Xem bói tay, kiến thức cơ bản về gò lòng bàn tay của bạn |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Trong ngũ hành, ánh đèn thuộc Hỏa, có thể mang đến nhiều dương khí. Thay một chiếc đèn cũng có thể làm thay đổi cảm xúc của chủ nhân.
Bạn hãy chọn kiểu đèn tùy theo mục đích mình muốn đạt được.
1. Đèn ánh sáng trắng có thể làm sự nghiệp tăng lên
Ở hướng chính Bắc của ngôi nhà, dùng loại đèn ánh sáng trắng tốt cho sự nghiệp của gia chủ.
2. Đèn có đế chạm đất tốt cho vận đào hoa
Nếu muốn tăng thêm vận thế về hôn nhân hay tình yêu, có thể đặt một chiếc đèn bàn ánh sáng màu cam tại vị trí Tây Nam của phòng khách.
3. Đèn huỳnh quang tốt cho sự nghiệp văn chương
Muốn sự nghiệp văn chương phát triển, đặt đèn huỳnh quang tại vị trí hướng Đông Bắc của thư phòng, khu vực này thuộc mệnh Thổ. Nếu bài trí thêm thủy tinh tự nhiên thì hiệu quả sẽ càng cao.
4. Đèn phản xạ tốt cho sức khỏe
Đặt loại đèn này ở hướng Đông, phần nào giúp lưu thông khí huyết, rất tốt cho sức khỏe của gia chủ.
5. Đèn tụ quang tốt cho tài vận
Tại hướng Đông Nam bài trí một chiếc đèn tụ quang có tác dụng tích tụ tài khí, tốt nhất nên dùng loại đèn có ánh sáng màu hồng.
6. Đèn màu kim loại tốt cho mối quan hệ xã hội
Màu kim loại có thể làm tăng thêm năng lượng cho hướng Tây Bắc, tốt cho vận quý nhân và các mối quan hệ xã hội.
Tuổi Dần: Gồm có các tuổi sinh năm: 1938 – 1950 – 1962 – 1974 – 1986 – 1998. Đối với tuổi này cần chọn treo tranh nào để hợp phong thủy và thu hút tài lộc. Chúng ta cùng đọc bài viết sau để để có câu trả lời nhé!
Nội dung
Tuổi Dần khi muốn chọn tranh phong thủy để mang lại may mắn, thì nên chọn một trong các loại tranh sau:
Các loại tranh sơn thuỷ, núi cao lớp lớp, tranh hổ.
Vượng về điền trạch, vượng nhân đinh, tăng khả năng công tác, khẳng định vị thế phía sau dựa núi, trước mở đường tài – Kim Đồng tiến bảo, bên trái chiêu tài – bên phải trừ tai, chủ yên vị khách yên tâm.
Nên treo phòng khách, sảnh đường, phía sau chủ nhân theo hướng phòng.
Tất cả các loại bể cả khung đặt ở phía sau ghế salon: Từ góc độ phong thủy mà xem xét, nêu căn nhà có Thủy chảy phía sau làm sơn là không phù hợp với quy luật. Bởi lẽ, tính của Thủy không ổn định, nếu có Thủy ở phía sau thì không thể mưu cầu ổn định cho gia đình. Cũng như vậy, nếu bày bể cá phía sau ghế ngồi thì những người trong nhà bình thường ngồi trên ghế đó luôn cảm thấy bất an, ngoài ra nó còn gây mất ổn định cho vận thế ngôi nhà. Mà nếu như đặt bể cá bên cạnh ghế salon thì lại không có trở ngại gì đối với phong thủy gia trạch,
Bể cá không đuợc đặt đối lập với bếp nấu: Bể cá có nước, mà bếp nấu lại thuộc Hỏa, bởi vì “thủy” và “hỏa” là tương khắc. Chính vì vậy bể cá trong phòng khách nếu đặt hình thành một đường thẳng với bếp nấu thì đã phạm vào điều cấm kỵ của thủy hỏa tương khắc. Bể cá và bếp nấu đối lập nhau thì sẽ có tổn hại đến sức khỏe của mọi người trong nhà; nguyên nhân là sự tương khắc của thủy hỏa, thủy có thể khắc hỏa, tổn hại hơn cả là bếp nấu thuộc hỏa mà mọi người trong gia đình đều ăn uống thông qua bếp nấu, cũng sẽ vì thế mà chịu liên đới.
Bể cá không nên đặt dưới thần tài: Giống như có câu ngạn ngữ là “‘tài quy tài vị”, cho nên những loại thần tài như tam tinh Phúc lộc Thọ nên đặt ở vị trí đương vương, như vậy mới có thể ra hoa kết quả. Nếu đặt thần tài trên bể cá thì thật là sai lầm lớn. Bởi vì bể cá vốn nên đặt ở vị trí hung của cản nhà, nếu đặt thần tài ở gần bể cá, như vậy tức là đã mâu thuẫn với nguyên tắc “tài quy tài vị”, hơn nữa đặt thần tài ở trên bể cá là phạm vào điều cấm kỵ “chính thần hạ thủy” trong phong thủy học, điều này sẽ phá vỡ vận tài.
Số lượng cá nuôi cũng cần phải phối hợp với ngũ hành của chủ hộ: Số lượng cá trong bể phù hợp với đạo phong thủy, chủ yếu nên căn cứ vào ngũ hành tính mệnh của gia chủ mà định ra.
Số lượng cá được tính theo “hà đồ lạc thủy” cũng đã nói rằng: “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi: địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi; thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi; địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi: thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi”. Căn cứ vào điều trên mà định, chỉ cần tìm ra được ngũ hành tính mệnh của chủ nhà, là có thể kiểm tra xem nên nuôi bao nhiêu con cá là phù hợp.
Sự phối hợp màu sắc cần phải có những nghiên cứu, hơn nữa cũng có liên quan đến chức năng sinh lý của cơ thể con người mới có thể sử dụng những loại màu sắc đó bố trí xung quanh ta, nếu không thì lại càng tăng thêm phiền phức, lãng phí tiền bạc dẫn đến tiền mất tật mang.
Trong nhà có nhiều màu đỏ, người trung Quốc luôn cho rằng màu đỏ là màu cát tường. Nhưng ở Hàn Quốc thì lại lấy vải màu đỏ đẻ tượng trưng cho màu của những gia đình có tang.
Trong nhà dùng nhiều màu hồng phấn, lại là màu tạo nhiếu hung, màu hồng phấn dễ khiến cho cảm xúc con người bị Nếu màu đỏ quýt mà dùng nhiều, tuy thể hiện được sinh khí dồi dào, có cảm giác ấm áp, nhưng nếu quá nhiều màu này, cũng sẽ khiến cho lòng người dễ sinh ra cảm giác phiền muộn
Nếu trong nhà màu vàng nhiều, tình cảm phiền muộn, bồn chồn bất an, có những cam giác kinh hãi, buồn phiền mà không thể nói ra được. Chính vì vậy khiến não bộ đầy những tầng ảo giác, những người bị bệnh thần kinh lại càng phải tránh với những màu săc này.
Màu sắc trong nhà tốt nhất là dùng màu trắng sữa, màu ngà, màu trắng. Ba loại màu này rất thích hợp với thần kinh thị giác của con người, bời vì ánh mặt trời thuộc loạt màu trắng, đại diện cho ánh sáng, trái tim của con người. Con mắt cũng phải cần đến ánh sáng điều hoà, hơn nữa trong gia đình các tổng màu trắng để phôi hợp với các đồ dùng trong gia đình, tông màu trắng cũng đại diện cho sự hy vọng.
Những mẫu của gỗ nguyên sơ là màu sắc tốt nhất. Màu sắc nguyên bản của gỗ khiến người ta gần gũi và tự nhiên, đặc biệt là trong thư phòng, cố gắng dùng những màu sắc của gỗ là tốt nhất. Tóm lại, các loại màu sắc đều không nên quá nhiều, lấy sự phù hợp và với lý làm nguyên tắc.
