Chọn ngày tốt cho bé ăn dặm –
Có rất nhiều mẹ đang lo lắng không biết thời điểm nào cho bé ăn dặm là thích hợp, Khi đến thời điểm bé có thể ăn dặm thì nên chọn ngày nào tốt để cho bé ăn dặm.Bởi các mẹ cho rằng chọn ngày tốt cho bé ăn dặm nó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống sau này của bé, bé hay ăn hay biếng ăn cũng một phần ảnh hưởng từ việc chọn ngày tốt cho bé ăn dặm. Thường thường người ta chọn ngày tốt là các ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo.Nhưng để chọn được ngày hoàng đạo ngày tốt lại không phải dễ, ai cũng có thể làm được. Vì thế để chọn ngày tốt trong tháng cho bé ăn dặm, các mẹ hãy đọc bài viết sau để chọn ngày hoàng đạo, ngày tốt cho bé ăn dặm nhé!
Cho bé ăn dặm là một trong những bước phát triển mới, không chỉ giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp hình thành, phát triển kỹ năng nhai, nuốt cho bé. Chính vì vậy, quá trình tập cho con ăn dặm rất quan trọng, bởi nếu không cẩn thận, sai lầm của mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.
Nội dung
- 1 Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
- 2 Vì sao nên xem xét cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6?
- 2.1 Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
- 3 Cho bé ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý?
- 4 Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất trong ngày
- 4.1 Sáng
- 4.2 Trưa
- 4.3 Tối
- 5 Những việc không được làm khi cho bé ăn dặm
- 5.1 Thêm muối vào thức ăn của bé
- 5.2 Lấy nước bỏ cái
- 5.3 Cho bé ăn dặm không đúng thời điểm
- 5.4 Cái gì cũng xay nhuyễn
- 5.5 Thời gian ăn “nhây” quá lâu
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
Bước sang tháng thứ 6, trẻ sơ sinh cần đạt được trong lượng gấp đôi khi mới sinh để đạt được mốc phát triển bình thường. Chính vì thế, vấn đề chuyển giao ăn uống tại thời điểm này càng được mẹ quan tâm.
Ở thời điểm này, bé bắt đầu bước sang một phương thức ăn mới khác với trước đó: Ăn dặm.
Vì sao nên xem xét cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6?
Nếu như trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần được bú sữa là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả nước lọc thì khi bắt đầu bước vào khoảng cuối tháng thứ 5 và đầu tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé nữa, mà theo đó, bé cần được bổ sung chất từ thực phẩm. Đó là lý do mẹ nên xem xét việc cho bé ăn dặm ở độ tuổi này.
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
– Bé ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ
– Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, không từ chối thức ăn từ mẹ nữa
– Bé sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì mẹ cho vào miệng
– Bé có dấu hiệu thích dùng tay để nắm chặt thức ăn rồi cho vào miệng
– Bé háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình
Cho bé ăn dặm mấy bữa một ngày thì hợp lý?
Trao đổi với Báo điện tử Vnexpress, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, thời điểm cho trẻ tập ăn, số lượng bữa ăn, ăn lúc mấy giờ sẽ hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ.
Theo bác sĩ Hương, trên thực tế trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ. Vì vậy, việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.
Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.
Khi mới bắt đầu ăn, khuyến khích trẻ dùng bột ăn liền trong một khoảng thời gian ngắn trước. Lúc này thận của trẻ còn yếu, nếu nấu phải cân đo kỹ lưỡng để khẩu phần ăn không quá nhiều đạm tăng gánh nặng cho thận. Tập từ ít đến nhiều, chỉ nên pha bằng 1/2 công thức mà nhà sản xuất đề nghị.
“Nhiều người muốn cho bé cứng cáp nên hầm xương hoặc củ dền để lấy nước pha sữa, pha bột cho trẻ. Trên thực tế điều này phá vỡ quy trình tính toán chất dinh dưỡng của nhà sản xuất sữa, khiến trẻ kém hấp thu, dễ rối loạn tiêu hóa”, bác sĩ Hương lưu ý.
Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất trong ngày
Sáng
6h sáng: Bé tỉnh giấc và bú mẹ ngay khoảng 240ml sữa.
6h – 7h sáng: chơi cùng bố
7h sáng: ăn bột dinh dưỡng dành cho trẻ em
8h30′ – 10h sáng: ngủ ngắn
Trưa
10h-11h: giờ chơi
11h trưa: ăn bữa bột thứ 2
12h trưa – 2h (3h) chiều: Ngủ trưa
3h chiều: bú khoảng 180- 240 ml sữa
Tối
6h30 tối: Ăn ngũ cốc dinh dưỡng
6h 45′ tối: tắm
7h tối: ăn thêm 240ml sữa
7h 15′ tối: bé ngủ thông đến sáng hôm sau
Những việc không được làm khi cho bé ăn dặm
Thêm muối vào thức ăn của bé
Không giống như người lớn, trẻ em dưới 1 tuổi không cần được bổ sung thêm muối trong những món ăn hàng ngày. Thậm chí, việc nêm nếm, thêm muối vào thức ăn cho bé ăn dặm ngược lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Trong giai đoạn này, bé chỉ cần 1g muối/ ngày, và lượng muối trong sữa mẹ, sữa công thức cũng đã đủ để đáp ứng. Thêm nữa, trong giai đoạn này, thận của bé vẫn còn khá non nớt, và không đủ sức để “gánh” thêm lượng muối dư thừa.
Ngoài muối, mẹ cũng không nên thêm đường, bột ngọt, hay bột nêm vào thức ăn của con. Để bé nếm thử mùi vị tự nhiên của các loại thực phẩm sẽ giúp kích thích và phát triển vị giác cũng như khẩu vị của bé.
Lấy nước bỏ cái
Sợ bé dễ bị hóc hoặc mắc nghẹn, không chỉ hầm xương lấy nước, nhiều mẹ còn “cẩn thận” nghiền rau, xay thịt lấy nước nấu cháo cho con với hy vọng bé hấp thu được hết phần “tinh hoa” được chắt lọc trong nước. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính khiến bé không hấp thụ được khoáng chất và các loại vitamin trong thực phẩm, bởi ngược với suy nghĩ của mẹ, phần lớn các chất dinh dưỡng không nằm trong nước mà đều “ẩn” trong phần cái.
Không tốt như suy nghĩ của mẹ, việc sử dụng nước hầm xương nấu cháo không giúp bổ sung đạm và canxi cho bé, mà ngược lại sẽ khiến con bị khó tiêu, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa do lượng mỡ động vật có quá nhiều trong nước.
Cho bé ăn dặm
Phần lớn vitamin và khoáng chất đều nằm ở “phần cái” mà mẹ bỏ đi
Cho bé ăn dặm không đúng thời điểm
Theo các chuyên gia, 4-6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng “tiếp nhận” những thực phẩm khác ngoài sữa. Tuy nhiên, đó là lý thuyết “chuẩn”. Mỗi bé là một cá thể riêng biệt, vì vậy, sự phát triển của trẻ cũng sẽ khác nhau, có bé ăn sớm, nhưng cũng có bé ăn trễ. Vì vậy, mẹ đừng nên “chăm chăm” vào số tuổi mà “bắt” con ăn dặm. Nên theo dõi một số biểu hiện của bé, để chắc chắn rằng con đã sẵn sàng cho một “thử thách” mới.
Thông thường, khi bước sang tháng thứ 6 bé sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm.
Cái gì cũng xay nhuyễn
Xay nhuyễn mọi thứ trước khi cho bé ăn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị hóc, sặc nhưng lại khiến bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua cơ hội phát triển khả năng nhai. Đồng thời, thường xuyên ăn thực phẩm được xay nhuyễn sẽ khiến bé nhanh chán do chỉ biết nuốt và không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ.
Thời gian ăn “nhây” quá lâu
Bé nhà bạn mất bao lâu để ăn hết một chén cháo? Nếu câu trả lời trên 30 phút, có lẽ mẹ nên xem lại. Theo các chuyên gia, thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, và dù bé chưa ăn được nhiều, mẹ cũng nên ngưng cho bé ăn tiếp. Việc cho bé ăn quá lâu chỉ vừa làm thức ăn “nguội ngắt”, mất dinh dưỡng vừa khiến bé thêm chán ăn. Thêm nữa, nếu thời gian ăn mỗi bữa quá lâu sẽ rút ngắn thời gian đến bữa sau của bé, và đến lúc ăn, bé vẫn còn quá no để có thể tiếp tục ăn thêm nữa.
Trên đây là một số kiến thức cho thời điểm bắt đầu để bé ăn dặm. hãy nghiên cứu bài viết của chúng tôi để có thể chọn một thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm, để bé phát triển hoàn thiện.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)