Mơ thấy làm nhân chứng trước tòa: Bạn bè nhờ giúp đỡ –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tướng đàn bà giàu sang phú quý
Tướng đàn bà ngoại tình
Tướng đàn bà đẹp và có số giàu sang
Tướng đàn bà dâm đãng
Tướng đàn bà hay ghen
Những ngôi nhà có một bên thiếu 2/3 góc bên trong phần lõm vào càng lớn thì vận khí càng kém. Để khắc phục chúng ta hãy xây bổ sung thêm vào góc thiếu thì vận khí tốt sẽ hồi phục lại.
Ngôi nhà hình thành góc thiếu có thể do một số nguyên nhân như: ngoại cảnh tác động, cửa chính co về phía sau nên tự nhiên hình thành nên góc thiếu, do mua lại nhà của chủ trước mà miếng đất bị hạn chế…
Bạn có thể tham khảo các cách sửa chữa dưới đây:
– Nếu cửa chính co về phía sau, một mặt có thể giữ lại lối đi, một mặt có thể bịt lấp nó lại, xây thành một bức tường, nếu như cần ánh sáng có thể dùng lưới thép cuộn lại nhưng phần dưới của lưới thép phải có đế.
– Có thể dựa theo phương vị của góc thiếu để quyết định phương pháp sửa chữa tu bổ:
+ Góc thiếu ở hướng Đông Bắc và Tây Nam thì cắt bỏ vách tường xây thành góc vuông, xây thêm phòng ở hoặc kho chứa đồ để dùng.
+ Góc thiếu ở hướng Đông thì có thể xây thêm một ngôi nhà có ánh nắng mặt trời chiếu vào hoặc xây thêm một căn phòng khác cách nhà lm. Lưu ý: Gian nhà mới xây phải cùng với kích cỡ của góc thiếu thậm chí phải lớn hơn kích cỡ của góc thiếu. Nếu như không thể xây cách gian nhà chính trên lm, thì có thể xây sát cạnh gian nhà chính, trong trường hợp này cũng có thể xây to thêm một chút để có thể đem lại may mắn tốt lành.
+ Góc thiếu ở hướng Đông Nam: Cách xử lí giống với góc thiếu ở hướng Đông, song gian phòng bổ sung phải cách xa phòng chính lm. Kích cỡ của gian phòng mới phải lớn hơn góc thiếu một chút, đồng thời cho lồi ra bên ngoài.
+ Góc thiếu ở hướng Tây: Tốt nhất xây thêm một góc thiếu để bổ sung, sau đó san phẳng nó.
+ Góc thiếu ở hướng Tây Bắc: Xây một toà nhà khác hay ngôi nhà cũ lồi ra đều biểu hiện hướng cát.
– Nếu do mua lại nhà của chủ trước mà miếng đất bị hạn chế thì xây góc thiếu thành hình tam giác, để giảm bớt phần góc thiếu của nó.
Nếu như những cách thức trên không thể thực hiện được, thì đành phải trồng thêm cây côi ở phần góc thiếu, đây là cách làm bất đắc dĩ cuối cùng, hơn nữa hiệu quả đạt được ít, cho nên tốt nhất là chọn cách xây thêm ngôi nhà ở góc thiếu.
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 6 âm lịch.
Địa điểm: lăng Ông, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Nội dung: lễ hội Nghinh Ông thể hiện tấm lòng thành đối với tổ nghiệp, cầu mong được mưa thuận gió hòa, khai thác thủy hải sản luôn trúng mùa. Lễ hội còn tổ chức các trò chơi: nhảy bao cát, đi xe gắn máy chậm, múa lân, biểu diễn võ thuật cổ truyền, sáng tác ảnh nghệ thuật...
Phong thủy có mục đích là giảm sự căng thẳng và tránh các vấn đề nguy hại cho tâm trí và cơ thể bạn. Vì thế, bạn hãy chọn cho mình những đồ nội thất hình tròn, bao gồm cả bàn làm việc. Các cạnh sắc lẹm, góc nhọn thường được gọi là "mũi tên độc", không tốt về phong thủy vì nó ngăn chặn năng lượng tích cực lưu thông cân bằng và tự nhiên. Bên cạnh đó, nếu vô tình bị va đập phải, những góc chọn có thể gây ra đau đớn.
Sự nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các "mũi tên độc" trong phòng làm việc |
Bạn hãy xem mình như là nữ hoàng, vua trên ngai vàng quyền lực. Khi ngồi trên một chiếc ghế thoải mái, có thể điều chỉnh độ ngả, độ cao và thật êm, khả năng làm việc của bạn sẽ được tăng lên đáng kể.
Trong phong thủy bàn làm việc, lựa chọn một chiếc ghế phù hợp và thoải mái rất quan trọng |
Nếu để ý văn phòng của những CEO có sự nghiệp thành công, bạn sẽ thấy vị trí đặt bàn làm việc giúp chủ nhân "nhìn thấy" tất cả mọi thứ. Đặt bàn làm việc ở một vị trí quyền lực, nơi bạn có thể nhận được ánh sáng vừa đủ của cửa sổ, nhìn rõ cửa chính và sau lưng là một bức tường vững chắc công việc của bạn sẽ hanh thông. Cách bố trí này sẽ giúp bạn có một tầm nhìn xa cho tương lai phía trước và nhận được sự hỗ trợ vững chắc từ các hậu phương đằng sau.
