Mơ thấy tìm nhà trọ: Hy vọng có được mối quan hệ mới hay mong muốn giải tỏa nỗi cô đơn –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
=> Đọc thêm: Chuyện tâm linh huyền bí bốn phương có thật |
Thông thường, vấn đề bố cục bàn học hay bàn làm việc thường chú trọng nguyên tắc “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”. Khoảng trống bên trái của bàn nên nhỏ hơn bên phải mới tốt. Đồng thời, các vật đặt phía bên phải bàn không nên quá nhiều và cần thấp hơn các vật đặt bên trái. Ngoài ra, nếu muốn trang trí thêm cho chiếc bàn của mình, bạn không nên chọn ba thứ sau đây để tránh ảnh hưởng xấu.
Không đặt cây lá nhọn hoặc có gai
Rất nhiều người thích đặt cây xanh trên bàn học, bàn làm việc, đặc biệt là các loại cây lá nhỏ, nhọn và xương rồng. Xét ở một khía cạnh nào đó, chúng có tác dụng làm sạch không khí, lại mang tới tâm trạng vui tươi cho chủ nhân khi nhìn ngắm. Tuy nhiên trong phong thủy học, thực vật có lá nhọn hoặc có gai không thích hợp đặt trên bàn học, bàn làm việc vì chúng có thể mang lại sát khí, dễ khiến chủ nhân gặp nhiều chuyện thị phi, tranh chấp, học hành hay làm việc luôn gặp trở ngại và không thuận lợi.
Không đặt các vật có hình dạng kỳ dị
Đồ thủ công mỹ nghệ thường được các bạn trẻ yêu thích lựa chọn trang trí cho bàn học hay bàn làm việc. Điều này không có vấn đề gì nhưng không nên tùy tiện bày trí. Thông thường những vật có hình thù kỳ dị, dù có thể phá cách và sáng tạo nhưng lại là đại kỵ trong phong thủy. Chúng dễ đem đến sát khí nghiêm trọng cho chủ nhân, sinh ra nhiều chuyện tranh chấp, tổn hại vận thế, thậm chí có thể gây thương tích.
Không đặt hoa lá giả
Hoa được xem là vật trang trí được nhiều người ưa thích, nhưng hoa tươi hoa thật thì khó giữ được lâu, chi phí lại không nhỏ, vì vậy hoa giả thường được chọn thay thế để tô điểm cho bàn học, bàn làm việc. Tuy giá rẻ và không sợ khô héo nhưng nó lại khiến không gian của bạn thiếu sinh khí. Không những thế, bầu sinh khí vốn để cân bằng từ trường xung quanh con người vô tình bị những cành cây và hoa lá giả “hấp thu” không ít, từ đó khiến vận thế chủ nhân trở nên suy yếu, dễ bị tiểu nhân ganh ghét, ám hại.
Khang Ninh (theo meiguoshenpo)
sinh, từ thuở trung niên mới có thể khá giả.
Đàn bà có tướng mặt hình chữ Do thì hay gặp cảnh khốn khổ. Nếu ngũ quan tương xứng tốt và cân xứng thì con cháu làm nên. Nếu chỉ có vẻ kiều mỹ bề ngoài mà không có vẻ oai nghiêm thì phúc lộc chỉ ở mức bình thường.
Khuôn mặt hình chữ Giáp là phần trán nở rộng và cao, cằm hẹp và dài, hình thể ẻo lả tạo thành tướng cách hữu thiên vô địa. Người có tướng này phần lớn không đủ tài lộc. Nếu thanh nhiều trọc ít thì từ nhỏ đến 25 tuổi thường được hưởng kiếp sống thanh nhành nhưng không tránh khỏi cảnh tiền phú hậu bần. Nếu ngũ quan khuyết hãm thì vãn cận lại càng thê thảm.
Khuôn mặt hình chữ Thân có phần trán trên nhỏ gọn, dưới nở, hai gò má và mi nở cả chiều ngang và chiều dọc, phần cằm hẹp mà dài. Người có khuôn mặt chữ Thân tuổi trẻ gặp nhiều vất vả. Nếu ngũ quan toàn hảo, thần thái thanh nhã thì có phần phú quý, đa thọ nhưng về già cô độc.
Khuôn mặt chữ Điền là khuôn mặt có phần trán vuông, nảy nở, phía cằm đầy đặn, vuông vắn. Người có khuôn mặt chữ Điền có vận mệnh khả quan từ trẻ đến già. Nếu có ngũ quan toàn hảo, khí chất siêu phàm thì quý hiển vô cùng.
Người có khuôn mặt chữ Điền nhưng có bộ vị ngắn, nhỏ, thân hình lùn và mập, sắc da trắng bệch thường tổn thọ. Nếu ngũ quan tuy không khuyết hãm nhưng không toàn mỹ thì chỉ có chút ít của cải.
Khuôn mặt hình chữ Đồng có tam đình trên khuôn mặt đều cân xứng, nảy nở, không có bộ vị nào hỏng về hình thức và thực chất. Đây được coi là khuôn mặt thượng cách. Đàn ông có khuôn mặt chữ Đồng thì ba giai đoạn: trẻ, trung niên và già đều hanh thông về mọi phương diện.
Đàn bà mà có tướng mặt chữ Đồng thường suốt đời được hưởng hạnh phúc, không biết đau khổ là gì.
Khuôn mặt chữ Vượng có thiên đình nảy nở cân xứng, trung đình vuông vức nhưng trơ xương, hạ đình nảy nở nhưng thịt ít, xương nhiều. Người có gương mặt chữ Vượng thường tài lộc bất toàn. Nếu ngũ quan ngắn thì có danh không có lộc, hoặc có lộc lại vô danh khó có danh lợi song toàn.
Người có khuôn mặt tròn, mắt tròn, tay tròn và miệng gần như tròn được gọi là khuôn mặt chữ Viên. Người có khuôn mặt chữ Viên mà da trắng, khí sắc trì trệ thì thường chết yểu. Nếu ngũ quan phá, liệt cách thì đời sống bệnh tật, vất vả.
