Kỷ Mão mệnh gì –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)
viết nên kê xa và chếch hẳn cửa ra vào một chút, để tránh người ngoài vừa bước vào đã nhìn thấy làm gì. Sau ghế ngồi nên là một bức tường chắc chắn, sẽ hợp với thế dựa lưng vào núi trong phong thủy học.
Khi đặt bàn viết cần chú ý những điểm sau đây:
– Tránh kê bàn viết phía dưới xà ngang, để khi ngồi bạn không có cảm giác bị vật nặng đè nén trên đầu.
– Không nên kê bàn viết đốì diện với cửa sổ, vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào làm hoa mắt, chóng mặt và cảnh sắc bên ngoài cửa sổ dễ làm bạn phân tâm làm ảnh hưởng đến kết quả công việc.
– Không nên để bàn viết quay lưng ra cửa nhà, bởi cửa lớn là miệng nạp khí của cả ngôi nhà, có thể là sinh khí và cũng có thể là khí ô uế, gây cho bạn cảm giác bất an, ảnh hưởng về thể chất và tinh thần nếu có khí ô uế, tiếng ồn từ ngoài khiến người ngồi viết không an tâm.
Kiểu dáng, chất liệu bàn làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Bàn làm việc lớn thể hiện địa vị và quyền lực của người sử dụng nó, thúc đẩy đưa ra những sáng kiến và giải quyết công việc nhanh chóng. Bàn làm việc nhỏ làm cho người sử dụng cảm thấy gò bó, chật chội, khó chịu.
Về kiểu dáng, bàn hình bầu dục thì tốt hơn bàn hình chữ nhật. Phù hợp với công việc phải làm ở bàn làm việc lâu và tránh cho sự va chạm.
Về chất liệu, những công việc ít phải ngồi lâu ở bàn làm việc thì chọn bàn làm việc bằng kính sẽ kích thích sớm hoàn thành công việcử Còn ngược lại, nên chọn bàn làm việc bằng chất liệu gỗ.
Môi trường làm việc không chỉ chịu ảnh hưởng của bàn làm việc, mà còn liên quan đến những đồ vật bày trên mặt bàn. Nếu đồ vật đó được bày đặt ở vị trí hợp lý, theo ngũ hành tương sinh thì sẽ làm cho con người thêm sức sáng tạo, còn nếu sắp xếp sai vị trí, thì công việc sẽ bị bế tắc, không tiến triển. Đôi với những bàn làm việc hình vuông, người ngồi làm việc theo hướng Tây sang Đông, để vừa có thể chăm lo cho sự nghiệp vừa có thể chăm sóc được gia đình, bạn nên sắp xếp các đồ vật trên bàn như sau:sách, vở, tài liệu
Thiên lương là sao thứ hai của Nam Đẩu, ngũ hành thuộc dương Thổ.
Trong Đẩu Số, Thiên Lương được ở vị trí “giám sát ngự sử”. Cổ nhân nói “Thanh danh vinh hiển ở vương thất, chức vị đến phong ninh” (Hiển thanh danh vu vương thất, chức vị lâm vu phong ninh). Thời xưa, quan phong ninh có nhiệm vụ là “nghe chuyện mà tấu vua” (văn phong tấu sự), can gián hoàng đế, đàn hạch đại thần, tuy không chủ quản về hình pháp, nhưng trong thực tế thì có ý vị của hình pháp, kỷ luật, nguyên tắc.
Thiên lương tuy được gọi là “ấm tinh” (sao che chở), nhưng về bản chất lại có tính “cô kị”. Thích hành động một mình, tính tình mạnh mẽ, tính nguyên tắc rất mạnh, đây là tính cách thuộc phương diện “cô kị”. Ở phương diện khác, thì căn cứ vào những nguyên tắc mà bản thân mình đã định hình, để giải quyết bất hòa, tranh chấp, phân xử thị phi, do vậy thường bị cuốn vào vòng nan giải khó khăn, kéo theo sự bất toàn của bản thân. Chính vì vậy, phàm người có Thiên lương thủ mệnh, rất nên theo ngành y dược, bảo hiểm, công tác xã hội,… tức những nghề liên quan đến “che chở” (ấm tinh).
Thiên lương không ưa Hóa Lộc, hoặc có Lộc tồn đồng độ, nếu không, sẽ vì tiền bạc mà bị đố kị, dẫn tới xảy ra thị phi; hoặc tiền bạc của Thiên lương thuần túy nhờ vào việc hóa giải khó khăn của người khác mà có, vì vậy Thiên lương thích hợp với những nghề có sắc thái giải nạn cho người, cởi bỏ khúc mắc cho người, xóa tan phiền toái cho người. Cùng là Thiên lương Hóa Lộc, đối với bác sỹ thầy thuốc, thì Thiên lương là sao hóa Cát, còn đối với thương nhân, thì Thiên lương là sao hóa Hung, bởi vì xóa tan phiền toái cho bệnh nhân là chức trách của bác sỹ và thầy thuốc; còn đối với thương nhân thì phải trải qua khó khăn mới kiếm được tiền.
Nhưng bất kể như thế nào, Thiên lương mà có sao Lộc, tất sẽ khơi động một tính chất mạnh mẽ nào đó thuộc về bản chất của nó. Ví như hệ “Thiên lương Thiên đồng” vốn chủ về mệnh tạo có phong cách đặc biệt, nhưng gặp sao Lộc thì trở thành “buông xuôi theo dòng nước”.
Lúc luận giải và luận đoán về sao Thiên lương, cần quan sát hai phương diện sau:
1- Các sao hội hợp có sảnh hưởng như thế nào đối với tính “cô kị” của nó? Làm mạnh thêm hay làm yếu đi?
2- Tính tình của sao Thiên lương sẽ vì các sao hội hợp mà thay đổi như thế nào?
“Cơ Nguyệt Đồng Lương” là một cách nổi tiếng. Cổ nhân nói “Cơ Nguyệt Đồng Lương chủ về làm lại người” (Cơ Nguyệt Đồng Lương tác lại nhân).
Nhưng khi Thiên đồng và Thiên lương đồng độ, hay Thiên cơ và Thiên lương đồng độ, Thiên lương độc tọa, Thiên đồng độc tọa, Thiên cơ và Thái âm đồng độ… thì tình hình cung mệnh của cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương” trên thực tế vẫn có sự phân biệt. Mói một cách khái quát, lấy Thiên lương độc tọa thủ mệnh là cách tốt, bởi vì so với các trường hợp khác, thì nó ít có tâm kế thủ đoạn hơn.
Nhưng bất kể như thế nào, trong tổ hợp “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, đối với Thiên lương ắt có tính “cô kị”, gặp tứ sát Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, thì tính “cô kị” càng nặng, cần phải có Văn xương, Văn khúc hội hợp, mới có thể điều hòa. Nếu Thiên lương đi với các sao Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, có thêm Hóa Kị, thì tai nạn càng thêm nặng.
Cổ nhân nói “Thiên lương, Thiên đồng, Thiên cơ, Thái âm” ở Dần hoặc ở Thân, chủ về cuộc đời lợi về nghề nghiệp, thông minh” (Lương Đồng Cơ Nguyệt Dần Thân vị, nhất sinh lợi nghiệp thông minh), nói “lợi nghiệp thông minh”, nhưng tính “cô kị” vẫn là chuyện tất nhiên.
Ngoại trừ tứ sát ra, Thiên lương còn không ưa gặp Thiên mã, Địa không, Địa kiếp.
Thiên lương vốn có sắc thái hành động một mình, gặp Thiên mã sẽ biến thành “ngựa không cương”, dụng ý ngựa không có chủ là ngựa đi hoang, chủ về phóng đãng. Cổ nhân nói “Thiên lương Thiên mã ở hãm địa, chủ về trôi dạt, không còn nghi gì” (Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi).
Phàm Địa không hay Địa kiếp ở cung Mệnh, vốn đã có sắc thái cuồng ngạo, không kềm chế, lạnh nhạt không chịu hòa hợp với người khác, lý tưởng chủ nghĩa xuông. Nếu Thiên lương đồng độ với một trong hai sát tinh này, thì tư tưởng của mệnh tạo càng trở nên khó hiểu.
Truyền thừa khẩu quyết của phái Trung Châu là “Thiên lương gặp Địa không hoặc Địa kiếp, chủ về người này là Nguyển Tịch, Kê Khang” (Thiên lương Không Kiếp, kỳ nhân Nguyễn Tịch, Kê Khang). Nguyễn Tịch, Kê Khang là danh sỹ đời Tấn trong nhóm “Trúc lâm thất hiền”, uống riệu như dùng thuốc, lại có nhiều lời bình luận về thế sự, chính vì những lời bình luận này mà bị giết.
Thiên lương đồng độ cùng với Thiên hình, làm mạnh thêm tính nguyên tắc của Thiên lương, có thể biến thành lòng dạ như sắt thép, nên nói gặp người Thiên lương không dễ thỏa hiệp. Nếu lại gặp Kình dương, thì tính càng thêm “cô độc”. Khẩu quyết của phái Trung Châu là “Thiên lương gặp Thiên hình, người này giống như Bao Chửng mặt sắt” (Thiên lương Thiên hình, kỳ nhân thiết diện Bao Chửng), truyền thừa này ví với “thiết diện vô tư” Bao Chửng đời Tống, con người không sợ quyền quý, rất sùng thượng pháp trị. Trường hợp ở Ngọ Mùi thì càng nặng.
Thiên lương là “hình tinh”, cho nên không thích đồng độ với Kình dương, Thiên hình, ba sao đều là “hình tinh”, bất luận ở một cung nào trong 12 cung, đều chủ về bất lợi, không bị bệnh thì cũng bị ngoại thương, hoặc thị phi kiện tụng.
Lúc “Thái dương Thiên lương” đồng độ, lại có Văn xương, Lộc tồn hội hợp, là cách nổi tiếng “Dương Lương Xương Khúc”. Cổ nhân nói “Dương Lương Xương Khúc, tên truyền đứng đầu” (Dương Lương Xương Khúc, lư truyền đệ nhất danh), đây là kết cấu tinh hệ có lợi về thi cử, cấu tạo này chủ yếu là vì Thái dương hóa giải tính “cô” của Thiên lương, hơn nữa tính nguyên tắc khô cứng của Thiên lương được nhuyễn hóa thành tính nguyên tắc trong học thuật. Vì vậy, ở xã hội hiện đại, cách “Dương Lương Xương Khúc” trở thành tinh hệ có lợi trong việc nghiên cứu học thuật. Nghiên cứu học thuật chú trọng việc “tự học”, tức là bản thân phải không ngừng phủ định mình, thì học thuật mới tiến bộ, cho nên không sợ các Sát tinh, Hình tinh đồng độ. Nhưng, khi nhìn từ góc độ tranh chấp có thuận lợi hay không thuận lợi, thì gặp các sao Sát Hình là không nên.
Thông thường, Thiên lương bất lợi khi gặp Sát tinh, cổ nhân nói “nếu tứ sát xung phá thì mạ không trổ đẹp” (Nhược tứ sát xung phá tắc miêu nhi bất tú), “Thiên lương ở hãm địa gặp Kình dương Đà la, thương phong bại tục” (Thiên lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục), “Thiên lương ở hãm địa gặp Hỏa tinh Kình dương là phá cục, chủ về thấp hèn, cô quả, chết yểu” (Thiên lương hãm địa ngộ Hỏa Dương phá cục, hạ tiện cô quả yểu triết).
Thiên lương ưa gặp Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, cổ nhân gọi là “Có thêm Văn xương, Văn khúc, Tả phụ, Hữu bật hội hợp, là quan lớn cả văn lẫn võ” (Xương Khúc Tả Hữu gia hội, xuất tướng nhập tướng).
Thiên lương phân bố trong 12 cung, sẽ đồng độ hoặc đối diện với ba sao Thiên đồng, Thái dương, Thiên cơ, nên có mối quan hệ rất mật thiết.
- Ở Tý hoặc ở Ngọ, Thiên lương đối diện với Thái dương; Ở Mão hoặc ở Dậu, Thiên lương và Thái dương đồng độ. Cho nên, bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu, là tổ hợp “Thiên lương – Thái dương”.
- Ở Sửu hoặc ở Mùi, Thiên lương đối diện với Thiên cơ; ở Thìn hoặc ở Tuất, Thiên lương đồng độ với Thiên cơ. Cho nên bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi là tổ hợp “Thiên lương – Thiên cơ”.
- Ở Tị hoặc ở Hợi, Thiên lương đối diện với Thiên đồng; ở Dần hoặc ở Thân, Thiên lương đồng độ với Thiên đồng. Cho nên bốn cung Dần Thân Tị Hợi là tổ hợp “Thiên lương – Thiên đồng”.
Thông thường, trường hợp Thiên lương độc tọa ở Sửu hoặc ở Ngọ dễ cấu tạo thành cách cục tốt, khi Thiên lương độc tọa ở Tị hoặc ở Hợi thì cấu tạo dễ thành phá cách.
Thiên lương tọa mệnh, chủ về sống cô lập
Các chính diệu có quan hệ mật thiết với Thiên lương là Thái dương, Thiên đồng, Thiên cơ. Tình hình cụ thể như sau:
- Thiên lương độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, đối nhau với Thái dương.
- Thiên lương độc tọa ở Sửu hoặc ở Mùi, đối nhau với Thiên cơ.
- Thiên lương đồng độ với Thiên đồng ở Dần hoặc ở Thân.
- Thiên lương đồng độ với Thái dương ở Mão hoặc ở Dậu.
- Thiên lương đồng độ với Thiên cơ ở Thìn hoặc ở Tuất.
- Thiên lương độc tọa ở Tị hoặc ở Hợi, đối nhau với Thiên đồng.
(Độc tọa ở 2 cung dương 4 cung âm, đồng độ ở 2 cung âm 4 cung dương)
Thiên lương và Thái dương cấu tạo thành hệ là tốt nhất, bởi vì Thiên lương vốn đã có tính “cô độc và hình khắc” được Thái dương hóa giải. Do đó có thể biết nên nhập miếu hoặc thừa vượng, ví dụ Thái dương ở Ngọ hay ở Mão, ánh sáng và nhiệt đều thịnh hơn ở Tý hay ở Dậu, vì vậy Thiên lương nên ở Tý để được Thái dương ở Ngọ đối chiếu, trường hợp Thiên lương ở Ngọ được Thái dương ở Tý vây chiếu sẽ không tốt bằng. Tương tự, hệ “Thái dương Thiên lương” ở Mão sẽ tốt hơn ở Dậu.
Khi Thiên lương và Thái dương cấu thành tinh hệ, thường hình thành cách “Dương Lương Xương Khúc”, tức có thêm Văn xương và Lộc tồn hội hợp. Mệnh cách này rất lợi về tham gia thì cử, nhất là các cuộc thi tuyển quốc gia, vì vậy người có cách này dễ thành chuyên viên nghiên cứu học thuật. Dù không gặp Văn xương và Lộc tồn, hệ Thái dương Thiên lương” vẫn có lợi về nghiên cứu học thuật, bởi vì làm việc trong chính giới, mức độ phong ba quá lớn, còn làm theo hướng công thương nghiệp thì cũng ba chìm bảy nổi.
Hệ Thiên cơ và Thiên lương, cổ nhân cho rằng “là người giỏi bàn luận binh pháp”, đây là do Thiên cơ có tài ăn nói, mà còn mưu trí và quyền biến, còn Thiên lương thì rất thích biểu hiện bộc lộ bản thân. Ở thời cổ đại, văn nhân có thể bàn luận binh pháp, được cho là văn võ toàn tài; nếu ở thời hiện đại, hệ “Thiên cơ Thiên lương” không nhất định là giỏi bàn luận binh pháp, mà có thể chuyển thành ba hoa, xảo ngôn, toan tính về đầu cơ cổ phiếu…
Hệ “Thiên lương Thiên đồng” dễ phát triển thành người cao ngạo, ỷ tài. Bởi vì Thiên lương ưa "bới móc soi bói", đã vậy còn rất cố chấp; còn đối với Thiên đồng thì thích hưởng thụ, hai tính chất này kết hợp nhuyễn hóa, kết quả là mệnh cách thường cảm thấy bất mãn với xã hội, chỉ muốn sống an nhàn qua ngày, thường nảy sinh ý nghĩ “hãy tha cho tôi đi”, bản thân không thích bôn ba mà chỉ thích ngồi “luận đạo”, nên thiếu lòng cầu tiến, hơn nữa, tâm ý thường cho rằng trong thiên hạ không có ai bằng mình. Nếu phát triển theo hướng tốt, thì mệnh cách là người có tâm tư "tinh tế sắc xảo" hoặc là người "liêm khiết chính trực", nhưng ít chịu hòa hợp với mọi người, có Thiên lương đồng cung, thì càng chủ về người sống cô lập.
Thiên lương có đặc tính “tiêu tai giải khó”?
Thiên lương là sao mà “Cổ thư” gây nhiều hiểu lầm nhất về luận đoán. Các sách cổ đều nói, Thiên lương là “thọ tinh”, hóa khí làm “ấm” (che chở), có công năng tiêu giải tai ách, che chở cho mệnh, phúc cho con cháu. Thâm chí còn nói “thanh danh vẹn toàn, hiển đạt ở vương nhất” … “nếu có thêm Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc hội hợp, thì làm quan văn lẫn quan võ …” Chủ ý toàn nói Thiên lương đem lại điềm cát tường.
