Những dòng chảy lớn luận đoán Tử Vi
Tình hình nghiên cứu Tử vi Đẩu Số trong giai đoạn cuối thế kỷ 20, có thể nói là rất nhiều nhân tài, danh gia đua nhau xuất hiện. Hơn nữa, đã thoát ly phương pháp luận đoán đơn giản của giai đoạn trước, tiến vào một thời kỳ mới, phương pháp luận đoán đã dần dần hướng vào hoàn thiện chỉnh thể, phức tạp mà chu đáo, không chỉ phân khoa tỉ mỉ, mà còn rất nhiều Môn phái bổ khuyết chỗ sở trường, sở đoản cho nhau.
Do phương pháp luận đoán của Tử Vi Đẩu Số thường dựa vào "kinh nghiệm" để suy diễn, không như khoa mệnh lý Tứ Trụ có những nguyên tắc rõ ràng để noi theo, vì vậy khi luận đoán Tử Vi Đẩu Số nó không có khuôn khổ giới hạn nội dung luận đoán một cách rõ nét. Nhưng, nói một cách khái quát về các xu hướng luận đoán, thông thường được phân thành hai xu hướng lớn, hai dòng chảy lớn khi luận đoán. Đó là khuynh hướng luận đoán của phái Chủ Tinh và khuynh hướng luận đoán của phái Lưu Tinh. Trong phái Lưu Tinh, lại phân thành hai chi phái, đó là phái Thái Tuế và phái Tiểu Hạn.
Phái Chủ Tinh
Phái Chủ Tinh xem trọng hiệu lực của các sao Chính và tính chất cách cục tình lý của sao. Mang tác dụng của các sao lớn suy diễn đến mức độ tinh tế, và được phối hợp với các sao nhỏ, để luận đoán sự phát sinh biến hóa tăng lên hay giảm đi. Phái luận đoán theo cách này rất chú trọng các hiện tượng trong Mệnh bàn gốc, căn cứ vào đây để luận đoán vận mệnh đời người, có độ chính xác khá cao. Đây là lưu phái Tử Vi Đẩu Số thuộc loại rất cơ bản.
Phái Thái Tuế
Ngoại trừ việc xem trọng sự ứng nghiệm của các sao Chính và Mệnh bàn, phái này còn một bí kíp một bộ phận về "hành vận", có khuynh hướng tu chính bộ phận Mệnh Cục gốc. Về phương pháp luận đoán vận hạn Lưu niên, thì lấy cung vị Thái Tuế làm chủ, mang tinh diệu Lưu niên của bản phái bày bố vào 12 cung Địa chi theo từng năm, để luận đoán cát hung, hưng suy của niên vận đó. Nếu phân chia tỉ mỉ hơn về phương thức luận đoán, thì lại có hai loại biến hóa khác, một môn phái chủ trương Sao động mà Cung bất động, tức 12 cung bản mệnh bất động, còn Lưu tinh thì "Phi động". Và môn phái thứ hai thì chủ trương Sao động mà Cung đồng thời cũng động, tức 12 cung bản mệnh "Phi động" theo từng năm, Lưu tinh cũng biến động theo Năm.
Phải Tiểu Hạn
Ngoại trừ việc xem trọng "hiện tượng" vốn có của các sao Chính và Mệnh bàn, phái này còn chú trọng bộ phận Đại hạn - Tiểu hạn, có khuynh hướng tu chính quan điểm của Mệnh gốc. Về phương pháp luận đoán vận hạn Lưu niên, thì lấy Cụng vị của Tiểu hạn làm chủ, mang tinh diệu Lưu niên của bản phái xem trọng để bài bố "Phi động" vào 12 cung địa chi theo từng Năm, lấy cung vị Tiểu hạn làm chủ yếu, theo nguyên tắc "Cung động" và "Sao động", biến hóa theo chiều nghịch lần lượt 12 cung, vì vậy có thể luận đoán rất tỉ mỉ những thay đổi, những biến động trong đời sống của con người.
Tam Hợp phái và Tứ Hóa pháp
Các phái hệ có thêm vào Tử Vi Đẩu Số các phương thức luận đoán, như Ngũ hành, Bát quái, Thần sát, Quan sát, Trung hạn, hoặc Lục Nhâm, ... hay không, nói chung, phần lớn các hệ phái đều không tách rời phương thức lý luận truyền thống. Chẳng hạn như, vận dụng cục tính và tình lý của các sao, tinh hệ hỗ động (các hệ thống sao dẫn động lẫn nhau), và phương pháp "Tam phương Tứ chính". Theo dòng chảy, các Môn phái lấy phương pháp luận cung Mệnh theo Tam phương làm chủ yếu, thì được gọi chung là phái Tam Hợp.
Khoảng thập nhiên 80 ~ 90 của thế kỷ trước, các thuyết Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số kế tiếp nhau ra đời ở Đài Loan, hay nói theo bình diện xã hội đó là công khai xiển dương Môn phái. Nhóm Môn phái này, được một số người gọi là phái "Tứ Hóa". Về sau theo đà càng lúc càng nhiều người phát biểu sự truyền thừa Học thuyết Phi tinh của môn phái mình, nên mọi người đổi lại gọi là phái "Phi Tinh". Theo truyền thuyết, các phái "Phi Tinh" có nguồn gốc lâu đời, lấy Quái khí luận của Đạo gia làm xương sống lập thuyết, chú trọng vận dụng Cung vị trùng điệp, Thái cực điểm, Thể Dụng, và Quỹ tích của Phi tinh hóa.
Cái gọi là "Đồ Hóa Tứ tượng", hay còn được gọi là "Tứ tượng Hóa đồ", mà gọi tắt là "Tứ Hóa". Tứ tượng là quy luật tự nhiên của Trời Đất, giống như bốn Mùa thay đổi không ngừng. Bản chất của các sao (tinh, thần, đẩu, diệu) gọi là "tinh tính" (tính của sao); các Sao gặp gỡ nhau sẽ nảy sinh ra sự ưa - ghét, hợp Cách hay không hợp Cách, đó gọi là "tinh tình" (tình của sao), và các Sao luôn biến hóa thay đổi, bản chất luôn biến hóa thay đổi này của các Sao được gọi là "hóa diệu" (sao biến hóa). Tử Vi Đẩu Số vận dụng 18 sao chính để luận đoán cát - hung. Các sao này, vốn chỉ là biểu tượng, là phù hiệu đại biểu cho "Số". Cho nên, Tử Vi Đẩu Số chỉ là sự vận dụng của "Số", mà không còn là "tinh chiêm" như đã luận thuật từ trước.
Các Sao theo một quy luật nhất định bay vào các Cung, nhưng sự cát - hung của một Cung cá biệt, không thể chỉ lấy Sao ở một vị trí Cung mà đoán định. Bởi vì, vị trí các Sao tuy đều là cố định, nhưng sẽ thay đổi theo thời gian, chịu ảnh hưởng bởi sự biến hóa của Tứ tượng. Các Tinh và Cung phối hợp với nhau, sẽ cho ra 144 loại Mệnh cách này. Vì vậy, các tổ hợp Sao theo quy luật Tứ tượng mà "phi" (bay), đó gọi là "Phi tinh".
Do đó, "Phi tinh Tứ hóa" là mượn Can để độn Tinh (sao), lấy giả tượng phối hợp với Chi để ứng thời, làm căn bản cho Phi tinh Tử Vi Đẩu Số!
Trước kia, các phái Tam Hợp đều được gọi chung là "Nam phái", còn các phái Tứ Hóa thì được gọi chung là "Bắc phái".
Căn cứ trên phương diện lấy Cung vị làm Tượng để luận đoán mà phân loại, thì Tử Vi Đẩu Số có hai Đại pháp môn: "Tam hợp pháp" và "Tứ Hóa pháp" (hay còn gọi là Tứ tượng pháp).
"Tam hợp pháp" là lấy cung Mệnh, cung Quan lộc, cung Tài bạch làm "Tam hợp", thêm vào cung Thiên di làm "Tứ chính" hợp thành "Tam phương Tứ chính". Theo địa chi tam hợp mà đoán việc của người, là cơ sở của học thuyết Đẩu Số.
"Tứ hóa pháp" cũng lấy cung Mệnh, cung Quan lộc, cung Tài bạch làm "Tam hội", nhưng "Tứ chính" thì lấy "cung vị tứ tượng" để quy chiếu, tức là lấy cung Mệnh, cung Tử nữ, cung Thiên di và cung Điền trạch làm "Tứ chính", khác với "tam hợp pháp" ở chỗ là, Tứ hóa pháp lấy thiên can của sáu cung này để làm tượng luận đoán, chứ không chỉ dựa vào tính của các Sao. Nếu không, sao của sáu cung sẽ hỗn loạn, khó mà đoán việc.
Tam hợp pháp gặp trường hợp cung vị không có chính diệu, thì mượn chính diệu của đối cung để dùng.
Tứ hóa pháp gặp trường hợp ở cung vị không có chính diệu, lại không mượn chính diệu ở xung cung để dùng, vì nguyên do nó dùng tượng ở can của Cung.
Ngoài ra, Tam hợp pháp theo thuyết Ngũ hành, chú trọng Tinh đẩu, cho nên tinh diệu mới có thuyết "miếu, vượng, lợi, hãm". Còn Tứ hóa pháp thì phối hợp với Quẻ và Lý Số, chú trọng Tượng Số, cho nên Tinh diệu không có thuyết "miếu, vượng, lợi, hãm".
Nói về sự biến hóa của Tử Vi Đẩu Số, ngoại trừ các lưu phái chính như đã nói trên, có một số lưu phái trong quá trình luận đoán, còn dẫn dụng một cách ít công khai các tác dụng đặc thù khác, chẳng hạn như tứ trụ, phong thủy, chiêm bốc, quái tượng, thậm chí cả đến số mục hay mầu sắc của các sao ... trong đó sự phân chia khoa mục luận đoán rất tỉ mỉ, không kém sự phân loại của khoa học hiện đại, khiến cho người học đời sau, có lẽ phải mất tinh lực của cả đời người, mới có thể nghiệm một cách hoàn bị và sâu sắc khoa Tử Vi Đẩu Số.
(Theo Blog Tử Vi Tinh Quyết)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)