Thiên đình cao mà hẹp, phần trung đình ngắn và thiếu nảy nở, phần hạ đình dài mà hẹp gọi là khuôn mặt chữ Mộc. Đây là tướng hạ cách. Nếu ngũ quan không lệch lạc, phá hãm thì thuở nhỏ có thể an nhàn nhưng về sau dần lụi bại. Đàn bà có tướng mặt như trên thì hình phu khắc tử nhưng lại rất thọ. Sự khắc chồng con và cô độc nặng nhẹ tùy theo thần khí và ngũ quan tốt xấu.
Khuôn mặt không cân xứng, thiếu ngay thẳng, ngũ quan lệch lạc thì gọi là khuôn mặt chữ Dung. Người có khuôn mặt này hình thê khắc tử, cơ khổ lênh đênh đến già.
Nếu khuôn mặt phần bên trái vuông vắn, đều đặn và nảy nở, phần cằm đầy và rộng nhưng phần lưỡng quyền thấp và hẹp gọi là khuôn mặt hình chữ Phong. Nếu thân thể hư nhược, ngũ quan bình thường thì người có khuôn mặt chữ Phong tạm đủ ăn đủ mặc, trung niên trắc trở, dần suy sụp. Thân thể hư nhược nhưng ngũ quan toàn hảo thì có thể tạm gọi là phú quý nếu thân cận với quý nhân.
Chùa Long Huê còn được biết đến với tên gọi khác: Sắc Tứ Long Hoa Tự, Sắc Tứ Huệ Long Tự, Ngự Tứ Quan Long Tự; là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Bắc tông (Đại thừa) tọa lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tấm bảng bằng gỗ do ông Thiện Ngọc khắc ghi vào năm 1912 còn lưu giữ ở chùa, thì chùa do Thiền sư Đạo Thông, người Quảng Nam, vào xã Cai Hạt lập một am nhỏ để tu hành vào năm 1798. Chùa đã được vua Gia Long ban tấm biển “Sắc tứ Long Huê Tự”. Dưới đời Vua Thành Thái, Hòa thượng Từ Huệ đã tổ chức trùng kiến ngôi chùa trang nghiêm.
Chùa được đại trùng tu vào năm 1966, 1972. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Ở đây có bộ tượng cổ Di Đà Tam Tôn bằng gỗ và Đại hồng chung nặng hơn 1000kg, cao 1,70m, được đúc ở chùa vào năm 1987. Chùa còn giữ một con dấu bằng ngà, mặt trên có chạm hình kỳ lân, mặt dấu khắc 4 chữ triện “Phật Pháp Tăng Bảo” (1871).
Hiện chùa Long Huê còn gìn giữ được khá nhiều hiện vật quý, đáng chú có: Tấm biển “Sắc tứ Long Huê tự” do vua Gia Long ban tặng. Bộ tượng cổ Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quán Thế âm, Đại Thế Chí) được tạc bằng gỗ mít. Một con dấu bằng ngà, mặt trên có chạm hình kỳ lân, mặt dấu khắc 4 chữ Hán (theo lối chữ triện) “Phật Pháp Tăng Bảo”, được làm vào năm Tự Đức thứ 24 (Tân Mùi, 1871). Đại hồng chung nặng khoảng 1000 kg, cao 1.70 m, đường kính 0.95 m; được đúc năm 1987, v.v…
Sách Danh mục tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường Thành phố Hồ Chí Minh của Thành hội Phật giáo TP. HCM (NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001) cho biết chư vị trụ trì tiền nhiệm là Thiền sư Đạo Thông, HT Thích Từ Huệ, TT Thích Bổn Viên. ĐĐ Thích Nhật Hiếu trụ trì hiện nay.
Ngày 23 tháng 2 âm lịch, chùa tổ chức giỗ chư Tổ khai sơn. Chùa có phòng khám bệnh từ thiện và lớp học tình thương. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trang trí văn phòng làm việc có thể thể hiện được đặc trưng văn hóa của công ty. Thêm nữa, trang trí văn phòng làm việc cần phải kết hợp hài hòa với Ngũ hành để khiến sinh khí của văn phòng thêm vượng, thu hút may mắn tránh điềm dữ. Sau đây là bí quyết áp dụng phong thủy văn phòng theo phong thủy Ngũ hành.
Trang trí văn phòng làm việc cần phải kết hợp hài hòa với Ngũ hành để khiến sinh khí của văn phòng thêm vượng
1. Văn phòng mang mệnh Thổ, tức theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam
Theo phong thủy học, những mảnh đất mang mệnh thổ là những tòa nhà theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam. Công ty theo mệnh Thổ, khi bố trí không nên quá chật hẹp, cần phải phù hợp với đặc trưng của đất, đó là bố cục cần rộng rãi, chắc chắn, có cảm giác có thể chứa được vạn vật.
Cách bố trí này có lợi cho sự phát triển ổn định của công ty. Nếu như bố cục không hợp lý, ví dụ như quá chật hẹp, trong thời gian dài sẽ cản trở vận thế của công ty. Sự phát triển của công ty cũng sẽ xuất hiện hiện tượng người đời sau không có năng lực tiếp quản, công ty khó mà phát triển lớn mạnh được.
Bố cục phong thủy văn phòng mệnh Thổ cần rộng rãi
2. Văn phòng mang mệnh Thủy, tức hướng từ Bắc sang Nam
Những công trình kiến trúc hướng từ Bắc sang phía Nam gọi là nhà mệnh Thủy. Tính chất của nước là thâm trầm, có tác dụng giữ gió tụ khí. Bố cục của văn phòng làm việc loại này cần không được quá lộ liễu, khiến người khác có cảm giác huyền bí, khó hiểu, như vậy mới có lợi cho sự phát triển của công ty, đặc biệt là những công ty kinh doanh bất động sản. Nếu như bố cục của công ty quá rõ ràng, vừa nhìn là thấu, sẽ không có lợi cho việc tụ khí, công ty cũng khó mà phát triển ổn định.
3. Văn phòng mang mệnh Mộc, tức hướng từ Đông sang Tây
Theo phong thủy, những công trình kiến trúc hướng từ Đông sang Tây được gọi là nhà mang mệnh Mộc. Tính chất của Mộc là sâu dài, vuông vắn. Những văn phòng mang mệnh Mộc, bố cục cần vuông vắn hào phóng, phải có cảm giác cao và sâu.
