Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Văn Khấn cầu DUYÊN trước ban thờ Mẫu

Văn Khấn cầu duyên trước ban thờ Mẫu. Lưu ý niệm chú nhiều lần, nói thầm và nghiêm trang, không nói ý nghĩ niệm chú cho người khác nghe
Văn Khấn cầu DUYÊN trước ban thờ Mẫu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn Khấn cầu duyên trước ban thờ Mẫu được dùng để cầu nhân duyên.

Văn Khấn cầu duyên trước ban thờ Mẫu

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..

Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo

Sau khi khấn xong: Quan sát thấy cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng. Khi về nhà, ngay ngày hôm đó bố trí thời gian (ban ngày, hoặc buổi tối, hoặc ban đêm), niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật.

Chú niệm như sau:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Lưu ý: Khi niệm chú này nên niệm đi niệm lại nhiều lần tùy theo thời gian cho phép. Khi niệm nên nghiêm trang, nói thầm thì chỉ mình nghe thấy, người bên cạnh không nghe thấy được, không nói ý nghĩ niệm chú cho người khác nghe, tóm lại là bí mật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn Khấn cầu DUYÊN trước ban thờ Mẫu

Vì sao lại nói "vắng như chùa Bà Đanh"?

Từ lâu, câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" đã được người Việt Nam sử dụng để chỉ những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Vậy nguồn gốc của câu thành ngữ này từ đâu?
Vì sao lại nói "vắng như chùa Bà Đanh"?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!

Từ lâu, câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" đã được người Việt Nam sử dụng để chỉ những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Vậy nguồn gốc của câu thành ngữ này từ đâu?

Chùa Bà Đanh từ lâu gắn liền với câu thành ngữ miêu tả sự vắng vẻ

Chùa Bà Đanh là một danh thắng ở Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xưa gắn liền với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". Đã là một danh thắng, tại sao lại bị xem là vắng vẻ?

Từ Hà Nội đi theo hướng quốc lộ 1A cũ, đến thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi qua cầu Quế hơn 1km, chùa Bà Đanh nằm sâu trong những bóng cây. Đi qua hết cầu treo Cấm Sơn bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường cheo leo, tấm biển "Di tích lịch sử văn hóa chùa Bà Đanh và núi Ngọc" mới hiện ra. 

Con đường đến với chùa Bà Đanh vô cùng xa xôi, cách trở.

Ngôi chùa linh thiêng, cổ kính nhìn ra con sông Đáy có một quan cảnh vô cùng vắng lặng. Chùa thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Đây là một địa điểm rất xa xôi và cách trở so với trung tâm thành phố Phủ Lý. 

Danh thắng chùa Bà Đanh là một quần thể những công trình gồm nhà Bái Đường, nhà Thượng Điện, nhà Rung Đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ...Các cột đá, chi tiết kiến trúc được chạm khắc theo đề tài "Ngũ Phúc", "Tứ Linh"...vô cùng tinh xảo. Điều đáng chú ý ở lối kiến trúc này là hình rồng trên mái, tượng trưng cho quyền năng của các đấng Thiên Tử. Đây cũng là linh vật được xếp bậc nhất trong Tứ linh. 

Kiến trúc của chùa vẫn còn giữ được những nét độc đáo và cổ kính.

Bạn có thể bắt gặp những câu chữ tiếng Nôm hay hoa văn được chạm khắc một cách tỉ mỉ và tinh xảo.

Hoa văn trang trí trên các cột đá, đỉnh hương vô cùng tinh xảo.

>>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>

Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Vũ - mẹ mưa, Pháp Lôi - mẹ Sấm, Pháp Điện - mẹ Chớp. 

Nhiều sử liệu ghi lại việc dựng xây chùa gắn liền với một số truyền thuyết kì lạ như tích về mẹ Phật Man Nương, được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp, lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. 

Đường vào sân chùa vô cùng vắng vẻ.

Pho tượng trang nghiêm Bà Chúa Đanh được thờ trong tự tương tuyền là một người con gái được trời Phật phái về để trông coi vùng đất này. Chuyện kể lại rằng, khi chùa Bà Đanh được xây dựng xong thì đời sống của nhân dân trong vùng tốt đẹp hơn, không còn thiên tai, mất mùa. Trong tâm thức của người địa phương, Bà Chúa Đanh là vị thần của sự phồn thịnh, hạnh phúc và no ấm cho người nông dân. 

Có nhiều lý giải cho sự vắng vẻ đi vào thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” của ngôi cổ tự này. Người cho rằng ngôi chùa trở nên vắng vẻ như vậy vì nơi đây rất linh thiêng, ai trái ý sẽ bị trừng phạt ngay nên rất ít người dám đến vì sợ phạm húy. Nhưng cũng có ý kiến là do ngày xưa chùa nằm ở vị trí di chuyển khó khăn, xung quanh rừng rậm hoang vu, muốn đến phải đi đò sang nên ít ai lui tới. Chính vì lẽ đó nên ngôi chùa luôn giữ được vẻ thanh tịnh, tôn nghiêm vốn có. Từ đó, câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" dần dần lưu truyền trong dân gian. 

>> Đã có VẬN HẠN 2016 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao lại nói "vắng như chùa Bà Đanh"?

Trung Châu Phái tạp diệu luận

Một bài viết về tạp diệu trong tử vi của phái Trung Châu. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.
Trung Châu Phái tạp diệu luận

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử Vi Đẩu Số lấy các tổ hợp sao làm chủ, cho nên 14 chính diệu tổ hợp thành sáu mươi tinh hệ có tính chất khác nhau, sau đó thêm vào các sao phụ, tá, khiến cho tính chất của chúng xảy ra sự biến hoá, hình thành một tính chất khác cụ thể hơn. Về phương diện, tạp diệu cũng có tác dụng khá quan trọng. Dưới đây xin trình bày tính chất cơ bản của các tạp diệu.

1. SAO ĐÔI

1.1. Thiên Thương, Thiên Sứ

Thiên Thương thuộc dương thuỷ, Thiên Sứ thuộc âm thuỷ, là các sao của Trung Thiên, tính chất thường là, Thiên Thương chủ về hư hao, Thiên Sứ chủ về nạn tai, bệnh tật.

Thiên Thương và Thiên Sứ luôn luôn giáp cung thiên di. Dương nam, âm nữ đi thuận, an Thiên Thương ở cung giao hữu, an Thiên Sứ ở cung tật ách; âm nam, dương nữ đi ngược, an Thiên Thương ở cung tật ách, an Thiên Sứ ở cung giao hữu.

(1) Cung vị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp, nếu là chính diệu Hoá Kỵ, hoặc có tứ sát tinh cùng hội chiếu, bị các sao sát, kỵ của lưu niên xung khởi, sẽ chủ về tai nạn tật ách.

(2) Thiên Cơ hoặc Cự Môn, cũng không ưa Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung, chủ về nhiều bệnh; gặp các sao sát, kỵ thì càng đúng.

(3) Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung thiên di, ắt sẽ đồng thời hội chiếu cung huynh đệ và cung phụ mẫu, nếu trong đại vận gặp tiểu hạn rơi vào cung bị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp (chú ý, là tiểu hạn, chứ không phải là cung mệnh của lưu niên), cần phải quan sát cung huynh đệ và cung phụ mẫu xem có tinh hệ "Thiên Cơ, Cự Môn" toạ thủ hay không; có tứ sát và Hoá Kỵ hay không. Nếu có, mà các sao sát, kỵ lại nặng, thì có thể anh em hoặc cha mẹ mắc bệnh tử vong. Nhưng vì dùng tiểu hạn để luận đoán, nên ứng nghiệm dễ bị sai lệch một hai năm.

(4) Thiên Thương và Thiên Sứ có phân biệt hoạ nhẹ và hoạ khẩn. Thiên Thương ưa kim cục (tức ba cung Tị, Dậu, Sửu), không ưa phương hoả (tức hai cung Ngọ, Mùi); Thiên Sứ ưa ba cung Tí, Ngọ, Mùi mà không ưa ba cung Thìn, dậu, Tuất.

(5) Người sinh năm dương không ưa Lưu Lộc đồng cung với Thiên Thương hay Thiên Sứ, chủ về bệnh hoạn.

1.2. Thiên Hình, Thiên Diêu

Thiên Hình thuộc dương hoả, Thiên Diêu thuộc âm thuỷ, Thiên Hình chủ về tự kềm chế, Thiên Diêu chủ về phóng túng, là cặp sao đôi có bản chất trái ngược nhau.

Thiên Hình ưa Văn Xương, Văn Khúc kết thành đôi hội chiếu hoặc đồng độ, chủ về tự kềm chế mà không có sát khí. Nếu Thiên Hình ở các cung Dần, Mão, Dậu, Tuất là nhập miếu; gặp Văn Xương, Văn Khúc, cổ nhân gọi là "chấp chưởng biên cương", nhưng lại không phải là võ tướng, phần nhiều chủ về chức võ mà nghiệp văn, tương tự như hải quan ngày nay.

Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn" là sao chấp chưởng hình pháp.

Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Thiên Lương", gặp thêm các sao sát, kỵ, lại chủ về phạm pháp kiện tụng, mà không chủ về chấp chưởng hình pháp, không giống trường hợp hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn".

Tử Vi hội Tham Lang ở hai cung Tí hoặc Ngọ, hoặc đồng độ với Tham Lang ở hai cung Mão hoặc Dậu, ưa gặp Thiên Hình, không phải là "Đào hoa phạm chủ", mà chủ về có thể tự kềm chế.

"Vũ Khúc, Thất Sát" đồng độ với Kình Dương, lại có Thiên Hình cùng bay đến, cổ nhân nói là dùng dụng cụ sắc bén để kiếm tiền, như thợ cắt tóc, đồ tể, thời hiện đại cũng có thể là bác sĩ ngoại khoa, nha sĩ.

Thiên Hình ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có sắc thái "cô độc và hình khắc", bất lợi đối với lục thân, cần phải xem xét kỹ các cung lục thân mà định.

Cung tật ách có Thiên Hình, lại có các sao sát, kỵ xung hội, đề phòng tuổi trẻ tàn tật, hoặc sinh ra đã bị dị tật. Cung tật ách của lưu niên hoặc đại vận mà gặp Thiên Hình, bị Lưu Dương xung hội, chủ về phải phẫu thuật.

Thiên Diêu chủ về đào hoa, có duyên gặp gỡ, hoặc có tính chất "tiếng sét ái tình". Gặp thêm Hàm Trì, Đại Hao, Mộc Dục, có thể làm mạnh thêm bệnh của Thiên Diêu, như hiếu sắc, trùng hôn (tức cùng lúc kết hôn với hai người), bệnh về tính dục. Gặp thêm Hồng Loan, Thiên Hỉ thì có thể giảm nhẹ những bệnh này, có lúc chủ về có duyên với người khác giới, hay được người khác giới chào đón.

Thiên Diêu cũng không ưa thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, chủ về dễ quyến luyến chốn phong hoa tuyết nguyệt.

Văn Xương, Văn KHúc đồng độ với Thiên Diêu, ắt là người phong lưu, tự đánh giá mình cao.

Thiên Diêu đồng độ với Văn Xương, Văn Khúc và Thiên Hình thì có thể hành động một cách thiết thực.

Thiên Diêu hội các sao sát, kỵ, sẽ làm mạnh thêm tính chất vì sắc mà gây ra hoạ; cần phải xem xét kỹ tính chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu, và xem ở cung nào mà định. Nếu ở cung tài bạch, chủ về vì tửu sắc mà phá tài, ở cung điền trạch, chủ về sản nghiệp của ông bà hay cha mẹ bị phá tán, ở cung phu thê, chủ về trùng hôn, tái hôn, ở cung phúc đức, chủ về tư tưởng dễ bị hỗn loạn.

Thiên Diêu thủ cung thiên di, có sao cát cùng bay đến, tổ hợp tinh hệ chính diệu cũng cát, chủ về đi xa, chuyển dời đến nơi khác sẽ gặp nhiều cơ hội, và được người ở tha hương trợ lực.

Cung Thiên Diêu toạ thủ, có Mộc Dục, Hàm trì, Đại Hao đồng độ, lưu niên mà gặp chúng, chủ về đau khổ mang tính chất đào hoa.

1.3. Thiên Khốc, Thiên Hư

Thiên Khốc thuộc dương kim, chủ về hình khắc, buồn đau; Thiên Hư thuộc âm thổ, chủ về lo nghĩ, trống rỗng.

Thiên Khốc là sao tình cảm, chủ về đau khổ nội tâm, vì vậy không nên ở cung phúc đức.

Thiên Hư là sao có tính vật chất, chủ về thiếu thốn vật chất. Vì vậy Thiên Hư không nên ở cung tài bạch, cũng không ưa ở cung tật ách, chủ về thân thể hư nhược, hoặc bệnh tật có tính hao tổn.

"Thiên Khốc, Thiên Hư" đồng độ với Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc, nếu ở hai cung Mão hoặc Thân, tinh hệ chính diệu có tài khí vượng, sẽ chủ về nhờ tiền bạc mà tăng tiếng tăm; hoặc dễ có tiền của, ắt sẽ làm cho người ngoài biết.

Tinh hệ Thiên Đồng thủ cung huynh đệ, có "Thiên Khốc, Thiên Hư" cùng bay đến, chủ về anh chị em bất hoà với người phối ngẫu.

1.4. Hồng Loan, Thiên Hỉ

Hồng Loan thuộc âm thuỷ, Thiên Hỉ thuộc dương thuỷ, Hồng Loan chủ về hôn nhân, Thiên Hỉ chủ về sinh con cái. Hai sao này vĩnh viễn đối nhau, cho nên tính chất của chúng ảnh hưởng lẫn nhau.

Nữ cung mệnh gặp Hồng Loan thì kiều diễm, gặp Thiên Hỉ thì có vẻ đẹp lạnh lùng.

Ở cung tử nữ gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về nhiều con gái, ít con trai.

Tử Vi có Hồng Loan hay Thiên Hỉ đồng độ, lại gặp cát tinh, tuổi trẻ thì chủ về kết hôn, tuổi già thì chủ về được phong hàm danh.

Cung tài bạch có chính diệu cát, gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về "hoan hỉ tài" (như tiền thắng cá cược hay ăn cờ bạc); cũng thích hợp với những nghề liên quan đến "hỉ khánh" (chuyện mừng).

Về luận đoán thời gian kết hôn và mang thai, có thể lấy cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có Hồng Loan, Thiên Hỉ bay đến làm ứng kỳ, nhưng cần phải có tinh hệ chính diệu cát lợi ổn định mới đúng, nếu không, nên trì hoãn một hai năm, chờ đến khi cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có tổ hợp tinh hệ cát lợi mới ứng nghiệm.

Hồng Loan hay Thiên Hỉ bay đến cung điền trạch của lưu niên, chủ về có thêm nhân khẩu (thời cổ đại là mua nô tì, sinh con cái), nếu gặp thêm Tả Phụ, Hữu Bật, là có khách đến tá túc.

1.5. Tam Thai, Bát Toạ

Tam Thai thuộc dương thổ, Bát Toạ thuộc âm thổ, đều là sao "nghi trượng", cần phải kết thành đôi để hội chiếu, mới chủ về tăng cao địa vị.

Cho nên Tam Thai, Bát Toạ ưa hội hợp các chính diệu như Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương, Thái Âm, chủ về quý hiển, hội hợp Thiên Lương cũng thích hợp.

Nếu Tam Thai, Bát Toạ hội hợp cung phụ mẫu, gặp chính diệu cát, chủ về gia thế cao quý, xuất thân trâm anh thế phiệt. Nếu tinh hệ chính diệu không cát tường, lại gặp sao lẻ phụ tá, hoặc có các sao đào hoa cùng bay đến, chủ về cha mẹ "lưỡng trùng".

Tam Thai, Bát Toạ không ưa ở cung phu thê, nếu nguyên cục có các sao không cát tường, sẽ làm mạnh thêm tính chất bất lợi của chúng.

1.6. Long Trì, Phượng Các

Long Trì thuộc dương thuỷ, Phượng Các thuộc dương thổ, đều là sao văn minh, nếu kết thành đôi hội nhập, chủ về tài nghệ.

Long Trì, Phượng Các hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, có thể làm tăng sức mạnh, lợi về thi cử, cạnh tranh.

Long Trì Phượng Các giáp cung tài bạch hoặc cung sự nghiệp, mà không có Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung, hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung, chủ về có danh tiếng trước rồi có tiền của sau, hoặc tiền của do danh tiếng mà có, hoặc nhờ tài nghệ mà có tiền của.

Long Trì, Phượng Các chủ về "thanh quý" (sang quý thanh cao) mà không phải là "phú quý" (giàu sang), cũng chủ về nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng.

Long Trì, Phượng Các ưa giáp Thiên Phủ, Thiên Tướng, chủ về làm tăng phong thái văn nhã.

Thất Sát và Long Trì cùng ở cung mệnh hoặc cung tật ách, tuổi già chủ về tai điếc; Thất Sát đồng độ với Phượng Các, chủ về rối loạn khứu giác và vị giác. Cần phải có lưu sát tinh xung khởi mới đúng.

1.7. Cô Thần, Quả Tú

Cô Thần thuộc dương hoả, Quả Tú thuộc âm hoả, chủ về cô quả, không ưa bay đến cung phụ mẫu và cung phu thê.

Nếu tinh hệ chính diệu là tổ hợp Vũ Khúc, Thiên Lương, Thiên Cơ, Cự Môn, Thất sát, Phá Quân, thì có thể phát huy tính chất của Cô Thần, Quả Tú, chủ về sớm mồ côi hoặc vợ chồng hình khắc, rời xa quê hương, con cái phân ly. Vì vậy, cung phu thê mà gặp các tổ hợp kể trên, cần phải kết hôn muộn mới có thể tránh sinh ly tử biệt, hoặc bằng mặt mà không bằng lòng.

Nữ mệnh có cung phu thê là Vũ Khúc Hoá Kỵ, Cô Thần và Quả Tú hội hợp, chủ về không có đời sống vợ chồng.

Cung phúc đức gặp Cô Thần, Quả Tú, chủ về tinh thần trống rỗng; nhưng cũng chủ về tư tưởng độc lập, cần phải xem bản chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu mà định.

Cung tài bạch gặp cát tinh, có Cô Thần, chủ về tuổi trẽ tự lập gia nghiệp.

Cung sự nghiệp gặp cát tinh, có Quả Tú, chủ về tuổi trẻ tự lập, không hưởng phúc ấm của cha anh.

1.8. Ân Quang, Thiên Quý

Ân Quang thuộc dương hoả, Thiên Quý thuộc dương thổ; chủ về vinh dự đặc biệt, tước lộc, có tính chất được tưởng thưởng; không giống như Tam Thai, Bát Toạ thuần tuý chủ về địa vị, nhưng nhờ được tưởng thưởng mà địa vị tăng cao một cách tương ứng.

Ân Quang, Thiên Quý có thể mang lại lợi ích thực tế, như trợ giúp cạnh tranh đắc lợi, thi cử đỗ đạt.

Rất ưa hội hợp với Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Âm, Thái Dương hoặc giáp cung có các tinh hệ kể trên.

Hai sao Ân Quang, Thiên Quý giáp cung sự nghiệp, lại được Thiên Khôi, Thiên Việt cùng giáp cung, ở thời cổ đại là chủ về được thế tập chức tước của cha. Ở thời hiện đại thì lợi về phát triển chuyên môn, cũng lợi về chuyên nghiệp. Nếu giáp cung tài bạch, thì danh lợi song thu, hoặc nhờ có danh mà đạt được lợi.

Ân Quang, Thiên Quý hội chiếu cung phu thê, nếu có "Lộc trùng điệp", chủ về được tiền của là nhờ vợ.

Ân Quang, Thiên Quý giao hội với Văn Xương, Văn Khúc, lợi về thi cử.

(Nguồn: sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trung Châu Phái tạp diệu luận

Bí quyết sống của Lão Tử qua 19 câu nói cho cuộc sống tươi đẹp

Bí quyết sống của Lão Tử qua 19 câu nói cho cuộc sống tươi đẹp. Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, được cho là người đầu tiên thuyết về vũ trụ, ông để lại câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” với ngụ ý Đạo nếu định nghĩa được thì không còn là Đạo, Lão tử không thể giảng rõ hơn được, vậy rốt cuộc Đạo là gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, được cho là người đầu tiên thuyết về vũ trụ, ông để lại câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” với ngụ ý Đạo nếu định nghĩa được thì không còn là Đạo, Lão tử không thể giảng rõ hơn được, vậy rốt cuộc Đạo là gì?

Phải chăng cái Đạo, chân lý mà ông muốn đề cập là điều to lớn, không ai có thể nói chính xác đó là gì, hay con người không xứng để nghe? Ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục, người đọc tùy hoàn cảnh mỗi lần xem lại đắc thêm ý mới, có tác dụng dẫn dắt con đường tâm linh, dẫn chứng cho ý ông nói, thế nhân ai muốn định nghĩa Đạo mà ông giảng, sau một thời gian nhìn lại cũng tự thấy mình “lạc hậu”, nên không thể định nghĩa được là vậy.

1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.

2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.

3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.

4. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.

5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.

6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.

7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.

8. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.

9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.

10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.

11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.

12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.

13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.

14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.

15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.

16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.

17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.

18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.

19. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bí quyết sống của Lão Tử qua 19 câu nói cho cuộc sống tươi đẹp

Những câu nói hay nhất về lương tâm mà ý nghĩa

Những câu nói hay nhất về lương tâm mà ý nghĩa. Điều quý giá và thiêng liêng nhất đối với con người là đạo đức, lương tâm
Những câu nói hay nhất về lương tâm mà ý nghĩa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những câu nói hay nhất về lương tâm mà ý nghĩa. Điều quý giá và thiêng liêng nhất đối với con người là đạo đức, lương tâm. Mình làm điều gì không hổ thẹn với lương tâm chính là điều mà mình thấy vui vẻ với cuộc sống. Và bài viết này đã sưu tầm được những câu nói hay nhất về lương tâm con người. Các bạn cùng đọc và suy ngẫm nhé.

