Nằm mơ thấy cháy nổ cháy bếp ga, cháy điện là điện là điềm báo gì ? –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Thiên Hình: trừ phi đắc địa, trừ phi đương số hành nghề cảnh sát, thẩm phán, tình báo, trạng sư, Thiên Hình bao giờ cũng có nghĩa hình tù. Số tốt lắm thì Hình ứng về sự điều tra của cảnh sát, của tòa án, của giám sát viện hay của cơ quan an ninh tình báo. Trong trường hợp hành nghề thẩm phán, luật sư, cảnh sát, tình báo, tố tụng, Hình chỉ nghề nghiệp, chức vụ, quyền hành bắt giam hay xét xử người khác hoặc kiện thưa kẻ khác. Đi với cát tinh, hao bại tinh, ám tinh, hình tinh khác, Hình càng có nghĩa kiện và tù và bao giờ đương số cũng là nạn nhân. Có thêm sát tinh, tù tội nặng thêm, hình ngục khó thoát, làm cho tán mạng hay tán tài vì hình ngục. Đi với hao bại tinh, đương số khốn quẫn về tinh thần lẫn vật chất như lo sợ hoang mang, chán nản, tuyệt vọng, trốn tránh, mai danh ẩn tích mà lúc nào cũng sợ bị bắt, hoặc phải nuôi chí trả thù mà khổ sở. Cũng có thể hao bại tinh có nghĩa là trong thời gian thọ hình, đương số phải chịu nhiều cực hình như tra tấn, bỏ đói, hành hạ, đầy ải, mắc bệnh nan y.
Liêm Trinh hãm địa: chỉ sự bắt bớ, giam cầm, ở tù. Dù hành nghề gì mà Mệnh, Thân, Quan có Liêm hãm thì vẫn có thể bị hình tù như thường. Do đó, Liêm Trinh hãm địa ác hiểm hơn Thiên Hình nên đi với sát tinh rất dễ bị tù, bị kiện: Liêm, Kình, Đà, Linh, Hỏa - Liêm Hổ - Liêm, Kiếp, Hình ở Mão, Dậu - Liêm, Tham ở Tỵ và Hợi - Liêm, Kình - Liêm, Cự, Kỵ. Tuy nhiên, trường hợp Liêm Tham ở Tỵ và Hợi có Hóa Kỵ hay Tuần, Triệt đồng cung sẽ hóa giải hình tù của Liêm.
Quan Phù, Thái Tuế, Quan Phủ: chỉ bị kiện, bị điều tra, bị chỉ trích, bị vu cáo, bị nói xấu. Đi với sát tinh, khó tránh tù hay thanh toán vì tư thù, thưa kiện rất lôi thôi. Quan tụng liên hệ đến ba sao này thường là tội lường gạt, bội tín, quỵt nợ, sang đoạt. Quan Phù, Quan Phủ chỉ sự phản bội, sự lợi dụng lòng tin, sự xé lẻ, rã đám. Thái Tuế chỉ khẩu thiệt, cãi vã, chửi bới, chỉ trích, bút chiến, công kích.
Thiên La, Địa Võng: chỉ sự bắt bớ, giam cầm hoặc tối thiểu cũng gây trở ngại cho công việc, kìm hãm sự thăng tiến. Hình tụng, kiện tụng chỉ có khi La Võng đi kèm với sát hay hình tinh trong cục diện Mệnh, Thân xấu.
Hóa Kỵ: có nghĩa kiện tụng. Chất của Hóa Kỵ là ganh ghét, ích kỷ, đố kỵ, nói cấu, vu khống để hãm hại người khác một cách tiểu nhân, nhỏ mọn. Quan tụng của Hóa Kỵ tương tự như Thái Tuế. Đi với Thái Tuế, Hóa Kỵ luôn nói xấu thiên hạ, ngồi lê đôi mách, đưa đến đôi co, đối chất, kiện thưa vì ngôn ngữ bất cẩn.
Đà La: chỉ sự ngoan cố, ngỗ ngược, bướng bỉnh, hẹp hòi, câu chấp và có ý nghĩa kiện tụng. Đặc biệt đi với Kỵ, Tuế thì quan tụng rất rõ. Có Đà La, thua kiện cũng không đầu hàng, còn tìm cách chống án, chạy chọt, vận động cho được phần hơn.
Cự Môn hãm địa (ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tỵ): có ý nghĩa kiện cáo, nhất là đi chung với Hóa Kỵ, Thiên Hình hoặc sát tinh, ý nghĩa giống như Hóa Kỵ.
Cách kiện tụng và ngục hình còn do một số bộ sao dưới đây quảng diễn: Xương, Khúc ở Tỵ và Hợi - Xương, Khúc, Phá ở Dần - Nhật, Nguyệt, Riêu, Đà, Kỵ - Binh, Kỵ, Hình - Binh, Phù, Hình.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)
Các tướng gia CHÂU Âu cũng đề xuất những kiểu mặt theo tinh tú (Les étoiles et planètes) áp dụng cho người Âu Châu (Eropienes) như các ngài: Joself Renald, Kur Levin, Somon. Các ông gọi các kiểu mặt như:
1. Mặt của thần Le Génie Soleil (kiểu mặt của thần Mặt trời).
2. Mặt của thần La Lune (kiểu mặt của thần Mặt trăng).
3. Mặt của thần Le Génie Venus (kiểu mặt của sao Kim).
4. Mặt của thần Le Génie Saturne (kiểu mặt của sao Thổ).
5. Mặt của thần Le Génie Mars (kiểu mặt của sao Hỏa).
6. Mặt của thần Le Génie Mercure (kiểu mặt của sao Thủy).
7. Mặt của thần Le Génie Jupiter (kiểu mặt của sao Mộc).
Các ông quan niệm bản chất và tính cách theo quan niệm Âu Châu (Europa) cho người Châu Âu (Europienes). Do đó không mấy áp dụng ở Việt Nam.
nói đây là bộ phận thiết yếu của ngôi nhà.
Những bức tường không chỉ tạo ra gương mặt bên ngoài của ngôi nhà mà còn là hệ thống bảo vệ hữu hiệu nếu xây đúng cách. Việc xây dựng hợp lý bức tường bao quanh vừa góp phần nâng cao trường khí của nhà vừa cải thiện tốt sức khỏe và tâm lý của chủ nhà. Trong phong thủy có hai điều kiêng kị trên hết khi xây tường bao quanh, đó là:
– Kỵ tường bao quanh quá cao, điều này ảnh hưởng đến mỹ quan…
– Kỵ tưòng bao quanh quá gần, điều này chủ yếu ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe gia chủ.
Với điều kỵ thứ nhất, theo Kham Dư học cho rằng đó là điều không cát lợi. Trong kiến trúc hiện đại, tường bao quanh cao hơn hẳn nhà ở thuộc về tướng hung. Có hai lý do:
– Vô tình tạo điều kiện cho kẻ trộm dễ đột nhập hơn.
Theo quan niệm nhiều người, xây tường càng cao càng hạn chế sự đột nhập của kẻ trộm. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Kẻ trộm luôn là những kẻ lén lút, tường cao chót vót sẽ ngăn cản tầm nhìn ra bên ngoài, khiến chúng ta không dễ dàng gì phát hiện hành vi của chúng. Như vậy, hóa ra tường bao quanh có lợi cho kẻ trộm.
– Ảnh hưởng đến mỹ quan
Ấn tượng ban đầu về không gian tổng thể của một ngôi nhà là sự hài hòa trong khu vực. Xây tường bao quanh quá cao là đồng nghĩa với việc từ chối sự hài hòa trong khu vực mình đang sống. Mỗi một căn phòng đều có cá tính riêng của nó, nhưng một ngôi nhà tổng thể thì cần phải thể hiện sự thống nhất.
Nếu đứng từ xa phóng tầm mắt về hướng ngôi nhà, chỉ thấy bức tường sừng sững, cô quạnh… sẽ khiến người ta liên tưởng đến con người của chủ nhà theo hướng tiêu cực như: thiếu phóng khoáng, coi trọng sự hẹp hòi… Bức tranh ngôi nhà hiện lên với ô cửa sổ thơ mộng vì thế mà bị hủy hoại.
Tuy nhiên tránh xây tường bao quanh quá thấp, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bởi lẽ, tường bao quanh còn có công dụng ngăn được tiếng ồn, bụi bẩn.
Với điều kiêng kị thứ hai, Kham dư Dương trạch xem kiểu nhà này là điều không cát lợi. Xây nhà trên vùng đất chật hẹp, xung quanh lại có tường bao quanh sẽ làm cho khoảng cách giữa nhà và tường bị rút ngắn lại, khiến cho người ở bị áp lực mạnh, có cảm giác tù túng, bị trói buộc chân tay; hơn nữa sự thông gió và cường độ ánh sáng bị hạn chế.
Nhưng hiện nay, diện tích xây dựng nhà ngày càng bị thu hẹp lại, nhất là ở thành phố và các vùng lân cận. Chúng ta có thể khắc phục bằng một số giải pháp sau:
– Chừa một khoảng 20cm ở chân tường. Như thế sẽ cải thiện được sự thông gió, ánh sáng; chúng ta có thể tận dụng diện tích này để trồng hoa cỏ sẽ tạo nên một không gian riêng, hiền hòa…
– Xây tường không cao quá một tầng lầu để khỏi ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, trong ô cửa sổ mỗi nhà cần có một bình phong cản tầm nhìn.
Đối với nhà có cửa sổ mở ở hướng chệch Tây, chệch Bắc thì việc thiết kế không có vấn đề gì. Nhà có cửa sổ mở ở hướng Nam, hướng Bắc, vì cảnh trí trong nhà bị người ngoài nhìn vào được hết nên làm vật che chắn sẽ rất công phu.
Sử dụng các loại màn cửa sổ, màn lá trúc vừa có tác dụng che chắn tầm nhìn từ bên ngoài, vừa có tác dụng thông gió, ánh sáng, vừa tạo nên một không gian thẫm mỹ.
Chùa Non Nước tọa lạc tại địa phận đường Lê Đại Hành, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.
Chùa Non Nước ở Ninh Bình là một ngôi chùa cổ tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của thành phố Ninh Bình.
Núi Non Nước có tên cổ là Dục Thúy Sơn, nghĩa là “con chim trả” tắm bên dòng sông nước bạc”, cao trên 100m. Núi nằm ở vị trí ngã ba sông, giao giữa sông Vân với sông Đáy. Hàng trăm năm trước, chân núi bị sóng biển bào mòn, khoét thành một hõm sâu, từ xa nhìn lại, núi giống như một mái hiên hình vòm cuốn che rợp cả một khoảng sông xanh.
Dưới chân núi là chùa Non Nước – một ngôi chùa cổ kính đã có hàng trăm năm tuổi, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông, quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng một ngôi chùa thờ Phật dưới chân núi Dục Thúy Sơn về phía Đông. Chùa được xây bằng đá, mái cong rồng lượn và đã xuất hiện tháp là nơi thờ Phật. Trong tháp đặt một tượng Phật chính và một số tượng phụ.
