Kinh Phòng với Kinh Thị Dịch truyện
Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.
Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.
Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương.
Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến.
Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành.
Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành.
Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành.
Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành.
Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành.
Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4
Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành.
Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi.
Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”.
Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti.
Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ.
THUYẾT NẠP GIÁP
Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.
THUYẾT NẠP ĐỊA CHI
“Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”.
Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”.
THUYẾT QUÁI KHÍ
Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”.
“ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”.
Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương.
Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”.
Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau:
- Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập.
- Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí.
(Sưu tầm)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)