Những câu nói hay nhất về lương tâm mà ý nghĩa

1. Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn.

——–

2. Bạn không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình không nói.

———

3. Chỉ có hai thứ đáng theo đuổi, nhạc hay và lương tâm trong sạch.

——-

4. Bất kì người nào cũng có lỗi vì đã không làm những điều tốt.

———

5. Lương tâm là tiếng nói của linh hồn; Dục vọng là tiếng nói của cơ thể.

6. Con đường an toàn nhất là không làm gì trái với lương tâm. Với bí mật này, chúng ta có thể hưởng thụ cuộc sống và không sợ chết.

7. Tôi tự do, cho dù xung quanh tôi là những luật lệ gì. Nếu tôi thấy chúng có thể chấp nhận được, tôi chấp nhận chúng; nếu tôi thấy chúng quá khó chịu, tôi phá vỡ chúng. Tôi tự do bởi tôi biết bản thân tôi chịu trách nhiệm trước lương tri mình vì mọi điều tôi làm.

8. Bạn tốt, sách hay và lương tâm ngái ngủ: đó là cuộc sống lí tưởng.

9. Lương tâm là la bàn của con người.

10. Hạnh phúc của một người là kết quả nỗ lực của chính anh ta, một khi anh ta đã biết nguyên liệu cần thiết của hạnh phúc chỉ là một ít can đảm, sự tự chối bỏ ở mức độ nhất định, tình yêu công việc, và trên hết, một lương tâm trong sạch.

11. Lương tâm là người mẹ kế chẳng bao giờ ngừng tới thăm ta.

12. Nhờ ơn Chúa mà ở đất nước chúng ta, ta có ba thứ quý giá không tả nổi: tự do ngôn luận, tự do lương tri, và sự khôn ngoan để không bao giờ dùng đến cả hai.

13. Với lương tâm, quy luật của số đông không có tác dụng.

14. Thế giới là mưu đồ triền miên chống lại kẻ can trường. Đó là cuộc vật lộn từ xa xưa: một bên là tiếng gào thét của đám đông, và bên kia là tiếng của lương tâm bạn.

15. Lương tâm tội lỗi cần thú tội. Một tác phẩm nghệ thuật chính là một lời thú tội.

16. Giọng con người không bao giờ đi được xa như giọng nói nhỏ bé của lương tri.

17. Có tòa án còn cao hơn tòa án công lý, và đó là tòa án của lương tâm. Nó thay thế cho mọi tòa án khác.

18. Sống thật dễ khi nhắm mắt.

19.Lương tâm của chúng ta không phải là vật chứa của chân lý vĩnh cửu. Nó phát triển cùng với đời sống xã hội của chúng ta, và điều kiện xã hội thay đổi cũng dẫn tới sự thay đổi triệt để về lương tâm.

20. Đừng đợi sự phán xét cuối cùng. Ngày nào nó cũng đến.

21. Lương tâm là giọng nói bên trong cảnh báo chúng ta rằng có thể có ai đó đang nhìn đấy.

22. Ý thức là khi bạn nhận thức được điều gì đó, và lương tâm là khi bạn ước giá mà mình không nhận ra.

23. Khi nào lương tâm của chúng ta sẽ trở nên dịu dàng đến mức chúng ta sẽ hành động để ngăn những nỗi đau khổ của con người thay vì báo thù cho nó?

24. Lương tâm là điều đau đớn khi mọi thứ khác đều có vẻ tốt đẹp.

25. Không gì được phân phối công bằng hơn lương tri: không ai nghĩ mình cần nhiền hơn những gì mình đã sẵn có.

26. Lương tâm của mỗi người là lời nguyền rủa anh ta phải nhận từ các vị thần linh để đạt được quyền mơ ước.

27. Tự do lương tâm gây ra nhiều nguy hiểm hơn chính quyền và sự chuyên quyền.

28. Một lương tâm tội lỗi không bao giờ cảm thấy yên tâm.

29. Công lý là thứ nhất thời và cuối cùng cũng sẽ đi đến kết thúc; nhưng lương tâm là vĩnh cửu và sẽ không bao giờ lụi tàn.

30. Lương tri là Chúa trong mỗi con người.

31. Công lý là lương tâm, không phải lương tâm cá nhân mà là lương tâm của toàn bộ nhân loại. Những ai nhận thức rõ ràng giọng nói của lương tâm chính mình thường cũng nhận ra giọng nói của công lý.

32. Một trái tim không có lương tâm, không còn linh hồn thì không khác gì một cỗ máy. Nó không biết phân biệt tốt xấu, thiện ác.

Không chỉ là nói về lương tâm, mà những câu nói hay về đạo đức con người cũng được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ với các bạn độc giả. Một kho tàng những câu nói hay, những câu nói nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống này.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những câu nói hay nhất về lương tâm mà ý nghĩa

Mơ thấy giặt chiếc khăn tay bẩn: Căm ghét những việc không trong sạch đã làm –

Một cô gái trẻ kể lại giấc mơ của mình: Giờ nghỉ trưa, tôi vào phòng vệ sinh công ty để giặt chiếc khăn tay. Lạ thay, đã chà xát viên xà phòng qua lại nhiều lần, nhưng vẫn không thể làm sạch được nó. Nhìn lại đã gần hết giờ nghỉ... Tôi chỉ mang độc n
Mơ thấy giặt chiếc khăn tay bẩn: Căm ghét những việc không trong sạch đã làm –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy giặt chiếc khăn tay bẩn: Căm ghét những việc không trong sạch đã làm –

Mơ thấy rốn: Bạn thích mạo hiểm hoặc sẽ có một tình yêu mới –

Mơ thấy rốn là dấu hiệu cho sự mạo hiểm hoặc sẽ có một tình yêu mới. Nếu mơ thấy rốn của mình, chứng tỏ bạn là người rất thích mạo hiểm, hiện tại có thể bạn vẫn đang suy nghĩ về một chiến lược mạo hiểm mới. Và cũng thật đáng mừng, sự mạo hiểm này có
Mơ thấy rốn: Bạn thích mạo hiểm hoặc sẽ có một tình yêu mới –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy rốn: Bạn thích mạo hiểm hoặc sẽ có một tình yêu mới –

8 mẹo phong thủy xua tan tà khí trong ngày Tết Đoan Ngọ

Để phòng tránh những điều xấu, tà khí mang lại sức khỏe cho gia đình, bạn nên tham khảo những mẹo phong thủy xua tan tà khí Tết Đoan Ngọ dưới đây.
8 mẹo phong thủy xua tan tà khí trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch là một trong 9 ngày Độc của tháng 5 âm lịch nhất định phải thận trọng. Đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi nên sức khỏe dễ ảnh hưởng, hao tổn nguyên khí. Để phòng tránh những điều xấu, tà khí mang lại sức khỏe cho gia đình, bạn nên tham khảo những bí quyết phong thủy dưới đây.

1.Treo thần phù

  Treo Thần Chung Quỳ Phù trên cửa để xua tan sát khí trong nhà, bất kể là nhà ở của bạn hoặc nhà cho thuê, bạn sẽ cảm thấy thư thái và thoải mái hơn.  

2.Treo lá ngải hoặc xương rồng

  Ở phía trên cửa ra vào treo một nắm lá ngải cứu hoặc nhánh xương rồng, ngăn chặn tà khí đi vào nhà. Chú ý là treo trước giờ Ngọ ba khắc để đạt hiệu quả cao nhất. Để hiểu rõ hơn tác dụng của cây xương rồng, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Hóa giải sát khí nhờ cây xương rồng

3. Ăn rượu nếp và hoa quả đương mùa


8 meo phong thuy xua tan ta khi trong ngay Tet Doan Ngo hinh anh 2

Nên ăn nhiều hoa quả đương mùa


 
Người ta cho rằng sáng ngày 5 tháng 5 Âm lịch thì sâu bọ ở bụng dưới sẽ ngoi lên bụng trên để lấy thức ăn, ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ.  

4. Đặt ngải trong nhà

  Trong nhà ở cũng như trong văn phòng công ty, bạn có thể đặt một vài lá ngải, chúng sẽ có tác dụng xua tan tà khí. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo một chút lá ngải bên mình cũng rất có hiệu quả.  

5. Đeo dây cát tường

  Bạn có thể dùng sợi chỉ nhiều màu sắc và kết thành một sợi dây dài để treo trên cửa chính, đeo trên cánh tay hoặc trên cổ, cũng có thể treo ở cạnh nôi nếu trong nhà có trẻ con, điều này sẽ phòng tránh được tai ương, phù hộ an khang, gia tăng tuổi thọ. Để hiểu rõ hơn tác dụng của dây cát tường, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Treo dây cát tường thu hút vận may  

6. Mang túi hương (nhang) theo người

  Để phòng bệnh và để trừ tà thì không chỉ trong tết Đoan Ngọ mà trong cả ngày thường bạn cũng nên mang theo một chút hương bên người. Nguyên liệu làm hương có chứa phấn hùng hoàng, có tác dụng xua tan âm khí. Không chỉ mùi hương dễ chịu cũng sẽ làm cho tinh thần trở nên thư thái hơn, góp phần gia tăng vận thế.

8 meo phong thuy xua tan ta khi trong ngay Tet Doan Ngo hinh anh 2

Có thể đốt một chút lá ngải

7. Tẩy trừ tà khí

  Bồ kết, ngải cứu, bạch ngọc lan, hương nhu, lá bưởi, sả, gừng, vông mã đề… có tác dụng rất tốt trong việc phòng bệnh. Bạn nên đun một nồi nước bao gồm các loại thảo mộc trên để cả nhà cùng tắm rửa, vừa phòng được bệnh ngoài da, vừa xua tan được tà khí, cơ thể cũng cảm thấy sảng khoái hơn.  

8. Đốt ngải 

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, bạn nên sử dụng một chút lá ngải đã được phơi khô từ trước đó và đốt lên. Bất kể là phòng khách hay phòng ngủ, lá ngải bị đốt cháy vừa tạo ra mùi hương dễ chịu, lại vừa có tác dụng “xua ma đuổi quỷ”. Tuy nhiên, khi thực hiện cần chú ý vấn đề an toàn cháy nổ.

Các bài viết cùng chủ để Tết Đoan Ngọ, có thể bạn quan tâm:
Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào, buổi nào là đúng và tốt nhất? Những kiêng kị phong thủy cần biết trong tết Đoan Ngọ Ngày Tết Đoan Ngọ thực chất bắt nguồn từ Phật giáo? 6 điều tích vận phúc trong Tết Đoan Ngọ
  Phương Thùy
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 8 mẹo phong thủy xua tan tà khí trong ngày Tết Đoan Ngọ

Phong thủy cho người mệnh Kim –

Phong thủy cho người mang mạng Kim , nếu bạn thuộc mạng Kim bạn sẽ phù hợp và khắc kị với màu sắc nào? Công việc nào phù hợp? Và người tương lai của bạn?   Hành Kim tượng trưng cho Kim loại khắc với Hỏa (vì lửa nung cháy Kim loại). Hành kim hợp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy cho người mang mạng Kim , nếu bạn thuộc mạng Kim bạn sẽ phù hợp và khắc kị với màu sắc nào? Công việc nào phù hợp? Và người tương lai của bạn?

1394420910

 

Hành Kim tượng trưng cho Kim loại khắc với Hỏa (vì lửa nung cháy Kim loại). Hành kim hợp với Thổ (đất sinh kim)

Hành Kim chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh. Khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn.

1. Màu sắc thích hợp cho mạng Kim

+Màu tương sinh: Hãy chọn cho mình những bộ cánh hoặc phụ kiện có màu vàng rực rỡ hoặc màu trắng tinh khiết. Vì Thổ (màu vàng) sinh Kim và chủ nhân mệnh Kim nên màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh. Màu sắc những phụ kiện này rất hợp với mệnh Kim

+Màu tương khắc: Nếu bạn thuộc mệnh Kim, thì tốt nhất là nên tránh những màu như màu hồng, màu đỏ, vì những màu này ứng với hành Hỏa, mà Hỏa thì khắc Kim.

2. Công việc phù hợp cho người mệnh Kim

Các ngành nghề phù hợp vói hành Kim gồm có Vàng bạc,khai thác mỏ, kỹ thuật, lắp ráp xe hơi.

bạn có thể chiêu cầu may mắn trong công việc bằng cách dùng các đồng tiền hoa mai để trang trí nơi làm việc

3. Tình duyên cho người mệnh Kim

trao-nhan

 

Nếu mệnh là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim cùng người mệnh Hỏa trong hôn nhân sẽ đẹp vô cùng.

Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại .

4 hành Kim còn lại là Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạch Kim (kim loại màu) đều kỵ hành Hỏa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy cho người mệnh Kim –

4 cách treo tranh thẩm mỹ cho ngôi nhà

Những bước đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có thể trang trí ngôi nhà của mình bằng tranh thật đẹp mắt và nghệ thuật.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Việc sử dụng tranh treo tường ngày càng trở nên phổ biến trong trang trí nhà trong thời gian gần đây. Thế nhưng treo tranh thế nào để vừa tôn vinh được vẻ đẹp của tranh, vừa tô điểm được cho ngôi nhà lại không hề dễ dàng. Cùng chúng tôi tham một số mẹo để treo tranh được đẹp nhé.

Lựa chọn tranh phù hợp với từng không gian

Bước đầu tiên bạn cần quan tâm là lựa chọn loại tranh, ảnh phù hợp với không gian bạn muốn trang trí. Ví dụ các bức tranh, ảnh về thực phẩm, hoa quả sẽ phù hợp cho phòng bếp; tranh, ảnh thiên nhiên, gia đình phù hợp với phòng khách, phòng ngủ.

  

Tranh trừu tượng phù hợp với phòng khách.

Phác thảo vị trí khung

Khi đã tìm được loại tranh cũng như khung hình phù hợp, việc tiếp theo bạn cần làm là chọn nơi treo và cách treo. Nếu bạn định treo tranh theo một mô hình hay tổ hợp thì việc cắt giấy mô phỏng từng khung hình rồi di chuyển chúng xung quanh bức tường cho đến khi xác định được vị trí tốt nhất là rất hợp lý. Hãy đánh dấu những vị trí ấy lại bằng một cây bút chì hoặc băng dính rồi sau đó thì bạn có thể treo những khung hình của mình theo vị trí đã đặt trước một cách nhanh chóng.

  

Phác thảo vị trí treo tranh giúp bạn có được có được bố cục đẹp nhất.

Sử dụng một yếu tố chung

Các bức tranh, ảnh trang trí có thể đa dạng về đề tài nhưng nên có điểm thống nhất về tổng thể. Đó có thể là điểm tương đồng về màu sắc, phong cách hay thậm chí đơn giản là kiểu dáng khung tranh... Tùy thuộc vào bối cảnh, sở thích hay nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn cho mình một chi tiết thống nhất để đảm bảo sự đồng điệu trong trang trí.

  

Yếu tố chung giúp kết nối các bức tranh với nhau.

Bổ sung thêm các chi tiết trang trí

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi treo tranh trang trí là làm cho nó thể hiện được cá tính, gu thẩm mỹ và óc sáng tạo của bạn. Bởi vậy, sau khi hoàn thành việc treo tranh, bạn nên kết hợp chúng với một vài chi tiết trang trí yêu thích như nội thất, hoa để không gian thêm phần đẹp mắt, đồng thời lại phản ánh được cá tính của mình.

  

Kết hợp tranh với các yếu tố trang trí khác để không gian sống thêm đẹp.

(Theo Afamily)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 cách treo tranh thẩm mỹ cho ngôi nhà

Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nữ mạng - Tuổi sửu - Xem Tử Vi

Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nữ mạng, Tuổi sửu, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nữ mạng, tu vi Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nữ mạng, tu vi Tuổi sửu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nữ mạng

Tử vi năm 2015 tuổi Đinh Sửu, nữ mạng xem tại đây. Dưới đây là tử vi trọn đời cho người tuổi Đinh Sửu nữ mạng sinh năm: 1937, 1997 và 2057

CUỘC SỐNG

Mệnh: tuổi tuổi Đinh Sửu nữ mạng có mệnh giống Đinh Sửu nam mạng(xem bài tin về tử vi 2015 tuổi Đinh Sử nam nạmtại đây)

Tiền vận có nhiều vất vả buồn thương, qua trung vận mới được nhiều may mắn trong cuộc đời. Bổn mạng được nhiều tốt đẹp về vấn đề tình duyên lẫn tài lộc, hậu vận thì mới có kết quả và mang nhiều tốt đẹp cho cuộc đời, hy vọng sẽ có những thàng công lớn vào hậu vận, số sung sướng vào lúc hậu vận, cuộc sống được bảo đảm và đầy đủ.

Tuổi Đinh Sửu không thành công về công danh, nhưng thành công về sự nghiệp và cuộc đời.

Số hưởng thọ trung bình từ 60 đến 68 tuổi, nên tích đức.

tu vi 2015 dinh su nuXem tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nữ mạng

TÌNH DUYÊN

Về vấn đề tình duyên nên có quyết định dứt khoát, nếu không dễ bị lừa đảo, làm cho cuộc sống có buồn khổ đôi chút.

Nếu Đinh Sửu nữ sinh vào tháng 4, 9 và 12 Âm lịch, tình duyên lận đận, phải có ba lần thay đổi về vấn đề tình duyên và hạnh phúc. Còn những bạn sinh vào tháng 1, 2, 5, 8 và 10 Âm lịch cũng có tình duyên lận đận có thể phải trải qua 2 lần đò.

Đinh Sửu nữ mệnh sinh vào những tháng 3, 6, 7 và 11 Âm lịch tình duyên yên ấm hạnh phúc khi đã có những quyết định lựa chọn của bạn.

GIA ĐẠO, CÔNG DANH

Phần gia đạo có nhiều hay đẹp và không có gì xảy ra quan trọng trong cuộc đời. Phần công danh nếu có cũng chỉ vào mức độ bình thường mà thôi.

Sự nghiệp có hoàn thành sớm hay muộn do ở sự siêng năng và kiên nhẫn của bạn, vì cuộc đời còn phải qua với sự trùng hợp tuổi của vấn đề tình duyên. Nhưng riêng về cá nhân thì sự hoàn thành sự nghiệp một cách khó khăn, phải ở vào tuổi 30 trở lên mới có triển vọng tốt đẹp. Tiền tài vừa đủ, không giàu sang phú quý nhưng cũng không đến nỗi thiếu hụt, nghĩa là tiền bạc cũng chỉ ở vào mức độ trung bình mà thôi.

NHỮNG TUỔI HỢP LÀM ĂN

Nên hợp tác làm ăn hoặc làm mọi việc liên quan đến đời sống của mình với những tuổi Mậu Dần, Canh Thìn và Giáp Thân thì có phát đạt về tài lộc, tình cảm mà không bao giờ sợ sự thất bại.

LỰA CHỌN VỢ, CHỒNG

Cuộc sống hôn nhân muốn có hạnh phúc thì Đinh Sửu nữ mệnh nên kết duyên với tuổi Mậu Dần, Canh Thìn, Giáp Thân. Vì hợp về đường tình duyên và cả về vấn đề tài lộc, phần con cái đầy đủ

Đinh Sửu nữ mạng chỉ hợp về tình duyên còn tài lộc thì không, nên không nên kết duyên với những tuổi Đinh Sửu, Tân Tỵ, Quý Mùi và Ất Hợi bởi cuộc sống trung bình.

Tránh kết hôn với tuổi Kỷ Mão, Ất Dậu, Quý Dậu vì khắc tuổi với Đinh Sửu nữ mạng nên cuộc sống sau này sẽ vất vả cả công danh lẫn tình duyên và con cái.

Bạn kết duyên với ba tuổi nầy, chỉ tạo được một cuộc sống vừa đủ ăn đủ mặc mà lại luôn luôn chật vật khó mà có lúc nào an nhàn thảnh thơi được.

Ở tuổi 19, 23, 25, 31, 35, 37 và 43 là năm tuổi(tuổi hạn) của Đinh Sửu không nên kết duyên xung khắc, toan tính việc lương duyên khó thành tựu, hay thành thì gặp cảnh xa vắng triền miên, vì tuổi bạn gặp năm xung khắc về lương duyên.

Nếu Đinh Sử nữ sinh vào những tháng 1, 2, 4 và 5 Âm lịch tình duyên đa đoan có thể sẽ trải qua đa phu do vậy phải hết sức thận trọng việc lập gia đình mới có thể thành công toàn vẹn được.

NHỮNG TUỔI ĐẠI KỴ

Đinh Sửu nữ đại kỵ với những tuổi Nhâm Ngọ, Bính Tuất, Mậu Tý, Giáp Ngọ, Bính Tý, Giáp Tuất và Canh Ngọ, dù trong mọi khía cạnh nào kết duyên hay làm ăn, đều nên tránh.

NHỮNG NĂM KHÓ KHĂN NHẤT

Tuổi Đinh Sửu có những năm khó khăn là ở 19, 24, 33 và 41 tuổi, làm ăn không được phát đạt, cuộc sống khó tạo được cơ hội thuận tiện, tiền bạc khó khăn.

NGÀY GIỜ XUẤT HÀNH hợp NHẤT

Tuổi Đinh Sửu nên xuất hành vào những  ngày lẻ, tháng chẵn và giờ chẵn. Việc làm ăn được phát triển, tài lộc dồi dào, không sợ bị thất bại về tiền bạc cũng như về việc làm ăn. Áp dụng cho suốt cuộc đời.

