Đại vận là một diễn trình cuộc đời, mỗi một diễn trình tương ứng với một giai đoạn phát triển riêng. Người ta ví diễn trình phát triển này như một cái cây: nảy mầm, lớn lên, phát triển, ra hoa, kết trái... Còn tiểu vận là những giai đoạn phát triển ngắn trong từng đại vận. Xác định được đại vận, ta có thể biết được diễn biến của từng giai đoạn trong cuộc đời một người.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Đại vận và cách xác định
Những người nam sinh năm Dương (như năm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), nữ sinh năm Âm (như năm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý): vòng chu chuyển của vận theo chiều thuận của kim đồng hồ (như Giáp --> Ất --> Bính --> Đinh --> Mậu --> Kỷ --> ...). Cách tính đại vận: kể từ ngày sinh, đếm thuận đến ngày chuyển tiết sang tháng mới xem bao nhiêu ngày, sau đó chia cho 3, kết quả là số của đại vận. Ví dụ: người nam sinh ngày 21/5/Bính Tuất (2006), ngày 13/6 là ngày Tiểu thử là ngày sang tháng 6 âm. Ta đếm từ 22/5 đến 13/6 là 21 ngày, lấy 21:3=7. Vậy đại vận đầu là 7, sau là 17, tiếp là 27, 37, 47, 57, 67, 77 (cộng 10)... Nếu phép chia dư 1 hay 2, ta bỏ số dư này. Nữ sinh cũng năm 2006, ví dụ ngày 7/5. Ngày chuyển tiết từ tháng 4 sang tháng 5 là 11/5 Mang chủng. Ta xuất phát từ chính ngày chuyển tiết này là 11/5 đếm lùi lại đến 7/5 đúng 4 ngày, ta lấy 4:3=1 dư 1. Vậy đại vận người nữ này là 1, tiếp 11, rồi 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81...(cộng 10).
Nam sinh năm Âm, nữ sinh năm Dương, chu chuyển của vận theo chiều nghịch của kim đồng hồ, như: Kỷ --> Mậu --> Đinh Bính --> Ất --> Giáp --> Quý --> Nhâm --> Tân --> Canh --> Kỷ -->... Cách xác định đại vận tính như cách trên.
1. Cách sắp xếp nam sinh năm Dương
Ta xét ví dụ sau: Sinh năm Bính Tuất (2006), ngày 15 - Canh Ngọ, tháng Năm- Giáp Ngọ, giờ Tân Tỵ (từ 9h-11h).
Bước 1: xếp thứ tự bát tự năm sinh như sau:
Bước 2: tính số đại vận: đây là người sinh năm dương, nên đại vận chu chuyển theo chiều thuận kim đồng hồ. Đếm từ ngày 15 đến ngày chuyển tiết là 13/6 Tiểu thử đúng 27 ngày, lấy 27:3=9. Vậy đại vận đầu tiên là 9 tuổi, tiếp theo là 19 tuổi, 29,39,49, 59, 69,79,...
Bước 3: xếp vận trình cho cả cuộc đời:
Công thức xếp như sau: nam sinh năm dương, theo chiều thuận lấy Can Chi tháng sinh tiếp sau làm năm đại vận đầu tiên, sau đó cứ thuận theo can chi tháng tiếp theo mà ghi. Ví dụ trên, tháng 5 Giáp Ngọ, vậy đại vận đầu là Ất Mùi 9 năm, tiếp Bính Thân 19 năm,...Ta sắp xếp như sau:
2. Cách sắp xếp nữ sinh năm Dương:
Ta xét ví dụ sau: người nữ sinh năm Bính Tuất (2006), ngày Canh Ngọ: 15/5, giờ Tân Tỵ.
Bước 1: xếp thứ tự bát tự của năm sinh như sau:
Bước 2: tính số đại vận như sau: nữ sinh năm dương theo chiều nghịch, tính từ ngày sinh đếm ngược đến ngày chuyển tiết của tháng trước sang tháng có ngày sinh, ở đây, ngày 11/5 tiết Mang chủng là gianh giới giữa tháng 4 sang tháng 5 âm lịch. Từ ngày 15 ngược đến ngày 11 là 4 ngày, lấy 4:3=1 dư 1, vậy đại vận đầu tiên cuộc đời của họ là 1 năm, sau đó là 11 năm, tiếp là 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81... năm (cộng 10 liên tiếp).
Bước 3: xếp vận trình cả cuộc đời:
Công thức tính như trên, nhưng xếp ngược: bắt đầu từ tháng Can Chi tháng trước tháng sinh. Người này sinh tháng Giáp Ngọ, Can Chi tháng trước là Quý Tỵ, ta xếp như sau:
Cách xếp đặt đại vận nam sinh năm âm, nữ sinh năm âm tương tự. Để dễ xếp đặt, người lập mệnh cần xem chính xác ngày chuyển tiết từ tháng này sang tháng khác, để làm mốc tính số ngày sinh kể từ ngày sinh, sau đó chia cho 3 để tìm đại vận ban đầu (khi chia có dư bỏ số dư). Việc đếm thuận hay nghịch số ngày sinh tuỳ thuộc vào năm sinh âm hay dương của nam hay nữ. Để xác lập Lục thần của từng đại vận, xin xem kỹ phần Nhân nguyên và bảng sinh khắc tính nhanh lục thần đã nêu trên.
Luận về đại vận, các nhà mệnh lý xưa cho rằng, mệnh tốt là cái cơ bản tạo ra diễn trình cuộc đời của một người tốt đẹp. Nếu trong diễn trình cuộc đòi mệnh không đẹp, gặp đại vận tốt thì cái xấu có giảm đi, nhưng không đáng kể.
Trong mỗi một đại vận đều có những thần trong 10 thần làm chủ. Do vậy, khi sắp xếp xong tứ trụ thời gian sinh của một người, phải kết hợp với Nhật can (ngày sinh) của tứ trụ để xét sự sinh khắc, tìm sự xuất hiện các thần (trong 10 thần) để cùng xét chung với các dữ kiện khác trong tứ trụ.
Nếu các thần trong tứ trụ kỵ với dụng thần (dụng thần: sẽ nói chi tiết sau đây) là không hay, nhưng mức độ tốt hay xấu như thế nào, còn phải xem xét với các dữ kiện khác nữa có trong tứ trụ. Để xét đoán chính xác diễn trình cuộc đời một người qua trứ trụ của họ, các nhà mệnh lý xưa cho rằng, cần phải nắm vững mức độ sinh khắc hình xung càng chính xác thì sự xét đoán càng chính xác. Nắm được hỷ kỵ của mười thần trong đại vận có quan hệ tốt xấu của từng năm (người xưa gọi là lưu niên). Nắm vững sự hỷ kỵ này là nắm được những cái chính trong vận và mệnh của một người.
II. Xác định tiểu vận
Tiểu vận là sự thay đổi về chất trong từng năm trong từng đại vận. Xét về những thay đổi cuộc đời của một người, qua tiểu vận cụ thể hơn. Ngày nay, cách xác định tiểu vận thường được tính như sau:
Lấy Chi của giờ sinh mà khởi tiểu vận. Nếu Dương nam và Âm nữ thì: từ giờ sinh tính đi theo chiều thuận kim đồng hồ, ví dụ như: sinh giờ Giáp Tý, thì 1 tuổi là Ất Sửu, 2 tuổi là Bính Dần, 3 tuổi là Đinh Mão...
Cũng như vậy, nếu Âm nam, Dương nữ: cũng giờ sinh Giáp Tý: thì tính lùi lại hay theo chiều ngược kim đồng hồ, như: 1 tuổi là Quý Hợi, 2 tuổi là Nhâm Tuất, 3 tuổi là Tân Dậu, 4 tuổi là Canh Thân...
III. Đại vận và lưu niên
Các nhà mệnh lý cho rằng, mệnh là sự hưng suy của cả cuộc đời, nó phản ánh những thuận lợi hay khó khăn của từng giai đoạn. Lưu niên là năm một người đang trải qua và sẽ trải qua, nó là chủ thể của mọi sự kiện sẽ đến với một người. Do vậy, sự tương sinh tương khắc, xung hình giữa đại vận và lưu niên (thông qua sinh khắc của ngũ hành trong bát tự được lập của một người, như mệnh, đại vận, tiểu vận, lưu niên...) phần nào có thể cho biết những diễn biến cuộc đời của một người.
1. Vận chu chuyển thuận là tốt
Quy luật tự nhiên, vạn vật diễn trình có thể thuận hoặc nghịch hay xáo trộn. Vận của một người cũng vận hành theo những trạng thái như vậy, nếu thuận là tốt, không thuận hay xáo trộn là ngược lại. Vận của một người vận hành thuận theo 12 diễn trình theo vòng Trường sinh từ: Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt, Thai, Dưỡng rồi lại về Trường sinh....
Vận hành mệnh của một người theo chu trình trong bảng trên, nếu theo chiều thuận thứ tự như trên là tốt, còn nghịch lại thì không hay. Các nhà mệnh lý cho rằng, đã có tuổi, già cả mà mệnh theo quy luật phải là suy (tốt), nhưng lại rơi vào Đế vượng, thật trái quy luật thì xấu. Đối với người trẻ mệnh sợ rơi vào suy, trung niên sợ nhất vào Tử, Tuyệt, Thai. Ví dụ trên, người nam sinh năm Bính Tuất (2006), ngày Canh Ngọ, Tháng Giáp Ngọ, giờ Tân Tỵ, đại vận năm 59 tuổi rơi vào năm Canh Tý; Lấy Can nhật chủ tức Can ngày sinh là Canh (Ngọ), rơi vào Chi Tý của đại vận 59 tuổi, đối chiếu thấy hành vận rơi vào Tử, như vậy hành vận của người này thuận, đúng quy luật, là tốt. Cũng ví dụ này đối với người nữ như nêu trên, đại vận lúc 61 tuổi rơi vào Đinh Hợi. Nhật chủ cũng là Canh Ngọ, đối chiếu Canh với Hợi là bệnh, hành vận của người nữ này cũng đúng quy luật, cuộc đời tốt.
Nhà mệnh lý còn cho rằng, Vận sinh Mệnh là tốt, Vận khắc Mệnh thì không lợi. Ví dụ trên, người nam sinh năm Bính Tuất là thổ, đại vận năm 49 tuổi là Kỷ Hợi Mộc, Mộc khắc Thổ, nên đại vận này chưa tốt. Đến đại vận 59 tuổi là Canh Tý Thổ, vận và mệnh tỵ hoà, nên đại vận này nói chung là có tốt. Cũng ví dụ như trên, người nữ Bính Tuất đến đại vận 51 tuổi là Mậu Tý Hoả, Bính Tuất Thổ được Hoả sinh hay vận sinh mệnh, thế là tốt. Đại vận năm 61 tuổi là Đinh Hợi hành Thổ, mệnh vận đều Thổ tỵ hoà, nên đại vận này cũng được.
2. Dự đoán qua Đại vận và Lưu niên
Các trường hợp có thể xảy ra giữa đại vận và lưu niên như sau:
1. Hỉ thần, dụng thần của Mệnh Cục thì đại vận và lưu niên đó tốt.
Hai là: đại vận và lưu niên là kỵ thần của mệnh cục thì cả đại vận và lưu niên đều xấu.
2. Nếu cả hai không là hỉ thần, kỵ thần, dụng thần của mệnh cục, thì đại vận và lưu niên đó bình thường.
3. Đại vận hoặc lưu niên hình xung khắc hợp làm mất hỷ thần, dụng thần trong mệnh cục là chuyển tốt thành xấu.
4. Đại vận hoặc lưu niên là hỷ thần hay dụng thần, nhưng bị một chữ nào đó trong mệnh cục xung khắc hay hợp hỉ thần, dụng thần của đại vận, lưu niên thì tốt, nhưng không thực, nên thành bình thường.
5. Đại vận hoặc lưu niên là kỵ thần nhưng có một chữ nào đó xung, khắc mất hoặc hợp chặt kỵ thần ấy thì xấu vừa, thành bình thường.
6. Đại vận hoặc lưu niên hợp hoá thành với mệnh cục thì lấy hoá thần đó để luận cát hung. Hoá thành hỷ thần, dụng thần là tốt, hoá thành kỵ thần là hung.
7. Đại vận hay lưu niên hình phạt mệnh cục đều không hay.
8. Địa chi của đại vận và lưu niên phát sinh thiên khắc địa xung với nhau, hay can chi của đại vận và mệnh cục cũng vậy, hoặc lưu niên và mệnh cục xung khắc với nhau thì đều chủ về hung.
9. Trong đại vận và lưu niên, mệnh cục có 4 chi hợp với một chi, 4 can hợp với một can, một chi hợp với 4 chi, hoặc 1 can hợp với 4 can thì báo tình cảm có sóng gió, bệnh tật hoặc thất thoát tài sản.
10. Trong mệnh cục lấy thương quan làm dụng thần, có thế tan nát nhân duyên, kiện tụng hay phá sản.
11. Mệnh cục, đại vận, lưu niên có 6 địa chi hợp thành 2 cục khác nhau hoặc tam hợp cục tương khắc nhau thì đại hoạ đến nơi, sự sinh tử khó tránh.
12. Đại vận, lưu niên thấy 2 chi xung một chi, xung nhập cung thê là ảnh hưởng đến vợ, cung phu ảnh hưởng đến chồng, cung phụ mẫu là cha mẹ, cung tử tức là con cái.
13. Can ngày khắc can của lưu niên (năm đang trải qua - tuế quân) thì xấu, nếu có can khắc hợp hoặc quý nhân thiên đức thì khó tiến tài, không gặp của.
14. Trong đại vận, lưu niên và mệnh cục xuất hiện 4 chi: Tý , Ngọ, Mão, Dậu thì tốt.
Các nhà mệnh lý chia mệnh cục thành 4 thời kỳ: từ năm sinh đến 15 tuổi; từ 16 - 31 tuổi; từ 31 - 47 tuổi; từ 47 - 65 tuổi.
IV. Lưu niên và thái tuế
Theo các nhà mệnh lý, lưu niên chính là năm đang trải qua, ví dụ: đang trải qua năm 2007 là năm Đinh Hợi thì Đinh Hợi chính là lưu niên. Còn Thái tuế - là Chi của lưu niên trùng với chi năm sinh của một người, ở đây Hợi là Chi của lưu niên, nên những người sinh năm Hợi là phạm Thái tuế (năm sinh trùng với năm đang diễn ra); năm 2009 Kỷ Sửu, ai sinh vào năm Sửu là phạm Thái tuế. Năm Quý Tỵ 2013 là năm lưu niên, ai sinh vào năm Tỵ thì đối với họ năm 2013 là năm Thái tuế, người sinh vào các năm khác thì không. Như vậy trong năm đương niên, không phải ai cũng phạm Thái tuế.
Theo các nhà mệnh lý xưa trong dự báo theo Tứ trụ Bát tự, xét Thái tuế là xét Can Chi của Ngày sinh hay Nhật chủ có trùng hay không trùng với Can Chi năm sinh. Thông qua sự hình xung khắc hại giữa Nhật chủ và Thái tuế, giữa Đại vận và Thái tuế cũng cho biết tình trạng của một người. Cụ thể như sau:
1. Thiên khắc địa xung: đó là khi Can Chi của lưu niên khắc Can Chi của Nhật chủ (cột ngày), hoặc Can Chi Nhật chủ khắc Can Chi lưu niên. Ví dụ lưu niên Mậu Ngọ (Mậu Thổ, Ngọ Hoả), người có ngày sinh (Nhật chủ) Giáp Tý (Giáp Mộc, Tý Thuỷ) khắc lưu niên, như vậy đã bị thiên khắc địa xung, năm này rất không hay.
2. Xung khắc Tuê vận: vẫn lấy cột ngày Nhật chủ làm chuẩn, nếu nó khắc Thái tuế thì tai hoạ nặng. Nếu Can Chi ngày sinh vừa xung khắc với Thái tuế, vừa xung khắc với đại vận mà không được các Can Chi trong 4 cột thời gian hoá giải hay cứu giải thì rất nguy hiểm tới cuộc sống. Ví dụ ngày sinh (Nhật chủ) là Canh Ngọ (Canh Kim, Ngọ Hoả), gặp lưu niên là Giáp Thân (Giáp Mộc, Thân Kim), gặp đại vận là Ất Dậu (Ất Mộc, Dậu Kim) thì Nhật chủ Canh Ngọ khắc cả hai tình huống này, năm này người đó rất nguy hiểm.
3. Tứ trụ đều xung khắc Thái tuế: cũng nguy đến tính mạng. Ví dụ Nhật chủ là Dậu Kim, cột năm cột tháng cũng là Dậu Kim; hoặc ngày là Dậu Kim, tháng , giờ là Dậu Kim, lưu niên, Thái tuế là Mão Mộc, như vậy 3 Dậu khắc 1 Mão, 1 Mão xung 3 Dậu. Nếu trong 4 cột thời gian và đại vận không có Can Chi nào cứu giải (Tương sinh) thì tính mạng không an toàn.
4. Tứ trụ, đại vận, tiểu vận kết lại hình xung, khắc, hại Thái tuế: Như Nhật chủ, tháng, đại vận đều là Dậu Kim; hoặc Nhật chủ, đại vận, tiểu vận đều là Dậu Kim, thái tuế là Mão Mộc, như vậy là 3 Dậu Kim khắc 1 Mão Mộc, hoặc 1 Mão xung 3 Mộc (Dậu), nếu trong tứ trụ không có Can Chi nào cứu giải thì báo tai họa.
5. Trong tứ trụ có khắc Thái tuế sinh tai vạ: có trường hợp cả năm, tháng, nhật chủ, giờ đều thiên khắc địa xung phạm đến Thái tuế. Như: năm, tháng, ngày, giờ đều là Mậu Ngọ, lưu niên là Nhâm Tý đều bị chúng xung khắc, nhưng hiếm có khi xảy ra như vậy. Phổ biến là năm, hoặc tháng, hay Nhật chủ thiên khắc địa xung với thái tuế. Theo các nhà mệnh lý, năm là cha mẹ, tháng là anh chị em, ngày là mình và vợ, giờ là con cái, nếu thiên khắc địa xung năm sẽ ảnh hưởng đến mình mà còn ảnh hưởng đến cha mẹ, người trong nhà. Sự ảnh hưởng này nặng hay nhẹ còn tuỳ trong tứ trụ có các can chi nào hoá giải hay không. Trường hợp thiên khắc địa xung với thái tuế ở cột giờ, ngày, tháng xét tương tự.
6. Thái tuế và vận cùng gặp nhau thì chủ về hung: nghĩa là khi Can Chi của đại vận và Can Chi của lưu niên giống nhau, như đại vận là Tân Mùi, lưu niên cũng là Tân Mùi, các nhà mệnh lý xưa nói: tuế vận gặp nhau không mất mình cũng mất người thân. Nhưng nếu có các Can Chi cứu giải thì mọi việc lại khác.
7. Tương sinh tương hợp thì có tin mừng: đó là khi lưu niên, thái tuế, Nhật chủ, dụng thần giống nhau thì có quý nhân, có tin mừng, có thắng lợi.
Nếu Nhật chủ (cột ngày) hoặc dụng thần hợp thái tuế sẽ gặp may trong mọi việc.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)