► Xem Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com |
Ảnh minh họa |
2. Khẩu như hàm đan, bất thụ cơ hàn (Miệng đỏ như son một cách tự nhiên, phú quý)
3. Khẩu phương tứ tự, tín nghi chân (Miệng như chữ Tứ, góc cạnh đều đặn đẹp, trung nghĩa và giàu)
4. Khẩu như súc năng, như suy hoả, tiêm nhi, phản tiêm nhị bạc hữu văn lý nhập khẩu (Miệng lúc nào cũng chu ra như đang thổi hơi, miệng dẩu ra, nghiêng lệch, chủ bần tiện)
5. Tung lý nhập khẩu ngã tử (Nhiều văn nhập vào miệng, nghèo hèn, hai đường pháp lệnh chạy cong vào hai khoé miệng, đói khổ, chết vì đói)
6. Khẩu như suy hoả, cơ hàn độc toạ (Miệng như thổi lửa chủ cơ hàn và cô độc)
7. Khẩu ư lộ sĩ (Miệng ráng ngậm mà vẫn thấy răng, bần tiện)
8. Thượng thần cai hạ, thần pháp bần hàn (Trên dày, dưới mỏng chủ bần hàn); Hạ thần qua thượng, (Dưới dày trên mỏng, dối trá, gian)
9. Vi tiếu khẩu (Miệng lúc nào cũng như có vẻ cười, chủ ôn hậu)
10. Chấn tĩnh chi khẩu (Miệng lúc nào cũng như mím chặt) chủ cương quyết
11. Lãnh tiếu chi khẩu (Cười lạnh nhạt, nhếch mép, thâm độc, ác tâm.)
Trong vũ trụ, vạn vất sinh ra không phải chỉ có tính một mặt. Có mặt tốt và mặt xấu, có khi tốt với trường hợp này mà xấu cho trường hợp khác. Nói một cách dễ hiểu là không có vật gì chỉ toàn có hại mà hoàn toàn không có chút lợi ích nào cả…
Thật vậy! Như trong phương pháp chọn ngày tốt thì những ngày đẹp huy hoàng, cát lợi về nhiều mặt được con người sử dụng vào các việc trọng đại, mang tính chất đại sự như cưới hỏi – kết hôn, khởi công – động thổ, xuất hành – khai trương… Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi còn những ngày xấu dùng để làm gì? Bởi tính chất lưỡng cực, đen trắng, tốt xấu, cho nên ngày được chia thành này tốt và ngày xấu, ứng dụng trong thực tế có những việc đại sự, cũng có những việc nhỏ không quan trọng lắm. Đặc biệt trong Phong thủy có cái hay đó là hóa giải sát khí, mang lại sự bình an cho những người ở trong căn nhà. Mỗi vận, mỗi năm, có những đặc điểm khác nhau, vì vũ trụ luôn vận động, cho nên lưu niên vận khí của các phương vị sẽ thay đổi, chuyển biến một cách huyền bí, vi diệu. Biết được dạng trường khí, cát – hung đối với từng phương vị, thì người ta sẽ chuẩn bị vật phẩm phong thủy phù hợp (phải xác định đúng dạng cát hung, và lựa chọn vật phẩm đúng đắn, nếu dùng vật phẩm không phù hợp sẽ không có tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng là đằng khác). Sau khi chọn được chuẩn xác những vật phẩm cần thiết rồi, treo vào ngày nào để có tác dụng tốt nhất, đó cũng là một vấn đề.
Như trên đã trình bày, những này treo, đặt, trưng bày những vật phẩm phong thủy nhằm hóa giải những sát khí hình thể hoặc sát khí lý khí lưu niên gây ra nên được tiến hành vào những ngày xấu. Cụ thể như sau:
+ Trực Trừ: Theo chu kỳ chuyển động 12 năm theo quỹ đạo vòng quanh Trái đất của Mộc tinh, nên tạo ra hệ quả quả 12 địa chi, 12 trực ngày, 12 trạng thái của vòng trường sinh. Trực Trừ là trạng thái này tốt nhất để thanh lọc trừ bỏ những sát khí, như được dọn dẹp vệ sinh trời quang mây tạnh, sạch bong và trả lại trạng thái tinh khiết trong lành cho trường khí môi trường. Nó còn được gọi bằng cái tên khác là Mộc dục, tắm gội trừ uế trong Tử vi, miêu tả trạng thái trẻ sơ sinh phát triển tới mức độ tự biết làm công việc vệ sinh cá nhân. Bởi vậy nên treo pháp khí phong thủy (hồ lô, chuông gió, tượng, chuỗi tiền…) vào những ngày này thật là lý tưởng.
+ Ngày trực Phá: Ngày này là một ngày xấu, vì bản chất phá hoại hao tán. Tuy nhiên nó lại rất đắc lợi đối với các công việc như chữa bệnh, uống thuốc, phá dỡ nhà cũ, tiêu hủy rác rưởi đồ cũ. Vì bản chất hao tán, nên đối với bệnh tật, đồ đạc cũ đều bị tiêu trừ một cách nhanh chóng thuận lợi. Đối với sát khí phong thủy trong nhà ở cũng vậy, khi đặt thiết bị, vật phẩm vào các ngày này thì khí xấu bị đẩy lui và tiêu biến, khí tốt trở lại…
+ Ngày trực Chấp: Ngày trực Chấp nên làm các việc như cầu thầy trị bệnh, san nền…Nên có thể dùng để treo, đặt các vật phẩm phong thủy rất tốt. Tác dụng của nó sẽ được nhân lên.
Như vậy, trên cơ sở phân tích, ta thấy được tác dụng của một số ngày xấu. Vạn vật không có gì là chỉ toàn mặt hại, quan trọng là cách vận dụng có đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo hay không mà thôi!
Hải Triều
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Vào dịp cuối năm hoặc vào ngày thanh minh thì người ta thường tổ chức cải táng mộ phần. Vậy nên lưu ý những điều nào, nên chọn ngày tốt cải táng như thế nào? Dưới đay Phong thủy số sẽ giới thiệu tới bạn một số lưu ý khi thực hiện cải táng, bốc mộ:
1. Kiểm tra mộ phần:
Việc đầu tiên cần làm khi muốn cải táng mộ, sửa sang mộ phần là cần kiểm tra tình trạng của ngôi mộ đó như thế nào? Đã đủ thời gian cải táng chưa? Mộ có gặp phải vấn đề phạm trùng hay kết mộ không?
Mộ Kết là mộ như thế nào? Mộ kết là mô đã thụ được linh khí của đất trời, long mạch tụ khí lại, giúp cho con cháu trong gia đình, dòng họ làm ăn thuận lợi, gia đình thuận hòa, khỏe mạnh. Cách để kiểm tra mộ kết thường bằng phương pháp cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhân trường khí mà ngôi mộ tỏa ra. Hoặc có thể quan sát bằng mắt thường thì sẽ nhận thấy ngôi mộ đó ngày càng nở ra do tích tụ được linh khí của long mạch. Trên ngôi mộ đó thường cỏ mọc rất nhanh và tươi tốt. Người xưa thường xác định mộ kết bằng cách để những cành cây, cành hoa, tuy không được cắm xuống đất nhưng những cành hoa này vẫn ra nhánh mới và xanh tốt. Hoặc khi quan sát những viên đá quanh bia mộ thì những viên đá này luôn bóng loáng thì chắc chắn những mộ này là một kết.
Khi gặp phải những mộ kết này thì tốt nhất là để nguyên không nên dịch chuyển, sẽ có thể sẽ gây vô vàn rắc rối trong cuộc sống của cả dòng họ. Nếu bắt cuộc phải di chuyển vì một lí do nào đó thì phải sử dụng những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới được di dời.
Thông thường những ngôi mộ kết là kết từ chân tới đầu, cũng có một vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch thì bị kết từ đầu tới chân, hoặc có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết bang, kết chu sa,… Mộ kết thường có các màu như xám đến trắng, hồng hoặc đỏ như chu sa là loại mạnh nhất. Thông thường, người ta thường nhầm lẫn giữa mộ kết và mộ bị phạm trùng. Biểu hiện rõ nhất của mộ bị phạm trùng là những ngôi mộ này chộn tới cả chục năm những xác còn gần như nguyên vẹn, không phân hủy hết, người ta thường phải lấy dao róc thịt mới lấy được xương cốt.
2. Chọn thời gian cải táng.
Thông thường thời gian cải mộ tốt nhất là từ cuối Thu đến trước ngày Đông chí của năm. Không ai cải táng hay quy tập mộ đầu năm cũng như sau ngày đông chí. Theo phong tục nước mình thì người mất sau 3 năm, đến lúc con cháu mãn tang thì mới tiến hành cải táng. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày này, việc tiếp xúc với hóa chất nhiều, khiến xác người mất sau 3 năm thường chưa phân hủy hết. Nên thời gian cải táng thường để tới 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên. Năm tiến hành cải táng mộ cần phải chọn theo năm tuổi của người mất, tránh những năm xung sát với tuổi. Và việc chọn ngày tốt cải táng, an táng là điều quan trọng khi một gia đình có nhu cầu cải táng mộ phần.
