Một bài viết trích từ cuốn Tử Vi Tam Hợp Phái của dịch giả Nguyễn Anh Vũ. Mời các bạn cùng đọc.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Sách Trung châu tử vi Đẩu số - Tam Hợp phái - Dịch giả Nguyễn Anh Vũ
Chương 4: LUẬN VỀ CÁCH CỤC - PHÂN TÍCH 51 CÁCH CỤC THƯỜNG GẶP
CÁCH CỤC là một vấn đề lớn đối với người nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số
Thực ra, Tử vi Đẩu Số không giống như "Tử bình" dùng Tứ trụ để luận đoán Lộc mệnh. Từ Bình vận dụng nguyên lý ngũ hành sinh khắc chế hóa để luận đoán, tính linh hoạt khá lớn, hơn nữa có thể dựa vào Bát Tự để nhìn toàn bộ khí cơ của mệnh tạo. Phàm là khí cơ trôi chảy, thì người đó cuộc đời gặp nhiều điều thuận hòa. Hễ khí cơ tắc nghẽn, trở ngại thì cảnh ngộ của người đó nhiều trắc trở, khó khăn. Nếu như Tứ trụ trở thành "cách", thì không Phú cũng Quý.
Nhưng các tổ hợp tinh hệ của Đẩu Số, thì lại có tính giới hạn cục bộ. Lấy tổ hợp 14 chính diệu để nói, chỉ có 144 trình thức, nhưng thêm vào các sao phụ tá và hóa, thì có thể có hơn 17 000 000 trình thức biến hóa. Vừa quá đơn giản, vừa quá phức tạp, do đó định CÁCH CỤC là điều không dễ chút nào.
Tuy vậy, Tử Vi Đẩu Số toàn Thư vẫn có ghi chép một số "cách cục", đây có lẽ do người đời Minh đặt ra. Ví dụ như "Vũ Tham đồng hành", "Văn tinh củng mệnh",.v.v... Những cách cục này, trong xã hội đời Minh đương nhiên có một ý nghĩa nhất định, nhưng cổ nhân luận mệnh số, chỉ trọng ca quyết, mỗi một mệnh cục đều phụ kèm một bài ca, giải thích rất sơ lược.
Ngày nay, những người nghiên cứu Đẩu Số, nếu cứ dựa vào những ca quyết này, thì sẽ rất cứng nhắc. Nhất là khi luận mệnh cho người khác càng rất dễ sai, hoặc không nhìn ra giới hạn, sẽ đoán không ra mệnh vận của người đấy. Do đó, cần phải căn cứ vào bối cảnh xã hội hiện đại, để giải thích các "cách cục" này.
Tiết này giới thiệu về 51 cách cục của Đẩu Số và thêm vào phần bình luận, mục đích chủ yếu chỉ có một điều, là làm cho bạn đọc thấy được sự trọng yếu của "tinh hệ".
Theo Vương Đình Chi, muốn luận đoán Đẩu Số chuẩn xác, nhất thiết không được phân tích rời rạc từng sao, tức là đừng luận đoán tính chất cảu 155 sao một cách máy móc. Nếu không khi vận dụng thực tế sẽ cảm thấy có muôn ngàn ngõ rẽ, mất đi cái nhìn toàn cục.
Trong "Thập bát phi tinh" thời kỳ đầu, người xưa luận đoán Lộc mệnh rất võ đoán, sao nào nhập vào cung nào cứ y như vậy mà đoán cát - hung, về sau mới phát triển thêm, chú ý tới "tam phương tứ chính", sau đó mới phát triển khái niệm "tinh hệ". Tử Vi Đẩu Số chiếu theo truyền thống này, từ đó bắt đầu lưu ý đến tổ hợp "tinh hệ". Có nhiều "cách cục", tức là từ tính chất của "tinh hệ" rồi phát triển thành, ví dụ như "Vũ Tham đồng hành", "Thất sát triều đẩu", "Tam hợp Hỏa Tham",.v.v... toàn là tính chất của tổ hợp tinh hệ cơ bản.
Nhưng hậu nhân lại có khuynh hướng phát triển không lành mạnh, đó chính là xem trọng "cách cục" một cách quá đáng, mà bỏ xót một điều, thực ra "cách cục" chính là tinh hệ. Vì vậy, cuối đời Minh mới thành lập nhiều "ngụy cách", đem nhiều ý tứ tạp nham vào "cách cục" tinh hệ, biến thành rồng rắn lẫn lộn.
Chương này thảo luận về cách cục, Vương Đình Chi căn cứ vào bối cảnh xã hội hiện đại để gạn lọc, và chỉ ra những "ngụy cách", để bạn đọc biết được những ý nghĩa thực sự của Cách và Cục, mà không suy diễn mơ hồ, khi luận đoán không còn câu nệ vào tên gọi của Cách và Cục
Nhiều người thích nghiên cứu Đẩu Số, nhưng những sách hiện có trên thị trường, thông thường có khuyết điểm là thiếu thực tế, sao chép của người đi trước quá nhiều, và thường thần bí hóa khoa Đẩu Số. Trong thực tế, muốn nghiên cứu khoa Đẩu Số chăng khó, chỉ cần nhận thực được một số kết cấu chủ yếu của tinh hệ, thì đã có thể luận đoán khá chính xác.
Cái khó của người nghiên cứu Đẩu Số là, trong các sách thông thường chỉ đề cập tính chất của các Sao ở cung Mệnh và cung Thân, mà ít nhắc tới cung khác. Đối với tính chất cát - hung ở các cung như Tử nữ, Phu thê, Tài bạch, sự nghiệp,.v.v... sách chỉ nói vài lời vắn tắt, do đó khi luận đoán cảm thấy nghi hoặc. Về phương diện này, chúng tôi có vẻ như có cùng khuyết điểm. Nhưng đó là vì, khi bàn về tính chất tinh hệ, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc một tiêu điểm, thoạt nhìn giống như chỉ nói về cung mệnh (hay cung thân), thực ra những tính chất này đều có thể vận dụng ở 12 cung.
Ví dụ như "Tử vi Tham lang" ở cung Dậu, nếu cung Dậu là cung Mệnh, bạn đọc có thể lưu ý xem có hội hợp Lục cát tinh, Lộc tồn, Thiên mã hay không?, nếu không, thì có khả năng là dâm tà. Nếu cung Dậu là cung Phụ mẫu, thì cha có khả năng nhiều vợ. Nếu cung Dậu là cung Huynh đệ, thì chủ về anh cả hoặc chị cả lập gia đình, hôn nhân của anh chị em chưa chắc được như ý. Nếu cung Dậu là cung Tử nữ, gặp cát thì con cái có triển vọng, gặp hung thì có khoảng cách giữ hai đời. Ở các cung đều căn cứ tính chất cơ bản của tinh hệ "Tử vi Tham lang" mà luận đoán, một điều thông thì trăm vạn điều thông. Cần chú ý thêm, "Tử vi Tham lang" ắt sẽ hội hợp "Vũ khúc Phá Quân" và "Liêm trinh Thất sát". Cho nên, phàm Tử vi Tham lang giữ cung nào, phần nhiều cũng chủ về biến động, nếu là cung Tài bạch và cung Sự nghiệp, bạn có thể luận đoán từ tính chất biến động. Đây là phương thức lấy "tinh hệ" để nghiên cứu Đẩu Số một cách mau lẹ.
CÁCH THỨ 1: TAM KỲ GIA HỘI CÁCH
"Tam kỳ gia hội cách" tức là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp cung mệnh.
Cổ ca nói:
Ba kỳ vây hướng Tử vi cung (Tam kỳ củng hướng Tử vi cung)
Mệnh lý đời người rất ưa gặp (Tối hỷ nhân sinh mệnh lý phùng)
Điều hòa âm dương chân tể tướng (Tiếp lý âm dương chân tể tướng)
Công danh phú quý ai sánh bằng (Công danh phú quý bất lôi đồng)
Hóa Lộc thông thường chủ về lộc quan, Hóa Quyền thông thường chủ về quyền bính, Hóa Khoa thông thường chủ về danh vọng, vì vậy cung mệnh đương nhiên thích 3 sao này hội hợp. Nhưng phải không gặp tứ sát Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la; hoặc không gặp Địa không, Địa kiếp; hoặc không gặp Thiên hình, Hóa Kị, thì mới được gọi là cách tốt. Nếu gặp "tam hóa cát" hội hợp, lại còn gặp các sao sát - kị, thì phải nghiên cứu tỉ mỉ tính chất của hóa diệu, sau đó mới có thể luận đoán ưu điểm và khuyến điểm của mệnh tạo.
Cho nên, trong Đẩu Số không có trường hợp nào phức tạp như cách này!
"Tam kỳ gia hội cách" lấy trường hợp hóa Lộc ở cung mệnh, hội hợp hóa Quyền hóa Khoa ở tam phương là kết cấu tốt nhất. Không ưa hóa Lộc hoa Quyền tập trung ở một cung, bởi vì hóa diệu quá tập trung, lực lượng ở các cung viên khác sẽ mỏng manh, dễ mất quân bình.
Hóa Quyền thủ mệnh, thông thường là chủ về nắm quyền bính, nhưng nếu gặp sát diệu, trái lại sẽ có chức mà không có quyền.
Hóa Khoa thủ mệnh, thông thường là chủ về có danh tiếng một cách thực chất, nhưng nếu gặp sát diệu, trái lại sẽ chủ về người này chỉ trộm hư danh.
Cho nên "Tam kỳ gia hội cách" chẳng dễ toàn mỹ.
Thời xưa xem trọng sỹ hoạn, coi thường nông thương, cho nên "Tam kỳ gia hội cách" đều vì lý do có thể ra làm quan mà được vinh hoa phú quý. Còn trong xã hội hiện đại, thì "Tam kỳ gia hội cách" cũng có thể là đầu não tập đoàn tài chính, không nhất định phải làm quan.
HÓA DIỆU LUẬN
Hoa diệu trong Tử Vi Đẩu Số, là các sao biến hóa then chốt liên thông các tinh bàn (Thiên bàn và Nhân bàn), nhất là Lưu niên và Đại vận, có các "Lưu hóa diệu" giao hội hỗ tương với hóa diệu của nguyên cục, khiến cho tính chất của tinh hệ hữu quan biến thành phức tạp, cũng chính nhờ như vậy mới luận đoán được cảnh ngộ của đời người khá cụ thể.
Hóa Lộc thông thường có ý nghĩa là "tài lộc"; Hóa Quyền thông thường có ý nghĩa là "quyền thế"; Hóa Khoa thông thường có ý nghĩa là "danh tiếng"; Hóa Kị thông thường có ý nghĩa là "trở ngại". Nhưng mỗi một tinh diệu biến hóa vẫn có ý nghĩa đặc biệt của nó, những ý nghĩa đặc biệt này thường thường là căn cứ để luận đoán.
Lúc luận đoán mệnh cục, chỉ có Tứ hóa của năm sinh, nên khá đơn giản, dễ quan sát. Luận đoán những điểm quan trọng, chỉ cần xem bản thân các sao Tứ hóa có hội hợp hay không? hội hợp ở cung độ nào? thì có thể biết được đại thể.
Lúc luận đoán Đại hạn, chỉ có Tứ hóa của Đại hạn và Tứ hóa của năm sinh, cũng chưa phức tạp mấy, xem các sao hội hợp với chúng cũng không đến mức hoa mắt.
Nhưng khi luận đoán Lưu niên, tổng cộng có 3 nhóm Tứ hóa, có thể cung độ nào cũng có hóa diệu hội chiếu hoặc đồng độ, thường khiến cho người nghiên cứu Đẩu Số hoa cả mắt.
Thực ra, thông thường chỉ cần xem hai nhóm hóa diệu của Đại hạn và Lưu niên; lúc nào tứ hóa của năm sinh bị xung khởi mới cần chú ý, không xung khởi thì tác dụng rất nhỏ.
Tứ hóa của năm sinh cấu tạo thành bản chất thuộc các cung viên, còn Tứ hóa của Đại vận và Lưu niên là hình thành hoàn cảnh của các thời kỳ trong cuộc đời. Do đó tứ hóa năm sinh có ảnh hưởng không lớn đối với hoàn cảnh của các thời kỳ. Điểm này bạn đọc cần hiểu rõ cái lý của nó.
Chỉ khi nào Tứ hóa của năm sinh bị tứ hóa của Đại vận xung hội, hoặc tứ hóa của Lưu niên xung hội, thì tứ hóa của năm sinh mới có tác dụng.
Dưới đây xin đề cử vài ví dụ cụ thể để thuyết minh:
Đơn cử một ví dụ:
Nếu "Thái dương Thái âm" thủ mệnh tại cung Mùi, người sinh năm Canh thì Thái dương hóa Lộc. Đến Đại hạn Ất Dậu, cung mệnh của Đại hạn là "Thiên cơ Cự môn" mà Thiên cơ hóa Lộc, hội hợp với "Thái dương Thái âm" (mượn sao cung Mùi an cung Sửu) mà Thái âm hóa Kị.
Lúc này, Thiên cơ hóa Lộc xung khởi Thái dương hóa Lộc, càng khiến cho Thiên cơ hóa Lộc có sắc thái "vì phục vụ mọi người mà được lợi ích". Thêm vào Thái âm hóa Kị, là bất lợi về kinh doanh riêng, cho nên lúc này chỉ có thể làm việc cho công ty để kiếm tiền, cá nhân thì không nên đầu tư.
Hóa Lộc ở nguyên cục lại hóa Kị ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Lộc biến thành sao hóa Kị" (thí dụ như Vũ khúc hóa Lộc của nguyên cục biến thành hóa Kị), cho nên có thể vì tiền mà chuốc họa, hoặc sức kiếm tiền ban đầu giảm nhiều.
Hóa Kị ở nguyên cục, lại Hóa Lộc ở Đại vận hoặc Lưu niên, ý là "sao hóa Kị của nguyên cục biến thành sao hóa Lộc" (ví dụ như Cự môn hóa Kị của nguyên cục biến thành hóa Lộc của Đại vận hay Lưu niên). Cho nên, nhân tố bất lợi ban đầu, vào hạn này có thể nhuyễn hóa thành nhân tố có lợi, nhờ đó mà được tài phú.
Hai ví dụ trên cho thấy sự biến hóa thay đổi có ý nghĩa khi hóa diệu giao hội.
Hóa Lộc luận
Hóa Lộc thuộc âm thổ, cai quản tài lộc. Cho nên ưa có Lộc Tồn tương hội, gọi là "Lộc trùng điệp"; lai ưa gặp "Lộc tồn Thiên mã" gọi là cách "Lộc Mã giao trì".
Hóa Lộc không ưa đến 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu, nhất là cung Mão, rất ưa đến các cung Dần, Thân, Hợi, cũng ưa cung tứ mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Lộc Tồn không đến các cung Tứ mộ, nên ưa Hóa Lộc bổ túc, cần phải có sao Lộc xung khởi mới phát huy được.
Ý nghĩa của Hóa Lộc, thông thường là chỉ "nguồn tiền tài", tức là tính chất và năng lực kiếm tiền, cũng chỉ "cơ hội kiếm tiền".
Trong các tình hình thông thường, không ưa Địa không, Địa kiếp cùng bay đến (bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu). Cổ nhân nói "Lộc mà đến cung nhược thì phát mà không chủ về tài", tức là chỉ được hư danh mà không có lợi lộc thực tế.
Hóa Lộc rất ngại gặp Hóa Kị xung phá, cổ nhân nói: "Lộc gặp xung phá, là trong cái tốt có chứa điềm hung". Trong các tình hình thông thường, chủ về tình hình vì kiếm tiền mà sinh tai họa. Ví dụ như vì cầu tài mà xảy ra bất chắc, đầu tư lớn mà không có thu hoạch, dẫn đến không còn vốn để tiếp tục đầu tư. Những trường hợp này, cần phải xem tổ hợp Sao thực tế mà định tính chất.
Hóa Lộc tượng hội với Hóa Quyền và Hóa Khoa, thông thường là kết cấu rất tốt, được gọi là "Tam kỳ gia hội cách", nhưng vẫn cần xem xét tính chất của các Sao bay đến để định nặng nhẹ.
Như cung mệnh "Liêm trinh Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc, có Phá quân hóa Quyền vây chiếu, hội hợp với Vũ khúc hóa Khoa ở cung Sự nghiệp. rõ rằng là lấy Liêm trinh hóa Lộc làm chủ. Bởi vì "Liêm trinh Thiên tướng" chủ về làm việc trong chính giới, hoặc trong công ty có tính phục vụ, bản chất của cung mệnh này, Phá quân hóa Quyền chỉ làm tăng quyền bính về kinh tế, Hóa Quyền Hóa Khoa chỉ trợ giúp cho tình hình cát lợi của cung mệnh, không thể tính là chủ thể.
Hóa Quyền luận
Hóa Quyền thuộc dương mộc, nên phải đề phòng "cây to thì hứng gió". Cũng chính vì vậy, Đẩu Số ưa "Lộc trùng điệp" mà không ưa "Quyền trùng điệp", lúc hóa Quyền gặp hóa Quyền trùng điệp, sẽ dễ chuốc lực áp chế vào thân.
Nếu Hóa Quyền mà không có Hóa Lộc và Hóa Khoa sánh vai, chủ về dễ bị khuynh đảo, bài xích, chèn ép; nếu lại gặp sát tinh, nhất định sẽ xảy ra nhiều tình huống khó xử.
Hóa Quyền được Hóa Lộc sánh vai, chủ về nhờ quyền lực mà đắc lộc, hoặc nhờ "lộc" mà đắc "quyền", nhưng đừng vì thấy "Lộc Quyền gặp nhau" mà xem thường bản chất của Hóa Quyền.
Cổ nhân hay nhấn mạnh Hóa Quyền không sợ Hóa Kị, ý nói lúc Hóa Kị đến xâm phạm, Hóa Quyền dư sức áp chế. Nhưng theo phái Trung châu Vương Đình chi thì có khác, họ cho rằng ý kiến này hơi phiến diện.
Ví dụ như tinh diệu hóa Quyền ở nguyên cục lại bị Hóa Kị ở vận hạn tương xung, tức là "cây lớn thì hứng gió", "địa vị cao thì thế nguy", nhất là lúc "Quyền trùng điệp", bị sao Kị xung phá, chủ về tranh giành quyền lực, nhất là khi nắm được đại quyền, sẽ dễ phạm lỗi lộng quyền.
Nếu Hóa Kị ở nguyên cục hóa làm sao quyền ở vận hạn, thì phải đề phòng lực áp chế, không phải là hỉ sự. Cần phải xem xét kỹ tính chất phối hợp của toàn cục mà định.
Hóa Khoa luận
Hóa Khoa thuộc dương thủy, chủ về "trí", "lưu truyền", nên là "tiếng tăm, danh dự".
Các sách Đẩu Số thông thường cho rằng Hóa Khoa không nên gặp Hóa Kị. Ở thời cổ đại, hóa Khoa chủ về khoa cử công danh, sĩ tử cần phải xuất thân từ khoa cử thì mới dễ hiển đạt, cho nên không ưa Hóa Kị xung hội Hóa Khoa.
Ở thời hiện đại, không còn chuyên về khoa cử mới công danh hiển quý, cho nên lúc hóa Khoa và hóa Kị xung hội, thường thường chủ về nổi tiếng mà chuốc đố kị, có lúc lại chủ về nhiều người biết tiếng. Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một vị luật sư, Cự môn hóa Kị ở cung mệnh, bị Thiên cơ hóa Khoa xung hội, vị luật sư nổi tiếng do tài ăn nói và cơ trí ứng biến lúc biện hộ cho thân chủ.
Nhưng thông thường, Khoa Kị tương xung dễ bị nói xấu, chê bai, dị nghị, phỉ báng, cần phải xem bản chất các sao mà định tốt hay xấu. Nếu Thái dương của cung mệnh nguyên cục Hóa Khoa, lại nhập miếu, chủ về người này ắt sẽ có danh tiếng lớn, đến Đại hạn hoặc Lưu niên không thích gặp Thái dương hóa Kị, chủ về vì có danh tiếng lớn mà chuốc điều tiếng thị phi.
Nếu gặp Thiên đồng hóa Kị, thì vì tiếng tăm mà hay gặp phiền phức và bận rộn, nên ít hưởng thụ, dễ sinh bệnh mà thôi.
Phái Trung châu có một bí truyền về Hóa Khoa, như sau:
Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh ban ngày, đến cung hạn Thái dương nhập miếu được cát hóa, bất kể là Lưu niên hay Đại hạn, đều chủ về có thanh danh lớn. Nếu đến cung hạn có Thái dương lạc hãm, lại gặp các sao Sát Kị, thì thanh danh bị tổn thương. Cung mệnh Hóa Khoa, người sinh vào ban đêm, đến cung hạn Thái âm nhập miếu được cát hóa, cũng chủ về có danh tiếng lớn. Nếu đến cung hạn có Thái âm lạc hãm, mà gặp các sao Sát Kị, thì chủ về thanh danh bị tổn thương.
Thông thường, hai trường hợp trên, có thể xem các sao hội hợp thực tế mà định chi tiết.
Hóa Khoa thủ cung mệnh, ở cung độ lục hợp, gặp Hóa Lộc (ví dụ như hóa Khoa ở cung Tý, hóa Lộc ở cung Sửu), gọi là "Khoa minh Lộc ám", chủ về nhờ khoa cử công danh, có tiếng tăm mà được quan lộc, hoặc được nâng cao địa vị xã hội. Đây là nhờ danh mà đắc lợi. (có thể so sánh với cách "minh lộc ám lộc", Lộc tồn và hóa Lộc ở cung lục hợp, cũng chủ về quý hiển, đây là nhờ phú mà được quý, khác với cách "khoa minh lộc ám" là nhờ danh mà được quý).
Hóa Khoa không ưa đồng cung với Địa không Địa kiếp, chủ về khuynh gia bại sản, chỉ có hư danh, hoặc có danh vọng trong phạm vi cực nhỏ, cũng chủ về nghiên cứu triết học tôn giáo.
Hóa Khoa đồng độ với Lộc tồn, mà rơi vào cung có Địa không, Địa kiếp, nhất định sẽ bị Kình dương và Đà la giáp cung, vì vậy tuy tốt nhưng không có danh vọng. Đây gọi là "mạ không trổ bông, sao Khoa hãm ở cung hung". Cho nên, các sao hóa thành sao Khoa, mà danh vọng chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ là do nguyên cớ này, lúc luận đoán phải chú ý.
Hóa Kị luận
Hóa Kị thuộc dương thủy, giống Hóa Khoa, vì lời khen và lời nói xấu có cùng một dạng năng lực là quảng bá.
Hóa Kị chủ về sóng gió, trắc trở, tổn thất, thị phi, đố kị; xem các sao hội hợp thực tế mà định tình hình cụ thể.
Hóa Kị ở các cung, phần nhiều đều là hãm địa. Như các cung Dần, Tị, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là lạc hãm, chỉ có cung Sửu là nhập miếu.
Nhưng Thái dương và Thái âm của nguyên cục nhập miếu mà hóa Kị, thì lại chủ về cát lợi, giống như "mây trôi che nhật nguyệt", bất quá chỉ bị lu mờ một chút mà thôi. Thái âm hóa Kị ở cung Hợi, Thái dương hóa Kị ở cung Mão, theo phái Trung châu gọi là "biến cảnh", càng chói mắt người ta, nhưng Thái dương không bằng Thái âm.
Thái dương Thái âm ở hãm địa hóa Kị thì không cát tường, làm mạnh thêm sắc thái thị phi tổn thất.
Các sao có tính chất tinh thần ở cung mệnh mà hóa Kị, cũng chủ về đầu óc trầm tĩnh, lạnh lùng. Thiên đồng hóa Kị ở cung Tuất, Cự môn hóa Kị ở cung Thìn, đều có cách "phản bối" (trở mặt).
Vì vậy không được luận đoán đại khái, hễ gặp hóa Kị lập tức cho là Hung. Mệnh cục gặp hóa Kị phải biết xem trọng sự tu dưỡng tinh thần.
Tử vi Đẩu Số luận đoán Lưu niên vận thế, điều then chốt nhất là giỏi vận dụng hóa diệu.
Như đã biết, thông thường hóa Lộc chủ về kiếm được tiền, hóa Quyền chủ về được thế, hóa Khoa chủ về danh dự địa vị, hóa Kị chủ về bị các tình huống khó xử. Người đời không thể thập toàn thập mỹ, cho nên ngoài vị thế, lợi lộc, danh tiếng ra, ắt phải có sao Kị để điểm xuyết hương vị cuộc đời. Người có kiến giải thông đạt, trong lòng sẽ không buồn phiền khi gặp Hóa Kị.
Tình hình gặp Hóa Kị ở rất nhiều loại, tình hình thường gặp nhất là "chuốc đố kị", nhưng "không chuốc đố kị thì phần nhiều là người tầm thường", cho nên gặp Hóa Kị cũng đừng sợ. Một tình hình khác là, xảy ra hiểu lầm không cần thiết với người khác. Hiểu lầm nhau, có lúc chưa chắc là không tốt, nếu người hiểu lầm quá xấu, thì dù có hiểu lầm, ít đi một người bạn xấu cũng hay.
Hóa Kị dễ khiến cho người ta gặp các tình huống khó xử, bị phỉ báng, nói xấu, bêu rếu. Nhưng thị phi tốt xấu rồi cũng có ngày rõ ràng.
Có lúc Khóa Kị chủ về buồn rầu lo lắng. Như cung Phụ Mẫu hóa Kị, thì có thể phải lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, sinh lão bệnh tử là quá trình tất nhiên của đời người, nên trong tình huống này, nên có kiến giải thông đạt một chút.
Hóa Kị cũng chủ về mắc bệnh, tuy nói là phải có kiến giải thông đạt, nhưng rốt cuộc cũng khiến cho người ta đau khổ, vì vậy trước khi sự việc xảy ra, chúng ta nên gìn giữ sức khỏe là hay nhất.
Tình hình nghiêm trọng nhất củ hóa Kị là phạm pháp, hoặc bị tai họa tới tấp, nhiều khi nhìn thấy tinh hệ này, người ta thường lo láng cho tương lai. Nhưng giả dụ như biết trước được vận thế, cũng không cần phải quá bất an. nhà Phật cho rằng nghiệp lực có thể nhuyễn hóa, trọng nghiệp vẫn có thể có quả báo nhẹ, chỉ cần giữ cho lòng trung hậu, lấy lòng thành để đối đãi với người, lập thân hành sự không hổ thẹn với lòng, thì có thể xoay chuyển được vận thế.
Cho nên, gặp Hóa Kị, phải xem xét cẩn thận tính chất của hóa Kị, và phải xem trọng tu dưỡng tinh thần, giả dụ như có tính tình phóng túng, bất chấp mọi người nghĩ gì, mà không nghĩ đến việc tu dưỡng để bổ cứu, lúc những trắc trở ập đến, không được nói là "do số mạng".
Cách thứ 2: "Văn quế Văn hoa cách"
Tức là mệnh an tại cung Sửu, hoặc cung Mùi, mà trong cung mệnh có hai sao Văn khúc và Văn xương cùng tọa thủ.
Cổ ca nói:
Kinh sách là đạo từ trời ban (Sách thư nhất đạo tự nhiên lai)
Gọi dậy tài an bang tế thế (Hoán khởi nhân gian kinh tế tài)
Mệnh lý vinh hoa đúng đáng khen (Mệnh lý vinh hoa chân khả tiển)
Thong dong thả bước trên cõi bồng (Đẳng nhàn bình bộ thướng bồng lai)
Thời đại khoa cử ngày xưa, học hành để có công danh là con đường tốt nhất, nên cổ nhân dùng Đẩu Số để luận mệnh cũng rất ưa Văn Xương và Văn Khúc. Ngoại trừ "Văn tinh củng mệnh cách", sau đó sẽ thảo luận đến "Văn Lương chấn kỷ cách", "Lộc Văn ám củng cách". Do đó có thể biết cổ nhân xem trong sao "văn" đến mức độ nào.
Trong xã hội hiện đại ta càn phải thảo luận thêm cho phù hợp
Văn Xương Văn Khúc cùng ở cung Mệnh, người này tất nhiên phong lưu nho nhã, có phong cách đặc biệt, hơn nữa còn thông minh tuấn tú. Đây là những ưu điểm của họ.
Nhưng, hai sao Văn xương và Văn Khúc rốt cuộc vẫn không phải là chính diệu, sức yết ớt, trong thời đại xưa, lấy thi cử làm sự cạnh tranh lớn nhất thì còn có thể ứng phó. Còn trong xã hội ngày nay, ngoại trừ thi cử còn có chuyện tranh quyền đoạt lợi khác, thì cần phải có chính diệu hữu lực khác phù trợ, mới có thể thích ứng với thời đại.
Cổ nhân không xem trọng nữ mệnh, cho nên Cách này không liên quan đến nữ mệnh. Nữ mệnh gặp hai sao Xương Khúc cùng tọa thủ, sau kết hôn, dễ có trở ngại về tình cảm, nếu gặp "Thiên phủ Vũ khúc" cùng chiếu cung mệnh, thì càng dễ bị đàn ông đã có gia đình theo đuổi, gây đau khổ, bối rối khó xử về tình cảm. Vì vậy "Văn quế Văn hoa cách" trong bối cảnh xã hội ngày nay chẳng tốt như thời cổ đại.
+ Mệnh an tại cung Mùi có hai sao Văn xương và Văn khúc tọa thủ:
- Năm Giáp Kỷ gặp Thổ cục
- Năm Ất Canh gặp Mộc cục
- Năm Bính Tân gặp Kim cục
- Năm Đinh Nhâm gặp Thủy cục
- Năm Mậu Quý gặp Hỏa cục
Trung châu phái - "Chư tinh cung viên triền thứ hỷ kị ca" khi Cách phối với Cục viết:
Xương Khúc ưa Kim cục, hãm ở cung hỏa viêm (Xương Khúc hỷ Kim cục, hãm vu hỏa viêm hương)
Như vậy, tuổi Bính Tân mệnh tại Mùi, tuổi Mậu Quý mệnh tại Sửu, có Xương Khúc tọa thủ, là Cách phối Cục ứng với "Chư tinh hỉ kị ca".
Bài đọc thêm về Văn Xương - can Bính hóa Khoa
--------------------------------------------------------------
Văn Xương ưa hóa Khoa, nếu so với Văn Khúc, thì Văn xương hóa Khoa thiết thực hơn. Trong các tình hình thông thường, khi Văn xương hóa Khoa lợi về các cuộc thi cử quan trọng, cũng lợi về văn nghệ, hoặc phương diện nghiên cứu học thuật, chủ về nhờ đó mà mang lại danh dự, thậm chí nhờ đó mà mang lại lợi lộc.
Văn xương hóa Khoa ở cung nhập miếu, sẽ chủ về làm tăng năng lực nghiên cứu, có sở trường về lý giải và có thể phát huy, vì vậy chẳng phải được hư danh. Chỉ khi nào Hóa Khoa ở cung lạc hãm (tức 3 cung Dần Ngọ Tuất), thì mới chủ về tự thỏa mãn về mặt tinh thần, có ý vị chỉ được hư danh.
Văn xương hóa Khoa, chủ về nhờ điển thí mà thành danh. Ở thời hiện đại cũng có thể biểu trưng cho sức cạnh tranh trong ti cử, hoặc canh tranh đắc lợi ở phương diện văn nghệ học thuật. Nếu gặp thêm Thiên khôi Thiên việt, mà chính diệu lại "thuần thanh", thì lợi về tham gia các cuộc thi cử cấp quốc gia, hoặc các cuộc thi cử chứng nhận tư cách chuyên viên cao cấp. Hai sao Khôi Việt thường thường có thể giúp thành công, nên Văn xương hóa Khoa rất ưa được chúng phối hợp.
Ở Đại vận hoặc Lưu niên mà gặp Văn xương hóa Khoa, có lúc chủ về được phát biểu tác phẩm, nhà văn thì có tác phẩm xuất bản; cũng lợi về thi cử, hoặc công tác nghiên cứu trước khi thi cử có tâm đắc đặc biệt, cho nên các cuộc thi cử không cần Văn xương hóa Khoa ở năm xảy ra cuộc thi cử, trước thi cử một năm cũng có lợi.
Bài đọc thêm về Văn Khúc - can Tân hóa Khoa
-----------------------------------------------------------
Can Tân là Văn Khúc hóa Khoa và Văn xương hóa Kị, hai sao này thường gặp nhau trong mệnh bàn, do đó cần phải lưu ý bản chất đặc biệt lúc chúng tương hội.
Thông thường, có thể biểu trưng cho học hành thông minh, nhưng lúc xử sự hay ỷ vào sự thông minh của mình, mà thường tự cho mình là đúng. Ở giai đoạn còn đi học, thì chủ về có nhiều hứng thú với toán lý, hoặc ngoại ngữ.
Tính chất cơ bản của Văn khúc hóa Khoa hơi giống Văn xương, đã gặp thuật ở bài trước. Làm tăng năng lực biện luận, ngôn từ dễ làm vui lòng người khác và hấp dẫn người khác giới.
Văn khúc ở 3 cung Dần Ngọ Tuất là hãm nhược, cho dù có Hóa Khoa, cũng chủ về có mầm mà không trổ bông.
---------------------------
Văn Khúc - can Kỷ hóa Kị
Văn khúc hóa Kị, ý nghĩa cơ bản là thiếu văn hóa, bản chất của Văn khúc vì hóa Kị mà bị trắc trở.
Văn khúc là biểu trưng cho tài ăn nói, Hóa Kị thì nói năng sai lầm.
Văn khúc biểu trưng cho văn thư, hợp đồng. Hóa Kị thì văn thư phạm sai lầm, do đó mà gây ra phiền phức, thậm chí còn bị tổn thất.
Văn khúc thường thường còn biểu trưng cho người khác giới để mắt, Hóa Kị thì vì vậy gây ra sóng gió, hoặc gây ra hiểu lầm không cần thiết trong sinh hoạt tình cảm. Có sát tinh nặng, thì biểu trưng cho là khó phát triển tình cảm với người khác giới.
Văn khúc là tài nghệ tinh, Hóa Kị thì lại không có liên quan về phương diện tài năng.
Văn khúc là thiên tài ngôn ngữ, Hóa Kị thì tiêu trừ năng khiếu này. Có sát tinh nặng, thì có thể nói cà răm, nói lắp, có lúc còn làm cho người khác phê bình chỉ trích.
Văn khúc còn mang sác thái kim tiền, Hóa Kị thì tổn thất tiền bạc. Cần phải xem xét các sao hội hợp mà định, như thu lầm chi phiếu không có tiền bảo chứng, hoặc bị lừa, bị hại. Những điều có tính vật chất này, không có ở Văn Xương hóa Kị.
Văn khúc hóa Kị, còn dễ xảy ra tình huống bị tình cảm và tiền bạc cùng gây lụy.
Văn khúc hóa Kị, còn chủ về dễ rơi vào ảo tưởng, mà còn chấp trước ảo tưởng, do đó nảy sinh cảm giác có tài mà không gặp thời.
Văn xương - can Tân hóa Kị
Văn xương hóa Kị, ý nghĩa trực tiếp nhất là "sai lầm về văn thư", cho nên lúc thi cử, làm hợp đồng, gửi văn thư, đều phải cực kỳ cẩn thận để tránh sai lầm, làm tăng thêm phiền phức không cần thiết. Tóm lại, Văn xương hóa Kị là "chữ nghĩa gây ra rối ren, phiền phức".
Văn xương tuy không dính dáng đến kim tiền, nhưng thời hiện đại là xã hội công nghiệp, văn thư thường có liên quan đến thương nghiệp, do đó cũng dễ tạo thành tổn thất kim tiền. Khác với Văn khúc hóa Kị, khi Văn xương hóa Kị là vì yêu cầu của người khác, hay vì sai lầm của người khác, mà bản thân mệnh tạo phải gánh trách nhiệm, còn đối với Văn khúc hóa Kị thì trách nhiệm là do bản thân phải gánh vác, tức sai lầm là do bản thân gây ra. Cho nên Văn xương hóa Kị thường dễ vì cho mượn, hoặc đứng ra lấy tư cách bảo đảm mà bị tổn thất.
Văn xương hóa Kị, lạc hãm thì làm việc không chú tâm, thường thường vì sơ sót mà gây ra trắc trở, còn biểu trưng cho là "mau quên", có lúc lại biểu trưng cho "có tài mà không gặp cơ hội, học mà không dùng", Văn xương hóa Kị cũng có thể biểu trưng cho "bỏ học nửa trừng".
Văn xương thích hợp làm công việc quảng bá, soạn thảo. Ngoài ra Văn xương hóa Kị còn là điềm tượng hôn lẽ không được trọn vẹn, nếu gặp sát tinh nặng, phần nhiều không có hôn lễ, cũng chủ về bị quấy nhiễu, gây khó khăn về tình cảm. Văn xương hóa Kị chủ về "lốm đốm", cho nên biểu trưng cho tàn nhang, nốt ruồi, đậu mùa.
"Mệnh lý phùng không cách"
"Mệnh lý phùng không cách" tức là Địa kiếp và Địa không thủ mệnh, cung mệnh lại không có sao cát.
Cổ ca nói:
Không diệu lai lâm cát diệu vô,
Cầu danh cầu lợi tổng thành hư,
Thanh nhàn cô độc phương diên thọ,
Phú quý vinh hoa quá khích câu.
Dịch nghĩa:
Sao không đến mà cát diệu không
Cầu danh cầu lợi mọi việc hư
Thanh nhàn cô độc sống mới thọ
Vinh hoa phú quý sẽ chóng qua
Theo Vương Đình Chi, trong cổ ca nói "sao không", có người cho là Thiên Không, Tuần Không, Tiệt Không, nhưng trên thực tế không phải vậy, mà là Địa không Địa kiếp.
Cổ nhân cho rằng:
"Địa không là thần Không Vong, thủ thân mệnh thì làm việc trồi sụt, thành bại đa đoan" (Địa không nãi Không Vong chi thần, thủ thân mệnh, tác sự tiến thoái, thành bại đa đoan)
"Địa Kiếp là thần Kiếp Sát, thủ thân mệnh thì làm việc cuồng loạn, không theo chính đạo" (Địa Kiếp nãi Kiếp Sát chi thần, tác sự sơ cuồng, bất hành chính đạo)
Đây là chỗ kị của Cách này. Vương Đình Chi cho rằng, gọi là "làm việc trồi sụt", "làm việc cuồng loạn", đối với người ngày nay gọi là "có cá tính". Những người cố chấp tục xưa mà gặp đám trẻ ngày nay chưng diện, với vẻ mặt cố ý làm ra vẻ lạnh lùng, thì sẽ cho chúng là "cuồng loạn", nhưng thực ra chỉ là thời trang phương tây. Bắt đầu từ thời "hippy", đến nay thành phong trào "hit hop", thực ra chỉ là xu thế phát triển của xã hội, không thể lấy đó để luận đoán suốt đời bất lợi.
Ngược lại, nhiều người "làm việc cuồng loạn", gặp được cơ hội, đùng một cái trở thành siêu sao ca nhạc, nhờ vào dọng ca đặc biệt mà nổi tiếng. Cổ nhân thì không phải vậy, người "có tính cách" phần nhiều ẩn dật chốn sơn lâm, thế là "suốt đời thanh nhàn cô độc". Vì vậy, cổ nhân luận đoán về hai sao Không Kiếp vẫn có chỗ đúng.
Bài đọc thêm về Địa không và Địa kiếp
------------------------------------------------------------
Địa Không thuộc âm hỏa, Địa Kiếp thuộc dương hỏa.
Cổ nhân nói: "Địa không thủ mệnh, chủ về làm việc không tưởng, thành bại đa đoan" (Tác sự hư không, thành bại đa đoan). Địa Kiếp thủ mệnh, chủ về làm việc qua loa, sơ sài, không theo chính đạo. Thực ra có các thuyết này, là vì người có Địa Không thủ mệnh ưa ảo tưởng, cách suy nghĩ của họ, người khác không hiểu được; người có Địa Kiếp thủ mệnh thì thích làm trái với truyền thống, trái với xu thế phát triển của xã hội, hành vi của họ người ta cũng không hiểu được.
Địa Không chủ về tinh thần. Địa Kiếp chủ về vật chất. Cho nên, trắc trở do Địa không mang lại, sẽ đả kích về mặt tinh thần nhiều hơn là tổn thất vật chất. Còn trắc trở do Địa kiếp mang lại sẽ tổn thất về vật chất lớn hơn, đối với sự đả kích về tinh thần.
Địa Không thủ mệnh, ưa gặp tinh hệ chính diệu có sắc thái hành động, như tinh hệ "Vũ khúc Thất sát", hay Tham Lang ở cung vượng, hay Phá quân hóa Lộc, hoặc tinh hệ "Tử vi Thất sát", còn được gặp Cát tinh, tức là chủ về biến những điều không tưởng thành hành động, nhờ vậy có thể tiêu trừ khuyết điểm do Địa Không mang lại.
Nếu Địa Không cùng ở một cung với tinh hệ "Thiên cơ Cự môn", phần nhiều là người không tưởng, hoặc lý tưởng quá cao, mà không thể biến thành hành động thực tế, thế là có biểu hiện "làm việc trồi sụt thất thường", hoặc "làm việc giả dối".
Hỏa trống (không) thì phát, kim rỗng (không) thì kêu, cho nên Địa Không ưa gặp Hỏa tinh ở hai cung Tị hoặc Ngọ, chủ về phát đột ngột, cũng ưa gặp các sao thuộc kim ở hai cung Thân hoặc Dậu chủ về danh vọng. Tuy nhiên, không nên gặp thêm các Sát tinh còn lại và chính diệu hóa thành sao Kị.
Cung Tật Ách có Địa Không bay đến, phần nhiều chủ về mắc bệnh hiếm gặp. Vương Đình Chi từng gặp một trường hợp Thiên Lương thủ cung Tật Ách, gặp Hỏa Linh và Địa Không đồng độ, bị mắc bệnh viêm não.
Địa Kiếp tuy chủ về tổn thất vật chất, nhưng di chứng nhẹ hơn Địa Không. Ví dụ như thất bại của Địa Kiếp giống như mua được một món đồ cỏ quý giá, nhưng khi đến tay thì bị vỡ, tuy có thể sửa chữa, nhưng bản thân thấy không còn thích nữa, còn thất bại của Địa Không thì giống như muốn mua một món đồ cổ, thì lại bị người ta nhanh chân mua trước, cứ tiếc mãi.
Xét từ góc độ tinh thần, thì sự đả kích của Địa Không là khá nặng. Còn nhìn từ góc độ vật chất, thì sự tổn thất của Địa Kiếp là khá lớn. Do đó có thể biết, Địa Không thì không nên ở cung Phúc đức, cung Phu thê, cung Tử tức, đối với Địa Kiếp thì không nên ở cung Mệnh, cung Quan lộc, cung Tài bạch.
Địa Kiếp thủ mệnh, thích hợp với hành động thiết thực, nên khởi nghiệp trong ngành công nghệ, từ đó có thể sáng lập sự nghiệp mới, cũng chủ về có thể phát đạt. Địa Kiếp ưa hai cung Thìn hoặc Tuất, do nhập "Thiên la Địa võng" nên có khuynh hướng khá thực tế.
Không Kiếp giáp mệnh, chủ về cuộc đời gặp nhiều trắc trở, gập gềnh, bất đắc chí
Không Kiếp đồng độ thủ mệnh, hoặc đối xung, phần nhiều chủ về lúc còn nhỏ tuổi bất lợi, không được cha mẹ che trở, hay đau yếu, nghèo khó, hoặc nhiều tai ách. Cần xem xét các tổ hợp sao của các cung mà định tính chất.
Không Kiếp thủ mệnh, hoặc giáp mệnh, cổ nhân cho rằng lợi về xuất gia. Ở thời hiện đại, có thể là người thích nghiên cứu các môn học ít người lưu tâm.
Địa không Địa kiếp chia ra ở cung Phu Thê và cung Mệnh, chủ về vợ chồng có tính cách không hợp nhau, hôn nhân có nỗi khổ khó nói, phần nhiều đều đau khổ trong lòng.
Cự phùng tứ sát cách
"Cự phùng tứ sát cách" tức là Cư Môn lạc hãm thủ cung Thân; tứ sát Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la thủ cung Mệnh.
Cổ ca nói:
Cự môn lạc hãm tại thân cung,
Tứ sát thiên vu mệnh lý phùng,
Nhược thị cát tinh vô cứu giải,
Tất tao lưu phối viễn phương trung.
Dịch nghĩa:
Cự Môn lạc hãm ở cung Thân,
Lại gặp hung sát cư Mệnh cung,
Nếu không cát tinh thời giải cứu,
Tất sẽ lưu lạc bốn phương trời.
Cách này, Vương Đình Chi cho rằng có chút nghi vấn. Căn cứ sách "Tử Vi Đẩu Số toàn thư" nói: "Cự Môn ở thân mệnh mà gặp chúng là kị, đối cung có Hỏa tinh, Linh tinh Bạch Hổ, mà không có Đế tinh, sao Lộc, thì lưu đầy ở chân trời" (Cự môn thân mệnh phùng chi vi kị, đối cung Hỏa Linh Bạch hổ cộng bạn, vô Đế Lộc, lưu phối thiên nhai). Ở đây nói, bất kể Cự Môn thủ cung mệnh hay thủ cung thân, đối cung mà gặp sát, thì mới là mệnh "lưu phối" (tức bị xung vào quân ngũ, một hình thức lưu đầy thời xưa), chứ chẳng phải Cự Môn thủ cung thân, còn tứ sát thủ cung mệnh. Nhưng cung thân rất nhiều lúc là cung Thiên Di, cho nên thuật sỹ thời Minh nói thành Cự Môn và tứ sát chia ra thủ cung thân và cung mệnh.
Có khả năng theo thể lệ của "ca quyết" bảy chữ thành câu, vì vậy nói không được rõ. Cự môn thủ mệnh gặp Kình dương Đà la, cổ nhân cho rằng "nam nữ dâm tà"; khi gặp Hỏa tinh Linh tinh là "chết ở ngoài đường". Do đó, người xưa đã gộp hai tính chất này lại thành mệnh cung "lưu đày nơi xa", trừ khi được Tử Vi và Lộc Tôn áp chế.
Theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi hầu như lại chẳng gặp hung hiểm gì, bởi vì trong xã hội cổ đại, không có loại nghề nghiệp vận dụng "điều tiếng thị phi"; còn trong xã hội hiện đại, người theo những nghề này rất nhiều (như Luật sư, nhân viên quảng cáo, nhân viên môi giới,.v.v... ) Tức dù Cự môn thủ mệnh gặp tứ sát, cũng chỉ làm cho cuộc đời của người này tăng thêm chút sóng gió, trắc trở mà thôi.
Còn phạm pháp, đây lại là một đặc điểm khác, nếu Cự môn hóa Kị, thì cuộc đời sẽ vào tù ra khám.
Bài đọc thêm về "Cự phùng tứ sát cách"
-------------------------------------------------------------
Tính chất cơ bản của sao Cự Môn
Cự môn miếu ở 4 cung Dần Mão Thân Dậu, hãm ở hai cung Sửu Mùi.
Cự Môn là sao thứ hai của Bắc Đẩu, thuộc âm thổ, còn thuộc âm kim. Cổ nhân có thuyết "thổ yên tĩnh trôn kim", vì vậy lấy Cự Môn làm "ám tinh", chủ về "điều tiếng thị phi", và "tranh ngoài sáng, đấu trong tối".
Ngoài điều tiếng thị phi, Cự Môn còn chủ về khẩu tài, rất ưa Hóa Quyền, cách cục cao thì có thể phú quý, nếu không cũng có thể là bậc thầy dạy học đáng kính. Cự môn hội chiếu với Thái dương thì quang minh lỗi lạc, có thể phú quý.
Thời cổ đại do bị hạn chế điều kiên xã hội, nên người có Cự môn thủ mệnh bị giới hạn về nghề nghiệp, khác với bối cảnh xã hội hiện đại, có thể làm phát thanh viên, hay làm việc trong ngành quan hệ công cộng, thậm chí có thể làm công tác ngoại giao, hoặc luật sư. Nếu gặp các sao Liêm trinh, Tham lang, Long trì, Phượng các, Thiên tài, thì có thể hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Đặc tính của Cự môn là "khẩu tài", nhưng về phương diện giao tế, nó không giống như Tham Lang thiên về hưởng lạc và ham mê tửu sắc, cũng không như Thiên Cơ xử sự tròn trịa, khéo ăn khéo ở, mà nó khá thực tế.
Khẩu tài của Văn Khúc rơi vào tệ "xảo ngôn lệch sắc", mầu mè chải chuốt, hơi sốc nổi, không thiết thực; còn Cự Môn thì có thể dùng ngôn từ để chiếm lòng tin của người khác. Cho nên lúc Cự môn hóa Quyền, lời nói của người này sẽ có tính quyền uy. Nếu Cự môn hóa Lộc, thì thích hợp làm nghệ sỹ biểu diễn, đặc biệt có thể thành người dẫn dắt, điều khiển chương trình ưu tú, khi Cự Môn gặp Văn xương, Văn khúc, Hồng loan, Thiên hỉ, Thiên diêu, Hàm trì thì càng đẹp.
Nếu Cự môn hóa thành sao Quyền, hoặc hóa thành sao Lộc, hội hợp với chính diệu hóa Khoa, thì chủ về thanh danh vang dội, nhất định là người có tiếng tăm trong xã hội., thường phát biểu ngôn luận trước đám đông.
Đặc điểm lớn nhất của Cự môn là bản thân có biểu hiện khá tốt. Nhưng nếu học hành ít, không đủ để vận dụng, thì biến thành cá tính không nể phục người khác, do đó dẫn đến tị hiềm đố kị. Vì vậy Cự Môn rất ưa hội các sao Xương, Khúc, Khoa, cung mệnh dù không gặp sao "văn", nếu cung Phúc đức có văn tinh tụ tập, cũng có thể bổ cứu.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, gọi là "Thạch trung ẩn ngọc cách", chỗ tốt của cách này là giảm thiểu những biểu hiện dục vọng của bản thân, tài năng kín đáo không lộ. Lấy trường hợp gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, làm thượng cách; gặp Lộc Tồn là thứ cách, thảy đều chủ về người có địa vị cao trong xã hội, còn dễ trở nên giầu có. nhưng người thuộc Cách này, một khi đã có địa vị cao, thành nhân vật "số một", sẽ dễ chuốc tị hiềm đố kị mà dẫn đến thân bại danh liệt.. Xét từ Cách này, có thể thấy Cự Môn phải biết tiết chế biểu hiện của mình, đồng thời cũng cần chú ý tu dưỡng sở học.
Thái Dương hội hợp với Cự Môn, có thể giải "ám" của Cự môn. Xét về tính chất, đây là vì người "Nhật Cự thủ mệnh" làm việc phần nhiều đều quang minh lỗi lạc, dễ làm cho người ta hiểu rõ.
Tổ hợp tinh hệ "Thái dương Cự môn" còn có tính chất "người ngoại quốc", nên khi tinh hệ này hội hợp với sao Cát, xem nó rơi vào cung nào, để định tính chát sùng thượng người ngoại quốc, hay kết hôn với người nước ngoài.
Đối với Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, Đà la, Kiếp sát, Thiên hình, Hóa Kị, thì sao Cự môn đều sợ. Nói chung, thì Kình Đà dễ khiến tình cảm nổi sóng gió, Hỏa Linh khiến đời người thêm nhiều sóng gió, Không Kiếp khiến đời người gập ghềnh, gặp nhiều trở ngại, bất đắc chí. Theo thuyết của cổ nhân, có khả năng thủa nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi, gặp các sao Hình Kị, thì xảy ra điều tiếng thị phi. Nếu tứ sát cùng chiếu, lại gặp Thiên hình, cung Tật Ách không tốt thì dễ yểu mạng.
Bài đọc thêm về "Cự phùng tứ sát cách"
-------------------------------------------------
Cự Môn tổng luận
Cự Môn là sao thứ hai của Bắc Đẩu, thuộc âm thổ, khí của nó thuộc âm kim. Trong Đẩu Số, Cự môn là ám tinh. Gọi là "ám tinh", chẳng phải nói Cự môn không có ánh sáng, mà là nói nó giỏi che mất ánh sáng của người khác, cho nên gọi là "ám".
"Che mất ánh sáng của người khác", là sắc thái đặc biệt nhất của sao Cự Môn. Trong xã hội, người nghị luật thao thao bất tuyệt biến người khác đều thành thính giả, cách biểu hiện cái "tôi" như vậy là sắc thái đặc biệt của Cự Môn. Hơn nữa, Cự Môn còn thích tiết lộ chuyện riêng tư của người khác, cho nên cổ nhân nói đặc tính của Cự Môn là "gây chuyện thị phi sau lưng" (bối diện thị phi)
Cự Môn còn có một sắc thái đặc biệt khác là "đa nghi". Cổ nhân nói nó "ở người thì chủ về ám muội, đa nghi thị phi" (vu nhân chủ ám muội, đa nghi thị phi). Đây là do Cự Môn đánh giá người khác phần nhiều thiên nặng về mặt "âm ám", cách nhìn đối với người khác rất phiến diện, đương nhiên có nhiều nghi ngờ.
Do hai tính cách này, nên quan hệ giao tế của Cự Môn không được tốt, nói "ít hợp với lục thân, giao du với người lúc đầu thì tốt, sau cùng thì xấu" là do lý luận này.
Vì vậy, lúc đánh giá Mệnh cục Cự Môn cần phải chú ý các sao nó hội hợp, xem chúng có làm mạnh thêm hai đặc tính này, hay là làm giảm bớt hai đặc tính này, hoặc có thể nhuyễn hóa hai đặc tính này.
Sao có thể hóa giải sự "âm ám" của Cự Môn mạnh nhất là Thái Dương ở cung miếu vượng. Cổ nhân nói "Cự Nhật đồng cung, phong quan ba đời", trường hợp "Thái dương Cự môn" là đúng, do Thái dương ở cung Dần là mặt trời mọc ở phương Đông, ánh sáng rực rỡ đang thịnh, có thể hóa giải "âm ám" của Cự Môn.
Nếu Thái dương ở cung Ngọ, sẽ hội hợp với Cự Môn thủ mệnh ở cung Tuất, cũng dư sức hóa giải tính "âm ám" thị phi của Cự Môn, nên cũng gọi là kết cấu đẹp. Ngoại trừ Thái dương có thể hóa giải tính "âm ám" của nó ra, chỉ còn dùng hóa Quyền và hóa Lộc để hóa giải. Cự Môn sau khi hóa thành sao Lộc, khí chất của Cự Môn biến thành khéo ăn khéo ở, còn Cự Môn sau khi hóa thành sao Quyền, thì tính giảm bớt lòng nghi kị, do đó cũng có thể cải thiện đặc tính của Cự Môn. Phàm Cự môn có cách cục tốt, đều ưa Hóa Lộc, Hóa Quyền là do duyên cớ này.
Có Thiên Cơ đồng độ hoặc đối củng, sẽ làm mạnh thêm khuyết điểm của Cự Môn, bởi vì Thiên Cơ sẽ biến Cự môn thành trôi nổi, không thiết thực, mà còn làm tăng đặc tính đa nghi của nó, cũng sẽ khiến nó hay "gây chuyện thị phi sau lưng", nhờ vào ngôn từ mưu trí và quyền biến, để chiếm lòng tin của người khác. Cần phải hóa Lộc, hóa Quyền, và hội hợp với các sao Cát, mới là cách cục tốt. Nếu có Sát tinh đồng cung, là cách cục phá tán, thất bại.
Sát tinh cũng có thể làm tăng đặc tính xấu của Cự Môn. Cự môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất là hãm địa, thì càng nặng. Vì vậy cổ nhân nói: "Cự môn sợ hai cung Thìn hoặc Tuất hãm địa" (Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự môn); "Cự môn gặp tứ sát mà cung hãm thì hung" (Cự môn tứ sát hãm nhi hung); "Cự môn mà gặp Hỏa tinh và Kình dương thì cuối đời tự ải" (Cự Hỏa Kình Dương, chung thân tự ải); "Cự môn gặp Hỏa tinh Linh tinh, mà không có Tử vi và Lộc tồn áp chế, thì nhất định sẽ bị đày ngàn dặm" (Cự môn Hỏa Linh, vô Tử vi Lộc tồn áp chế, quyết phối thiên lý).
Tử phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, có thể nhuyễn hóa tính cách xấu của Cự Môn thành tốt đẹp. Tử phụ, Hữu bật chủ về trợ lực, Văn xương, Văn khúc chủ về tài năng, tuy có nói nhiều thì cũng sẽ không chuyên đi che ám người khác; sau khi được trợ lực rồi, cũng sẽ giảm bớt lòng nghi kị, mà còn có thể mang tính nghi kị biến thành tính lo toan suy nghĩ một cách hữu ích.
Cho nên Cự Môn tuyệt đối không nên gặp Sát tinh, mà rất ưa gặp Lộc tồn, Hóa Lộc, Hóa Quyền, và Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc.
Với tính chất sau khi chuyển hóa thành Tốt của Cự Môn, rất thích hợp làm những nghề nghiệp coi tài nói năng là nhân tố quan trọng. Người thuộc thượng cách có thể là Luật sư, hay nhân tài ngoại giao, đây phần nhiều là lấy "tính hay nói xấu" nhuyễn hóa thành "giỏi biện luận", lấy "tính nghi kị" nhuyễn hóa thành "tính lo toan suy nghĩ". Cũng thích hợp làm nghề bán hàng, dạy học, hoặc nghệ thuật biểu diễn để mưu sinh.
Cự Môn phân bổ ở 12 cung, sẽ đồng độ, hoặc đối củng với Thiên Cơ ở hai cung Mão hoặc Dậu, gọi là "Cự Cơ" đồng độ; ở 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu là kết cấu "Cự Môn Thiên Cơ".
Ở hai cung Tị hoặc Hợi (sách viết là Thìn hoặc Tuất), thì Cự môn độc tọa, ở đối cung sẽ là Thái Dương; ở hai cung Dần hoặc Thân, thì Cự môn và Thái dương đồng độ. Cho nên, ở 4 cung Dần Thân Tị Hợi là kết cấu "Cự Môn Thái Dương".
Thiên cơ tính trôi nổi, không thiết thực, nên bất lợi đối với Cự Môn, Thiên Đồng thì có thể hòa với khí của Cự môn, nhưng lại có thể khiến cho tâm trạng của Cự Môn càng "âm ám" kín đáo. Thái Dương thì có thể dùng ánh sáng rực rỡ của mình để hóa giải tính "âm ám" của CỰ Môn, thông thường kết cấu "Cự môn, Thái dương" là tốt nhất, nhưng trong đó cũng có biến cách.
Cự Môn thủ mệnh cũng có một số cách cục nổi tiếng, Cự môn độc tọa ở hai cung Tý hoặc Ngọ, hóa Lộc hoặc hóa Quyền, gọi là cách "Thạch trung ẩn ngọc", chủ về mệnh tạo "anh hoa nội liễm" (tài năng không lộ)
Cự môn độc tọa ở cung Thìn, hóa thành sao Lộc, được Văn xương hóa Kị cùng bay đến, ở đối cung có Thiên Đồng, mà còn hội hợp Thái dương hóa Quyền. Hóa Quyền của Thái dương có thể điều hòa tính xấu của Cự môn, hơn nữa bản thân Cự môn đã hóa Lộc, tính chất được nhuyễn hóa, còn Thiên đồng có thể hóa giải Hóa Kị của Văn xương, vậy là vừa khớp trở thành "cách đặc biệt". Cổ nhân nói: "Cự môn ở hai cung thìn hoặc Tuất là không đắc địa, mệnh khổ nhưng trái lại biến thành cách cục đặc biệt" (Cự môn Thìn Tuất bất đắc địa, tân nhân mệnh ngộ phản vi kỳ) là ám chỉ điều vừa nói, nhưng không tiết lộ một điều là cần phải có Văn Cương Hóa Kị đồng độ.
"Cự Môn Thiên cơ" ở cung Mão, Hóa Lộc, hội hợp với Lộc tồn, mà không có thêm Sát tinh, lại được Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu, gọi là "Cơ Cự đồng lâm cách", nhưng nếu có Sát tinh là phá Cách, kị nhất là có Kình dương, Hỏa tinh.
Cung mệnh của Đại hạn, hoặc Lưu niên gặp Cự Môn, thì không chủ về có đặc tính của Cự Môn, mà lại chủ về một đoạn đời người gặp cảnh ngộ bị Cự Môn che phủ. Nếu không có Thái dương miếu vượng hóa giải, lại không có Quyền Lộc, trái lại còn gặp các sao Sát Kị, thì chủ về Đại vận hoặc Lưu niên không cát tường, điều tiếng thị phi trùng trùng, mà còn chủ về phạm pháp, kiện tụng, cần phải gặp các sao Cát và cát hóa, sau mới hưng thịnh. Cự Môn là sự phiến nhiễu của thị phi, không thể không thận trọng.
Cự Môn biệt luận: Sáu tình huống Cự Môn tọa mệnh
Cự Môn có quan hệ mật thiết với các sao Thái Dương, Thiên Cơ, Thiên Đồng, được phân bố trong 12 cung như sau:
- Ở hai cung Tý hoặc Ngọ, thì Cự Môn đối chiếu với Thiên Cơ
- Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thì Cự Môn đồng cung với Thiên Đồng.
- Ở hai cung Dần hoặc Thân, thì Cự Môn đồng cung với Thái Dương.
- Ở hai cung Mão hoặc Dậu, thì Cự Môn đông cung với Thiên Cơ.
- Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thì Cự Môn đối chiếu với Thiên Đồng.
- Ở hai cung Tị hoặc Hợi, thì Cự Môn đối chiếu với Thái Dương.
Về đại thể, quan hệ giữa Cự môn với Thái dương, đồng cung sẽ không bằng đối chiếu, bởi vì Cự môn là "ám tinh", khi đồng cung với Thái dương, là một "minh" và một "ám" cùng ở một cung vị, trái lại sẽ gây lụy cho Thái dương. Đối chiếu thì khác, "ám" của Cự môn không đủ sức truyền đi xa, nhưng ánh sáng và nhiệt của Thái dương lại có thể chiếu tới Cự môn, nên có thể giải trừ "ám" của Cự môn.
Quan hệ với Thiên Đồng, thì đồng cung ưu hơn đối cung, bởi vì Thiên Đồng có tính cách bảo thủ, chỉ lo bảo toàn bản thân, mà bất kể thế sự, lại còn hay sợ việc. Ưu điểm của Cự môn là không chiếu xạ đối cung của mình, mà còn bị ảnh hưởng ngược lại từ đối cung, khiến cho tính chất (tính cách) của Cự môn xảy ra thay đổi. Đồng cung thì khác, hai bên sẽ tác động lẫn nhau, nên có thể "hơi" thay đổi khuyết điểm của Cự môn, làm giảm bớt điều tiếng thị phi.
Cự Môn quan hệ với Thiên Cơ, dù đối chiếu hay đồng cung, đều có sở trường riêng. Tổ hợp tinh hệ này, phần nhiều đều có chút tính chất khéo ăn khéo ở, còn giỏi biểu đạt và điều hòa. Khi Thiên cơ và Cự môn đồng cung, tính cách (tính chất) khéo léo của Thiên Cơ sẽ cải thiện tính chất điều tiếng thị phi của Cự Môn, nhưng cũng đồng thời làm giảm bớt tính chất "Thiên Cơ hóa khí thành khéo léo" dẽ thành đầu môi trót lưỡi, bụng dạ hẹp hòi. Lúc Thiên cơ và Cự môn đối chiếu, tính chất của hai bên sẽ dung hòa, Thiên cơ không đến nỗi biến thành bụng dạ hẹp hòi vì ảnh hưởng của Cự môn, mà Cự môn cũng không đến nỗi biến thành sốc nổi, không thiết thực, vì ảnh hưởng của Thiên Cơ. Nhưng tính chất "điều tiếng thị phi" của bản thân Cự môn vẫn không bị ảnh hưởng, dễ nhanh mồm nhanh miệng mà chuốc họa.
Cỏ nhân nói: "Giao du với người có mệnh Cự môn, lúc đầu tốt về sau xấu", đại khái là lấy tổ hợp tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" để nói, bởi vì bất kể hai sao đối chiếu hay đồng cung, cũng đều có những khiếm khuyết đáng tiếc, hơi thiếu đường đường chính chính.
Cự Môn cát hay hung là do có tài học hay không
Cổ nhân rất có thiên kiến với Cự Môn, có thuyết: "Cự môn miếu vượng, tuy phú quý cũng không được lâu bền"; hay "Cự môn thủ cung mệnh hoặc cung thân, một đời chuốc điều tiếng thị phi", thậm chí khi luận các cung Huynh đệ còn nói "anh em thảm thương", cung Phu thê còn nói "vợ chồng thất tiết", cung Tử tức còn nói "con cái tổn hậu", hay cung Tài bạch còn nói "tiền bạc khéo trộm mà có",.v.v... có thể nói là không có chỗ nào đúng.
Vương Đình Chi cho rằng, tiền nhân của phái Trung Châu đánh giá Cự Môn khách quan hơn, cho rằng: "Cự môn có lòng chính nghĩa, thường thường sở học ít khi tinh thâm, tài không đủ để dùng" nhưng chính nhờ đó mới có tính bỗng nhiên lãnh ngộ.
Người có Cự môn ở cung mệnh, đại khái đều có biểu hiện tốt về tính cách của bản thân, thêm vào đó còn giỏi biện luận, do đó thường dễ chuốc tị hiềm đố kị. Nếu như tài học của mệnh tạo đủ sức khiến cho người ta khâm phục, thì tính chất "chuốc tị hiềm đố kị" sẽ giảm bớt, sẽ khiến người ta ghét tính nói nhiều của mệnh tạo, quan hệ nhân tế đương nhiên rất tệ, gây nên "một đời chuốc lấy điều tiếng thị phi", "tuy phú quý nhưng không được lâu bền". Đây cũng là nói, hễ người có Cự Môn tọa cung mệnh, nếu có tài học, mà còn học tinh thâm, thì cũng là mệnh cục tốt.
Cổ nhân rất ưa Cự môn đồng cung hay đối chiếu với Thái dương, cho rằng Thái dương có thể giải "ám" của Cự môn, thực ra chỉ vì người có "Cự Nhật thủ mệnh" làm việc quang minh lỗi lạc, dễ làm cho người ta dễ hiểu mình mà thôi.
Cự Môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ, tuy không gặp Thái dương, nhưng có Hóa Lộc, Hóa Quyền, hoặc Hóa Khoa, ba sao hợp chiếu, cổ nhân cũng cho rằng đây là cách cục tốt, gọi là "Thạch trung ẩn ngọc", đó là vì nhờ có các sao hóa diệu này, nên sở học của mệnh tạo không đến nỗi tệ, thêm vào đó Thiên Cơ ở đối cung "hóa khí thành khéo léo", nên vừa có tài học, vừa có tu dưỡng, do đó tính chất "điều tiếng thị phi" của Cự môn sẽ nhuyễn hóa thành tài ăn nói, lời nói ra ắt sẽ khéo léo, biến thành cách cục tốt.
Cổ nhân luận mệnh thích giấu đi một chút, thường chỉ nêu ra một Sao để phán định, cho nên dễ khiến cho hậu nhân mơ mơ hồ hồ, nếu không động não phân tích thì khó mà hiểu được.
Nói về ánh của các Sao, thì Thái dương là không có chỗ nào không chiếu đến, vì vậy Cự môn không thể che ánh sáng của Thái dương, chỉ khi Thái dương lạc hãm, lúc đó ánh sáng yếu nhất, Cự Môn mới che được, do đó Thái dương lạc hãm cũng không nên hội Cự môn.
Ảnh hưởng của Cự Môn đối với các sao, dựa vào kết quả tính chất của các sao bị "ám" mà định.
Như Thiên Đồng gặp Cự Môn, đồng độ hoặc vây chiếu, Thiên Đồng chủ về tình cảm và tâm trạng, sẽ biến thành tình cảm và tâm trạng u ám. Thế là tận trong thâm sau nội tâm, có nỗi đau khổ thầm kín mà không thể cho ai biết.
Lại như Thiên Cơ gặp Cự Môn, đồng độ hoặc vây chiếu, Thiên Cơ chủ về cơ mưu, kế hoạch, biến thành cơ mưu và kế hoạch bị tính toán sai, do đó có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, do dự thiếu quyết đoán. Có điều Thái Dương gặp Cự Môn đồng độ hoặc vây chiếu, nếu Thái dương nhập miếu thì không bị Cự môn "ám", ánh sáng chiếu xa, nên chủ về được người ngoại quốc hoặc người ở nơi xa xem trọng, còn khi lạc hãm thì ánh sáng lu mờ, làm việc đầu voi đuôi chuột.
Như đã thuật ở trên, để luận đoán điềm quan trọng của Cự Môn, cần phải xem xét tính chất toàn bộ các sao mà định, sau đó "thâm nhập" tính chất "che ám", thì mới có thể luận đoán hoàn chỉnh.
Ví dụ như tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" vốn chủ về phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, cho nên chủ về ý chí không kiên định, nhưng nếu Thiên Cơ hóa Quyền làm tăng tính ổn định, thì lực "che ám" của Cự Môn lại biến thành chủ quan quyết định mà phạm sai lầm, vì vậy mà đánh mất cơ hội tốt.
Lại ví dụ như tinh hệ "Thiên đồng Cự môn", vốn chủ về có ẩn tình che dấu triền miên, nhưng nếu Thiên Đồng hóa Lộc, thì lại có thể biến thành chấp trước một môn học nào đó, hoặc chấp trước một thú vui sở thích nào đó. Như vậy chưa chắc là không tốt. "Cự Môn Thiên Đồng" đồng độ, phải có sao Lộc, nếu không có Lộc, dù gặp Cát tinh cũng không cát tường. Cổ nhân nói "Cự môn ở Sửu Mùi là hạ cách, dù phú quý cũng không được lâu" (Sửu Mùi Cự môn vi hạ cách, túng nhiên phú quý diệc bất trường). Khuyết điểm của kết cấu tinh hệ này là ở chỗ: dễ nghe lời dèm xiểm, nói xấu, xử sự nặng tình cảm mà dẫn đến thất bại.
Cự môn đồng độ với Thiên cơ, cần phải được cát hóa và có sao Cát thì mới phú quý (ở cung Mão ưu hơn ở cung Dậu), nhưng gặp Hỏa tinh hoặc Linh tinh bay đến là phá Cách, chủ về cuộc đời nhiều chìm nổi. Không gặp Cát tinh hoặc không được Cát hóa, mà gặp sát tinh thì phá tán, tàn tật.
Cự môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ là cách "Thạch trung ẩn ngọc" được cát hóa là tốt, hóa Lộc thì chủ về phú, hóa Quyền thì chủ về quý. Có điều cuộc đời không nên ở vị trí tối cao.
Trường hợp Cự môn hóa Lộc hay hóa Quyền, thường đều thất bại ở Đại vận cung Tị; hóa Quyền thì thất bại vì tranh quyền; hóa Lộc thì thất bại vì quá muốn làm giầu. Nó thường thành công ở những đại vận "Vũ khúc Thất sát", Thiên phủ.
Cự môn ở hau cung Tý hoặc Ngọ, đồng độ với Lộc tồn, cần phải gặp Cát tinh mới phú quý. Rất kị cung hạn Thiên Cơ, cũng không ưa cung ở tam phương có Địa không Địa kiếp bay đến. Nó thường thành công ở Đại vận có sao Lộc trùng điệp.
Cự môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ, không có sao Lộc, cần phải đến Đại vận hoặc Lưu niên gặp sao Lộc, mới chủ về phát vượt lên, gặp niên hạn có Địa không, Địa kiếp và Hóa Kị (nhất là Thiên cơ hóa Kị), sẽ chủ về phá tán, thất bại.
Cự môn ở hai cung Tý hoặc Ngọ, thông thường bất lợi cung Huynh đệ. Vì vậy không nên hợp tác với người khác, cũng thường chủ về kết hôn muộn, Cự môn ở cung Tý thì càng đúng.
Cự môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thông thường là bát lợi. Cổ nhân nói: "Cự môn ngại bị hãm ở hai cung Thìn Tuất" (Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự môn), chủ về vất vả, tranh chấp thị phi. Khi Cự môn hóa Kị, có sát tinh bay đến là hạ cách. Cự môn ở hai cung Thìn hay Tuất, thì không nên đến các cung hạn Thiên tướng, Thiên lương, Thiên đồng, Thiên phủ, thường xảy ra sự cố, mà nên đến các cung hạn Thái âm, Thái dương nhập miếu. Rất nên đến các vạn hạn gặp Lộc tồn, Hóa lộc có thể giải tai ách của Cự Môn.
Cự Môn hóa Lộc ở cung Thìn, có Văn Xương hóa Kị đồng cung hoặc vây chiếu, là cách cục đặc biệt, rất phú quý. Đến cung hạn Thiên Phủ, là đại vận phát đạt. Cự môn ưa sao tiền tài, cho nên ưa cung hạn Thiên Phủ. Nhưng Cự môn không nên đến niên hạn Thiên Đồng, thường vì tham cầu thái quá mà gặp hung.
Cự môn ở cung Tuất hóa Lộc hay hóa Quyền đều cát, nhưng không nên gặp Văn Xương hóa Kị, gặp Thiên Phủ thì nên, gặp Thiên đồng thì ngại.
Cự môn ở hai cung Tị hoặc Hợi, có sự khác biệt rất lớn. Ở cung Hợi thì có Thái dương ở cung Tị vậy chiếu cho nên cát, nếu được cát hóa và có sao cát, ắt chủ về phú quý. Nhưng đến Đại vận Thiên cơ Thiên đồng (kị nhất là Lưu niên Thất sát), sẽ dễ vì cố xuất đầu lộ diện mà gây ra tai họa, hoặc vì quá lộ tài năng mà gây ra tai ương.
Cự môn ở cung Tị, thì Thái dương ở đối cung vô lực, cho nên không là cát lợi, chỉ khi nào gặp sao Lộc, mới chủ về nhờ cần kiệm mà trở nên giầu có. Ưa đến các cung hạn "Tử vi Thiên phủ", Vũ khúc, có Lộc tồn, Hóa Lộc, không ưa đến cung hạn Thất sát, cung hạn "Liêm trinh Thiên tướng", cung hạn Tham lang.
Cự Môn ở 12 cung đều ưa gặp sao Lộc, trường hợp hóa thành sao Lộc thì rất tốt, trường hợp Lộc tồn là kế đó. Các vận hạn trong cuộc đời cũng ưa có Hóa Lộc và gặp sao Lộc. Hễ Cự môn hóa Quyền, ưa đến nhất là Đại vận hoặc Lưu niên gặp sao Lộc. Tinh hệ "Thiên đồng Cự môn" ở hai cung Sửu hay Mùi, là được Vũ khúc hóa Lộc và Tham lang hóa Quyền giáp cung, cũng khá tốt. Rất sợ có Hỏa Linh đồng độ, dù phú quý cũng không lâu dài.
Đọc thêm CỰ MÔN - can Đinh hóa Kị
Cự Môn không ưa hóa thành Kị, vì vốn đã có tính chất "điều tiếng thị phi", sau khi Hóa Kị càng làm mạnh thêm tính chất xấu này, khiến cho đời người thêm nhiều phiền phức rắc rối.
Cự Môn sau khi Hóa Kị cũng ảnh hưởng đến phương diện tình cảm, thường dễ xảy ra phiền phức liên tiếp mà không thể đoán trước được. Cho nên người Cự môn hóa Kị tọa mệnh, bất kể các sao của cung Phu Thê hoàn mỹ đến đâu, ít nhất cũng có một lần gãy đổ trong tình yêu hoặc hôn nhân, tất nhiên sau đó để lại vết thương lòng suốt đời khó quên.
Thích cầu toàn cầu mỹ, nhưng bất kể đã nỗ lực như thế nào, sự nghiệp phát triển cũng không được như lý tưởng. Nhưng mệnh tạo lại chấp trước sự hoàn mỹ vì vậy mà sinh ra thất vọng, hơn nữa trong quá trình sự kiện phát triển mệnh tạo rất đau đớn khổ sở và vất vả. Lúc có Đà La đồng độ, khuynh hướng này càng rõ rệt.
Cự Môn hóa Kị độc tọa ở hai cung Tý hoặc Ngọ, đối cung là Thiên cơ hóa Khoa, ắt sẽ có Lộc tồn đồng độ hoặc vây chiếu, cung tam hội có Thái Dương độc tọa và mượn "Thiên Đồng Thiên Lương" mà Thiên Đồng hóa Quyền. Cự môn hóa Kị trong tinh hệ này, thường nhờ "hung sự" mà biến thành lực kích phát. Sự số trắc trở đang trong quá trình phát triển thì ngưng lại, những mỗi lần trắc trở như vậy, thực ra lại khiến cho kết cục càng hoàn mỹ. "Thấy Hung thực ra là Cát" là đặc điểm của nó.
Mệnh cục này bất lợi về hôn nhân, tuy giao du với nhiều người khác giới, nhưng tình cảm vẫn duy trì lâu dài một cách lặng lẽ, hoặc lúc tình cảm phát triển tới mức độ sâu đậm thì bỗng nhiên xảy ra biến cố, dẫn đến chia ly. Ở cung Ngọ dễ chuốc điều tiếng thị phi hơn ở cung Tý, nhưng lại trở thành sức mạnh kích phát.
"Thiên đồng Cự môn" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, khi Cự môn hóa Kị ắt Thiên đồng hóa Quyền (xin tham khảo phần Thiên Đồng hóa Quyền) khi Thiên đồng hóa Quyền còn làm mạnh thêm sự xung động trong bản thân.
Tinh hệ "Thái dương Cự môn" đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân (ở cung Dần gặp Lộc tồn), Cự môn hóa Kị, cung tam hội mượn "Thiên cơ Thiên lương" mà Thiên cơ hóa Khoa, và mượn "Thái âm Thiên đồng" một sao hóa Lộc một sao hóa Quyền. Tinh hệ này là cách cục tứ hóa hội hợp, nhưng do Cự Môn của bản cung hóa Kị, nên rất bất lợi về quan hệ nhân tế. Thông thường bất lợi đối với người thân phái nam, nên không thích hợp với nữ mệnh, đến tuổi trung niên không có duyên với chồng, đến tuổi vãn niên thì có khoảng cách đối với con cái. Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, đều chủ về thiếu duyên với cha, hoặc dễ xung đột với thượng cấp. Do tính chất "điều tiếng thị phi", nên rất thích hợp với nghề nghiệp "dùng lời nói để kiếm tiền" như luật sư, dạy học,.v.v... nhờ "Lộc Quyền Khoa hội" có thể thăng tiến danh dự và tài lộc.
Tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, khi Cự môn hóa Kị, ắt Thiên cơ hóa Khoa (xin tham khảo phần Thiên Cơ hóa Khoa)
Cự Môn độc tọa hóa Kị ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thiên Đồng ở đối cung hóa Quyền, cung tam hội Thái dương độc tọa và mượn "Thiên cơ Thái âm" mà Thái âm hóa Lộc, Thiên cơ hóa Khoa. Cự môn hóa Kị ở Thiên la Địa võng lại chủ về cát lợi, tính chất "thấy Hung mà thực ra là Cát" rất rõ ràng. Cho nên bề ngoài tuy gặp trắc trở, điều tiếng thị phi, nhưng kết cục thường thường lại khiến cho người ta bất ngờ, có điều vẫn khó tránh phải trải qua gian khổ, tâm lư lo nghĩ. Nếu gặp Hỏa Linh, hoặc Không Kiếp đồng độ, thì rất thích hợp "dùng lời nói để kiếm tiền". Có điều mệnh tạo ưa giải quyết khó khăn cho người khác, nên sự nghiệp tuy tốt nhưng cuộc đời lại khó được yên tịnh. Hôn nhân cũng chủ về mỹ mãn, bất kể nam mênh hay nữ mệnh, đều nên lấy người có sự nghiệp.
Cự môn độc tọa, hóa Kị ở hai Cung Tị hoặc Hợi, đối nhau với Thái dương, ắt sẽ gặp Kình dương Đà la, hoặc đồng độ với Đà la, cung tam hội là Thiên đồng độc tọa hóa Quyền và Thiên Cơ đọc tọa hóa Khoa. Thông thường, tinh hệ này ảnh hưởng đến lục thân ở mức độ nhẹ, Cự môn ở cung Hợi càng nhẹ hơn, nhưng tình hình về "điều tiếng thị phi", và sóng gió trắc trở trong tình cảm thì khá nặng. Nam mệnh ắt sẽ lấy được vợ đẹp, nữ mệnh ắt sẽ lấy được chồng có đường sự nghiệp tốt, bàng nhân thiên hạ đều cho rằng họ đẹp đôi, nhưng phần nhiều họ lại bất mãn với người phối ngẫu, sau trung niên thường thay lòng đổi dạ, khiến cho mọi người xung quanh đều ngạc nhiên.
Đan trì quế trì cách
"Đan trì quế trì cách" tức là Thái Dương cư Thìn, Thái âm cư Tuất, an mệnh tại cung Thìn hoặc cung Tuất. Thái dương cư Tị, Thái âm cư Dậu, an mệnh ở cung Tị hoặc cung Dậu.
Cổ ca nói:
Nhị diệu thường minh chính đắc trung
Tài hoa thanh thế định anh hùng
Thiếu niên tế đắc phong vân hội
Nhất dược thiên trì tiện hóa long.
Dịch nghĩa:
Hai sao thường sáng chính đắc trung
Tài hoa thanh thế định anh hùng
Tuổi trẻ đỗ đạt ra làm quan
Một bước lên mây hóa thành rồng.
Thái dương thủ mệnh mà nhập miếu, cổ nhân gọi là "đan trì", Thái âm thủ mệnh mà nhập miếu, cổ nhân gọi là "quế trì".
Thời cổ đại xem trọng công danh khoa cử, mà không trọng sự giầu có của giới thương nhân, do đó cho rằng "đan trì quế trì" là đại lợi về cầu Danh. Vì vậy, cổ quyết mới có các thuyết:
- "Thái dương thủ cung Mão, phú quý vinh hoa",
- "Thái dương thủ mệnh ở các cung Mão Thìn Tị Ngọ, gặp các sao Cát, là đại quý" (Thái dương thủ mệnh vu Mão Thìn Tị Ngọ, kiến chư cát đại quý)
- "Thái âm ở cung Tý là đài quế nước trong, được chức quan trọng yếu, là trung thần can gián" (Thái âm cư Tý, thị thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián ti tài)
"Trăng sáng cửa trời ở cung Hợi, là phong hâu thăng chức tước" (Nguyệt lãng thiên môn vu Hợi địa, tiến bước phong hầu)
Thảy đều vì Thái dương, Thái âm miếu địa mà ra.
Nhưng hậu nhân lại thiên lệch, phải tìm cho ra cách "hai sao đều sáng", với ý đồ làm tăng vẻ vang cho Mệnh Cục, do đó đưa ra cách: "Nhật Nguyệt tịnh minh cách", và "Nhật Nguyệt hội minh cách", ngoài ra còn cật lực tìm ra tinh hệ Nhật Nguyệt cư cung miếu vượng hỗ tương hội chiếu, làm thành mối quan hệ giữa Cách và Cục, còn không dùng cái tên "đan trì" và "quế trì".
Cách này có tính giới hạn cục bộ rất lớn. Thứ nhất là phải gặp sao Lộc, thứ hai là phải gặp các Cát tinh Xương Khúc Tả Hữu, thứ ba là phải gặp một ít Sát tinh trong số Hỏa tinh Linh tinh Kình dương Đà la. Nhưng nếu phù hợp điều kiện này, về căn bản không phải nệ vào cách cục nữa.
Đọc thêm về Đan trì quế trì cách
------------------------------------------
Thái Dương tổng luận
Như chúng ta đã biết, Thái Dương là chủ tinh của các sao Trung thiên, thuộc dương hỏa. Do thái dương là chủ tinh của Trung Thiên, cho nên cũng ưa "bách quan triều củng".
Đặc tính rất quan trọng của Thái Dương là phát ra ánh sáng và nhiệt, nhờ vậy mà ánh sáng chói lọi. Vì vậy, trong đời người nó chủ về thanh danh và quý hiển, trừ phi Thái dương hội hợp với các sao chủ về tài phú, như Thái âm, Hóa Lộc, Lộc tồn, nếu không càng chủ về quý mà không chủ về giầu có.
Chủ về quý là đặc tính của Thái Dương, do đó cũng ưa đồng độ, hoặc hội hợp với các sao mang tính chất quý hiển, như Thiên lương, Thiên khôi, Thiên việt. Thậm chí người Thái Dương tọa mệnh, đến cung hạn có các sao quý hiển tọa thủ như: Tử vi, Thiên phủ, Thiên lương, Thái âm cũng cần đặc biệt chú ý, đây có thể là niên hạn khai vận. Nếu được thêm lưu Khôi, lưu Việt xung chiếu Thiên khôi, Thiên việt của nguyên cục, thì chủ về gặp nhiều cơ hội.
Thái Dương đã có đặc tính phát xạ, vì vậy đang lúc nhập miếu, thì không nên gặp quá nhiều các sao mang tính chất phát xạ, như Thiên Mã, Linh tinh, Hỏa tinh, Thiên lương, Thiên sứ, Cô thần, Quả tú, Phỉ liêm, Phá toái. Nếu không nhiệt và ánh sáng của Thái dương sẽ khuếch tán thái quá, càng dễ thành trống rỗng mà thiếu thực tế.
Cũng vậy, Thái dương thủ mệnh ở cung Ngọ, trái lại, không tốt bằng ở cung Tị. Bởi vì Thái dương của cung Ngọ đã thuộc "Nhật lệ trung thiên", lại đi quá một bước mặt trời bắt đầu lặn về Tây, hơn nữa lúc này ánh nắng rất mãnh liệt, không bằng Thái dương của cung Tị, trái lại còn có chỗ để phát triển.
Cho nên muốn phán đoán sự tốt xấu của Thái Dương, cần phải tuần tự phân tích theo 4 nguyên tắc sau:
(1)- Trước tiên nghiên cứu xem, Thái dương ở vào cung vị miếu vượng lợi hãm thế nào? Đại khái là, nên miếu vượng mà không nên lạc hãm, người sinh vào ban đêm (người sinh vào các giờ Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu) càng không nên.
(2)- Do không có sao tiền tài hội hợp, mà phán đoán xem nó thuộc sang quý thanh cao, hay thuộc tình huống gồm đủ phú quý, hoặc nhuyễn hóa thành phú mà không quý. Đương nhiên tình huống xấu nhất biến thành không phú mà cũng không quý.
(3)- Như luận đoán trong vận hạn, thì cần lưu ý Thái Dương ở cung mệnh của vận hạn có gặp cơ hội khai vận hay không.
(4)- Bất kể luận đoán cung mệnh của thiên bàn, hoặc cung mệnh của vận hạn, đều phải chú ý "trung hòa". Nếu Thái dương ở trong cung quá mạnh mẽ, thì nên gặp các sao có tính thu liễm. Nếu ánh sáng và nhiệt của Thái dương không đủ (như ở cung Thân đã có hiện tượng mặt trời lặn về Tây), thì có thể nhờ các sao có tính phóng xạ để trợ giúp. Tóm lại, thảy đều phải quy về hai chữ "trung hòa".
Thái dương hóa Lộc chủ về phú và quý. Nhưng khi cung mệnh của vận hạn gặp Thái dương hóa thành sao Lộc, mức độ phú quý của nó vẫn phải căn cứ các sao của của mệnh của "thiên bàn" để tính. Nếu các sao quá yếu, như mệnh vô chính diệu, mượn các sao Thiên đồng Thái âm hóa Kị để nhập cung, hoặc tinh hệ "Cự môn Thiên cơ" lạc hãm, thì mức độ phú quý sẽ giảm rất nhiều.
Thái dương hóa Quyền hóa Khoa sẽ không bằng hóa Lộc, bởi vì hóa Quyền và hóa Khoa chỉ có thể làm tăng sự quý hiển của Thái dương, mà không thể làm cho giầu có được. Thời xưa tệ trọng phú hơn trọng quý còn ít, trong xã hội thương nghiệp hiện đại, người ta trọng phú nhiều hơn là trọng quý. Vì vậy không ưa tính chất hơi thiên lệch của Thái dương hóa Quyền hay hóa Khoa. Bất kể cung mệnh của mệnh bàn, hay cung mệnh của vận hạn, tính chất đều thuộc như vậy.
Người sinh vào ban đêm không nên có Thái Dương tọa mệnh, Thái Dương lạc hãm càng không nên. Nói "không nên" có hai tính chất như sau:
(1)- Bất lợi về lục thân phái nam. Nam thì bất lợi về phụ huynh hoặc trưởng nữ, đối với nữ thì bất lợi về Cha, Chồng và trưởng tử. Nhưng những bất lợi này không nhất định là tử vong, mà có thể là sinh ly, thiếu duyên phận với nhau, hoặc hình thành khoảng cách giữa hai đời, có lúc lục thân bị nạn tai, bệnh tật.
Những tính chất này đối với phái nữ mà nói, thì khá dễ cảm thấy trống rỗng, nhất là sau tuổi trung niên, thiếu duyên với Chồng, tóm lại đúng là khiếm khuyết của đời người.
(2)- Bản thân dễ bị tai nạn, bệnh tật, nhất là chủ về bệnh hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu ánh sáng của Thái dương quá thịnh hoặc quá yếu, thì dễ mắc bệnh ở mắt, nhất là dễ loạn thị lòa mắt.
Kết cấu tinh hệ Thái dương trong 12 cung, luôn đồng độ hoặc đối củng với ba sao Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương, vì vậy 3 sao này ảnh hưởng rất lớn đối với Thái Dương.
Ở hai cung Tý hay Ngọ, Thái dương và Thiên lương chiếu nhau, ở hai cung Mão Dậu, "Thái dương Thiên lương" đồng độ. Cho nên 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu là tổ hợp của thái Dương, Thiên Lương.
Ở hai cung Thìn Tuất, Thái dương và Thái âm chiếu nhau, ở hai cung Sửu Mùi, "Thái dương Thái âm" đồng độ. Cho nên 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi là tổ hợp của tinh hệ Thái dương Thái âm.
Ở hai cung Tị Hợi, Thái dương và Cự Môn chiếu nhau, ở hai cung Dần Thân, "Thái dương Cự môn" đồng độ. Cho nên 4 cung Dần Thân Tị Hợi là tổ hợp của tinh hệ Thái dương Cự môn.
Trong các tình huống thông thường, Thái dương rất ưa trường hợp tinh hệ "Thái dương Cự môn" ở cung Dần, hoặc Thái dương độc tọa ở cung Mão, Thìn, Tị. Khá ngại "Thái dương Cự môn" gặp các sao Sát - Kị - Hình ở cung Thân, và tinh hệ "Thái dương Thiên lương" gặp các sao Sát - Kị - Hình ở cung Dậu.
Thái dương còn là sao chủ về kiện tụng và điều tiếng thị phi, vì vậy không nên gặp quá nhiều sao Hình, như Kình dương, Thiên hình, Quan phủ, Bạch hổ. Nhất là Thái Dương hóa thành sao Kị, gặp sao Hình càng dễ chuốc oán, nạn tai.
Liên quan đến kiện tụng thị phi, nhiều lúc do cung Phúc đức mang lại, chứ không chỉ thuộc cung Mệnh, vì vậy khi luận đoán mệnh bàn, gặp Thái dương tọa thủ cung Phúc đức cũng cần chú ý.
Đọc thêm về Đàn trì quế trì cách
-------------------------------------------------
Thái Dương biệt luận
Ba đặc tính của Thái Dương tọa mệnh
Cổ nhân có thiên kiến đối với Thá Dương, cho rằng miếu vương thì Cát, lạc hãm thì Hung. Nói "miếu vượng" tức là mặt Trời (Thái dương) ở vào Giờ có ánh sáng mạnh, bắt đầu từ cung Mão đến cung Ngọ, thì mặt Trời ở giữa Trời, đến cung Dậu bắt đầu mặt Trời lặn về Tây, sau đó đến cung Dần mặt Trời bắt đầu lại nhô lên. Do đó lúc luận đoán đương số có Thái Dương thủ mệnh, cần phải xem trọng tính chất của từng cung độ. Nói cách khác, Thái dương thủ mệnh ở cung Hợi, mệnh vận sẽ không thể bằng ở cung Tị. Công thức đoán mệnh này hầu như đã thành mẫu mực.
Vì vậy, đối với người có Thái Dương thủ mệnh, cổ thư có mấy câu bình giải điển hình như sau:
- "Thái dương thủ mệnh lạc hãm, dù Hóa Quyền Hóa Lộc vẫn hung, quan lộc không hiển đạt, thành bại bất nhất"
- "Thái dương tủ mệnh, lạc hãm mà thêm hung tinh sát tinh, chủ về người mang tật"
- "Thái dương thủ mệnh miếu vượng, phú quý vinh hoa"
- "Nữ mệnh Thái Dương ở bốn cung Mão Thìn Tị Ngọ, không có sát tinh, chủ về vượng phu ích tử"
Tóm lại, cổ nhân cho rằng cung Mệnh mà gặp Thái Dương buổi sáng là Cát, gặp Thái Dương buổi chiều là Hung. Công thức đoán mệnh này đánh mất tính cách thông thường của Thái dương, mà còn bỏ xót một điều rằng: Thái dương buổi sáng cũng có khiếm khuyết của nó, Thái dương buổi chiều cũng có uy lực của nó. Vương Đình Chi cho rằng, phái Trung Châu luận về Thái dương khách quan hơn.
Thái dương tọa mệnh thực ra có 3 đặc điểm như sau:
(1)- Một là: hào phóng. Nói "hào phóng", có nghĩa là không tính toán, so đo tiểu tiết. Cho nên người có Thái dương thủ mệnh thường làm cho người khác phải ghi nhớ trong lòng.
(2)- Thứ hai: danh lớn hơn lợi. Trong Đẩu Số, Thái âm chủ về Phú, Thái dương chủ về Quý. Cho nên người có Thái dương tọa mệnh, bất kể sự nghiệp phát triển lớn đến mức nào, cũng chưa chắc là "cự phú", thậm chí có lúc bản thân không giầu có bằng người dưới quyền của họ.
(3)- Thứ ba: tâm cao khí ngạo. Dù là người ở địa vị dưới cũng thường không phục thượng cấp, trừ khi thượng cấp của họ rất có danh vọng, hoặc rất có tài lãnh đạo. Người có Thái Dương thủ mệnh, thường cảm tháy vận khí của mình không được tốt, mà chẳng cảm thấy chính mình có chỗ không bằng người.
Thái Dượng tọa mệnh có ba loại phối hợp
Thái Dương đồng cung với chính diệu khác, chỉ có 3 tình huống. Một là lúc đồng độ với Thái âm ở cung Sửu hoặc cung Mùi; hai là lúc đồng độ với Cự môn ở cung Dần hoặc cung Thân; ba là lúc đồng độ với Thiên lương tại cung Mão hoặc cung Dậu. Ở sáu cung Tý, Thìn, Tị, Ngọ, Tuất, Hợi còn lại, đều là Thái dương đọc tọa.
Nhưng Thái dương độc tọa cũng có 3 tình huống khác nhau. Thái dương độc tọa ở hai cung Tý hoặc Ngọ, nhất định sẽ đối nhau với Thiên lương, Thái dương độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, nhất định sẽ đối nhau với Cự Môn, Thái dương độc tọa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nhất định sẽ đối nhau với Thái âm.
Cho nên, Thái dương có quan hệ với chính diệu, thực ra chỉ có 3 sao Cự môn, Thiên lương, Thái âm, và chia thành hai tình huống: đồng cung và đối cung.
Phái Trung Châu nghiên cứu đặc tính của Thái Dương, rất chú trọng mối quan hệ của Thái dương với Thái âm, Cự môn, Thiên lương, mà không chỉ chăm chú vào tình hình Thái dương ở cung độ sáng hay tối.
Cự môn chủ về "ám", Thái âm chủ về "phú", Thiên lương chủ về "sang quý thanh cao". Ba tính chất cơ bản này sẽ ảnh hưởng đến Thái dương thủ mệnh. Cho nên, về đại thể, Thái dương gặp Cự môn là người chỉ có hư danh, Thái dương gặp Thái âm là người có thể phú quý, cũng có thể chỉ thuộc loại tiểu phú quý, thậm chí chỉ là người ở bậc trung có chút quyền lực, Thái dương gặp Thiên lương là người quá tuân thủ nguyên tắc, thành nhân vật được người trong giới chuyên nghiệp biết đến, nhưng không phải là người trong đại chúng nghe danh.
Đương nhiên, trên chỉ là những đặc tính cơ bản, tình hình cụ thể vẫn phải cần xem xét các sao hội hợp khác mà thay đổi.
So sánh Thái Dương với Tử Vi
Trong Đẩu Số, Thái âm chủ về "phú", Thái dương chủ về "quý", đây là tính chất cơ bản nhất, cho nên hễ người có Thái dương thủ mệnh, thì phải xem xét từ phương diện "quý" này.
Vì chủ về "quý", nên Thái dương rất ưa hội hợp với một số trợ tinh chủ về "quý", như: Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Tam thai, Bát tọa, Ân quang, Thiên quý, Long trì, Phượng các. Các trợ tinh này chia thành 6 cặp, nếu có "sao đôi" đủ cặp, hội hợp với Thái Dương, thì sức mạnh càng lớn.
Ví dụ: Thái dương hội hợp với 3 sao cát là: Văn xương, Hữu bật, Thiên khôi, sẽ không bằng hội hợp với một cặp "sao đôi" trong đó, như chỉ hội hợp với cặp "sao đôi" Tả phụ, Hữu bật, thì sức mạnh của nó sẽ lớn hơn là hội hợp với ba sao cát phân tán kể trên.
Hai cặp sao đôi Tam thai và Bát tọa, Ân quan và Thiên quý, một khi phân tán sức mạnh sẽ cực kỳ nhỏ. Nhưng nếu "sao đôi" đủ cặp đồng cung với Thái dương, sức mạnh lại cực kỳ lớn, thậm chí so với ba bốn sao lẻ không thành đôi trong lục cát tinh là Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, cũng không lớn bằng.
Tính chất của Thái Dương có thể nói so với Tử Vi thì kém hơn không nhiều, bởi vì Tử vi cũng cần các sao Cát "triều củng", sau đó mới có thể phát huy sức mạnh của nó. Nhưng trong đó cũng có một số phân biệt như sau:
- Tử vi thích Thiên phủ, Thiên tướng triều củng, đối với Thái dương thì không được nói chính diệu triều củng. Trong số lục sát tinh thì Tử vi sợ Tham lang và Phá quân, nhưng Thái dương thì không sợ hai sao này mà lại sợ Cự môn. Tử vi thủ mệnh chủ về rất có tài lãnh đạo và có uy nghiêm, Thái dương thủ mệnh thì chỉ hai có tài lãnh đạo, nhưng lại có đặc tính "cho mà không nhận", dễ khiến người khác gần gũi.
- Nhưng Thái dương lại có lực "hình khắc", còn Tử vi thì không có. Người có Tử vi thủ mệnh, duyên phận với Cha Mẹ, anh em, con cái đều khá tốt. Nhưng người có Thái dương thủ mệnh, thì lại có "hình khắc" đối với Cha, Anh, con cả, nặng thì tử vong, nhẹ thì sinh ly, hoặc tình cảm thân thuộc không được tốt.
- Thậm chí, ngay cả tình hình sức khỏe, tính chất của Tử vi cũng tốt hơn Thái dương.
Thái Dương tọa mệnh, hình khắc hay quý hiển
Do Thái dương có khuyết điểm "hình khắc", cho nên cổ nhân cho rằng "Thái dương Thái âm thủ mệnh không bằng chiếu hợp", lý do là, nếu cung mệnh không gặp Thái dương tọa thủ mà lại được Thái dương vây chiếu, thì vẫn khiến cho cung Mệnh có tính chất "quý", hơn nữa lại có thể giảm bớt mức độ "hình khắc" của Thái dương.
Kinh nghiệm của Vương Đình Chi, người hiện đại nếu gặp Thái dương thủ mệnh, mức độ "hình khắc" trên thực tế chẳng nặng như cổ nhân đã nói, mà mức độ quý hiển cũng không lớn như cổ nhân đã nói.
Có lẽ do phương thức sinh hoạt của cổ nhân và người hiện đại khác nhau. Thời xưa, cha con hai đời cung ở một nhà, dễ xảy ra va chạm, không như người hiện đại, sau khi kết hôn thì ra ở riêng. Vì vậy mệnh tạo có thể phát huy đặc tính tình cảm của sao Thái dương. Nhìn từ góc độ khác, ở riêng cũng có thể tính là "hình khắc" ở mức độ rất nhẹ.
Quan hệ với bạn bè cũng vậy, phạm vi xã giao của cổ nhân khá hẹp, do Thái dương tính tình mạnh mẽ, cho nên khi ở trong một phạm vi nhỏ, người ta khó mà tiếp nhận nổi, biến mệnh tạo thành người không hợp quần. Không như ngày nay, phạm vi xã giao khá lớn, có thể gặp những bạn bè tiếp nhận được mẫu người có tính tình đặc biệt.
Cho nên, dùng Đẩu Số để đoán mệnh, gặp Thái dương thủ mệnh, phải cận thận một chút, không nên hoàn toàn chiếu theo ca quyết của cổ nhân để luận đoán.
Ví dụ như cổ nhân nói: "Thái dương ở Ngọ, quý mà chuyên quyền", đó là vì cổ nhân thích Thái dương có ánh sáng chói lọi ở cung Ngọ. Trên thực tế, người hiện đại chưa chắc đã làm việc trong chính giới, mà con đường làm việc trong chính giới cũng ít, nếu kinh doanh làm ăn, thì người có Thái dương thủ mệnh ở cung Ngọ sẽ dễ biến thành người ưa xuất đầu lộ diện. Đây là vì Thái dương chủ về "quý", nên mệnh tạo ưa thích hư danh, ở phương diện khác Thái dương không chủ về phú, càng ưa hư danh càng dễ khoa trương phù phiếm.
Thái Âm tổng luận
Thái âm thuộc tinh hệ Trung Thiên, người sinh vào ban đêm (giờ Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu) lấy nó làm chủ tinh, thuộc âm thủy.
Do Thái Âm cũng là chủ tinh, nên cũng ưa "bách quan triều củng". Trong các tình hình thông thường, rất ưa Xăn xương, Văn khúc hội hợp, làm tăng sự sáng sủa, rực rỡ của Thái âm, mà còn làm tăng bẩm tính thông minh, khí chất thanh nhã. Nếu chỉ gặp một minh Xăn xương, hoặc một mình Văn khúc thì không phải là cách này, mà biến thành thủ đoạn, cổ nhân gọi là "giả văn vẻ", khi gặp Sát tinh thì biến thành "ngụy quân tử".
Thái Âm tuy cũng sáng sủa, rực rỡ, nhưng tính chất khác với Thái Dương. Tính chất của Thái dương là khuếch tán phát xạ, tính chất của Thái âm thì tiềm tàng và thu vào bên trong. Cho nên, lúc đánh giá mệnh Thái dương, thường ngại ánh sáng của Thái dương quá lộ, cho là điềm không lành; còn khi đánh giá mệnh Thái âm thì ngại sự thu vào bên trong quá đáng của nó, cho là không điều hòa.
Do đó, lúc Thái âm bất hòa, thường cần phải nhờ Thái dương cứu. Lúc Thái âm lạc hãm hóa Kị, hoặc lúc hội hợp với các sao chủ về tiềm tàng và thu vào bên trong như Đà la, Linh tinh, Thiên hình, Đại hao, Thiên hư, Âm sát, nếu được Thái dương nhập miếu, hoặc hóa Lộc ở tam phương tứ chính hội hợp, thì có thể cải thiện tính chất thu vào bên trong quá đáng của Thái âm, phát huy cái tốt của nó, mới không thành vô dụng mà biến thành âm mưu thủ đoạn.
Trái lại, lúc Thái âm nhập miếu, được cát hóa, lại ưa tính thu liễm vào bên trong một cách thích đáng, đây gọi là "anh hoa nội liễm" (tài năng nhưng không lộ ra). Nếu gặp các sao Thiên mã, Hỏa tinh, Thiên thương, Thiên sứ, Cô thần, Quả tú, Phỉ liêm, Phá toái, thì không phải là "anh hoa nội liễm", trái lại sẽ chủ về bên trong trống rỗng, không có thực chất, hành động phù phiếm.
Thái dương chủ về "quý", Thái âm chủ về "phú", vì vậy Thái âm gặp hóa Lộc và Lộc tồn là thành Cách "phú" (phú cách)
Thái âm có sao Lộc mà gặp Văn xương, Văn khúc, thì tính chất của các sao khác mà nó gặp nên vững vàng, như Thái dương đồng độ với Thái âm. Cho nên cổ nhân luận mệnh số, có thuyết "Thái âm Thái dương hội Xương Khúc thì xuất thế vinh hoa". Nếu thuộc tinh hệ hiếu động, trôi nổi, thì không nên gặp Xương Khúc, cổ nhân nói: "Thái âm Thiên cơ Xương Khúc đồng cung ở Dần, nam là nô bộc, nữ là xướng kỹ", là vì tinh hệ "Thái âm Thiên cơ" quá hiếu động, trôi nổi.
Thông minh và cơ trí tiểu xảo vốn cách nhau chỉ một đường ranh. Trong trường hợp hội Xương Khúc, cần phải xem xét kỹ để phân biệt.
Còn trường hợp gặp "sao lẻ" Văn xương, hay Văn khúc, nhất là trương hợp chỉ gặp một mình Văn khúc, đối với Thái âm rất là không nên, người xưa nói đây là Cách yếu kém "Văn khúc Thái âm, cửu lưu thuật sỹ".
Gặp Lộc tồn có nên đồng thời gặp thêm Thiên mã hay không? Còn phải xem Thái âm là nhập miếu hay lạc hãm, tinh hệ có tính ổn định hay hiếu động trôi nổi mà định. Ở đây hơi giống trường hợp Văn xương, Văn khúc.
Có Tả phụ, Hữu bật hội hợp, có thể làm tăng địa vị của người có Thái Âm thủ mệnh. Có Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu, thì có lợi trong tranh chấp. Nhưng những phụ diệu này, chỉ có thể dựa vào việc đã có mà làm tốt đẹp thêm, luận về bản chất, thông thường Thái âm vẫn ưa gặp các tá diệu hơn, tức Xương Khúc, Lộc tồn, Thiên mã.
"Phụ diệu" chủ về "tha lực", tức là do người khác giúp sức và gặp cơ hội tốt. Đối với "tá diệu", thì chủ về "tự lực", tức là bản thân phải nỗ lực mới có thể phát huy tiềm năng. Thái âm ưa "tá diệu" hơn "phụ diệu", do đó nỗ lực Hậu thiên trở thành rất quan trọng. Cách Thái âm tọa mệnh có tốt, cũng chủ về phải trải qua phấn đấu mới có thành tựu. Khi luận đoán Đẩu Số, cần phải biết điều này.
Thái Âm giống Thái Dương, không ưa Kình dương, Đà la. Người xưa nói:
- "Thái dương, Thái âm gặp Kình Đà, chủ về phần nhiều khắc người thân"
- "Thái dương Thái âm ở cung hãm gặp các sao ác sát, chủ về vất vả bôn ba"
Nhưng Thái âm lại sợ Kình dương, Đà la hơn Thái dương, cổ nhân nói: "Thái âm gặp Kình dương, Đà la, ắt sẽ xảy ra người thì chia ly, tiền tài thì hao tán".
Đối với sự ưa hay ghét Hỏa tinh, Linh tinh, cần phải xem mức độ sáng sủa rực rỡ của Thái âm mà định.
Lúc có Địa không, Địa kiếp đồng độ, Thái âm sẽ nhiều ảo tưởng, hay bất mãn, điều này dễ thành căn nguyên của sự thất bại trong đời, đối với nữ mệnh cần đề phòng vì vậy mà ảnh hưởng đến đời sống tình cảm.
Thái âm thủ mệnh, cung Phúc đức có ảnh hưởng rất quan trọng đối với mệnh tạo. Khi luận đoán Tử Vi Đẩu Số, cung Mệnh và cung Phúc đức vốn phải xem xét cùng lúc, có điều đối với người Thái âm tọa mệnh, thì vai trò của cung Phúc đức càng quan trọng hơn.
Nếu Thái âm yên tĩnh ở cung Mệnh, mà cung Phúc đức lại biến động thay đổi, không ổn định, ví dụ như cung mệnh là tinh hệ "Thiên đồng Thái âm", Thái âm hóa Lộc, nhưng cung Phúc đức lại là tinh hệ "Thái dương Cự môn", Cự môn hóa Kị, nếu lại thêm các sao Hình - Sát, thì mệnh tạo sẽ bị bối rối khó sử về tinh thần mà ảnh hưởng đến sự yên ổn thực tế.
Nếu Thái âm phát huy anh hoa đúng như phận của nó ở cung mệnh, mà cung Phúc đức lại u ám, trôi nổi, hiếu động. Ví dụ như cung mệnh Thái âm hóa Quyền ở Tuất, ánh sáng rực rỡ phát ra, nhưng Cự môn ở cung Phúc đức lại có Thiên cơ hóa Kị đối củng, nếu lại gặp các sao hình - sát, về tinh thần sẽ nhiều mặt u ám, mà còn hay làm chuyện thị phi sau lưng, nhiều cơ tâm, vì vậy mà ảnh hưởng đến Thái âm ở cung Mệnh. Qua hai thí dụ này, có thể thấy cung Phúc đức của Thái âm thủ mệnh mà có Cự môn thì nên chú ý.
Cổ nhân cho rằng, đời người không nên thuộc Thái Âm tọa mệnh, Thái âm lạc hãm thì càng không nên. Giống như người Thái dương tọa mệnh sinh vào ban đêm, cũng có hai điều không tốt như sau:
(1)- Bất lợi về lục thân phái Nữ, nam mệnh thì bất lợi về Mẹ, Vợ, con gái, nữ mệnh thì bất lợi về Mẹ và trưởng nữ. Bất lợi ở đây không nhất định là tử vong, có thể chỉ thuộc tình cảm không dung hợp, hoặc lục thân gặp nhiều nạn tai, bệnh tật.
(2)- Bản thân mệnh tạo cũng gặp nhiều nạn tai bệnh tật, nhất là bệnh ở thận và các cơ năng trọng yếu. Gặp Đà la thì sinh bệnh tật ở mắt, đặc biệt tinh hệ "Thái âm Thiên đồng" thì càng nghiệm.
Kết cấu tinh hệ Thái Âm ở 12 cung, ắt sẽ đồng độ hoặc đối nhau với Thiên đồng, Thái dương, Thiên cơ. Thái âm ở 4 cung Tý Ngọ Mão Dậu là tổ hợp "Thái âm Thiên đồng". Thái âm ở 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi là tinh hệ "Thái âm Thái dương". Thái âm ở 4 cung Dần Thân Tị Hợi là tổ hợp tinh hệ "Thái âm Thiên cơ". Thông thường trong các tình hình này, khá ưa "Thái âm Thiên đồng" của cung Tý, ưa Thái âm độc tọa của hai cung Tuất hoặc Hợi, hơi ngại Thái âm độc tọa ở cung Tị, "Thái âm Thiên đồng" của cung Ngọ. Những trường hợp kể trên, sẽ thuật rõ ở chương: "Luận về sáu mươi tinh hệ".
Thái âm biệt luận
Thái Âm lạc hãm cũng không đáng sợ
Thái âm tức là mặt Trăng. Trong Tử vi Đẩu Số, Thái âm và Thái dương là một cặp "sao đôi" rất hữu lực của Trung Thiên, không thuộc Nam Đẩu mà cũng không thuộc Bắc Đẩu.
Hễ là "sao đôi" thì đều có tính chất vừa tương đồng lại vừa tương dị. Thái âm chủ về "phú", Thái dương chủ về "quý", Thái âm chủ về Nữ, Thái dương chủ về Nam, Thái âm chủ về nhu, Thái dương chủ về cương, Thái âm chủ về thủy, Thái dương chủ về hỏa.
Cổ nhân cho rằng, Thái Âm có sự biến hóa rất lớn. Ở các cung Hợi Tý Sửu là nhập miếu, về cơ bản là mệnh tốt, ở các cung Tị Ngọ Mùi là lạc hãm, sẽ mang lại tai hại rất lớn. Cổ nhân nói: "Thái âm lạc hãm thì tổn thương vợ và mẹ", tức là bất lợi đối với người thân phái nữ, nếu là nữ mệnh thì nói: "là xướng kỹ tì thiếp, hình phu khắc tử". Thuyết này cổ nhân quá võ đoán. Đẩu Sô không đơn giản như vậy, Thái âm dù lạc hãm thì cũng phải gặp tứ sát tinh và Địa không Địa kiếp, hơn nữa còn phải có Sát tinh đồng cung, thêm vào đó cung Phúc đức và cung Thân cũng không tốt, thì mới xảy ra sự cố không vui vẻ, chứ chẳng phải như cổ nhân đã nói.
Ta lấy Thái âm thủ mệnh cư Ngọ làm thí dụ: Thái âm ở cung Ngọ là lạc hãm, đồng cung với Thiên đồng cũng lạc hãm. Chiểu theo thuyết của cổ nhân là "hóa cát thì thành hung, gặp sát tinh thì dâm tà", tức là nói nếu Thái âm và Thiên đồng mà hóa Lộc hóa Quyền hay hóa Khoa, thì ngược lại sẽ thành hung Cục, nếu còn gặp Hung - Sát tinh thì không còn gì để nói.
Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, có thể nói chẳng có chỗ nào đúng. Vương Đình Chi tôi từng đoán mệnh cho một nam một nữ, đều là người mệnh có "Thiên Đồng Thái Âm" thủ cung Ngọ, nam là một nhân vật quản lý cấp cao trong giới làm ăn kinh doanh, nữ là một chuyên gia trọng yếu của Cty quan hệ công cộng nổi tiếng. Nguyên nhân chủ yếu là vì bối cảnh khác nhau. Phàm là người có "Thiên đồng Thái âm" thủ mệnh ở cung Ngọ, đều có tính cách hướng nội, rất thích hợp với công tác nội vụ, đồng thời có tính kế hoạch rất mạnh, nhưng lại hay tưởng tượng. Tính cách này, ở xã hội cổ đại rất khó phát huy, còn ở xã hội hiện đại, thường có thể óc tưởng tượng mà sinh linh cảm, sau đó biến linh cảm thành kế hoạch. Hơn nữa các Cty hiện đại đều có một bộ phận vạch kế hoạch, nên người có kết cấu cung mệnh dạng này có thể phát huy sở trường của họ.
Thái Âm thủ mệnh, cần phải xem kèm cung Phúc đức
Cổ nhân luận đoán các tình hình Thái âm tọa thủ cung mệnh, chỉ căn cứ bối cảnh xã hội thời cổ đại, cho nên nhiều tư liệu ngày nay chỉ có thể dùng để tham khảo.
Ví dụ Thái Âm thủ mệnh ở cung Tuất, ánh sáng rực rỡ (thừa vượng), nhưng Phúc đức lại có Cự Môn ở cung Tý, cung Phúc đức chủ về tình trạng hưởng thụ tinh thần, Cự Môn tọa thủ cung Tý, ắt sẽ đối xung với Thiên Cơ, một khi gặp Sát tinh, sẽ dễ dẫn đến tranh chấp, khiến thân tâm đều bất an, làm sao "một đời vui vẻ"? Đây là do bối cảnh xã hội khác nhau gây nên sự khác biệt.
Lại như cổ quyết nói: "Thái âm ở cung Tý, thi cử đỗ đạt, làm quan cao, là người trung thành và ngay thẳng". Hễ Thái âm ở cung Tý, ắt sẽ đồng cung với Thiên đồng, cổ nhân xem Thiên đồng là "sao Phúc", khó tránh cổ nhân đã đánh giá quá cao. Nhưng phúc khí của Thiên đồng là phải nỗ lực mới có được, do đó cung Phúc đức càng quan trọng. Lúc Thái âm thủ mệnh ở cung Tý, cung Phúc nhất định là tinh hệ "Thái dương Cự môn" thủ cung Dần, nếu gặp sát tinh, chủ về tinh thần bị rắc rối khó xử, đồng thời vào thời điểm tranh chấp, dễ dùng thủ đoạn không chính đáng. Tình hình này nhất định sẽ ảnh hưởng đến sức kiên nhẫn và sự nỗ lực của Thiên đồng. Do đó cũng cần phải đánh giá lại luận đoán "Thái âm ở cung Tý, thi cử đỗ đạt, làm quan cao, là người trung thành và ngay thẳng".
Ở xã hội cổ đại mọi việc còn đơn thuần, dù Thái dương và Cự môn thủ cung Phúc đức có gặp sát tinh, cũng chủ về người này cần phải động não khi "nói năng" mà thôi, cho nên mới có thể thành "người trung thành và ngay thẳng". Xã hội ngày nay, áp lực cạnh tranh rất lớn, bức bác người có "Thái dương Cự môn" gặp sát tinh, thủ cung Phúc, phải "xuất chiêu quyền biến", làm sao "trung thành và ngay thẳng"? Cho nên, khi luận về Mệnh của người có "Thái âm thủ mệnh", cần phải xem kèm cung Phúc đức để đánh giá.
Tả hữu đồng cung cách
"Tả hữu đồng cung cách" tức là hai Phụ diệu Tử Phụ và Hữu Bật cùng tọa thủ ở cung Mệnh.
Cổ ca nói:
Mệnh cung Phụ Bật hữu căn nguyên
Thiên địa thanh minh vạn tượng tiên
Đức nghiệp nguy nhiên nhân ngưỡng kính
Danh tuyên kim điện ngọc giai tiền.
Dịch nghĩa:
Cung mệnh Phụ Bật là gốc rễ
Trời đất sáng sủa vạn vật tươi
Đức nghiệp lớn lao người kính ngưỡng
Tên được tuyên truyền trước điện ngọc.
Cách này là dựa vào thuyết của người đời Nguyên, như sau: "Tử phụ Hữu bật suốt đời nhiều phúc" (Tử phụ Hữu bật, chung thân phúc hậu) ; "Tả Hữu đồng cung, khoác áo lụa tía" (Tả Hữu đồng cung, phi la y tử). Bởi vì cổ nhân cho rằng, Tử Phụ và Hữu Bật là phụ tá của Hoàng đế, do đó đương nhiên tuyên danh ở điện vàng, thân đứng trước thêm ngọc.
Nhưng, phàm người sinh tháng 4, thì Tả Phụ và Hữu Bật nhất định đồng độ ở cung Mùi ; người sinh tháng 10 thì Tả Phụ và Hữu Bật nhất định đồng độ ở cung Sửu, như vậy người sinh tháng 4 và tháng 10 nhất định làm quan hết sao? Nếu vậy, chẳng phải là có quá nhiều người làm đại quan?
Thực ra thì không phải vậy, Tử phụ Hữu bật tuy trung hậu, tinh thông chữ nghĩa, nhưng dựa vào tính chất của Phụ tá mà nói, bất quá chỉ là mạng thư ký trợ lý mà thôi. Bởi vì trong một cơ cấu, Tổng Giám đốc giống như Vua, tính chất của Tả phụ Hữu bật chỉ là trợ thủ cơ yếu.
Cổ nhân nói "Tả Hữu đồng cung cách" sợ Hỏa tinh và Hóa Kị ở tam phương xung phá, như vậy là phá Cách. Đây là vì xã hội cổ đại vốn không có "thư ký trợ lý", ngày nay thì khác, đây giống như nhân viên trợ lý hay phụ tá. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là hội ngộ với Chính diệu.
Nếu Chính diệu (nên sửa lại là Phụ diệu, tức là Tả Hữu) đồng cung với Liêm trinh, thêm Kình dương, lại gặp Hóa Kị, thì người này thậm chí có thể là kẻ lường gạt, người trong xã hội đen.
Tả Phụ thuộc dương thổ, Hữu Bật thuộc dương thủy.
Tính chất cơ bản của chúng là trợ lực đến từ những người ngang vai hoặc vãn bối: như đồng sự, người dưới quyền, bạn hợp tác, bạn học, môn sinh đệ tử. Khác với tính chất của Thiên khôi và Thiên việt chủ về trợ lực đến từ bậc trưởng bối, hoặc cấp chủ quản.
Tả Phụ và Hữu Bật cũng ưa hình thức "sao đôi" hội nhập một cung, nhất là ở cung viên lục thân. Nếu là "sao lẻ" thì chủ về cha con dòng thứ, hoặc cha mẹ "lưỡng trùng", anh em khác dòng, con cái khác dòng, hai lần hôn nhân, nhưng phải có các sao "đào hoa", hoặc tứ sát tinh hội hợp mới đúng.
Tả Phụ mạnh hơn Hữu Bật. Cho nên Hữu bật ở cung mệnh hội hợp với Tả phụ, thường thường không bằng Tả phụ ở cung mệnh hội hợp với Hữu bật, trợ lực kém hơn.
Tả Phụ và Hữu bật đều chủ về "lạc quan", "khoan dung", "đôn hậu". Cho nên dù chính diệu của cung mệnh có sắc thái lạnh lùng, hà khắc, hoặc bi quan tiêu cực, nếu có Tả Hữu hội hợp, thì cũng giảm nhẹ nhược điểm này.
Tả phụ và Hữu bật rất ưa giáp các chủ tinh, như Tử vi, Thiên phủ, Thái dương, Thái âm. Hội hợp ở tam phương cũng Cát, có thể phát huy trợ lực của nó.
Tả phụ và Hữu bật rất ghét như Thiên đồng, Thiên lương, Thiên cơ, Cự môn, Vũ khúc. Với Thiên lương thì không kiềm chế, với Thiên đồng thì hưởng thụ, với Thiên cơ thì giỏi quyền biến, với Cự môn thì thị phi, với Vũ khúc thì dức khoát, những tính chất này đều không hợp với bản chất của Tả Phụ và Hữu Bật. Tuy nhờ hội hợp với Tả Hữu sẽ giảm nhẹ nhược điểm của chúng, nhưng trợ lực cũng vì vậy mà yếu đi.
Lúc tính chất của tinh hệ xung đột quá nặng với bản chất "chất phác", "khoan dung", "đôn hậu" của Tả Hữu, thì sẽ chủ về nội tâm xảy ra mâu thuẫn xung đột, sẽ nổi lên sóng gió, trắc trở, và các áp lực tình huống khó xử trong cuộc đời.
Tả phụ và Hữu bật chủ về trợ lực "tiên thiên", như dễ kết giao bạn bè, dễ được người dưới quyền giúp sức, mà không cần có ý đi tìm. Nhưng nếu chỉ có "sao lẻ" hội hợp hoặc đồng độ, thì dù có nhiều người dưới quyền cũng chủ về thiếu trợ lực.
Lợi dụng tính chất này, nhiều lúc có thể giúp cho việc luận giải cung mệnh. Như Thất sát an mệnh ở cung Dần hoặc cung Thân, thành cách "Thất sát triều đẩu", "Thất sát ngưỡng đẩu", nếu gặp Tả phụ Hữu bật, sẽ chủ về có nhiều người dưới quyền, mà còn có tài lãnh đạo. Nhưng nếu chỉ gặp "sao lẻ" hoặc là Tả phụ hoặc là Hữu bật, thì có thể chỉ là người quản lý đại diện.
Cung Phu Thê gặp Tả Hữu, cần phải định đó là trợ lực cho hôn nhân, hay là có người thứ ba xen vào. Tình hình thông thường là, gặp "sao lẻ" (nhất là Hữu bật) thì chủ về có người thứ ba.
Nếu gặp Hỏa tinh, Kình dương, thì đoán trong hôn nhân có xảy ra thay đổi, hoặc trước hay sau hôn nhân có tình huống sa chân lỡ bước. Nếu chính diệu là các tinh hệ: "Liêm trinh lạc hãm", "Thiên lương Thiên đồng", "Thiên cơ Cự môn", "Vũ khúc", thì lại chủ về "bi kịch tình yêu", gặp nhiều sóng gió, trắc trở, hay nhiều nỗi khổ tâm đau khổ trong lòng. Nếu lại gặp Văn xương Văn khúc thì cũng chủ về "bi kịch tình yêu", nhưng có thi vị lãng mạn.
Nếu cung Mệnh và cung Phu Thê chia ra có Tả phụ và Hữu bật, mà còn gặp sát tinh, thì hôn nhân không tốt đẹp, phần nhiều thành oán hận nhau. Nếu cung Thân là cung Phu Thê, không gặp sát tinh, sẽ chủ về được vợ trợ giúp.
Cung Huynh đệ gặp Tả Hữu, có lúc chủ về số anh em tăng lên. Như tinh hệ "Tử vi Tham lang" đồng độ, chủ về có 3 anh em, khi gặp thêm Tả Hữu thì sẽ chủ về 5 người, nếu lại có thêm Thiên khôi Thiên việt là 7 người.
Muốn biết cụ thể tăng hay giảm, cần phải xem Tả phụ Hữu bật là miếu, bình, hãm, như thế nào để điều tiết, khi nhập miếu thì tăng lên nhiều, khi lạc hãm thì giảm bớt nhiều.
Cung Tử Tức chỉ gặp Tả phụ hoặc Hữu bật, chủ về sinh gái trước hay sinh trai trước. Tả phụ thuộc dương, tính chất rõ ràng.
Cung Tử tức gặp Tả Hữu, rất khó định là được con cái hay người dưới quyền trợ lực, mà chỉ chủ về có nhiều con cái. Trong các tình hình thông thường, lấy tinh hệ chính diệu của cung viên làm chuẩn. Như cung Tử tức có tinh hệ "Thiên cơ Cự môn", phần nhiều chỉ chủ về có nhiều thuộc hạ, nhưng lại thường hay thay đổi người. Xem con cái thì Tả Hữu sẽ chủ về tăng nhiều con, mà không chủ về trợ lực, vì vậy mà bản thân tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" sẽ không có trợ lực.
Tả Phụ và Hữu Bật có Hỏa tinh, Kình dương hội hợp, thì sẽ tiêu trừ khuyết điểm của nhau, cũng giống như lửa nóng luyện kim để thành vật dụng. Nhưng nếu chỉ gặp "sao lẻ" một là Tả phụ hoặc một là Hữu bật, thì âm dương mất điều hòa, cũng giống như lò nấu vàng bị vỡ, xảy ra trở ngại.
Linh tinh và Đà la cung hội hợp với Tả Hữu, phần khuyết điểm cũng có thể được tiêu trừ, mà trở nên đắc dụng. Nhưng nếu chỉ gặp "sao lẻ" như Hữu bật, thì quá âm nhu, âm dương mất điều hòa, sẽ khiến đời người nhiều sóng gió trắc trở.
Dưới đây là một số tính chất của kết cấu Tả Phụ và Hữu Bật:
1)- Tả phụ và Hữu bật giáp hai cung Sửu hoặc Mùi. Tinh hệ chính diệu được giáp cung nhờ vậy mà có trợ lực khá lớn. Dù các sao sát - kị được giáp cung, cũng sẽ nhuyễn hóa các nhân tố bất lợi thành nhân tố có lợi. Như tinh hệ "Vũ khúc tham lang" ở cung Sửu, Tham lang hóa Kị, chủ về dễ dẫn đến tranh đoạt lợi ích, nhưng khi có Tả phụ hữu bật giáp cung, thì có thể nhuyễn hóa thành lợi ích được chia mỏng ra cho hai bên, tính chất khác nhau rất lớn.
Các tinh hệ như "Tử vi Tham lang", Thiên phủ, "Thái âm Thái dương", rất ưa Tử phụ và Hữu bật giáp cung, chủ về tăng cao địa vị xã hội, cũng làm tăng sự ổn định của đời người. Rất ưa có Long trì, Phượng các đồng thời giáp cung, sức mạnh càng tăng, còn chủ về là người có tài nghệ.
2)- Tả phụ và Hữu bật cùng đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, tinh hệ chính diệu cũng được tăng mạnh sự trợ lực.
3)- Tả phụ và Hữu bật vây chiếu ở hai cung Thìn hoặc Tuất, cũng thành kết cấu có trợ lực khá lớn. Trong các tình hình thông thường, các sao ở cung Thìn hoặc Tuất là rơi vào "thiên la địa võng", nhưng có Tả phụ và Hữu bật vậy chiếu, sẽ chủ về có trợ lực thúc đảy thành đột phá. Nếu có thêm Long trì Phương các vây chiếu, cũng chủ về là người có tài nghệ, hoặc tăng cao địa vị xã hội.
4)- Khi chỉ gặp Tả phụ, hoặc chỉ gặp Hữu bật, nếu ở cung mệnh lại là tinh hệ vô chính diệu, "mượn sao an cung" là các tinh hệ "Thiên đồng Cự môn", "Thái dương Thiên lương", "Thiên cơ Thái âm", "Thiên cơ Cự môn", "Thiên đồng Thái âm", sẽ chủ về còn nhỏ đã chia ly với gia đình, xa cha mẹ, làm con nuôi của người khác, hoặc là con dòng thứ.
Nếu Liêm trinh hóa Kị, có Kình dương đồng độ, mà chỉ gặp Tả phụ, hoặc chỉ gặp Hữu bật, sẽ chủ về có khuynh hướng đạo tặc, bất kể giầu có hay nghèo nàn, đều như vậy.
Tử Phủ đồng cung cách
"Tử Phủ đồng cung cách" tức an mệnh ở cung Dần hoặc Thân, trong cung có Tử Vi cà Thiên Phủ đồng tọa.
Cổ ca nói:
Đồng cung Tử Phủ quý sinh nhân
Thiên địa thanh minh vạn tượng tân
Hỷ ngộ Dần Thân đồng đắc địa
Thanh danh lỗi lạc động kiền khôn.
Dịch nghĩa:
Tử Phủ đồng cung sinh quý nhân
Trời đất tươi sáng vạn vật tân
Ưa gặp Dần Thân cùng đắc địa
Tiếng tăm lỗi lạc động khôn kiền.
Đây là cách rất đáng thảo luận. Tử vi là chủ tinh Bắc Đẩu, hơn nữa Tử vi còn chủ về "quý", Thiên phủ chủ về "phú", xem ra đây là một kết cấu hoàn mỹ, không tỳ vết, hai chủ tinh tự thành Cách tốt.
Có biết vấn đề lại ở chỗ "hai chủ tinh đồng cung"! Dùng câu "một núi không thể có hai cọp" để hình dung thì dường như hơi quá đáng, nhưng tính chất mâu thuẫn giữa Tử vi và Thiên phủ lại có thể ảnh hưởng đến cảnh ngộ của cả một đời người.
Tử vi sở trường về sáng tạo, nhưng Thiên phủ lại có khuynh hướng bảo thủ. Tử vi có thể phát triển sự nghiệp mới, nhưng Thiên phủ chỉ giỏi về thủ thành, đây là những tính cách mâu thuẫn của hai sao. Thêm vào đó, tài lãnh đạo của Tử vi có khuynh hướng về uy tín, còn Thiên phủ chỉ khư khư giữ kiểu mẫu cũ để điều hòa. Vì vậy, về phương diện tài năng lãnh đạo cũng bị hai tính chất này gây cản trở, quấy rối nhau, không thể tạo uy tín, mà cũng không thể điều hòa người dưới quyền.
Cổ nhân đánh giá Cách này quá cao, do đương thời xã hội quan liêu, có chút danh vọng địa vị, đối với chính sự có thể vờ vịt làm cho qua, còn sợ mất chức. Còn xã hội ngày nay thì chú trọng đến trình độ và tài năng sáng tạo thực tế, do đó cách "Tử Phủ đồng cung" chỉ có thể đảm nhiệm vai trò chủ quản một bộ phận nhỏ mà thôi.
Đọc thêm về Tử Phủ đồng cung cách
------------------------------------------------
LUẬN VỀ SÁU MƯƠI TINH HỆ
"Tử vi Thiên phủ" ở hai cung Dần hoặc Thân
"Tử vi Thiên phủ đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, đối cung là Thất sát, cung tam hợp là Vũ khúc độc tọa, và "Liêm trinh Thiên tướng".
Muốn luận đoán bản tính của nhóm sao "Tử vi Thiên phủ" này, cần chú ý xem chúng là chủ động hay bị động. "Tử vi Thiên phủ" thuộc về tính chủ động thì "công" hay "thủ" đều được, nếu mang sắc thái bị động, thì dễ có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ.
Lấy bản thân "Tử vi Thiên phủ" để nói, thực ra tinh hệ này đã mang tinh chất mâu thuẫn. Tử vi giỏi khai sáng, Thiên phủ giỏi phòng thủ, hai sao ở trong một hệ, nếu tính chất quân bình, đương nhiên vừa có thể công và vừa có thể thủ. Nhưng nếu tính chất thiên nặng một bên, như thiên về Tử vi, thì sẽ bị Thiên phủ gây lụy, lúc đó cần tiến mà không giám tiến. Nếu thiên về Thiên phủ, thì sẽ bị Tử vi gây ảnh hưởng, cần lui lại không chịu lui, lúc đó mọi việc sẽ rơi vào thế bị động, chỉ có thể dùng toàn lực để ứng phó với hoàn cảnh khách quan.
Thất sát và Vũ khúc ở "tam phương tứ chính" đều có thiên hướng nặng tính chất của Tử vi, lúc nào cũng tranh thủ chủ động. Đặc biệt là khi Vũ khúc hóa Khoa, dễ phối hợp với Thiên phủ, tuy chủ động nhưng không khiến sự mẫu thuẫn của hai sao "Tử vi Thiên phủ" quá nặng nề, chỉ cần hệ sao "Liêm trinh Thiên tướng" không bị Hỏa tinh Linh tinh xâm phạm quấy nhiễu, về cơ bản có thể coi "Tử vi Thiên phủ" thuộc loại có tính chất quân bình.
Nếu Vũ khúc độc tọa hóa làm sao Quyền, khiến tăng sắc thái chủ động của Tử vi, tuy vậy tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" chưa chắc đã mất quân bình, nhưng sóng gió trắc trở trong đời người, thì vẫn sẽ lớn hơn lúc Vũ khúc hóa Khoa. Bất kể là nam hay nữ mệnh, trong khoảng trước sau khoảng 30 tuổi, phần nhiều sẽ phải trải qua một lần bị trở ngại, là trở ngại về tình cảm hay trở ngại về vật chất, thì cần phải xem xét tổ hợp sao thực tế của đại hạn mà định tính chất cụ thể.
Nếu Vũ khúc hóa Lộc, tính chất đồng khí với Thiên phủ, nhưng cũng lợi cho Tử vi có tính khai sáng, cho nên về cơ bản thuộc loại công hay thủ đều được. Có điều cần phải có Lộc tồn đồng thời bay vào cung độ của "Tử vi Thiên phủ", mới có thể hóa giải khí "cô độc và hình khắc" của Vũ khúc. Vận không có Lộc tồn, thì mệnh tạo thủa nhỏ khá gian khổ.
Nếu tính chất cơ bản của tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thiên về Thiên phủ, lúc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Hình Kị giáp ấn", sẽ làm mạnh thêm tính bảo thủ của Thiên phủ. Sau trung niên, sự nghiệp đã có sơ sở, thì không nên nghĩ đến việc thay đổi nữa, nếu không sẽ gây ra thất bại. Hoặc sau trung niên bỗng nảy sinh tình huống rắc rối khó sử về tình cảm, sẽ bất lợi về đời sống vợ chồng.
Lúc "Liêm trinh Thiên tướng" thành cách "Tài Ấm giáp ấn", sức phòng thủ càng mạnh, đồng thời sẽ xảy ra tình trạng thay đổi tình cảm, là vì dùng tiền bạc để đo lường. Trong lúc "Tử vi Thiên phủ" đang bị sát tinh quấy nhiễu gây khó khăn, nếu không an phận giữ mình, về phương diện tình cảm hay vạt chất sẽ đều có thể bị trở ngại. Nhất là người thủa nhỏ quá được nuông chiều, sinh hoạt vật chất quá dư giả, thì trở ngại càng lớn.
"Tử vi Thiên phủ" thủ cung lục thân, đều dễ có những khuyết điểm đáng tiếc, như có hai mẹ, hai lần hôn nhân, nếu thủ cung Nô thì cũng mang ý vị thường hay thay đổi bạn. Đây là vì tính chất của Tử vi và Thiên phủ khó có trạng thái cân bằng tuyệt đối. Một khi mất quân bình, mà còn hơi gặp các sao sát - hình, thì dễ biến thành tính chất không lành. Tình hình cụ thể xin đọc lại ở phần 1.
Lúc "Tử vi Thiên phủ" đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ không chủ về biến động thay đổi trong thực tế, mà là chủ về biến động thay đổi trong tư tưởng. Nếu tinh hệ "Tử vi Thiên phủ" có tính chất mất quân bình, đến cung hạn này, thì tính chất của Thiên cơ lại làm mạnh thêm sắc thái mất quân bình, dễ biến thành thâm căn cố đế, có thể ảnh hưởng đến hậu vận.
Ví dụ như nữ mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục hội hợp với Liên trinh hóa Kị (can Đinh), do đó Thiên phủ chịu ảnh hưởng, dễ trở thành thờ ơ, tiêu cực. Lúc "Tử vi Thiên phủ đến cung hạn Thiên cơ độc tọa, càng dễ rời vào tình trạng chọn lựa kiểu tạm bợ, hoặc nhìn thấy mọi việc có vẻ có vẻ như đang thuận lợi toại ý, dù có ý thay đổi hiện thực thì cũng thiếu dũng khí thay đổi trong thực tế. Sau 10 năm hết vận hạn này, lúc đến vận hạn sau, càng mất hùng tâm trong sự nghiệp. Nhiều lúc thấy ngược lại, một số nữ mệnh, đại hạn có Lộc Quyền Khoa hội hợp, bản thân lại là chủ gia đình, là do nguyên nhân này.
Một thí dụ khác, nam mệnh "Tử vi Thiên phủ" của nguyên cục có Kình dương Đà la chiếu xạ, đặc biệt lúc Vũ khúc "cô kị" đồng độ với Đà la (can Nhâm Lộc tại Hợi), hoặc tinh hệ "Liêm trinh Thiên tướng" thuộc loại "không ưa kích thích" đồng độ với Kình dương (can Bính Mậu), khi "Tử vi Thiên phủ" đến hạn Thiên cơ độc tọa, sẽ thường dễ bị sợ gian nan, mà chọn sai hướng đi trong cuộc đời.
Nếu đại hạn là Thiên cơ hóa Lộc (can Ất), thì thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động. Nếu Thiên cơ hóa Khoa thì trái lại, sẽ thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động. Bởi vì gặp sao Lộc là lợi về tranh thủ, gặp sao Khoa thì nên giữ gìn danh dự.
Cung hạn Phá quân hóa Lộc hay hóa Quyền, đều có lợi đối với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, nhưng không nên đặt ra lý tưởng quá cao, một khi gặp cơ hội tốt thì từ đó vạn tốt sẽ đến liên tiếp, nếu không, ắt sẽ vì lý tưởng quá cao mà bị trở ngại.
Nếu cung hạn Phá quân có Kình dương Đà la hội chiếu, thì trái lại, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động, nên từ từ khoan tiến tới, để xoay chuyển dần thế xấu. Nếu bị người khác ảnh hưởng, gấp gáp thay đổi sẽ thất bại. Vì vậy lúc đến cung hạn này, phải thận trọng trong việc trọn người hợp tác làm ăn.
Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, lạc hãm thì nên là "Tử vi Thiên phủ" có tính bị động.
Cung hạn Thái dương nhập miếu, thích hợp với "Tử vi Thiên phủ" có tính chủ động, cũng chủ về "danh" lớn hơn "lợi", hoặc nhờ danh tiếng mà có tài lộc. Nếu Thái dương hóa Kị, thì nên thận trọng trong việc đầu tư. Nếu Thái dương hóa làm sao Quyền hay sao Lộc, thì "Tử vi Thiên phủ" thuộc tính chất nào cũng đều là đại hạn hoặc lưu Niên thuận lợi toại ý.
Cung hạn Vũ khúc độc tọa, thông thường lợi cho "Tử vi Thiên phủ có tính chủ động đến. Có điều Vũ khúc của nguyên cục hóa Kị (can Nhâm), thì Tử vi đồng thời cũng hóa Quyền, như vậy tính chủ động của "Tử vi Thiên phủ" quá mạnh, kết cấu dạng này chỉ có lợi đối với nam mệnh, mà bất lợi đối với nữ mệnh, nữ mệnh sẽ làm tăng tính chất cô độc và hình khắc, mà còn quá chủ động. Còn nam mệnh lúc đến cung hạn Vũ khúc hóa Kị, sẽ không thay đổi tình trạng lực bất tòng tâm, tắc vẫn có thể duy trì tình trạng đã đạt được.
Cung hạn Thiên đồng độc tọa, đối với "Tử vi Thiên phủ" là thuộc loại trung tính. Bất kể Tử Phủ là chủ động hay bị động, Thiên đồng cũng đều nên cát hóa thành Khoa Quyền Lộc (vì Thiên đồng không có Hóa Kị). Nếu gặp các sao Hình - Kị, nhất là Cự môn hóa Kị đến gặp Thiên đồng, thì Tử Phủ dễ bị tình trạng tự mình tìm sự vất vả, tự làm mình rơi vào tình huống rắc rối khó xử. Lưu niên mà gặp nó (can Đinh), thì đây là năm "lòng dạ thay đổi", gặp thêm các sao đào hoa thì càng nghiệm. Nếu các sao Sát - Hình trùng trùng, thì vì "thay lòng đổi dạ" mà ảnh hưởng đến tiền bạc và sự nghiệp. Nếu lại gặp Văn khúc khóa Kị đến hội (can Kỷ), thì đây là "đào hoa kiếp" thuộc loại nghiêm trọng.
Cung hạn Thất sát độc tọa, không nhất định sẽ xảy ra thay đổi, cần phải gặp Lộc tồn và Thiên mã giao hội, mới chủ về vì hoàn cảnh khách quan nên buộc phải thay đổi. Vì vậy Tử Phủ có tính bị động mà đến cung hạn này, cần phải có Lộc tồn, Thất sát, Thiên mã hội hợp, mới chủ về có biên động thay đổi. Biến động thay đổi tốt hay xấu, phải xem các sao hội hợp với đại hạn hoặc lưu niên mà định. Rất ưa gặp Phá quân hóa Quyền (can Quý), đương nhiên đây sẽ là năm mang tính khai sáng, có thể tranh thủ chủ động.
Tử Phủ thông thường không ưa đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, bởi vì Thiên lương không có tính chất lãnh đạo. Nếu đại hạn mà gặp nó, thì không có trở ngại gì lớn, chỉ chủ về thoái lui phòng thủ, lúc này đã là vận "già" của tinh hệ "Tử vi Thiên phủ". Nếu lưu niên mà đến cung hạn Thiên lương tọa thủ, có các sao Sát - Kị đến hội, phần nhiều thấy tình thế có vẻ như đang thăng tiến, nhưng thực sự thì lại đang thụt lùi. Nhưng lúc Thái dương nhập miếu, mà còn được cát hóa, thì lại có lợi về cạnh tranh, không phải là điềm ứng thụt lùi.
Cung hạn Liêm Tướng không nên có sao Hình - Kị đến, Tử Phủ có tính chủ động hay bị động mà đến cung hạn này, đều sẽ gặp tình huống đình trệ, bị kiềm chế. Nếu "Tài Ấm" đến giáp cung, thì chỉ nên lùi về địa vị "phó", dù trên thực tế đảm nhiệm công tác lãnh đạo, thì cũng không nên nhận chức danh lãnh đạo.
Gặp Liêm trinh hóa Lộc, cần chú ý không được xuất đầu lộ diện, phô trương tài năng.
Vận hạn Cự môn độc tọa, chỉ cần không hóa Kị, lại có Thái dương vượng cũng chiếu, thì Tử Phủ thuộc tính chất nào đến cũng đều có lợi. Nếu gặp Khoa Quyền Lộc, thì đây sẽ là năm được xứ khác (hay người ngoại quốc) đề bạt, hoặc lợi về hợp tác với người nước ngoài. Nữ mệnh thì nên đề phòng rắc rối về tình cảm. Nam mệnh nếu cung Phúc đức gặp đào hoa, thì dễ thay đổi tình cảm, có người tình khác.
Cung hạn Tham lang độc tọa, nếu hóa làm sao Kị (can Quý), rất có lợi cho Tử Phủ có tính chủ động đến, lúc này biến thành vận trình theo đuổi lý tưởng. Nếu là Tử Phủ có tính bị động đến hạn này, trái lại, sẽ đánh mất cơ hội.
Nếu đại hạn hoặc lưu niên gặp Tham lang, Hỏa tinh, Hóa Lộc, mà Tử Phủ có tính bị động đến sẽ dễ bị thất chí, một khi vào vận tốt sẽ không còn ý đồ tiến thủ, cuối cùng dẫn đến thất bại.
Tử Phủ nên đến cung hạn Thái âm nhập miếu, nếu Thái âm lạc hãm thì không nên. Có lợi đối với Tử Phủ có tính bị động, Tử Phủ có tính chủ động thì hơi kém hơn. Có điều, nếu Thái âm hóa Kị, thì Tử Phủ mà đến đại hạn hoặc lưu niên này, dễ vì say sưa đắc ý, quên mất tình hình thực tế mà đầu tư, dẫn đến thất bại. Thái âm phải hóa làm sao Lộc, sao Quyền, thì mới có thể phát triển lớn được.
Đến đây, đơn cử một ví dụ Tử Phủ ở cung Phu thê cư Thân, cung mệnh là Tham lang cư Tuất, người sinh năm Kỷ, thì Tham lang hóa Quyền đối nhau với Vũ khúc hóa Lộc. Tử Phủ hội hợp với Vũ khúc hóa Lộc mà không có Lộc tồn điều hòa, nên Vũ khúc mang tính "cô độc và hình khắc", các sao của cung mệnh lại mang tính tích cực. Đến đại vận Đinh Sửu, cung Phu thê của đại vận là Cự môn độc tọa hóa Kị ở cung Hợi, còn năm Bính Dần thì cung Phu thê của lưu niên là Liêm Tướng, hóa Kị, Kình dương Đà la cùng chiếu, lại gặp Linh tinh, chủ về người chồng bị mắc bệnh gan rất nặng vào năm đó.
Phủ Tướng triều viên cách
"Phủ Tướng triều viên cách" tức là hai sao Thiên Phủ và Thiên Tướng hội chiếu cung mệnh. Thêm vào đó, cung mệnh cư Ngọ, Thiên phủ cư Tuất, Thiên tướng cư Dần, là lấy kết cấu "Phủ Tướng triều viên cách".
Cổ ca nói:
Mệnh viên phủ tướng đắc câu phùng
Vô sát thân đương thị thánh quân
Phú quý song toàn nhân cảnh ngưỡng
Nguy nguy hiển nghiệp mãn kiền khôn.
Dịch nghĩa:
Cung mệnh gặp đủ sao Phủ Tướng
Không có sát tinh Thân hầu vua
Phú quý song toàn người ngưỡng mộ
Đức nghiệp lớn lao khắp đất trời.
Thiên phủ là chủ tinh Nam Đẩu, cổ nhân gọi là "Ti mệnh thượng tướng" (Thượng tướng cai quản mệnh lệnh), "Trấn quốc chi tinh" (Sao chấn quốc), chuyên giữ kho tiền.
Thiên tướng là "ấn tinh" (sao ấn), người xưa gọi là "Ti tước chi tinh" (Sao cai quản chức tước).
Cho nên Thiên tướng và Thiên Phủ trở thành một cặp "Thần cai quản tước lộc". Trong Đẩu Số, có một số sao thường phải gộp thành cặp để xem, gọi là "sao đôi", "Phủ Tướng" là một cặp sao quan trọng trong số đó. Người xưa nói: "phùng Phủ khán Tướng" (gặp Thiên phủ phải xem Thiên tướng) chính là ý này.
Thiên Phủ ở trong 12 cung vốn ít bị lạc hãm, nhưng Thiên phủ của "Phủ Tướng triều viên cách" thì lại không ưa tọa ở 4 cung Tị Hợi Sửu Mùi, đây là do Thiên tướng lạc hãm ở hai cung Mão Dậu, cho nên Thiên phủ ở cung Hợi hoặc cung Mùi liên đới hội hợp với cung Mão, Thiên phủ ở cung Tị hay cung Sửu, liên đới hội hợp với cung Dậu, tính chất đều thành hơi thiếu lực.
Kết cấu tốt nhất của "Phủ Tướng triều viên cách" là thiên tướng ở cung Tý, Thiên phủ ở cung Thân; Thiên tướng cư cung Ngọ, Thiên phủ ở cung Dần, Thiên tướng cư cung Thân, Thiên phủ ở cung Thìn.
Thiên Phủ lấy trường hợp không độc tọa làm cách cục tốt, chủ về người tính tình công chính, nếu không sẽ dễ trở thành gian giảo. Có điều, gian giảo ở đây thực ra cũng chỉ là mạng làm ăn kinh doanh ngày nay mà thôi.
(Nguồn: sưu tầm)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Khánh Linh (##)