Sao Thái Dương trong tử vi được lấy từ hình tượng nhân vật thừa tướng Tỷ Can - hoàng thúc của vua trụ vương; chủ về quan lộc, danh vọng, là sao cát tinh, đứng đầu chòm Trung Thiên Đẩu
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Trong tử vi, sao Thái Dương được lấy từ hình tượng thừa tướng Tỷ Can - là hoàng thúc của vua Trụ Vương.
Bắc Bá hầu Sùng Hầu Hổ theo mệnh Trụ Vương xây dựng Lộc Đài trong hai năm bốn tháng mới hoàn thành. Trụ Vương vô cùng hoan hỉ, bèn cùng Đát Kỷ lên xe thất hương, mệnh cho các đại thần Tỷ Can, Hoàng Phi Hổ hộ giá đến Lộc Đài dự lễ khánh thành. Tỷ Can thấy cảnh tượng Lộc Đài cực kỳ nguy nga lộng lẫy, thì trong lòng rầu lĩ, nghĩ thầm: "Thiên tử thật là ngày một u mê, cho xây dựng công trình xa hoa đến nhường này, không biết đã vắt kiệt bao nhiêu mô hôi xương máu của nhân dân, dưới chân đài không biết đã vùi chôn bao nhiêu vong hồn oan uổng!"
Sao Thái Dương - Hình tượng Tỷ Can
Trụ Vương hỏi Đát Kỷ rằng: "Lộc Đài đã xây xong, không biết đến bao giờ mới được đón thần tiên giá lâm đây?". Đạt Kỷ bèn đáp: "Vào ngày 15 tháng này, bệ hạ hãy cho bày yến tiệc, đặt bàn cửu long, chỉ cần thành tâm thành ý, thần tiên ắt sẽ giáng lâm!". Trụ Vương nghe vậy, rất hài lòng. Đát Kỷ trở về dặn dò các chị em đồng môn (tức các loài yêu tinh) đang canh giữ huyệt mộ Hiên Viên đến đêm rằm bay xuông Lộc Đài để lừa Trụ Vương là thần tiên giáng hạ.
Đến ngày 15, màn đêm buông xuống, yến tiệc đã bày xong, Trụ Vương mệnh cho Hoàng thúc Tỷ Can bồi tiếp. Tỷ Can đến Lộc Đài, thấy cảnh mâm cao cỗ đầy, thừa mứa sơn hào hải vị, thì lắc đầu than rằng: "Vận nước đã đến hồi nguy cấp, nay lại đi tin chuyện thần tiên giáng lâm Lộc Đài, e rằng lại là lời mê hoặc của yêu tinh Đát Kỷ!"
Đến giờ Tý, chỉ thấy gió nổi ào ào, các chị em đồng môn của Đát Kỷ cưỡi yêu khí mà bay đến, kẻ thì biến thành đạo cô, kẻ thì biến thành đạo sĩ, lần lượt hạ xuống bàn tiệc cửu long yến ẩm. Vì không muốn kinh động đến nhã hứng của "thần tiên", Trụ Vương chỉ dám đứng phía xa, cách một bức màn để ngắm nghía họ say sưa thưởng thức yến tiệc.
Khi các chị em đồng môn của Đát Kỷ đang lần lượt rót rượu đến chúc mừng Trụ Vương, Tỷ Can chợt ngửi thây một mùi hôi nồng nặc toả khắp không gian, cảm thấy hết sức nghi ngờ, lại thêm đám hồ ly tinh đã lâu không được thưởng thức sơn hào hải vị, lúc này ăn uống thoả thích, mặc sức cười đùa. Khi đã no say, bọn chúng lần lượt để lộ đuôi cáo. Tỷ Can đã nhận ra chân tướng, nhưng chưa vội ra tay vạch mặt. Đát Kỷ thấy chị em bại lộ hình tích, bèn chuốc cho Trụ Vương say mềm rồi dìu về cung.
Đám yêu tinh uống đến say sưa, không bay đi được, chỉ còn cách dìu nhau loạng choạng tìm về mộ Hiên Viên. Tỷ Can mệnh cho Hoàng Phi Hổ bám theo đến mộ Hiên Viên, tìm ra sào huyệt của chúng. Đến canh năm, Tỷ Can cho người mang củi gỗ đến chất kín cửa hang, nổi lửa thiêu đốt. Sau khi lửa tàn, quân sĩ chui vào động lôi ra được mười mấy xác cáo chết ngạt.
Mấy ngày sau, Tỷ Can vào yết kiến Trụ Vương, mang theo một chiếc áo khoác lông cáo mà tâu rằng: "Mùa đông sắp tới, thần kính dâng bệ hạ tam áo khoác này để giúp long thể ngự hàn!". Trụ Vương thấy tấm áo đẹp đẽ, đường may tinh xao, thì rất hài lòng nhận lấy. Đát Kỷ nhìn tấm áo, biết rằng chị em của minh đều đã chết, trong lòng căm hận Tỷ Can thấu xương, rắp tâm tìm cơ hội báo thù.
Một hôm, Đát Kỷ cùng Hồ Hỷ Mỵ hầu Trụ Vương dùng bữa sáng tại Lộc Đài, Đát Kỷ đột nhiên hét lên một tiếng rồi ngã lăn ra đất, mắt nhắm nghiền, mặt tái mét. Trụ Vương thấy vậy thì vô cùng hoảng hốt. Hỷ Mỵ bèn nói với Trụ Vương rằng: "Bệnh tim của Đát Kỷ lại tái phát rồi!". Trụ Vương rất nóng lòng muốn tìm cách chữa khỏi bệnh cho Đát Kỷ, Hỷ Mỵ lại tâu: "Phải lấy được trái tim bảy lỗ cho nương nương ăn, bệnh mới khỏi". Trụ Vương lại hỏi trong thành Triều Ca, ai là người có được trái tim bảy lỗ. Hỷ Mỵ bấm tay tính toán vẻ rất chuyên chú, hồi lâu mới tâu lại rằng: "Trong thành Triều Ca chỉ có một vị đại thần có trái tim ấy, nhưng sợ rằng ông ta không chịu! Đó chính là Tỷ Can!" Trụ Vương không chút do dự mà nói rằng: "Tỷ Can là hoàng thúc, để cứu tính mạng của Đát Kỷ, chắc hẳn hoàng thúc sẽ đồng ý thôi!". Bèn lập tức xuống chiếu triệu Tỷ Can vào cung.
Nhận được chiếu lệnh của Trụ Vương, Tỷ Can đã cảm thấy lần này lành ít dừ nhiêu, nhưng không còn cách nào khác, chỉ biết tuân mệnh nhập cung. Trụ Vương nói lại với Tỷ Can chứng bệnh của Đát Kỷ, và đề nghị Tỷ Can cho mượn trái tim bảy lô. Thấy Trụ Vương quá u mê ngu muội, biết rằng cơ nghiệp nhà Thương sẽ mát về tay vua Trụ, Tỷ Can trong lòng hết sức chua xót, liền cầm ngay đoản kiếm, vạch áo mà hát một bài ca khuyên Trụ Vương như sau:
Yêu nghiệt cổ hoặc táng đức thất trí
Nộ thanh tứ khởi dan dĩ lưu ly
Tỷ Can tâm trường thương thiên khả giám
Nguyện vương tâm trí tảo nhật hồi tỉnh
Hôn dung vô đạo chúng bạn ly hề
Thành Thang thiên hạ tương xu diệt hề
Mãn xoang huyết tử bât túc hề
Ly tâm ly đức bất khả vi hề!
Nghĩa là:
Yêu tinh mê hoặc mất hết sáng suốt
Tiếng than dậy đất muôn dân cùng khổ
Tim gan Tỷ Can trời xanh chứng giám
Mong cho nhà vua hãy mau thức tỉnh
U mê vô đạo dân chúng quay lưng
Thiên hạ Thành Thang sắp phải diệt vong
Một bầu nhiệt huyết đến chết không màng
Đừng nên làm chuyện trái đức trái lòng!
Lời ca vừa dứt, ông cầm thanh đoản kiếm đâm ngay vào ngực, móc trái tim ra, ném thẳng lên mặt đất. Rồi khép vạt áo, không nói một lời, quay người đi thẳng.
Trước đó Khương Tử Nha đã đoán định được rằng Trụ Vương và Đát Kỷ muốn lấy trái tim của Tỷ Can, nên đã viết điều ấy lên một lá bùa và đưa cho Tỷ Can, nói rằng sau khi bị lấy tim, Tỷ Can phải đốt lá bùa, lấy tro trộn với nước để uống, sau đó rời khỏi nhà đi về hướng nam. Khương Tử Nha dặn ông rằng cho dù gặp vấn đề gì, ông cũng không được chú ý, như vậy mới có thể giữ được tính mạng.
Ông cứ thế đi một mạch đến mấy chục dặm đường, chợt nhìn thấy một người phụ nữ bán rau muống (rau muống tiếng Hán là rau không tâm, tức không tim). Người phụ nữ này rao to: "Bán rau không tâm, bán rau không tâm đây!" (Rau không tâm = Rau không tim = rau muống)
Cảm thấy khó hiểu, Tỷ Can liền hỏi: "Người nếu không có tim sẽ ra sao?" Người đàn bà bèn nói: "Người mà không có tim sẽ chết ngay!" Tỷ Can nghe vậy, bất chợt nhận ra rằng trái tim của ông không còn nữa, liền thét lên một tiếng lớn, ngã từ trên ngựa xuống, máu từ trong ngực phun trào, nhuộm đỏ mặt đất.
Hồn phách của Tỷ Can bay đến trước đài Phong Thần, được phong làm sao Thái Dương, tượng trưng cho tấm lòng trung quân ái quốc, cúc cung tận tụy của Tỷ Can như ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp nhân gian, cùng tượng trưng cho tấm lòng trong sáng, khảng khái, từ bi bác ái của ông.
Sao Thái Dương là dương Hỏa, là tinh hoa của mặt trời, là chuẩn mực của tạo hóa, là chủ tinh, cát tinh chòm Trung Thiên Đẩu, hóa khí là quyền quý, chủ cung Quan Lộc; tại số chủ về danh vọng, sau đó là giàu có, văn võ song toàn.
Đại thi hào Nguyễn Du (13-1-1766 - 16-9-1820) trong lần đi sứ sang Trung Quốc đã viết Bắc Hành Tạp Lục, trong đó có bài thơ Tỷ Can mộ:
Độn cuồng quân tử các toàn thân
Bát bách chư hầu hội Mạnh Tân
Thất khiếu hữu tâm an tị phẫu
Nhất khâu di thực tẫn thành nhân
Mục trung sở xúc năng vô lệ
Địa hạ đồng du khả hữu nhân
Tàm quý tham sinh Nguỵ điền xá
Trung lương hồ loạn cưỡng tương phân.
Nghĩa là:
Giả điên, chạy trốn để toàn thân
Đánh Trụ chư hầu họp Mạnh Tân
Bảy lỗ trong tim sao khỏi mổ?
Một gò dưới cỏ đã thành nhân
Giờ nhìn tận mắt khôn ngăn lệ
Đất có thật tình hẳn quí thân
Họ Ngụy quê mùa tham sống nhục
Trung, Lương gượng ép dám chia phân.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thiên Nga (##)