Quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát Lưu Cơ Gián Chủ
Đây là điển cố thứ Hai bảy trong quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát, mang tên Lưu Cơ Gián Chủ (còn gọi là Lưu Cơ Can Gián Chủ Nhân). Quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát Lưu Cơ Gián Chủ có bắt nguồn như sau:
Lưu Cơ (1311 -1375), tự là Bá Ôn, thụy là Văn Thành. Là người thôn Vũ Dương, núi Nam Điền, huyện Thanh Điền, lộ Xứ Châu, hành tỉnh Giang Triết (nay là thuộc huyện Thanh Điền, tỉnh Triết Giang). Lưu Cơ tinh thông thiên văn, binh pháp, lý số, rất giỏi về kinh sử, đặc biệt là tinh thông về lĩnh vực tinh tượng kinh vĩ, người đương thời thường so sánh ông với Gia Cát Lượng. Năm Nguyên Thống thứ nhất đời vua Nguyên Thuận (tức năm 1333), ông thi đỗ tiến sĩ trong kỳ thi Minh kinh.Năm Chí Chính thứ 19 (tức năm 1359), Chu Nguyên Chương đi xuống vùng Xứ Châu (nay là thành phố Lệ Thủy, tỉnh Triết Giang), nghe danh Lưu Cơ, Tống Liêm, nên năm sau cho đưa lễ vật đến. Lưu Cơ viết ra mười tám kế sách về thời cuộc, được hoàng đế tín nhiệm và ban thưởng lễ vật. Ồng lại cùng vạch ra những kế hoạch quân sự lớn như bình định Trương Sĩ Thành, Trần Hữu Lượng và chinh phạt vùng Trung Nguyên ở phía bắc.
Tháng tám năm Chí Chính thứ 19, quân Nguyên công phá Biện Lương (nay là Khai Phong, Hà Nam), thủ lĩnh quân Hồng Cân phương bắc là Lưu Phúc Thông bảo vệ Hàn Lâm Nhi (lãnh tụ của quân Hồng Cân) phá vòng vây, lui về ở An Phong (nay thuộc thành phố Đông Đài, tỉnh Giang Tô). Bốn năm.sau, Trương Sĩ Thành sai Bộ tướng là Lã Trân bao vây tấn công An Phong. Lưu Phúc Thông sai người đi ứng Thiên (nay là thành phổ Nam Kinh) cầu viện Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương chuẩn bị thống lĩnh quân chủ lực tiến về phương bắc giải cứu An Phong, Lưu Cơ vội vàng đến ngăn cản, bởi vì ông suy đoán rằng, nếu tiến quân lên phía bắc chắc chắn sẽ thất bại.
Chu Nguyên Chương không nghe, đích thân thống lĩnh quân chủ lực đi về phương bắc giải cứu An Phong. Kết quả thực đúng như dự liệu của Lưu Cơ, Chu Nguyên Chương bị vây khốn, sau nhờ tướng quân Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân đến cứu mới thoát được nguy hiểm.
Năm Chí Chính thứ 20 (tức năm 1360), Lưu Cơ được Chu Nguyên Chương mời đến ứng Thiên làm Mưu thần, ông đã bộc lộ rõ tài năng của một nhà binh pháp xuất sắc. Nhằm vào tình thế lúc đó, Lưu Cơ đã đưa ra kiến nghị với Chu Nguyên Chương nên tránh tác chiến biệt lập theo hai tuyến, kiến nghị của ông được chấp nhận, ông giúp Chu Nguyên Chương tập trung binh lực lần lượt tiêu diệt các thế lực Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành, đồng thời kiến nghị Chu Nguyên Chương một mặt tách khỏi Tiếu Minh Vương Hàn Lâm Nhi tự lập thế lực, mặt khác dùng chữ “Đại Minh” làm quốc hiệu để hiệu triệu lòng dân trong thiên hạ sẵn sàng chiến đấu vì chính nghĩa.
Do Lưu Cơ am hiểu sách lược, thông thạo thiên văn địa lý, cho nên “khi gặp khó khăn nguy cấp, thì dũng cảm hăng hái, lập tức định ra kế hoạch, người đời không ai có thế đoán trước được”.
Năm 1360 sau Công nguyên, Trần Hữu Lượng chỉ huy ba mươi vạn tinh binh, năm nghìn thuyền chiến, tấn công Thái Bình, đóng quân ở ghềnh Thái Thạch, trực tiếp uy hiếp Kim Lăng, khí thế rất hung hãn. Lúc này quân đội đóng gần Kim Lăng của Chu Nguyên Chương chỉ có hơn mười vạn. Do lực lượng hai bên có sự chênh lệch lớn, các đại thần văn võ trong quân của Chu Nguyên Chương trở nên rối loạn: người thì chủ trương đầu hàng, người thì chủ trương nên từ bỏ mệnh trời, giữ gìn thực lực đế ngày sau tính tiếp; có người lại chủ trương tấn công, quyết sống chết một phen,… Chỉ riêng Lưu Cơ là ngôi yên không nói gì, Chu Nguyên Chương bèn mờl Lưu Cơ về phòng riêng của mình để hỏi ý kiến. Lưu Cơ nói: “Những người chủ trương đầu hàng và trốn chạy cần chém đầu trị tội, bởi vì họ không nhận thấy tình thế đang rất tốt đẹp, mà lại gieo rắc ý nghĩ thất bại. Sự thực là, Trần Hữu Lượng tự cho là binh mạnh thế đông, lại đã đánh thắng được mấy trận, cho nên càng đắc chí kiêu căng. Chúng ta sẽ lợi dụng sự kiêu ngạo của hắn, bố trí mai phục, dùng kế dụ hắn vào sâu bên trong, khi đó chỉ cần đánh một tiếng trống là có thế phá được!”
Chu Nguyên Chương nghe theo chủ kiến của Lưu Cơ, định ra kế sách chinh phạt. Đầu tiên, Lưu Cơ sai người đi giả đầu hàng, đồng thời hẹn Trần Hữu Lượng đến bên cây cầu gỗ ở Giang Đông thì dùng tiếng gọi “lão Khang” làm tín hiệu liên lạc. Trần Hữu Lượng không hề hay biết kế sách này, kết quả là dẫn ba mươi vạn tinh binh, tiến đến bên cây cầu ở Giang Đông, sai người hô “lão Khang” mà không có người đáp lại. Đang lúc nghi hoặc, thì quân mai phục bốn phía đồng loạt tấn công, Trần Hữu Lượng phải tháo chạy, thất bại mà lui đến ven sông. Không ngờ đội thuyền chiến dùng để tiếp ứng đã bị phá hết, bên sông chỉ còn lại ba trăm chiếc thuyền. Tàn quân của Trần Hữu Lượng tranh nhau qua sông trước, phần lớn bị chết đuối ở dưới sông. Chu Nguyên Chương thừa thắng thu phục Thái Bình, tấn công xuống các vùng An Khánh, Tín Châu và Duyện Châu.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Hương Giang (##)