Tháng sinh bật mí về cuộc đời bạn
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 |
Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Chocopie (theo QQ)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 |
Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Chocopie (theo QQ)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Các nhà xem bói tướng thuật cho rằng, hình thần (thần sắc khí mạo của con người) có dư là tượng trưng cho có phúc, hình thần thiếu là nguồn gốc của tai hoạ. Do đó khi xem tướng quan sát hình thần của một người có dư hay không đủ là căn cứ quan trọng dự đoán vận mệnh cát hung.
Hình là chỉ hình tượng bên ngoài của con người. “Hình có dư” là chỉ hình tướng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tướng lý, xem tướng thuật lấy đó làm tướng tốt nhất. “Hình không đủ” là hình tướng yếu ớt hoặc khuyết lõm, không phù hợp yêu cầu của tướng lý. Xem bói tướng thuật Trung Quốc cổ đại xuất phát từ lý luận thiên nhân hợp nhất cho rằng, tướng con người phù hợp với thuộc tính tự nhiên là nguyên tắc cao nhất của tướng lý.
Thần và hình chỉ tinh thần, khí chất của con ngưòi. Tướng thuật cho rằng, tinh thần khí chất của con người có trong đục, hiền dữ, hòa nhược, hư thực và tàng lộ. Hình là biểu hiện bên ngoài của thần, muốn biết thần trước tiên phải xem hình, tinh hợp sinh thần, thân sinh ra thì hình sẽ đầy đủ. cả hai dựa vào nhau, gắn bó mật thiết. Xem thần là thông qua quan sát đặc trưng tinh thần, khí chất của một người tốt hay xấu để phán đoán thọ yểu, sang hèn và tính cách. Tướng thuật còn lấy mắt làm cung Du thần, đặc trưng khí chất tinh thần tốt xấu luôn luôn tập trung phản ánh trên thần mắt. Do đó, các thuật sỹ trong lịch sử đều đặc biệt chú ý quan sát thần mắt của con người.
Khí sắc chỉ màu sắc trên mặt và hình thể. Xem khí sắc chính là thông qua màu sắc trên mặt và cơ thể đoán hiền ngu, thọ yểu, sang hèn của con người.
Khí sắc là kết hợp “khí” và “sắc”. Quan sát khí và sắc, tổng hợp lại để xem diện mạo tinh thần của một người là nội dung quan trọng của tướng thuật cổ đại.Xem tướng thuật cho rằng, quan hệ giữa khí và sắc giống như dầu và đèn, dầu trong thì đèn sáng mà dầu đục thì đèn tối, dầu hết thì đèn tắt. Con người cũng như vậy, khí tốt thì sắc sáng, khí thông thì sắc nhuận, sắc nhuận thì hoa mỹ cuốn hút. Ngược lại, bẩm khí đục khô thì sắc u tối. Cho nên, khí thông thuận thì sắc nhuận hòa là tướng tốt, chủ về phúc thọ, vinh hoa Khí thiên lệch thì sắc chẳng thể cân bằng, khí đình trệ thì sắc khô tim thương tổn. Khí gấp không đều là tướng mệnh mỏng bạc, bần tiện và không thọ.
Hệ thông mệnh lý của khí sắc rất phức tạp luận thuyết khí sắc của cửu châu Bát quái can chi dùng khí sắc phối hợp với Âm dương Ngũ hành và bốn mùa năm phương để luân về vận mệnh, có luận thuyết lấy khí sắc kết hợp 24 tiết lệnh, còn có luận thuyết lưu niên vận khí bộ vị chuyên lấy 13 vị trí để đoán cát hung. Có một sô" thuyết khí sắc kết hợp vói lý luận Đông y, do đó mà lưu truyền rộng rãi trong nhân gian.
Khí sắc bốn mùa là chỉ khí sắc của các mùa trong một năm. Khí sắc của con người trong mỗi mùa khác nhau chủ về cát hung cũng không giống nhau. Mỗi mùa đều có màu sắc riêng của mình, cũng chính là chính sắc, như mùa xuân là màu xanh, mùa hạ là đỏ, mùa thu là màu trắng, mùa đông là màu đen. Quan hệ của khí sắc khác và chính sắc là dựa vào vượng, tướng, hưu, tù, tử do nguyên lý sinh khắc Ngũ hành tạo thành. Có cùng đạo lý với thuật đoán mệnh dựa theo bát tự.
Ví dụ, mùa xuân thì xuân thuộc Mộc, có chính sắc là màu xanh, do đó Mộc vượng hoặc màu xanh vượng, còn lại lần lượt là Hỏa (đỏ) tướng, Thủy (đen) hưu, Kim (trắng) tù, Thổ (vàng) tử, Mùa hạ thì Hỏa vượng, Thổ tưóng, Mộc hưu, Thủy tù, Kim tử. Mùa thu thì Kim vượng, Thủy tướng, Thổ hưu, Hỏa tù, Mộc tử. Mùa đông Thủy vượng, Mộc tưống, Kim hưu, Thổ tù, Hỏa tử.
Ví dụ, trong mùa xuân mà môi vị trí trên mặt có màu xanh đỏ thì chu ve vượng tưống, thường đều là cát lợi, mà có màu trắng vàng thì w tử. Do đó phần lốn không cát lợi. Cứ theo đó mà luận đoán.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc diễn nghĩa”, trong các nhân vật chính thì Tôn Quyền được khắc họa không mấy thành công. Tôn Quyền không có được cá tính hoặc tài năng nổi trội như Lưu Bị và Tào Táo, cũng không có được khí khái anh hùng. Đại nghiệp của ông khiến cho người đọc cảm thấy phần nhiều do may mắn.
Thực ra, nhân vật lịch sử Tôn Quyền cũng không thừa hưởng được sự dũng cảm cương nghị của cha, không có được nhuệ khí như anh trai Tôn Sách, không có được sự gian hùng ngang dọc Nam Bắc mà lại tài hoa văn chương như Tào Tháo, không được như Lưu Bị khi lập đại nghiệp trong loạn thế anh hùng. Điểm nổi bật duy nhất khiến Tôn Quyền không lẫn với ai đó chính là tướng mạo đặc biệt với mắt xanh ngọc bích và hàm râu tím.
Công bằng mà phán xét, trong thời loạn, một quân vương trong 24 năm đã xây dựng được đại nghiệp hưng thịnh, tạo thế vững vàng như long hổ ở Giang Đông thì Tôn Quyền đúng là một đại anh hùng có tài hoa chính trị phi phàm.
Ông kế thừa cơ nghiệp từ cha anh không hề phải kinh qua sự tôi luyện nơi sa trường ác liệt nhưng ông đã biết dùng những võ tướng, đại thần có năng lực làm kẻ tận trung với mình khiến cho Giang Đông trở thành vùng bảo địa hội tụ của các hiền tài trong thiên hạ.
Ông cũng là người dũng cảm khi bản thân thực sự không có tài năng quân sự nhưng lại dám tin tưởng giao cho Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn quyền thống soái quân đội cực lớn. Đó chính là cái tài của người làm chính trị.
Ông hiểu rõ nhất những nhân tài này nhất mực trung thành với mình. Chu Du và Lục Tốn tình như anh em ruột, Lã Mông và Lục Tốn lại do chính tay ông đề đạt nâng đỡ, họ đều là những người nợ ân tình thâm sâu với Tôn Quyền, nay lại được trọng dụng nên khó mà tạo phản. Chính nhờ sự trợ giúp hết lòng của những anh tài này mà Tôn Quyền mới có thể hùng cứ tại Giang Đông.
Xét từ góc độ lịch sử, hàng loạt các quyết định và hành động của Tôn Quyền đã chứng tỏ rằng ông ta chính là một hào kiệt trong thời loạn lạc. Ngay đến Tào Tháo, Lưu Bị người gian xảo kẻ dũng mãnh nhưng cũng không thể ngờ được rằng thất bại thê thảm nhất cuộc đời họ chính là để Tôn Quyền - một kẻ vãn bối vốn không được đánh giá cao đã xưng vương một cõi.
Tôn Quyền khéo léo, biết khuất phục cũng biết vươn mình, đầy khí khái của một đấng đại trượng phu. Trước khi xưng đế, ông đã làm chư hầu cho Ngụy. Tuy một số người coi ông là kẻ mặt dày vô xỉ, nhưng thực chất đây chính là mưu kế chính trị cao siêu của ông ta. Giữa buổi loạn lạc, Tôn Quyền vì muốn tránh nguy cơ rơi vào cạm bẫy trong trận chiến giữa hai bên trong việc tranh giành Kinh Châu nên đã chịu nhục trong vòng gần 10 năm để làm thần cho Ngụy.
Thực ra sự đầu hàng này chỉ là danh nghĩa, trên thực tế Tôn Quyền không hề chịu sự điều khiển của Tào Tháo về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Năm 24 Kiến An tức năm 219, Tôn Quyền sau khi giết chết Quan Vũ. Nguyên niên Hoàng Sơ tức năm 220, Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, Tôn Quyền ngay lập tức cống tiến để biểu thị thần lễ. Năm thứ hai Hoàng Sơ, Tôn Quyền lại tiếp tục cử sứ giả đến xưng thần.
Tào Phi không bằng lòng với mối quan hệ nước chư hầu hữu danh vô thực nên đã yêu cầu Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin để biểu thị sự trung thành với nước Ngụy. Tôn Quyền không muốn để con trai mình làm con tin lại không muốn rơi vào ranh giới giữa cuộc chiến hai miền Nam Bắc nên đành phải tìm cách trì hoãn.
Năm thứ ba Hoàng Sơ, Tào Phi cuối cùng không chịu nổi Tôn Quyền đã cho ba đại quân xuống phía Nam phạt Ngô. Lúc này tướng Lục Tốn của Tôn Quyền vừa đại phá Lưu Bị giành chiến thắng ở trận chiến Di Lăng, giải quyết được sự uy hiếp từ phía Tây. Thừa thế xông lên, Tôn Quyền lập tức phản kháng lại Tào Phi, mối quan hệ chư hầu giữa Ngụy Ngô chính thức tan vỡ.
Tôn Quyền cuối cùng cũng đăng cơ hoàng vị, chính thức xây dựng nước Ngô. Trong thời gian chấp chính, ông cử người vượt biển. Ông cho thiết lập nông quan, thực hiện chính sách đồn điền, phát triển kinh tế, phát triển mở rộng lãnh thổ đến Giang Nam và một lần nữa ông lại thể hiện được tài năng trị quốc vượt bậc.
Đối với bất cứ một nhân vật lịch sử nào, đều cần phải nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Tuy cuối đời Tôn Quyền tự dưng trở nên ngờ vực đa nghi, giết người vô độ, đưa chính cục của Đông Ngô vào thế hỗn loạn, nhưng tổng thể mà nói Tôn Quyền vẫn được coi là một đời anh hào, một chiến lược gia chính trị kiệt xuất trong lịch sử của Trung Quốc.
Nguồn: keinthuc.net.vn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Giáp là khí của ất, ất là chất của giáp, là hành của trời, là mộc của âm dương. Dần mão cũng phân thành âm dương, dần là dương mộc, mão là âm mộc, là mộc phân thành âm dương trong đất. Giáp ,ất, dần, mão mỗi cái nắm quyền lực của một tháng. Giáp ất ở trên trời, do đó động chứ không cố định. Tháng kiến dần không nhất định là tương phối thành giáp dần, tháng kiến mão cũng không nhất định là ất mão. Còn dần mão ở trên đất, do đó yên tĩnh không biến đổi. Giáp tuy đổi dời, nhưng tháng giêng nhất định là kiến dần (tháng dần). At tuy đổi dời, nhưng tháng 2 thì nhất định là kiến mão (tháng mão). Lấy khí mà nói, giáp vượng ở ất ; lấy giáp làm mộc của rừng xanh, rậm rạp và nên chặt phá đi ; lấy ất làm mầm non, không nên làm tổn thương đến nó. Như thế là hiểu không đúng về đạo lý âm dương. Căn cứ vào cách lý luận ở trên của mộc, ta cũng có thể suy ra đạo lý về kim, hỏa, thuỷ, thổ với tư cách là xung khí của mộc , hỏa , kim, thuỷ do đo nó vượng ở tháng cuối cùng của bốn mùa và cũng có khí chất âm dương . Còn mộc, hỏa, kim, thủy là sự ngưng kết của xung khí mà thành, cho nên đương nhiên đều có khí chất âm dương.
Cách tra bảng: mỗi lần gặp can năm là giáp, kỷ thì tiết lệnh tháng giêng là bính dần, tháng 2 là đinh mão.... cứ thế tính tiếp. Ví dụ năm 1994 là năm giáp tuất, can năm là giáp ; năm 1989 là năm kỷ tị, can năm là kỷ. Tháng giêng hai năm đó đều lấy bính dần. Những năm khác cũng theo phương pháp tương tự. Ta có thể nhớ theo bài ca truyền miệng sau:
Giáp, kỉ lấy bính làm đầu,
At, canh lấy mậu để làm tháng giêng.
Bính, tân tìm đến canh dần,
Đinh, nhâm phải lấy nhâm dần trở đi.
Qua bài trên, kết hợp với bảng lấy tháng theo năm, ta có thể thấy rõ : gặp năm giáp, năm kỷ, hoặc năm ất, năm canh.... thì cách lấy can tháng đầu năm giống nhau đều có quy luật là thiên can lục hợp.
Khi muốn tìm can chi của tháng thuộc năm nào đó theo hình bàn tay, nếu thuộc được bài ca trên thì sẽ rất dễ dàng. Ví dụ muốn biết can chi tháng 3 âm lịch của năm tân mùi tức năm 1991, vì 12 địa chi đã được cố định trên bàn tay nên chỉ cần tìm ra can tháng, sau đó hợp can và chi lại xong. Theo câu “Bính, tân tìm đến canh dần” ta có thể biết được can năm là tân, địa chi tháng giêng là dần ở trên đốt thứ nhất của ngón tay trỏ. Giơ bàn tay trái ra, đặt đầu ngón cái vào ngôi dần, can chi tháng giêng là canh dần nên đầu ngón cái trên ngôi dần đọc là canh, sau đó thuận đếm theo mão tháng 2 đọc là tân, tháng 3 ngôi thìn đọc là nhâm. Tháng 3 chính là tháng ta muốn biết, tức là tháng nhâm thìn.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
► Xem bói ngày sinh để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình |
Những ai đang có ý định xây nhà hoặc đang ở trong ngôi nhà có nhiều cửa cần hết sức lưu ý vì ngôi nhà nhiều cửa sẽ đem đến vận xấu cho gia chủ nhà. Tuy rằng nhiều cửa sẽ giúp ngôi nhà thoáng khí, song xét về phong thủy thì chúng tiềm ẩn nhiều điều không tốt cho gia chủ. Nhưng trường hợp nào cũng có giải pháp.
Trên thực tế, ngôi nhà nào cũng có nhiều cửa gồm cửa trước, cửa sau, cửa bên… tùy theo tính chất sử dụng và hình thế đất đai. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, khoa học phong thủy phân biệt rạch ròi giữa chính và phụ. Như vậy, mỗi gia đình chỉ nên có một bộ cửa chính mở ra phía trước nhà. Còn các cửa cổng, cửa bên, cửa hậu,… đều chỉ là cửa phụ.
Trong trường hợp đã lỡ mở nhiều cửa thì có thể điều chỉnh bằng cách đặt vật trang trí hay chậu cây cảnh để ngăn bớt và phân tán cường độ dòng khí dẫn vào nhà |
Ngôi nhà có được vượng khí hay không phụ thuộc vào kích thước và hướng của cửa chính. Nếu cửa chính mở ra gặp nhiều bất lợi (hướng gió, nắng, điểm nhìn hạn chế…) thì sẽ phải điều chỉnh hoặc xây bít hẳn lại và mở ở một nơi khác. Trong nhà thì cửa chính thường là cửa lớn nhất. Nhưng nếu việc mở cửa khác ở một số nơi là điều không thể thì nên nhờ đến sự tư vấn của kiến trúc sư để có giải pháp phù hợp nhất.
Được biết, việc kiêng kỵ nhà mở nhiều cửa xuất phát từ câu “Đa môn tắc đa khẩu”, có nghĩa là nhà có nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí, khiến cho nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng cả tốt lẫn xấu, điều đó sẽ gây ra rối loạn trường khí và người đi ra đi vào gây phức tạp trong kiểm soát an ninh. Nhưng trong trường hợp nhà có nhiều cửa đi nhưng phía ngoài chỉ có một cổng chung thì vẫn tốt, chỉ cần bố trí cửa và cổng theo nguyên tắc hình phễu, tức trước rộng, sau hẹp để thu hút nguồn khí vào nhà.
Đặc biệt, khi bố trí cần phải lưu ý sao cho các cửa không nên thẳng hàng nhau. Đối với các trường hợp đã lỡ mở nhiều cửa thì có thể điều chỉnh bằng cách đặt vật trang trí hay chậu cảnh để ngăn bớt và phân tán cường độ dòng khí dẫn vào nhà. Đồng thời, cũng nên dùng loại cửa kính có dán mờ một phần (đặc biệt là với hướng nắng gắt) hoặc đóng hẳn cửa lại nếu không sử dụng thường xuyên.
(Theo Báo Xây dựng online)
Tuổi Thìn: Gồm các tuổi sinh năm: 1940 – 1952 – 1964 – 1976 – 1988 – 2000. Đối với những người tuổi này họ cần chọn treo tranh nào để hợp phong thủy. Chúng ta cùng đọc bài viết sau để có thêm kiến thức phong thủy về tuổi Thìn nhé!
Tuổi Thìn khi muốn chọn tranh phong thủy để mang lại may mắn, thì nên chọn một trong các loại tranh sau:
a- Hoa mẫu đơn, Rồng xanh hí thuỷ, Hầu vương hiến thuỵ, Bách mã đồ, Nhật xuất thiên sơn, Hồ quang sơn sắc.
b- Hoa mẫu đơn: Kích hoạt nhân duyên với người độc thân và mang đến sự thuận thảo cho các thành viên trong gia đình. Long – Mã tương phối, tinh thần bậc quân tử, trụ cột quốc gia. Tượng quẻ mã thuộc trời, ngũ hành thuộc hoả; đại biểu hưng vượng, thành công nối tiếp, cao quý hơn người, trên dưới trong ngoài phối hợp nhịp nhàng, trật tự quy củ.
c- Nếu là tranh ngựa hoặc hoa, cấm kỵ treo phương Nam, vì sẽ tạo ra “Hoả thiêu thiên môn”, con cái khó dạy, chủ hay đau đầu hoa mắt. Tốt nhất treo phương Đông hoặc phía bên trái của phòng khách (kể từ trong nhà nhìn ra phía trước).
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
không thận trọng có thể gây thất tán tài sản, hại đến sức khoẻ.
(1) Trên bàn ăn không nên dùng đèn hình cây nến
Một số loại đèn giá treo được làm bằng các cây nến trắng hình ống, tuy đây là loại đèn kiểu cách mới lạ thiên về giá trị thưởng thức, nhưng nếu để nó trên bàn ăn thì chắng khác gì xếp một đống nến trắng lên bàn, điều này thực sự là không tốt. Vì nến trắng tượng trưng cho chuyện tang lễ, để nó ở nơi mọi người trong nhà tập trung ăn uống thì hậu quả thật khó lường. Vì vậy phải hết sức tránh. Tuy nhiên với một số loại nến có màu sắc khác thì không hại gì.
(2) Không nên dùng bàn ăn làm bằng đá và thuỷ tinh
Bàn ăn làm bằng đá và thủy tinh cứng và lạnh, tuy cảm quan nghệ thuật của chúng mạnh nhưng nó dễ hấp thu nhanh năng lượng từ cơ thể người sau bữa ăn toả ra, sẽ không có lợi trong trường hợp mọi người ăn xong còn ngồi lại chuyện trò.
(3) Bàn ăn và ghế ngồi không nên để bị “đèn” ép
Vì khi người ta ngồi ăn có đèn ở trên đầu đè xuống sẽ ảnh hưởng đến tư duy, đồng thời cũng gây bất lợi cho phát triển sự nghiệp.
(4) Bàn ăn không nên đặt đối diện cửa chính
Bàn ăn đặt đối diện cửa chính dễ làm thất tán của cải trong nhà, phong thuỷ học về nhà ở đã cảnh báo “hỉ hồi triền kị xung”, nếu phạm sẽ dễ làm cho nguyên khí gia chủ thất thoát, vì thế mà ảnh hưởng lớn đến phong thuỷ. Nếu bàn ăn và cửa chính nằm trên một đường thẳng, đứng ngoài cửa đã nhìn thấy cả nhà ngồi ăn cơm, thật sự bất tiện.
(5) Bàn ăn không nên đối diện với phòng bếp
Bếp thường xuyên thải ra hơi dầu mỡ, nhiệt độ lại tương đối cao, bàn ăn đối diện với bếp sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người trong nhà, ví dụ dễ phát sinh các vấn đề về tâm lý như phiền muộn, tì khí nóng.
(6) Bàn ăn rất kị đối diện cửa phòng vệ sinh
Nhà vệ sinh theo phong thuỷ là nơi xấu “ô uế”, càng giấu kín được nó càng tốt, nếu để cửa nhà vê sinh đối diện với bàn ăn sẽ hại đến sức khoẻ mọi người trong nhà.
(7) Gần bàn ăn tránh bầy biện đồ vật ô tạp
Quá nhiều đồ vật ô tạp sẽ phá hỏng phong thuỷ bàn ăn và phòng ăn, dỗ làm cho gia đình bất hoà, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
(8) Bàn ăn không đặt đối diện bàn thờ
Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, nghiêm túc mà nói, không được bố trí nơi ăn của người phàm trần gần đó, âm dương chia lối, trần tiên khác biệt. Hơn nữa, nếu bàn thờ là nơi thờ cúng Quan âm, Phật tổ, do các vị này đều ăn chay và không sát sinh, đồ ăn của người phàm trần trước mặt họ lại là những thịt những cá, như vậy thật không hợp chút nào. Nếu có diều kiện, tốt nhất phải giữ một khoảng cách cần thiết giữa bàn ăn và bàn thờ.
(9) Làm thế nào để chọn được “hình” bàn ăn
Các thầy phong thuỷ cho rằng, bàn ăn kị ở chỗ bốn bên có góc. Kiểu bàn ăn vuông của người phương Tây là không phù hợp, nhất là với bàn ăn hình chữ nhật có 4 góc nhọn thì càng không hợp. Nếu bắt buộc phải dùng kiểu bàn hình chữ nhật thì hãy chọn dùng bàn góc tròn. Chi tiết có thể tham khảo các ý kiến sau:
– Bàn hình tròn: Bàn ăn hình tròn thích hợp với những gia đình bình thường vì nó có hiệu quả đối với đoàn tụ và hoà khí, nó tượng trưng cho sự công bằng, không phân biệt địa vị cao thấp. Mọi người trong nhà sẽ rất dễ hoà đồng, trò chuyện với nhau nếu sử dụng kiểu bàn này.
– Bàn hình chữ nhật: Loại bàn này chú yếu được sử dụng tại các gia đình khá giả hoặc những trường hợp vì điều kiện hạn chế về diện tích. Bất kể là nguyên nhân gì, gia đình dùng bàn ăn hình chữ nhật rất dễ tạo sự phân biệt chủ khách, có nghĩa là vị trí của người chủ trong nhà thường khá trội. Như vậv trong giao lưu tình cảm dễ xuất hiện hiện tượng mệnh lệnh, gia trưởng.
– Bàn hình vuông: Bàn ăn hình vuông rất ít gia đình sử dụng, nếu có sử dụng thì cũng chỉ vì một số nguyên nhân đặc biệt nào đó. Trong nhà dùng bàn hình vuông không những dễ xảy ra tình trạng xung đột và đối lập giữa mọi người mà còn có thể có hiện tượng thai nhi biến dạng. Bàn hình vuông chỉ có thể dùng được cho 4 người, vì vậy thường mang lại cảm giác cô quạnh.
– Bàn hình bầu dục: Gia đình dùng loại bàn này dễ xảy ra tình hình kéo bè kéo cánh của các thành viên. Tốt nhất là không dùng, đặc biệt là các gia đình lớn.
– Bàn nhiều cạnh hoặc cạnh không bằng nhau: Là loại bàn thường chỉ dùng trong một vài gia đình có diện tích nhà ở quá hạn hẹp, có thể nói là hiếm có. Gia đình sử dụng loại bàn ăn này rất dễ phiêu bạt bất định, các thành viên trong nhà phân tán, không đoàn kết, tình cảm rạn nứt.
► Xem lịch âm chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Khi gieo trồng các mùa vụ mới cần nắm rõ thời gian tưới nước |
Ảnh minh họa |
► Tra cứu: Lịch âm, Lịch vạn niên 2016 chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
a ngựa…
Sinh khí là vô cùng quan trọng trong một căn nhà. Không có sinh khí tức là không có sức sống. Để giúp độc giả nắm rõ hơn về vấn đề này, thầy phong thuỷ Bùi Cao Thế sẽ bàn tới những con đường dẫn sinh khí bao gồm lối vào và cửa chính của ngôi nhà - nơi đón tiếp sinh khí, vị thần may mắn của phong thủy Dương trạch.
1. Lối vào nhà Lối vào căn nhà có thể là một con đường nhỏ, cũng có khi chỉ là những cấp bậc từ đường, cổng, hoặc từ sân vào nhà…Cho dù thế nào chúng ta cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Lối vào nhà không nên là một đường thẳng để tránh dù là tà khí, hay sinh khí dồn vào nhà quá mạnh đều gây sự bất ổn cho gia chủ. Tốt nhất tạo thế uốn cong nhẹ nhàng. Đối với nhà phố, đa phần lối vào nhà là một đường thẳng thì gia chủ có thể đặt một vài hòn đá hai bên theo hình zích zắc…cũng có thể bố trí chậu hoa cây cảnh…
- Lối vào nên rộng rãi, sáng sủa để hấp dẫn sinh khí, nên bằng phẳng. Nếu là bậc cấp không nên quá dốc. Nếu lối vào quá hẹp không nên trồng hoa, cây cảnh hai bên.
-Cây cối hai bên nên cắt tỉa gọn gang, tránh quá um tùm cản trở sinh khí vào nhà. Không bố trí những tảng đá quá dày…
-Lối vào nhà phải có bề ngang bằng nhau, nếu rộng trước cửa chính mà hẹp phía cổng thì sẽ ảnh hưởng đến sụ phát triển nghề nghiệp và giới hạn về tài chính.
-Lối vào nhà là những bậc cấp thì tốt hơn là trong cao, ngoài thấp. trong trường hợp nhà thấp hơn mặt đường người chủ sẽ vất vả, khó vươn lên như ý muốn…cần phải đặt ngọn đèn phía sau nhà để “nâng” ngôi nhà lên cao. Ngược lại nhà quá cao so với đường, lối lên quá dốc, thì phải trồng những chậu hoa hai bên để giữ sinh khí lại, hoặc đặt vài ngọn đèn phía ngoài đường để phản hồi sinh khí.
Như vậy lối vào của căn nhà là nơi dẫn khí ..như người đón khách. Người đón khách mà đẹp đẽ, tươi tắn… thì khách thấy vui vẻ, niềm nở, thoải mái. Khách sẽ thích hợp tác với gia chủ hơn.
Cửa chính là nơi đón nhận sinh khí, còn gọi là khí khẩu của căn nhà. Cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Cửa chính hướng phải phù hợp với cung mệnh của gia chủ.
- Cửa chính phải tạo được cảm giác hấp dẫn sinh khí vào nhà. Do đó từ hình dáng cánh cửa, màu sơn, tay vặn, màu sơn, ổ khoá… cũng phải tạo cảm giác thân thiện mời mọc.
- Cửa chính phải ở vị trí sáng sủa, có ánh sáng mặt trời là tốt nhất…nếu là hành lang thì nên thắp sáng bằng đèn điện
-Cửa chính phải tạo cảm giác an toàn cho sinh khí, tránh không bị “những mũi tên độc”…
- Kích thước cửa chính phải phù hợp với kích thước của căn nhà. Cửa nhỏ quá sẽ giới hạn sinh khí vào nhà, hạn chế may mắn, hạnh phúc, tài lộc đến với gia chủ, ngược lại …sinh khí vào quá nhiều sẽ gây mất quân bình, bất ổn cho gia chủ.
-Cửa chính không nên đối diện với cửa sau, nếu đối diện tiền tài khó giữ.
-Cửa chính không nên để nhiều nhửng vật cản như gạch, đá, đồ vật…cản sinh khí vào nhà. Cũng không nên đối diện với cửa nhà vệ sinh, cửa bếp, gầm cầu thang, bức tường chắn…
Như vây cửa chính ngôi nhà vô cùng quan trọng…được ví như gương mặt một con người phải luôn được sáng sủa, sạch sẽ, cởi mở…tạo cảm giác bình an, thân thiện hấp dẫn sinh khí.
Việc thường xuyên quan tâm và bảo vệ cửa chính là điều cần thiết, song với điều kiện kiến trúc đô thị hiện nay thì chúng ta không thể tránh khỏi những “mũi tên độc” do vậy chúng ta phải có những biện pháp hoá giải phù hơp.
- Gương bát quái treo phía ngoài cửa chính có tác dụng phản hồi những mũi tên độc.
- Súng đại bác để hoá giải những vật thể lớn như: cây cầu, cây thập tự giá, ăng ten khổng lồ, nhà cao tầng lớn…đặt đại bác trước cổng, cửa hướng về vật mà ta cần hoá giải.
- Mũi tên, cung, nỏ…có thể cheo cung nỏ hướng về phía vật cần hoá giải, hoặc gắn mũi tên lên mái nhà hướng về phía đó.
- Thú bảo vệ có thể dùng những biểu tượng thú dữ bằng đá như sư tử, kỳ lân, cọp, diều hâu…đặt ngoài cửa. Nhưng tốt nhất nên dùng biểu tượng chó đá vừa có ý nghĩa trấn tà, vừa bảo vệ tài sản cho gia chủ.
- Dùng cây để ngăn cản tốt nhất dùng cây xương rồng. Đặt hai chậu xương rồng, hoặc hai cây xương rồng đặt trên lưng hai con voi bằng sành sứ hai bên cửa chính.
- Nếu “mũi tên độc” từ bên trong thì chúng ta dùng những vật như chậu hoa, cây cảnh, phong linh, mành rèm, cầu thuỷ tinh, bóng đèn…để hoá giải.
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc bố trí, sắp xếp, khắc phục... để đón tiếp sinh khí cho ngôi nhà của bạn mà thầy phong thuỷ đã sưu tầm qua kinh nghiệm của những người đi trước. Rất mong quí bạn độc giả nghiên cứu và vận dụng cho phù hợp với ngôi nhà của mình, để ngôi nhà bạn luôn tràn đầy sinh khí!
Chùa Bạch Hào còn có tên gọi khác là Chùa Hào Xá hay Chùa Hào (tên Hán-Việt là Bạch Hào cổ thiền tự ), là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà – Hải Dương. Đây là ngôi chùa có phong cảnh sông nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Chùa Bạch Hào được xây dựng vào thời nhà Lý. Năm 1011 nhân dân trong ấp đã dựng một ngôi chùa 3 gian bằng tranh tre lợp lá gồi, lá cọ để thờ Phật cầu khấn cho trời Phật độ bình an.
Đến đời Trần ngọc Phả có ghi:” Khi Trần Nhân Tông làm vua thì vợ chồng cụ ông Nguyễn Danh Doãn và cụ bà là Phạm Thị Phương quê ở Hoan Châu – Thanh Hóa sinh hai người con trai là Nguyễn Danh Quang, Nguyễn Danh Nguyên, lớn lên hai ông học giỏi lại khôi ngô tuấn tú, tuổi học trò hai ông kết bạn với Lý Đình Khuê cùng lớp cùng tuổi, họ coi nhau như anh em ruột, cả 3 ông đều học giỏi thi đỗ tuyển vào cung làm Học sĩ chuyên lo việc giáo huấn trong cung.
Khi Thoát Hoan đem quân sang xâm lược nước ta, 3 ông theo vua đi đánh giặc ở Phả Lại, Vạn Kiếp. Giặc tan vua hết lời ca ngợi. Khi đất nước thanh bình vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và đi tu ở chùa Yên Tử lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, ba ông cũng theo vua đi đầu Phật tu luyện, lúc nhàn rỗi ba ông cùng Trần Nhân Tông dành thời gian đi du ngoạn, một chuyến du ngoạn qua Hạ Hào Trang (Thanh Xá, Hào Xá ngày nay) Trần Nhân Tông dừng lại ngắm cảnh, thấy sông nước hữu tình, địa mạch thế hình cảnh quan tuyệt sắc, vua liền hạ lệnh cho dựng lại chùa, làm hoành phi câu đối, lập bệ thờ bằng đá hình tòa sen để thờ Phật và giao cho 3 ông ở lại tu tại chùa, đặt tên gọi là chùa Hào.
Dựa thế hình khu đất với dáng hình đại bàng xòe cánh, đầu có một số lông trắng nên tên hiệu là Bạch Hào. Ba ông tu tại chùa dạy cho dân hiểu Kinh Phật và tăng gia sản xuất cấy trồng lúa nước, dạy cho dân trồng dâu nuôi tằm ( sự tích bãi vườn dâu còn đó). Khi nông nhàn ba ông dạy dân thi bơi trải, thi nấu cơm, bắt vịt, thi đấu vật… Từ đó đến nay đã trở thành ngày hội văn hóa của dân tộc.
Đến những năm đầu thế kỉ 19-20 chùa Hào lại phải kinh qua cuộc chiến tranh ác liệt của thực dân Pháp chùa phải tiêu thổ kháng chiến, bom đạn Pháp bắn thả quanh chùa nên các nét độc đáo, vật cổ giữ lại quá ít.
Ngôi chùa hiện nay, có niên đại thời nhà Lý năm 1011, bao gồm Tiền đường 5 gian, Hậu cung 2 gian, Nhà tổ 3 gian. Tiền đường, được xây dựng theo kiểu chồng rường đấu sen. Các vì kèo đều có chạm khắc hoa lá, trúc hoá long, kỳ 4 thuât chạm bong kênh.
Trong chùa, có nhiều hiện vật quý, trong đó, có hệ thống tượng Phật, bệ đá hoa sen thời Trần. Đặc biệt, có 10 bia đá ghi lại công lao của 3 vị cư sĩ, trong đó, có 3 bia đá thời Lê, 7 bia đá thời Nguyễn, vườn tháp 7 mộ sư, có ao cá, vườn cây ăn quả.
Lễ hội chùa hằng năm được tổ chức từ ngày 4-6 tháng Giêng âm lịch. Trong hội lễ, có tổ chức bơi trải trên sông nước trước cửa chùa, hết sức đông vui và náo nhiệt. Di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993.
Tam cát là 3 sao Nhất Bạch (số 1), Lục Bạch (số 6) và Bát Bạch (số 8). Những sao này đều được coi là những sao tốt, vì vậy nên mới được gọi là “Tam cát” (tức 3 sao tốt). Lý do vì Huyền Không xuất phát từ Kỳ Môn - Độn Giáp, một phương pháp dùng Bát Môn (tức 8 “Cửa”) để đoán định cát, hung của mọi sự việc. Trong 8 “Cửa” đó, chỉ có 3 “Cửa” Hưu (trùng với phương KHẢM của số 1), Khai (trùng với phương CÀN của số 6), và Sinh (trùng với phương CẤN của số 8) là tốt nhất, sẽ đem lại nhiều thuận lợi, may mắn. Chính vì vậy nên 3 số 1, 6, 8 mới được xem là “Cát”.
Một điểm nữa là sao Nhất Bạch vừa là khởi đầu của 9 sao, lại là chủ của Thượng Nguyên, lấy Thủy nuôi dưỡng Tam Bích Mộc (vì Thượng Nguyên gồm có 3 vận 1, 2, 3) mà khắc chế Nhị Hắc Thổ. Vì Nhị Hắc là Bệnh Phù, chủ ôn dịch, tật bệnh, nếu không bị kềm chế thì độc khí của nó sẽ lan tràn mà hủy diệt hết sự sống. Chính vì vậy nên những cơn dịch bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới đều xuất hiện trong Thượng nguyên. Chẳng hạn như cơn dịch cúm “Influenza” (còn gọi là “Cúm Tây ban Nha” hay “Spanish Flu”) vào các năm 1918 - 1919 (tức trong Vận 3 Thượng Nguyên), làm cho từ 50 đến 100 triệu người chết. Hay như “Cơn dịch lớn” (Great Plague) trong các năm 1348 - 1353 (tức thuộc Vận 2 Thượng Nguyên) thời Trung cổ (Middle Ages) làm chết 75 triệu người từ Á sang Âu... Cho nên nhờ có Thủy của Nhất Bạch nuôi dưỡng Mộc khí của Tam Bích để kềm chế Nhị Hắc, nên độc khí của nó mới được ngăn chặn mà không hủy diệt hết sự sống trên trái đất. Nhờ vậy Thượng Nguyên mới có thể đảm nhiệm được vai trò khởi đầu, cũng như duy trì được sự tồn tại của chính nó, cũng như của Trung Nguyên và Hạ Nguyên sau này.
Đến Trung Nguyên gồm có các vận 4, 5, 6. Trong đó số 4 vừa là Mộc khô, vừa là gió lớn (vì số 4 thuộc quẻ Tốn = gió theo Tiên thiên Bát quái). Còn số 5 vừa là Ngũ Hoàng đại Sát Thổ, vừa là Liêm Trinh Hỏa, gặp Mộc khô, gió lớn của Tốn Tứ nên lửa càng mạnh mà sẽ thiêu rụi hoặc hủy diệt tất cả, chỉ còn lại tro bụi mà thôi. Chính vì vậy nên trong Trung Nguyên mới có nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, những chế độ tàn bạo như thời Đệ nhị Thế chiến với Hitler, Stalin, Mao trạch Đông... Hoặc thời kỳ quân Mông cổ bành trướng khắp Á - Âu, gieo rắc bao chết chóc, kinh hoàng cho cả Thế giới thời đó (từ năm 1206, lúc Thiết Mộc Chân xưng đế hiệu là Thành cát tư hãn, cho đến khi quân Mông cổ tràn qua tới Hungary vào năm 1241 đều thuộc các vận 4, 5 và 6 Trung Nguyên). Hay Tần thủy Hoàng từ lúc lên ngôi diệt chư hầu, cho đến lúc mất vào năm 210 B.C. là thời gian ở trong các vận 4 và 5 Trung nguyên). Cho nên sao Lục Bạch ở Trung Nguyên vừa là Thủy của Tiên thiên, vừa là Kim của Hậu thiên, có thể điều tiết được Hỏa nóng, Thổ khô, cứng của Ngũ Hoàng, vừa cai quản được gió (vì CÀN là Trời, mà Trời thì cai quản gió, mưa), cũng như tưới nhuận được Mộc khô của Tốn, hầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Trung nguyên.
Bước vào Hạ Nguyên gồm có các vận 7, 8, 9. Trong đó các số 7 và 9 đều là Hỏa Tiên thiên hay Hậu thiên, lại cùng nằm trong 1 Nguyên nên Hỏa khí cực thịnh. Do đó, trong giai đoạn này cũng thường có những cuộc chiến tranh khá quy mô và rộng lớn như 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 2001 (tức vận 7). Hoặc cuộc chiến tranh của Napoleon ở Âu châu (từ năm 1800 đến 1815, tức từ cuối vận 6 sang giữa vận 7). Hay cuộc chiến tranh giữa Mông cổ với Việt Nam (1284 - 1288 tức trong vận 8). Ngoài ra, trong Hạ Nguyên thường có nhiều thiên tai, do Hỏa mạnh thì Thủy sẽ bùng dậy để tái lập lại thế quân bình, gây ra tình trạng gió bão, lụt lội... Mặt khác, vì Hỏa khí trong Hạ Nguyên nhiều và thịnh, nên nhiệt độ trên trái đất cũng sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng hạn hán, mất mùa ở nhiều nơi. Cho nên sao Bát Bạch ở Hạ Nguyên là Thổ ướt, vừa có thể điều tiết được Hỏa khí, vừa có thể giúp cho 2 số Thất Xích và Cửu Tử cùng đứng chung trong 1 Nguyên, đang từ thế xung khắc, hủy diệt lẫn nhau (vì Cửu Tử Hỏa khắc Thất Xích Kim) sẽ trở thành thế tương sinh (Hỏa sinh Thổ để Thổ sinh Kim) mà giúp cho Hạ Nguyên được tồn tại, duy trì và phát triển qua Thượng Nguyên, tức là vòng sinh thái được tái lập lại từ đầu và tiếp tục luân chuyển không ngừng vậy.
Chính vì chức năng điều hòa, cũng như khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển của chúng trong các Nguyên Thượng, Trung, Hạ, cho nên các sao Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch mới được xem là tốt trong bất cứ Nguyên, vận nào, và mới được liệt kê thành “Tam cát”.
Nói về Ngũ cát
Ngoài 3 sao Nhất, Lục, Bát thì còn có những sao là vượng khí, sinh khí và (hay) tiến khí của vận đó, nên khi gộp lại sẽ có tối đa là 5 sao tốt (nên gọi là “Ngũ cát”).
- Thí dụ: vận 1 Thượng Nguyên thì Nhất Bạch là vượng khí, Nhị Hắc là sinh khí, Tam Bích là tiến khí. Cộng với Lục Bạch và Bát Bạch (còn Nhất Bạch vì đã là vượng khí nên không thêm vào nữa) sẽ thành Ngũ Cát (tức 5 sao tốt).
Tuy nhiên, không phải vận nào cũng có đủ Ngũ cát, mà đôi khi chỉ có 4 sao tốt (tức “Tứ cát”) mà thôi.
- Thí dụ: trong vận 6, Lục Bạch là vượng khí, Thất xích là sinh khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch nên chỉ có Tứ cát.
Cho nên, tùy theo từng thời vận mà có lúc 1 căn nhà chỉ được Tứ Cát, có những lúc lại hội đủ Ngũ Cát, tức là mức độ sao tốt tối đa có thể có được như sau:
* Vận 2 thì Nhị Hắc là vượng khí, Tam bích là sinh khí, cộng với 3 sao Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.
* Vận 3 thì Tam Bích là vượng khí, Tứ lục là sinh khí, cộng với Nhất, Lục, Bát thành Ngũ Cát.
* Vận 4 thì Tứ Lục là vượng khí, Ngũ Hoàng là sinh khí, Lục Bạch vừa là cát tinh, vừa là tiến khí, cộng với Nhất Bạch và Bát Bạch thành Ngũ Cát.
* Vận 5 thì Ngũ Hoàng là vượng khí, Lục bạch là sinh khí, cộng với Nhất, Bát thành Tứ Cát.
* Vận 7 thì Thất Xích là vượng khí, Bát Bạch là sinh khí, Cửu tử là tiến khí, cộng với Nhất, Lục mà thành Ngũ Cát.
* Vận 8 thì Bát Bạch là vượng khí, Cửu Tử là sinh khí, cộng thêm Nhất Bạch, Lục Bạch mà thành Tứ cát.
* Vận 9 thì Cửu Tử là vượng khí, Nhất Bạch là sinh khí, cộng với Lục và Bát Bạch mà thành Tứ Cát.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
=> Theo dõi: Tử vi hàng ngày của bạn được cập nhật nhanh chóng, chính xác |
Tý | Sửu | Dần | Mão |
Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi |
Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Tuệ Anh (theo Diyixz)
Cùng với sự phát triển của kinh tế, hiện nay rất nhiều người phải đứng trước lựa chọn giữa tình yêu và vật chất. Rất nhiều người trở nên lợi dụng trong tình yêu. Trong 12 cung hoàng đạo cũng thế. Vậy những chòm sao nào yêu mà không màng đến vật chất. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Có nhiều người lợi dụng sự phóng khoáng của Sư Tử mà mê hoặc cậu ấy bằng vật chất. Nhưng rất tiếc, Sư Tử lại là người trọng tình trọng nghĩa, không phải lúc nào cũng chỉ biết đến tiền bạc, vật chất. Bởi đối với Sư Tử không có gì quan trọng hơn việc tìm được một người thật lòng yêu, bao dung với cậu ấy và cậu ấy cũng yêu lại. Vì vậy, cậu ấy sẽ không miễn cưỡng bản thân để yêu một người mà mình không hề có tình cảm. Hay nói cách khác, Sư Tử sẽ không vì vật chất mà dễ dàng từ bỏ tình yêu.
Thiên Bình là một chòm sao biết nhìn xa trông rộng. Khi phải đối diện với sự lựa chọn của cuộc sống, tiền bạc thực sự là một thứ rất hấp dẫn. Nhưng là một người biết tính toán cẩn thận , nếu thấy tình yêu và vật chất không thể vẹn toàn cả hai thì đa số cung Thiên Bình sẽ thận trọng lựa chọn tình yêu. Bởi cậu ấy hiểu rằng nếu lựa chọn vật chất mà phải sống với người không cùng sở thích sẽ rất đau khổ. Hơn nữa, Thiên Bình rất lạc quan, cậu ấy tin rằng chỉ cần hai người có thể sống trong tình yêu thực sự thì bất cứ khó khăn nào cũng có thể giải quyết được.
Nếu chỉ hiểu đơn giản về tính cách của Song Tử, nhất định chúng ta sẽ lầm tưởng rằng đứng trước lựa chọn giữa tình yêu và vật chất, cậu ấy sẽ chọn vật chất. Nhưng thực tế không phải như vậy vì Song Tử rất coi trọng tương lai. Đối với cậu ấy, chỉ cần trong lòng có tình yêu thì vật chất không quan trọng.
Nói đến chòm sao nhìn thấy tiền là “mắt sáng lên” thì Nhân Mã chắc chắn ở vị trí hàng đầu. Nhưng khi tình yêu và vật chất khó vẹn toàn thì cậu ấy sẽ chọn tình yêu mà từ bỏ vật chất. Đối với một Nhân Mã chung thủy, cậu ấy sẽ không chọn một người mà mình không thích để ràng buộc mình cả một đời. Nhân Mã hiểu được mặc dù vật chất quan trọng nhưng tình yêu càng phải trân trọng hơn. Cậu ấy tin chỉ cần có tình yêu thì vật chất ít một chút cũng không sao. Vì vậy, Nhân Mã muốn từ bỏ vật chất để là một người yêu chung thủy hơn.
Kim Ngưu là một chòm sao rất coi trọng thực tế. Đối với cậu ấy, tiền có thể là tiêu chuẩn để cân đo cuộc sống. Nhưng có thể lấy được một người vợ tâm đầu ý hợp mới là mục tiêu cuộc sống cao nhất của cậu ấy. Bởi Kim Ngưu rất rõ tình yêu chân chính dù có bao nhiêu tiền cũng không thể mua được nhưng tiền thì có thể kiếm được dựa vào sự cố gắng của mình. Vì vậy khi tình yêu và vật chất không thể vẹn toàn thì Kim Ngưu nhất định sẽ giữ chặt tình yêu của mình rồi sau đó mới nỗ lực đi kiếm vật chất.
=> Xem thêm: Tử vi trọn đời theo ngày tháng năm sinh |
No1. Tuổi Mèo
Trong tháng này, bạn sẽ đối mặt với không ít thách thức, có thể khiến trái tim vốn mong manh của bạn bị tổn thương và đau đớn. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác tạm thời mà thôi. Lời khuyên cho bạn là không nên chìm đắm trong mớ hỗn độn trước mặt. Bạn cần có cái nhìn thực tế và rộng mở hơn, tích cực đối diện và đi thật chậm rãi từng bước để vượt qua mọi thử thách.
No2. Tuổi Thìn
Trong tháng 4, vài vấn đề trục trặc trong cuộc sống sẽ khiến tâm trạng vốn hồ hởi của bạn bị tuột dốc và bạn sẽ cảm thấy khổ sở. May mắn là người tuổi Thìn thường biết cách tự giải phóng bản thân - câu châm ngôn sống của bạn là “Khi gặp chuyện không vui, phải nhanh chóng tìm niềm vui khác lấp vào”. Tuy nhiên, điều bạn nên nhận thức lại là khi bạn rơi vào bế tắc, thường thì người khác sẽ xót cho bạn chứ hiếm khi có thể đồng cảm được. Người đủ sức giúp bạn vượt qua khó khăn chỉ có bản thân mà thôi. Hãy suy nghĩ thực tế một chút, không nên mượn tạm “phép thắng lợi tinh thần” mà làm cho vấn đề không được giải quyết triệt để.
No3. Tuổi Dần
Dường như rất nhiều vấn đề tồn đọng trong quá khứ luôn bám lấy tâm trí bạn, khiến bạn trở nên yếu đuối hơn trong tháng 4 này. Với tinh thần ủ dột, khi gặp khó khăn trong thời gian này sẽ khiến bạn dễ lúng túng và không đủ sức vượt qua. Tốt hơn là hãy giải phóng cho trái tim, quên đi quá khứ thì bạn mới có sức mạnh lo cho hiện tại và tương lai.
No4. Tuổi Tuất
Trong tháng này, lời khuyên cho bạn là nên yêu quý bản thân mình hơn, không nên suy nghĩ quá nhiều và đừng lúc nào cũng vì người khác mà bỏ mặc chính mính. Thời gian này, bạn sẽ gặp không ít chuyện ngược với mong đợi, thậm chí có thể bị lợi dụng lòng tốt, vì vậy hãy đối xử tốt với bản thân hơn vì bạn xứng đáng được như vậy.
No5. Tuổi Dậu
Bạn không nên có suy nghĩ mình cho đi cái gì thì người khác cũng sẽ báo đáp lại như thế. Cuộc sống khốc liệt và tàn nhẫn hơn nhiều. Thái độ sống tích cực, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người là đúng đắn, nhưng không thể không đề phòng những người có tâm địa xấu. Tháng này, dù là chuyện tình cảm hay khía cạnh nào khác, đòi hỏi bạn phải nâng cao long cảnh giác để tránh thiệt thòi về mình.
Khang Ninh ( theo Meiguoshenpo)
Là mẫu người khá bảo thủ và coi trọng gia đình, ai mới là người thích hợp để chung sống với người tuổi Tuất? Trong tình yêu hôn nhân, tuổi Tuất hợp với tuổi nào? Nếu bạn có những thắc mắc trên đây, hãy cùng tìm ra câu trả lời trên ## nhé. Người tuổi Tuất tính cách khá bảo thủ. Họ luôn coi trọng nguyên tắc, có tinh thần trách nhiệm cao, cũng rất kính trọng người lớn tuổi.
Trong gia đình, họ đặc biệt coi trọng thứ bậc, tôn ti trật tự. Trong công việc, họ nghiêm túc hoàn thành công việc được giao.
Tuy nhiên, tính cách người tuổi Tuất có phần cứng nhắc, thiếu linh hoạt nên trong quan hệ xã hội, họ thường là người chịu thiệt thòi.
Tính cách như vậy, ai mới là người phù hợp với họ trong tình yêu và hôn nhân? Người tuổi Tuất hợp với tuổi nào? Họ nên sánh đôi cùng ai để có được gia đình hạnh phúc. Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu nhé.