Sang thế kỷ XIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp. Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư. Chính vì vậy, đến đời Trần, tháp Linh Tế đổ vỡ. Đến thời vua Trần Hiến Tông (1337), tháp Linh Tế được khởi công xây dựng lại. Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng – tức là người Ninh Bình). Khi đang giữ chức Tả ty Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài “Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký” (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế xây dựng lại xong. Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây dựng lại cao 4 tầng: “Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ”.
Cuối thời Hậu Lê tháp Linh Tế bị đổ vỡ. Chùa có hai cổng, một cổng ra vào ở phía bắc, một cổng ở phía đông nam nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người ra thả cá chép vào ngày ông táo chầu trời.
Từ sân chùa Non Nước bên sông Đáy bạn có dịp ngắm cây cầu Ninh Bình lịch sử, cầu Non Nước hiện đại và cuộc sống của cư dân trên sông Đáy. Năm 2006, chùa đã được trùng tu lại và khánh thành mới nhung vẫn giữ được vẻ thiêng liêng, trầm mặc.
Mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về thăm quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.
Có rất nhiều ông bố bà mẹ đang phải tốn rất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm cho con trai mình một cái tên. Nhưng để đặt tên cho con thật đẹp thật ý nghĩa lại không hề đơn giản. Hơn nữa đặt tên bằng Tiếng anh cho con đang là trào lưu được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm và hưởng ứng. Vì hiện nay Tên Tiếng anh đang du nhập nhiều vào nước ta môt cách phổ biến. Hơn nữa tên Tiếng anh lại có nhiều ẩn nghĩa tương đồng Tiếng Việt rất ý nghĩa. Ở bài trước chúng Xem Tướng Chấm Net đã viết bài về Tên tiếng anh hay cho con gái năm 2018. Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật danh sách những tên Tiếng anh hay cho con Trai 2018 lại vô cùng ý nghĩa các ông bố bà mẹ cùng tham khảo để chọn cho con trai mình một cái tên Tiếng anh đẹp nhé!
Nội dung
Alfred – “lời khuyên thông thái”
Aadarsh : Biểu trưng cho lý trí, mẫu mực lý tưởng
Aiden: Gốc Ai-len được mệnh danh là những cậu trai rất nhã nhặn, rõ ràng, hăng say và nồng nhiệt
Alan: Nguồn gốc từ Ai-len, là cái tên được yêu thích trong nhiều thập kỷ và mang nghĩa “đẹp trai, hào hoa”
Angel: Khi nói đến tên này chắc các bạn cũng sẽ hơi bất ngờ nhưng đây là một cái tên rất phổ biến cho các bé trai bắt nguồn từ Hy Lạp, nó mang hình tượng trưng của những sứ giả truyền cảm hứng
Anthony: Nguồn gốc Latin , xuất phát từ dòng dõi La Mã cổ, mang ý nghĩa “đáng khen ngợi”.
Avery: Những cậu bé nghịch ngợm, khỏe khoắn, giỏi ngoại giao và có nụ cười tỏa nắng
Bryan: Ám chỉ những chàng trai mạnh mẽ, yêu thích khám phá
Camden: Bắt nguồn từ xứ sở Xcốt-len, Camden dần trở nên phổ biến chỉ qua một chương trình truyền hình nổi tiếng “7th Heaven” cùng thời, mang nghĩa là “ngọn gió nơi thiên đường”
Charles: Ám chỉ những chàng trai tự do tự tại, hào phóng, luôn mang trong mình một tâm hồn nghệ sĩ. Cái tên truyền thống này bắt nguồn từ nước Pháp
Daniel: Gốc Do Thái, cái tên mang cảm hứng vô tận về phong cách và thời trang mỗi khi hiện diện.
David: Cái tên kinh điển trong mọi thời đại với ý nghĩa “người yêu dấu”
Dominic: Tượng trưng cho những chú bé dễ thương, bụ bẫm và “thuộc về những chúa trời”
Dylan: Trong thần thoại xứ Wales thì nó được mệnh danh là “con trai của biển cả”
Đặt tên tiếng Anh cho con Trai theo chữ cái E
Edward: “Thần tài hộ mệnh” – những người đem lại may mắn về tiền bạc cho người khác, kiên định trong cuộc sống và rất có “sức hút”
Hugh – “trái tim, khối óc”
Hayden: “thung lũng mơ mộng” – một anh chàng ngọt ngào, đầy trìu mến
Henry: Gốc Đức: là những chàng hoàng tử tốt bụng và tử tế, có thể trở thành trụ cột của giang sơn
Isaac: Người mang lại tiếng cười cho tất cả mọi người, cái tên đáng yêu này rất hay được các gia đình người Do Thái đặt cho con trai bé bỏng của họ
Jackson: Nếu bạn muốn bé trai của mình là một sự ấn tượng lớn đối với người khác thì hãy đặt tên này nhé. Những chàng trai mang tên này thường có thiên hướng nghệ sỹ, hòa đồng và tính sáng tạo cao
John/ Ian: Những cái tên phổ biến nhất trong lịch sử, mang ý nghĩa đáng mến, nhã nhặn, đầy lòng khoan dung
Julian: Vì sao tinh tú trên bầu trời, tượng trưng cho sự trẻ trung, linh hoạt
Kaden Arabic: “ người bầu bạn” – là những chàng trai tâm lý, vững chắc, có thể tin tưởng và gắn bó với bạn đời
Kai: “biển cả” – xuất nguồn từ quần đảo Hawaii, cái tên mang thiên hướng ngoại lai, đa văn hóa vùng miền
Kayden: Là cái tên đã được hơn 4.000 phụ huynh trên toàn Thế giới lựa chọn năm 2015, mang ý nghĩa “cuộc chiến đấu”
Kevin: Ám chỉ những anh chàng đẹp trai, hào hoa và dễ mến
Leo: Trong tiếng Latin, Lion tượng trưng cho những chú sư tử, ám chỉ những chàng trai mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sáng tạo và rất tử tế
Liam: Là cái tên ngắn gọn dành cho bé trai mang trong mình hình tượng, ý chí của một chiến binh dũng cảm, kiên cường.
Lucas: Được bắt nguồn từ nước Đức, Do Thái, những bé trai có tên cực ngầu này mang ý nghĩa “người thắp lên ánh sáng”
Mason: Nguồn gốc từ Pháp, chỉ những con người mạnh mẽ, làm việc chăm chỉ, cần cù, họ được ví với những viên ngọc quý trên thế gian
Mateo: Bắt nguồn Tây Ban Nha, cái tên ám chỉ những người luôn ẩn chứa sức hút với người đối diện, tràn đầy năng lượng, tương tự với những người mang tên Matthew.
Matthew/Nathan/ Theodore: Món quà của Chúa , món quà của Chúa ban tặng.
Max: “điều tuyệt vời nhất” – một bé trai thông minh, lanh lợi
Michael: Cái tên vô cùng được yêu thích và quen thuộc, hay được các bà mẹ dùng để đặt tên cho hoàng tử của mình
Nathaniel: Những chàng trai nho nhã, ga lăng, ăn nói khéo, là “món quà từ nơi thiên đường” ban xuống
Nicholas: Mang ý nghĩa “người đứng trên đài vinh quang”, tượng trưng cho những chiến thắng vẻ vang, đây là một trong những cái tên rất hay được dùng tại nước Mỹ và có nguồn gốc từ Hy Lạp
Nolan:Những chàng trai mang tên Nolan là những “nhà vô địch”
Oscar – “người bạn hòa nhã”
Owen: Trong những gia đình thuộc Ai-len cái tên này mang sự tinh túy của tầng lớp thượng lưu đồng thời tượng trưng cho những chiến binh trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết, sinh lực
Patrick: Thuộc dòng dõi quý tộc, những người có khí chất thanh cao, sáng lạn, có tầm nhìn xa trông rộng.
Phoenix: Được ví như những con chim bay vút lên từ đống tro tàn, tượng trưng cho cảm hứng và hy vọng, đứa trẻ mang tên Phoenix luôn có tư tưởng lạc quan và lý trí
Paul: “bé nhỏ”, tiếng Latin, biểu trưng cho những chàng trai đơn giản, khá nhạy cảm, nhã nhặn
Richard: “Vương quyền” – bắt nguồn từ các nước Anh, Đức và là cái tên được sử dụng khá nhiều trong thập kỷ qua để mô tả những chàng trai nhiệt tình, ngay thẳng
Ruth – “người bạn, người đồng hành”
Riley: Những chàng trai đôn hậu, trí nhớ tốt, thích chăm sóc cho người khác
Robert: “ rực rỡ, chói lóa” – chỉ những người tài hoa, lỗi lạc, dễ gần, có thái độ sống điềm tĩnh
Ryan: Mang ý nghĩa là “quốc vương nhí”, được bắt nguồn từ dòng họ Riain vùng Ai-len
Ryder: Là một họ của người Anh, mang bóng dáng của một sứ giả, kỵ binh và giàu lòng trung thành
Ryker: “giàu có” – chỉ những người đàn ông nổi tiếng và có địa vị, lịch lãm và tài năng trong xã hội
Samuel: Mang ý nghĩa “chúa đã chứng giám”
Solomon – “hòa bình”
Tyler: Những bé trai mang tên này sẽ là một anh chàng cực ngầu, hoàn mỹ và tươi trẻ, dẫn đầu những xu hướng
William: Được bắt nguồn từ nước Đức, Anh, các chàng trai mang cái tên này thường trung thành, quả cảm và có thể chở che cho “cô gái” của mình suốt đời.
