văn hóa vào những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970).
 
9. Một “nơi từ trên trời” sẽ sụp xuống đất, do đó tạo thành một ngôi sao màu xanh rực rỡ (Sakwa Sohu). Ngôi sao xanh Kachina sẽ bỏ mặt nạ của mình ở nơi họp chợ của làng, trong một điệu nhảy Kachina thiêng liêng. Sau đó, tất cả các nghi lễ Hopi sẽ chấm dứt hoàn toàn.
 
Một điều cần hiểu là tiên tri Hopi không phải là văn bản gần đây, đề cập đến các vấn đề thời sự của thế giới, mà những phát biểu này đã ra đời cách đây hàng thế kỷ thậm chí là hàng thiên niên kỷ và được truyền miệng qua bao thế hệ, không hề thay đổi.
ST
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tộc người tiên tri "nắm giữ không gian" và những dự báo tương lai

Bố trí bếp theo “trạch” và “mệnh” –

Những chỗ đặt bếp thích hợp hoặc không nên đặt bếp, không phải nhất thành bất biến mà còn phải xem quan hệ giữa phương vị của bếp với "trạch" và "mệnh". Ví dụ "Phái Bát trạch" xem phong thủy chủ yếu được chia nhà ở thành "Đông tứ trạch" và "Tây tứ tr

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những chỗ đặt bếp thích hợp hoặc không nên đặt bếp, không phải nhất thành bất biến mà còn phải xem quan hệ giữa phương vị của bếp với “trạch” và “mệnh”.

Ví dụ “Phái Bát trạch” xem phong thủy chủ yếu được chia nhà ở thành “Đông tứ trạch” và “Tây tứ trạch”, ngưòi cũng chia thành “Đông tứ mệnh” và Tây tứ mệnh”.

phong-thuy-phong-bep

Những điều lành dữ của phương vị bếp của “Đông tứ trạch” và “Đông tứ mệnh” thì lại ngược lại với “Tây tứ trạch” và “Tây tứ mệnh”. Phương vị mà “Đông tứ trạch mệnh” kiêng kị thì lại là thích hợp với “Tây tứ trạch mệnh”, và phương vị mà “Đông tứ trạch mệnh” thích hợp thì lại là điều kiêng kị đối với “Tây tứ trạch mệnh”.

– Càn mệnh hoặc Càn trạch:

Bếp đặt tọa Đông nhìn về hướng Tây là tốt nhất, vì rằng như vậy là tọa phương vị “Ngũ Quỷ”, nhìn về hướng “Sinh Khí” phù hợp với yêu cầu “tọa hung hướng cát” nó thuộc về bếp lành “Sinh Khí” chủ nhà rất may, tiến bộ nhanh, con cháu vinh hiển.

Thứ đến là bếp đặt tọa Đông Nam nhìn về hướng Tây Bắc, như vậy là tọa “Họa Hại” nhìn về hướng “Phục Vị” nó thuộc bếp lành “Phục Vị” gia đình hòa thuận mọi người bình yên.

– Đoài mệnh hoặc Đoài trạch:

Bếp tốt nhất là đặt tọa Đông Nam nhìn về hướng Tây Bắc, vì như vậy là tọa phương vị “Lục Sát” nhìn về hướng “Sinh Khí” phù hợp với yêu cầu “tọa hung hướng cát”. Nó thuộc bếp lành “Sinh Khí”, chủ nhà rất may, tiến bộ nhanh, con cháu vinh hiển.

Thứ đến là bếp đặt tọa Đông nhìn về hướng Tây, như vậy là tọa phương vị “Tuyệt Mệnh” nhìn về hướng “Phục Vị” nó thuộc bếp lành “Phục Vị” gia đình hòa thuận, mọi người bình yên.

– Cấn mệnh hoặc Cấn trạch:

Bếp tốt nhất là đặt tọa Đông Nam nhìn về hướng Tây Bắc, vì như vậy là tọa phương vị “Tuyệt Mệnh” nhìn về hướng “Thiên Y” phù hợp với yêu cầu “tọa hung hướng cát” nó thuộc bếp lành “Thiên Y” chủ nhà giàu có, của cải chảy vào nhà, khang ninh trường thọ.

Thứ đến là bếp đặt tọa Đông nhìn về hướng Tây, như vậy là tọa phương vị “Lục Sát” nhìn về hướng “Diên Niên”, nó thuộc bếp lành “Diên Niên” vợ chồng hòa thuận, phúc lộc khang ninh.

– Khôn mệnh hoặc Khôn trạch:

Bếp tốt nhất là đặt tọa Đông nhìn về hướng Tây, vì như vậy là tọa phương vị “Họa Hại”, nhìn hướng “Thiên Y” phù hợp với yêu cầu “tọa hung hướng cát” nó thuộc bếp lành “Thiên Y” chủ nhà giàu có, của cải chảy vào nhà, khỏe mạnh sống lâu.

Thứ đến là bếp đặt tọa Đông Nam nhìn về hướng Tây Bắc, như vậy là tọa phương vị “Ngũ Quỷ” nhìn về hướng “Diên Niên” nó thuộc bếp lành “Diên Niên”, vợ chồng hòa thuận, phúc lộc khang ninh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bố trí bếp theo “trạch” và “mệnh” –

Cách hóa giải bếp đối diện nhà vệ sinh –

Cửa phòng vệ sinh nhìn thẳng vào cửa bếp sẽ tạo nên sự xung khắc giữa hai loại khí, thủy hỏa không hoà hợp. Theo phong thủy, phòng vệ sinh là nơi xú uế, ẩm thấp, mang âm khí độc. Trong khi đó, phòng bếp là nơi có đặt bếp nấu nướng, mang hỏa khí. Cửa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cửa phòng vệ sinh nhìn thẳng vào cửa bếp sẽ tạo nên sự xung khắc giữa hai loại khí, thủy hỏa không hoà hợp.

ve sinh_wgjq.bmp

Theo phong thủy, phòng vệ sinh là nơi xú uế, ẩm thấp, mang âm khí độc. Trong khi đó, phòng bếp là nơi có đặt bếp nấu nướng, mang hỏa khí.

Cửa phòng vệ sinh nhìn thẳng vào cửa bếp sẽ tạo nên sự xung khắc giữa hai loại khí, thủy hỏa không hoà hợp. Điều này sẽ khiến vận khí của cả nhà không tốt. Phương pháp hoá giải không khó, chỉ cần treo mành dây hoặc đặt tấm bình phong trước cửa phòng vệ sinh hoặc cửa nhà bếp để ngăn cản sự xung sát giữa hai luồng khí này là được.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách hóa giải bếp đối diện nhà vệ sinh –

Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại –

Những chòm sao nào 'bị nghiện' điện thoại? đó là những chòm sao nào? Một khi đã nghiện điện thoại thì những chòm sao coi đó “chú dế” xinh xắn là vật bất ly thân, thiếu nó họ sẽ khó ăn khó ngủ và vô cùng lo lắng. Củ thể như thế nào thì chúng ta cùng đ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những chòm sao nào ‘bị nghiện’ điện thoại? đó là những chòm sao nào? Một khi đã nghiện điện thoại thì những chòm sao coi đó “chú dế” xinh xắn là vật bất ly thân, thiếu nó họ sẽ khó ăn khó ngủ và vô cùng lo lắng. Củ thể như thế nào thì chúng ta cùng đọc bài viết sau nhé!

Nội dung

  • 1 Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại
    • 1.1 Quán quân: Song Tử
    • 1.2 Á quân: Nhân Mã
    • 1.3 Số 3: Xử Nữ
    • 1.4 Số 4: Song Ngư
    • 1.5 Số 5: Bò Cạp
    • 1.6 Số 6: Bảo Bình

Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại

Quán quân: Song Tử

song-tu-4172-1395846330

Song Tử có những người bạn cứ gọi là “hợp cạ” vô đối. Gặp nhau “tám” chuyện cả ngày cũng không hết, giải tán rồi lại “buôn dưa lê” trên điện thoại không ngừng nghỉ. Thử hỏi, nếu một ngày “cai” điện thoại, Song Tử sẽ buồn biết chừng nào! Hơn thế, bạn bè của bạn sẽ trách móc hoặc lo lắng vì thấy bạn không giống như mọi khi.

Ngoài ra, điện thoại của bạn không có bí mật to tát nào. Nếu ai đó muốn tìm hiểu thì cũng vô ích, bởi phần lớn tin nhắn và các cuộc gọi lưu lại đều là của bạn bè Song Tử mà thôi.

Á quân: Nhân Mã

nhan-ma-7325-1395846331

Vốn hay suy tư, triết lý và có trí tưởng tượng phong phú, Nhân Mã chúa sợ sự cô đơn, sợ một mình nhỏ bé bị lạc lõng trong cả vũ trụ bao la. Nhu cầu kết bạn của Nhân Mã lúc nào cũng khá cấp bách, bởi nếu không có ai trò chuyện cùng, bạn sẽ tưởng tượng ra hàng loạt những điều đáng sợ, điển hình nhất là nỗi cô đơn, sợ hãi.