3. Chọn vị trí khi đặt mộ mới.
Khi đã lựa chọn được ngày tốt tiến hạnh cải táng bốc mộ thì những người trong gia đình sẽ lựa chọn một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Khi lựa chọn huyệt đất mới nên lưu ý những điều sau đây:
Huyệt mộ là nơi chưa từng bị chôn cất, đào xới. Khí đất huyệt tương đối tốt, đất rắn chắc tốt tươi.
Không nên chọn những vùng đất huyệt mộ là nơi có nhiều rác rưởi hoặc có nguồn ngước thải ô nhiễm.
Với những vùng nghĩa trang có quy tập nhiều mộ, tránh bị các mộ xung quanh lấn chiếm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ của mình. Nên chọn phía trước rộng thoáng, nhìn ra ao hồ hay sông suối là tốt nhất.
4. Những nghi thức cần thiết khi tiến hành cải táng, bốc mộc.
Sau khi chọn được ngày đẹp để bốc mộ, cải táng thì người nhà phải làm một cái lễ ở nhà để trình báo Tổ tiên, tại nơi bốc mộ cũng phải làm một cái lễ gọi là Quan Thần Linh sở tại. Thông thường sắm lễ bao gồm một bộ đồi Quan Thân linh có đầy đủ áo, mũ ủng, ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau rượu thuốc đèn nến, gạo muối.
Vật dụng cần thiết cho bốc mộ là một cái tiểu sành, một cái quách, một miếng vải đỏ, một tấm ni lông, vài chai rượu nặng và nước vang, xô, chậu. Phần lớn công việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng. Những việc này thường rất linh thiêng và nguy hiểm nên hầu hết người bốc mộ là người thân trong gia đình, dòng họ và chủ yếu là trai tráng.
Lý tưởng nhất là sắp đặt theo hình Bát quái, bởi ghế ngồi thường xếp liền kề, không những có thể thúc đẩy sự hài hoà mối quan hệ xã giao, mà còn tạo nên không gian nghỉ ngơi thích hợp.
Sofa kiểu dáng mới mẻ sang trọng là một bộ phận không thể thiếu trong một căn nhà, tạo hình và màu sắc của nó thể hiện không khí trong một căn nhà. Sofa vải màu trang nhã là lựa chọn hợp phong thuỷ nhất, bởi sofa kị hoa loè loẹt.
Trong cuộc sống hàng ngày, sofa có chức năng làm nơi ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện và tiếp khách khứa, bởi vậy trong phong thuỷ nhà ở, nó chiếm một vị trí khá quan trọng. Nên sự sắp xếp cũng cần hết sức thận trọng, phải đạt được các yêu cầu sau đây:
1. Về số lượng
Về hình dáng có sofa đơn, sofa đôi, sofa dài vàs ofa cong lưng, sofa quây tròn. Về chất liệu có sofa da, sofa giả da, sofa vải, sofa mây... về mặt màu sắc và tạo hình, càng “thiên hình vạn trạng”. Về số lượng sofa cũng phải thận trọng, kị bầy một bộ rưỡi sofa, hoặc 2 bộ sofa tròn vuông với nhau.
Bài trí sofa hợp phong thủy, cần chú ý tạo thế "tựa lưng vào núi", mang lại thịnh vượng cho gia chủ.
2. Phương vị kê đặt sofa
Sofa là nơi có thể để mọi người già trẻ trong nhà có thể nằm, ngồi nghỉ ngơi thoải mái, vậy nên phải chú ý tới phương vị kê đặt. Với nhà ở hướng Đông, thì sofa trong phòng khách đặt ở mé chính Đông, Đông Nam, chính Nam và chính Bắc, với nhà hướng Tây, sofa trong phòng khách nên đặt mé chính Nam, chính Tây, Tây Bắc và Đông Nam là đẹp.
3. Phía sau sofa nên có điểm tựa
Điểm tựa tương trưng cho núi, tựa vững chắc vào núi, đó là bức tường vững thãi kề phía sau sofa, không có cảm giác trống trải, chống chếnh phía sau, thế mới phù hợp với thuật phong thuỷ nhà ở. Người xưa thường dùng “tràng kỷ” (loại ghế tựa dài bằng gỗ, song mây, tre vầu...). Nhà giàu có thường dùng sofa, ghế bành bằng gỗ quý lưng tựa có khảm phiến đá vân mài nhẵn, có hoa văn và ẩn hiện phong cảnh sơn thuỷ rất đẹp, cũng mang ú nghĩa “tựa lưng vào núi”.
Nếu phía sau sofa là cửa sổ, là cửa ra vào hay lối đi lại, không gian trống, có nghĩa phía sau hư không chẳng có chỗ dựa vững chắc, cho người ngồi có cảm giác không an toàn, đương nhiên là kém thoải mái dễ chịu.
4. Sofa nên kê uốn lượn, không kê thẳng hàng
Địa vị quan trọng của sofa trong căn nhà ở cũng tựa như cảng khẩu chủ yếu của một quốc gia, phải cố gắng “nạp thuỷ” thật nhiều, mới hưng vượng. Mà một cửa hải cảng tốt thường 2 bên có bờ nhô ra như “tay ngai” tạo thành vịnh, như hình chữ U, che chắn bảo vệ 2 bên cạnh sườn, còn ở giữa chính là nơi nạp khí trong phong thuỷ, có thể “Tàng phong tụ khí”, để đạt được mục đích người và của cải đều dồi dào, hưng vượng
(Theo 100 câu hỏi về phong thủy nhà ở)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Các công trình công cộng như nhà văn hóa, nhà bảo tàng v.v… hay các công sở, công ty v.v… việc trang trí ngoại thất hay ngoại cảnh được chú ý chủ yếu là làm tăng thêm về khía cạnh thẩm mỹ và lôi cuốn sự chú ý hay phô trương sự đài các, sang trọng.
Việc trang trí đôi khi xuất phát từ sự tôn kính, sự uy nghi (các nơi thờ cúng, công sở), giàu có, cao quý (cung điện, nhà bảo tàng) v.v… Ví dụ như các cung điện vua, chùa, các phủ của các vị nguyên thủ quốc gia. Các nơi làm việc của quốc gia các nơi cơ quan công quyền v.v…
1. Sự trang trí ngoại thất và ngoại cảnh thường có các xu hướng
– Rất cầu kỳ và cầu toàn về mặt thẩm mỹ, về tâm linh và phong thủy.
– Cầu kỳ thuần tuý nghệ thuật và mỹ thuật.
– Đơn giản với cả khái niệm cần có cho đủ lệ bộ.
– Bình thương chỉ để không trống trải nên tuỳ tiện theo khả năng kinh tế.
– Tôn kính hoàn toàn thuộc ý thức tâm linh và phong thuỷ.
2. Trang trí ngoại thất mang ý nghĩa tâm linh và phong thuý hoàn toàn
Hình thức trang trí nhằm tượng trưng cho sự tôn kính thường được sử dụng trong các: Đình, đèn, chùa, nhà thờ, lăng tẩm, khu tưởng niệm. Việc trang trí đực phân ra hai phần.
– Trang trí ngoại thất cho các trưởng hợp kể trên luôn mang ý thức tâm linh. Đó là đắp và khám sứ các chữ, các hình tượng chầu tứ linh như: Long, Ly, Quy, Phượng, như bức đại tự, hoành phi câu đối v.v…
– Trang trí cái cổng tam quan, cổng và bia, đài hai bên côổng bằng đắp nối và khảm sứ, hoặc viết về các câu đối, câu khải, kệ v.v…
– Vẽ ở bức bình phong trước cổng chùa chiên, đình phủ hay ở bia đài hai bên cổng chính những tích chuyện giáo xưa như “thầy trò Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh” hay các tích báo hiếu trong “thập nhị tư hiếu” cổ xưa (hai mươi bốn kiểu báo hiếu) v.v…
Kiểu trang trí ngoại thất tạo hình biểu cảm khá năng “gợi tâm” đến người xem hay nhìn. Đó là ý nghĩa tâm linh nhưng đồng thời nó cũng tạo hiệu dụng phong thủy của hình thức trang trí ngoại thất; mặc dù các cánh trang trí có thể không tuân thù một số phép của phong thủy Ngũ Hành.
