Nguyên tắc cơ bản của phong thủy hiện đại (Phần 2) –
4. Nguyên tắc tựa núi, gần nước
Tựa núi, gần nước là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của phong thuỷ học. Núi là khung xương của đất, nước là nguồn sông của vạn vật. Xây cất nhà ở tựa được vào núi tốt, gần với nguồn nước trong là mong muốn của cả Hoàng đế đến dân thường thời xưa.
5. Nguyên tắc nhìn hình tra thế
Phong thuỷ học coi trọng hình của núi và thế của đất, đặt môi trường nhỏ vào môi trường lớn để khảo sát.
Phong thuỷ học gọi dãy núi kéo dài là long mạch. Hình và thế của long mạch có sự khác nhau, nghìn thước là thế, trăm thước là hình. Thế là viễn cảnh, hình là cận cảnh. Thế và hình có quan hệ mật thiết với nhau, thế bên ngoài, hình bên trong. Thế giống như vách tường của thành quách, hình tựa cửa của lâu đài. Thế là quần thể nhiều ngọn núi nhấp nhô, hình là một ngọn núi.
Từ môi trường lớn quan sát môi trường nhỏ sẽ biết được những gì môi trường nhỏ chịu ảnh hưởng và bị kiềm chế, ví dụ như nguồn nước, khí hậu, khoáng sản, địa chất. Bất kỳ sự hung cát nào mà một mánh đất biểu hiện ra đều được quyết định bởi mồi trường lớn. Chỉ có hình thế đẹp thì nhà và đất mới hoàn mỹ. Muốn xem xét một toà thành, một ngôi nhà, một công xưởng trước hết phải xem xét đến môi trường lớn, chú ý quan sát bằng mắt nơi rộng lớn và sờ mó bằng tay nơi nhỏ hẹp.
6. Nguyên tắc kiếm nghiệm địa chất, thuỷ chất (chất đất, chất nước)
Tư tưởng phong thuỷ rất chú ý đến địa chất và thuỷ chẩt, thậm chí đôi khi còn khắt khe, cho rằng địa chất quyết định thể chất con người.
Người chỉ biết chút ít về kiến thức khoa học thôi cũng hiểu được trong đất có các nguyên tố vi lượng kẽm, bạch kim, Flo, dưới tác dụng của ánh sáng chững phóng xạ vào trong không khí trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Địa chất ẩm thấp hoặc hôi, nát có thể gây bệnh viêm khớp, bệnh tim thể phong thấp, bệnh da liễu. Đất ẩm thấp hôi hám là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, là căn nguyên của các loại bệnh, vì vậy không được xây cất nhà trên đất này.
Từ rất lâu, mọi người đã nhận thức được rằng hơi nước ở những khu vực khác nhau chứa một lượng nguyên tố vi lượng và lượng vật chất hoá học khác nhau, có một số chất trong đó có thể gây bệnh tật, cũng có một số chất trong đó có thể chữa bệnh. Lý luận phong thuỷ học chủ trương khảo sát long mạch nước đến và đi, phân tích chất lượng nước, nắm được lưu lượng nước, làm sạch môi trường nước. Điều này rất có lợi cho sức khoẻ cư dân.
7. Nguyên tắc toạ Bắc hướng Nam
Trung Quốc nằm ở vùng bán cầu bắc, phía đông đại lục Âu Á, phấn lớn lục địa nằm ở từ 23.26 N về phía bắc, ánh nắng 4 mùa trong năm đều chiếu từ hướng Nam xuống. Nhà ở hướng Nam dễ thu nạp được ánh nắng, tránh được gió lạnh.
Nguyên tắc toạ bắc hướng Nam là một nhận thức chính xác đối với hiện tượng tự nhiên, thuận ứng với đạo trời, có được linh khí của núi sông, nhận được ánh sáng mặt trăng, mặt trời, nuôi dưỡng thân thể, rèn luyện tinh thần, là hướng địa linh sinh nhân kiệt.
8. Nguyên tắc thích trung cư trung
Thích trung là may đến được chỗ tốt, không thiên không lệch, không to không nhỏ, không cao không thấp, cố gắng làm ưu hoá và tiếp cận đến giá trị thiện mỹ.
Lý luận phong thuỷ chủ trương sơn mạch, dòng nước, phương hướng đều phải phối hợp hài hoà với nhà ở, căn phòng to hay nhỏ cùng phải được điều chỉnh: nhà to mà người ít là không tốt, phòng nhỏ nhưng nhiều người không tốt, phòng nhỏ cửa phòng to là không tốt, phòng to mà cửa nhỏ cũng không tốt.
Nguyên tắc thích trung (phù hợp) còn yêu cầu về vị trí trung tâm, bố cục phái chỉnh tề, thiết bị đi kèm bố trí chặt chẽ vây quanh tâm trục. Trong cảnh quan phong thuỷ điển hình đều có một đường trục, đường trục này ngang với kinh tuyến trái đất, kéo dài theo chiều Nam Bắc. Đầu phía Bắc của đường trục tốt nhất là có dãy núi chạy ngang qua, hình thành tổ hợp chữ đinh, đầu phía nam tốt nhất có minh đường (đồng bằng) rộng rãi, phía Đông Tây của đường trục giữa có công trình kiến trúc và có sông ngòi uốn lượn.
9. Nguyên tắc thuận thừa sinh khí
Lý luận phong thuỷ cho rằng, khí là nguồn gốc của vạn vật. Thái cực tức khí, nhất khí tích nhi sinh lưỡng nghi, nhất sinh tam nhi ngũ hành cụ. Thổ đắc khí, thủy đắc khí, nhân đắc khí, khí cảm mà ứng, vạn vật không thể không thu được khí.
Do thay đổi mùa vụ, mặt trời mọc cũng thay đổi, làm cho sinh khí và hướng có sự thay đổi. Tháng khác nhau, hướng của sinh khí và tử khí cũng khác nhau. Sinh khí là cát, tử khí là hung. Người cần có được mệnh vượng của nó, để tiêu, nạp và khống chế. Trong “Hoàng đế trạch kinh” cho rằng, sinh khí ở tháng giêng nằm ở hướng Tý quý, tháng 2 ở hướng Sửu cấn, tháng ba ở hướng Dần giáp, tháng tư ở hướng Ất Mão, tháng năm ở hướng tốn Thìn, tháng 6 ở hướng Ất Bính, tháng 7 ở hướng Đinh Ngọ, tháng 8 ở hướng khôn mùi, tháng 9 ở hướng Canh Thân, tháng 10 hướng Tân Dậu, tháng 11 hướng càn Tuất, tháng 12 hướng Nhâm Hợi. La bàn phong thuỷ thể hiện quan niệm về hướng sinh khí, phong thuỷ học rất quan tâm vấn đề này.
Lý luận phong thuỷ đề xướng xây dựng và tu sửa nhà ở những nơi có sinh khí, đây được gọi là thừa sinh khí. Chỉ có được sinh khí tươi tốt thì cây cối mới phát triển tốt tươi, con người mới khoẻ mạnh, trường thọ.
Lý luận phong thuỷ cho rằng: Cửa chính của nhà là cửa khí, nếu như có đường đi, có dòng nước chảy uốn lượn qua, tức là đã có khí, như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, nắm bắt thông tin. Nếu như đặt cửa chính ở nơi bế tắc, có nghĩa là không thu nhận được khí. Nhận được khí sẽ có lợi cho không khí lưu thông, sẽ tốt cho sức khoẻ con người.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)