Cách bố trí như vậy hiệu quả sẽ rất cao, có lợi cho sự phát triển của công ty. Nếu như văn phòng làm việc không bố trí phù hợp với tính chất của Mộc, nhân viên trong công ty sẽ cảm thấy không thoải mái, tinh thần làm việc không cao, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp.
4. Văn phòng mang mệnh Kim, tức hướng từ Tây Bắc sang Đông Nam
Những căn nhà thuộc mệnh Kim chỉ những công trình kiến trúc theo hướng từ Tây Bắc sang Đông Nam. Tính chất của Kim là sáng sủa, kỵ những ánh sáng tăm tối. Khi bố trí những văn phòng mang tính Kim, nhất định phải chú ý thiết kế ánh đèn, cần giữ cho ánh đèn trong phòng làm việc luôn sáng tỏ, đầy đủ ánh sáng, khiến người khác có cảm giác rộng rãi sáng sủa. Nếu như ánh sáng trong phòng làm việc không đủ, cả ngày ảm đảm, sẽ khiến cho sức suy nghĩ của nhân viên xuống thấp, rất khó thành công.
Phong thủy văn phòng mang mệnh Kim cần rộng rãi, sáng sủa
5. Văn phòng mang mệnh Hỏa, tức hướng từ Nam sang Bắc
Những ngôi nhà mang mệnh Hỏa là những ngôi nhà hướng từ Nam sang Bắc. Tính chất của lửa là nóng ấm. Khi bố trí những văn phòng mang mệnh Hỏa, cần lựa chọn những màu sắc đậm, khiến người khác nhìn vào có cảm giác mạnh liệt, đồng thời cũng cần giữ cho văn phòng có cảm giác trang trọng, khiến người ngồi trong đó có cảm giác chắc chắn và ôn hòa. Nếu như màu sắc sử dụng quá nhạt, những người trong văn phòng sẽ rất dễ nóng nảy, bồng bột, đồng thời cũng dễ gặp rắc rối với các vụ kiện tụng và kẻ tiểu nhân.
Màu sắc mạnh khiến nhân viên trong văn phòng mang mệnh Hỏa cảm giác chắc chắn và ôn hòa
Tam đình trên mặt bao gồm Thượng đình, Trung đình và Hạ đình. Trong đó, Thượng đình là chỉ bộ vị từ đinh đầu mép tóc xuống đến 2 lông mày, Trung đình là chỉ bộ vị từ đường lông mày xuống đến mũi; Hạ đình là chỉ bộ vị từ Nhân trung ở dưới Chuẩn đầu xuống đến cằm. Tam đình là tượng trưng cho Tam tài, trong đó Thượng đình là tượng trưng cho trời, Trung đình là tượng trưng cho người, còn Hạ đình là tượng trưng cho đất.
Âm khí bắt nguồn từ trời, dương khí phát ra từ đất, 2 khí âm dương hài hòa mới sinh ra vạn vật, đây là kết quả tương ứng của Lưỡng nghi trong vũ trụ. Có thể có vạn vật là do có 2 khí âm dương. Mà lưỡng nghi giống với thiên địa, đầu là trời, hàm là đất hoặc Thiên đình (giữa trán) là trời, Địa các (cằm) là đất. Cả hai đầy đặn và hướng vào nhau như trời và đất, trên dưới tương ứng mới có thể
phú quý, có phúc lộc.
Người có Thượng đình dài mà nổi cao, vuông mà rộng thoáng là người tôn quý. Thượng đình nhọn, khiếm khuyết hiểm trở tất sẽ gặp họa hình thương giáng xuống, lại khắc hại cha mẹ.
Người có Trung đình cao lớn mà thẳng, nguy nga mà điềm tĩnh là người có tuổi thọ rất dài. Trung đình ngắn hẹp, chẳng giảng bàn chuyện nhân nghĩa, kiến thức ít ỏi, không có trí tuệ, cũng chẳng thể giúp đỡ được anh em, vợ con, thời kỳ trung niên sẽ gặp tổn thất.
Người có Hạ đình bằng phẳng mà đầy đặn, đoan chính mà dày dặn tất sẽ phát tài phát phúc. Hạ đình dài mà hẹp, nhọn mỏng, không có ruộng vườn, gia nghiệp, sinh ra trong gia đình nghèo khổ, khi về già cuộc sống cũng rất gian khổ vất vả. Tam đình đều cân xứng đầy đặn là hình tướng rất tốt.
Tam tài chỉ trán, mũi và cằm. Trán tuấn tú đầy đặn, chủ người có tài lộc, cằm vuông tròn, chủ người đó có nhiều gia sản. Giữa Tam tài phải có sự tương ứng phù trợ lẫn nhau, nếu không sẽ không cân xứng, cũng không có cách gì thịnh vượng được.
Trong tướng thuật, trán ở trên cao là trời, phải tròn bóng, có cách gọi trời là quý; mũi ở giữa mặt được gọi là nhân, phải vuông ngay ngắn, như thế có cách gọi người là thọ; cằm vuông ở dưới mặt, là địa, phải vuông mà rộng, như thế có cách gọi địa là phú.
Thông thường, từ Thượng đình có thể nhìn ra vận thế đầu đời của một người, từ Trung đình có thể nhìn thấy được vận thế thời kỳ trung niên của một người, còn Hạ đình thì có thế thấy được vận thế về già. Người có Thượng đình dài cao, cả đời chẳng phải lo âu. Người có Trung đình dài chủ người có tài trí hơn người, có thể là nhân tài bên cạnh bậc đế vương. Người có Hạ đình dài chủ người già có phúc.
Tóm lại Tam đình cân xứng là tướng quý, tương lai có thể được hiển đạt, ngược lại, có khả năng nghèo khổ không nơi nương tựa, khi còn nhỏ yểu mệnh, nghèo khổ, không có ai giúp đỡ, trời sinh nghèo hèn.
Sách xưa chép rằng: Nhìn kỹ Tam đình trên mặt, trán rất cao, tai rộng dài chủ người được quan cao hậu lộc.
Ba bộ vị Học đường, tức 2 lỗ tai, đến 2 răng cửa đều không có hình tướng, chẳng có tài năng văn chương cũng chẳng thể làm quan.
Sống mũi nổi cao, Chuẩn đầu tựa như hình túi mật là người phú quý, có thể sẽ làm quan. Người có mũi ngắn hẹp, thọ mệnh không dài, là tướng đoản mệnh. Người mà cằm vuông rộng có được nhiều ruộng đất.
Người có Thiên đình cao rộng, chủ có nhiều con cháu.
Tướng mạo của mỗi ngươi khác nhau vì vậy trước tiên phải xem Tam đình là trán, mũi, miệng xem có đoan chính hay không. Đồng thời xem Ngũ nhạc, Tứ độc có hô ứng hay không, nếu dài ngắn không cân thì không tốt.
Thông thường mà nói, trán rộng, mũi thẳng, miệng giống chữ “tứ” (0) thì không phải lo gì đến việc ăn ở. Đầu tròn, lông mày cong thì học thức sâu rộng. Đầu lông mày vểnh lên thì tính cách cứng cỏi, kiên cường.
Người hay nhìn xuống dưới thì thường là có tâm địa độc ác, mắt người như mắt dê thì dễ phải sống cảnh cô độc.
Người mà mũi cong lệch thì phải chịu nỗi khổ cô độc. cổ ngắn mà cổ họng lại lộ hầu thì thường thần khí không đủ. Nam giới trông như nữ hoặc nữ trông như nam thì thường tính cách bủn xỉn, độc ác lại có tính phong lưu đa tình.
Mắt nhỏ có thần, trắng đen rõ ràng, nhìn xa có uy vũ, nhìn gần mày thanh tú, người này nếu làm hòa thượng hoặc đạo sỹ thì sẽ có danh tiếng tốt. Người mà mắt có lòng trắng nhiều lòng đen ít thì tính tình hung ác. Mày dài mắt nhỏ là mệnh đa tình. Mắt lồi môi vểnh lên trên, nếu là nam giới thì thường vận mệnh chẳng thể dài lâu, là nữ giới thì thường khó khăn trong sinh nở.
Phần đầu tròn trịa, đường nét phân minh thì không phải lo chuyện cơm ăn áo mặc. Nếu người nhỏ đầu to thì là người bủn xỉn keo kiệt, người to đầu nhỏ thì vận mệnh chẳng được thuận thông.
Thông thường mà nói khi ngồi thì phải đoan chính, đứng thì phải ngay thẳng. Ngồi không đoan chính, đứng không ngay thẳng là người không hiểu biết. Người cười rồi mới nói thì không phải người lương thiện, người mà không nói năng gì thì rất khó để người khác suy đoán. Lông mày nếu mọc sợi dài sợi ngắn, hình dáng như con sâu thì cho dù là người thân thuộc cũng khó mà sống cùng.
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Tra cứu Mệnh và Cung từ 1924 đến 2043.
Qua bảng tra cứu bạn có thể biết Năm 2013 mệnh gì cung gì. Bạn vào bảng, nhìn vào hàng năm: 2013, nếu là nữ thì Cung Khảm thuộc Thủy, nam thì cung Khôn thuộc Thổ. Còn mệnh chung là mệnh Thủy.
NĂM | TUỔI | CUNG | HÀNH | |
NAM | NỮ | |||
1924 | Giáp Tý | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Kim + |
1925 | Ất Sửu | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Kim – |
1926 | Bính Dần | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Hỏa + |
1927 | Đinh Mão | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Hỏa – |
1928 | Mậu Thìn | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Mộc + |
1929 | Kỷ Tỵ | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Mộc – |
1930 | Canh Ngọ | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Thổ + |
1931 | Tân Mùi | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Thổ – |
1932 | NhâmThân | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Kim + |
1933 | Quý Dậu | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Kim – |
1934 | GiápTuất | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Hỏa + |
1935 | Ất Hợi | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Hỏa – |
1936 | Bính Tý | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Thủy + |
1937 | Đinh Sửu | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Thủy – |
1938 | Mậu Dần | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Thổ + |
1939 | Kỷ Mão | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Thổ – |
1940 | Canhthìn | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Kim + |
1941 | Tân Tỵ | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Kim – |
1942 | Nhâm Ngọ | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Mộc + |
1943 | Qúy Mùi | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Mộc – |
1944 | GiápThân | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Thủy + |
1945 | Ất Dậu | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Thủy – |
1946 | BínhTuất | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Thổ + |
1947 | Đinh hợi | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Thổ – |
1948 | Mậu Tý | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Hỏa + |
1949 | Kỷ Sửu | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Hỏa – |
1950 | Canh Dần | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Mộc + |
1951 | Tân Mão | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Mộc – |
1952 | NhâmThìn | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Thủy + |
1953 | Quý Tỵ | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Thủy – |
1954 | Giáp Ngọ | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Kim + |
1955 | Ất Mùi | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Kim – |
1956 | Bính thân | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Hỏa + |
1957 | Đinh Dậu | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Hỏa – |
1958 | Mậu Tuất | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Mộc + |
1959 | Kỷ Hợi | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Mộc – |
1960 | Canh Tý | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Thổ + |
1961 | Tân Sửu | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Thổ – |
1962 | Nhâm Dần | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Kim + |
1963 | Quý Mão | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Kim – |
1964 | GiápThìn | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Hỏa + |
1965 | Ất Tỵ | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Hỏa – |
1966 | Bính Ngọ | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Thủy + |
1967 | Đinh Mùi | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Thủy – |
1968 | Mậu Thân | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Thổ + |
1969 | Kỷ Dậu | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Thổ – |
1970 | CanhTuất | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Kim + |
1971 | Tân Hợi | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Kim – |
1972 | Nhâm Tý | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Mộc + |
1973 | Quý Sửu | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Mộc – |
1974 | Giáp Dần | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Thủy + |
1975 | Ất Mão | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Thủy – |
1976 | BínhThìn | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Thổ + |
1977 | Đinh Tỵ | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Thổ – |
1978 | Mậu Ngọ | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Hỏa + |
1979 | Kỷ Mùi | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Hỏa – |