Bạn sẵn sàng trả lời điện thoại của bạn bè một cách vô tư ngay cả khi đang đi giữa chỗ đông người. Thậm chí, bạn có thể cười lớn tiếng để chia sẻ niềm vui với bạn bè mà không mảy may để ý đến người xung quanh nghĩ gì về mình. Đó cũng chính là cách giúp bạn vơi đi phần nào những nỗi lo lắng, chuyện buồn mà bạn phải trải qua.

Số 3: Xử Nữ

xu-nu-8094-1395846331

Nguyên nhân Xử Nữ không thể rời xa chiếc điện thoại không phải là do bạn bè hay người yêu mà đơn giản chỉ vì công việc. Bạn luôn muốn có được sự thành công lớn lao trong sự nghiệp của mình, chiếc điện thoại là công cụ hữu dụng để bạn duy trì các mối quan hệ xã giao cũng như để giải quyết công việc từ xa.

“Chú dế” bé nhỏ của Xử Nữ lúc nào cũng chứa đầy ắp tài liệu phục vụ cho công việc, nó đã trở thành “đối tác” quan trọng của bạn. Nếu thiếu vắng nó, bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin trong công việc.

Số 4: Song Ngư

song-ngu-5021-1395846332

Những lúc bình thường, chiếc điện thoại đã kè kè bên bạn chứ chưa nói tới khi bạn có người yêu. Nó như sợi dây kết nối tình cảm, xóa nhòa khoảng cách giữa hai người, để bạn có cảm giác lúc nào cũng nghe được nhịp đập trái tim của đối phương.

Bạn rất thích được người ấy quan tâm mọi lúc mọi nơi, không coi đó là sự ràng buộc hay thiếu tự do. Dù chỉ là tin nhắn chúc ngủ ngon hoặc chào buổi sáng cũng đã khiến Song Ngư hạnh phúc và tràn đầy năng lượng để lao vào làm việc rồi.

Số 5: Bò Cạp

bo-cap-1881-1395846333

Khá giống với Song Ngư, lý do Bò Cạp không thể “cai” điện thoại là vì tình yêu. Không những mong muốn đối phương quan tâm tới mình, bạn còn muốn biết mọi “hành tung” của người ấy như: đang ở đâu, làm gì, ở cùng với ai, làm điều gì có lỗi với bạn không…

Bò Cạp có tính đa nghi bẩm sinh, nên lúc nào cũng muốn biết chi tiết mọi sự việc. Một khi đối phương đã hiểu rõ tính cách này của bạn, họ sẽ càng thêm yêu chứ không hề tức giận, bởi quá yêu nên Bò Cạp mới vậy đó.

Số 6: Bảo Bình

bao-binh-6704-1395846333

Với Bảo Bình, chiếc điện thoại được coi như không gian riêng vô cùng bảo mật. Vì trong nó có chứa nhiều thông tin tình cảm sướt mướt như tin nhắn yêu thương, những dòng cảm xúc bất tận…Bảo Bình chúa ghét những ai “xâm phậm trái phép” chiếc điện thoại để tìm hiểu bí mật đời tư của mình, nên lúc nào cũng kè kè bên điện thoại như hình với bóng, có như vậy bạn mới yên tâm.

Bạn luôn theo đuổi và tôn trọng sự tự do, dù là người yêu nhưng bạn cũng không muốn để người ấy biết tuốt mọi bí mật của mình. Đây cũng là điểm thu hút sự tò mò của đối phương.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại –

SAO HÓA LỘC TRONG TỬ VI

hóa lộc (Mộc) *** 1. Ý nghĩa cơ thể: Hóa Lộc là râu, một đặc tính của nam giới. - Hóa Lộc, Tham Lang :...
SAO HÓA LỘC TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 hóa lộc (Mộc) 



***

1. Ý nghĩa cơ thể: Hóa Lộc là râu, một đặc tính của nam giới. Hóa Lộc, Tham Lang: râu rậm, râu quai nón. Hóa Lộc, Phi Liêm: râu tóc dài, đẹp

2. Ý nghĩa tính tình:             - sự thẳng thắn, lương thiện             - năng khiếu sành về ăn uống Người có Hóa Lộc thủ Mệnh rất tinh tế trong việc ẩm thực, biết nhiều món ăn lạ, biết các thứ rượu ngon, có thể biết cả việc nấu nướng, biến chế sành điệu. Nếu đi với Tấu Thư, vị giác này càng vi diệu thêm. Nếu có thêm Xương Khúc hay Hóa Khoa thì đó là người sáng tácác sách gia chánh, dạy nấu ăn, chế rượu ...

3. Ý nghĩa tài lộc: Hóa Lộc là một sao tài, chủ sự phong phú về tiền bạc. Nếu đóng ở cung Tài thì hợp vị, tượng trưng cho lợi lộc về tiền bạc, sự giàu có dưới mọi hình thức (có tiền, có điền sản, có lộc ăn). Đóng ở cung Quan, Hóa Lộc có nghĩa là có cơ hội, nhiệm vụ giữ tiền, làm những công việc liên quan đến tiền bạc như thuế vụ, ngân khố, ngân hàng, kế toán. Tại Quan, Hóa Lộc có nghĩa như nghề nghiệp tài chính và kinh tế.

4. Ý nghĩa phúc thọ: Đơn thủ, Hóa Lộc chỉ có nghĩa dư dả, giàu có. Nếu đi kèm với Tử, Phủ, Khoa, Quyền tất được hưởng phú và quý cao độ. Giá trị phúc thọ của Hóa Lộc chỉ mạnh khi có cả bộ Tam Hóa đi liền hay có Tử Phủ hội họp, hay Nhật Nguyệt sáng hội chiếu.

5. vị trí của hóa lộc:
            - Vượng địa: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Dần, Mão             - Hãm địa: Tý, Ngọ, Thân, Dậu Tại vị trí hãm địa, Hóa Lộc ít phát huy cái hay về tính tình, tài lộc, phúc thọ.

6. Ý nghĩa của hóa lộc và một số sao khác:
a. Những cách tốt: Lộc, Mã: giàu có và có tài năng; thịnh đạt về công danh, giữ chức vụ cao cấp có bổng lộc cao, có nhà công, xe nhà nước, được người trọng nể vì tiền bạc và cả quyền tước.
Lộc-Khoa-Quyền: vừa có văn hóa, quyền hành, vừa có tiền bạc. Nhờ đó, phúc thọ được tăng tiến mau lẹ, tai họa bị giảm thiểu đến tối đa. Bộ sao này có hiệu lực cải xấu thành tốt trên cả 3 phương diện: học vấn, quyền uy và tài lộc. Cái tốt này có tính chất liên tục, phúc sẽ đến liên tiếp, bất luận cho phái nam hay nữ.
Lộc, Quyền, Sát: võ tướng có quyền hành lớn, hiển đạt
Lộc, Cơ Lương đồng cung: người giàu có, triệu/tỷ phú, đại tư bản; người hay bố thí, đem của làm việc xã hội, văn hóa.
Lộc, Lương ở Tý Ngọ: người có tài kinh bang tế thế, bậc vĩ nhân có năng tài xuất chúng, sự nghiệp lớn lao và danh tiếng lừng lẫy
Lộc, Mã, Tướng Quân: anh hùng, quyền quý, giàu sang
Lộc, Thiên Tướng: đẹp trai, có nhiều nam tính; có sức thu hút quyến rũ phụ nữ.
b. Những cách xấu: Bất luận sát tinh nào đi với Hóa Lộc đều phá hầu hết lợi điểm của sao này, đặc biệt là Tuần, Triệt, Không, Kiếp.
Lộc, Không, Kiếp : bị phá sản hoặc khi có khi phá; nếu Kiếp Không đắc địa thì thủ đắc tài lộc hết sức bất ngờ và mau chóng; hãm địa: Không Kiếp đi với Lộc có nghĩa làm tiền bằng các phương pháp ám muội và táo bạo như buôn lậu, tham nhũng, sang đoạt, khảo của ... hoặc bị người sang đoạt, cướp của.
-  Lộc, Tam Không (Mệnh vô chính diệu): giàu sang nhưng không bền; phải có lúc bại sản một lần trong đời.
Lộc và Lộc Tồn đồng cung: có tiền nhưng thường hay bị tai họa vì tiền.

7. Ý nghĩa của hóa lộc  ở các cung: Tại bất cứ cung nào, Hóa Lộc đều mang lại tiền của cho cung đó. Riêng ở cung Tật thì mau hết bệnh, gặp thầy gặp thuốc.
Hóa Lộc là một cát tinh hết sức quan trọng. Nó tượng trưng cho hạnh phúc vật chất của thời đại kim tiền, có ảnh hưởng rất quyết định trên vận mạng con người.



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO HÓA LỘC TRONG TỬ VI

Hướng dẫn phân biệt giữa đá mắt mèo, đá mắt hổ và đá hổ phách –

Đá phong thủy có rất nhiều loại đá dạng màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên nhiều loại đá có tên gọi na ná nhau khiến những người mua hàng bị nhầm lẫn. Tiêu biểu là 3 anh chàng Hổ Phách – Đá Mắt Hổ - Đá Mắt Mèo là 3 cái tên khiến mọi người đau

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đá phong thủy có rất nhiều loại đá dạng màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên nhiều loại đá có tên gọi na ná nhau khiến những người mua hàng bị nhầm lẫn. Tiêu biểu là 3 anh chàng Hổ Phách – Đá Mắt Hổ – Đá Mắt Mèo là 3 cái tên khiến mọi người đau đầu vì hay gọi nhầm tên nhau. Sau đây Mixi sẽ bày cho bạn cách phân biệt đá mắt hổ thật giả, phân biệt đá mắt hổ với đá mắt mèo, hổ phách.