NHỮNG DIỄN TIẾN TỪNG NĂM

Từ 20 đến 25 tuổi:Năm 20 tuổi, được khá về đường tài lộc và tình cảm. Năm 21 tuổi có bịnh hoạn, kỵ tháng 6 và 7, nên cẩn thận trong hai tháng nầy, những tháng khác bình thường. Năm 22 tuổi, năm nầy có phát triển về tài lộc và tình cảm được lên cao, toàn năm đều tốt. Năm 23 tuổi, không nên đi xa, làm ăn có tánh cách tiền bạc nhiều sẽ thất bại, năm có kỵ tuổi, nhứt là những tháng 1, 5, 7 và 10 Âm lịch. Năm 24 tuổi, năm nầy rất tốt cho việc làm ăn, có lợi nhỏ, vào tháng 12 đại lợi. Năm 24 tuổi, năm nầy cũng phát triển mạnh mẽ về việc làm ăn, tài lộc khá dồi dào, toàn năm lợi nhiều hơn hại trên mọi lãnh vực. Suốt thời gian nầy tình cảm ở mức trung bình không có gì đáng nói.

Từ 26 đến 30 tuổi:Năm 26 tuổi, có kỵ tháng 3, tháng 4 có hao tài đôi chút, những tháng khác trung bình. 27 tuổi khá hay đẹp, nên phát triển về đường tài lộc lẫn sự nghiệp rất tốt. 28 tuổi, năm nầy nên làm những việc gia đình, không nên giao dịch về tiền bạc cũng như không nên làm ăn lớn. 29 và 30, hai năm bình thường không có gì quan trọng xảy ra.

Từ 31 đến 35 tuổi:31 tuổi, nên cẩn thận sẽ có đau nặng hay trong gia tộc có tang khó. Năm nầy làm ăn không được khá. Năm 32 tuổi, năm nầy việc làm ăn không được tốt, nhưng không có hao tài tốn của, tài lộc vẫn bình thường. 33 tuổi, năm quá xấu cho bổn mạng và tuổi, năm nầy kỵ đi xa hay làm ăn về việc tiền bạc. 34 và 35 tuổi, hai năm đều tốt, có hoạch tài vào năm 34 tuổi. Năm 35 tuổi nên cẩn thận việc gia đạo một chút, việc làm ăn nên phát triển tốt.

Từ 36 đến 40 tuổi:Tuổi 36 được tốt. 37 tuổi có nhiều dịp may đưa đến, nên hùn hợp hay buôn bán thì tốt nhứt. 38 và 39, có cơ hội thuận tiện cho sự phát triển về nghề nghiệp và công danh lẫn tình cảm. Năm 38, kỵ vào tháng 9, 39 kỵ tháng 2, hai tháng của hai năm, nên tránh đụng chạm tình cảm bất lợi. 40 tuổi, trung bình, tài lộc đều hòa, tình cảm hơi có rắc rối nhưng rồi cũng không có gì xấu.

Từ 41 đến 45 tuổi:Khoảng thời gian nầy rất tốt đẹp về phần gia đạo, nên cần lo cho bổn mạng, nếu đi mua bán hay làm ăn có tánh cách tiền bạc nên coi chừng. Những năm nầy không nên đi xa, hãy xuất hành theo như trên thì tốt.

Từ 46 đến 50 tuổi:Thời gian nầy cố tạo lấy một cuộc sống đầy đủ cho con cái thì hơn. Sẽ có nhiều dịp may đưa đến về phần tiền bạc và tình cảm. Năm 47 tuổi, thường đau bịnh, những năm khác bổn mạng vững.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nữ mạng - Tuổi sửu - Xem Tử Vi

Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tuổi Thìn

Nếu tên gọi của người tuổi Thìn có chứa chữ Tuất, Khuyển, Mão thì chủ nhân của nó sẽ gặp nhiều khó khăn vì Thìn xung với Tuất, Mão. Vì vậy, tên của người tuổi
Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tuổi Thìn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu tên gọi của người tuổi Thìn có chứa chữ Tuất, Khuyển, Mão thì chủ nhân của nó sẽ gặp nhiều khó khăn vì Thìn xung với Tuất, Mão. Vì vậy, tên của người tuổi Thìn nên tránh những chữ như: Thành, Quốc, Mậu, Hiến, Tưởng, Tuất, Hoạch, Uy, Mão, Liễu…

Vì Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tứ hành xung, làm thành “thiên la địa võng” nên những tên chứa bộ dương như: Dương, Tường, Thiện, Nghĩa, Dưỡng, Khương… cũng không hợp với người tuổi Thìn.

Núi là nơi hổ ở, quẻ Cấn cũng có nghĩa là núi; rồng và hổ luôn bị đặt ở thế “long hổ đấu”. Do đó, những chữ thuộc bộ Sơn, Cấn, Dần… nên tránh khi đặt tên cho người tuổi Thìn. Những chữ đó gồm: Sơn, Phát, Cam, Đại, Cương, Ngạn, Động, Phong, Đảo, Tuấn, Luân, Côn, Lĩnh, Nhạc, Lương, Dần, Diễn, Loan, Lam, Ngà, Đồng, Dân, Lang, Hổ, Hiệu…

Rồng là linh vật thanh tao, không ăn thịt

 

Những chữ thuộc bộ Khẩu dễ gây liên tưởng đến sự vây hãm. Do vậy, tên người tuổi Thìn cũng cần tránh bộ này. Đó là những tên như: Khả, Triệu, Sử, Hữu, Danh, Hợp, Hậu, Chu, Trình, Đường, Viên, Thương, Thúc, Hỉ, Gia, Hướng, Hòa…

Tránh dùng những chữ thuộc các bộ Xước, Cung, Xuyên, Ấp, Tỵ, Tiểu, Thiếu vì chúng gợi liên tưởng đến rắn hoặc những vật nhỏ bé. Như vậy rồng sẽ nhỏ bé đi, bị giáng xuống thành rắn.

Theo đó, khi chọn tên cho người tuổi Thìn, những tên bạn cần tránh như: Nguyên, Sung, Quang, Tiên, Khắc, Đệ, Cường, Trang, Cung, Hoằng, Cảng, Tuyển, Châu, Huấn, Tuần, Thông, Liên, Tạo, Tiến, Đạt, Đạo, Vận, Viễn, Bang, Lang, Đô, Hương, Quảng, Trịnh, Đặng, Tiểu, Thượng, Tựu, Thiếu…

Những chữ thuộc bộ Miên cũng không nên dùng cho người tuổi Thìn bởi rồng không thích ở trong nhà. Những chữ đó gồm: Gia, Tự, Thủ, Tông, Định, Nghi, Cung, Dung, Phú, Ninh, Bảo, Khoan…

Rồng không thích bị lạc vào chốn thảo nguyên, đồng ruộng hay đồng cỏ, bởi ở đó rồng không phát huy được uy lực. Vì vậy, những tên thuộc bộ Thảo, bộ Điền như: Thảo, Ngải, Phương, Hoa, Đài, Phạm, Anh, Trà, Thái, Diệp, Lan, Phan, Điền, Thân, Do, Giới, Lưu, Đương, Hoàng, Huệ… cũng cần tránh.

Rồng là linh vật thanh tao, không ăn thịt. Do đó, cần tránh những  chữ thuộc bộ Tâm, Nhục như: Ân, Tình, Khánh, Hoài, Ứng…

(Theo Bách khoa thư 12 con giáp)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tuổi Thìn

Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam có một cuộc thảo luận thu hút sự quan tâm của nhiều người, xung quanh chủ đề : Có nên nhập Tết âm lịch với Tết dương lịch, hay nói cách khác ăn Tết ta theo ngày dương. Sự thay đổi đụng đến ngày Tết, đụng chạm đến nếp sống và đời sống tinh thần của hàng chục triệu người Việt Nam, nhận được nhiều ý kiến hết sức trái chiều.
Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý kiến thay đổi thời gian Tết cổ truyền theo tấm gương của Nhật Bản cách đây hơn 1 thế kỷ của Giáo sư Võ Tòng Xuân nhận được nhiều ý kiến chỉ trích, nhưng cũng không ít người đồng tình. Gần đây nhất, VTC - một trang mạng ở Việt Nam, đăng tải ý kiến của Giáo sư Xuân và một số ý kiến tiêu biểu - đã nhận được khoảng 60.000 bình luận.

Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán vào dịp đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm là một dịp hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Vì sao nhà nông học Võ Tòng Xuân đã đưa ra ý tưởng này ? Các phản ứng phản đối và đồng tình ra sao ?

Đến với tạp chí Cộng đồng của RFI lần này có nhà sử học Dương Trung Quốc, các nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, Vương Trí Nhàn, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long, giáo sư Võ Tòng Xuân cùng các bạn Ngô Thị Hồng Nhung và Thái Dzuy.

Đã từng có người muốn thay đổi thời gian Tết âm lịch

Mở đầu tạp chí, nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng ta biết sơ qua một cái nhìn chung về lịch sử các đề nghị thay đổi lịch Tết cổ truyền ớ Việt Nam và các phản ứng của xã hội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Đúng là, có lẽ là giáo sư Võ Tòng Xuân bắt đầu từ thực tiễn của nước Nhật Bản, bước vào công cuộc Duy Tân ở đầu thế kỷ XX, đã có một quyết định rất dứt khoát, tức là lấy ngày dương lịch làm ngày đầu năm. Như thế là, theo truyền thống của nhiều nước Á Đông, vẫn sử dụng âm lịch, thì coi như là từ bỏ. Vấn đề tương tự như thế, tôi thấy ở Việt Nam chưa đặt ra (trước ông Võ Tòng Xuân), nhưng đặt ra theo một cách khác.

Cách đây 10, 15 năm, có một vị giáo sư về dinh dưỡng học, cũng là người rất có uy tín xã hội, và cũng có một băn khoăn trước tình hình, thực trạng ngày nghỉ Tết nó ảnh hưởng đến nếp sống, hoạt động của kinh tế phát triển, cho nên đưa ra một dự kiến rằng, phải chăng cứ sau ba năm thì ăn Tết một lần, tức là cộng tất cả những ngày nghỉ của ba năm ấy thành một thời gian khá dài, để như ông nói là, « để ăn Tết cho ra Tết », « chơi cho ra chơi », « còn lúc làm thì ra làm ». Tôi nhớ rằng hồi đó, các phản ứng cũng rất gay gắt.

Chuyện đó cũng bẵng đi, cho đến lúc giáo sư Võ Tòng Xuân có đưa ra một phương thức, đó là ta chấp nhận ngày Tết dương lịch, còn ngày Tết âm lịch, có lẽ cũng giống Nhật Bản thôi, bỏ hẳn thì không bỏ hẳn, nhưng dành cho một bộ phận dân cư, những người có tuổi, có thời gian, còn phần lớn những người đang tham gia lao động xã hội, thì chủ yếu ăn Tết theo dương lịch.

Ngày càng đông người ủng hộ ăn Tết ta theo ngày dương

Tiếp theo đây là tiếng nói của giáo sư Võ Tòng Xuân, điểm lại quá trình gần 10 năm kể từ khi ông nêu ra ý tưởng ăn Tết âm lịch theo ngày Dương và một số ý kiến chung của ông trong vấn đề này.

Giáo sư Võ Tòng Xuân : Đúng là cái ý kiến của chúng tôi, khi nêu ra lần đầu tiên, trong mục Chào buổi sáng trên báo Thanh niên, ngày 14/02/2005, đã có rất nhiều ý kiến phản hồi, và có thể nói, đại bộ phận không đồng tình với ý rằng ăn Tết ta theo ngày dương lịch. Sau đó, bẵng đi một thời gian, thì tới 2008, có một số ý kiến trên một số blog cũng nêu ra vấn đề này, và cũng đã gây ra những tranh luận cũng sôi nổi. Qua đến năm 2009, 2010 cũng thế, và nhất là trong năm 2012, tôi bỗng thấy rất nhiều bà con nêu ra. Nhưng rồi cũng bị phản kháng rất nhiều. Rồi các blog cũng đưa ra những ý kiến phản hồi, vừa ủng hộ, vừa không ủng hộ.

Trên trang web của VTC, thì các anh VTC yêu cầu tôi nêu vấn đề này lại. Tôi và cả các anh biên tập VTC rất ngạc nhiên, vì lần này phản hồi rất đông đảo. Theo các anh, thì có hơn 60.000 phản hồi. Và bản thân tôi, thấy cái số không đồng tình nó bớt đi, và số đồng tình thì tăng lên. Tuy nhiên, số đồng tình vẫn còn là thiểu số, khoảng chừng lối hơn 30%-40% trong số các ý kiến phản hồi lại. Nói cách khác qua thời gian gần 10 năm, cái số người Việt Nam, có ý thay đổi ngày ăn Tết ta của chúng ta để thực hiện trong ngày dương lịch, thì mỗi ngày một đông hơn.

Tôi thấy cái này là một khuynh hướng rất là tất yếu, vì chúng ta hiện nay đang trong cái thời hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời ở trong nước, số người có công ăn việc làm cũng tăng lên, trừ trường hợp bà con nông dân ớ nông thôn, thì công việc ở nông thôn thì cũng ít. Phải nói rằng, nghĩ tới ăn Tết, ở nông thôn rất là muốn ăn Tết theo kiểu cổ truyền của mình, vì bà con mình có rất nhiều thời giờ. Thành ra tôi cũng nghĩ rằng, qua các ý kiến của độc giả trên mạng không đồng tình (với việc ăn Tết ta theo ngày dương lịch), thì gồm những người mà chắc chắn tôi biết, có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Và đặc biệt là bà con của chúng ta có ước muốn duy trì các tập quán cổ truyền của mình, họ nêu ra những cái như là : « Hạ nêu » như thế nào, rồi « đưa ông Táo »…

Bên cạnh đó, trong ý kiến của rất nhiều độc giả, kể cả các nhà doanh nghiệp, và rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, tôi thấy khuynh hướng « ăn Tết hội nhập », tức là ăn Tết ta theo ngày dương lịch được rất nhiều người ủng hộ.

Thay đổi ngày ăn Tết không gây mất mát gì cả

Thành ra tôi nghĩ, ăn Tết âm lịch với các tập quán cổ truyền, đẹp, có từ lâu, mình thực hiện nó vào ngày dương lịch, thì không bị mất mát gì cả. Chỉ có cái lạ là, bây giờ mình ăn Tết vào ngày Tây. Tôi chắc chắn là, trong khuynh hướng xã hội Việt Nam chúng ta mỗi ngày kinh tế một tốt hơn, ai cũng có việc làm hết, và ai cũng bận rộn vì công việc của mình, để làm thế nào mình làm thật nhiều, để mình có nhiều tiền, để gia đình mình khấm khá hơn, cho đất nước mình là phát triển kịp năm châu.

Một tập quán cổ truyền vào ngày âm lịch mà đổi sang ngày dương lịch, thì chắc chắn nó kỳ quá, nó không giống ai hết, nhưng mà từ từ chúng ta tập riết cho nó quen, thì tôi nghĩ chắc mình cũng quen theo. Như bây giờ, có một điều mà bây giờ mình cũng không thể thay đổi được về ngày âm lịch là ngày chết của người thân của mình. Ngay bây giờ, đám giỗ của bác Hồ, kỷ niệm ngày sinh cũng như ngày chết của bác Hồ, là mình cũng theo dương lịch hết chứ không theo âm lịch. Cái đó mình thấy không có gì. Tại vì mình nghĩ quen rồi, đảng chúng ta, Nhà nước chúng ta làm theo dương lịch, thì bây giờ tất cả đều theo dương lịch, mình thấy quen quá. Nhưng bây giờ, biểu một gia đình nào đó ở nông thôn, làm đám giỗ của ông nội vào ngày dương lịch, thì họ chống đối ngay.

Thành ra, tôi thấy mình đưa vấn đề này ra, thì tôi nghĩ rằng là vào năm 2005, nó còn quá sớm. Bây giờ tới năm 2013, thì tôi thấy khuynh hướng cũng có chiều đi theo cái ý là, chúng ta phải làm gọn lại cái tập quán cổ truyền của mình. Mình cử hành nó vào ngày thuận lợi hơn, tức là ngày dương lịch, thì khuynh hướng này từ từ nó tăng lên. Tôi cũng mong rằng là, khi xã hội Việt Nam chúng ta phát triển mạnh hơn nữa, và mọi người đều có công ăn việc làm ra tiền, làm ra nhiều tiền, thì chúng ta sẽ thấy rằng là việc chúng ta cử hành các tục lệ cổ truyền theo dương lịch cũng không có trở ngại gì về mặt tâm linh, mà trái lại, nó còn thuận lợi cho công việc của chúng ta, hội nhập với cả thế giới.

Đề xuất của giáo sư Võ Tòng là rất can đảm, nhưng cần cân nhắc cách làm

Phản hồi đề xuất của ông Võ Tòng Xuân, nhà văn Tạ Duy Anh cho biết :

Nhà văn Tạ Duy Anh : (...) Trước hết, tôi coi đề xuất của giáo sư Võ Tòng Xuân là một sự can đảm rất lớn, nếu xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Can đảm, vì giáo sư Võ Tòng Xuân chắc chắn biết rằng mình phải đối mặt với nhiều ngàn năm truyền thống, tôi nghĩ như vậy, của một dân tộc, mà theo tôi, ngại thay đổi vào loại nhất thế giới. Càng sống, càng nghiệm ra điều đó. Tôi cũng đọc khá nhiều phản hồi. Có lẽ đây cũng là một vấn đề mà nhiều cư dân mạng quan tâm vào loại nhất.


Điều tôi bất ngờ không phải là con số quá nửa, thậm chí 60-70% phản đối, mà là cách phản đối của những người thuộc quá nửa số ý kiến. Tiện đây, tôi cũng muốn nói đến cái văn hóa bình luận ở người Việt đang có vấn đề. Nó khiến cho nhiều tâm huyết bị coi rẻ. Tôi có đọc vài chục bình luận về ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thấy rằng nhiều người bình luận, thiếu cả cái văn hóa tối thiểu.

Giáo sư Võ Tòng Xuân đặt vấn đề nhập Tết ta với Tết tây trước hết là xuất phát từ trách nhiệm của ông với đất nước. Tôi nghĩ ông không có bất cứ động cơ vụ lợi nào khác cả. Bởi vì ông chả được cái gì. Nếu là vì cá nhân, thì ông đã không làm, ông ấy sẽ không chuốc họa vào thân như vậy.

Nhưng những lý lẽ mà giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, để bảo vệ lập luận của mình, chỉ dựa trên những quan sát thuần túy về mặt kinh tế. Và tôi nghĩ, có thể sẽ có một số phiến diện. Cũng có một vài ý kiến chỉ ra, ví dụ như tôi thấy ý kiến của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cũng là một ý kiến đáng chú ý để nó cho thấy là, có thể có những phiến diện trong lập luận của giáo sư Võ Tòng Xuân, nó chưa thật thấu đáo. Nhưng mà tôi nghĩ cái ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân rất cần cái sự bàn bạc, nên được xem xét một cách nghiêm túc, từ nhiều học giả, từ nhiều bạn đọc, chứ nó không đáng và không nên có sự miệt thị đối với một ý kiến chân thành như vậy.

Tôi ủng hộ giáo sư Võ Tòng Xuân về mục đích mà ông mong muốn. Khi đưa ra vấn đề như thế, quả thật là có những vấn đề như giáo sư nói. Thế nhưng mà cái cách làm của giáo sư, thì có lẽ nên phải cân nhắc trong bối cảnh một xã hội thuần « phương Đông » như Việt Nam, một xã hội lệ thuộc vào những phong tục tập quán. Tôi nghĩ rằng, việc bỏ cái ngày Tết cổ truyền là thiếu khả thi.

(…) Các hủ tục đâu phải chỉ có trong tết cổ truyền, mà nó có sẵn trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đời sống hàng ngày. Ngày nào, giờ nào cũng xảy ra những chuyện như thế, thậm chí ngày càng gia tăng, có chiều hướng phức tạp thêm. Chỉ có điều ở dịp Tết, do thời gian nghỉ, do sự sung túc về vật chất..., những hủ tục ấy tăng cường về mức độ và cường độ, và thể hiện của nó rõ nét, đậm đặc hơn. (…) Các hủ tục phải được loại bỏ ra khỏi đời sống tinh thần của người Việt, đấy là cái gốc của vấn đề. Làm cái này, nếu chỉ những hoạt động cá nhân, ngăn chặn đơn lẻ, bằng pháp luật, bằng cấm đoán, bằng kỷ luật công chức chẳng ăn thua gì cả, không giải quyết được vấn đề căn cốt của nó. Nhiệm vụ này theo tôi, phải giao cho nền giáo dục quốc gia. Mà nếu nền giáo dục quốc gia, thực sự bắt tay vào ngay từ bây giờ, thì tôi nghĩ phải hàng trăm năm nữa mới có thể khắc phục được tình trạng hiện nay (...).

Chủ trương cải cách phong tục từ đầu thế kỷ XX vẫn còn dang dở

Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn ủng hộ quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, và đặc biệt nhấn mạnh đến những sức ỳ của nền văn hóa Việt Nam, cũng như các nỗ lực đòi hỏi thay đổi vẫn còn dang dở của nhiều thế hệ các nhà cải cách văn hóa, từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn : Tôi có theo dõi ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, và tôi thấy rất tán thành, chỉ có điều khó thực hiện, vì trong xã hội có xu hướng tâm lý là thích quay trở về Tết cổ truyền. Đa số người mình, bước vào xã hội hiện đại, vẫn mang tâm lý nông dân, tâm lý nông thôn, hướng về làng quê, hướng về những người cùng huyết thống. Thế và, vẫn như ngày trước, rất nhiều người đi làm ăn ở khắp nơi, vẫn thích về quê, mua lấy một chân gì ở trong làng, rồi thì tết nhất quay về làng hưởng lại không khí ngày trước chẳng hạn...

