Mơ thấy dê núi: Không nên mạo hiểm –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Đây là quẻ Quan Âm thứ 73 được xây dựng trên điển cố: Binh biến Trần Kiều.
Quẻ thượng cát thuộc cung Tỵ. Quý nhân trợ giúp sẽ xuất hiện, giống như khi tiếng sấm của mùa xuân vang lên là lúc các loài côn trùng chuyển hóa, cho thấy từ đây sẽ xuất hiện được hiền tài trợ lực. Đến khi sự chuyển hóa được hoàn thành, chắc chắn sẽ có thành công lớn.
Thử quái lôi phát bách trùng chi tượng. Phàm sự ngộ quý nhân cát triệu dã.
Triệu Khuông Dẫn (927 – 976), quê ở Trác Châu, sinh ra trong một gia đình quân chế ờ trại Giáp Mã, Lạc Dương. Từ nhỏ đã thích cưỡi ngựa bắn cung, rất giỏi võ nghệ.
Năm hai mươi mốt tuổi, Triệu Khuông Dẫn từ biệt cha mẹ và vợ, bắt đầu đi chu du các vùng Hoa Bắc, Trung Nguyên, Tây Bắc. Trên đường lên phương bắc, Triệu Khuông Dẫn gặp Quách Uy đang đảm nhiệm chức Khu mật sứ của nhà Hậu Hán. Quách Uy lúc này đang chỉ huy quân đội dẹp quân phản loạn ờ Hà Trung, Triệu Khuông Dẫn thân thể cường tráng, tinh thông võ nghệ đã đầu quân dưới cờ của Quách Uy.
Năm 951, Quách Uy xưng đế, lập nên nhà Hậu Chu. Triệu Khuông Dẫn rất được Quách Uy tín nhiệm, trở thành người quản lý cấm quân. Sau khi Quách Uy chết, Chu Thế Tông là Sài Vinh lên ngôi, Triệu Khuông Dẫn lại được thăng chức làm Điện tiền Đô Điểm kiểm, nắm giữ quân quyền nhà Hậu Chu.
Năm 960, tức là năm Hiển Đức thứ 7 nhà Hậu Chu, vào ngày mùng một tháng giêng, bất ngờ có tin nước Liêu liên kết với Bắc Hán tiến vào xâm phạm. Phù Thái Hậu chủ trì triều chính nghe được tin này, hoang mang không biết thu xếp thế nào, cuối cùng đành hạ mình cầu cứu quan Tể tướng Phạm Chất. Phạm Chất nghĩ thầm, các đại tướng trong triều chỉ có Triệu Khuông Dấn mới có thể giải cứu được nguy nan, không ngờ Triệu Khuông Dẫn lại thoái thác do quân thiếu tướng ít, không thể xuất binh. Phạm Chất chỉ còn cách giao cho Triệu Khuông Dẫn binh quyền tối cao, được phép điều động binh mã toàn quốc. Triệu Khuông Dẫn nhận được mệnh lệnh xuất binh, lập tức điều binh khiển tướng, ngày mùng hai tháng giêng lập tức xuất binh ra khỏi thành.
Đại quân rời thành Đông Kinh không lâu, trong thành liền xuất hiện tin đồn, nói rằng Triệu Khuông Dẫn muốn làm thiên tử, các quan văn võ trong triều cũng biết được đôi phần, không ai dám tin, nhưng lại hết sức hoang mang. Triệu Khuông Dẫn tuy không ở trong triều, nhưng tất cả những gì xảy ra trong thành Đông Kinh ông đều nắm rõ. Đi theo ông còn có em trai của ông là Trịệu Khuông Nghĩa và mưu sĩ thân tín Triệu Phổ.
Một buổi chiều, quân đội đã đến trạm Trần Kiều cách Khai Phong mấy chục dặm. Buổi tối, Triệu Khuông Dẫn lệnh cho các tướng sĩ dựng trại nghỉ ngơi, các binh sĩ vừa nằm xuống đã ngáy pho pho, còn một vài tướng sĩ tụ tập vói nhau lặng lẽ bàn bạc. Có người nói: “Nay hoàng thượng tuổi nhỏ như thế, chúng ta liều mạng đi đánh trận, sau này có ai biết được công lao của chúng ta, chỉ bằng bây giờ hãy ủng hộ cho Triệu Điểm kiểm làm hoàng đế.” Mọi người đều tán thành ý kiến này, liền cử một quan viên, đem ý kiến này nóí trước với Triệu Khuông Nghĩa và Triệu Phố. Triệu Khuông Nghĩa và Triệu Phổ nghe xong mừng thầm, một mặt dặn đi dặn lại mọi người phải làm cho quân sĩ yên lòng, không được gây ra hỗn loạn; một mặt mau chóng cử người thân tín của Triệu Khuông Dẫn là Quách Diên Bân bí mật trờ về kinh thành, thông báo cho Đại tướng Thạch Thủ Tín và Vương Thẩm Kỳ đang trấn giữ ở kỉnh thành phải quản lý tốt các cửa lớn ở trong ngoài kinh thành.
Buổi tối hôm đó, Triệu Khuông Dẫn vờ như không biết gì, uống rất say rồi ngủ. Khi tỉnh dậy, chỉ nghe thấy bên ngoài rất ồn ào. Tiếp đến có người mở cửa phòng, cao giọng hô lớn: “Xin Điểm kiểm lên làm hoàng đế!”
Triệu Khuông Dẫn vội vàng trở dậy, còn chưa kịp nói gì, mấy người mang bộ hoàng bào đã chuẩn bị từ trước, vội vã khoác lên người Triệu Khuông Dẫn. Sau đó, họ quỳ xuống đất khấu đầu lạy mấy lần, ba quân liền hô vạn tuế, tiếng vang rền đến tận mây xanh. Triệu Khuông Dẫn mấy lần từ chối, mọi người dùng cái chết để ép buộc, cuối cùng Triệu Khuông Dẫn làm theo cách của Lưu Bang, lập ra một số điều khoản ngắn gọn, đại quân liền quay đầu tiến về Đông Kinh.
Có Thạch Thủ Tín, Vương Thẩm Kỳ làm nội ứng, Triệu Khuông Dẫn không phải mất nhiều công sức đã chiếm được kinh thành. Ngày mùng bốn tháng giêng, Triệu Khuông Dẫn đã dễ dàng chiếm được chính quyền nhà Hậu Chu, đổi tên nước là “Tống”, lập nên vương triều Tống của họ Triệu.
No1. Nữ tuổi Mùi
Những người tuổi Mùi luôn xem hôn nhân là chuyện đại sự và gắn liền suốt cuộc đời, cho nên họ không thể chấp nhận được việc người yêu không chung thủy. Nếu chẳng may phát hiện ra người yêu của mình lăng nhăng, cô nàng tuổi Mùi dịu dàng sẽ lật ngược thế cờ - họ trở nên tức tối và sẵn sàng phục thù bằng mọi cách, tuyệt đối khiến bạn ăn không nổi. Chúa ghen chính là quý cô tuổi Mùi đấy bạn.
No2. Nữ tuổi Tý
Những người tuổi Tý vốn vô cùng tinh tế, nhạy cảm trong tình yêu. Hai người đang đi trên đường, nếu bạn nhìn vu vơ cô gái nào đó, cô nàng tuổi Tý sẽ hiểu rằng trong mắt bạn không còn cô ấy nữa, bạn đã để trái tim về nơi khác... Nếu nghiêm trọng hơn, cô ấy sẽ khiến cuộc sống của bạn bỗng chốc rơi vào vực thẳm chỉ vì tính ghen tuông thái quá.
No3. Nữ tuổi Dậu
Những cô nàng tuổi Dậu có tiêu chuẩn vô cùng khắt khe trong việc "tuyển chọn" người yêu. Họ vốn theo đuổi sự hoàn mỹ. Mặt khác, dục vọng chiếm đoạt của họ vô cùng mạnh. Khi đã quyết định yêu bạn, họ sẽ không cho phép bạn có bất cứ bí mật nào liên quan tới đối tượng khác giới. Cũng vì vậy, tỷ lệ con giáp tuổi dậu ly hôn là khá cao - họ không chấp nhận sự thiếu chung thủy, dù thế nào chăng nữa.
No4. Nữ tuổi Ngọ
Nữ tuổi Ngọ cá tính mạnh, thích gì làm đấy, cuộc sống của họ đầy màu sắc nhưng lại rất nghiêm khắc với người yêu. Giả sử nhìn thấy người yêu mình đi với người con gái khác và nói cười không ngớt, họ sẽ lập tức nổi đóa lên. Nữ tuổi Ngọ sẽ không lập tức tấn công, nhưng họ sẽ không ngừng hoài nghi bạn, khi không vui sẽ lập tức phát tác khiến bạn phải khiếp sợ.
Anh Anh (theo D1xz)
Phương Vị: Bắc Đẩu TinhHành: KimLoại: Bại TinhĐặc Tính: Hình thương, tai nạn, bệnh tật, thị phi, khẩu thiệt, hùng dũng.Tên gọi tắt thường gặp: Hổ
Phụ tinh. Sao thứ 9 trong 12 sao thuộc vòng sao Thái Tuế theo thứ tự: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù.
Một trong 4 sao của bộ Tứ Linh là Long Trì, Phượng Các, Bạch Hổ, Hoa Cái. Gọi tắt là bộ Long Phượng Hổ Cái.
Cũng là một trong 6 sao của bộ Lục Bại Tinh gồm các sao Tiểu Hao, Đại Hao, Tang Môn, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Hư (gọi tắt là Song Hao Tang Hổ Khốc Hư). Phân loại theo tính chất là Bại Tinh.
Vị Trí Ở Các Cung
Lá số Tử vi được xây dựng dựa trên tổng hòa của rất nhiều yếu tố (âm dương ngũ hành, can chi, chiêm tinh, thuật toán, kinh nghiệm thực tế, phước đức...), không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, ngày nay, việc lấy lá số tử vi đã dễ dàng và nhanh gọn hơn nhiều, nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ.
Mục lục (Click vào đây để tới nội dung muốn xem nhanh nhất)
3.1 Tương quan giữa ngũ hành của Mệnh và Cục
3.2 Tương quan giữa Can và Chi của năm sinh
3.3 Tương quan hành của bản mệnh và hành của 12 cung số
3.4 Tính chất, ngũ hành, độ miếu, hãm của các sao
3.5 Vị trí các sao với 12 cung
3.6 Vị trí mệnh với Thái Tuế, vòng Thái Tuế
3.7 Xem cung Nhị hợp
3.8 Xem cung xung chiếu
3.9 Cách cục tốt xấu của các cung xung quanh
3.10 Cách xem hạn
Tử vi (hay Tử vi đẩu số) là môn khoa học phương Đông chuyên nghiệm lý vận mệnh con người. Nó được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, can chi..., những kiến thức chiêm tinh học, toán học, Tứ Trụ, Hà Lạc...
Lá số tử vi được lập dựa trên 5 yếu tố cơ bản, bao gồm: giờ, ngày, tháng, năm sinh và giới tính. Những yếu tố này kết hợp với các tinh tú, tạo nên lá số tử vi hoàn thiện, luận đoán vận mệnh con người. Có khoảng trên dưới 100 sao trong Tử vi, được sắp xếp, bố trí trình tự theo một quy tắc nhất định tại 12 ô (hay còn gọi là 12 cung) trong một lá số Tử vi.
Các cung đó gồm: Mệnh, Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Phu thê, Huynh đệ và Tử tức.
Ứng với tên gọi của mỗi cung là mô tả những vấn đề có liên quan đến từng khía cạnh của một con người, như cung Phụ mẫu nói về cha mẹ của người đó, cung Tử Tức nói về đường con cái, cung Tài Bạch nói về tiềm năng, khả năng người này hay như cung Điền Trạch mô tả về nhà cửa, nơi ở, đất đai...
Các sao nằm ở các cung này có độ sáng tối khác nhau, ứng với những đặc tính nhất định liên quan đến người có lá số Tử vi đó. Dựa vào những sao nằm trong mỗi cung của một lá số Tử vi người ta có thể đưa ra những bình giải, nhận định đặc điểm cuộc đời của họ về tính cách, tài năng, quan hệ tình cảm vợ chồng, bạn bè, anh em cùng các mặt khác về cuộc sống của con người ấy.
Tựu chung lại, lá số Tử vi mô tả tương đối khá nhiều mặt, nhiều khía cạnh cuộc đời của mỗi người từ: Tướng mạo, phong cách, khả năng đến cha mẹ, anh chị em, sự nghiệp, tài sản, tiềm năng phát triển... của con người đó ở quá khứ, hiện tại và tương lai.
Lấy lá số Tử vi dựa trên tổng hòa của rất nhiều yếu tố (âm dương ngũ hành, can chi, chiêm tinh, thuật toán, kinh nghiệm thực tế, phước đức...), không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, ngày nay, việc lấy lá số tử vi đã dễ dàng và nhanh gọn hơn nhiều, nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ.
Để lấy lá số Tử vi chính xác nhất, người thực hiện cần có những điều kiện nhất định về trí nhớ, suy luận, trực giác và kinh nghiệm.
Trí nhớ - Tử Vi là một khoa lý số cổ học rất phức tạp nên rất cần có trí nhớ tốt để thuộc các nguyên lý của Âm dương, Ngũ hành, Can Chi và ý nghĩa tính chất của các Sao.
Suy luận - Phải suy luận để phân tích, phối hợp, chế hóa sự sinh khắc của âm dương ngũ hành và xấu tốt của các sao đóng tại mỗi cung số.
Trực giác - Cần phải có trực giác bén nhạy để giúp ích cho những sự suy luận.
Kinh nghiệm - Phải thực hành cho nhiều, đối chiếu phần thực nghiệm với lý thuyết để suy luận ra những lời giải đoán cho súc tích, phong phú và chính xác.
Trên thực tế có nhiều cách để luận đoán một lá số Tử vi, khó tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa thiếu sót, người luận giải cần chú ý những điểm sau:
Cục có nghĩa là cách cục, hay còn gọi là cuộc, là cái thế cuộc mà ta đang sống – hay nói đúng hơn chính là cái môi sinh mà bản mệnh ta đang ngụp lặn trong đó.
- Hành Cục sinh Mệnh
Ví dụ: Mệnh Thổ, Hỏa Lục Cục, Hỏa sinh Thổ, người được hoàn cảnh ưu đãi, gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
- Mệnh Cục tương hòa
Ví dụ: Thổ Mệnh, Thổ ngũ Cục: người để hòa mình với hoàn cảnh, với đời sống bên ngoài.
- Mệnh sinh Cục
Ví dụ: Thổ mệnh, Kim tứ cục: Thổ sinh Kim, người phải sinh cho môi sinh tức là vất vả, hay làm lợi cho thiên hạ, bản thân chưa chắc được lợi lộc.
- Mệnh khắc Cục
Ví dụ: Thổ Mệnh, Thủy nhị Cục, Thổ khắc Thủy, cuộc đời có nhiều trở ngại, hay làm hỏng đại sự, thành công bằng nghị lực.
- Cục khắc Mệnh
Ví dụ: Thổ Mệnh, Mộc tam Cục, Mộc Khắc Thổ: đáng thương, người hay bị môi sinh không hỗ trợ, sự thành công nếu có đòi hỏi phải trải qua nhiều gian khổ.
Can là Thiên Can, Chi là Địa Chi – Can Chi kết hợp với nhau như sự giao hòa của trời đất, giống như 1 cây gồm 2 phần gốc và ngọn.
- Can Chi tương hòa: Ví dụ: Giáp Dần (Mộc Mộc), Dần Mộc sinh ra từ chính họ, có căn bản vững chãi có đủ khả năng để đạt được cái mình đã có.
- Chi sinh Can: Ví dụ: Ất Hợi: Hợi Thủy sinh Ất Mộc, do may mắn mà thành công chứ thực lực, khả năng chưa đạt được đến mức độ ấy. Cuộc đời họ là một chuỗi dài may mắn tiếp nhau để có từ thành công này đến thành công khác.
- Can sinh Chi: Ví dụ: Canh Tý, Canh Kim sinh Tý Thủy: người được trời ưu đãi để làm việc, vừa có khả năng vừa gặp may thuận lợi để đưa đến thành công một cách dễ dàng.
- Can khắc Chi: Ví dụ: Canh Dần: Canh Kim khắc Dần Mộc: người hay gặp nhiều nghịch cảnh, dễ làm đổ vỡ sự nghiệp, ở những mẫu người này cần đòi hỏi họ phải có 1 lá số với các sao đi đúng bộ thật tốt mới mong nên danh phận nhưng cũng vẫn trải qua nhiều nỗi thăng trầm.
- Chi khắc Can: Ví dụ: Ất Dậu: Dậu Kim khắc Ất Mộc: thành công trong khó khăn, sự nghiệp thăng trầm, bại nhiều mới thành. Nói tóm lại thiếu may mắn.
Bản mệnh là ta, cung an mệnh là nhà, là cái mà bao quản cho ta. Các sao ví như đồ đạc, tiện nghi mà ta phải sử dụng, nếu tương sinh hoặc đồng hành, thời tốt mà làm lợi cho ta, nếu bị khắc thời bất lợi.
Ví dụ: Lấy lá số Quý Dậu, tháng 5, ngày 30, giờ Sửu – Âm nữ Kim mệnh, Hỏa lục cục, Mệnh lập ở Ngọ. Cung Ngọ là Hỏa khắc mệnh Kim, lại có Đào Hoa, Hồng Loan gặp Không Kiếp nên đã chết từ lúc 3 tuổi.
Sau khi đã so sánh với cung Mệnh rồi, thì lần lượt xem đến 11 cung kế tiếp để xem sự khắc hợp thế nào.
Ví dụ: người có Mệnh Mộc, cung Mệnh ở Dần cũng là hành Mộc, như vậy:
Phụ Mẫu nào ở Mão Mộc là tương hòa, con người giữ được chữ hiếu và cũng được cha mẹ yếu thương.
Phúc Đức ở Thìn Thổ là khắc (mệnh Mộc khắc Thổ) không tìm được sự giúp đỡ của họ hàng và bản thân cũng không tìm thấy sự an ủi, thoải mái đối với họ hàng.
Ðiền Trạch, Quan Lộc ở Tị là Hỏa, Mộc sinh Hỏa cho nên sẽ vất vả với công danh, với nhà cửa.
Nô Bộc ở Mùi, Tài Bạch ở Tuất, Huynh Đệ ở Sửu đều thuộc Thổ cả, ta cứ luận như ở cung Phúc Ðức - nghĩa là phải vất vả với bạn bè, anh em và tiền bạc vì Mộc khắc Thổ.
Tật Ách ở đâu là Kim khắc Mệnh Mộc có nghĩa là mỗi khi bị bệnh tật hay tai nạn thì khó mà tránh được dễ dàng.
Cung Thiên Di ở Thân là Kim khắc Mộc: nghĩa là đứng trước một đối tượng người này hay bị lép vế dù rằng có khi mình hơn họ về phương diện nào đó.
Tử Tức và Phu Thê ở Hợi và Tý thuộc Thủy sinh cho mệnh ở Dần, nếu lập gia đình, có con cái, thì cuộc đời sẽ thấy thoải mái hơn và nếp sống trong gia đình với vợ con cũng đặt được sự yêu thương thuận thảo.
Như trên là nguyên tắc và thí dụ, đối với các trường hợp khác cũng vậy cứ dùng ngũ hành sinh khắc của mệnh và 12 cung mà suy, hễ khắc thì không hợp, tương hòa hay sinh thì được sự phù trợ, tùy theo cung sinh hay khắc.
Để xếp hạng cách cục được hướng cho mỗi người, nhất là 14 chính tinh và các trung tinh, cần hiểu rõ tính chất của mỗi sao, các sao đi như thế nào là đúng bộ, có phá lẫn nhau không, các sao Thủ và chiếu mệnh có đồng hành với bản mệnh không, độ miếu hãm của các sao thế nào.
Ví dụ: bộ Nhật Nguyệt cần có Ðào Hồng Xương Khúc, bộ Tử Phù Vũ Tướng cần Tả, Hữu, Tam Hóa, bộ Sát Phá Tham cần Lục Sát Tinh đắc địa, bộ Cơ Nguyệt Ðồng Lương cần Tam Hóa, Quang Quý, Thai Tọa, phá của các cách...
Có thuộc rõ tính chất của từng sao thì mình mới luận được nhiều điều dị biệt trong lá số, mới nắm được cái lý biến hóa vô cùng của Tử Vi, thế mới lý giải được tại sao cũng số như vậy mà người này thế này người kia thế kia.
Nói tóm lại, gặp sao tốt phải xem ngũ hành để mình có được hưởng hay không? Rồi xem có bị phá cách không? Gặp hung tinh xem có đắc địa không? Tất cả các bàng tinh (sao nhỏ) có nhập bộ không? Có phù trợ đắc lực hay hợp với bộ chính tinh của mình không?
Sau khi đã xem đến ngũ hành, tinh tú đắc, miếu, hãm, bộ cách các chính tinh hợp nhau, phá cách và các sao phù trợ, cần phải để ý lại một lần nữa xem vị trí các sao nằm trên 12 cung có phù hợp, có đúng với tính chất của nó không?
Tài tinh phải cư Tài Bạch, Phúc Tinh phải cư Phúc Ðức, Quyền tinh phải ở Quan Lộc, Phá chẳng nên cư ở Nô Bộc, Thê Thiếp, Tài Tinh là Lộc Tồn, Hỏa Lộc nên tránh xa cung Tật Ách, các sao cứu giải cần đóng ở Ách, Phúc tinh, nếu đóng ở Phúc Ðức thì tốt hơn các cung khác...
- Nếu mệnh nằm trong Tam Hợp tuổi
Ví dụ: người tuổi Dần có mệnh lập ở Dần, Ngọ hay Tuất, tức là vị trí Thái Tuế: là loại người luôn luôn tự cho mình có tinh thần trách nhiệm cao, hay can dự vào những chuyện bất bình, gánh vác việc người, có lòng hào hiệp.
Chính vì vậy mà Phú Ma Thị có câu "Thân cư Thái Tuế dữ nhân qua hợp", Thân đây chính là Thân Mệnh vậy. Các cổ thư khi bàn đến tính chất của Thái Tuế đều cho như một cái gì không tốt đẹp lắm: nào là đa chiêu thị phi khẩu thiệt, ít cảm tình, kiêu kỳ lý luận chính vì cái lý sự đời nhiều cảnh trái ngang, mà đã là chính nhân quân tử thì làm sao lại hòa mình với sói lang được, nên phải đứng riêng, ra tay nghĩa hiệp nên hay bị thiên hạ gây ác cảm.
Tính chất của Thái Tuế như vậy cho nên bao xung quanh luôn luôn có Long Phượng Cái Hổ, là tứ linh phục châu. Bởi vậy người Thái Tuế không cần Tam hóa, cũng vẫn phong lưu, vẫn được người đời khi ghét nhưng vẫn phải nể. Vì ghét đây vẫn chỉ là ghét vì thói thường, vì sự can thiệp của Thái Tuế mà cản trở việc làm mờ ám của họ. Nhưng người Thái Tuế vẫn đứng trên lẽ phải, do đó mà người có Thái Tuế thường hay tự hào, đôi khi kiêu ở ngầm trong chính bản thân họ, trong tâm hay khinh thường đối tượng.
Khi Mệnh có Thái Tuế, tức đi Phụ Mẫu ở thế Tam Hợp với Thiên Không, có nghĩa là từ khi sinh mình ra thì công việc, sự nghiệp của cha mẹ đang trên đà xuống dốc nếu không muốn nói là suy sụp.
- Nếu mệnh nằm trong Tam Hợp lấn tuổi
Ví dụ: tuổi Dần Ngọ Tuất mà mệnh nằm ở 1 trong 3 cung Hợi Mão Mùi, tức là ở thế lấn và luôn luôn có Thiên Không, vì Thiên Không an ở đằng trước theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ), trước Thái tuế 1 cung, ở đây lại chia làm 3 trường hợp:
+ Thiên Không ở tứ chính: Tý, Ngọ, Mão, Dậu tức là người khôn ngoan, lấn lướt, luôn luôn phải hơn người mới chịu, sắc sảo. Nếu tại Mệnh thì đó là tư tưởng nhưng nếu tại Thân thì sự lấn lướt.
+ Thiên Không ở thế tứ mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Ðây là vị trí Thiên Không hoạt động mãnh liệt nhất, phá tán nhất, gây nhiều đổ vỡ nhất. Bởi Thiên Không là hành Hỏa sinh cho cung Thổ, tức là người hay thích đạp đổ tất cả những gì có từ trước để xây dựng lại theo ý của mình, loại người nguy hiểm, ác nếu có nhiều hung tinh gây bè kết đảng xúi giục.
+ Thiên Không ở thế tứ sinh: Dần, Thân, Tị, Hợi, ở đây Thiên Không có Hồng Loan đi kèm, Không là sắc sắc không không, là vạn sự giai không Hồng Loan, ngoài các ý nghĩa khác còn có ý nghĩa cửa chúa, cửa thiên đường - như ngầm nói lên con người có Thiên Không ở tứ sinh đã ngộ được chữ không ở đời mình, khéo tu thì tránh được phiền não.
Nhưng dù ở vị trí nào thì bản chất Thiên Không vẫn là vạn sự giai không, lo toan, khôn ngoan cho lắm thì kết quả sau cùng cũng vẫn là chữ không. Chỉ có những chân tu, nhưng người chọn theo cửa không thì mới được thoải mái vì không có thì không mất.
- Mệnh ở Tam Hợp: Tang Môn, Ðiếu Khách, Tuế Phá tức là lấn với cung tuổi 2, hay lùi sau 2 cung
Ðây là loại người hay bất mãn, than vãn để đi đến đối lập, cuộc đời hay gặp nghịch cảnh để khơi nỗi niềm bất mãn lên cao. Nhưng nếu gặp Thiên Mã đồng hành, lại giúp cho họ có nghị lực vững vàng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn tiến đến thành công.
- Mệnh ở thế lùi với cung tuổi
Tức là mệnh 6 cung sau cung tuổi. Ví dụ: tuổi Dần Ngọ Tuất có mệnh ở Tị Dậu Sửu, với vòng Thái Tuế là: Trực phù, Thiếu Âm, Long Ðức: là loại người hiền từ căn bản, hay nhịn không hơn thua, chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ di, nhưng hành động lại vụng về kiểu như “chuyên đào giếng cho thiên hạ uống nước”.
Nếu mệnh ở thế lùi cung tuổi thì Phụ Mẫu lại thế Thái Tuế và có Long Phượng Cái Hổ, như thế là từ khi sinh ra mình, cha mẹ sẽ ăn nên làm ra sự nghiệp thăng tiến.
Các cung Nhị hợp bao gồm:
Tý hợp Sửu; Dần hợp Hợi; Mão hợp Tuất; Thìn hợp Dậu; Ngọ hợp Mùi; Tị hợp Thân.
Nhưng cần lưu ý thế nhị hợp giữa 2 cung sinh xuất, hay sinh nhập, muốn biết cung nào sinh xuất hay sinh nhập cho cung nào cần biết thế Tam Hợp và hành của Tam Hợp.
Tam Hợp: Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa
Tam Hợp: Thân, Tý, Thìn thuộc Thủy
Tam Hợp: Hợi, Mão, Mùi thuộc Mộc
Tam Hợp: Tị, Dậu, Sửu thuộc Kim
Như thế: 4 thế Tam Hợp chỉ có bốn hành Hỏa, Thủy, Mộc, Kim còn hành Thổ đi đâu mất?
Trong dịch học có nói Thổ là trung ương, ứng với số 5, còn gọi là Ngũ Trung. Trong ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ, hành Thổ là chính cho nên Tử Vi, Thiên Phủ là 2 sao đứng đầu của 2 nhóm chính tinh đều thuộc Thổ. Ở đây ta thấy các Tam Hợp Dần Ngọ Tuất tuy thuộc hành Hỏa, nhưng trong đó đã có Tuất Thổ, Thân Tý Thìn thuộc Thủy, nhưng đã có Thìn Thổ, Hợi Mão Mùi thuộc Mộc nhưng có Mùi Thổ, Tị Dậu Sửu thuộc Kim có Sửu Thổ.
So sánh hành của Tam Hợp với thế Nhị hợp, ta có:
Thân Tý Thìn: hành Thủy được Tị Dậu Sửu hành Kim sinh nhập, hay Tị Dậu Sửu Nhị hợp và sinh xuất Thân, Tý, Thìn.
Dần Ngọ Tuất hành Hỏa được Hợi, Mão, Mùi sinh nhập, hay Hợi Mão Mùi sinh xuất Dần Ngọ Tuất.
Như vậy, trên lá số có 12 cung, có 6 cung được sinh nhập và 6 cung sinh xuất:
6 cung sinh nhập là: Dần, Ngọ, Tuất, Thân, Tý, Thìn.
6 cung sinh xuất là: Tị Dậu, Sửu, Hợi, Mão, Mùi.
Ðể cho dễ nhớ hơn, trong thế Nhị hợp của 12 cung, 6 cung dương là sinh nhập, còn lại 6 cung âm là sinh xuất.
Ứng dụng:
Nếu mệnh nằm ở cung âm là sinh xuất tức là người hào sảng, phóng khoáng dễ tha thứ. Rồi xem đến cung Nhi hợp là cung nào, tức là người hay lo toan yêu thương cho đối tượng thuộc cung ấy.
Ví dụ: mệnh ở Sửu, như thế Tý là cung Huynh Đệ, cung Mệnh nhị hợp và sinh xuất cho Huynh Đệ tức là người hết lòng thương yêu, hy sinh quyền lợi của mình cho anh chị em.
Nếu mệnh nằm ở cung dương là thế sinh nhập tức là ở thế thu vào, thế hưởng lợi, là người kỹ lưỡng làm việc gì cũng suy xét, tính toán cẩn thận. Lại xem đến cung nhị hợp là cung thuộc quan hệ nào, thì người ấy (bản mệnh) nhận được sự bao dung giúp đỡ che chở của đối tượng nhị hợp ấy.
Ví dụ: mệnh ở Thìn, nhị hợp và được nó ở Dậu sinh nhập cho mệnh như thế là người có cuộc sống gắn liền với bè bạn, luôn luôn được bạn giúp đỡ, tóm lại số nhờ bạn.
Các cung khác cũng luận như vậy. Cung an Thân cũng luận như thế vì Thân ở đây chính là cái ta vậy. Tiếp đến luận tới yếu tố sao của cung nhị hợp: khi coi cung nhị hợp phải để ý xem có chính tính nhị hợp hay không. Nếu có mới là bảo đảm nhị hợp còn nếu không chỉ là hư vị mà thôi.
Ví dụ: Tử vi ở cung Ngọ (dương) nhị hợp với cung Mùi (âm), nếu lấy lý âm dương mà suy thì âm phò dương tức Mùi sinh Ngọ, nhưng hễ cứ Tử Vi cư Ngọ thì cung Mùi bao giờ cũng vô chính diệu, mà đã vô chính hiệu thì lấy gì kết đôi với Tử Vi đây? Như thế thì cung Ngọ không thể hưởng được các sao ở cung Mùi.
Như thế nào thì hưởng thế xung chiếu? Cung Thiên Di luôn luôn ở thế xung chiếu với cung Mệnh, tức là thế đối nghịch với mình. Sách xưa nói Thiên Di là ra ngoài, phải hiểu rằng Thiên Di chính là đối phương của mình.
Nếu cung Thiên Di khắc cung Mệnh tất không được hưởng cung Thiên Di, mà còn xấu là khác.
Ví dụ: người có mệnh lập ở Dần, Thiên Di ở Thân mà Tam Hợp Thân Tý Thìn lại có sát tinh, thì khi ra đời hay bị thua kém. Chỉ được hưởng cung Thiên Di khi cung mệnh khắc cung Di, đây chính là lúc áp dụng coi chính diệu xung chiếu như chính diệu tọa thủ đối với cung vô chinh diệu.
Ví dụ: người mệnh lập ở Thân có Thiên Di ở Dần, Thân khắc Dần nên mới thu hút được các sao ở cung Dần sang, coi như ở thế bị khắc thì đã bị khắc rồi thì còn lấy của đối phương làm sao được?
Phải để ý Thân, Mệnh, Tài, Quan có bị Tuần Triệt xâm phạm không? Tật Ách có được Tuần, Triệt hay các sao cứu giải như Hóa Khoa cư ở đó không?
Sau khi đã biết được tổng quát cuộc đời và các cung liên hệ như Huynh Đệ, Phu Thê, Tử Tức.. thì coi đến hạn.
Trong lá số Tử Vi có 2 loại hạn. Tiếng hạn đây chỉ có nghĩa như một khoảng thời gian có giới hạn mà trong đó bản thân ta sẽ gặp hay được hưởng những gì, chứ không phải hạn đây là tai nạn.
Ðại hạn: khoảng 10 năm.
Tiểu hạn: khoảng 1 năm.
* Ðại Hạn
Trước hết phải xem yếu tố đại cuộc, tổng quát xem đại hạn ấy có thuận lợi cho mình không. Bằng cách dùng Tam Hợp tuổi của mình so sánh với hành Tam Hợp của từng đại hạn để xem xung khắc thế nào. Ðược tương hòa: tức là vận đáo Thái Tuế đắc Long Phượng Cái Hổ.
- Nếu gặp nhiều cát tinh thủ chiếu, đang gặp tai nạn thì cũng được cứu giải mà qua khỏi
- Nếu gặp nhiều hung tinh phá cách mát mặt với đời.
+ Tam Hợp đại hạn tương sinh hành tuổi
Ví dụ: người tuổi Dần, Ngọ, Tuất, đại hạn 10 năm đến cung Dần, Ngọ, Tuất. Khi đại hạn đến cung Hợi, Mão, Mùi (Mộc sinh Hỏa) được thuận nhập có nhiều thuận lợi may mắn, sức khỏe tốt.
+ Tam Hợp của tuổi khắc Tam Hợp đại hạn
Ví dụ: Dần, Ngọ, Tuất là Hỏa đáo vận Tị, Dậu, Sửu là Kim khắc xuất, tức là mình đi khắc người ta, vất vả không tốt.
+ Tam Hợp đại hạn khắc Tam Hợp tuổi
Ví dụ: tuổi Dần, Ngọ, Tuất đại vận đến cung Thân, Tý, Thìn là Thủy khắc Hỏa, là khắc nhập tức là bị người ta khắc mình, rất xấu. Dù các sao trong Ðại Hạn có tốt mấy đi nữa thì cũng bị giảm đi rất nhiều.
Sau khi đã xem đến Ngũ Hành Sinh Khắc để biết trong đại hạn 10 năm ấy, có được thuận lợi hay không, phải để ý đến các sao thủ mệnh thuộc bộ nào, có hợp bộ với các sao trong đại hạn hay là bị các sao của hạn làm phá cách đi.
Ví dụ: mệnh Nhật Nguyệt tối kỵ hạn gặp Hình Kỵ, mệnh Thất Sát kỵ hạn gặp Kình Ðà, tối độc mệnh có Lục Sát Tinh, hạn lại gặp Ðại hao, Phá Quân như trên chỉ là thí dụ điển hình, có nhiều cách, nhiều sao phá nhau nhưng truy nguyên cũng suy từ tính chất các sao mà ra.
Học kỹ tính chất các sao, nghiền ngẫm, sẽ tìm được sự sinh khắc chế hóa kỳ thú, nhiều khi thấy tốt đấy mà không phải là vậy, nhìn phớt thấy toàn sao tốt, nhưng chỉ một sao nhỏ cũng làm cho phá cách đi, ví như có người con gái mệnh có Ðào hoa ngộ Thiên Không, Hình, Riêu mà sao không lẳng lơ dâm đãng, lại thật là đúng đắn, vì có sao Nguyệt Ðức ở đấy, sao nãy hóa giải được tính hoa nguỵêt của đào hồng.
Tựu chung lại, các sao trong hạn phải hợp bộ với bản mệnh và hợp hành với mệnh của mình thì mới được hưởng, rồi xem lại đến hành của Tam Hợp đại hạn ấy mình được sinh khắc thế nào mà chế hóa đi cho, tinh tường của Tử Vi cũng là chỗ này.
Khi xem đại hạn nên chú ý đến các sao trong hạn, xem là tuy hợp bộ nhưng tính chất có khác biệt với các sao ở mệnh không, nếu có thì người ấy đến đại hạn đó sẽ đổi nghề.
Ví dụ: người mà các sao thủ mệnh là văn tinh như Xương Khúc Khôi Viêt... nhưng đến Ðại Hạn lại gặp võ cách như Binh Hình Tướng Ấn, Sát Phá Tham tức là người ấy sẽ đổi văn ra võ. Lại như người đang là võ cách đến đại hạn gặp toàn văn tinh, quý tinh nhưng sao an nhàn thì quyết là đổi võ ra văn. Hay một người có số thầy thuốc nhưng đến đại hạn lại gặp Kình Đà đắc địa; các sao mồm mép như Cựu Cơ và các Tài tinh, mà không gặp các Quý Tinh như Quan Phúc, Quang Quý, thì đại hạn ấy sẽ đổi nghề thầy thuốc ra thương mại.
* Tiểu Hạn
Tiểu hạn là những gì xảy ra trong 1 năm với mỗi người. Trước khi đi vào tính chất các sao trong cung Tiểu hạn, nên lưu ý xem có xung khắc với tuổi của mình không.
Ví dụ: tuổi Canh Dần đến năm Bính Thân, Thiên Can là Bính Hỏa khắc Canh Kim, Ðịa Chi là Thân Kim khắc Dần Mộc. Như vậy gọi là năm Thiên khắc Ðịa Xung, rất độc, thế nào cũng có một vài rắc rối xảy ra. Dù gặp nhiều sao tốt cũng bị giảm bớt đi, nếu có nhiều sao xấu thì lại càng hung bạo.
Tiếp đó xem đến hành của năm tiểu hạn là hành gì, sinh khắc với bản mệnh thế vững hay không.
Ví dụ: năm nay Tân Dậu là hành Mộc, sẽ Thiên Khắc Địa Xung với người tuổi Ất Mão. Người tuổi Mão đối với năm nay đều là năm xung, làm ăn sẽ không khá và có khi còn gặp tai nạn nữa, vì là năm Mộc cho nên tốt cho những có mệnh Mộc hay Hỏa, vất vả cho mệnh Thủy lao đao, bất lợi cho mệnh Thổ.
Kể đến đem hành của bản mệnh so sánh với hành của cung tiểu hạn để xem sự tốt xấu thế nào. Vì đây chính là cái căn bản, cái gốc, yếu tố sao chỉ là cái thân, cái ngọn để đoán tiểu hạn. Cụ thể:
Người mệnh Kim mà tiểu hạn đi đến cung Tý là cung Khảm thuộc hành Thủy thì bị thương hại vì bản mệnh Kim sinh xuất cho cung Tý là Ðại hải Thủy, như thế ắt mệnh sẽ bị suy tàn.
Người bản mệnh Mộc hạn đi đến cung Ngọ là quẻ Ly hành Dương Hỏa, Mệnh Mộc sinh cho cung Ngọ là Lô Trung Hỏa, tất được sang nhưng để rồi lại tan ra tro bụi, nên không tránh khỏi tai ương họa hại để tổn đến bản thân.
Người mệnh Thủy mà hạn đến cung Dần quẻ Cấn – Hành Thổ là ngưng chi bế tắc – mệnh Thủy bị Thổ khắc cho nên kiếm vận bị bế tắc – như ngòi lạch bị chặn ngưng.
Người mệnh Hỏa hạn đến cung Dậu quẻ Đoài thuộc Kim, tức là mệnh Hỏa khắc cung Kim tức là không có chỗ nương thân, vì mình khắc chỗ đứng của mình mà Hỏa khắc Kim thì rồi Hỏa bị sa lầy, vì nếu Kim bị khắc sẽ sinh ra Thủy mà khắc ngược lại Hỏa.
Người Mệnh Thổ hạn đi đến cung Mão, quẻ Chấn, thuộc Mộc, khắc mệnh Thổ, là chỗ đứng khắc mình nặng nhất ở cung Chấn vì Chấn là tượng cho lôi đình, sấm sét nên những sự việc không hay xảy đến cho người mệnh Thổ có lưu hàn ở cung Mão, thường xảy ra bất ngờ và mãnh liệt.
Tất cả trường hợp trên phải đề phòng bệnh tật tai ương và rất cần gặp được Tuần Triệt án ngữ hay cát tinh hợp chiếu thì mới thoát khỏi, nhưng cũng gặp một phen lao đao.
Kế đến là chú ý đến các sao trong cung tiểu hạn. Khi xem tiểu hạn thì lấy sao của tiểu hạn phối hợp với gốc đại hạn và cung mệnh, để xem các bộ sao nhập bộ nhau ra sao mà đoán, tùy theo tính chất của nó, sau khi suy ra được tốt xấu thế nào, về phương diện nào thì lại phải chế hóa với các yếu tố đã trình bày ở trên xem xấu tốt tới độ nào.
Nhưng điều quan trọng khi đoán hạn, nếu thấy cát tinh cung chiếu phải để ý xem có sao nào làm cho phá cách không, nếu thấy số xấu quá, gặp toàn hung tinh, hay nghịch lý âm dương ngũ hành thì phải đi tìm Tuần, Triệt và các sao cứu giải xem nằm ở đâu, có chiếu vào hạn để cứu khốn phò nguy hay không.
T.H
► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi trọn đời chuẩn xác |
Hướng kê giường tuổi Đinh Mùi:
– Năm sinh dương lịch: 1967
– Năm sinh âm lịch: Đinh Mùi
– Quẻ mệnh: Càn Kim
– Ngũ hành: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)
– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạchh
– Hướng tốt: Tây Bắc (Phục Vị); Đông Bắc (Thiên Y); Tây Nam (Diên Niên); Tây (Sinh Khí);
– Hướng xấu: Bắc (Lục Sát); Đông (Ngũ Quỷ); Đông Nam (Hoạ Hại); Nam (Tuyệt Mệnh);
Phòng ngủ:
Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)
Gia chủ mang mệnh Thủy, Kim sinh Thủy, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Kim, là hướng Tây Bắc; Tây;
Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.
Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Trắng, Xám, đây là màu đại diện cho hành Kim, rất tốt cho người hành Thủy.
Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.
Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.
► Mời các bạn xem hướng nhà theo tuổi để không phạm phải đại kị |
Vòng này an theo hai chiều thuận nghịch âm dương, cũng như vòng Tràng Sinh Tử Vi Việt an theo chiều thuận đối với Dương Nam Âm Nữ và nghịch đối với Âm Nam Dương Nữ.
Có câu quyết về sao Bác Sĩ rằng: “Bác Sĩ thông minh, Lực Sĩ quyền”. Câu này bất túc, không hẳn là như thế. Bác Sĩ phải có Tả Hữu thì mới phát huy đặc tính tốt kể trên.
Bác Sĩ gặp Xương Khúc mới thông minh, hội Khôi Việt mới vinh dự được người đề đạt, đồng cung với Phụ Bật mới có người thưởng thức nâng đỡ. Nếu không Phụ Bật, không Xương Khúc, không Khôi Việt thì Bác Sĩ trở nên vô dụng. Có thuyết cho rằng lưu niên Bác Sĩ đi cùng Xương Khúc khả dĩ hóa giải được cái xấu do Hóa Kị mang đến. Bác Sĩ đóng cung Phúc Đức mà gặp Cô Quả thì cô đơn, trầm lặng, ít người thân thích và không ưa giao du. Bác Sĩ thuộc Thủy.
LUẬN VỀ LỰC SĨ: Lực Sĩ chủ quyền lực đóng vào sinh niên mệnh cung tác dụng khác hẳn. Tỉ dụ sinh năm Ngọ mà Mệnh lập tại Ngọ cung gặp Lực Sĩ.
Không phải cứ có Lực Sĩ là có quyền. Lực Sĩ là một tạp diệu nó chỉ phụ giúp cho những sao trên cấp để mà thể hiện tính chất. Như Vũ Khúc Hóa Lộc, Hóa Quyền mà được thêm Lực Sĩ là chứng triệu nắm quyền tài chánh. Như Thiên Cơ Thiên Lương mà đứng bên Lực Sĩ là chứng triệu nắm quyền về kế hoạch.
Lực Sĩ bởi vậy cần đi bên Hóa Quyền mới thành Quyền. Nếu Hóa Quyền ấy phụ giúp cho Phá Quân, Thái Dương, Tham Lang, Vũ Khúc càng tốt lắm.
Lưu niên Lực Sĩ cũng cần lưu niên Hóa Quyền, nếu lưu niên Lực Sĩ lại đứng đối xung với Lực Sĩ cố định thêm sao Hóa Quyền sức mạnh tăng hơn.
Lực Sĩ kị hội ngộ hung sát tinh nhất là sao Kình Dương căn cứ vào câu phú: Kình Dương ngộ Lực Sĩ Lý Quảng bất phong (Mệnh hạn thấy Kình Dương Lực Sĩ như tình cảnh Lý Quảng ngày xưa bị giáng chức). Lực Sĩ thuộc Hỏa.
LUẬN VỀ THANH LONG
Có câu quyết: “Thanh Long hỉ khí, Tiểu hao tiền”. Sao Thanh Long thường mang tin vui. Thanh Long cùng Hồng Loan Thiên Hỉ chủ tin mừng về hôn nhân, về sanh con.
Thanh Long gặp Khôi Việt, Thiên Quí, Thiên Quan, Thiên Phúc chủ thăng chức. Thanh Long có khả năng hóa giải hung họa do Bạch Hổ gây ra như quan tụng, tang sự. Thiên Phủ Thanh Long Hóa Khoa đóng vào cung Tài Bạch thì lấy vợ hoặc gặp hỉ sự mà phát tài (vớ được vợ giàu chẳng hạn)
Khoa Tử Vi Việt đưa thêm nhiều tác dụng của Thanh Long:
- Thanh Long ở Mệnh mà không bị sát tinh thì có tài biến hóa công việc. - Thanh Long gặp Lưu Hà giống như rồng vào biển khơi có lợi cho thi cử công danh
- Thanh Long bị Đà Kị Khốc Hư Không Kiếp hãm lại thành con người hèn nhát
- Thanh Long đứng với Hóa Kị ở Thìn Tuất Sửu Mùi như rồng ẩn trong mây có thể dễ xoay chuyển thời cơ. Thanh Long thuộc Thủy
LUẬN VỀ TIỂU HAO
Tiểu Hao chủ về hao tổn, mất mát. Tiểu Hao gây cho tâm ý điều hối hận, tiếc thương. Tiểu Hao kị gặp Văn Khúc và Hóa Kị, nếu thấy những sao này hội tụ vào Mệnh, Tài Bạch hoặc Phúc Đức thì cả cuộc đời hay mất mát những đồ vật đã mua sắm, nhất là lơ đễnh để mất những đồ vật lặt vặt. Tiểu Hao đi với Phi Liêm thì mua sắm mà chẳng suy tính, mua rồi mới hối tiếc. Khoa Tử Vi Trung Quốc đối với sao Đại Hao với cùng hai lập luận riêng biệt. Trong khi khoa Tử Vi Việt lại bàn luận Song Hao làm một thể (sẽ nói khi tới sao Đại Hao). Tiểu Hao thuộc Hỏa
LUẬN VỀ TƯỚNG QUÂN
Có câu quyết: “Tướng Quân uy vũ Tấu Thư phúc”. Do hai chữ uy vũ trên đây nên Tướng Quân rất cần gặp Hóa Khoa, nhất là Tử Vi Hóa Khoa, Thái Dương Hóa Khoa, Vũ Khúc Hóa Khoa, hay Văn Xương Hóa Khoa.
Những sao trên mà đóng Quan Lộc thì phong quan vinh dự tăng thêm. Tướng Quân đứng với Hóa Kị sẽ đưa đến tình trạng vì có thời đắc ý mà dương dương tự đắc đưa đến hiềm thù ghét bỏ.
Tướng Quân tính chất can trường, nếu đứng cùng Thiên Tướng đắc địa gọi bằng cách lưỡng Tướng, có quyền tất hiển hách. Tướng Quân đứng với Thiên Hình, Quốc Ấn, Thiên Mã, Thiên Khốc theo võ nghiệp tốt. Số nữ mà có Tướng Quân hay Thiên Tướng tính hay ghen và thích đoạt quyền chồng. Tướng Quân thuộc Mộc.
LUẬN VỀ TẤU THƯ
Tấu Thư là sao mang phúc trạch đến, nhưng đồng thời nó cũng liên quan đến văn mặc từ chương, ăn nói, hùng biện. Tấu Thư đứng ở cung Phúc Đức, Quan Lộc giỏi về viết lách, nhưng đứng với Hóa Kị thì thiên hướng về công kích phê bình.Tấu Thư đóng Mệnh bên cạnh Hồng Loan số nữ ăn nói thật có duyên. Tấu Thư có tài về từ tụng đi cùng Khôi Việt Hóa Khoa dễ thắng trong việc tranh cãi mà không gây oán hận.
Tấu Thư đứng cùng bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương làm “đao bút lại” đắc lực. Tấu Thư đứng với Bạch Hổ từ tụng ngôn luận đanh thép. Tấu Thư có thêm Xương Khúc ăn nói thuyết phục hay. Tấu Thư nói giỏi người theo ngay về là vậy. Tấu Thư thuộc Kim
LUẬN VỀ PHI LIÊM
Có câu thuyết rằng: “Phi Liêm khẩu thiệt Hỉ Thần diên”. Vậy thì Phi Liêm chủ về cái vạ miệng. Bởi thế khi Phi Liêm gặp Thiên Hình dễ xảy ra kiện tụng. Sách Trung Quốc có hai sao Phi Liêm lận, mà cả hai đều chung một tính chất. Như vậy là thừa, một sao Phi Liêm là đủ.
Có nhiều sách Tử Vi Việt cho rằng Phi Liêm chủ sự vui vẻ, nhanh nhẹn, điều này sai. Rồi lại nói Phi Liêm gặp Bạch Hổ ví như cọp mọc cánh, gặp Long Phượng như rồng phụng lên cao càng sai nữa. Vì không phải chữ Phi mang nghĩa bay mà mang nghĩa loại côn trùng mối mọt.
Phi Liêm trước sau chỉ là cái họa nhỏ gây thành khẩu thiệt tranh tụng. Phi Liêm không nên gặp Hóa Kị Văn Khúc sinh lắm chuyện. Câu phú: Đào Hoa ngộ Phi Liêm Nguyễn Tịch Tấn triều vi túy khách thì Phi đây chính là con sâu rượu đấy. Phi Liêm thuộc Hỏa.
LUẬN VỀ HỈ THẦN
Hỉ Thần không phải chỉ là dấu hiệu của vui mừng qua nghĩa chữ. “Hỉ Thần diên” trong câu quyết ý nói tình trạng kéo dài, lần khần, không dứt khoát. Nó cũng là mừng vui với điều kiện gặp các sao khác như Mệnh cung đứng với Xương thì cuộc đời dễ vui, những may mắn nho nhỏ như người khác lo cả cho mình. Tỉ dụ vợ quán xuyến, anh em phù trì. Nhưng nếu nó gặp Văn Khúc ở Mệnh thì những chuyện mừng vui thường bị hoãn, kéo dài, việc hôn nhân cứ lần lữa, càng nặng nếu thấy luôn cả Hóa Kị. Hỉ Thần gặp Phượng Các đem đến tin vui cho mưu sự, thi cử.
Hỉ Thần Hoa Cái tốt ghê Khẩu thiệt thường đoản mọi bề đảm đang
Hì Thần thuộc Hỏa
LUẬN VỀ BỆNH PHÙ
Bệnh Phù chủ bệnh, đau yếu. Bệnh Phù tuyệt đối không nên đứng với Hóa Kị ở Mệnh cung và Tật Ách cung. Bệnh Phù gặp Đào Riêu ở Tật Ách thì suy nhược vì sắc dục quá độ. Bệnh Phù gặp Thiên Cơ Tham Lang có bệnh về gan. Bệnh Phù gặp Liêm Trinh, Hóa Kị bệnh về thận. Bệnh Phù lại có Thiên Hình thường đưa đến giải phẫu. Bệnh Phù vào Tài Bạch buôn bán ngành dược có lợi. Bệnh Phù Hình Kị phong, sang. Không Kiếp cung Tật mọi đàng huyết hư. Bệnh Phù thuộc Thổ đới Mộc.
LUẬN VỀ ĐẠI HAO
Theo lý luận của các sách Trung Quốc thì Đại Hao có hai sao. Một an theo năm sinh và một an theo lưu niên. Đại Hao an theo năm sinh mang nhiều tính chất đào hoa, còn ăn theo lưu niên thì chỉ thuần túy là hao tán thôi.
Lý luận này rườm rà không cần thiết. Vì Đại Hao gặp Đào Hoa (Hàm Trì) thì dự hao tổn mang tính chất đào hoa rồi. Đại Hao đi với Liêm Trinh, Tham Lang, Xương Khúc hoặc mấy sao Kị cũng vì tửu sắc mà hao tổn.
Đại Hao ở Mệnh mà Thiên Hư ở cung Phụ Mẫu thì không được hưởng của cải mẹ cha. Đại Hao ở cung Tử Tức mà Tài Bạch có Thiên Hư thì con cái phá của.
Sách Tử Vi Trung Quốc mới đưa ra nguyên tắc: “Đại Hao không nên có hàng xóm là Thiên Hư”. Ở cung vận hạn nào thấy Hao với Hư đứng chung thì sự hao tổn tăng thêm. Khoa Tử Vi Việt có cái nhìn khác về song Hao mà không thấy ở các sách Trung Quốc không rõ xuất xứ từ đâu. Trên ngũ hành sở thuộc hai sao Hao đều là Hỏa.
Song Hao đắc địa Mão Dậu, Dần Thân hãm địa Tí Ngọ. Hãm với đắc không thấy ghi trên các sách Trung Quốc. Mệnh song Hao dáng dấp nhỏ nhắn, bộ tiêu hóa không khỏe mạnh.
Mệnh song Hao theo Việt thì tính tình khôn ngoan ưa hưởng thụ, dễ đam mê (cờ bạc, tửu sắc). Hao gặp Tuyệt đồng cung là người khôn ngoan nhưng không trung thực (chỉ Đại Hao thôi)
Song Hao gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh thường mắc nghiện thuốc sái. Song Hao đi với Phá Quân dễ lâm túng thiếu. Song Hao Mão Dậu gọi bằng cách chúng thuỷ triều Đông như trăm con sông đổ vể biển Đông làm ăn tiền bạc có lúc như nước, thêm Cự Cơ Mão Dậu càng tốt nữa.
Cách này tuyệt đối không hề thấy sách Tử Vi nào của Trung Quốc đề cập song Hao gặp Thiên Hình, Địa Kiếp vào vận hạn thì mất trộm. Cách chúng thủy triều đông đã nói ở phần đầu sách này nhưng ý nghĩa khác hẳn.
Những câu phú về song Hao:
- Mão Dậu Cự Cơ rất hay Công danh vinh hiển lại tay hoang tàn Gặp song Hao là làng quán thế - Lao đao sớm một tối ba Đại Hao Hóa Kị đồng gia mệnh vì
- Lưỡng Hao Cự Vũ Hóa Quyền Chiếu sai trấn thủ giặc phiên bên ngoài
- Song Hao Tỵ Hợi nhi ngộ Sát Hình Giáp Canh dương nữ thủ cách yểu bần (Người dương nữ mệnh đóng Hợi tuổi Giáp Canh mà gặp song Hao thủ Mệnh đứng với sát tinh, và Thiên Hình thì nghèo hoặc yểu)
- Hao ngộ Tham Lang tài sinh dâm tình ư tinh đế (Tham Lang gặp Hao ở Mệnh thì dâm ngầm)
- Lưỡng Hao thiết kị ư Điền Tài (Hai sao Hao không nên đóng vào các cung Tài, Điền)
- Tài Phúc nhi phùng Hao Kiếp cô bần (cung Tài cung Phúc xuất hiện Hao, Kiếp thường cô đơn và nghèo)
- Thân cư Tài Bạch lai kiến song Hao, Lộc Quyền, Kiếp Hóa tất thành thương nghiệp
(Thân ở Tài Bạch có song Hao Lộc Quyền và Kiếp Hóa buôn bán hoạnh phát nhưng cũng phải đề phòng hoạnh phá)
LUẬN VỀ PHỤC BINH
Phục Binh đứng với Thiên Riêu ở Mệnh là người quyền thuật âm mưu nhiều thủ đoạn. Đứng một mình thì chỉ xảo trá vặt mà hay phản bội. Bởi thế mới có nguyên tắc Tướng Quân ở Mệnh, Phục Binh ở Thiên Di là hay vì nội Tướng ngoại Binh, ngược lại nội Binh ngoại Tướng chỉ không lớn mà hay man trá hoặc làm việc bằng mẹo vặt.
Nếu Phục Binh hay Phục Binh Thiên Riêu mà đứng vớinhiều sao bất lợi cho Mệnh cung thì lại là nạn nhân của thủ đoạn quyền thuật. Phục Binh gặp Đà La mọi chuyện mưu tính cứ kéo dài không xong.
Phục Binh gặp Linh Tinh Địa Kiếp dễ rơi vào phiền lụy mắc bẫy. Phục Binh gặp Quan Phù chiếu xung có rắc rối khẩu thiệt quan tụng. Phục Binh gặp Bệnh Phù đồng cung hoặc chiếu xung thì bệnh tật triền miên.
Có những câu phú về Phục Binh như sau:
- Đào Hồng Diêu Hỉ trong ngoài Lại gia Binh Tướng gái trai ngang tàng
- Đào Hoa Thai Hỉ trong cung (Huynh Đệ) Phá Quân Tướng Phục chiếu xung ở ngoài Có chị em gái theo trai Say mê đến nỗi hoang thai bỏ mình
- Trong thời Tướng Phá Phục Binh Ngoài thời Hoa Cái liên minh Đào Hồng Bản cung đối chiếu tinh tường Anh em có kẻ tư thông hẳn là (Ở cung Bào)
- Vợ chồng nay thuận mai hòa Phục Binh Hóa Kị đóng tòa Phối cung
- Binh Hình gặp Hóa Kị xung Đêm ngày cư xử ra lòng bạc đen
- Khốc Hư ngộ Dưỡng không đành Tướng Binh xung phá hẳn danh hoang thai (Ở cung Tử Tức)
- Tử cung Thai Tướng Phục Binh Vợ chồng ắt hẳn tư sinh thủa nào
- Gian tà Kiếp Sát Phục Binh Khúc Xương Thái Tuế mưu sinh tảo tần (Ở cung Tài Bạch)
- Cự Kị nên tránh đò sông Phục Binh Hình Việt mắc vòng gươm đao (Ở cung Tật Ách)
- Phục Binh Thái Tuế Thiên Hình Cùng người tranh cạnh tâm tình chẳng vui (Ở cung Phối)
- Phúc cung có kẻ chiến chinh Tướng Binh Đế Tuyệt đóng thành ba phương
- Tướng Binh Tử Tuyệt phải là Có người tử trận phương xa thuở nào (Ở cung Phúc Đức)
Sao Phục Binh trong khoa Tử Vi Việt phong phú hơn hẳn
LUẬN VỀ QUAN PHỦ
Vòng Thái Tuế có sao Quan Phù, đây là Quan Phủ. Quan Phủ vĩnh viễn sẽ đứng với Kình Dương hay Đà La (Như vậy thì vòng Tràng Sinh lại tiếp tục có nghi vấn nghịch thuận vì nếu đi thuận thì chỉ có đứng với Đà La thôi)
Quan Phủ chủ khẩu thiệt thị phi không nên gặp thêm Hóa Kị hoặc Thiên Hình càng rắc rối nhất là đối với vận hạn. Không gặp Hình Kị tự nó vô lực. Có câu phú:
Quan Phủ Thái Tuế một miền Đêm ngày chầu chực cửa công mỏi mòn
Căn cứ vào câu phú trên đây thì gặp Thái Tuế còn nặng hơn Hình Kị. Quan Phủ thuộc Hỏa.
Nguyệt… không nên dùng để đặt tên cho người tuổi Dậu. Các chữ thuộc bộ Mão, Nguyệt, Khuyển, Tuất cũng cần tránh. Ví dụ như: Trạng, Do, Hiến, Mậu, Thành, Thịnh, Uy, Liễu, Miễn, Dật, Khanh, Trần, Bằng, Thanh, Tình, Hữu, Lang, Triều, Kỳ, Bản…
Dậu - Mão là đối xung; Dậu - Tuất là lục hại |
Theo ngũ hành, Dậu thuộc hành Kim; nếu Kim hội với Kim thì sẽ dễ gây phạm xung không tốt. Do vậy, những chữ thuộc bộ Kim hoặc có nghĩa là “Kim” như: Ngân, Linh, Chung, Trấn, Thân, Thu, Tây, Đoài, Dậu… không thích hợp với người cầm tinh con gà.
Gà không phải là động vật ăn thịt nên những chữ thuộc bộ Tâm (tim), Nhục (thịt) đều không thích hợp. Do vậy, tên của người tuổi Dậu không nên có các chữ như: Tất, Nhẫn, Chí, Trung, Niệm, Tư, Hằng, Ân, Cung, Du, Huệ, Ý, Từ, Tuệ, Năng, Hồ, Hào, Dục…
Khi gà lớn thường bị giết thịt hoặc làm đồ tế. Do đó, tên của người tuổi Dậu cần tránh những chữ thuộc bộ Đại, Quân, Đế, Vương như: Phu, Giáp, Mai, Dịch, Kỳ, Hoán, Trang, Ngọc, Mân, San, Châu, Trân, Cầu, Lý, Hoàn, Thụy…
Những hình thể của chữ Hán, những chữ có chân (phần dưới - theo kết cấu trên dưới của chữ) rẽ ra như: Hình. Văn, Lượng, Nguyên, Sung, Miễn, Tiên, Cộng, Khắc, Quang, Luyện… đều không tốt cho vận mệnh và sức khỏe của người tuổi Dậu bởi khi chân gà bị rẽ là lúc nó ốm yếu, thiếu sức sống.
Ngoài ra, người tuổi Dậu cũng không hợp với những tên gọi có nhiều chữ Khẩu như: Phẩm, Dung, Quyền, Nghiêm, Ca, Á, Hỉ, Cao… bởi chúng có thể khiến họ bị coi là kẻ lắm điều, gây nhiều thị phi không tốt cho vận mệnh của họ.
Hơn nữa, tên của người tuổi Dậu cũng cần tránh những chữ như: Mịch, Thị, Lực, Thạch, Nhân, Hổ, Thủ, Thủy, Tý, Hợi, Bắc, Băng… bởi chúng dễ gây những điều bất lợi cho vận mệnh và sức khỏe của chủ nhân tên gọi đó.
(Theo Bách khoa thư 12 con giáp)
NHỮNG THAY ĐỔI NHỎ TRONG PHONG THỦY NHÀ CŨNG CÓ THỂ MANG ĐẾN CHO MAY MẮN HOẶC KHIẾN CHO TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH BẠN SÂU ĐẬM HƠN
1. Mở cửa trước
Mọi năng lượng, kể cả sự lãng mạn chảy vào nhà bạn qua cửa chính. Vì vậy hãy mở rộng cửa thường xuyên để tăng cơ hội đón nhận tình yêu.
2. Đặt hoa hồng trong phòng ngủ
Theo phong thủy, hồng là màu tượng trưng cho sự lãng mạn của tình yêu. Màu trắng là sự khởi đầu. Kết hợp 2 màu này với nhau bằng cách: đặt 2 bông hoa hồng không gai trong lọ trắng rồi đặt trên chiếc bàn cạnh giường hoặc nơi bạn có thể nhìn thấy. Bằng cách này, tình yêu sẽ nảy nở.
3. Đặt bát đựng quả lê trong bếp
Bếp vẫn được coi là trái tim của ngôi nhà. Tại không gian này, bạn nên đặt những quả lê mọng nước trong 1 bát to trên bàn bếp. Làm như vậy sẽ giúp bạn sớm tìm được “nửa kia” để trở thành cặp đôi hoàn hảo.
4. Tạo sự cân bằng giữa các đồ nội thất
Đây cũng là một trong những cách để thu hút sự chú ý của người khác. Nếu bạn độc thân và muốn thu hút bạn khác giới, hãy xem lại cách sắp xếp trong phòng.
Với chồng gối xếp lệch 1 bên giường tạo cảm giác như có ai đó đang chung sống với mình. Điều này sẽ giúp cho giấc mơ của bạn sớm thành hiện thực.
Còn nếu đã có bạn đời, bạn có thể làm tình yêu nồng nàn hơn bằng cách trải giường bằng ga màu đỏ. Theo phong thủy, màu đỏ là chất xúc tác mãnh liệt của tình yêu.
Tiền bạc là thứ vật chất cơ bản cần có trong cuộc sống. Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu cách bài trí đồ đạc hợp phong thủy để đẩy mạnh tài vận cho mình nhé.
Tiền bạc có lẽ là thứ mà chúng ta dù ít dù nhiều cũng đều cần đến, song có lẽ ít người biết cách dùng đồ đạc để bài trí phong thủy tốt, giúp tài vận của bản thân cũng như người nhà ngày càng tăng tiến. Một căn nhà tốt sẽ giúp cho gia chủ có cuộc sống ngày càng sung túc đủ đầy. Vậy bạn đã biết cách bài trí đồ đạc hợp phong thủy để tích tài tụ tài hay chưa? Lịch ngày tốt sẽ chia sẻ với các bạn một vài bí quyết trong việc bài trí nhà cửa để vượng tài vượng vận, cùng theo dõi nhé.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
► Lịch ngày tốt gửi đến bạn đọc công cụ xem bói tử vi chuẩn xác theo ngày tháng năm sinh |
1. Chuyện ngoại tình của hoàng hậu "bệnh" nhất Trung Hoa Theo sử sách ghi lại, Giả Nam Phong là con gái của Giả Sung, ông là một công thần khai quốc thời nhà Tây Tấn. Giả Sung hiếm muộn, lấy vợ sau một thời gian dài mới sinh được hai cô con gái là Giả Nam Phong và Giả Ngọ.
Giả Nam Phong là vị hoàng hậu xấu hiếm có nếu không muốn nói là kỳ dị trong lịch sử Trung Quốc. |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
=> Xem thêm: Mật ngữ 12 chòm sao, Horoscope được cập nhật mới nhất |
► ## cập nhật thông tin Tử vi hàng ngày, Mật ngữ 12 chòm sao mới nhất gửi tới bạn đọc |
Văn Xương Đế QUân - vị thần chủ quản sao Văn Xương |
* 2014: tháng nhuận = tháng 9 (2014 chia chẵn cho 19)
* 2017: tháng nhuận = tháng 6 (2017/19=106 dư 3)
* 2020: tháng nhuận = tháng 4 (2020/19=106 dư 6)
* 2023: tháng nhuận = tháng 2 (2023/19=106 dư 9)
* 2025: tháng nhuận = tháng 6 (2017/19=106 dư 11)
* 2028: tháng nhuận = tháng 5 (2017/19=106 dư 14)
* 2031: tháng nhuận = tháng 3 (2017/19=106 dư 17)
Cách tính tháng âm lịch nào là tháng nhuận của năm nhuận đó thì không đơn giản chút nào. Các nhà lịch pháp phải công phu, kinh nghiệm tính mới chính xác và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức đơn giản để tính như kiểu tính năm nhuận.
=> Xem Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com |
Cuộc sống vốn sinh sinh hóa hóa, biến đổi không ngừng, Dịch Lý là một khoa môn chuyên nói về Lẽ Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu (mọi thứ Hữu Hình lẫn Vô Hình). Mọi vấn đề tạo tác của loài người dù có muốn hay không muốn đều nằm trong Lẽ Biến Hóa của Dịch.
Mọi sự Hóa Thành như Thành thành công, Thành thất bại, Thành chưa xong, Thành tốt, Thành Xấu, Thành giàu, Thành nghèo, Thành có học, thành thất học, Thành nhớ, Thành quên…đều chịu ảnh hưởng của hai yếu tố quan trọng là Chủ quan và Khách quan (Chủ quan là ý mình. Khách quan là ý Trời là mọi biến động ngoài ta) chúng là âm dương luôn chi phối lẫn lộn với nhau. Lý Dịch là một Nguyên Lý vô song, là một Chân Lý là sự thật của mọi sự thật, chúng bao trùm cả chủ quan và khách quan.
Từ đó khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần xử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.
Ngoài ra Dịch Lý có thể giúp ta nhận diện, giải quyết các vấn đề như sau:
1/ Tri thiên mệnh để tận nhân lực.
2/ Tình huống phân vân chưa biết quyết định lựa chọn nào cho tốt?
3/ Định sự chân giả.
4/ Biết ý người.
5/ Hướng giải quyết tình huống vấn đề.
6/ Chọn ngày giờ tốt để khởi sự.
……..v.v và v.v
Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch. Nên người học Dịch có thể “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh” thường ngày trong cuộc sống.
Để nhận biết sự động và tĩnh ta áp dụng quy tắc “Đồng lấy dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”: Khi sự giống nhau nhiều thì ta lấy điểm khác biệt mà luận – Khi sự khác nhau nhiều thì ta lấy điểm giống nhau mà chọn. Sự diễn biến thường hằng mỗi ngày như mọi ngày thì gọi là Tĩnh, và trong sự tĩnh đó bỗng nhiên có một ngày xảy ra chuyện khác thường thì ngày đó gọi là Động.
Ví như anh A mỗi ngày làm việc đều đặn bình thường, nhưng có một ngày bỗng nhiên cảm thấy lòng bất yên, khó chịu, lo lắng …thì gọi là Động
Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn, bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.
Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.
Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ, bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.
Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.
Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt, nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.
Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.
Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là điềm thì là lúc ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa” đã mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó hoặc cho tập thể nào đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt) nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…
Vậy khi muốn Ứng Dụng Dịch vào cuộc sống hằng ngày ta phải trải qua 3 bước:
“Bước 1”: Để quyết định dùng.
“Bước 2”: Để An Dịch Tượng (lập quẻ Dịch)
“Bước 3”: Để luận Dịch tượng và đưa ra quyết định sau cùng.
Chân nhỏ mà đầy đặn
Những người sở hữu bàn chân nhỏ nhắn nhưng đầy đặn, đặc biệt là phụ nữ, thường được xem là người có bàn chân quý nhân. Cơ hội đến với bạn quả rất tuyệt vời. Nhờ thường xuyên được quý nhân phù trợ, cuộc sống của những người sở hữu đôi chân xinh xắn này sẽ rất tốt đẹp: tiền tài dư dả, cơm ngon áo đẹp…
Bàn chân có nốt ruồi son
Người có nốt ruồi son mọc ở bàn chân là người có tướng vượng nhân, mệnh phú quý. Tướng chân này không chỉ tốt cho bản thân, mà còn đem lại may mắn cho người thân của bạn.
Móng chân tròn, bóng nhẵn
Những người có móng chân hình tròn, trơn bóng là người có mệnh phu nhân. Không những được hưởng tiền bạc từ chồng, bạn còn có nhân công dưới quyền để sai khiến. Những người có móng chân mọc cụp xuống dưới lại càng có số hưởng tiền.
Móng chân màu hồng
Màu sắc móng chân không chỉ biểu hiện tình trạng sức khỏe, mà còn dự báo vận mệnh của bạn. Những người có móng chân màu trắng sữa thường có vận mệnh ổn định, bình yên. Móng chân màu xám báo hiệu cuộc đời bạn sẽ gặp nhiều trắc trở, đau khổ. Riêng móng chân có sắc hồng hào là biểu hiện đáng mừng của mệnh phú quý.
Ngón chân thứ hai dài hơn ngón chân cái
Bạn là một người quyết đoán và có khả năng lãnh đạo tốt. Từ thời Ai Cập cổ đại, các vị vua chúa, những người nắm giữ vị trí cai trị đều có ngón chân thứ hai trong bàn chân dài hơn những người bình thường. Người sở hữu bàn chân như vậy còn là người có tinh thần trách nhiệm cao kể cả trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Không chỉ có vậy, bạn còn là người sôi nổi và tràn đầy năng lượng. Do đó, bạn luôn là trung tâm của các hoạt động vui chơi giải trí.
Ngón chân thứ hai và thứ ba cách xa nhau
Nếu đây là hình dáng bàn chân của bạn thì nó nói rằng: bạn đang sở hữu đôi chân của một “điệp viên”. Bạn có khả năng quan sát mọi thứ xung quanh một cách tinh tế, nắm bắt tình hình nhanh chóng và ngụy trang khá tốt cho những cảm xúc bản thân. Điều đó khiến những người xung quanh không thể nắm bắt được suy nghĩ và hành động của bạn. Đôi khi nó sẽ gây ra hiểu lầm không đáng có. Trong công việc, bạn luôn được giao nhiệm vụ quan trọng vì sự đáng tin cậy và tính chuyên nghiệp.
Ngón chân thứ hai ngả vào ngón chân cái
Bàn chân này cho thấy chủ nhân là một người ủy mị, hay nhớ về những kỷ niệm đã qua. Bạn giàu cảm xúc, nhưng đôi lúc lại quá yếu đuối. Sự yếu đuối ấy nhiều khi khiến mọi người cảm giác khó chịu và có cái nhìn khác đi về bạn. Mặt khác, bạn lại là một người khá chín chắn. Trước khi quyết định làm một việc gì đó, bạn thường tìm hiểu và suy nghĩ rất kỹ, tính toán trước sau sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng hướng đi cho công việc cũng như cuộc sống của mình.
Ngón chân út cực nhỏ
Ngón chân út nhỏ nhắn biểu hiện cho sự ngây thơ trong sáng của bạn. Bàn chân này cũng chỉ ra rằng bạn là người hóm hỉnh và hài hước. Bạn luôn đem lại cho người đối diện cảm giác gần gũi thân thiện. Mọi người thường tìm đến bạn để chia sẻ tâm tình. Bên cạnh đó, trong những thử thách phải đối đầu, bạn khá can đảm, và một khi đã đưa ra quyết định thì không điều gì có thể khiến bạn thay đổi quyết định đó.
Ngón chân út cong lại
Ngón út hướng ra ngoài cho thấy bạn là một người thích sự tự do, phóng khoáng và không muốn bị gò bó. Những công việc cần sự sáng tạo khá phù hợp với bạn. Bạn luôn thích thay đổi và làm mới bản thân. Bạn không thích cái gì cứ lặp đi lặp lại một cách máy móc mà cần phải có sự đổi mới, khiến nó không nhàm chán và cũ kỹ.
Trong công việc bạn được đánh giá là một người đầy nhiệt huyết và hăng say. Nhưng cũng có khi sự quá hăng say của mình khiến bạn dễ chán nản và bỏ dở giữa chừng nếu công việc đó không theo mong muốn.
Trong lòng bàn chân có nốt ruồi đen
Nếu trong lòng bàn chân có nốt ruồi đen, bạn nên vui mừng vì đó là dấu hiệu đáng mừng. Trong nhân tướng học, nốt ruồi đen tượng trưng cho tài lộc, phú quý và món ngon. Nốt ruồi càng to càng bóng càng chứng tỏ khả năng tài chính của chủ nhân rất ưu việt.
Lòng bàn chân có vân hình xoắn ốc
Nếu trong lòng bàn chân có đường vân hình xoắn ốc, chứng tỏ bạn rất hợp với những công việc trong ngành truyền thông, phim ảnh và sẽ danh lợi song toàn. Tài lộc, phú quý cũng theo danh lợi mà tăng tiến không ngừng.
Gót chân nổi rõ
Những người có gót chân nổi rõ thường có tài vận cực vượng. Thậm chí, họ hàng, bạn bè của bạn cũng may mắn không kém trong phương diện tiền tài. Nếu được người thân ủng hộ, giúp đỡ trong công việc, tài vận của bạn sẽ thêm phần sáng sủa.
Lòng bàn chân lõm sâu
Những người có lòng bàn chân lõm sâu thường hưởng phúc lớn. Không chỉ kinh tế của gia đình, ngay bản thân bạn cũng có tiềm lực tài chính mạnh tới mức không ai sánh bằng. Tóm lại, người sở hữu tướng chân này sẽ vượng phát cả tài lẫn phúc.
Ngọc Anh (tổng hợp)
Kiến thức phong thủy. Có nhiều trường phái phong thủy, tuy nhiên thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phương pháp sắp xếp theo Cửu tinh…
Không chỉ kê lại giường tủ, bạn cũng cần quan tâm tới việc sắp xếp cây xanh, đặt thêm các loại nến, đá quý tùy theo sao của mình.
Có nhiều trường phái phong thủy, tuy nhiên thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phương pháp sắp xếp theo Cửu tinh – hệ thống sao thuộc chòm Bắc Đẩu – vận hành liên tục theo chu kỳ nhất định. Mỗi năm sẽ có một ngôi sao chủ quản, các ngôi sao còn lại trong hệ thống 9 ngôi sao sẽ ở một vị trí tương ứng, kết hợp với âm dương ngũ hành, tạo ra những tác động đến môi trường sống xung quanh chúng ta. Để bố trí đồ đạc theo nguyên lý phong thủy, chúng ta cần biết đến “phong thủy trận đồ” hàng năm. Trong năm 2014, phong thủy trận đồ là:
Cách xem mệnh theo Cửu tinh (Chín sao):
Xem mệnh theo năm sinh, hay Bát trạch không phản ánh chính xác về chủ nhà cũng như các thành viên trong gia đình, đồng thời lại không liên quan nhiều đến thời gian (vì sao), không gian (phương vị), không cùng hệ thống tính toán nên khó xác định thời điểm ứng nghiệm.
Phương pháp bố trí phong thủy hàng năm dựa theo phi tinh (sao bay), cho biết được thời gian (thiên vận) và không gian (địa vận) tương ứng, kết hợp với mệnh theo Cửu tinh (nhân vận), tạo nên hệ thống nhất về thiên – địa – nhân, từ đó mà có phương pháp bố trí phong thủy cho hợp lý. Con người sống trong môi trường thích hợp sẽ mạnh khỏe, đầu óc minh mẫn, luôn tươi vui, tràn đầy sức sống, từ đó mà công việc, học tập hay cuộc sống cũng tốt đẹp lên.
Để biết mình thuộc ngôi sao nào và có cách bố trí năm 2014 hợp lý thì tính toán như sau:
Người sinh từ 1900 đến 1999: Với nam lấy 100 – hai số cuối năm sinh rồi chia cho 9, lấy số dư. Người nữ lấy hai số cuối năm sinh – 4 rồi chia cho 9, lấy số dư. Những người sinh từ năm 2000 đến nay cũng như trên nhưng lấy số dư trừ cho 1.
Số dư = 1, mệnh Nhất Bạch. Số dư = 2, mệnh Nhị Hắc. Số dư = 3, mệnh Tam Bích. Số dư =4, mệnh Tứ Lục. Số dư =5, mệnh Ngũ Hoàng. Số dư =6, mệnh Lục Bạch. Số dư = 7, mệnh Thất Xích. Số dư = 8, mệnh Bát Bạch. Và cuối cùng số dư bằng 9, mệnh Cửu Tử.
Ví dụ nữ sinh năm 1988: (88-4)/9, dư 3. Vậy, ngôi sao đại diện cho nữ sinh năm 1988 năm Giáp Nhọ là sao Tam Bích.
Hoặc có thể tra nhanh bảng sau:
Cách bố trí phong thủy cho từng sao:
1. Sao Nhất Bạch: thuộc Thủy, chủ về đào hoa, nhân duyên.
2. Sao Nhị Hắc: thuộc hành Thổ, chủ tật bệnh, ôn dịch.
3. Sao Tam Bích: thuộc hành Mộc, chủ khẩu thiệt thị phi.
4. Sao Tứ lục: thuộc Mộc, chủ về khoa cử.
5. Sao Ngũ Hoàng:thuộc Thổ, chủ tai họa bệnh tật.
6. Sao Lục Bạch: thuộc Kim, chủ về chức vụ, tài lộc.
7. Sao Thất Xích: thuộc Kim, chủ tai nạn, trộm cướp, phẫu thuật.
8. Sao Bát Bạch: thuộc Thổ, chủ về tài vận.
9. Sao Cửu Tử: thuộc Hỏa, chủ về may mắn.
Một số lưu ý để đạt hiệu quả trong việc bố trí phong thủy:
– Không cần bê giường, chuyển phòng… sang các vị trí tốt như nhiều người lầm tưởng mà chỉ cần kích hoạt trường khí ở các vị trí tương ứng là được.
– Sử dụng đá quý, ngọc tự nhiên vốn có nguồn năng lượng tích tụ lâu năm để sử dụng lâu dài. Nếu tham rẻ lựa chọn bột đá, nhựa ép, đá tổng hợp, nhuộm màu, hay bùa chú có tính chất mê tín, sẽ mang lại hại họa, âm khí cho căn nhà của bạn. Đá quý, ngọc tự nhiên cần có trường khí trong mức 350 đến 890MHz. Khi trường khí thấp quá sẽ không kích hoạt được mà lại gây ra tác động xấu, bất lợi cho người sử dụng. Do đó, việc lựa chọn đá là khâu rất quan trọng, nên tham khảo tư vấn của chuyên gia, hoặc mang đến phòng lab đo đạc.
– Không nên kích hoạt cả 9 cung, mà nên chọn ra 3-4 cung quan trọng và cần thiết nhất. Do đó, bạn cũng chỉ cần mua 3-4 linh khí phong thủy, và thay đổi vị trí hàng năm là được.
SAO LỘC TỒN
Tính chất công việc
Môi trường làm việc
SAO THIÊN MÃ
Tính chất công việc
Môi trường làm việc
LỤC CÁT TINH
SAO TẢ PHÙ VÀ SAO HỮU BẬT
Tính chất công việc
Môi trường làm việc
SAO THIÊN KHÔI VÀ THIÊN VIỆT
Tính chất công việc
Môi trường làm việc
SAO VĂN XƯƠNG VÀ SAO VĂN KHÚC
Tính chất công việc
Người có sao Văn xương, và sao Văn khúc tọa thủ cung Quan lộc thường có các biểu hiện như sau về công việc:
Môi trường làm việc
Người có sao Văn xương văn khúc tọa thủ cung Quan lộc thường có môi trường làm việc :
LỤC SÁT TINH
SAO ĐỊA KHÔNG VÀ ĐỊA KIẾP
Tính chất công việc
Hai sao Địa không, Địa kiếp tọa thủ cung Quan lộc phần lớn có các tính chất công việc như sau:
Môi trường làm việc
HỎA TINH VÀ LINH TINH
Tính chất công việc
Người có sao Hỏa tinh và Linh tinh tọa thủ cung Quan lộc thường có các biểu hiện như sau về công việc:
Môi trường làm việc
Người có sao Hỏa tinh và Linh tinh tọa thủ cung Quan lộc, thường làm việc trong các môi trường:
SAO KÌNH DƯƠNG
Tính chất công việc
Người có sao Kình dương tọa thủ cung Quan lộc thường có các biểu hiện:
Môi trường làm việc
SAO ĐÀ LA
Tính chất công việc
Người có Đà la tọa thủ cung Quan lộc phần lớn có một vài biểu hiện dưới đây:
Môi trương làm việc
Người có Đà la tọa thủ cung Quan lộc thường có môi trường làm việc:
TỨ HÓA DIỆU
HÓA LỘC
Tính chất công việc
Người có Hóa lộc tọa thủ cung Quan lộc thường có các biểu hiện về công việc như sau:
Môi trường làm việc
Người có Hóa lộc tọa thủ cung Quan lộc thường làm việc trong môi trường:
SAO HÓA QUYỀN
Tính chất công việc
Người có Hóa quyền tọa thủ cung Quan lộc thường có tính chất nghề nghiệp như sau:
Môi trường làm việc
Người có Hóa quyền tọa thủ cung Quan lộc phần lớn có một vài hiện tượng sau:
SAO HÓA KHOA
Tính chất công việc
Người có Hóa Khoa tọa thủ cung Quan lộc thường có những biểu hiện sau:
Môi trường làm việc
Người có Hóa khoa tọa thủ cung Quan lộc trường làm việc trong các môi trường:
SAO HÓA KỴ
Tính chất công việc
Người có Hóa kỵ tọa thủ cung Quan lộc phần lớn có tính chất công việc như sau:
Môi trường làm việc
Người có Hóa kỵ tọa thủ cung Quan lộc thường làm việc ở các môi trường:
Trên đây là đặc tính cơ bản tổng quát về nghề nghiệp của hệ thống trung tinh trong Tử vi, khi dùng luận đoán nên có sự kết hợp sáng tạo và vận dụng nhuần nhuyễn.
Thiền Viện Tịnh Chiếu tọa lạc tại ấp Hải Điền, Thị Trấn Long Hải, huyện Long Đất, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Một không gian êm đềm và tĩnh mịch với âm thanh líu lo của tiếng chim hót như vọng về từ xa xăm, những vườn cây xanh mát đang xào xạc trong buổi sớm mai. Đặt chân đến đây, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy cõi lòng mình như dịu lại, bình an… tâm hồn trở nên cởi mở và tan hòa vào khung cảnh thiên nhiên cô tịch.
Thiền Viện Tịch Chiếu là nơi có kiến trúc giống Thiền viện Thường Chiếu của Hoà Thượng Thích Thanh Từ, được nằm nơi địa thế khá lý tưởng, lại là một trong những danh lam đẹp của khu du lịch Long hải.
Năm 1973, Thiền Viện Tịch Chiếu, nguyên là hai Tịnh Thất nhỏ: Tịnh Thất Quan Âm của hai bà Trần Thị Tư (Tịnh Ngọc), Trần Thị Bảy (Tịnh Bửu), và Tịnh Thất của Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang xây dựng, khi ấy có tên là Quan Âm Viện.
Năm 1988, hai Phật tử Tịnh Ngọc và Tịnh Bửu cúng dường hai Tịnh Thất và gần nữa mẫu đất cho Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Hoà Thượng chỉ định hai đệ tử là Thích Nữ Hạnh Thanh và Thích Nữ Diệu Tánh về hai Tịnh Thất này. Hai Sư Cô Hạnh Thanh và Diệu Tánh xin sát nhập hai Tịnh Thất này thành Thiền Viện Tịch Chiếu.
Năm 1993, hai Sư Cô xây dựng lại thành Thiền Viện mới như tình trạng hiện nay. Nơi Thiền Viện này, hai Sư Cô đã tạo được gần hai chục Thiền Sinh cho Ni Giới.
Thiền Viện Tịch Chiếu gồm Chánh Điện, Nhà Tổ,Trai Đường và phòng của Ni chúng. Sân trước chùa trang trí với nhiều loại cây cảnh quí như tùng bách, trắc bá diệp, thiên tuế… và các loại hoa đẹp. Vườn hoa nhỏ nhưng chăm sóc công phu, mỹ thuật và mang nét Thiền Vị. Chánh điện xây theo hình vuông, cạnh 11m, nóc hai tầng mái ngói theo kiểu chùa xưa, tường đúc và xây gạch với nhiều khung cửa kiếng, kiến trúc đơn giản nhưng kiên cố và khang trang. Chánh điện thờ Phật Thích Ca, đơn giản nhưng trang nghiêm. Sau Chánh Điện là Nhà Tổ, cách một sân lộ thiên nhỏ.
Giữa sân là hòn Non Bộ với ý nghĩa biểu trưng của hội Linh Sơn với sự tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” (Giơ cành hoa, mĩm cười): Trong Pháp Hội trên núi Linh Thứu (Ấn Độ), Đức Phật Thích Ca không nói lời nào, chỉ cầm cành hoa giơ lên ! Tăng chúng không hiểu gì, tất cả đều im lặng, chỉ có một mình Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp nhìn cành hoa, miệng mĩm cười. Đức Phật nói: Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng, Vi Diệu Pháp Môn, Bất Lập Văn Tự, Giáo Ngoại biệt truyền, giao phó cho Ma Ha Ca Diếp. Đây là sự tích của việc ” Truyền Tâm Ấn” trong Thiền Tông.
Non Bộ còn trang trí có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Di Lạc, nhắc cho người xem hạnh Từ Bi – Hỷ Xả của chư Phật, Bồ Tát. Hòn Non Bộ tuy nhỏ, nhưng trang trí mỹ thuật, nói lên ý nghĩa Phật Pháp thâm sâu, tăng thêm ” Thiền Vị” cho khách hành hương khi viếng Thiền Viện Tịch Chiếu.
>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
1./ Nguồn gốc Lễ giáng sinh
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta") là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo.
Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6. Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12.
Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory (lịch dương).
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.
Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.
Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã, hàng năm ăn mưng "Thần Mặt trời" đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu. Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.
Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với Đông Chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.
2./ Ý nghĩa lễ giáng sinh
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noel…
Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noel trở thành một buổi lễ của trẻ em: một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.
Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” - đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noel cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu….
3./ Giáng sinh ở Việt Nam thường diễn ra như thế nào?
Giáng sinh du nhập vào Việt Nam và được đông đảo mọi người hưởng ứng rất nhiệt tình. Dù không phải là ngày nghỉ chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12.
Trong những ngày này, cây thông Noel được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật thường là thông ba lá hoặc thông đuôi ngựa, trong khi ở các nước phương tây dùng đa dạng các loài thông, vân sam, lãnh sam. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây.
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp. Trong đêm Giáng Sinh, những đôi tình nhân tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke,... và đặc biệt là những người Công Giáo thì chuẩn bị tham dự thánh lễ tại thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình.
3./ Ông Già Noel là nhân vật lịch sử hay chỉ là huyền thoại ?
Một nhân vật không thể thiếu trong ngày Lễ giáng sinh là Ông già Noel. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
** Nguồn gốc của Ông già Noel
Thánh Nicôla và Ông Già Noel là cùng một người. Thánh Nicôla là một Giám Mục của Giáo Phận Myra, bên Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là Santa Claus (Thánh Nicôla), Thánh Giám mục, lễ mừng ngày 6 tháng 12 hàng năm.
Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế.
Đầu tiên ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ viền trắng, thắt lưng da đen,đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi và bánh kẹo cho thiếu nhi.
Người ta còn thi vị hóa, đem niềm vui cho trẻ em, bằng cách “bắt ông cha Noel đêm 24 tháng 12 chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ mà các em treo ở chân giường”. Thật ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một cách giáo dục hay!
Khi tới Việt Nam, dân chúng không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, nên gọi là Ông Già Noel.
Ông Già Noel ngày nay đã bị xã hội tục hóa quá nhiều khiến lu mờ đi ý nghĩa chính của câu truyện, đó là tấm gương quảng đại của vị Giám mục thánh thiện, Thánh Nicôla.
Cả hai giáo hội Ðông Phương và Tây Phương đều vinh danh ngài. Có thể nói, sau Ðức Mẹ, ngài là vị thánh thường được các nghệ sĩ Kitô giáo mô tả. Tuy nhiên, về phương diện lịch sử, chúng ta chỉ biết một dữ kiện, Thánh Nicôla là giám mục ở Myra vào thế kỷ thứ tư. Myra là một thành phố nằm trong Lycia, một tỉnh của Tiểu Á. Tuy nhiên, như nhiều vị thánh khác, chúng ta có thể biết được mối quan hệ giữa thánh nhân và Thiên Chúa qua sự ngưỡng mộ mà các Kitô hữu dành cho ngài. Sự ngưỡng mộ được diễn tả qua các câu truyện đầy màu sắc và thường được kể đi kể lại trong nhiều thế kỷ.
Có lẽ câu truyện nổi tiếng nhất về Thánh Nicôla là lòng bác ái của ngài đối với một gia đình nghèo khổ mà ông bố không có của cải để cho ba cô con gái làm của hồi môn. Vì không muốn trông thấy họ phải lâm vào cảnh đĩ điếm, Thánh Nicôla đã bí mật ném ba gói vàng qua cửa sổ nhà ông này vào ba trường hợp khác nhau, để giúp các cô con gái ấy đi lấy chồng. Qua các thế kỷ, huyền thoại này trở thành thói quen tặng quà nhân ngày lễ kính thánh nhân. Trong thế giới nói tiếng Anh, Thánh Nicôla trở thành Santa Claus và người Việt thường gọi là Ông Già Noel
** Cuộc đời Thánh Nicôla
Năm 1969, Giáo Hội Công Giáo đã chính thức đặt vấn đề tra cứu về thân thế của Thánh Nicôla. Ngài là một vị thánh thực sự hay chỉ là một huyền thoại?
Sử liệu còn để lại đã chứng minh rằng Ngài là một nhân vật có thật.
Thánh nhân sinh năm 280 SCN, tại một ngôi làng nhỏ tên Batara thuộc vùng Tiểu Á (ngày nay thuộc lãnh thổ nước Thổ Nhỉ Kỳ). Cha mẹ đặt tên cho con trai bằng tiếng Hy Lạp là Nicôla. Lúc ấy nền văn minh và văn hóa Hy lạp còn thống trị nhiều vùng đất rộng lớn trong đó có Thổ Nhỉ Kỳ. Theo tiếng Hy Lạp, Nicôla có nghĩa là Người Anh Hùng của Dân Tộc. Cái tên định mệnh đó rất xứng đáng đối với ngài ít nhất ở lãnh vực đạo đức và tôn giáo. Ông bà thân sinh tuy không giàu có lắm nhưng luôn giúp đỡ người nghèo. Hấp thụ nền đạo đức bác ái từ cha mẹ : “Phải luôn là người lương thiện, nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến mình”, Nicôla đã trở thành một mẫu người thánh thiện ngay khi ngài còn ở độ tuổi thiếu niên. Một cơn dịch bệnh tràn qua thôn xóm. Cha mẹ qua đời, lúc này Nicôla mới 12 tuổi. Tuy vậy, cậu bé vẫn tiếp tục đem tiền bạc giúp đỡ cho những người cùng khổ. Nicôla miệt mài học tập giáo lý. Ngài có một khả năng siêu nhiên lạ lùng là có thể cảm nghiệm được nỗi khổ đau đang xảy ra ở đâu đó và lập tức đến nơi cứu giúp.
Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, có lẽ thánh Nicôla là người được phong chức Giám Mục thành Mira ở độ tuổi trẻ nhất. Lúc đó ngài mới có 19 tuổi. Vì vậy, bạn bè đặt cho ngài biệt danh vui nhộn là “chú nhóc Giám Mục”. Ngài cười đón nhận và chẳng phiền lòng tí nào.
Năm 303, lúc Nicôla 23 tuổi, Vua La Mã là Dio Pletian buộc mỗi vùng thuộc đế quốc La Mã phải tôn phục ông là thượng đế. Dĩ nhiên Giám Mục Nicôla và giáo dân địa phận Mira không chịu tuân phục. Ðối với Kitô hữu, chỉ có một Thượng Ðế duy nhất, đó là Thiên Chúa. Vì vậy, thầy trò Nicôla đều được ưu ái mời vô khám nằm đếm lịch, ăn bánh mì đen và uống nước lã. Riêng Nicôla bị biệt giam trong một cái nhà tù nhỏ xíu, bị bỏ đói, khát và lạnh đến 10 năm. Vô cùng mầu nhiệm, ngài vẫn sống.
Đến năm 313, hoàng đế Constantine lên ngôi, ra sắc chỉ Milan, đại xá thiên hạ. Lao lý 10 năm đã làm cho đức tin và con người của Nicôla thêm bền vững. Ngài dốc tâm giảng đạo, phát triển Giáo hội, bố thí của cải và đem vô số người về với Chúa.
Ngày 6 tháng 12 năm 343, Đức giám mục Nicôla từ trần, hưởng thọ 63 tuổi. Ngài để lại cho trần thế một công nghiệp đồ sộ, một tên tuổi rực chói và những câu chuyện có thật lẫn huyền thoại mà vẫn được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Một thời gian ngắn sau khi Đức giám mục Nicôla từ trần, người dân Mira dựng lên một ngôi đền thờ tôn kính ngài, lưu giữ tất cả các vết tích và các vật dụng của ngài.
Ðến năm 800 Giáo Hội Công Giáo Đông Phương chính thức tuyên dương ngài là thánh.
** Lý do ông già Noel trở nên nổi tiếng?
Như vậy, có thể thấy câu chuyện về ông già Noel xuất phát từ Cơ đốc giáo. Tuy nhiên ngày nay, nhân vật này xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và nhiều người không theo tôn giáo này nhưng vào ngày lễ Giáng sinh vẫn thực hiện những phong tục giống những người theo đạo như: Tặng quà cho trẻ em hay hóa trang thành ông già Noel.
Vậy nhờ đâu mà người đàn ông bụng phệ mặc đồ đỏ này lại nổi tiếng đến vậy?
Trước hết, ông già Noel không chỉ là hóa thân của một vị thánh trong Cơ đốc giáo, mà ông còn là một hình ảnh tượng trưng cho lòng nhân từ, tình yêu thương giữa con người với con người. Câu chuyện về ông nhanh chóng lan truyền và được mọi người hưởng ứng.
Từ đó, ông già Noel cũng bắt đầu “làm việc” trong lĩnh vực quảng cáo. Hình ảnh ông già Noel trong chiến dịch quảng cáo của Cocacola. Cũng chính từ đây mà ông già Noel nổi tiếng khắp thế giới.
Tuy nhiên, hình ảnh về một nhân vật hiền hậu với chiếc bụng phệ trong bộ trang phục màu đỏ viền trắng cùng bộ râu trắng xóa chỉ trở nên nổi tiếng thế giới kể từ những năm 1930, khi hãng Cocacola sử dụng hình ảnh ông già Noel để thực hiện chiến dịch quảng cáo sản phẩm nhân dịp lễ Giáng sinh. Trong quảng cáo này, ông già Noel trên chặng đường phát quà cho các bạn nhỏ đã dừng lại nghỉ chân và thưởng thức một chai Cocacola giải khát. Vì là một chiến dịch quảng cáo, nên nhờ đó mà hình ảnh ông già Noel tràn ngập khắp các phương tiện truyền thông đại chúng và dần trở nên quen thuộc.
Khi chiến dịch quảng cáo kết thúc, hình ảnh dễ thương này của ông già Noel vẫn được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác và kết quả là ngày nay, trên thế giới ai cũng biết tới ông già Noel với tạo hình là một ông lão râu trắng, bụng to, mặc đồ màu đỏ và có một điệu cười vô cùng thân thiện. Thú vị thay, trang phục của ông già Noel có màu sắc cũng tương ứng với logo của hãng nước giải khát này.
4./ Những biểu tượng trong ngày Lễ giáng sinh
** Vòng lá mùa vọng
Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng
** Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
** Quà Giáng sinh
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.
Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha - Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.
** Cây thông NOEL
Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.
Đến thế kỉ 19 thì cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ. Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
** Quà tặng trong những chiếc bít tất
Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.
Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.
Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.
** Ngôi sao Giáng Sinh
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
** Chiếc gậy kẹo
Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.
** Bài hát Giáng sinh
Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.
Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh. Bài Silent Night, Holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo - Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ... nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.
** Nến Giáng Sinh
Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.
Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.
Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.
** Chuông Thánh Đường
Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!