Bất kỳ một sự vật nào tồn tại trong thế giới đều không ngừng biến đổi, hoặc phải trải qua một quá trình phát triển gọi là thời gian, đều có giai đoạn khởi điểm và kết thúc gọi là thời không.Sựbiến đổi của thời gian, sự chuyển dịch của thời không đều tuân theo sự vận hành quỹ đạo của tinh cầu.Sự phát sinh của bất kỳ một sự vật nào đó hay là một hoạtđộng của một người nào đó đều không thể tách rời một thời không nhất định.Thời không là vô hình.Đối với sự phát sinh của sự vật hoặc hoạt động của con người đều có sự tác động tương ứng.Từ trường Nhân đạo của con người là cố định, bất biến.Khi từ trường Thiên đạo biến động sẽ làm cho từ trường Địa đạo biến đổi theo, tác động lẫn nhau, nếu tương sinh tất cát, nếu tương khắc tất hung.Cho dù là cát hay hung thì thời gian vẫn là yếu tố chứng thực tốt hơn tất cả, do vậy dựa vào thời gian khởi quẻ là hợp lý nhất.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
1.Phương pháp khởi quẻ Thời không:
-Bày ra các ô vuông tương ứng với tứ trụ:năm, tháng, ngày, giờ.Xem hình:
Tứ trụ |
Năm |
Tháng |
Ngày |
Giờ |
Tiên thiên |
|
|
|
|
Hậu thiên |
|
|
|
|
-Lần lượt điền vào số năm, tháng, ngày, giờ vào hàng tiên thiên, đối xung là hậu thiên.
VD:Năm Bính Tuất, tháng 2, ngày 6, giờ Dần xem quẻ, ta được:
Tứ trụ |
Năm |
Tháng |
Ngày |
Giờ |
Tiên thiên |
11 |
2 |
6 |
3 |
Hậu thiên |
5 |
8 |
12 |
9 |
-Đối với số ngày lớn hơn 12, ta dùng phép phân tách như sau:VD:23=2-10-3(số 23 phân thành ba số, vậy nên ta có tổng cộng sáu trụ.
-Tám con số trên gọi là số thực, trong đó 11,5,2,8 gọi là số tĩnh và 6,12,3,9 là số động.
-Toàn bộ tứ trụ(tiên thiên và hậu thiên) là bản cung.
-Tiếp theo ta vẽ các ô biến, xem hình:
-Vùng màu xanh là bản cung, vùng màu đỏ là số biến.
-Theo nguyên tắc “sinh tăng khắc giảm”, nghĩa là hai số tương sinh ta cộng lại với nhau, hai số tương khắc ta trừ cho nhau.
-Lưu ý:Số 1+1->1 và những số cộng quá 12 thì ta trừ.Tương tác giữa ba số 3,8,9 ở phần trước đã trình bày rõ, quan hệ là tương khắc chứ không tị hòa.Những số giống nhau trừ cho nhau sẽ bằng 1(vd:7+7->1).
-Hình trên là một quẻ Thời Không hoàn chỉnh, ngoài ra người đến dự đoán có thể đưa ra hai con số, một con là nội, một con là ngoại, cũng có thể đưa ra hàng loạt các con số liên tiếp.
VD:Báo ra hai số 5 và 9 thì viết ra 5-9.Số viết trước là trong, số viết sau là ngoài.
-Tuy nhiên, lập quẻ Thời không vẫn là phương pháp tối ưu và chính xác nhất.
2.Phương pháp khởi quẻ Ngoại ứng:
Dựa vào những sự kiện biến đổi xung quanh ta, ta có thể dùng nó để lập quẻ, đó gọi là phương pháp khởi quẻ Ngoại ứng.
Phương pháp này là phương pháp lập quẻ nâng cao, chuyên dùng để dự đoán thể thao, hoặc đoán nhanh một sự kiện nào đó.
VD:Nhìn thấy việc tặng sách cho người nam ta lập được tượng quẻ:6-3, đương đó ta muốn dự đoán việc gì ta sẽ dựa vào tổ hợp số trên để dự đoán.Việc lựa chọn sự việc cần phải được chọn lọc, không phải cứ nhìn thấy việc gì là lập ngay, nhất thiết phải xem sự việc đó có ngẫu nhiên không hoặc là đường đột xảy đến,....
VD:Có người nói tối nay Việt Nam gặp Hàn Quốc, hỏi xem thắng thua thế nào, nhìn thấy con gà chạyngang qua lập được tượng:10-12, xét qua thấy 10 nội là Việt Nam sinh 12 Hàn Quốc nên quả quyết rằng trận này Việt Nam thua.
3.Bàn về quẻ Thời không:
A.Nội ngoại:Trên bản cung, khu vực năm, tháng là nội và khu vực ngày, giờ là ngoại.
B.Thập thần:Sau khi khởi lập xong quẻ ta an 10 thần:Tỉ, Kiếp, Quan, Sát, Ấn, Kiêu, Thực, Thương, Chính Tài, Thiên Tài.
Thập thần trong Thần Số Học và trong Tứ trụ có điểm tương đồng và cũng có điểm khác biệt.Những điểm khác biệt ở đây chúng ta không đề cập đến, mà chỉ quan tâm đến thập thần trong Thần Số Học dùng dự đoán như thế nào, hung cát ra sao?
Quan Sát:khắc ta, có tính công ph1.Trong Thần Số Học , Quan Sát có quan hệ tương khắc, nên thông thường sẽ xuất hiện các loại điềm hung như:bệnh tật, thương tích,tai nạn xe cộ, ly hôn, tù ngục,...nhưng xen giữa là số trung gian thì sẽ ứng việc thăng chức, học vụ thuận lợi,...
Cách an 10 thần hoàn toàn giống như trong tứ trụ(lấy trụ thánh làm tôi), ở đây không nói thêm.
C.Quan hệ lục thân và thứ bậc:
Năm:cha mẹ, cấp trên.
Tháng:bản thân.
Ngày:vợ chồng, anh em.
Giờ:con cái, cấp dưới, bạn bè.
D.Thiên bàn, Địa bàn:
Địa bàn:tính cố định, là địa lý, vùng đất,....
Thiên bàn:tính di động, dụng thần đều lấy thiên bàn.
E.Dụng thần:việc cần dự đoán ứng với 10 thần.
VD:Xem mất vật lấy Tài tinh làm dụng thần, xem thi cử lấy Ấn tinh,.....
F.Nhiều dụng thần:
Khi có nhiều dụng thần ta nên ưu tiên chọn lấy dụng thần trong bản cung, thứ đến là động tĩnh, tránh lấy số hư, tương tuyệt, xung, khắc, lấy dụng thần được sinh, tam hợp.Trường hợp chỉ có một dụng thần mà dụng thần này bị khắc, xung, tuyệt, phá ta đều phải lấy.Việc chọn dụng thần nên tính toán thật kĩ, tránh chọn nhầm dụng thần, việc dự đoán sẽ sai.
G.Không có dụng thần:
Xem thi cử mà không thấy Ấn trên thiên bàn, ta lấy Văn Khúc-Xương làm dụng thần hoặc xem mất vật mà không có Tài tinh, ta sẽ lấy dụng thần theo TƯỢNG VẠN VẬT hoặc mượn Thời thần(số giờ).
H.Thể-Dụng tổng quyết:
Lấy nguyệt trụ là THỂ, thời thần là DỤNG, dụng là sự việc cần xem, có thể vận dụng khi người dự đoán không nói rõ việc cần xem, xem địa bàn để tường cát hung, phép vận dụng như Mai Hoa Dịch Số.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Đoan Trang(##)