Nội dung

  • 1 Hướng dẫn phân biệt các loại đá
    • 1.1 Hổ Phách
    • 1.2 Đá Mắt Hổ
    • 1.3 Đá Mắt Mèo

Hướng dẫn phân biệt các loại đá

Hổ Phách

Hổ Phách (tên quốc tế là Amber) bản chất là nhựa cây cổ đại trải qua quá trình phong hóa trở thành hóa thạch. Trong đấy hổ phách giá trị nhất được sinh ra từ nhựa thông cổ đại hiện tại đã tuyệt chủng (Thường xuất hiện ở vùng Bantic, Dominica và một số nước khác vùng ôn đới). Trong quá trình nhựa thông chảy ra cuốn theo những chiếc lá hoặc những sinh vật nhỏ tạo nên một thế giới cổ xưa bên trong viên đá.

Hiện nay trên thị trường hổ phách xịn rất hiếm nên chủ yếu hổ phách làm từ nhựa cây thông bây giờ (hổ phách hiện đại), hoặc nhựa làm giả hổ phách.

Hổ Phách được hình thành từ nhựa cây nên có đặc điểm mềm, dễ trầy xước và hạn chế tiếp xúc nhiệt độ cao. Nhưng bởi vì tác dụng phong thủy đặc biệt đến trẻ em như giảm đau, giảm sốt, giảm sưng viêm khi mọc răng, bớt quấy khóc. Đây là món quà mà những chuyên gia sưu tầm đá đều mong muốn.

Đá Mắt Hổ

Đá Mắt Hổ (tên quốc tế là Tiger’s Eye) là dòng đá thuộc họ thạch anh, trên bề mặt đá có các hiệu ứng ánh sáng dạng sọc chạy dài trên viên đá khi được mài cắt viên đá tròn giống như nhìn vào mắt của loài hổ.

Đá mắt hổ tự nhiên khá phổ biến và đa dạng màu sắc với các màu như vàng, vàng nâu, xanh đen với mức giá khá tốt.

Đá mắt hổ có màu phổ biến màu vàng tương tự hổ phách, tên gọi đều có chung chữ hổ nên nhiều người bị nhầm lẫn 2 loại đá này với nhau. Trong khi bản chất chúng khác nhau hoàn toàn: đá mắt hổ phân biệt với hổ phách ở chỗ có độ cứng, chịu va đập tốt; còn hổ phách bản chất là nhựa cây nên khá mềm, dễ xước.

Đá mắt hổ trên thị trường có rất nhiều chất lượng khác nhau, người mua nên cẩn thận phân biệt đá mắt hổ thật với những loại mắt hổ nhuộm màu như: hồng, xanh dương, xanh lục… Mua những loại đá này về nếu bạn đeo chơi thì được còn nếu đeo phong thủy không mang nhiều tác dụng.

Đá Mắt Mèo

Đá Mắt Mèo ( tên quốc tế là Chrysoberyl cat’s eye). Đây là dòng đá siêu đẹp và cực hiếm trong tự nhiên, loại đá mắt mèo đen có giá trị cao nhất với giá €1.733/ Carat. Ở Việt Nam không có loại đá này và chỉ những người sành đá mới siêu tập loại đá này.

Trên thị trường rất nhiều nơi rao bán đá mắt mèo với giá từ 50k – vài triệu đồng thực ra là:

– Thứ nhất là dòng Đá mắt hổ đã được nhắc đến ở trên, nhưng nhiều người bán đá hay gọi thành đá mắt mèo, vì hổ với mèo cũng … gần gần như nhau.

– Nhựa dởm nhiều màu có ánh mắt mèo. Loại này bạn thường thấy được bày bán tại cửa chùa với giá chỉ vài chục ngàn một cái, Tuy nhiên người không biết phân biệt đá mắt mèo thật giả có thể bị các shop online chém lên đến vài trăm thậm chí là vài triệu đồng.

Chình vì vậy để mua được những sản phẩm đá phong thủy chất lượng bạn nên tìm đến những nhà cung cấp uy tín trên thị trường để được tư vấn chính xác nhất dòng đá hợp mệnh và phù hợp với nhu cầu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt giữa đá mắt mèo, đá mắt hổ và đá hổ phách –

Ánh sáng cho phòng bếp nên thiết kế như thế nào? –

Đi kèm với một đĩa thức ăn hấp dẫn, ngon mắt, kích thích sự thèm ăn có rất nhiều yếu tô", trong đó đóng vai trò không nhỏ là ánh sáng trong phòng bếp. Để đạt được hiệu quả trên, bạn có thể dùng loại đèn trần toả nhiệt lắp chìm hay chìm một nửa trong

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đi kèm với một đĩa thức ăn hấp dẫn, ngon mắt, kích thích sự thèm ăn có rất nhiều yếu tô”, trong đó đóng vai trò không nhỏ là ánh sáng trong phòng bếp. Để đạt được hiệu quả trên, bạn có thể dùng loại đèn trần toả nhiệt lắp chìm hay chìm một nửa trong tường hoặc đèn chiếu sáng cục bộ cho bệ bếp. Ngoài ra có thể dùng loại đèn có thể nâng cao hạ thấp được hoặc đèn treo nhiều tầng. Màu của đèn nên chọn loại có màu ấm, không nên chọn đèn huỳnh quang ánh sáng trắng, lạnh.

1668-bep36

Nếu trong gian bếp mắc đèn ống, thì đèn bóng dây tóc nên có công suất cao hơn một chút, bởi độ sáng trong gian bếp đòi hỏi tương đối cao. Nhưng trong gian bếp không nên chiếu sáng bằng đèn ông, bởi tính phương hướng của loại đèn này rất mạnh, hiệu quả chiếu sáng kém.

Ngoài ra, cũng có thể dùng đèn hút đỉnh chiếm không gian không lớn, độ chiếu sáng rộng, thuộc loại đèn chiếu sáng trực tiếp, tiết kiệm điện, nhiều tiện ích.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ánh sáng cho phòng bếp nên thiết kế như thế nào? –

Lời chúc buổi tối hay nhất dành cho những cặp đôi đang yêu

Lời chúc buổi tối hay nhất dành cho những cặp đôi đang yêu. Những người yêu nhau thường hẹn hò và dành cho nhau sự quan tâm đặc biệt.
Lời chúc buổi tối hay nhất dành cho những cặp đôi đang yêu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lời chúc buổi tối hay nhất dành cho những cặp đôi đang yêu. Những người yêu nhau thường hẹn hò và dành cho nhau sự quan tâm đặc biệt. Đặc biệt, bạn đừng quên gửi cho người ấy những lời chúc buổi tối hay nhất để người yêu của mình cảm nhận được tình cảm quý báu mà bạn dành cho họ.

Hãy xem tổng hợp những lời chúc buổi tối hay nhất dành cho những cặp đôi đang yêu sau đây nhé.

Lời chúc buổi tối hay nhất dành cho những cặp đôi đang yêu

Em biết không lúc này có 3,7 triệu người đang ngủ
2,3 triệu người đang yêu
4,1 triệu người đang ăn
Và chỉ có một người trên thế giới nay đang đọc tin nhắn của anh.
Chúc em ngủ ngon nhé gấu

———

Chúc em ngủ ngon, để những muộn phiền lo lắng sẽ trôi vào quên lãng, để nụ cười em sẽ hồn nhiên như nó vốn có, chúc cho em đạt được những điều mà mình mong muốn để những người tin yêu em và cả chính em không thất vọng. Chúc cho những kỉ niệm được trân trọng và nâng niu. Chúc buổi tối tốt lành, yêu em, em gái…!!!!!

———

Dưới đây là mong mong muốn đặc biệt của anh dành cho em đêm nay:
* Một đêm yên bình, một giấc ngủ ngon.
* Một giấc mơ đẹp, và lời nguyện ước sẽ trở thành sự thật.
Chúc em ngủ ngon!!!!!

Tin nhắn chúc ngủ ngon không chỉ là một lời chúc.
Mà nó con im lặng nói rằng, gấu là người mà anh nghĩ đến cuối cùng trong đêm.
Chúc em ngủ ngon, gấu!!!!

Sau một ngày mệt mỏi, hứa với anh là em sẽ quên mọi muộn phiền. Để chỉ giữ lại những gì ngọt ngào vào giấc ngủ thôi nhé!!!!
Chúc em ngủ ngon!!!!

Nhìn đồng hồ anh biết đã đến giờ đi ngủ, anh nhắn tin chỉ để nói rằng “chúc em ngủ ngon” dù anh biết giờ này hẳn em vẫn chưa ngủ đâu nhỉ!!!
Ngu ngon nha cô bé đáng yêu!!!!