Wilfred : “ý chí, mong muốn”
Zane: Mang nghĩa là “món quà từ chúa trời”, tượng trưng cho sự tham vọng, độc lập, ý chí mạnh mẽ
Zohar: Chỉ những người thông minh, xuất chúng
(1) Quá thích nghĩa tên tiếng Việt của mình nên cũng muốn tên tiếng Anh của mình hay như vậy
(2) Muốn một cái tên tiếng Anh thật hay, thật ấn tượng smiley
Andrew – “hùng dũng, mạnh mẽ”
Alexander – “người trấn giữ”, “người bảo vệ”
Arnold – “người trị vì chim đại bàng” (eagle ruler)
Brian – “sức mạnh, quyền lực”
Chad – “chiến trường, chiến binh”
Drake – “rồng”
Harold – “quân đội, tướng quân, người cai trị”
Harvey – “chiến binh xuất chúng” (battle worthy)
Leon – “chú sư tử”
Leonard – “chú sư tử dũng mãnh”
Louis – “chiến binh trứ danh” (tên Pháp dựa trên một từ gốc Đức cổ)
Marcus – dựa trên tên của thần chiến tranh Mars
Richard – “sự dũng mãnh”
Ryder – “chiến binh cưỡi ngựa, người truyền tin”
Charles – “quân đội, chiến binh”
Vincent – “chinh phục”
Walter – “người chỉ huy quân đội”
William – “mong muốn bảo vệ” (ghép 2 chữ “wil – mong muốn” và “helm – bảo vệ”)
Albert – “cao quý, sáng dạ”
Donald – “người trị vì thế giới”
Frederick – “người trị vì hòa bình”
Eric – “vị vua muôn đời”
Henry – “người cai trị đất nước”
Harry – “người cai trị đất nước”
Maximus – “tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất”
Raymond – “người bảo vệ luôn đưa ra những lời khuyên đúng đắn”
Robert – “người nổi danh sáng dạ” (bright famous one)
Roy – “vua” (gốc từ “roi” trong tiếng Pháp)
Stephen – “vương miện”
Titus – “danh giá”
Alan – “sự hòa hợp”
Asher – “người được ban phước”
Benedict – “được ban phước”
Darius – “người sở hữu sự giàu có”
David – “người yêu dấu”
Felix – “hạnh phúc, may mắn”
Edgar – “giàu có, thịnh vượng”
Edric – “người trị vì gia sản” (fortune ruler)
Edward – “người giám hộ của cải” (guardian of riches)
Kenneth – “đẹp trai và mãnh liệt” (fair and fierce)
Paul – “bé nhỏ”, “nhúng nhường”
Victor – “chiến thắng”
Abraham – “cha của các dân tộc
Daniel – “Chúa là người phân xử”
Elijah – “Chúa là Yah / Jehovah” (Jehovah là “Chúa” trong tiếng Do Thái)
Emmanuel / Manuel – “Chúa ở bên ta”
Gabriel – “Chúa hùng mạnh”
Issac – “Chúa cười”, “tiếng cười”
Jacob – “Chúa chở che”
Joel – “Yah là Chúa” (Jehovah là “Chúa” trong tiếng Do Thái)
John – “Chúa từ bi”
Joshua – “Chúa cứu vớt linh hồn”
Jonathan – “Chúa ban phước”
Matthew – “món quà của Chúa”
Nathan – “món quà”, “Chúa đã trao”
Michael – “kẻ nào được như Chúa?”
Raphael – “Chúa chữa lành”
Samuel – “nhân danh Chúa / Chúa đã lắng nghe”
Theodore – “món quà của Chúa”
Timothy – “tôn thờ Chúa”
Zachary – “Jehovah đã nhớ”
Douglas – “dòng sông / suối đen”;
Dylan – “biển cả”,
Neil – “mây”, “nhà vô địch”, “đầy nhiệt huyết”
Samson – “đứa con của mặt trời”
Blake – “đen” hoặc “trắng” (do chưa thống nhất về nguồn gốc từ chữ blaec hay từ chữ blac trong tiếng Anh cổ.)
Peter – “đá” (tiếng Hán: thạch)
Rufus – “tóc đỏ”
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Bát trạch chính là chỉ căn nhà của tám loại quẻ hào phương vị khác nhau là Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Li, Chấn, Tốn.
Phong thủy học dùng chu kỳ Tam nguyên Giáp Tý 180 để đoán thuộc tính bát quái của con người, can, chi mỗi năm. Trong đó Càn, Khôn, Cấn, Đoài gọi là Tây Tứ mệnh. Khảm, Li, Chấn, Tốn gọi là Đông Tứ mệnh. Người có Tây Tứ mệnh chỉ hợp sống trong căn nhà Tây Tứ trạch Càn, Khôn, Cấn, Đoài. Người có Đông Tứ mệnh hợp sống trong căn nhà Đông Tứ trạch Khảm, Li, Chấn, Tốn. Nếu sai sống trong căn nhà sai khác mệnh sẽ gặp họa hung ngay.
Trong cuốn “Dương Trạch thập thư – Luận phúc nguyên” có viết: “Cái quyết sơ thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thuyết nhân sinh phản ra lưỡng nghi là Đông vị, Tây vị. Tứ tượng là Đông Tứ vị, Tây Tứ vị. Bát quái là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài…Tất cả những điều trên là chỉ tạo hoá tự nhiên của trời đất. Nếu Phúc nguyên (tức là thuộc tính sinh niên bát quái) sai thì Đông tứ sửa Tây, Tây Tứ sửa Đông, cát tinh biến thành hung tinh, tuy ngoại hình và nội hình là cát nhưng không thể dùng được, quan hệ rất lớn”. Như vậy, những người có cung mệnh khác nhau sẽ ở trong những ngôi nhà không giống nhau. Tiếp đó cũng phải nghiên cứu đến vị trí toạ hướng, hướng cửa, đường đi, giếng nước, nhà bếp, chuồng nuôi, lối thoát nước…Nếu dùng lung tung sẽ không tốt.
Tuổi Canh Thân
1./ Nguyễn Trãi (1380-1442): hiệu là Ức Trai là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất, vĩ đại
Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông.
Nguyễn Trãi gốc làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sinh ra ở Thăng Long, sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây.
Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc ngoại xâm và lập lên triều Hậu Lê.
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án oan Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử.
Tháng 7 năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng NguyễnTrãi tước Tán Trù Bá
Hiện nay, ở Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) có khu lưu niệm Nguyễn Trãi và gia tộc của ông. Các thế hệ giàu lòng ngưỡng mộ đối với tổ tiên, từ khắp mọi miền của đất nước, đã không ngớt kéo về Côn Sơn để tưởng nhớ Nguyễn Trãi - người con quang vinh của lịch sử nước nhà.
2./Lương Thế Vinh (1460–1497): Trạng nguyên, làm quan triều Lê Thánh Tông.
Danh sĩ Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghị, hiệu Thụy Hiên, người quê xã Cao Hương, huyện Thiên Bản, tỉnh Nam Định nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Năm Quý Mùi 1463, ông đỗ trạng nguyên khi mới 23 tuổi.
Đền thờ Lương Thế Vinh xã Cao Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ông làm quan đến Thừa chỉ ở Viện Hàn lâm, có chân trong Tao đàn Nhị thập bát tú thời ấy. Bình sinh hiếu học, đọc rộng các sách, ông có soạn nhiều sách về đạo Phật và quyển Toán pháp đại thành. Các sĩ phu và nhân dân cảm phục tài đức ông, tục gọi ông là Trạng Lường (biểu dương ông về khoa toán pháp).
Lương Thế Vinh là một ông quan tài giỏi, thông thạo văn chương, giỏi giang âm nhạc, tinh tường toán pháp. Ông còn nổi tiếng về lòng mến dân và đức tính thẳng thắn, trung thực. Ngay đối với vua, ông cũng hay châm biếm khôi hài, không chịu câu thúc. Ông thường mượn việc để răn dạy từ vua đến quan.
Khi ông mất, được phong làm Phúc thần, nơi đình Cao Hương còn có bức vẽ chân dung ông.
3./ Phạm Vĩ Khiêm (1740-1787): Tên là Phạm Nguyễn Du, danh sĩ thời Lê Mạt.
4./Nguyễn Tri Phương (1800-1873): một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Nguyễn Tri Phương tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân 1800, quê làng Đường Long (Chí Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.
Năm Quý Mùi (1823), ra làm quan cho triều Nguyễn. Ông từng giữ các vị trí quan trọng trong triều đình và được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế).
Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
Trong trận chiến bảo vệ thành Hà Nội tháng 11 năm 1873, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa"Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch), thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức soạn bài văn tế cho ba vị công thần (Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm, Nguyễn Tri Phương) và cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương tại quê nhà.
5./Mai Xuân Thưởng (1860-1887): Lãnh tụ phong trào Cần Vương ở Bình Định.
Mai Xuân Thưởng lúc nhỏ tên là Phạm Văn Siêu, là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19 ở Bình Định (Việt Nam).
Mai Xuân Thưởng là người thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Năm 1884, ông đỗ cử nhân ở trường thi Bình Định. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đứng ra chiêu mộ nghĩa quân phối hợp với nghĩa quân của Tổng đốc Đào Doãn Địch ốm chết, Mai Xuân Thưởng được tôn làm nguyên soái.
Tháng 9 năm Aát Dậu (1885), ông làm lễ tế cờ tại Lộc Đổng, rồi xuất quân diệt giặc, thanh thế của nghĩa quân lan rộng, lừng lẫy. Những trận đánh ở Cẩm Vân, Thủ Thiện đã gây cho địch nhiều tổn thất.
Không bắt được Mai Xuân Thưởng, thực dân Pháp đã bắt giam mẹ ông. Vì chữ hiếu theo quan niệm của người xưa, ông đã ra nộp mình tại đình Phú Phong. Khi được khuyên ra hàng, ông khẳng khái trả lời: "Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có hàng đầu tướng quân!"
Bọn giặc giải ông về thành Bình Định và xử chém vào ngày rằm tháng tư năm Đinh Hợi (1887). Năm đó, ông 27 tuổi.
>> Đã có TỬ VI 2016 mới nhất. Xem ngay!
>> Đã có LỊCH VẠN NIÊN 2016 mới nhất. Xem ngay!
Tuổi Giáp Thân
1./Đồng Kiên Cương (1284-1330): Vị tổ thứ hai trong Trúc Lâm tam tổ
Đồng Kiên Cương sinh ngày 7 tháng 5 niên hiệu Thiệu Bảo thứ 4, tức năm 1284, quê ở làng Cửu La, huyện Chí Linh, lộ Lạng Giang (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). sau này đi tu mới đổi pháp hiệu là Pháp Loa.
Là một người lãnh đạo sáng suốt, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Pháp Loa đã đưa Thiền phái Trúc Lâm phát triển tới một đỉnh cao mới. Ông cũng là người tổ chức ấn hành Đại Tạng Kinh, một cuốn sách quan trọng của Phật giáo tại Việt Nam…
Ông mất ngày 3 tháng 3 năm 1330, thọ 42 tuổi. Sau khi được tin Pháp Loa viên tịch, Thượng hoàng Trần Minh Tông ngự bút truy tặng ngài là Tịnh Trí Đại Tôn Giả.
Mặc dù qua đời khá sớm nhưng trong suốt 24 năm ròng rã, Pháp Loa đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà thầy mình là Trần Nhân Tông giao phó, trở thành vị tổ nổi tiếng của dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
2./Nguyễn Đức Đạt (1824 -1887): Tức Thám Đạt, vị thầy học danh tiếng, quê Nghệ An.
Nguyễn Đức Đạt, tự Khoát Như, sinh năm 1824 tại làng Hoành Sơn, xã Nam Hoa Thượng, tổng Trung Cần, nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng: cha là Nguyễn Đức Diện đỗ cử nhân năm 1824, con là Nguyễn Đức Hiển đỗ cử nhân năm 1912 và cháu là Nguyễn Đức Vân đỗ phó bảng năm 1906.
Từ thuở nhỏ Nguyễn Đức Đạt nổi tiếng thông minh, học giỏi và uyên bác về nhiều mặt. Ông đỗ cử nhân khoa Đinh Mùi (1847) đến khoa thi Quý Mão đời Tự Đức (1853), ông cùng Nguyễn Văn Giao, người làng Trung Cần đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh tức Thám hoa.
Buổi đầu Nguyễn Đức Đạt được bổ làm quan ở Viện Tập Hiện làm thị giảng rồi bổ làm Cấp sự trung. Được một thời gian ông xin triều đình về quê mở trường dạy học và phụng dưỡng cha mẹ già. Nghe tiếng về trình độ học vấn và đức độ của ông, sĩ tử gần xa đến xin học rất đông. Trường học không đủ chỗ ngồi, những buổi bình văn, thầy Đạt phải chuyển trường lên núi Nam Sơn, cách nhà khoảng 500m.
Thám Đạt, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục, khoa cử triều Nguyễn
Nguyễn Đức Đạt đã có những phân tích, kiến giải khác thường, khá tích cực so với thời đại về Đạo Nho và có đóng gớp nhiều vào sự nghiệp giáo dục nước ta thời Nguyễn
3./Nguyễn Văn Tường (1824-1886): Phụ chính đại thần khi Tự Đức mất. Bị Pháp đày đi Tahiti.
Nguyễn Văn Tường là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn. Ông xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc làng An Cư, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1850, ông đậu cử nhân, được nhận chức huấn đạo (phụ trách việc dạy và học) tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1853, huyện Thành Hóa, thuộc tỉnh Quảng Trị được thành lập. Ông được bổ làm tri huyện ở đó cho đến 9 năm sau. Tại đây, ông đã xây dựng được một căn cứ địa tốt cho Huế. Ông lại chứng tỏ là một người rất có tâm và tài trong việc đoàn kết người Thượng với người Kinh.
Ngày 23 tháng 5 âm lịch, Ất Dậu (ngày 4 tháng 7, bước sang ngày 5 tháng 7 năm 1885) ông cùng Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công một cách bất ngờ vào Sứ quán Pháp bên kia sông Hương và doanh trại Pháp tại Mang Cá (Huế), nhưng thất bại. Sau một thời gian ngắn ông bị Pháp bắt và đưa đi lưu đày. Ngày 30 tháng 7 năm 1886, tại Papeete, một làng trên quần đảo thuộc địa Tahiti của Pháp, Nguyễn Văn Tường mất vì bệnh ung thư cổ họng.
4./Dương Bá Trạc (1884-1944): Tham gia phong trào Duy Tân, tác giả Nét mực tình.
Dương Bá Trạc, biệt hiệu Tuyết Huy, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1884, quê làng Phú Thị, nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Ông là con Dương Trọng Phổ (1862-1927), một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ, là anh ruột Dương Quảng Hàm (1898-1946) và Dương Tụ Quán (1902 -1969), cả hai đều là nhà giáo tiến bộ thời cận đại.
Là người rất thông minh, mới 16 tuổi, Trạc đã thi đỗ cử nhân (khoa năm Canh Tý 1900)
Đỗ đạt rồi, Trạc không ra làm quan như thói thường. Ông ôm khát vọng thức tỉnh quốc dân khỏi cơn mê nô lệ, chống sự đô hộ của thực dân đế quốc. Ông từng cùng Phan Châu Trinh đi diễn thuyết nhiều nơi, cổ động chủ nghĩa duy tâm tự cường, cùng Tăng Bạt Hổ lên thăm Đề Thám ở Nhã Nam, đi suốt từ Bắc vào Nam để gặp gỡ bạn bè, chiêu mộ đồng chí.
Cả đời bôn ba, trong lòng ôm mối hận chưa thỏa được chí cứu nước, Dương Bá Trạc sinh bệnh và mất ngày 11 tháng 12 năm 1944 tại Singapore,
5./ Hồ Biểu Chánh (1884-1958): là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.
Hồ Biểu Chánh, tên thật là, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ. Ông là một công chức thanh liêm thời Pháp thuộc, làm Chủ quận (Quận trưởng) nhiều quận ở Nam Kỳ thuộc Pháp.
Với bút danh Hồ Biểu Chánh, ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, khảo luận, phê bình, kịch, và đã xuất bản hơn sáu mươi tiểu thuyết. Ông được xem là một trong những nhà văn góp phần khai phóng văn học miền Nam đầu thế kỷ 20.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
>> Xem VẬN HẠN 2016 mới nhất!
>> Xem TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhât!
Tuổi Bính Thân
1./Hứa Tam Tỉnh (1476-?): Tức Trạng Ngọt
Ông là văn thần đời vua Lê Uy Mục, quê làng Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ông đẹp trai, nổi tiếng văn học, đi thi khoa Mậu thìn 1508, ông đỗ bảng nhãn, 32 tuổi. Bấy giờ, vị trạng nguyên khoa này là Nguyễn Giản Thanh, tướng mạo kém ông. Khi các vị tân khoa vào chầu, nhà vua khen tướng mạo ông và gọi đùa là "Mạo Trạng nguyên" (Trạng nguyên dáng đẹp).
Khi làm chức Thị thư, khoảng năm Quí dậu 1513, ông sung chức Phó sứ, sang nhà Minh. Về sau, ông lại làm quan nhà Mạc đến chức Thượng thư bộ Lại, tước Đôn giáo Hầu. Rồi cùng Nguyễn Văn Thái đi sứ nhà Minh, cầu phong cho họ Mạc. Lúc về, được tặng Thiếu bảo, lãnh việc dạy con vua Mạc.
2./Nguyễn Đôn Tiết (1836-?): Phó bảng, tham gia phong trào Cần Vương đánh Pháp.
Nguyễn Đôn Tiết là người làng Thọ Vực, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa.
Năm Kỷ Mão (1879), ông đỗ Phó bảng, làm Tri phủ một thời gian. Sau tháng 7 năm 1885, hưởng ứng dụ Cần vương, ông về quê chiêu mộ quân rồi tham gia chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình (thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa).
Tháng 3 năm 1886, ông bị quân Pháp bắt được, đày đi Côn Đảo, rồi mất tại đấy (1887), hưởng dương 51 tuổi.
3./Hoàng Ngọc Phách (1896-1973): Nhà giáo, tác giả cuốn Tố Tâm.
Quê ở làng Đông Thái xã Yên Đường (nay là xã Tùng Ảnh) tổng Việt Yên, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, hiệu là Song An.
Suốt 20 năm dạy học dưới chế độ thực dân do có liên quan xa gần đến phong trào yêu nước trong các trường đại học ông luôn bị chuyển đến hết nơi này đến nơi khác.
Năm 1935 về dạy học tại Bắc Ninh nhiều lần giữ chức Giám đốc học khu Bắc Ninh cho đến tận Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám thành công ông giữ những trọng trách trong ngành giáo dục, sau ngày hoà bình lập lại ông công tác ở Ban tu thư Bộ giáo dục, tham gia sưu tầm biên soạn các công trình về văn học cổ điển, cận đại dân gian Việt Nam.
Lịch sử văn học Việt Nam đã chọn Hoàng Ngọc Phách làm người thể hiện những bước chuyển về chất ấy - người mở cánh cửa đầu tiên cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Với tác phẩm “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách đã tạo nên một cuộc cách tân lớn trong nghệ thuật.
Hoàng Ngọc Phách không chỉ là một nhà văn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học và sự trưởng thành của khoa học xã hội mà ông còn là một nhà giáo thế hệ của những người khai sinh ra nền giáo dục của chế độ mới.
4./Hồ Tùng Mậu (1896-1951): Chiến sĩ yêu nước hoạt động cách mạng nhiệt thành.
Hồ Tùng Mậu tên khai sinh là Hồ Bá Cự, khi xuất dương sang Thái Lan hoạt động mới mang tên Hồ Tùng Mậu và trở thành tên gọi chính thức đến khi qua đời.
Ông người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa cử, truyền thống yêu nước.
Hoàn cảnh gia đình, quê hương, xã hội đã sớm hun đúc tinh thần yêu nước cách mạng, căm thù đế quốc. Cuối tháng 4/1920, Hồ Bá Cự từ giã vợ, con nhỏ sang Thái Lan, rồi 3 tháng sau được sang Trung Quốc tìm gặp các nhà cách mạng tìm gặp các nhà cách mạng Xứ Nghệ đang hoạt động ở đây là Phan Bội Châu, Hồ Ngọc Lãm v.v... Tại đây, Hồ Tùng Mậu cùng Lê Hồng Sơn lập ra Tâm Tâm xã, tập hợp số thanh niên hăng hái kiên quyết cùng chí hướng, hy sinh quyền lợi cá nhân, cùng nhau mưu đồ giải phóng dân tộc.
Sau khởi nghĩa ông được giao nhiều nhiệm vụ: Phụ trách trường quân chính Nhượng Bạn, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu IV, Uỷ viên thường vụ Liên khu uỷ, Tổng thanh tra Ban thanh tra Chính phủ, Hội trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Ở bất kỳ địa vị công tác nào, ông đều hăng hái, nhiệt tình và phát động được cán bộ, nhân dân tham gia. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc tháng 2/1951, Hồ Tùng Mậu được bầu làm uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương và vẫn giữ các công tác cũ.
Ngày 23/7/1951 trên đường công tác , ông hy sinh do bị máy bay Pháp ném bom.
5./Phạm Hồng Thái (1896-1924): Tham gia hoạt động phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương.
Phạm Hồng Thái tên thật là Phạm Thành Tích, quê Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ.
Là một người yêu nước, sớm tham gia các phong trào dân chủ, năm 1918 ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập.
Chiều tối ngày 19 tháng 6 năm 1924, Phạm Hồng Thái đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Meclanh. Vụ đặt bom thành công, bom nổ nhưng Mec-lanh thoát chết, chỉ bị thương. Bị cảnh sát phát hiện và truy đuổi ráo riết, Phạm Hồng Thái nhanh chóng thoát ra ngoài, nhảy xuống sông Châu Giang định bơi sang bên kia bờ. Nhưng dòng nước xoáy làm Phạm Hồng Thái không đến được điểm hẹn, ông đã anh dũng hy sinh. Sự kiện này đã được báo chí Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới đưa tin nhiều ngày liền với tên gọi “Tiếng bom Sa Điện”.
Nhân dân Quảng Châu cho đó là hành vi nghĩa liệt, đưa thi thể Phạm Hồng Thái mai táng ở chân đồi Bạch Vân. Sau này mộ Liệt sỹ Phạm Hồng Thái được chuyển về xây tại Nghĩa trang Trung ương Hoàng Hoa Cương, bên cạnh các Liệt sĩ Trung Quốc, mộ chí ghi “Việt Nam Phạm Hồng Thái Liệt sĩ chi mộ”
6./Khải Hưng (1896-1947): nhân vật trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn với nhiều cuốn tiểu thuyết xuất sắc.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư, bút hiệu khác Nhị Linh, sinh năm 1896 tại làng Cổ Am, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương.
Thuở nhỏ học chữ nho, rồi theo Tây học (lycée Albert Sarraut, có nơi ghi Paul Bert). Sau khi đậu tú tài Pháp, ban triết, Khái Hưng dậy ở tư thục Thăng Long, ở đây ông gặp Nhất Linh và thành lập nhóm Tự Lực Văn Đoàn với nhiều cuốn tiểu thuyết xuất sắc mở ra cả một phong trào sau này.
7./Vũ Đình Long (1896-1960):
Ông Vũ Đình Long là người làng Mục Xá, xã Cao Dương,huyện Thanh Oai, Hà Nội. Ông là người khai sinh ra nền kịch nói Việt Nam bằng vở kịch Chén thuốc độc (1921).
Ông là một người suốt đời phấn đấu cho một nền đạo đức trong sáng, giữ vững thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ông là người có công lớn trong việc chấn hưng và phát triển nền văn học nước nhà. Ông mở Nhà xuất bản Tân Dân để tạo điều kiện cho các nhà văn phát triển tài năng. Dưới con mắt tinh đời của ông, nhiều nhà văn đã được khích lệ và trở thành những nhà văn lớn của Việt Nam. Nhà xuất bản Tân Dân là một nhà xuất bản lớn vào loại nhất của Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8.1945.
Ông là người sống trong sạch, không vụ tiền tài, tiền công diễn các vở kịch của ông thời ấy, ông không nhận mà là để góp phần công đức nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi.
>> Xem bói 12 CUNG HOÀNG ĐẠO 2016 mới nhất!
>> Xem bói 12 CON GIÁP 2016 mới nhất!
Tuổi Mậu Thân
1./ Nguyễn Ưng Lịch (1872-1943): Tức vua Hàm Nghi.
Hàm Nghi là vị vua thứ tám triều Nguyễn, con của Kiến thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột vua Kiến Phúc.
Năm 1883 và 1884, triều đình Huế kí các Hiệp ước Hacmăng (Harmand) và Patơnôt (Patenôtre) đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chuyển sang một bước ngoặt.
Ngày 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết thuộc phái chủ chiến bất ngờ tiến công quân Pháp ở Huế nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi rút lên miền núi các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, ra chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân ra sức giúp vua, cứu nước, được nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng.
Ngày 1.1.1888, Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc phản bội, bắt và giao cho Pháp. Hàm Nghi bị đưa đi an trí ở Angiêri. Hàm Nghi vẫn giữ lối sống truyền thống của đất nước và dân tộc Việt Nam.
2./Thiếu Sơn (1908-1978):
Thiếu Sơn tên thật là Lê Sĩ Quý. Ông là nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học Việt Nam. Ông sinh tại Hải Dương trong một gia đình có truyền thống Nho học.
Cả cuộc đời ông tham gia nghệ thuật, bắt đầu viết cho Nam Phong tạp chí và sau này còn viết cho nhiều báo khác nữa, như: Tiểu thuyết thứ Bảy, Đại Việt tạp chí, Nam Kỳ tuần báo... Với ngòi bút của mình ông đấu tranh không mệt mỏi chống Pháp, chống Mỹ đến nỗi hai lần bị bắt giam và đày ra nhà tù Côn Đảo (1972)
Năm 1973, ông được tự do và trở ra Bắc rồi sang Pháp để vận động Việt kiều ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuối năm 1975, ông trở về nước, đoàn tụ với gia đình.
Tuy đau yếu luôn, nhưng ông vẫn viết bài cho báo Đại đoàn kết và Sài Gòn giải phóng, cho đến khi ông bị tai biến mạch máu não rồi qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 70 tuổi.
3./ Ngô Gia Tự (1908-1935): Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông sinh ra ở làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn (nay là xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ngô Gia Tự là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.
Ngay từ trẻ ông đã tham gia hoạt động cách mạng và là một trong những người đặt nền móng, tham gia thành lập Đảng Cộng sản. Sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngô Gia Tự làm bí thư Chấp uỷ Lâm thời Nam Kỳ.
Tháng 6.1930, ông bị bắt tại Sài Gòn, bị toà đại hình ở Sài Gòn kết án khổ sai chung thân (5.1933) và đày ra Côn Đảo (giữa 1933).
Đầu 1935, ông vượt ngục Côn Đảo để về đất liền nhưng thuyền bị đắm trên biển. Ngô Gia Tự cùng với tất cả các đồng chí vượt biển đã hi sinh.
4./ Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932): Một chiến sĩ, một nhà hoạt động cách mạng kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thái Hà, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình.
Cùng với Ngô Gia Tự, ông là một trong bảy người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở nước ta. Ông là người trực tiếp tổ chức, thành lập và chỉ đạo các hoạt động của Đảng ở Hải Phòng trong những năm đầu tiên.
Cuối năm 1930 phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh phát triển rầm rộ rộng khắp, nhằm tăng cường đội ngũ lãnh đạo cho phong trào miền Trung, Nguyễn Đức Cảnh được điều vào Trung kỳ chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Tháng 4/1931 trên đường đi công tác trở về cơ sở Nguyễn Đức Cảnh giặc bắt, tại làng Yên Dũng Hạ, cách thành Vinh chừng vài cây số.
Ngày 17/11/1931 Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân bị đưa xuống Hải Phòng thi hành án tử hình.
5./Đoàn Trần Nghiệp (1908-1930): bí danh Ký Con, là nhà cách mạng Việt Nam, đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng.
Đoàn Trần Nghiệp sinh năm 1908 tại phố Hàng Sơn, Hà Nội. Ông quê ở làng Khúc Thủy, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).
Đoàn Trần Nghiệp gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng từ rất sớm và hoạt đông rất năng nổ. Ông từng tham gia ám sát chuyên trừng trị các tên thực dân, kẻ phản bội. Sau khi cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân đảng không thành, ông và các đồng chí của mình bị thực dân Pháp truy nã ráo riết.
Tháng 6 năm 1930, ông bị mật thám bắt ở Nam Định và bị đưa về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội. Khi được ký giả người Pháp Louis Roubaud phỏng vấn ông nói mục đích của ông là “ đánh đuổi người Pháp ra khỏi xứ An Nam”. Sau đó, Đoàn Trần Nghiệp bị kết án tử hình.
Cuối tháng 12 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp, tức Ký Con bình thản cùng 6 đồng chí bước lên máy chém tại cổng trước nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
6./Hải Triều (1908-1954): nhà văn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn chương Việt Nam.
Hải Triều tên thật là Nguyễn Khoa Văn, sinh ở làng An Cựu ở ngoại thành Huế, quê ở xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng. Lớn lên, ông học ở trường Quốc Học Huế, sau đó bị đuổi khỏi trường do tham gia các phong trào thanh niên yêu nước.
Năm 1927, ông tham gia đảng Tân Việt sau đó vào hoạt động ở Sài Gòn. Ông bắt đầu tham gia viết báo với bút danh Nam Xích Tử. Ông hoạt động cách mạng rất hang hái và bị Pháp bắt năm 1930.
Đến năm 1932 ra tù, Nguyễn Khoa Văn mở hiệu sách báo Hương Giang ở Huế và đồng thời bắt đầu viết cho báo Đông Phương dưới bút danh mới - Hải Triều. Ông bắt đầu gây tiếng vang qua những cuộc tranh luận của Phan Khôi trên các báo Đông Phương, Phụ nữ tân tiến...: "Duy vật hay duy tâm", "Nước ta có chế độ phong kiến hay không". Ông hoạt động sôi nổi trong thời kì Mặt Trận Dân Chủ (1936-1939), viết bài cho các báo Nhành lúa, Dân, Đời mới, Kiến văn, Tiếng vang, Hồn trẻ, Tin tức, Tin mới... đặc biệt qua cuộc bút chiến về "Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh" (kéo dài từ 1935 - 1939) với Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Lưu Trọng Lư...
7./ Nguyễn Văn Huyên (1908-1975): một Giáo sư, tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong suốt 28 năm.
Ông sinh ngày 16 tháng 11 năm 1905 tại Hà Nội, nguyên quán tại xã Kim Chung, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội).
Năm 18 tuổi, ông và người em trai là Nguyễn Văn Hưởng được gia đình cho đi Pháp du học. Năm 1934 ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris. Năm 1935 ông trở về nước, khước từ làm quan, dạy học tại Trường Bưởi (trường Bảo hộ).
Sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Giám đốc Đại học vụ, Bộ Quốc gia giáo dục kiêm Giám đốc Viện Bác cổ.
Tháng 11 năm 1946, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục) của Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ chức vụ này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10 năm 1975 dù không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khoá 2 đến khoá 7, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông qua đời ngày 19 tháng 10 năm 1975 tại Hà Nội.
Tuổi Nhâm Thân
1./Đàm Văn Lễ (1452-1505): Tiến sĩ làm quan triều Lê Thánh Tông.
Đàm Văn Lễ tự là Hoằng Kính, người xã Lam Sơn, huyện Quế Dương, nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thi Hương đỗ giải nguyên.
Năm 1469, mới 18 tuổi, ông đi thi lần đầu đã đỗ Đồng tiến sĩ. Sau đó ông ra làm quan cho triều Lê và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.
Ông nổi tiếng là đại thần cương trực, trung trinh. Năm 1504, Lê Hiến Tông bệnh nặng. Nguyễn Kính phi là mẹ hoàng tử Lê Tuấn muốn con mình thay thái tử Thuần, nên mang vàng hối hộ ông. Đàm Văn Lễ không nhận rồi cùng Ngự sử Nguyễn Công Bật tuân theo di chiếu lập thái tử Thuần làm vua, tức là vua Lê Túc Tông sau này.
Ông mất năm 1502, thọ 53 tuổi.
2./Đào Duy Từ (1572-1639): nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người thầy, bậc khai quốc công thần số một của chín đời chúa Nguyễn và 13 đời vua nhà Nguyễn.
Đào Duy Từ làm quan với chúa Nguyễn Phúc Nguyên từ năm 1627 đến năm 1634, trong vòng tám năm (từ năm ông 54 tuổi đến năm 62 tuổi) ông đã kịp làm được năm việc lớn: (1) Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài;
(2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra
(3) Xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua
(4) Tác phẩm "Hổ trướng khu cơ"; nhã nhạc cung đình Huế, vũ khúc tuồng Sơn Hậu là những kiệt tác và di sản văn hóa vô giá cùng với giai thoại, ca dao, thơ văn truyền đời trong tâm thức dân tộc
(5) Đào Duy Từ là người thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở, người khai sinh một dòng họ lớn với nhiều hiền tài và di sản.
Năm 1932, vua Bảo Đại sắc phong Đào Duy Từ làm Thần Hoàng làng Lạc Giao, đất "Hoàng triều cương thổ" ở Buôn Ma Thuột, Dăk Lăk. Ông mất năm 1639 thọ 67 tuổi.
3./Nguyễn Tông Khuê (1692-1766): Tiến sĩ thời Lê, nổi tiếng là một trong Trường An tứ hổ.
Ông còn được gọi là Nguyễn Tông Quai, hiệu Thư Hiên, quê ở Phúc Khê, huyện Ngự Thiên, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Năm Tân sửu 1721 ông đỗ tiến sĩ lúc 29 tuổi. Thầy học là cụ Thám hoa Vũ Thạch vẫn thường khen ngợi tài ông. Quả nhiên về sau ông nổi tiếng văn chương, vượt xa đồng bạn, làm quan đến Thị lang bộ Hộ, tước Ngọ Đình Hầu. Ông hai lần đi sứ nhà Thanh. Lần đầu làm Phó sứ (1742), lần sau làm Chánh sứ (1748).
Tính ông khảng khái, cương trực, nên về sau bị Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc bức hại, giáng xuống chức Thị giảng rồi truất về làng.
Ông cùng với Đoàn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh và Nguyễn Bá Lân là bốn danh sĩ được đương thời xưng tặng là "Trường An tứ hổ" (Bốn con cọp ở kinh đô).
Năm Bính tuất 1766 ông mất, thọ 74 tuổi.
4./Phan Chu Trinh (1872-1926): Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam và là người chủ trì vận động Duy Tân dân chủ.
Phan Châu Trinh còn được gọi Phan Chu Trinh, hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.
Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang, và Phạm Liệu.
Năm sau 1901, triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này ông ở nhà dạy học đến năm 1903 thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.
Là một người yêu nước nồng nàn, nhìn đất nước lầm than, ông bôn ba khắp đất nước tổ chức các buổi diễn thuyết dân chủ và là người chủ trì vận động phong trào Duy Tân với mong muốn thay đổi suy nghĩ, thay đổi tình trạng đất nước.
Tiếc thay đại cuộc chưa thành, bệnh tình của Phan Chu Trinh mỗi ngày một thêm trầm trọng. Ngày 24 tháng 3 năm 1926 (nhằm ngày 12 tháng 2 âm lịch) nhà cách mạng ái quốc Phan Chu Trinh đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ được 55 tuổi.
Ngày 4-4-1926 khắp từ Nam chí Bắc đều tự động làm lễ bãi khóa và làm lễ quốc táng nhà chí sĩ Phan Chu Trinh rất trọng thể để chứng tọ tấm lòng ngưỡng mộ và mến tiếc nhà cách mạng đã suốt đời vì dân vì nước.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
Phẫu thuật thẩm mĩ có làm thay đổi số phận?
Mỗi người khi sinh ra đời đều mong muốn bản thân có được thân tướng đẹp. Chỉ vì chiếc mũi không thẳng, cài cằm bạnh, má hóp, môi quá mỏng… vì tướng không có phúc khí đã khiến không chỉ chị em mà rất nhiều đấng mày râu sẵn sàng tham gia vào trào lưu sửa tướng. Tuy nhiên để có thân tướng đẹp thì phải làm như thế nào? Có phải ai muốn đẹp thì cứ đi thẩm mỹ viện là sẽ được?
Thế nào là tướng có phúc khí
* Hai tai càng dài
Trong nhân tướng học, hai tai có thể thay đổi theo tuổi tác, có những người già, tai của họ dài hơn lúc nhỏ rất nhiều. Bởi vì chiều dài hai tai thường có quan hệ với sự tích luỹ của tài phú, thể chất, sức khoẻ, và sự lương thiện của một người, vì vậy nếu tuổi một người càng lớn mà hai lỗ tai càng dài, điều đó cho thấy người này càng ngày càng có phúc khí, nhất là người có dái tai sinh trưởng đầy đặn, thường thường sự tích luỹ về tài phú sẽ đột nhiên tăng mạnh, cho nên mọi người thường nói, người có tai dài và dái tai to hầu hết là những người có tấm lòng lương thiện và đại phú đại quý.
* Mũi cao, dày và dài
Trong nhân tướng học, cái mũi là chủ tài vị. Thời cổ đại cũng có người xem mũi là “cung tiền tài”, vì vậy mũi của rất nhiều người sẽ theo tuổi tác tăng dần mà trở nên đầy đặn, điều này cho thấy tài phú của những người này có được sự tích luỹ nhất định nào đó. Nếu mũi một người có thể càng ngày càng đầy đặn sáng sủa, tức thì cho thấy người này có thể tích luỹ tài phú rất nhanh chóng, hơn nữa đạt được danh dự và địa vị nhất định, là một người nhiều phúc khí.
* Nhân trung dài
Trong nhân gian có một cách nói, nhân trung càng dài thì tuổi thọ càng dài, mà nhân trung dài ngắn cũng theo tuổi thay đổi mà thay đổi. Một ít người già trường thọ được phát hiện nhân trung của họ, tuổi càng lớn thì so với lúc còn trẻ trở nên càng dài. Vì vậy nhân trung theo tuổi càng lớn càng dài và cũng là một biểu tượng của phúc khí, và cho thấy trạng thái tố chất sức khỏe của người này bắt đầu ổn định và tăng lên, hơn nữa có xu thế phát triển theo hướng trường thọ, là một người khỏe mạnh sống lâu …
* Cằm rộng
Trong nhân tướng học, cằm biểu thị số phận của một người lúc tuổi già, rất nhiều người già có cuộc sống hạnh phúc đều được phát hiện họ đều có một cái cằm đầy đặn mượt mà. Cũng vậy, hình dạng cằm cũng theo tuổi thay đổi mà thay đổi.
Thẩm mĩ có thay đổi được số mệnh?
Rất nhiều nhà phẫu thuật thẩm mĩ không hiểu được nhân tướng học, nhận thực của họ về “đẹp” và “phúc” tướng là không đồng nhất. Vậy nên thường phẫu thuật cho từng chỗ trở nên “đẹp” nhưng không còn “phúc” nữa.
Theo quan niệm, phụ nữ có cái mũi không đẹp, mũi gãy hoặc mũi cao nhưng bị gồ lên…thì hôn nhân đều không tốt, không có lợi cho chồng. Bởi vì mũi là Phu Tinh của người phụ nữ, có người nói thuyết về đường chồng con đều nằm ở chiếc mũi. Hiện nay, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới thuộc mọi lứa tuổi đều tin rằng phẫu thuật để có mũi nhỏ, thẳng sẽ đem lại sự giàu có, thăng tiến.
Theo các nhà phong thủy, tìm cách thay đổi tướng mạo thế nào đi nữa cũng không thể cải biến vận mệnh. Sau khi chỉnh sửa, gương mặt của người đó vẫn tiếp tục biến đổi theo thời gian cho đến khi trở về với cát bụi. Nên dù cho thay đổi bằng giải phẫu nhiều nhưng tướng sau đó vẫn biến đổi theo tâm bạn; nếu tâm bạn xấu thì tướng vẫn đi theo chiều hướng xấu chứ không thể ngừng biến đổi được. Còn tâm hướng thiện thì nhân thiện sẽ được sinh trưởng trên tướng mặt, nhưng do phẫu thuật trước đó nên đã làm thiên lệch toàn bộ tướng mặt, không thể thay đổi được nữa.
Đơn cử cái mũi vì bây giờ sửa mũi làm đẹp rất là phổ biến, vậy tướng mũi nghèo mũi yểu đem đi sửa có làm thay đổi số phận? xin thưa là không, con người mũi thấp vì cốt tiên thiên hư, mũi yếu vì thần chất bạc nhược. Nay khoa giải phẫu thẩm mỹ có thể đệm một miếng nhựa cho mũi cao lên, bơm chất hoá học cho mũi nở ra nhưng nhất định không thể chữa được cốt khí hư hoại tiên thiên và thần chất bạc nhược, cho nên mệnh vẫn còn đó không thay đổi. Hơn nữa tướng mũi tốt phải đi kèm với các bộ vị khác trên khuôn mặt, mũi to mà trệ đứng một mình giữa khuôn mặt, khí sắc của mũi lì lì không sáng cản trở lưu thông thì công chẳng thành danh cũng chẳng toại.
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!
Về khoa Tử vi, có cả ngàn chuyện lý thú, kể ra hoài hoài không sao hết được. Trong những câu chuyện lý thú, lại có những kinh nghiệm ly kỳ, làm đề tài thảo luận cho những vị mê Tử vi. Vì Tử vi là một khoa rất khó, bao la, đòi hỏi những kinh nghiệm cả mấy chục năm đối với những người say sưa nhất, cho nên chúng tôi đã thỉnh các vị tài ba nhất về Tử vi để nêu lên đây những câu chuyện về Tử vi để cống hiến quý vị.
Trong những câu chuyện Tử vi ghi sau đây có thường xuyên trong mỗi số báo, chúng tôi cũng đi tìm các nguyên tắc đoán của các vị danh tài Tử vi. Những lời phú đoán có sẵn của sách, như quý vị đã biết, chỉ là những nét đoán căn bản dành cho những “cách” có sẵn (những thế giao nhau giữa các chánh tinh, trung tinh, ác sát tinh…) nhưng những cách đó còn phải chịu nhiều sự chế biến gia giảm, mà chỉ có những nhà Tử vi có thật nhiều kinh nghiệm mới luận đúng.
Bởi thế, chủ đích của chúng tôi là nhân những câu chuyện, nêu lên một số những kinh nghiệm để làm đề tài thảo luận và trao đổi sự am hiểu giữa các quý vị, cũng như góp thêm kinh nghiệm với những vị đương theo dõi Tử vi, đương thích Tử vi.
Với những bạn đọc chưa biết Tử vi, xin cứ đọc những câu chuyện sau đây xuất hiện hàng tuần để tìm những hứng thú và để thích Tử vi. Rồi một thời gian sau, chúng tôi sẽ xin trình bày với quý vị các cách lấy số Tử vi (phép lập thành, phép tính nhẩm và nhanh) cùng với các phép giải đoán (đã được hệ thống hóa)
CỤ HOÀNG HẠC.
Tôi lấy một thí dụ: tôi có coi cho một anh bạn buôn bán làm ăn. Tôi bảo: đúng vì “Tài đa hóa Quỉ” nghĩa là cầu tài mà ứng trên mặt quẻ, toàn là hào tài và tài hào thái vượng, tôi bảo coi chừng tiền vô như vậy…thì sẽ phải trái lại bị họa ương. Anh bạn tôi (hiện là một kỹ sư) không nghe. Anh ấy bảo với tôi rằng: “công việc này là việc làm của kẻ khác, nhưng mình chỉ “hùn” miệng thôi, nếu thành công thì mình ăn chia, còn thất bại thì thôi. Nhưng mà anh ta về bàn với chị vợ. Chị vợ bảo: “Ối, anh dị đoan, tôi xin xâm trên Lăng Ông, ông thầy đoán nói là Đại tài mà. Để đó cho tôi, sắp tiền chia đây.
Vợ chồng ông kỹ sư không tin
Anh chồng thì hơi tin và lo sợ vì tôi miệng ăn mắm ăn muối nói “ẩu” nhưng rồi có khi trúng bất tử, và anh ta đã được nhiều lần chứng kiến việc ấy. Nhưng khi anh ta nghe vợ nói, thì cũng tin: Biết đâu “lạc quẻ”?
Vì thấy số bạc ngon lành quá, dại gì nghi ngờ, cứ tin xăm ở Lãng Ông là phải. Chẳng bao lâu, anh lãnh một số tiền lời, chạy lại cho tôi hay, như cố ý bảo tôi rằng tôi đã coi sai. Hai vợ chồng lấy tiền ấy mua xe hơi, xe kéo cho mướn, khai thác cả số tiền, vì trong bụng cũng ngán là “đồng tiền” ấy nó hóa “quỷ” như lời tôi dã nói. Nhưng một hôm vợ anh chạy hơ hải lại tôi cho hay rằng chồng chị đã bị bắt.
Người vợ ông bạn kỹ sư (nay đương đóng một chức vụ khá lớn) chay hơ hải đến tôi:
- Anh ơi! Nhà tôi bị công an mời, rồi giam luôn. Bây giờ làm sao đây?
- Thì cứ ở tù một thời gian đi. Rồi sẽ được thả, chứ có sao?