Tôi thấy, hiện nay, có xu thế, cứ thích lặp lại bằng được, đúng như phong tục tập quán, và coi như thế là một điều đáng tự hào. Tôi thấy không được, vì một là, việc đó không bao giờ có thể làm được, vì chúng ta đã sang một xã hội khác với xã hội cổ rồi. Hiện nay, có một sự trái ngược như thế này : một mặt thì rất thích quay trở về, một mặt lại không có sự tìm hiểu một cách nghiêm túc. Cái việc ăn cả hai Tết, cả âm lịch và dương lịch, theo tôi là một sự nghỉ ngơi quá dài, và nó cản trở lao động sản xuất bình thường của xã hội.

(…) Ngày trước (nhà văn) Thạch Lam có lần đã nói, chúng ta hình như quá lo cho những người chết, mà quên cả những người sống. Cái chuyện tết nhất bây giờ cũng thế, tôi thấy là, tôi đọc lại năm 1946, (nhà thơ) Xuân Diệu, ăn cái Tết độc lập đầu năm 1946, đã nói đến hiện tượng bây giờ chúng ta phải giã từ « cái Tết trung cổ » đi, ăn Tết thật tiết kiệm, nhanh và chuẩn bị làm các việc khác. Bài của Xuân Diệu in trên tạp chí Tiên phong (1946). Thế thì tôi thấy cái điều Xuân Diệu nói từ năm 46, đến nay phải nói là chúng ta vẫn còn phải phấn đấu, nhưng mà…

Có cái chết là, bây giờ tôi thấy là, đề ra cái này, nhưng tôi thấy không có khả năng thực hiện được, vì tôi thấy là cái tâm lý nó phổ biến trong toàn bộ xã hội rồi. Người ta cứ thấy cái việc là làm như ngày trước là niềm vui, và niềm tự hào. Thì tôi cho là không phải thế. Đối với phong tục, phải có hai điều, như Phan Kế Bính : Một mặt thì phải mô tả, phải hiểu, nhưng thứ hai là phải phê phán, phải tìm cách vượt qua nó. Tôi thấy là, trong các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học, thì chính là Phan Kế Bính là người đi đầu, từ năm 1915, đã viết trên Đông Dương Tạp chí, viết về phong tục, thì bao giờ ông cũng có phần vượt qua, phê phán, nhất là những cái hội hè, mà ông cho rằng, nhiều cái dông dài quá, không được việc gì cả. Chính cái tinh thần của Phan Kế Bính, mà sắp tới sẽ là (kỷ niệm) 100 năm (tác phẩm khảo cứu) Việt Nam phong tục, thì cái tinh thần ấy, bây giờ chúng ta vẫn khó lòng thực hiện được.

Mặc dầu như thế, tôi nghĩ, những đợt này rất là nên có sự nêu lên. Tôi có cảm tưởng cái này nằm trong trào lưu chung, tức là đặt vấn đề tâm lý người Việt trên bước đường hiện đại hóa. Hiện đại hóa thứ nhất là trước 1945, nửa đầu thứ kỷ XX. Và cái hiện đại hóa thứ hai là hiện nay. (Tìm hiểu về) Những cản trở, những điều chúng ta phải vượt qua, chúng ta phải tìm cách làm dần dần. Để đến lúc nào đó, cái điều này mới được thông, được hiểu trong số đông. Khi đó, chúng ta sẽ bước sang một kỷ nguyên mới của hiện đại hóa.

Xung đột giữa nếp sống truyền thống và nhu cầu phát triển

Chia sẻ ở một mức nhất định quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, tuy nhiên nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định dịp Tết cổ truyền theo ngày tháng âm lịch không những quan trọng đối với nhiều người, mà còn hàm chứa ở mức độ nhất định bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Và để hạn chế những tiêu cực gắn liền với dịp Tết, cần phải có các biện pháp từ nhiều phía.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ rằng phản ứng xã hội có nhiều ý kiến khác nhau. Cá nhân tôi thấy rằng là, trước hết ngày Tết nguyên đán, nó gắn với âm lịch, gắn với đời sống và cái nông vụ của người nông dân. Đó là một yếu tố từ truyền thống xa xưa. Ngày Tết còn là nơi gửi gắm nhiều nhu cầu tín ngưỡng, và đặc biệt là hướng về tổ tiên và gia đình.

Đúng là khi mà người Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, cũng là đưa văn minh phương Tây vào, thì cái ngày Tết dương lịch đã trở thành một tập quán đối với một bộ phận cư dân ở đô thị, đặc biệt là công chức. Nhưng mà rõ ràng là cái Tết âm lịch vẫn gắn một cách sâu sắc và lâu bền, không chỉ tâm lý của những người nông dân, mà ngay cả những bộ phận thị dân vốn có những mối quan hệ rất bền chặt với gốc gác của mình. Cho nên, ngày Tết âm lịch là ngày Tết thực sự, còn ngày Tết dương lịch chỉ là ngày nghỉ của những người ăn lương nhà nước mà thôi.

Nhưng khi xã hội phát triển và cái đời sống đô thị như hiện nay, thì rõ ràng nó tạo ra những độ chênh, hay những xung đột ở trong những nếp sống của truyền thống, và những nhu cầu phát triển của hiện tại, đặc biệt là trên lĩnh vực tổ chức quản lý xã hội và quản lý sản xuất, và có lẽ nhân tố khiến nhiều người hướng tới sự thay đổi, chính là nguồn lao động. Những người lao động, phần lớn xuất thân từ nông thôn, thậm chí là ở những vùng miền rất xa xôi, tới nơi làm việc, thường có nhu cầu nghỉ lễ tết, tạo ra các áp lực không những chỉ về giao thông, đi lại, mà còn tạo ra áp lực đối những nhà sử dụng lao động nữa, khi tập quán, thói quen, lễ tục gắn kết với đời sống nông thôn vẫn còn rất là sâu sắc. Vì thế tôi nghĩ rằng là, những ý tưởng như của giáo sư Xuân đưa ra, thì nghe rất hợp lý, nhưng vượt được qua thói quen, tập quán là hết sức khó. Bởi vì, dẫu sao thì đối với người Việt Nam, thì ngày Tết âm lịch mới là quan trọng, bởi vì nó giải quyết những vấn đề về tinh thần, về tín ngưỡng, về tập quán và có thể nói phần nào là bản sắc văn hóa của người Việt. (…)

Nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ dung hòa được

Tôi thì nghĩ rằng phải có sự hài hòa, diễn ra cùng sự phát triển theo xu thế chung. Thí dụ, ngày lao động ngày càng ngắn lại theo sự phát triển, cũng như quyền của con người. Cái thứ hai là, một nguồn gốc của vấn đề gây bức xúc hiện nay là việc phân bố lao động không hợp lý lắm. Ở thời kỳ đầu, chúng ta thấy, vùng phía bắc nông thôn đông dân ở đồng bằng Bắc Bộ người lao động rất nhiều, công việc rất ít, trong khi đó ở các tỉnh phía nam các doanh nghiệp thu hút nhân lực rất nhiều. Nên luồng di cư từ bắc vào nam tạo nên áp lực về nghỉ Tết, đi lại. Bây giờ, theo quan sát chúng tôi thấy tình trạng ấy ngày càng cân bằng hơn. (…) Cái tâm lý gắn kết với quê cha đất tổ có điều kiện để giải quyết thuận lợi hơn. Tôi nói như thế có thể phần nào là thụ động, vì tình trạng đó phải có thời gian mới khắc phục được, nhưng tôi cho là xu thế đó sẽ phù hợp hơn. Chứ còn ngay một lúc mà ta thay đổi, nhất là động vào cái tập quán, cái tín ngưỡng, tôi cho rằng sẽ rất là khó, và cái phản ứng sẽ dẫn tới cái gọi là « lợi bất cập hại ». Cuối cùng, cả hai nhu cầu, vừa bảo đảm cho sự phát triển của xã hội công nghiệp hiện đại, quản lý xã hội hiện đại, với việc duy trì những giá trị truyền thống đều không đáp ứng được. (…)

Vấn đề còn lại có lẽ là cái tâm lý nông dân trong người lao động công nghiệp, thì nó đòi hỏi là phải có nền tảng vật chất, để thực sự con người thay đổi được nếp sống, thì cũng thay đổi được tâm lý. Cộng với việc ta giải quyết một cách hài hòa, ví dụ như việc giảm khoảng cách địa lý giữa nơi làm việc và quê quán. Ngay bây giờ thôi tâm lý của vùng nông thôn cũng thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra, việc kéo dài thời gian lễ hội, hay những sinh hoạt theo tập quán, tôi nghĩ tự thân nó cũng có những biến động. (…) Truyền thống cũng phải phát triển, chứ không phải cứ y nguyên như cũ. (…) Quan sát ngay trong các lễ tết ở nông thôn bây giờ cũng giản tiện hơn trước rất nhiều. Còn chúng ta hay đưa ra con số hàng mấy nghìn cái lễ hội, thật ra nó chỉ là các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã thôi, chứ còn một số lễ hội đã chuyển hướng từ đi hội sang du lịch rồi. Tôi nghĩ, nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ giải quyết được.

Thực ra là, nhìn vào cái tâm lý gọi là truyền thống ấy, quan trọng nhất vẫn chỉ là trở về với gia đình, và có một số sinh hoạt quan trọng nhất, như là mồ mả tổ tiên, hay lễ hội của làng mình thôi, còn sự kéo dài (thời gian nghỉ Tết), tôi cho rằng là do quản lý lỏng lẻo thôi, hoặc do người lao động chưa thiết tha với lợi ích mà họ được hưởng trong các doanh nghiệp mà họ làm việc thôi. Chứ tôi quan sát thấy không ít doanh nghiệp họ quản lý rất chặt, nhưng với điều kiện là họ phải tạo ra cho người lao động những lợi ích tương xứng, thì tôi thấy họ vẫn làm rất nghiêm chỉnh. Chính tình trạng (bê trễ ngày Tết) nên lên đấy, hoặc là công chức do tình trạng buông lỏng như hiện nay, và thứ hai là người lao động « đơn giản », nên thu nhập của họ không đáng kể, nên họ sẵn sàng bỏ việc lúc nào cũng được. Cái tâm lý ấy và quản lý ấy đúng là nó phương hại đến việc quản lý tổ chức và phát triển xã hội công nghiệp hiện đại. (…)

Tôi thấy cũng không nên coi cái tập quán hay cái văn hóa ngày Tết âm lịch của người Việt Nam là cái bất biến, nên tôi thấy, nếu quy định trong một khoảng thời gian nghỉ thích hợp nào đó, cộng với cách quản lý sử dụng cũng như đãi ngộ cho người lao động, thì tôi cho là về căn bản có thể khắc phục được.

Muốn thay đổi ngày Tết âm lịch phải đến thế hệ sau

Về đề xuất của nhà nông học Võ Tòng Xuân, giáo sư Trần Lâm Biền chê trách sự vội vã và khẳng định cần phải tìm hiểu kỹ những mặt tiêu cực có trong các phong tục tập quán, trước khi muốn phê phán và sửa bỏ.

Giáo sư Trần Lâm Biền : Cái Tết âm lịch rõ ràng là có nhiều cái không hay, nhưng mà, khi người ta chuẩn bị cho cái Tết, thì người người vui vẻ, người người háo hức. (Tất cả mọi người) Già trẻ, có một cái gì đấy, để người ta tìm lấy hạnh phúc, mà họ thiếu ở trong năm. Còn cái năm dương lịch, thì chả có cảm xúc nào với họ cả. (…)

Bây giờ mình chỉ hỏi ông một điều như thế này. Tức là khi những người ở bên Châu Âu, bên Mỹ, họ về đây họ ăn Tết, để làm cái gì, trong khi họ đã quá quen với cái Tết dương lịch. Tại sao họ lại về ? Nó phải có một cái gì đấy không thể thay đổi nhanh được đâu. Cái nền kinh tế nó phải phát triển đến một mức độ nhất định. Nếu mà muốn thay đổi, thì phải thế hệ sau, chứ không phải thế hệ này.

Tập quán lạc hậu thì phải giáo dục, chứ không phải là cấm đoán, phải giải thích cho người ta. Nó lạc hậu đâu, ta bỏ đấy. Còn cái gì là tích cực, cái gì là văn hóa, thì ta sẽ giữ. Nếu chưa nói được những điều xấu xa của nó, và chưa hiểu nó, thì đừng bàn đến chuyện xóa bỏ nó.

Những gì thuộc về truyền thống và tốt đẹp thì nên giữ

Bạn Ngô Thị Hồng Nhung, trưởng nhóm từ thiện Tình nguyện niềm tin, chia sẻ các tâm sự vì sao bạn lại gắn bó với dịp Tết cổ truyền :

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em cũng có đọc thông tin về đề nghị làm Tết dương lịch, chứ không ăn Tết âm lịch. Em thì, chắc là cũng hơi là người truyền thống một chút nên là, nên là em vẫn thích là có thời gian, mình có cái Tết nguyên đán riêng, và sẽ ăn Tết vào âm lịch, chứ không vào dương lịch. Tại vì nó là ngày Tết cổ truyền, vì nó có cái đặc sắc riêng. Em nghĩ rằng là, những cái gì thuộc về truyền thống và những điều tốt đẹp thì mình nên gìn giữ. Còn nếu vì lấy lý do, cho rằng việc hội nhập khi mình ăn Tết âm, thì nó sẽ ảnh hưởng đến các công việc giao dịch kinh doanh, với các bạn đối tác nước ngoài… thì em nghĩ mỗi dân tộc sẽ có những bản sắc riêng, sẽ phải (được) tôn trọng và thích nghi.

RFI : Bạn có thể cho biết, bản sắc riêng trong ngày Tết âm lịch, cụ thể là gì ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em thấy là, khi tất cả mọi người, khi đi làm ăn xa, khi chuẩn bị Tết âm lịch, sẽ tính toán để thu vén công việc, để làm sao được về nhà quây quần với gia đình, được đi chúc Tết họ hàng, đi tảo mộ ông bà, đi thăm hỏi nhau những ngày Tết, và ăn những món ăn truyền thống.

RFI : Giả dụ như tất cả những sinh hoạt đó vẫn được duy trì, chỉ có điều được chuyển sang một thời điểm khác, ví dụ như đầu năm dương lịch, thì bạn thấy thế nào ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em nghĩ là thời điểm giữa Tết âm lịch và Tết dương lịch nó cũng khác nhau. Có thể vì em ở ngoài miền bắc, thì cái cảm nhận về mùa xuân, về không khí Tết nó sẽ khác hẳn, ví dụ như trong nam chẳng hạn, khi chỉ có hai mùa thôi. Em nghĩ rằng, đến tầm khoảng tháng 1 dương lịch, thì đào chưa nở đâu. Em nghĩ rằng, còn có cả yếu tố về mặt tâm linh, tức là nó là truyền thống, những điều tốt đẹp từ xưa để lại. Nó còn cả về mặt thời tiết, mùa màng, rồi nhiều yếu tố khác nữa… Thực ra thì, ngày Tết âm lịch, bây giờ lớn rồi, thì nhiều khi cảm thấy lo lắng và mệt mỏi nhiều, khi mà nghĩ đến Tết, phải lo Tết, một số vấn đề chi tiêu trong gia đình, hoặc một số vấn đề khác. Nhưng mà em vẫn thích ngày Tết âm lịch, bởi vì có một cái rất là đặc biệt, mà em rất là mong muồn, là mỗi năm, đến ngày cuối năm được về quê, song là đi tảo mộ, cùng với các bà, các bác ở quê, để ra mộ, thăm ông bà, thắp hương và mời ông bà về ăn Tết.

Chủ động lưu giữ, tốt hơn là để mai một

Nhà kinh tế Đỗ Tiến Long là một trong những người ủng hộ ý tưởng ăn Tết âm theo ngày Dương từ nhiều năm gần đây. Theo anh, đối thoại là con đường hết sức quan trọng để có thể tìm ra một giải pháp cho phép bảo tồn những gì tinh túy trong truyền thống và có các thay đổi hướng đến hội nhập với thế giới.

Nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long : Bản thân tôi thì vẫn cảm nhận thấy những cái nét đẹp, cũng như cái hân hoan, cảm xúc của ngày Tết, nhưng đồng thời, thì tôi cũng nhận thấy là, dù muốn hay không muốn, thì nó cũng sẽ mất đi một cách tự nhiên (?!). Thế thì nếu mà, để nó mất đi một cách tự nhiên, chúng ta chán ghét nó, thấy nó hoàn toàn không phù hợp nũa, chúng ta bỏ đi, thì có thể chúng ta mất tất cả.

Cả hai thứ đều quan trọng : Bảo tồn các giá trị văn hóa, đồng thời văn hóa nó chỉ phát triển được trong một đời sống kinh tế lành mạnh, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, năng suất của các doanh nghiệp, của người lao động Việt Nam, nhìn chung vẫn còn rất là thấp. Thế rồi, để hai ba tháng (nghỉ Tết) như vậy, rồi kéo theo một tâm thế chuẩn bị Tết, rồi sau Tết. (…)

Nó (việc thay đổi ngày ăn Tết) là sự chuyển biến thay đổi không phải nho nhỏ, mà đây là sự thay đổi mang tính nhận thức. Chính vì thế tôi gọi là "một tiếp cận mềm", nó đòi hỏi tất cả mọi người cảm thấy cần thiết, và đồng thời trong chính sách đưa ra, có cái giải pháp cho cái việc bảo tồn như thế nào. Mọi người cùng thấy là chúng ta không mất mát gì cả. Rồi thì, trong các hoạt động kinh tế, ví dụ như các doanh nghiệp có các thưởng cuối năm dương lịch lớn hơn âm lịch chẳng hạn, để hướng các hoạt động kinh tế và các hoạt động văn hóa nó mang tính trọng tâm hơn, tìm thấy cái tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh toàn cầu, nhưng đồng thời, bảo tồn được một cách tốt nhất các giá trị truyền thống tốt đẹp.

Tôi nghĩ rằng, những hành vi vẫn quan trọng với người Việt Nam, như thăm mộ ông bà trong trước ngày Tết, hay là cái việc cúng tiễn năm cũ, rồi giao lưu chia sẻ thăm hỏi, chúc mừng trong ngày Tết, tôi nghĩ những hoạt động đó vẫn mang tính tích cực và nó vẫn in sâu vào trong đầu mỗi người. Tôi nghĩ những việc đó chúng ta vẫn có thể duy trì được. Tôi nghĩ rằng, đây là quá trình nhận thức, có bề dày trầm lắng, có thể nói rất phức tạp, nên là nó cần có các diễn đàn cởi mở để chúng ta trao đổi với nhau. Cá nhân tôi không bao giờ nghĩ, sau khi trao đổi như vậy, thì mọi thứ sẽ thay đổi trong một năm, một tháng, hay sau một quyết định cả. Bản thân quá trình trao đổi đó nó cũng cho chúng ta một cách học lẫn nhau. Sự chủ động tích cực bao giờ cũng giữ lại, lưu truyền một vẻ đẹp tốt hơn. Như là một ví dụ ai cũng nhìn thấy là, cái cái áo dài không phải là một hình ảnh đặc truyền thống, mà bản thân nó cũng tiếp nhận rất nhiều giá trị, nét đẹp của những văn hóa khác, hay trang phục khác, nhưng nó vẫn là niềm tự hào và được coi à truyền thống. Điều đó cho thấy, sự chủ động lưu giữ sẽ tốt hơn là để cho nó mai một đi. Đó cũng là tâm sự của tôi trong ngày cuối năm.

Vấn đề chủ yếu là sử dụng thời gian và tài chính hiệu quả, hợp lý

Để khép lại tạp chí, chúng tôi xin chuyển đến quý vị tiếng nói của bạn Thái Dzuy, thành viên sáng lập nhóm từ thiện Người tôi cưu mang.

Anh Thái Dzuy : Cái chủ đề này được bàn luận rất là nhiều, trên tất cả các diễn đàn. Thực ra là rất khó khi nói lên quan điểm của cá nhân, vì nó sẽ đụng chạm đến rất nhiều thứ, vì cái truyền thống của dân tộc mình rất là lâu rồi.

Nói chung là, những người trẻ như tụi mình, lớn lên sau này, sống trong thế giới hiện đại, và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nên chắc chắn trong tư tưởng nó sẽ bị ảnh hưởng những « luồng gió mới ». Thực ra là, mình cũng đi làm cho các công ty nước ngoài, từ rất sớm, từ ngay khi tốt nghiệp đại học. Quan điểm của mình rất là thoáng.

Mình nghĩ rằng là, Tết tây hay Tết ta không quan trọng lắm với mình. Mình xác định rằng, miễn là mỗi dịp nghỉ đó chúng ta thực hiện được những điều tốt, thí dụ là về sum họp với gia đình là một, thứ hai là làm những điều tốt, cầu mong những điều tốt đẹp cho người khác, cho người thân, cho bản thân, cho mọi người. Và thứ ba là, mình sử dụng quỹ thời gian, cũng như là cái tài chính một cách hiệu quả hợp lý, thì Tết tây hay là Tết ta nó đều mang ý nghĩa tốt đẹp cho mỗi người. Còn quan điểm của mình là gộp chung Tết tây hay là Tết ta, thì thực sự là một vấn đề lớn, xin phép mình không trả lời ở đây. Còn quan điểm cá nhân của mình, thì Tết nào mình cũng trân trọng nó cả, mình không lãng phí, mình sử dụng cái quỹ thời gian, cũng như tài chính một cách hợp lý.

Mang lại các hỗ trợ cho nhiều người bất hạnh trong suốt năm, vào dịp Tết, các thành viên của nhóm Người tôi cưu mang, cũng như rất nhiều nhóm và các tổ chức từ thiện khác, lại hướng đến những người nghèo khổ, tật nguyền, bị bỏ rơi, để mong sao làm vơi bớt phần nào những cảnh đời bất hạnh. Sum họp, Trở Về, mở lòng hướng đến người khác, phải chăng là những điều làm nên sự kỳ diệu của ngày Tết mà nhiều người mong ước ?

RFI xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình và cảm ơn quý thính giả đã theo dõi. Xin chúc quý vị một Năm mới hạnh phúc. Hẹn gặp lại quý vị trong tạp chí lần tới.

Trích từ: viet.rfi.fr


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Những địa điểm "có duyên" với cái chết trên thế giới

Có những nơi dường như rất “có duyên” với việc rời bỏ cuộc sống trần gian, người ta gọi đó là những địa điểm chết.
Những địa điểm "có duyên" với cái chết trên thế giới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác

Nhung dia diem co duyen voi cai chet tren the gioi hinh anh
 

Rừng tự sát Aokigahara
Aokigahara là khu rừng nằm ở chân núi Phú Sĩ, Nhật Bản, được biết đến là nơi rất nhiều kẻ xấu số đã lựa chọn để kết liễu cuộc đời mình. Xu hướng này được cho là bắt đầu từ khi nhà văn Seicho Matsumoto cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Kuroi Kaiju, trong đó mô tả hai nhân vật chính đã tự tử tại chính khu rừng này. Đến nay, nơi đây đã trở thành địa điểm chết của Nhật Bản.

Cầu tự tử Overtoun Nằm gần ngồi làng xinh đẹp Milton, vùng Dumbarton, Scotland, Overton là cây cầu hết sức bình thường, nhưng lại trở thành địa điểm chết không rõ nguyên nhân.

Từ những năm 1960 gần như mỗi tháng có một con chó chết vì lao xuống sông. Đến nay, tổng cộng đã có hơn 600 con chó xấu số. Nhiều nhân chứng cho biết, họ thấy những con chó trèo qua hàng rào bảo vệ và nhảy xuống dòng sông phía dưới. Điều khiến cho câu chuyện thêm kì quái đó là việc một số con chó, sau khi rơi xuống và sống sót, đã trèo lên cây cầu và lao mình xuống dưới một lần nữa cho tới chết.
 
Thành phố ma San Zhi Một khu nhà mang dáng vẻ tương lai nhưng bỏ hoang, đổ nát, và đi kèm với đó là vô số cái chết bí ẩn được chính phủ che giấu. Đó chính là mô tả về thành phố ma San Zhi, hay còn được biết đến với vai trò là khu nghỉ dưỡng San Zhi, nằm ở ngoại ô thành phố Đài Bắc. Hàng loạt những tai nạn bất thường khiến công trình bị đình công vô thời hạn. Và nó trở thành địa điểm chết khi những cái xác treo cổ liên tiếp được tìm thấy. Người ta tin rằng, những người treo cổ đó bị hồn ma chết oan ở đây dẫn dụ và giết chết chứ không phải tự tử.
ST

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những địa điểm "có duyên" với cái chết trên thế giới

Tướng người quý phái –

Người phụ nữ quý phái là người thường được hưởng cuộc sống giàu sang, phú quý, có nhân cách tốt, được mọi người nể trọng. Tướng người phụ nữ quý phái thường có những đặc điểm sau đây: - Mục quang (ánh mắt) sáng sủa, có cái nhìn mạnh mẽ khiến người đ
Tướng người quý phái –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng người quý phái –

Những chính tinh chỉ học vấn

Thái Dương, Thái Âm sáng sủa: ở Mệnh hay chiếu Mệnh: con người rất thông minh, lãnh hội mau chóng, phong phú và sâu sắc, phân biện tinh vi các góc cạnh của vấn đề. Về mặt khoa bảng, Âm Dương sáng thì học giỏi, học rộng, học cao, có bằng cấp lớn, có thực học. Nếu được thêm các văn tinh khác đi kèm thì trình độ học vấn càng cao, học lực có thể lên mức quốc gia hay quốc tế.
Những chính tinh chỉ học vấn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thiên Cơ, Thiên Lương đồng cung: Đắc địa trở lên, hai sao này gần như đồng nghĩa, chỉ sự thông minh sắc sảo, trí đa mưu, óc quyền biến, khả năng khảo cứu chính trị, chiến lược. Cơ Lương đồng cung chỉ năng khiếu sư phạm, có tài dạy học, nghiên cứu, tìm tòi đồng thời với tài tham mưu, cố vấn. Về mặt học vấn, Cơ Lương là bộ khoa bảng quan trọng, dường như nặng ý nghĩa ứng dụng.

Thiên Cơ, Cự Môn đồng cung: đắc địa ở Mão và Dậu, ở  Mão hay hơn. Có ý nghĩa tương tự như Cơ Lương, ngành học của Cự Cơ thiên về pháp lý, chính trị học, luật học nhiều hơn.

Tử, Phủ, Vũ, Tướng: cũng chỉ khoa bảng, cả văn lẫn võ, nhưng nặng về quý cách hơn là khoa cách. Nếu có thêm văn tinh hội tụ thì nhất định khoa bảng sẽ rõ rệt.

Sát, Phá, Liêm, Tham: chỉ năng khiếu võ nghiệp, học võ lợi và dễ hơn học văn, làm ngành quân sự đắc dụng.

Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương: nếu đắc địa, chỉ sự thông minh, học giỏi và học cao, có bằng cấp lớn. Nếu các sao trong bộ cùng đắc địa thì chắc chắn có khoa bảng cao. Nếu không, các sao đó chỉ tư chất thông minh. Nếu hãm địa thì học vấn bị trở ngại, bị chậm lụt, dang dở. Bất lợi này chỉ được bù trừ nếu có nhiều phụ tinh khoa bảng hội tụ đông đảo.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những chính tinh chỉ học vấn

Cách trang trí mặt tường trong phòng khách và phòng ngủ –

Trang trí tường phòng khách phải lưu ý đến nhiều yếu tô" như: không gian, hướng ánh sáng, bối cảnh, sự phôi hợp bố trí vị trí và màu sắc các đồ vật... Tường phòng khách có tác dụng tôn thêm các đồ vật khác trong phòng. Do đó, không nên lạm dụng tran

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trang trí tường phòng khách phải lưu ý đến nhiều yếu tô” như: không gian, hướng ánh sáng, bối cảnh, sự phôi hợp bố trí vị trí và màu sắc các đồ vật…

120604231422-863-609

Tường phòng khách có tác dụng tôn thêm các đồ

vật khác trong phòng. Do đó, không nên lạm dụng

trang trí quá nhiều, quá rườm rà mà nên đơn giản,

gọn gàng. Màu sắc tốt nhất là màu sáng. Đồng thời,

trên một mặt tường nên trang trí có trọng điểm, trọng

tâm, vừa thể hiên cá tính vừa thể hiên sở thích của / • •

gia chủ. Có thể làm đẹp bằng đồ trang trí, trang trí theo hình tròn hoặc có thể biến hoá đa dạng, phong phú trên mặt tường. Ngoài ra, có thể sử dụng những vật liệu đặc biệt để trang trí mặt tường chính, như chọn vật liệu rồi tạo theo nhiều kiểu dáng mới lạ. Nếu phòng khách lấy bộ sôfa làm trọng tâm, đôi diện ghế sôfa là kệ để tivi hoặc những đồ đạc khác thì có thể tiến hành trang trí ở bức tường đằng sau kệ tivi. Treo một bộ tranh hoặc treo một tấm phù điêu để thích hợp cho việc trang trí trên tường.

Bên cạnh đó có thể trang trí ở mặt tường phía sau ghế sôfa như lắp đèn treo tường hoặc treo những đồ trang trí khác. Cách trang trí này dựa theo sở thích của gia chủ.

Treo những bức thư pháp có nội dung cát lợi trên tường cũng là một phương án được nhiều người sử dụng. Trong phòng khách có những bức tranh này, theo phong thuỷ sẽ có tác dụng đề cao nhân khí, mang lại phú quý cho các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó có thể xen vào hình hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý, hình cá chép, hoa sen tượng trưng cho cả năm dư giả, hình tùng hạc thiên niên tượng trưng sự trường thọ, hình bách vân tượng trưng cho phú quý trường tồn.

Màu sắc trong phòng ngủ nên chọn tông màu hướng về sự hài hoà, yên tĩnh thì mới phát huy hết chức năng của phòng ngủ.

Đối với phòng ngủ có diện tích rộng thì rất dễ chọn lựa cách trang trí cho mặt tường như màu sắc, hình vẽ, sự kết hợp màu sắc nóng lạnh cho giấy dán tường, vách ngăn…

Đôi với phòng ngủ có diện tích hẹp thì sự lựa chọn sẽ ít đi, nên dùng những gam màu ấm, nhạt, hoa văn trang trí nhỏ thì thích hợp.

Đôi với những phòng ngủ có diện tích lớn, ít sinh khí thì nên làm thêm vách ngăn nhưng cũng không nên quá nhiều và cũng cần kết hợp với chất liệu của tường và nội thất trong phòng.

 

Đối với phòng ngủ có diện tích nhỏ thì nên treo những tranh có màu lạnh tạo cảm giác khoáng đạt. Tranh và khung tranh treo trên tường phải có màu sắc phù hợp với nội thất và màu tường. Khi chọn lựa chất liệu của đồ trang trí nên chú ý tới hiệu quả phôi hợp giữa chúng chứ không nên vì đồ đắt tiền mà chọn. Chỉ có sự hài hoà giữa các đồ nội thất mới tạo được vẻ đẹp hoàn mỹ cho phòng ngủ của bạn.

Chất liệu dùng làm tường phòng ngủ không nên dùng kính, kim loại, đá, cẩm thạch… mà nên dùng sơn tường, vừa tránh được sự phản xạ vừa tốt co sự thấm hút của tường. Màu sắc nên nhẹ nhàng, tạo cảm giác bình an, tốt cho nghỉ ngơi. Căn cứ vào thuyết ngũ hành, vị trí và màu sắc phòng ngủ có những đối ứng sau:

Đông, Đông Nam: xanh lục, xanh lam.

Nam: tím nhạt, vàng, đen.

Tây: hồng, trắng, trắng ngà, màu tro.

Bắc: xám, trắng ngà, hồng, đỏ.

Tây Bắc: màu tro, trắng, hồng, vàng, nâu, đen.

Đông Bắc: vàng nhạt, màu ghi.

Tây Nam: vàng, nâu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách trang trí mặt tường trong phòng khách và phòng ngủ –

Giải mã giấc mơ thấy máy bay –

Máy bay trong giấc mơ thường là tín hiệu cho thấy bạn sẽ đi du lịch, bắt đầu kế hoạch mới hoặc gặp được bạn thân lâu ngày xa cách. 1. Mơ thấy bản thân đi máy bay, điềm báo sự thành công đáng ngưỡng mộ trong sự nghiệp của bạn. Địa vị được thăng tiến,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Máy bay trong giấc mơ thường là tín hiệu cho thấy bạn sẽ đi du lịch, bắt đầu kế hoạch mới hoặc gặp được bạn thân lâu ngày xa cách.

1. Mơ thấy bản thân đi máy bay, điềm báo sự thành công đáng ngưỡng mộ trong sự nghiệp của bạn. Địa vị được thăng tiến, cuộc sống dư giả, hạnh phúc, nhưng kéo theo đó là sự bận rộn ngập đầu.

Ngoài ra, giấc mơ này còn cho thấy chủ nhân của nó sẽ nhận được tin từ phương xa, có thể là sự sinh ra hoặc mất đi của ai đó.

2. Trong giấc mơ thấy mình và bạn bè cùng nhau đi máy bay, điều này có nghĩa sự hợp tác trong công việc của bạn sẽ đem lại thành công lớn. Bản thân bạn và đối tác của mình đều cảm thấy vui vẻ vì thành công đó, đồng thời mọi người càng thêm tin tưởng lẫn nhau.

3. Nếu mơ thấy mình đang ngồi trong máy bay và say sưa ngắm cảnh, tín hiệu cho thấy bạn có thể gặp phải sự cố nào đó trong việc thực hiện kế hoạch và mục tiêu mà bạn đã đề ra.

130731134001-planes-film-dusty-9295-2749-1399774399

4. Mơ thấy cảnh máy bay đang hạ cánh, điều này có nghĩa kế hoạch hoặc mục tiêu quan trọng của bạn sẽ có kết quả vô cùng tốt đẹp. Sự thành công ấy mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích trong cuộc sống.

5. Thấy bản thân đang lái máy bay trong giấc mơ, điều này như sự phản chiếu nội tâm luôn muốn chinh phục tự do v cuộc sống tràn đầy thách thức.

6. Mơ thấy mình đang ngồi trong máy bay và hướng mắt nhìn xuống dưới, ám chỉ tâm trạng lo âu và có phần do dự của bạn vì chuyện bày tỏ tình cảm với đối phương.

7. Nếu trong mơ bạn nhìn thấy máy bay bị một đám mây lớn che khuất và không thể nhìn thấy được nữa, có khả năng bạn sẽ gặp trở ngại trong công việc.

8. Mơ thấy máy bay đang hạ cánh, điều này cho thấy cuộc sống của bạn lúc nào cũng căng thẳng vì đầy ắp áp lực. Bạn cần dành chút thời gian để chăm sóc cho bản thân mình, giảm bớt những lo âu, muộn phiền để tinh thần được thỏa mái.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã giấc mơ thấy máy bay –

Tranh phong thủy phòng khách: Nên và không nên

Tranh phong thủy phòng khách thường có chủ đề phong cảnh, con người hay động vật. Song, treo ở đâu và treo tranh gì lại là vấn đề không thể đại khái, qua loa.
Tranh phong thủy phòng khách: Nên và không nên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tranh phong thủy phòng khách thường có chủ đề phong cảnh, con người hay động vật. Song, treo ở đâu và treo tranh gì lại là vấn đề không thể đại khái, qua loa.     Tranh treo tường không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đẹp vì mang vẻ tự nhiên hoặc mang dấu ấn của một nghệ sĩ nào đó mà theo phong thủy, nó còn có thể mang lại hạnh phúc hay tăng cường dòng chảy năng lượng trong không gian ngôi nhà của bạn.   Vì thế, để phát huy tối đa dòng chảy của năng lượng tích cực, bạn nên lưu lý khi lựa chọn tranh phong thủy phù hợp cho phòng khách vì chúng quan trọng hơn những gì bạn nghĩ  

Tranh phong thủy phòng khách: Nên

  1. Khi chọn tranh phong thủy cho phòng khách bạn nên chọn tranh mang lại cảm giác năng động, tràn đầy sức sống. Nếu gia chủ cầu phú quý, nên treo tranh “Bách điểu chầu Phụng (phượng)”, báo điềm gia đình an ổn, quy tụ, phát triển hay tranh đối cá chép đớp trăng, báo điềm dư dả cho toàn gia.

Nếu treo tranh tĩnh vật, nên treo bức tranh hoa cúc vàng, hoặc treo tranh hoa mẫu đơn, mặt trời mọc, vua khỉ hiến đào, ếch xanh đùa nước,  tranh vẽ 9 con cá, biểu trưng dư dả, trường cửu, vạn sự như ý hay treo tranh vẽ 3 con dê, biểu hiện dương thịnh, phát triển...
  2. Giữ sự cân bằng giữa nghệ thuật và không gian trống trong phòng khách. Chủ đề của tranh cần tuân theo quy luật về màu sắc và bố cục của không gian để tạo ra được điểm nhấn nổi bật cho không gian nội thất.   3. Theo phong thủy phòng khách, mỗi phương vị lại nên treo các loại tranh khác nhau để tương trợ cho Ngũ hành. Ví dụ như bức tường phía Bắc của căn phòng tương trưng cho sự nghiệp và thành công của gia chủ. Vì thế, bạn có thể chọn một bức tranh thuộc hành Thủy nhằm cải thiện con đường công danh, sự nghiệp của bạn. Yếu tố thuộc hành Thủy bao gồm hình ảnh của đại dương, hòn non bộ, thác nước hoặc hình ảnh những chú cá đang tung tăng bơi lội.    4. Bức tường phía Tây của căn phòng tương ứng với sự sáng tạo. Vì thế, với những ai đam mê nghệ thuật có thể treo những bức tranh với chủ đề trừu tượng để mở ra sự sự sáng tạo vô cùng của chủ nhân.   5. Bức tường phía Đông là nơi phù hợp để treo những bức tranh với chủ đề cho thấy sức sống của thiên nhiên, vì đây là vị trí tượng trưng cho sức khỏe và cuộc sống. Ngoài ra, bạn có thể treo những bức tranh gia đình hạnh phúc để mang lại may mắn cho các thành viên trong gia đình. 
 
Ngoài ra, hướng chính Đông thuộc hành Mộc nên có thể treo tranh sông nước nhưng chỉ nên là cảnh hồ nước nhỏ. Còn tranh thác nước chứa Thủy quá nhiều sẽ làm hại tới Mộc.   6. Hướng Đông Nam: Hướng này trong Ngũ hành thuộc Hỏa nên hợp tranh rừng rậm, núi non. Mộc sinh Hỏa giúp cho gia đình luôn tốt đẹp, bình an.   7. Hướng chính Nam: Cũng giống như hướng Đông Nam, chính Nam thuộc hành Hỏa nên thích hợp tranh rừng biếc, non cao.   8. Hướng Đông Bắc: Đây chính là phương vị cầu tài tốt nhất bởi Ngũ hành thuộc Thổ. Tại hướng này trong phòng khách nên đặt một bức tranh ngựa như “Mã đáo thành công” hay “Bát tuấn đồ”. Ngựa thuộc hành Hỏa, Hỏa sinh Thổ giúp tiền tài vào như nước.   9. Hướng Tây Bắc: Một bức tranh đỉnh núi tròn làm giảm bớt sát khí của Kim, giúp hanh thông trong việc thăng quan, tiến chức.   10. Hướng chính Tây: Hướng Tây có ngũ hành thuộc Kim. Một bức tranh về Thổ (Thổ sinh Kim) như nhà đất, tường thành sẽ giúp tài vận, sự nghiệp vững vàng.  
tranh phong thuy phong khach3
 
11. Hướng Tây Nam: Tranh sơn thủy sẽ bổ trợ cho ngũ hành Kim hướng Tây Nam. Gia chủ cầu con được con, cầu tài được tài.   12. Bạn nên chú ý đến màu sắc của những bức tranh và màu tường sao cho bức tranh phải gây được sự chú ý và nổi bật trên nền tường. Nếu những bức tranh trang trí bạn định treo có màu tối và trầm, bạn nên sử dụng khung tranh có màu sắc tươi tắn và sáng hơn, hoặc có thể ngược lại.   13. Kích thước của tranh cần được sử dụng linh hoạt, có thể lớn nhỏ khác nhau nhưng cần phải tạo được cái nhìn dung hòa và chiếm không quá 1/3 diện tích tường. Nếu tranh của bạn quá nhỏ so với kích thước của tường, bạn có thể đặt một khung tranh có kích thước rất lớn so với tranh. Nếu tranh bạn thích có màu sắc trùng với màu tường và nhìn không nổi bật lắm, bạn có thể dùng khung có màu tương phản để “viền” tranh lại.
 
14. Vị trí treo tranh: Phòng khách là không gian sinh hoạt chung của gia đình, đồng thời là nơi giao tiếp giữa gia chủ và khách, do đó tranh trong phòng khách nên được treo ở vị trí mà người ngồi nói chuyện có thể nhìn ngắm được.
 
Thông thường, tranh thường được treo ở mảng tường phía sau ghế sofa và khoảng cách có thể trong tầm tay với từ 15-20cm. Tranh trong phòng khách thường được treo tạo thành dạng bố cục trọng tâm, tức là tranh được treo ở vị trí trung tâm, theo dạng đăng đối. Bạn cũng có thể treo tranh trên bức tường ngay ở phía cửa ra vào. Các vị khách ghé thăm cũng có thể dễ dàng chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật ngay khi bước vào nhà.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Treo tranh phong thủy phòng khách hợp mệnh 12 con giáp

tranh phong thuy phong khach2
 

Tranh phong thủy phòng khách: Không nên

  1. Theo phong thủy phòng khách, không nên treo những bước tranh có gam màu tối liên hệ tới sự lo lắng, buồn phiền hay tuyệt vọng. Ngoài những chủ đề phổ biến trên, bạn nên tránh một số chủ đề gây tác động tiêu cực đến cảm xúc của mọi người như tranh về mùa đông với lá vàng tiêu điều, xơ xác hay tranh về những cảnh bạo lực, chiến tranh, một khu rừng hoang tàn đổ nát...

Bên cạnh đó, những bức tranh rau củ quả nên treo trong phòng bếp thay vì đặt trong phòng khách. Những bức tranh về cuộc sống lứa đôi chỉ nên treo trong phòng ngủ thay vì đặt trong phòng tiếp khách.
  Không nên treo những bức tranh có chủ đều sau: Tranh theo trường phái Lập thể, Trừu tượng, Siêu thực, vì nội dung có tính bất định, trầm ẩn, rất bất lợi cho sự cát tường của gia chủ. Những tranh theo trường phái siêu thực, trừu tượng, lập thể, dù tác giả của nó nổi tiếng đều có ma tính, gây phản cảm cho cuộc sống bình yên của một gia đình đang sống bình thường.