Ngày đã tàn, đó là lúc để đi ngủ
Mặt trăng đã lên.
Anh ở đây để chúc em ngủ ngon!!!
Ngủ ngon nhé, cô gấu đáng mến!!!!

Một đêm yên bình.
Sớm mai thức dậy với niềm hy vọng
Đi khắp mọi nơi với niềm vui
Mang theo sự ủng hộ của mọi người
Và chúc ngủ ngon nhé

Em là lí do mà có đêm anh ko ngủ được
Em là lí do mà anh ôm chặt gối vào ban đêm
Và em cũng là lí do mà anh không thể ngủ khi chưa nói “chúc em ngủ ngon”
Ngủ ngon nha cô bé….

Một ngày kết thúc, và anh mong đợi một ngày mới,
Nhưng tình bạn thực sự thì không bao giờ kết thúc, cho dù là bất cứ khoảng thời gian nào.
Ngủ ngoan nhé, bạn của tôi!!!!!!

Đêm là một cơ hội tuyệt vời để
Nghỉ ngơi
Để tha thứ ( tha lỗi cho anh nhé )
Để ước mơ
Để mỉm cười
Và để sẵn sàng cho một ngày mới.
Chúc em ngủ ngon.

Một khuôn mặt đặc biệt
Một nụ cười đặc biệt
Một người bạn đặc biệt, anh tìm thấy ở em
Ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp nhé, cô bạn của anh!!!!!

Chúc ngủ ngon không chỉ để chấm dứt một ngày.
Mà nó còn nói rằng, anh nhớ gấu!!!!
Hy vọng em có thể cảm thấy được điều đó!!!!
Chúc ngủ ngon, bạn gấu của tui!!!!

Chúc một đêm ngọt ngào
Cho một người dễ mến
Em có thể rơi từ trên giường xuống
Sau đó nhớ ra rằng
Em chưa chúc anh ngủ ngon

Em vẫn còn thức ????
Tới giờ đi ngủ rồi đó ^^!!!!
Chúc ngủ ngon!!!
+ Ngủ thật ngon
+ Mơ những giấc mơ đẹp nhé!!!!

()”””() Chờ đã
(“O”) Đừng
(,><.) Ngủ
Hãy để anh cầu nguyện
()”””()
(-O-)
(,(“)), \
Chúc ngủ ngon người bạn cực kì đặc biệt của tôi, cầu cho em được thư giãn
Và ngày mai mang lại cho em yên bình, hạnh phúc và niềm vui!!!!!

Không cần bận tâm những gì em đã mất
Chỉ cần trân trọng những thứ đang có
Vì quá khứ không bao giờ quay trở lại
Nhưng đôi khi tương lại có thể
Cho em lại những thứ đã mất
Chúc em ngủ ngon!!!!

Một ngày nữa lại trôi qua.
Thật tuyệt khi có một người bạn như bạn.
Bạn làm mỗi ngày của tôi trở nên tuyệt vời
Cám ơn bạn.
Ngủ ngon với những giấc mơ đẹp.

Em là người CUTE nhất thế giới.
Chờ chút, đừng hiều lầm ý anh.
CUTE nghĩa là:
C : Creating
U : Useless
T : Troubles
E : Everywhere
Em làm những điều vô dụng và gây phiền hà khắp mọi nơi =)).

Có một người nào đó:
Nhớ em
Cần em
Lo lắng cho em
Cô đơn nếu không có em
Em biết là ai không ?
Con khỉ trong…. Sở Thú .

Đừng bao giờ bỏ cuộc khi em nản lòng
Dù cho nó xảy ra bao nhiêu lần
Chỉ cần em nhớ rằng mỗi khi như vậy
Anh sẽ không bao giờ để em cô đơn
Hãy tin tưởng anh, anh luôn bên cạnh em.

Chúc em ngủ ngon!!!!

Một ngày của anh không thể kết thúc nếu không có điều gì đó để làm
Anh sẽ không thể ngủ mà không nói rằng :”chúc em ngủ ngon”

Một giấc mơ đẹp hôm nay khi bạn ngủ, và một nụ cười cho buổi sớm mai thức dậy. Tất cả giấc mơ và điều bạn mong ước có thể thành hiện thực….
Chúc bạn ngủ ngon!!!!!

Đêm nay hơi lạnh, trong căn phòng nhỏ
Anh nhìn ngôi sao sáng trên bầu trời tối đen
Và mơ về nụ cười ngọt ngào trên khuôn mặt dễ thương.
Chúc em ngủ ngon!!!!!

Anh bị té từ trên giường xuống
Khi cố với lấy cái điện thoại của mình để nói với em rằng
Chúc em ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp!!!!

Bất cứ khi nào có một ước mơ trong tim em.
Hãy giữ lấy nó, bởi nó là hạt giống nhỏ
Sẽ nảy mầm vào một buổi sớm tươi đẹp
Chúc em có một giấc mơ tuyệt vời đêm nay.
Ngủ ngon nhé gấu!!!!!

Khi anh không thể chạm đến mọi người
Những người ở gần trái tim anh
Anh sẽ ôm lấy với lời cầu nguyện.
Cầu cho em có được những gì em muốn,
Và xin cho em luôn hạnh phúc
Chúc em ngủ ngon!!!!

Đừng bao giờ than phiền về một ngày
Ngày tốt đem lại niềm hạnh phúc
Ngày xấu cho bạn kinh nghiệm
Cả hai đều thiết yếu cho cuộc sống!!!
Chúc em ngủ ngon!!!!

Ngày của anh có thể bận rộn
Mọi thứ có thể bù đầu
Nhưng anh sẽ không bao giờ để hết ngày mà không nói
:”Chúc em ngủ ngon”

Tin nhắn ngủ ngon cho một người buồn ngủ
Từ một người bạn buồn ngủ
Tại lúc buồn ngủ
Trong một ngày buồn ngủ
Với tâm trạng buồn ngủ
Để nói rằng
”Chúc ngủ ngon!!!!”

Một số trận chiến phải tranh đầu một mình
Một vài con đường phải tự mình vượt qua
Vì vậy đừng bao giờ gắn cảm xúc của mình vào bất cứ ai
Bởi bạn sẽ không bao giờ biết, khi nào bạn phải đi một mình

Mỗi giọt nước mắt là rất đắt
Nhưng không ai biết giá trị của nó
Cho đến khi nào.
Họ rơi nước mắt vì một ai đó

Nếu anh được là một phần thân thể của em
Anh xin được làm giọt nước mắt
Để có thể tạo ra từ trái tim em và sinh ra từ đôi mắt
Sống trên má em
Và chết trên đôi môi của em

Nếu anh phải chết vào ngày mai
Anh sẽ dành 23 giờ với em
Em biết anh làm gì vào giờ cuối cùng không ?
Anh sẽ tìm một ai đó
Người có thể chăm sóc em
Mãi yêu em

Một cảm giác thích thú khi biết rằng
Có ai đó thích em.
Ai đó nghĩ về em
Một ai đó cần em
Nhưng sẽ còn hơn thế nữa khi
Em biết rằng có một ai đó
Không bao giờ quên ngày sinh nhật của em.
Chúc mừng sinh nhật….

Một số người thích thứ Chủ Nhật
Một số khác thì thích thứ hai
Tuy nhiên anh chỉ thích duy nhất một ngày
Đó là sinh nhật của em!!!
Chúc mừng sinh nhật…..

Cuộc sống ngắn ngủi
Hãy tận hưởng từng giây phút
Đừng đánh mất niềm tin
Luôn hướng về phía trước
Chúc mừng sinh nhật!!!!

Thay mặt chủ tịch nước
Chủ tịch quốc hội
100 triệu dân Việt Nam
7 Tỷ người trên thế giới
Chúc mừng 18 năm ngày sinh của thiên thần đáng yêu nhất

Một ngày bầu trời khóc
Anh hỏi ông, tại sao u khóc??
Ông nói ông đã đánh mất một ngôi sao đẹp
Và đó là ngày mà em đươc sinh ra
Chúc mừng sinh nhật.

Mặt ló dạng
Một ngày mới
Một tin nhắn mới
Yêu cầu em
Quên hết tất cả
Lo lắng
Phiền muộn
Và nước mắt
Vì có một ai đó
Người luôn muốn
Nhìn thấy em hạnh phúc
Chào buồi sáng!!!!

Để được là bạn của em
Đó là tất cả những gì anh muốn
Để được làm người yêu của em
Đó là tất cả những gì anh mơ ước

Khoa học đã chứng minh
Đường tan trong nước
Do vậy đừng đi bộ khi trời mưa nhé.
Nếu không anh có thể mất một người bạn ngọt ngào như gấu ấy
Chúc em ngủ ngon!!!!

Khi ai đó thực sự thích bạn
Họ sẽ không bao giờ làm tổn thương bạn
Nhưng nếu họ làm
Bạn có thể thấy sự đau khổ trong mắt họ

Chính phủ vừa ra một luật mới
Tất cả người tốt bị truy lùng và trục xuất ra khỏi Việt Nam
Gấu thì an toàn rồi
Không biết anh trốn đi đâu bây giờ 

Cảm thấy vui khi có ai đó nhớ em
Cảm thấy hạnh phúc khi có ai đó yêu em.
Sẽ là tốt nhất khi biết rằng có một ai đó không bao giờ quên em….

