Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Tính chất cơ bản của 24 hướng nhà trong phong thủy

24 hướng nhà trong phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tính chất của ngôi nhà đó. Tìm hiểu các hướng nhà trong phong thủy
Tính chất cơ bản của 24 hướng nhà trong phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng nhà trong phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tính chất của ngôi nhà đó.


Tinh chat co ban cua 24 huong nha hinh anh
 

Xác định 24 hướng nhà trong phong thuỷ


Thông thường, người ta xác định tâm nhà rồi đặt la bàn vào vị trí đó để biết chính xác hướng nhà. 24 hướng nhà trong phong thủy mang 24 ý nghĩa khác nhau. 
 
Hướng Ngũ hành Tính chất
Nhâm Thủy Quyền thế, phú quý, con cái xuất ngoại thành đạt.
Hỏa Không bỏ lỡ các dịp tốt trong đời, vì có đầu óc xét đoán đúng thời cơ.
Quý Mộc Nếu kinh doanh thương mại dễ thành đạt, con gái có sắc đẹp hơn người
Sửu Thổ Người có tâm đạo, thích tín ngưỡng, công việc làm ít trở ngại.
Cấn Mộc Hướng này thích hợp với ngành buôn bán (nhưng nhà vệ sinh không được đặt theo hướng cửa chính, sẽ sinh ra nhiều bất lợi cho chủ nhà).
Dần Hỏa Đây là hướng khó sử dụng, nếu phải phá thế đất này, chủ nhà phải xây dựng huyền quan chệch về 37,6o đến 52,5o theo hướng Cấn mới phù hợp.
Giáp Mộc Là hướng gặp nhiều bệnh tật, nhưng nếu tim nhà ngay huyệt địa long lại dễ phát tài. Tuy nhiên rất khó tìm được căn nhà có huyệt địa long. 
Mão Kim Hướng thành công và phồn thịnh, vận khí phát triển mạnh, mọi công việc tốt đẹp theo ý muốn. Con cháu về sau thành đạt trong xã hội.
Ất Hỏa Sẽ tiến thân bằng con đường khoa học kỹ thuật, nghệ thuật.
Thìn Hỏa Có làm mới có ăn, có địa long hỗ trợ dễ thành đạt, không nên dùng tiền bạc phí phạm.
Tốn Hỏa Thành đạt về văn học, nghệ thuật, nhưng tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tỵ Hỏa Hướng này có nghĩa là bếp của vua, nên ai ở sẽ có tay nghề làm bếp giỏi, ngoài xã hội chủ về mở quán ăn uống, nếu ngôi nhà kết huyệt địa long càng thu được tài chính và lợi lộc.
Bính Hỏa  Hướng chứa nhiều linh khí, nên quyền quý, đương thời sẽ là người có quyền hành, hay một chính khách.
Ngọ Kim Khu đất nhiều biến động, thường gặp ba chìm bảy nổi, lúc thăng lúc trầm, gia đình sum họp rồi phân ly.
Đinh Kim Được nhiều người ngưỡng mộ, tuổi thọ cao, được mọi người kính phục, ra quan trường có tiền hô hậu ủng.
Mùi Thổ

Hướng này tài hoặc lộc dồi dào, nhưng danh tiếng lại không bằng ai.

Khôn Kim Hướng làm việc gì cũng không an toàn, nhưng nhờ thế đất có địa long trấn giữ, lực của nó giúp chủ nhà trở thành nhân vật có tiếng nói trong xã hội.
Thân Thủy Phải có địa khí kết hợp, hướng Thân mới biến thành viên ngọc quý, thông thường trong 24 phương vị, hướng Thân là yếu nhất, khó tiến thân.
Canh Thổ Trong nhà ai cũng sáng suốt minh mẫn, có vận khí tốt, thường đem đến những kết quả tài lộc tốt đẹp.
Dậu Hỏa  Chủ yếu là nhà tập thể, cơ quan công quyền, nơi thờ tự, đền chùa, nhà thờ. Người ở hướng này có số tu hành nhiều hơn là tham gia thương mại hay quan trường.
Tân Hỏa Nơi sản sinh những trí thức trong xã hội, tuy nhiên chỉ hữu danh vô thực, vì không có tham vọng giàu sang phú quý.
Tuất Thổ Tiền bạc nhiều nhờ bất động sản, thuyết xưa là hướng mộ kho, nên tích lũy được nhiều của cải.
Càn Kim  Được hưởng sự sảng khoái, nhưng cũng dễ cô độc, mọi sự đều chung chung.
Hợi Mộc Hướng “thiên tử” chi phối cả 24 hướng, là hướng mạnh nhất, khi trưởng thành ắt sẽ là người nắm sự điều phối, còn bao hàm các ý nghĩa về phúc đức, tài lộc; được trên thương dưới kính.
  Đây là ý nghĩa cơ bản nhất của hướng nhà trong phong thủy. Tuy nhiên, muốn định cát hung của một ngôi nhà còn cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác. Kết hợp lý thuyết cơ bản trên cùng với thực tiễn mới xác định chính xác về tính chất của ngôi nhà.  
► Mời các bạn tiếp tục xem hướng nhà theo tuổi để không phạm phải đại kị

Theo Thiên Việt

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tính chất cơ bản của 24 hướng nhà trong phong thủy

Tính cách người nói nhanh

Trong một chừng mực nhất định, tốc độ nói biểu hiện cho những nét tính cách của người nói. Nóng tính được coi là đặc điểm chung nhất của những người nói nhanh.
Tính cách người nói nhanh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngoài ra, hầu hết những người đó còn mang những đặc điểm về tâm lý và tính cách sau:

Nói nhanh là một “thủ thuật” để đạt được chiến thắng trong giao tiếp

Thích nói và tranh luận: Đây cũng là một “thủ thuật” để đạt được chiến thắng trong giao tiếp. Mục đích của việc tăng tốc độ đó là làm cho đối phương không có nhiều thời gian để suy xét và dễ dàng bị cuốn theo tư duy của người nói một cách không tự giác.

Muốn khỏa lấp điều gì đó: Có thể người nói có điều gì đó muốn che giấu nên phải dùng cách nói nhanh để giảm nhẹ áp lực tâm lý. Đôi khi, nó cũng thể hiện rằng người nói tự nhận thấy bản thân có những yếu điểm nào đó chưa khắc phục được nên phải nói nhanh, nói lướt nhằm khiến đối phương không đủ thời gian để suy tính và vạch ra điểm yếu của mình.

Che giấu sự nói dối: Mục đích của sự tăng tốc này là nhằm khiến người nghe không kịp nảy ra ý nghĩ rằng họ đang nghe những lời nói dối.

(Theo Nhân học)

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tính cách người nói nhanh

SAO HÓA QUYỀN TRONG TỬ VI

hóa quyền (Thủy) 1. Ý nghĩa cơ thể: Hóa Quyền chỉ hai gò má. Hóa Quyền gặp Kình hay Hình thì gò má có sẹo. Nế...
SAO HÓA QUYỀN TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


hóa quyền (Thủy)


1. Ý nghĩa cơ thể: Hóa Quyền chỉ hai gò má. Hóa Quyền gặp Kình hay Hình thì gò má có sẹo. Nếu gặp Cự hay Kỵ thì má đen, có tàn nhang. Đắc địa ở Tứ Mộ, gò má cao, nổi lên rõ rệt.

2. Ý nghĩa tính tình:             - sự tự đắc             - sự kiêu căng, phách lối, tự phụ, khinh người             - sự tham quyền, ham thích quyền hành, thích chỉ huy người khác, hay lấn lướt người khác, đặc biệt là người dưới.             - phái nữ thì hay hiếp chồng, lấn lướt chồng (như Tướng Quân hay Thiên Tướng thủ mệnh). Ngoài ra, còn  có nghĩa nhờ thế lực của chồng mà có danh quyền, lợi dụng quyền hành của chồng để tạo thế lực cho mình.
Như vậy, Hóa Quyền thích hợp với phái nam nhiều hơn phái nữ.

3. Ý nghĩa công danh:             - có oai phong, được nhiều người kính nể, sợ sệt, phục tùng             - có quan chức lớn, có uy quyền hiển hách, được thượng cấp tính nhiệm, trọng vọng. Cho dù không làm quan, người có Hóa Quyền thủ Mệnh cũng c ó thế lực thực tế, được kiêng nể vì uy tín, vì nhân đức, vì khoa bảng, vì tiền bạc, vì tài năng ...

4. Ý nghĩa phúc thọ: Hóa Quyền là sao trung lập về mặt cứu giải, tức là:             - nếu gặp nhiều sao giải thì qua khỏi tai họa, bệnh tật một cách bất ngờ             - nếu gặp nhiều sao hung thì tác họa rất nguy kịch

5. vị trí của hóa quyền:             - đắc địa ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Tại đây, Quyền sáng lạng, biểu dương cho thực quyền, đa quyền hay có uy tín thật sự, được nhiều người nể trọng, biết tiếng, phục tùng.             - hãm địa ở Tý, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi. Tại đây, người ít quyền, hư quyền hoặc có quyền nhưng ở trong bóng tối, hoặc có thể có quyền tước hàm hay quyền tước sau khi chết (truy tặng)


6. Ý nghĩa của hóa quyền và một số sao khác:
a. Những cách tốt: Quyền, Khoa, Lộc: người vừa có danh quyền, có văn hóa, vừa có tài lộc.
Quyền, Tử, Phủ: có uy quyền, quan chức lớn, có uy tín, hậu thuẫn lớn
Quyền, Cự, Vũ: có nhiều quyền hành, công danh hiển đạt
Quyền, Khốc: có uy danh lừng lẫy. Nếu Mệnh ở Tý Ngọ thì càng sáng lạng, phú quý lâu dài, danh lưu hậu thế.
b. Những cách xấu: Nói chung, Hóa Quyền rất kỵ sát tinh hãm địa Quyền, Không, Kiếp : có uy quyền nhưng không bền; bị lụy, bị hại vì quyền hành; dùng quyền hành làm việc ác; hay sử dụng bạo quyền.
-  Quyền, Tuần Triệt: công danh trắc trở, thành ít bại nhiều; chỉ có hư danh, hư quyền; bị cách chức, giáng chức
Quyền, Hỏa, Sát, Khốc, Hư: hay bắt nạt người khác, bị người dưới khinh ghét.