Vị trí đặt bàn làm việc đẹp nhất là nơi có thể nhìn bao quát căn phòng và sau lưng có tường dựa vững chắc |
Bạn hãy vức bỏ danh sách những công việc đã làm, biên lai cũ, hóa đơn, tạp chí, sơn móng tay, đồ ăn, thư và bất cứ thứ gì không thuộc về bàn làm việc.
Bạn nên dọn dẹp bàn làm việc thường xuyên |
Bạn cần đặt đúng vị trí mỗi đồ vật để dễ dàng tìm thấy mỗi khi cần. Việc làm này sẽ giúp công việc của bạn hiệu quả hơn và tránh được cảm giác khó chịu và lãng phí thời gian khi không thể tìm thấy đồ vật bạn cần.
Nên sắp xếp văn phòng phẩm đúng vị trí của nó |
Dù không gian nhỏ hay lớn, bạn cũng có thể áp dụng phong thủy vào bàn làm việc. Điều quan trọng là luôn giữ không gian sạch sẽ, gọn gàng và thỉnh thoảng trang trí để không gian tươi mới, tốt lành hơn.
(Theo Eva)
- Con tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Mùi, Dậu: Gia đình hạnh phúc, cha mẹ rất hiểu nhau, luôn quan tâm đến con cái. Con cái luôn nghe lời, biết yêu thương, cảm thông với những nỗi niềm của cha mẹ.
- Con tuổi Dần, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi: Gia đình thường xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ quá nghiêm khắc, luôn áp đặt ý kiến chủ quan của mình với con. Con cái thường có xu hướng thoát ly sớm, muốn tách khỏi cha mẹ.
- Con tuổi Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Hợi: Nhìn chung, cha mẹ khá tự hào về tài năng, sự thông minh, mưu trí của con. Con thành đạt, tuy có lúc bướng bỉnh nhưng vẫn hiểu và yêu thương cha mẹ.
- Con tuổi Tý, Sửu, Tuất: Con khó hòa hợp với cha mẹ bởi cha mẹ luôn có những yêu cầu khắt khe, hay áp đặt con cái. Dù đã cố gắng hết sức, những người con cũng khó có thể làm cha mẹ vui lòng.
(Theo Đời người qua 12 con giáp)
ên song song và trùng nhau. Nếu hai cánh cửa đốỉ diện nhau nhưng được thiết kế cái ra cái vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống bình yên của cả gia đình. Hai cánh cửa chặn nhau thì trong nhà sẽ thường xuyên xảy ra cãi cọ. Nếu nhìn qua cánh cửa nhà đang mở có thể thấy rõ các bức tường bên trong hoặc toàn cảnh của một căn phòng khác thì lưu thông nội khí trong cơ thể ngưòi sẽ bị đảo lộn. Các phòng lớn nên lắp những cánh cửa lớn, như phòng ngủ, phòng sinh hoạt, phòng khâch. Ngược lại, với các phong nhỏ nhu phòng tắm hay phòng bếp thì chỉ nên để cửa nhỏ vì cửa to sẽ áp chế cửa nhỏ. Nếu cửa phòng tắm quá to thì chủ nhà sẽ gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Dưới đây là một số đặc điểm của người đàn ông thành đạt, giỏi kiếm tiền.
Miệng rộng, đôi môi căng mọng, cằm đầy đặn “Đàn ông miệng rộng thì sang”, ý chỉ những anh chàng có đặc điểm này có cuộc sống phú quý, nhiều tài lộc. Nếu có thêm đặc điểm đôi môi căng mọng, cằm đầy đặn hoặc hai cằm thì chứng tỏ phúc khí càng lớn, nhiều may mắn về tài lộc, đặc biệt rất dễ phát tài bất ngờ. Ngoài khả năng kiếm tiền dễ dàng, người này còn biết tích lũy tiền bạc cho mục đích lớn lao. Vì thế, hiếm khi thấy họ tiêu xài hoang phí. Nhưng với người thân, bạn bè, họ luôn mở rộng “hầu bao” để giúp đỡ mà không mong được đền đáp.
Người đàn ông có vầng trán cao và rộng Trán cao và rộng, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. Trên trái đất, có hàng tỷ người với những gương mặt khác nhau, tuy nhiên, nhân tướng học thông qua thống kê và khái quát đã chỉ ra rằng, hầu hết những người đàn ông có vầng trán cao và rộng là những người có thiên chất, thông minh xuất chúng, họ có óc quan sát, khả năng lĩnh hội và trí tưởng tượng phong phú, dễ thích ứng hoàn cảnh thực tại. Trán cao và rộng, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên.
Ảnh minh họa |
► Mời các bạn: Đổi ngày dương sang âm nhanh chóng và chuẩn xác nhất tại Lịch ngày tốt |
Hành: HỏaLoại: Hung tinhĐặc Tính: Cô khắc, hình thương, tai vạ, yểu vongTên gọi tắt thường gặp: Hình
Phụ Tinh. Phân loại theo tính chất là Hình Tinh. Sao này là sao xấu. Một trong 4 sao của cách Binh Hình Tướng Ấn (Phục Binh, Thiên Hình, Tướng Quân, Quốc Ấn). Cũng là 1 trong 4 sao của cách Hình Riêu Không Kiếp (Thiên Hình, Thiên Riêu, Địa Không, Địa Kiếp).
Vị Trí Ở Các Cung
cơ thể người. Nhà nói ở đây không bao gồm các toà đại sảnh. Hình dạng nhà ở thế nào là nhân tố quyết định hướng lưu động tuần hoàn của khí bên trong nhà, mà hướng lưu động tuần hoàn của khí lại có thể ảnh hưởng rất lớn dẫn sức khoẻ của người trong nhà.
Rất nhiều người mua nhà khi chọn đến hình dáng nhà chỉ chú ý xem khả năng lấy ánh sáng vào nhà có tốt hay không, thông gió, thông khí và sự phối hợp chức năng các không gian có hợp lý không, họ xem nhẹ hình trạng bề ngoài của nhà. Nếu như chọn nhà nhìn từ góc độ phong thuỷ học thì không thể xem nhẹ phương diện này. Người xưa thường rầt coi trọng đến “hình” của nhà, họ cho rằng quan hệ của 3 yếu tố “hình, lý, khí” là “lý phải đi với khí, khí phải ở cùng hình”, “hình” nhà như thế nào sẽ có “khí” như vậy, mà thông qua phân tích “khí” có thể rút ra kết luận nhà ở có thích hợp hay không. “Hình” bao gồm nhiều loại hình dạng, trong thiết kế nhà ở có hình ba chiều và hình phẳng.
Tóm lại hình dạng nhà ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như thế nào? Chúng ta có thể nhận thức dựa theo các tình hình dưới đây:
Đầu tiên là dựa vào nguyên tắc phong thủy học. Từ vị trí hướng chính để xem hình dạng của nhà ở, nếu nhà hình chữ nhật hoặc hình vuông, 4 xung quanh không khuyết góc, trái phải cân đối, là loại hình dạng lý tưởng nhất. Bởi vì hình dạng nhà như vậy có thể làm cho năng lượng khí lưu động tuần hoàn cân bằng, ánh hướng tốt đến sức khoẻ tinh thần cũng như thể xác của người trong nhà.
Thứ hai, trái ngược với tình hình nói trên nếu hình dạng nhà ở không theo quy tắc sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ, vì vậy không gian tổng thể nhà giống như một cỗ máy vậy, bên trong nó chứa đầy năng lượng. Bất luận bạn trang trí bên trong nó hào nhoáng thế nào, hiện đại thế nào đi nữa nhưng hình dạng của nó không hoàn chỉnh hoặc không theo quy tắc thì khí bên trong nó cũng nảy sinh hiện tượng đình trệ hoặc hoạt động không có quy luật, âm dương không cân bằng, như vậy đương nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc của nó. Với con người sẽ ảnh hưởng không tót đến sức khoẻ và sinh hoạt thường ngày.
Mặt khác, toàn bộ không gian bên trong nhà, sự lưu động của khí, nhìn từ góc độ phong thuỷ lý tưởng nhất là: bốn phương tám hướng đều cân bằng, trạng thái tuần hoàn hài hoà. Khí trong tình hình như vậy có thể hình thành một phạm trù năng lượng, chúng ta gọi hiện tượng này là “khí trường”, là vấn đề rất quan trọng trong phong thuỷ học.
Nếu hình dạng bên trong nhà không thể hiện có quy tắc thì không có cách nào làm cho năng lượng khí lưu động tuần hoàn một cách cản bằng được, cũng có nghĩa là rất khó xuất hiện một khí trường lý tưởng. Cho dù có thể miễn cưỡng hình thành khí trường thì củng chí là khí trường không có quy tắc, biến dạng. Như vậy là phải lợi dụng nguyên tắc phong thuỷ học vào việc chỉnh trang nhà ở, làm cho nó có thể hình thành một khí trường lý tưởng nhất.
► Xem thêm: Ngũ hành tương sinh và những ảnh hưởng đến cuộc đời, vận mệnh |
NHỮNG ĐIỀU QUAN THIẾT CỦA BẾP
Bếp là mơi nấu ăn, hoặc lập ngay trên mặt đất, trên cái khung trông giống như cái bàn, hoặc xây thành cái lò có ông khói thông lên trời.
Nếu lập trên mặt đất, người ta dựng ba cục gạch, chụm đầu vào nhau, hay dùng kiềng bằng kim loại, hoặc xếp gạch hình chữ U, để kê nồi niêu nấu nướng ở trên và đun củi ở dưới. Nếu bếp khung, người ta thường đổ đất vào trong khung để tàn lửa khỏi cháy mất khung gỗ, rồi đặt gạch hình tam giác, đặt kiềng bên trên, gọi là ba ông “Đầu Rau”, hay ba “ông Táo” – đó là bếp cổ truyền. Ngày nay, công nghệ hiện đại thêm với việc tài nguyên củi gỗ ngày càng khan hiếm, người ta sử dụng bếp điện, bếp từ, bếp ga, bếp dầu, để tiết kiệm tài nguyên, và đảm bảo sự sạch sẽ, văn minh, ít khói bụi và hạn chế tình trạng khói bụi ô nhiễm.
Bếp hiện đại văn minh, sang trọng
Vì bếp là nơi nấu thức ăn, nuôi sống con người, khiến con người ăn chín uống sôi, khoa học vệ sinh thoát xa so với thời kỳ mông muội xa xưa. Bởi vậy, xây dựng một phòng bếp khoa học, hợp lý là một điều thiết yếu.