Em có thể gặp những người
Tốt hơn anh
Vui tính hơn anh
Đẹp hơn anh
Nhưng có một điều anh có thể nói với em
Anh sẽ ở bên em, thậm chí khi tất cả họ bỏ rơi em

Một ngày bộ não của anh hỏi anh:”
anh gởi tin nhắn cho một người không hề nhắn tin lại cho anh ư???
Nhưng trái tim anh nói với bộ não rằng
“anh cần tin nhắn, nhưng tôi cần tình bạn”
Chúc em ngủ ngon nhé .

Điều khó khăn nhất của việc mất đi một người bạn.
Không phải là thiếu vắng họ
Mà đó là khi bạn nghĩ đến tất cả những thời khắc tốt đẹp đã trải qua với họ.
Và tự hỏi mình
“Những điều này sẽ xảy ra một lần nữa”

Tôi có thể không là người quan trọng nhất của bạn, nhưng tôi chỉ mong là một ngày nào đó nghe tên của tôi bạn sẽ mỉm cười và nói “hey!!! Đó là bạn của tôi”

Đôi khi chúng ta nghĩ mình không cần bất kì một ai
Nhưng đôi khi chúng ta không có bất cứ một ai khi chúng ta cần
Vì vậy, giữ những người tốt xung quanh
Đừng bao giờ để bạn bè của bạn ra đi

Nhớ anh hay ghét anh
Cả hai đề oke
Nếu em nhớ anh, anh sẽ luôn ở trong tim em
Nếu em ghét anh, anh sẽ luôn ở trong tâm trí em

Khi ai đó làm bạn đau khổ và bạn không bị tổn thương
Khi ai đó la hét bạn và bạn không lên tiếng
Nhưng
Khi một ai đó cần bạn
Bạn luôn ở bên họ

Chào em!!!
Hôm nay một cô gái đã hỏi thăm tôi về em
Anh đưa cho cô ấy số đi động của em
Cô ấy sẽ đến thăm em sớm
Tên cô ấy là

*Nụ cười*
Anh tin rằng cô ấy đã đến rồi!!!!

Khi nào em muốn biết mình giàu đến mức nào.
Đừng đếm tiền…
Chỉ cần nhỏ một giọt nước mắt
Và hãy nhìn xem bao nhiêu bàn tay đưa ra để lau những giọt nước mắt của em

Trái tim có thể ngừng đập một chút
Những kí ức có thể lưu giữ trong một tập tin
Sa mạc có thể thay thế bằng sông Nile
Nhưng không gì có thể dừng lại một nụ cười
Khi tên của em em hiện trên di động của anh.

Cuộc sống ngắn ngủi, chơi với nó
Tình yêu nhỏ bé, hãy tận hưởng
Phiền muộn chóng qua, hãy đối mặt
Kỉ niệm ngọt ngào, hãy trân trọng nó
Anh quá tốt, hãy chấp nhận nó ( anh đùa đấy)

Một số người có đôi mắt đẹp
Một số người có nụ cười đẹp
Lại số khác có khuôn mặt đẹp
Nhưng em có tất cả chúng với một trái tim nhân hậu

Tại sao anh nhớ em? Bởi vì em làm anh mỉm cười. Vì em tốt bụng. Em rất “sweet”. Em vui tính. Và trên hết vì em không nhắn tin cho anh nữa

Anh không quan tâm em đã hôn bao nhiêu người, bao nhiêu bờ vai em đã dựa vào và bao nhiêu lần em đã nói :”I love you”. Tất cả sự quan tâm của anh không phải là đầu tiên, nhưng hy vọng nó sẽ là cuối cùng

Cuộc đời thăng trầm, đôi khi mặt trời tỏa sáng đôi khi trời đổ mưa. Nhưng cần cả cơn mưa lẫn mặt trời mới xuất hiện cầu vồng. It’s life, just enjoy !!!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lời chúc buổi tối hay nhất dành cho những cặp đôi đang yêu

Tục thờ và nghi lễ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định

Việc thờ Thần của người Việt từ xưa đã có sự chọn lọc theo quan điểm ai có công với dân với nước thì thờ. Tất nhiên không ngoại lệ các trường hợp chết vào giờ “thiêng” có ảnh hưởng đến cuộc sống của một địa phương nào đó. Tuy nhiên các trường hợp này ít được sùng bái rộng rãi, được sắc phong cũng như ít được bảo tồn, thường chỉ có các miếu nhỏ, đống đất có dầu tích và nén nhang do từ tâm ở các vùng Trung, Nam, Bắc.
Tục thờ và nghi lễ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lại còn có một số Thần người nước ngoài xâm lăng nước ta, khi chết tạo sự bất an cho dân, như Nguyễn Bá Linh theo nhà Nguyên đánh Đại Việt, Trương phụ là tướng nhà Minh…cũng được thờ ở Ninh Bình, Quảng Ninh cho bớt sự quấy đảo… Nhưng các Thần người nước ngoài có công với chúng ta, thể hiện đạo đức phù hợp với bản chất dân tộc Việt được nhân dân tôn thờ, sùng kính. Ví như đền thờ Mỵ Ê ở Lý Nhân, Hà Nam, là vợ vua Chiêm có khí tiết đáng kính. Triệu Trung là tướng nhà Tống theo Đại Việt đánh giặc Nguyên được thờ ở Cao Đài - Mỹ Thành – Nam Định và đặc biệt Tứ Vị Thánh Nương, triều đình Nam Tống kháng chiến đế quốc Mông – Nguyên không thành, cơ đồ nhà Tống tan nát, hận mất nước mang nặng, tình nguyện âm phù cho Đại Việt đánh giặc cũng như nhân dân Việt làm ăn, phát triển sĩ, nông, công, thương… được dân gian chiêm ngưỡng rộng rãi khắp Trung, Bắc, Nam và lịch đại phong tặng danh hiệu Thượng đẳng thần.

Việc sùng bái này tuy có thời sóng gió, nhưng một vài thập kỷ gần đây được phục hồi, Nhà nước quan tâm tu bổ di tích như đền Cờn - Nghệ An, đền Mẫu – Hưng Yên, đền Lộ - Hà Nội, đền Ninh Cường, đền thờ Mẫu ở Thái Bình, đền các xã Quần Anh cũ, đền xã Trực Khang – Nam định… Phải chăng đạo nghĩa dân tộc, tầm nhìn tổ tiên đã vượt qua biên giới, nói cách khác là đã có quan điểm toàn cầu. Quý hoá thay, đáng kính thay!
  Riêng với Nam Định nay (vì Nam Định xưa, đầu thế kỷ 19 quản lãnh cả Thái Bình và một phần Hưng Yên) tục thờ Tứ Vị Thánh Nương còn được khôi phục ở khá nhiều nơi, đặc biệt vùng biển, nay thuộc huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh.   Xin dẫn chứng lịch sử tôn thờ Tứ vị, với công trình khẩn hoang mở đất phía Nam sông Cường Giang (nay là sông Ninh Cơ) để có được phần lớn đất đai huyện Hải Hậu, huyện Trực Ninh ngày nay.   Theo di tích, truyền thuyết địa phương thì các cụ tổ sáng lập đất Quần Anh là Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập (địa chí ghi là Tứ tính) cùng chín họ Lại, Nguyễn, Lê, Bùi… (địa chí ghi là Cửu tộc) vượt sông Cường Giang, từ vùng Tương Đông - Trực Ninh sang khai hoang lấn biển vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, khi điền địa hình thành, lập xóm trại, họ đã lập đền thờ. Phần này trong sách chép tay Quần Anh tiểu sử của Tiêu Viên Hoàng Diễn (1872-1914), do Phương Châu Đoàn Ngọc Phan dịch và chú thích năm Ất Sửu 1985, mục xây dựng đền, miếu, đàn, chùa và bi ký có ghi:   “Nguyên trước đền thờ Tống Thái hậu (người họ Dương là vợ vua Tống Độ Tông, mẹ Tống Đế Bính cùng hoàng hậu và hai công chúa bị nạn giặc Mông - Nguyên chết đuối ở bể năm Kỷ Mão 1279). Đền Bóng trước tại xứ Cồn Khuôn bị xã Cát Chử chiếm mất, bèn lập lại đền Bóng tại phía Bắc sông Trệ (nay thuộc cầu Xẻ, xã Thượng).   Tương truyền khi Tú Tổ khai trương, phía đông có đền xã Quần Mông, phía tây có đền thờ Tống hậu còn gọi là Tứ Vị Thánh Nương  (do ai xây, xây từ bao giờ?... Các tổ nhân sẵn đền cũ tu bổ lại, đúc tượng đồng phụng sự… Niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 13 mới đúc tượng đồng ở đền Bóng sông Trệ lại trang hoàng từ vũ. Diện tích khu đền rộng hơn một mẫu, nước hồ trong vắt, cây cối um tùm, nhân dân kỳ đảo linh ứng, trải qua nhiều triều đại có sắc phong…   Sau khi Quần Anh phân làm ba xã (1804) đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821), xã Hạ lập đền Bóng tại phía bắc chợ Đông Cường, xã Trung, xã Thượng vẫn thờ tại đền Bóng phía bắc sông Trệ.   Năm Thành Thái thứ 10 (1890), xã Trung mới lập đền Bóng ở phía nam sông Trà, phía đông Cầu Đông. Từ đó các xã đều có đền Bóng riêng, tục gọi là đền Chánh. Còn đền tại Vĩ Châu do Ninh Cường phụng sự, nhưng hai xã Thượng và Trung thay phiên nhau hàng năm lên kinh tế”…   Như vậy, trong vòng 5-7 km, các  xã giáp nhau đều có đền Bóng thờ Tứ Vị Thánh Nương. Theo truyền thuyết đây là đời sống tinh thần của dân khai hoang mở đất Quần Anh.   Sách Quần Anh dấu xưa mở đất của Trần Xuân Mậu (Hội Văn học nghệ thuật Nam Định - 2002) còn ca ngợi đền Chánh xã Trung là công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Thợ nề Quần Anh có tài nặn, đắp, tạo hình…Đôi nghê chầu do hai phó nề quây cót đắp thi khá thành công, đã có thơ ca ngợi…   Gần 4 ngôi đền phía nam sông Cường Giang, phía bắc sông có đền Lạc Chính nay thuộc xã Trực Khang, huyện Trực Ninh. Lịch sử lập đền vào cuối thế kỷ 19, xin chân nhang ở đền Ninh Cường (cửa biển Lác) về thờ và ngày càng tu bổ đẹp đẽ, lại là cơ sở cách mạng, kháng chiến của địa phương.   Đơn cử một số điểm thờ Đại Càn Thánh Mẫu, hoặc Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định để chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của Tứ Vị Thánh Nương đối với cộng đồng dân tộc Việt. Có thể có sự đồng cảm bởi Vương hậu, Vương phi nhà Tống vì kháng chiến chống kể thù chung Mông – Nguyên. Có thể bởi đức độ giữ chư tiết nghĩa mà ngọc phả dẫn, phù hợp với chất đạo lý dân tộc, hoặc do sự âm phù vua Trần Anh Tông cho nên biển lặng, sóng yên giúp quân Trần nhanh chóng chinh phạt kẻ thù phương Nam thành công, hay có sự anh linh, một niềm tin nào đó cho sĩ, công, nông, thương Đại Việt trước kia, rồi Đại Nam, Việt Nam chúng ta ngày nay cầu được ước thấy, mưa thuận gió hoà, thuận buồm xuôi gió…dẫn đến đời sống ấm no, hạnh phúc mà dân gian hết lòng tôn kính, lập đền thờ tự.