Tranh vẽ gam màu đen xám, hoặc màu quá mạnh như thiên về màu đỏ..., tranh vẽ cảnh hoàng hôn là cảnh chiều tàn, tranh thác đổ mạnh mẽ, tranh cảnh biển sóng dữ, con thuyền trong giông tố; Tranh tàu thủy hay thuyền dời bến, dời cảng...

tranh phong thuy phong khach4
 
 2. Tranh các con vật như rồng, ngựa, hổ, đại bàng,… tuy mang ý nghĩa tốt nhưng không thể treo tùy tiện mà phải dựa vào tương quan với tuổi và mệnh của gia chủ. Hơn nữa, đây là những con vật có hai mặt của tính cát hung, nếu không thấy cần thiết thì thôi không treo. Lưu ý, lại càng không may mắn khi đầu hổ treo hướng vào trong nhà. Nếu muốn treo tranh con hổ bạn nên tìm hiểu ý kiến từ các chuyên gia phong thủy.
Tranh “Bát mã”, vẽ 8 con ngựa của danh họa Trung Hoa Từ Bi Hồng là tranh cát tường; nhưng chỉ treo trong trường hợp trong nhà có người bắt đầu lập nghiệp; khi sự nghiệp đã lập xong thì tháo xuống không nên treo, vì nếu treo, chủ nhân “suốt đời chạy đôn chạy đáo”.
  3. Treo quá nhiều bức tranh lộn xộn, không theo khuôn mẫu nào cũng gây cản trở tới dòng chảy năng lượng trong phòng khách. Tranh trang trí mang lại sắc màu tươi vui và là điểm nhấn thú vị trong nhà ở. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng treo quá nhiều tranh trên một bức tường, tránh cảm giác rối mắt, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà.    4. Phòng khách là nơi rất quan trọng vì thế, nên tránh tác phẩm nghệ thuật thể hiện bạo lực, máu, chiến tranh, bất kỳ mục có gây hấn mạnh hoặc năng lượng bạo lực. Đây là lưu ý quan trọng, là một trong những kiêng kị phòng khách ai cũng nên biết.
 
tranh phong thuy phong khach2
 
5. Các tác phẩm nghệ thuật mà bạn chọn nên được trộn hài hòa để cân bằng tổng thể của năm yếu tố đất, nước, lửa, gỗ và kim loại không bị xáo trộn. Nếu treo tranh sơn thuỷ thì phải xem thế nước chảy, không được để chảy ra ngoài, nước chảy vào thì tài khí mới vào nhà, còn nước chảy ra thì thất thoát tài khí. Nếu là tranh thuyền buồm thì đầu thuyền phải hướng vào trong nhà, kỵ hướng ra ngoài, vì hướng ra ngoài thì hao tài tổn đinh, còn hướng vào trong thì chiêu tài.   6. Những phòng khách thiếu ánh sáng, lúc nào trông cũng tối tăm, nếu ở lâu trong đó sẽ dễ khiến cho tinh thần sa sút, vì vậy phải tìm cách sửa ngay. Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: Ánh sáng trong phong thủy: Sử dụng hợp lý sẽ đón tài lộc miễn phí.

Có thể treo tranh hoa hướng dương trong phòng khách để bù đắp khiếm khuyết này. Tranh chữ treo bên trên sofa nên treo ngang chứ không nên treo dọc. Vì ngang là trời, ngụ ý đội trời đạp đất. 
  Không nên treo tranh chỉ có cảnh rừng mà trong đó không có cảnh sông, suối, nước.   Không nên heo tranh khắc hay vẽ trên mặt đá trong nhà, trong phòng khách. Chất liệu tranh tốt nhất vẫn là trên vải, trên gỗ.

Kate Nguyễn

5 mẹo nhỏ xoay chuyển phong thủy phòng khách Cải thiện phong thủy phòng khách nhờ dùng chuẩn đèn Phong thủy phòng khách vượng tài nhờ treo tranh cửu ngư đúng cách

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tranh phong thủy phòng khách: Nên và không nên

Mơ thấy sinh con –

Giấc mơ thấy chính mình sinh em bé là điềm báo cuộc sống gia đình bạn rất êm ấm, hạnh phúc. Bạn mơ thấy mình sinh con trai, đó là tin rất tốt lành. Giấc mơ này có ý nghĩa rằng chồng bạn sắp được thăng quan tiến chức. Lúc đó, bản thân bạn cũng
Mơ thấy sinh con –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy sinh con –

Đặc tính của sao Thiên Tài và sao Thiên Thọ

Cùng tìm hiểu về đặc tính của bộ đôi sao Thiên Tài và sao Thiên Thọ. Sao Thiên Thọ thuộc dương thổ, Sao Thiên Tài thuộc âm mộc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đặc tính của sao Thiên Tài và sao Thiên Thọ

Đặc tính của sao Thiên Tài và sao Thiên Thọ

Tìm hiểu về đặc tính của sao Thiên Tài và sao Thiên Thọ

Sao Thiên Tài thuộc âm mộc, chủ về tài năng, nếu đóng tại cung thân, mệnh, tài, quan, phúc thì đều có lực, có thể phát huy tài năng sở trường. Sao Thiên Tài đóng tại cung thân, mệnh thì thông minh, cơ trí, đa tài đa nghệ, có tinh thần chính nghĩa, đa tình, có lòng nhiệt tình với công ích. Sao Thiên Tài ưa gặp cung mệnh, thân, quan lộc hợp với những công việc mang tính khởi đầu, phân giải và phải dự trù hoạch định. Nếu như có lục cát tinh Tả Phù, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt hội chiếu thì có cả tài lẫn danh. Nếu gặp sao Thiên Cơ miếu vượng thì càng thông minh cơ trí, phản ứng nhanh nhạy, có tài nghệ, nếu gặp sao Thiên Cơ, Thiên Lương, chủ về trường thọ, rất có trí tuệ, nếu gặp thêm sao Thiên Thọ thì càng linh nghiệm, gặp hung tinh xung phá, dễ rơi vào tình trạng có tài nhưng không có đất dụng võ.

Sao Thiên Thọ thuộc dương thổ, là thọ tinh, chủ về trường thọ, ưa nhập cung mệnh, thân, phúc đức hoặc đồng cung với thọ tinh Thiên Lương, càng chủ về trường thọ. Sao Thiên Thọ nhập miếu tại hai cung Dậu, Tuất thì lại càng cát tường. Sao Thiên Thọ nhập cung thân, mệnh tính cách thật thà đôn hậu, chăm chỉ chín chắn, khiêm tốn và lịch sự, chịu khó chịu khổ làm việc cẩn thận. Đại hạn hoặc lưu niên gặp nó thì mọi việc đều cát lợi.

Sao Thiên Tài chủ về trí tuệ hơn người, có sở trường phân tích, suy luận có thể đoán trước thời cơ, có bản năng và trực giác linh động. Sao Thiên Thọ không thích tranh đua, không thích xen vào việc của người khác, tính cách bền bỉ và kiên trì, chín chắn vững vàng, có thể giảm bớt khó khăn, trắc trở của đời người.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặc tính của sao Thiên Tài và sao Thiên Thọ

3 chòm sao rơi từ hành tinh khác xuống Trái Đất

3 chòm sao tự kỉ dưới đây thường có suy nghĩ trái với đám đông hoặc không thích hòa lẫn với đám đông, một mình một thế giới.
3 chòm sao rơi từ hành tinh khác xuống Trái Đất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

3 chòm sao tự kỉ dưới đây thường có suy nghĩ trái với đám đông hoặc không thích hòa lẫn với đám đông, một mình một thế giới.


3 chom sao roi tu hanh tinh khac xuong Trai Dat hinh anh
 
Hạng 1: Sư Tử

Sư Tử rất yêu bản thân mình và thường cho rằng thà tự kỉ còn hơn tự ti. Nguyên nhân sâu xa khiến Sư Tử tự kỉ là vì họ rất tự tin, họ có đầy đủ cơ sở lý do để tự kỉ, khi nhìn vào khuôn mặt xinh đẹp và thu hút của Sư Tử, nhẹ thì khiến người ta có động lực tiến về phía trước, nặng thì sẽ khiến bạn bè xung quanh cảm thấy tức giận và căm ghét, những thứ này Sư Tử sẽ cho qua và lờ đi không để ý, vì họ cho rằng người xuất sắc có bị ghen tỵ cũng là chuyện đương nhiên.
 
Hạng 2: Song Tử

Song Tử không thích theo đuổi hư vinh trong cuộc sống, nhưng tự kỉ không phải là “hàng độc quyền”, Song Tử cũng có sở thích tự yêu thích bản thân mình, họ sẽ không quan tâm đến cách nhìn nhận của mọi người, cũng không sợ bị ảnh hưởng bởi ý kiến số đông, vì thế tự kỉ chưa bao giờ trở thành gông xiềng đối với họ. 
 
Họ có cách ăn mặc rất tươm tất, và yêu thích cảm giác trở thành tiêu điểm chú ý của người khác, Song Tử thông minh, linh hoạt ứng biến nhanh nhạy chính là những ưu điểm khiến họ dễ dàng chiếm được tình yêu của mọi người và tiền tài, danh vọng,vô tình những thứ này cũng mang lại cảm giác thành đạt cho Song Tử, tựa như họ là những kẻ giỏi nhất toàn vũ trụ, vì thế họ không thể không tự kỉ được.
 
Hạng 3: Thủy Bình

Chòm sao Thủy Bình cho rằng nhân tài phải tự kỉ thì mới có thể hiểu rõ nội tâm của mình, tình cảm của mình, không làm tổn thương mình, khám phá được những ưu điểm hoàn mỹ nhất của bản thân và bộc lộ nó ra bên ngoài. Tự kỉ chính là tự yêu bản thân, tự xem chính mình là một đối tượng khách quan. Thủy Bình yêu bản thân rất sâu đậm, họ yêu chính mình đến mức yêu cả mục đích của bản thân, yêu cơ thể, yêu suy nghĩ của mình, yêu cuộc sống, yêu nhà, yêu người yêu mình… 
 
Cho nên chỉ cần dựa vào những điều này, sợ rằng không chỉ độ tự kỉ của họ đạt đến cảnh giới tối cao, mà họ cũng được xem như là một trong những người có trình độ tự kỉ cao nhất thế giới!
Theo 12 cung sao
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 chòm sao rơi từ hành tinh khác xuống Trái Đất

Ông Bà Tổ Tiên

Giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Việt liên hệ với việc truyền giáo Lm Vũ Kim Chính, SJ Giáo sư Ðại Học Công Giáo Phụ Nhân, Ðài Loan
Ông Bà Tổ Tiên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ðề cập tới văn hóa, phong tục của một dân tộc là một đề tài hết sức phức tạp, vì mỗi dân tộc không ít thì nhiều là một đơn vị đặc thù, dầu vậy tính cách đặc thù văn hóa này không khải là cô lập, nhưng là kết tinh vừa tế nhị vừa phức tạp qua sự giao tiếp với các dân tộc khác, với những nền văn minh khác. Văn hóa, phong tục tập quán của nfười Việt cũng thế, là những tinh hoa đã được gạn lọc, biến hóa qua cuộc sống dân tộc của biết bao nhiêu thời đại, qua việc tiếp xúc với nền văn minh, những nguồn tư tưởng sâu rộng nhất, mạnh mẽ nhất của nhân loại như Hoa-Ấn, Hy-La. Ở đây khi chọn đề tài "Ông bà tổ tiên" liên hệ với việc truyền giáo, chúng ta đã thu hẹp phạm vi không thảo luận những liên hệ Lão giáo và Phật giáo, nhưng chỉ chú tâm vào Nho giáo và Kitô giáo có liên quan tới vấn đề "lễ nghi" đối với ông bà tổ tiên. Trước tiên chúng ta truy xét lý do tại sao người Việt thành kính ông bà tổ tiên, thứ tới thảo luận lý do người Việt Công giáo trong quá trình lịch sử gặp phải những khó khăn khi bầy tỏ lòng thành kính này theo như phong tục tập quán của mình. Cuối cùng chúng ta tự hỏi có thể học được gì trong kinh nghiệm lịch sử này để hy vọng có thể suy tư về một thần học bản vị hóa việc thành kính ông bà tổ tiên?

1. Nguồn Gốc Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên

Tuy ai cũng biết mỗi người, mỗi gia đình đều có ông bà tổ tiên riêng, nhưng nói tới việc tôn kính ông bà tổ tiên cách chung là chấp nhận những điểm tương đồng của những nền văn hóa Viễn Ðông trong lịch sử ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Nho học, như Trung Hoa, Ðại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam. Nên ở dây khi bàn về nguồn gốc tôn kính ông bà tổ tiên hay ở phần sau thảo luận những tranh chấp về "lễ nghi" thì những tài liệu của các quốc gia trên đều có thể dùng để bổ túc cho nhau để hiểu rõ vấn đề.

Việt ngữ dùng danh từ "tôn giáo" để chỉ chung các tín ngưỡng. Chữ "tôn" cũng còn một âm nữa là "Tông" nguyên ủy chỉ ông "thứ tổ" (ông tổ thứ hai), rồi dùng rộng hơn nữa để chỉ nơi thờ kính tổ tông, cũng như chỉ các giáo phái, học phái. Như vậy, "tôn giáo" theo ngữ văn là thực hiện lòng hiếu kính đối với tổ tông, tổ tiên. Lòng hiếu kính này được biểu tỏ nôm na theo lối bình dân như:

"ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
uống nước nhớ tới nguồn"
, hoặc:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con"
.

Hay Nguyễn Du viết trong truyện Kiều:

"Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân"
.

hay ở đoạn khác:

"Lấy tình thâm, trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời"
.

Như vậy căn nguyên tôn kính ông bà tổ tiên ở đâu? Phải chăng là một sự tôn kính "Thần Thánh" theo phẩm trật? Như sách Lễ Ký, thiên Khúc-lễ-hạ đã chép: "Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngữ tự, chư hầu phương tự, tế ngũ tự (tức là tế Thần cửa, ngõ, giếng, bếp và giữa nhà), chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự, quan đại phu tế ngũ tự, kẻ sĩ tế tổ tiên). Thực ra đây là những phương châm cho những nền văn hóa chịu ảnh hưởng Khổng học, nên dù ở Thiên An Môn bên Trung Hoa hay ở Ðàn Nam Giao tại Huế, việc tế trời chỉ có nhà vua mới có quyền đứng chủ tế. Trong lễ tế Nam Giao, trên Viên-Ðàn ở giữa là bàn Thời Trời Ðất, hai bên có hai hàng hương án song hành thờ các Tiên Ðế. Xem như thế, thừ Vua quan tới thứ dân, tế tự là việc rất quan trọng, lễ nghi được minh định có trật tự, chung qui vào hai nguyên ủy là Trời và Tổ, vì "vạn vật bản hồ Thiên, nhân bản hồ Tổ" (Lễ ký) (dịch: muôn vật gốc ở Trời, người gốc ở Tổ). Nhưng thực ra hai nguyên ủy này chỉ bắt nguồn bởi một mà thôi, vì các Tổ Tiên tuy sinh ra người, nhưng tất cả đều do Trời sinh dưỡng, như Kinh Thi chép: "Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức" (Trời sinh ra dân, có hình phép, dân giữ tính thường, mới có đức tốt).

"Ông Trời" là nguyên ủy của muôn loài, nên tế Trời là quan trọng nhất, do đó không phải ai cũng được phép mà chỉ có Thiên Tử, dân chi phụ mẫu, mới được trực tiếp hành lễ mà thôi. Ông Trời tuy rất gần kề đại chúng trong cuộc sống, khi vui khi buồn đều có thể gọi "Trời ơi" được, nhưng họ không được phép trực tiếp cúng tế, nên thường kêu cầu tới Tổ Tiên hay cúng tế các thiểu thần. Chính vì thế mà Trần Trọng Kim đã viết: "Việc thờ Trời, thờ quỉ thần và tổ tiên, tuy là phân biệt, nhưng kỳ thực cũng là theo một lý cả, và chính là cái tôn giáo đặc biệt của những dân tộc theo văn minh Tầu ở Á đông". Dù được trực tiếp tế tự "Trời" hay chỉ gián tiếp qua Thần Thánh, tổ tiên, người Việt đều tin tưởng vào sự liên đới "Thiên nhân tương dữ". Theo đó con người được phú cho nhân tính để nhận ra thiên lý, để mô phạm Thiên tính, để trong cuộc sống họ thực thi nhân đạo hợp với Thiên đạo. Nói cách khác: "Trời đối với quần chúng như một nguyên ủy tiền định con người, nhưng vượt trên con người, định đoạt sinh tử, phúc họa, giầu nghèo. Họ kêu Trời vì Trời không xa ta. Trời thấu suốt tất cả, cả những tâm tư thầm kín. Họ kêu Trời vì Trời toàn năng, không mù quáng trong việc xét xử. Trời công minh vì thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ".

Nho gia thừa hưởng tư tưởng Khổng tử tin Trời là chủ tể vũ trụ, điều hòa mọi biến hóa bởi vậy tri Thiên mệnh là nguồn gốc và lý tưởng của tu tâm và dưỡng tính của bậc quân tử". "Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã" (Luận Ngữ; Nghiêu viết, XX) (dịch: không biết mệnh Trời thì không lấy gì làm quân tử). Khi bậc quân tử quyết tâm học biết và tuân theo mệnh Trời tức là sống trong tâm tình Kính và Thành. Mặc dù khi họ cúng tế thì biểu tỏ lòng chân thành: "tế thần như thần tại" (Luận Ngữ: Bát dật, III) (dịch: tế thần như có thần ở đó); nhưng đồng thời "kính quỉ thần nhi viễn chi" (Luận Ngữ: Ung giả, VI) (dịch: quỉ thần thì kính mà xa ra), vì theo Khổng tử con người làm sao biết được thế giới quỉ thần cao xa, u ẩn, nếu có tưởng tượng ra không khỏi bầy ra những điều huyền hoặc, dẫn đường cho mê tín. Như vậy, Khổng tử tuy rất trọng lễ, coi nghi thức là bày tỏ lòng Thành Kính, nhưng đồng thời cũng coi thực hành đạo Nhân là sống Thành Kính hợp với Thiên mệnh là rất quan trọng. "Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ sự" (Kinh Dịch:Văn Ngôn truyện) (dịch: quân tử lấy cái nhân làm thể là đủ làm trưởng thành cho người, hợp các cái tốt đẹp là đủ làm cho hợp lễ, lợi cho vạn vật là đủ làm hòa cái nghĩa, biết cái trinh-chính mà cố giữ là đủ lam gốc cho mọi sự). Vậy đạo Nhân là gì? "là Cung, khoan, tín, mẫn, huệ". Khổng tử giải thích thêm: "Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫn thì có công, huệ thì đủ khiến được người" (Luận Ngữ: Dương Hóa, XVII). truy ngồn năm cái kết quả diễn đạt đạo Nhân này, chúng ta sẽ tìm ra cái Nhân Tâm Thành Kính. Tam đạo là quan trọng như thế, nên sau này, mặc dù Mạnh tử và Tuân tử mỗi người phát huy Khổng học theo đường hướng riêng, một người coi trọng "Nhân" là bảo tồn tính bản thiện của con người, một người trọng "Lễ" để chế ngự tính bản ác của người, nhưng tất cả hai đều công nhận sự trọng yếu của tâm đạo: bảo tồn lương tâm (Mạnh Tử), tu dưỡng tâm tri (Tuân tử). Ði xa hơn nữa, Mặc tử phê bình chỉ trích Nho đạo cũng vì trong thực tế tâm đạo đã bị nghi lễ tha hóa làm mất tính cách phổ biến của tâm đạo vậy.

Ðạo hiếu là một đặc tính của đạo tâm, làm cho con người tỏ lòng Thành Kính đối với cha mẹ, tiền nhân, nên chỉ nuôi dưỡng cha mẹ mà không có lòng hiếu thảo thì làm sao gọi là hiếu được! Lòng hiếu thảo này phụng sự cha mẹ lúc các ngài còn sống, tang lễ nếu các ngài quá cố: "sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế" (Luận Ngữ: Vi chính II). Hiếu đễ đối với cha mẹ tức là kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, lễ tế những bậc cha mẹ đã lễ tế. Ðó là nguồn gốc của tôn kính tổ tiên vậy. Bởi đó Tăng tử nói: "Thận chung, truy viễn, đức qui hậu hĩ" (Luận Ngữ: Học Nhi, I) (dịch: cẩn thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến tổ tiên xa, thì cái đức của dân trở nên hậu).

Tư tưởng đạo hiếu đã thấm nhuần vào lòng người Việt trở thành một phần quan trọng của Việt tính. Kính bái tổ tiên là chân nhận giới vô hình và hữu hình luôn luôn có sự liên lạc mật thiết với nhau. Ðó là cách diễn tả sự hiệp thông giữa ông bà cha mẹ và con cháu, giữa người sống và cả chết, là dịp đoàn tụ của đại gia đình. Quan niệm vong hồn gia tiên luôn gần gũi với con cháu được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. Ðại đa số quần chúng Việt Nam được coi là theo "đạo Ông Bà" thường có phong tục làm lễ cáo gia tiên, trong mọi tuần tiết, hoặc ngày kị giỗ, hoặc khi có việc hiếu hỉ, tang chay. Toan Ánh diễn giải thêm: Những biến cố quan trọng trong gia đình, lẽ tất nhiên gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên, như: sinh con cái, con cái đầu cữ, đầy tháng, đầy năm, con cái bắt đầu đi học, sửa soạn đi thi, thi đỗ, dựng vợ gả chồng cho con... hay nhiều khi chỉ sửa sang lại nhà cửa, nhất là những di sản của tiền nhân để lại. Vui đã thế, buồn cũng khấn trình tổ tiên để các ngài biết và phù hộ, như việc làm ăn thua lỗ, có người đi xa, có người mệnh một... Ngoài những biến cố trong gia đình ra, gia trưởng cũng kính cáo những việc quan trọng khác xẩy ra trong làng nước, như làng có cướp tới, đất nước sinh loạn lạc hay những tin vui trong thôn xã,... Tất cả những kính cáo, trình khấn trên mục đích để tổ tiên hiệp thông hay phù trợ trong những khi vui cũng như lúc buồn. Tùy từng trường hợp, tùy từng gia cảnh mà sửa soạn lễ. Nhiều khi gia chủ chỉ cần sửa soạn cái lễ nhỏ, như chén trà, đĩa xôi, nải chuối. Cũng có khi lễ lạc linh đình. Toan Ánh kết luận: "Con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng, năng cúng bái càng tỏ rõ lòng hiếu thảo của mình đối với các cụ. Sống khôn chết thiêng, các cụ thấy con cháu hiếu kính, ất vong hồn cũng vui mừng".