7. Ý nghĩa của hóa quyền  ở các cung: Hóa Quyền hợp vị nhất ở cung Mệnh, Quan, Thân. Tại đó, Quyền có nghĩa như mình có quyền binh, chính thức, tự mình tạo được thế lực, hậu thuẫn.
a. ở Di:             - hay lui tới chỗ quyền quý             - có thế lực lớn trong xã hội, được trọng đãi, tín dụng             - sinh phùng thời
b. ở Nô:             - bạn bè có quyền hành, nhờ bạn bè làm nên             - có vợ nhỏ, tình nhân lấn quyền vợ cả
c. ở Phu Thê:             - sợ vợ             - vợ hay lấn át quyền chồng, lợi dụng danh quyền chồng             - chồng là người có quyền chức lớn, nể chồng
d. ở Hạn:             - được trọng dụng, được giao phó trách nhiệm quan trọng             - được thăng chức hay thăng cấp             - nếu đi với hung sát tinh hãm địa, Hóa Quyền phối hợp tác họa mạnh mẽ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO HÓA QUYỀN TRONG TỬ VI

Luân hồi chuyển kiếp: Chết chưa phải là hết

Nhà Phật dạy rằng luật nhân quả không từ một ai, tạo nghiệp thì sẽ phải trả nghiệp luân hồi chuyển kiếp cứ thế theo đó luật nhân quả chết chưa phải là hết
Luân hồi chuyển kiếp: Chết chưa phải là hết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhà Phật dạy rằng luật nhân quả không từ một ai, tạo nghiệp thì sẽ phải trả nghiệp luân hồi chuyển kiếp cứ thế không thôi. Người tự sát trước đó có thể cứ nghĩ rằng chết là hết, sẽ giải thoát được cho bản thân, nhưng sự thật thì họ là đang tạo thành nghiệp tội vô tận cho chính bản thân mình, muôn đời muôn kiếp cũng trả không hết.

Tôi biết có một người bạn học của chị họ. Anh ấy vốn dĩ học hành rất xuất sắc, sau khi tốt nghiệp đại học đã được tuyển vào làm việc ở một ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập khá là cao. Tuy nhiên vì thất tình, lãnh đạo lại hay làm khó dễ, vậy nên anh nhất thời dại dột, đã uống thuốc ngủ tự sát. Vì là con trai độc nhất, cha mẹ của anh ta sau cái chết của con mình vô cùng đau khổ và trở nên trầm cảm, không thiết sống nữa.

Chị họ tôi nghĩ đến tôi trước giờ không ngừng tinh tấn tu học Phật Pháp, nghĩ chắc sẽ có biện pháp hay để khuyên bảo họ. Nhận lời mời của chị họ, tôi đã đến nhà cha mẹ của người bạn học này cùng trò chuyện chia sẻ vài lần. Cuối cùng họ cũng đã nghĩ thông suốt, bây giờ đã có thể đi làm, sinh sống bình thường, và điều đáng mừng là họ còn thường xuyên chia sẻ cảm nghĩ trong việc tu luyện Phật Pháp của mình với tôi.

Xã hội ngày nay, quả thật là giống như hiện trạng mạt Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như các tôn giáo khác đã giảng nói, con người vô cùng dính mắc vào đời sống vật chất, thêm vào đó là những độc hại của vô thần luận, cái gì cũng không tin. Chính ngay tại một số ít người tin vào Thần, nhưng cũng không phải thật sự tin tưởng, họ coi việc bái lạy Thần Phật như là một loại giao dịch, bái lạy Thần Phật là để muốn phát tài, sinh con đẻ cái, trừ bệnh tiêu nạn … Thử hỏi có mấy ai là chân tín chân tu đây?

Bước ra khỏi ngưỡng cửa miếu đường, liền nghĩ gì là làm nấy, không tuân thủ giới luật, coi việc đấu đá tranh giành thành sự nghiệp, tư tưởng mê loạn mà còn kiêu căng, thân tâm mệt mỏi chịu khôn thấu. Nhất là những đứa con một, hằng ngày được cha mẹ thương yêu chiều chuộng hết mực, vốn không hiểu được hiếu đạo và biết ơn là gì, khả năng chịu đựng cũng rất yếu kém, hễ có chút gì không vừa ý, động một chút là xích mích với cha mẹ, bỏ nhà ra đi. Điều nghiêm trọng nhất chính là tự sát, khiến cha mẹ vô cùng thống khổ, xã hội ảnh hưởng ít nhiều. Thật ra, cuối cùng chính là tạo thành nghiệp tội vô tận cho chính bản thân mình, muôn đời muôn kiếp cũng trả không hết. Dưới đây chính là vài câu chuyện có liên quan:

Câu chuyện thứ nhất: Trả hết nợ rồi hãy đi

Có một hòa thượng đã cứu sống một người tự sát. Người đó từ từ tỉnh lại, nói với vị hòa thượng rằng: “Cảm tạ đại sư, nhưng ngài không cần thiết phải tốn hơi sức để cứu tôi làm gì, tôi đã hạ quyết tâm là sẽ không sống tiếp nữa. Hôm nay không chết, ngày mai tôi cũng lại tự kết liễu đời mình thôi”. Hòa thượng thở dài một hồi, nói: “Tôi thật sự là không thể nào ngăn cản cậu được, nhưng tôi muốn hỏi thử, những gì cậu nợ đã trả hết hay chưa?”

Người kia cảm thấy rất kinh ngạc, hỏi: “Nhà tôi tuy gia cảnh không lấy làm khá giả, nhưng vẫn ấm no không thiếu thốn, hơn nữa trước giờ chưa từng thiếu nợ ai cả”.

Vị hòa thượng chậm rãi nói: “Hình hài của cậu là mượn từ ba mẹ, vậy cậu đã mắc nợ ba mẹ cậu; hết thảy mọi thứ cậu ăn, cậu mặc, đều là vay mượn từ thiên nhiên, vậy cậu đã mắc nợ đối với thiên hạ; tri thức cũng như trí huệ của cậu là được vay mượn từ thầy, vậy đã mắc nợ người thầy của cậu. Những món nợ mà con người ta thiếu giống như loại này ngay tại kiếp này đây quả thật là quá nhiều, cậu đều đã trả hết chưa?”.

Người kia nghe xong, giật mình hoảng hốt nói: “Nếu nói như vậy, tôi quả thật đã mắc nợ rồi, nhưng tôi không biết phải trả như thế nào?”. Hòa thượng mỉm cười nói: “Đây nào có khó gì? Chỉ hai chữ thôi đã là đủ rồi”.

Người đó ngẩn ra, nhanh miệng nói: “Cúi xin đại sư chỉ điểm”. Hòa thượng lại mỉm cười, nói: “Hai chữ ‘trân quý’ mà thôi”.

Người đó suy nghĩ một hồi, bái lạy vị hòa thường, rồi quay mình ra khỏi cửa chùa, tinh thần phấn khởi mà đi.

Câu chuyện thứ hai: Sau khi tự sát sẽ phải đọa xuống địa ngục

Vào Tháng 5, năm thứ 7 Khang Hy, Trương Đại, người Trấn Giang, Dương Châu bị bệnh nặng và qua đời, sau đó gặp được Diêm Vương. Diêm Vương nói: “Bắt nhầm người rồi! Nếu ông đã đến đây rồi, nhân tiện phiền ông giúp ta gửi một bức thư đến dương gian vậy”.

Thế là, ông được quỷ tốt dẫn đến tham quan một thành phố, trên tấm biển treo ở cửa thành có viết hai chữ “chết oan”. Ông nhìn thấy rất nhiều hồn ma, kéo theo cái lưỡi dài hơn một tấc, tự nhận là quỷ chết treo. Mỗi ngày đến một thời điểm nhất định, quỷ chết treo cần phải nếm trải cái khổ bị treo cổ lần nữa.

Sau đó, Trương Đại lại nhìn thấy rất nhiều hồn ma khác, thân thể sưng phù, áo quần ướt sũng, tự xưng là quỷ nhảy sông tự vẫn. Còn một số hồn ma, kẻ thì không đầu, kẻ thì đứt họng, kẻ thì thất khiếu chảy máu, tự nhận là những người đời trước tự sát, uống thuốc độc mà chết. Họ mỗi ngày vào giờ quy định phải dựa theo cách chết đời trước mà biểu diễn lại một lần, thật là thống khổ vạn phần.

Những hồn ma đó muôn lời như một, nói: “Chúng tôi lúc còn sống đều cho rằng hễ chết là hết, thật không ngờ rằng sau khi chết, thân lại thống khổ đến thế này, thật sự có hối cũng không kịp nữa rồi”.

Trương Đại hỏi: “Những hồn ma đó đến khi nào mới có thể được đầu thai làm người đây?”.

Quỷ tốt nói: “Không thể nữa rồi. Nói chung hồn ma người tự sát được chuyển sinh làm người trước điện Diêm La Vương là vô cùng ít ỏi. Thân người khó được, vậy mà không biết trân quý lại còn tìm đến cái chết. Những người này, tại âm gian đã cô phụ tấm lòng của Diêm Vương vì ông lúc nào cũng khích lệ họ làm người tốt tại nhân gian; rồi khi sống trên thế gian lại cô phụ công dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Huống hồ một người tự sát, sau đó sẽ khiến người nhà trên dương thế đau khổ, thật là hại người không nhẹ. Do đó, Diêm Vương ghét nhất là loại người này, phán họ vào đường súc sinh, không được chuyển sinh làm người…”

Xem xong cảnh này, ông trở về báo lại với Diêm Vương, Diêm Vương nói: “Khi ông về đến nhân gian, hãy đem những lời này mà nói rõ với người đời”.

Sau đó Diêm Vương lớn tiếng vỗ mạnh vào bàn, Trương Đại mới giật mình tỉnh dậy.

Câu chuyện thứ ba: Người tự sát dễ chiêu mời quỷ chết oan đến làm người thay thế

Tại nông trang nọ có có một đôi vợ chồng tá điền họ Triệu, hai vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận.

Một ngày kia, người vợ nghe nói ông chồng có tình nhân bên ngoài, cũng không biết là thật hay giả.

Bà vợ tính khí vốn điềm đạm dịu dàng, nên cũng không làm ầm ĩ như người ta, chỉ nói đùa với chồng rằng: “Nếu như chàng không yêu thiếp, mà lại đi yêu con hồ ly tinh kia, vậy thì thiếp sẽ treo cổ tự sát cho chàng xem”.

Ngày hôm sau, trong khi người vợ đang ở ngoài đồng ruộng, gặp được một thầy đồng, ông thầy đồng này có cặp mắt âm dương, có thể nhìn thấy ma quỷ ở cõi âm bên kia, nhìn thấy bà, ông kinh hãi la lên: “Sau lưng bà, sao lại có một con quỷ chết treo bám theo vậy!”

Lúc này bà mới biết rằng, ngay cả những lời nói đùa trong lúc nói chuyện, thì ma quỷ cũng đều nghe thấy được.

Phàm là những ai tự sát, nhất định phải tìm được người thay thế mới có thể được đầu thai chuyển sinh, cũng không biết được vì sao cõi âm gian lại quy định như vậy. Có thể là vì chán ghét những người tự sát kia, vậy nên không để họ có được sinh mệnh mới một cách mau chóng. Cũng là để cho con người thế gian sau khi biết được, thì không còn dám tùy tiện tự sát nữa.

Câu chuyện thứ tư: Nhà họ Nhiếp

Còn có một câu chuyện, nói về một người họ Nhiếp, đi vào núi sâu để tảo mộ, trên đường về nhà, vì là mùa đông đêm dài ngày ngắn, chẳng mấy chốc thì trời đã tối, ông sợ trong núi có cọp beo theo sau, liền chạy thục mạng xuống núi. Sau đó, nhìn thấy ở lưng chừng núi có một ngôi miếu hoang, ông vội vàng chạy vào trong miếu, lúc này trời cũng đã hoàn toàn tối hẳn rồi, thế là liền ở tạm nơi này một đêm.

Bỗng nghe thấy góc tường có tiếng người nói: “Đây không phải là nơi dành người ở, ông hãy mau chóng rời khỏi đây ngay”. Họ Nhiếp hỏi ông ta cớ sao lại ở nơi tối tăm như vậy thì người kia trả lời: “Tôi là con quỷ chết treo, ở đây vốn để đợi người thay thế”. Họ Nhiếp nghe xong, liền rợn cả tóc gáy, vô cùng sợ hãi.

Sau đó liền nói: “Nếu như bây giờ ra ngoài chẳng may bị cọp beo ăn thịt thì sao, thà rằng bị quỷ hại chết, vậy tôi ở cùng với ông vậy”. Hồn ma nói: “Không đi cũng được, nhưng mà âm dương vốn dĩ không chung đường lối, ông không chịu được sự xâm nhiễu của âm khí, tôi cũng không chịu được dương khí, cả hai đều sẽ không được an định; vậy chúng ta mỗi người ở một góc, không đến gần nhau là được rồi”.

Sau đó, họ Nhiếp hỏi hồn ma rằng tại sao cần phải tìm người thay thế. Hồn ma nói: “Ông trời có đức hiếu sinh, vốn không mong muốn con người tự sát. Tựa như trung thần chết vì đất nước, liệt nữ chết vì chồng, tuy đều là tự sát, nhưng không cần phải tìm người thế thân. Còn những người bị hoàn cảnh bức bách đến đường cùng, đã không còn đường để sống nữa, ông trời cũng sẽ niệm tình họ rơi vào cảnh bất đắc dĩ, thế là dựa vào những việc thiện ác của họ làm lúc còn sống mà để họ đi đầu thai, cũng không cần tìm người thay thế.

Nếu vẫn còn có một con đường sống, hoặc vì chút chuyện bất bình liền chịu không nổi, hoặc muốn mượn điều này để liên lụy người khác, liền khinh suất mà tìm đến cái chết, đây chính là làm trái với tấm lòng sinh dưỡng vạn vật của đất trời, vậy nên sẽ bị trừng phạt, đợi đến khi tìm được người thay thế mới thôi. Thời gian bị giam cầm trong nơi u tối thường thường phải trên cả trăm năm hoặc nghìn năm vẫn còn chưa kết thúc”.

Họ Nhiếp hỏi: “Không phải có chuyện dẫn dụ người khác làm thế thân hay sao?”. Hồn ma đáp: “Loại việc như vậy, tôi thật sự không nhẫn tâm để làm! Phàm là những ai chết treo, nếu như là vì để bảo toàn tiết nghĩa mà chết, linh hồn sẽ từ đỉnh đầu thăng lên trên, quá trình tử vong đặc biệt mau chóng. Nếu như là vì phẫn nộ, đố kỵ mà chết, thì linh hồn sẽ từ con tim trở xuống mà đi ra ngoài, quá trình tử vong sẽ tương đối chậm chạp. Ngay tại thời khắc còn chưa tắt thở, hết thảy huyết mạch sẽ chảy ngược trở lại, da thịt như muốn nứt ra, đau như dao cắt, lồng ngực dạ dày tựa như bị ngọn lửa thiêu đốt, khó chịu cùng cực. Trải qua mười mấy khắc, linh hồn mới thoát ra khỏi nhục thể. Nghĩ đến cái khổ này, mỗi khi tôi nhìn thấy có người treo cổ, thì sẽ lập tức ngăn cản, sao lại nỡ lòng dẫn dụ người ta làm thế thân cơ chứ?”

Họ Nhiếp nói với ông ta: “Ông có được thiện niệm như vậy, nhất định sẽ được sinh lên cõi trời vậy”. Hồn ma nói: “Cái này tôi thật không dám mơ xa, chỉ nguyện một lòng niệm Phật để sám hối nghiệp tội khi xưa là tốt lắm rồi!”

Không lâu sau thì trời đã sáng, hỏi nữa thì cũng không nghe thấy tiếng trả lời, nhìn kĩ một cái, hồn ma đã không thấy đâu nữa. Về sau, họ Nhiếp mỗi lần lên mộ bái tế, cũng đều sẽ mang theo một phần cúng phẩm và tiền giấy để tế bái hồn ma kia, những lúc như vậy sẽ luôn có những cơn gió xoáy nhè nhẹ quanh quẩn hai bên. Một năm sau đó, không còn thấy gió xoáy đâu nữa. Lòng nghĩ, chắc thiện niệm đã giúp ông thoát khỏi đường quỷ rồi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luân hồi chuyển kiếp: Chết chưa phải là hết

Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại –

Những chòm sao nào 'bị nghiện' điện thoại? đó là những chòm sao nào? Một khi đã nghiện điện thoại thì những chòm sao coi đó “chú dế” xinh xắn là vật bất ly thân, thiếu nó họ sẽ khó ăn khó ngủ và vô cùng lo lắng. Củ thể như thế nào thì chúng ta cùng đ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những chòm sao nào ‘bị nghiện’ điện thoại? đó là những chòm sao nào? Một khi đã nghiện điện thoại thì những chòm sao coi đó “chú dế” xinh xắn là vật bất ly thân, thiếu nó họ sẽ khó ăn khó ngủ và vô cùng lo lắng. Củ thể như thế nào thì chúng ta cùng đọc bài viết sau nhé!

Nội dung

  • 1 Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại
    • 1.1 Quán quân: Song Tử
    • 1.2 Á quân: Nhân Mã
    • 1.3 Số 3: Xử Nữ
    • 1.4 Số 4: Song Ngư
    • 1.5 Số 5: Bò Cạp
    • 1.6 Số 6: Bảo Bình

Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại

Quán quân: Song Tử

song-tu-4172-1395846330

Song Tử có những người bạn cứ gọi là “hợp cạ” vô đối. Gặp nhau “tám” chuyện cả ngày cũng không hết, giải tán rồi lại “buôn dưa lê” trên điện thoại không ngừng nghỉ. Thử hỏi, nếu một ngày “cai” điện thoại, Song Tử sẽ buồn biết chừng nào! Hơn thế, bạn bè của bạn sẽ trách móc hoặc lo lắng vì thấy bạn không giống như mọi khi.

Ngoài ra, điện thoại của bạn không có bí mật to tát nào. Nếu ai đó muốn tìm hiểu thì cũng vô ích, bởi phần lớn tin nhắn và các cuộc gọi lưu lại đều là của bạn bè Song Tử mà thôi.

Á quân: Nhân Mã

nhan-ma-7325-1395846331

Vốn hay suy tư, triết lý và có trí tưởng tượng phong phú, Nhân Mã chúa sợ sự cô đơn, sợ một mình nhỏ bé bị lạc lõng trong cả vũ trụ bao la. Nhu cầu kết bạn của Nhân Mã lúc nào cũng khá cấp bách, bởi nếu không có ai trò chuyện cùng, bạn sẽ tưởng tượng ra hàng loạt những điều đáng sợ, điển hình nhất là nỗi cô đơn, sợ hãi.

Bạn sẵn sàng trả lời điện thoại của bạn bè một cách vô tư ngay cả khi đang đi giữa chỗ đông người. Thậm chí, bạn có thể cười lớn tiếng để chia sẻ niềm vui với bạn bè mà không mảy may để ý đến người xung quanh nghĩ gì về mình. Đó cũng chính là cách giúp bạn vơi đi phần nào những nỗi lo lắng, chuyện buồn mà bạn phải trải qua.

Số 3: Xử Nữ

xu-nu-8094-1395846331

Nguyên nhân Xử Nữ không thể rời xa chiếc điện thoại không phải là do bạn bè hay người yêu mà đơn giản chỉ vì công việc. Bạn luôn muốn có được sự thành công lớn lao trong sự nghiệp của mình, chiếc điện thoại là công cụ hữu dụng để bạn duy trì các mối quan hệ xã giao cũng như để giải quyết công việc từ xa.

“Chú dế” bé nhỏ của Xử Nữ lúc nào cũng chứa đầy ắp tài liệu phục vụ cho công việc, nó đã trở thành “đối tác” quan trọng của bạn. Nếu thiếu vắng nó, bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin trong công việc.

Số 4: Song Ngư

song-ngu-5021-1395846332

Những lúc bình thường, chiếc điện thoại đã kè kè bên bạn chứ chưa nói tới khi bạn có người yêu. Nó như sợi dây kết nối tình cảm, xóa nhòa khoảng cách giữa hai người, để bạn có cảm giác lúc nào cũng nghe được nhịp đập trái tim của đối phương.

Bạn rất thích được người ấy quan tâm mọi lúc mọi nơi, không coi đó là sự ràng buộc hay thiếu tự do. Dù chỉ là tin nhắn chúc ngủ ngon hoặc chào buổi sáng cũng đã khiến Song Ngư hạnh phúc và tràn đầy năng lượng để lao vào làm việc rồi.

Số 5: Bò Cạp

bo-cap-1881-1395846333

Khá giống với Song Ngư, lý do Bò Cạp không thể “cai” điện thoại là vì tình yêu. Không những mong muốn đối phương quan tâm tới mình, bạn còn muốn biết mọi “hành tung” của người ấy như: đang ở đâu, làm gì, ở cùng với ai, làm điều gì có lỗi với bạn không…

Bò Cạp có tính đa nghi bẩm sinh, nên lúc nào cũng muốn biết chi tiết mọi sự việc. Một khi đối phương đã hiểu rõ tính cách này của bạn, họ sẽ càng thêm yêu chứ không hề tức giận, bởi quá yêu nên Bò Cạp mới vậy đó.

Số 6: Bảo Bình

bao-binh-6704-1395846333

Với Bảo Bình, chiếc điện thoại được coi như không gian riêng vô cùng bảo mật. Vì trong nó có chứa nhiều thông tin tình cảm sướt mướt như tin nhắn yêu thương, những dòng cảm xúc bất tận…Bảo Bình chúa ghét những ai “xâm phậm trái phép” chiếc điện thoại để tìm hiểu bí mật đời tư của mình, nên lúc nào cũng kè kè bên điện thoại như hình với bóng, có như vậy bạn mới yên tâm.

Bạn luôn theo đuổi và tôn trọng sự tự do, dù là người yêu nhưng bạn cũng không muốn để người ấy biết tuốt mọi bí mật của mình. Đây cũng là điểm thu hút sự tò mò của đối phương.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top những chòm sao ‘bị nghiện’ điện thoại –

Phân biệt đền thờ, miếu mạo, đền phủ thờ ai?

Vào ngày đầu năm, mọi người thường hay đi lễ chùa cầu an. Đình, đền, chùa, miếu mạo ...là những địa điểm thờ cúng trong đời sống tâm linh của người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này thờ ai.
Phân biệt đền thờ, miếu mạo, đền phủ thờ ai?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!

Vào ngày đầu năm, người Việt thường có phong tục đi lễ chùa cầu an. Đình, đền, chùa, miếu mạo ...là những địa điểm thờ cúng trong đời sống tâm linh của người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này thờ ai. Lịch vạn niên 365 xin đưa ra một số thông tin cơ bản để mọi người có thể có kiến thức cơ bản để khi đi lễ cầu an có thể phân biệt và biết về vị Phật, Thánh nhân mình đang cầu lễ và có ứng xử tương ứng thể hiện qua văn khấn để nhận được công đức viên mãn.

Đền?

Đền: Kiếp Bạc

Là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.

Nếu tụng Kinh là nghi lễ quan trọng khi lễ chùa thì hiện nay Hầu Đồng và hát chầu Văn là các nghi lễ chính trong nghi lễ cúng đền, phủ (tuy nhiên nghi lễ này chỉ do những Thanh Đồng (tức những người có căn quả hợp để hầu Thánh và Mẫu). Theo tín ngưỡng thờ Mẫu thì Hầu Đồng chính là nghi lễ mà các Thanh Đồng được Thánh giáng đồng (nhập xác) thông qua các giá hầu để ban phát phúc, lộc cho mọi người)

Bái trí trong đền thì thông thường ban ngoài cùng sẽ là ban tứ phủ công đồng (có Ngọc Hoàng bệ hạ, Nam Tào, Bắc Đẩu và các quan trong tứ phủ, tam tòa trong đạo thơ Mẫu và thờ Thánh là tín ngưỡi bản địa của Việt Nam) trong hậu điện mới thờ vị thánh, thần ngự tại đền. Người đến cúng đền nên tìm hiểu về danh tính, sắc phong, công đức và tiểu sử của vị thần, thánh ngự trong đền để kêu đúng danh tính của các ngài khi cúng lễ.

Theo tín ngưỡng dân gian, sắp lễ tại đền thì có thể cúng hoa quả, bánh trái, chè thuốc, trầu cau, nhang đèn (nến) và lễ mặn (chủ yếu cúng lễ mặn như rượu, xôi và thịt tại ban công đồng), sắp lễ tùy tâm không kể ít nhiều nhưng phải thành kính và sạch sẽ, đồ cúng tươi ngon (hoa tươi, quả tốt).

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc. Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Miếu? 

Là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường ở xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và là nơi thờ các vị thánh thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam bộ gọi là Miễu.

Miếu và đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các vị thần như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu…

Bài trí điện thờ trong Miếu đơn giản hơn trong đền, cũng có thể có 2 cung nhưng chủ yêu là 1 cung thờ, nếu kết hợp thờ Phật thì có ban Phật phía trước. Sắp lễ cúng Miếu cũng tương tự như cúng đền, riêng ban Phật chỉ cúng chay.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Chùa?

Là công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng của đạo Phật, đây là thờ Phật đồng thời là nơi ở sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng ni. Đây là nơi những tín đồ đạo Phật lui tới để nghe thuyết giảng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Việt Nam có một số chùa lớn như chùa Bái Đính, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương…Khi du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Bắc thì nhiều chùa còn xây dựng cả điện thờ Mẫu bên cạnh hoặc phía sau (đạo thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam)

Chùa Bái Đính

*Bài trí trong chùa

Chủ yếu có 3 ban thờ, chính giữa là ban Thượng Trụ Tam Bảo (ban Phật). Bên tay phải (hướng mặt đối với ban Tam Bảo) thông thường là ban Đức Thánh Ông. Bên tay trái (hướng mặt đối Tam Bảo) là ban Đức Thanh Hiền (một số chùa có thể thay thế bằng các vị thánh tăng khác, vd ở chùa Trấn Quốc thì bên tay trái là Quan Công). Cúng lễ Phật thì tụng kinh và thực hành theo kinh Pháp của Phật, làm nhiều việc thiện để gieo nhân lành là quan trọng nhất, không quá quan trọng lời khấn vì khi “tâm xuất, Phật biết”. Theo giáo lý của đức Phật thì họa hay phúc của mỗi người do chính mình tạo ra theo thuyết nhân quả. Thông qua kinh tạng, đức Phật sẽ giúp mỗi người tinh tấn, chuyên cần tu tập để thật sự thấm nhuần thuyết nhân quả và tự khuyến thiện, tự mình mang phúc đến cho mình và tự diệt họa cho mình  bằng chính hành động, lời nói và việc làm của mình trong cuộc sống hàng ngày.

>>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>

*Đi lễ Phật (hay lễ Thánh, Thần, Mẫu cũng thế)

Đều yêu cầu phải ăn mặc trang nghiêm, nói năng nhẹ nhàng thể hiện sự tôn kính ơn trên. Bất cứ ngôi chùa nào cũng có 3 cửa (tam quan). Khi đi vào chùa khuyên nên đi vào bằng cửa bên phải (phía bên ban đức thánh ông – ý nghĩa là bỏ mọi nghiệp ác và ra khỏi chùa bằng cửa bên tay trái (phải đức Thánh Hiền với ý nghĩa khuyến thiện – sau khi ra chùa làm thêm nhiều việc thiện). Lễ Phật tùy tâm và tùy hỷ, thông thường thì chỉ cúng chay (hoa quả, bánh trái, nhang, nến) chứ không cúng lễ mặn. Tiền công đức nếu có thì nên bỏ vào trong hòm công đức (ở 1 ban tam bảo hoặc đức Ông là được) không nên bỏ tiền lẻ dải ra các ban.

Đình?

Là công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.

Ban đầu, đình là điểm quán để nghỉ của các làng mạc Việt Nam. Đến khoảng giữa thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các đình quán. Sau đó, đến thời Lê sơ, các đình làng bắt đầu là nơi thờ thành hoàng làng và là nơi hội họp của dân chúng.

Đình làng thường được bố trí ở trung tâm làng xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt, đình làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt chung và hồn vía của làng xã. Các ngôi đình nổi tiếng như Đình Bảng, đình Thổ Hà, đình Bát Tràng…

Đình Bảng

Phủ?

Thường là nơi thờ Mẫu - phủ Gầy, phủ Tây Hồ... một số nơi thờ tự (không nhất thiết thờ Mẫu) ở Thanh Hóa cũng gọi đền là phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự Thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ VVII.

Phủ Tây Hồ (Hà Nôi)

Quán?

Một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Tùy theo từng thờ mà có các dạng thức thờ tự khác nhau. Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất chỉ như của một ngôi đền thờ vị thần thánh cụ thể.

Như Bích Câu đạo quán thờ Tú Uyên, rồi đền thờ Từ Thức... Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thần Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng) - Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán... đều ở Hà Tây.

Bích Câu đạo quán

Am?

Hiện được coi là một kiến trúc nhà thờ Phật. Gốc của Am được nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng Làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia. Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu - Hà Tây...) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng - Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) Am còn là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân.

Như vậy, đền, miếu, đình là những công trình kiến trúc xuất phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành hoàng làng…). Ở mỗi đơn vị đình, miếu, đền thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ thần nước, đình làng thờ Thành hoàng là của mỗi địa phương…).

Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát cùng những nhân vật trong hệ phái Phật giáo. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) từ thời nhà Lý nên một số ngôi chùa còn thờ đồng thời cả Phật, Thái thượng Lão quân và Khổng Tử.

Việc thờ Phật ở chùa, thờ thánh thần ở đình, đền, miếu và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có điểm chung đó là đều xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương, những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đó đều là những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

Hương Hải Am (Chùa Thầy)

Như vậy, đền, miếu, đình là những công trình kiến trúc xuất phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành hoàng làng…). Ở mỗi đơn vị đình, miếu, đền thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ thần nước, đình làng thờ Thành hoàng là của mỗi địa phương…).

Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát cùng những nhân vật trong hệ phái Phật giáo. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) từ thời nhà Lý nên một số ngôi chùa còn thờ đồng thời cả Phật, Thái thượng Lão quân và Khổng Tử.

Việc thờ Phật ở chùa, thờ thánh thần ở đình, đền, miếu và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có điểm chung đó là đều xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương, những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đó đều là những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt củng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn rất nhân văn của người Việt.

>> Đã có VẬN HẠN 2016 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phân biệt đền thờ, miếu mạo, đền phủ thờ ai?

Hướng bếp hợp người sinh năm 1966 Bính Ngọ –

Hướng bếp tuổi Bính Ngọ 1966: - Năm sinh dương lịch: 1966 - Năm sinh âm lịch: Bính Ngọ - Quẻ mệnh: Đoài Kim - Ngũ hành: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời) - Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch - Hướng tốt: Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng bếp tuổi Bính Ngọ 1966:

pthuy-bep-5

– Năm sinh dương lịch: 1966

– Năm sinh âm lịch: Bính Ngọ

– Quẻ mệnh: Đoài Kim

– Ngũ hành: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị);

– Hướng xấu: Bắc (Hoạ Hại); Đông (Tuyệt Mệnh); Đông Nam (Lục Sát); Nam (Ngũ Quỷ);


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng bếp hợp người sinh năm 1966 Bính Ngọ –

Huyền thoại linh thiêng Phủ Tây Hồ

Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong Phủ Tây Hồ được người dân tổng Thượng, huyện Phụng Thiên xưa kể lại rằng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ ở thủ đô Hà Nội, giữa bát ngát hương sen và cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, doi đảo nhỏ được người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến khách vãn cảnh cảm thấy âm dương đối đãi, tâm hồn mình thư thái lạ.

Vượt qua cổng Phủ Tây Hồ sừng sững bên cây đa cổ, con đường vào phủ uốn lượn theo mép hồ lơ thơ liễu rủ lại đưa bước chân du khách tới hai cây vối lớn hiếm thấy và một cây si cổ thụ ngay trước cửa Động Sơn Trang, vươn những chùm rễ đại ra mặt nước cho chim chóc đua nhau về làm tổ.

phu tay ho

Cảnh đẹp nên thơ ấy là một trong những lý do khiến Phủ Tây Hồ luôn thu hút khách thập phương đến bằng đường bộ cũng như bằng đò trên hồ Tây. Truyền thuyết về công trình văn hóa tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia này cũng là điều khiến không ít du khách trầm trồ tán thưởng.

Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong Phủ Tây Hồ được người dân tổng Thượng, huyện Phụng Thiên xưa (nay là vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Xuân La, Vạn Dâu) kể lại rằng: Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ nhị Thiên Cung, do đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ đã phải xuống trần gian đầu thai làm Giáng Tiên - con gái thường dân Lê Thái Công ở An Thái - Vân Cát - Vụ Bản - Nam Định vào năm 1557. Lớn lên, có nhan sắc tuyệt trần, lại giỏi thi thơ, song lấy chồng và sinh con - một trai, một gái - thì Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình. Nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân, có hai nữ thần Quế Nương, Thị Nương hậu vệ; lần hai hiển linh để cứu nhân độ thế, trừng phạt kẻ bất lương trêu ghẹo người này, lại gia ơn cho kẻ khác và du ngoạn khắp chốn danh lam, giáng bút đề thơ.

Có truyền thuyết kể rằng chính tại mảnh đất Phủ Tây Hồ ngày nay, Quỳnh Hoa đã tái ngộ xướng họa thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (lần thứ nhất đàm đạo tại xứ Lạng) trong vai cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt, ít ngày sau Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ nước mênh mông. Quỳnh Hoa đã được dân chúng lập phủ thờ, đặt tên là Bà Chúa Liễu Hạnh, được xem là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc.

Bà Chúa Liễu Hạnh theo quan niệm dân gian đã trở thành một mẫu quyền năng vô lượng và phân thân, hóa thân thành các thần linh cai quản muôn mặt của vũ trụ: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản trên trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi rừng, Mẫu Thủy (hay Mẫu Thoải) cai quản trên sông biển, thể hiện sự ngưỡng mộ chân thành, coi trọng vai trò của người mẹ.

Phủ Tây Hồ bao gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); phương đình, tiền tế, hậu cung; Điện Sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu. Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối…Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ).

ba-chua-lieu-hanh

Độc đáo nhất ở Phủ thờ là ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho rừng, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại củ; Mẫu Thoải (thủy) là vị mặc áo trắng, tượng trưng cho nước; Mẫu Địa là vị mặc áo vàng, tượng trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước. Cũng theo quan niệm Tam phủ thì, cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.

Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, nhớ về “áo mây xe gió” của bà chúa Liễu Hạnh. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc, nhất là vào ngày 3 tháng ba và ngày 13 tháng tám âm lịch.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Huyền thoại linh thiêng Phủ Tây Hồ

Tết Thanh Minh đi tảo mộ tổ tiên dòng họ

Vào dịp tết Thanh Minh con cháu thường ra tảo mộ tổ tiên, dòng họ, tảo mộ nghĩa là sửa sang lại mộ phần cha ông, thắp hương tưởng nhớ cội nguồn của minh
Tết Thanh Minh đi tảo mộ tổ tiên dòng họ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tảo mộ và tạ mộ từ trước tới nay thường bị nhiều người nhầm lẫn. Trong dịp tết Thanh Minh, con cháu về quê để sửa sang mộ phần của tổ tiên dòng họ, thắp hương đốt vàng mã tưởng nhớ linh hồn của người đã khuất. Hoạt động này được gọi là tảo mộ.

Còn tạ mộ là vào ngày 30 tết âm lịch con cháu ra mộ phần của tổ tiên, người đã khuất thắp hương để rước vong linh Gia tiên về ăn tết với con cháu thể hiện đạo lý uống nước nhờ nguồn của người Việt.

Tết là một mốc thời gian vô cùng quan trọng, nằm giữa tiết đông chí và tiết xuân phân. Sau một chu kỳ vận hành để tính tuổi muôn loài và giúp con người nhìn lại mình giữa vô vàn những sinh linh vũ trụ khác, trời đất như chậm lại một nhịp trước khi bước vào điểm xuất phát trong dòng thời gian dằng dặc, tưởng chừng vô thủy vô chung.

Cho dù là người thuộc tín ngưỡng tôn giáo nào, giàu hay nghèo, ở nông thôn hay thành thị thì ngày Tết trong mỗi nhà, đều được quét dọn gọn gàng, sạch sẽ và được trang hoàng khác hẳn ngày thường. Tươm tất nhất là trên bàn thờ gia tiên. Mâm ngũ quả, bánh trái, rượu mứt… được bày ngay ngắn, đẹp mắt. Bằng cả tấm lòng thành kính của mình, mỗi gia đình sẽ trọng thể đón rước ông bà về sum họp, ăn Tết. Nhưng trước khi trang hoàng nhà cửa, bày đặt bàn thờ chu đáo như vậy thì mọi nhà đều tổ chức đi tảo mộ. Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân.

Thủ tục “đón” các cụ về cũng thật đơn giản, chủ yếu là cái tình của con cháu. Theo xem ngay thì thời gian tảo mộ rầm rộ nhất là từ 20 đến 25 tháng Chạp cho đến hết năm, tùy theo điều kiện thời gian của mỗi gia đình. Cũng có nơi việc tảo mộ được thực hiện vào dịp đầu năm – vào Tết Thanh Minh hàng năm. Cứ đến ngày Thanh Minh, mọi người đều ra ngoại ô, hoặc thờ cúng tổ tiên, đi tảo mộ, đi chơi xuân, bẻ cành liễu cắm trước cửa nhà. Có người không chỉ đến mộ tổ tiên đốt tiền bạc, mà còn làm mâm cỗ đầy để cúng trước mộ. Tuy là bắt nguồn từ tế lễ tổ tiên, nhưng trong quá trình phát triển lâu dài, Tết Thanh minh cũng xen lẫn cả những nội dung chơi xuân.

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh Minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ. Tục tảo mộ cuối năm, không chỉ là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước mà còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Tuỳ theo phong tục từng nơi, cũng có khi việc tảo mộ diễn ra mang tính chất gia đình nhỏ hoặc đi tảo mộ theo dòng họ. Nếu là tảo mộ theo dòng họ thì thường được làm vào ngày chạp họ, ngày mà anh em trong họ hàng nội tộc gặp mặt cuối năm tại nhà thờ lớn của tổ tiên để cúng lễ, dọn dẹp, sơn phết, trang hoàng…

Thời gian cụ thể do mọi người tự chọn, thống nhất và thường là vào ngày nghỉ để sự có mặt của mọi người thêm đông đúc hơn. Mỗi gia đình cử một người đi đại diện.Trong những ngày này, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.

Người đi tảo mộ lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Xem bói thấy rằng công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ cho được sạch sẽ. Người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.

Mỗi ngôi mộ được sửa sang xong lại đắp một vuông đất mới đặt lên phần trung tâm, sau đó thắp nén nhang và có lời mời người đã khuất về hưởng Tết cùng con cháu. Cũng có khi, người tảo mộ đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này.

Đón ông bà về rồi, từ chiều 30 Tết và vào các ngày từ mùng 1 đến mùng 3, con cháu thường làm mâm cơm chu đáo đặt lên bàn thờ, cúng gia tiên với tất cả tấm lòng thành kính thiêng liêng. Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của chuỗi ngày nghỉ ngơi vui Tết của con cháu hoặc là ngày mùng 3, mùng 4 Tết. Mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ.

Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, các bậc tổ tiên đã khuất và cũng để kết nối tình yêu thương, đoàn kết giữa những người hiện tại với người muôn năm cũ, giữa những người đang sống với nhau.

11 điều cần chú ý khi tảo mộ

1. Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.

2. Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

3. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính.

4. Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại cần phải chú ý.

5. Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ hành kinh. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ. Đó là tập tục nhưng cũng có cơ sở khoa học vì thường ngoài mộ khí lạnh rất nhiều, ảnh hưởng không tốt tới mẹ và bé.

6. Những bạn có khí trường yếu, tốt nhất là về nhà bước qua chậu lửa hoặc rắc nước lá bưởi để xóa bỏ năng lượng xấu. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta rất hay thấy có người đi tảo mộ về bị sốt hoặc cảm thấy không khỏe, cũng có thể dùng cách này để tránh.

7. Bởi vì tảo mộ cũng thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ. Thường cần có sự trang nghiêm, chân thành và tưởng nhớ tổ tiên một cách bình lặng nhất.

8. Khi tảo mộ, cần chú ý sửa sang bốn phía của ngôi mộ. Thứ nhất là để tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất, thứ hai là để xem xét tình hình của mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước (nước có thể vào bên trong hoặc vũng nước rất sát mộ) sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.

9. Tiết Thanh Minh có một số cấm kỵ phong thủy thường gặp cần phải đặc biệt tuân thủ. Tiết Thanh Minh không nên mua giày (vì trong tiếng Trung giày và từ tà (tà khí) đọc giống nhau). Thêm vào đó, những ngày này âm khí rất nặng, do vậy không nên đi đêm, nếu như có việc cần đi phải đem theo một số vật tránh tà.

10. Bạn không nên chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ dù đây là khoảng thời gian nhiều người thân đang bên cạnh nhau. Hãy chọn nơi thích hợp, bởi quanh mộ cần không khí tưởng nhớ, linh thiếng và chân thành của những người con sống đối với người quá cố.

11. Cấm kị việc nói bậy hoặc đùa cợt trong khi làm lễ tảo mộ,

Tảo mộ ở quê nhà mỗi dịp Tết đến, xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm “Uống nước nhớ nguồn”. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Chính vì thế, việc tảo mộ càng chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc của câu ca dao:

Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Tiết trời cuối năm đã chớm xuân nhưng còn vương rét mướt, không gian còn hơi âm u vì thiếu ánh mặt trời. Không gian ấy thường gợi lên trong tâm hồn con người một nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Ở một nơi xa xôi nào đó, có người xa quê vì nhiều lí do khác nhau mà không thể trở về, thắp một nén nhang thơm trên mộ cho người thân. Chứng kiến cái cảnh người người đi tảo mộ, nhà nhà đi tảo mộ, chắc lòng người cũng lắng xuống, bồi hồi, nhung nhớ và muốn quay về ngay bên gia đình mình…Nhưng tổ tiên nơi suối vàng cũng giàu lòng vị tha, thấu hiểu nỗi lòng con cháu mà đón nhận nén tâm hương trong lòng người đang sống.

Tảo mộ ngày tết Thanh minh là một phong tục đẹp. Mỗi phong tục đẹp là một thông điệp của quá khứ gửi đến hiện tại và tương lai, của tổ tiên gửi đến con cháu những giá trị đạo nghĩa làm người, tạo nên nếp nhà, gia phong, cũng là góp phần tạo nên dòng chảy văn hoá làng Việt và bảo tồn được hồn thiêng của văn hoá dân tộc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tết Thanh Minh đi tảo mộ tổ tiên dòng họ

Trước khi chết, con người thấy những gì?

Các chuyên gia tâm lý nước Anh đã nghiên cứu trên 150 ca chết lâm sàng. Kết quả cho thấy, tất cả các đối tượng tham gia, dù ở độ tuổi khác nhau nhưng đều chung những cảm giác tương tự.
Trước khi chết, con người thấy những gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Tự bản thân nghe thấy người khác tuyên bố mình đã chết

Một người trước khi chính thức từ giã cõi đời, tai của họ sẽ nghe thấy bác sĩ hoặc người nào đó bên cạnh tuyên bố mình đã chết. Đồng thời, toàn thân người đó sẽ cảm thấy sự mệt mỏi rã rời về mặt sinh lý.

2. Cảm thấy thoải mái chưa từng có

Trải nghiệm đầu tiên trước khi một người chính thức đi vào cõi vĩnh hằng, đó chính là cảm giác bình yên, thoải mãi, thư giãn chưa từng có bao giờ. Trước đó sẽ có cảm giác đau khổ, nhưng chỉ là thoáng qua. Cuối cùng, bản thân người này sẽ thấy mình đang bay bổng ở một nơi xa lạ nào đó. Những cảm giác thanh thoát, thoải mái sẽ vây quanh họ.

3. Nghe thấy âm thanh kỳ quái

Trong lúc lâm chung hoặc khi bắt đầu đi vào cõi chết, con người sẽ nghe thấy những âm thanh kỳ quái khác nhau. Người thì nghe thấy tiếng nhạc du dương, tuyệt diệu, người lại thấy những tiếng la hét, kêu gào…

32-8110-1418915576.jpg

4. Cảm giác bị kéo vào khoảng không đen tối

Khi nhắm mắt xuôi tay, con người sẽ có cảm giác như bị kéo vào khoảng không đen tối nào đó với một lực khá mạnh mà bản thân không thể kháng cự được. Nó như một chiếc hộp kín, không có không khí, ngột ngạt, khó chịu.

5. Người khác không thể nghe thấy mình nói gì

Dù có cố  gắng la hét, thét gào về tình trạng của bản thân, thì cũng không có bất cứ ai nghe thấy điều đó. Từ đó họ cảm thấy vô cùng cô đơn, sầu thảm.

6. Không ngừng thoát xác rồi lại nhập xác

Con người trước khi chính thức đi về cõi vĩnh hằng, thường có cảm giác linh hồn thoát ra khỏi thể xác rồi lại nhập xác. Cứ như vậy cho tới khi không còn cảm nhận được bất cứ điều gì.

7. Có ai đó dẫn dắt cho mình

Một người nào đó sẽ xuất hiện trong mờ ảo và dẫn dắt cho linh hồn của người chết. 

Mr.Bull (theo TX)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trước khi chết, con người thấy những gì?

Lập Thu - tiết khí giao mùa đẹp mê mẩn

Lập Thu là tiết khí thứ 13 trong 24 tiết khí, bắt đầu từ ngày 7 (hoặc 8) tháng 8 đến ngày 23 (hoặc 24) tháng 8.
Lập Thu - tiết khí giao mùa đẹp mê mẩn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lập Thu là tiết khí thứ 13 trong 24 tiết khí, bắt đầu từ ngày 7 (hoặc 8) tháng 8 đến ngày 23 (hoặc 24) tháng 8. 

► Tra cứu Lịch âm dương, Lịch vạn sự nhanh chóng và chuẩn xác nhất

Lap Thu - tiet khi giao mua dep me man hinh anh 2
 
Lập Thu mang ý nghĩa nóng đi, lạnh đến, mùa thu bắt đầu. Đặc điểm nổi bật nhất của tiết khí này là cây ngô đồng đổi màu lá, từ xanh sang vàng, bởi vậy mới có câu “một chiếc lá rơi, biết mùa thu tới”. Lập Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo Hán tự, chữ “thu” có cùng bộ với chữ “lúa”, nên cũng mang ý nghĩa là lúc lúa và ngũ cốc chín.    Lập Thu là tiết khí đầu tiên của mùa thu, là thời kì quá độ, chuyển giao giữa hè và đông, giữa nóng và lạnh. Thời tiết lúc này giảm xuống còn khoảng 22℃. Do là thời điểm chuyển tiếp nên tiết khí này không quá rõ ràng, thường vô tình bị nhiều người bỏ qua, quên lãng. Đây cũng là lúc mưa bắt đầu nhiều lên, rất có lợi cho nông nghiệp.   Nông nghiệp xem ngày dựa vào nông lịch, thoáng thấy Lập Thu là phải nhanh tay bón thúc, tăng cường dưỡng chất cho cây cối phát triển. Cũng vì mưa nhiều nên mới có câu “Lập Thu mưa rưi, khắp nơi là vàng bạc”, ám chí mưa vào tiết Lập Thu rất quý giá đối với cây trồng. Một số loại cây bắt đầu bước vào vụ thu hoạch như cây bông, cây trà,…
Lap Thu - tiet khi giao mua dep me man hinh anh 2
 
Đáng lưu ý là Lập Thu khí hậu mưa nhiều nên cũng nảy sinh nhiều loại dịch bệnh, cần tăng cường phòng chống sâu hại, chuẩn bị tốt đất đai và giống để bước vào vụ gieo cấy đông xuân.   Căn cứ vào nhiệt độ trung bình thì Lập Thu vừa có nắng gắt cuối hạ, vừa có gió mát đầu thu, khí hậu dễ chịu, mát mẻ, sau mùa thu hoạch, chuẩn bị tổ chức lễ cúng bái cảm tạ trời đất. Các hoạt động cúng lúa mới, tế thần Mặt Trăng, bái thiên địa,… được tổ chức sôi nổi ở nhiều địa phương.   Lập Thu có sự thay đổi trong cách dưỡng sinh, bổ sung thực phẩm ấm, giảm nhẹ thực phẩm lạnh để bồi bổ cơ thể. Ban ngày nóng, ban đêm mát, chọn dùng trà táo đỏ có thể thanh tâm an thần, bổ sung vừng, mật ong, mộc nhĩ, chế phẩm từ sữa,..   Mùa thu da dẻ bắt đầu hanh khô, thiếu nước, nên tăng cường dưỡng âm, bổ sung vitamin cho cơ thể, đồng thời kiện tì, dưỡng vị bằng hạt sen, củ từ, đậu đũa, bí đỏ,… Mùa thu là mùa dưỡng sinh tốt nhất, hãy tranh thủ chuẩn bị một sức khỏe tốt để đón chào mùa đông sắp tới. 
Infographic: 24 tiết khí đánh dấu thời gian trong năm Món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí (phần 1) Tìm hiểu tiết khí Tâm Lan

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lập Thu - tiết khí giao mùa đẹp mê mẩn

Bố cục không gian của Phật tự có chịu ảnh hưởng của Phong thủy học không? –

Trong cuốn “Khê Sơn tạng hải tự chí” có miêu tả rất tỉ mỉ: “Chùa được núi hoặc các bức tường bằng cây tre, trúc, cây cổ thụ bao bọc, che chở. Tất cả các ngôi chùa đều lấy đại điện làm chủ, đại điện phải cao, trước sau phải trái phải thấp. Nếu ph

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ía sau của đại điện lại cao hơn đại điện thì nằm trong bố cục chê chủ…Các bức tượng trong đại điện lấy Phật tướng làm chủ, Phật tướng phải to, Bồ tát bảo hộ phải nhỏ. Nếu Phật tướng nhỏ hơn Bồ Tát bảo hộ thì ở thế chê chủ.” Như vậy, rõ ràng bố cục của chùa chiền không tách rời phong thuỷ.

Trong cuốn “Dương Trạch thập thư – Luận Trạch ngoại hình” có đề cập: “Những ngôi nhà nào Đông thấp Tây cao đều có phú quý anh hào. Trước cao sau thấp, tuyệt vô môn hộ. Sau cao trước thấp, rất nhiều trâu ngựa.” Chủ thể kiến trúc thường đặt ở phía sau nên phía trước không được cao hơn phía sau. Nếu không chủ sẽ bị áp. Trong cuốn “Dương Trạch thiết yếu – Trạch Pháp tuý kim” cho rằng “các ngôi nhà trước không được cao và phía sau không được để trống”. Điều này cũng hợp với các thuyết nói trên.

p50

Phong thuỷ còn quy định cách mở cửa của chùa chiền. Ví dụ như cuốn “Bát Trạch chu thư” viết: “Phật môn ở thất sơn Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài có thể mở chính môn (cửa chính). Duy bố cục Càn sơn thì không được mở cửa chính tại ba hướng Chấn, Tốn, Tỵ. Hoặc ra vào từ vị trí Thanh Long thủ tỵ, hoặc mở cửa từ vị trí Bạch Hổ thủ tỵ. Đây chính là Phúc Đức môn, cực cát.

Cũng như truyền thống phong thuỷ nhà ở, Phật tự cũng cẩn thận vấn đề sinh khí. Cửa chính trực tiếp đối diện với vị trí sinh khí hoặc thông qua hình thế của cửa chếch để đối diện với “khí khẩu”. “Khí khẩu” và tầm nhìn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện của “cửa chếch”. Đây là quy định rất bình thường của phong thuỷ. Những điều trên chứng tỏ rằng, tư tưởng phong thuỷ có ảnh hưởng sâu sắc đến bố cục không gian của kiến trúc Phật giáo.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bố cục không gian của Phật tự có chịu ảnh hưởng của Phong thủy học không? –

Trồng cây xanh trong vườn phù hợp phong thủy –

Khi trồng cây trong vườn cũng cần chú ý đến những yếu tố phong thủy để cuộc sống của con người hài hòa hơn vói thiên nhiên. Khi quy hoạch tổng thể sân vườn cần phải chú ý đến bố cục chung trong đó, cây cỏ hoa lá là một trong những yếu tố quan trọng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi trồng cây trong vườn cũng cần chú ý đến những yếu tố phong thủy để cuộc sống của con người hài hòa hơn vói thiên nhiên.

Khi quy hoạch tổng thể sân vườn cần phải chú ý đến bố cục chung trong đó, cây cỏ hoa lá là một trong những yếu tố quan trọng.

Khi trồng cây phù hợp với yêu cầu phong thủy sẽ có lợi cho sức khỏe, tài vận và sự nghiệp của con người.

Đây cũng là một phương thức tạo cảnh quan môi trường thuần chất trong phong thủy truyền thống.

av

Lưu ý khi trồng các loại cây

– Những cây trồng trong vườn nên chọn loại cây có thân thẳng đều, vươn cao như chuối, tre, trúc, cau, dừa… sẽ mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc của các thành viên trong gia đình.

– Nếu cành lá của cây cối xung quanh sinh trưởng hướng về các phòng trong nhà đều có lợi, nếu ngược lại là bất lợi.

– Hướng Tây Bắc là hướng Càn, cây cối là Mộc tinh, vì thế hướng nhà ở hướng Tây Bắc nên trồng cây to sẽ bảo vệ được chủ nhân của nhà đó.

– Bạn có thể trồng xung quanh sân vườn một dãy tre, trúc để mang lại những điều tốt lành cho người trong nhà. Tre, trúc cũng là các loại cây dễ sống, cành lá tươi tốt bốn mùa nên có chức năng cải thiện môi trường và điều tiết phong thủy rất tốt.

– Nếu như cây cối trong vườn luôn xanh tốt là biểu hiện cho đất đai màu mỡ, môi trường trong lành.

– Nếu cây cối sinh trưởng thưa thớt là biểu hiện một môi trường không tốt, đó cũng là cách giúp bạn cải thiện môi trường, tránh những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe.

Lưu ý với hướng khi trồng cây

– Theo quan niệm của phong thủy, khi trồng cây nên trồng hướng cát tránh hung. Nên trồng những loại cây mang vận cát và chú ý hướng trồng cây.

Ví dụ đào nên trồng trước nhà; liễu nên trồng bên cạnh ao, bể nước; trồng các loại cây hoa trước hiên nhà, “trước cau sau chuối”…

Bên cạnh đó, nên tránh trồng những loại cây như hoa sứ vì nó chỉ thích hợp trồng nơi chùa chiền, miếu mạo.

– Nếu nhà hướng Tây hoặc Tây Bắc thì nên chọn những loại cây chịu nắng tốt, đó là những cây mang khí dương như hoa mai, hoa đào, thiên thanh, đinh lăng…

Nếu nhà hướng Bắc hoặc Đông Bắc thì cây trồng nên có lá màu sáng để phản xạ thêm ánh sáng, hoặc lá dày thân chắc để ngăn gió lạnh như cau, dừa, bàng, mật cật…

Những điều không nên khi trồng cây trong vườn

– Trước cửa ra vào hoặc cửa sổ không nên để các cây khô héo hoặc cây to che lấp cửa.

– Với vườn trước nhà, đặc biệt là vị trí trước cửa ra vào hay cửa sổ không nên trồng những cây có hình dáng không đẹp, cây có nhiều gai.

– Không nên trồng nhiều loại cây lá rộng, rậm rạp trước nhà làm mất cân bằng âm dương cho sân vườn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trồng cây xanh trong vườn phù hợp phong thủy –

Ý nghĩa số 80, 81, 82, 83, 834, 85, 86, 87, 88, 89 là gì?

Đã bao giờ bạn tìm hiểu về ý nghĩa số 80, 81, 82, 83, 834, 85, 86, 87, 88, 89 là gì? Giải mã ý nghĩa các con số từ 80 đến 89, là như thế nào? Cùng Phong thủy số tìm hiểu về ý nghĩa số 83 cũng như ý nghĩa của các con số khác tại đây:

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đã bao giờ bạn tìm hiểu về ý nghĩa số 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89 là gì? Giải mã ý nghĩa các con số từ 80 đến 89, là như thế nào? Cùng Phong thủy số tìm hiểu về ý nghĩa số 83 cũng như ý nghĩa của các con số khác tại đây:

Ý nghĩa số 80, 81, 82, 83, 834, 85, 86, 87, 88, 89 là gì?

Ý nghĩa số 80:

Số 80 có ý nghĩa gì? Số 80 mang ý nghĩa là về tình cảm luôn nồng nàn, mọi việc đều hành thông thuận lợi, luôn có sự hậu thuận từ những người có quyền lực.

Ý nghĩa số 81.

Số 81 có ý nghĩa là sự phát triển, sự tiến lên. Hay theo quy luật âm dương tương xứng thì số 81 là con số cân bằng được âm dương, mang ý nghĩa là sinh sôi, nảy nở và phát triển.

Xem thêm: Các nhà tâm linh lý giải hiện tượng nháy mắt trái, giật mát phải, hắt xì hơi

Ý nghĩa số 82:

Số 82 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa số 82 có nghĩa là phát mãi, luôn phát tài, phát lộc. Ý nghĩa số 82 tượng trưng cho sự phát triển, thành quả lao động phát triển mãi mãi theo thời gian.

Ý nghĩa số 83:

Số 83 là sự kết hợp giữa số 8 và số 3, ý nghĩa số 83 được dịch và phát tài. Đây là con số ý nghĩa được nhiều người sử dụng với mong muốn có được nhiều cơ hội, lợi ích về tiền tài và tài lộc, công danh.

Ý nghĩa số 84:

Số 84 mang ý nghĩa là sự làm ăn phát đạt, mọi việc đều hanh thông, tình cảm sức khỏe đều tốt đẹp, luôn gặp may mắn.Ý nghĩa số 84 là đại diện cho cả năm được may mắn, luôn phát đạt, mọi việc đều thuận lợi.

Ý nghĩa số 85:

Ý nghĩa số 85 là gì? Số 85 mang lại những điều gì tốt đẹp cho người sở hữu nó. Số 85 mang ý nghĩa là sự phát đạt, thành công trong làm ăn, sự nghiệp, và hưng thịnh về tình cảm.

Ý nghĩa số 86:

Số 86 là sự kết hợp giữa ý nghĩa số 8 “lộc” và ý nghĩa số 6 là  “phát”. Số 86 được hiểu với nghĩa là phát lộc. Theo quan niệm dân gian thì ý nghĩa số 86 là mang lại những may mắn, bình yên và tốt lành cho những ai sở hữu.

Ý nghĩa số 87:

Số 87 có ý nghĩa là tượng trưng cho sao Quan Phù. Sao này chủ về làm ăn thì bị cản trở, hao tổn tiền bạc, nên cẩn thận với việc cửa quan, cẩn thận trong lời ăn tiếng nói.

Ý nghĩa số 88:

Theo cách cắt nghĩa thì số 88 là đạt phát, là sự lặp lại hai lần chứ “phát”, biểu tượng cho sự phát đạt, thành công trong cuộc sống.

Ý nghĩa số 89:

Số 89 được đánh giá là sự kết hợp hoàn hảo nhất về mặt ý nghĩa lẫn con số. Số 89 có ý nghĩa là sự phát triển, sự giàu sang. Bới ý nghĩa của số 8 là phát tài, phát lộc, số 9 lại tượng trưng cho quyền lực, đây là cặp số cao nhất trong dãy số cũng như mang ý nghĩa tốt đẹp nhất mà nhiều người rất muốn sở hữu.

Thông tin bạn vừa tham khảo là Bài viết Ý nghĩa số 80, 81, 82, 83, 834, 85, 86, 87, 88, 89 là gì? Để tìm hiểu thêm những thông tin khác hay có bổ sung ý kiến gì? Mời bạn truy cập vào website http://phongthuyso.vn/​ để đóng góp ý kiến nhé.

: Ý nghĩa của các con số từ 0 đến 100
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa số 80, 81, 82, 83, 834, 85, 86, 87, 88, 89 là gì?

Mặt trăng và nguồn năng lượng âm

Trong phong thủy thực hành, năng lượng âm và năng lượng dương đều phải được cân bằng ở mức độ tối ưu để tạo ra những dao động tốt cho ngôi nhà.
Mặt trăng và nguồn năng lượng âm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Trong nhà ở, năng lượng dương được xem là quý và quan trọng nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ qua năng lượng âm.

Phòng ngủ và phòng nghỉ ngơi, thư giãn phải được hưởng lợi ích từ năng lượng âm tươi mới. Mặt trăng và ánh trăng thường mang năng lượng âm may mắn, không phải loại năng lượng ứ trệ đi kèm với sự chết chóc.

Vì thế, khi không muốn năng lượng âm phát ra từ những cây chết chẳng hạn, bạn nên chào đón năng lượng âm của trăng tròn.
Có nhiều huyền thoại liên quan đến mặt trăng, trong đó huyền thoại phổ biến nhất cho rằng trăng là nơi trú ngụ của Nguyệt Lão, ông tiên chủ về hôn nhân.

Người ta tin rằng những cô gái muốn có hôn nhân tốt đẹp nên sử dụng năng lượng của mặt trăng để cung cấp năng lượng cho cung tình duyên.

Một số nghi thức của Lão giáo sử dụng năng lượng của mặt trăng để kích hoạt đường tình duyên cho những cô gái trẻ, giúp họ tìm được tình yêu chân thật.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mặt trăng và nguồn năng lượng âm

Mơ thấy chim gõ kiến: Cần thận trọng lời nói và việc làm –

Chim gõ kiến xuất hiện trong mơ cảnh báo bạn cần thận trọng trong lời nói và việc làm của mình. Mơ thấy chim gõ kiến, cho thấy thời gian gần đây tâm trạng của bạn không cởi mở thông thoáng, hay bạn đang tự kiểm điểm lại cử chỉ hành vi của mình. Vì th
Mơ thấy chim gõ kiến: Cần thận trọng lời nói và việc làm –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy chim gõ kiến: Cần thận trọng lời nói và việc làm –

Cách xem tuổi sinh con trai gái theo ý muốn chuẩn xác - Xem tuổi - Xem Tử Vi

Cách xem tuổi sinh con trai gái theo ý muốn chuẩn xác, Xem tuổi, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Cách xem tuổi sinh con trai gái theo ý muốn chuẩn xác, tu vi Cách xem tuổi sinh con trai gái theo ý muốn chuẩn xác, tu vi Xem tuổi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cách xem tuổi sinh con trai gái theo ý muốn chuẩn xác

Chuyện sinh con đẻ cái là chuyện khá tế nhị trong chuyện vợ chồng. Có những cặp vợ chồng thích sinh con trai, có cặp vợ chồng lại thích sinh con gái. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo sự kế hoạch hóa gia đình và cũng không nên sinh quá nhiều vì sẽ nuôi dạy con cái không tốt bằng sinh ít con. Vì thế hãy thử đọc bài viết sau để biết cách xem tuổi sinh con đẻ trai hay gái theo ý muốn.

    Đã có rất nhiều tệ nạn xã hội hiện nay ảnh hưởng tới đời sống con người. Nhưng điều tai hại hơn là phá thai khi biết giới tính của bé là ngoài ý muốn. Vì thế khi có kế hoạch sinh con cần có những kế hoạch thiết thực để sinh con có giới tính theo ý muốn. Những nhà bói toán đã tìm hiểu được cách xem tuổi sinh con đẻ con trai gái theo ý muốn.   Dưới đời nhà Thanh, bản tàng thư này được coi là rất quý và do một hoạn quan lưu giữ, không được truyền bá ra ngoài, được tính toán theo ngũ hành, bát quái và thời gian. Theo truyền thuyết, cách đây 300 năm, các vua chúa và cung tần mỹ nữ nhà Thanh đã áp dụng theo bản tàng thư này và thời gian chứng minh là đúng.   Nhưng đến cuối đời Thanh, ở Trung Hoa xảy ra chiến loạn. Quân đội tám nước phương Tây kéo vào Trung Hoa, tàn sát nhân dân, đốt nhà, giết người, cướp bóc vàng bạc châu báu trong cung Vua… Bản tàng thư này cũng bị lấy đi, phiêu dạt tới tận nước Anh. Sau khi được dịch toàn văn ra tiếng Anh, giai cấp phong kiến nước Anh cũng đã áp dụng và cũng không cho truyền bá ra ngoài. Nhưng không hiểu vì sao sau một thời gian dài, bản tàng thư này được lưu truyền đến nước Anh.   Gần đây, một học giả Hồng Kông đến Anh nghiên cứu khoa học. Trong một bữa tiệc, một vị Tiến sĩ vật lý người Anh có tổ tiên thuộc tầng lớp quý tộc trước đây, đã cho người bạn Hồng Kông biết về bản tàng thư này và cho sao chép lại. Trải qua biết bao năm thăng trầm lưu lạc, bản tàng thư dự tính sinh con trai hay con gái của đời nhà Thanh coi như đã quay trở về Hồng Kông.   Trên đây chính là một gợi ý về cách xem tuổi sinh con đẻ con trai hay con gái theo ý muốn mặc dù không đúng hoàn toàn thế nhưng cũng nên tham khảo bởi trong đây có những cách dựa trên những kinh nghiệm thời xưa.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách xem tuổi sinh con trai gái theo ý muốn chuẩn xác - Xem tuổi - Xem Tử Vi

Lý do tháng hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày

Mỗi tháng Dương lịch đều có từ 30 đến 31 ngày, nhưng tháng Hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày nếu là năm nhuận, là do giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia.
Lý do tháng hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ta ban hành dựa vào chu kỳ của mặt trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng. 10 tháng của lịch này bắt đầu từ tháng ba và kết thúc vào cuối tháng mười hai (lưu ý rằng cách đánh số tháng 1, 2, 3, ... là do cách dịch của người Việt Nam, còn trong nguyên bản của lịch La Mã cũng như cách dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì mỗi tháng có tên riêng).

Như vậy một năm chỉ có 10 tháng, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch, vì Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.

Khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, hoàng đế Numa Pompilius là người quyết định đưa thêm hai tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ Trăng. Mỗi tháng có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ Trăng, tổng cộng là 354 ngày. Tuy vậy, Pompilius cho rằng số 28 là con số không may mắn nên sau đó quyết định cho tháng một thêm một ngày thành 29 ngày, còn tháng hai không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày.

Lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vì thế, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng hai (những năm đó tháng hai chỉ có 23 ngày).

Việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 trước Công nguyên, Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này. Ông giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời (chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời).

Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời, hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày.

Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng hai có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm một ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy sau này khi các tháng đặt tên lại, ngày thứ hai chín của tháng hai được chuyển sang tháng tám do tháng này đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã), để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng bảy (July)- tên của Julius Caesar.

Dương lịch mà con người sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng hai có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một qui ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.

Trích từ: VNEXPRESS
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lý do tháng hai chỉ có 28 hoặc 29 ngày

Lá số tử vi của Lê Thái Tổ –

LÊ THÁI TỔ, VỊ ĐẾ VƯƠNG MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU Thái Tổ khởi nghĩa tại đất Lam Sơn (Thanh Hóa) dòng dã 10 năm đánh đuổi quân Minh sau 13 năm đô hộ khai sáng cho một Triều đại gần 4 thế kỷ (360). Ngài trị vì được 6 năm và thọ có 49 tuổi (50 tuổi là lão, 49

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

LÊ THÁI TỔ, VỊ ĐẾ VƯƠNG MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU

Thái Tổ khởi nghĩa tại đất Lam Sơn (Thanh Hóa) dòng dã 10 năm đánh đuổi quân Minh sau 13 năm đô hộ khai sáng cho một Triều đại gần 4 thế kỷ (360). Ngài trị vì được 6 năm và thọ có 49 tuổi (50 tuổi là lão, 49 tuổi là yểu).

Nói đến triều đại và công nghiệp của Thái Tổ, ai ai cũng phải công nhận là một Triều đại chính thống có công đuổi xâm lăng lấy lại độc lập cho giang san đất nước. Sau này bao lần vật đổi sao rời hết Nguyễn đến Trịnh, rồi sau đến Tây Sơn vẫn lấy danh tiếng là phù Lê diệt tặc (Nguyễn hay Trịnh).

Vậy thời lá số của ngài hẳn là đặc biệt, thật đặc biệt.

images1006004_leloi_kienthuc

Ngài tuổi Ất Sửu sanh ngày 6 tháng 8 giờ Tí

Thân, Mệnh đồng cung tại Dậu, vô chính diệu, không có một Không nào thủ mệnh hay chiếu.

Đây là một cái mệnh đặc biệt, tuy vô chính diệu nhưng quả là đắc chính diệu. Kim mệnh âm nam đắc Bạch hổ Dậu cung cùng Phi liêm, Phượng các, Giải thần đủ tư cách một nhà đại ái quốc, đại anh hùng cứu nước, cắn tăng chiến đấu, hăm hở dũng mãnh vô cùng.

Đối cung Cự Cơ, Lộc tồn, Hóa Lộc là cả một cái thế cai trị độc đoán, thực dân bóc lột vững như thành đồng vách sắt. Nhưng nhìn vào thế cờ, Thái Tổ tuy là yếu, vẫn ở cái thế lợi là Kim khắc Mộc với bộ tứ hóa, mỗi vị đều có cái đắc dụng riêng như Khoa ở Ách (Tử tướng ngộ Hình đắc Khoa khả giải) Kỵ ở Quan (Nhật Nguyệt đắc địa Thanh Long đắc Hóa Kỵ).

Trong 10 năm tranh đấu, 8 năm ở cung Ngọ bị khắc nhập cả thời gian lẫn không gian, tất nên nguy khốn vô cùng. May là người vô chính diệu gặp hạn Sát Phá Tham đắc địa nhưng đều bị kềm chế hết thẩy (Thất Sát ngộ Triệt, Phá Quân ngộ Tuần, Tham Lang ngộ Thiên Không) nên cứ cù cưa và phải chịu đựng sự gian lao, chờ thời cơ thuận lợi.

Phải nhờ qua đại vận ở Tỵ cung và cũng phải đến 2 năm trong vận hành mới thành công và ở ngôi được 6 năm. Ngài băng hà năm 49 tuổi.

Tam hóa liên châu ở Thìn phải công nhận là quý, là tấm Bảo Quốc Huân chương cho người được cái hãnh diện mang nó đang đứng ở chỗ thanh thiên bạch nhật, ở Ách cung với Khoa giáp Quyền Lộc đã cứu Vương bao nhiều lần, nhất là trận bị bao vây ở Chí Linh tháng 4 năm Mậu Tuất hết lối thoát, nhờ có ông Lê Lai đổi áo, Vương mới trốn được.

Thiên Đồng là Phúc tinh đóng ở Phúc đức là đúng cách, nhưng tại sao lại bị Tuần làm giảm cả bộ Tướng Ấn. Nó là uẩn khúc của Thái Tổ nhà Lê sau 10 năm chính chiếu, không muốn kéo dài việc can qua, sai sứ sang Tầu cầu phong, nhưng vua nhà Minh không chịu, cứ bắt phải để con cháu nhà Trần làm vua nước Nam mới được. Năm lần bẩy lượt sự quy lụy đó đủ giảng cho thấy là Thiên Đồng Tướng Ấn bị Tuần là thứ cách.

Bình Định Vương thành công được là nhờ ở con Mã và Không Kiếp ở Hợi cũng ở ngay cung Phúc đức. Nhất là mệnh của Vương lại là âm nam rất được Không Kiếp ở Hợi phò trợ, thêm Tả Hữu mà phục hồi (Mã Hợi đắc Tuần), Không Kiếp này đối với Vương quá ư nghiêm khắc, âu cũng cơ trời, với mệnh vô chính diệu (phi bần tắc yểu). Nó đưa Vương đến chỗ vinh quang, nhưng nó không tha thứ cho cái mệnh quá ư mềm yếu đó, mặc dầu Bạch hổ (Kim tinh) làm nòng cốt, huống chi Tỵ cung lại là cái lò khắc nấu Kim mệnh.

Có phải là cái nghiệp của những nhà khai sáng cho mỗi Triều đại, sau khi đã bình định xong đất nước cứ hay hãm hại công thần, những người đã cùng mình vào sanh ra tử, nằm gai nếm mật để đưa mình lên địa vị tột đỉnh cao sang.

Vua Lê Lợi cũng không thoát khỏi cái nghi ngờ quàng xiên ấy, nên đã giết oan 2 ông Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo chỉ vì sự dèm pha của phường múa rối.

Có lẽ đó cũng là luật thừa trừ của cán cân công lý thiêng liêng nên ngài phải chịu mất sớm 1 năm trước khi được đến cõi thọ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lá số tử vi của Lê Thái Tổ –

Tháng 7 cô hồn: Phong tục chưa biết ở các nước châu Á

Trong tháng 7 cô hồn, người dân châu Á có nhiều tập tục kiêng kị khác nhau. Nhưng tựu chung lại, mọi người đều coi đây là tháng xui xẻo.
Tháng 7 cô hồn: Phong tục chưa biết ở các nước châu Á

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Trong tháng 7 cô hồn, người dân châu Á có nhiều tập tục kiêng kị khác nhau. Nhưng tựu chung lại, mọi người đều coi đây là tháng xui xẻo, cần hết sức thận trọng.

 

1. Không tổ chức sinh nhật rình rang

 

Ở Đài Loan, tháng 7 cô hồn mà tổ chức sinh nhật là điều cấm kị. Theo quan niệm nơi đây, vong nhân thích nơi náo nhiệt, tổ chức sinh nhật rình rang bị coi là xúc phạm đến ma đói. Vì thế, trong tháng này, nếu có sinh nhật, người ta chỉ tổ chức đơn giản và tiết kiệm.

 

Thang 7 co hon Phong tuc chua biet o cac nuoc chau A hinh anh 2
 

2. Kiêng tổ chức đám cưới

  Ở hầu hết các nước châu Á đều kiêng tổ chức đám cưới hay đi tuần trăng mật trong tháng cô hồn. Theo họ, kết hôn trong tháng này không gặp may mắn và không nhận được lời chúc phúc của các bậc thần linh, không được thần linh che chở.

 

3. Không quên tổ chức “đám cưới ma”

  Trong tháng 7 cô hồn, nhiều gia đình tổ chức “đám cưới ma” cho người đã khuất với hy vọng rằng sẽ giúp người quá cố đỡ cô quạnh và có người chăm sóc ở thế giới bên kia.  
Thang 7 co hon Phong tuc chua biet o cac nuoc chau A hinh anh 2
 

4. Hạn chế việc kinh doanh, buôn bán

  Nhiều nơi tin rằng, tháng 7 âm lịch rất xúi quẩy, không nên mở rộng kinh doanh, buôn bán. Trái lại, việc này thường bị hạn chế và thậm chí bị dừng lại sang tháng sau. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực xe cộ, nhà cửa, thời trang... sẽ đồng loạt giảm giá lớn để kích cầu mua sắm.  

5. Khi xem biểu diễn, kiêng ngồi hàng ghế đầu tiên
 

Có những vùng miền cho rằng, hàng ghế đầu tiên trong các rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa... là dành cho người âm trong tháng cô hồn này. Họ tin rằng, nếu tranh chỗ ngồi hàng đầu trong tháng cô hồn sẽ rước xui xẻo vào người.  
Thực hư vòng gỗ sưa tránh tà trong tháng cô hồn Những con giáp gặp may mắn trong tháng cô hồn Đuổi dữ đón lành trong tháng cô hồn bằng thảm trước nhà

6. Tránh càng xa nước càng tốt

  Du lịch ở biển, vùng sông nước... là điều cấm kị trong tháng 7 cô hồn. Thậm chí, có nơi còn kiêng mua bể cá, phơi quần áo ướt vào ban đêm. Theo quan điểm phong thủy, nước mang yếu tố âm, dễ hút thêm âm khí, mang tới điều xui trong tháng này.

 

Thang 7 co hon Phong tuc chua biet o cac nuoc chau A hinh anh 2
 

7. Đốt tiền giấy và vàng mã

  Để cúng cô hồn, người ta không chỉ đốt tiền giấy mà còn đốt vàng mã. Mọi người còn mua cả những hình nộm mô phỏng các vật dụng cần thiết như quần áo, mũ nón, giày dép,...để cúng cho các vong nhân. Thậm chí nhiều gia đình còn làm cả nhà ở, xe cộ... để gửi người ở thế giới bên kia.   Ngoài ra, nhiều nước châu Á cũng có tập tục cúng cô hồn bằng đồ ăn chay như gạo, muối, bỏng, khoai... nhằm mục đích để những vong hồn lang bạt nơi trần gian, chưa về được cõi âm có thể được bắc cầu cho siêu độ.   Ngân Hà  Tháng cô hồn: Nên sờ ngực, kị nhặt tiền rơi?
Nhiều người tin rằng, trong tháng cô hồn, các cô gái phải cho đàn ông sờ ngực để không bị linh hồn bắt đi làm vật tế hay kị nhặt tiền rơi vì sợ đó là bẫy của

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tháng 7 cô hồn: Phong tục chưa biết ở các nước châu Á

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd