Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch có diễn ra một số lễ hội tiêu biểu sau: Hội Đua Thuyền Yên Duyên, Hội Đền Kiếp Bạc, Hội Đền Trần, Hội Tứ Kiệt
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Lễ hội tiêu biểu trong ngày 15 tháng 8 âm lịch - Hội Đền Kiếp Bạc
Lễ hội tiêu biểu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch
1.Hội Đua Thuyền Yên Duyên
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Điạ điểm: xã Yên Duyên, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Khát Chân (thành hoàng), Bà Chúa.
Nội dung: Quy định lễ hội bơi chải Yên Duyên khá nghiêm ngặt. Người được tuyển vào đội bơi phải kiêng “trần tục” trước 7 đến 9 ngày, ăn ngủ tập trung để bảo đảm ngày xuống chải thân thể tinh khiết. Thông lệ, hội bơi được mở trong ba ngày từ 13 đến 15 tháng 8 (Âm lịch). Ngày đầu là nội dung “bơi thờ”, nghĩa là làm lễ khai quang chải (dụng cụ chèo thuyền) và các cụ bô lão bơi vòng quanh một vòng, ngày thứ hai “bơi lèo” là giải vòng loại để chọn các đội xuất sắc vào vòng chung kết, ngày thứ ba là “bơi giải”.
Lễ hội bắt đầu với nghi thức trang nghiêm. Các cụ lão trượng xuất hiện với trang phục áo dài đỏ, đội khăn xếp vàng, dây đai lưng màu, bước trên chòi trống hình tám mắt in trên thuyền rồng, có kết hoa và giải lụa vòng quanh. Cụ “Cả Trượng” đánh ba hồi chín tiếng trống. Dứt hồi trống cuộc thi bắt đầu, những “cây chải” (cây chèo thuyền) rẽ sóng đưa bốn con thuyền lao trên mặt nước như bốn con rồng, mỗi thuyền rồng là một màu áo, đầu rồng và đuôi được sơn son thếp vàng, cờ xí rực rỡ.
Trên bờ sông, mọi người nhất loạt hò reo cổ vũ cùng với tiếng cồng la của người bắt nhịp, tiếng trống thúc giục của cụ “Cả Trượng”, tiếng “rằm bơi” của các chải đập liên hồi xuống mặt nước, hoà quyện vào nhau, tạo nên âm thanh sống động… Khoảng cách điểm xuất phát bơi tới đích dài một cây số, mỗi lèo bơi 3 vòng và đều chấm giải: nhất, nhì, ba, tư. Để giành chiến thắng, các tay chèo phải khổ công rèn luyện để có sức khỏe dẻo dai và có tính đồng đội cao trong thi đấu.
2. Hội Đền Kiếp Bạc
Thời gian: Tổ chức vào ngày 15 tới ngày 20 tháng 8 âm lịch (chính hội vào ngày 18 tháng 8).
Địa điểm: Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Hưng Đạo, Thiên Thành Công Chúa - phu nhân Đại Vương, Hoàng Thái Hậu Quyên Thanh Công Chúa - Phu nhân Trần Nhân Tông, Anh Nguyên quận chúa - phu nhân Phạm Ngũ Lão.
Nội dung lễ hội: Ngày nay 20/8 âm lịch mới là chính hội nhưng một vài ngày trước đó khách thập phương đã nô nức kéo về, thuyền đậu chật bến sông. Ngày hội chính được tổ chức rất long trọng, mở đầu bằng lễ dâng hương của chính quyền địa phương. Đại diện chính quyền đọc diễn văn ca ngợi công đức của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, ca ngợi thắng lợi của cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và giữ lại không khí oanh liệt, hào hùng của dân tộc hơn bảy trăm năm trước, đồng thời biểu dương tinh thần đại đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân ta. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước, đây là một nghi lễ rất quan trong của lễ hội, Người được chọn chèo thuyền xem đó là một điều vinh hạnh lớn, việc chuẩn bị thuyền rước cũng quan trọng không kém.Tất cả các thuyền rước đều được trang trí những dải vải đỏ ở mạn thuyền, trên thuyền chăng đèn kết hoa rực rỡ. Riêng thuyền rước Long kiệu trang trí vải màu vàng ở mạn thuyền, trên thuyền trang trí cờ hoa màu vàng.lễ rước không giới hạn trong một địa phương mà nó là đám rước của toàn dân, quy tụ người từ khắp nơi với nhiều loại phẩm vật dâng lễ của các vùng miền. Khi lễ rước bắt đầu Bài vị Ðức Thánh Trần được rước trên Kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ - đồng thời kết thúc ngày hội lớn.
Phần hội khá phong phú và đa dạng đan xen phần lễ với nhiều cuộc thi như thi làm cỗ tiễn thánh, đua thuyền, đấu vật, hát dân ca, quan họ…. Một trong những trò diễn hấp dẫn của lễ hội Kiếp Bạc là đua thuyền trên sông Lục Ðầu với hàng trăm chiếc thuyền lướt như tên bắn cùng trống thúc, chiêng dồn và tiếng hò reo dậy đất náo nức lòng người. Trảy hội Kiếp Bạc được sống lại không khí ra trận năm xưa của Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, mỗi người dân Việt Nam càng thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc mình.
3. Hội Đền Trần
Thời gian: Tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn 14 vị vua Trần.
Nội dung lễ hội: Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng. Trước sân đền phấp phới lá cờ đại - lá cờ truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ "Đông" và "A" ghép lại.
Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.
Phần hội có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương.
Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các bậc đế vương và của dân tộc Việt Nam.
4. Hội Tứ Kiệt
Thời gian: tổ chức từ ngày 15 tới ngày 16 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: xã Thanh Hòa, huyện Lai Cậy, tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn bốn vị anh hùng thời chống pháp là: Đước, Long, Rộng, Thận.
Nội dung: Mở đầu lễ hội tứ kiệt là lễ dâng hương tưởng nhớ tới các vị anh hùng sau đó là phần lễ hội với các trò chơi dân gian vô cùng đặc sắc.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Mỹ Ngân (##)