Hoặc do dân quê thuần phác, đời sống khó khăn, trong công cuộc khai hoang lấn biển, nhiều lần nước mặn phá vỡ đê biển, nhiều lần tràn ngập cướp đi hàng ngàn, hàng vạn ngày công… dân quê không còn cách nào hơn là lập đền ở Vĩ Châu, rồi sau là đền Chánh, đền Bóng thờ Tứ Vị Thánh Nương mong sự cứu độ và đây là liều thuốc an thần, giúp dân khai phá thành công, thiết lập làng xã với một nếp sống nông thôn nghĩa tình, có từ đường thờ tổ, văn đàn, võ đàn, đền, miếu, chùa cảnh, thờ Thần, Phật, Tổ lập lăng. Còn chấn hưng việc học, xây cầu, lập quán tạo cuộc sống đầy đủ vật chất, chu đáo về tâm linh cho dân.
  Đây là văn hoá bản địa, văn minh bản địa khá tiêu biểu ít nơi có. Và để minh chứng xin trích dịch “Tân đình bi ký” (1815) tại xã Trung, nay là Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định.   … “Đất ta cổ truyền là đất chua mặn, cát chữa nên ruộng, bằng phẳng bốn bề, chỗ cao có thể dựng nhà cửa, chỗ thấp có thể cấy dâu gai, ngàn mẫu tạo nên mà trăm nhà dựng, xanh tươi sầm uất thành vũ trụ trời Nam… từ niên hiệu Hồng Thuận chung nhau một xã, đình làng cùng chung, chợ cùng nhau họp, cầu cùng nhau leo, đều cùng nhau cúng. Năm Giáp Tý (1804) mới cắm mốc chia làm ba làng”…   Văn bí chùa Phúc Sơn (Quần Phương Trung, Phúc Sơn tự ký) lập năm 1932 còn ghi:   … “Năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) lập thành tên xã Quần Anh, dựng đền Quốc Mẫu tối linh Thần ở thôn An Cường, nguyên trước là thôn Tây Cường, nay là xã Ninh Cường, cửa bể sông Lác bãi Vĩ Châu, dựng thêm đền Bóng ở cửa sông Trệ, dựng chùa thờ Phật gọi là chùa Phúc Lâm”. Những dòng chữ Hán của người xưa, muốn cho cộng đồng cư dân Nam Định ghi nhớ dấu tích đời sống tinh thần trong đó có tục thờ Tứ vị, cũng như đức tin của người Nam Định đối với các vị Thần Tổ lập biển lập làng, tạo an sinh xã hội”
Nhìn chung các di tích thờ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định khá lớn, khá nhiều, thường có hai hoặc ba toà chính, có hệ thống tường hoa, cột trụ vây quanh tạo khuôn viên nội chữ đinh, hoặc nội chữ công, ngoại chữ quốc, quy mô hoành tráng.   Phần thư tịch, câu đối đều có nhắc tới nạn xâm lăng của nhà Mông – Nguyên, triều đình Nam Tống bị diệt vong, thái hậu cùn ba con bị nạn trôi đến Càn Môn - Quỳnh Lưu - Nghệ An, nêbn dân gian coi đền Cờn - Nghệ An là nơi phát tích, hàng năm vẫn có người vào đền Cờn dâng lễ tỏ rõ lòng thành, không 1uên gốc.   Đơn cử câu đối đền Lạc Chính nay là xã Trực Khang ghi:   Nam Hải thần phong thiên hữu sắc   Cần môn ba tố địa giai binh   Tạm dịch: Nam Hải thần do trời ban sắc,   Cầu môn nổi sóng đất anh linh.   Lễ hội ở đây, ngoài việc tế lễ, ngày 7 tháng giêng có lệ thi trâu béo, khoẻ. Để làm việc này, ngay từ ngày 6 tháng giêng các giải pháp tắm rửa cho trâu, cho trâu ăn no, lại trang trí trên đầu, trên sừng trâu. Các nhà trong giáp góp gạo thổi xôi làm lễ, tối mồng 6 thắp đuốc rước trâu. Người cưỡi trên lưng trâu giơ cao ngọn đuốc và đoàn người trống chiêng hối hả theo sau. Đoàn rước có tới hàng chục con trâu béo, trâu đẹp được tập trung để dự thi, con nào đạt thì được giải. Lệ này được duy trì cho mãi đến ngày nay, vừa khích lệ tinh thần chăn nuôi tạo sức kéo, vừa nhớ lại chuyện xưa trẻ trâu thấy đền Cửa Lác thờ, bắt chước đắp đất làm đèn, vì thế các cụ mới sang Ninh Cường xin chân nhang về thờ…   Theo sách Thần tích Việt Nam của Lê Xuân Quang – Nxb Thanh Niên, 2003, thì thôn Thiện Đăng, xã Thời Mại, huyện Tây Châu, Nam Định có 2 tướng Đinh Thuyên và Nguyễn Phụng dưới trướng Trần Quốc Điền, theo lệnh của Hưng Đạo Đại vương đem 500 quân vào Châu Hoan do thám tình hình địch, trong cuộc kháng chiến lần thứ II – 1285. Nhưng kế hoạch bại lộ, bị địch truy đuổi, các ông cho quân sĩ lên bờ rút lui, bỗng trông thấy đền thờ Tứ vị, liền vào đền khẩn cầu kêu xin âm phù. Ít phút sau trời đất tối sầm, sấm chớp nổi lên, gió bão ập đến làm cho thuyền giặc gãy cột buồm trôi dạt trở lại. Quân ta thừa cơ tấn công, địch rút chạy, thu được hon chục thuyền chiến… Biết chuyện đánh thắng quân Toa Đô có nhờ sự âm phù của Thần ở Càn Hải. Vua Trần ban phong “Càn Hải Tứ vị linh thần”. Lại cho vàng bạc tu sửa đền thờ…   Đáng tiếc một thời, các đền thờ Tứ vị nhiều nơi bị cấm đoán, thậm chí phá công trình, tẩu tán đồ thờ. Nhưng do ý thức tôn trọng Tứ vị trong dân gian, họ vẫn ngấm ngầm tìm đi các nơi cầu đảo Thánh Nương phù hộ. Các tư liệu, câu đối còn lưu, ca ngợi sự âm phù của Tứ vị cho triều đình chống ngoại xâm thắng lợi, âm phù cho các thuyền buôn, thuyền đi trên biển, trên sông an toàn. Tài liệu của ông Lê Xuân Quang còn ghi lại đạo sắc ngày 4/12 Quang Trung thứ 5 (1793) trong văn có câu: “Phi tự Đại Tống ngật kim tích tại Tiên tảo, danh tại sử, tướng duy ngã Việt lập quốc, công ư đế thế, trạch ư dân”.   Tạm dịch:   - Trải từ thời Đại Tống đến nay, dấu tích ghi trong sổ người Tiên, tiếng tâm ghi tự điển.   - Âm phù nước Việt ta lập quốc, công giúp nhà vua, ơn sâu với dân cũng thấm nhuần khắp mọi nơi.   Đạo sắc trên đây ở đền Hương Nại, xã Yên Nhân, Yên Mô, Ninh Bình phong Tứ vị là người Tiên. Liệu đây có là nguyên nhân để trong điện Thần tứ phủ có văn chầu Đại Càn Thánh Mẫu. Ảnh hưởng của Tứ vị được nhân lên, được dân gian hàon toàn đưa vào nội đạo của dân gian Việt Nam. Xin giới thiệu lại văn chầu Đại Càn Thánh Mẫu, sưu tầm trong những người hát văn ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng.   Gương tứ đức sáng cùng nhật nguyệt,   Nghĩa tam tòng tỏ hết Bắc Nam,   Ngàn thu thơm nức hương lan,   Đời càng ca tụng, tích càng hiển dương…   Đức lồng lộng muôn dân khôn lượng,   So bể, trời hình tượng cao sâu   Sáng soi khắp chốn đâu đâu,   Thơm danh Dương Thị hồi đầu Tống gia   Trăm họ nức âu ca cổ vũ,   Bốn bộ đều áo mũ đai xiêm.   Khắp hoà Thuấn nhật, Nghiêu thiên,   Đã vui cõi thọ lại lên xuân đài,   Đang vui lúc lòng trời yên thuận,   Quốc gia đều hoà khí xuân phong.   Sau vì nhất quốc tam công,   Người Nguyên ác độc đặt bày mưu mô.   Nhà Tống phải thiên đô châu Quảng,   Bóng tà dương soi rạng bể Nam.   Thợ trời khôn tỏ cơ hoàn,   Chúa tôi một dạ những toan phục hồi.   Giang sơn Tống dẫu mười còn một,   Có lẽ đâu chịu mất ngay đi.   Ngoài thì tướng sĩ phù trì,   Trong thì Thánh Mẫu khuê nghi luận bàn.   Người son phán mà gan vàng đá   Việc binh nhung vững dạ kiên tâm.   Thần dân báo đáp quân ân,   Nặng tình sơn hải mấy thân liễu bồ.   Quyết giữ lại cơ đồ nhà Tống,   Hẳn không dung những giống bất nhân.   Lại khuyên võ tướng mưu thần,   Gắng công vì nước đền ơn sinh thành…   Nghe dụ chỉ quân dân quyết đánh,   Nhưng khôn đua sức mạnh quân Nguyên   Mới hay thành bại do thiên,   Cơ huyền vẫn giữ, cơ huyền vẫn xoay.   Cuộc thế sự hết bày trò rối,   Trận Nhai Sơn hết đỗi gian nan…   Lênh đênh trên biển liều thân,   Quyết lòng thu thập quan quân phục thù,   Nhược chẳng được mặc cho thuyền lắng,   giãi gan cùng trời trắng bề trong.   Ôi thôi thả lá giữa dòng,   Qua ba bực sóng đều cùng thảnh thơi.   Ấy mấy biết người trời khác giá,   Trải gian nguy vẫn dạ trung trinh.   Chí thành Phật cũng chứng minh.   Bè từ đã đón thênh thênh lên ngồi   Phép Phật độ tỉnh rồi mới biết,   Chùa La Sơn Nam Việt là đây.   Ung dung ở chốn am mây   Khấu đầu lễ Phật giãi bày vân vi…   Độ bốn vị đều nên Thần phúc,   Hoá chân thân bốn khúc trầm hương.   Gió đưa thoảng ngát một phương,   Hào quang trước mắt ngư phường khô hay.   Thuyền qua lại mấy ngày mới hiển,   Rước lên thờ kính tiến khói hương.   Nhờ ơn từ đấy mấy làng   Lưới chài phong vận bạc vàng đầy chen.   Đua cầu phúc lập đền tế lễ   Độ cho người sông bể biết bao   Kể chi giông tố ba đào   Kêu cầu khắc ứng chuyện nào cũng yên…   Công hộ quốc thơm ghi Nam sử,   Lễ suy tôn khởi sự Đông – A   Mẫu về chắc giáng điện toà   Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường.   Như trên đã nói về ý thức người Quần Anh trong việc tôn thờ Đại Càn Thánh Mẫu. Ý thức trân trọng này được ghi vào tục lệ của làng. xin trích dẫn đôi điều cần thiết.   Ngay trang đầu “tục lệ vào đám” có ghi:   “Khoảng thế kỷ thứ 15, tiên tổ Quần Anh từ Tương Đông xuống khẩn điền lập ấp. Lúc đó đắp đê bể rất gian khổ nên đã lập đền thờ Tống hậu ở ngay cửa bể Lác Môn (đền Ninh Cường ngày nay) để cầu Thần ủng hộ”…   “Khi xã Trung chưa làm đền Chánh, mỗi lần vào đám phải xuống xã Thượng rước kiệu Thần về đình… phải hưng công lập dịch bồi trúc con đường rước Thánh cho thật cao ráo, bằng phẳng. Ngoài ra các con đường khác cũng phải sửa chữa cho tiện đi lại và đón khách gần xa”.   Theo lệ tục, những người rước Thánh phải là đàn ông, con trai đi rước, hoặc đi xem hội trên đường, còn các cụ già, đàn bà, em nhỏ thì đi thuyền dưới sông, nên sông Giữa, sông Múc nằm cạnh đường rước phải sửa, vét lại. Phàn đường, phần sông xã phân giao cho các giáp, các xóm, các tư nhân đảm nhận dưới sự kiểm soát của ban đốc công.   … Đền Chánh là nơi khởi đầu cuộc rước phải tu sửa cho thật uy nghi, xứng đáng như cung điện Tống triều. Còn các đền khác cũng sửa sang cho tốt để quan khách trông vào. Xã lo phí tổn tu sửa đền Chánh, còn các đền khác các giáp tự lo…   Khoản đồ rước như cờ, áo, kiệu, võng, tàn quạt, chiêng trống, gươm, roi… phải bắt tay từ năm, bảy tháng trước. Thợ thêu, thợ mộc, thợ sơn… mỗi hiệp hàng chục người phải làm liên tục…”.   Tục vào đám còn ghi tỉ mỉ các khoản đóng góp, phân công cử người vào đám, đề chương trình tế lễ, đề nhật ký tiến cúng cho các giáp, quy định bầy đám, bầy điểm để phô trương văn vật địa phương. Đám do xã lo, thường bày giữa đình là gian thờ kiệu Thần nên phía trên và 4 mặt căng phủ màn thêu, hai gian bên thì đơn giản hơn, ngoài rạp cũng căng phủ màn, treo câu đối, cửa võng…Đồ thờ Thần có sập ngữ, võng ngự theo nghi thức hoàng hậu, hai bên tả hữu thiết đồ thờ theo nghi thức vương công.   Điếm hát do các giáp lo nhưng cũng phải tươm tất, xứng với danh vị chủ nhân của giáp. Lại phân chia điếm văn, điếm võ,điếm thể sát để giải quyết mọi pháp lý, điếm đoàn áp (trị an, tuần phòng), điếm tổng cờ (chỉ huy thi đấu cờ), điếm tướng cờ nam, nữ…   Phần rước Thần được ghi chép tỉ mỉ, nào phân công cầm “lộ bộ” (đi rước kiệu Thánh), nào người cầm mã đao, cầm cờ “thanh đạo” (dẹp đường), cầm tán, biển có chữ “tĩnh túc” (nghiêm tĩnh),  “hồi tỵ” (tránh lại), cờ nhật nguyệt, bộ trống ngũ lôi (10 người), cầm thập kỳ (cờ đỏ viền xanh trắng, hoả xanh) rồi cầm tán, cờ ngũ hành “kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ”, cờ bát quái, tán, tàn…   Ngay các hiệu lệnh, trống, chiêng cũng ghi chép tỉ mỉ, các phường hội sư tử, múa rồng, phường động, phường chèo, các trò đi kheo, đô vật… cũng được phân công, trước sau rất cụ thể.   Nêu vấn đề trên để thấy việc tế lễ trịnh trọng như thế nào, nghiêm chỉnh như thế nào nhất là vai trò Thàn đền Chánh – Tứ Vị Thánh Nương là chủ chốt, oai linh nhất đối với dân Quần Anh – Nam Định nh thế nào.   Phần cỗ rất linh đình. Có cỗ mặn, cỗ chay. Xin đề cập lễ rước cỗ chay tại xã Trung, nay là xã Hải Trung. Ngày 7 tháng giêng lễ khai hạ, lại là dịp kỷ niệm Đại Càn Thánh Mẫu cùng Tam vị, nên ngoài việc tế lễ, sang đêm ngày 8 tháng giêng tổ chức rước cỗ chay. Rước cỗ chay thường làm hai lễ, một lễ sang đền Chánh thờ Tứ vị, một lễ rước sang đền Khải xã, thờ liệt tổ khai sáng Quần Anh.   Cỗ đặt trên “mân dàn” (mâm có nhiều tầng). Giữa bày hòn non bộ, bốn góc bầy tứ linh. Đi rước kiệu có đinh nam bưng mâm bồng có trầu rượu cùng cờ, quạt, chiêng trống… Cỗ chay thường có các loại bánh như bánh xu xê, nhựa mận, bánh dứa, bánh quế, bánh nhãn… Những cỗ chay cũng là nét riêng của từng địa phương, dùng sản phẩm riêng của địa phương. Ví như dùng quả đu đủ trổ thành các hoạ tiết, nấu thành mứt trong như kính rồi cắm vào tấm bánh, bày lên đĩa xung quanh có các thứ bánh chay.   Mâm cỗ chính có 120 đĩa, các mâm bồng phụ, khoảng 12 đĩa làm toàn bằng ngũ cốc, nông sản, hoa quả. Điều đặc biệt là khi rước Thánh qua thôn xóm nào đèu có sự nghênh tiếp trịnh trọng. Việc này còn có câu đối lưu lại.   Tạm dịch:   Đền Thần mới sửa bên sông Trệ   Kiệu Thánh mừng qua trạm xã Trung   Hoặc câu:   Âu ca một hội Xuân sau trước,   Lễ nhạc trăm năm nghĩa láng giềng.   Câu đối trên còn chứng tỏ đất Quần Anh sau khi tách làm ba, vẫn giữ được tình nghĩa làng cũ, nhất là ý thức đối với Tứ vị. Thần linh, coi như Thành hoàng che chở cho dân khẩn điền, lấp biển thành công.   Riêng xã Hạ (nay là xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu) lễ hội trong khu di tích thờ Phật, thờ Đại Càn Thánh Mẫu, thờ Liệt tổ, thờ Mẫu Liễu Hạnh, thờ Trần Hưng Đạo, xưa vẫn lấy ngày 6, ngày 7 tháng giêng là trọng tâm. Truyền thuyết cho ngày này là kỷ niệm Liệt tổ và Tứ Vị Thánh Nương.   Ngoài việc tế lễ, rước kiệu Thánh du xuânb còn có các trò vui như tổ tôm điếm, đấu cờ tướng, cờ người, hát chèo, hát Ả Đào.   Hát chèo, hát Ả Đào ở đây có truyền thống. Bởi xưa đây là xóm chuyên nghề này, sau xóm chuyển thành phố với tên phố Cô đầu, nhân dân sống nhờ nghề này và đã lập miếu thờ “Cầm ca nhĩ tổ” (Tổ nghề đàn, ca). Hiện miếu thờ không còn, nghề cũ cũng mai một, nhưng trong ký ức về rạp hát Thanh Kỳ do nghệ sĩ Quách Thị Hồ mở hàng chục năm, rồi nghệ sĩ Linh Nhâm, người con quê hương cũng ít nhiều gợi lại về một địa phương có nghề cầm ca. Xa xưa nghề cầm ca phục vụ các đám hát trong ngày hội Thánh, hầu Dương hậu, vương phi có các chức sắc, quan lại về dự, sau nghề cũ không phù hợp, nhưng truyền thống nghề nghiệp còn bảo lưu, giúp cho phong trào ca hát, đội văn nghệ địa phương trưởng thành. Và ngày hội hiện tại có các chiếu chèo, hoặc các nghệ sĩ hát ca trù dưới con thuyền trôi lững lờ trên sông nước trước đền chùa, gợi cảnh lệ vào đám xưa kia của tiên tổ Quàn Anh.   Tục thờ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định nhen nhóm từ thế kỷ 15-16, thịnh hành vào các thế kỷ 17, 18, 19 và đầu thế kỷ 20. Đặc biệt nhân dân ở các cửa lạch, cửa sông và người làm nghề trên sông biển. Dân gian tin Tứ Vị Thánh Nương lúc nào cũng từ bi cứu độ muôn dân, như xưa đa âm phù giúp vua Trần, tướng Trần, cùng vua Lê đánh giặc, lại âm phù cho ngư dân vào lộng ra khơi đánh bắt cá, thương thuyền buôn bán sóng lặng, bể yên. Phù hộ cho việc khẩn hoang lấn biển, ngự trị được nước cường, sóng lớn cho đê biển vững bền… Sự hiển linh tạo thành đức tin và để đền đáp, kính cẩn thần linh, dân gian lập miếu tôn thờ, theo cách nhìn: Ai có công giúp nước, giúp dân thì thờ.   Việc thờ tự có lễ, lễ dâng hương tưởng niệm và hàng năm hoặc 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu làng vào đám. Vào đám để biểu hiện lòng thành cao độ. Nhưng vào đám cũng bày vẽ quá đáng, khiến dân thôn phải phục vụ hao tổn sức người, sức của. Ấy vậy mà không ai bảo ai cứ cố gắng hoàn thành tục lệ tế lễ, hội hè do làng xã quy định. Bởi tâm linh mọi người; đây là giờ phút thể hiện sự thành tâm của con dân đối với liệt tổ mở đất, đối với Tứ vị thần linh âm phù cho nước bình yên, cho dân hạnh phúc theo đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Phải chăng đây là bản chất ưu việt của cộng đồng cư dân Nam Định và như câu nói cổ nhân:   “Thực kỳ tự giả, bất huỷ kỳ khí, ấm kỳ thụ giả, bất chiết kỳ chi”.   (Ăn cơm không đập vỡ mâm bát, đứng dưới bóng cây không bẻ gẫy cành).
Hồ Đức Thọ - Chi hội trưởng Chi hội VHDG tỉnh Nam Định

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tục thờ và nghi lễ Tứ Vị Thánh Nương ở Nam Định

Phụ nữ tuyệt đối không làm 7 điều sau để tránh bị quả báo

Nghiệp là những việc con người đã làm trong quá khứ và hiện tại, sẽ ảnh hưởng tới tương lai, phụ nữ nên nhớ gieo nghiệp nào thì gặt "quả báo" ấy.
Phụ nữ tuyệt đối không làm 7 điều sau để tránh bị quả báo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo Phật giáo, nghiệp là những việc con người đã làm trong quá khứ và hiện tại, sẽ ảnh hưởng tới tương lai. Gieo nghiệp nào thì gặt “quả báo” ấy.

Chúng ta thường quan niệm rằng gieo nghiệp nào sẽ gặt quả ấy. Những việc tốt của con người trong quá khứ và hiện tại sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai. Vì vậy, bạn nên tránh 7 điều sau để không bị quả báo.

1. Bất hiếu với cha mẹ

Với Phật giáo, bất hiếu với cha mẹ mà tội lỗi lớn nhất. Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục, công ơn như trời biển. Nếu ngay cả cha mẹ còn không hiếu lễ, kính trọng, đền đáp thì không thể đối tốt với bất cứ ai. Có lễ mà không trả, có tình mà không báo là nghiệp ác nặng.

2. Tham dâm háo sắc

Nghiệp ác tham dâm háo sắc xuất phát từ nhục dục của con người. Con người hơn con vật ở chỗ điều khiển, chế ngự được bản năng. Vì nhu cầu bản thân mà tổn hại sức khỏe, vi phạm đạo đức, gây hại cho người khác và xã hội là không đúng.

3. Nói láo hại người

Lời nói như dao hai lưỡi, nói điều hay lẽ phải là tốt cho mình, cho người, nói điều bậy bạ, dối trá là hại mình, hại người, gây xung đột. Thường xuyên bịa đặt để hại người khác là ác nghiệp. Thậm chí nói dối, nói sai sự thật tuy không gây hậu họa nghiêm trọng nhưng cũng vẫn sẽ gặp quả báo.

4. Thường xuyên sát sinh

Phật dạy rằng, mỗi loài trên đời đều có sinh mệnh. Sinh mệnh loài nào cũng đáng quý, đáng trân trọng. Tước đoạt sinh mệnh của loài khác là gieo nghiệp ác, đi ngược lại sự sinh sôi của tự nhiên và lòng không có thiện niệm.

5. Keo kiệt, ít từ thiện

Người sống không có lòng từ bi, chia sẻ, chỉ bo bo cho mình cũng là tạo nghiệp ác. Người này nhất định không thể tạo được nhân duyên tốt đẹp, không gặp niềm vui, không biết đến tình thương và tình đồng loại.

6. Kiêu căng, tự mãn

Người không khiêm tốn thì không rộng lượng, không biết nhìn nhận cái hay cái dở, cái được cái mất trên đời. Người kiêu căng dễ sinh lòng đố kị, khinh bạc, thậm chí thù ghét người khác, là nghiệp ác nên tránh.

7. Trộm cắp

Nghiệp ác này làm tiêu hao nhiều phúc đức của bản thân, lấy của người thì người lại lấy của mình. Chiếm đoạt của người khác là gieo nghiệp ác, gây tranh chấp, thù hằn, vi phạm đạo đức và pháp luật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phụ nữ tuyệt đối không làm 7 điều sau để tránh bị quả báo

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd