Cách đoán tính cách phụ nữ qua phong thái –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Phong bao màu đỏ Đây là món đồ phong thủy bắt nguồn từ Trung Quốc, được coi là mang lại nhiều may mắn, sức khỏe và tài lộc. Bạn có thể bao gói món quà của mình như một chiếc phong bao màu đỏ hoặc bỏ vài đồng tiền xu, vài viên tinh thể đá trong suốt vào phong bao đỏ làm quà. Khi bạn gửi đến mừng tân gia, khai trương nó mang tới sự thịnh vượng; nếu tặng cho người bệnh nó có nghĩa là một lời chúc mau chóng bình phục.
Vật phẩm đôi Các vật phẩm đôi là một trong những món quà phong thủy rất hữu hiệu để thu hút, tăng cường năng lượng của tình yêu và hôn nhân. Biểu tượng phong thủy này có năng lượng của sự hòa hợp hoàn hảo và sự cân bằng. Nó thường được đặt ở phía Tây Nam của ngôi nhà. Cốc đôi, đôi uyên ương bằng sứ, cặp kim đồng ngọc nữ,… là những món quà rất ý nghĩa cho các cặp đôi mới cưới.
Đồng xu may mắn Những đồng tiền xu Trung Quốc cổ hình tròn với một lỗ vuông ở trung tâm được làm bằng đồng hoặc đồng thau ẩn chứa trong nó nguồn năng lượng bảo hộ, may mắn, sức khỏe và tài lộc. Đồng xu may mắn được sử dụng phổ biến nhất trong phong thủy bằng cách cho tiền. 3 đồng tiền xu xâu bằng một sợi dây màu đỏ là món quà đặc biệt ý nghĩa nếu bạn muốn gửi tới người ấy sự bảo vệ và vận may tài chính.
Cây tiền
Đời là bể khổ, con người tồn tại trên đời không thể tránh khỏi những nỗi khổ. Theo Phật giáo, đã ở trong kiếp nhân sinh, nhất định phải trải qua 7 nỗi khổ lớn của đời người.
rong dân gian có rất nhiều cách tính tuổi Kim lâu. Mỗi cách đều có cái hay và dở với độ chính xác chưa được kiểm chứng.
Mỗi Kim lâu một loại tai họa
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, theo kinh nghiệm dân gian và cổ thư để lại thì “một, ba, sáu, tám thị kim lâu”. Theo đó: Nam lấy số tuổi âm lịch chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 thì là phạm Kim lâu (tính để xem tuổi làm nhà, sửa nhà). Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (gây tai họa cho bản thân người chủ). Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (gây tai họa cho vợ của người chủ). Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (gây tai họa cho con của người chủ). Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (gây tai họa cho con vật nuôi trong nhà. Nữ: Hàng đơn vị của tuổi âm lịch mà = 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu (tính để xem tuổi lấy chồng).
Cách tính này dựa vào Hà đồ, Cửu cung, Hậu thiên bát quái. Nếu ở vào các cung Càn thuộc mệnh Chủ, cung Chấn thuộc về vợ, cung Cấn thuộc con cái hoặc người thân, cung Tốn thuộc gia súc đề ở 4 góc của cửu cung là phạm Kim lâu không nên xây nhà.
Bắt đầu tính khởi 1 góc ở Tây Nam (Khôn), 2 đến Tây (Đoài), 3 đến Tây Bắc (Càn), 4 đến Bắc (Khảm), 5 vào cung giữa (trung ương), 6 ở Đông Bắc (Cấn), 7 ở Đông (Chấn), 8 ở Đông Nam (Tốn), 9 ở Nam (Ly), đến 10 lại về cùng giữa rồi tiếp hàng đơn vị ở hướng Tây Nam… Tính như vậy thì ta luôn luôn thấy 1 – 3 – 6 – 8 ở các phương, góc có Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) có Tứ Sinh (Dần, Thân, Tị, Hợi). Vừa có “Mộ” lại vừa là “Sinh” nên gọi Kim lâu, ẩn chứa nhiều hung nguy hơn cát tường nên cần phải kiêng tránh.
Cụ thể như sau:
Phạm cung Khôn: Nhất Kim lâu thân: Chính kỵ nhất.
Phạm cung Càn: Nhị Kim lâu thê: Kỵ người vợ.
Phạm cung Cấn: Tam Kim lâu tử: Kỵ cho con cái.
Phạm cung Tốn: Tứ Kim lâu lục súc: Kỵ súc vật nuôi.
Có tám tuổi không cấm kỵ Kim lâu khi tạo tác và khi chết cũng không sợ trùng là tuổi: Kỷ Sửu – Tân Sửu, Kỷ Mùi – Tân Mùi; Canh Dần – Canh Thân; Nhâm dần – Nhâm Thân. Tránh những năm phạm Kim lâu: Là những năm: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 39, 33, 35, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75 âm lịch. Ngoài Kim lâu tạo tác (xây nhà) nói trên còn Kim lâu cho cưới gả, chỉ cần xem tuổi âm lịch nữ giới (đàn bà) nếu hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8 là phạm Kim lâu, không nên cưới gả. Do cách vận hành của cửu cung, Hà đồ khác nhau nên có kết quả này (không trình bày ở đây).
Hãy tự tính cho mình
Ông Nguyễn Văn Chung cho biết, theo cổ học phương Đông, 24 phương vị gồm 8 thiên can, 12 địa chi và 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn được mô tả theo hình vẽ dưới (ảnh tròn).
Các số dư 1, 3, 6, 8 đều thuộc Tứ Mộ (tức 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) và Tứ Sinh (tức 4 cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi). Mùi và Thân thuộc Tây Nam. Tuất và Hợi thuộc Tây Bắc. Dần và Sửu thuộc Đông Bắc. Thìn và Tỵ thuộc Đông Nam. Đây cũng chính là phương vị của 4 quẻ Khôn, Càn, Cấn, Tốn. Từng quẻ nằm giữa hai ngôi Tứ Sinh và Tứ Mộ. Phong thủy quy định Nam ở phía trên, Bắc ở phía dưới (khác với cách nhìn ở bản đồ), Đông bên tay trái hình vẽ, Tây bên tay phải hình vẽ. Như vậy: Kim Lâu Thân là số 1 ở cung Khôn góc Tây Nam. Kim Lâu Thê là số 3 ở cung Càn góc Tây Bắc. Kim Lâu Tử là số 6 ở cung Cấn góc Đông Bắc. Kim Lâu Súc là số 8 ở cung Tốn góc Đông Nam.
Theo đó, có 8 tuổi không kỵ Kim Lâu là: Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Dần, Nhâm Dần, Canh Thân và Nhâm Thân. Với 8 tuổi này, nếu Hoàng ốc cũng tốt thì có thể xây nhà. 52 tuổi còn lại trong hoa giáp, nếu phạm Kim lâu, phải kiêng kỵ. Cách tính Hoàng ốc: Dùng 6 đốt của 2 ngón tay theo hình dưới để tính Hoàng ốc. Mỗi đốt ngón tay có tên tượng trưng như sau:
3 cung tốt là: Nhất Kiết, Nhì Nghi và Tứ Tấn Tài. 3 cung xấu là: Tam Địa Sát, Ngũ Thọ Tử và Lục Hoàng Ốc. Cách tính: Khởi 10 tuổi tại Nhất Kiết, 20 tuổi tại Nhì Nghi, 30 tuổi tại Tam Địa Sát, 40 tuổi tại Tứ Tấn Tài, 50 tuổi tại Ngũ Thọ Tử, 60 tuổi tại Lục Hoàng Ốc.
Việc xét theo bàn tay Kim lâu được tính như sau:
Dùng 9 đốt của 3 ngón tay theo hình dưới để tính:
5 cung Khảm, Ly, Chấn, Đoài và Trung cung được xây nhà. 4 cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn kiêng kỵ không xây nhà.
Cách tính: Khởi 10 tuổi tại cung Khôn. 20 tuổi tại cung Đoài. 30 tuổi tại cung Càn. 40 tuổi tại cung Khảm. 50 tuổi tại Trung cung. 60 tuổi tại cung Cấn. 70 tuổi tại cung Chấn. 80 tuổi tại cung Tốn. 90 tuổi tại cung Ly. Ví dụ, người 28 tuổi âm lịch làm nhà. 20 tuổi bắt đầu từ cung Đoài, 21 tuổi tại cung Càn, 22 tuổi tại cung Khảm, 23 tuổi tại cung Cấn, 24 tuổi tại cung Chấn, 25 tuổi tại cung Tốn, 26 tuổi tại cung Ly, 27 tuổi tại cung Khôn, 28 tuổi tại cung Đoài. Như vậy, người này làm nhà vào năm 28 tuổi âm, thì được.
Trường hợp đặc biệt, nếu người chồng của gia đình đó đã mất thì lấy tuổi của con trai để tính việc xây nhà. Nếu gia đình đó không có con trai thì lấy tuổi của người đàn bà tính Hoàng ốc và Kim lâu cũng như trên để xây nhà.
Cách hóa giải vận hạn
Các chuyên gia cho biết, theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian nếu gặp những năm “tứ kim lâu”, “lục hoàng ốc” hoặc “tam tai” thì không nhất thiết không xây dựng hoặc cưới gả. Theo cách “có đóng, có mở” rất linh hoạt và giải toả tâm lý cho gia chủ có thể hoá giải như sau:
Nếu gặp năm Tứ kim lâu hoặc Tam tai thì gia chủ có thể “mượn tuổi” nghĩa là nhờ một người khác (thường là người thân) có tuổi không phạm phải Tứ kim lâu và Tam tai đứng ra thay để thực hiện công việc (cúng bái, động thổ, trông coi việc xây cất…). Nếu gặp năm Hoàng ốc thì sau khi xây cất xong, gia chủ trước khi đến ở (nhập) cho người khác (thường là người thân, không chạm Hoàng ốc) đến ở một thời gian, sau đó mới dọn đến ở chính thức. Việc cưới xin nếu gặp Kim lâu thì “xin dâu hai lần” để hoá giải việc “đứt gánh giữa đường”.
Tục xông đất đầu năm là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền đến ngày nay. Người Việt tin rằng việc xông đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả năm. Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến. Người xông đất là người được chọn lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Theo truyền thống, chủ nhà sẽ chọn một người làm “nghi lễ” bước vào nhà mình đầu tiên trong năm mới, vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết. Người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”. Đó cũng phải là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc thì gia chủ sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới. Hay những người có tên hay, đẹp như Cát, Lộc, Kim, Ngân, Phúc, Thọ, An, Khang… xông đất cũng là một niềm vui với gia chủ.
Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khỏe mạnh, tốt tính, gia cảnh khấm khá, hòa thuận.
Cách xông đất sau giờ giao thừa cũng có khi để người thân trong gia đình tự xông lấy. Người ta chọn một người dễ vía ra đi từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ tại đình chùa, sau đó xin hương hái lộc. Lúc trở về nhà đã bước sang năm mới, người này tự “xông nhà”, mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình theo quan niệm của ông bà xưa. Đi xông nhà như vậy tránh được sự nhờ vả kẻ khác.
Với người ngoài, thời gian xông nhà tốt nhất vào buổi sáng mồng một Tết. Người đi xông đất, ngoài những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ còn phải ăn mặc thật đẹp và mang theo một chút quà Tết. Quà ở đây không nhất thiết là quý giá, nhiều hay ít, mà chỉ có tính cách tượng trưng và phụ thuộc vào mức độ quen biết gia chủ thân hay sơ. Nó có thể là một chai rượu Tết, một gói trà ngon, một chiếc bánh chưng hay một phong bánh ngọt.
Xông đất xong còn mừng tiền, chủ yếu là cho trẻ con gia chủ. Sau đó chủ nhà cũng hoan hỉ chúc tụng lại vị khách xông nhà và thết đãi một vài món ăn hay thức uống. Chuyện ăn uống này cũng chỉ mang tính tượng trưng cho có lệ, như ăn vài miếng bánh, miếng mứt, uống một ly rượu hay chén trà. Mọi người sẽ cùng nhau nhấm nháp hương xuân đầu năm trong không khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới. Nhà nào đã có người đến xông đất rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một Tết không có ảnh hưởng gì đến gia chủ kể cả người tốt vía lẫn xấu vía.
Người xông nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút. Tùy nhà tùy người mà có lời chúc riêng. Nếu nhà có cha mẹ già thì chúc “Bách niên giai lão”, “tăng phúc tăng thọ”; nếu là người buôn bán thì mong “buôn may bán đắt”, “làm ăn phát đạt”, “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái”; nếu gặp người làm việc Nhà nước thì chúc “thăng quan tiến chức” hoặc “lên chức lên lương”; gặp trẻ em thì mừng các bé “hay ăn chóng lớn”, “học hành đỗ đạt”. Lời chúc tụng này thường kèm theo bao đỏ để mừng tuổi và lì xì cho trẻ em, bạn bè, đồng nghiệp.
Người Việt thường tránh xông nhà người khác ngày mùng một Tết nếu trong gia đình mình có những chuyện không hay xảy ra trong năm qua. Các gia đình người Việt cũng rất kỵ những người có phẩm chất đạo đức không tốt, lười biếng xông nhà.
Ngày Tết Nguyên đán, nghĩ về tục xông đất đầu năm để càng cảm thông cho khát vọng muôn đời của nhân dân ta khi trời đất vào xuân: Khát vọng thịnh vượng, an khang, hạnh phúc!
Nốt ruồi ai cũng có nhưng nốt ruồi ở vào các vị trí “đắc địa” mới cho ta những thông tin giá trị. Không phải bất cứ nốt ruồi nào ở đâu cũng có ý nghĩa.
1. Có nốt ruồi mầu đen, màu đỏ, màu vàng, xanh. Nốt ruồi phải nổi cao, chủ các điểm đen, bớt không có ý nghĩa trong phần xem tướng nốt ruồi.
2. Nốt ruồi ở nữ giới có giá trị khác nốt ruồi ở nam giới về ý nghĩa.
Ý nghĩa nốt ruồi ở mặt nữ giới
1. Lấy chồng sang
2. Nhiều chồng 3. Chú ý khắc cha, mẹ 4. Có bạn quý 5. Nguy hiểm 6. Phòng chồng phản bội 7. Thông minh 8. Có con quý 9. Bỏ chồng 10, 13. Khóc chồng 11. Thông minh 12. Tai nạn 14. Thích ngao du 15. Sinh đôi 16. Nhiều chồng 17. Thủy nạn 18. Bệnh tật 19. Ít xa quê 20. Sát chồngÝ nghĩa nốt ruồi ở nam giới.
1, 2. Chú ý cha, mẹ
3. Quan chức 4. Thông minh đa tài 5. Tán gia sản 6, 7. Quan chức 9. Ðại cát 10. Mau nước mắt 11. Dâm đãng 12. Không tốt 13, 14. Không con 15. Gian 16. Thông minh 17. Lộc tài tốt 18. Cô đơn 19. Không có người giúp việc tốt 20. Thông thái, hay ăn 21. Hay rượu Chè22. Quan to.
Nốt ruồi thuộc “Duy biến”, người có tư nhất tốt thì sinh ra nốt ruồi quý hiếm, người mà tư chất xấu thì sinh nhiều nốt ruồi xấu. Nó bắt đầu xuất hiện theo thời vận. Nốt ruồi không có ở trẻ sơ sinh. Tướng nốt ruồi cho rằng nốt ruồi tượng trưng cho một mô đất xấu. Vì thế nếu nó mọc chỗ kín thì được, nó mọc chỗ lộ liễu thì không hay, nó ở các đường giao tiếp các bộ phận của mặt là sự trở ngại. Nốt ruồi mọc ở nơi khó thấy như: tóc, mày, râu, tóc mai, thì tốt. Mặt không có nốt ruồi thì tốt và trong người không có nốt ruồi thì xấu, vì trong người toàn là chỗ kín.
Màu sắc nốt ruồi có nhiều kiến giải.
– Nốt ruồi đen thì phải như mụn sinh ở chỗ lộ liễu thì quá xấu, nó đem đến điều chẳng lành. Nhưng nếu nó ở chỗ kín thì lại nhiều điều cát hơn hung. Nốt ruồi này mà ở mặt thì bất lợi. – Nốt ruồi đỏ thì phải đỏ như son mới tốt. Và tất nhiên nó phải ở nơi kín bị lấp mới tốt. – Nốt ruồi đen mà pha trắng thì hay có việc lo sợ tai ách. – Còn pha màu đỏ: Thì sẽ gặp nhiều lời hay tranh biện. – Có pha màu vàng: Hay quên, bỏ mất đồ đạc.
Hành: Hỏa
Loại: Ác Tinh
Đặc Tính: Cơ mưu, quyền biến, gian xảo, thủ đoạn, dối trá, đa nghi, ám hại
Tên gọi tắt thường gặp: Binh
Phụ tinh. Sao thứ 11 trong 12 sao thuộc vòng sao Bác Sĩ theo thứ tự: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.
Cũng là một trong 4 sao của cách Binh Hình Tướng Ấn (Phục Binh, Thiên Hình, Tướng Quân, Quốc Ấn).
Tính Tình: Phục Binh ở Mệnh thì có tính đố kỵ, cạnh tranh, hay nói xấu, dèm pha người khác, hoặc mình cũng hay bị nói xấu, đố kỵ, bị người mưu hại.
Phục Binh, Kỵ, Tuế: Đau buồn lo lắng vì hiềm thù, cạnh tranh, kiện tụng.
Phục Binh, Hình Tướng Ấn: Hiển đạt về võ nghiệp, có thể bị tai họa bất ngờ về súng đạn nếu Hạn xấu.
Ý Nghĩa sao Phục Binh Ở Cung Quan Lộc:
Cầu công danh hay bị tiểu nhân rình rập, dèm pha, công danh trắc trở.
Ý Nghĩa sao Phục Binh Ở Cung Nô Bộc:
Bè bạn, người giúp việc không tốt, phản trắc.
Ý Nghĩa sao Phục Binh Ở Cung Thiên Di:
Ra ngoài thường bị đố kỵ, cạnh tranh, bị ám hại nếu đi với sao xấu.
Ý Nghĩa sao Phục Binh Ở Cung Tài Bạch:
Hay bị mất trộm, mất của, tiền bạc dễ bị người sang đoạt, giựt hụi, ăn chận, hoặc hay bị hao tán tài sản, tiền bạc.
Thường Phục Binh đều có nghĩa xấu ở các cung, trừ phi đối với bộ sao Binh Hình Tướng Ấn.
Ý Nghĩa sao Phục Binh Ở Cung Phu Thê:
Hôn nhân hay bị ngăn trở, hoặc vợ chồng bất hòa, khắc khẩu.
Ý Nghĩa sao Phục Binh Ở Cung Huynh Đệ:
Anh chị em có người phong lưu hoặc có anh chị em dị bào.
Phục Binh Khi Vào Các Hạn:
Hạn có sao Phục Binh, Tang Môn, là hạn có tang.
Gặp sao Bạch Hổ là hạn bị khẩu thiệt.
Ảnh minh họa |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Phòng tắm nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành. Bản chất của không gian này là không sạch sẽ, vì vậy, nếu đặt ở hướng lành sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới các sao lành, vận may của đất ở. Ngược lại, công trình phụ đặt đè lên hướng dữ “lấy độc trị độc” sẽ biến dữ thành lành.
Đối với người Đông tứ mệnh thì hướng Tây tứ (tây nam, tây, tây bắc và đông bắc) là hướng dữ, đặt phòng tắm là thích hợp. Đối với người Tây tứ mệnh, hướng Đông tứ (đông, đông nam, nam và bắc) là hướng dữ, đặt vệ sinh là tốt.
Phòng tắm nên đặt chỗ kín. Nếu như phòng tắm nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng, đập vào mắt người vào cửa sẽ không tạo được thẩm mỹ và cũng không phù hợp với phong thủy. Như vậy, sẽ không tốt cho sức khỏe những người sinh sống trong nhà. Nếu không đặt ở vị trí thẳng ra cửa chính thì cũng không nên đặt ở những vị trí quá lộ liễu.
Gian vệ sinh không nên đổi thành phòng ngủ. Đô thị thời hiện đại đất hẹp người đông. Một số gia đình để tiết kiệm không gian đã lấy ra một gian vệ sinh làm thành phòng ngủ.
Nhà vệ sinh luôn được coi là nơi không sạch sẽ, lại ở hướng dữ để chấn áp các sao dữ nên phòng ngủ đặt gần nhà vệ sinh là không thích hợp và chuyển vệ sinh thành phòng ngủ lại càng không nên.
Phòng tắm cần thường xuyên sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho người sinh hoạt trong nhà và không gây ảnh hưởng tới các không gian khác. Nơi đây cũng cần thoáng đãng để cho không khí trong lành từ ngoài thổi vào và từ trong được hút ra ngoài. Vì vậy, cửa sổ hoặc cửa thông gió cần thường xuyên mở để cho không khí được lưu thông, giúp phòng tắm luôn có không khí trong lành.
(Theo VnExpress)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Ai cũng mong có được phước đức, đi lễ chùa cũng xin được ban phước đức, nhưng cầu xin có được không, làm sao để có được phước dày, ta phải tìm hiểu được cội nguồn của mọi phước đức nằm ở đâu thì mới có được.
Vì thế, mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ uớc suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách tốt trong từng ngày, từng giờ.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:
Có bốn pháp này, này gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?
Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp; mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con; mong rằng ta được sống lâu, thọ mạng kéo dài; mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta được sinh lên cõi thiện, cõi trời và cõi đời này. Đây là bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó được ở đời.
Này gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn? Đó là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí và đầy đủ trí tuệ.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.676)
Sống ở đời, ai cũng mong muốn được đầy đủ, sung túc và thịnh phát. Không những thế, họ còn mong ước được danh thơm, khỏe mạnh và sống lâu, xa hơn nữa là mong rằng sau khi từ giã cõi đời được sinh về thế giới an lành. Những hoài mong đó thật chính đáng, thiện lành nhưng khó được, bởi không mấy người có đủ phước báo tròn đầy.
Thường thì chúng ta được cái này lại mất cái kia, Tuy vậy, có cái để được cũng quý hóa lắm rồi, vì xung quanh ta có khá nhiều người chẳng còn gì để mất. Chính những thăng trầm vinh nhục trong đời, trải nghiệm về sự được mất có đó rồi không đó, khiến chúng ta nhận ra giá trị của phước đức. “Có tài mà cậy chi tài”, có nhiều thứ nhưng ai chắc rằng chúng là của ta mãi mãi? Chỉ có phước đức sâu dày, may ra mới đem lại bình an, hạnh phúc trong cuộc mưu sinh đầy biến động này.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm sống quý giá “Có phước, có đức mặc sức mà hưởng”. Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của Thế Tôn, ứng dụng trong đời sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực: có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ.
Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức. Phước đức từ từ niềm tin Tam bảo mà đến. Vì ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi nẻo lành. An trú vững chắc vào niềm tịnh tín Tam bảo thì tự khắc chúng ta sẽ thiết lập được đời sống đạo đức, lương thiện và hân hoan với thí xả, mở rộng lòng ra với mọi người. Biết sống với niềm tin, đạo đức và buông xả, sống cho mình và mọi người, sống với an vui hiện tại và tương lai, đó chính là tuệ giác.
Vì thế, mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ uớc suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách tốt trong từng ngày, từng giờ. Một khi phước báo đã đầy đủ thì mọi việc tùy duyên thành tựu như ý, an vui và hạnh phúc bền lâu.
Thích Quảng Tánh
Vậy thì, thế nào là thân hình khoẻ mạnh và đẹp đẽ ? Các chuyên gia cho rằng, một thân hình khoẻ mạnh, đẹp đẽ, cân đối phải là: Cơ bắp của người nam giới vạm vỡ đẫy đà, cân đối, còn nữ giới thì phải có thân hình phốp pháp, nở nang nhưng không béo phị; hai vai cân đối, vai của nam phải rộng, của nữ phải tròn, hơi thon; cột sống nhìn từ phía sau lưng phải thẳng, nhìn từ bên cạnh phải có đường cong sinh lý bình thường, xương bả vai không nhô lên như hai cánh; ngực phải rộng, nhìn từ chính diện phải như hình thang, nữ giới đôi bầu vú phải đầy đặn, chúm nhô ra mà không xệ xuống, nhìn từ bên cạnh phải có đặc trưng đường nét nữ tính rõ rệt, nữ giới lưng phải nhỏ ngắn, như hình trụ tròn, bụng phải phẳng dẹt, tay phải tròn trặn. Nam giới tai giữa hơi vểnh lên, nữ giới thì sa xuống, chân dài, cẳng chân dài và vị trí cơ bắp chân tương đối cao và hơi phình ra, nhìn về tổng thể, không có cảm giác mất cân đối về tỷ lệ.
Thân hình khoẻ đẹp không chỉ là một tiêu chí quan trọng để xác định thân hình đẹp của con người, mà còn là tượng trưng cho sự khoẻ mạnh của cơ thể con người nữa. Còn thân hình béo phị, gầy còm hoặc tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể mất cân đối, là đã mất đi một cảm giác đẹp bên ngoài của cơ thể. Hơn nữa, lại thường dự báo trong cơ thể đang ẩn náu bị một bệnh tật nào đó.
Dưới đây xin trình bày một số phương pháp nhìn thân hình để theo dõi bệnh:
1. Béo phì
Chất mỡ của cơ thể tích tụ nhiều gọi là béo phì. Béo phì thường chia làm hai loại: một loại là béo phì có tính kế phát, đó là béo do ự phân tiết bên trong mất điều hoà gây ra một số bệnh nào đó. Ví dụ: béo phì do chất insulin, béo phì do cơ năng của tuyến giáp trạng giảm xuống v.v... loại béo phì này rất ít gặp. Một loại khác là béo phì có tính đơn thuần, béo phì do các nhân tố di truyền, do ăn uống quá nhiều, ít vận động, tâm lý, tinh thần, nhân tố môi trường v.v... tất cả đều có tác dụng đối với loại béo phì này. Nhận xét một người có béo phì hay không, không thể chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài, mà còn phải có một tiêu chuẩn khách quan, chỉ có khi cân nặng của cơ thể vượt quá 20% cận nặng tiêu chuẩn của cơ thể, mới có thể coi là béo phì.
Chúng ta biết người béo phì dễ bị các chứng bệnh mạn tính như huyết áp cao, bị bệnh ở hệ thống vành mạch của tim, bị bệnh đái tháo đường v.v... Thống kê y học đã chứng tỏ, số người bị bệnh ở hệ thống mạch vành tim béo phì nhiều gấp 5 lần so với người bình thường, bị bệnh cao huyết áp nhiều gấp 8 lần so với người bình thường, bị bệnh đái tháo đường nhiều gấp 7 lần so với người bình thường. Tuổi thọ bình quân của người béo cũng thấp hơn nhiều so với người có thể trọng bình thường. Các tài liệu nước ngoài chứng tỏ, người già vượt quá từ 35 đến 40% thể trọng tiêu chuẩn thì tỷ lệ tử vong tăng cao rõ rệt.
Gần đây các nhà khoa học phát hiện, người béo bụng nguy hiểm hơn người béo ở mông, và dễ bị bệnh tim hơn. Một công trình nghiên cứu của trường đại học San luisWashington của Mỹ chứng tỏ, người béo ở mông với người béo ở bụng, chất côlextêrôn chứa trong cơ thể họ có khác nhau. Hàm lượng các chất côlextêrôn, abumin, mỡ cao trong cơ thể của những người mông béo, eo lưng nhỏ cao, chất côlextêrôn .này sẽ thấp, vì thế khả năng bị bệnh tim lớn. Nói chung những phụ nữ béo, dẽ béo ở mông, nam giới dễ béo bụng, đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao nam giới dễ mắc bệnh tim hơn nữ giới.
Vậy thì xác định như thế nào là béo ở bụng? Ở đây có một phương pháp tính đơn giản là:
Đứng đo kích thướn vòng eo và vòng mông, vòng mông lấy ở chỗ mông to nhất làm chuẩn, sau đó lấy kích thước vòng eo chia cho số đo vòng mông thì được tỷ lệ giữa vòng eo và mông. Nếu vòng eo của một người nào đó là 79cm, vòng mông là 92cm thì tỷ lệ số giữa vòng eo và mông của người đó là 0,86, giới hạn trên của tỷ số giữa eo và mông của nam giới là từ 0,85 đến 0,9, của nữ giới là 0,75 đến 0,8, vượt quá phạm vi này thì xem là béo ở bụng. Do phương pháp này đơn giản, thực dụng, khả năng dự tính của nó rất nhanh, giống như đo huyết áp và chỉ tiêu côlextêrôn, cho nên nó được coi là một trong những chỉ tiêu áp dụng phổ biến để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của tim mạch mọi người.
2. Gầy còm (sút cân)
Có thể người ta phát phì vất lợi cho sức khoẻ, nhưng nếu người ta cân nặng quá nhẹ, da dẻ thiếu tính đàn hồi, xương gầy như que củi, mặt mày, da dẻ khô khốc, yếu không chịu được gió máy, cũng là biểu hiện của sức khoẻ kém. Cơ thể con người do bệnh tật hay do nguyên nhân nào đó mà thể trọng giảm đi, sút tới trên 10% thể trọng bình thường thì gọi là gầy còm, (sút cân). Bác sỹ người Anh là Cayley, có nói một câu nổi tiếng là "Gầy là cửa sổ của bệnh tật". Nếu một người, trong trường hợp ăn uống sinh hoạt hàng ngày, tình thần, môi trường và cường độ làm việc tương đối ổn định, mà cơ thể trong thời gian ngắn ngày càng sút cân, gầy còm thì cần phải cảnh giácc với sự tồn tại của bệnh tật. Phải nhìn thấu qua các cửa "gầy" đó, mà tìm ra trong cơ thể có hay không có bệnh tật đang ở trạng thái ủ bệnh.
Thân thể thanh niên gầy yếu, thể hiện sức mạnh cơ bắp tương đối kém (nhất là cơ lưng) thường có thể xảy ra biến dạng cột sống, đường kính các bộ phận trong cơ thể ngắn, sức mạnh của cơ bắp, nội tạng chống đỡ yếu, các cơ quan nội tạng phát triển không tốt, đang tồn tại triệu chứng dinh dưỡng không tốt với mức độ khác nhau, dễ bị mắc bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, thanh thiếu niên quá sút cân, gầy còm, đại thể có mấy nguyên nhân như sau:
Một là, ăn kém tiêu hoá không tốt.
Hai là, ngủ không theo nề nếp hoặc do thần kinh suy nhược mà sinh mất ngủ dài ngày.
Bà là, do thiếu dinh dưỡng lâu ngày mà mắc bệnh mạn tính.
Bốn là, vào thời kỳ cơ thể phát triển mà thiếu rèn luyện thể lực, cơ thể không được phát triển đầy đủ, các thớ sợi cơ bắp không tăng lớn lên được. Ngoài ra còn do cơ năng của tuyến nội tiết bị trở ngại, cũng làm cho cơ thể sút cân, gầy còm.
Người trung niên gầy còm tương đối ít thấy, đó là bởi vì nhiệt lượng ăn vào của người trung niên vượt quá lượng tiêu hao, chất năng lượng dư thừa được chuyển hoá thành chất mỡ tích trữ lại ở các tổ chức trong cơ thể và ở dưới da, cho nên bất kể nam hay nữ bươc vào thời kỳ trung niên, đại đa số là béo lên.
Những người trung niên nếu quá gầy còm, thường là triệu chứng xấu. Tuy nhiên là các chứng viêm hoặc loét các tạng như khoang miệng, dạ dày, ruột, gan, lá lách ... đều có thể gây trở ngại cho việc hấp thụ tiêu hoá mà dẫn đến gầy còm, nhưng phải đặc biệt cảnh giác với bệnh khối u ác tính, bởi vì sút cân, gầy còm là triệu chứng nổi lên của u ác tính. Gầy có kèm theo đau hoặc có mụn sưng ở chỗ nào đó, đều phải nghĩ đến khả năng của khối u ác tính. Vì thế, những người trung niên, nếu bỗng nhiên gầy đi thì cần phải kịp thời mời thầy thuốc kiểm tra kỹ, không được coi thường.
Người ta tới 60 tuổi dần gầy đi, phần nhiều là bình thường lại có thể tránh được nhiều bệnh tật mạn tính do béo gây nên. Ngạn ngữ có câu: "Có tiền khó mua được cái gầy của tuổi già", nhưng cái gầy của tuổi già lại cũng không thể lạc quan mù quáng, điều mà tuổi già phải cảnh giác là một số bệnh tật khác như:
Gầy thông thường, tức là gầy có tính cấu tạo về thể chất. Loại gầy này không phải do bệnh tật trong cơ thể gây nên, mà là do lâu ngày ăn uống thiếu thốn và không thích vận động gây nên. Loại người gầy này có thể kèm theo các chứng bệnh thần kinh suy nhược như tiêu hoá không tốt, dễ cảm thấy mỏi mệt, tim đập mạnh, hồi hộp, mất ngủ ...
Gầy và có kèm theo chứng bệnh về đường tiêu hoá, nhất là bệnh ỉa chảy mạn tính không rõ ràng, thường thấy ở những người bị các bệnh như viêm dạ dày mạn tính, loét đường tiêu hoá, viêm kết tràng mạn tính không có tính đặc biệt khác ...
Mức độ gầy tăng dần lên nghiêm trọng và có kèm theo triệu chứng về bệnh đường tiêu hoá hoặc có các biển hiện về phiền muộn, lạnh lùng, tinh thần tuổi già rối loạn, thấp nhiệt (ít năng lượng) ... thường thấy ở những người công năng của tuyến giáp trạng cường đại (tăng lên quá mức bình thường).
Trước tiên là gầy, sau lại dần dần thấy có triệu chứng lắng đọng sắc tố niêm mạc trên da, thường thấy ở người công năng của màng tuyến thượng thận bị giảm sút.
Thời kỳ đầu phần nhiều là béo, nhưng sau thời gian dài, lại dần dần gầy đi, thường thấy ở những người có bệnh đái tháo đường của tuổi già. Ở đây cần nhắc nhở mọi người là có người bị bệnh đái tháo đường do tuổi già, tuy không có chứng bệnh "ba nhiều" (ăn nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều), nhưng do bị rối loạn sự trao đổi đường lâu ngày, tất nhiên là gầy còm.
Gầy không có nguyên nhân, nhất là người gầy đi rõ trong thời gian ngắn gần đây thì cần phải cảnh giác với bệnh ung thư. Vì ung thư ác tính thời kỳ đầu đều thấy gầy không rõ nguyên nhân.
Gầy đến với tuổi già, ngoài các nguyên nhân nói trên, còn thường thấy ở những bệnh truyền nhiễm mạn tính, như bệnh lao của tuổi già, bệnh ký sinh trùng của tuổi ... Viêm gan mạnh tính của tuổi già thường thấy nhiều. Gầy do nguồn gốc thuốc gây nên, đó là do uống một số thuôc làm tăng khả năng trao đổi trông cơ thể gây nên, như uống các thuốc (dinitro phenol và thyroxin...)
3. Cao thấp.
Trong cuộc sống có người vì cơ thể thấp lùn mà sinh ra buồn lòng ngán ngẩm, có người thì vì mình có thân thể cao mà hớn hở tự vui mừng. Kỳ thực bất kể nam hay nữ, chỉ cần có thân hình lớn cân đối, rắn chắc, không cao quá hoặc thấp quá, đều là bình thường. Mà chỉ có những người cao lớn quá mức (chứng bệnh của người khổng lồ), quá thấp (chứng bệnh của người lùn) hộăc tất cả các anh chị em trong nhà tương đối cao, độc chỉ có một mình là thấp bé, gầy yếu, mới có thể xem là bị bệnh. Như:
Thân thể cao lớn khác thường: Nếu tự động sinh trưởng tương đối nhanh, đến xấp xỉ 10 tuổi đã cao như người lớn, đến thời kỳ thanh xuân phát triển, thế cao lớn càng rõ hơn, có thể từ sinh trưởng đến xấp xỉ 30 tuổi, người cao nhất có thể cao trên 240cm. Nhìn từ bề ngoài, nếu cơ thể tương đối cân đối, cơ quan giới tính phát triển tương đối sớm, cơ bắp nở nang, sức khoẻ vượt hơn người, đó là bị mắc chứng bệnh người khổng lồ. Chứng bệnh người khổng lồ là do ở thời kỳ nhi đồng, tế bào hormone sinh trưởng là trước tuyến yên của não tăng sinh hoặc hormone sinh trưởng của hệ thống phân tiết trong cơ thể quá nhiều gây nên. Công năng của các tuyến nội tiết ở thời kỳ đầu tăng lên quá mức bình thường, vào thời kỳ cuối thì giảm đi sau khi thành niên trên nửa số kế phát ra chứng to phì đầu các chi (chân tay).
Thân thể đặc biệt thấp bé: Nếu lúc đến tuổi thành niên mà người vẫn cao không tới 120cm, đó là mắc chứng bệnh người thấp bé hay chứng bệnh người lùn. Chứng bệnh thấp bé có thể do công năng tuyến yên dưới não giảm gây nên.. Nó có đặc điểm là: Thân hình đại thể bình thường, đầu và thân tương đối bé, chứng tích về giới tính thứ hai (lông nách, râu, tiếng nói ...) phát triển chậm, vì xương mềm phát triển không đều mà gây ra chứng thấp bé. Đặc điểm của chứng bệnh này là đầu và thân dù to, dù nhỏ, nhưng trông cũng y như người lớn, chỉ có là chân tay đã ngắn lại bị khòng khèo, lưng nhô lên cao. Ngoài ra, chứng bệnh thấp bé còn có thể do nguyên nhân về dinh dưỡng hoặc trao đổi chất bị rối loạn gây nên. Bệnh lùn ngô nghê có thể do công năng của tuyến giáp trạng lúc ấu thơ bị giảm gây nên.
Thân thể thấp bé, gầy yếu so với người cùng tuổi, mà lại không có cách gì giải thích được (ghi chú) về mặt quy luật di truyền và môi trường sống, thì cần phải xét tới khả năng bị bệnh mạn tính, như bị bệnh còi xương, bệnh lao cột sống, dị hình cột sống, bị bệnh tim bẩm sinh và bệnh thận mạn tính ... thân thể thường thường trở nên thấp bé, gầy yếu.
Ghi chú:
Một người cuối cùng có thể cao được bao nhiêu ? Đó là do nhân tố của nhiều mặt quyết định, như giống người, di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, rèn luyện thể thao ... trong đó điều có tác dụng quyết định là di truyền. Các tài liệu nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ, thân thể cao hay thấp, 75% phụ thuộc vào đặc tính di truyền của bố mẹ. Quy luật di truyền nói chung là: Cha mẹ đều cao thì con cái đều cao (cao cộng với cao, phần nhiều sinh cao). Bố mẹ một cao một thấp thì con cái cũng cao (cao cộng với thấp, phần nhiều sinh cao). Bố mẹ đều thấp thì con cái thấp (thấp cộng với thấp sinh ra thấp). Ngoài di truyền ra, giống người và môi trường sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cơ thể. Nói chung, giống người da trắng có thân hình cao to, còn người da vàng có thân hình tương đối thấp bé. Theo thống kê, Trung Quốc có 80% nam giới có thân hình cao từ 1,60m đến 1,75m; 80% nữ giới ở tuổi thành niên có thân hình cao từ 1,50 đến 1,64m. Ngoài ra, chiều cao bình quân của người lớn ở phương Nam và phương Bắc Trung Quốc cũng chênh lệch tương đối lớn. Người ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc tương đối cao, to, nam nữ bình quân cao lần lượt là 1,65m và 1,59; Người vùng Hoa Nam, Tây Nam tương đối thấp. chiều cao bình quân của nam nữ ở đó lần lượt là 1,65m và 1,55m.
4. Khung ngực:
Khung ngực, thường gọi là bộ ngực, nó bao gồm bộ phận dưới cổ và trên eo lưng, chủ yếu do xương ngực, xương sườn và tổ chức cơ ... tạo nên. Khung ngực bình thường, hai bên cân đối, đối xứng, đường kính trước sau ngắn hơn so với đường kính hai bên trái phải, có dạng hình cái thùng phẳng dẹt, cơ bắp bộ ngực nở nang mà giàu tính đàn hồi, thể hiện rõ một loại hình thể đẹp. Khung ngực khác thường, không những khó coi, mà còn thể hiện tồn tại của bệnh tật. Như:
Đường kính trước sau của khung ngực không đến một nửa đường kính bên trái bên phải, có dạng phẳng dẹt lệch và bộ phận cổ nhỏ dài, xương quai xanh nhô ra, y học gọi ngực đó là "ngực phẳng dẹt" (Ngực lép), nó thể hiện cơ thể rất gầy, cần phải tăng cường bồi dưỡng, cũng có thể là do bệnh mạn tính gây neê, như bệnh lao phổi ... Điều này đòi hỏi phải đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời điều trị.
Đường kính trước và sau của bộ ngực tăng dài, có khi có thể ngang bằng với đường kính bên trái bên phải, độ nghiêng ở dưới về phía trước của cung xương sườn nâng lên, khe giữa các xương sườn tăng rộng, có khi đầy đặn toàn bộ ngực có hình cái thùng tròn. Y học gọi bộ ngực này là "ngực hình thùng". Ngực này thường thấy ở người bị bệnh hen suyễn nhánh khí quản, bị viêm nhánh khí quản mạn tính gây ra bệnh phúc hơi ở phổi.
Đường kính trước và sau của ngực dài hơn đường kính trái và phải, bộ ngực lồi ra phía trước và lại hẹp như ngực của gà. Y học gọi đây là "ngực gà", lại còn gọi là ngực của bệnh còi xương nữa. Đó là thể chứng riêng của sự thay đổi bộ xương do bệnh còi xương thiếu vitamin D gây nên. Bệnh này phần nhiều thấy ở nhi đồng và thiếu niên.
Bộ ngực một bên quá to hoặc quá nhỏ, làm cho hai bên trái và phải của ngực không cân xứng. Nếu bộ ngực một bên quá to (lồi lên cục bộ), chứng tỏ có thể là bị bệnh viêm màng ngực, bệnh ngực hơi ... Nếu một bên ngực nhỏ (lõm cục bộ), chứng tỏ khả năng bị bệnh lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi bị suy thoái ... làm cho một bên phổi không căng lên được.
Những người có cằm chẻ có ý nghĩa gì, con gái có cằm chẻ thì làm sao? Theo nhân tướng học thì người hai cằm là người như thế nào? Bài viết dưới đây của Phong thủy số sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn.
Xem thêm:
+ Tổng quan về tướng mũi của mỗi người
+ Mắt rồng, mắt phượng mày ngài là như thế nào?
+ Hình dáng đôi mắt nói gì về con người bạn.
+ Xem bói nốt ruồi ảnh hưởng đến tướng mệnh của bạnHiện nay, theo mốt cằm V-line thì cằm chẻ là xấu không giúp khuôn mặt thon gọn mà còn làm mất sự hài hòa. Tuy nhiên, với nhiều người lại quan niệm rằng cằm chẻ là đẹp, giữa vô vàn cô gái có cằm dài và nhọn thì những cô gái cằm chẻ vẫn có nét đẹp riêng của mình. Cằm chẻ đẹp là phải cân đối hài hòa với khuôn mặt, dáng cằm không quá thô cứng mà thon gọn tự nhiên. Cằm chẻ đẹp hay xấu còn phụ thuộc vào sự hài hòa của các bộ phận trên khuôn mặt. Có thể với người này là đẹp, những với thước đo thẩm mỹ của người khác lại là xấu.
Trong tướng số, cằm chẻ có ý nghĩa gì? Những người có cằm chẻ hay người hai cằm là những người nhiệt tình, phóng khoáng và có chí tiến thủ. Về mặt thẩm mỹ họ là người cuốn hút, nhân hậu và tôn lên nét nữ tính của bản thân.
Với những người con trai cằm chẻ thường khá đào hoa, thu hút được người khác giới. Ngoài ra họ cũng là người thích được chú ý, khá mạnh mẽ và thích được người khác khen ngợi hoặc đánh giá cao về bản thân.
Với con gái có cằm chẻ thường là người xinh đẹp và quyến rũ, nếu không bạn cũng rất thu hút được phái nam. Không những thế, với những cô gái có cằm chẻ còn thể hiện mình là một người vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, sắc sảo.
Trên đây là những câu trả lời cho các thắc mắc, cằm chẻ có ý nghĩa gì, hay cằm chẻ đẹp hay xấu. Cùng như ý nghĩa về nhân tướng học của cằm chẻ ở con trai và con gái.
Tìm kiếm liên quan: người hai cằm , con gái có cằm chẻ, con trai cằm chẻ, cằm chẻ đẹp hay xấu, cằm chẻ có ý nghĩa gì
Cây cối tươi tốt biểu hiện sinh khí nơi cư ngụ. có thể giảm xung hại.
Đặt chậu cây cảnh làm giảm xung hại khi cửa cổng thẳng hàng với cửa chính |
Các yếu tố gây xung hại cho nhà ở rất đa dạng và đôi khi khó nhận biết. Chẳng hạn như một lối vào đâm thẳng cửa chính, một cạnh tường chéo hay cầu thang đi thẳng ra ngoài cửa… Để khắc phục những xung hại đó, bạn có thể dùng giải pháp xoay mặt cửa, mặt nhà và che chắn. Che chắn bằng cây xanh được xem là giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn như một cầu thang dẫn ra cửa chính có thể xoay miệng sang bên, dùng cây xanh làm bình phong cản gió và cản tầm nhìn xuyên thấu. Cửa cổng thẳng hàng với cửa chính thì có thể giảm bớt trực xung bằng cách đặt chậu kiểng.
Lu nước thả hoa có tác dụng giảm xung hại cho ngôi nhà |
Nếu khéo sắp xếp, hồ nước hay bể cá, hòn non bộ trước nhà cũng sẽ là điểm tụ thủy và là tiểu cảnh thú vị. Hình thức này rất được ưa dùng trong nhà ở có sân vườn. Tuy nhiên, đối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm hồ nước rộng và trồng cây lớn mà đặt non bộ trong nhà lại dễ gây ẩm thấp. Vì thế, chỉ nên dùng hồ cá vừa phải hoặc tiểu cảnh loại nhỏ để chủ động sắp xếp và không gây va chạm nhiều trong quá trình sử dụng. Đối với trường hợp này, bạn có thể dùng một lu nước thả hoa sen, súng. Khi sắp xếp cây cảnh, non bộ bạn có thể áp dụng theo các thế truyền thống (tam đa, tứ linh, ngũ hành, phụ tử…) kết hợp với đèn đá, tượng đá… sẽ tạo nên phong cách rất ấn tượng.
(Theo Dothi)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Ở mỗi tôn giáo khác nhau, con số 7 lại mang màu sắc riêng biệt. Trong Phật giáo, số 7 có nghĩa gì? Nó gắn liền với cuộc đời của Đức Phật từ lúc Ngài sinh ra cho đến suốt cuộc đời hành đạo. Với Thiên Chúa giáo, số 7 là biểu trưng cho sự hoàn thiện hay hoàn hảo về cả thể xác và linh hồn...
► Lịch ngày tốt cung cấp công cụ xem tử vi, xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
có thể trở nên u ám, lệch lạc.
1. Kích cỡ cửa sổ phải đồng nhất
Cửa sổ phòng khách hoặc phòng ngủ quá lớn hoặc số lượng quá nhiều rất dễ làm cho mố quan hệ trong gia đình bị bất hòa, có thể lắp cửa chớp hoặc treo rèm cửa sổ để điều chỉnh khiêm khuyết này, song hiệu quả cửa chớp lớn hơn rèm cửa. Một chiếc cửa sổ lớn sát đất, mùa hạ sẽ thu nạp quá nhiều ánh sáng và nhiệt lượng, mùa đông thì lại làm cho nhiệt lượng trong phòng mất di quá nhiều, như vậy cần phải lắp rèm cửa sổ hoặc vật che chắn khác.
Cửa sổ tuy không nên quá lớn nhưng cũng không nên quá nhỏ. Căn phòng có cửa sổ quá nhỏ sẽ làm cho con người có cảm giác chế giễu tiểu khí, người sống trong nhà sẽ trở nên lòng dạ hẹp hòi,sống hướng nội.
2. Cửa sổ vở hỏng nhất định phải sữa chữa
Cửa sổ là “phong thủy chi nhãn” (mắt phong thủy) của một ngôi nhà. Để đảm bảo người sống trong nhà được khỏe mạnh, cửa sổ vỡ hỏng phải nhanh chóng được sửa chữa, không nên “vì việc nhỏ mà lỡ mất việc lớn”, tiết kiệm món tiền nhỏ sửa cửa sổ mà làm tốn hại đến sức khỏe cơ thể.
đỉnh cửa sổ nhất định phải cao hơn chiều cao người sống trong đó, như vậy có thể tăng lòng tự tin về phong thái của người sống trong đó, và khi ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài cửa sổ con người cũng không phải “khom lưng uốn gối”.
3. Cửa sổ hình vuông hoặc cửa sổ hình vòm
Cửa số hình tròn hoặc hình vòm sẽ làm cho con người có cảm giác yên tĩnh như giáo đường, thích hợp cho thiết kế trong phòng ngủ. Cửa sổ hình vuông làm cho con người có cảm giác phấn chấn, thích hợp thiết kế trong phòng ăn hoặc phòng làm việc. Bình thường nếu trong nhà có thể kết hợp thiết kế cả hai loại cửa sổ này thì sẽ thu lại kết quả rất tốt.
4. Phương thức mở cửa sổ kiêng kỵ mở vào trong
Cửa sổ phòng ngủ, phòng khách và phòng bếp trong căn nhà bạn là theo loại hình thức nào? Chúng mở hướng lên trên, mở sang hai bên hay bịt kín? về phong thủy mà nói: Phương thức mở cứa sổ là mở hướng ra ngoài hoặc hướng ra hai bên, lấy nguyên tắc Là không ảnh hưởng đến khu vực trước và sau cửa sổ. Cửa sổ mở vào trong sẽ làm cho người sống trong nhà trỏ nên nhát gan, hẹp hòi, hơn nữa cửa sổ mở vào trong thường bị rèm cửa sổ hoặc cửa chớp chặn lại, như vậy rất khó mở. Nếu cừa sổ nhà bạn mở vào trong thì phía dưới cửa sổ có thể đặt một bồn cảnh hoặc một máy ghi âm hay máy phóng thanh để hoạt hóa khí trường khu vực này.
Nếu cửa sổ trong nhà chỉ có thể mở hướng lên trên một nửa. không thể mở hết, sẽ làm cho môi trường trong nhà không tốt, công việc của người sống trong nhà không thuận lợi. Nêu gặp phải trường hợp này thì bệ cửa sổ có thể sơn màu sáng, lắp cửa chớp chắn nắng, tốt nhất là không nên treo rèm vải, cạnh cửa sổ đặt một bồn cảnh hoặc gương kính để hoạt hóa khí trường.
5. Màu sắc khung cửa sổ kiêng kỵ cùng màu với tường nhà
Cửa sổ nhà bạn lớn hay nhỏ? Rộng hay hẹp? Cao hay thấp? Một khung cửa sổ có thể nhìn ra ngoài thấy cảnh đẹp thì nào khác gì một bức tranh đẹp, vì thế khung cửa sổ không nên cùng màu với tường để mang lại sức sống và khả năng sáng tạo cho người sống trong nhà.
Ngoài ra, màu sắc khung cữa sổ nên tránh sơn màu đỏ, bời vì đó được gọi là sát khí nhà tù, dễ làm cho tinh thần người sống trong đó căng thẳng, vì vậy nên tránh loại sơn màu đỏ.
Cuộc sống vốn sinh sinh hóa hóa, biến đổi không ngừng, Dịch Lý là một khoa môn chuyên nói về Lẽ Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu (mọi thứ Hữu Hình lẫn Vô Hình). Mọi vấn đề tạo tác của loài người dù có muốn hay không muốn đều nằm trong Lẽ Biến Hóa của Dịch.
Mọi sự Hóa Thành như Thành thành công, Thành thất bại, Thành chưa xong, Thành tốt, Thành Xấu, Thành giàu, Thành nghèo, Thành có học, thành thất học, Thành nhớ, Thành quên…đều chịu ảnh hưởng của hai yếu tố quan trọng là Chủ quan và Khách quan (Chủ quan là ý mình. Khách quan là ý Trời là mọi biến động ngoài ta) chúng là âm dương luôn chi phối lẫn lộn với nhau. Lý Dịch là một Nguyên Lý vô song, là một Chân Lý là sự thật của mọi sự thật, chúng bao trùm cả chủ quan và khách quan.
Từ đó khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần xử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.
Ngoài ra Dịch Lý có thể giúp ta nhận diện, giải quyết các vấn đề như sau:
1/ Tri thiên mệnh để tận nhân lực.
2/ Tình huống phân vân chưa biết quyết định lựa chọn nào cho tốt?
3/ Định sự chân giả.
4/ Biết ý người.
5/ Hướng giải quyết tình huống vấn đề.
6/ Chọn ngày giờ tốt để khởi sự.
……..v.v và v.v
Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch. Nên người học Dịch có thể “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh” thường ngày trong cuộc sống.
Để nhận biết sự động và tĩnh ta áp dụng quy tắc “Đồng lấy dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”: Khi sự giống nhau nhiều thì ta lấy điểm khác biệt mà luận – Khi sự khác nhau nhiều thì ta lấy điểm giống nhau mà chọn. Sự diễn biến thường hằng mỗi ngày như mọi ngày thì gọi là Tĩnh, và trong sự tĩnh đó bỗng nhiên có một ngày xảy ra chuyện khác thường thì ngày đó gọi là Động.
Ví như anh A mỗi ngày làm việc đều đặn bình thường, nhưng có một ngày bỗng nhiên cảm thấy lòng bất yên, khó chịu, lo lắng …thì gọi là Động
Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn, bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.
Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.
Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ, bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.
Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.
Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt, nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.
Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.
Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là điềm thì là lúc ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa” đã mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó hoặc cho tập thể nào đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt) nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…
Vậy khi muốn Ứng Dụng Dịch vào cuộc sống hằng ngày ta phải trải qua 3 bước:
“Bước 1”: Để quyết định dùng.
“Bước 2”: Để An Dịch Tượng (lập quẻ Dịch)
“Bước 3”: Để luận Dịch tượng và đưa ra quyết định sau cùng.
Văn khấn lễ thần linh trong nhà ngày mùng một Tết âm lịch đầu năm.
Ngoài việc cúng Gia tiên trong ngày mùng 1 Tết, thì việc cúng Thần linh trong nhà của ngày này là điều không thể thiếu để cầu mong bình an những điều tốt lành trong năm mới.
Sắm lễ cúng thần linh mùng một tết
Lễ vạt dâng cúng thần linh năm mới gồm:
Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
Trầu cau;
Rượu;
Đèn, nến;
Lễ ngọt, bánh kẹo;
Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.
Văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng một tết
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
• Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
• Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Tín chủ con tên là ……………Tuổi:………
Ngụ tại ………………………………………
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn.
Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn Đức càn thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần Bản xứ hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, cứu khổ trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.
- Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
- Thổ Địa: trông coi việc nhà.
- Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.
Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
- Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
- Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
- Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.
Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
Mũ Thổ Công:
- Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.
- Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
- Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định:
+ Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
+ Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
+ Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
+ Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
+ Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.
Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.
Cúng Thổ Công:
- Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
- Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
- Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
Tết Thổ Công:
- Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).
- Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).
Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ là………………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
25 bài học của Đức Phật dạy chúng sinh sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Hãy suy ngẫm, trân quý và làm theo sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta!
Trong phong thủy quan niệm, bếp nấu tránh đặt dưới phòng ngủ. Vì thế, tùy vào không gian nhà nên có cách bố trí sao cho tránh được yếu tố này.
Theo chuyên gia phong thủy, một trong các yếu tố tránh của phong thủy là phòng ngủ trên bếp nấu, đặc biệt là giường ngay trên đầu bếp thì càng cần phải tránh. Bởi bếp thuộc tính hỏa, trong quá trình nấu nướng khí hỏa sẽ bốc lên các không gian bên trên và ảnh hưởng đến người cư ngụ trong các phòng đó. Dù là nhà mái bê tông, thì việc này cũng cần tránh bởi khói và hơi nóng bốc lên cũng có thể làm phần mái này có nhiệt độ tăng cao hơn.
Trong khi đó, phòng ngủ luôn cần sự yên tĩnh, mát lành. Vì thế, khi giường ngủ kê ngay trên bếp sẽ rất khó chịu, khó ngủ. Phong thủy cho rằng, giường ngủ đặt trên bếp có thể khiến người ngủ trên đó dễ nảy sinh tâm lý nóng nảy, khó chịu hoặc hay ốm đau.
Khi gặp tình huống này, gia chủ nên thay đổi cách bố trí các phòng trong nhà. Ví dụ, nên di chuyển phòng ngủ sang một không gian khác và thay vào đó là phòng đọc, phòng sinh hoạt chung…
Đối với các trường hợp nhất thiết phòng đó phải là phòng ngủ thì gia chủ vẫn có thể linh hoạt bằng cách kê giường ngủ sao cho vị trí không trùng với bếp nấu bên dưới. Phía tầng giướng nên trùng là tủ lạnh, bồn rửa chén, bàn ăn… Tuy nhiên, các trường hợp này cần được bố trí sao cho hài hòa, tránh sắp xếp lộn xộn làm ảnh hưởng đến bố cục chung của toàn căn nhà.
Ở điểm đầu của đường tình duyên
Xem bói tình duyên người có nốt ruồi ở ngay điểm đầu của đường tình duyên hãy xác định sẽ phải đeo bám kiếp FA dài dài vì dành quá nhiều thời gian cho những đam mê khác. Họ thường được đánh giá là người chu toàn, cẩn thận và thích nghiên cứu, sách vở.
Chắc chắn bạn sẽ thành công trên con đường học vấn. Nếu được đầu tư hợp lý, gia đình có nền tảng cơ bản, bạn sẽ càng đạt thứ vị cao. Ngược lại với sự thăng tiến ấy, chuyện tình duyên càng xuống dốc. Bạn ưu tiên mọi thời gian cho nghiên cứu mà quên rằng cuộc sống còn tình yêu.
Hai nốt ruồi trên đường tình duyên
Đặc điểm này cho thấy bạn sống thiếu mục tiêu, mơ hồ và không thể vạch ra con đường rõ ràng sẽ đi trong tương lai. Về nghề nghiệp, bạn thay đổi mong muốn gắn bố với nghề liên tục vì thiếu động lực và sự quyết đoán để vượt qua những khó khăn trong nghề. Do vậy, thành công chỉ đến khi bạn phá được vỏ bọc mờ nhạt của chính mình.
Trong khi đó, đường tình duyên bị ảnh hưởng tiêu cực vì bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, thất vọng về bản thân. Tự bạn thấy mình không xứng với bất kỳ ai hoặc chưa sẵn sàng để đón nhận tình cảm khi vẫn còn mông lung về cuộc sống của mình.
Nốt ruồi ở vị trí đối diện ngón giữa
Tham vọng vô cùng lớn là điểm nổi bật của người có nốt ruồi xuất hiện trên đường tình duyên, ở vị trí đối diện ngón giữa. Họ luôn thích tỏ ra có sức ảnh hưởng với đám đông và độc đoán trong cách lãnh đạo của mình nếu được đề bạt. Bù lại, họ sở hữu vô vàn ưu điểm.
Ví như cương trực, mạnh mẽ, luôn chọn cách đương đầu trực diện với khó khăn để giải quyết. Ngoài ra, họ sống thực tế, chưa tới mức thực dụng nên được nhiều người quý mến vì thẳng thắn. Với tình yêu, do đồi hỏi quá cao về cả điều kiện kinh tế và tính cách, nên bạn khó tìm được tình yêu hoàn hảo cho riêng mình.
Nốt ruồi ở vị trí đối diện ngón đeo nhẫn
Trong cuộc sống của bạn, tình cảm là thứ quan trọng, thiêng liêng nhất. Khi đứng trước bất kỳ lựa chọn nào, bạn đều thiên về chữ tình. Dù với mối quan hệ gì, bạn đều chu đáo, ân cần và quan tâm đúng mực. Nói cách khác, bạn được xếp vào những người đào hoa, có hàng tá “vệ tinh” vây quanh.
Bằng cách xử lý tinh tế, bạn vẫn giữ được hình ảnh đẹp của mình, trong khi từ chối khéo léo nếu không có tình cảm. Với công việc, bạn hay cầu toàn nên mọi thứ bình lặng trôi qua.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Lộc là một trong ngũ phúc (Phúc Lộc Thọ Khang Ninh) và được “mã hoá” qua hình ảnh những nhành lộc non của cây cối mùa xuân vào độ tươi thắm. Cây thiết mộc lan - còn gọi là phát tài với nhiều mầm cây thường được chọn đặt trong nhà Đô thị ngày càng phát triển thì thiên nhiên càng bị thu hẹp khiến những mảng xanh càng trở nên cần thiết hơn. Việc đưa lộc vào nhà chắc chắn không phải là hành động… hái lá bẻ cành đáng chê trách, mà là thái độ trân trọng thiên nhiên, lựa chọn loại cây phù hợp để trồng và trưng bày một cách hợp lý trong gia đình vào dịp năm mới.
Cây không chỉ là vật trang trí
Xưa nay dùng cây cối trong nội thất chính là liệu pháp cân bằng và cải tạo sinh khí một cách đơn giản và dễ điều chỉnh nhất. Một căn phòng làm việc có nhiều loại vật dụng, hãy thử đặt vài chậu kiểng, bình hoa trên bàn hoặc giò lan trên cửa sổ, hiệu quả giảm stress sẽ đến rõ rệt nhờ việc cân bằng âm dương, hài hoà các hành mộc - kim. Tuy nhiên việc bố trí cây phải tương quan chặt chẽ với không gian. Cây cối nhiều quá nếu không có sắp xếp hợp lý sẽ dẫn đến ẩm thấp, tối tăm, vướng víu tầm mắt và dễ sinh hoả hoạn (mộc sinh hoả).
Ta có thể thấy, dù là lâu đài phương Tây hay nhà vườn phương Đông vẫn luôn cần giữ khoảng trống thoáng đãng, quanh nhà trồng cây có chính phụ, đưa cây vào nội thất có chọn lọc.
“Sức khoẻ” của cây cối cũng là thước đo sinh khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì sự quân bình. Gần thì điều chỉnh tại ngay cây đó như xới đất, tưới nước hay tỉa cành, xa hơn là quan sát cả không gian chung quanh xem có bị nắng nóng hay để cây quá sâu trong nhà khiến cây thiếu dưỡng khí hay không. Tốt nhất là nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng của nhà (cây ưa nước hay kỵ nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều hoa...).
Lộc đến nhà do… cái tên!
Văn hoá truyền thống có câu “danh chính ngôn thuận” ứng dụng trong phong thuỷ khá nhiều, cụ thể là qua việc đặt tên các loại cây cối luôn được người Việt nói riêng và dân châu Á nói chung cân nhắc để hướng đến yếu tố may mắn. Tất nhiên là những cái “danh” ấy luôn được các nhà vườn và nghệ nhân giải thích tương ứng với hình dáng, xuất xứ, đặc tính của cây và có sự sắp xếp hệ thống để khách hàng cảm nhận và lựa chọn tuỳ theo quan điểm và hoàn cảnh riêng mỗi nhà. Những loại cây được phong thuỷ xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà ở có thể hệ thống trong một số bộ cây chính sau:
Bộ tứ linh: đa - sung - sanh - si, vốn là những cây lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum suê, những cây này hay được uốn theo các thế truyền thống thể hiện tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la.
Bộ tứ quý: mai - lan - cúc - trúc tương ứng theo bốn mùa trong năm, hoặc là tùng - trúc - cúc - mai tượng trưng cho tuổi thanh xuân và khí tiết của con người, trong đó tùng và trúc có dáng vươn cao tượng trưng cho nam tử trượng phu, còn cúc - mai tươi đẹp mềm mại tiêu biểu cho nữ nhi hiền thục.
Bộ tam đa: gồm có cây sung sai quả (hoặc cây đa) ở dạng bonsai tượng trưng cho phúc. Cây lộc vừng hoặc phát tài tượng trưng cho lộc. Cây bách tuế, thiên tuế hay vạn tuế, vạn niên tùng, sống đời… tượng trưng cho thọ.
Trúc thanh mảnh nhã nhặn, sen cẩn trọng thanh tịnh Cây bụi thấp ở phía trước phù hợp với việc tạo cảnh quan nhà ở
Ngoài ra còn một số loại cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ. Có thể kể đến cần thăng (mong muốn thăng tiến), đỗ quyên, trạng nguyên (đỗ đạt, học giỏi), kim ngân, kim quýt (tài lộc dồi dào), đào, mai, hồng (duyên tình tươi thắm), hướng dương, cúc vàng (đón ngày mới, ấm áp tự tin). Hoa sen thanh tịnh và nhất là sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện.
Các loại hoa cắt cành ngoài hoa hồng, phong lan thì cát tường thì mang ý nghĩa may mắn, hanh thông mọi việc hoặc thiên điểu với ý nghĩa tượng trưng cho sự phóng khoáng, bay nhảy cũng được ưa chuộng.
Kiểu dáng cây phù hợp với kiến trúc nhà ở
Các nghệ nhân cây cảnh thường tạo dáng cây theo các chủ đề truyền thống như tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, nhị thập tứ hiếu… trong đó các phần ngọn, thân, rễ tương đương với thiên – địa – nhân, phải hài hòa không được xem nhẹ phần nào. Tiêu chuẩn cơ bản là nhất hình – nhì thế – tam chi – tứ diệp nhằm có được những dáng cây hài hoà, khoẻ mạnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ truyền thống vừa tạo nên hình thế tươi đẹp cho người thưởng ngoạn và cải tạo tốt nội khí nơi ở.
Theo SonThuy
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
Trong tử vi Quý Tỵ là con rắn ra khỏi bãi cỏ, là người thông minh, tướng mạo tuấn tú, làm việc không thiên lệch, ly hương sẽ phát đạt.
Trường lưu Thủy cuồn cuộn bất tuyệt, tất quy về phương Đông Nam, xuôi dòng tự quy về Thìn, Tỵ. Nếu Nhâm Thìn tọa cung Tài bạch, một đời không được phú quý nhưng cũng không nghèo khổ. Tuy trong tay không có được số tiền lớn nhưng không bao giờ thiếu tiền dùng.
Thủy này ưa Kim sinh dưỡng như Canh Tuất, Tân Hợi Thoa xuyến Kim; Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim, cũng ưa Nhâm Thân, Quý Dậu Kiếm phong Kim. Ưa Quý Sửu Tang đô" Mộc làm núi, Quý Mùi Dương liễu Mộc làm vườn, gọi là Thủy nhiễu hoa đề cách, chủ vinh hoa phú quý.
Nhâm Dần Quý Mão Kim bạc Kim, cũng luận là cát lợi. Duy gặp Hải trung Kim, Sa trung Kim thì vô ích. Kỵ Thổ làm tắc nghẽn khô cạn, nhưng Thổ lại có công đắp đê, chỉ lấy Canh P Tân, Bính, Đinh là tốt; Mậu, Kỷ là không tốt. Gặp Hỏa là tương hình, mà có tượng ký tế, ưa gặp Mậu Tý, Mậu Ngọ, là Thiên can hợp hóa. Ưa nhất Giáp Thìn Phúc đăng Hỏa.
Gặp Mậu Thìn Đại lâm Mộc, mệnh chủ cát lợi.
Quý lộc tại Tý, chi khác có Tý, mệnh chủ cát lợi, phú quý.
Quý quý tại Tỵ, chi khác có Tỵ, mệnh chủ cát lợi, phú quý.
Tỵ mã tại Hợi, chi khác có Hợi, mã phạm hình, không nên làm kinh doanh, có thể bỏ mạng nơi đất khách quê ngưòi.
Chi khác không ưa gặp Thân, Dần, là phạm hình. Mệnh nữ chủ lấy 3 đời chồng hoặc sảy thai, sinh non. Ngưòi sinh năm này có tài ăn nói, nên theo nghề tuyên truyền, maketting, bảo hiểm. Nếu chi khác có Dậu, có thể nghiên cứu mệnh lý, làm giáo viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Người sinh năm này nên giữ mình, chớ trêu hoa ghẹo nguyệt sẽ tự tìm đến phiền phức. Gặp năm Tỵ, Hợi, trong nhà khó được yên ổn, không hại đến bản thân cũng hại đến người nhà.
Bạn đời không nên gặp ngưòi sinh năm Mậu, Kỷ. Nên tìm ngưòi sinh năm Bính, Đinh. Chi khác có Dần, đề phòng thân thể bị thương tật, nhất là đề phòng tứ chi thương tổn do mắc bệnh tiểu đường, hoặc tai biến. Quý Tỵ là Thủy tự tuyệt, gọi là dòng nưóc khô cạn. Nếu gặp Bính Tuất, Đinh Hợi Ốc thượng Thổ; Canh Tý, Tân Sửu Bích thượng Thổ e rằng gan không tốt, thọ mệnh không dài. Phương pháp bổ mệnh: Thường uống Lục vị địa hoàng hoàn, ăn nhiều gan trâu, lợn, mèo, gà, vịt và rau chân vịt...