3. Trang trí ngoại cảnh trong trường hợp các công trình tôn kính
Đối với các công trình thuộc loại tôn kính, việc trang trí ngoại cảnh lại luôn tôn trọng các phép phong thuỷ là chù yếu.
Nó được thể hiện ờ cách bài trí sân vườn, cây cảnh, hình tượng, cây cối v.v…
Ví dụ: Ở các chùa đình, hổ có hình bán nguyệt hay có hình vuông, có thể có thêm một đảo nhỏ, thả sen, súng, cá chép, cá vàng.
– Hai bên sân trước trồng cây hoa hoặc hải đường, ngân, lựu. Bách ngoài cùng trồng các cây trong bộ tam đa: đề, đa, si, sanh hay tùng, bách, trắc bách diệp.
– Vòng quanh sân bày các chậu Ngô đồng, đào, huệ, mẫu dơn, hoa trà, các chậu bonsai, cây cảnh phù hợp.
Trang trí ngoại cảnh cần tạo cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch, u tịch nhằm làm tăng ý nghĩa tâm linh và tôn trọng tuyệt đối các phép phong thuỷ.
4. Trang trí ngoại thất và ngoại cảnh đơn giản
Cách trang trí ngoại thất và ngoại cảnh cho các công sở văn phòng, công ty, trường học, nhà máy v.v… thường đơn giản, ít khi xuất phát từ ý thức phong thuỷ thực sự. Trang trí chí mang tính hình thức với các đường nét kiến trúc vì vậy trang trí ngoại thất ở các dạng công trình nàv thường dơn giản với các nét phong trào, hoa văn kiểu cách điệu nhằm làm giảm sự dơn điệu của vẻ ngoài của công trình.
Trang trí ngoại cảnh ở các công ty lại càng dơn giản hơn với vài cây cảnh được cắt tỉa tạo hình đặt trước cữa ngoài sân, hoặc vài bồn hoa, hàng cây đại thụ lấy bóng mát v.v…; có tương bao xung quanh và cổng (huyền quan).
Tóm lại trang trí ngoại cảnh ở các nơi công sở rất thuần tuý không có ý thức từ phong thủy.
Song, mọi loại hình trang trí nào dù sao dưới cách nhìn cùa nhà phong thuv thì nó đều có chứa đựng ý nghĩa phong thủy.
Vì thế, nếu việc trang trí ngoại thất và ngoại cảnh vô tình phạm vào một phép phong thuỷ cát tường nào thì công sở ấy có thể gặp được các điều may mắn; Nếu là phạm vào điều cấm kỵ, theo phép phong thủy, thì có thể gặp những điều bất lợi nào đó, do hiệu ứng phong thuỷ tạo nên.
5. Trang trí ngoại thất và ngoại cảnh rất cầu kỳ
Trang trí rất cầu kỳ với sự tính toàn cẩn thận về các mặt: Nghệ thuật mỹ thuật, phong thủy và tâm linh.
Có thể nói, việc trang trí này không bị điều kiện vật chất tiền của chi phối. Điều kiện chi phối duy nhất là môi trường xung quanh và địa thế.
Từ các điều kiện môi trường và địa thế, việc trang trí ngoại thất và ngoại cảnh của cổng trình được xem xét rất cẩn thận về kỹ thuật, mỹ thuật, về phong thuỷ và tâm linh.
Đó là các công trình kiến trúc cung điện, phủ, đài v.v…
Trang trí ngoại thất cho các loại công trình nhằm tôn lên vẻ uy nghi, sang trọng mang đủ sắc thái của phong thủy và tâm linh.
Sự tôn trọng các phép phong thuỳ Ngũ hành phù hợp, hài hòa: Sinh, đồng, khắc, triệt giữa môi trường với các dạng hình của công trình; tính hợp lý giữa địa thế với kết cấu kiến trúc của cổng trình.
Sự tuân thủ phép phong thủy cát tường trong trang trí ngoại cảnh của công trình bằng các thuật bày bố các hình tượng, vật thể như hồ nước, hòn non bộ, cầu, lầu bát giác, dòng chảy, vườn non bộ, cây thế, vườn hoa, cây đại thụ, thậm chí cả sông đào, dài quan sát v.v…
Sự tôn trọng phép phong thủy tài lộc, với các thuật “dụ long”, “chiêu khí” v.v… bằng cách bố trí, bày đặt theo thuỷ, mộc, thổ, kim, hỏa tổ hợp Ngũ hành và cân bằng Âm Dương và trật tự phát triển trong mối liên kết chặt chẽ cảa các yếu tố tự nhiên và vũ trụ.
Phải nói rằng, ngoài sự chú ý về khía cạnh thấm mỹ và phong thủy, việc trang trí ở các công trình trên còn mang nhiều ý niệm tâm linh toát ra từ các hình tượng Long, Ly, Quy, Phượng, Cóc vàng và Cá chép và tượng các con thú để tăng sinh khí cầu mong ngũ phúc và trấn trị quỷ quái nhằm giữ bình an.
Như vậy việc trang trí ngoại thất và ngoại cảnh ở các công trình cung điện, phủ, đài, dinh thự, biệt thự là rất cầu kỳ và cẩn trọng.
Bạn sở hữu chiếc mũi nhỏ bé xinh xinh, chiếc mũi dọc dừa hay là chiếc mũi cao và đầy đặn? Bạn muốn biết tướng mũi nói lên điều gì không? Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn xem tướng mũi để đoán biết tính tình của một người nhé!
Nội dung
Chủ nhân của chiếc mũi này thường là người có tính tình nhân hậu, chan hòa, biết cách đối nhân xử thế. Họ có năng khiếu nghệ thuật, nếu biết cách rèn giũa và tập luyện nhất định sẽ tỏa sáng trong tương lai.
Những người sở hữu chiếc mũi như thế thường có tính tình không hiền lành, trái lại còn rất đanh đá. Họ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, thường nghĩ về bản thân trước khi bận tâm tới quyền lợi của người khác.
Những người này có tính tình không mấy nổi bật, dễ bảo, dễ kết bạn nhưng nhiều khi ba phải và không quyết đoán, không thể hiện chính kiến của bản thân.
Đây là chiếc mũi của những người có tính tình thực tế, thậm chí đôi khi hơi thực dụng, coi trọng vật chất hơn tình cảm, tham vọng và ưa quyền lực. Họ cũng là người ăn to nói lớn, có khả năng lãnh đạo và tiếng nói rất có trọng lượng trong tập thể.
Chiếc mũi này nói rằng chủ nhân là người rất thông minh, có tài về nhiều lĩnh vực, tính tình lại trung thực, thẳng thắn nên được nhiều người yêu mến.
Thường là người có tính tình phóng khoáng, cởi mở, thích giao lưu kết bạn, chân thành, nhiệt tình và rất hay giúp đỡ mọi người xung quanh nên được nhiều người yêu mến.
Những người sở hữu chiếc mũi như vậy thường rất thông minh, trí tuệ sáng suốt nổi bật. Nếu đem tài năng sử dụng đúng việc, đúng lúc thì sẽ đạt được những kết quả vô cùng tốt đẹp, rực rỡ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Treo gương trên cửa là việc không nên làm |
Không nên chụp ảnh lung tung |
► Đọc thêm: Chuyện tâm linh huyền bí bốn phương có thật |
Có rất nhiều Phật tử để dành ra một vị trí đặc biệt trong ngôi nhà hay khu vườn để lập bàn thờ cầu nguyện và trong đó đương nhiên không thể thiếu những bức tượng Phật. Ngoài ra, nhiều người cũng kết hợp tượng Phật vào trang trí nội hoặc ngoại thất.
Tuy nhiên, trước khi bạn đi mua sắm, bạn cần hiểu được ý nghĩa và biểu tượng của mỗi bức tượng trong mối quan hệ với khu vực bạn muốn đặt nó. Đặc biệt hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để cả gia đình luôn bình an.
- Tuyệt đối không được đặt tượng Phật trực tiếp trên mặt đất hoặc trong phòng tắm. Vì cả hai vị trí này đều được coi là thiếu tôn trọng.
- Phật không nên đặt trong phòng ngủ của bạn, ngoại trừ tượng được giữ trong tủ có cửa đóng kín.
- Hãy nhớ, luôn đặt tượng quay mặt vào trong phòng. Tuy nhiên, nếu tượng Phật đặt ở lối vào của ngôi nhà thì có thể ngoại lệ, đối mặt với những người bước vào trong nhà.
- Khi đặt tượng Phật ở trong vườn cần quay mặt vào nhà để mang lại bình an cho gia đình.
Với những bức tượng Đức Phật trong tư thế ngồi với cả 2 tay trong vị trí thiền thường được đặt ở bàn thờ Phật trong nhà. Chú ý, tượng Phật Thích Ca nên đặt quay mặt về hướng Đông vì Đức Phật ngồi thiền luôn hướng về phía mặt trời mọc để giác ngộ.
Tượng Phật Thích Ca nên đặt quay mặt về hướng Đông vì Đức Phật
ngồi thiền luôn hướng về phía mặt trời mọc để giác ngộ
Tượng Phật Di Lặc thường được sử dụng rộng rãi trong nhà và dễ nhận biết nhất. Đức Phật cười mang lại thịnh vượng, may mắn. Chiếc bụng lớn của ông chứa đầy tài lộc, của cải. Mọi người nếu muốn được ban tặng nhiều may mắn thường hay lấy tay xoa bụng Phật Di Lặc. Tượng ông Phật cười có thể bày trên tủ đựng tiền, két sắt hoặc góc Đông Nam của ngôi nhà.
Tượng ông Phật cười có thể bày trên tủ đựng tiền, két sắt hoặc góc Đông Nam của ngôi nhà
Theo quan niệm, tượng Phúc Lộc Thọ đem lại cuộc sống trường thọ và tài vận cho gia chủ. Tượng Phúc Lộc Thọ được làm từ rất nhiều chất liệu như gốm sứ, ngọc thạch, mạ vàng,... tuy nhiên tượng làm từ đồng nguyên chất được coi là linh nghiệm nhất. Khi bày nên bày heo thứ tự tượng ông Phúc đặt ở giữa, ông Thọ nằm ở bên phải và ông Lộc đặt bên trái.
Tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ nên bày ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính để mang Tam Tinh vào nhà. Lưu ý, mặt tượng không được hướng ra ngoài mà chỉ có thể hướng vào trong phòng. Bởi, khi mặt hướng vào trong tức là đem tiền tài đến cho người trong nhà, còn nếu như hướng ra ngoài tức là tiễn tiền tài ra ngoài.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được nhiều gia chủ lựa chọn vì Phật bà khiến cho gia đạo được bình yên, mang điều may mắn và cứu rỗi khi gặp khó khăn. Tượng hoặc tranh ảnh Phật bà nên được dặt ở vị trí trang nghiêm và tốt nhất nên ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách.
Tượng hoặc tranh ảnh Phật bà nên được dặt ở vị trí trang nghiêm
Đền Phù Ủng cách Thủ đô Hà Nội khoảng 45km về phía Đông tọa lạc tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ danh tướng đời Trần là tướng quân Phạm Ngũ Lão – người có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, và Ai Lao.
Với những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã lập được và để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của nhà ông. Toàn khu di tích được xây dựng vào thế kỷ XIV. Đền được trùng tu vào thời Nguyễn. Khu chính thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão danh tướng đời Trần, bên tả thờ cha và bên hữu thờ mẹ. Khu trong là nơi thờ Tĩnh Tuệ công chúa và Lăng Vũ Hồng Lương.
Đền thờ chính được khắc 4 chữ Hán đại tự là “Đông A điện soái” tức là điện thờ tướng nhà Trần, bởi chữ “Đông” kết hợp với chữ “A” thành chữ Trần. Khu đền thờ có nhiều cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc u tịch khi vắng khách viếng thăm.
Kiến trúc đền, gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung.Xung quanh ngôi đền, là cụm di tích lịch sử văn hoá gồm nhiều đền chùa, miếu thờ các bậc tiền bối họ Phạm, đền thờ quận chúa Thuỷ Tiên – con gái duy nhất của ông và chùa thờ Phật.
Để tưởng nhớ công lao của tướng quân Phạm Ngũ Lão, hằng năm nhân dân đã tổ chức khai hội truyền thống đền Phù Ủng từ ngày 11 đến ngày 13 tháng Giêng (âm lịch), tương truyền là ngày Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc.
Hằng ngày, mặc dù không phải là ngày lễ chính của đền Phù Ủng, nhưng ngôi đền vẫn được nhân dân khắp nơi tới chiêm bái tham quan và dâng hương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho gia đình được bình an khang thái. Ngoài việc tham quan đền chính thờ Phạm Ngũ Lão, nhân dân còn tham quan các đền thờ cha và thờ mẹ đều thuộc khu di tích đền Phù Ủng
Không đòi hỏi công xá, không bằng khen, không chứng nhận, 2 hai anh em ông vẫn âm thầm, lặng lẽ làm công việc cứu người và tự cho rằng đó là sứ mệnh mà người đi trước đã giao phó. Kỳ lạ ngọc rắn Chúng tôi tìm đến nhà anh em ông Vũ Văn Vần - Vũ Văn Khản (thôn Dương Cước, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) vào một ngày đầu năm mới. Cách thành phố Thái Bình 20km, làng Dương Cước nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Hỏi về nhà ông Khản chữa rắn cắn từ già đến trẻ ai cũng biết. Ngôi nhà ngói 3 gian với sân vườn, ao cá đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngày Tết, các con ông làm ăn ở những nơi xa cũng về hết. Thấy khách lạ tìm đến nhà, các con ông vội vã chạy ra: Người nhà chị bị rắn cắn à? Chả là nhà ông quanh năm có người lạ đến nhà, bất kể ngày đêm, mà đa phần là người bị rắn cắn. Ông Vần và ông Khản là 2 anh em ruột, đều đã ngoài 70 tuổi. Trước đây ông Vần sở hữu viên đá. Nhưng thời gian gần đây, ông không ở nhà thường xuyên nên đã giao lại viên đá cho em ông là ông Khản.
Cầm viên đá chỉ bằng bao diêm trên tay, mà mọi người đã đặt tên là ngọc rắn, ông Khản kể lại: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông ngoại ông nuôi giấu cán bộ cách mạng, một người quê Thanh Hóa, một người quê Ninh Bình. Đến khi chia tay, họ đã trao lại viên đá cho ông tôi và nói không biết lấy gì cảm ơn, chỉ có viên đá này là quý nhất, đây là viên đá cứu người. Không ngờ sau lần chia tay ấy, đi đến Nam Định, họ bị giặc càn và một người đã hy sinh, một người quê ở Ninh Bình đã qua đời năm 2009. Kể từ đó, viên đá được cất giữ cẩn thận và truyền từ đời này sang đời khác làm công việc cứu người đúng như ý nguyện chủ nhân của nó. Viên ngọc rắn thực chất chỉ là một viên đá màu đen, 2 mặt đều có hình chữ U. Kích thước của viên đá chỉ khoảng 2,2-2,2cm, dày chừng 1cm, nặng khoảng 30gram. Tuy nhiên nó đã cứu sống được hàng nghìn mạng người. Nói về số người bị rắn cắn đến đây được cứu chữa, ông Khản không nhớ nổi vì nhiều lắm. Đã 50 năm qua nó làm công việc cứu người. Bất kỳ ai bị rắn cắn tìm đến, ông đều mang viên đá ra. Điều kỳ lạ là mỗi khi được đặt vào vết rắn cắn, bỗng dưng như xuất hiện một lực hút mạnh đến nỗi viên đá lập tức bị hút chặt vào chỗ đó mà không cần tay người giữ. Khi hút hết nọc độc rắn, nó tự nhả ra và lúc đó có ấn viên đá vào nó cũng tự rơi ra. Chuyện ông thần y với viên đá chữa được rắn cắn đã lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Không chỉ người làng mà nhiều người trong vùng lân cận đến các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định... khi bị rắn cắn cũng tìm đến nhờ cậy anh em ông. Ông Khản cũng cho biết khi bệnh nhân đến, theo kinh nghiệm chỉ cần nhìn vết răng cắn là ông biết bị loại rắn nào cắn. Nếu là một chùm răng thì không độc, nhưng nếu chỉ có 2 vết răng nanh thì chắc chắn là rắn độc. Nếu là hổ mang cắn thì rất buốt, còn rắn cạp nia cắn thì chỉ đau nhẹ. Phải dựa vào đó để chữa trị cho hiệu quả. Nếu bị rắn độc cắn vài tiếng sau mới được đưa đến thì cả ông và viên đá đều vô cùng khó nhọc. Bình thường chỉ cần đặt viên đá tầm 30 phút là tự nó nhả ra. Nhưng trong trường hợp chất độc đã lan đi khắp cơ thể thì viên đá phải hút đến 2 tiếng đồng hồ. Và kỳ lạ là hút đến đâu người bệnh biết đến đó. Cảm giác như chất độc từ khắp cơ thể được thu dần về viên đá. Kỳ lạ và quý nhưng viên ngọc rắn này cũng “khó tính” và cần được chăm sóc cầu kỳ. Sau mỗi lần hút nọc cứu người, ông Khản phải đi khắp làng tìm có người phụ nữ nào đang thời kỳ nuôi con bú để xin sữa. Chỉ cần được ngâm trong chén sữa, ngay lập tức viên đá nhả ra những vệt váng màu vàng nổi lềnh bềnh trên chén sữa. Tùy từng loại nọc rắn khi hút mà viên đã sẽ nhả ra những vệt váng có màu khác nhau. Nếu là nọc rắn hổ mang, rắn cạp nong thì váng nổi lên có màu vàng, rắn cạp nia thì ra váng đen… Tất cả đều có mùi tanh. Nhiều khi trong làng không có ai nuôi con nhỏ, ông phải đạp xe đến những xã khác để xin bằng được chén sữa. Không chỉ lạ vì biết hút nọc từ cơ thể người và nhả độc ra cốc sữa, mà viên đá kỳ lạ này còn khiến người ta không thế lý giải nổi khi “ăn” cả ruột gạo nếp. “Ông ngoại tôi thuở trước từng dặn rằng phải cất viên đá vào trong túi có chứa gạo nếp, mà phải loại gạo nếp sữa loại 1, sạch sẽ. Nhưng không hiểu sao, cứ sau một thời gian để viên đá vào trong túi gạo nếp thì những hạt đó bỗng bị rỗng hết ruột nên phải thay liên tục. Trong khi cũng loại gạo đó mà để trong thùng ăn dần thì còn nguyên vẹn, không hề hấn gì”, ông Khản kể. Những nhân chứng sống Để gặp nhân chứng sống, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Lừng, người bán hàng ở đầu làng Dương Cước hơn 30 năm. Ông Lừng kể rằng vào một buổi chiều, đang thiu thiu ngủ thì ông bị một nhát cắn chí tử vào bắp chân. Khi hoàn hồn ông mới biết mình bị rắn hổ mang cắn. Ga rô cẩn thận, ông nhờ hàng xóm đưa đến nhà ông Vần. Chỉ sau một tiếng, viên đá hút hết nọc rắn trong người ông. Hút xong ông thấy người nhẹ nhõm hẳn. Kể từ đó đến nay ông ăn ngủ bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh.
Ông Vũ Văn Khản
Hay gia đình nhà chị Vũ Thị Hát có đến 3 người bị rắn cắn và đều được ngọc rắn cứu. Anh Khẩu, chồng chị và con trai bị rắn độc cắn nhưng đến nhà ông Vần sớm nên việc chữa trị đơn giản. Còn chị Hát bị rắn mái gầm (cặp nong) - loại rắn cực độc cắn nhưng không garô kịp thời. Khi đến nhà ông Vần cũng là lúc người chị tím tái. Việc hút nọc độc phải thực hiện 3 lần, mỗi lần 3 tiếng, chị Hát mới qua cơn nguy kịch. Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Báu, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cũng được viên đá cứu sống sau khi bị rắn độc cắn. Nhất là những tay buôn rắn thường xuyên tiếp xúc với rắn, bị rắn cắn đều tìm đến nhà ông nhờ viên đá hút nọc rắn. Chị Nguyễn Thị Ngấn, y tá tại Trạm y tế xã Hồng Thái cũng cho biết: Người bị rắn độc cắn đến trạm, chúng tôi sơ cứu, về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên nhưng do bệnh viện huyện cách xã gần 10km nên nhiều khi chúng tôi "giới thiệu" bệnh nhân xuống nhà ông Vần nhờ chữa trị và tất cả đều khỏi bệnh. Bệnh nhân mà ông Khản nhớ nhất là cháu bé tên Mai (ở Quỳnh Côi, Thái Bình). Ngày đó, cháu Mai được đưa đến trong tình trạng vết thương đã quá lâu do gia đình không biết cháu bị rắn độc cắn, ông phải đặt ngọc rắn rất nhiều lần, tưởng như không cứu nổi, vậy mà sau một tuần, cháu Mai đã tỉnh táo trong sự vui mừng của bố mẹ cháu và những người thân thích. Hoặc chị Nguyễn Thị Quỳnh, bị rắn độc cắn khi đang mang thai. Nhờ viên đá mà cả hai mẹ con đều được cứu sống. Trong xã Dương Cốc, bây giờ ông là người có nhiều con nhất. Không phải do vợ chồng ông sinh nhiều mà có điều này là do có rất nhiều bệnh nhân bị rắn cắn tưởng chừng không qua khỏi, được ông điều trị nên đã đến xin để được làm con nuôi. Bà con trong vùng quên tên ông, họ gọi ông là “Thần y” trị rắn cứu người. Tiền tỷ cũng không bán Nhà ông Vần và ông Khản đều làm ruộng và làm thêm nghề phụ xây dựng nên gia cảnh khá khó khăn. Việc cứu người bị rắn cắn mấy chục năm qua nhà ông làm để làm phúc là chính, không đòi hỏi công xá. Thêm vào đó, người bị rắn cắn thường xảy ra vào đêm nên đã nhiều năm qua ông quen với việc đang ngủ có người gõ cửa gọi cứu người. Ông Khản chia sẻ: nếu cứu người để lấy tiền thì nhà tôi đã giàu to, chẳng nghèo như thế này. Cũng đã có nhiều người trả tiền tỷ để mua viên đá nhưng tôi chưa bán. Biết được viên đá có những nhiệm màu, nhiều người giàu có đã mang xe máy trị giá trên 40 triệu đến gạ đổi lấy viên đá, có người là chủ hiệu thuốc lớn trên thành phố Thái Bình còn mang cả chục cây vàng đến nhà ông Vần để được là chủ của viên đá nhưng ông không đổi. Nhưng những phiền toái từ viên đá mang lại cũng không ít. Đã nhiều lần nhà ông bị trộm cậy cửa. Có lần không tìm được viên đá, chúng đã lấy đi của gia đình cả ti vi, đầu VCD. Với sức mạnh thần bí từ viên đá, có thể thấy công dụng chữa rắn cắn cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa một công trình khoa học nào nghiên cứu về viên đá này, cũng không ai lý giải được vì sao viên đá có “sức mạnh” ghê gớm đến vậy. Chỉ biết rằng, khả năng hút nọc độc rắn cứu người của viên đá đã được hơn một nghìn nạn nhân, gia đình họ, gia đình ông Khảm và những người dân thôn Dương Cốc kiểm chứng. Từ xa xưa, người cổ đại đã biết dùng đá quý để chữa bệnh. Họ tin rằng đá quý có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể và tạo nên năng lượng bên trong con người. Chẳng hạn như đá Topaz có thể chữa bệnh cao huyết áp, chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Topaz còn được đeo để giúp giảm cân, chữa các bệnh về hệ tiêu hóa. Đặt đá Sapphire lên đầu sẽ giúp giảm sốt và chảy máu cam. Ngọc trai giúp làm giảm những cơn đau dạ dày, cảm lạnh, viêm cuống phổi và nhiễm độc phổi. Hổ phách hay còn gọi là huyết phách có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu... đeo bên mình thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe., chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Đá peridot cũng làm giảm những cơn giận dữ và những hành động tiêu cực. Người La Mã tin đá peridot sẽ giúp họ yêu đời lạc quan mỗi khi cảm thấy chán nản, hơn nữa đá có khả năng chữa bệnh về gan, đau thần kinh tọa, đau lưng. Theo ANTĐ
Trích từ: VTC News
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)
Dây thường xuân |
Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Vì vậy, nó được xem là loại cây rất tốt theo phong thủy, là món quà thích hợp cho những dịp như lễ tết, thi cử, mừng thọ, mừng thăng chức, khai trương. Ngay cả trong tình yêu, đây cũng là quà tặng đầy ý nghĩa.
Theo quan niệm dân gian, một công dụng khác của dây thường xuân là khả năng trừ tà. Chính vì thế nó cũng là loài cây mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.
Bạn có thể bày thường xuân tại nhà ở, phòng họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng. Nên để cây gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh sáng. Có thể treo thường xuân ở ban công nhưng tránh ánh sáng quá mạnh.
Để cây phát huy hiệu quả về mặt phong thủy, nên treo cây ở hướng Đông, Đông Bắc, Đông Nam của căn phòng.
(Theo Hoa cảnh ứng dụng trong phong thủy)
► Mời các bạn: Bói nốt ruồi biết số mệnh, vận hạn chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Có hàng tấn lựa chọn dành cho bạn khi nói đến “Sàn nhà”. Bạn có thể có sàn nhà bằng gỗ, trong trường hợp, bạn cũng sẽ phải quyết định loại gỗ, kết cấu và màu sắc. Bạn có thể có sàn nhà bê-tông, đem lại cảm giác công nghiệp cho không gian sống của bạn. Bạn cũng có thể có sàn nhà lát gạch và thỏa thích chọn lựa cũng như kết hợp màu sắc và họa tiết.
Sàn nhà làm bằng kính kết hợp với những bức tường kính khổ lớn càng nhấn mạnh phong cách cá tính và độ mở thông thoáng của không gian.
Nhưng còn có một lựa chọn khác, ít phổ biến nhưng rất thú vị: Sàn nhà kính. Mặc dù trông rất mong manh nhưng kính thực sự rất chắc chắn và có nhiều loại khác nhau để lựa chọn. Đây là lý do vì sao bạn có thể thiết kế sàn nhà kính trong nhà của mình. Thực sự là một ý tưởng tuyệt vời. Ví dụ, nếu bạn quyết định sử dụng kính trong suốt để làm sàn nhà cho các tầng phía trên thì ngôi nhà sẽ rất cởi mở và rộng rãi.
Sàn nhà kính của căn phòng tầng trên cũng chính là trần nhà của căn phòng bên dưới.
Sàn kính là cách hoàn hảo để phô trương sự hoành tráng và vẻ đẹp ngoạn mục của những hầm rượu.
Lần đầu bước đi trên sàn kính sẽ khiến bạn cảm thấy bất thường nhưng hãy yên tâm vì nó thực sự rất an toàn.
Hành lang thường là không gian được thiết kế sàn kính nhiều nhất.
Sàn nhà hoặc trần nhà kính là cách tuyệt vời để hút ánh sáng tự nhiên vào không gian nội thất.
Thiết kế và lắp đặt sàn kính không hề đơn giản, vì thế, hãy tìm đến các chuyên gia.
Đây là lựa chọn thú vị dành cho những ngôi nhà hiện đại.
Một sự kết hợp cá tính của phụ kiện trang trí thị giác nổi bật.
Bạn cũng có thể kết hợp các loại vật liệu với nhau và chỉ có một phần sàn nhà làm bằng kính.
Trước khi lắp đặt sàn kính bạn sẽ cần xây dựng một cấu trúc hỗ trợ cực kỳ vững chắc.
Bạn có thể quan sát những gì đang xảy ra ở tầng dưới hoặc tầng trên thật đơn giản bằng cách nhìn lên hoặc nhìn xuống. Bạn cũng có thể thiết kế sàn kính ở sân thượng, tiền sảnh và kết nối một cách trực quan khu vực này với phần còn lại của ngôi nhà.
Tất nhiên, bạn không phải sử dụng loại sàn trong suốt ngày cho một số căn phòng cần sự riêng tư như phòng ngủ hay phòng tắm. Ngoài ra, với những ai sợ độ cao thì sẽ cảm thấy e ngại mỗi lần bước đi trên kính trong suốt. Tuy nhiên, đây cũng là một cách tốt để thoát khỏi nỗi sợ hãi này.
Rất nhiều kiến thức phong thủy trong cuộc sống thường nhật mà chúng ta cần tìm hiểu để tránh mang đến những điều không may mắn. Trong ngôi nhà – nơi chúng ta đang ở càng cần chú ý đặc biệt đến âm khí, có những đồ dùng, vật dụng đang được đặt ở những vị trí không nên đặt mà chúng ta không hề hay biết. Điều đó dẫn đến âm khí càng ngày càng nặng và ảnh hưởng ít nhiều đến sự hưng thịnh của chính bản thân gia chủ. Đồ dùng, vật dụng hay chính ngôi nhà của bạn liệu đã đặt đúng vị trí?
1. Phòng ngủ đặt ở vị trí Ngũ Quỷ
Trong số những Thất tinh (5 ngôi sao) thì phòng ngủ của bạn lại được đặt đúng vị trí Ngũ Quỷ. Vị trí này cần chú ý vì là nơi phong thủy rối loạn, mang đến vận khí không tốt. Rất có thể bạn sẽ gặp phải những chuyện hoang đường, hay thậm chí là gặp những cơn ác mộng triền miên.
2. Nơi bạn đang sinh sống là nơi ẩm ướt, u ám, là nơi khiến bạn thường xuyên bị cảm lạnh, ho dai dẳng. Nếu đang ở một nơi như vậy thì bạn cần chú ý hơn, ám khí nơi này quá lớn.3. Ở hướng Tây Nam nhà bạn có những ngôi nhà cao tầng hoặc những công trình kiến trúc có hình tròn, hình góc nhọn. Tà khí trong nhà sẽ rất nặng.
4. Nhà rộng người ít, nhân khí không thắng âm khí. Thông thường diện tích bình quân trên đầu người phổ biến là 25m2/người. Diện tích này không nên quá lớn.
5. Cửa nhà, cửa sổ đối diện cây đại thụ, phần mộ, bị gương bát quái chiếu chính diện hoặc nhà gần sát bệnh viện, bãi rác hay tường nhà bị quấn đầy những cây leo chằng chịt… Những không gian này là những nơi âm khí nặng.
6. Trong nhà treo di ảnh của người đã mất quá lâu (từ nhiều đời trở về trước) cũng sẽ gây nên âm khí nặng cho ngôi nhà.
7. Trong phòng ngủ đặt bể cá cảnh, nuôi cá, không chỉ không khí ẩm ướt, âm khí nặng mà còn ảnh hưởng đến đường con cái.
1. Hay nhổ nước bọt
Hay nhổ nước bọt lung tung chắc chắn là một thói quen xấu. Không chỉ mất vệ sinh mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người hay nhổ nước bọt sẽ dễ mắc bệnh hơn bình thường.
2. Thường xuyên thay đổi kiểu tóc
Người hay thay đổi kiểu tóc thường nóng tính, tâm tính bất định, dễ kích động. Khi giao tiếp họ rất thẳng thắng, dễ vô tình làm ảnh hưởng tới người khác, không nhận được nhiều thiện cảm từ mọi người.
3. Liên tục thay đổi trang sức
Nhiều người cho rằng đây không phải vấn đề gì to lớn, thích đeo cái gì liền đeo cái đó. Thật ra những món đồ trang sức mang theo sức mạnh tâm linh có ảnh hưởng đến vận khí của người mang nó. Nếu liên tục thay đổi trang sức có thể dễ bị phản vận khí, tiền tài cũng không ổn định, dễ xảy ra mất mát.
4. Liên tục thay đổi phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi chúng ta nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng sau một ngày dài, nếu cứ liên tục thay đổi phòng ngủ dễ khiến cảm xúc bị ảnh hưởng. Đặc biệt là về mặt tình cảm hôn nhân, bởi vì khí không ổn định cho nên sẽ ảnh hưởng đến sự giao tiếp thấu hiểu giữa hai người.
5. Liên tục di chuyển quầy thu ngân
Đối với người làm kinh doanh thì quầy thu ngân là một vật dụng quan trọng. Muốn xem phong thủy của một cửa hàng là tốt hay xấu thì ngoài hướng cửa ra thì còn phải chú ý đến phương vị của quầy thu ngân. Nếu quầy thu ngân bị động nhiều thì sẽ dễ loạn khí, ảnh hưởng đến tài vận.
6. Liên tục dịch chuyển bể cá
Bể cá thuộc tính thủy, tác dụng của nước trong phong thủy nếu không phải đại cát sẽ là đại hung, bởi vậy nó rất quan trọng. Hơn nữa nước trong bể cá lại có tính lưu động, dễ gây ra đại hung.
Ngoài những thói quen trên, còn nhiều thói xấu khác cũng ảnh hưởng đến vận khí của chúng ta, bởi vậy nếu tật xấu nào có thể sửa đổi thì nên sửa đổi.
Kunie (theo astro)
Tý | Sửu | Dần | Mão |
Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi |
Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Anh Anh (theo D1xz)
Ôn tửu trảm Hoa Hùng
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" được cho là thuật lại chiến công đầu tay của Quan Vân Trường.
Theo tiểu thuyết, bối cảnh câu chuyện diễn ra khi 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh thảo phạt gian thần Đổng Trác. Quân Quan Đông bao vây thành Lạc Dương.
Tướng quốc Bình Nguyên là Lưu Bị dẫn các tướng Quan Vũ, Trương Phi... theo cùng Thái thú Bắc Bình Công Tôn Toản.
Chư hầu cùng tiến cử Viên Thiệu làm minh chủ, Thái thú Trường Sa (một địa danh thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) Tôn Kiên làm tiên phong tới Dĩ Thủy Quan khiêu chiến.
Tướng của Đổng Trác là Kiêu kị hiệu úy Hoa Hùng tiếp chiến, đánh bại Tôn Kiên, chém đầu bộ tướng của kiên là Tổ Mậu.
Hoa Hùng khiêu chiến quân Quan Đông, trảm liên tiếp 2 tướng.
Trong lúc liên quân chư hầu bất lợi, Viên Thiệu đành than - "Tiếc rằng hai tướng Nhan Lương, Văn Xú chưa tới.
Nếu có 1 người ở đây thôi, đâu cần phải sợ Hoa Hùng?"
Lời Thiệu chưa dứt, Quan Vũ đã bước ra nói - "Tiểu tướng xin đi lấy đầu Hoa Hùng!"
Thời điểm đó, Quan Vân Trường chỉ là một "mã cung thủ" vô danh tiểu tốt, cho nên Viên Thiệu và Viên Thuật đều không bằng lòng, sợ mất mặt trước Hoa Hùng.
Trong các vị "lãnh đạo" có mặt, duy nhất Tào Tháo ủng hộ Quan Vũ xuất trận, và mời Quan Công một chén rượu.
"Rượu đã rót ra, Quan mỗ sẽ trở lại ngay!" - Quan Công nói xong cầm đao lên ngựa.
Không lâu sau đã thấy Quan Vũ đem đầu Hoa Hùng về ném dưới đất.
Chén rượu của Tào Tháo vẫn còn ấm, vì vậy mới có tích Quan Công "ôn tửu trảm Hoa Hùng".
Theo "Tam Quốc diễn nghĩa", trảm Hoa Hùng là thắng lợi đầu tay của Quan Vũ, và cũng là "uy chấn càn khôn đệ nhất công".
Hoa Hùng ở Lạc Dương, Quan Vũ ở đâu?
Mặc dù "ôn tửu trảm Hoa Hùng" đã trở thành một điển tích vô cùng nổi tiếng đối với độc giả Tam Quốc, xong nhiều tư liệu lịch sử lại cho thấy "chiến công" của Quan Vân Trường hoàn toàn phi thực tế.
Tháng giêng năm Sơ Bình thứ nhất (190), các quận Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác, tôn Thái thú Bột Hải Viên Thiệu làm minh chủ. Khi ấy, Công Tôn Toản vẫn còn ở U Châu chứ không tham gia hội sư.
Thêm vào đó, thời điểm này, Lưu Bị còn chưa về đầu quân cho Công Tôn Toản, cho thấy chi tiết Bị cùng Toản tham gia liên minh là không chính xác.
Theo các tài liệu lịch sử Trung Quốc, vào thời gian trên, Lưu Bị đang dẫn quân đánh Đốc Bưu.
Khi đại tướng quân Hà Tiến phái đô úy Khưu Nghị tới Đan Dương mộ binh, Lưu Bị mới dẫn đội quân ít ỏi của mình theo người này.
Tại Hạ Bì đụng độ giặc Hoàng Cân (khăn vàng), quân Lưu đánh trận lập công, Lưu Bị được phong chức phó quan ở Hạ Mật, sau làm Cao Đường úy, rồi Huyện lệnh Cao Đường.
Về sau Cao Đường bị giặc Hoàng Cân phá, Bị mới về đầu quân cho Trung lang tướng Công Tôn Toản và được phong làm Biệt bộ tư mã.
Thời gian Lưu Bị làm Biệt bộ tư mã không được "Tam Quốc Chí" ghi lại, nhưng sách "Tư trị thông giám" và "Tục hậu Hán thư" đều viết, giai đoạn này vào khoảng tháng 10 năm Sơ Bình thứ hai (191), tức gần 2 năm sau khi liên minh Quan Đông thành lập.
Căn cứ vào các mốc thời gian thực tế, khi các châu quận khởi binh đánh Đổng Trác năm 190, Lưu Bị nhiều khả năng vẫn còn làm quan ở Hạ Mật, hoặc Cao Đường, chứ không thể có mặt tại tiền tuyến Lạc Dương.
Lưu Bị không ở Lạc Dương, cho thấy Quan Vũ cũng không có khả năng xuất hiện tại Lạc Dương để... trảm Hoa Hùng.
Công của Quan Vũ hay của "mãnh hổ Giang Đông"?
Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc, "Mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên được cho là tác giả của chiến công mà Quan Vũ "hưởng".
Cái chết của mãnh tướng Hoa Hùng đã được lịch sử ghi lại. Nhưng nhân vật trảm Hoa Hùng không phải là Quan Vũ, mà là "Giang Đông chi hổ" Tôn Kiên.
Tôn Kiên vốn là Thái thú Trường Sa (địa danh ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), tước Ô Trình Hầu. Thời điểm chư hầu Quan Đông khởi binh, Tôn Kiên cũng từ Hồ Nam bắc tiến, hội sư với Viên Thuật tại Lỗ Dương.
"18 lộ chư hầu" cất quân bao vây Lạc Dương, song thực tế mỗi bên đều e ngại Đổng Trác và tính toán bảo toàn thực lực nên không có bên nào tiến quân, mà tất cả đều giữ thái độ "quan sát".
Chỉ có quân đội của Tào Tháo, Tôn Kiên và Vương Khuông từng giao chiến với Đổng Trác.
Tôn Kiên bị tướng Đổng Trác là Từ Vinh tấn công ở phía đông huyện Lương, Kiên cùng mấy chục kỵ binh đột phá vòng vây.
Khi ấy, trên đầu Tôn Kiên thắt chiếc khăn màu đỏ, ông sợ bị quân địch nhận ra nên đưa khăn cho tướng thân tín là Tổ Mậu.
Tổ Mậu "đóng thế" cho Tôn Kiên, dẫn dụ quân Đổng Trác đuổi theo, Tôn Kiên mới thoát nạn.
Sự việc trên được tác giả La Quán Trung "biến tấu" trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", rằng tướng Đổng Trác tập kích Tôn Kiên là Hoa Hùng, và chính Hoa Hùng chém đầu Tổ Mậu.
Lịch sử Trung Quốc cho thấy, ở chiến dịch tiếp theo - chiến dịch Dương Nhân, Hoa Hùng mới xuất trận và cũng bị chém đầu trong trận đánh này.
Trong chiến dịch này, Tôn Kiên tập trung tàn binh đóng tại Dương Nhân ở phía tây huyện Lương. Đổng Trác phái Lữ Bố, Hoa Hùng, Hồ Chẩn tấn công Kiên.
Lữu Bố bất hòa với Hồ Chẩn, trong khi Chẩn là chủ soái, cho nên Bố cố ý gây rối trong quân, tạo tâm lý hoang mang, khiến sỹ tốt phe Đổng Trác mất tinh thần.
Trước sự tập kích của Tôn Kiên, 3 tướng Lữ - Hồ - Hoa thua chạy. Hoa Hùng bị Tôn Kiên chém đầu.
Trên thực tế, Hoa Hùng không có thành tích quân sự đáng kể. "Tam Quốc diễn nghĩa" đã cường điệu tài năng của viên tướng này. Chiến công chém 2 tướng Du Thiệp, Phan Phụng cũng chỉ là hư cấu.
Có nhiều bình luận cho rằng, "Tam Quốc diễn nghĩa" đề cao hình ảnh Hoa Hùng, mục đích không ngoài "tô điểm" cho sự lợi hại của Quan Vân Trường.
Tôn Kiên vốn là tác giả chiến công trảm Hoa Hùng, song tiểu thuyết hư cấu lại "tặng" công lao của Kiên cho Quan Vũ, quả thực là một sự bất công đối với danh tướng Giang Đông.
Bất chấp thực tế lịch sử, người đọc Tam Quốc vẫn biết đến Quan Vân Trường nhiều hơn với "càn khôn đệ nhất công" trảm Hoa Hùng:
Uy chấn càn khôn đệ nhất công,
Viên môn họa cổ hưởng đông đông.
Vân Trường đình trản thi anh dũng,
Tửu thượng ôn thời trảm Hoa Hùng.
theo Trí Thức Trẻ