Mơ thấy em bé –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Phong thủy được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều không gian khác nhau, trong đó có không gian tại các quán cafe. Để công việc kinh doanh luôn đắt khách, bạn hãy tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm phong thủy dưới đây để kinh doanh cafe nhé!
Điều quan trọng đầu tiên đối với quán cafe là ở việc lựa chọn địa điểm. Người kinh doanh cần tìm hiểu rõ xem địa điểm quán cafe có phù hợp cho mình kinh doanh hay không. Tiếp đó, phải lưu ý về tầm nhìn để tránh các xung xạ để tạo cát khí thu hút khách hàng bởi hầu hết địa điểm quán cafe đều là mặt đường.
Những vị trí tối kỵ đối với quán cafe là: có các tòa nhà quá lớn ở bên cạnh, cửa hàng bị đường đâm vào nhà, con đường bên tay phải hay đường rẽ cua có góc cong lượn vào nhà hàng, hay mặt tiền quán cafe có những hệ thống thiết bị dưới mặt đất, có những cột điện…
Thế “tọa sơn nghênh thủy” được hiểu là có đường trước mặt và có điểm tựa ở phía sau thường được nhiều người lựa chọn. Điểm tựa ở đây có thể là nhà cao ở phía sau hoặc có hòn non bộ tự tạo. Đây được coi là thế đẹp trong phong thủy cho quán cafe.
Một số lỗi về phong thủy quán cafe thường gặp như: quầy thu ngân có đường đi đâm vào két, để két nhìn ra cửa; hệ thống cửa để thông nhau liên tục; sử dụng gương không hợp lý, đối diện cửa chính, phản sáng; không gian quán cafe không tạo được sự ấm cúng; quán cafe không có phong cách riêng; lỗi về hệ thống cửa (cửa mở rộng về phía sau); ban thờ thần tài để ở góc khuất, đặt lên bể nước, bể phốt mà không biết.
Bàn thờ thần tài được coi là chuẩn phong thủy khi không để ở gầm xà, chân cầu thang, nơi là dòng hút khí ở đường đi, trên bể phốt, bể ngầm. Nên đặt ban thờ thần tài ở vị trí thu hút được nhiều khí nhất, dễ nhìn thấy nhất. Bài trí bàn thờ thần tài nên có thần Di Lặc ở phía trên và 2 thần tài (thần thổ địa, thần phúc lộc) ở phía dưới. Như vậy sẽ là “thần quản thần”, nguồn lợi quán cafe sẽ luôn mang tính thiện.
Phía ngoài cùng của thần tài nên đặt 3 đến 5 chén nước gọi là thế “minh đường tụ thủy”. Nếu để bàn thờ lên tầng 2 thì phải lấy một ít đất ở dưới tầng 1, cho vào 1 gói nhỏ, cho vào ghế để 2 tượng thần tài và thổ địa ngồi lên đó.
Phong thủy quán cafe tốt là biết cách bố trí kích hoạt được dương khí tốt đó là sử dụng các gam màu rực rỡ, tươi sáng, không mang tính âm. Ánh sáng cũng cần đặc biệt chú ý, đó là phải sử dụng cả khoảng sáng và khoảng tối nhưng phía mặt tiền luôn phải là ánh sáng rực rỡ, chào mời, tạo điểm nhấn. Nên xen thêm các tiểu cảnh như cây cối, dòng nước chảy… sẽ tạo cảm giác thư thái cho khách hàng.
Phụ tinh. Một trong sao bộ đôi Tiểu Hao và Đại Hao. Gọi tắt là Song Hao. Cũng là sao thứ 4 trong 12 sao thuộc vòng sao Bác Sĩ theo thứ tự: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.
Cũng là một trong 6 sao của bộ Lục Bại Tinh gồm các sao Tiểu Hao, Đại Hao, Tang Môn, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Hư (gọi tắt là Song Hao Tang Hổ Khốc Hư).
Vị Trí Ở Các Cung
Hai nhà khoa học Mỹ khẳng định nguy cơ phạm tội ở đàn ông có tên hiếm cao hơn so với các chàng trai sở hữu tên phổ biến.
Trong một nghiên cứu gần đây, hai nhà kinh tế David Kalist và Daniel Lee của Đại học Shippensburg (bang Pennsylvania, Mỹ) thống kê 15.012 tên mà người dân tại một bang của Mỹ đặt cho con trai trong khoảng thời gian 1987-1991.
Họ sử dụng một công thức toán học để tìm ra cái tên phổ biến nhất trong giai đoạn đó. Kết quả như sau: Michael là cái tên hay được sử dụng nhất, trong khi Ernest, Preston, Tyrell, Kareem, Malcolm, Alec là những tên hiếm gặp nhất. Tiếp tục tìm hiểu đời tư của hàng nghìn người có tên hiếm thông qua dữ liệu của cảnh sát, hai chuyên gia nhận thấy những thanh niên sở hữu tên hiếm thực hiện nhiều hành vi có hại cho xã hội hơn so với các chàng có tên phổ biến. Tên càng hiếm, nguy cơ phạm tội của người sở hữu tên càng cao.
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng tên đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành quan điểm của mỗi người về bản thân mình. Nhân loại đã có quá nhiều nghiên cứu chứng minh điều đó. Một cuộc khảo sát vào năm 1993 tại Mỹ cho thấy đa số người có tên khó đánh vần không gặt hái thành công trong cuộc sống và không dễ gần. Họ cũng có nguy cơ cao hơn trong việc sa vào cuộc sống sa đọa về tinh thần. Một thử nghiệm vào năm 2001 tìm ra một xu hướng kỳ lạ, theo đó chúng ta có xu hướng đánh giá mức độ đáng tin cậy và khả năng đàn ông của nam giới theo tên.
Vào năm 1998, tiến sĩ tâm lý Melvin Manis của Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện phần lớn chúng ta có phản ứng tiêu cực khi nghe những cái tên lạ tai. Xu hướng đó khiến người sở hữu tên hiếm đánh giá sai lệch về bản thân họ. Tới năm 2007, nhà kinh tế học David Figlio của Đại học Florida khẳng định, những anh chàng có tên của con gái có nguy cơ bị đình chỉ học tập cao hơn so với người có tên dành cho nam.
Bên cạnh đó, tên cũng nói lên nhiều điều về học vấn của cha mẹ. Hai nhà nghiên cứu David Kalist và Daniel Lee cho biết, những người mẹ chưa học hết phổ thông hiếm khi đặt tên con là Allison. Hai chuyên gia nhận xét rằng những cặp vợ chồng có học vấn thấp có xu hướng chọn tên hiếm cho con cái nhiều hơn.
Tất nhiên, tên không gây nên hành vi phạm tội và phản ứng của người khác đối với tên của bạn chỉ là một trong những nhân tố. David và Daniel còn tìm thấy một xu hướng thú vị nữa: Tỷ lệ ly hôn trong phụ huynh của nam thanh niên có tên hiếm cao hơn nhiều so với mức trung bình. Ngoài ra, họ cũng có ít tiền hơn. Định kiến của xã hội đối với một số tên khiến nhiều chàng trai rất khó tìm việc làm. Khi thất nghiệp, người có tên hiếm dễ phạm pháp hơn so với các chàng có tên phổ biến.
Phan Huy Chú nổi tiếng với bộ Lịch triều hiến chương loại chí |
Cha ông là Phan Huy Ích, mẹ là Ngô Thị Thục - em gái Ngô Thì Nhậm.
Phan Huy Chú là danh nhân có tài, một nhà bác học về nhiều lĩnh vực: y học, sử học, thơ ca... Ông còn là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng: Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục, Hoa trình ngâm lục...
Sự nghiệp sáng tác lớn nhất của Phan Huy Chú được đánh dấu với bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Ông đã bỏ ra 10 năm (1809-1819) để hoàn thành bộ sách này. Đây là một công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa đồ sộ, một kho bách khoa toàn thư của đất nước. G.P.Muraseva, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam người Liên Xô đã đánh giá: "Lịch triều hiến chương loại chí xứng đáng là bộ bách khoa toàn thư mà không có công trình nào sánh nổi về bề rộng phạm vi các vấn đề sử học Việt Nam thời phong kiến".
Phan Huy Chú đã nêu cao tấm gương về tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, cống hiến cho đất nước công trình nghiên cứu có giá trị to lớn. Ông xứng đáng là danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.
(Theo Anninhthudo)
Thế giới 7 tỉ người, vậy mà sao hội FA vẫn đông đảo rộn ràng và có khuynh hướng ngày càng tăng như vậy chứ. Phải chăng là yêu cầu quá cao, thước đo trong lòng quá khắt khe hay thực sự là chẳng thể tìm được người phù hợp với mình. Cùng xem đối tượng 12 chòm sao ghét, có chết cũng không yêu được nhé.
Màu sắc tâm linh vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày, chưa ai có thể lý giải một cách toàn diện về vấn đề này. Vì thế, bạn hãy tránh xa 10 nơi không nên tới vào ban đêm dưới đây nhé.
Xem thêm Clip 10 Nơi không nên đến vào ban đêm để tránh âm khí:
TẢN MẠN NHỮNG ĐIỀU GHI CHÉP VỀ LÊ THÁI TỔ
Những ghi chép về vua Lê Thái Tổ
Xưa nay, mỗi một vị đế vương lên ngôi lập ra triều đại mới thường đi liền với những câu chuyện ly kỳ đầy màu sắc huyền ảo. Những câu chuyện trên có thật, hoặc cũng có thể được thêu dệt, thêm bớt, vì mục đích chính trị, khẳng định ông vua đó là chân mệnh thiên tử.
Thế kỷ XV của nước ta là một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng cũng đầy hào quang lấp lánh. Bởi vì thời kỳ đó, nhân dân ta chịu ách áp bức đô hộ của triều Minh – Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng dân tộc, vua Thái Tổ, Lê Lợi, cùng với tinh thần xả thân vì nền độc lập dân tộc của nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân ta đã đập tan ách thống trị của giặc Minh tàn bạo. Thật đúng là:
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc”
Bình Ngô Đại cáo - Nguyễn Trãi.
Cũng như bao ông vua lập quốc khác trong lịch sử, những câu chuyện nhuốm đầy màu sắc tâm linh huyền ảo về xuất thân, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi vẫn thường được lưu truyền, như thanh gương thần, lưỡi khắc chữ thuận thiên, chuôi gươm nạm ngọc, có sức mạnh vô song, hay câu chuyện vợ vua nhặt được quả ấn báu, rồi chuyện trả gươm trên hồ Gươm, chuyện vua bị truy đuổi mà được Hồ Ly phu nhân cứu cho thoát nạn…
Trong tất cả những câu chuyện trên, đều khẳng định vua có chân mệnh đế vương, là người có sứ mệnh cao cả thiên liêng cứu vớt sinh linh ra khỏi bùn lầy tăm tối của nô lệ, áp bức, dã man.
Sách lịch sử ghi lại gốc gác xuất thân của Vua như sau: Tổ tiên bốn đời tức là tằng tổ của Vua tên húy là Hối, họ Lê. Một ngày ông Hối đi chơi qua vùng đất Lam Sơn thấy khu đất này thủy tú, sơn kỳ, cỏ cây hiền hòa, cây cối tốt tươi, chim muông quy tụ rất đông. Ông Hối cho rằng “ đất lành, chim đậu”, nên dọn nhà đến khu đất Lam Sơn này ở.
Kể từ khi chuyển nhà, cuộc sống của ông ngày một giàu có, ruộng nương nhiều, gia súc đông, lương thực dồi dào, bạc vàng của cải tích lũy rồi trở nên giàu có thịnh vượng nhất vùng. Không chỉ thịnh vượng về của cải con cháu ông càng ngày càng đông đúc, quy tụ, nhân đinh trong họ xuất hiện nhiều bậc hiền tài, kiệt xuất.
Ông Hối cũng là người nhân ái, thường xuyên cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn trong vùng, đối với gia đinh, nô bộc ông cũng đối xử rất tử tế, nên nhân dân trong vùng kẻ trên người dưới, nam phụ lão ấu đều hết sức kính trọng ông.
Từ đó trở đi ông làm nhiệm vụ coi xét một vùng. Đến đời của Vua thì vẫn nối tiếp chức vụ ấy. Vua lớn lên làm chức phụ đạo sách Khả Lam, bọn tướng tá nhà Minh muốn ông làm quan nhưng ông nghĩ: “Làm kẻ trượng phu phải trừ nạn lập công, sao lại chịu làm tôi tớ cho người ta cưỡng bức”. Từ chối làm quan, ông cùng họ hàng thân thuộc và bạn bè siêng năng việc cầy cuốc, rèn luyện thao lược binh pháp, nung nấu hùng tâm tráng trí.
Bấy giờ Vua sai người cày ruộng ở đất Chiêu Nghi, người tá điền này gặp một nhà sư. Nhà sư than rằng: - Đất quý như thế này mà chẳng có ai để trao cho !
Người tá điền lấy làm lạ vội chạy về báo lại với Vua. Vua vội chạy tới, sau khi thi lễ. Hòa thượng đó mới nói:
Vua quỳ xuống hỏi rằng:
Vị hòa thượng nói:
Vua lậy tạ rồi chọn ngày, đưa hài cốt của phụ thân mình tới đó táng. Sau này, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi, lên ngôi vua. Thật ứng với Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Sau này, họ Mạc cướp ngôi vua Lê, gặp được đám trung thần triều Lê là Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm mới trung hưng được cơ đồ.
Thời kỳ còn chiến tranh với giặc Minh, có lần bọn giặc đào lấy hài cốt của thân phụ ngài để ép Vua xuất hiện. Tướng tá của Vua lén giành lại được, bí mật táng lại chỗ cũ.
Xét trên lá Tử vi của Ngài thì cung Phúc đức có bộ Tướng quân, Quốc ấn, Thiên mã…Lại kèm Địa không, Địa kiếp đắc, ngộ Tuần, có lẽ ứng đúng vào huyệt đất ở động Chiêu Nghi, sản sinh ra anh hùng, có võ nghiệp lẫy lừng, đời đời vinh hiển.
Nay nghiệm ra và sâu chuỗi móc nối sự việc lại mới thấy chuyện trên đây là có cơ sở, chứ không phải huyễn hoặc, hoang đường.
Xem thêm tử vi trọn đời tại Phong thủy số.
"Môn đối môn" - Thế cửa rất xấu
Đa số mọi người gọi tình huống này là phạm vào môn xung sát. Phạm vào "môn xung sát" chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ là người trong gia đình, gặp nhiều chuyện thị phi, mọi người rất dễ vì những chuyện nhỏ như "cây kim trong cọng chỉ" mà phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn. Nghiêm trọng hơn là nảy sinh những mối bất hòa với những người khác trong công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp, với cấp trên…
Lưỡng môn đối diện vị tương mạ (hai cửa đối diện sẽ gây tranh cãi), thường gây ra sự bất hòa trong gia đình.
Nhưng, môn đối môn sẽ không gây ra vấn đề quá nghiêm trọng, trừ khi cửa chính vốn đã bị xung với một hành lang thẳng và dài, cộng thêm cửa đối diện cửa, khi đó mới thật là vấn đề đáng nói.
Phạm vào môn xung sát đồng thời cửa mở theo các hướng Đông, Đông Bắc, Tây Bắc và hướng Bắc thì người đàn ông trong gia đình sẽ gặp chuyện thị phi.
Nếu phạm vào môn xung sát đồng thời cửa mở theo các hướng Đông Nam, Tây Nam và hướng Tây thì những người trong gia đình dễ gặp chuyện thị phi.
Nếu phương vị của quẻ bát quái thuộc nam giới, phạm môn xung sát thì người đàn ông sẽ gặp bất lợi, nếu phương vị quẻ bát quái thuộc nữa giới phạm vào môn xung sát thì người nữ sẽ gặp bất lợi.
Quẻ bát quái của nam giới là Càn, Chấn, Khảm, Cấn.
Quẻ bát quái của nữ giới là Khôn, Tốn, Ly, Đoài.
Cách hóa giải:
“Kinh Lỗ Ban” ghi rằng: “Hai nhà không thể đối diện nhau vì như thế sẽ có một chủ bị suy. Hai nhà không thể đối nhau vì như thế sẽ có một nhà bị dữ”. Nhưng ngày nay, thành phố chật hẹp, người đông, nhiều nhà cao tầng chuyện đối cửa khó tránh khỏi, nếu phạm vào điều kiêng kỵ này thì sẽ hóa giải bằng cách nào?
Muốn xóa bỏ thế hai cửa đối nhau cách làm tốt nhất là treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” (Ông trời ban phúc bốn phương) trên cửa.
Có không ít người quan tâm tới điều này, có người treo gương: Tam xoa, bát quái, bạch hổ để hóa giải, nhưng làm như vậy lại gây lo lắng cho nhà đối diện nên cần hai bên cùng tìm cách hóa giải.
Cũng có một số gia đình, vì cố muốn nhà được tốt mà làm ảnh hưởng tới nhà đối diện, gia chủ không nên dùng các cách hóa giải như: dùng bùa ngải, dùng gương phản, tượng đá, treo đầu thú… vì các cách trên đều làm cho việc hóa giải của hai gia đình không bao giờ kết thúc, hai bên cùng tìm cách hóa giải, không ai chịu kém ai, gây nên bất hòa. Ví dụ, một nhà dùng đầu sư tử để hóa giải, nhà đối diện lại dùng hai thanh kiếm đan chéo nhau hóa giải. Như thế sẽ có một nhà bị lụi. Bởi thanh kiếm có nguy cơ gây hại cho chiếc đầu sư tử. Vì thế mà việc hóa giải của hai gia đình sẽ kéo dài mãi.
Tuy nhiên, việc hai cửa đối nhau không quá nghiêm trọng và khó hóa giải như vậy. Do đó gia chủ không nên quá lo lắng nếu chẳng may ngôi nhà bị rơi vào thế cửa xấu này.
Muốn xóa bỏ sự uy hiếp về tâm lý “hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối cửa với mình bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” (Ông trời ban phúc bốn phương). Có thể bàn với nhà hàng xóm cùng treo bốn chữ này lên cửa chính là điều vô cùng lý tưởng. Như thế cả hai nhà cùng có phúc lớn trời ban.
Ngoài ra, nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Nên xem xét lại việc gắn mảng lớn kính thuỷ lên đầu cửa, lên tường ngoài nhà như một số người vẫn làm để “phản khí”, vì gương có thể gây chói mắt và mang nhiều tính đối chọi.
► Tra cứu Lịch vạn niên 2017 đã có tại Lichngaytot.com |
Ý nghĩa củaTỳ Hưu trong phong thủy có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, mang lại điều tốt lành, hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.
Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.
Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.
Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Tỳ Hưu Tiêu Ngọc, loại màu xanh gân huyết rất đẹp, giá cả lại rất vừa túi tiền Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu.
Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua. Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”. Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài.
Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may. Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.
Tỳ Hưu chế tác bằng Độc Ngọc, một loại ngọc cực hiếm (click tìm hiểu thêm) Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người” (Trong phim “Tể Tướng lưng gù hoặc Lưu gù (Lưu Dung)” chúng ta đã biết về nhân vật Hòa Thân). Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổi tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.
Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua.
Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là NGỌC PHỈ THÚY xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng BẠCH NGỌC. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua. Một cặp Tỳ Hưu chế tác bằng Ngọc Phỉ Thúy loại “khủng” nhất (nặng hơn 40kg, dài khoảng 60cm), thuộc 1 trong 8 cặp có giá từ 68 triệu đến 239 triệu.
Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.
Cặp Tỳ Hưu Bạch Ngọc, loại Tỳ Hưu mà Vua Càn Long từng sử dụng Và ngày nay sự linh nghiệm của Tỳ Hưu vẫn hiện hữu trong nhân gian, vẫn mang lại nhiều may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh cho người sử dụng theo từng màu sắc của Tỳ Hưu. Đặc biệt là khi sử dụng đúng Tỳ Hưu thỉnh từ Bắc Kinh, được chế tác từ các loại ĐÁ QUÝ TỰ NHIÊN, kể cả Tỳ Hưu được chế tác từ NGỌC PHỈ THÚY quý hiếm (mà chỉ có Vua, Quan ngày xưa mới được sở hữu), đã được thông qua các thủ tục phong thủy cần thiết… Và được ngành chủ quản tại Bắc Kinh cấp phép lưu hành. Lưu ý: Tỳ Hưu chính gốc từ Bắc Kinh từ thời nhà Minh đến hiện nay chỉ có 1 sừng. Thông tin Tỳ Hưu 1 sừng gọi là Tịch Tà (trừ tà) và 2 sừng gọi là Thiên Lộc (tài lộc) hoàn toàn không chính xác, là thông tin nhiễu. Tỳ Hưu 2 sừng là hình dáng đã được biến đổi qua quá trình điêu khắc và truyền miệng trong dân gian, không có tác dụng phong thủy như đã nói.
(Trích bài viết của Thầy TUETVNB)
1. Tứ hóa là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ. Là thùy tượng của tổ hợp sao trong đẩu số ứng với thời gian. Cho nên, phối hợp tứ hóa để đoán cát hung phải lấy Sao làm thể, Tứ hóa làm dụng.
2. Hóa Lộc – Ngũ hành thuộc Kim, ứng số 4,9 ở phương tây, chủ về mùa Thu. Mùa thu – là lúc vạn vật thu tàng, thông qua gặt hái mà thu lợi. Cho nên Hóa Lộc chủ vất vả, được lợi, tài lộc, thực lộc, hưởng thụ, nhân duyên, giải ách, quý nhân, tình duyên, thông minh và tài nghệ. Khởi đầu của việc tốt (nguyên nhân dẫn tới cái sự tốt).
3. Hóa Quyền – Ngũ hành thuộc Hỏa, ứng số 2.7 ở phương Nam. Hỏa bốc lên mà chủ về nóng nhiệt. Nên Hóa Lộc chủ về thế lực, tranh chấp, thành tựu, nỗ lực phấn đấu, cao ngạo, sĩ diện, giá trị gia tăng, bá đạo, tự phụ, không khuất phục, cầm quyền, tài hoa, giỏi giang, chuyên kỹ thuật, cố chấp, quản lý chặt chẽ, phung phí, ngoại thương, bệnh cấp tính. Hóa Quyền tốt nhất là nên nhập Tài- Quan cung, còn nếu nhập vào Lục thân cung thì dễ xuất sinh tranh chấp, cọ sát.
4. Hóa Khoa – Ngũ hành thuộc Mộc, ứng với số 3,8 ở phương Đông, chủ về mùa Xuân. Mùa xuân thuộc Mộc, trong cái vòng sinh sôi bất tận thì chính là thời điểm manh nha, đâm chồi. Vì thế, Khoa chủ sinh trưởng, giáo hóa, công danh, thanh danh, thiện duyên, quý nhân, giải ách, khoa giáp, danh dự, quý trọng, thanh bạch, thuận lợi, cao thượng, khí chất tốt.
5. Hóa Kỵ - Ngũ hành thuộc Thủy, ứng với số 1,6 ở phương Bắc. Phương Bắc là nơi trời Đông lạnh giá. Vạn vật thu tàng, suy kiệt. Cho nên Hóa Kỵ chủ thu tàng, cất chứa, suy kiệt, không thuận, ẩn trạng, tình nghĩa, đạo nghĩa, quản thúc, bám dính, hung hiểm, dịch mã, tai họa, biến thiên, thua thiệt, tử vong, mê muội, tự ti, tật bệnh, phá tài, lục thân hình khắc, thị phi, quan tụng, tai nạn xe cộ.
6. Hóa Lộc tối kỵ Không Kiếp, Không Vong, Hóa Kỵ - đó là cách “Lộc phùng xung phá”. Rất tốt nếu được cát tinh, quyền tinh, khoa tình hội hợp.
7. Hoa Quyền mà tam hợp có Hóa Khoa, Khôi Việt thì chủ về văn chương, danh tiếng vang xa.
8. Hóa Khoa hội Khôi Việt Xương Khúc chủ về khoa giáp. Nhưng nếu gặp Kình Dương, Hỏa tinh thì dễ vất vả. Khoa hội Kiếp Không, chủ về khoa giáp bất thuận, có tài mà không gặp thời.
9. Hóa Kỵ mà lạc hãm, gặp hại thì càng hung hiểm. Gặp Kỵ tinh hội hợp hay xung phá đều là không tốt. Riêng kỵ tinh xung phá thì lại trở nên lợi hại.
10. Hóa Lộc nhập lục thân cung, thì gia đình tình nghĩa, lục thân tốt.
11. Hóa Quyền nhập lục thân cung, dễ gặp xung đột trong gia đình, nhiều ý kiến.
12. Hóa Khoa nhập lục thân cung thì tình cảm gia đình trước sau đều đẹp
13. Hóa Kỵ nhập lục thân cung, là sự quản thúc, quan tâm, thiếu nợ, là nghiệp quả.
14. Hóa Lộc nhập tài bạch cung, tài nguyên dồi dào, dễ kiếm tiền mà cũng dễ tiêu tiền.
15. Hóa Quyền nhập tài bạch cung, có khả năng quản lý tài chính, vận dụng tài chính.
16. Hóa Khoa nhập tài bạch cung, tài nguyên thuận lợi, việc làm tốt.
17. Hóa Kỵ nhập tài bạch cung, dễ vì tiền mà phiền não, nguồn tài chính cũng không thuận, câu nệ vào chuyện tiền bạc, dễ thành nô lệ của tiền bạc, việc làm tốt.
18. Hóa Lộc nhập Quan Lộc, vận khí cả đời tốt, có nhiều khả năng phát huy trên đường sự nghiệp.
19. Hóa Quyền nhập quan lộc, trong sự nghiệp thường được nắm quyền hành, là cách của ông chủ thực sự.
20. Hóa Khoa nhập quan lộc, Sự nghiệp bình thuận, công việc tốt, hợp với mình.
21. Hóa Kỵ nhấp quan lộc, cả đời gặp vận khí xấu, trên đường sự nghiệp ít nhất phải trải quan một lần khốn đốn mà về sau mới may ra có thành công. Là người rất câu nệ vào sự nghiệp.
22. Hóa Lộc nhập Điền trạch, là người nặng gánh gia đình, nhưng tuổi trẻ đã dễ dàng tạo dựng được sản nghiệp. Cũng là người biết quan tâm, lo lắng đến gia đình.
23. Hóa Quyền nhập điền trạch, thích gia trưởng, thích quản chế từ công việc trong nhà đến gia nhân. Đối với Lục thân thường dễ có tranh chấp. Tuổi trẻ dễ tạo dựng được điền sản.
24. Hóa Khoa Nhập cung Điền trạch, gia trạch bình thuận, trong gia đình, quan hệ trong gia đình tốt, tuổi trẻ dễ tạo dựng điền sản, gia phong nền nếp.
25. Hóa Kỵ nhập Điền trạch, gia trạch không thuận, thường gặp cảnh đau lòng trong gia đình, gia đình không hòa thuận. Phải vãn niên mới tạo dựng được điền sản của chính mình.
26. Họa Lộc nhập tật Ách, là người lạc quan, nhưng tuổi nhỏ thường nhiều tật bệnh.
27. Hóa Quyền nhập Tật ách, là người ngang ngược, tuổi trẻ thường gặp thương tích.
28. Hoa Khoa nhập tật ách, người có phọng độ, tuổi trẻ bình an, ít tật bệnh.
29. Hóa Kỵ nhập tật Ách, là người tự ti, nội tâm, tuổi nhỏ thường gặp nhiều tai ách.
30. Hóa Lộc nhập Phúc đức, là người thích hưởng thụ, tiêu tiền không biết tiếc, tâm tình thư thái, nhưng cũng là người bận rộn.
31. Hóa Quyền nhập Phúc Đức, là người tiêu tiền phung phí, người thường béo đầy, tâm không nhàn.
32. Hóa Khoa nhập Phúc đức, là người tiêu tiền có kế hoạch, tâm tình nhàn tản, bình hòa.
33. Hóa Kỵ nhập Phúc đức, không cso tiền tiêu, có tiền cũng không dám tiêu, cả đời vất vả, không một phút thanh nhàn.
34. Hóa Lộc nhập Thiên Di, đi ra ngoài dễ gặp quan hệ tốt
35. Hóa Quyền nhập thiên di, ra ngoài dễ tranh chấp, nhưng cũng rất dễ thành công, có quyền hành.
36. Hóa Khoa nhập Thiên Di, đi ra ngoài được bình thuận, gặp gỡ quan hệ tốt.
37. Hóa Kỵ nhập Thiên Di, đi ra ngoài bất thuận, lý hương lập nghiệp thì tốt, (càng xa càng tốt).
38. Hóa Lộc nhập Mệnh, Thông Minh, tự lập, quan hệ tốt, có khả ăng giải trừ tai ách.
39. Hóa Quyền nhập Mệnh, tính tự cao, phóng khoáng, chuyên quyền, cơ trí, không dễ tiếp thu ý kiến của người khác, hay chủ quan, thích quản chế tất cả mọi chuyện.
(Còn tiếp)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Để đảm bảo những điều xui xẻo sẽ không tiếp diễn.
1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước
Với những người bị nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.
2. Kiêng kỵ với người chết ngoài đường, ngoài chợ
Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.
3. Kiêng kỵ với người treo cổ tự tử
Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện người đó đã chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình người đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.
4. Kiêng kỵ với trường hợp con chết trước cha mẹ
Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương.
Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.
5. Kiêng nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu
Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành.
6. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau coi giữ ngày đêm và không để chó mèo nhảy qua xác người chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).
7. Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết
Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống.
Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….
8. Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết
Không chỉ kiêng mặc quần áo, sử dụng đồ dùng của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.
9. Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi
Ở những gia đình có người già mất, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng.
Sở dĩ có việc này là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới chết còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bị bắt đi theo.
10. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết
Trong quá trình khâm niệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn, và cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”.
Vì thế, người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm.
Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Điạ điểm: xã Yên Duyên, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Khát Chân (thành hoàng), Bà Chúa.
Nội dung: Quy định lễ hội bơi chải Yên Duyên khá nghiêm ngặt. Người được tuyển vào đội bơi phải kiêng “trần tục” trước 7 đến 9 ngày, ăn ngủ tập trung để bảo đảm ngày xuống chải thân thể tinh khiết. Thông lệ, hội bơi được mở trong ba ngày từ 13 đến 15 tháng 8 (Âm lịch). Ngày đầu là nội dung “bơi thờ”, nghĩa là làm lễ khai quang chải (dụng cụ chèo thuyền) và các cụ bô lão bơi vòng quanh một vòng, ngày thứ hai “bơi lèo” là giải vòng loại để chọn các đội xuất sắc vào vòng chung kết, ngày thứ ba là “bơi giải”.
Lễ hội bắt đầu với nghi thức trang nghiêm. Các cụ lão trượng xuất hiện với trang phục áo dài đỏ, đội khăn xếp vàng, dây đai lưng màu, bước trên chòi trống hình tám mắt in trên thuyền rồng, có kết hoa và giải lụa vòng quanh. Cụ “Cả Trượng” đánh ba hồi chín tiếng trống. Dứt hồi trống cuộc thi bắt đầu, những “cây chải” (cây chèo thuyền) rẽ sóng đưa bốn con thuyền lao trên mặt nước như bốn con rồng, mỗi thuyền rồng là một màu áo, đầu rồng và đuôi được sơn son thếp vàng, cờ xí rực rỡ.
Trên bờ sông, mọi người nhất loạt hò reo cổ vũ cùng với tiếng cồng la của người bắt nhịp, tiếng trống thúc giục của cụ “Cả Trượng”, tiếng “rằm bơi” của các chải đập liên hồi xuống mặt nước, hoà quyện vào nhau, tạo nên âm thanh sống động… Khoảng cách điểm xuất phát bơi tới đích dài một cây số, mỗi lèo bơi 3 vòng và đều chấm giải: nhất, nhì, ba, tư. Để giành chiến thắng, các tay chèo phải khổ công rèn luyện để có sức khỏe dẻo dai và có tính đồng đội cao trong thi đấu.
Thời gian: Tổ chức vào ngày 15 tới ngày 20 tháng 8 âm lịch (chính hội vào ngày 18 tháng 8).
Địa điểm: Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Hưng Đạo, Thiên Thành Công Chúa - phu nhân Đại Vương, Hoàng Thái Hậu Quyên Thanh Công Chúa - Phu nhân Trần Nhân Tông, Anh Nguyên quận chúa - phu nhân Phạm Ngũ Lão.
Nội dung lễ hội: Ngày nay 20/8 âm lịch mới là chính hội nhưng một vài ngày trước đó khách thập phương đã nô nức kéo về, thuyền đậu chật bến sông. Ngày hội chính được tổ chức rất long trọng, mở đầu bằng lễ dâng hương của chính quyền địa phương. Đại diện chính quyền đọc diễn văn ca ngợi công đức của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, ca ngợi thắng lợi của cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và giữ lại không khí oanh liệt, hào hùng của dân tộc hơn bảy trăm năm trước, đồng thời biểu dương tinh thần đại đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân ta. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước, đây là một nghi lễ rất quan trong của lễ hội, Người được chọn chèo thuyền xem đó là một điều vinh hạnh lớn, việc chuẩn bị thuyền rước cũng quan trọng không kém.Tất cả các thuyền rước đều được trang trí những dải vải đỏ ở mạn thuyền, trên thuyền chăng đèn kết hoa rực rỡ. Riêng thuyền rước Long kiệu trang trí vải màu vàng ở mạn thuyền, trên thuyền trang trí cờ hoa màu vàng.lễ rước không giới hạn trong một địa phương mà nó là đám rước của toàn dân, quy tụ người từ khắp nơi với nhiều loại phẩm vật dâng lễ của các vùng miền. Khi lễ rước bắt đầu Bài vị Ðức Thánh Trần được rước trên Kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ - đồng thời kết thúc ngày hội lớn.
Phần hội khá phong phú và đa dạng đan xen phần lễ với nhiều cuộc thi như thi làm cỗ tiễn thánh, đua thuyền, đấu vật, hát dân ca, quan họ…. Một trong những trò diễn hấp dẫn của lễ hội Kiếp Bạc là đua thuyền trên sông Lục Ðầu với hàng trăm chiếc thuyền lướt như tên bắn cùng trống thúc, chiêng dồn và tiếng hò reo dậy đất náo nức lòng người. Trảy hội Kiếp Bạc được sống lại không khí ra trận năm xưa của Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, mỗi người dân Việt Nam càng thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc mình.
Thời gian: Tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn 14 vị vua Trần.
Nội dung lễ hội: Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng. Trước sân đền phấp phới lá cờ đại - lá cờ truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ "Đông" và "A" ghép lại.
Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.
Phần hội có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương.
Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các bậc đế vương và của dân tộc Việt Nam.
Thời gian: tổ chức từ ngày 15 tới ngày 16 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: xã Thanh Hòa, huyện Lai Cậy, tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn bốn vị anh hùng thời chống pháp là: Đước, Long, Rộng, Thận.
Nội dung: Mở đầu lễ hội tứ kiệt là lễ dâng hương tưởng nhớ tới các vị anh hùng sau đó là phần lễ hội với các trò chơi dân gian vô cùng đặc sắc.
Trong kinh doanh, áp dụng phong thủy đúng cách sẽ tạo ra nguồn năng lượng tốt để tăng cường phúc lợi của nhân viên, cũng như để thu hút sự thành công, sự thịnh vượng. Thiết kế logo theo phong thủy cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Trong các yếu tố thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp, logo (hay biểu trưng, biểu tượng) là yếu tố chủ đạo, góp phần định hình thương hiệu doanh nghiệp, tạo ấn tượng mạnh nhất đối với khách hàng.
Trái bồ kết dùng để nấu nước tắm tất niên |
Theo quan niệm dân gian, mùi hương của nước lá ngấm vào thịt da khiến mọi người gần nhau hơn, thân ái hơn. Nước lá mùa xuân, hương thơm hoa cỏ làm con người tĩnh tâm trở lại sau bao mệt mỏi suốt một năm dài mưu sinh và hân hoan đón chào may mắn trong năm mới.
Thứ lá dùng để nấu nước tắm chiều cuối năm chủ yếu là cây mùi, bồ kết và một vài thứ cây lá khác.
Những bó mùi xuất hiện ở các khu chợ ngay từ dịp tháng 10 âm lịch. Là loại rau gia vị nhưng với cây mùi dùng để tắm tất niên, thời gian trồng lâu hơn. Khi cây cao chừng 2 gang tay với chi chít những quả nhỏ như hạt đỗ và ngào ngạt hương thơm, người trồng mới hái mùi về, cẩn thận bó lại từng bó cùng với các loại lá tắm khác.
Từ lâu lắm rồi, phụ nữ Việt Nam vẫn gội đầu bằng bồ kết và nước lá mùi. Mùi hương của 2 loại cây này là đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ, của văn minh lúa nước sông Hồng và chốn thôn làng truyền thống.
Tục tắm nước lá không biết hình thành từ thời nào nhưng đến nay nó vẫn là một phong tục đẹp trong dịp Tết cổ truyền của người Việt.
(Theo Việt Báo)
1. Giữ cho ví tiền luôn gọn gàng
Giữ cho ví tiền luôn sạch sẽ và gọn gàng là tiêu chí hàng đầu trong phong thủy dành cho ví tiền. Giống như phong thủy cho văn phòng và nhà ở, khi bạn dọn sạch một khu vực và những năng lượng dư thừa thì sẽ có thêm không gian cho những những năng lượng mới chảy vào.
- Không để giấy biên nhận, hóa đơn thẻ tín dụng hay bất cứ thứ gì tượng trưng cho các khoản nợ trong ví.
- Luôn để tiền trong ví vì tiền là đại diện cho sự sung túc. Tránh để ví trống rỗng.
- Không để rác như vỏ kẹo, thẻ tên cũ, thẻ thành viên cũ trong ví.
Tóm lại, vứt bỏ những thứ không sử dụng và chỉ để những thứ cần thiết trong ví.
2. Cất ví đúng chỗ
Sắp xếp một vị trí để ví trong nhà như giỏ đựng hoặc ngăn kéo bàn làm việc hoặc ngăn kéo giường ngủ. Luôn đặt ví đúng chỗ, tránh đặt ví trên sàn nhà, trong phòng vệ sinh hay bất cứ nơi nào cảm thấy “tiện tay”. Một khi bạn trân trọng chiếc ví, chúng sẽ đối xử tốt với bạn, đặc biệt là bằng cách thu hút tài lộc về phía bạn.
3. Không sử dụng ví second-hand
Không dùng những chiếc ví đã qua sử dụng vì năng lượng của người chủ cũ vẫn còn trong chiếc ví. Bạn không biết năng lượng đó là tốt hay xấu, do vậy, hãy sử dụng một chiếc ví mới toanh.
4. Sắp xếp tiền gọn gàng trong ví
Bạn có thể biết một người có tiền hay không thông qua cách họ nhét tiền vào ví. Đối với những người tôn trọng đồng tiền, họ sẽ luôn giữ cho tờ tiền được phẳng phiu và gọn gàng trong ví. Còn đố với những người luôn thiếu tiền, ví của họ lúc nào cũng lộn xộn. Hãy đảm bảo rằng mọi tờ tiền được phẳng phiu trước khi đút vào ví vì nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bản thân chủ nhân, chiếc ví và đồng tiền.
5. Chọn kiểu ví dài thẳng
Tránh chọn những chiếc ví có hình dạng bất thường. Tốt nhất là nên lựa chọn loại ví dài và thẳng – loại ví mà bạn không cần phải gấp tiền lại trước khi đút vào ví và không làm nhăn tờ tiền của bạn. Giữ cho đồng tiền phẳng phiu, thoải mái cũng là cách trân trọng chúng. Và điều này sẽ giúp gia tăng tài lộc.
6. Chọn màu ví hợp với mệnh
Chọn màu sắc của ví bổ trợ và hợp với mệnh của bạn theo thuyết ngũ hành kim-môc-thủy-hỏa-thổ để tăng thêm may mắn, thu hút tài lộc.
Một số màu sắc ví phổ biến phù hợp với mệnh để thu hút tài lộc:
Màu đỏ
Màu đỏ là màu sắc vô cùng tốt lành được coi là màu đem lại tài lộc và sự dồi dào. Màu đỏ còn là màu đại diện cho mệnh Hỏa với năng lượng chói sáng, vì vậy, nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người đam mê phong thủy. Tuy nhiên, màu đỏ là màu có khả năng kích thích cả năng lượng tốt và xấu đối với đồng tiền. Đồng thời, màu đỏ hoàn toàn phù hợp với người mang mệnh Hỏa và Thổ nhưng không thích hợp cho những người mang mệnh Thủy, Mộc và Kim.
Màu xanh biển đậm
Màu xanh là màu của yếu tố Thủy trong phong thủy và cũng là biểu tượng xa xưa của sự sung túc. Đó là lý do vì sao màu xanh là sự lựa chọn hoàn hảo cho một chiếc ví tốt lành. Tuy nhiên, màu xanh không thích hợp cho những người mang mệnh Hỏa hoặc Kim mà hợp với những người mệnh Mộc và Thủy hơn.
Màu đen
Màu đen cũng là màu của yếu tố Thủy trong phong thủy nên đây cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho chiếc ví của bạn, đặc biệt là những người mang mệnh Mộc và Thủy (không thích hợp lắm đối với người mệnh Hỏa, Kim hoặc Thổ).
Màu nâu
Màu nâu có lẽ là màu ví phổ biến nhất (sau màu đen), có rất nhiều chất liệu da và tông màu đẹp làm cho màu sắc này trở nên vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, màu nâu là màu đại diện cho yếu tố Thổ nên nó không phù hợp với người mang mệnh Hỏa hoặc Thủy nhưng lại hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim.
Màu xanh lá cây
Màu xanh là màu của yếu tố Mộc trong phong thủy và là màu sắc hoàn hảo cho sự khởi đầu mới, dù cho quá khứ có ra sao. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Xưa nay, mỗi khi có việc gì đó quan trọng người ta thường tiến hành thao tác chọn ngày lành tháng tốt, để mong giành được may mắn và vượng khí. Tìm ngày lành, tránh ngày hung từ rất lâu đời đã trở thành một niềm tin trong tiềm thức của con người. Các tài liệu và phương pháp xem ngày được các học giả nghiên cứu và đưa vào ứng dụng cho cuộc sống. Trong số các ngày xấu cần tránh đó là ngày Tam nương. Theo tất cả các tài liệu xem ngày đều đánh giá ngày này là một ngày hung kỵ đối với tất cả mọi công việc.
Ngày Tam nương là những ngày 03, 07, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Trong quá trình tìm hiểu về các phương pháp xem ngày tôi luôn đặt câu hỏi, rằng tại sao người ta lại kiêng kỵ 6 ngày này một cách chặt chẽ như vậy… Và cuối cùng bức màn bí mật về nó đã được hé lộ.
Theo Lịch sử cổ đại Trung Hoa có ba người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, nhưng ba mỹ nhân này được sử sách đổ tội làm sụp đổ ba triều đại phong kiến vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa
Người đầu tiên phải kể tới đó là Muội Hỷ, người phụ nữ này sống trong thời kỳ nhà Hạ (Thế kỷ 21 – thế kỷ 16 TCN), vua cuối cùng của nhà Hạ là Kiệt, một người hung ác, đam mê chiến tranh, hiếu sát, hoang dâm, tửu sắc vô độ. Trong thời gian trị vì, Hạ Kiệt say mê Muội Hỷ bỏ bê việc triều chính, bóc lột nhân dân tàn bạo, làm lắm điều dâm ô, mọi rợ. Thành Thang khởi nghĩa lật đổ hôn quân, lập nên triều đại mới. Và người ta coi Muội Hỷ là người khiến cơ đồ nhà Hạ sụp đổ.
Thành Thang dựng nên nhà Thương, qua mấy lần rời đô đến đất Ân nên còn gọi là nhà Ân (Thế kỷ 17 – thế kỷ 11 TCN). Mặc dù bài học mỹ nhân và giang sơn ở ngay trước mắt thế nhưng con cháu Thành Thang lại một lần nữa sa chân vào vết xe đổ cũ. Cuối đời nhà Ân, Trụ vương hoang dâm vô độ, gây chiến tranh liên miên, thuế má nặng nề, phu phen lao dịch không lúc nào ngơi, khiến trăm họ lâm vào cảnh “chim treo đầu lửa, cá nằm dưới dao”. Không những thế, từ khi có được Đát Kỷ - con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ, Trụ vương ngày càng tàn bạo, trong số những việc làm tàn bạo của Trụ vương có phần của Đát Kỷ xúi giục. Nào chế bào lạc để hại tôi trung, lập sái bồn để diệt cung nữ, chặt chân người để xem tủy xương, móc tim hoàng thúc Tỷ Can… Những tội ác của tập đoàn độc tài Trụ vương – Đát Kỷ đã đầy trời, suốt đất. Vua Vũ nhà Chu cùng Khương Thượng khởi binh, hiệu triệu chư hầu tiêu diệt Trụ vương, cứu nhân dân ra khỏi cảnh lầm than, rên siết, đầy đọa. Và như vậy Mỹ nhân thứ hai bị mang tội “khuynh quốc, khuynh thành” đó là Đát Kỷ. Theo các truyền thuyết thì Đát Kỷ vốn là một con hồ ly thuộc hạ của Cửu Thiên Huyền Nữ nương nương, một lần đi săn Trụ vương qua miếu của bà và buông lời trêu cợt. Bà giận lắm, nên mới sai con hồ ly đến phá tan nát cơ đồ nhà Ân…
(Đát Kỷ, đại mỹ nhân đã khiến Trụ vương mê đắm - Ảnh được thu lại từ một bộ phim truyền hình)
Đến cuối thời Chu, vua U vương say mê Bao Tự đến nỗi làm lắm điều bạo ngược, chư hầu nổi dậy, thời đại Tây Chu chấm dứt, đất nước Trung Hoa rơi vào cảnh loạn lạc, phân ly (Thế kỷ 11 – 771 TCN), Mỹ nhân Bao Tự lại được liệt thêm vào danh sách người đẹp khiến nước mất, nhà tan.
Từ đó, nhân dân Trung Hoa coi sáu ngày trên, (tương truyền là ngày sinh và ngày mất của ba mỹ nhân trên,) báo hiệu một điềm bất lành, khiến cờ đồ nghiêng ngửa diệt vong. Nên tháng nào người ta làm việc gì cũng đều tránh sáu ngày trên, lâu lầu trở thành một tập tục ăn sâu vào tư duy, tiềm thức cho đến ngày nay. Phong tục trên trong quá tình giao lưu kinh tế văn hóa đặc biệt giữa Trung Hoa và nước ta nên lan truyền, ảnh hưởng đến quá trình chọn lựa ngày tốt, ngày xấu của dân tộc ta.
Sau khi nghiên cứu tìm ra được sự thật, bản chất của vấn đề, cá nhân tôi thiết nghĩ: Việc lựa chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành những công việc quan trọng là một nét đẹp truyền thống, nó mang tính chất khoa học và màu sắc tín ngưỡng quan trọng. Một xã hội mới ra đời có tính chất phủ định biện chứng, có nghĩa là kế thừa những truyền thống, nền tảng, bản sắc quý báu, tốt đẹp và khơi trong, gan đục xây dựng, phát huy những nét đẹp mới mang tầm vóc thời đại. Thế kỷ XXI, kỷ nguyên của khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ không ngừng, việc kế thừa giá trị truyền thống và xây dựng nâng cao chúng là một công việc được soi xét, cân nhắc kỹ lưỡng dưới góc độ khoa học. Chính vì lẽ đó, nếu như Mộc tinh (Thái tuế) vận động quanh mặt trời có chu kỳ 12 năm, và hệ quả của nó là hệ thống địa chi, hệ thống thập nhị trực. Hệ thống này dùng để chọn lựa ngày tốt, tránh những ngày xấu rất hiệu quả. Chúng được nhà khoa học lỗi lạc Đông Trọng Thư thời Tây Hán biên soạn thành tác phẩm Đổng Công tuyển nhật, mà ngày nay nhiều người vẫn còn sử dụng.
Nhị thập bát tú là những vì tinh tú có thật trong vũ trụ, chúng thay nhau trực chiếu và ảnh hưởng tới Trái đất và con người. Vì trong vũ trụ các hành tinh và thiên thể luôn luôn tương tác với nhau với một hằng số hấp dẫn, con người ở trên Trái đất nên không thể nào tách ra khỏi những quy luật tất yếu đó. Quá trình chịu ảnh hưởng này có cả tốt và xấu, cát và hung…
Góc chiếu của Mặt trời trong quá trình chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời sẽ có những thời điểm khác nhau về ánh sáng và nhiệt độ, từ ảnh hưởng tới môi trường trên bề mặt Trái đất, tạo ra trường khí khác nhau giữa các ngày, đó chính là các ngày Hoàng đạo, Hắc đạo. Ngày Hoàng đạo là những ngày tốt cho nhiều công việc, mang lại may mắn, và xác suất thành công cũng cao, còn ngược lại, ngày Hắc đạo thì kém may mắn hơn, mức độ thành công hoàn hảo của công việc sẽ giảm đi…
Những phương pháp chọn ngày trên rất có cơ sở khoa học. Còn như việc kiêng kỵ ngày Tam nương nhuốm đầy màu sắc mờ ảo huyền bí trong dân gian từ rất lâu đời. Mà chúng ta cũng chưa thấy có ai phản hồi rằng mưu sự vào ngày Tam nương gặp hậu quả xấu. Việc kiêng hay không kiêng, tránh hay không tránh là tùy tâm tín ngưỡng của một người. Nhưng sự thật về ngày này, được nhiều người thống nhất với nhau một quan điểm, vậy thì bản chất của ngày này theo như cá nhân tôi không đến mức độ xấu như thế, và nó thiếu hẳn một cơ sở lý luận về khoa học, nặng màu sắc: “Kính thần sợ cả cây đa”…
Phong Thủy số
1. Trong nhà, chỉ nên treo một chiếc đồng hồ duy nhất ở phòng lớn. Nếu muốn treo đồng hồ ở những phòng nhỏ, kích thước cũng như âm thanh đồng hồ phải nhỏ hơn.
Theo quan điểm dân gian, nếu trong một phòng treo quá nhiều đồng hồ sẽ làm mất hòa khí trong gia đình, mọi thành viên trong ngôi nhà đều sẽ gặp chuyện rắc rối, buồn phiền.
2. Nên treo đồng hồ hình vuông thay vì hình tròn, hình tam giác, hình lục giác… Bởi đồng hồ hình tròn sẽ khiến mọi người trong ngôi nhà cảm thấy bất an, lo lắng.
Nếu là các hình dạng khác, sẽ mang tới nhiều xui xẻo. Duy nhất chỉ có đồng hồ hình vuông mang lại điều an lành, may mắn.
3. Nếu phòng ngủ có treo đồng hồ, bạn chỉ nên treo loại có kích thước vừa phải, không quá to để tránh mang nhiều bất an, lo lắng cho chủ nhân phòng ngủ đó.
Ngoài ra, bạn không nên treo đồng hồ ở đầu và cuối giường, tránh phúc khí bị phân tán, mang lại nhiều xui xẻo.
4. Kích thước đồng hồ nên căn cứ vào diện tích của căn phòng. Nếu diện tích lớn, có thể treo đồng hồ lớn và ngược lại.
5. Nên treo đồng hồ có chuông điểm giờ. Theo quan điểm cổ xưa, tiếng chuông đồng hồ sẽ mang lại khí thế mạnh mẽ cho ngôi nhà, rất hợp để chấn phong thủy.
Mr.Bull (theo TX)
– Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm quỷ môn rộng mở, nhân gian và địa ngục thông nhau, ma quỷ được tự do trở về cõi người nên nhân gian ngập tràn âm hồn. 12 con giáp nên làm gì để có thể bình an vượt qua tháng cô hồn này?
► Tham khảo thêm: Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn |
Hành: ThổLoại: Đài Các tinhĐặc Tính: Công danh, vinh hiển lâu dàiTên gọi tắt thường gặp: Phượng
Phụ tinh. Thuộc bộ sao đôi Long Trì và Phượng Các. Gọi tắt là bộ sao Long Phượng. Một trong 4 sao của bộ Tứ Linh là Long Trì, Phượng Các, Bạch Hổ, Hoa Cái. Gọi tắt là Long Phượng Hổ Cái.
Ý Nghĩa Phượng Các Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo
Phượng Các ở Mệnh thì nhan sắc rất đẹp, da mặt hồng hào, thanh tú, nhất là đối với phụ nữ.
Tính Tình
mệnh?
Năm 2017 Đinh Dậu là năm bản mệnh của người tuổi Dậu, ngoài các biện pháp phong thủy chiêu tài hóa sát, giảm tai ương khác, kiến nghị bản mệnh nên thỉnh bản mệnh Phật về đeo. Bản mệnh Phật không những có thể hóa giải Thái Tuế mà còn hóa giải nhiều loại tai sát, dùng trong năm nay và nhiều năm kế tiếp đều tốt. Tuổi Dậu thờ Phật nào? Có những điểm gì cần chú ý khi người tuổi Dậu thỉnh bản mệnh Phật về đeo?
Nội dung
Ngày xưa, người ta đã khai thác petridot trên đảo Zeberget thuộc Ai Cập cổ đại. Hòn đảo này tràn ngập các loài rắn độc làm cho việc thai thác peridot trở thành một nghề hết sức nguy hiểm. Cuối cùng một Pharaon đã xua được lũ rắn ra biển, bảo đảm được sự cung cấp đá quý.
Người La Mã gọi peridot là “emerald hoàng hôn” vì màu lục của chúng không tối vào ban đêm và vẫn thấy được dưới ánh đèn.
Peridot đến được Châu Âu có lẽ là do các chiến binh viễn chinh mang về, chúng được dùng để trang trí các nhà thờ cổ. Hai trăm carat đá peridot được dùng để trang trí Lăng mộ Ba vua ở nhà thờ Cologne, Đức.
Người ta cho rằng peridot giúp tăng thêm sức mạnh cho bất kỳ loại thuốc nào.
Mặc dù ở Hawaii, peridot được coi là báu vật vì người dân ví chúng là nước mắt của nữ thần Pele, nhưng hầu hết peridot bày bán ở Hawaii ngày nay đều từ Arizona.
Peridot là đá mừng sinh nhật trong tháng tám ở Mỹ.
Tương truyền, thuật ngữ “peridot” được hình thành từ Hy Lạp “peridona” có nghĩa là: đem lại sự sung túc. Peridot được tạo thành bởi magma trong tinh thể núi lửa và trong cả thiên thạch rơi xuống trái đất. Nó thường có màu olive hoặc vàng xanh (lục phớt vàng) nên nhiều người gọi nó nó là “ Ngọc lục bảo chiều tà”.
Đá Peridot tập trung phần lớn tợi bang Arizona Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra còn có thể tìm thấy tại Myanmar, phía tây Himalaya thuộc Pakistan.
Tại Việt Nam cũng có các mỏ đá chứa Peridot nhưng trữ lượng không nhiều, chúng phân bố chính tại vùng đất đỏ bazan thuộc Gia Lai và Lâm Đồng.
Do đặc điểm cấu trúc đặc biệt nên đá Peridot chỉ có màu lục và biến đổi từ vàng nhạt tới lục.
Peridot tinh thể hoàn chỉnh cực kì hiếm và chúng tồn tại ở dạng cột ngắn hoặc tấm. Trong cấu trúc của Peridot có nhiều bao thể là cromspinen, cromdiopsit hay phlogopit và anhydrit dạng lá, tấm. Còn Peridot Việt Nam thì bao thể sẽ dạng 8 mặt cromit và phlogopit.
Thường thì các viên đá Peridot giá trị nhất sẽ có màu lục tươi pha ít sắc vàng không có màu ánh nâu.
Trong dòng đá Peridot thì loại quý nhất có màu xanh lá cây tươi. Phần lớn đá có kích thước nhỏ còn cỡ lớn thì giá thành rất cao và rất hiếm. Đá thường mài thành hình ovan và cũng có hình khác nhưng ít hơn.
Nhiều quan điểm cho là bột đá Peridot còn để trang điểm và chữa bệnh hen suyễn.
Một số nhà nghiên cứu lại dùng đá Peridot để làm thuốc súng.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
CHƯƠNG 1: CHU DỊCH DỰ ĐOÁN HỌC CỔ ĐIỂN
Lập quẻ gieo Đồng Tiền.
Lập quẻ theo Phương Vị.
Lập quẻ theo Thời Gian.
Cơ sở lý thuyết
Dự Đoán Số Phận
Cơ sở lý thuyết
Xem người có hơn 1 lần lập gia đình
Xem người khó tính
Xem người cao thượng
Dự Đoán Chiết Tự
Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG 2: CHU DỊCH TƯỚNG HỌC
Cơ sở luận của xem tướng người qua Tên Họ
Bảng Định vị thành phần xã hội
Xem tướng người qua Tên Họ
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VẬN KHÍ
CHƯƠNG 4: CÔNG THỨC “YES – NO”
PHỤ CHƯƠNG : TÊN HỌ VỚI CUỘC ĐỜI
Cách giáo dục khiến trẻ rối loạn tâm thần.
Xác định lời nói dối
Các danh nhân. Những người nổi tiếng.
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ (Vua Quang Trung)
Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Trịnh Công Sơn
Bác Sĩ Tôn Thất Tùng
Bill Clinton, Monica Lewinsky
Tần Thuỷ Hoàng 秦 始 皇 Khổng Tử 孔 子
Tóm Tắt:
Quyển 5 gồm 4 chương:
Chương 1: Chu Dịch Dự Đoán Học cổ điển.
Chương 2: Chu Dịch Tướng Học.
Chương 3: Chu Dịch Vận Khí.
Chương 4: Công thức YES – NO.
Chu Dịch Dự Đoán Học cổ điển trình bày các phương pháp dự đoán cổ xưa. Trên cơ sở luận Chu Dịch, chúng được điều chỉnh ở một số phương pháp dự đoán.
Chu Dịch Tướng Học là môn học hoàn toàn mới. Trên cơ sở của Chu Dịch, tôi xây dựng nên 64 Tính Cách cơ bản. Tiếp đó là 64 x 4 = 256 cách biểu hiện tính cách cơ bản… Lý thuyết Chu Dịch Tướng Học được trình bày cùng với 24 cách coi tướng người. Nội dung môn học là coi tướng người qua tính cách, phân biệt với môn tướng học nhân thể.
Chu Dịch Vận Khí với việc trình bày lại một phương pháp dự đoán cổ điển cùng với lý thuyết mới, Lý Thuyết Vận Khí.
Chương 4, tôi trình bày phương pháp dự đoán cho kết quả ở dạng thức YES – NO. Phương pháp dự đoán khá đơn giản khi sử dụng, nó không đòi hỏi người dùng phải có hiểu biết về Chu Dịch. Phương pháp được trình bày ở dạng thức bài toán với công thức định sẵn, đưa dữ liệu (thông số) vào là có ngay kết quả.
Công việc trình bày 4 chương hướng vào mục tiêu xây dựng cơ sở lý thuyết cho các phương pháp dự đoán. Cơ sở luận Chu Dịch được sử dụng để làm công việc này, nhưng vẫn phải thừa nhận tính mặc định của hệ thống Âm Lịch. Đây là điểm yếu về lý thuyết của 4 chương này.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.