Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Tướng nhà tốt theo phong thủy –

Nhà có hình vuông là tốt theo luật phong thủy Từ trước người phương Đông đều bị ảnh hưởng bởi quan niệm "trời tròn đất vuông", khi xây nhà bất kể là tường ngoài hay trong phòng, đa số đều là hình vuông, tứ bình bát ổn, không nghiêng không lệch. Trong

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhà có hình vuông là tốt theo luật phong thủy

Từ trước người phương Đông đều bị ảnh hưởng bởi quan niệm “trời tròn đất vuông”, khi xây nhà bất kể là tường ngoài hay trong phòng, đa số đều là hình vuông, tứ bình bát ổn, không nghiêng không lệch. Trong phong thủy học, nhà ở hình vuông là tốt nhất.

av

Cũng có thể nói, nhìn từ vị trí của phương chính, hình dạng nhà ở hình vuông hoặc hình chữ nhật, bốn bên không khuyết góc, trái phải tương xứng với nhau, là dạng nhà ở lý tưỏng. Nếu nhà ở dài hẹp hình dạng không có quy tắc sẽ cho là không cát lợi.

Đây là vì theo nguyên tắc phong thủy học, nhà ở hình vuông có thể khiến năng lượng của khí sinh ra dòng chảy tuần hoàn cân bằng sẽ không xảy ra nhiều tai họa hoặc tai họa bất ngờ, từ đó ảnh hưởng tốt đến sức khỏe cơ thể và tâm lý người ở. Còn nhà ở dài và hoặc khuyết góc, khí trong nhà sẽ ngưng tụ, hoặc chảy không có quy luật, sự phân bố trường năng lượng sẽ mất cân bằng, có hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người ở.

Nhìn theo quan điểm hiện đại, tính thực dụng của ngôi nhà; vuông cao, trang trí nội thất cũng tiện, hon nữa dễ thỏa mãn các cầu về thông gió, ánh sáng… Sống trong ngôi nhà này tự nhiên sẽ thấy thoải mái, tâm bình khí hòa, gia đình hòa thuận.

Tuy rằng như thế, do điều kiện đất đai hạn chế, nhà ở nhiều phải xây dựng trên những mảnh đất khuyết góc, hoặc việc chọn nhà trở nên khó khăn. Cho nên khuyên các bạn khi mua nhà nhất định phải chú ý đến hình dạng của nhà, cần cố gắng chọn nhà ở hình vuông. Nếu thật không có lựa chọn nào khác, thì ít nhất cũng chọn môi trường nào có không gian bù đắp.

Nhà ở trong thành phố hiện đại đa số là dài và hẹp. Tức là chiều dài thường gấp đôi chiều ngang. Như nhà có chiều dài 10m, chiều rộng chỉ có 4m, gọi là dài và hẹp. Đối vói nhà ở dài và hẹp, cách giải quyết tốt nhất là dùng tủ đứng, bàn trang điểm… chia phòng khách ra làm đôi, cắt chiều dài ra làm hai nửa không gian vuông, để khi nhìn vào không có cảm giác dài và hẹp.

Khi bài trí các đồ vật nội thất, cần chú ý các điểm sau:

– Bộ phận phân cách nên cố gắng dựa vào đường tuyến giữa, vì thế hai phần được chia ra mới có dạng hình vuông, nếu không sẽ mất đi ý nghĩa của việc làm này.

– Nên cố gắng dùng các tủ thấp hoặc đồ trang trí nội thất thấp để phân cách, như chiếc tủ thấp hon lm hoặc bàn trang điểm là lý tưởng nhất, vì như thế mới có thể làm cho không khí của hai phần phân cách được tương thông. Nếu dùng tủ cao hoặc tường để phân cách, hiệu quả sẽ giảm đi nhiều.

– Đồ dùng để phân cách nên cố gắng tránh đối diện với cửa chính, càng cần phải lưu ý không để tủ phân cách đối diện với cửa phòng của trẻ em, tránh trẻ em ra vào không thuận tiện, hoặc sinh ra đụng chạm ngoài ý. Nếu không thể tránh được, chỉ có thể bày một chậu cây cảnh trên đầu tủ để cứu chữa.

Có một số nhà ở mang đến cho con ngưòi cảm giác tinh thần thanh thản; mà có một số nhà ở lại khiến con người cảm thấy áp bức, u buồn, đứng ngồi không yên, một trong những nguyên nhân của nó là ưu khuyết điểm về bố cục kết cấu của nhà ở không giống nhau.

Kết cấu bố cục bốn phía rộng rãi, bố trí hài hòa là sự chọn lựa tốt nhất. Vì thế, khi bạn chọn nhà ở, bạn cần đứng tĩnh lặng trong nhà khoảng 10 phút, cảm giác một chút xem thử nhà ở này có mang lại tâm tình tịnh khí ngưng thần cho bạn hay không.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng nhà tốt theo phong thủy –

Nếu bài trí nhà theo cách này, bạn sẽ có cả tiền bạc lẫn tình yêu

Cách bài trí không gian sống hợp với phong thủy sẽ mang lại cho bạn cuộc sống "rủng rỉnh" và đầy tình yêu.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Để có cuộc sống viên mãn, tiền bạc đủ đầy, gia đình hạnh phúc, hãy thử áp dụng cách bài trí nhà cửa đơn giản sau của người xưa vào căn nhà của mình xem sao.

Kê bàn ghế lên thảm


 neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 1

Có một điều cấm kị trong phong thủy đó là kê toàn bộ nội thất trong nhà dựa vào tường. Bàn ghế nên được kê lên thảm hoặc ít nhất là có chân trước chạm thảm để mọi người có thể quây quần với nhau, dễ dàng giao tiếp, tạo cảm giác gần gũi hơn.

Căn bếp gọn gàng


 neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 2

Bếp là nơi ảnh hưởng chính đến tiền tài của gia chủ. Để tạo năng lượng tích cực, tủ bát, tủ lạnh luôn phải gọn gàng, thực phẩm trong tủ lạnh phải tươi mới.

Ngoài ra cũng phải lưu tâm đến cái bếp ga. Bếp ga cần được lau chùi thường xuyên, các bếp cũng phải được dùng đều nhau để tạo thế cân bằng cho ngôi nhà của bạn.

Nhân đôi mọi thứ


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 3

Tránh đặt một chiếc ghế ở góc nhà, treo tranh ảnh về một vật hay chỉ đặt một bàn phụ đầu giường vì nó sẽ khiến cho chủ nhân ngôi nhà thêm đơn độc. Hãy mua thêm một chiếc bàn phụ đầu giường, đặt hai chiếc gối... Khi đồ vật quanh bạn có đôi có cặp thì tự khắc năng lượng tích cực của chúng cũng sẽ lan tỏa sang bạn.

Thêm màu đỏ, xanh lá và tím


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 4

Màu đỏ tượng trưng cho quyền lực và thuận lợi. Màu tím và xanh lá thu hút thịnh vượng vào gia đình. Bạn nên thêm những đồ đạc có màu này trong nhà như sofa, da trải giường, tủ đồ...

Tuy nhiên không nên quá tay khi dùng những này vì chúng sẽ khiến bạn cảm thấy ức chế vì màu sắc ngợp mắt. Hãy chỉ nên chấm phá các màu hài hòa để tạo không gian thanh thoát cho ngôi nhà bạn.

Ảnh gia đình


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 5

Để gia đình hạnh phúc, bạn hãy luôn nhắc nhở thành viên trong nhà về những khoảnh khắc bên nhau. Hãy treo những bức ảnh chụp lại khoảnh khắc vui vẻ của gia đình mình ở những nơi mọi người thường xuyên đi qua như cầu thang, phòng khách để năng lượng tích cực của chúng lan tỏa khắp ngôi nhà. Tránh đặt ảnh gia đình trong phòng ngủ của gia chủ vì chúng sẽ làm loãng tình cảm vợ chồng khi cặp đôi phải tập trung vào nhiều hơn hai người.

Cửa nhà nổi bật


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 6

Nếu cửa nhà bạn quá tầm thường thì thần tài khó mà tìm thấy nhà bạn và gõ cửa. Bạn nên chăm sóc cho cửa nhà mình bằng chậu cây cảnh để tuần hoàn không khí trong nhà, lắp chuông cửa treo tường để xua đuổi tà khí, thường xuyên quét dọn sạch sẽ và đặt tấm thảm chùi chân ngăn ngắn.

Bàn ăn hình tròn


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 7

Phòng ăn là nơi quan trọng nhất trong nhà chỉ sau phòng ngủ của gia chủ. Bàn ăn nhà bạn nhất định phải được sắp xếp sao cho mọi thành viên trong gia đình có thể nhìn thấy nhau vậy nên một chiếc bàn ăn có hình tròn hoặc hình ô van sẽ là lựa chọn hợp lí. Điều này sẽ gia tăng gắn kết tình cảm giữa các thành viên. Thêm nữa, bàn ăn lúc nào cũng phải đủ số ghế cho các thành viên trong gia đình dù mọi người có ăn ở nhà thường xuyên không.

Dọn nhà, trồng cây và đặt đài phun nước


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 8

Để không khí trong nhà được lưu thông tốt, nhà cửa phải gọn gàng, nhiều cây xanh. Ngoài ra, nước là biểu tượng cho tiền bạc, năng lượng và thịnh vượng nên hãy đặt một đài phun nước nhỏ trong nhà vừa vượng khí, vừa giúp chủ nhà thư giãn bằng tiếng nước chảy róc rách.

Phòng ngủ ấm cúng


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 9

Phòng ngủ của chủ nhà nên ấm cúng, tránh thông với các phòng khác như phòng tắm, phòng làm việc hay phòng gym. Thêm vào đó, bạn không nên mua giường to quá vì hãy nhớ rằng không gian càng rộng thì con người càng xa nhau hơn.

Phòng ngủ hài hòa cho con cái


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 10

Trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với năng lượng xung quanh vậy nên hãy kê giường ngủ của chúng hợp lí, tránh cửa ra vào vì như vậy dễ khiến trẻ giật mình và gặp ác mộng khi ngủ. Hơn nữa, màu sắc phòng trẻ nhỏ cũng nên chọn tông màu sáng, dễ thương và hợp lứa tuổi vì như vậy sẽ tạo cảm giác vui vẻ, giúp chúng lớn lên khỏe mạnh.

Dành không gian cho người khác


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 11

Nếu bạn còn đang độc thân thì nhớ đừng để tủ quần áo của mình đầy ắp, hãy chừa ra một khoảng trống vừa đủ cho đồ của một người khác nữa. Bàn ghế, giường tủ cũng nên sắm sửa dành cho hai người. Hãy để phòng mình luôn rộng mở cho một nửa của bạn bước vào.

Quan tâm đến nước


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 12

Nếu bạn treo tranh ảnh có nước ở đầu giường hoặc cao quá đầu vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, đè nén. Các cụ có câu “ngập đầu ngập cổ” cũng để giải thích cho điều này. Hơn nữa, như đã nói nước là biểu tượng của tiền bạc, vậy nên nếu vòi nước nhà bạn có bị rỉ thì hãy sửa ngay nếu không tiền tài sẽ tiêu tán.

Treo tranh ảnh mang màu sắc tươi sáng trong nhà


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 13

Phòng ngủ của bạn không nên đặt đồ vật có họa tiết đan chéo vì chúng sẽ khiến vợ chồng bạn mâu thuẫn, cãi vã. Những bức ảnh tối tăm, hình ảnh trừu tượng hoặc thậm chí nhạy cảm sẽ không hề tốt cho phong thủy căn phòng vì chúng sẽ gây cảm giác căng thẳng cho người xem. Hãy treo những bức tranh ảnh tươi sáng, dễ nhìn để tạo cảm giác thoải mái khi bước vào phòng.

Phòng làm việc khang trang


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 14

Hãy đặt bàn làm việc hướng ra cửa ra vào hoặc cửa sổ để có được tầm nhìn rộng và phong thái quyền lực. Tránh kê bàn hướng vào tường vì nó sẽ tạo cảm giác tù túng và khiến tầm nhìn trong công việc của bạn bị hạn hẹp. Tuy nhiên không được trang trí phòng làm việc quá phức tạp vì chúng sẽ khiến không khí khó lưu thông và làm bạn mất tập trung vào công việc.

Chọn màu sơn hợp lí


neu bai tri nha theo cach nay, ban se co ca tien bac lan tinh yeu - 15

Hãy chọn cho nhà mình màu sơn hợp phong thủy của bản thân. Tuy nhiên màu đó cũng phải là màu ưa thích của bạn nữa. Dù màu có hợp với phong thủy của bạn đến đâu nhưng bản thân bạn không thích thì lâu dần bạn sẽ thậm chí ghét cả việc bước chân vào nhà mình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nếu bài trí nhà theo cách này, bạn sẽ có cả tiền bạc lẫn tình yêu

Mơ thấy xác chết: Một đời hạnh phúc mỹ mãn –

Hầu như mỗi người chúng ta đều một lần mơ thấy xác chết. Nếu bạn mơ thấy thi thể một người lạ mặt, có nghĩa là cả cuộc đời sẽ hạnh phúc mỹ mãn; nếu là thi thể người thân, dấu hiệu của chia xa và bất hạnh trong tình yêu; nếu mơ thấy nhiều thi thể, dự
Mơ thấy xác chết: Một đời hạnh phúc mỹ mãn –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy xác chết: Một đời hạnh phúc mỹ mãn –

Đặt tên cho con: Vô tình hay kỳ vọng –

Khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy” chuyên về kinh sách, cung, mệnh... vào cuộc thì người ta sẵn sàng bỏ tiền để tìm đến những phương pháp đặt tên “khoa học” để đặt tên cho con. Trước đây, ở Việt Nam, đời sống khó khăn, dân trí còn hạn chế, các cụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy” chuyên về kinh sách, cung, mệnh… vào cuộc thì người ta sẵn sàng bỏ tiền để tìm đến những phương pháp đặt tên “khoa học” để đặt tên cho con.

Trước đây, ở Việt Nam, đời sống khó khăn, dân trí còn hạn chế, các cụ thường có cách đặt tên con rất đơn giản như tên đệm thì nam “Văn”, nữ “Thị” hoặc gọi con bằng những cái tên rất chân chất, xấu xí như Tí, Dậu, Hĩm, Út, Cu… Người xưa cho rằng làm như thế thì ma quỷ cũng thấy xấu mà để cho đứa trẻ được yên, vì vậy bố mẹ sẽ nuôi con một cách dễ dàng hơn.

dat-ten-cho-con-2014

Hiện nay quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều. Việc đặt tên đứa con mới ra đời giờ là chuyện trọng đại của cả gia đình. Trọng trách thường được giao cho người lớn tuổi, có uy thế, “nhiều chữ” nhất trong dòng họ. Mọi người thích chọn những cái tên Hán tự “rất kêu”, nhiều ý nghĩa như Hùng, Dũng, Đức, Khuê, Dung, Phương, Hương, Huyền…

Để cái tên thêm hay, những chữ đệm trước tên cũng được chú trọng, thậm chí có những người có tới 2, 3 chữ đệm cho thẩm mỹ, sang trọng. Những cái tên có cả họ cha lẫn họ mẹ cũng đã được xếp cạnh nhau (dù nghe rất trúc trắc, trục trặc) để tôn trọng hai bên nội ngoại.
Ngoài ra, xu hướng đặt tên theo kiểu phi giới tính, kiểu “chữ cái đầu” còn được coi là “mốt” với những đứa trẻ thuộc thế hệ từ 8x, 9x vì cha mẹ mong muốn tên chúng luôn đứng ở “đầu sổ” trong tất cả các danh sách ở trường học hay “trường đời”…

Gần đây hơn, trong xã hội có “bước ngoặt” mới trong cách đặt tên con. Khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy” chuyên về kinh sách, cung, mệnh… vào cuộc thì người ta sẵn sàng bỏ tiền để tìm đến những phương pháp đặt tên “khoa học” để đặt tên cho con.