Bếp ăn có hướng bếp. Thông thường, hướng bếp là mép, bìa khung bếp trục đối diện với mặt người nấu nướng. Chỗ đưa củi vào đun, hay miệng của hỏa lò gọi là Hỏa môn. Hướng bếp và Hỏa môn thường trùng nhau, có khi xoay hướng Hỏa môn cho thuận cung mệnh của trạch chủ mà hướng bếp và hướng Hỏa môn sẽ không còn trùng nhau nữa..
Nhiều người tranh biện về công dụng của Hỏa môn: Miệng lò phải quay về hướng xấu của mạng chủ để đốt sạch hung khí, giảm trừ những bất lợi và sát khí cho những người ở trong căn nhà, nếu quay về hướng sinh khí, ngọn lửa sẽ tiêu hủy, xua đuổi hết khí tốt, căn nhà trở nên yếu ớt vì sinh khí đã bị tiêu rụi. Họ không biết miệng lò rút dưỡng khí từ không khí để giúp cho lửa cháy. Họ cũng nói, hướng bếp cũng là hướng của mặt người đứng nấu. Cần tránh những quan điểm sai lầm này.
Ngày nay, người ta sử dụng bếp điện, bếp ga, bếp từ…thì đâu là Hỏa môn? Thiết nghĩ, mặt ngoài của bếp, mặt đối diện với mặt người nấu sẽ là Hỏa môn. Thêm nữa, nơi đặt bếp có thể là một trong phần của nhà chính, tại một số các ngăn, hoặc tại một cái nhà riêng biệt có cửa vào buồng bếp. Nếu bếp đặt tại ngăn nào thì ngăn đó là cửa bếp, vì tại ngăn này, chủ nhà không xây dựng một buồng bếp riêng biệt với nhà chính, nhà này gọi là nhà bếp và cửa vào nhà bếp là cửa bếp. Sách này gọi chung là nhà bếp, gồm có:
Như vậy bếp có thể đặt ở bất cứ nơi đâu, còn việc tốt xấu lợi hại, khoa học văn minh thì phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng. Ngày nay khoa học hiện đại, nguồn năng lượng sạch rất phong phú, bếp cổ truyền được thay thế khá nhiều, vì tính chất sạch sẽ hợp vệ sinh và bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên lửa vẫn mang một ý nghĩa và giá trị rất quan trọng và thiêng liêng. Lửa thuộc quẻ Ly trong Kinh dịch là biểu tượng của ánh sáng và văn minh. Nhiều dân tộc trên thế giới thờ thần Lửa. Người Trung Hoa đặt cho ngài ấy mỹ hiệu là Hỏa đức Tinh quân. Ở nước ta, bếp chính là nơi ở của Táo Thổ thần quân, người con dâu chăm lo quan xuyến việc bếp núc, nội trợ gia đình còn được gọi là “Nguời giữ lửa”. Khi vào bếp có một số điều kiêng kỵ: Không được chửa rủa, không được ca hát, không được ăn mặc lõa lồ, hở hang khi vào bếp, không dùng chổi dơ bẩn để quét bếp, không bỏ rác, các đồ hôi thối bẩn thỉu vào bếp để đốt, không được đốt giấy có chữ Thánh hiền (chữ Nho), không được gõ lên đầu ông Táo, không gõ hay nhịp lên nồi niêu, không được thọc dao vào miệng lò, không giã tiêu tỏi ớt trước miệng lò… Có rất nhiều những điều kiêng kị do phong tục tập quán từ thời xưa truyền lại, được ghi chép trong sách Táo quân chân kinh. Người xưa quan niệm phạm những điều trên thì gia đình lục đục mâu thuẫn, hay gây gỗ cãi vã, đau ốm, tai nạn hoặc nghèo túng. Nay trích dẫn ra đây để thấy được tầm quan trọng của nó.
Khoa Dương Cơ quan niệm Hỏa môn hút sinh khí, linh khí qua lửa để nấu nướng chế biến thức ăn nuôi cơ thể con người mà khoa Đông y phân chia làm tạng, phủ và phủ kỳ hằng: Não là bể của Tủy và Tủy là tinh hoa do thận sinh ra, do tính chất của đồ ăn thức uống tạo nên, khi Hỏa môn hút trược khí, nghịch khí hay ác khí vì không thuận hợp với mệnh của Trạch chủ - tất nhiên sẽ đưa lại hậu quả không tốt nhất là đối với người chủ chốt trong gia đình. Do đó Hỏa môn phải thuận hợp với cung mệnh của Trạch chủ. Còn mặt sau của bếp – tức là lưng bếp có tác dụng trấn áp hung hại, nên cần xoay về hướng xấu. Sự kiêng kị về bếp của khoa Dương cơ, khác với những kiêng kị trong văn hóa tín ngưỡng:
Hướng Hỏa môn theo Phong thủy về bếp
Trên đây là một số nguyên tắc chung về nhà bếp, hướng bếp, hướng của hỏa môn và cửa của nhà bếp và phong thủy nhà bếp. Rất nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này. Chúng ta cần nghiệm lý thêm.
(Theo Dương Cơ chứng giải – Lộc Dã Phu)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Cuộc sống rất nhiều lúc phải đối mặt với những mâu thuẫn, những sự lựa chọn khó khăn giữa được mất trong đời. Nếu cứ cương quyết tiến lên để giành lấy phần hơn có thể ta sẽ bị mất hơn là được đấy…
Không phải sự chọn lựa nào cũng đơn giản hay dễ chịu, nhất là những chọn lựa trong các mối quan hệ, bạn bè. Đa phần mỗi khi ta cần quyết định nên hay không nên tiến tới một mối quan hệ bạn bè với ai đó, việc đầu tiên ta nghĩ sẽ là “mình được những gì từ mối quan hệ đó?”.
Và tất nhiên như người xưa thường nói, nếu người ta đến với nhau vì điều gì thì trước sau người ta cũng xa nhau vì điều đó. Hãy thử xem câu chuyện dưới đây và cùng chiêm nghiệm về tình bạn cùng những được- mất trong đời nhé!
Một người nông dân và một người thợ săn là hàng xóm của nhau. Người thợ săn nuôi một đàn chó rất dữ tợn và khó bảo, chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân bảo người hàng xóm rằng hãy trông nom đàn chó cẩn thận, nhưng xem ra những lời nói đó đã bị bỏ ngoài tai.
Một ngày nọ, đàn chó của người thợ săn lại nhảy qua hàng rào, chúng đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng.
Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ta bèn lên phủ báo quan. Vị quan chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói:
“Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại. Nhưng anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì: Một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”
Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn hơn. Vị quan nghe vậy bèn phán:
“Được, vậy ta sẽ chỉ cho anh cách để vừa bảo vệ đàn cừu, vừa giữ được một người bạn”.
Về nhà, người nông dân liền làm theo những gì vị quan đã dạy. Anh ta bắt 3 con cừu khỏe nhất của mình đem tặng cho 3 cậu con trai nhỏ của người hàng xóm. Đám trẻ rất vui, suốt ngày cứ quấn quýt chơi với 3 con cừu.
Để bảo vệ những con vật giờ đây đã trở thành thú cưng mới của lũ trẻ, người thợ săn đã làm một cái cũi để nhốt đàn chó lại. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ có cơ hội quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.
Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân với các con của mình, người thợ săn thường mang chiến lợi phẩm anh ta săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thực phẩm và phô-mai do mình làm ra. Và chỉ trong một thời gian ngắn, 2 người hàng xóm đã trở thành bạn tốt của nhau.
Khi bỏ qua lòng thù hận, người nông dân rõ ràng là được nhiều hơn mất. Anh ta được đàn cừu khỏe mạnh, được sự yêu thương của những đứa trẻ, được một tình bạn láng giềng và những “tối lửa tắt đèn có nhau”.
Nhưng nếu khăng khăng với những kiện tụng ban đầu, hẳn anh sẽ không có được những điều anh đang sở hữu. Điều duy nhất anh ta có lúc đó, chính là lòng thù hận, và sự cô độc. Và chẳng ai muốn điều đó tồn tại trong cuộc đời mình cả. Chắc chắn là như vậy!
Trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc diễn nghĩa”, trong các nhân vật chính thì Tôn Quyền được khắc họa không mấy thành công. Tôn Quyền không có được cá tính hoặc tài năng nổi trội như Lưu Bị và Tào Táo, cũng không có được khí khái anh hùng. Đại nghiệp của ông khiến cho người đọc cảm thấy phần nhiều do may mắn.
Thực ra, nhân vật lịch sử Tôn Quyền cũng không thừa hưởng được sự dũng cảm cương nghị của cha, không có được nhuệ khí như anh trai Tôn Sách, không có được sự gian hùng ngang dọc Nam Bắc mà lại tài hoa văn chương như Tào Tháo, không được như Lưu Bị khi lập đại nghiệp trong loạn thế anh hùng. Điểm nổi bật duy nhất khiến Tôn Quyền không lẫn với ai đó chính là tướng mạo đặc biệt với mắt xanh ngọc bích và hàm râu tím.
Công bằng mà phán xét, trong thời loạn, một quân vương trong 24 năm đã xây dựng được đại nghiệp hưng thịnh, tạo thế vững vàng như long hổ ở Giang Đông thì Tôn Quyền đúng là một đại anh hùng có tài hoa chính trị phi phàm.
Ông kế thừa cơ nghiệp từ cha anh không hề phải kinh qua sự tôi luyện nơi sa trường ác liệt nhưng ông đã biết dùng những võ tướng, đại thần có năng lực làm kẻ tận trung với mình khiến cho Giang Đông trở thành vùng bảo địa hội tụ của các hiền tài trong thiên hạ.
Ông cũng là người dũng cảm khi bản thân thực sự không có tài năng quân sự nhưng lại dám tin tưởng giao cho Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn quyền thống soái quân đội cực lớn. Đó chính là cái tài của người làm chính trị.
Ông hiểu rõ nhất những nhân tài này nhất mực trung thành với mình. Chu Du và Lục Tốn tình như anh em ruột, Lã Mông và Lục Tốn lại do chính tay ông đề đạt nâng đỡ, họ đều là những người nợ ân tình thâm sâu với Tôn Quyền, nay lại được trọng dụng nên khó mà tạo phản. Chính nhờ sự trợ giúp hết lòng của những anh tài này mà Tôn Quyền mới có thể hùng cứ tại Giang Đông.
Xét từ góc độ lịch sử, hàng loạt các quyết định và hành động của Tôn Quyền đã chứng tỏ rằng ông ta chính là một hào kiệt trong thời loạn lạc. Ngay đến Tào Tháo, Lưu Bị người gian xảo kẻ dũng mãnh nhưng cũng không thể ngờ được rằng thất bại thê thảm nhất cuộc đời họ chính là để Tôn Quyền - một kẻ vãn bối vốn không được đánh giá cao đã xưng vương một cõi.
Tôn Quyền khéo léo, biết khuất phục cũng biết vươn mình, đầy khí khái của một đấng đại trượng phu. Trước khi xưng đế, ông đã làm chư hầu cho Ngụy. Tuy một số người coi ông là kẻ mặt dày vô xỉ, nhưng thực chất đây chính là mưu kế chính trị cao siêu của ông ta. Giữa buổi loạn lạc, Tôn Quyền vì muốn tránh nguy cơ rơi vào cạm bẫy trong trận chiến giữa hai bên trong việc tranh giành Kinh Châu nên đã chịu nhục trong vòng gần 10 năm để làm thần cho Ngụy.
Thực ra sự đầu hàng này chỉ là danh nghĩa, trên thực tế Tôn Quyền không hề chịu sự điều khiển của Tào Tháo về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Năm 24 Kiến An tức năm 219, Tôn Quyền sau khi giết chết Quan Vũ. Nguyên niên Hoàng Sơ tức năm 220, Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, Tôn Quyền ngay lập tức cống tiến để biểu thị thần lễ. Năm thứ hai Hoàng Sơ, Tôn Quyền lại tiếp tục cử sứ giả đến xưng thần.
Tào Phi không bằng lòng với mối quan hệ nước chư hầu hữu danh vô thực nên đã yêu cầu Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin để biểu thị sự trung thành với nước Ngụy. Tôn Quyền không muốn để con trai mình làm con tin lại không muốn rơi vào ranh giới giữa cuộc chiến hai miền Nam Bắc nên đành phải tìm cách trì hoãn.
Năm thứ ba Hoàng Sơ, Tào Phi cuối cùng không chịu nổi Tôn Quyền đã cho ba đại quân xuống phía Nam phạt Ngô. Lúc này tướng Lục Tốn của Tôn Quyền vừa đại phá Lưu Bị giành chiến thắng ở trận chiến Di Lăng, giải quyết được sự uy hiếp từ phía Tây. Thừa thế xông lên, Tôn Quyền lập tức phản kháng lại Tào Phi, mối quan hệ chư hầu giữa Ngụy Ngô chính thức tan vỡ.
Tôn Quyền cuối cùng cũng đăng cơ hoàng vị, chính thức xây dựng nước Ngô. Trong thời gian chấp chính, ông cử người vượt biển. Ông cho thiết lập nông quan, thực hiện chính sách đồn điền, phát triển kinh tế, phát triển mở rộng lãnh thổ đến Giang Nam và một lần nữa ông lại thể hiện được tài năng trị quốc vượt bậc.
Đối với bất cứ một nhân vật lịch sử nào, đều cần phải nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Tuy cuối đời Tôn Quyền tự dưng trở nên ngờ vực đa nghi, giết người vô độ, đưa chính cục của Đông Ngô vào thế hỗn loạn, nhưng tổng thể mà nói Tôn Quyền vẫn được coi là một đời anh hào, một chiến lược gia chính trị kiệt xuất trong lịch sử của Trung Quốc.
Nguồn: keinthuc.net.vn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Xu hướng thiết kế nhà hiện nay hay có kiểu phòng ngủ "cõng" phòng tắm, phòng bố mẹ "chăm" phòng trẻ con,...Thế nhưng theo phong ngủ nên tránh kiểu thiết kế phòng ngủ như vậy (房 中 房) vì nó biểu trưng cho một người thứ ba san sẻ phòng ngủ của bạn. Bố trí nhà ở như vậy sẽ có xu hướng thu hút bên thứ ba xen vào giữa mối quan hệ tình yêu và vợ chồng.
Thế nào là thiết kế Phòng "cõng" Phòng?
Nếu bạn có một căn phòng bên trong phòng ngủ và có cửa ngăn cách hay khung cửa.
Làm thế nào để hóa giải cấm kị Phòng "cõng" Phòng?
- Gỡ bỏ cửa và khung cửa để nó không tượng trưng cho một cánh cửa ngăn cách.
- Nếu không thể gỡ bỏ, bạn có thể treo một dải tiền xu Ngũ đế ở trên cửa, nhằm hóa giải tà khí.
Tiền xu đục lỗ hình tròn tượng trưng cho trời, giữa là lỗ hình vuông tượng trưng cho đất. Cát khí của nó không những làm gia tăng tài lộc mà con đem lại nhiều may mắn về công danh, sự nghiệp và giải trừ tai họa, tiểu nhân…
Tiền xu Ngũ đế là một dải gồm năm đồng tiền cổ của 5 vị Hoàng đế cường thịnh nhất triều đại nhà Thanh là: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh. Theo phong thuỷ, các đồng tiền của các thời đại càng cường thịnh thì khí trường của nó càng mạnh. Mọi người thường hay treo xu ở bàn thờ thổ thần, bỏ trong túi xách, hay treo ở quầy thu ngân, cửa ra vào.
- Ngoài tiền xu, bạn cũng có thể treo một bình hồ lô ở trên khung cửa.
Hồ lô phong thủy là vật khí không thể thiếu để hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ. Chúng ta thường thấy ông Thọ luôn luôn đeo hồ lô trên người. Vì vậy hồ lô phong thủy là biểu tượng của sự an lành và sức khoẻ.
Hồ lô phong thủy có tác dụng chế sát bằng việc hút “sát khí” kỳ diệu của quả hồ lô. Quả hồ lô sẽ có quỹ đạo hút khí theo hình chữ S, quả hồ lô sẽ hút và phá hủy “tà khí”.
Quy tắc bói bài:
1. Nhắm mắt, giữ trạng thái tĩnh trong 30 giây.
2. Tự hỏi thầm bản thân "Chàng sẽ yêu mình bao lâu".
3. Chọn một lá bài theo trực giác và click vào hình xem đáp án.Xem trang cá nhân
Maruko (theo Pclady)
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chùa được xem như một “đóa sen” nghìn tuổi của thủ đô Hà Nội.
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), Diên Hựu tự hay Liên Hoa Đài (Đài hoa sen) nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm Kỷ Sửu (1049), niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Nhưng cũng theo tài liệu lịch sử khác thì tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông.
Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “Phước bền dài lâu”).
Năm 1954, trước khi rút quân, Pháp cho tay chân đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột. Sau ngày tiếp quản thủ đô (10/10/1954) Bộ văn hóa đã có một đợt trùng tu lớn là chùa Một Cột và chùa Diên Hựu như hiện nay.
Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Đời Lý Nhân Tông (1072 – 1128), năm Anh Vũ Chiêu Thắng 5 (1080), vua cho đúc chuông treo ở chùa gọi là ” Giác thế chung” (chuông thức tỉnh mọi người) và một tòa phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng vì chuông quá nặng nên phải để dưới đất, do vậy đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở gọi là Quy Điền. Khi quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây ở Đông Quân, Vương Thông đã cho phá hủy quả chuông nay để đúc vũ khí (1426).
Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ “Diên hựu tự”, nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến trúc còn lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18 (đợt trùng tu năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột.
Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” . Đến ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.
Kiến Trúc: Chùa Một Cột có nét kiến trúc từ trước đời nhà Lý khá giống ngôi chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình). Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m, đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt.
Hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minhqua thăm Ấn Độ năm 1958.
Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung Tâm Văn Hóa – Thương Mại và Khách Sạn “Hà Nội – Matxcova”, là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.
Chùa Diên Hựu cùng chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu nguyện, tham quan. Đây là một ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo, là thắng cảnh của Hà Nội cũng như cả nước.
– Đeo ngọc – thứ vật phẩm vô giá – vừa có tác dụng thẩm mĩ, lại giúp mang tới nhiều phúc khí, cải thiện sức khỏe con người, vận khí chủ nhân từ đó cũng tốt đẹp hơn. Nhưng đeo ngọc thế nào cho chuẩn phong thủy mới là điều khó.
Người xưa có câu: “Vàng thời có giá, ngọc thời vô giá”. Ngọc không chỉ có tác dụng về thẩm mĩ, tạo ra nét sang trọng cho người đeo, nó còn có nhiều tác động khoáng chất vi lượng lên da, các khí mạch, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, từ đó giúp vận khí chủ nhân ngày càng tăng. Đeo ngọc phong thủy giúp chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Chính vì thế mà trong phong thủy mới có tục đeo ngọc dưỡng thân là vì thế.
► Tra cứu: Lịch âm, Lịch vạn niên chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Chùa Hải Vân toạ lạc trên triền núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đi theo con đường Hạ Long ngoằn nghèo uốn lượn, một bên là núi một bên là biển, khi đến gần khu vực Bãi Dâu, ngước nhìn lên sườn núi bạn sẽ tìm thấy đường lên chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Hải Vân được Ni trưởng Thích Nữ Như Thanh khai dựng vào năm 1966. Chùa tiếp tục cho trùng tu, mở rộng vào các năm 1969, 1972, 1974. Chùa có phòng phát hành kinh sách và phòng đọc sách hoạt động rất tốt.
Ngôi Quan Âm bảo điện được xây dựng năm 1990 và hoàn thành năm 1992 do sự phát tâm cúng dường của hai Phật tử Mạch Văn Kỳ và Nguyễn Thị Ánh (Canada). Đại lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 22 – 3 – 1992, với sự chứng minh của nhiều Sư thầy cùng sự tham dự của hàng ngàn chư tôn giáo phẩm, Tăng Ni và Phật tử. Đây được coi là ngôi bảo điện Quan Âm lớn nhất của Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay.
Cổng Chùa Hải Vân được xây dựng dưới chân núi lúc nào cũng rộng mở chào đón khách thập phương đến thăm Hải Vân tự. Chùa Hải Vân thiết kế rất công phu với những hoạ tiết, chạm khắc trang trí tinh xảo. Ngay từ bậc cổng đầu tiên đã thấy các hàng chữ, các bài thơ được đắp nổi rất công phu, cầu kì tỷ mỉ trên các vách tường. Lần lượt leo qua các bậc thang vừa đi vừa nhẩm đọc các bài thơ: Bát nhã Tam Đức (nói về thiền), Tịnh độ tam hạnh (nói về tông tịnh độ, một pháp môn của Phật giáo). Các bài thơ do chính nữ sư trưởng ở đây sáng tác và cho chạm khắc trên tường như Minh nguyệt cô huyền; Cao trung độc chiếu Ngũ thập tam tham (53 lần cầu đạo) của thiện tài đồng tử.
Bên phải lối lên còn có bức tranh tường lớn, miêu tả Đức quan âm bồ tát thu phục núi Phổ Đà. Bên trái là bài thơ: Sóng nước đàm bàn và Trời biển nghị luận. Có thể nói tất cả các bài thơ đều là lời khuyên mọi người làm điều lành, tránh điều dữ, khuyên con người làm việc thiện… Phía trước chùa có tượng Quan Âm lộ thiên cao 6 mét đứng trên đài sen cao 1,2 mét tay phải bắt quyết, tay trái cầm bình nước cam lồ, hướng ra biển Đông như luôn mong mỏi bình an cho dân biển. Chung quanh chùa, khung cảnh thật thanh tao, giản dị, gần gũi với tự nhiên giữa đất trời, núi rừng và biển cả.
Chùa Hải Vân là điểm du lịch lý thú của du khách thập phương cũng như phật tử trong và ngoài nước.
Cô nàng tuổi Dậu
Coi trọng thời gian, chữ tín và nghĩa khí là những điểm dễ nhận thấy ở các nàng tuổi Dậu. Ngoài ra, con giáp này có xu hướng theo đuổi và chinh phục những điều hoàn mỹ, nên thường đề ra yêu cầu khá cao đối với bản thân mình.
Trong chuyện học hành hoặc công việc, người tuổi Dậu không ngại thách thức đấng mày râu, tự tin và chịu được áp lực lớn để kiên trì tới thành công cuối cùng. Họ sẵn sàng đứng ra bênh vực người yếu thế để lấy lại công bằng. Vậy nên mọi người xung quanh không ngừng ngưỡng mộ và thán phục họ.
Cô nàng tuổi Mão
Nếu quan sát kỹ càng hơn, bạn sẽ thấy cô bạn tuổi Mão của mình có số lượng bạn thân là nam nhiều hơn nữ. Tính cách phóng khoáng, khoan dung và sự thông minh nhạy bén của người tuổi Mão giúp họ dễ chiếm được cảm tình và sự ủng hộ của mọi người, đặc biệt là "hội đầu keo".
Có được cô bạn tuổi Mão bên cạnh, các chàng tha hồ chia sẻ mọi nỗi niềm mà không phải ngại ngần hay hoài nghi. Ngược lại, khi được bạn bè dốc bầu tâm sự, các nàng tuổi Mão sẽ âm thầm giúp họ giải quyết các vấn đề một cách chân thành và nhiệt tình, không toan tính sẽ được mọi người biết đến hay báo đáp.
Cô nàng tuổi Ngọ
Với trí thông minh thiên bẩm cộng nhiệt huyết sống căng tràn, các nàng tuổi Ngọ luôn biết cách làm chủ cuộc sống của mình và thường giúp đỡ mọi người xung quanh một cách vô điều kiện.
Khi ai đó đã nhận được lời hứa của con giáp này thì có thể hoàn toàn yên tâm. Dù phải lao vào dầu sôi lửa bỏng, nàng tuổi Ngọ quyết không lùi bước mà giúp đỡ cho tới khi có được kết quả hài lòng nhất.
Mr.Bull (theo Dyxz)
Hướng bếp hợp người sinh năm 1945:
– Năm sinh dương lịch: 1945
– Năm sinh âm lịch: Ất Dậu
– Quẻ mệnh: Khảm Thủy
– Ngũ hành: Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối)
– Thuộc Đông Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch
– Hướng tốt: Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y); Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên);
– Hướng xấu: Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại);
Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại); , nhìn về các hướng tốt Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y); Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên);
Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.
Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại);
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Hành: Thổ
Loại: Bại Tinh
Đặc Tính: Bệnh tật, đau yếu, buồn rầu
Là một phụ tinh. Sao thứ 9 trong 12 sao thuộc vòng sao Bác Sĩ theo thứ tự: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.
Sao Bệnh Phù là sao chỉ sự đau yếu, bệnh tật, buồn rầu vì bệnh tật. Đây là bệnh của người suy nhược toàn diện, kém ăn, kém ngủ, kém nghỉ ngơi, thiếu bồi dưỡng, thông thường thể hiện bằng sự dễ nhiễm lạnh, sổ mũi, nhức đầu,"nắng không ưa, mưa không chịu".
Mặt khác, vì là sao nhỏ, cho nên có thể bệnh hoạn không nặng lắm, tuy có thể kéo dài. Vì vậy, về mặt tướng mạo, sắc diện, da dẻ không hồng hào, xanh xao, vàng vọt. Về mặt tâm lý, tinh thần người có sao Bệnh Phù không phấn chấn, tráng kiện, không thích hoạt động.
Bệnh = bất tín dụng ; nếu không có anh tinh thì thêm bất tài.
Bệnh, Đào, Riêu: bệnh phong tình.
Bệnh, Hao, Sát, Hình, Kỵ : ác bệnh, khó chữa.
Ý nghĩa sao Bệnh Phù ở cung Tử Tức:
Bệnh, Phá = sát con
Ý nghĩa sao Bệnh Phù ở cung Tật Ách:
Bệnh, Không, Kiếp = bệnh hỏa hư, huyết sấu.
Bệnh phù, Hao sát ngộ Hình, Kỵ bị ác bệnh.
Ý nghĩa sao Bệnh Phù ở cung Phúc Đức:
Bệnh phù, Hóa kỵ, Thiên hình: nhà có người điên, hay mắc bệnh phù thũng.
HẠN
có sao Bệnh phù: hay ốm đau.
Sao Bệnh phù, Thái tuế : có sự đau khổ, ốm đau ; nếu có Thiên Lương thì giải được.
– 2 sao này gặp Sát, Phá, Tham, Vũ thì lại ít bệnh.