Chi ấy la to:
- Anh cứ diễu hoài. Tôi lo gần muốn chết rồi đây.
- Thì biết làm sao? Tôi đã bảo rằng “tài đa hóa quỷ”, vì công việc đã đến mức hoàn thành rồi, trái cây chín muồi thì rụng. Luật “nhân quả” đã kết rồi thì rụng. Ông trời xuống cũng không làm gì được.
- Nói vậy thì nhà tôi phải bị ngồi tù à? Họ cho mời rồi giữ lại điều tra, chứ chưa có giấy tống giam.
- Tôi không biết. Chỉ biết là anh bị “Quỉ” động, nhưng Quỉ là quỉ Câu Trận thì bị lính bắt và bị quản thúc cho nên nói là giữ lại để điều tra, thì cũng là một lối giam chứ gì nữa, nghĩa là mất tự do, dù là tạm.
- Bây giờ làm sao?
- Thì tiền.
- Nghĩa là gì?
- Nghĩa là lấy cái “tài” bị hóa “Quỉ” kia vụt nó ra khỏi nhà thì êm.
Chồng ông kỹ sư trả quả
- Làm sao vụt ra?
- Bây giờ tiền bạc mà hai ông bà đã lãnh về, đã tiêu xài bao nhiêu rồi.
- Chúng tôi lãnh 500.000 đồng.
- Rồi xài hết bao nhiêu?
- Chúng tôi “tậu nhà” và mua một mớ xe kéo cho mướn.
- Vậy hãy bán cái nhà ấy và xe kéo kia và lấy đem nạp cho các ông bắt chồng chị…À quên dặn, đã ăn xài cho bản thân là bao nhiêu trong số tiền ấy.
- Tụi tôi tiệc tùng khai trương nhà mới và ăn xài lối vài vạn bạc thôi.
- Thì cũng chạy vay bợ một số tương đương ấy để “lo” thì mới tiêu tai.
- Trời ơi, tôi bây giờ không còn một đồng trong nhà. Bán cả thảy cũng không không sao đủ, vì bán gấp ai thèm mua giá cao.
- Liệu lấy. Hễ hai ông bà làm sao cho tiêu hết số bạc thì mới hết nạn, bằng không thì chả làm gì cả. Phải chịu nợ rồi, là để trả lại cái “bất lương” và cũng là cái mà số mình không được quyền hưởng. Sở dĩ được hưởng là nhờ thủ đoạn, thì nên trả bằng hai. Nghĩa là chịu khó “ăn gạo lức” một thời gian.
Bà vợ kỹ sư về nhà toan tính lo lót nhưng cũng không xong. Chồng à bị giam mãi…Tức quá bà chạy lại tôi:
- Tôi bán tuốt hết rồi! Sao lại chẳng ra được?
- Nếu chưa ra là vì chưa chả dứt bởi còn trả liền lời nữa.
- Nói thật với anh. Tôi đã cậy trạng sư lãnh ra, nhưng chưa trả tiền vì khất nợ, khi nào nhà tôi ra, chúng tôi sẽ còn trả cho trạng sư nữa.
- Vậy thì đi vay và trả tiền cho trạng sư đi.
- Không! Trạng sư này là bạn thân của nhà tôi.
- Không được, phải đem tiền trả lập tức! Cãi tôi thì ông anh ráng ngồi khám chờ cho bà vợ “thương” đến và hy sinh thêm một chút nữa. Bằng tiếc tiền, cãi tôi, thì xin chị đừng phiền nhé, xin chị đừng đến tôi nữa làm gì. Trước đây chị đã bảo với chồng chị rằng tôi nói ẩu. Thôi chị đi về đi, để nằm nhà chờ ông “trả quả”.
Cách tuần sau, anh kỹ sư của tôi được trả tự do, hai vợ chồng đến cảm ơn tôi.
Tôi bảo:
- Có gì cảm ơn!
………..(bị mất trang)
…anh nhất là Đào Hồng đây lại gặp Kỵ, tôi xin lỗi nói và anh cũng thông cảm cho đừng giận: anh đi tu rồi bỏ đàn bà cho ai? Đây 3 điểm là nghiệp anh nặng lắm”. Thứ nhất, cung phối có Tả Hữu chiếu, nhất là có Hóa Kỵ chánh chiếu, việc vợ chồng đủ mệt cho anh. Huống chi Thân Hồng, Đào ngộ Kỵ…thì là kẻ mê dâm…
Đó là điều khó nhất gần như nan giải.
Điểm thứ hai: Mạng anh là mạng vô chánh diệu thì đầu não bất định mà tâm tư cũng không định hướng. Thứ ba: mạng ngộ “Phục binh, Kiếp sát” cùng “Thiên Di” lại bị Tướng quân ngộ Triệt, thì tôi e anh khó thoát các nạn bị ám sát vì anh đa mưu quá. Anh bị cả hai định mạng đau đớn và khó gỡ, nhất là “gian hùng” dù lắm khi anh muốn chạy trốn nó, nhưng rồi anh cũng bị cái “định mạng bên trong” (destinee interieure) là tâm tính anh nó càng làm cho anh dễ sa vào oan nghiệt càng ngày càng tăng. Anh không nên đi tu một mình mà phải kiếm một hoàn cảnh thanh cao trong sạch, gần các bạn tốt để cùng hưởng một thứ Cộng nghiệp (tức là nghiệp chung) của một tu viện, chứ không nên vào những chỗ tên gọi là tu viện mà thích làm chính trị chứ không phải để tu. Như vậy, may ra có giảm được chút nào cái oan nghiệt của anh chăng?
Nhưng anh nên để ý kỹ rằng tiểu hạn năm Ngọ sắp tới hạn ngộ Trúc la lại Mạng vô chánh diệu Đào Hồng Suy Tuyệt. Đào Hồng của anh gặp Mộ, Tuyệt tức là “nô lệ chi địa”…”e tánh mạng nan toàn”…Anh bạn tôi buồn thiu. Ngồi một hồi đứng dậy ra về, nói:
- Tôi đi tu!
Định mạng
Việc đã qua, cách mấy năm thì bỗng một hôm người trong thân của anh đến cho tôi hay: anh ấy ra ngoài Trung và vào một ngôi chùa tu nhưng mới vừa nghe tin bị đạn lạc chết.
Các anh em trong xóm nghe tôi nói xong, hỏi:
- Ai vậy?
- Bí mật nghề nghiệp. Xin cho tôi không nói ra: “từ giã biệt luận”. Nói xong là anh đi tu, nhưng anh không mặc áo cà sao, anh chỉ quyết tâm sửa “số” thôi, chị vợ của anh đâu có cho anh cạo đầu. Thoe anh là một nhà trí thức đã từng phú quí hết sức vì mạng anh là “phú quí khả kỳ” nhưng anh có gan bỏ tất cả phú quý ấy (anh có một biệt thự, có một chiếc xe hơi Hòa Kỳ lộng lẫy, nhất là có một cô vợ nhỏ “đẹp người” nữa, nhưng nếu anh bị tù tội còn đỡ, vì chỉ có 3 cái thứ họa, một là “đau nặng”, hai là bị “ở tù”, 3 là “chết”.
Người ta “sức mấy” mà chống lại với số mạng một khi cái Nghiệp mình nó nặng như thế? Các bạn nghe lời kể chuyện bèn người nào người nấy không ăn nói gì với ai nữa và dường như mỗi người đeo đuổi theo một ý tướng gì…mông lung.
Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí
► Tra cứu phong thủy nhà ở cầu tài lộc, tránh tai ương |
Bí danh ra đời từ nửa đầu Thế kỷ 20. Người ta cần nó để ẩn danh thực (tên thật) vì những lý do “bí mật” có lẽ thế nên có tên “Bí danh”.
Nhiều trường hợp bí danh có một phần của họ tên thật. Nhưng có khi (hầu hết) bí danh lại khác hoàn toàn họ tên thật, bí danh thường dùng 2 từ như: Hồng Phương, Lĩnh Nam, Thái Phiên…
Bí danh viết tắt: N. V. C. L. N; p. V. T v.v…
Bí danh do chính cá nhân tự đặt. Nó không phải do thân tộc đặt cho. Nó không có “tiên thiên”
Bí danh mặc nhiên được giao dịch trong xã hội, trong các lĩnh vực khác nhau như: Chính trị, văn học v.v… Nó được đăng ký pháp lý. Và phần lớn nó cũng không đăng ký hợp pháp. Tính phiến diện và tùy tiện (khi dùng bí danh này lúc dùng bí danh khác)… Nó không phải “tên chính tắc” nên không dùng trong phương pháp số hóa. Trừ trường hợp lấy bí danh thay tên thật trong mọi giao dịch xã hội.
Hướng kê giường tuổi Tân Dậu 1980
– Năm sinh dương lịch: 1981
– Năm sinh âm lịch: Tân Dậu
– Quẻ mệnh: Khảm Thủy
– Ngũ hành: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)
– Thuộc Đông Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch
– Hướng tốt: Bắc (Phục Vị); Đông (Thiên Y); Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên);
– Hướng xấu: Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại);
Phòng ngủ:
Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng.
Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)
Gia chủ mang mệnh Mộc, Thủy sinh Mộc, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Thủy, là hướng Bắc;
Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.
Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Xanh dương, Đen, đây là màu đại diện cho hành Thủy, rất tốt cho người hành Mộc.
Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.
Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.
Vòng phong thủy có tiền xu cổ |
Vòng ngọc Hồng Vận |
Kiếm gỗ đào hoa |
Những góc thư giãn ngoài trời siêu lãng mạn dưới đây sẽ là những gợi ý cho những ai đang muốn tạo cho gia đình mình thêm một chốn nghỉ ngơi lý tưởng ngay tại gia.
Hãy tận dụng ngay hàng rào xanh mướt của khu vườn để biến một góc sân thành phòng khách
siêu lý tưởng ngoài trời này bằng cách treo một vài bwsc tranh giống như bạn đã làm với
căn phòng bình thường của mình cùng với một bàn trà nhỏ xinh xắn như thế này
Sẽ thật tuyệt nếu được "tám chuyện" với những người bạn thân vào
mỗi dịp cuối tuần tại góc thư giãn ấn tượng này
Bên cạnh việc kê những chiếc bàn ghế để tiếp khách hay trò chuyện, với những không gian
thoáng đãng như trên, bạn có thể mắc thêm những chiếc võng mềm mại để có
thêm chốn nghỉ ngơi cho gia đình
Với những gia đình có điều kiện về tài chính và lợi thế về diện tích ngôi nhà, chẳng có lý do
gì để không tạo nên một khu phức hợp đa chức năng ở không gian sân vườn
tuyệt với với phòng ăn và phòng khách
Hoặc nếu không, chỉ cần những chậu cây xanh nhỏ và bộ bàn ghế kiểu đơn
giản, chúng ta đã có ngay một góc sân vườn nhỏ để thư giãn và trò
chuyện với nhau, nhanh gọn mà chẳng hề tốn kém
Nếu đam mê phong cách thiết kế kiểu châu Âu, hãy tạo nên mái vòm với cây dây leo
và hoa để tạo nên sự dễ chịu và râm mát
Góc sân vô cùng bình yên và ngọt ngào với hàng rào dây leo xanh
mướt bên cạnh nội thất nhỏ xinh
Bạn có thể mặc sức tận hưởng khí trời và sự tươi mát trong những cơn gió của
những đêm hè, vừa có thể thả mình trong ánh nắng êm dịu của mỗi buổi bình
minh trong góc sân vườn lãng mạn này
Một chút hoang dại của bức tường đá xen kẽ với sắc xanh của cỏ cây cùng những bụi hoa
màu sắc đã tạo nên một chốn bí mật và bình yên
Cho ra đời "một quán cafe" theo phong cách cổ điển sẽ chẳng có gì quá khó
khi bạn biết tận dụng những ưu điểm sẵn có của ngôi nhà
Những căn hộ giữa lòng thành phố cũng khó có thể chối từ trước sự hấp dẫn của góc thư giãn
tươi mát với hàng rào gỗ và những khóm hoa xinh tươi
Vào những đêm hè, chỉ cần một chút sáng tạo như việc sử dụng những dây đèn nhấp nháy
đã đủ biến không gian sân vườn thành một chốn tiệc tùng nho nhỏ cho cả gia đình
Vừa lãng mạn nhẹ nhàng, vừa trẻ trung tinh tế, không gian ngoài trời siêu lý tưởng
này có lẽ là niềm mong ước của rất nhiều ngôi nhà
Những chủ nhà yêu thích một khoảng sân "hoàn toàn thiên nhiên" hãy nên học hỏi ý tưởng
này với bộ bàn ghế và vách ngăn đều bằng gỗ được bao quanh bởi thảm xanh của hoa cỏ
Hàng năm tới mùa Phật Đản, các chùa đều làm lễ tắm Phật, đọc bài kệ, bài chú tắm Phật. Nghi thức này bao hàm ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng biết.
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là…………Ngụ tại…………
Hôm nay là ngày...... tháng.....năm..............
Hương tử con đến nơi.....................thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản......
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Dâm cũng là một nhu cầu rất tự nhiên, nhất là trong đời sống vợ chồng. Tuy nhiên dâm sẽ là một điều xấu nếu như con người không biết kiềm chế khi thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bãi cẩu thả, thô bỉ và trơ trẽn.
Tính dục thì ai cũng có, nhưng người quá trọng nhục dục thường ít ra cũng có một vài nét tướng đặc biệt. Dưới đây là một số dấu hiệu của người phụ nữ đam mê nhục dục:
1. Da mặt trắng hơi pha màu hồng
Đàn bà trời phú cho sắc da mặt trắng hơi pha màu hồng nhạt gọi là đào hoa sắc, hoặc mặt trắng mà có nhiều tàn nhang đều chủ về háo dâm. Điều đó thể hiện đây là người phụ nữ đa “phu”.
2. Mắt lá khoai
“Những người con mắt lá khoai; liếc chồng, chồng chết, liếc trai, trai mù”, đây là loại phụ nữ không đoan chính, là loại “đa dâm”, chắc chắn sau này sẽ ngoại tình. Người sở hữu con mắt ấy là người có sức mạnh phi thường, có khả năng làm cho những gã si tình “không chết cũng bị thương”.
3. Hai môi đều mỏng
Người có kiểu môi này là người thiếu điềm tĩnh, phản ứng nhanh lẹ với ngoại cảnh, về tình cảm thiếu thủy chung, chân thật. Chưa nói mà môi đã vọng động là tướng tà dâm.
Có thói quen lấy đầu lưỡi khoa động nước răng, hoặc cận răng đen xám, không cười mà thường lộ chân răng là người có ham mê nhục dục.
4. Nhân trung có tía đỏ
Phía trên Nhân trung là mũi, phía dưới là miệng, mũi và miệng có hình dạng tương tự như bộ phận sinh dục của nam và nữ giới. Tướng học căn cứ vào đó để phát hiện ra rằng phần lớn phụ nữ chìm đắm trong hoan lạc nhục dục đều có một đường vạch ngang màu đỏ hoặc hồng (tuỳ theo truy hoan nhiều hay ít), nhỏ như sợi tơ nhện, phải tinh mắt lắm mới thấy. Nếu như ta thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể biết là người phụ nữ đó quả là đã có gì rồi.
Người có nhân trung gẫy khúc, quanh mép miệng sắc da xanh xám một cách tự nhiên không vì bệnh tật cũng là dấu hiệu của người háo dâm.
5. Mắt tam bạch
Bình thường nếu người đàn bà đó không có loại mắt này nhưng vì đắm say nhục dục nên có thể sau một thời gian ngắn, khu vực xung quanh lòng đen bị thu hẹp dần nhường lại chỗ cho lòng trắng khiến lòng đen đều bị lòng trắng bao bọc, biến thành một loại tam bạch nhãn tạm thời. Còn như nếu bình thường vẫn là hạ tam bạch nhãn, thì nếu có thông gian ta sẽ thấy Nhân trung có vạch hồng hoặc đỏ như trên vừa nói.
6. Khu vực Lệ đường (phía dưới mắt)
Bình thường không có màu sắc xanh đen, nhưng nếu giao hoan đầy lạc thú, tinh dịch tiết ra quá nhiều thì thường biến sang màu xanh đen, có lằn xếp hay gân màu xanh xám hoặc hồng chạy về phía đuôi mắt (Ngư vĩ), là tướng đàn bà thường có khuynh hướng ân ái vụng trộm.
Mắt đào hoa thì khi thấy người đàn ông xa lạ, ưa nhìn, thường hay cười tình liếc xéo.
7. Khu vực Sơn căn và Ngư vĩ
Khu vực này đột nhiên có màu xám đen ở hai bên hoặc rõ rệt hơn lúc bình thường chứng tỏ người phụ nữ đó đã hoan lạc.
Tất cả các dấu hiệu về màu sắc ở bộ vị nói trên là các bằng chứng cụ thể của kẻ lặn hụp trong tình dục. Những đàn ông chưa từng ân ái với tình nhân, những đấng phu quân xa nhà một thời gian dài khi gặp mặt vợ hoặc người tình mà đã thấy có hầu hết các dấu hiệu dẫn thượng thì quả là đáng ngại.
Tết Đào có nhiều giống: Đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); có đào thế, đào cảnh trồng chậu, đào cắt cành cắm lọ v.v… Tùy theo điều kiện tài chính, nơi bạn sống và mắt nhìn đào mà bạn có thể có các cách hay tiêu chuẩn chọn đào khác nhau.
Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo chữ Nho như ngũ phúc, trực đổ, bạt phong, tam đa, long giáng…, còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha – con, gia đình, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng.
Người tinh tế khi chọn đào thế sẽ chú ý đào phải có đủ bộ tứ quý: Hoa, nụ, lộc và quả, bởi đó là biểu tượng cho sự đề huề, ấm no của gia đình.
Người chọn đào cành thường là do không gian nhà nhỏ hoặc chỉ cần bày trên bàn thờ, bàn phòng khách. Tuy nhiên, chọn cành đào to nhỏ tùy theo không gian diện tích nhà.
Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều. Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Bạn nên tìm mua loại cành có dăm nhỏ, vút thẳng ra ngoài tán, nụ rải đều từ đầu tới cuối.
Đào dăm nhỏ thường có nụ rất nhiều và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp. Một cành đào đẹp thì có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng. Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc. Chọn mua đào không nên mua sớm vì khi mua có thể đẹp nhưng đến Tết có thể hoa đào đã nở hết. Tốt nhất nên mua đào trước Tết 3-5 ngày, đến Tết đào sẽ nở rộ.
Sau khi đã mua được cành đào như ý muốn, bạn nên đốt gốc trước khi cắm vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch. Bạn cũng có thể thả vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút Kali để có dinh dưỡng nuôi hoa.
Với đào cây, người mua cũng nên chọn cây đào có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.
Đào cây nở chậm hơn đào cành nên bạn phải chọn cây nở nhiều hoa vào lúc cận Tết. Nếu mua cây có ít hoa khi chỉ cách Tết vài ngày thì vào mấy ngày chính của Tết, cây đào sẽ không kịp ra hoa, kém sắc hoa. Tưới nước thường xuyên, giữ cây sạch, mát để đào được bền, tươi lâu.
Nhưng tuyệt đối không tưới quá nhiều nước, đào chỉ cần độ ẩm vừa phải, nếu nhiều nước đào sẽ bị thối rễ.
Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.
Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.
Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau.
Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.
Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.
Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.
* (Trích bài "Tết Nguyên Đán" của Nguyễn Đình Khang)
Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.
Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.
Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.
Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.
Nguồn: Phongthuyviet
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
1. Người tuổi Dần sinh vào mùa Hạ, Thu
Bản lĩnh của người tuổi Dần được khẳng định trong năm con dê này khi họ vượt qua hàng loạt khó khăn và gặt hái được nhiều thành công.
Những người tuổi Dần sinh vào mùa hạ và mùa Thu chịu ít tác động của yếu tố Mộc nhất (vì cây xanh thường xanh tốt nhất vào mùa xuân). Do đó, trong lĩnh vực đầu tư, con giáp này có cơ hội bứt phá “đánh đâu trúng đó”, thu về số tiền khổng lồ.
2. Người tuổi Mão sinh vào tháng 3, 6, 9 và 12 âm lịch
Trong ngũ hành, người tuổi Mão mang yếu tố Mộc. Tuy nhiên, yếu tố này khá yếu khi đi vào những tháng 3, 6, 9 và 12 âm lịch. Hơn thế, con giáp này có mối quan hệ tương hợp với năm Mùi, do đó, đường công danh sự nghiệp vô cùng thuận lợi.
Đặc biệt về phương diện đầu tư. Thay vì suy nghĩ quá xa vời, năm nay người tuổi Mão nên “mạnh tay” tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh vào lĩnh vực yêu thích. Chắc chắn kết quả sẽ như bạn trông đợi.
3. Người tuổi Hợi sinh vào mùa Thu, Đông
Con giáp này thuộc hành Thủy trong Ngũ hành. Trong năm Ất Mùi, Thủy sinh Mộc, trong khi đó bản thân Mộc khắc Thổ vì tài. Người sinh vào mùa thu và mùa đông ít chịu ảnh hưởng của yếu tố Thủy, do đó không thúc đẩy sinh Mộc và ít tương khắc với Thổ.
Cộng thêm với mối quan hệ tam hợp, việc kinh doanh và đầu tư của người tuổi Hợi sẽ “phất như diều gặp gió” trong năm 2015 này.
4. Người tuổi Tý sinh vào mùa Thu, Đông
Cũng giống như người tuổi Hợi, con giáp này thuộc hành Thủy trong Ngũ hành. Dù năm 2015 có sao Thái Tuế chiếu mệnh người tuổi Tý, nhưng mọi rủi ro đều được hóa giải, thậm chí còn là sự đột phá bất ngờ, đầu tư “bách trúng bách thắng”. Mọi nỗ lực trong quá khứ của người tuổi Tý đều được đền đáp xứng đáng vào nửa cuối năm 2015 này.
Mr.Bull (theo XZ360)