4. Càn dưới Ly trên là quẻ ĐẠI HỮU Kinh Dịch viết : Đại hữu nguyên hanh (Quẻ Đại hữu cả lớn hanh thông). Chu Dịch bản nghĩa giải : Đại hữu là sự "có lớn". Ly ở trên Càn tức lửa ở trên trời, không gì không soi rọi. Lại nữa, hào Sáu Năm là hào âm ở ngôi tôn, được chỗ giữa mà năm hào dương ứng theo nó, nên gọi là "có lớn". Càn mạnh, Ly sáng, ở ngôi tôn mà ứng với trời nên có cơ hanh thông. Người được quẻ này có đức ấy thì rất tốt và hanh thông. Lời Thoán nói rằng : Quẻ Đại hữu chỉ kẻ mềm được ngôi tôn cả giữa mà trên dưới ứng nhau gọi là Đại hữu. Đức cứng mạnh mà văn vẻ sáng láng, ứng nhau với trời mà đi là đíng thời, nên cả lớn hanh thông. Lời Tượng nói rằng : lửa ở trên trời là quẻ Đại hữu. Người quân tử coi đó mà ngăn ngừa kẻ ác, biểu dương người thiện, thuận theo mệnh tốt của trời.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
5. Càn dưới Khảm trên là quẻ NHU
Kinh dịch viết : Nhu hữu quang, hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên (quẻ Nhu có đức tin sáng lạng hanh thông, chính bền tốt. Lợi sang sông lớn).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Nhu là đợi. Quẻ Càn mạnh, Khảm hiểm, sức mạnh gặp chỗ hiểm mà không vội vàng, tiến để mắc vào chỗ hiểm đó. Ấy là cái nghĩa chờ đợi.
Quẻ này hào Chín Năm là thể Khảm bên trong đã đầy, lại có nhiều tính dương cương trung chính mà ở ngôi Tôn, tức cái tượng "có đức tin được ngôi chính". Khảm là nước ở phía trước, Càn là mạnh kế tới sau, ấy là cái tượng "sắp sang sông lớn mà chưa tiến lên một cách khinh thường".
Thế nên, người được quẻ này, nếu có điều chờ đợi mà tự mình sẵn đức tin thì sẽ sáng láng hanh thông, nếu được chính bền thì tốt và lợi về việc sang sông lớn. Chính bền thì không có gì là không tốt, mà sự sang sông càng quý ở chỗ chờ đợi. Ấy là, không vì lòng ham muốn mau chống mà phạm vào chỗ hiểm nạn.
Lời Thoán nói rằng : Nhu tức là đợi, chỗ hiểm ở trước vậy. Cứng mạnh mà không bị hãm, nghĩa là không thể khốn cùng.
6. Càn trên Khảm dưới là quẻ TỤNG
Kinh Dịch viết : Tụng hữu phu chất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên (Kiện tụng có thật bị lấp, phải sợ, vừa phải : tốt; theo đuổi đến chót : xấu; lợi về sự thấy người lớn, không lợi về sự sang sông lớn)
Chu Dịch bản nghĩa giải : Kiện tụng là tranh biện. Trên Càn dưới Khảm, Càn thì cứng, Khảm thì mềm. Người trên dùng điều cứng để chế kẻ dưới, kẻ dưới dùng sự hiểm để dòm người trên.
Quẻ này, hào Chín Hai giữa đặc mà không có kẻ ứng cùng mình nên thêm lo. Vả lại, theo quái biến, nó từ quẻ Độn mà hại, tức kẻ cứng đến ở hào Hai mà nhắm vào giữa thể dưới, có sự thật bị lấp che, biết sợ mà hợp với lẽ vừa phải. Hào chín trên quá cứng ở cuối sự kiện, có tượng theo đuổi việc đến cùng. Hào Chín Năm cứng mạnh, trung chính ở giữa ngôi tôn, có tượng người lớn, lấy tư cách dương cương cỡi lên chỗ hiểm, ấy là sự đầy đặc xéo vào chỗ hãm, có tượng không lợi về sự sang sông lớn. Thế nên, người được quẻ này chắc có sự tranh tụng và tùy theo thế của mình ăn ở mà biến thành lành hay dữ.
Lời Thoán nói rằng : Quẻ Tụng trên cứng dưới hiểm, hiểm mà mạnh là quẻ Tụng.
Lời Tượng nói rằng : Trời với nước đi trái nhai là quẻ Tụng, người quân tử coi đó mà dấy việc mưu tính lúc đầu.
7. Khôn trên Khảm dưới là quẻ SƯ
Kinh Dịch viết : Sư trinh trượng nhân cát, vô cữu. (Quân chinh, bậc trượng nhân tốt, không lỗi).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Sư là quần chúng, dưới Khảm trên Khôn. Khảm hiểm mà Khôn thuận. Khảm là nước, Khôn là đất, thời xưa ngụ hình ở nông, che cái rất hiểm ở chỗ lớn thuận, dấu cái không lường trong chỗ rất tĩnh.
Trong quẻ, chỉ hào Chín Hai là hào dương ở giữa quẻ dưới là tượng làm tướng. Trên dưới năm hào âm đều phải thuận ma theo, là tượng làm quân binh. Hào Chín Hai lấy tư cách dương cương ở dưới làm việc. Hào Sáu Năm là hạng mềm yếu ở trên mà dùng người, tức cái tượng vua sai tướng ra quân, nên quẻ này gọi là sư. Cái đạo dùng quân, lợi về đường chính đáng, nên dùng người lão thành mới tốt mà không có lỗi. Đó là lời răn người được quẻ này.
Lời Thoán nói rằng : Sư là nhiều người, trinh là chính, khiến được nhiều người chính đính, thì có thể làm nên nghiệp vương bá.
Lời Tượng nói rằng : Trong đất có nước là quẻ Sư. Người quân tử xem đó mà dung dân, nuôi chúng.
8. Khôn dưới Khảm trên là quẻ TỊ
Kinh Dịch viết : Tị cát nguyên phệ nguyên, vĩnh, trinh, vô cữu. Bất minh phương lai, hậu phu hung (Liền nhau tốt, trung nguyên việc bói, khởi đầu lớn, lâu dài, chính bền, không lỗi. Chẳng an mới lại, sau trễ tượng phu, hung).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Tị là gần nhau liền nhau. Hào Chín Năm lấy dương cương ở giữa quẻ trên mà được chỗ chính. Năm hào âm ở trên và dưới đều gần lại mà cái tượng một người võ về muôn nước, bốn bể trông lên một người.
Người được quẻ này sẽ được người thân theo bám mình. Nếu có đức cả lành, dài lâu, chính bền thì mới để cho người khác theo về mà không có lỗi. Còn người chưa gần có điều không ổn mà sắp sửa theo về thì người này giao kết chặt chẽ, còn kẻ kia đi lại đã muộn khiến có sự hung. Những ai muốn gần với người thì nên lấy đó mà tính ngược lại.
Lời Thoán nói rằng : Tỵ là tốt, tị là giáo lại. Người dưới thuận theo, truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi, vì cứng ở giữa, không an mới lại, trên dưới ứng nhau, sau trượng phu, hung vì đạo cùng.
Lời Tượng nói rằng : Trên đất có nước là quẻ Tị. Đấng Tiên Vương coi đó mà dựng nước, thân cận chư hầu.
9. Khôn dưới Ly trên là quẻ TẤN
Kinh Dịch viết : Tấn, Khang hầu dung tích mã phồn tứ, trú nhật tam tiếp (quẻ tấn, tước hầu yên dùng cho ngựa giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp)
Chu Dịch bản nghĩa giải : Tấn là tiến lên, tước hầu yên là tước làm an được nước. Ngựa cho giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp nối, nghĩa là chịu nhiều ơn lớn, được thân mật kính lễ một cách rõ ràng.
Quẻ này trên Ly dưới Khôn, có tượng mặt trời mọc trên đất. Bốn hào xuôi thuận bám vào nơi cả sáng sủa, du từ quẻ Quan biến lại, thành hào Sáu Bốn mềm yếu mà tiến lên cho tới hào Năm.
Người được quẻ này có ba điều ấy thì cũng có sự yên ấy.
Lời Thoán nói rằng : Tấn là tiến. Sáng soi trên đất mà bám vào nơi sáng lớn, mềm tiến mà đi lên. Cho nên, tước hầu yên dùng cho ngựa giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp nối.
Lời tượng nói rằng : Lửa ở trên đất là quẻ Tấn, người quân tử coi đó mà tự hành động cho rõ đức sáng của mình.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Ngọc Sương (##)