Phong là Gió và Thuỷ là Nước. Khái niệm Phong Thuỷ có lịch sử hàng nghìn năm. Người ta áp dụng kiến thức Phong Thuỷ trong kiến trúc, đo đạc, mỹ học, năng lượng sinh học, chiêm tinh... Thuật Phong Thuỷ được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong việc xâ
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Phong là Gió và Thuỷ là Nước. Khái niệm Phong Thuỷ có lịch sử hàng nghìn năm. Người ta áp dụng kiến thức Phong Thuỷ trong kiến trúc, đo đạc, mỹ học, năng lượng sinh học, chiêm tinh… Thuật Phong Thuỷ được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong việc xây nhà từ lúc đào móng tới khi khánh thành, với từng chi tiết nhỏ nhất liên quan tới số mệnh con người.
Còn với thời trang – lĩnh vực khi nhắc tới là người ta nghĩ đến các nhà thiết kế, trang phục đẹp, những siêu mẫu trên tạp chí – liệu có sự kết hợp nào giữa kiến thức Phong Thuỷ cổ xưa với thời trang hiện đại ngày nay?
Thời trang Phong Thuỷ là kỹ thuật thiết kế và may mặc mới, bắt nguồn từ cảm hứng nghệ thuật cổ xưa của người Trung Quốc về cách sắp xếp, bố cục màu sắc trang phục kèm theo phụ kiện. Theo đó, các mẫu trang phục được thiết kế sao cho hoà hợp, cân bằng giữa môi trường và lợi ích con người.
Người ta coi Phong Thuỷ thể hiện ở năm màu là trắng, đen, đỏ, vàng và xanh. Năm màu – ngũ sắc này là những yếu tố cơ bản của vũ trụ và có thể được ứng dụng trong cuộc sống.
Màu sắc có thể ảnh hưởng tới tâm tính và cảm xúc. Màu sắc trang phục không chỉ tác động tới người mặc, mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh, hay còn gọi là hiệu ứng tâm lý màu sắc. Đây chính là một phần trong thuật Phong Thuỷ khi xem xét mối tương quan với thời trang.
Ví dụ như màu sắc tối thường gợi lại cảm giác huyền bí, nhưng cũng làm người đối diện cảm giác bất an vì sợ hãi, hăm doạ. Màu lam nhạt lại nói rằng, chủ nhân bộ trang phục là người khá mềm mỏng và thân thiện. Màu sắc rực rỡ thì có ý nghĩa sôi nổi, mong muốn xung quanh chú ý.
Nếu mang trang phục với màu sắc khiến chính người mặc không thoải mái, thì có nghĩa là màu sắc đó không phản ánh đích thực con người bên trong của chủ nhân bộ trang phục.
Thời trang Phong Thuỷ không chỉ phổ biến ở màu sắc quần áo, mà còn thể hiện ở cách phối màu trong văn phòng, ngôi nhà của bạn. Ví dụ màu nâu sẫm phù hợp với nhà bếp, trong khi màu lam nhẹ thích hợp hơn với phòng trẻ em hay studio nghệ thuật.
Màu sắc mạnh thường rất phổ biến ở những không gian tập trung đông người, trong khi màu trung tính là ý tưởng hay với phòng tắm.
Ý nghĩa của những sắc màu trang phục
Màu Xanh
Màu xanh là màu của sinh sôi, phát triển. Vì thế, nó là màu sắc lý tưởng cho trang phục nếu người vận nó làm nghề giáo viên, hay đòi hỏi kỹ năng chuyên môn. Nó cũng tốt để thể hiện một con người tích cực, luôn hướng đến cái mới mẻ, không theo lối mòn. Hãy tránh vận bộ xanh nếu có cảm giác không thể nào ngơi nghỉ.
Màu Vàng
Màu vàng rực rỡ là niềm vui hân hoan, màu vàng nhẹ lại là sự ổn định và vững chắc. Vận quần áo màu vàng khi muốn thể hiện sự rõ ràng, sáng sủa, cũng như là màu trang phục lý tưởng khi đưa ra các quyết định. Tránh màu này nếu cảm thấy mệt mỏi.
Màu Đỏ
Đây là màu sắc lý tưởng để thu hút sự chú ý. Hãy mặc trang phục màu đỏ nếu đi tới cuộc thử giọng, thể hiện tác phẩm nghệ thuật hay muốn trở thành một phần không thể thiếu được ở đám đông. Hãy tránh màu này khi cảm thấy bực bội, bồn chồn.
Màu Đen
Màu đen gợi cảm giác huyền bí, sâu kín và sức lực ghê gớm. Mang trang phục màu này khi muốn là người chỉ huy uy quyền hoặc thể hiện sự bí ẩn. Nhưng người mặc hãy tránh xa màu đen nếu bị mọi người hoài nghi về động cơ hay khi muốn được đối xử công bằng.
Màu Trắng
Không gì mang lại cảm giác tin tưởng, tín nhiệm như màu trắng. Vận trang phục trắng khi muốn sự xuất hiện thực sự tỉ mỉ, cẩn trọng, hiệu quả và hoàn hảo. Tránh xa màu trắng nếu muốn tạo ra hình ảnh khoan hoà, dễ chịu. Màu trắng có thể thúc đẩy những âu lo, vì thế, hãy cẩn thận khi lựa chọn trang phục.
Màu Ánh Kim
Những màu ánh kim như vàng, đồng, bạc gợi cảm hứng của sự sáng tạo. Không gì tốt hơn màu này cho trang phục nếu người mặc bận rộn với dự án mang tính nghệ thuật nào đó. Màu ánh kim dễ gợi cho người khác sự bình phẩm, vì thế hãy tránh mang trang phục màu này nếu là người nhạy cảm, hay bị tổn thương.
Ngoài màu sắc, ứng dụng kiến thức Phong Thuỷ vào thời trang, người ta còn nói tới Trí. Trí chính là năng lượng tỏa ra từ con người và tác động tới xung quanh. Trí có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và cảm giác.
Nó cũng chỉ lối dẫn đường trong sự tương tác giữa một cá nhân với thế giới xung quanh. Người ta tin rằng, Trí được quyết định bởi một phần màu sắc trang phục, đặc biệt là chất liệu, màu và kiểu dáng. Những chất liệu lý tưởng thường là cotton, lụa, lanh, len và da. Điều quan trọng cần lưu ý là, trang phục len và da không nên bó sát cũng như tiếp xúc với da.
Âm và Dương
Da, len và lụa đều xuất phát từ nguồn gốc động vật, nên được cho là mang đặc tính Dương, thể hiện hành động, tổ chức và sự năng động. Nếu muốn tìm tới năng lượng Âm thay thế, thì tìm tới cotton và lanh (xuất phát từ thực vật). Những chất liệu Âm này thường mang đến sự giao tiếp, tính sáng tạo và độ nhạy cảm.
Màu Sắc Theo Ngũ Hành
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành trong phong thuỷ.
Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.
Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thuỷ được áp dụng trong kiến trúc ngày nay.
- Kim (kim loại): gồm màu sáng và những sắc ánh kim. Bạn mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).
- Mộc (cây cỏ): màu xanh, màu lục. Bạn mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).
- Thuỷ (nước): màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đeni, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).
- Hoả (lửa): màu đỏ, màu tím. Bạn mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).
- Thổ (đất): màu nâu, vàng, cam. Bạn mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).
Tính Tương Sinh Của Ngũ Hành
- Mộc sinh Hoả.
- Hoả sinh Thổ.
- Thổ sinh Kim.
- Kim sinh Thuỷ.
- Thuỷ sinh Mộc.
Tính Tương Khắc Của Ngũ Hành
- Kim khắc Mộc.
- Mộc khắc Thổ.
- Thổ khắc Thuỷ.
- Thuỷ khắc Hoả.
- Hoả khắc Kim.
Tương sinh, tương khắc hài hoà, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thuỷ cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thuỷ.
Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thuỷ là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với ngũ hành của mình.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Khánh Linh (##)