Nói tới cúng vái tổ tiên tức là phải nói tới bàn thờ gia tiên. Bàn thờ này mặc dù trang trí có khác nhau, nhưng đại để đều có bài vị, bình hương, nến sáp... Nếu là bàn thờ họ thường đặt trong miếu đường, chính giữa có bàn thờ riêng thờ ông "Thủy Tổ" của dòng họ. Còn các bàn thờ biệt tông, biệt phái khác trong mỗi ngày giỗ kỵ của tông, phái mình mới được bày ra. Trên bàn thờ Thủy Tổ luôn có cuốn gia phả ghi rõ danh tánh các chi nhánh dòng họ. Nhiều khi gia phả này được ghi khắc trên tường sau bàn thờ Thủy Tổ.

Quần chúng tuy một đàng muốn bày tỏ lòng hiếu kính mình đối với tổ tiên, nhưng họ không thể phân biệt rõ ràng như những nho sĩ "vụ dân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi", nên thực hành đạo hiếu và thờ quỉ thần đã trở thành lẫn lộn. Vì muốn bảo vệ phần mộ ông cha, nên nhớ tới Thần Thổ Công, Thần Hà Bá. Ngoài ra còn có những thần tại gia khác như: Thần Tài, Thần Tiên Sư (hay Thánh Sư, Nghệ Sư, tức là ông tổ mỗi nghề), Ðức Quan Thánh... để bảo vệ che chở mình hay giúp phát tài,... Chính vì thế mà khi các nhà truyền giáo Tây Phương tới Việt Nam hay Trung Hoa gặp phải những khó khăn làm sao thấu hiểu tinh thần, nhất là về tinh thần "lễ nghi" tôn kính ông bà tổ tiên.

2. Tôn Kính Tổ Tiên Liên Hệ Tới Việc Truyền Giáo:

Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa bắt đầu bằng những bước dò dẫm, va chạm những khó khăn về phiên dịch, vì hai loại ngôn ngữ biểu tả hai văn hóa quá khác nhau, nên không biết phải làm sao mới có thể đạt tới việc "bản vị hóa" chân chính được. Thoạt đầu những nhà truyền giáo tiên khởi dùng ngôn ngữ địa phương để phiên âm những từ căn bản của Kitô giáo, như thánh Phanxicô Xavier đã Nhật âm hóa tiếng Latinh: Deus Pater, Deus Filius, Deus Spiritus Sanctus là: Deusu Patere, Deusu Hiiruo va Deusu Spiritusu Santa (có khoảng 50 ngữ vựng căn bản như thế). Nhưng cách phiên âm này đã gặp những khó khăn lớn, vì hoặc là âm đó có một nghĩa khác trong ngôn ngữ là "Deusu" làm trò cười cho nhiều Phật đồ Nhật, vì họ liên tưởng tới một âm tương tự là "daiuso", có nghĩa là "Nói dối đại tài". Thấy cách phiên âm này không ổn, nên các nhà truyền giáo kế vị các bậc tiên khởi này như A. Valignano, M. Ricci, A. Schall, A. de Rhodes v.v... đã học hỏi ngôn ngữ và tư tưởng địa phương để Kitô giáo được thích ứng với môi trường mới. Trong lúc phiên dịch và thích ứng này đã xảy ra cuộc tranh chấp về "lễ nghi". Cuộc tranh chấp này mặc dù đầu tiên là bàn về hai phương pháp truyền giáo được hai phe (một bên là dòng Tên, một bên là dòng Ðaminh, dòng Phanxicô và hội Thừa Sai Balê) chủ trương, nhưng dần dần đã vượt qua phạm vi thuần túy truyền giáo và tôn giáo trở thành một tranh chấp bị những ảnh hưởng chính trị, quyền bính chi phối, nên đã trở thành một tấm bi kịch của lịch sử truyền giáo ở Viễn Ðông. Ở đây chúng ta chỉ có thể chú tâm tới những dự kiện chính yếu mà thôi.

Trước tiên chúng ta bàn về vấn đề phiên dịch. Sau khi thảo luận những khả thể dịch chữ, "Deus", các nhà truyền giáo đã đồng ý dùng chữ "Thiên Chúa". Nhưng dùng cách thế nào để giải thích chữ "Thiên Chúa" thì hai phe có những lập trường khác nhau. Một bên cho rằng dùng chữ "Thiên Chúa" để chỉ Deus thì phải hiểu hoàn toàn khác, hoàn toàn độc lập, không thể dùng một từ ngữ nào như "Thiên", "Thượng Ðế" để diễn giải được, vì "Thiên" theo ý họ "chỉ có nghĩa là bầu trời" (ciel materiel et visible), còn quan niệm "Thượng Ðế" là quan niệm dân ngoại thường dùng, nếu ta dùng sẽ rơi vào giới "vô thần" như dân ngoại. Một bên khác cho rằng chữ "Thiên Chúa" mặc dù là chữ ghép mới để chỉ Deus, nhưng có thể dùng những quan niệm sẵn có trong kinh điển Trung Hoa xưa như "Thiên", "Thượng Ðế" để người Trung Hoa có một mấu cứ để thăng hóa, nhờ đó mới dễ dàng hiểu rõ nghĩa thực sự của "Thiên Chúa" được. Thực ra, hai bên dùng hai phương pháp thần học cổ điển vẫn dùng là: phương pháp "phủ nhận" (via negotiva) và phương pháp "sánh loại" (via analogia). Ðứng trên phương pháp học không có chi đáng bàn cãi, nhưng động lực nao khiến họ chọn hai phương pháp này để nói lên thái độ của họ đối với nền văn hóa địa phương. Ðó mới là điều quan trọng. Dù sao đi nữa, sự kiện xẩy ra trong lịch sử là: Giám Mục Charles Maigrot, đặc sứ tông tòa ở Phúc Kiến đã nhân danh Thánh Bộ truyền giáo tuyên bố: từ ngữ "Thiên Chúa" phải được dùng để chỉ chữ "Deus" còn những tiếng khác như "Thiên" và "Thượng Ðế" thì không được dùng.

Ðối với người Công Giáo Việt Nam hiện nay, ta dùng chữ "Thiên Chúa" trong văn chương, nhưng cũna dùng chữ "Ðức Chúa Trời" theo nghĩa bình dân để chữ "Deus". Trong khi đó những người không Công Giáo thường dùng "Ông Trời" (Trung Hoa dùng chữ Lão Thiên) để chỉ Ðấng Tối Cao. Thực ra, quan niệm "Trời" không phải chỉ là "bầu trời", nhưng cũng là "Hóa Công", đấng sinh thành vũ trụ, vì vậy tại sao chúng ta không thể dùng những quan niệm đã có sẵn trong kinh điển Trung Hoa, đã được nhiều người biết tới để giải thích một quan niệm chí ư "trừu tượng", đối với họ hoàn toàn mới lạ như Deus. Phải chăng phản đối dùng những quan niệm như "Thượng Thiên", "Hiển Thiên", "Hoàng Thiên", "Thượng Ðế" để giải thích chữ "Thiên Chúa", vì các nhà truyền giáo sợ người Trung Hoa, Việt Nam không hiểu xác thực được nghĩa Deus của Kitô giáo, hay là các nhà truyền giáo đó đã không hiểu rõ được những quan niệm trên trong tư tưởng Trung Hoa? Trần Văn Hiến Minh còn đi xa hơn nữa, khi ông quả quyết: "Quan niệm một Tiên Chúa có ngôi vị, Thượng Ðế là một trực giác đầu tiên của người Trung Hoa từ xa xôi bao ngàn năm trước. Tất cả cuộc sống Trung Hoa cổ kính đều qui hướng vào đó". Ðề mục họ Trần nêu ra có thể là một đề tài thảo luận hào hứng, nhưng vượt qua phạm vi của bài nói chuyện này. Dù "Thượng Ðế" theo người Trung Hoa hiểu có "ngôi vị" hay không, cũng không thể là lý do chính đáng không dùng những quan niệm đó để "giải thích" tiếng "Thiên Chúa" được.

Như vậy ta thấy được tranh luận về mấy danh từ trên không phải chỉ là một cuộc thảo luận lý thuyết thần học hay ngôn ngữ, văn chương, nhưng là tỏ rõ đường hướng của hai phe đối với vấn đề truyền giáo: giáo hội có thể dùng di sản văn hóa của địa phương để diễn đạt giáo lý, nghi lễ của mình hay không? Mà được phép dùng tới mức nào? Tại sao có thể dùng hay bị cấm dùng như vậy?

Bây giờ chúng ta trực tiếp đề cập tới cuộc tranh luận "lễ nghi". Vấn đề chính của cuộc tranh chấp này là câu hỏi: lễ nghi đối với tổ tiên là "tôn thờ" tổ tiên vì nghi thức này có tính cách tôn giáo. Tôn thờ tổ tiên là những người theo "đạo Ông Bà". Nói cách khác, nghi lễ tôn thờ này được cử hành trong những nơi nhất định (chủ đường hay tông đường hoặc tại gia, trước bàn thờ tổ), có những qui định riêng (thành văn hoặc bất thành văn) và đối tượng của đạo này là "tôn thờ Bài Vị" của những người quá cố, Bài Vị này là chỗ của các Hồn người quá cố "cư ngụ". Khi hành lễ gia trưởng chắp vái hay quì lạy, dâng hương, báo cáo, cầu xin trước bàn thờ vong linh có đốt nến và bày những lễ cúng như hoa quả, bánh rượu... lễ nghi này cũng giống như lễ nghi trước phần mộ khi mai táng hay trong các dịp kỵ lễ. Sau khi đã mô tả những chi tiết trên, cộng thêm sự ghi chú những tính cách tôn giáo của đạo ông bà, các vị thừa sai này đã đặt những câu hỏi xin thánh bộ giải quyết, như: xin hỏi người Kitô hữu có được phép cử hành những nghi lễ và dâng cúng trước bài vị theo như tập tục ở chủ đường hoặc nơi phần mộ hay trước linh cửu? Và nếu họ được phép làm như vậy thì họ có thể tham dự với dân ngoại hay hành lễ một mình? Hay câu hỏi: Người Kitô hữu có được dựng bài vị tổ tiên ở trong nhà mình với chữ khắc "Thần Chủ" không? Dĩ nhiên những câu hỏi này đã được sửa soạn bằng những "mô tả" hàm xúc một câu trả lời phủ nhận. Có người còn đi xa hơn nữa, coi việc "Tôn thờ tổ tiên" ở Trung Hoa giống hệt như việc thờ phượng các thầ Manes xưa ở Hy lạp hay La Mã: "Theo lịch xưa của người La Mã khi thời thờ ẩu thần còn hiển trị, có nhắc tới một dịp lễ gọi là "Feralia", bắt đầu từ 20 tháng 2 kéo dài tới cuối tháng 2. Lễ này là dịp tôn thờ các Thần Manes. Dân ngoại đem thịt đặt trên mộ các người quá cố để họ hưởng, như tiến sĩ Varron đã giải thích. Ðó cũng là những việc mà những người Trung Hoa hành lễ ở các chùa chiền, trên phần mộ hay trong tư thất trước bài vị tổ tiên". Sự so sánh này đặt người hữu trách trước một sự lựa chọn không thể chối được: Nếu xưa giáo hội đã hủy bỏ phong tục thờ tà thần Manes, tại sao ngày nay lại có thể cho phép làm như thế ở trung Hoa. Lý chứng này càng ảnh hưởng tới người hữu trách khi người đó không hiểu thấu hiện trạng phức tạp ở miên Viễn Ðông.

Trong khi đó, phe khác coi nghi lễ đối với ông bà tổ tiên là sự "tôn kính" bày tỏ lòng hiếu đễ của con cái đối với bậc tiền nhân, dù khi còn sống hay đã quá cố. Trước tiên họ nhận định những nghi lễ trong các chùa chiền hay trước những thần tượng bày rải rắc khắp nơi là có tính cách tôn giáo và nhuốm nhiều màu sắc mê tín, dị đoan. Họ cũng công nhận thái độ mê tín này có thể ảnh hưởng tới việc tôn kính tổ tiên, nếu không được giải thích minh bạch giữa nơi tôn thờ và tôn kính: Ngược với "chùa miếu" là nơi tôn thờ các thần thánh, "đường" nơi có tính cách "trung tính" (có thể dùng liên quan tới tôn giáo hay không). Do đó, "chủ đường" hay "tông đường" (hay nói nôm na là "chỗ dành cho tổ tiên") là "nơi" kính nhớ ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn với những người quá cố, cũng như phong tục tập quán địa phương có những "nơi" riêng trọng kính các vị tiền bối lúc sinh thời. Còn Bài Vị thực ra không phải là "bàn thờ" thực, nhưng thường là một thanh gỗ được sửa soạn tươm tất ở trên đó có ghi danh tánh ông bà tổ tiên được bày trên án hương. Tuy Bài Vị "là biểu tượng" cho vong linh người quá cố, nhưng không phải là chỗ "cư ngụ" của hồn linh đó. Các vị này giải thích: trong quá khứ người Trung Hoa có thói quen tìm một người "thay thế" cho một người thân quá cố. Phong tục này được chuyển hóa bằng việc dùng bài vị như là biểu tượng của người quá cố ở giữa con cái. "Bài vị được dựng nên không phải để đánh dấu sự hiện hữu của một linh hồn mà người ta tin rằng linh hồn đó cư ngụ ở bài vị, nhưng đúng hơn là để thức tỉnh một thái độ luân lý và sự biểu tượng này có thể coi như sự hiện diện của một thân xác". Trong khi đó, việc "hóa" vàng giấy, đốt những đồ vật làm bằng giấy cho tổ tiên dùng là những điều mê tín, dị đoan cần cấm bỏ. Ngược lại, những cử chỉ bái lạy hay quỳ gối là những cung cách người Trung Hoa thường dùng để tỏ lòng tôn kính đối với bậc trên, dù những người này còn sống hay đã qua đời. Ðiều đáng chú ý là, chính vua Khang Hy ngày 30.11.1700 đã tự tay chứng thực bản văn do các cha dòng tên thảo nói những lễ nghi tôn kính Khổng Tử, tổ tiên là những hình thức bày tỏ lòng thành kính mà thôi: "Nói là Khổng Tử được thờ phượng để xin sự khôn ngoan hay để xin được thăng chức hay thêm bổng lộc là không đúng... Dựng bài vị tiền nhân quá cố không có nghĩa là linh hồn tổ tiên được nghĩ là thực sự ngự trị trong miếng gỗ này... Mục đích thực sự của nghi lễ tôn kính tổ tiên là con cháu trong một dòng tộc không được phép quên, nhưng luôn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên cho đến muôn đời". Nhưng lời chứng thực của vị hoàng đế trung Hoa, người có thẩm quyền nói lên ý nghĩa thực sự của phong tục tập quán, đã không được tòa thánh thời đó lưu ý tới.

Trên đây là lược thuật tổng quát lập trường của hai phe phái về vấn đề đối với tổ tiên có liên hệ đến việc truyền giáo. Cuộc tranh chấp "lễ nghi" này đã tạm thời kết thúc khi Ðức Giáo Hoàng Clement XI ngày 20.11.1704 đã quyết định:

- Cấm dùng chữ "Thiên" hay "Thượng Ðế" để giải nghĩa "Thiên Chúa". Theo đó không được dùng "mensa seu altare" (bàn thờ) để "kính Thiên" trong nhà thờ.

- Người Kitô hữu không được phép tổ chức hay tham gia những lễ nghi theo như phong tục đối với Khổng Tử hay những người quá cố. Do đó cũng không được phép lập "chủ đường", miếu đường", cũng không được phép dâng lễ vật trong miếu đường hay gia thất vì những nghi thức này liên hệ tới mê tín ("tamquam superstitione inseparabilia"). Tông huấn (Ex illa die) đã được quyết định, đã được đặc sứ tòa thánh, Hồng Y De Tournon mang sang Trung Hoa để ban hành. Sau ba lần De Tournon hội kiến với Hoàng Ðế Khang Hy, Tông huấn đã không được chính thức ban hành cho tới ngày 19.3.1715 mới được Giám Mục đầu tiên của địa phận Bắc Kinh Charles Castorano ban hành. (Trong khi đó De Tournon đã mất ngày 8.6.1710 ở Macao). Tông huấn "Ex illa die" được chính thức ban hành gây ra nhiêu phản ứng khác nhau, nhưng khi phải quyết định phát thệ "chống lễ nghi" theo chỉ thị của tòa thánh, các nhà truyền giáo đã anh dũng bỏ lập trường riêng để chấp nhận tông huấn "Ex illa die". Về phần Khang Hy, ông thấy Công Giáo chống đối lễ nghi và tập tục Trung Hoa đối với Khổng Tử và tổ tiên, đã đổi thái độ từ thân thiện sang nghịch thù. Nhưng cuộc tranh chấp chưa kết thúc, vì chính Ðức Clement XI lại sai một đặc sứ khác là Charles Ambrose Mezzabarba, tân giáo phụ của Alexandria tới Bắc Kinh ngày 26.12.1720. Sau khi đã hội kiến, lắng nghe các nhà truyền giáo báo cáo và đã được tiếp kiến Hoàng Ðế, C. A. Mezzabarba đã trở về Maccao và thảo một bức thư mục vụ ca ngợi tinh thần phục tùng và thống nhất của các nhà truyền giáo, đồng thời đã liệt kê "Tám điều được phép" để dễ dàng thực hành mục vụ. "8 điều được phép này" đã được ban hành ngày 4.11.1721, nới rộng những điều cấm ngặt của tông huấn "Ex illa die". Tỉ dụ: được lập "bài vị" trên đó chỉ được phép ghi tên người quá cố. Tất cả các lễ nghi trung Hoa đối với tổ tiên nếu không pha trộn mê tín mà chỉ có tính cách "dân sự" (Civil) thì đều được phép tổ chức hay tham dự. Hay là: được phép dùng nến, hương, hoa quả, để tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với người quá cố... "8 điều được phép này" đã làm sống lại cuộc tranh chấp "lễ nghi" một lần nữa, nhất là sau khi đặc sứ C.A. Mezzabarba đã trở về Âu Châu. Một đàng khác, Dũng Thành kế vị Khang Hy được một năm thì ra chỉ thị trục xuất những nhà truyền giáo trừ những người được mời ở lại. Tình trạng hỗn độn này cuối cùng đã được chấm dứt với Tông huấn "Ex Quo Singulari" do Ðức Benedictus XIV ban hành ngày 11.1.1742. Tông huấn này là tông huấn cuối cùng cấm ngặt "lễ nghi" đối với tổ tiên và rút lại tất cả những điều cho phép trước kia. Ðức Benedictus XIV đã minh định: "không phải xấu vì bị cấm, nhưng bị cấm vì xấu".

3. Bàn Về Việc Tranh Chấp "Lễ Nghi"

Trong quá trình tranh chấp như chúng ta thấy ở trên khó mà phân định được "bị cấm vì xấu" hay "xâu vì bị cấm". Ngay cả khi đã bị cấm nhưng trên thực tế chỉ là tránh né vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Bằng chứng là sau gần 200 năm bị cấm ngặt, ngày 8.12.1939 thánh bộ truyền giáo đã hủy bỏ việc bắt các nhà truyền giáo phải tuyên thệ chối bỏ "lễ nghi" mà tông huấn năm 1742 đã đòi buộc và đồng thời tuyên bố các Kitô hữu và các nhà truyền giáo ở trung Hoa, Việt Nam... đối với việc tôn kính Khổng Tử và tổ tiên cần có một cái nhìn "mới". Cái nhìn mới này sau công đồng Vaticanô II đã trở thành một khía cạnh quan trọng để thành lập một nền thần học bản vị hóa. Như vậy Bản vị hóa không những chỉ được phép mà phải được khuyến khích. Ðứng trên một thái độ mới này nhìn lại lịch sử tranh chấp chúng ta dễ có cái nhìn khách quan hơn.

Trước tiên chúng ta nhận định "mạch sống" của hai phe. Một bên đứng trên quan điểm của người trí thức, của tân nho gia đời Minh, để tìm hiểu ý nghĩa của các nghi lễ. Nếu lễ nghi đối với hổng Tử, tổ tiên thuộc về tôn kính hơn là tôn thờ thì hiển nhiên thuộc về phạm vi luân lý hơn là tôn giáo. Quả thực các nhà trí thức Trung Hoa đã hiểu như thế, vì vậy lập trường của các nhà truyền giáo này đã được Hoàng Ðế Khang Hy chứng thực. Chúng ta thấy hiện nay những "lễ nghi" tưởng niệm Khổng Tử hay các vị tiên đế đã mang một ý nghĩa hoàn toàn "dân sự". Các nhà trí thức Việt Nam như Trần Văn Chương, Hồ Ðắc Diễm, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim v.v... cũng cho những nghi lễ tôn kính ông bà là bày tỏ lòng con cái hiếu thảo đối với tổ tiên, là hành động muốn luôn tưởng nhớ tới tổ tiên mà thôi. Vì thế cúng bái ông bà tổ tiên theo như tập tục không phải là hành động của "niềm tin", nghĩa là qua đó cắt nghĩa một sự mầu nhiệm liên quan tới sự sống và sự chết, cũng không phải là hành động "phi lý" nhưng là những củ chỉ "tự nhiên" (theo phong tục tập quán của một nền văn hóa) do tấm lòng hiếu thảo thôi thúc. Cũng vì thế những việc dâng hương cúng quả, tiến rượu bày cỗ trước Bài vị không mang một ý nghĩa phụng dưỡng vật chất nào cả. Quan trọng nhất là vì nhớ tới ông bà tổ tiên nên con cái cháu chắt thấy họ có bổn phận phải sống như một người tốt, một tôi trung, một đệ tử thành tín, một người chồng gương mẫu, một người vợ hiền, một người con thảo... để khỏi làm nhơ danh tiền nhân. Ðây là quan niệm tôn kính tổ tiên trong mạch suấng của trueỳn thống nho học đặt nặng trên bổn phận luân lý.