1980 | CanhThân | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Mộc + |
1981 | Tân Dậu | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Mộc – |
1982 | NhâmTuất | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Thủy + |
1983 | Quý Hợi | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Thủy – |
1984 | Giáp tý | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Kim + |
1985 | Ất Sửu | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Kim – |
1986 | Bính Dần | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Hỏa + |
1987 | Đinh Mão | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Hỏa – |
1988 | Mậu Thìn | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Mộc + |
1989 | Kỷ Tỵ | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Mộc – |
1990 | Canh Ngọ | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Thổ + |
1991 | Tân Mùi | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Thổ – |
1992 | NhâmThân | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Kim + |
1993 | Quý Dậu | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Kim – |
1994 | GiápTuất | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Hỏa + |
1995 | Ất Hợi | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Hỏa – |
1996 | Bính Tý | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Thủy + |
1997 | Đinh Sửu | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Thủy – |
1998 | Mậu Dần | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Thổ + |
1999 | Kỷ Mão | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Thổ – |
2000 | Canhthìn | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Kim + |
2001 | Tân Tỵ | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Kim – |
2002 | Nhâm Ngọ | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Mộc + |
2003 | Qúy Mùi | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Mộc – |
2004 | GiápThân | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Thủy + |
2005 | Ất Dậu | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Thủy – |
2006 | BínhTuất | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Thổ + |
2007 | Đinh hợi | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Thổ – |
2008 | Mậu Tý | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Hỏa + |
2009 | Kỷ Sửu | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Hỏa – |
2010 | Canh Dần | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Mộc + |
2011 | Tân Mão | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Mộc – |
2012 | NhâmThìn | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Thủy + |
2013 | Quý Tỵ | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Thủy – |
2014 | Giáp Ngọ | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Kim + |
2015 | Ất Mùi | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Kim – |
2016 | Bínhthân | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Hỏa + |
2017 | Đinh Dậu | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Hỏa – |
2018 | Mậu Tuất | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Mộc + |
2019 | Kỷ Hợi | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Mộc – |
2020 | Canh Tý | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Thổ + |
2021 | Tân Sửu | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Thổ – |
2022 | Nhâm Dần | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Kim + |
2023 | Quý Mão | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Kim – |
2024 | GiápThìn | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Hỏa + |
2025 | Ất Tỵ | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Hỏa – |
2026 | Bính Ngọ | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Thủy + |
2027 | Đinh Mùi | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Thủy – |
2028 | Mậu Thân | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Thổ + |
2029 | Kỷ Dậu | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Thổ – |
2030 | CanhTuất | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Kim + |
2031 | Tân Hợi | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Kim – |
2032 | Nhâm Tý | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Mộc + |
2033 | Quý Sửu | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Mộc – |
2034 | Giáp Dần | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Thủy + |
2035 | Ất Mão | Khảm: Thủy | Cấn: Thổ | Thủy – |
2036 | BínhThìn | Ly: Hỏa | Càn: Kim | Thổ + |
2037 | Đinh Tỵ | Cấn: Thổ | Đoài: Kim | Thổ – |
2038 | Mậu Ngọ | Đoài: Kim | Cấn: Thổ | Hỏa + |
2039 | Kỷ Mùi | Càn: Kim | Ly: Hỏa | Hỏa – |
2040 | CanhThân | Khôn: Thổ | Khảm: Thủy | Mộc + |
2041 | Tân Dậu | Tốn: Mộc | Khôn: Thổ | Mộc – |
2042 | NhâmTuất | Chấn: Mộc | Chấn: Mộc | Thủy + |
2043 | Quý Hợi | Khôn: Thổ | Tốn: Mộc | Thủy – |
Câu nói và hình ảnh hài hước về cuộc sống của chàng FA. Bạn có biết FA nghĩa là gì không? Và bạn có đang FA không? Hãy cùng xemboituong.com tìm hiểu về nghĩa của từ này và những câu nói hay nhất về kiếp FA hay nhất từ trước đến nay nhé.
FA là từ viết tắt của một từ tiếng anh Forever Alone nghĩa là mã mãi cô đơn. Có nhiều lý do làm cho kiếp FA ngày càng đông va họ đang cố tìm kiếm nguyên nhân gây ra kiếp Fa và mong sớm thoát khỏi cái “nợ FA”
“Ế” đang là xu thế của nhiều bạn trẻ, và ” ế là để chờ người tử tế” “ế trong xu thế ngẩng cao đầu” ” ế là khi xu thế kinh tế gặp khó khăn”.. Có rất nhiều những biện minh cho kiếp FA. Và những câu nói về kiếp FA hay nhất từ trước tới nay cũng là những lời lẽ biện minh cho xu thế” ế ” đó.
Hãy cùng tham khảo bạn nhé:
Nếu bạn cũng đang mắc nợ kiếp Fa thì hãy tìm một lý do biện minh hay nhất và hài hước nhất cho mình nhé. Hãy cùng tham khảo những câu nói hay về cuộc sống rất ý nghĩa và triết lý bạn nhé.
Hướng tam sát: Năm 2016 là Bính Thân, địa chi là Thân thuộc Thân Tý Thìn tam hợp Thủy cục, Thủy vượng tại hướng Bắc và xung tại hướng Nam (Tỵ Ngọ Mùi) vì thế hướng Tam sát của năm 2016 chính là hướng chính Nam. Hướng Tam sát kỵ nhất động thổ, sửa chữa nhà cửa.
Nếu động thổ ở hướng Tam sát dễ gây thương vong về người, thi công không thuận, thường dính tai bay vạ gió. Nếu ai phạm phải cần phải tìm cách hóa giải. Nếu bắt buộc phải sửa nhà hoặc xây nhà nên làm từ hướng khác sau đó mới làm đến hướng Nam cuối cùng.
Thái Tuế vị: Năm nay Thái Tuế vị là Bính Thân, Bính ở hướng chính Nam, Thân ở hướng Tây Nam. Thái Tuế vị và Tam sát như nhau, không thích hợp động thổ.
Nếu động thổ ở Thái Tuệ vị hậu quả cũng rất nghiêm trọng. Nếu gần nhà bạn Thái Tuệ vị có công trình động thổ có thể có thể đặt quả cầu bằng thạch anh ở hướng Tây Nam để hóa giải. Nếu hướng Nam hoặc Tây Nam có cửa sổ nên đóng cửa trong thời gian dài để tránh sát khí từ công trình động thổ xâm nhập vào nhà bạn.
Nhị hắc vị: Nhị hắc ngũ hoàng là tên gọi của phi tinh lưu niên. Hàng năm do sự thay đổi của cửu tinh trong huyền không mà tạo ra các vị trí khác nhau. Nhị hắc vị còn có tên là Tiểu bệnh vị. Nếu động thổi ở hướng này dễ bệnh tật đeo bám.
Năm nay, Nhị hắc vị nằm ở chính giữa của nhà nên không nên động thổ từ hướng này. Có thể dùng 5 đồng xu cổ bằng đồng đặt vào vị trí này để hóa giải, giúp tăng vận sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Ngũ hoàng vị còn gọi là Đại bệnh vị nếu động thổ ở hướng này sẽ có thương vong về người. Năm nay ngũ hoàng vị nằm ở hướng Đông Bắc cho nên cần phải tránh động thộ ở đây.
Có thể dùng đỉnh đồng hoặc 5 đồng tiền cổ bằng đồng đặt ở vị trí này để hóa giải, tăng vận sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, nếu ở hướng Đông Bắc có công trình đang động thổ, có thể đặt gương đồng cổ hoặc 5 đồng xu cổ bằng đồng ở hướng này để hóa giải sát khí
Ngũ hổ vị: Lấy Thái Tuế đương niên làm trung tâm, lấy Ngũ hổ tuần can để ứng với nguyệt lệnh 12 địa chi, vị trí Mậu Kỷ Thổ chính là vị trí Ngũ hổ. Vị trí này cũng đại kị động thổ nếu không dễ mang đến nhiều tai họa bất ngờ.
Năm nay là Bính Thân, Ngũ hổ vị chính là vị trí Mậu Hợi. Vì thế, phải tránh động thổ ở hướng Tây Bắc (Càn cung). Nếu ở hướng này nhà bạn có công trình đang động thổ, có thể dùng tiền đồng cổ hoặc dùng 6 đồng xu lẻ đặt vào đây để kịp thời hóa giải sát khí.
Tuyết Mai (theo Sina)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
Đây là điển cố thứ Mười hai trong quẻ Quan Âm, mang tên Vũ Cát Ngộ Sư (còn gọi là Vũ Cát Gặp Thầy). Quẻ Quan Âm Vũ Cát Ngộ Sư có bắt nguồn như sau:
Khương Tử Nha (1128 tr. CN -1015 tr CN) trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giỏi về quân sự và đạo trị quốc, từng giữ địa vị cao vào thời vua Trụ nhà Thương, nhưng vì không được tín nhiệm nên từ chức, ông ở ẩn ở đất Bàn Khê bên bờ sông Vị Thủy thuộc tỉnh Thiểm Tây, thường buông câu ở ven Bàn Khê. Người thường câu cá đều dùng lưỡi câu cong, phía trên móc mồi câu cá, sau đó để lưỡi câu chìm xuống nước, dụ cá cắn câu. Nhưng Khương Tử Nha lại dùng lưỡi câu thẳng, đã không có mồi câu, cũng không đế lưỡi câu chìm xuống nước, mà để cách mặt nước ba thước.
Một hôm, người tiều phu Vũ Cát chặt củi đến bên suối, thấy Khương Tử Nha dùng lưỡi câu thẳng không mắc mồi thả lơ lửng trên mặt nước đế câu cá, bèn cười ha hả mà nói rằng: “Lão tiên sinh, ông câu cá như vậy, đến một trăm năm cũng chằng được con cá nào!” Khương Tử Nha nhấc nhấc chiếc cần câu mà nói: “Nói thật với ngươi, ta đâu có câu cá, mà là câu vương hầu!”
Khương Thái Công chợt ngẩng lên nhìn Vũ Cát, phát hiện người này có tướng sắp chết, bèn nói rằng: “Hôm nay ngươi vào thành chắc chắn sẽ đánh chết người, dẫn đến họa mất mạng”. Vũ Cát nghe vậy rất tức giận, đùng đùng nhấc gánh củi lên bỏ đi.
Khi đến kinh thành, Vũ Cát vừa đi được mấy bước, một bó củi thò ra khỏi một đầu đòn gánh, Vũ Cát vừa xoay đòn, không ngờ đòn gánh đập trúng đầu Vương Tướng khiến người này chết liền, Vũ Cát sợ hãi không biết làm thế nào. Tây Bá Hầu Cơ Xương (1152 – 1056, tức là Chu Văn Vương sau này) biết chuyện, bèn nói: “Vũ Cát đã đánh chết Vương Tướng, theo lý đáng phải đối mạng”. Bèn lập tức đến cửa nam vạch đất làm nhà giam, dựng cây làm quan coi ngục, đem Vũ Cát đến giam cầm ở đó. Vũ Cát nói với Tây Bá Hầu rằng, trong nhà còn có mẹ già cần phải chăm sóc, thỉnh cầu đợi đến sau mùa thu khi mẹ già qua đời, sẽ đến chấp hành tội chết. Tây Bá Hầu đồng ý.
Vũ Cát về đến nhà, khóc lóc kể lại với mẹ. Người mẹ bèn bảo Vũ Cát hãy nhanh chóng đi tìm Khương Tử Nha, chỉ có như vậy mới có hy vọng được sống. Vũ Cát nghe lời, vội vàng đến Bàn Khê, thấy Khương Thái Công vẫn đang câu cá ở đó, bèn thuật lại ngọn nguồn sự việc, khẩn cầu ông ra tay cứu giúp. Khương Thái Công thấy anh ta thành khẩn, bèn nhận Vũ Cát làm học trò, lại truyền cho binh pháp tác chiến. Lại sai anh ta đào một cái hầm, niệm chú để hóa giải tai họa chết người của mình.
Đã đến cuối thu, tức là thời gian chấp hành tội chết của Vũ Cát, nhưng không thấy Vũ Cát đến. Tây Bá Hầu nghĩ rằng, cái chết của Vương Tướng có thể là do tròi định, cho rằng Vũ Cát đã sợ tội mà tự sát, cho nên không tiếp tục truy cứu. Một hôm, Tây Bá Hầu bất ngờ gặp Vũ Cát, thấy anh ta vẫn còn sống thì rất tức giận. Vũ Cát vội vàng thưa rằng, có một người câu cá bằng lưỡi câu thẳng đã cứu mình.
Cách thức câu cá đặc biệt của Khương Tử Nha khiến cho Tây Bá Hầu Cơ Xương lấy làm kỳ lạ, bèn sai một người lính đi mời Khương Tử Nha đến để hỏi chuyện. Nhưng Khương Tử Nha không hề chú ý đến người lính đó, chỉ tập trung vào việc câu cá, và nói rằng: “Câu cá, câu cá, cá chẳng cắn câu, tôm lại đến quấy rầy!” Cơ Xương nghe người lính về bẩm báo lại, bèn cử một viên quan đi mời. Nhưng Khương Tử Nha vẫn không thèm nhìn đến, vừa buông câu vừa nói: “Câu cá, câu cá, cá lớn chẳng cắn câu, cá nhỏ lại quấy nhiễu!” Cơ Xương lúc này mới cảm thấy ông lão câu cá này chắc hẳn là bậc hiền tài, bèn ăn chay ba ngày, tắm gội sạch sẽ, thay y phục mới, mang lễ vật long trọng đến Bàn Khê mời Khương Tử Nha. Khương Tử Nha thấy Cơ Xương thành tâm thành ý đến thỉnh cầu, bèn nhận lời giúp đỡ Cơ Xương.
Ngày lễ tình nhân rất quan trọng với người tuổi Thìn. Với họ, những biểu hiện của bạn trong ngày lễ này là thước đo độ nồng thắm của tình yêu bạn.
Chinh phục nam giới tuổi Thìn
Với đàn ông tuổi Thìn, bạn nên tìm cách chinh phục họ từ nội tâm. Người tuổi này rất coi trọng sự hòa hợp, đồng điệu trong tâm hồn và luôn mong muốn được ủng hộ, giúp đỡ về mặt tinh thần. “Phía sau 1 người đàn ông thành công luôn có bóng dáng của 1 người phụ nữ”, câu nói này càng đúng hơn nữa khi áp dụng với người đàn ông tuổi Thìn. Họ luôn mong tìm được người bạn đời như vậy.
Có thể bạn quan tâm: Tính cách và sự nghiệp người tuổi Thìn.
Chinh phục nữ giới tuổi Thìn
Phụ nữ tuổi Thìn đều là những người theo dạng “nói vậy mà không phải vậy”. Đôi khi những lời họ nói ra có vẻ nghiệt ngã, khó chịu, nhưng trong nội tâm của họ không ác ý, vẫn tràn đầy yêu thương. Tất nhiên, vẫn có những người đàn ông không thể hiểu được tính cách của nàng tuổi Thìn và tỏ ra cố chấp nên đã làm tan vỡ tình yêu.
(Theo Bách khoa thư 12 con giáp)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Hướng bếp hợp người sinh năm 1948:
– Năm sinh dương lịch: 1948
– Năm sinh âm lịch: Mậu Tý
– Quẻ mệnh: Đoài Kim
– Ngũ hành: Thích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch
– Hướng tốt: Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị);
– Hướng xấu: Bắc (Hoạ Hại); Đông (Tuyệt Mệnh); Đông Nam (Lục Sát); Nam (Ngũ Quỷ);
Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Bắc (Hoạ Hại); Đông (Tuyệt Mệnh); Đông Nam (Lục Sát); Nam (Ngũ Quỷ); , nhìn về các hướng tốt Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị);
Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.
Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Bắc (Hoạ Hại); Đông (Tuyệt Mệnh); Đông Nam (Lục Sát); Nam (Ngũ Quỷ);
Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách.
1. Trắng không tì vết: Một căn phòng toàn màu trắng sẽ rất nhàm chán và nhạt nhẽo. Trừ phi bạn không chịu nổi màu nào khác, nếu không, hãy bổ sung thêm màu sắc cho căn phòng của mình. Màu trắng có thể kết hợp được với bất kỳ màu nào khác nên bạn có thể mạnh dạn thử nghiệm.
2. Phân khu theo màu sắc: Một trong những sai lầm thường thấy chính là dùng màu sắc khác nhau để phân chia khu vực của căn nhà, mỗi khu có công năng khác nhau lại sử dụng màu khác nhau. Điều này không khác gì việc bạn xây vô số bức tường chắn trong nhà, khiến nhà trở nên rối rắm và chật chội.
3. Chạy theo xu hướng: Khi theo đuổi một số xu hướng, chúng ta thường phá vỡ một số quy tắc thiết kế cơ bản. Chẳng hạn, việc thiếu tính tương phản trong một căn phòng màu be tạo cảm giác như bạn đang sống trong một chiếc hộp, tẻ nhạt và thiếu sức sống.
4. Ánh sáng thay đổi màu sắc: Hãy nhớ rằng ánh sáng tự nhiên ảnh hưởng đến màu sắc của căn phòng vào ban ngày và tương tự như vậy với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm. Đó là lý do tại sao ấn tượng tổng quan về màu sắc của căn phòng luôn thay đổi. Khi lựa chọn màu sắc, đặc biệt là màu tối, đừng quên xét đến yếu tố ánh sáng của căn phòng.
5. Mặt sàn cũng là một phần của căn phòng: Khi chọn nội thất cũng như màu sắc cho nhà, người ta thường bỏ quên sàn nhà. Nhưng trên thực tế, khoảng không gian rộng lớn này tác động một phần không nhỏ tới tổng thể chung của căn nhà. Chính vì vậy, hãy lựa chọn sao cho phù hợp với cả màu nền. Ngoài ra, trần nhà cũng là thành phần không nên lãng quên.
6. Phân phối màu sắc không hợp lý: Nếu bạn muốn kết hợp nhiều màu sắc, đừng phân bổ chúng theo tỷ lệ đồng đều. Thay vào đó, hãy chọn một màu là màu chủ đạo và sử dụng các màu khác làm điểm nhấn. Màu chính nên chiếm ít nhất 60% không gian.
7. Kết hợp màu tương phản sai cách: Quyết định sử dụng màu đối lập giống như đi trên dây, nếu thành công, bạn sẽ có một căn nhà đầy phong cách, nếu không, nó sẽ là thảm họa. Chẳng hạn, căn nhà sẽ biến thành nơi khiến bạn không thể thư giãn.
8. Nội thất một màu: Sử dụng một màu duy nhất, đặc biệt là những màu mạnh, sẽ khiến căn nhà trở nên nặng nề. Bạn có thể sử dụng màu sắc yêu thích để tạo điểm nhấn. Một vài màu sắc nổi bật đặt ở chỗ này chỗ kia sẽ ấn tượng hơn rất nhiều so với việc toàn bộ căn phòng chỉ có một màu.
9. Kết hợp màu sắc: Trong một căn phòng, các màu nên có sự bổ sung cho nhau và có sự chuyển biến hợp lý.
10. Màu sắc sặc sỡ: Quá nhiều màu sắc chói lóa sẽ khiến bạn nhức mắt. Vì vậy, nếu yêu thích màu nổi, bạn có thể đưa chúng vào phòng nhưng đừng quá nhiều.
Thế đất và hình dạng nhà có ảnh hưởng rất lớn trong phong thủy nhà ở. Nếu mảnh đất có hình dạng tốt thì sẽ hút nhiều sinh khí giúp chủ nhà luôn gặp hanh thông dù cho hướng nhà không hợp mệnh. Ngược lại, dù cho có chọn mua đất xây nhà hợp mạng Đông Tứ Trạch hay Tây Tứ Trạch mà địa thế xấu thì vẫn dễ gặp trắc trở trong làm ăn, sự nghiệp.
Nhà đất hình vuông
Nhà đất cân đối hình vuông hay hình chữ nhật đều mang lại phú quý cho gia chủ. Đây là hình dáng biểu tượng cho đất - nơi nâng đỡ và nuôi sống vạn vật. Tuy nhiên, đối với nhà hình chữ nhật cần chú ý về tỉ lệ. Nhà quá rộng hay hẹp ngang đều khiến cát khí bị ảnh hưởng. Theo phong thuỷ học, nhà ở vuông vức với tỷ lệ 6:4 sẽ cho bốn bề tám bên đều vững vàng, âm dương cân bằng.
Nhà đất hình tam giác
Nhà hay đất hình tam giác phạm "hỏa hình sát" có nguồn năng lượng ẩn chứa sát khí. Chủ nhà hay gặp thất bại dù mọi sự gần đến hồi kết thúc. Khu đất kiểu này chỉ nên cắt phần đất vuông vắn xây nhà. Phần góc nhọn làm tiểu cảnh, vườn tược. Nếu nhà quá hẹp thì phần góc nhọn làm nhà vệ sinh hoặc nhà kho, trong có bày vài chậu cây cối.
Đắc địa nhất là nhà chính hướng. Nhà đất chữ nhật, trục Bắc - Nam dài, Đông - Tây ngắn sẽ mang đến vinh hoa phú quý.
Nhà đất hình bình hành
- Nhà nở hậu: nhà sau rộng - trước hẹp thì khí sẽ tích tụ lại ở sau nhiều hơn. Tài vận vì thế mà đọng lại giúp làm ăn suôn sẻ, phát phú quý.
- Nhà thóp hậu: nhà phía trước rộng - sau hẹp thì khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được, nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ thấy tù túng. Những ngôi nhà xây trên mảnh đất này cần để phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp vuông vức ở phía trước; dồn ngóc ngách làm kho, vệ sinh, cầu thang.
Trong khi nhà nở hậu phát phú quý thì nhà thóp hậu thì tiền vào cửa trước, ra cửa sau
Nhà đất khuyết góc
Sống trong nhà khuyết góc một thời gian thì người trong gia đình thường xảy ra những chuyện bất ổn. Những miếng đất khuyết một, hai hoặc ba góc làm mất cân bằng về âm dương trong phong thủy, tác động đến cuộc sống từng thành viên trong gia đình. Ở những góc khuyết, gia chủ nên làm giàn hoa giấy, cây leo để che kín góc khuyết hay đặt chậu cây hoa để hóa giải.
Theo Đông Đông (Fengshui) (Khám phá) Ban công là nơi gần gũi với tự nhiên nhất trong ngôi nhà, có tác dụng rất tốt trong việc chiêu tài, khai tài. Có nhiều hộ gia đình chỉ dùng ban công làm nơi phơi quần áo hoặc đề đồ đạc không dùng tới, thật là phí phạm. Lịch Ngày Tốt bày cho bạn những loại cây tốt bày ở ban công, không những đẹp cảnh quan mà còn rất có lợi cho phong thủy, khai thông tài vận.
Thời gian: tổ chức từ đêm ngày 23 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch.
Địa điểm: Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đối tương suy tôn: nhằm suy tôn Bà Chúa Xứ
Nội dung: Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.
Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà:Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24.Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.
Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu.Ông chánh bái sẽ bước tời bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v...
Lễ Chánh tế: Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng "túc yết"). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng.
Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ,các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...thu hút nhiều du khách.
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.
► Mời các bạn xem Tử vi 2017, Lịch 2017 đã được cập nhật tại Lichngaytot.com |
Ảnh minh họa |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Sửu Mùi là đắc địa của Hóa Kỵ, lại gặp không vong thì chỉ còn sót lại tính cẩn trọng, rất cần thiết để hai đế tinh có thể cộng tác với nhau. Thế nên Âm Dương Sửu Mùi gặp không vong đã tốt, thêm Hóa Kỵ trở thành hoàn mỹ.
Là một kỳ cách rất đáng ghi nhớ vì Nhật Nguyệt lẽ thường rất hiềm Hóa Kỵ và không vong.
Tham khảo xem bói tình duyên 12 con giáp để giúp bạn tìm được một nửa tâm đầu ý hợp. Tuy nhiên, không có gì hoàn hảo cả vì thế quan trọng là bạn hiểu đối phương và cả hai cùng hướng tới mục đích chung trong tương lai. Để thuận vợ thuận chồng, gia đình hài hòa, êm ấm bạn không quên xem bói tình duyên 12 con giáp và bài viết này sẽ giúp bạn xem các tiêu chí lựa chọn bạn đời phù hợp nhất dựa theo tuổi và tháng sinh của mỗi người. Sau đây là hôn nhân hợp duyên của nam và nữ theo tháng sinh của 12 con Giáp. Tháng sinh ở đây là tháng theo Âm lịch.
► Đoán vận mệnh, tài lộc của bạn qua việc tự xem chỉ tay |
|