Cách giải họa và các sao hóa giải (phần 5)
Cách giải họa và các sao hóa giải (phần 5)
5. Họa cho gia đạo:
a. Tình trạng không chồng, không vợ:
– cung Phúc có những chính tinh hãm địa, đi chung với những sao tình duyên bị sát tinh xâm phạm.
– cung Phu Thê cũng gặp phải nghịch cảnh này, nhất là bị sát tinh tọa thủ đồng cung với các sao tình duyên hoặc là được các sao tình duyên hội chiếu vào sát tinh tọa thủ ở Phu Thê. Càng có nhiều sát tinh, nhất là sát tinh hạng nặng tọa thủ hay hợp chiếu thì triển vọng lập gia đình càng giảm. Ngoài ra, hai sao Tuần Triệt ở Phu Thê nhất là đồng cung cũng góp phần xác định ý nghĩa này.
Nếu cả Phúc lẫn Phu Thê đồng thời gặp nghịch cảnh thì dễ đoán việc vô gia đình (đặc biệt là với lá số nữ giới).
Nếu Mệnh, Thân có hao bại tinh (Tang, Hổ, Cô, Quả, Đẩu Quân, Khốc, Hư, Đại Tiểu Hao) thì phải xem đó là một yếu tố bổ túc để quyết đoán thêm trường hợp độc thân bắt buộc.
Cung Tử tức có nhiều sao hiếm muộn, tuyệt tự, lập tự.
Vòng đại hạn đi theo chiều thuận tức là ngày càng xa cung Phu Thê. Đây là một yếu tố bổ túc phải lưu ý. Nếu đi theo chiều nghịch thì vào khoảng 30 tuổi trở đi, vấn đề gia đạo dễ xảy ra hơn vào khoảng thập niên 32 trở đi vì tại đó cung Phu Thê trấn ngự, ngụ ý có sự chi phối khá mạnh, sự thúc đẩy khá lớn, sự quan tâm đặc biệt của con người về vấn đề gia đạo.
Sự lạc vị của những sao tình duyên: nếu các sao đó đóng ở Tật, Tử, Bào, Phụ, Điền thì cái duyên bị đặt sái chỗ, không lợi cho sự sum họp.
b. Tình trạng giang hồ, lãng tử:
– sự hiện diện của rất nhiều sao tình dục ở cung Mệnh, cung Thân: Thiên Riêu, Thai, Mộc Dục, Hoa Cái, Đào Hoa, Hồng Loan, Liêm Trinh, Tham Lang ...
– sự hiện diện của những sao này ở cung Nô chỉ con người đó rất sa đọa, trụy lạc, ăn chơi, đàng điếm, không kể dư luận, đạo đức.
– sao khắc chế tình dục không có hoặc không đủ mạnh ở các cung Mệnh, Thân.
– đối với phái nữ, sao tình dục có đi chung với sao tài, ngụ ý rằng tiền bạc kiếm được bằng nhan sắc, bằng hương phấn.
– cung Phu Thê bị Tuần, Triệt đồng cung hoặc 1 trong 2 án ngữ, tiên niệm sự trục trặc, sự bất hạnh về gia đạo hoặc sao cô độc như Cô, Quả, Đẩu, Quân.
– cung Phu Thê có nhiều sao chỉ sự thay đổi cụ thể như Thiên Đồng, Thiên Mã, Đại Hao, Tiểu Hao, ngụ ý đương số thường thay đào đổi kép.
– riêng số phụ nữ còn có những bộ sao nói lên họa trinh tiết
– cung Mệnh, cung Thân của hai phái có nhiều sao nói lên tính nết lãng tử, giang hồ, ham vui, chóng chán, thích thay đổi, phiêu lưu tình cảm.
– cung Phúc có nhiều sao bất hạnh về gia đạo.
c. Tình trạng hôn nhân trắc trở:
Phục Binh: nếu đóng hay chiếu vào cung Phu Thê, chỉ sự cản trở. ở vị trí tọa thủ, sự cản trở mạnh mẽ hơn, gây trở ngại lớn hơn ở vị thế hội chiếu. Sao này tượng trưng cho sự đổi ý của người con trai hay con gái, sau khi yêu nhau rồi mới khám phá những chỗ kẹt, chỗ ngang trái khiến không thể lấy nhau. Nó cũng tượng trưng cho sự chống đối mạnh mẽ của cả hai bên nhà trai nhà gái hoặc của một bên và sự chống đối này do cha mẹ chủ xướng, tức là những người có quyền quyết định tối hậu cuộc tác thành. ở vị thế hội chiếu, có thể ban đầu chống đối rồi sau cũng thuận cho.
Hóa Kỵ: ý nghĩa tương tự như Phục Binh nhưng nhẹ hơn. Hóa Kỵ ở Phu Thê thường là sự bất hòa giữa hai họ để rồi trai gái phải xa nhau, bắt nguồn từ những câu nói vụng về của nam hay nữ hoặc của họ bên này chê bai họ bên kia hoặc cũng có thể bắt nguồn từ một đệ tam nhân ngoại cuộc vụng lời, thêm bớt.
Cự Môn: dù đắc hay hãm địa, Cự Môn ở Phu Thê bao giờ cũng khó khăn dài dài, trước khi lấy nhau và sau khi thành hôn. Cự Môn chủ đa nghi: bên nọ nghi ngờ bên kia, thôn tính con dâu hoặc sắp xếp cho con mình vào tròng để lợi dụng. ở vị trí đắc địa, sự việc có thể tiền hung hậu kiết nhưng ở thế hãm địa thì có thể tiền hậu đều hung.
Thiên Không: chỉ sự cản trở, chủ yếu là do sự bố trí có thủ đoạn của một bên cho bên kia mắc kẹt. Trò chơi của Thiên Không rất nguy hiểm, nếu có thêm sao xấu đi kèm, hôn nhân rất nhạy rã đám.
Thiên Hình: ở Phu Thê, Hình báo hiệu sự hình thương gia đạo, có thể là sự trắc trở hôn nhân buổi đầu. Mặt khác, vì Hình chỉ sự xét nét quá tinh vi cho nên ngụ ý rằng có một bên tính kỹ quá, đòi hỏi điều kiện chặt chẽ, khó khăn khiến bên nọ không với tới làm cho hôn nhân bị hỏng hoặc trì trệ kéo dài. Cuộc thương thuyết có Thiên Hình hẳn phải hết sức gay go và đầy cạm bẫy.
Khốc, Hư, Tang, Hổ: hai trẻ phải nhiều lần điêu đứng, rơi lệ, đau khổ, phải đấu tranh cho sự hòa hợp bằng nước mắt. Nếu có cả 4 sao thì 4 dòng lệ đều chan hòa, duy có riêng một sao cũng mệt sức lắm rồi. Trong một ý nghĩa khác, 4 sao này còn có nghĩa là cưới xin trong tang khó.
d. Tình trạng gia đạo bất hòa:
– cung Phu Thê phải có hao bại tinh, ám tinh, hình tinh, cụ thể là Cự Môn, Phục Binh, Hóa Kỵ, Thiên Hình, Thiên Khốc, Thiên Hư, Tang Môn, Bạch Hổ.
– cung Phu Thê phải có sao cô độc như Cô Thần, Quả Tú, Đẩu Quân; sao khắc khẩu như Thái Tuế, Trực Phù.
– cung Phu Thê phải có sao ghen tuông, cãi vã, khó tính, câu chấp, ngỗ ngược, ngoan cố, lấn át, bướng bỉnh - nguyên nhân của mọi bất hòa.
– hai lá số của nam nữ có Bản Mệnh khắc nhau.
– có thể chính tinh ở cung Mệnh số người này mà nghịch cách với chính tinh ở Phu/Thê của số người kia thì cũng xung khắc.
e. Tình trạng ngoại tình:
+ Điều kiện về tính chất:
– lá số của nam hay nữ phải chất chứa một nết tình mạnh thiên về nhục dục, hoặc sự si tình, lụy tình, đồng thời với tính nết ham vui chơi, ưa hoang phí, thích thay cũ đổi mới, táo bạo, trí trá ...
– phải có nhiều cơ hội tốt cho việc phát tác tình dục biểu lộ trong cung Di, cung Nô, qua những sao ái tình tọa thủ tại 2 cung này. Những lá số có Thân cư Di hội nhiều sao tình dục là ví dụ điển hình.
– ngoài điều kiện tích cực, còn có điều kiện tiêu cực là thiếu sự khắc chế tình dục, hoặc sự khắc chế không đủ mạnh so với các sao tình dục hiện diện.
+ Điều kiện về sao:
– nhất định phải có nhiều sao tình dục hội trụ hoặc tập trung vào những cung cường, sao đồng cung hoặc sao tình dục hạng nặng (Thai, Riêu, Tham, Đào) ...
– phải có sao đa phu, đa thê
– phải có sao bất hòa gia đạo, chửa hoang
– phải có sao bất hạnh (ly tán, đau khổ) gia đạo
+ Điều kiện về cung:
– sao tình dục phải xuất hiện ở các cung Mệnh, Thân, chiếu Mệnh, chiếu Thân hoặc ở cung Phúc.
– sao tình dục phải có ở cung Phu Thê
– sao tình dục phải có ở cung Nô, Di
– nếu xuất hiện ở cung Hạn (ngoài các cung nêu trên) thì vấn đề ngoại tình xảy ra nhất thời trong hạn đó
– cung Tử có những sao hai dòng con: cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ
+ Điều kiện thuộc hoàn cảnh:
– lá số phải được cứu xét trong xã hội có sa đọa hay không
– nếp sống đương số có sa đọa hay không;
– cần lưu ý thêm là việc sợ vợ, sợ chồng lắm khi không phải là yếu tố kìm hãm ngoại tình.
+ Những dè dặt cần thiết:
– sao tình dục hay sao ái tình có khi chỉ có nghĩa là có duyên (Hồng Loan) hay đẹp đẽ (Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc) hay dâm đãng mà không ngoại tình, hoặc cưới xin dễ dàng;
– lưu ý tránh ngộ nhận số ngoại tình với số giang hồ, lẽ mọn, lãng tử;
– gặp trường hợp Thân cư Thê/Phu có những sao ngoại tình cũng phải dè dặt;
– gặp số có hai đời vợ, hai đời chồng phải dè dặt thêm: có khi là hai vợ, hai chồng đồng thời, có khi là hai đời vợ/hai đời chồng liên tiếp, không trùng hợp nhau.
g. Tình trạng chia ly: sự chia ly ở đây bao hàm hai trường hợp ly thân hay ly hôn chứ không nói đến sự xa cách để làm ăn hay vợ một nơi chống một ngả vì có thuyên chuyển, không nói đến việc một trong hai người chết nửa chừng xuân.
Những điều kiện trực tiếp của tình trạng chia ly gồm có:
– cung Phu Thê bị Tuần, Triệt đồng cung;
– cung Phu Thê bị sát tinh xâm phạm;
– cung Phu Thê bị ám tinh, hao bại tinh, hình tinh đi với sao thay đổi, sao đau buồn, nước mắt, cô độc;
– cung Phu Thê có sao chỉ hai đời chồng/vợ;
– cung Tử có những sao chỉ con dị bào;
– lá số của hai vợ chồng có Bản Mệnh khắc nhau;
– cung Phúc có nhiều sao bất hạnh gia đạo (cao số, dang dở);
– cung Mệnh Thân có nhiều sao xui xẻo, đau buồn, nhất là với nữ số;
– có những chỉ dấu ngoại tình ở vài cung như Nô, Di;
– thiếu sao giải mạnh và nhiều
Đi vào chi tiết, cần lưu ý các sao sau:
- Những bộ sao của Tử Vi:
Chỉ có Tử Sát và Tử Phá đồng cung nói lên sự chia ly khả hữu:
1. Cách giải họa quacác sao:
a. Chính tinh:
Có thể nói tất cả chính tinh đắc địa trở lên đều có ý nghĩa phúc đức, từ đó có ý nghĩa giải họa. Càng đắc địa, hiệu lực càng mạnh. ở vị trí đắc địa, chính tinh phải tránh hai sao Tuần, Triệt. Nếu chính tinh đắc địa bị hung sát tinh đi kèm thì may rủi thường đi liền nhau, hoặc có lúc được phúc, lúc bị họa. Trong số chính tinh miếu, vượng và đắc địa, có vài sao có hiệu lực giải họa mạnh: Vũ Khúc, Thiên Tướng, Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thái Dương, Thái Âm, Thiên Cơ.
Nếu hãm địa, khả năng cứu giải kém hẳn. Cho dù hãm địa mà bị Tuần, Triệt thì hiệu lực cứu giải cũng không được phục hồi như ở miếu, vượng địa mà chỉ tương đương với sao đắc địa.
Vũ Khúc: là sao giải họa mạnh nhất. Nếu Vũ Khúc miếu, vượng và đắc địa gặp Không, Kiếp, Kình, Đà, Hỏa, Linh thì không đáng lo ngại trong khi Tử Vi chỉ chế được Hỏa, Linh. Nếu Vũ Khúc đồng cung với Thiên Tướng thì khả năng chống đỡ với sát tinh càng mạnh thêm, cho dù sát tinh đó đắc địa hay hãm địa.
Thiên Tướng: khắc chế được sát tinh. Có võ tinh khác đi kèm, Tướng được thêm uy, thêm quân. Được Vũ Khúc đồng cung, hiệu lực của Thiên Tướng càng được tăng cường: tiêu trừ hay giảm thiểu tai họa, bệnh tật một cách đáng kể. Thiên Tướng chỉ e ngại Kình Dương, Thiên Hình và hai sao Tuần, Triệt. Với Kình Dương, hung nguy dễ gặp. Với Tuần Triệt và Thiên Hình, Thiên Tướng không những mất uy lực cứu giải mà còn báo hiệu bệnh, tật, họa nặng nề hơn nữa.
Tử Vi: là cách giải họa gián tiếp vì (i) Tử Vi che chở con người chống lại bệnh tật và họa nhưng Tử Vi chỉ ban phúc chứ không giải họa mạnh như Vũ Khúc hay Thiên Tướng. Đối chọi với sát tinh, Tử Vi chỉ khắc được Hỏa, Linh mà thôi. Gặp sát tinh khác như Kình, Đà, Không, Kiếp, Tử Vi ví như bị vây hãm một cách hiểm nghèo: tuy không chết nhưng gặp hung họa dẫy đầy, đấu tranh chật vật; (ii) Tử Vi mang lại tiền bạc, của cải giúp con người tránh được cảnh nghèo, đồng thời giúp con người tạo phúc cho mình bằng tiền bạc; (iii) Tử Vi ban cho công danh, quyền thế trong xã hội, không bị đè nén bởi sự cạnh tranh giai cấp.
Thiên Phủ: cũng có đặc tính như Tử Vi nhưng hiệu lực kém hơn. Tuy nhiên, Phủ mạnh hơn Tử trong việc đối chọi với sát tinh: có tác dụng khắc phục được cả Kình Đà nhưng hiệu lực này chỉ có đối với từng sao riêng lẻ hoặc nhiều lắm là hai hoặc ba sao phối hợp. Lẽ dĩ nhiên, Phủ chưa phải là địch thủ của Địa Không, Địa Kiếp và Phủ còn chịu thua Thiên Không nữa. Mặt khác, gặp Tuần Không và Triệt Không, Phủ bị giảm hẳn khả năng cứu giải.
Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung: chế hòa được Kình, Đà, Hỏa, Linh phối hợp nhưng đây là cuộc đọ sức giữa các địch thủ hạng nặng, hẳn sẽ gây biến động lớn cho cuộc đời. Bản Mệnh chỉ vững chãi nếu được đắc cách Mệnh Cục tương sinh, Âm Dương thuận lý cùng với Tử Phủ đắc địa đồng cung. Bằng không, cuộc đời sẽ gặp nhiều sóng gió, hiểm tai nghiêm trọng. Phối cách này cũng tạm thời cầm chân được từng sao Địa Không, Địa Kiếp.
Tử, Phủ, Vũ, Tướng cách: cách hay nhất vì giải họa thập toàn nhất.
Thiên Lương: nếu đóng ở cung Phúc thì đức của ông bà di truyền được cho mình, nếu đóng ở Mệnh, Thân thì tự mình tu nhân, tích đức, gây được hậu thuẫn cho người đời. Nhưng Thiên Lương chỉ kìm chế được hung tinh mà thôi.
Thiên Đồng: ý nghĩa tương tự như Thiên Lương nhưng hiệu lực cứu giải kém hơn. Gặp hung tinh, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ kìm chế được nếu có thêm giải tinh trợ lực. Đối với bệnh tật, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ bệnh về bộ máy tiêu hóa vì Thiên Đồng giải bệnh tương đồng kém.
Thái Dương, Thái Âm sáng sủa: chỉ sự thông minh quán thế, khả năng nhận thức thời cuộc, sự am hiểu lẽ trời, tình người từ đó Nhật Nguyệt giúp con người thích nghi dễ dàng với nghịch cảnh với nhiều may mắn. Tuy nhiên, đối với bệnh tật, Nhật Nguyệt không mấy hiệu lực: chỉ bệnh căng thẳng tinh thần, bệnh thần kinh, bệnh tâm trí và nhất là bệnh mắt. Nhật Nguyệt có hiệu lực như Thiên Phủ đối với Kình, Đà, Hỏa, Linh nhưng bị Không, Kiếp lấn át. Nếu Nhật Nguyệt đồng cung ở Sửu Mùi có Tuần Triệt án ngữ, thêm Hóa Kỵ càng tốt, khả năng giải họa tất phải mạnh hơn, chống được hung và sát tinh đơn lẻ. Giá trị của Nhật Nguyệt trong trường hợp này tương đương với Tử Phủ đồng cung hay ít ra cũng bằng Đồng Lương hội tụ.
Thiên Cơ: chỉ người vừa hiền vừa khôn (tương tự như Nhật Nguyệt) nên có hiệu lực cứu giải. Nhưng về mặt bệnh lý, Thiên Cơ chỉ bệnh ngoài da hay tê thấp cho nên ít giải bệnh.
b. Phụ tinh:
+ Những giải tinh bắt nguồn từ linh thiêng: được cụ thể hóa qua: những hên may đặc biệt giúp cho con người thoát hay giảm được bệnh tật, tai họa; những vận hội tốt đẹp của thời thế, của hoàn cảnh, những diễn biến bất ngờ có lợi đặc biệt cho riêng mình. Gồm các sao: Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc
+ Những giải tinh bắt nguồn từ sự giúp đỡ của người đời: Tả Phù, Hữu Bật khi đắc địa ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và có kèm theo nhiều cát tinh khác. Tả Hữu tượng trưng cho sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, thượng cấp, hạ cấp nhưng chỉ cứu họa chứ không giải bệnh. Tả Hữu còn có nghĩa là chính mình hay giúp đỡ kẻ khác nhờ đó được sự hỗ tương. Có hai sao này ở Mệnh, đương số dễ dàng thành đạt nhưng cần đi chung với chính tinh đắc địa.
+ Những giải tinh bắt nguồn ở chính năng đức con người:
Hóa Khoa: là giải tinh rất mạnh bao trùm cả bệnh, tật, họa.
Tam Hóa (Khoa, Quyền, Lộc): càng mạnh nghĩa hơn nữa. ý nghĩa đó càng mạnh nếu cả ba hội chiếu hoặc liên châu (Mệnh, Thân ở giữa có một Hóa, hai Hóa kia tiếp giáp hai bên). Thủ Mệnh hay Thân, Tam Hóa có hiệu lực mạnh hơn thế liên châu, nhất là không bị sát tinh xâm phạm. Tam Hóa sẽ tăng hiệu lực nếu đóng ở cung ban ngày và cung dương. Tam Hóa giải họa nhiều hơn giải bệnh,tật. Nếu bị sát tinh đi kèm, Hóa nào bị thì nguồn cứu giải của Hóa đó bị giảm sút hoặc bị họa về mặt đó. Cụ thể, Quyền gặp Không Kiếp thì quý cách bị giảm, Lộc gặp Không Kiếp thì hao tán tiền bạc, Khoa gặp Không Kiếp thì khoa bảng lận đận.
Tứ Đức (Long Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức và Phúc Đức): chỉ phẩm cách tốt, sự nhân hậu, khoan hòa của cá nhân, nết hạnh đó báo hiệu sự vô tai họa hay ít tai họa. Hiệu lực giải bệnh của Tứ Đức không có gì đáng kể.
Thiếu Âm, Thiếu Dương: ý nghĩa giống như Tứ Đức nhưng hiệu lực kém hơn và không có nghĩa giải bệnh.
+ Những giải tinh khác:
Thiên Tài: ý nghĩa giải họa của Thiên Tài chỉ có khi nào sao này gặp sao xấu vì nó làm giảm bớt tác hại của sao xấu. Do đó Thiên Tài có tác dụng như Tuần, Triệt tuy không mạnh bằng. Tuy nhiên, Thiên Tài gặp sao tốt sẽ làm giảm bớt cái hay.
Thiên La, Địa Võng: có tác dụng làm cho sao xấu thành tốt lên ít nhiều, do đó góp phần giảm họa riêng trong các hạn nhỏ.
Đại Hao, Tiểu Hao: nếu đóng ở cung Tật, Đại Tiểu Hao có hiệu lực giải họa đáng kể, cụ thể như làm họa, bệnh tiêu tán mau kiểu như bệnh chóng lành, người bị họa mau khôi phục thế quân bình. Vì la sao hao nên kỵ đóng ở cung Tài.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)