Trong khi đó các nhà truyền giáo khác đứng trên phương diện của giới bình dân coi việc tôn kính ông bà tổ tiên là một lễ nghi tôn giáo, vì vậy họ nghĩ rằng cho phép cử hành những nghi thức này tức là hỗn hợp các tôn giáo, làm tha hóa, làm tha hóa Kitô giáo và làm hoang mang lòng các tín hữu. Do đó, họ xin tòa thánh qui định rõ ràng để dễ thực hành mục vụ. Ở đây ngôn ngữ là vấn đề then chốt. Nhưng để giải quyết nạn ngôn ngữ thiếu minh bạch mà cấm dùng ngôn ngữ đó thì không phải là giải pháp thỏa đáng, vì nếu không dùng chữ "Thiên" để giải thích "Thiên Chúa" thì khi dùng chữ "Thiên Chúa" người địa phương cũng không thể hiểu khác hơn mạch sống văn hóa của họ được. Cũng vậy, gọi Khổng Tử là "Thần nhân" thì ý nghĩa của chữ "Thần" này không thể hiểu theo một mạch văn hóa khác được (tỉ dụ như thánh nhân theo nghĩa hẹp của Giáo Hội Công Giáo). Cũng thế, những hạn ngữ như "Altare", "Sacrificium", genuflectio, templum... là những từ ngữ tùy theo nền văn hóa Âu Châu hay Trung Hoa, Việt Nam mà mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu dùng cái nhìn của nền văn hóa Âu châu phán đoán những hiện trạng của nền văn hóa Á Châu tức là đã tách những dự kiện, hình ảnh tượng trưng ra khỏi mạch sống văn hóa. Nếu hai nền văn hóa đó quá khác nhau và chưa hiểu nhau được, thì làm sao tránh khỏi được những ngộ nhận. Nếu quyền phán quyết dành cho một phía khi chưa thấu triệt vấn đề thì phán đoán đó làm sao tránh khỏi những thiên kiến?

Tóm lại, cuộc tranh chấp "lễ nghi" nói lên những khó khăn mà một thần học bản vị hóa trong một môi trường cụ thể đã gặp phải và dần dần vượt qua. Cuộc tranh chấp trên không những chỉ bộc lộ hai phe đứng trên hai phạm vi khác nhau để nhìn một vấn đề mà cũng đứng trong những giai đoạn tiến tới thần học bản vị hóa khác nhau, nên gặp nhau trong đối thoại. Sự tranh chấp lễ nghi trở thành một thảm kịch trong lịch sử truyền giáo ở Viễn Ðông, vì giải quyết sự tranh chấp đã không nằm trong mạch sống đó, nhưng ở ngoài và ở trên mạch sống văn hóa, nên không thấu đáo được những nhu cầu sống của giáo hội địa phương.

Như vậy, đề cập tới vấn đề "Ông Bà Tổ Tiên" có liên quan tới việc truyền giáo tức là phản tỉnh một nền thần học bản vị hóa. Bản vị hóa không có nghĩa là chỉ hội nhập và chấp nhận những gì có sẵn trong nền văn hóa đó, nhưng đồng thời cũng thăng hóa những giá trị đó. Vậy theo đó ý nghĩa của lễ nghi đối với ông bà tổ tiên là gì? Nếu chỉ coi lễ nghi đối với tổ tiên là cách bày tỏ lòng hiếu đễ, tức là thực thi một bổn phận luân lý, thì chưa chứng minh lý do tại sao con người đòi buộc phải thực hành luân lý như vậy. Nếu ta coi sự đòi buộc đó là một sự tự minh (self-evident) thì hoặc là rơi vào chủ nghĩa độc đoán (dogmatism) hoặc chủ trương thuyết "vô tri thức" (agnosticsm) như khuynh hướng của một số nhà nho tân thời ở Ðài Loan hiện nay. Cả hai khả thể trên chỉ là né tránh vấn đề mà không giúp chúng ta hiểu tại sao con người phải thi hành bổn phận luân lý với tổ tiên. THực ra khi những nhà truyền giáo dòng Tên chủ trương coi lễ nghi tôn kính ông bà thuộc phạm vi luân lý, họ tin rằng một khi đã tìm ra ý nghĩa nguyên ủy và chính yếu của lễ nghi này, họ có thể giáo dục quần chúng gọi bỏ những mê tín mọc rườm rà bên ngoài và cuối cùng có thể biến hóa những bổn phận luân lý đó cho họp với niềm tin Kitô giáo. Như vậy, mặc dù học nhấn mạnh "lễ nghi" này thuộc phạm vi luân lý, nhưng ngầm xác định cn bản của luân lý không thể tách rời khỏi niềm tin tôn giáo được. Mối liên hệ giữa luân lý và tôn giáo này có thể dùng tư tưởng sẵn có trong kinh điển Trung Hoa như niềm tin "Thiên nhân tương dữ" và "vạn vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ" để giải thích. Theo đó tôn kính ông bà không thể độc lập với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc Kính Thiên, nhưng cũng không thể đặt ngang hàng với việc kính Thiên được, vì con người cũng là thành phần của vạn vật mà nguyên ủy của vạn vật là Thiên. Hiểu như thế, việc tôn kính ông bà tổ tiên không những không phản với đạo Công Giáo mà còn bộc lộ được tính cách đặc biệt đông phương, đạo hiếu của người Việt, đồng thời qua việc đưa hành động tôn kính này hòa hợp với tinh thần Kitô giáo, chúng ta vừa thăng hóa vừa qui tụ những giá trị luân lý và những hình thức bày tỏ trên về cội gốc của muôn loài: chúng ta hiếu thảo cha mẹ vì Chúa là Cha chúng ta đã dậy như thế. Nói cách khác, một khi việc tôn thờ "Trời". "Thượng Ðế"... những danh từ chỉ Thiên Chúa ẩn hình (Deus absconditus) được niềm tin do Ðức Kitô mặc khải soi chiếu, canh cãi và hoàn hảo hóa, thì những hành động có tính cách nhân bản của một nền văn hóa cũng được xác định và thăng hóa theo đúng mức nahn bản của nó.

4. Kết luận

Thảo luận việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ tới việc truyền giáo là dịp may hiếm có để chúng ta suy tư về một khía cạnh của nền thần học bản vị hóa Việt Nam. Trong bài học lịch sử trên chúng ta nhận ra hậu quả của một cuộc tranh chấp lễ nghi mà đã bị tách rời khỏi mạch sống văn hóa và bị phán quyết do những người chưa thấu đáo ý nghĩa của nó. Tấm bi kịch này là một điển hình của bước khó khăn trong cuộc gặp gỡ của hai nền văn hóa cổ truyền, mạnh mẽ nhưng khác nhau, khi hai nền văn hóa đó thiếu uyển chuyển nên ngăn cản việc thăng hóa tới một hợp đề bao gồm một nền nhân bản phong phú hơn. Sau công đồng Vaticanô II việc tích cực tìm hiểu nền văn hóa địa phương, xác định những giá trị nhân bản chân chính của những tôn giáo khác, những luồng tư tưởng khác trở thành một nhu cầu thường nhật của mỗi giáo hội địa phương. Chúng ta nghiên cứu việc tôn kính ông bà tổ tiên liên hệ với việc truyền giáo ở Việt Nam, ở Trung Hoa, không phải để nuối tiếc một dịp may đã qua, nhưng quan trọng hơn là tìm thấy những ý nghĩa có liên quan tới cuộc sống đạo hiện tại của chúng ta. Nói cách khác sau khi đã nhận định lòng hiếu thảo là một giá trị nhân bản căn bản của nền văn hóa ảnh hưởng nho học, và ý thức được những lễ nghi tôn kính khác với những mê tín dị đoan, chúng ta tự hỏi, chúng ta có thể thực hiện những hình thức, "lễ nghi" nào để biểu tỏ lòng thành kính, hiếu đễ của chúng ta? Nhưng để những nghi thức đó không rơi vào trạng thái "vụ hình thức" "cố chấp" chiếu lệ. điều quan trọng nhất là tấm lòng người Việt thành kính mà chúng ta có thể gọi là "Tâm Việt". Tâm Việt đối với ông bà tổ tiên là một khía cạnh biểu lộ của Tâm Việt. Khía cạnh này không thể tách rời khỏi lòng thành đối với Thượng Ðế được, nếu không Tâm Việt này sẽ thiếu nguồn sống và trở thành độc đoán. Bởi đó Tâm Việt là nguồn sống của "Việt tính". Dĩ nhiên Tâm Việt này còn có thể biểu lộ theo những cách thế khác tùy theo ta nhìn từ Phật Giáo hay Lão Giáo mà trong bài này chúng ta không có dịp để bàn tới. Có Tâm Việt như vậy chúng ta mới có thể bước thêm một bước nữa là đi tìm một hợp đề của Tâm Việt trong môi trường cụ thể mà chúng ta đang sống ở hải ngoại này. Hợp đề này là một mức độ nhân bản cao hơn vì nó được cải hóa và bổ túc do hai nền văn hóa khác nhau. Tiên chuẩn canh cải và hoàn thiện này không gì khác hơn là một nhân bản thuần túy: Hiện Thân của một mẫu mực Thiên Nhân tương dữ, Thiên Nhân hợp nhất, Thiên Chúa Nhập Thể.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ông Bà Tổ Tiên

Luận bàn con người qua tướng ngồi

Ngồi là một dạng biến tướng của đi đứng. Tướng ngồi thuộc về Âm nhưng trong Âm có Dương, nên khi ngồi tinh thần vẫn hoạt động nhiều hơn cả khi đi lại hay trò
Luận bàn con người qua tướng ngồi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

chuyện.
 

Trong tướng học cổ điển người ta cho rằng, tướng ngồi thuộc về Âm nhưng trong Âm có Dương nên khi ngồi tinh thần vẫn hoạt động nhiều hơn cả khi đi hoặc trò chuyện. Tuy nhiên, để luận bàn tính cách con người qua đặc điểm thế ngồi đòi hỏi phải quan sát kĩ mới chính xác và toàn diện.
 
1. Ngồi thẳng lưng, hai mắt nhìn thẳng
 
Người có đặc điểm tư thế ngồi này thường tự chủ trong công việc, tâm tính ngay thẳng, cương trực. Nếu có thêm tướng đi tốt là bậc quý hiển.

2. Ngồi thẳng, hai chân gác lên nhau
 
Chủ nhân của dáng ngồi thẳng, hai chân gác lên nhau, lưng hơi dựa về phía sau, hai tay dang rộng có cá tính mạnh mẽ, hiểu biết sâu rộng nhưng bản tính tự phụ, kiêu ngạo. Dù người này không nham hiểm hay gian trá nhưng thường lấn áp người khác trong công việc.

Luan ban con nguoi qua tuong ngoi hinh anh
Ảnh minh họa

3. Ngồi thẳng, lưng dựa về phía sau, hai chân gác lên một điểm tựa nào đó

 
Đây là tướng ngồi thường thấy của người phóng khoáng nhưng hời hợt, thiên về vẻ hào nhoáng bên ngoài hơn là nội tâm và tinh thần.  Trong công việc, người này khá lười biếng, chỉ muốn lợi dụng tình cảm và các mối quan hệ để đạt được thành công.
 
4. Ngồi ngay ngắn, hai chân khép lại, hai tay vặn vẹo
 
Người này có bản lĩnh kém, nhút nhát trong công việc và giao tiếp, thiếu tự chủ quyết đoán. Tâm địa người này trong sáng, tốt bụng nhưng chỉ làm được việc nhỏ, cuộc sống thường chỉ đủ ăn đủ mặc.

5. Ngồi nhô người ra phía trước, hai tay chống xuống bàn
 
Đây là biểu hiện của cá tính kiêu căng ngạo mạn, thực chất không có tài năng nhưng lại có sự may mắn nên cũng đạt được không ít thành công. Tuy nhiên, cuộc sống khá nhất cũng chỉ đến mức trung lưu.
 
6. Ngồi cong lưng, cúi đầu, hai tay co lại dưới bụng
 
Người có tướng ngồi cong lưng, đầu cúi, hai tay co lại phía dưới bụng thường kém tài thiếu đức, không tự tin vào bản thân. Tuy người này không gian hiểm nhưng chỉ làm được việc vừa phải, không thể gánh vác công to việc lớn.
 
7. Ngồi không yên một chỗ, thân hình vặn vẹo

Người hay ngồi không yên một chỗ, thân hình vặn vẹo, hai chân chuyển động liên tục có tính tình bất nhất, sống thiên về tiền bạc hơn là tình cảm, nghĩa khí. Nếu ngũ quan không khuyết hãm thì là người hiền lương nhưng nghèo hèn. Ngược lại, ngũ quan phá cách, ánh mắt lạnh lùng thì thâm hiểm, lúc nào cũng toan tính hãm hại người khác để cho bằng mình và cuộc sống cũng bần hàn, cơ cực.
 
8. Ngồi tựa ra sau, hai chân gác chéo hoặc tựa lên một điểm
 
Người có thế ngồi tựa ra sau, hai chân gác chéo hoặc tựa một điểm nhưng lại đung đưa, rung nhịp thường khô khan về tình cảm, tài năng yếu kém nhưng lại thích khoe khoang phô trương. Hơn thế, người này còn hoang tưởng cho rằng có thể lấy tướng cách này lừa bịp được người khác.

Theo Bí ẩn tướng thuật  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận bàn con người qua tướng ngồi

Bộ vị trên tướng mặt tương ứng từng độ tuổi phát tài

Xem tướng mặt, sau 30 tuổi, muốn hiểu được đại vận của một người ra sao, nên nhìn tướng lông mày. Lông mày lá liễu, cong và mảnh được coi là quý tướng.
Bộ vị trên tướng mặt tương ứng từng độ tuổi phát tài

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Sau 30 tuổi, muốn hiểu được đại vận của một người ra sao, nên nhìn tướng lông mày. Lông mày lá liễu, cong và mảnh được coi là quý tướng. Chủ nhân của kiểu lông mày này thuộc tuýp lý trí, tình cảm tuy phong phú nhưng vẫn luôn làm chủ được chính mình. Vì thế, tài vận và tình duyên của người này khá thuận lợi, dồi dào.

 
1. Trước 30 tuổi   Xem tướng mặt, muốn biết đại vận trước năm 30 tuổi của một người thế nào, nên quan sát tướng trán và tướng tai.    Trán rộng, tai lớn, vành tai rộng và dái tay dài, chứng tỏ chủ nhân có tài vận tốt, so với người khác luôn “nhỉnh hơn”. Thêm nữa, năng lực học hành giỏi giang, đến đúng năm 30 thì công thành danh toại, tài lộc vượng phát.   Ngược lại, ai có trán hẹp, lồi lõm, vành tai nhỏ thì cuộc đời long đong lận đận, tự lực cánh sinh từ sớm, không được nhờ cậy cha mẹ, anh chị em họ hàng.   
Bo vi tren tuong mat tuong ung tung do tuoi phat tai hinh anh
 
2. Từ 30 đến 40 tuổi   Sau 30 tuổi, muốn hiểu được đại vận của một người ra sao, nên nhìn tướng lông mày. Lông mày lá liễu, cong và mảnh được coi là quý tướng. Chủ nhân của kiểu lông mày này thuộc tuýp lý trí, tình cảm tuy phong phú nhưng vẫn luôn làm chủ được chính mình.    Vì thế, tài vận và tình duyên của người này khá thuận lợi, dồi dào. Cuộc sống sau hôn nhân cũng an yên, hạnh phúc, không phải lo lắng hay suy tư quá nhiều.

Tướng mặt quý cô có phúc phận làm phu nhân của chính trị gia Đàn ông nên thận trọng với 5 mẫu bạn gái có tướng mặt thâm hiểm Người có tướng mặt thế nào hay gặp chuyện thị phi? Infographic: Hình dáng bàn tay quyết định vận mệnh, cá tính, sự nghiệp cuộc đời

Bo vi tren tuong mat tuong ung tung do tuoi phat tai hinh anh
 
3. Từ 40 đến 50 tuổi   Khi con người trong giai đoạn từ 40 đến 50 tuổi, mũi sẽ là bộ vị để xem về đại vận. Người mũi thẳng, sau 40 tuổi có thể lập nên đại nghiệp, sự nghiệp phát triển thuận lợi.    Nhưng nếu mũi thấp, ngắn, lỗ mũi lộ thiên thì giai đoạn 40 đến 50 tuổi lại gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tính tình người này bỗng trở nên cố chấp, cáu bẳn, khó hòa đồng nên dễ vướng thị phi. Nếu khiêm tốn, biết tích lũy tiền bạc thì cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn phần nào.  
Bo vi tren tuong mat tuong ung tung do tuoi phat tai hinh anh
 
4. Sau 50 tuổi   Để xem đại vận của một người từ 50 tuổi trở đi, nên quan sát tướng miệng. Miệng rộng, môi và cằm đều đầy đặn thì hậu vận an nhàn, sức khỏe dồi dào, không mắc bệnh hiểm nghèo.    Nếu miệng méo, lệch, môi trên môi dưới không cân xứng thì hậu vận cuộc sống khó khăn, vẫn phải bôn ba đây đó để cầu tài, làm lụng vất vả kiếm miếng ăn.    Nếu muốn thay đổi vận mệnh, bản thân người này cần làm nhiều việc thiện, tu nhân tích tức, hậu vận sẽ an nhàn và thư thái hơn.   
► Mời các bạn: Xem tử vi trọn đời theo ngày tháng năm sinh chuẩn xác

Ngân Hà
Nhìn mặt biết ngay bạn tham vọng đến mức độ nào
Đa phần những người sở hữu kiểu tướng mặt dưới đây đều khá tham vọng trong sự nghiệp đồng thời cũng kiên trì, không từ bỏ mục tiêu giữa chừng…

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bộ vị trên tướng mặt tương ứng từng độ tuổi phát tài

Niệm Phật thuyết cho xuân mới thanh thản và an nhiên

Người nôn nao vì xuân mới rạo rực, nhập môn Phật giáo dạy điều cho xuân mới an nhiên tự tại.
Niệm Phật thuyết cho xuân mới thanh thản và an nhiên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc
 
Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 2
 
Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 3
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 4
 
Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 5
 
Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 6
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 7
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 8
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 9
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 10
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 11
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 12
 

Niem Phat thuyet cho xuan moi thanh than va an nhien hinh anh goc 13
 
► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi trọn đời chuẩn xác

Kiếm Phong 

Xem Clip Khánh Tuế đầu Xuân mới

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Niệm Phật thuyết cho xuân mới thanh thản và an nhiên

Vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Thân

So với năm trước, vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Thân khởi sắc hơn. Vận đào hoa cực vượng nên có cơ hội kết hôn trong năm.
Vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Thân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sự nghiệp tuy áp lực nhưng có nhiều thuận lợi hơn.

Van the nam At Mui cua nguoi tuoi Than hinh anh
Vận thế của người tuổi Thân

Tổng quan: Người tuổi Thân sinh vào các năm 1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004. Nhìn chung, so với năm trước, vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Thân có chút khởi sắc hơn. Công việc tuy vất vả, áp lực nhưng thuận lợi và được cấp trên trọng dụng. Vận đào hoa cực mạnh sẽ giúp người tuổi Thân tìm được ý chung nhân của mình.
 
Tài vận: Trong suốt năm 2015, tài vận của người tuổi Thân hanh thông, thuận lợi. Lương chính thức được tăng lên đáng kể, công việc tuy vất vả và áp lực nhưng lại mang về nguồn thu tốt. Các khoản thu phụ cũng có nhưng chỉ nổi bật vào một số tháng nhất định. Người tuổi này có thể mạnh dạn đầu tư hoặc mở rộng lĩnh vực hiện có. Bạn cũng có thể tham khảo lĩnh vực bất động sản. Lưu ý, những người sinh năm 1980 tuy có sự nghiệp thuận lợi nhưng cần phải lập kế hoạch quản lí tài chính rõ ràng, nếu không dễ bị hao tài tốn của, thậm chí là phá sản.
 
Sự nghiệp: Người tuổi Thân dễ dàng phát triển sự nghiệp của mình trong năm nay. Sự ổn định trong công việc và các đề bạt thăng tiến sẽ mang lại sự nghiệp thành công cho con giáp này. Đặc biệt, những người sinh năm 1980 và 1992, đều đạt được thành công nào đó trong sự nghiệp của mình.
 
Sức khỏe: Nhìn chung, sức khỏe của bạn trong năm nay khá ổn định, không có nhiều tổn thương lớn. Tuy nhiên, vì mệnh xung trong tháng 1 và 7 âm lịch, nên bạn cần chủ động đề phòng. Những người sinh vào năm 1956 cần chú ý nhiều hơn về sức khỏe, không nên chủ quan so bì hay thi đấu với người trẻ hơn mình, tránh các vấn đề sức khỏe xảy ra. 
 
Tình duyên: Năm nay người tuổi Thân có vận đào hoa cực mạnh, hứa hẹn nhiều mối lương duyên. Người độc thân sẽ tìm được ý chung nhân của mình. Nếu đã có người yêu, nên mạnh dạn đề cập tới chuyện kết hôn vì năm nay có lợi cho hôn nhân. Người đã có gia đình nên chuyển các mối quan hệ giao thiệp tình cảm sang mối quan hệ làm ăn thì có lợi cho sự nghiệp nhiều hơn. 
 
Cách hóa giải: Phật bản mệnh Như Lai Đại Nhật độ trì cho người tuổi Thân, do đó, có thể bài trí tượng phật này trong nhà của bạn. Ngoài ra, có thể dùng trang sức, ngọc phong thủy để hóa giải những vận xui. Trang sức có thể dùng là mã não đen, thạch anh đen, đá núi lửa….để mang lại nhiều may mắn cho bạn.
 
ST  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vận thế năm Ất Mùi của người tuổi Thân

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd