Người ta vẫn thường nói: "Bệnh từ mồm vào". Mồm miệng là cửa ngõ của bệnh tật đi vào trong cơ thể. Các loại bệnh do thức ăn không sạch sẽ gây nên: các bệnh đái tháo đường, bệnh cao huyết áp, bệnh béo phì, bệnh thiếu máu ... đều gắn liền với vấn đề thức ăn đưa vào cơ thể qua mồm miệng. Bệnh không những "từ mồm vào", mà bệnh cũng còn có thể gây phản ứng, được thể hiện rõ qua những biến đổi về hình thái mồm miệng, khoang miệng, màu sắc của môi miệng.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Mồm miệng, dân gian vẫn thường gọi là mồm mép môi miệng nó do hai mép trên và dưới hợp thành khoang mồm miệng y học gọi là khoang vòng miệng. Mồm miệng, môi mép của con người có tác dụng làm đẹp cho bộ mặt, nhất là xung quanh mồm viền một vành môi màu đỏ, trong giải phẫu học gọi là môi đỏ. Huyết quản ở bộ phận môi đỏ này sát ngang gần bề mặt niêm mạc. Huyết quản mao mạch ở đó rất nhiều, người bình thường, đôi môi đỏ tươi, mềm mại, tươi sáng, độ khô ướt vừa phải, hơn nữa trông tươi non bóng bẩy. Còn nếu đôi môi trông khác thường về hình thái và màu sắc thì đó thường là biểu hiện ở trong người có bệnh. Phương pháp quan sát có:
1. Nhìn vào hình thái môi miệng:
Môi miệng khô: Người bệnh môi miệng khô, thường vẫn phải đưa đầu lưỡi liếm liếm, thậm chí bị nứt nẻ cả môi miệng nữa. Trường hợp này phần lớn thấy ở những người bị sốt cao, khí hậu khô hanh, cơ thể thiếu nước, khi ngủ thích đắp chăn trùm đầu. Ở những người thiếu vitamin B và rất ít ăn các loại rau quả tươi mới và các loại lương thực tổng hợp cũng phần nhiều phát sinh ra những hiện tượng khô mồm miệng khô môi như thế. Viêm môi, chốc mép cũng là một nhân tố quan trọng dẫn tới chứng bệnh khô mồm miệng này. Những biểu hiện chủ yếu của viêm môi miệng là môi mép khô háo, bị tróc bong da, bị nứt nẻ, khi ăn các chất kích thích thuộc loại chua cay sẽ cảm thấy xót đau, khi nói và cười to, mép miệng sẽ bị nứt, rướm máu ra. Người bị nặng, mồm miệng và đôi khoé mép bị sưng tấy lên, mọc mụn nước, bị toét lở, bị đóng vẩy ... do vì nứt nẻ bỏng rát nên làm trở ngại đến việc ăn uống và nói cười. Nguyên nhân thường thấy nhất của bệnh viêm môi miệng là do sử dụng các đồ hoá trang ở môi miệng bị dị ứng. Ngoài ra khô háo mồm miệng còn thấy ở những người uống quá nhiều lượng rượu vào cơ thể và những người bị mắc bệnh dạ dày mạn tính.
Môi miệng bị nứt nẻ, lở loét: Phần nhiều là do tì vị bị nhiệt, thường thấy ở những người bị bệnh dạ dày và ruột ở thể mạn tính. Khi mới phát hiện có lở loét ở môi miệng thì cần phải cảnh giác đi kiểm tra kỹ xem có phải bị bệnh giang mai di truyền không. Nếu ở vùng môi mép mà bị lở loét và có những nốt chấm đen, lên những mụn nước, bị nứt nẻ và bong ra những vẩy ... rồi ở hai bên mép có thể thấy rõ những vân vệt như những tia phóng ra ngoài, phần lớn thì hiện tượng này thể hiện ở cả hai bên mép phát sinh cùng một lúc, cũng có trường hợp cá biệt là chỉ thể hiện ra ở một bên mép thôi. Trường hợp này thường là bị viêm ở bên mép, trong dân gian vẫn thường gọi là bị chốc mép. Đây là chứng viêm da và viêm niêm mạc ở bộ phận mồm miệng.
2. Nhìn màu sắc của môi miệng:
Màu môi bạc thếch: Nếu cả hai môi đều trưáng nhạt, phần lớn thuộc tì vị hư nhược, khí huyết không đủ, trường hợp này thường thấy ở những người bị thiếu máu và bị chứng mất máu. Nếu môi trên xanh tái xám lại, thì phần lớn là do đang bị những chứng bệnh như đại tràng bị hư nhược, bị tiêu chảy, bị chướng khí, bụng quặn đau, bị nhiễm lạnh, vừa sốt nóng vừa sốt rét v.v...
Nếu môi dưới xanh tái xám lại thì đó là hiện tượng do dạ dày bị hư hàn, gây nên miệng nôn trôn tháo, dạ dày phát lạnh, bị những cơn đau dạ dày v.v... gây nên.
Môi đỏ nhạt : Phần lớn thuộc về huyết hư hoặc cả hai phương diện khí và huyết đều suy hư. Có một số người tuy không có bệnh gì lớn, nhưng cơ thể hư nhược nhiều cũng vẫn thường thấy có biểu hiện là môi nhợt nhạt như vậy.
Môi đỏ thẫm: Màu môi rực đỏ, thẫm lại, thường thấy ở những người bị sốt. Đối với những người bị cả hai bệnh tim và phổi, lại có kèm theo cả tâm lực suy kiệt, khi thiếu ô xy trong cơ thể, cũng thường thấy môi đỏ thẫm và tím bầm lại. Trên lâm sàng gọi là tím đen lại. khi màu môi trông đỏ như màu quả anh đào thì thường là đã bị trúng độc hơi than.
Môi màu xanh tái: Đó là do khí trệ, huyết ứ tắc, trường hợp này phần nhiều là do huyết dịch, không lưu thông thoáng mát, rất dễ bị các bệnh cấp tính, nhất là những bệnh cấp tính nguy hiểm về huyết quản, như tắc huyết quản, bị trúng phong ...
Màu môi đen: Xung quanh môi màu đen sạm lại thì đó là do thận đã suy kiệt. Khi mồm miệng khô cháy, đen sạm lại thì đó lại là lúc nguy kịch lắm rồi. Nếu ở những người màu môi đen xịt lại và đục, thì phần lớn là có bệnh ở hệ thống tiêu hoá. Có lúc lại thấy ở những người bí đại tiện, bị tiêu chảy, bụng dưới bị đau tức, bị đau đầu, mất ngủ, chán ăn ... Nếu trên môi lại xuất hiện cả những nốt mẩn, các mảng bớt màu đen, hai bên mép nổi lên những sắc tố ở vành mép thì hiện tượng này thường thấy ở những người công năng của màng thượng thận bị suy thoái có tính chất mạnh tính. (Bệnh addison). Nếu ở vùng mồm miệng, ở hai bên mép, nhất là ở mép dưới và niêm mạc khoang miệng có những nốt chấm nâu, đen có lúc rất dày và tập trung, không có cảm giác khó chịu, thì có thể là ở trong dạ dày và ruột của người bệnh phát sinh ra thịt thừa (cục thịt nổi lên ở dạ dày và vách ruột, vì niêm mạc phát triển khác thường) có tính đa phát.
3. Nhìn vào hình thái khoang miệng:
Khoang miệng bình thường thì rất thẳng và bóng bảy, sạch sẽ. Nếu niêm mạc ở khoang miệng bị tấy đỏ, mọc lên các mụn nước, bị lở loét hoặc xuất hiện các vết lấm chấm màu trắng vàng, có khi lại kèm theo cả sốt, đau đớn, không ăn được. Đó là đã bị viêm khoang miệng. Lúc bình thường, trong khoang miệng có vô số vi khuẩn, hễ khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở ra nhiều và nhanh chóng làm cho viêm mạc của khoang miệng, của răng lợi, môi mép và đầu lưỡi bị viêm tấy, có khi cũng có thể là do virus hoặc là do quá mẫn cảm (dị ứng) gây nên.
Những người uống rượu và hút thuốc quá nhiều, cơ thể mệt mỏi, hoặc khi bị những kích thích của răng giả, của răng bị sún, bị sâu, cũng có thể làm cho viêm khoang miệng. Có những phụ nữ mỗi khi có kinh nguyệt cũng bị viêm khoang miệng có tính chất chu kỳ.
Hiện nay, ở một số vùng của nước ta, bệnh về giới tính (bệnh ở bộ máy sinh dục) lại nhen nhóm lại, những hành vi mất vệ sinh không những đã gây bệnh ở bộ máy sinh dục mà có khi còn xuất hiện cả những triệu chứng ở ngay trong khoang miệng.
Những biểu hiện của bệnh về giới tính thường thấy thể hiện những triệu chứng ở ngay trong khoang miệng như sau:
Bệnh giang mai mới mắc về sau này (không phải do di truyền hoặc bẩm sinh).
Bệnh giang mai: Ở thời kỳ đầu bị lây truyền bằng con đường tiếp xúc như hôn nhau chẳng hạn, sau đó từ ba đến bốn tuần, ở môi miệng ở mép, ở lợi, ở phần hàm ếch cứng và mềm, ở má, ở lưỡi và ở phần cổ họng, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, những vết lở loét ... Ở thời kỳ thứ hai, bằng con đường giao tiếp tình dục, bệnh xâm nhập vào cơ thể, rồi vào tuần hoàn huyết dịch, từ máu truyền lan đi khắp cơ thể, sau khi nhiễm bệnh từ 9 đến 12 tuần, ở niêm mạc trong khoang miệng xuất hiện những mảng lấm chấm sắc tố có tính đa phát, ở đầu lưỡi và quanh lưỡi xuất hiện các vết loét. Đến thời kỳ thứ ba, qua tiếp xúc về tình dục, cứ thế truyền nhiễm vào cơ thể, sau thời gian từ 10 đến 30 năm, chủ yếu liên luỵ đến phần hàm ếch cứng, làm nó sưng tấy lên rồi mềm nhũn y như nhựa cây vậy, có thể bị vỡ ra làm cho xương hàm bị phá hoại rồi lây lan sang tới cả khoang mồm miệng và lỗ mũi.
Bệnh lậu: Người bị mắc bệnh nhiễm phải song cầu khuẩn của bệnh lậu, từ 3 đến 5 ngày có thể phát sinh ra triệu chứng viêm họng, viêm khoang miệng do bệnh lậu gây nên.
Những biểu hiện của những bệnh thường thấy ở trong khoang miệng còn có cả các nhọt hoặc khối u mẩn đỏ mọng, rồi bệnh cầu khuẩn xâu chuỗi màu trắng, bệnh mẩn mụn đỏ có tính chất đơn thuần nữa. Trong cuộc sống và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có thể dẫn tới các bệnh về sinh dục, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi người, đòi hỏi mọi người luôn phải nâng cao cảnh giác.
4- Nhìn vào màu sắc của khoang miệng:
Bình thường thì niêm mạc khoang miệng màu như phấn hồng. Nếu xuất hiện những sắc tố màu đen xám xịt từng đám một, thì phần lớn là biểu hiện công năng của tuyến thượng thận bị giảm sút. Nếu lại xuất hiện những nốt máu hoặc những chấm sắc tố ứ đọng, thì có khả năng là do cơ thể thiếu vitamin C gây nên.
Khi quan sát màu sắc của niêm mạc khoang miệng, phải đặc biệt chú ý xem có xuất hiện những vết "đốm trắng", vết "đốm đỏ", vết "đốm đen" hay không. Bởi vì tỉ suất biến chứng của bệnh ung thư thể hiện ở những vết "đốm trắng", "đốm đỏ" và "đốm đen" tương đối cao, thế mà khoang miệng lại là một trong những chỗ thuộc loại dễ mắc bệnh này, cho nên phải đặc biệt cảnh giác.
Vết đốm trắng: Đây là một loại biến chứng bệnh lý đốm trắng ở niêm mạc khoang miệng thường thấy (các vết "đốm trắng" này dùng tăm quấn bông xát đi không mất được, nó không giống như bệnh tưa mồm (viêm mồm áp tơ). Bệnh này phần nhiều phát sinh ở những chỗ khác nhau của niêm mạc khoang miệng của những ông già, nhưng thấy nhiều ở niêm mạc má. Cũng có trường hợp thấy có cả ở niêm mạc môi, hàm ếch và lưỡi nữa. Tỷ lệ phát sinh bệnh này ở nước ta là trên dưới 8%. Trong số những người có những vết đốm trắng thì có tới từ 1 đến 5% cuối cùng là bị ung thư. Tỷ lệ biến chứng ung thư của vết đốm trắng ở trạng thái khối u (trạng thái khối u ở đầu vú) cao nhất. Nếu các vết đốm trắng đó lại mọc lên cứng lại, nổi cộm lên và bị loét ra thì đó là điềm báo trước biến chứng của ung thư. Những người hút thuốc lá dễ mắc chứng bệnh đốm trắng này.
Vết đốm đỏ: Đây là một loại biến chứng bệnh lý máu đỏ ở niêm mạc khoang miệng, biểu hiện ra là những mảng lốm đốm màu đỏ tươi, mềm và có đường viền rất rõ ràng, nói chung là không thấy đau rõ rệt (điều này cần kiểm tra để giám định rõ, phân biệt với các chứng bệnh như viêm niêm mạc, bị bỏng, bị xây xước). Một biểu hiện khác nữa là còn có cả những hạt lốm đốm trắng, to bằng những hạt thóc rải rác nhiều chỗ giống y như những hạt lốm đốm màu đỏ tươi nữa, thường lại kèm thêm cả hơi thấy đau đau nữa. Những vết lốm đốm đỏ phần nhiều phát sinh ở rìa lưỡi, ở lòng lưỡi và ở đáy miệng, tỷ lệ phát sinh thấp hơn so với những vết lốm đốm trắng, nhưng tỷ lệ biến chứng ung thư thì lại cao gấp 17 lần so với những vết lốm đốm trắng. Do đó, cần phải đặc biệt chú ý.
Vết lốm đốm đen: Đây là một loại vết lốm đốm màu đen, hoặc màu xanh lam, màu xanh xám, có bờ rõ ràng ở trên niêm mạc khoang miệng, những vết lốm đốm này tương đối nhỏ, hình dạng không đều nhau, không có những triệu chứng gì làm cho người ta thấy khó chịu cả (các sắc tố màu đen trong khoang miệng lắng đọng, trông dày đặc và lan toả khắp, các ung nhọt mọc lên ở huyết quản trông ngoài không giống như các vết lốm đốm đen). Các vết lốm đốm đen phần lớn thấy ở niêm mạc hàm ếch trên, ở răng hàm và ở má. Tỷ lệ bệnh phát sinh ở nam giới gấp đôi nữ giới, tỷ lệ biến thành ác tính trên dưới 30%. Khi đã chuyển biến thành những nốt ung thư sắc tố ác tính thì những vết đốm đen đó lớn to lên, các bờ mép mờ đi, sắc tố không đều nhau và ăn sau vào, có những trường hợp ra máu và nổi lên những nốt ở xung quanh.
Nếu phát hiện những vết lốm đốm có màu sắc như trên thì cần phải kịp thời đến bệnh viện khám và điều trị.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Yến Nhi (##)