Không biết họ tin vào “cái tên nhàn hạ, sung sướng, may mắn” này đến đâu nhưng rõ ràng đó là những ước mong, kỳ vọng đầu tiên đặt lên vai đứa trẻ. Người ta cũng dần bỏ qua những gì thuộc về “ý nghĩa” của cái tên mà thay thế vào đó là theo sở thích hoặc những khác biệt…

Đã không hiếm những đứa trẻ “thuần Việt” nhưng lại mang những cái tên rất lạ với người Việt như Tú Lynh, Hồng Kông, Bê La… Không chỉ ở Việt Nam, tại Mỹ, những chuyển biến về xu hướng đặt tên cho con theo cách đặc trưng, khác biệt như thế này cũng rất rõ nét.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Georgia (Mỹ), những năm 1950, tại đây trung bình một lớp học sẽ có ít nhất 1 bé trai tên là James (tên phổ biến nhất trong giai đoạn này). Còn ước tính đến năm 2013, trong 6 lớp học mới tìm được 1 học sinh tên Jacob, cho dù đây là một trong những tên phổ biến nhất trong năm 2007 ở Mỹ dành cho con trai.

Về hiện tượng trên, nhà nghiên cứu Jean Twenge của trường Đại học San Diego (Mỹ) chia sẻ trên trang tin Live Science rằng: Lời giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng phổ biến này là sự thay đổi suy nghĩ, sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ trẻ về vai trò của con cái ngày càng nhiều hơn. Giờ đây, nhiều người muốn con mình phải thật đặc biệt, phải duy nhất và khác hẳn với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, không ít người cũng tỏ ra quan ngại rằng những kỳ vọng trong cách đặt tên này có thể là bước khởi đầu, là gánh nặng của chủ nghĩa cá nhân thời hiện đại mà các bậc cha mẹ trẻ đã vô tình đặt lên cuộc đời con trẻ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên cho con: Vô tình hay kỳ vọng –

10 ngày tốt để an táng không phụ thuộc vào tháng –

Ngày Giáp Tý Ngày Canh Thân Ngày Kỷ Dậu Ngày Bính Thân Ngày Nhâm Dần Ngày Quý Dậu Ngày Nhâm Thân Ngày Nhâm Ngọ Ngày Bính Ngọ Ngày Đinh Dậu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1286325507-chuyen-la--8-

  1. Ngày Giáp Tý
  2. Ngày Canh Thân
  3. Ngày Kỷ Dậu
  4. Ngày Bính Thân
  5. Ngày Nhâm Dần
  6. Ngày Quý Dậu
  7. Ngày Nhâm Thân
  8. Ngày Nhâm Ngọ
  9. Ngày Bính Ngọ
  10. Ngày Đinh Dậu


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 10 ngày tốt để an táng không phụ thuộc vào tháng –

Không được coi nhẹ tính nguy hại của Amoniac khi thi công nhà –

Amoniac (NH3) là một chất thể khí không màu, có mùi thối có tính kích thích mạnh, độ dung giải Amoniac cực cao, nồng độ thấp nhất là 5,3ppm. Amoniac trong nhà ở chủ yếu bắt nguồn từ chất phụ liệu bê tông sử dụng trong quá trình thi công xây dựng, một

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Amoniac (NH3) là một chất thể khí không màu, có mùi thối có tính kích thích mạnh, độ dung giải Amoniac cực cao, nồng độ thấp nhất là 5,3ppm.

Amoniac trong nhà ở chủ yếu bắt nguồn từ chất phụ liệu bê tông sử dụng trong quá trình thi công xây dựng, một loại là trong quá trình thi công xây dựng vào mùa đông, trong thân tường bê tông phải thêm vào chất chống đông bê tông; loại khác là để đẩy nhanh tốc độ đông cứng của bê tông phải sữ dụng chất nở bê tông kiềm cao và chất đông nhanh. Khi sử dụng những chất phụ liệu đó có thể tăng độ cứng của bê tông và tốc độ thi công, về phương diện này quốc gia đã có tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật rất chặt chẽ.

thi-cong-nha

Trong những trường hợp bình thường, không thể xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí nhà ở, nhưng vài năm gần đây người ta có sử dụng lượng lớn chất nở bê tông kiềm cao và chất chống đông bê tông có chứa Ure. Những chất phụ liệu có chứa lượng lớn Amoniac trong thân tường cùng với sự biến đổi của các nhân tố môi trường như nhiệt độ độ ẩm sẽ biến thành khí Amoniac dần dần giải phóng ra, gây cho nồng độ Amoniac trong không khí nhà ở không ngừng tăng cao.

Đồng thời, Amoniac trong không khí nhà ở cũng có thể có nguồn gốc từ các vật liệu hoàn thiện nhà, ví dụ như khi sơn nhà sử dụng thêm chất phụ liệu và chất tăng trắng phần lớn đều sử dụng nước Amoniac. Trong quá trình là sấy, nước Amoniac đóng vai trò là một chất trung hòa và được các tiệm giặt là và thẩm mỹ viện sừ đụng lượng lớn.

Ngoài ra, cùng với nhận thức của con người về các chất thuộc loại Freon phá họai tầng Ozon ngày càng nâng cao, hiện nay trên phạm vi thế giới cũng đã bắt đầu cấm sử dụng Freon để làm chất gây lạnh. Trước đây đã từng một thời sử dụng chất gây lạnh có chứa Amoniac nay lại bị sử dụng lại. Đây cũng là một nguồn gốc tiềm ẩn gây ô nhiễm.

Amoniac là một chất có tính kiềm, có thể gây kích thích và ăn mòn da có tiếp xúc với nó, có thể hấp thu lượng nước trong tổ chức da làm cho protein trong tổ chức bị biến tính, đồng thời làm cho mỡ trong tổ chức bị dầm phong hóa, phá họai kết cấu màng tế bào.

Nếu cơ thể người hít vào dưới hình thức thể khí, Amoniac đi vào phổi dễ thông qua phế nang đi vào máu, kết hợp với huyết sắc tố, phá họai chức năng vận chuyển ôxy. Trong khoảng thời gian ngắn hít phải lượng lớn khi Amoniac có thể xuất hiện các triệu chứng đau họng, chảy nước mất, giọng ồm, ho, đờm có máu, tức ngực, hít thở khó khăn, có thể kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, kiệt sức…. người bị nặng có thế bị phù thũng phổi hay mắc chứng tống hợp hô hấp gấp gáp ở người lớn, đồng thời có thể phát sinh các triệu chửng kích thích đường hô hấp.

Khi nồng độ quá cao, ngoài tác dụng ăn mòn ra, còn gây phản xạ lại thông qua đoạn cuối thần kinh chạc ba mà dẫn đến tim ngừng đập và ngừng hô hấp. Vì thế, những tốn hại của chất có tính kiềm đối với các tổ chức trong cơ thể nghiêm trọng hơn nhiều so với chất có tính axit.

* Điều nên biết

Độc tố có hiệu ứng tích luỹ lâu dài đi vào cơ thể người không dễ được thải ra, chúng tích tụ trong cơ thể làm cho trúng độc mãn tính. Những chất kiểu này chủ yếu có:

1. Bemen.

2. Hợp chất chì, đặc biệt tà hợp chất chì hữu cơ.

3. Thủy ngân và hợp chất thủy ngân, đặc biệt là muối thủy ngân 2 và hợp chất thủy ngân hữu cơ dạng dung dịch.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Không được coi nhẹ tính nguy hại của Amoniac khi thi công nhà –

SAO LONG TRÌ - PHƯỢNG CÁC TRONG TỬ VI

long trì (Thủy) phượng các (Thổ) *** 1. Ý nghĩa cơ thể: Long Trì là cái mũi. Phượng Các là tai. - Long...
SAO LONG TRÌ - PHƯỢNG CÁC TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

long trì (Thủy) phượng các (Thổ) 


***

1. Ý nghĩa cơ thể: Long Trì là cái mũi. Phượng Các là tai. Long Trì, Kình: mũi sống trâu Long Trì, Khốc Hư, Hình: đau mũi có mổ Phượng Các, Tấu Thư: thính tai Phượng Các, Kình: cứng tai

2. Ý nghĩa tướng mạo: Long Phượng ở Mệnh thì nhan sắc rất đẹp, da mặt hồng hào, thanh tú, nhất là đối với phụ nữ.

3. Ý nghĩa tính tình:             - thông minh, tuấn dật, có văn chất             - ôn hòa, nhân hậu, điềm đạm, cởi mở             - đoan trang trong nết hạnh

4. Ý nghĩa công danh, tài lộc:             - thi đỗ cao, có khoa giáp lớn, nhất là ở Mão, Dậu             - làm gia tăng thêm tài lộc, điền sản (Long Trì chỉ nhà cửa, ao hồ)             - may mắn trong hôn nhân (dễ yêu, dễ cưới, vợ chồng tương đắc)             - may mắn cả trong việc sinh nở (dễ sinh, sinh dễ nuôi)

5. Ý nghĩa của long phượng và một số sao khác:
Long Phượng Thai Phụ: thăng quan, thi đỗ
Long Phượng Riêu Hỷ hay Phi: đắc thời, có hỷ sự đến nhanh chóng về tình duyên, thi cử, quan lộ.
Long Phượng Lương: nữ mệnh có chồng danh giá, hiền
Long Phượng, Xương Khúc, Khôi Việt, Tả Hữu: đắc quan mau lẹ, cao quý.

6. Ý nghĩa của long phượng  ở các cung:
a. ở Phu Thê:             - vợ chồng đẹp đôi, tương đắc, cưới xin dễ dàng             - nếu ở Dậu và có Tả Hữu: 2 vợ, 2 chồng
b. ở Tử:             - dễ sinh con, sinh con đẹp, dễ nuôi             - sinh quý tử, thông minh, tuấn dật
c. ở Điền: Long Phượng Mộ: có nhà đất rộng rãi, có di sản Long Phượng Thai Tọa: có nhà lầu cao sang, nhà có ao hồ
d. ở Phúc:             - phú quý             - dòng họ khá giả
e. ở Hạn: Long Riêu Hỷ : có dạm hỏi, đưa đến hôn nhân Long Phượng Cáo ấ: thi đỗ Long, Mã : có dời nhà  cửa

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO LONG TRÌ - PHƯỢNG CÁC TRONG TỬ VI

Luận dụng thần

Một bài viết về luận dụng thần của tác giả Hoàng Đại Lục. Mời các bạn cùng đọc.
Luận dụng thần

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tác giả: Hoàng Đại Lục

Dụng thần là gì? Học giả mệnh lý hiện đại hầu như đều nhất chí cho rằng: Dụng thần tức là mấu chốt của bát tự, là một hai loại ngũ hành co thể gây nên những tác dụng phù ức, điều hậu, thông quan trong bát tự. Hoặc có thể nói, dụng thần chính là "thần" có thể làm cân bằng ngũ hành bát tự, có ích với nhật chủ, nói gọn là dụng thần cân bằng.

Lật giở các thư tịch mệnh lý hiện đại, chúng ta sẽ phát hiện đa số tác giả đều dùng phần lớn số trang sách để luận thuật tác dụng quan trọng của dụng thần và cả phương pháp lựa chọn dụng thần. Các vị ấy còn cho rằng dụng thần không thể bị tổn thương được, dụng thần mà có lực thì mệnh chủ sẽ cát, dụng thần bị thương thì mệnh chủ sẽ hung, do đó điều cơ bản nhất, quan kiện nhất, khó khăn nhất khi xem mệnh chính là tìm đúng dụng thần. Ví dụ như cuốn "Tứ trụ bác quan" do hai vị tiên sinh Lăng Chí Hiên và Trương Chí Xuân biên soạn, trong đoạn "Tường luận dụng thần" có nói: "Hạch tâm trung khu của tứ trụ mệnh lý học là ở tìm dụng thần, muốn biết sự gập ghềnh khúc khuỷu của đường đời nhân sinh, toàn phải nhờ vào dụng thần làm tọa độ để miêu tả. Tìm không ra tọa độ dụng thần, hoặc tìm sai tọa độ dụng thần sẽ thành " Một chữ sai, toàn bàn sai hết". Có thể nói quan điểm về dụng thần của cuốn này đã đại biểu cho mệnh lý hiện hành.

Thế nhưng, muốn tìm đúng cái dụng thần cân bằng này lại là một chuyện khó khăn dị thường. Bởi vì tiền đề của tìm dụng thần đầu tiên là phải nắm bắt chuẩn xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự. Mà sự vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự lại tùy theo sự giới nhập của tuế vận mà biến hóa không ngừng, muốn cân đo đong đếm nó khác nào đi cân đo đong đếm con khỉ có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa! Cho nên thường ba vị mệnh sư phân tích cùng một bát tự sẽ đưa ra hơn ba kiểu vượng suy kết luận. Thế thì cũng như không có kết luận! Lăng Chí Hiên tiên sinh cũng vì thế mà vô cùng đau đầu, ông nói trong cuốn "Tứ trụ bác quan" rằng: "Cho dù là cao thủ mệnh lý đi nữa, khi họ đối diện với một số mệnh tạo có cách cục đặc thù hoặc sự cường nhược không rõ ràng thì cũng cảm thấy bó tay... Người viết cũng từng gặp qua những trường hợp kiểu này, tụ tập bảy tám vị dịch hữu cùng thảo luận, kết quả là mỗi người nói mỗi phách, chẳng ai chịu nhường ai, ai cũng phô ra một kiểu lý luận của riêng mình, cãi lý cả một ngày cũng không giải quyết được vấn đề. Thế đấy, có phải muốn phán đoán chính xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành bát tự còn khó hơn Phật Bà phán đoán Tề Thiên thật và Tề Thiên giả không nhỉ?

Nói cách khác, cho dù có ai vào một ngày nào đó dùng tuyệt kỹ tìm dùng thần này mà xem mệnh thì tỷ lệ chuẩn xác chưa chắc đã cao. Tại sao vậy? Đầu tiên, các cách như nhất khí chuyên vượng cách, tòng cường cách, tòng Sát cách, tòng Tài cách, tỉnh lan xoa cách, v.v... vốn không cần đến sự cân bằng ngũ hành của bát tự, cái gọi là dụng thần cân bằng không có chỗ dùng trong các loại cách này. Kế tới, cho dù là mệnh cách thông thường cần ngũ hành cân bằng, chỉ cần bát tự kết cấu không thỏa đáng, phá hoại mất cách cục thì cho dù thân cường Tài vượng hay thân Sát lưỡng đình đi chăng nữa mà dùng dụng thần cân bằng cũng khó đoán chuẩn cát hung họa phúc của người ta. Cho dù là danh sư nhiều năm nghiên cứu mệnh lý cũng không ngoại lệ. Tác giả bộ "Bát tự chân quyết khởi thị lục" là Tống Anh Thành tiên sinh trong bài "Nghiên cứu hỷ dụng thần" đã cảm khái nói: "Tác dụng của dụng thần đôi khi làm người ta cảm thấy khó hiểu, đi đến vận trình của hỷ dụng thần, chẳng những không thăng quan phát tài mà còn bị hao tổn trầm trọng, cơ hàn đói rách, có phải là hỷ dụng thần mà chúng ta chọn khác hẳn với hỷ dụng thần chân chính? Nghĩ tới đây hèn gì có người nghiên cứu hết bao nhiêu kinh thư cổ tịch mà vẫn không thể đột phá."

Nghe câu trên mà thấy rầu! Trải qua chín chín tám mươi mốt tai nạn mới lấy được chân kinh, ấy thế mà "nghiên cứu hết kinh thư cổ tịch mà vẫn không thể đột phá"! Cố gắng hết sức mới chọn được dụng thần mà không xài được!

Để tìm đột phá khẩu, giải cứu dụng thần cân bằng ra khỏi tình huống khó xử, có học giả bèn không thèm chấp vào cách chỉ chọn một dụng thần nữa, mà chọn mấy loại dụng thần từ trong một mệnh, nào là đại dụng thần, tiểu dụng thần, hoặc dụng thần thứ nhất, dụng thần thứ hai, dụng thần thứ ba, hoặc dụng thần cân bằng, dụng thần điều hậu, dụng thần cách cục v.v..., muốn đem càng nhiều dụng thần hơn nữa vô để bịt những lỗ hổng xuất hiện liên tục trong khi dự đoán. Dùng dụng thần cân bằng không thể xử được, bèn dùng dụng thần điều hậu và dụng thần cách cục để xử lý. Ví dụ như nhà mệnh lý học trứ danh là Lương Tương Nhuận tiền bối trong cuốn "Tế phê chung thân tường giải" đã dùng nhiều loại dụng thần để phê mệnh. Ông đã dùng dụng thần điều hậu của Dư Xuân Đài, lại còn dùng dụng thần cách cục của Thẩm Hiếu Chiêm (nhưng không chuẩn), hãy còn dùng dụng thần cân bằng của "Kim Bất Hoán" (thực ra cũng không phải nốt), kết hợp thêm với cả tứ giác hình xung hợp hội, thần sát, nạp âm, v.v... hổ lốn các phương pháp, thậm chí còn bao gồm cả những ngón vụn vặt xác suất trúng cực thấp như "Diễn cầm phu thê - tử nữ biểu".

Cái kiểu dùng nhiều loại dụng thần để xem mệnh này tuy có thể cầm cự được khiếm khuyết do chỉ dùng một dụng thần gây ra, nhưng phương pháp này tự thân nó lại không thể giải quyết được vấn đề mới nảy sinh như sau:

1. Dụng thần đã là mấu chốt của bát tự, thế thì, tổn hại dụng thần có ý nghĩa phá vỡ sự cân bằng ngũ hành trong bát tự, từ đó khiến mệnh chủ gặp tai nạn, đây là quan điểm được tuyệt đại đa số các học giả mệnh lý đồng ý. Nếu sử dụng nhiều dụng thần để đoán mệnh sẽ đồng thời xuất hiện nhiều điểm cân bằng, nhiều điểm mấu chốt. Vấn đề là, nhiều điểm cân bằng ấy có phải quan trọng như nhau không? Giả thiết câu trả lời là khẳng định, thế thì mỗi khi tuế vận phá vỡ bất cứ một điểm cân bằng nào trong đó, cả mệnh cục sẽ mất cân bằng, thế thì các điểm cân bằng còn lại có còn được gọi là điểm cân bằng nữa không? Còn tính là mấu chốt của bát tự nữa chăng?

2. Nếu như quyền lợi của nhiều dụng thần không đồng đẳng, thì cũng như Thị trưởng, Phó Thị trưởng và Trợ lý Thị trưởng vậy, quyền lợi to nhỏ khác hẳn nhau, thế thì, quyền lợi của loại dụng thần nào mới là to nhất? Lương Tương Nhuận tiên sinh cho rằng: "Điều hậu chi dụng, vi bát tự đệ nhất yếu nghĩa". Ông cho rằng dụng thần điều hậu là quan trọng bậc nhất. Thế mà trong "Kim Điếu Thùng" thì nói: "Nếu nhập cách thì lấy quí mà đoán, phá cục thì lấy bần mà đoán, nếu như cách (và) cục bị thương tổn phá hoại sẽ không cát, dù cho có cơ hội hồi thiên chuyển trục thì cũng không thể kiến công lập nghiệp được." Kim Điếu Thùng (Durobi chú thích: Danh gia mệnh lý thời xưa, có viết quyển Lão Kim Điếu Thùng) đem thành cách phá cách xem là tối quan trọng. Thường các mệnh lý học giả cho rằng cân bằng ngũ hành trong bát tự là điều tối quan trọng, và cho điều hậu dụng thần chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt,, còn cách cục thì lờ luôn, luận cũng được không luận cũng được. Trước ba cách nói như trên, kẻ hậu học biết nghe ai đây nhỉ?

3. Mỗi khi nhiều loại dụng thần xảy ra giao tranh trên cùng một mệnh cục thì phải xử lý thế nào? Ví dụ ngày Canh kim sinh tháng Ngọ, là Chính Quan cách, nếu muốn thủy điều hậu, thủy là Thực Thương, chẳng phải đã phá Chính Quan cách hay sao? Lại ví dụ Tỉnh Lan Xoa cách, ba ngày Canh Tý Canh Thìn Canh Thân, sinh vào tháng Tý, địa chi Thân Tý Thìn toàn đủ, theo lý thuyết phải dùng hỏa để điều hậu, kim thủy Thương Quan hỷ kiến Quan mà, nhưng cách này lại yêu cầu không được gặp hỏa, ca quyết nói: " Tỵ Ngọ Mùi lâm thì đắng cay, Nhâm Quí phá, Bính Đinh xung, trụ và vận không gặp sẽ hiển danh". Câu này ý gặp Tỵ Ngọ Bính Đinh hỏa thì phá cách. Điều hậu dụng thần không hề được hoan nghênh ở đây. Lúc này điều hậu dụng thần có còn là dụng thần nữa không? Nếu bị thương khắc, mệnh chủ sẽ gặp tai hay không? Còn nữa, lúc dụng thần cân bằng và dụng thần cách cục phát sinh giao chiến thì phải hy sinh ai đây? Những vấn đề này đều là những nút thắt cứng của những ai theo thuyết dùng nhiều dụng thần, không ai thể gỡ được, kể cả chính họ.

Một dụng thần không được, nhiều dụng thần cũng không xong, phải làm sao bây giờ? Có người chủ trương phương pháp sau tiết Đông Chí thì đổi trụ năm, có người đề xướng đại vận không phân biệt nam nữ đều thuận hành, Lữ Văn Nghệ tiên sinh ở Sơn Đông kiên quyết chủ trương phế trừ cổ pháp, thứ nhất không bàn vượng suy, thứ hai không bàn cách cục, thứ ba không bàn dụng thần, thứ tư không bàn thần sát, chỉ dùng chiêu sinh khắc "Lữ thị bát tự mệnh lý" là xong. Nhưng, chẳng lẽ môn đoán mệnh của Từ Tử Bình thật vô dụng vậy sao? Các vị toán mệnh tiên sinh từ xưa tới giờ đều không có công phu thực sự hay sao? Hay là chúng ta đã nhầm lẫn điểm quan trọng nào đó? Như Tống Anh Thành tiên sinh nói: "Có phải chăng hỷ dụng thần mà chúng ta đã dùng khác hẳn với hỷ dụng thần thực sự?"

Vâng, chính xác là như vậy! Người viết sau khi nghiên cứu nghiêm túc, phát hiện hỷ dụng thần của hiện đại mệnh lý và hỷ dụng thần của mệnh lý cổ điển là hai thứ hoàn toàn khác nhau! Có ba chứng cứ như sau:

Thứ nhất, trong ba bộ mệnh lý cổ điển "Uyên Hải Tử Bình", "Tam Mệnh Thông Hội" và "Thần Phong Thông Khảo", không hề tìm thấy cái mà hiện đại mệnh lý gọi là dụng thần! Lật bất cứ sách mệnh lý hiện hành nào chúng ta cũng có thể thấy những chương tiết chuyên luận thuật về dụng thần, từ khái niệm về dụng thần phương pháp chọn dụng thần đều được giới thiệu kỹ càng. Nhưng trong các mệnh lý kinh điển như "Uyên Hải Tử Bình" v.v... lại không thấy bất cứ chương tiết nào chuyên luận thuật về dụng thần, cho dù là một đoạn ngắn cũng không có! Những loại "dụng thần" có tác dụng phù ức, điều hậu, thông quan không hề tìm thấy bất cứ chứng cứ nào trong ba quyển sách mệnh lý cổ này. Trời ạ, dụng thần là thứ quan trọng không thể thiếu được như thế, vậy mà cổ nhân lại không hề có một chuyên đề nào để giới thiệu, có phải là rất kỳ quặc không nhỉ? Đối với mệnh lý hiện hành mà nói, đoán mệnh mà không nhắc tới dụng thần thì chỉ là một kẻ a ma tơ. Thế nhưng tổ tông môn Tử Bình của chúng ta là Từ Tử Bình trong cuốn "Uyên Hải Tử Bình" sao không thấy nhắc tới vấn đề dụng thần vô cùng quan trọng này? Dù có kiệm lời tới đâu thì ít ra cũng để lại một đoạn ngắn chứ? Tiếc rằng chúng ta tìm nát trong mấy cuốn sách mệnh lý cổ kia mà vẫn không thấy! Cái mà chúng ta thấy là cổ nhân dùng đến một phần ba cuốn sách để nói đến cách cục, chuyện này thì sách mệnh lý hiện hành không hề có. Điều này chứng tỏ cái gì? Chứng tỏ rằng chỉ có một khả năng, đó chính là trong sách mệnh lý cổ điển căn bản là không hề có loại dụng thần cân bằng ngũ hành bát tự, nếu như có dụng thần thì e rằng dụng thần chính là cách cục.

Thứ hai, dụng thần của mệnh lý lưu hành hiện đại và dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển, đặc trưng của cả hai hoàn toàn không phù hợp nhau. Chủ yếu biểu hiện trong ba mặt sau:

1. Dụng thần của mệnh lý hiện hành đặc trưng chính yếu ở chỗ tính bất khả tổn hại của nó. Dùng lời của Chung Nghĩa Minh tiên sinh trong cuốn "Bát Tự Khí Số Mệnh Lý Học" rằng: "Dụng thần là linh hồn của bát tự", "Nên dụng thần không thể bị thương tổn đến, không bị khắc hại hình xung v.v...". Thế nhưng cổ nhân trong "Tứ Ngôn Độc Bộ" lại chỉ ra rằng: "Cách cách thôi tường, dĩ Sát vi trọng, chế Sát vi quyền, hà sầu tổn dụng". Ý của "Hà sầu tổn dụng" chẳng phải là không sợ tổn hại đến dụng thần hay sao? Trong "Nguyệt Đàm Phú" cũng nói: " Cách hữu khả thủ bất khả thủ, dụng hữu đương khí bất đương khí". Nói rõ có lúc cần đến là có thể vứt luôn dụng thần.

2. Dụng thần của mệnh lý hiện hành, đặc trưng thứ yếu của nó là tính thiểu lượng. Nghĩa là dụng thần đã là điểm cân bằng ngũ hành bát tự thì dụng thần sẽ không thể là ngũ hành chiếm số lượng nhiều, bởi vì tổng cộng chỉ có tám chữ, số lượng nhiều lên sẽ phá vỡ cân bằng mà trở thành bệnh trong mệnh cục, cho nên dụng thần thường chỉ chiếm một hai chữ trong mệnh cục, không thể nhiều hơn. Cũng bởi vì phân lượng dụng thần ít cho nên mới sợ bị tổn hại! Thế mà nguyên chú của chương Thể dụng trong "Tích Thiên Tủy" nói: "Nhị tam tứ ngũ dụng thần giả, đích phi diệu tạo". Có nghĩa một bát tự mà có ba bốn năm dụng thần thì không phải mệnh tốt. "Cùng Thông Bảo Giám - Tam xuân Giáp mộc luận" nói: "Phàm dụng thần quá nhiều, không nên khắc chế, tiết đi mới hay". Câu này chúng ta còn có thể tìm thấy trong "Tam Mệnh Thông Hội". Vậy đấy, dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển hóa ra còn có lúc đạt đến bốn năm cái, mà còn tiết đi mới tốt nữa!

3. Dụng thần trong mệnh lý hiện hành đặc tính thông thường của nó là tính chỉ có ích mà không có hại. Mệnh lý hiện hành cho rằng bất kể là Tài Quan Ấn Thực hay là Sát Thương Kiêu Nhận, chỉ cần khi được chọn làm dụng thần thì chỉ có ích mà không có hại, giữa chúng không có phân biệt thiện và ác, đã là dụng thần thì không thể bị khắc. Nhưng, dụng thần của cổ nhân không như thế. Chương Luận dụng thần trong "Tử Bình Chân Thuyên" viết: "Tài Quan Ấn Thực, thử dụng thần chi thiện, nhi thuận dụng chi giả dã. Sát Thương Kiêu Nhận, thử dụng thần chi bất thiện, nhi nghịch dụng chi giả dã". Có nghĩa là Tài Quan Ấn Thực là bốn dụng thần thiện, phải bảo hộ nó mà sử dụng. Mà Sát Thương Kiêu Nhận là bốn dụng thần ác, phải chế ước nó mà sử dụng. Đấy, loại dụng thần như vầy thì mệnh lý hiện hành chắc là không có nhỉ!

Thứ ba, cách dùng của dụng thần trong mệnh lý hiện hành và dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển không giống nhau. Mệnh lý hiện hành cho rằng sự vượng suy cường nhược và bị khắc hay không của dụng thần vừa quyết định sự phú quí bần tiện của mệnh chủ và cũng chủ tể cát hung họa phúc của mệnh chủ, tác dụng của nó không có thứ nào khác có thể so sánh được. Nhưng chương Luận tướng thần khẩn yếu trong cuốn "Tử Bình Chân Thuyên" lại chỉ rõ: "Thương dụng thậm ư thương thân, thương tướng thậm ư thương dụng". Ý là thương hại đến dụng thần còn gay go hơn thương hại đến nhật nguyên, mà thương hại đến tướng thần còn gay go hơn thương hại đến dụng thần. Có thể thấy còn có tướng thần quan trọng hơn cả dụng thần. "Ngũ Ngôn Độc Bộ" lại nói: "Có Sát chỉ luận Sát, không có Sát mới luận dụng thần". Ý gì nhỉ? Có Thất Sát chẳng lẽ có thể không cần luận dụng thần hay sao? Câu này mệnh lý hiện hành không giải thích nổi. Trong "Bảo Pháp - Quyển nhị" cũng nói: " Phàm thuật xem Tử Bình, thủ cách bất định, thì xem mười sai đến chín". Chú ý nhé, ở đây nói "Thủ cách bất định" chứ không nói "Thủ dụng bất chuẩn" nhé! Có phải cổ nhân thủ cách (chọn cách cục) rõ là hiệu nghiệm hơn chúng ta ngày nay chọn dụng thần không? Thiên mở đầu của "Tinh Vi Thiên" nói: "Phàm khán nhân mệnh, chuyên luận cách cục. Phùng Quan khán Tài, kiến Tài nhi phú quí. Phùng Sát khán Ấn, hữu Ấn dĩ vinh hoa". Ở đây chỉ cường điệu "Chuyên luận cách cục" chứ không phải chuyên luận dụng thần nhé! Mà còn nói thẳng gặp Quan xem Tài, gặp Ấn xem Quan, không như mệnh lý hiện hành ngày nay trước hết phải xem thân vượng thân nhược, thân vượng thì dụng Tài Quan, thân nhược thì dụng Ấn Tỷ. Tại sao cổ nhân không chú trọng đến tiền đề quan trọng là xem thân vượng thân nhược vậy? Tại sao không nói "Phàm thuật xem Tử Bình, thủ dụng bất chuẩn (xác), xem mười sai hết chín"? Nguyên nhân thì chỉ có một thôi, đó chính là dụng thần mà cổ nhân nói tới khác xa lắc xa lơ với dụng thần mà ngày nay chúng ta nói!

Dông dài hồi lâu, chắc độc giả cũng muốn hỏi thế dụng thần trong sách mệnh lý cổ điển là gì thế?

Kỳ thực, định nghĩa dụng thần của cổ nhân rất đơn giản, tức: Dụng thần chính là vật khả dụng của nguyệt lệnh. Hai chữ "khả dụng" này có hai tầng ý nghĩa, một là có những thứ gì có thể dùng? Hai là dùng vào việc gì?

Nguyệt lệnh có những thứ gì có thể dùng? Có sáu thứ có thể dùng, tức: Tài, Quan, Ấn, Sát, Thực, Thương. Dùng vào việc gì? Dùng để cấu thành CÁCH CỤC. Tức là, dụng thần mà cổ nhân nói tới, kỳ thực chính là VẬT mà nguyệt lệnh dùng đến để cấu thành cách cục.

"Tử Bình Chân Thuyên - Luận dụng thần" nói rằng: "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh. Dĩ nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, nhi sinh khắc bất đồng, cách cục phân yên". "Thần Phong Thông Khảo - Thủ cách chỉ quyết ca đoán" nói rằng: "Dĩ nhật vi chủ bản, nhi thủ đề cương vi dụng. Thứ cập niên nguyệt nhật vi thực, phùng Quan khán Tài, phùng Tài khán Sát, phùng Sát khán Ấn, phùng Ấn khán Quan". "Bảo Pháp - Quyển nhị" nói: "Tử Bình chi thuật, dĩ nhật tử vi chủ, tiên khán đề cương vi trọng, thứ dụng niên nguyệt nhật thời chi, hội thành cách cục phương khả đoán chi, giai dĩ nguyệt lệnh vi dụng, bất khả dĩ niên thủ cách". Những lời trên của cổ nhân khi nói đến dụng thần, tất cả đều nhấn mạnh tìm ở nguyệt lệnh, các sách đều coi dụng thần với cách cục làm một. Chúng ta chớ có tưởng rằng cổ nhân nói không rõ ràng, không logic (như Từ Lạc Ngô đại sư tưởng thế), nói không rõ sự tồn tại của dụng thần cân bằng nào là phù ức, điều hậu, thông quan. Thực ra trong mắt cổ nhân, dụng thần chính là vật mà nguyệt lệnh dùng để cấu thành cách cục, hoặc nói dụng thần và cách cục là một.

Chính bởi vì dụng thần chỉ là vật mà nguyệt lệnh dùng để định cách, không phải ở bất cứ vị trí nào khác dùng để cân bằng ngũ hành bát tự, cho nên cổ nhân mới gồm dụng thần và cách cục vô làm một, và đem cách cục vật khả dụng của nguyệt lệnh gọi là nội cách, mà cách cục vật không khả dụng của nguyệt lệnh gọi là ngoại cách (xin tham khảo cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa của tác giả). Chúng ta biết rằng mệnh lý hiện hành chọn dụng thần không chú trọng đến nguyệt lệnh, cho nên cách cục không phân làm nội cách và ngoại cách, hoặc nói không rõ nguyên do sự phân chia nội cách ngoại cách.

Chính bởi vì dụng thần là vật khả dụng của nguyệt lệnh, không hề là mấu chốt của cả bát tự, cho nên có lúc xuất hiện hiện tượng "dụng thần quá nhiều", dụng thần đã quá nhiều thì mới có câu " dụng thần có cái bỏ đi có cái không thể bỏ đi" và "ngại gì mà không tổn đến dụng thần (hà sầu tổn dụng)", thế mới xuất hiện cách cục câu "Khí Ấn tựuTài", "Khí Quan tựu Thực" v.v... Nếu không thì theo lối suy nghĩ của mệnh lý hiện hành thì chẳng ai giải thích rõ được mấy câu trên.

Chính bởi vì dụng thần là vật khả dụng của nguyệt lệnh, không nhất định là thứ có ích đối với nhật chủ, cho nên dụng thần mới phân thiện và ác, với thiện dụng thần Tài, Quan, Ấn, Thực phải sử dụng với tính chất phù trợ, đối với ác dụng thần Sát, Kiêu, Thương, Nhận thì phải sử dụng có tính chế ước. Cho nên "Ngũ Ngôn Độc Bộ" mới nói " Có Sát thì trước tiên luận Sát, không có Sát mới luận dụng", là bởi vì "Các cách suy cho rõ, lấy Sát làm trọng" ấy mà. Dụng thần của mệnh lý hiện hành phải luận trước cả Sát, lại còn không được chế ước Sát nữa.

Có người phản bác: Trong "Thần Phong Thông Khảo" tuy không có chương tiết chuyên luận dụng thần, nhưng còn có "Bệnh dược thuyết" trứ danh đấy thôi? Trương Nam nói "Dược" chẳng phải là dụng thần của mệnh lý hiện hành hay nói hay sao?

Đúng, mệnh lý hiện hành hay lấy thuyết bệnh dược của Trương Nam để mượn làm dụng thần cân bằng. Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ nguyên văn sẽ phát hiện "Dược thần" mà Trương Nam nói chẳng phải là dụng thần cái gì cả. Nguyên văn: "Như dụng Tài kiến Tỷ Kiếp vi bệnh, hỷ kiến Quan Sát vi dược dã. Như dụng Thực Thần Thương Quan, dĩ Ấn vi bệnh, hỷ Tài vi dược dã". Ở đây chẳng phải rõ ràng nói trước "Dụng Tài", sau đó mới nói "Kiến Tỷ Kiếp vi bệnh, hỷ kiến Quan Sát vi dược" hay sao? Câu sau "Như dụng Thực Thần Thương Quan", cũng chính là lấy Thực Thần Thương Quan làm dụng thần. Tài là dụng, Tỷ Kiếp là bệnh, Quan Sát là dược ; Thực Thương là dụng, Ấn là bệnh, Tài là dược, ý quá rõ rồi gì nữa? Còn lý do nào để nói dược thần của Trương Nam chính là dụng thần không?

Kỳ thực, dược thần của Trương Nam chính là "Tướng thần" mà "Tử Bình Chân Thuyên" đã nói tới, chẳng qua Trương Nam không gọi nó là tướng thần mà thôi.

Có lẽ sẽ còn có người lấy những câu bình chú của Nhậm Thiết Tiều trong "Tích Thiên Tủy" để phản bác lại, Nhậm nói: "Ví như nhật chủ vượng, đề cương là Quan là Tài hoặc Thực Thương, đều có thể làm dụng. Nhật chủ suy, đừng tìm tứ trụ can chi vật có giúp thân làm dụng...". Dụng thần mà ông nói ở đây chẳng phải dụng thần cân bằng mà mệnh lý hiện hành hay nói sao?

Đúng, sự ra đời của mệnh lý hiện đại e phải lấy Nhậm Thiết Tiều làm công đầu. Vốn nguyên văn "Tích Thiên Tủy" và các sách cổ điển như "Uyên Hải Tử Bình" là nhất mạch tương thừa, nhưng qua tay hậu nhân chú thích, đặc biệt là sau khi qua tay Nhậm lão tiên sinh chú thích, thì cuốn "Tích Thiên Tủy" đã trở thành nền móng cho mệnh lý hiện hành.

Nhậm Thiết Tiều chú thích chương Bát cách trong cuốn "Tích Thiên Tủy": "Bát cách giả, mệnh trung chính lý dã. Tiên quan nguyệt lệnh sở đắc hà chi, thứ khán thiên can thấu xuất hà thần, tái cứu tư hà lệnh dĩ định chân giả, nhiên hậu thủ dụng, dĩ phân thanh trọc, thử thực y kinh thuận lý, nhược nguyệt phùng Lộc Nhận, vô cách khả thủ, tu thẩm nhật chủ chi hỷ kỵ, lánh tầm biệt chi thấu xuất thiên can giả, tá dĩ vi dụng". (Tám cách là chính lý trong mệnh. Trước phải xem nguyệt lệnh là chi gì, sau xem thiên can thấu xuất thần gì, tiếp coi cái gì nắm lệnh để định thật giả, sau đó chọn dụng thần để phân chia sự thanh trọc, đó thực là thuận lý theo kinh sách, nếu nguyệt lệnh là Lộc Nhận thì không chọn được cách, phải xem xét hỷ kỵ của nhật chủ mà tìm chi khác thấu thiên can mượn đỡ mà dùng). Có thể thấy, phương pháp thủ dụng định cách của họ Nhậm là cơ bản thống nhất với phương pháp "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh", "Nguyệt Kiếp vô dụng, lánh tầm ngoại cách" trong "Tử Bình Chân Thuyên". Tiếc thay, họ Nhậm không hề thông hiểu mật pháp luận cách cục truyền thống này ("Tích Thiên Tủy" luận cách không kỹ càng bằng "Tử Bình Chân Thuyên"), trong khi gặp khó khăn trong lúc luận mệnh, ông đã không kiên trì giữ vững phương pháp này nữa. Cho nên ông sau chương "Bát cách" lại nói rằng: "Từ mấy mệnh trên có thể thấy, cách cục không thể chấp nhất. Không nên câu thúc ở các cách Tài Quan Ấn..., không liên can gì đến nhật trụ, vượng thì nên ức chế, suy thì nên phù trợ, Ấn vượng tiết Quan mừng Tài tinh, Ấn suy gặp Tài mừng Tỷ Kiếp, đây là phương pháp không thay đổi được". Hèn gì, kiểu phương pháp luận mệnh khinh cách cục, trọng cân bằng này của Nhậm Thiết Tiều chính là lam bản cho mệnh lý hiện hành ngày nay.

Còn chuyện nữa càng khiến người ta tiếc rẻ, sau Nhậm Thiết Tiều là Từ Lạc Ngô đại sư, ông chú thích "Tích Thiên Tủy" mà vô cùng sai lệch nguyên chú, làm cho kẻ hậu học dễ hiểu nhầm nguyên văn, từ đó trượt luôn vào vũng lầy mệnh lý hiện hành. Ví dụ như chương "Thể dụng" của "Tích Thiên Tủy" nguyên chú thích nói rằng: "...nhi nhị tam tứ ngũ dụng thần giả, đích phi diệu tạo". Ý là khi nguyệt lệnh dụng thần số lượng đạt tới bốn hoặc năm, như vậy thì không phải là mệnh tốt nữa. Ví dụ như nguyệt lệnh là Ấn tinh, khi có hai ba Ấn tinh nếu có Tài tinh khắc Ấn, cách cục sẽ thành "Khí Ấn tựu Tài" cách. Nếu Ấn lên tới bốn năm, Tài tinh sẽ không thể nào khắc Ấn được nữa, tốt nhất là dùng Tỷ Kiếp để tiết bớt Ấn, giống như ý của "Cùng Thông Bảo Giám" nói "Hễ dụng thần quá nhiều, không nên khắc chế, cần phải tiết đi mới hay". Nhưng nếu Ấn quá nhiều, một là không có Tài khắc, hai là không có Tỷ Kiếp hóa tiết, vậy nhất định không phải mệnh tốt rồi.

Ấy thế mà do Nhậm Thiết Tiều không hoàn toàn hiểu hết được khái niệm dụng thần này, cho nên khi ông phê chú đoạn trên bèn nói: "Nguyên chú nói rằng: hai ba bốn năm dụng thần thực không phải mệnh tốt. Đấy là nói bậy! Chỉ có tám chữ mà nếu khử đi bốn năm chữ dụng thần thì trừ nhật can ra chỉ có hai chữ không dùng, làm sao thế được!". Nghe ý ông là hiểu không thể có trường hợp một mệnh tạo mà có đến bốn năm dụng thần.

Từ Lạc Ngô đại sư cũng nói đế vào phụ cho họ Nhậm, nói rằng: "Như câu trong nguyên chú hai ba bốn năm dụng thần, họ Nhậm bài xích là phải. Dụng thần làm sao có hai được nói chi đến ba bốn năm dụng thần! (Xem chương Thể dụng tinh thần trong cuốn "Tích Thiên Tủy Bổ Chú của Từ Lạc Ngô)". Ông khăng khăng dụng thần chỉ có một mà thôi, tuyệt không có hai, nói gì đến bốn năm dụng thần! Ông đâu có biết, dụng thần mà nguyên chú "Tích Thiên Tủy" nói hoàn toàn không phải loại dụng thần mà ông và Nhậm Thiết Tiều nghĩ!

Thật là "Một chữ sai, toàn bàn hỏng bét", dụng thần mà sai rồi thì phương pháp luận mệnh cũng sai theo! Không ai ngờ và nghĩ được rằng như hai vị đại sư cấp nhân vật trong làng mệnh lý là Nhậm Thiết Tiều và Từ Lạc Ngô lại nhầm lẫn khái niệm hạch tâm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất của mệnh học --- DỤNG THẦN!

Con rùa bò phía trước mở đường, con rùa phía sau bò theo. Cứ thế, ngàn ngàn vạn vạn kẻ hậu học theo sau đít hai ông Nhậm, Từ, thoát li khỏi tư tưởng chính tông của Từ Tử Bình, nhắm đến vũng lầy mệnh lý hiện hành vô biên vô tế phía trước mà tiến bước......

Lão Tử nói rất hay, "Ngũ sắc khiến người ta mù". Chỉ có mấy ông thầy bói mù (manh sư) mắt không nhìn được ngũ sắc nữa mới không mù quáng đi theo Nhậm, Từ. Họ đã không thể đọc các danh trước mệnh học của hai ông, cũng không thể tham duyệt tư liệu mệnh lý hiện hành, cho nên họ không bị bất cứ ảnh hưởng nào của mệnh lý hiện đại, vẫn cứ y theo phương pháp xa xưa của Tử Bình mệnh học. Có lẽ họ luận cách tinh xác không bằng "Tử Bình Chân Thuyên", hoặc họ mỗi người có một pho ca quyết luận mệnh cho riêng mình, nhưng khái niệm dụng thần và luận mệnh phép tắc là nhất mạch tương truyền với các kinh điển mệnh lý "Uyên Hải Tử Bình", "Thần Phong Thông Khảo", "Tam Mệnh Thông Hội", "Tử Bình Chân Thuyên" và "Tứ Ngôn Độc Bộ". Người viết quen biết một vị manh sư họ Dương, công phu của ông rất tinh thâm, nổi danh một vùng. Ông có thể thuộc lòng các ca quyết cổ điển như " Tứ Ngôn Độc Bộ", "Ngũ Ngôn Độc Bộ" và "Nguyệt Đàm Phú" v.v..., nhưng ông không hề biết tý gì về cái gọi là dụng thần cân bằng như phù ức, điều hậu, thông quan. Ông cũng giống như nhiều vị manh sư khác, bình thường chỉ nói về cách cục, không nói dụng thần, bởi vì ông giải thích rằng dụng thần chính là cách cục!

Đấy chính là bộ mặt thật của dụng thần, cho dù các thầy mệnh lý hiện đại mở miệng ra là nói tới nhưng cũng không biết tới nó!

Durobi dịch

Bổ sung chuyển từ Hán Việt ra Việt ngữ đoạn này, đoạn thứ 22 từ trên xuống, lúc dịch quên béng mất...

"Tử Bình Chân Thuyên - Luận dụng thần" nói rằng: "Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh. Dĩ nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, nhi sinh khắc bất đồng, cách cục phân yên". "Thần Phong Thông Khảo - Thủ cách chỉ quyết ca đoán" nói rằng: "Dĩ nhật vi chủ bản, nhi thủ đề cương vi dụng. Thứ cập niên nguyệt nhật vi thực, phùng Quan khán Tài, phùng Tài khán Sát, phùng Sát khán Ấn, phùng Ấn khán Quan". "Bảo Pháp - Quyển nhị" nói: "Tử Bình chi thuật, dĩ nhật tử vi chủ, tiên khán đề cương vi trọng, thứ dụng niên nguyệt nhật thời chi, hội thành cách cục phương khả đoán chi, giai dĩ nguyệt lệnh vi dụng, bất khả dĩ niên thủ cách".

Chương Luận dụng thần trong sách Tử Bình Chân Thuyên nói rằng: " Dụng thần của bát tự, nên tìm ở lệnh tháng mà thôi. Lấy nhật can phối hợp với địa chi lệnh tháng, bởi do sinh khắc không giống nhau nên phân ra các loại cách cục".

Chương Thủ cách chỉ quyết ca đoán trong sách Thần Phong Thông Khảo nói rằng: "Lấy ngày làm thân gốc, mà lấy đề cương (lệnh tháng) làm dụng. Thứ đến lấy năm tháng ngày làm quả, gặp Quan thì phải xem Tài, gặp Tài thì phải xem Sát, gặp Sát thì phải xem Ấn, gặp Ấn thì phải xem Quan".

Quyển thứ hai của sách Bảo Pháp nói rằng: " Thuật xem Tử Bình, lấy ngày làm chủ, trước hết phải xem đề cương (lệnh tháng) là điểm quan trọng, kế đến dùng chi năm tháng ngày giờ, hội thành cách cục rồi mới có thể đoán, thường các trường hợp đều lấy lệnh tháng làm dụng, không được lấy năm để chọn cách.

(Nguồn: sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận dụng thần

Bố trí và trang trí phòng học, thư gia theo phong thủy –

Phòng học, dọc, yêu cầu về các phép phong thủy cát tường cụ thể như sau: 1. Bố trí nơi yên tĩnh thuộc phương Bắc. Đây là phương tiếp nhận kiên thức của tuổi trẻ. 2. Kê bàn viết theo năm sinh. Hướng bàn viết liên quan đến khả năng phát triển kiến thức

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phòng học, dọc, yêu cầu về các phép phong thủy cát tường cụ thể như sau:

thiet-ke-phong-hoc-cho-tre-4

1. Bố trí nơi yên tĩnh thuộc phương Bắc. Đây là phương tiếp nhận kiên thức của tuổi trẻ.
2. Kê bàn viết theo năm sinh.

Hướng bàn viết liên quan đến khả năng phát triển kiến thức trí tuệ. Vì vậy nên căn cứ vào tuổi của người thường xuyên ngồi làm việc để kê bàn sao cho khi ngồi vào bàn viết mặt hướng về hương theo năm tuổi âm. Cụ thể tính theo phương vị của “sao văn xương” trên có sơ Thiên Can (tuổi theo 10 can) của tuổi.
<3. Ví dụ, kê bàn theo phương vị sao văn xương đóng tùy thuộc như sau:

–     Các tuổi có can là Quý gồm: … 1943, 1953, 1963, 1973, 1983, 1993, 2003, 2013, 2023, 2033, 2043…

Sao Văn Xương ơ hướng Chính Đông (90°, Mão)

–      Can Giáp gom: …1944, 1954, 1964, 1974, 1984,

1994,      2004, 2014, 2024, 2034, 2044…

Sao Văn Xương đóng ở phương Đông Nam (135°- Tốn)

–      Can Ất Dậu gồm: …1945, 1955, 1965, 1975, 1985,

1995,      2005, 2015, 2025, 2035, 2045…

Sao Văn Xương đóng ở hướng chính Nam (180°,

Ngọ)

–     Can Bính và Can Mậu gồm: …1946, 1948, 1956, 1958, 1966, 1968, 1976, 1978, 1986, 1988, 1996, 1998, 2006, 2008, 2016, 2018, 2026, 2028, 2036, 2038, 2046, 2048…

Sao Văn Xương đóng ơ phương vị Tây Nam (225°, Khôn)

–     Can Đinh và Ký gồm: …1947, 1949, 1957, 1959, 1987, 1969, 1977, 1979, 1987, 1989, 1997, 1999, 2007, 2009, 2017, 2019, 2027, 2029, 2037, 2039…

Sao Văn Xương đóng ở phương Tây Bắc (315°, Càn)

–     Tuổi can Tân gồm: …1941, 1951, 1961, 1971, 1981, 1991, 2001, 2011, 2021, 2031, 2041, 2051…

Sao Văn Xương đóng ở hương Chính Bắc (0° – Tý)

–     Tuổi can Nhâm gồm: …1952, 1962, 1972, 1982, 1992, 2002, 2012, 2022, 2032, 2042, 2052…

Sao Văn Xương đóng ở Phương Tây Bắc (45°, Cấn)
4. Ý nghĩa phong thủy cụ thế hướng của phòng học, dọc sách v.v…

–      Phòng ở hương Bác:

Có thể tăng cường khả năng chỉ đạo, biết áp dụng các phương pháp lãnh đạo.

–       Phòng ở phương Đông Bắc:

Tăng cường trí tướng tượng sáng tạo.

–       Phòng ở hương Đông:

Tăng khả năng về trí tuệ, về nghiên cứu trở thành học giá.

–       Phòng ở hướng Đông Nam:

Ngày càng có phương pháp tăng thêm tín nhiệm.

–       Phòng ở hương Nam:

Khả năng độc lập.

–       Phòng ở phương Tây Nam:

Ngày càng được tín nhiệm vì tính làm việc tỉ mỉ.

–      Phòng ở hướng Tây:

Có điệu kiện, có duyên làm việc về ngành tài chính, ngân hàng.

–      Phòng ở phương Tây Bắc:

Có thổ nâng cao uy quyền trong gia dinh, ở nơi làm việc, có các nhân viên trung thành, đáng tin cậy.
5. Phương pháp bài trí phòng học, dọc hay phong thủy
–     Đèn sáng màu ánh sáng tốt nhất thuộc hành Hóa. Cụ thể thì bóng đền sợi tóc.

–      Đồng hò treo phù hợp phương hướng và màu, dáng của đồng hồ theo phép phong thủy (đẵ trình bày ở phần phòng khách).

–     Tranh ảnh theo phong thủy ngũ hành là hợp với màu sơn phòng.

–      Màu sơn vàng, vàng mới chín, màu gà con.

–      Giá sách, túi sách có màu nâu, cà phê màu gỗ tự nhiên.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bố trí và trang trí phòng học, thư gia theo phong thủy –

Khéo sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ, gia chủ rước nhiều tài lộc

Khéo sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ, gia chủ đón rước nhiều tài lộc, nhưng cần tùy thuộc từng điều kiện kinh tế gia đình. Cách sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ chuẩn
Khéo sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ, gia chủ rước nhiều tài lộc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Tùy thuộc từng điều kiện kinh tế gia đình mà có thể bài trí các vật thờ khác nhau trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sẽ đảm bảo hài hòa về phong thủy, mang tới nguồn tài lộc dồi dào cho gia chủ.

 
 

1. Sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên theo ngũ hành

  Các yếu tố ngũ hành khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên bao gồm:
 
- Kim: Tương ứng với giá nến.
 
- Mộc: Tương ứng với bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị.
 
- Thủy: Tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ.

Kheo sap xep do tho tren ban tho, gia chu ruoc nhieu tai loc hinh anh 2
 
 
- Hỏa: Tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên.
 
- Thổ: Tương ứng với bát hương làm từ đất sét nung.   Tùy từng điều kiện và thời kỳ khác nhau mà sử dụng những đồ thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên, một bàn thờ đảm bảo sự hài hòa của cả 5 yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như trên sẽ có tác dụng phong thủy hữu hiệu trong việc kích hoạt tài lộc phát triển.  

2. Lưu ý khi đặt các đồ thờ


Vị trí đặt bát hương   Trên bàn thờ gia tiên, quan trọng nhất là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để tâm linh các cụ có thể về. Tối kị dùng bát hương màu vàng để thờ gia tiên. Bởi đây được coi là màu Hoàng Đế, chỉ dành để thờ thần, quan, các vị có chức tước trong hoàng tộc thời trước.   Vị trí đặt bát hương phải có điểm tựa, thông thường là ở vị trí chính giữa bàn thờ (hơi lùi về phía sau để phía trước đặt các đồ cúng khác).   
Kheo sap xep do tho tren ban tho, gia chu ruoc nhieu tai loc hinh anh 2
 
Vị trí đặt cây vàng khối
 
Cây vàng khối có thể được đặt ở hai bên bát hương. Nhưng cây đặt ở bên trái bát hương (tính theo hướng bàn thờ) nên cao hơn bên phải, theo nguyên tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ. Người xưa có câu: “Thà để Long cao ngàn trượng chứ không để Hổ ngẩng cao đầu”. 
 

Vị trí đặt lọ lộc bình

Thông thường sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên có 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 hay rằm hàng tháng. Vào ngày thường, lọ này thường để không, nên người xưa còn gọi là “độc bình”.    Trên bàn thờ chỉ nên để 1 lọ cắm hoa, đặt ở bên tay trái (hướng Đông) theo quan niệm “Đông bình Tây quả”. Ngày nay không ít gia chủ để 2 lọ hoa đối xứng nhau trên bàn thờ gia tiên, điều đó không đúng. Có thể mua hai lọ lộc bình lớn để trưng bày chơi trong nhà chứ không nên đặt cùng lúc lên bàn thờ.
 

Lưu ý về giá nến

Trên bàn thờ gia tiên, nên sử dụng giá nến làm bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là bằng đồng.
 
Lưu ý về khay, cốc đựng nước thờ

Mỗi lần thắp hương, cần thay nước thờ cho thanh tịnh.

Lưu ý về lọ đựng hương

Khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ, lọ đựng hương được đặt bên phải bàn thờ, nên mua loại được làm bằng gốm.
► Tra cứu ngày âm lịch hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự

Nam Anh

Các loại hoa dâng lên bàn thờ hút tài lộc
Dâng hương hoa, trà quả lên bàn thờ là thói quen truyền thống của người Việt. Tuy nhiên không phải loại hoa nào cũng mang nhiều ý nghĩa tâm linh phù trợ cho

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khéo sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ, gia chủ rước nhiều tài lộc

Lá số tử vi Quan Vân Trường - anh hùng khí thịnh

Quan Vân Trường – danh tướng có một cuộc đời hào hùng và không kém phần bi tráng. Vậy tử vi của Quan Vân Trường có điểm gì đặc biệt để tạo nên một số mệnh dữ
Lá số tử vi Quan Vân Trường - anh hùng khí thịnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Quan Vân Trường – danh tướng nổi tiếng được biết tới thông qua danh tác Tam Quốc diễn nghĩa có một cuộc đời sôi nổi, hào hùng và không kém phần bi tráng. Vậy tử vi của Quan Vân Trường có điểm gì đặc biệt để tạo nên một số mệnh dữ dội đến vậy.


La so tu vi Quan Van Truong - anh hung khi thinh hinh anh
 
Quan Vân Trường, tên tục là Quan Vũ, sinh năm 160 tại quận Hà Đông. Ông là danh tướng nhà Đông Hán, kết nghĩa cùng Lưu Bị, Trương Phi khởi binh với mong muốn đánh dẹp Tào Tháo, cứu lấy nhà Hán đang trên đà suy vong. Với Thanh Long đao và ngựa Xích Thố, Quan Vũ nổi tiếng là viên tướng có kinh nghiệm trận mạc dày dạn, võ nghệ cao cường. Sử sách còn ghi những chiến công lẫy lừng của ông: Bắc phạt Tào Ngụy, vây khốn Tương Phàn, cầm chân Vu Cấm, trảm Bàng Đức, uy chấn Hoa Hạ, chấn động Trung Nguyên.   Hơn thế nữa, ông còn là người có phẩm chất cao quý, lòng trung thành, chính trực sáng chói nên sau này được dân gian xưng là Quan Công, rồi trở thành Võ Thần Tài. Lá số tử vi của ông cũng có nhiều điểm đặc biệt.   Số phận trái ngược của hai người cùng can Giáp Trương Lương - Hàn Tín
Tử vi của Quan Vũ
thấy, mệnh ngày là Bính Hỏa, nên Hỏa khí vượng, mặt ông lúc nào cũng đỏ bừng. Giờ sinh cũng là Bính Hỏa, trợ cho ngày sinh nên mặt đỏ trở thành đặc điểm nổi bật ở vị tướng này. Tháng sinh là Giáp Mộc, tức Thiên Ấn bên người, đại diện cho tín nghĩa, hào hiệp, sôi nổi. 
  Quan Vũ có sức chiến đấu dồi dào, vạn người mới có một, tất là trong bát tự tàng Thiên Quan mà Kiếp Tài cũng phải lùi bước. Chính điều này khiến cho Quan Công luôn chiếm được thế thượng phong trước đối thủ, trong bát tự có thế vây quanh.   Thiên Quan Nhâm Thủy nấp trong chi tháng cùng với chi giờ có Thân Kim. Nhâm Thủy phát lực cùng Kiếp Tài Đinh Hỏa hợp hóa thành Mộc, ngày là Bính Hỏa. Hợp thần Giáp Mộc tới tháng sinh cũng ẩn chi ngày Ất Mộc, với người sinh ngày Bính Hỏa là đại cát.
La so tu vi Quan Van Truong - anh hung khi thinh hinh anh
 
Nói cách khác khi Quan Công nổi giận (Thiên Quan phát lực) thì muốn giết người (Kiếp Tài bị hợp hóa). Nhân thời loạn thế, kiến công lập nghiệp nên thành hào kiệt.
  Năm 219 là năm Kỷ Hợi, Kỷ cùng Hợi đều can Giáp, tác dụng lớn, chế trụ hợp hóa. Mà mệnh Giáp Mộc chủ dụng thần, ứng với hung. Thổ sinh Kim, cục Canh Kim tăng lực lại càng hung.Vì thế mà Chính Ấn bị quản chế, dữ nhiều lành ít, mệnh chủ gặp nguy nan. Đúng tháng 10 năm đó, Lữ Mông dẫn quân Đông Ngô đánh chiếm Kinh Châu, tháng 12 giết chết Quan Vũ, anh hùng tận thế. Số mệnh của Quan Vũ không thắng nổi ý trời.   Bí ẩn phong thủy về cái chết của Gia Cát Lượng Gia Cát Lượng - một đời tinh thông không xoay nổi mệnh Trời
Trình Trình

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lá số tử vi Quan Vân Trường - anh hùng khí thịnh

Phong thủy nhà bếp: Nên và không nên

Theo quan niệm phong thủy của người xưa, bếp đóng một vai trò quyết định sự thịnh vượng, nguồn tài lộc của cả gia đình. Việc bày biện bếp ra sao, đặt bếp hướng nào thì hợp theo quan niệm phong thủy là việc không hề xưa cũ…

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nói đến phong thủy nhà bếp nhiều người coi đó là việc mê tín dị đoan. Thế nhưng, nếu chú ý kỹ sẽ thấy đây là điều rất có khoa học mà ông cha ta phải trải qua cả ngàn năm mới đúc kết được, nó thuộc về khoa học thống kê.


Việc bày biện căn bếp quyết định đến sự thịnh vượng và nguồn tài lộc của gia đình.

Việc đặt bếp theo phong thủy không quá khó, nếu bạn nắm được những bí quyết sau:

Theo đó, bạn không nên đặt bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh. Vì nhà vệ sinh là nơi có chứa nhiều vi trùng có hại rất dễ lây bệnh cho người qua đường ăn uống.

Hướng cho bếp phải hợp với cung bổn mạng, toạ hung mà hướng cát. Hoả môn (của bếp) cần đặt ở hướng lành vừa trấn áp được khí hung vừa hút được khí lành. Nó sẽ giúp cho tài lộc của gia chủ hưng vượng.

Bếp cũng không nên đặt hướng sát so với nhà. Bếp đặt ở hướng sát thường làm thận suy, mắt kém, bị bệnh huyết áp hay bị phong tà gây lở ngứa.


Không nên đặt bếp đối diện nhà vệ sinh.

Nếu nhà bạn ở hướng Đông thì sát ở cung Thân, nhà hướng Tây thì sát ở cung Tỵ, hướng Nam thì sát ở cung Hợi, hướng Bắc thì sát ở cung Thìn, hướng Đông-nam thì sát ở cung Dậu, Tây bắc thì sát ở cung ngọ…

Nên nhớ tránh đặt bếp gần phòng ngủ hoặc đối diện với phòng ngủ. Bếp là nơi nấu nướng, thường xuyên sinh nhiệt. Khi đun nấu, khói dầu mỡ sinh ra từ bếp rất độc hại, không tiện để gia chủ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Cũng không nên đặt ở góc tường hoặc góc nhọn, ngoài trường hợp bất khả kháng.

Muốn thức ăn nấu ra luôn ngon thì bạn nên đặt bếp ở hướng Thiên y, tất nhiên là có phần đóng góp của tay nghề nấu nướng của các nội tướng. Đặc biệt, đặt bếp theo hướng này có lợi cho sản phụ.


Đặt bếp ở hướng Thiên y rất tốt cho sản phụ.

Bạn cũng cần tránh đặt bếp ngay dưới xà ngang. Bởi xà ngang áp trên bếp chủ hao tài tốn của. Vị trí gian bếp nên đảm bảo ánh sáng hài hoà, tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thông gió, khử mùi để không khí lưu thông.

Theo phong thủy, thế bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi có đường đi nếu không gia chủ sẽ gặp bất lợi về tài lộc. Bếp cần được đặt ở cung tương hợp và cung sơn chủ (mặt hậu của nhà) nên phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà. Cửa vào bếp phải tương hợp với nơi đặt bếp thì tài lộc của gia chủ sẽ phát, gia đình thịnh vượng.


Đặt bếp ở nơi có đường đi gây bất lợi về đường tài lộc cho gia chủ.

Màu sắc gian bếp phải hài hoà. Dưới bếp không nên để đọng nước. Bởi thủy hoả đạo tặc, nước để đọng dưới bếp khiến cho gia chủ dễ mắc bệnh thần kinh, khí huyết, bị rối loạn tâm lý, đặc biệt không tốt cho nhà có phụ nữ mang thai. Nếu bạn chưa có em bé thì đường con cái rất khó khăn dù cả hai không hề mắc bệnh gì về vấn đề sinh sản.


Nhà bếp không thông thoáng, động nước gây ra nhiều bệnh tật cho gia chủ.

Bếp cũng không nên đặt trên giếng nước, hầm rút. Đặt bếp ở những vị trí này gia chủ và người thân thường hay ốm đau, thường mất hoà khí trong nhà.

Trong những ngôi nhà hiện đại, bếp thường kết hợp cùng máy hút khói, bồn rửa chén. Bạn cần đặt máy hút khói ngay trên bếp. Còn bồn rửa chén thì không được cao hơn bếp, cách xa nơi đỏ lửa ít nhất 60 cm.

(Theo Eva)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy nhà bếp: Nên và không nên

Tuổi Sửu và tuổi Mão có hợp nhau không? –

Tuổi Sửu và tuổi Mão đều nhút nhát và khó diễn đạt cảm xúc nên họ dễ tìm được sự đồng cảm ở nhau. Có thể nói, hai tuổi Trâu và Mèo sống nội tâm nhất trong 12 con giáp. Họ rất khó biểu đạt tình cảm thành lời, nhưng trong lòng họ luôn đầy ắp sự yêu thư
Tuổi Sửu và tuổi Mão có hợp nhau không? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Sửu và tuổi Mão có hợp nhau không? –

Đặt tên cho con: vô tình hay kỳ vọng ?

Việc đặt tên cho con thời nay đã có một 'bước ngoặt' lớn, khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy thông kinh làu sử'... nhập cuộc.
Đặt tên cho con: vô tình hay kỳ vọng ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy” chuyên về kinh sách, cung, mệnh... vào cuộc thì người ta sẵn sàng bỏ tiền để tìm đến những phương pháp đặt tên “khoa học” để đặt tên cho con.

Trước đây, ở Việt Nam, đời sống khó khăn, dân trí còn hạn chế, các cụ thường có cách đặt tên con rất đơn giản như tên đệm thì nam “Văn”, nữ “Thị” hoặc gọi con bằng những cái tên rất chân chất, xấu xí như Tí, Dậu, Hĩm, Út, Cu... Người xưa cho rằng làm như thế thì ma quỷ cũng thấy xấu mà để cho đứa trẻ được yên, vì vậy bố mẹ sẽ nuôi con một cách dễ dàng hơn.

Hiện nay quan niệm đó đã thay đổi rất nhiều. Việc đặt tên đứa con mới ra đời giờ là chuyện trọng đại của cả gia đình. Trọng trách thường được giao cho người lớn tuổi, có uy thế, “nhiều chữ” nhất trong dòng họ. Mọi người thích chọn những cái tên Hán tự “rất kêu”, nhiều ý nghĩa như Hùng, Dũng, Đức, Khuê, Dung, Phương, Hương, Huyền...

Picture

Việc đặt tên cho con thời nay đã có một 'bước ngoặt' lớn. (Ảnh minh họa).

Để cái tên thêm hay, những chữ đệm trước tên cũng được chú trọng, thậm chí có những người có tới 2, 3 chữ đệm cho thẩm mỹ, sang trọng. Những cái tên có cả họ cha lẫn họ mẹ cũng đã được xếp cạnh nhau (dù nghe rất trúc trắc, trục trặc) để tôn trọng hai bên nội ngoại.

Ngoài ra, xu hướng đặt tên theo kiểu phi giới tính, kiểu “chữ cái đầu” còn được coi là “mốt” với những đứa trẻ thuộc thế hệ từ 8x, 9x vì cha mẹ mong muốn tên chúng luôn đứng ở “đầu sổ” trong tất cả các danh sách ở trường học hay “trường đời”...

Gần đây hơn, trong xã hội có “bước ngoặt” mới trong cách đặt tên con. Khi chuyên gia về ngôn ngữ, các “thầy” chuyên về kinh sách, cung, mệnh... vào cuộc thì người ta sẵn sàng bỏ tiền để tìm đến những phương pháp đặt tên “khoa học” để đặt tên cho con.

Không biết họ tin vào “cái tên nhàn hạ, sung sướng, may mắn” này đến đâu nhưng rõ ràng đó là những ước mong, kỳ vọng đầu tiên đặt lên vai đứa trẻ. Người ta cũng dần bỏ qua những gì thuộc về “ý nghĩa” của cái tên mà thay thế vào đó là theo sở thích hoặc những khác biệt..

Đã không hiếm những đứa trẻ “thuần Việt” nhưng lại mang những cái tên rất lạ với người Việt như Tú Lynh, Hồng Kông, Bê La... Không chỉ ở Việt Nam, tại Mỹ, những chuyển biến về xu hướng đặt tên cho con theo cách đặc trưng, khác biệt như thế này cũng rất rõ nét.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Georgia (Mỹ), những năm 1950, tại đây trung bình một lớp học sẽ có ít nhất 1 bé trai tên là James (tên phổ biến nhất trong giai đoạn này). Còn ước tính đến năm 2013, trong 6 lớp học mới tìm được 1 học sinh tên Jacob, cho dù đây là một trong những tên phổ biến nhất trong năm 2007 ở Mỹ dành cho con trai.

Về hiện tượng trên, nhà nghiên cứu Jean Twenge của trường Đại học San Diego (Mỹ) chia sẻ trên trang tin Live Science rằng: Lời giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng phổ biến này là sự thay đổi suy nghĩ, sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ trẻ về vai trò của con cái ngày càng nhiều hơn. Giờ đây, nhiều người muốn con mình phải thật đặc biệt, phải duy nhất và khác hẳn với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, không ít người cũng tỏ ra quan ngại rằng những kỳ vọng trong cách đặt tên này có thể là bước khởi đầu, là gánh nặng của chủ nghĩa cá nhân thời hiện đại mà các bậc cha mẹ trẻ đã vô tình đặt lên cuộc đời con trẻ.


Trích từ nguồn: EVA.vn


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên cho con: vô tình hay kỳ vọng ?

Những kiêng kị trong đám tang để "yên người chết, ổn người sống"

Những kiêng kị trong tang lễ để “người chết yên, người sống ổn”.
Những kiêng kị trong đám tang để "yên người chết, ổn người sống"

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo quan niệm dân gian, đám tang là việc hệ trọng. Nếu không chú ý thực hiện đúng những kiêng kị trong tang lễ thì “người chết không yên, người sống không ổn”.
Nhung kieng ki trong dam tang de yen nguoi chet, on nguoi song hinh anh
 

1. Khi gặp người chết ngoài đường (chết đường chết chợ), kiêng đưa xác về nhà vì có âm khí sẽ không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
 
2. Thân nhân người chết phải tổ chức tang lễ tại nơi chết hoặc dựng lán ngoài đồng để làm lễ. Người chết do tai nạn tàu xe, sông nước,… thì phải cúng lễ trực tiếp nơi bị nạn.
 
3. Những người treo cổ tự tử thì phải chém đứt dây mà không tháo dây mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết. Sau khi cắt dây để nạn nhân nằm thẳng ra và cởi dây ở cổ.
 
4. Con cái mất trước cha mẹ thì cha mẹ kiêng đưa tang con vì con cái mất trước là nghịch cảnh, bất hiếu, gây nhiều đau thương. Cha mẹ có thể đau buồn mà ngất trên đường đi đưa ma, ảnh hưởng tính mạng nên phải làm vậy để vơi nỗi buồn, tránh trùng tang.
 
5. Khi chôn cất thì kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người sống bị ngớ ngẩn, hay quên. Đồng thời, người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại.
 
6. Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
 
7. Con cháu phải canh giữ thi hài ngày đêm, tránh để chó, mèo hay vật nuôi di chuyển qua để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.
 
8. Ở những gia đình mà có người già mất, chập tối phải đóng cửa, kiêng trả lời nếu chưa nhận tiếng gọi người đứng ngoài cổng. Theo tín ngưỡng dân gian, người già mới mất còn quyến luyến con cháu, tối về gọi con cháu và sẽ bắt theo những ai thưa.
 
9. Người chung tuổi với người mất tránh lúc khâm liệm, lúc hạ huyện và khi bốc mộ nên tránh.
  ST
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những kiêng kị trong đám tang để "yên người chết, ổn người sống"

Con giáp sinh ra để làm sếp

Từ cổ chí kim, ai cũng mong muốn trở thành người thành công, nhưng không phải ai cũng có khả năng đổi đời. Hãy tìm ra 3 con giáp sinh ra để làm sếp sau đây.
Con giáp sinh ra để làm sếp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Từ cổ chí kim, ai cũng mong muốn trở thành người thành công, nhưng không phải ai cũng có khả năng đổi đời. Hãy cùng ## tìm ra 3 con giáp sinh ra để làm sếp sau đây.


Con giap sinh ra de lam sep hinh anh
 
Hạng 3: Tuổi Dần
Người tuổi Dần có khí chất thu hút người khác, năng lực lãnh đạo cao. Từ khi còn nhỏ, họ đã lập chí xây dựng sự nghiệp lớn và xác định phương hướng cho bản thân. Mệnh trụ năm Dần hiểu rằng làm công không thể dẫn đầu, nên dù hoàn cảnh có khó khăn, họ luôn chịu đựng và vượt qua để có ngày mai tươi sáng. Chỉ cần người tuổi Dần nỗ lực hết mình, không khó có thể trở thành "sếp".   Xem vết bớt để “đón đầu” tương lai tươi sáng cho trẻ
– Vết bớt hay còn gọi là chàm, là mảng sắc tố màu đỏ, đen hay nâu có kích thước khá to trên cơ thể ngay từ lúc sinh ra. Dân gian coi đây là

Hạng 2: Tuổi Thìn
Bát tự trụ năm Thìn vốn có khí chất quý tộc, sau này khi va chạm cuộc sống khả năng thu hút người khác. Họ là người có dã tâm và tham vọng lớn, không có giới hạn cho từ "đủ". Sở hữu khả năng suy nghĩ đặc biệt, phong cách làm việc lỗi lạc, khả năng sáng tạo hơn người, mệnh chủ năm Thìn là điển hình của người làm việc lớn, khiến nhiều người ngưỡng mộ .
 
Con giap sinh ra de lam sep hinh anh 2
 
Hạng 1: Tuổi Tỵ
Trong 12 con giáp, Tỵ nổi tiếng với "máu lạnh". Người trụ năm Tỵ bình tĩnh, gặp khó khăn không loạn, khả năng phán đoán hơn người, tính quyết đoán cao. Sở dĩ họ có thể xếp vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng này là do nghị lực phi thường, ung dung chấp nhận khó khăn, tính khiêm tốn. Nếu không thành công trong sự nghiệp của mình thì họ sẽ không dừng bước.

=> Lịch ngày tốt cung cấp công cụ xem tử vi số mệnh của bạn nhanh, chuẩn xác

Chi Nguyễn
Xem Clip tìm câu trả lời: Giá trị đích thực của cuộc đời là gì?

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Con giáp sinh ra để làm sếp

Hình dáng chiếc cằm tiết lộ vận mệnh tương lai của teen

Trong tướng số, cằm đại diện cho vận sự khi về già của một người - thông qua hình dáng cằm có thể thấy được tuổi già của một người như thế nào.
Hình dáng chiếc cằm tiết lộ vận mệnh tương lai của teen

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Cằm ngắn

Người có chiếc cằm ngắn thường hướng nội, trọng tình cảm, có đôi lúc hành sự cực đoan, thiếu khôn khéo, không có sự nhẫn nại, khó có thể tự xây dựng sự nghiệp, dễ rơi vào cảnh cô độc khi về già.

2. Cằm dài

Tính cách thẳng thắn, nhẫn nại cao, hành sự biết phân nặng nhẹ, nhưng lại rất yếu đuối trong tình cảm. Họ sẵn sàng hy sinh vì gia đình, bạn bè, nhân duyên của họ vì thế khá tốt.

3. Hai cằm và cằm tròn 

Người có hai cằm khi về già sẽ sống rất khá giả và yên ấm. Người có cằm tròn cũng có tướng hưởng thụ, phát tài. 

4. Cằm dưới nhiều thịt

Nửa đời sau tương đối an ấm, tài vận cũng khá hơn. Tướng cằm này có thể nói là khá hiếm.

5. Cằm chìa

Tình cảm phong phú, thích giúp đỡ người khác, là người có năng lực nhưng cần chú ý đến sức khỏe bản thân.

1-7257-1416388511.jpg

6. Cằm nhọn và nhỏ 

Người cằm nhọn cả đời truy cầu sự thỏa mãn về tinh thần và tư tưởng, họ rất cầu toàn, thích sự lãng mạn, không thực tế. Họ nên kết hôn muộn, nếu kết hôn sớm thì cuộc hôn nhân dễ gặp sẽ nhiều sóng gió.

7. Cằm vuông

Là người quật cường mạnh mẽ, cũng rất trung thực thẳng thắn, sức khỏe tốt, luôn đấu tranh tồn tại kể cả hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Họ sống có trách nhiệm với gia đình, biết chăm sóc những người xung quanh, có điều không được lãng mạn cho lắm.

8. Cằm thụt vào

Hành sự thận trọng, biết tiếp thu và khiêm nhường. Mặt khác, họ khá nhút nhát, bởi vậy thường không giỏi nắm bắt các cơ hội, không thích hợp tự tay lập nghiệp, nhưng giỏi hợp tác, làm việc nhóm, biết cách xử lý các mối quan hệ. Vậy nên ở phương diện kết giao bạn bè, hợp tác làm việc họ có biểu hiện rất xuất sắc.

Kunie (Theo astro)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hình dáng chiếc cằm tiết lộ vận mệnh tương lai của teen

Điểm danh những con giáp ưa nịnh ngọt

Muốn được lòng người tuổi Mùi, Thân và Hợi, bạn hãy vận dụng hết vốn từ của mình để nói những lời có cánh.
Điểm danh những con giáp ưa nịnh ngọt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

No.1 Tuổi Mùi

Người tầm tinh con dê cương trực, thẳng thắn và đặc biệt có tố chất lãnh đạo. Tính “hét ra lửa” của họ ảnh hưởng rất lớn tới người khác, nên thường được mọi người nể trọng. Do đó, con giáp này không sớm thì muộn sẽ được đề bạt lên vị trí lãnh đạo, dù cầm quân nhóm ít hay nhiều người.

Trên cương vị lãnh đạo, tính thích được khen, ưa những câu nói hoa mỹ về mình của người tuổi Mùi càng được bộc lộ rõ. Đặc biệt, họ còn thích “lăng-xê” về đời sống riêng tư của mình. Nếu bạn biết được điểm yếu đó, khéo léo tung hứng, thì chắc chắn sẽ được sếp tuổi Mùi trọng dụng.

No.2 Tuổi Thân

Cũng khá tương đồng người tuổi Mùi, con giáp này quan tâm tới vẻ bề ngoài trước tiên. Họ cực kỳ chú ý tới chuyện ăn mặc, đầu tóc được chải chuốt ra sao, đi giày dép nào... Cùng với tính cách đồng bóng, con giáp này sẵn sàng nhận xét thẳng thắn nếu ai đó ăn mặc không vừa ý họ. Không chỉ vậy, người cầm tinh con khỉ còn thích “chỉ tay 5 ngón” dù chẳng ở cương vị lãnh đạo.

1018e9dc-5179-47c4-9f53-d31997-4738-7329

Với người thích thể hiện, yêu sự hoàn mỹ như vậy, bạn nên tiếp cận họ bằng những lời có cánh. Nếu được khen ngợi trẻ trung, ăn mặc hợp mốt, biết cách phối đồ, thì con giáp này chắc chắn sẽ vui vẻ cả ngày. Chính tính cách này khiến người tuổi Thân đôi lúc nhìn nhận bản chất con người, sự việc bị lệch theo hướng khác.

No.3 Tuổi Hợi

Người tuổi Hợi lại thích những lời nói đường mật chỉ vì tính cách hướng tới sự hoàn hảo. Họ quan tâm tới từng chi tiết, tỉ mỉ và tinh tế. Hơn nữa, con giáp này rất điệu đà, quan tâm nhiều tới chuyện ăn mặc. Nếu còn đam mê văn chương, tiểu thuyết, thì người cầm tinh con lơn càng thể hiện bản chất “điệu” rõ nét hơn.

47b3d92b-e639-4cea-b4eb-0265ae-2477-2285

Từ những yếu tố trên, họ càng mê mệt những hành động lãng mạn, vài câu nói hoa mỹ. Không chỉ trong công việc, cuộc sống hàng ngày, con giáp này còn đặt nặng tiêu chí lãng mạn để lựa chọn người yêu. Mặt khác, đời sống tinh thần của họ sẽ vô cùng phong phú và lạc quan.

Mr.Bull (theo DZYX)

thin-1442992804-300x180-5081-1443573989. Những con giáp có thể 'bắt cá hai tay'

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điểm danh những con giáp ưa nịnh ngọt

Phong thủy cửa hàng thời trang ăn lên làm ra

Một vài lưu ý về phong thủy cửa hàng thời trang sẽ giúp việc kinh doanh, buôn bán của bạn thêm phát tài phát lộc.
Phong thủy cửa hàng thời trang ăn lên làm ra

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng thời trang, có thể tham khảo nội dung dưới đây. Chỉ cần một vài lưu ý về phong thủy khi chọn địa điểm cửa hàng cũng góp phần thúc đẩy tình hình kinh doanh thêm thuận lợi, làm ăn càng ngày càng phát đạt.


1. Chọn cửa hàng ở vị trí đông người   Việc kinh doanh, buôn bán tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm. Nơi đông dân cư có nhiều người qua lại, nhu cầu mua sắm cũng cao hơn nơi ít người.   Về mặt phong thủy, mỗi người đều chứa sinh khí, nơi sinh khí vượng thì tài lộc mới thịnh, việc kinh doanh, buôn bán mới phát đạt.  
Phong thuy cua hang thoi trang an len lam ra hinh anh
 
2. Chon địa điểm rộng rãi   Địa điểm rộng rãi có thể thu hút được sinh khí từ 3 phương 8 hướng, từ đó hút nhiều khách hàng tới giao dịch hơn.    Nếu điều kiện chưa cho phép, bạn nên cố gắng chọn cửa hàng nào có mặt tiền thoáng đáng, rộng rãi một chút là được. Đồng thời tránh những vật cản lớn phía trước cửa hàng như cột điện, biển hiệu quảng cáo che lấp cả cửa hàng...
3. Chọn mặt tiền cửa hàng hướng Nam, tránh hướng Đông Bắc   Sở dĩ cách chọn vị trí cửa hàng tọa Bắc hướng về Nam là vì yếu tố thời tiết. Người xưa có câu: “Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn” hay “Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió”... để chỉ lợi thế của nhà hướng Nam. Hướng nhà này đông ấm, hè mát, tạo ra trường khí phong thủy tốt.   
Phong thuy cua hang thoi trang an len lam ra hinh anh 2
 
4. Kiến trúc cửa hàng độc đáo   Theo phong thủy cửa hàng thời trang, kiến trúc cửa hàng không chỉ thể hiện cá tính của chủ nhân, chủ doanh nghiệp mà còn là cách để tạo ra ấn tượng tốt đẹp, trở thành điểm đến lý tưởng mà khách hàng nào cũng muốn thường xuyên lui tới.   Chính vì thế, cửa hàng thời trang sẽ kinh doanh phát đạt hơn nếu có cơ sở vật chất tốt, kiến trúc tạo hình ấn tượng.   Nhưng cần lưu ý, dù xây dựng ở dạng hình thù nào đi nữa, nhưng càng đơn giản càng tốt và nếu hòa hợp với môi trường xung quanh thì càng có lợi cho việc kinh doanh. Tránh tình trạng xây dựng kiến trúc dị biệt, kỳ quái, không tạo nguồn năng lượng phong thủy tốt.   5. Mặt tiền cửa hàng cần thông thoáng   Nếu ngay phía trước cửa chính của cửa hàng có cột điện, nhà vệ sinh, góc của tòa nhà cao tầng chĩa vào, bệnh viện, bị đường xông thẳng vào... đều không tốt cho việc kinh doanh, buôn bán.    Theo quan điểm phong thủy, đó là những vật không cát tường, chứa xú khí hoặc âm khí mạnh, phá hoại nguồn năng lượng phong thủy tích cực, tăng thêm sát khí.   
► ## gửi tới bạn đọc công cụ xem ngày theo Lịch vạn sự chuẩn xác và nhanh chóng

Ngọc Diệp
  “Mổ xẻ” tác dụng chiêu tài bất ngờ của trâu đồng
– Ngoài tác dụng hưng vượng sự nghiệp, trâu đồng phong thủy còn giúp thúc đẩy thứ tài dồi dào, chấn trạch và giải trừ sát khí rất tốt.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy cửa hàng thời trang ăn lên làm ra

Tâm trí bị ám ảnh vì mơ thấy dơi

Thấy những con dơi trong giấc mơ là biểu tượng cho sự bẩn thỉu, ma quỷ và những điều khó chịu đang ám ảnh tâm trí bạn. Ngoài ra, nó còn tượng trưng cho việc
Tâm trí bị ám ảnh vì mơ thấy dơi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  bạn muốn từ bỏ những thói quen cũ để vươn lên những tầm cao mới tốt đẹp hơn. 


► Tham khảo thêm: Giải mã những giấc mơ và điềm báo hung cát

Tam tri bi am anh vi mo thay doi hinh anh
Ảnh minh họa
Con dơi còn biểu tượng cho sự tái sinh; nó cũng mang ý nghĩa rằng bạn đang suy nghĩ để có thể thiết lập mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp một cách vững chắc hơn. Theo đó, bạn cần xem xét mọi việc kỹ càng, đừng nhìn cái trước mắt mà phải nhìn vào cốt lõi của sự việc.   Chiêm bao thấy một con dơi trắng là biểu tượng cho cái chết của một người thân trong gia đình. Còn chiêm bao thấy một con dơi đen lại ám chỉ cho một tai họa mang tính chất cá nhân.    Mơ thấy một con dơi quỷ ám chỉ rằng bạn đang bị một người thân cận lấy đi phong thái, sự tự tin và những gì tốt nhất mà bạn có.
 
Nếu trong giấc mơ bạn thấy một con dơi trắng thì điều đó nói về cái chết của một thành viên trong gia đình. Nếu thấy con dơi đen thì có nghĩa đang có thảm họa nào sắp xảy ra với bạn.
 
Còn thấy một con dơi ma cà rồng trong giấc mơ của bạn, thì điều này cho thấy rằng một người trong cuộc sống của bạn có thể làm bạn mất đi sự tự tin hoặc đang ăn cắp gì đó của bạn.

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tâm trí bị ám ảnh vì mơ thấy dơi

Xem tướng nốt ruồi ở bụng –

Bụng là vị trí thường rất ít khi có nốt ruồi, nhưng không hẳn là không có. Và khi nốt ruồi mọc ở bụng nó cũng mang những ý nghĩa nhất định tùy thuộc vào vị trí nó nằm trên bụng là gì Nốt ruồi ở bụng Nốt ruồi mọc ở 2 bên eo Đây là vị trí 2 bên hông, d

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bụng là vị trí thường rất ít khi có nốt ruồi, nhưng không hẳn là không có. Và khi nốt ruồi mọc ở bụng nó cũng mang những ý nghĩa nhất định tùy thuộc vào vị trí nó nằm trên bụng là gì

Nội dung

  • 1 Nốt ruồi ở bụng
    • 1.1 Nốt ruồi mọc ở 2 bên eo
    • 1.2 Nốt ruồi mọc ở giữa rốn
    • 1.3 Nốt ruồi mọc giữa ngực và bụng

Nốt ruồi ở bụng

Nốt ruồi mọc ở 2 bên eo

Đây là vị trí 2 bên hông, dưới sườn trở xuống. Người có nốt ruồi vị trí này nếu ở bên phải thì sinh toàn con gái, bên trái thì sinh toàn con trai. Nốt ruồi son (có màu đỏ) thì quý hơn nốt ruồi đen

Nốt ruồi mọc ở giữa rốn

Không ai còn xa lạ vùng rốn trên cơ thể. Khi nói nốt ruồi ở bụng tại rún nghĩa là xung quanh gần hoặc bên trong rún. Nếu có nốt ruồi ở đây thì có 2 luồng ý kiến:

Nốt ruồi đỏ thì sinh con quý tử, con hợp cha mẹ. Nốt ruồi đen thì ăn uống dễ bị chột bụng

Có luồng ý kiến lại cho rằng, nốt ruồi trên bụng này là người có tính bảo thủ, hay ghen tỵ, cuộc sống khó khăn, gian nan.

Nốt ruồi mọc giữa ngực và bụng

Tại vị trí giáp ranh này, nốt ruồi mang 2 luồng ý nghĩa:

Nếu là nốt ruồi nổi thì danh vị, tiền tài đều tốt, làm ăn phát đạt, cuộc sống sung sướng

Nếu là nốt ruồi chìm thì là người ưa danh hão huyền, làm việc không nhiệt tình đến cùng, dễ chán chường, mệt mỏi và bỏ cuộc.

Như vậy, tuy đều là nốt ruồi ở bụng nhưng ở các vị trí cụ thể khác nhau, hay màu sắc khác nhau thì nốt ruồi lại mang một ý nghĩa khác nhau, thậm chí là đối nghịch hoàn toàn. Tuy nhiên, việc xem tướng nốt ruồi trên bụng để đoán tài vận chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có nốt ruồi ở vị trí nào đó mà ý nghĩa không tốt thì cũng đừng nên quá buồn lòng nhé. Quan trọng vẫn là tấm lòng lương thiện, hành nhiều việc tốt, tránh những điều xấu v.v là cuộc sống của bạn sẽ thanh thản, gặp nhiều điều may mắn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng nốt ruồi ở bụng –

5 chòm sao nam hay ghen không kém gì phụ nữ

5 chòm sao nam hay ghen dưới đây trời sinh đã có tính đa nghi, luôn quản chặt người yêu, bà xã của mình không rời nửa bước đâu. Khi cung hoàng đạo nam ghen sẽ
5 chòm sao nam hay ghen không kém gì phụ nữ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thường hay nghe nói phụ nữ có máu Hoạn Thư, ai ai cũng sợ nhưng đừng quên cánh đàn ông cũng biết ghen đấy nhé. 5 chòm sao nam hay ghen dưới đây trời sinh đã có tính đa nghi, luôn quản chặt người yêu, bà xã của mình không rời nửa bước đâu.


5 chom sao nam hay ghen khong kem gi phu nu hinh anh
 

Hạng 1: Kim Ngưu

  Là chòm sao coi trọng tình cảm, bề ngoài Kim Ngưu rất chân thành cẩn trọng, điềm đạm, hầu như không bộc lộ sự hấp tấp của mình nhưng thực chất máu ghen của họ thuộc hàng đệ nhất đấy. Vì quan tâm tới đối phương nên tính tình táo bạo hơn hẳn, người ta đi đâu làm gì cũng muốn quản chặt chẽ, kè kè ở bên cạnh.  

Hạng 2: Song Ngư

 

Một trong những chòm sao nam hay ghen kì cựu nhất của vòng tròn hoàng đạo là Song Ngư. Họ đối với chuyện tình cảm vô cùng cố chấp nên đương nhiên quan tâm đối phương từng giây từng phút, càng yêu lại càng để ý tới hành vi với người khác phái của người yêu, bạn đời. Nhiều khi không kiềm chế được còn dùng dằng chất vấn ngay đấy.  

Hạng 3: Cự Giải

  Cự Giải trời sinh có tính ghen bóng ghen gió đấy nhé, họ nhạy cảm vô cùng, chỉ một hành động nhỏ của người mình yêu với bạn khác giới thôi cũng đủ tâm tình bứt rứt khó chịu. Nhưng bạn che đậy rất khéo, nếu không bộc phát thì hầu như không ai biết bạn đang có sóng trong lòng, cứ ôm tâm tư buồn khổ một mình như vậy đấy.
5 chom sao nam hay ghen khong kem gi phu nu hinh anh
 

Hạng 4: Xử Nữ

  Chòm sao nam hay ghen như Xử Nữ thường giấu cảm xúc thực sự bên trong bề ngoài bình tĩnh, bộ dáng lúc nào cũng như không có chuyện gì xảy ra, thật là có phong độ. Nhưng đằng sau, lúc chỉ có hai người, họ ghen tuông cuồng nộ chẳng chút che giấu, sẵn sàng truy hỏi đến cùng cho tới khi ra vấn đề mới thôi.  

Hạng 5: Bảo Bình

  Đừng thấy Bảo Bình phóng khoáng vô tư mà nghĩ chòm sao này không biết ghen nhé. Dù trên mặt chẳng thấy họ có thay đổi gì như kiểu không quan tâm, không để ý nhưng nội tâm xao động lắm đấy, chẳng yên tĩnh chút nào đâu. Bản thân thì không giỏi thể hiện tình cảm, mắt lại thấy đối phương bên người khác phái, làm sao có thể không vội được.
Phản ứng của 12 sao nam khi nhận được lời tỏ tình từ người mình không yêu? Top 3 chòm sao nam không ai yêu dù rất đẹp trai Sao nam nào dễ say nắng nhất?

Trình Trình

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 5 chòm sao nam hay ghen không kém gì phụ nữ

Kỳ bí thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng

Thôn này có tên là thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang, được mệnh danh là "Trung Quốc đệ nhất thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ của cao nhân trong lĩnh vực xem phong thủy , tử vi là Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Dựa theo Bát quái trận đồ lập nên thôn

Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu xem ngày tốt xấu để lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang.

Theo sử chép, Gia Cát Lượng từng lập ra một trận pháp thần kỳ gọi là Bát trận đồ, biến ảo khôn lường, uy lực vô cùng, từng vây khốn cả 10 vạn tinh binh của đại tướng Đông Ngô Lục Tốn.


Kỳ bí thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng
(Thôn nhìn từ trên cao)

Gia Cát Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào Bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo Cửu cung bát quái.

Thôn lấy cái hồ lớn hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ toả ra thành "nội bát quái".

Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Các sảnh, đường, nhà ở phân bố dọc theo 8 đường. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.

Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi.

Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.

Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ "không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc.

Trong thôn có cả Nhà triển lãm trung y dược, vườn thảo dược... Nơi đây, riêng đời Minh, Thanh đã có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân, hàng trăm tú tài. Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi Lan Khê thành TP Võ Hầu.

"Đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi"

Theo nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc bát quái này có công năng phòng vệ và cải tạo môi trường rất cao. Thôn Gia Cát đặc biệt mát mẻ, sạch sẽ, thông thoáng.

2. Kiến trúc trong thôn.

Nhà kiến trúc Từ Quốc Bình cho rằng, kiểu kiến trúc của thôn này hoàn toàn khác với phong cách thôn trang truyền thống Trung Quốc, không lấy trung tuyến làm chủ mà bức xạ ra 8 hướng.

Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.

Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi".

Năm 1925, chiến tranh ác liệt, quân đội của Quốc dân đảng là Tiêu Kính Quang đánh nhau với quân phiệt Tôn Truyền Phương 3 ngày dữ dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn.

Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này. Duy có 1 lần máy bay Nhật ném bom trúng 1 phòng trong thôn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kỳ bí thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng

Những lưu ý quan trọng để đặt tên hay cho con gái

Đặt tên hay cho con gái chính là đặt cả kì vọng, sự yêu thương và tương lai cho con. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ những lưu ý khi đặt tên cho con gái
Những lưu ý quan trọng để đặt tên hay cho con gái

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

dưới đây.


Nhung luu y quan trong de dat ten hay cho con gai hinh anh
 
1. Điều lưu ý khi đặt tên cho con gái đầu tiên là thiên, nhân, địa, ngoại tổng hợp ở 81 sổ cách phải đón cát tránh hung (tra 81 sổ cát hung). Nhân cách cùng ngoại cách có quan hệ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ, tính cách tốt xấu ảnh hưởng đến sự sướng khổ, hạnh phúc hay bất hạnh trong cuộc đời. Vì thế, tên và đời có sự tương quan mạnh mẽ, không thể tách rời.   2. Âm vận là động lực linh hoạt, tên sản sinh ra từ trường thanh âm, tên tốt dễ nghe, tên xấu khó nghe, tạo nên từ trường xấu, quấy nhiễu đến cuộc đời đứa trẻ. Mà cái tên hay được nhắc đến nhất, nên đã tốt thì càng tốt, đã xấu thì càng xấu. Tên hay không chỉ để lại ấn tượng cho người khác mà chính mình cũng có thể tự nhận thức được.    3. Tránh âm hài hước, buồn cười khi đặt tên hay cho con gái. Cái tên khi xướng lên không thanh nhn, gây cười sẽ khiến đứa trẻ mặc cảm, nảy sinh tính cách tiêu cực, cuộc đời không thể tốt đẹp được.
Nhung luu y quan trong de dat ten hay cho con gai hinh anh
 
4. Chú ý ý nghĩa khi đặt tên cho con gái, không nên đặt những cái tên có nghĩa xấu, tối nghĩa, vô nghĩa hay nghĩa không thông dụng. Tốt nhất là hãy tra từ điển, chọn một cái tên thật hay, thật ý nghĩa, mang điềm lành như Hạnh, Phúc, Hoa, Mĩ, Hương,… để dành cho cô con gái nhỏ của mình.
  5. Quan trọng nhất là tên hay cho bé gái phải hợp với bát tự ngày sinh tháng đẻ, ngũ hành tương sinh thì mới tốt lành. Tham khảo hỉ dụng thần, lợi dụng bát tự, mệnh cách để đặt tên phù hợp, giúp cải thiện vận số cho đứa trẻ. Ví dụ, bát tự âm dương không cân bằng hay ngũ hành khuyết thiếu, lỗi mùa sinh, sinh không được tuổi, được giờ đều có thể dùng tên để cải thiện, sổ sung, bù đắp. Tên hợp với mệnh thì vận trình hanh thông, một đời suôn sẻ, là tiền đề để đứa trẻ tiến lên. 
Sinh con trai con gái như ý muốn theo phương pháp Thanh Cung Đặt tên đặt cả tương lai cho con với 6 lưu ý vàng Đặt tên theo tiếng vàng tiếng ngọc
Trình Trình

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng để đặt tên hay cho con gái

Hình xăm hợp với người mệnh Thủy –

Mệnh Thủy: Ngũ hành tương sinh: Kịm sinh Thủy: Kim thuộc về chất rắn, sau khi được làm nóng chảy sẽ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, chất lỏng thuộc Thủy. Thủy sinh Mộc: Thủy là nguồn sinh trưởng của cây cối. Ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy: Nước
Hình xăm hợp với người mệnh Thủy –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mệnh Thủy:

Ngũ hành tương sinh:

Kịm sinh Thủy: Kim thuộc về chất rắn, sau khi được làm nóng chảy sẽ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, chất lỏng thuộc Thủy.
Thủy sinh Mộc: Thủy là nguồn sinh trưởng của cây cối.

Ngũ hành tương khắc:

Thổ khắc Thủy: Nước đến đất ngăn.
Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa.

Nếu bạn mệnh Thủy thì nên xăm những tông màu như màu đen, xanh da trời. Ngoài ra người mệnh Thủy có thể kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng, Kim sinh Thuỷ).

1

Bạn tránh dùng những màu sắc kiêng kị như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).

Những chủ đề hình xăm bạn nên chọn: cá, dơi, uyên ương…

Bảng tra tuổi mạng Thủy:

– (1937, 1997) Tuổi Ðinh Sửu, cung Ly, mạng Giáng Hạ Thuỷ( nước mù sương), xương con trâu, tướng tinh con trùn, khắc Thiên Thượng Hoả, con nhà Hắc Ðế- Cô bần.

– (1936, 1996) Tuổi Bính Tý, cung Cấn, mạng Giáng Hạ Thuỷ(nước mù sương), xương con chuột, tướng tinh con rắn, khắc Thiên Thượng Hoả, con nhà Hắc Ðế-Cô bần.

– (1923, 1983) Tuổi Quý Hợi, cung Cấn, mạng Ðại Hải Thuỷ(nước biển lớn), xương con heo, tướng tinh con gà, khắc Thiên Thượng hoả, con nhà Hắc Ðế-Quan lộc, tân khổ.

– (1922, 1982) Tuổi Nhâm Tuất, cung Ðoài, mạng Ðại Hải Thủy, xương con chó, tướng tinh con chim trĩ, khắc Thiên Thượng hoả, con nhà Hắc Ðế-Quan lộc, tân khổ.

– (1915, 1975) Tuổi Ất Mẹo, cung Ly, mạng Ðại Khê Thuỷ( nước khe lớn), xương con mèo, tướng tinh con dơi, khắc Sơn Hạ Hoả, con nhà Hắc Ðế-Phú quý.

– (1914, 1974) Tuổi Giáp Dần, cung Cấn, mạng Ðại Khê Thuỷ, xương con cọp, tướng tinh con trâu, khắc Sơn Hạ Hoả, con nhà Hắc Ðế-Phú quý.

– (1907, 1967) Tuổi Ðinh Mùi, cung Ðoài, mạng Thiên Hà Thuỷ (nước sông Thiên Hà), xương con dê, tướng tinh con rồng, khắc Thiên Thượng Hoả, con nhà Hắc Ðế- tân khổ.

– (1906, 1966) Tuổi Bính Ngọ, cung Càn, mạng Thiên Hà Thuỷ, xương con ngựa, tướng tinh con thuồng luồng,khắc Thiên Thượng Hoả, con nhà Hắc Ðế- tân khổ.

– (1953, 2013) Tuổi Quí Tỵ, cung Khôn, mạng Trường Lưu Thuỷ(nước chảy dài), xương con rắn, tướng tinh con chó, khắc Thiên Thượng Hoả , con nhà Hắc Ðế- Trương mạng.

– (1952, 2012) Tuổi Nhâm Thìn, cung Khảm, mạng Trường Lưu Thuỷ, xương con rồng, tướng tinh con chó sói, khắc Thiên Thượng Hoả , con nhà Hắc Ðế- Trương mạng.

– (1945, 2005) Tuổi Ất Dậu, cung Chấn, mạng Tuyền Trung Thuỷ (nước trong giếng), xương con gà, tướng tinh con cua, khắc Thiên Thượng Hoả, con nhà Hắc Ðế-Từ tánh, phú quý.

– (1944, 2004) Tuổi Giáp Thân, cung Khôn , mạng Tuyền Trung Thuỷ, xương con khỉ, tướng tinh con heo, khắc Thiên Thượng Hoả, con nhà Hắc Ðế-Từ tánh, phú quý.

Dưới đây mời bạn tham khảo một số mẫu hình xăm hợp với mệnh Thủy:

1

2

3

4


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hình xăm hợp với người mệnh Thủy –

Xem tướng tay: Các vân tay

Ngày nay, y khoa cũng dùng vân tay để chẩn bệnh và xác định gene thai nhi. Cơ quan pháp y có thể xác định đặc điểm thể chất (giới tính, chiều cao, trọng lượng) nhờ dấu vân tay.
Xem tướng tay: Các vân tay

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi bạn còn là thai nhi 13 tuần tuổi, vân tay đã được hình thành và đó là “dấu ấn” riêng của bạn. Hơn 100 năm qua, hình pháp học (criminology) dùng dấu vân tay để nhận dạng tội phạm bằng khoa phân tích vân tay (dermatoglyphics).

Chuẩn bị

Lựa chọn 1: Phấn hoặc bột màu sẫm (nếu là phấn, mài thành bột); băng keo; giấy trắng.
Lựa chọn 2: Miếng đệm có mực; giấy trắng.

Thao tác

Lăn dấu tay lần lượt từng ngón – ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út, ngón cái. Làm cả hai tay, và bạn có 10 dấu vân tay. Bạn lăn tay vào bột màu rồi lăn dấu vân tay vào băng keo. Sau đó dán băng keo lên giấy trắng để “lưu” dấu vân tay. Hoặc bạn cũng có thể lăn tay vào miếng đệm có mực rồi lăn tay trên giấy để có dấu vân tay.

Kết quả

Có 3 cách cơ bản để tìm khi phân tích vân tay: vòng cung (tròn góc và nhọn góc), xoắn ốc và vòng thòng lọng. Dĩ nhiên có nhiều biến đổi và nhiều cách kết hợp với những kiểu này. Kết quả khác nhau tùy những kiểu vân tay mà bạn có và chúng ở ngón tay nào.

Vòng cung tròn góc: Có nhiều dấu này thì có thể bạn khó khăn diễn đạt cảm xúc, nhưng bạn rất thực tế. Nếu có ở ngón trỏ, bạn yêu thích truyền thống và tham vọng công danh. Nếu có ở ngón giữa, bạn thích quan điểm giáo dục truyền thống. Nếu có ở ngón áp út, bạn coi trọng tình cảm. Nếu có ở ngón cái, bạn có niềm đam mê và ý chí mạnh, nhưng cũng có chút máu nổi loạn.

Vòng cung nhọn góc: Dấu này thường chỉ thấy ở ngón trỏ. Có thể bạn là người nhạy cảm nhưng bốc đồng.

Xoắn ốc: Nếu có nhiều xoắn ốc (thường gọi là hoa tay), bạn là người có trách nhiệm. Có thể có chút độc đoán trong quan điểm của bạn, do vậy mà không lạ gì khi “hoa tay” có yếu tố của lửa, nhưng bạn có tài. Nếu có ở ngón trỏ, bạn có tri giác và không thể nói dối. Nếu có ở ngón giữa, bạn rất hiếu kỳ, thích điều tra và tìm hiểu các bí ẩn. Nếu có ở ngón áp út, bạn rất tỉ mỉ và có thể giữ bí mật. Nếu có ở ngón cái, bạn có năng khiếu lãnh đạo và tính độc lập cao.

Vòng thòng lọng: Dấu này khá phổ biến. Nó có nghĩa là bạn khá linh động và không thích những gì đều đều. Các dấu này cho biết mức độ cảm nhận cuốc sống, có yếu tố của nước. Nếu có ở ngón trỏ, bạn có tính độc lập cao và muốn tự khẳng định mình. Nếu có ở ngón giữa, bạn có nhiều ý tưởng hay và sáng tạo. Nếu có ở ngón áp út, bạn sáng tạo với cảm xúc của mình. Nếu có ở ngón út, bạn tiên phong về tinh thần (hiếm có ở ngón út). Nếu có ở ngón cái (thường có ở ngón này), bạn có tính nhân đạo.

Những căn bệnh khác nhau cũng liên quan dấu vân tay. Chân cũng có dấu “vân chân”. Hơn 2000 năm trước, các thợ gốm Hồng Kông đã in dấu vân tay lên các bình để làm dấu sở hữu riêng.

Nguồn: Tổng hợp.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng tay: Các vân tay

Top 3 con giáp sống thực tế chứ không thực dụng

Chân thành, trung thực và có lối sống gắn liền với hiện tại, không quá mơ mộng viển vông là những điểm dễ nhận thấy ở người tuổi Sửu.
Top 3 con giáp sống thực tế chứ không thực dụng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Quán quân: Tuổi Sửu

Hơn thế, con giáp này còn sở hữu tính cách điềm đạm, xử lý mọi tình huống có đầu có cuối và không bao giờ trốn tránh trách nhiệm cũng như khuất phục trước thách thức ở hiện tại.

Suu-7211-1429251795.jpg

Đôi khi tính cố chấp và bướng bỉnh của người tuổi Sửu khiến họ đưa ra phán đoán nhầm lẫn. Thay vì đổ lỗi cho người khác, họ tự quy trách nhiệm cho mình và sửa chữa nó nhanh nhất có thể. Cách sống vô cùng thực tế nhưng lại không vụ lợi, toan tính cá nhân của người tuổi Sửu được mọi người yêu mến. Bạn thấy đấy, đội ngũ bạn bè của người tuổi Sửu khá hùng hậu và hoành tráng.

Á quân: Tuổi Hợi

Người tuổi Hợi trung thực, đôn hậu và vô cùng lương thiện. Họ làm việc bằng cả sự nhiệt huyết và chân thành của mình. Hơn thế, người tuổi Hợi có cách tư duy thực tế, nên nhanh chóng nhìn nhận ra vấn đề, không bao giờ rơi vào tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây”. Do đó, hiệu quả công việc của họ khá cao. 

Hoi-3107-1429251796.jpg

Cách đối nhân xử thế của người tuổi Hợi vô cùng hài hòa và cân bằng. Không có chuyện họ mưu lợi cá nhân trên công sức của người khác. 

No3: Tuổi Tuất

Người tuổi Tuất lý tính, biết kiểm soát cảm xúc bản thân để đạt được những mục đích lớn. Lối tư duy hiện thực, rõ ràng và hợp logic của con giáp này giúp họ dễ dàng gặt hái được thành công trong công việc.

Tuat-1923-1429251798.jpg

Họ muốn chinh phục mục tiêu đã đề ra bằng chính thực lực của mình chứ không phải kiểu thực dụng, sống “kiếp tầm gửi” dựa dẫm, dùng người khác làm bàn đạp để thăng tiến. Ngoài ra, cá tính mạnh mẽ nhưng lại bộc trực và lương thiện của người tuổi Tuất mang lại cho mọi người cảm giác tin tưởng và dễ gần.

Mr.Bull (theo Dyxz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top 3 con giáp sống thực tế chứ không thực dụng

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd