Những tên hay dành cho các bé trai –
Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ để gia đình bạn có thể chọn cho quý tử nhà mình một cái tên đầy ý nghĩa
|
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ để gia đình bạn có thể chọn cho quý tử nhà mình một cái tên đầy ý nghĩa
|
Bà Ánh thắp hương tại ngôi miếu |
Alexandra V (theo VV)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
=> Tra cứu: Lịch âm 2016, Lịch vạn niên 2016 chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
► Xem tử vi ngày mới của bạn được cập nhật liên tục tại Lichngaytot.com |
► Xem thêm: Phong thủy nhà ở chuẩn giúp phát tài phát lộc, tránh tai ương |
BÍNH TUẤT: ỐC THƯỢNG THỔ
Trong tử vi Bính Tuất là chó gần ruộng, cá tính nóng nảy, thích lo chuyện bao đồng, lòng dạ hẹp hòi, không dễ tha thứ cho người khác, thường bị người khác oán hận.
Ốc thượng Thổ là đất nhào nặn thành ngói, nung qua lửa, có tác dụng che sương, tuyết, chắn gió, mưa.
Bính Tuất Thổ phúc lớn lộc dày, Mộc không thể khắc. Thổ này (tức là ngói), không có Mộc không có gì để chống đỡ, cho nên lấy Mộc làm nền tảng, ưa nhất Kỷ Hợi Bình địa Mộc, tiếp đến là Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Đại lâm Mộc.
Chỉ sợ xung, phá, hình, khắc, hại.
Thổ này đã thành ngói, không ưa gặp Bính Dần Lư trung Hỏa.
Nếu như gặp Mậu Ngọ Thiên thượng Hỏa, hoặc Bính Thân, Đinh Dậu Sơn hạ Hỏa, các trụ khác không thể có Mộc, nếu không sẽ có tai họa ngoài ý muốn.
Bính Tuất gặp Ất Tỵ Phúc đăng Hỏa, gọi là Hỏa Thổ nhập đường cách, chủ phú quý dài lâu.
Thủy ưa Bính Ngọ, Đinh Mùi Thiên hà Thủy; Giáp Thân, Ât Dậu Tỉnh tuyền Thủy; Bính Tý Đinh Sửu Giản hạ Thủy. Nhưng cần có Bình địa Mộc mối thành quý cách.
Nếu như có Giáp Thân, Ất Mão Đại khê Thủy; Nhâm Thìn, Quý Tỵ Trưòng lưu Thủy mà không có Mộc, chủ về yểu thọ.
Địa chi của các trụ khác có Mùi, phạm hình phạm phá; có Thìn cũng phạm xung, đều chủ về phá cách.
Địa chi của các trụ khác có Dần, mã bị hình xung, không nên kinh doanh.
Bính lộc tại Tỵ, Địa chi của các trụ khác có Tỵ, cát lợi, chủ về giàu có.
Địa chi của các trụ khác có Hợi, phạm Cô thần, Kiếp sát, trung niên phạm hình, bán ruộng bán nhà, gia tài tán bại, hao tổn nhân đinh.
Địa chi của các trụ khác có Tuất, vợ chồng duyên bạc. Nếu như tọa thời chi, nên theo tôn giáo. Địa chi của các trụ khác có Thìn, con cái duyên bạc. Gặp cả Thìn, Tuất, mệnh cô độc, vất vả, thậm chí ngồi tù.
Trong tử vi Bính tuất gặp năm Tuất, năm Thìn, trong nhà không yên ổn. Nếu bản thân không bị thương hại thì người nhà muôn sự nguy khó.
Bạn đời không nên lấy người sinh năm Nhâm, Quý. Nên tìm ngưòi sinh năm Canh, Tân.
Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ Tịch.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.
Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.
Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn xóm nữa. Lễ giao thừa ở thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở điểm canh đầu xóm. Ở đây vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm. Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn Đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Đại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều dù ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.
Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết. Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa.
Các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật và đồ chay, đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa. Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố không có sân, cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.
Ngày nay trước mọi biến chuyển dồn dập của thời cuộc nước nhà, ở thôn quê, rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Và ở các tư gia, tuy người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì thật là giản tiện. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vât, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cấm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.
Ngày xưa quan niệm rằng mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một người có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam...thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đây không trung tấp nập, vội vã, thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phủ hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.
Trong đêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.
Lễ chùa, đình, đền
Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành
Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.
Hái lộc
Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn.
Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.
Hương lộc
Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà.
Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm.
Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.
Xông nhà
Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.
Đi xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.
(Trích Tín Ngưỡng Việt Nam)
Thồi gian: tổ chức vào ngày 8 tháng 6 và 9 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Nội dung: Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình làng, các chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là "Ông trâu", là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo ra đình. Từ đây, lễ rước các "Ông trâu" ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.
Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi. Đúng 8 giờ, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc - nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau bắt đầu trận so tài. Khi đã phân thắng bại, cảnh "Thu trâu" cũng diễn ra vô cùng hấp dẫn bắt bằng được con thắng để phải thi đấu xếp loại, phân ngôi nhất nhì...
Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.
Lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải.
► Lịch ngày tốt tổng hợp mọi thông tin về 12 con giáp bạn nên xem |
Tháng |
Ngày tốt |
Tháng |
Ngày tốt |
Tháng Giêng |
Các ngày Dần |
Tháng Bảy |
Các ngày Tý |
Tháng Hai |
Các ngày Mão |
Tháng Tám |
Các ngày Ngọ |
Tháng Ba |
Các ngày Tuất |
Tháng Chín |
Các ngày Sửu |
Tháng Tư |
Các ngày Thìn |
Tháng Mười |
Các ngày Mùi |
Tháng Năm |
Các ngày Hợi |
Tháng Mười một |
Các ngày Dần |
Tháng Sáu |
Các ngày Tị |
Tháng Chạp |
Các ngày Thân |
► Mời các bạn: Xem tử vi trọn đời theo ngày tháng năm sinh chuẩn xác |
Khi nói về ngũ hành, ví dụ như nói về hành của một hướng, như Đông Nam thì chúng ta nói là Mộc đới Hỏa, hoặc hành của Phượng Các là Mộc đới Thổ chứ không thấy ai nói vừa mang hành Mộc và mang hành Thổ. Chữ “đới” ở đây có nghĩa là “nghiêng về” hay “thiên về”. Trong cuốn Tử Vi Áo Bí của Việt Viêm Tử, tác giả cho rằng Triệt có hành Kim đới Thủy và Tuần có hành Hỏa đới Mộc.
Về những vị trí đắc hãm của Tuần Triệt thì cũng có người cho rằng TT chỉ đắc địa ở Tỵ Ngọ và Thân Dậu, còn những vị trí khác đều hãm địa. Nhưng điều này cũng không hợp lý vì chúng ta biết Triệt không đóng ở Tỵ Ngọ. Và cũng theo quan điểm này thì nếu TT đắc địa sẽ không tác hại, còn nếu hãm địa thì sẽ tác hại. Đây là điều không hợp lý thứ hai. Sau khi nói đến ý nghĩa của hai sao TT dưới đây, chúng ta sẽ thấy bản chất của TT là như thế nào.
Tóm lại, người viết đồng ý với quan điểm của Thái Thứ Lang, tác giả của cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên, “hai sao Tuần Triệt không có những vị trí đắc địa hay hãm địa và cũng không thuộc một hành nào trong ngũ hành.”
Đầu tiên chúng ta thấy rằng, chỉ với cái tên của hai sao này cũng đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Tuần có nghĩa là tuần tiểu, tuần phòng, canh giữ, vây hãm. Triệt là chặc đứt, phá tan, tiêu tán, làm mất hết. Từ đó, hai sao TT vừa đóng vai trò vừa chính vừa tà, vừa thiện vừa ác đối với các sao trong cung mà chúng trấn đóng.
Khi nói đến ảnh hưởng của TT, có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng TT làm đảo ngược ý nghĩa tốt xấu của tất cả những sao trong hai cung mà chúng đóng. Ví dụ: một sao đắc địa gặp TT thì những đặc tính tốt đẹp của sao này bị mất đi và trở nên hãm. Ngược lại nếu sao hãm địa gặp TT thì lại trở nên tốt đẹp giống như đắc địa. Như vậy thì uy lực của TT qúa lớn vì TT không phải chỉ ảnh hưởng lên 1 sao mà chúng ảnh hưởng lên tất cả các sao mà chúng trấn đóng. Quan điểm đảo ngược này chúng ta thấy trong một vài trường hợp đặc biệt. Ví dụ: Liêm Tham ở Tỵ, Hợi rất xấu, nhưng nếu gặp TT thì trở nên tốt đẹp, và được gọi là phản vi kỳ cách, đổi xấu thành tốt.
Quan điểm thứ hai thì cho rằng TT không hề đảo ngược ý nghĩa của các sao trong vòng ảnh hưởng của chúng, mà chỉ giảm bớt những đặc tính tốt xấu của các sao. Theo thiển ý của người viết, quan điểm này xem ra có phần hợp lý hơn. Tỉ lệ chiết giảm của Triệt tuy rất cao nhưng cũng chưa đếm mức độ 100% để có thể thay đổi hẳn bản chất của một sao nào đó. Hơn nữa, cũng có trường hợp những sao đắc địa mà gặp TT thì lại càng tốt hơn chứ không hề bị đảo ngược, như trường hợp Cự Cơ ở hai cung Tí Ngọ (Thạch Trung Ẩn Ngọc) là ngọc còn ẩn trong đá, nếu gặp TT phá vỡ cho ngọc lộ ra bên ngoài thì càng đúng cách.
Khi nói về mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt hay Mệnh Triệt Thân Tuần, Thái Thứ Lang đã gián tiếp xác định mức độ ảnh hưởng của TT nói chung. Theo Thái Thứ Lang, người Mệnh Tuần Thân Triệt cần có Cơ Nguyệt Đồng Lương đắc địa thứ mệnh thì cuộc đời về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta có thể ghi nhận một điều, đối với Tuần, thà có chính tinh đắc địa để chấp nhận mức độ tốt bị giảm bớt còn hơn là gặp chính tinh hãm địa rồi trông chờ Tuần làm cho tốt đẹp.
Đối với người Mệnh Triệt Thân Tuần thì Thái Thứ Lang cho rằng, Mệnh cần phải Vô Chính Diệu thì lúc về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta thấy rằng, ảnh hưởng của của Tirệt mạnh mẽ hơn Tuần nhiều, cho nên cung Mệnh thà không có chính tinh vẫn còn tốt hơn có chính tinh, dù đắc hay hãm địa.
Trên thực tế chúng ta thấy hai sao TT không có uy lực để thay trắng đổi đen một cách hoàn toàn, chẳng hạn, một người có Thái Dương đắc địa thủ Mệnh gặp TT thì bản tính của người này không thể trở thành giống bản tính của người có Địa Kiếp thủ Mệnh được. Nói một cách khác, TT chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ trên lãnh vực công danh, sự nghiệp của đương số chứ không triệt tiêu được bản chất lương thiện của một Thái Dương vốn đã đắc địa.
Ngoài ra, ảnh hưởng của TT ở mức độ nào còn tùy thuộc vào ý nghĩa của mỗi sao, hay ý nghĩa của một cách do nhiều sao hợp lại, chứ không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn như sao Thiên Hình, Thiên Mã, Thiên Tướng, Tướng Quân…dù đắc hay hãm cũng tối kỵ TT hơn các sao khác bởi vì kiếm gãy, ngựa què, tướng mất đầu…thì tất nhiên là vô dụng. Tương tự, Thất Sát ở Dần thân là người anh hùng một mình một kiếm, nhất hô bá ứng, nhưng gặp Triệt lại trở thành anh hùng gãy kiếm. Tuy vậy, cũng có những trường hợp đặc biệt, ví dụ như hai sao Cự Cơ ở Tí Ngọ như chúng ta đã nói ở trên. Vì ý nghĩa của cách Thạch Trung Ẩn Ngọc cho nên TT lại rất cần thiết.
Chúng ta vừa nói đến ảnh hưởng của TT trên các sao, còn ảnh hưởng của TT trên các cung thì như thế nào? Có phải sự ảnh hưởng của TT trên hai cung mà chúng trấn đóng đều như nhau ? Điều này chúng ta cũng có hai quan điểm:
1. Ảnh hưởng của TT trên mỗi cung nặng hay nhẹ còn tùy thuộc đương số là Dương Nam, Âm Nữ hay là Âm Nam, Dương Nữ. Nói một cách khác là theo chiều của vòng đại hạn của mỗi lá số. Ví dụ: Lá số có vòng đại hạn đi theo chiều thuận, có nghĩa là từ cung Mệnh rồi qua Phụ Mẫu, Phúc Đức v.v… Và nếu Triệt đóng giữa cung Mệnh và cung Huynh Đệ, như vậy chúng ta nói là Triệt chặn đầu cung Huynh Đệ và vuốt đuôi cung Mệnh. Khi nói Triệt chặn đầu một cung nào thì ảnh hưởng của Triệt ở cung đó sẽ mạnh hơn đối với cung mà Triệt vuốt đuôi, và tỉ lệ ảnh hưởng được xác định cũng theo nguyên tắc Âm Dương:
Dương hành tam thất (3/7)
Âm quy nhị bát (2/8)
Như vậy, nếu theo chiều thuận của vòng đại hạn thì cung nào bị TT chận đầu sẽ chịu ảnh hưởng 7 phần, nếu đi ngược sẽ chịu ảnh hưởng 8 phần và tương tự các cung xung chiếu hay tam hợp chiếu với các cung có TT đóng cũng chịu ảnh hưởng nặng nhẹ theo nguyên tắc này.
2. Ảnh hưởng của TT phân phối đều trên hai cung mà chúng trấn đóng chứ không có cung nào nặng hơn cung nào như ý nghĩa của quan điểm thứ nhất. Người viết đồng ý với quan điểm thứ hai vì chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của TT chỉ khác nhau trên các cung có chính tinh mà thôi. Thường những cung có chính tinh không nên gặp TT. Trái lại, những cung nào VCD thì lại rất cần có TT . Trong trường hợp này TT đóng vai trò của một người giám hộ để bảo vệ cho một gia đình không có gia chủ. Từ đó, chúng ta rút ra một hệ luận là ảnh hưởng của TT đối với chính tinh có tầm quan trọng hơn đối với các phụ tinh.
Ngoài ra, TT đôi lúc còn đóng hai vai trò khác nhau, một thiện, một ác. Chẳng hạn nếu ba cung tam hợp, gọi là tam phương, bị nhiều sát tinh thủ hay hợp chiếu mà được Triệt đóng thì mọi sự hung hiểm cũng giảm đi rất nhiều. Ngược lại, bốn cung Mệnh, tài Quan, Di, gọi là Tứ Chính, dù có đắc cách tới đâu nhưng đã gặp Tuần thì cũng xem như bị phá hết: “Tam phương vô sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng. Tứ chính giao phù kỵ, nhất không chi trực phá.”
Và trên đây chúng ta mới nói đến vùng ảnh hưởng của TT, còn thời gian ảnh hưởng của hai sao này thì như thế nào? Thường có người cho rằng Triệt ảnh hưởng 30 năm đầu của cuộc đời, Tuần ảnh hưởng 30 năm sau của cuộc đời. Theo thiển ý của cá nhân, Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khoảng tiền vận, rồi từ yếu dần ở trung vận và hậu vận. Ảnh hưởng của Tuần thì không có khoảng thời gian nào mạnh hay yếu, cứ ở mức trung bình, đều đặn và bền bỉ từ tiền vận cho đến hậu vận.
Trường hợp cung Mệnh có Triệt thì ảnh hưởng của Triệt sẽ như thế nào? Cung Mệnh cũng như các cung khác thông thường có đủ sao xấu và tốt xen lẫn nhau. Có sao đắc địa, có sao hãm địa. Đối với những sao tốt đắc địa thủ Mệnh, đương số sẽ gặp sự bất lợi vì Triệt sẽ làm giảm bớt những ý nghĩa tốt đẹp của các sao này. Sự bất lợi sẽ xảy ra trong thời ky tiền vận của đương số, và sau đó, khi uy lực của Triệt yếu dần thì sự tốt đẹp của các sao tốt sẽ được phục hồi ở một mức độ nào đó mà thôi chứ không thể nào được 100% như trường hợp không bị Triệt.
Ngược lại, trong khoảng tiền vận thì đương số lại được một lợi điểm là, giả sử, nếu có những hung tinh hay sát tinh thủ mệnh, thì nhờ ảnh hưởng của Triệt mà đương số tránh được phần nào những điều không tốt do các hung sát tinh gây nên. Nhưng từ trung vận trở lên, khi Triệt yếu dần, không còn đủ uy lực để trói buộc hung sát tinh nữa, và sự tốt xấu lúc đó chỉ còn tùy thuộc vào công lực của các sao tốt và sao xấu, bên nào mạnh thì chế ngự được bên đó.
Nói chung, Triệt đóng tại Mệnh thì tiền vận (từ lúc sinh ra cho đến 32 tuổi đối với người Thủy Nhị Cục, 33 với Mộc Tam Cục, 34 với Kim tứ Cục, …) Thường bị lao đao lận đận và dễ gặp hoàn cảnh mồ côi sớm (trường hợp Triệt đóng giữa hai cung Mệnh và Phụ Mẫu).
Trường hợp Triệt đóng tại cung Thân thì ảnh hưởng của Triệt không có gì đáng kể vì uy lực của Triệt mất dần trong khoảng trung vận và hậu vận, có thể xem Triệt như một áng mây, gây rắc rối trở ngại cho đương số những lúc khởi sự một việc gì mới mà thôi.
Trường hợp cung Mệnh có Tuần đóng thì tất cả những gì tốt đẹp do các sao tốt mang đến, cũng như những hung họa do hung sát tinh gây ra cho đương số đều giảm xuống ở mức trung bình, và muốn biết cuộc đời của đương số thế nào trong khoảng tiền vận thì chúng ta phải đặt cả tốt và xấu lên bàn cân. Thường người ta cho rằng Mệnh ứng với tiền vận, nhưng thật ra Mệnh vẫn là cái gốc của đời người, cho nên sau tiền vận, Mệnh vẫn còn ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Như vậy, khi Tuần đóng ở Mệnh, thì sau khoảng thời gian của tiền vận những mức độ tốt hay xấu của cung Mệnh do Tuần chi phối vẫn còn âm hưởng.
Nếu Tuần đóng tại cung Thân thì vấn đề tốt hay xấu cũng tương tự như trên. Nếu có khắc thì trong trường hợp này là Tuần chỉ chi phối trong khoảng thời gian trung vận và hậu vận mà thôi.
Nếu cả Tuần và Triệt cùng đóng ở cung Mệnh hay cung Thân thì thế nào? Điều này cũng có hai ý kiến khác nhau.
1. Một số cho rằng khi TT gặp nhau thì sẽ tự hoá giải cho nhau và hai cung đó xem như không có mặt của TT nữa. Điều này xét ra không hợp lý lắm bởi vì khoa Tử vi không có những sao nào cùng nhóm lại triệt tiêu nhau. Những sao cùng nhóm luôn hỗ trợ cho nhau, tốt thì tốt thêm, xấu thì xấu hơn. Chẳng hạn như Nhật Nguyệt gặp Xương Khúc, hay hủy hại nặng nề khi Không Kiếp gặp thêm Hỏa Linh. Chỉ có những sao khác nhóm mới khắc chế nhau như Thiên Hình khắc chế và làm giảm đi sự lẳng lơ của Đào Hoa.
2. Mệnh có cả TT như một nhà tù có hai ông cai ngục. Ông chính là Triệt, ông phụ là Tuần. Hết khoảng thời gian của tiền vận khi Triệt về hưu thì cũng còn ông Tuần cai quản, chứ không hề nhà giam được bỏ ngỏ.
Sau hết, trường hợp chúng ta muốn nói ở đây là những lá số có Tuần đóng ở Mệnh và Triệt đóng ở Thân mà chúng ta thường nghe là mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay trường hợp Mệnh Triệt Thân Tuần, thì cuộc dời của hai mẫu người này như thế nào?
Để có câu trả lời, cách tốt nhất là chúng ta để lên bàn cân từng phần một rồi cộng trừ các số thành với nhau để có đáp số cuối cùng. Mệnh có Tuần đóng, nếu Mệnh tốt thì mức độ chiết giảm do Tuần gây ra tương đối nhẹ nhàng, còn nếu cung Mệnh xấu, thì sự cứu vãn của Tuần cũng không được bao nhiêu. Những hung sát tinh cũng như những đúa con phá gia chi tử trong một gia đình bất hạnh. Họa chăng chỉ có người cha là triệt còn đủ uy lực để chế ngự, chứ còn mẹ Tuần thì không đủ sức.
Qua trung vận và hậu vận thì ứng vào cung Thân. Nếu cung Thân tốt mà có Triệt đóng thì cũng không gây ảnh hưởng gì đáng kể, có chăng chỉ là những trở ngại gây rắc rối lúc ban đầu mà thôi. Trường hợp nếu cung Thân xấu thì Triệt ở đây cũng như người nộm dùng để dọa chim chứ không có năng lực gì đáng kể. Như vậy, nếu người Mệnh Tuần Thân Triệt mà có cung Thân tốt đẹp thì về già cuộc đời cũng đạt được nhiều mãn nguyện.
Trường hợp đối với những người Mệnh Triệt Thân Tuần thì cũng tương tự. Mức độ tốt xấu của cung Mệnh sẽ bị chiết giảm nhiều hơn, và sự ảnh hưởng này chỉ xảy ra trong khoảng tiền vận mà thôi. Rồi từ đó cho đến hết cuộc đời, ảnh hưởng của sự tốt xấu trên cung Thân chỉ ở mức độ ôn hoà. Như vậy đối với mẫu người Mệnh Triệt Thân Tuần thì thời gian thử thách nhất là thời thanh xuân, sau đó, nếu cung Thân tốt đẹp thì cuộc đời tương đối cũng được bình ổn.
Tuy nhiên, người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay Mệnh Triệt Thân Tuần cũng có những trường hợp đặc biệt như, nếu cung Mệnh hay cung Thân VCD mà có Tuần hay Triệt đóng thì tốt hơn là không có TT. Hoặc là cung Mệnh vừa có cả Tuần lẫn Triệt vừa thêm hai sao Thiên Không và Địa Không, tùy theo có bao nhiêu sao KHÔNG, chúng ta gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không hay tứ không, đều là những cách hoạch phát. Hoặc là nếu TT đóng tại Mệnh hay Thân mà hai cung này VCD lại được Nhật Nguyệt hợp chiếu thì cũng rất tốt đẹp.
Tóm lại, TT là hai sao đặc biệt nhất trong 118 sao của khoa Tử Vi, và cũng đã trở thành đề tài tranh luận rất nhiều. Nhưng tốt nhất là tùy theo kinh nghiệm thực tiễn mà mỗi người tự chọn cho mình một quan điểm riêng. Dù sao, khi nói đến TT, chúng ta đều thấy ảnh hưởng tốt xấu của hai sao này trên một lá số nào đó không phải là điều đơn giản. Giống như một người bị bệnh phải uống thuốc, như người bị chứng đau nhức phải uống thuốc giảm đau. Nhưng khi uống thuốc giảm đau nhiều thì lại sinh ra chứng đau bao tử, uống thuốc chữa bệnh đau bao tử nhiều thì lại sinh ra chứng bất lực.. Ảnh hưởng của TT cũng tương tự như vậy, giúp ta bên này thì phá bên kia, và có lẽ cái thâm sâu của khoa Tử Vi là ở chỗ đó.
Đền Bà hay có tên gọi khác là Đền Vị Thanh. Đền được xây dựng trên một khu đất cao, rộng và thoáng đãng ven đầm Vạc, nay thuộc thôn Vị Thanh, xã Thanh Trù, thị xã Vĩnh Yên.
Trước đền là mặt đầm rộng mênh mông, những tán cây rợp bóng trên mặt nước, những góc đao cong và mái ngói phủ đầy rêu phong ẩn hiện khiến ta dễ liên tưởng đến hình ảnh một bến nước, sân dình quen thuộc của làng Việt. Giữa bình yên của ruộng đồng và làng xóm, ngôi đền hiện lên thâm nghiêm, cổ kính.
Lịch Sử: Đền Bà được xây dựng vào thời Nguyễn, khoảng cuối thế kỷ XIX. Tương truyền, có vị nữ tướng tài giỏi là Thanh Nương đã có công phò giúp Trưng Nữ Vương đánh giặc cứu nước, nhân dân cảm kích lập đền thờ và gọi là đền Bà.
Kiến Trúc: Đền gồm 3 toà kiến trúc bố cục thoe kiểu chữ “công”: tiền tế 5 gian, hai mái bít đốc có cửa gỗ bức bàn, 1 gian ống và 3 gian hậu cung, có tạo gác lửng làm khám thờ thần. Kết cấu 6 bộ vì chồng rường giá chiêng, kỹ thuật mộng sàm đạt đến trình độ cao toàn đền có 32 cột gỗ chắc khỏe, chân cột kê đá chống ẩm và mối mọt. Bộ mái của tòa ống muống và hậu cung làm theo kiểu chồng diêm và được lợp ngói mũi truyền thống.
Ở đền Bà, những mảng chạm khắc tuy không nhiều nhưng đường nét chạm khắc lại khá sắc nét, điêu luyện. Những đầu dư những bức cốn đã được các nghệ nhân thời xưa tạo thành hình rồng ở những tư thế khác nhau(rồng uốn, rồng chầu mặt trời) rất sinh động. Chạm trổ ở đền Bà đã góp phần tô điểm cho kiến trúc và tăng thêm vẻ uy nghiêm của chốn thần linh. Đền còn có 4 bộ long ngai và các bức hoành phi, câu đối chữ Hán, là những cổ vật quý, được gia cố công phu, trang trí cầu kỳ.
Lễ hội: Đền Bà còn lưu giữ được những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó độc đáo nhất là lễ hội tế trâu diễn ra vào ngày 13, 14, 15/10 âm lịch.
Lễ hội tế trâu chính thức diễn ra từ trưa ngày 13 tháng 10 âm lịch với các nghi thức theo trình tự là: Lễ cáo, rước ban thờ bộ hạ, dẫn trâu ra sân đình.
Đêm 13 tháng10 tổ chức tế ở đình làng rồi rước trâu ra đền. Đoàn rước đi đầu là trâu lễ, người nuôi trâu trong trang phục quần áo đỏ, chạc trâu tết bằng dây đỏ, kiệu bát cống rồi kiệu quan bộ hạ, tiếp theo là các đội tế, phường bát âm, chiêng, trống, đi sau cùng là dân làng hồ hởi reo hò với hàng trăm bó đuốc tỏa sáng rực rỡ.
Cuộc lễ được tiếp diễn ở đền với một loạt các nghi thức nữa: tắm trâu, làm lễ nghinh thánh, dắt trâu vào đền làm lễ hiến tế trâu. Phần hội còn tiếp diễn thêm với những trò chơi vui khỏe đến hết ngày 15 mới làm lễ tạ.
Đến với đền Bà vào mùa lễ hội, khách tham quan không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan thanh bình, đẹp đẽ của di tích mà còn được tham dự một trong những lễ hội nông nghiệp mang những giá trị văn hóa tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Vì một niệm không chính mà Phụ Thần Thông trong câu chuyện dưới đây đã bỏ lỡ mất cơ duyên quý giá, sau rồi có hối tiếc và cố ra sức đi tìm lại cũng phí công tìm không được nữa rồi.
Phụ Thần Thông, nhà ở đất Thục Châu, từ nhỏ cha mẹ mất sớm, cuộc sống khó khăn, đành phải đi chăn trâu cho người ta để kiếm sống qua ngày. Ở chỗ Thần Thông chăn trâu có một vị Đạo sĩ thường hay lui tới, cậu sinh lòng kính mến, lâu dần hai người họ trở nên ngày càng thân thiết.
Thời gian thấm thoát trôi qua, một hôm vị Đạo sĩ hỏi Thần Thông rằng:
“Con có bằng lòng làm đệ tử của ta không?”
Thần Thông đáp:
“Con rất sẵn lòng”.
Đạo sĩ liền dẫn Thần Thông đi vào trong nước, ông nói với Thần Thông rằng:
“Khi ta xuống nước, con cứ đi theo ta, đừng sợ gì cả”.
Sau khi đi vào, Đạo sĩ dẫn Thần Thông đến nơi ông sinh sống, chỉ thấy tòa nhà ngăn nắp sạch sẽ, có túi thuốc cùng với lò luyện đan, dưới giường toàn là đan dược. Đạo sĩ để cho Thần Thông canh giữ lò lửa, còn dạy cho cậu một số phép thuật biến đá thành vàng. Ba năm trôi qua, Thần Thông đã hơn 20 tuổi, cậu bắt đầu tưởng nhớ đến nhân gian. Có một lần, thừa lúc vị Đạo sĩ không có nhà, cậu liền lấy trộm viên Đại Hoàn Đan, đem nó giấu ở một nơi khác. Sau khi Đạo sĩ trở về, hỏi cậu đan dược ở đâu, Thần Thông chối rằng cậu không nhìn thấy. Vị Đạo sĩ thở dài nói:
“Ta vốn dĩ muốn truyền dạy cho ngươi tinh tấn yếu chỉ của Đạo gia, nhưng hôm nay ngươi lại như vậy, bảo ta truyền dạy ngươi thế nào đây? Bản thân ta tuy tinh thông các phép thần thông, nhưng những thứ này đối với việc trường sinh bất lão cũng chẳng có ích lợi gì”. Nói xong liền đuổi cậu đi.
Thần Thông ra khỏi động phủ, vui mừng khôn tả, hang động ghập ghềnh khó đi, cậu đành phải dựa vào thuốc để tăng cường thể lực, đi hơn 70 ngày mới đến nhân gian.
Về sau, Thần Thông chán ghét những chuyện thế tục, bắt đầu tưởng nhớ đến vị Đạo sĩ. Nghe nói ông thường hay lui tới Khai Nguyên đạo quán ở Thục Châu, liền xin được xuất gia tu hành, trở thành người của Khai Nguyên quán.
Từ đó về sau, chỉ cần nghe nói vị Đạo sĩ kia đến, liền ra ngoài chờ đợi, nhưng đều bỏ lỡ cơ duyên. Mấy chục lần chờ đợi như vậy cũng đều không thể gặp được. Thần Thông liền bỏ ra 100 cân vàng mua chuộc hết kẻ hầu người hạ của Đạo quán, dặn họ rằng khi nào vị Đạo sĩ kia đến thì hãy báo cho cậu biết ngay lập tức. Kể từ khi bọn nô bộc nhận được vàng, số lần báo cáo cậu nhận được nhiều hơn, nhưng chẳng lần nào tìm gặp được vì Đạo sĩ đó cả.
Phụ Thần Thông trong câu chuyện, căn cơ phải rất tốt mới có thể được vị Đạo sĩ chọn làm đồ đệ, gần như sắp được chân truyền, nhưng đáng tiếc thay một niệm không chính trộm đan dược, lỡ mất cơ duyên. Quả thật là đáng tiếc.
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm |
Khi bạn đi chọn đồ để tặng hay để bày tại phòng làm việc, phòng khách nên lưu ý một số chi tiết sau:
1. Đầu hươu hướng nội:
Vì “hươu là lộc”, đầu hươu hướng vào trong, ý chỉ lộc vào nhà, phòng. Vì vậy nếu bày tượng hươu phải bày quay đầu vào trong nhà, phòng mới có tác dụng, kể cả Thiềm Thừ tức là cóc 3 chân, cóc tài lộc. Riêng Tỳ Hưu thì quay đầu ra cửa chính hoặc cửa sổ để thu hút tài khí bốn phương về cho gia chủ.
2. Đầu ngựa hướng ngoại:
Vì “ngựa là tài”, ngựa đá hay gỗ, đầu phải hướng ra cửa hàm ý cầu tài.
3. Sư tử có đôi:
Bất luận sư tử đá hay gỗ, nếu bày trong phòng nhất thiết phải có đôi: một đực – một cái. Con đực đùa quả cầu, con cái giỡn sư tử con. Đầu sư tử hướng ra ngoài, có tác dụng trấn trạch, trừ tà.
4. Hổ lên núi:
Trang trí về hổ rất thông thường, nhất là treo tranh hổ hoặc thảm hổ. Hổ nên leo núi, đầu hổ ngoảnh lại. Hổ leo lên núi ý chỉ chủ nhà ngao du khắp nơi, song vẫn nhớ nhà. Nếu hổ đang xuống núi là chỉ đang đi tìm mồi, hại người vô số, ý nghĩa không tốt.
5. Thuyền lớn vào cảng:
Treo tranh vẽ thuyền lớn vào cảng hoặc bày mô hình tàu thuyền, trên thuyền phải có nhiều châu báu. Đầu thuyền phải nhất định quay vào trong nhà, kỵ quay ra cổng. Có câu: “Thuyền lớn vào cảng, chủ tiền vào nhà”.
6. Kiếm có tua:
Kiếm gỗ, kiếm sắt bất luận treo trên tường hay đặt trên giá đều phải có tua hồng. Vì đồ đao kiếm quá dương cương, dùng tua hồng có thể “chuyển cương thành nhu”.
7. Mỏ gà chĩa ra ngoài:
Có một số nơi dùng tượng gà làm bằng gỗ hoặc sứ chĩa mỏ ra ngoài để hóa giải cột điện, góc nhọn, đầu hồi nhà khác chĩa vào nhà.
8. Sông chảy vào nhà:
“Thủy cai quản tài”, mà “tài” là tiền của nên chảy vào kho. Vì thế nên tranh vẽ dòng nước chảy phải hướng vào bên trong nhà (chiêu tài). Tranh quốc họa Hồng Kông có núi, có suối, có sông phải chú ý đặt hướng chảy của dòng suối, dòng sông vào nhà, kỵ chảy ra ngoài (tản tài).
9. Đầu rồng hướng ngoại :
Nếu tranh vẽ hoặc vật trang trí có hình rồng, tượng rồng, thì đầu rồng phải hướng ra cửa chính. Nên bố trí trên bờ tường phía bên trái phòng khách (từ trong phòng khách nhìn ra) nếu là tranh ảnh rồng, hoặc bên trái bàn làm việc, nếu là tượng rồng, để trừ khử kẻ tiểu nhân.
10. Cây cảnh chuyển dương:
Thực vật vốn là vật ở ngoài nhà, thuộc âm, khi đặt chậu cảnh không thể quá nhiều. Quá nhiều sẽ gây ẩm ướt, lạnh lẽo.
Phòng khách không nên bày chậu cảnh có gai như cây xương rồng, cây hoa hồng. Cây cảnh bị khô héo phải bỏ ngay lập tức. Nếu các cây cảnh bày ở ban công hoặc ở vườn nhà không cần treo sợi tơ đỏ. Phòng ngủ không nên đặt các chậu cây cảnh.
11. Đá núi điểm hồng:
Đá núi làm cảnh giống như cây cảnh là vật ngoài nhà, thuộc âm, nếu chuyển vào nhà phải treo sợi tơ đỏ hoặc dùng bút đỏ chấm vào núi cảnh. Nếu các tượng đá động vật, gạt tàn bằng đá được chế tác nên đã chuyển thành dương, không cần điểm hồng.
12. Vật quái dị không nên bày:
Những vật quái dị, hình thù kỳ quái không nên bày trong nhà.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
► ## giúp bạn tra cứu: Tử vi trọn đời chuẩn xác theo ngày tháng năm sinh |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
► Xem phong thủy số điện thoại theo tuổi theo công cụ luận giải khoa học |
Tràng sinh (Thủy)
***
1. Ý nghĩa tướng mạo:
2. Ý nghĩa tính tình, phúc thọ:
3. Ý nghĩa của tràng sinh và một số sao khác:
- Tràng Sinh, Tử, Phủ: người bao dung, quảng đại, dễ tha thứ, không câu chấp. Nếu có quan chức lớn thì ân đức rộng.
- Tràng Sinh, Thiên Mã: được vận hội may về nhiều mặt; công danh tiến đạt, tài lộc gia tăng, công việc thành tựu. Nếu đồng cung thì càng đẹp. Tuy nhiên, riêng ở Hợi, vốn bất lợi cho Mã nên vất vả, trắc trở, không lợi về danh, tài, quan.
- Tràng Sinh, Đế Vượng: mập mạp, phong túc
4. Ý nghĩa của tràng sinh ở các cung:
Chỉ trừ phi ở cung Tật gặp nhiều sao xấu thì bệnh tật nhiều và lâu khỏi, ở các cung khác, Tràng Sinh đem lại phúc thọ, tài lộc.
Tại Bào thì anh em đông, sung túc. Tại Tử thì đông con. Tại Tài thì dồi dào tiền bạc. Tại Phúc thì thọ. Tại Hạn thì gặp vận may. Tùy ý nghĩa sao đi kèm, Tràng Sinh làm tăng thêm cái hay của cát tinh hoặc cái dở của sao xấu.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Với người tuổi Hợi thuộc nhóm máu B cũng vậy. Khi đã phải lòng ai đó, họ sẽ thấy tất cả mọi đặc điểm, tính cách của người ấy đều vô cùng đẹp đẽ và đáng yêu. Tuy nhiên, khi tình yêu đã nguội lạnh thì họ cũng trở nên lạnh lùng. Khi ấy, họ lại tìm ra những khuyết điểm của đối phương và dần dần thấy không còn tình cảm với người mà mình đã từng yêu.
Nam giới tuổi Hợi thuộc nhóm máu B thường là những người rất lãng mạn, thẳng thắn và dứt khoát. Họ có thể thu hút người khác giới nhờ vẻ ngoài trẻ trung, lịch lãm. Họ cũng là người hy sinh cho tình yêu nhiều hơn so với người cùng tuổi khác nhóm máu. Nữ giới tuổi này thật thà, thuần phác và rất thân thiện nên cũng được nhiều người khác phái chú ý đến.
Sau khi kết hôn, người tuổi Hợi thuộc nhóm máu B thường là trụ cột của gia đình cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nữ giới trở thành những người vợ năng động, xử lý tốt mọi việc và luôn đem lại không khí hòa thuận, yên ấm trong gia đình.
Để cuộc sống hai người luôn tràn ngập hạnh phúc và niềm vui, nam giới tuổi Hợi nhóm máu B nên chọn bạn đời là những phụ nữ xinh đẹp, tinh tế và dịu dàng. Người vợ này có sức thu hút và hẫp dẫn chồng. Nữ giới, vị hôn thê lý tưởng của họ là những người đàn ông phóng khoáng, thông minh và chín chắn.
(Theo 12 con giáp về tình yêu hôn nhân)