Chỉ có Tuệ Tâm Trai Chủ là nói đúng chân tướng của sự tình, tiên phong khám phá đặc tính của Thiên lương. Bà nói: “Trong các sao, Thiên lương là sao có sức mạnh nhất về phùng hung hóa cát, gặp nạn thì mang lại điều lành. Bởi vì cần phải biểu hiện sức mạnh giải khó và mang lại điều lành, nên người có Thiên lương tọa mệnh bất kể ở cung vị nào, nếu không có Cát tinh hội chiếu, sẽ không tránh được phải tao ngộ cảnh khốn khó, để cho Thiên lương hóa giải”.
Sau đó, những người viết sách Đẩu Số cũng hiểu ra mà thay đổi cách nhìn về Thiên lương, không còn đồng ý toàn bộ những lời tán dương quá đáng trước kia của cổ nhân. Trong số các thuyết cổ, chỉ có thể căn cứ ca quyết “Thiên lương gặp Thái âm, chủ về nữ dâm bần”, để chỉ ra khuyết điểm của tinh hệ Thiên lương. Nhưng lại hiểu lầm ý của câu “Thiên lương Thiên đồng đối nhau ở Tị Hợi, nam thì phóng đãng, nữ thì đa dâm”, hầu như cho rằng nữ mệnh có cấu tạo này đều là người dâm đãng.
Thực ra Thiên lương không quá tệ, cũng không quá tốt, mà chỉ mang lại cho mệnh tạo khốn khó hoặc hung hiểm trước, sau đó mới hóa giải trong vô hình. Ví dụ như chịu phẫu thuật ắt sẽ không chết; hay sự nghiệp sắp lâm vào cảnh vỡ nợ, sập tiệm thì đột nhiên gặp cơ hội được phù trợ; hay đang gặp đủ thứ nạn tai, bệnh tật, kết quả một ngày nào đó mọi thứ xui xẻo đều qua khỏi … Chính vì vậy, nên người có Thiên lương tọa mệnh, khi qua tuổi trung niên, quay đầu hồi tưởng lại những chuyện trước kia, thường cảm thấy đời người là “hư ảo”, do đó tư tưởng phần nhiều có khuynh hướng tiêu cực.
Một tính chất khác của Thiên lương đó là thần bí. Người có Thiên lương tọa mệnh sẽ không tự biết khuynh hướng tín ngưỡng đối với sự vật thần bí của mình. Nếu phát triển theo hướng tích cực, thì họ sẽ thích tìm hiểu một số vấn đề, mà xã hội đương thời cho rằng rất khó thâm nhập, nhưng chỉ dừng lại ở lý luận mà thiếu thực tiễn. Nếu phát triển theo hướng xấu, thì sẽ có tính hay "soi bói, bới móc", vạch lá tìm sâu, khiến cho người ta cảm thấy khó tiếp cận.
Do đó nên nhìn nhận Thiên lương tọa mệnh là danh sỹ, đây mới là tính chất cơ bản của Thiên lương. Được gọi là “sao danh sỹ”, có phong cách danh sỹ, thực ra là chủ về thái độ sống thích nhàn tản, không thích bôn ba, chỉ muốn sống an nhàn qua ngày, thậm chí thái độ lười biếng. Biểu hiện cụ thể là thiếu lòng cầu tiến, trong xã hội hiện đại dễ biến thành kẻ chơi nhiều hơn làm, du thủ du thực, không hứng thú với nghề nghiệp.
Phân biệt tính chất tốt xấu của Thiên lương
Do tính chất của Thiên lương biến hóa đa đoan, bất kể là hệ “Thái dương Thiên lương”, Thiên cơ Thiên lương”, hay “Thiên đồng Thiên lương”, đều rất dễ có biến hóa cực đoan.
Thiên lương không nên gặp các sao có tính chất hiếu động, trôi nổi. Đây là đặc điểm thứ nhất, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương Thiên mã hãm địa, nhất định sẽ trôi nổi vô định”, “Thiên lương, Thái âm chủ về nữ dâm bần”, “Thiên lương ở Dậu, Thái âm ở Tị, là khách phiêu bồng”.
Thiên lương rất kị gặp Kình dương và Đà la. Đây là đặc điểm thứ hai, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương hãm địa gặp Kình dương Đà la, chủ về bại hoại phong tục”. Câu hỏi được nêu ra, Thiên lương đã làm những gì để phong tục bị bại hoại!
Thiên lương ưa ở cung miếu vượng, được các sao Phụ Tá đến chầu, vì vậy Thiên lương không ưa ở ba nơi Tị, Thân, Hợi, ở Dậu cũng bị chê bình thường. Nói các sao Phụ Tá, tức là chỉ Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Lộc tồn, Thiên mã, kế đến là tạp diệu Tam thai, Bát tọa, Long trì, Phượng các, Ân quang, Thiên quý, Thiên quan, Thiên phúc. Đây là đặc điểm thứ ba, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương thừa vượng nhập miếu, có Tả Hữu Xương Khúc hội hợp, chủ về làm quan văn lẫn quan võ”.
Lưu diệu của đại vận hay lưu niên, cũng có ảnh hưởng đối với Thiên lương. Thiên lương ưa gặp hai lưu diệu Thanh long và Tấu thư, gặp nó đều chủ về có chuyện vui về văn thư. Nhưng “văn thư” ở đây khác với “văn thư” của Văn xương Văn khúc. “Văn thư” của Văn xương Văn khúc, có thể chỉ là trái phiếu, chi phiếu, cổ phiếu; còn Thiên lương gặp “văn thư” của Thanh long, Tấu thư, là chỉ công văn của nhà nước hay của công ty, tập đoàn lớn. Thông thường, phần nhiều chỉ việc được thăng chức, hoặc được phong danh hàm, học hàm.
Thiên lương gặp Cát tinh thì hành động một mình, gặp Hung tinh thì tính tình cô độc, bất kể là cát hung đều có lợi về nghiên cứu học thuật. Cổ nhân nói “Thiên lương, Thiên đồng, Thiên cơ, Thái âm ở Dần Thân, chủ về một đời lợi nghiệp, thông minh”, đây là phát huy tính chất hiếu động, trôi nổi và cơ trí, lại còn thêm “cô khắc và hình kị”, nếu hậu thiên có tu dưỡng, biến tính cách hiếu động, trôi nổi thành linh động, mệnh tạo có thể trở thành nhân tài trong giới học thuật.
Thiên lương tương hội với Cát tinh, ở các cung Phu thê, Huynh đệ, Phụ mẫu, Giao hữu, sẽ thành cát, phát huy tác dụng của “ấm tinh” (sao che chở), chủ về được quý nhân nâng đỡ, trợ giúp, đề bạt. Song nếu thấy sát diệu Hóa Kị thì lại biến thành hình khắc. Lúc Thiên lương không cát lợi, tính cố chấp sẽ rất nặng, không chịu tin phục người khác, không dễ thỏa hiệp ngay cả với người thân bố mẹ, vợ con.
Thiên lương chủ về cô độc, tương hội sát diệu Hóa Kị ở cung Mệnh hoặc ở cung Phúc đức, chủ về quan hệ với người thân không lợi, nhất là không lợi cho nữ mệnh, không vô duyên với chồng thì cũng thiếu duyên phận với con cái.
Sao Thiên lương ở trong ngũ hành thuộc dương thổ, ở trên trời, là sao thứ hai thuộc hệ thống sao Nam Đẩu, chủ về thọ, hóa làm ấm tinh (sao che trở). Sao Thiên lương bất luận ở Thân cung hay Mệnh cung, hoặc đến đại hạn hay lưu niên Thái tuế, đều chủ về có phong thái danh sỹ, tính tình tùy tiện, uể oải, lần nữa. Tuổi trẻ mà nó đến cung, gặp tai họa có thể giải hóa. Tuổi già được nó chiếu hay tọa, dù có nạn tai, bệnh tật nguy hiểm, cũng chủ về trường thọ.
Sao Thiên lương ở cung Mệnh hoặc cung Thân, đều chủ về "gặp hung hóa cát", gặp nạn mà không bị sao, do đó một đời thường gặp nhiều tai nạn hiểm nguy, hoặc tao ngộ phi thường. Sao Thiên Lương mà không gặp hung, thì sẽ không thấy đủ "sức mạnh cát hóa" (làm cho tốt lên) của nó, không gặp nạn thì sẽ không thấy đủ "công đức hóa lành" của nó. Cho nên, tinh diệu này mà lâm đến, tuy có thể hóa giải tai họa, hóa giải hung hiểm, chủ về trường thọ, sống lâu, nhưng cũng sẽ gặp nhiều tai, nhiều nạn, nhiều thị phi, nhiều bệnh tật, trường hợp sao Thiên lương đến cung Tị là ứng hợp nhiều nhất.
Người có Thiên lương ở cung Mệnh, cung Thân, hoặc cung Phúc đức, đều có khuynh hướng tín ngưỡng tôn giáo, theo Phật giáo là "có căn tu", "có thiện căn". Đồng độ với sao Thiên cơ phần nhiều đều là tăng đạo xuất thế, hoặc là người thấu hiểu cõi hồng trần. Đồng độ với sao Thái dương, hội chiếu các tinh diệu Văn xương, Văn khúc, Thiên tài, Phượng Các ở tại Mão, chủ về có kỹ năng chuyên môn, hoặc kỹ thuật xuất chúng. Bất kể về phương diện kỹ năng hay phương diện học vấn, đều có thể hơn người, hoặc lên tới đỉnh cao. Ở Dậu, tuy học có thành tựu, nhưng thanh danh vẫn kém xa ở Mão.
Sao Thiên lương ở Ngọ hay Mùi, đều chủ về tính tình dứt khoát, thẳng thắn, ưa thích chỉ ra sai lầm của người khác, tài năng quá lộ. Nếu tam phương tứ chính có tinh diệu cát tường hội chiếu, chủ về làm quan thanh liêm, làm ăn kinh doanh thành thực, xử sự ngay thẳng, tuy hay phê bình người khác, nhưng người khác cũng có thể chấp nhận được.
Nếu sao Thiên lương ở Ngọ hay Mùi, mà có sát tinh hội chiếu, hoặc đồng độ với Lộc tồn ở Ngọ, thì không nên phê bình người khác, nếu không dễ bị người khác oán kị, thiếu duyên với người, tiểu nhân bất mãn. Bởi vì, Thiên lương là ngự sử chính trực ở thanh cung, cho nên có thể khuyên can hoàng đế. Nếu có Tài tinh cùng đến, thì bản thân tài đã nhiều, nên không còn thanh cao (bởi vì người thanh cao phần nhiều là bần cùng), chỉ trích người khác, tất không thể làm người ta kính phục được. Không kính phục sẽ sinh oán hận, có oán hận sẽ có tiểu nhân "thị phi" vậy.
Sao Thiên lương ở Tý, cũng là thông minh thái quá, tài năng quá lộ, từ nhỏ đã không coi ai ra gì, kết quả là làm ơn mắc oán.
Hai sao Thiên lương và Thiên đồng ở Dần hoặc thân, có Lộc tồn hay Hóa Lộc đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về người thông minh mưu chí, lanh lợi, nhiều sự nghiệp, một đời thường kiêm phụ trách nhiều chức vụ. Không có Lộc tồn hoặc Hóa lộc, thì sự nghiệp nhiều biến động, hoặc có tính lưu động, lấy trường hợp ở Dần là nhiều nhất, ở Thân là kế đến. Ở Dần hoặc Thân, gặp Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, đều chủ về làm việc trong cơ cấu chính phủ, phát triển sự nghiệp mang tính đại chúng.
Người tự sáng lập sự nghiệp, cũng thích hợp lập công ty, tự chịu trách nhiệm với tư cách pháp nhân của mình. Sao Thiên lương ở Ngọ, có sao Văn khúc và Thiên tài đồng độ hoặc vây chiếu, tam phương tứ chính gặp các Cát tinh Thiên khôi, Thiên việt, Tam thai, Bát tọa, hoặc các phụ tinh Tả phụ, Hữu bật, chủ về người được chính chính giới thừa nhận, là nhân vật có công triển khai và thực thi pháp luật vào cuộc sống, hoặc có những đóng góp trọng yếu trong ngành lập pháp. Trong thương giới cũng chủ là người có chức năng và trách nhiệm giám sát thực thi pháp luật của các công ty, hoặc giữ chức vụ quan trong của công ty. Lấy trường hợp Văn khúc đồng độ làm thượng cách, lấy trường hợp Văn khúc vây chiếu làm thứ cách.
1. Thiên lương ở cung Mệnh viên
Sao Thiên lương đến cung Mệnh, chủ về người sắc mặt vàng trắng, khuôn mặt hình chữ nhật, mũi thẳng, lưỡng quyền cao, thân thể mập ốm bất nhất, nhưng phần nhiều hơi mập. Ở Ngọ thân hình phần nhiều lùn mập, còn ở Tị phần nhiều gầy cao, hoặc hơi mập.
Thái độ vững vàng ổn trọng, tính tình ngay thẳng. Cuộc đời tuy có tai họa, nhưng chủ về sống thọ. Thấy hung hiểm có thể tự hóa giải, gặp tai họa có thể qua khỏi. Thích được Thái dương hội chiếu hay đồng độ. Nếu có thêm Văn xương, Văn khúc cùng đến, thì thông minh xuất chúng, nhưng hay kiêu ngạo hiếu thắng.
Sao Thiên lương ở Ngọ mà gặp cát diệu, vừa chủ về phú vừa chủ về quý, nhưng tính ưa nói thẳng, không sợ tiểu nhân, nên thường thị tiểu nhân đố kị.
Có Thiên cơ đồng độ thì bác cổ thông kim, hiếu học, giỏi nói năng và hiểu biết binh cơ.
Sao Thiên lương ở Thân, ở Tị, ở Hợi, phần nhiều chủ về phiêu lãng, gặp tinh diệu cát tường, chủ về viễn du các nơi, hoặc xa vượt trùng dương. Nếu gặp sao Thiên mã, Hàm trì, Thiên diêu, Hồng loan, Thiên hỷ, mà không có Lộc tồn đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về phong lưu hiếu sắc, đa tình đa dâm, thích rong chơi, thích sống nhàn hạ.
Sao Thiên lương có Kình dương, Đà la hội chiếu, phần nhiều gặp tai nạn hung hiểm, có mối lo về tính mạng, có nạn tai về ngục tù, hoặc có bệnh nguy nan.
Sao Thiên lương đồng độ cùng với Hỏa tinh hoặc Linh tinh, chủ về nhiều lo sợ viển vông không đâu, dễ nảy sinh ý niệm xem nhẹ mạng sống mà tự sát, hoặc bị hỏa tai làm tổn thương.
Sao Thiên lương có Địa không, Địa kiếp, Đại hao đồng độ, chủ về thích rong chơi, không tích lũy mà hay phá tán.
Người có Thiên lương lập mệnh ở Tị, thường hay phụ trách sứ mạng hoặc chức vụ đặc biệt, hoặc một mình kiêm luôn mấy chức vụ, có công khai, có bí mật. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Đà la, thì vào năm Dậu hoặc năm Sửu sẽ gặp sát tinh, tất nhiên xảy ra tai họa đột ngột, nếu Sát mà nặng thì vô cùng nguy hiểm, chín phần chết chỉ một phần sống, nhưng rốt cuộc vẫn hóa nạn tai thành cát tường. Nếu sát tinh ở cung độ khác, thì lúc đại hạn, lúc thái tuế, lưu nguyệt đến, sẽ xảy ra tai họa, nhưng thế của tai họa khá nhẹ, hơn nữa, còn có chức vụ trong chính giới và giới kinh doanh, hoặc phần nhiều hay phát sinh quan hệ với người trong chính giới và giới quân đội.
Sao Thiên lương có Văn xương, Văn khúc, Phượng các hội chiếu, cũng chủ về văn sỹ trong giới văn hóa, hoặc làm công việc kinh doanh về văn hóa, báo chí.
Sao Thiên lương đến cung mệnh của nữ giới, thừa vượng nhập miếu, gặp tài tinh cát, chủ về phú quý song toàn, đa tài đa nghệ. Có Thái dương đồng độ ở Mão, gặp Văn xương, Văn khúc, Thiên tài, Phượng các, chủ về có sở trường đặc biệt, thông minh, giỏi ăn nói. Có Tả phụ, Hữu bật hội chiếu, thì giúp chồng dạy con, tâm từ ái, thích bố thí, mà thẳng thắn. Nếu Thiên lương rơi vào thế lạc hãm, có Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh hội chiếu, chủ về người nữ cô độc. Còn gặp thêm Hàm trì, Thiên diêu, Hồng loan, Thiên hỷ, Địa không, Địa kiếp, Đại hao, chủ về trôi nổi đó đây, không ở yên trong nhà, hoặc phiêu bạt không nơi nương tựa. Nếu gặp Văn xương, Văn khúc, chủ về dùng tài nghệ mưu sinh. Nếu cung Thiên di ở Mão có Kình dương, chủ về Phu tinh không rõ ràng.
Đại hạn, lưu niên có sao Thiên lương đến, gặp tinh diệu cát tường, chủ về phúc dày lộc trọng, gia quan tiến tước, sự nghiệp phát triển, hỷ khí đầy nhà, chủ về trường thọ. Nếu có Lộc tồn đồng độ, thì phải đề phòng tiểu nhân bất mãn chủ ý hãm hại, sự nghiệp vì thế mà bị khuynh đảo. Có Kình Đà Hỏa Linh và Thiên hình hội chiếu, chủ về hình khắc, tai nạn, tật bệnh, tù ngục, thương tổn. Có Địa không, Địa kiếp, Đại hao hội chiếu, hoặc có sao Thiên đồng Hóa Kị hội chiếu, chủ về tử vong, khuynh gia bại sản, hoặc xảy ra các tình huống âm mưu hãm hại.
Phàm, sao Thiên lương đến cung Mệnh, cung Thân, hoặc cung Thiên di, hoặc đến đại hạn, lưu niên, lưu nguyệt, thì nên lui nhường ba bước, không nên kiêu ngạo, và phải đề phòng tiểu nhân hãm hại, thì mới có thể thành đại sự lập nên đại nghiệp.
2. Thiên lương ở cung Huynh đệ
Sao Thiên lương đến cung Huynh đệ, thừa vượng nhập miếu, có Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu, chủ về anh em có hòa khí. Không có Tử phụ, Hữu bật, chủ về có anh em khác mẹ, anh em cùng mẹ có hai đến ba người, anh em thường ngầm tranh giành, khuynh đảo hoặc phân ly. Đồng độ với Thái dương ở Mão Dậu, chủ về anh em tranh đoạt gia sản, di sản, hoặc xảy ra chuyện hiểu lầm đố kị nhau. Có Thiên cơ đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về có hai người. Có Thái âm, Hồng loan, Thiên hỷ hội chiếu, nhiều chị em. Đồng độ với Thiên đồng, có hai người ở chung, ở riêng có thể ba người. Có các sao Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, Thiên hình, Địa không, Địa kiếp hội chiếu, chủ về bất hòa, hình khắc, phân ly, nhiều rắc rối tranh chấp.
3. Thiên lương ở cung Thê (Phu)
Sao Thiên lương đến cung Thê, nên lấy người lớn tuổi, lấy người lớn hơn mình 3 tuổi là thích hợp (hoặc lấy người nhỏ hơn mình 3 tuổi trở lên). Có Thái âm hội chiếu, chủ về dung mạo mĩ lệ, nhưng lấy trường hợp chậm kết hôn hay tái hôn là tốt, nếu không sẽ chủ về "nhuyễn khắc" (ly dị). Có điều, tuy phân ly nhưng phần nhiều thường khó dứt tơ vương, lấy trường hợp trước khi kết hôn đã từng hủy hôn ước với người khác là tốt, hoặc nên kết hôn thật chậm thì có thể tránh khỏi.
Nữ mệnh, cung Phu có sao Thiên lương, lấy trường hợp chậm kết hôn hoặc làm kế thất, vợ lẻ, hoặc trước khi kết hôn đã từng hủy hôn ước với người khác, hay sống chung mà không có nghi thức kết hôn, thì có thể tránh được sự cố ly dị. Có Thiên đồng hội chiếu, nhưng Hóa Kị, chủ về sau khi ly hôn lại tiếp tục khắc, hoặc sau khi khắc lại ly hôn. Nhưng lấy trường hợp hội chiếu với Kình dương, Đà la, Thiên hình, Hỏa tinh, Linh tinh mới đúng.
4. Thiên lương ở cung Tử nữ
Sao Thiên lương đến cung Tử nữ, thừa vượng nhập miếu, có Tả phụ, Hữu bật, Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc, Thiên vu, Ân quang, Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt hội chiếu, chủ về con cái phát đạt, thông minh nhiều tài, vừa phú lại vừa quý, có năm con trở lên. Đồng độ cùng với Thiên đồng, lấy trường hợp con gái trước con trai sau là tốt, chủ về ba người con. Có Thiên cơ đồng độ, đề phòng hư thai, chủ về hai người con. Có sao Hóa Kị hội chiếu, con cái nhiều tai nạn tật bệnh. Có Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh hội chiếu, chủ về hình khắc, nên cho làm con nuôi của người khác. Có Địa không, Địa kiếp, Đại hao, Thiên hình hội chiếu, là cô đơn.
5. Thiên lương ở cung Tài bạch
Sao Thiên lương đến cung Tài bạch, thừa vượng nhập miếu, có Hóa Lộc, Lộc tồn, Thái âm, Thiên vu hội chiếu, chủ về phát giầu có, hoặc được thừa hưởng di sản hay tài phú hiện có khác. Đồng độ với Thái dương ở Mão, tuy có thể hay phú hay phát, nhưng có xảy ra chuyện tranh đoạt tài sản. Đồng độ cùng với Thiên đồng, có thể sáng lập gia tài, từ nhỏ mà phát triển lớn dần, hoặc tay trắng làm nên sự nghiệp - nếu có tam cát hóa Khoa Quyền Lộc hoặc Lộc tồn hội chiếu, là công khanh ở nhà tranh. Có Thiên cơ đồng độ, tiền đến tiền đi, lúc phát lúc phá, hoặc nhờ cần cù làm cực nhọc mà được, thời vận thường thay đổi. Đến cung Tý, tiền tài có nguồn đến nhưng bị cắt xén rất nặng. Gặp sao Hóa Kị, chủ về vì tiền tài mà nhiều lời qua tiếng lại, nhiều rắc rối thị phi, hoặc vì tiền tài mà sinh ra đau khổ về tinh thần. Có Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, Đại hao, Thiên hình hội chiếu, chủ về khuynh gia phá sản, hoặc vì tiền tài mà sinh ra tai họa, hoặc vì dính vào chuyện kiện tụng mà phá hao. Nếu có cát tinh hóa giải thì trước khổ sau yên, hoặc ăn trước trả sau, miễn cưỡng sống qua ngày. Có điều, sao Thiên lương mà tọa cung Tài bạch, tuy gặp khó khăn, nhưng rốt cuộc cũng có tiền.
6. Thiên lương ở cung Tật bệnh
Sao Thiên lương đến cung Tật bệnh, tuy có nạn tai tật bệnh nhưng phần nhiều đều chuyển nguy thành an; chủ về các triệu chứng của trường vị không điều hòa, tiêu hóa không tốt. Có Kình dương, Đà la, Thiên hình hội chiếu, chủ về ngoại thương ở tay chân, bên trong thì gân cốt ngực eo bị thương, hoặc lan vĩ viêm. Có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ chủ về các chứng ung thư vú, ung thư bao tử, ung nhọt khối u. Có Địa không, Địa kiếp, Đại hao hội chiếu hoặc đồng độ, cũng chủ về các bệnh đau nhức, như phong thấp, tê bại, nhức mỏi. Có thêm Thiên nguyệt, Âm sát đồng độ, chủ về các chứng cảm mạo, thương phong, đầu choáng.
7. Thiên lương ở cung Thiên di
Sao Thiên lương đến cung Thiên di, thừa vượng nhập miếu, xuất ngoại chủ về được quý nhân phù trợ, là người được kính trọng. Ở tại ba nơi Tị, Hợi, Thân, chủ về "đông bôn tây tẩu" vất vả bận bịu. Nếu có tam cát hóa Khoa Quyền Lộc hội chiếu, chủ về viễn du tha hương. Có Lộc tồn đồng độ, chủ về bị tiểu nhân khuynh đảo chủ ý hãm hại. Có Thiên cơ đồng độ, thì ra ngoài gặp nhiều cơ hội, nhưng nhiều biến hóa thay đổi, không yên định. Có Thái dương đồng độ thì ra ngoài thành danh. Đồng độ cùng với Thiên đồng thì ra ngoài yên định, nếu Thiên đồng Hóa Kị thì ra ngoài gặp nhiều "lời qua tiếng lại thị phi". Có tứ sát Kình Đà Hỏa Linh hội chiếu, chủ về ra ngoài gặp tai họa, hoặc ra ngoài bị tiểu nhân hãm hại.
8. Thiên lương ở cung Giao hữu
Sao Thiên lương đến cung Giao hữu, thừa vượng nhập miếu, có Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, hoặc có tam cát hóa Quyền Lộc Khoa, chủ về có bạn ngay thẳng, chủ về được bạn bè trợ lực, hoặc được thuộc hạ ủng hộ. Có Thiên cơ đồng độ, chủ về bạn bè tuy nhiều nhưng thường thay đổi. Đồng độ cùng sao Thiên đồng chủ về có những đồng nghiệp hữu ích hoặc được bạn bè trợ lực. Có Thái dương đồng độ, chủ về trong đời kết giao được với người bạn quý, phần nhiều là người trong chính giới hay quân đội, công an, hoặc kết giao được với nhân vật quan trong trong thương giới, người có danh tiếng gây ảnh hưởng lớn đến những xu hướng trong xã hội. Có tứ sát Kình Đà Hỏa Linh đồng độ hay hội chiếu, chủ về vì bạn hữu mà tai họa, nhiều rắc rối thị phi. Có Địa không, Địa kiếp, Đại hao đồng độ hay hội chiếu hoặc xung chiếu, chủ về vì bạn hữu mà bị phá hao, hoặc vì thủ hạ không cẩn thận mà tổn thất tiền bạc.
9. Thiên lương ở cung Sự nghiệp
Sao Thiên lương đến cung Sự nghiệp, nếu ở Ngọ có cát diệu hội chiếu và xung chiếu hiệp trợ, chủ về là người quan trọng trong chính giới, thương giới, danh tiếng vang xa ra nước ngoài, quyền cao chức trọng. Có Thái dương đồng độ, văn hoặc võ đều lấy tài nghệ mà dương danh. Đồng độ cùng với Thiên đồng, chủ về người có năng lực chuyên sâu chỉnh lý nội vụ, nắm thực quyền bên trong, giỏi vạch kế hoạch. Có Thiên cơ đồng độ, chủ về một mình kiêm mấy chức, những loại công việc thường có nhiều biến động, việc có ẩn có hiện. Có Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp và Thiên hình hội chiếu và xung chiếu, chủ về người có sứ mệnh đặc biệt, hoặc vì sự nghiệp mà sinh tai họa, dính líu đến kiện tụng mà bị phá hao.
10. Thiên lương ở cung Điền trạch
Sao Thiên lương là tinh diệu "che chở", đến cung Điền trạch, chủ về được di sản của tổ tiên. Có Thiên cơ đồng độ thì phải tự tạo, nhiều dời đổi biến động, hoặc có tình hình "phiên tạo trùng kiến". Có Thái dương đồng độ, chủ về vì nhà cửa hoặc tài sản chung mà xảy ra tranh giành. Có tứ sát Kình Đà Hỏa Linh đồng độ hay hội chiếu và xung chiếu, chủ về gia trạch không yên, nhiều thị phi rắc rối, nhiều tranh chấp. Hội chiếu với sao Hóa Kị thì nhiều lời qua tiếng lại. Có Không Kiếp đồng độ, ở Tị, ở Hợi, ở Thân, thì trôi dạt. Sao Thiên lương và Thiên mã đồng độ, cũng chủ về trôi dạt bất định.
11. Thiên lương ở cung Phúc đức
Sao Thiên lương đến cung Phúc đức, thừa vượng nhập miếu, chủ về hưởng thụ an lạc. Đồng độ cùng với Thái dương, có Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Ân quang, Thiên quý, Thiên vu hội chiếu và xung chiếu, chủ về phúc dày lộc trọng, vừa quý vừa phú. Đồng độ cùng với Thiên đồng, chủ về yên định. Đồng độ cùng với Thiên cơ thì lao tâm nhọc thần, gặp Hóa Kị thì vô phúc, nhiều phiền não. Có Đà la đồng độ thì tự tìm bận rộn. Có Kình dương hội với Hỏa tinh hay Linh tinh, thì phúc bạc, nhiều tranh chấp rắc rối, nhiều thị phi không thể yên định. Sao Thiên lương nhập miếu đến cung Phúc đức, chủ về an nhàn, có phong thái danh sỹ, tư tưởng phóng túng, không chịu gò bó, lạc thiên an mệnh, không thích biến động. Thiên lương lạc hãm đến cung Phúc đức, chủ về lười biếng, lần nữa, thường để xảy ra tình trạng làm lỡ công lỡ việc. Sao Thiên lương ở ba nơi Tị, Hợi, Thân, gặp Thiên mã, Địa không, Địa kiếp, Đại hao, chủ về trôi nổi bất định không yên.
12. Thiên lương ở cung Phụ mẫu
Sao Thiên lương đến cung Phụ mẫu, thừa vượng nhập miếu, có tam cát hóa Khoa Quyền Lộc hội chiếu và xung chiếu, chủ về có phúc ấm hoặc thừa hưởng di sản của cha mẹ. Lạc hãm chủ về hình thương khắc hại, nên làm con thừa tự của người khác. Có Kình dương gặp Thiên mã hội chiếu hay xung chiếu, chủ về xa gia đình, hoặc làm con nuôi người ta, hoặc ở rể. Đồng độ cùng với Thiên đồng thì không hình khắc, nếu Hóa Kị hoặc hội chiếu và xung chiếu Kình Đà Hỏa Linh, vẫn chủ về hình thương, hoặc giữa cha con ý kiến bất đồng không hợp, nên làm con thừa tự người khác. Đồng độ cùng Thiên cơ, chủ về phân ly hoặc ở riêng. Đồng độ cùng Thái dương, có cát tinh hội chiếu và xung chiếu, không có sát diệu thì không hình khắc, ở Mão thì chủ về được cha mẹ che chở. Nếu có sát tinh hội chiếu và xung chiếu, chủ về hình khắc phân ly, nhận người khác làm cha mẹ.
Nguồn: http://tuvitinhquyet.blogspot.com
► Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm |
Giường ngủ là nơi để nghỉ ngơi, do đó cần đặt ở vị trí hợp với phương vị của người sử dụng. Có như vậy, tinh thần mới thoải mái và tạo được giấc ngủ ngon.
Cần chọn vị trí đầu giường hợp với tuổi.
Theo những nguyên tắc về phong thủy áp dụng trong thuật kiến trúc và nghệ thuật sắp xếp nội thất, “mệnh Đông tứ” nên ngủ ở “giường Đông tứ”, còn “mệnh Tây tứ” thì nên ngủ ở “giường Tây tứ”. Những người thuộc ngũ hành Thuỷ, Mộc, Hoả đều thuộc “mệnh Đông tứ” do đó, giường ngủ đặt ở hướng Bắc, Đông, Nam và Đông Nam sẽ tốt. Những người thuộc mệnh Kim, Thổ trong ngũ hành thuộc “mệnh Tây tứ” giường ngủ nên đặt ở hướng Đông Bắc, Tây Bắc , Tây Nam và Tây. Việc sắp xếp phòng ngủ thiên biến vạn hoá, nhưng việc đặt giường ngủ thì không thể vượt ra ngoài những phương thức mà phong thuỷ học:
– Giường ngủ nên đặt ở hướng cát của bản mệnh: “Giường mệnh tương xứng” rất quan trọng, điều đó có nghĩa là “mệnh Đông tứ” nên ngủ “giường Đông tứ” ngược lại “mệnh Tây tứ” nên ngủ ở “giường Tây tứ” như thế sẽ ngủ ngon và tinh thần sảng khoái.
– Đầu giường nên gối về hướng của bản mệnh: Chức năng của ngủ, nghỉ là để cho não được nghỉ ngơi. Vì thế gối đầu ở hướng cát sẽ thu hút được liên tục khí cát trong giấc ngủ giúp ngủ ngon và khi tỉnh dậy tinh thần thoải mái. Nên chú ý, nếu giường ngủ đặt ở vị trí là hướng cát của bản mệnh nhưng đầu giường không đặt theo hướng cát của bản mệnh thì vận khí sẽ giảm sút rất nhiều.
– Phòng ngủ sáng sủa không nên tối tăm: Môi trường phòng ngủ lý tưởng nhất là ban ngày thông thoáng, ánh sáng tràn ngập tránh tù túng tạo âm khí, còn ánh đèn ban đêm thì dịu mắt khiến tâm hồn thư thái, yên tĩnh. Phòng ngủ tối tăm sẽ làm cho ý chí tiêu trầm, trong trường hợp này nên kê giường ngủ tới gần cửa sổ để có nhiều ánh sáng hơn.
Ngoài ra, giường ngủ nên đặt ở “sao phục vị” của bản mệnh vì “sao phục vị” có nghĩa là tĩnh tại bất động.
“Sao phục vị” của “mệnh Đông tứ”:
Mệnh “Chấn – mộc”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Đông.
Mệnh “Tốn – mộc”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Đông Nam.
Mệnh “Ly – hoả”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Nam.
Mệnh “Khảm – thuỷ”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Bắc.
“Sao phục vị” của “mệnh Tây tứ”.
Mệnh “Khôn – thổ”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Tây Nam.
Mệnh “Cấn – thổ”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Đông Bắc.
Mệnh “Càn – kim”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Tây Bắc.
Mệnh “Đoài – kim”, giường ngủ nên đặt ở sao phục vị hướng Tây.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nếu là đối tác kinh doanh thì 2 người tuổi Dậu đều sẽ làm tốt vai trò của mình vì khi đó, họ có thể tận dụng những lợi thế riêng. Tuổi Dậu vốn thực tế, kiên nhẫn và cẩn thận. Bởi vậy, vấn đề tài chính trong kinh doanh của họ sẽ được đảm bảo rất tốt. Công việc của 2 người tuy không phát triển với tốc độ cao vì họ vốn không ưa nhiều mạo hiểm nhưng tài chính đảm bảo nên chuyện làm ăn sẽ từng bước lớn mạnh.
(Theo Zing)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tuổi Tý |
Tuổi Mão |
Tuổi Ngọ |
Tuổi Dậu |
Tuổi Sửu |
Tuổi Thìn |
Tuổi Mùi |
Tuổi Tuất |
Tuổi Dần |
Tuổi Tỵ |
Tuổi Thân |
Tuổi Hợi |
Ngoisao |
Mũi được gọi là Tung nhạc, nằm ỏ vị trí trung tâm của khuôn mặt, là trụ chống trời cao sừng sững, nối với Thiên đình. Xem tướng mũi biết được tín nghĩa và quan lộc.
Sách xem bói Quy giám nói: “Mũi dùng để phân biệt mùi vị, là nơi Thổ nạp tích tụ khí tức”. Do đó, người có tướng mũi đẹp chủ có thanh danh, người có tướng mũi không đẹp thì ngược lại. Bộ vị của mũi không đẹp chủ về người vừa ngốc nghếch vừa vụng về. Sống mùi mỏng vát mà lại lõm xuống, phần đa chủ về người gặp nhiều bệnh tật, tai họa. Lỗ mũi nhỏ mà lại ngắn, chuẩn đầu thấp mà cong, chủ về người tính cách keo kiệt, bủn xỉn. Lỗ mũi to vừa ngón tay chủ vừa đoản mệnh vừa bần tiện. Mũi nhỏ mà hếch, bần tiện. Mũi cao hướng lên trên, chủ làm chức quan to được hưởng vinh hoa phú quý. Sống mũi cong gấp khúc, khuyết lõm, chủ không có chí hướng mà lại độc ác.
Sống mũi cao mà đột nhiên bị lõm xuông, chủ người về già vẫn cô độc một mình. Chuẩn đầu có vết như bị nứt chủ về ngưòi khắc hại vợ và con cái. Mũi giống như túi mật có thể làm quan . Mũi như cái ống bị cắt cũng chủ về người có thể được làm quan. Mũi nhỏ hẹp lại cao, một đời không anh em thân thích. Mũi lệch về bên trái chủ khắc hại cha, mũi lệch vể bên phải khắc hại mẹ. Mũi giống như mũi con ba ba, chủ bần tiện mà dâm đãng. Người có tướng mũi hổ, tính tình mạnh mẽ, nếu theo nghiệp binh đao sẽ khó toàn mạng. Tương truyền Tử Lộ có tướng cách như vậy. Mũi dài thì thông minh, mũi ngắn thì không có trí tuệ. Đầu mũi có hình dáng giông như con tằm, người như vậy sẽ được phú quý, danh tiếng.
Trong sách xem bói Linh đài bí quyết viết: “Chuẩn đầu là chủ của mũi, gọi là Tung nhạc, ứng với giữa khuôn mặt”. Ngoài ra còn có tên gọi là Thẩm biện quan, nằm ở Thổ tinh. Mũi thuộc Kim, chỉ có Chuẩn đầu là thuộc Thổ, trên Chuẩn đầu có hai phần ba khớp thuộc Kim, gọi là Thổ căn Kim miêu (gốc Thổ, mầm Kim). Trên Chuẩn đầu có Thọ thượng, phía dưới gần Nhân trung, thông với 2 bộ vị Lan đài và Đình úy. Mũ quản cung tín nghĩa, quan lộc, học nghệ. Người có mũi thẳng như đèn pin cho thấy là người tín nghĩa. Người có mũi thấp và nhỏ là tướng của người ngưòi nhút nhát, người có mũi nhọn và mỏng là tướng xấu. Chuẩn đầu tròn trịa báo hiệu là người cao quý. Mũi như mỏ chim ưng là tướng của người gian xảo, độc ác. Trên mũi có vết rạn nứt là tướng đoản thọ. Trên mũi có vết rạn, vết chàm là tướng người thiếu nhân nghĩa. Người có lỗ mũi hếch lên nếu không phải là người dâm đãng thì cũng là kẻ bần hàn. Mũi giống như túi mật là tướng người giàu có.
Chuẩn đầu và hai bên cánh mũi đều to mà vuông, cho thấy là ngưòi thông minh, thành đạt. Trên mũi có nốt ruồi màu tía đen, báo hiệu trong cuộc sông phải tự lập không có người giúp đỡ. Người có mũi hếch lên, báo hiệu sẽ bỏ mạng nơi phương xa. Chuẩn đầu cao, hai bên cánh mũi nhỏ, không tương xứng với nhau là tướng của người chỉ có một con trai. Lông mũi mọc dài ra ngoài lỗ mũi là ngưòi thích đặt điều thị phi. Mũi thấp lại nhỏ là tướng của người không giữ chữ tín. Đột nhiên mũi biến sắc đen chủ sinh bệnh nguy nan. Nếu trên mũi có vết lõm hoặc vết sẹo là tướng đoản mệnh. Người có Chuẩn đầu tròn mà hai bên cánh mũi vuông là người có số được nhờ con, cuộc đời hưng vượng.
Lan đài bên trái là Tiên thương, Đình úy bên phải là Tiên khố, đây là cung quản lý việc thu thập và tích lũy của con người. Tiên thương, Tiên khố đẹp là tướng người có danh tiếng lẫy lừng; Tiên thương, Tiên khố rõ ràng là tướng của người giàu có. Tiên thương, Tiên khố lõm, báo hiệu là người thiếu thôn về tiền bạc. Tiên thương, Tiên khố mỏng mà nhỏ là tướng của kẻ bất tài. Người có Lan đài, Đình úy vuông, không bị tổn thương là tướng của người làm việc công bằng không thiên vị. ở tuổi trung niên hay chảy nước mũi, cuối đời vạn sự không theo ý muốn.
Trong sách xem bói Ngọc quản chiếu thần cục viết: “Mũi tượng trưng cho Trung nhạc, là thế hiện của khuôn mặt, do vậy tướng mũi phải cao không được nhọn nhỏ”. Người có mũi sáng nhuận là người có tướng cát, người có mũi không sáng là người bần hàn, yểu mệnh. Người có mũi lệch, không thẳng là người luôn bị vướng vào chuyện tranh chấp chôn quan trường.
Trong Nguyệt Ba động trung ký viết: “Mũi là Trung nhạc, phải đầy đặn mà nhô cao, Sơn căn không được gãy, Chuẩn đầu phải tròn. Niên thượng, Thọ thượng phải đầy đặn, nối liền vối Lưỡng quyền, nhô cao, thẳng mà nhô lên có cốt pháp, đó là tướng cách thượng đẳng”. Lỗ mũi không tròn, sống mũi cao mỏng như lưỡi dao, thế của Lưỡng quyển không thể tiếp nối được, đó là tướng cô lập, nguy hiểm, không có anh em, là tướng xấu. Sống mũi thẳng, đối xứng với các bộ vị khác, tính cách của ngưòi này trung hậu, nếu sông mũi lệch, các bộ vị không tương xứng thì cho thấy tướng dâm tà.
Trong sách xem bói Ngọc quản chiếu thần cục viết: “Mũi tương thông với phổi. Phổi hư thì thông mũi, phối thực thì mũi tắc, từ đó cho thấy thực hư của phổi”. 2 bộ vị Niên thượng, Thọ thượng đều nằm trên sống mũi, có thế hiển thị độ dài ngắn của tuổi thọ. Mũi đầy đặn nhô lên mà bóng, không hiển quý cũng trường thọ. Mũi có màu xám đen và sống mũi mỏng không sống cảnh khó khăn cũng là vận đoản mệnh. Mũi có xương mũi nhô lên là tướng trường thọ. Mũi to cứng mà có xương là tướng trường thọ. Mũi nhỏ yếu, bần tiện yểu mệnh. Chuẩn đầu to đầy đặn, chủ vô hại. Chuẩn đầu nhọn nhỏ, tính tinh giảo hoạt.
Lỗ mũi hếch lên mà lộ, cô độc, khắc khổ mà đoản mệnh. Mũi nhọn như mỏ chim ưng có thế khắc hại người khác. Chuẩn đầu không có thịt, nghèo khó vô cùng. Mũi nhỏ mà có vân chủ không có con cái. Người có mũi có vân, cả đời khắc khổ, khốn đôn. Bùi Hành Kiệm đã nói: Chuẩn đầu màu đỏ, đổ mồ hôi cả đời bận rộn, không làm nên việc. Ngoài ra còn nói: Chỉ cần ăn uống là mũi đổ mồ hôi, không phải là kẻ phàm phu tục tử cũng là mệnh bần khổ.
Trong Tam tài ca có viết: “Mũi tượng trưng Trung nhạc, là trung tâm của toàn bộ khuôn mặt, phải cao, to, đầy đặn, không nên nhỏ hẹp. Mũi sáng nhuận, chủ cát tường. Mũi xám đen, bần cùng, yểu mệnh. Sống mũi lệch không thẳng, chủ kiện tụng quan sai”.
Sống mũi cao nối liền với trán thuộc tướng quý. Màu sắc quý nhất phải sáng bóng, ôn hòa nhuận trạch. Lỗ mũi bé, người có tướng mũi này thường có tính bủn xin, bỉ ổi. Người có Chuẩn đầu thấp, lõm thường cả đời không có con cái, là tướng cô độc. Cũng chính là nói người có Chuẩn đầu thấp mà hai bên cánh mũi lại không rõ ràng là tướng hiếm muộn đường con cái. Người có lỗ mủi hếch lên là tướng của kẻ bần cùng, không đủ cơm ăn áo mặc. Lỗ mũi hếch lên thì gia cảnh nghèo khó, tiền tài eo hẹp. Chuẩn đầu đầy đặn như hình túi mật là tướng làm quan được hưởng nhiều bổng lộc. Người có mũi dựng như thanh kiếm, dưới có tam châu, cũng là tướng phú quý.
Trong Ngọc quản chiếu thần cục có viết: “Người có mũi như hình túi mật tất sẽ quý, nếu thấy sống mũi nối liền vói trán thì sẽ được hưởng nhiều bổng lộc. Nếu mũi có sắc xanh đen là điềm báo cuộc đời gặp nhiều bất trắc, hoạn nạn”.
Nếu có sắc vàng sáng bóng là tướng người phúc lộc đầy nhà. Người có sống mũi lõm xuống là tướng của người cả đời khó được tiến cử. Sống mũi được gọi là thiên trụ thì phải thẳng, nếu có vết lõm tất sẽ bị ngăn trở, không thể phát triển lên được. Người có sống mũi gãy báo hiệu khó sống qua tuổi 30. Người có mũi to mà chậm chạp là tướng làm nghề buôn bán, cả đời bôn ba lưu lạc. Bộ vị Kim quỹ thu lại, Lan đài hiện rõ ràng, Đình úy sáng, Sơn căn thẳng, báo hiệu người này giàu có, tài lộc dồi dào, cả đời là thương nhân. Mũi nhỏ mà hẹp là tướng của kẻ nô bộc.
Trong Vệ thanh truyền cũng viết: “Chàng là tên gọi chung của tỳ thiếp. Bộc là người chuyên làm việc phục vụ người khác. Phàm thì người nào mũi nhỏ mà hẹp thì sớm đã phải ròi xa cha mẹ, phận là nô bộc”.
Trong sách xem tướng cũng viết: Người có sống mũi gãy cho thấy từ nhỏ đã bị bệnh tật, chịu nhiều khổ cực, làm nô bộc. Còn trong sách xem bói Ngọc quản chiếu thần cục lại viết: Người có sống mũi nhọn nhỏ là tướng của kẻ tiện nhân, mũi hếch thì gia cảnh nghèo khó. Ngoài ra còn sợ mũi cong như mỏ chim ưng thì là người gian kế xảo trá. Người có khí sắc mũi quý là mũi phải có sắc vàng sáng óng như màu của con tằm già.
Theo sách xem bói tướng thuật viết: Khi con tằm bước vào giai đoạn trưởng thành thì từ bộ vị cổ tằm sẽ sáng lên. Sau đó sẽ tự tách vỏ bỏ lớp kén bên ngoài. Người có tướng phát đạt thì trước tiên Chuẩn đầu phải sáng, sau đó mới tới các bộ vị khác. Cho nên ở người thành đạt ta có thể dễ dàng nhận thấy khí sắc, giống như màu vàng sáng óng của con tằm già. Đó chính là đặc trưng của tưóng mũi quý. Người ngu độn thì mũi ngắn, lõm xuống.
Trong sách tướng thuật cho biết: Muốn biết được tướng mạo bần tiện thì chỉ cần xem tướng mũi ngắn, không có sống mũi, răng vổ, nhô ra ngoài. Người có tướng mũi đẹp thích hợp làm quan, người có mũi bị tổn thương phòng vướng vào nạn lao tù. Một người thành đạt có mũi đẹp sẽ được hưởng rất nhiều bổng lộc. Nếu mũi lộ không có thê thì bình sinh khắc khổ, thậm chí còn gặp cảnh lao tù. Bộ vị Niên thượng, Thọ thượng bị lõm xuống báo hiệu bản thân không hưng vượng mà còn là điềm báo khó toàn mạng.
Chuẩn đầu cao, đầy đặn là tướng người trung thực, trọng tín nghĩa. Chuẩn đầu là tiêu chuẩn của khuôn mặt. Chuẩn đầu thẳng, chủ quản học đường tín nghĩa. Người có đường vân Pháp lệnh sâu là người nghiêm túc. Pháp lệnh là nếp nhăn hai bên trái, phải của cánh mũi. Nếu nếp nhăn này sâu, dài là tướng người đôn hậu, trang trọng, nghiêm túc, có thế trường thọ. Nếu Pháp lệnh cong tròn thì người đó có số giàu có. Ngưòi có Pháp lệnh nhọn là tướng bần hàn. Người có Pháp lệnh dài là tướng trường thọ, người có Pháp lệnh ngắn là tướng đoản mệnh. Người mũi nhọn mà mỏng, báo hiệu cả đời bệnh tật. Người có cánh mũi trái nhỏ, thu lại bản tính bủn xỉn, keo kiệt. Chuẩn đầu nhỏ mà sống mũi cong, người này không thế kết thân.
Lan đài, Đình úy là cung Phúc đức. Nếu hai bên cánh mũi đầy đặn, sáng, biểu hiện là người có giàu có, nhiều tích lũy, có thế cai quản hàng trăm người. Lỗ mũi hếch, khuyết là tướng của kẻ trong nhà luôn thiếu thốn về lương thực. Trong sách xem bói tướng thuật cũng viết: Người có lỗ mũi hếch lên là tướng không tích lũy được tiền của, đường Pháp lệnh khuyết, có xương nổi lên cho thấy ăn uống thiếu thốn. Xương mũi nhô cao, không nên kết giao. Người có xương ngang mũi nhô cao thì không nên thân cận khi kết giao bạn bè với họ. Xương ngang mũi nhô cao chính là Niên thượng, Thọ thượng có xương nhô lên. Mũi nhiều vân hỗn loạn, không thể trở thành hạn bè thân thích. Người có nếp nhăn trên mũi đan xen hỗn loạn là tướng gian xảo, dối trá, quan hệ cha con cũng không dễ gì hòa thuận. Nếp nhăn trên mũi chằng chịt tức là từ Chuẩn đầu đến Niên thượng có nhiều nếp nhản thẳng giao cắt với nếp nhăn ngang.
(theo Tử vi số mệnh)
► Mời các bạn: Xem ngày tốt xấu chuẩn xác theo Lịch vạn sự |
Ảnh minh họa |
Trước khi lựa chọn cho mình một chiếc gối thật bắt mắt và ấn tượng, bạn cần phải lựa chọn chất liệu ruột gối cho phù hợp. Tiêu chí đầu tiên của một chiếc gối tốt là phải đảm bảo được tốt nhất giấc ngủ của chủ nhân.
Tốt nhất là bạn nên thay thế toàn bộ những chiếc gối mới sau 2- 4 năm, hoặc khi gối đã không còn giữ được nguyên hình dáng ban đầu.
Để có thể chọn cho mình một chiếc gối đảm bảo chất lượng, bạn có thể sử dụng mẹo nhỏ sau đây để kiểm tra. Đối với loại gối được làm từ các chất liệu tự nhiên như lông ngỗng chẳng hạn, bạn đặt gối xuống sàn nhà, gấp đôi chiếc gối và thả tay ra, chiếc gối tốt sẽ trở lại hình dáng như ban đầu. Với loại gối làm từ sợi tổng hợp, đặt một chiếc giày nhỏ lên bề mặt gối sau đó bỏ chiếc giày ra quan sát bề mặt gối nếu không bị lõm là gối đạt yêu cầu.
Bạn cần nhớ, loại gối lông không thể giặt bằng máy mà chỉ có thể giặt khô, còn loại gối làm bằng sợi nhân tạo có thể dùng máy để giặt. Mỗi năm gối cần được làm sạch ít nhất hai lần, còn đối với vỏ gối bạn nên thường xuyên giặt sạch hàng tháng.
Kích thước một chiếc gối tiêu chuẩn thường là 51 x 66 cm. Đối với các kiểu giường rộng thì kích cỡ những chiếc gối có thể lớn hơn một chút, gối vuông thông dụng ở châu Âu có kích cỡ 66 x 66 cm.
Những chiếc gối còn chính là những đồ vật trang trí rất ấn tượng. Bởi bản chất mềm mại và êm ái nên những chiếc gối sẽ là vật trung hòa đối với chiếc giường to lớn và chắc chắn. Để những chiếc gối có thể phát huy được vẻ đẹp của nó bạn cũng cần phải chú ý lựa chọn vỏ gối phù hợp với các phụ kiện khác như vỏ chăn, ga trải giường để tạo nên một tổng thể hài hòa về màu sắc và phong cách.
(Theo Vietnamnet)
12 con giáp |
=> Xem phong thủy và những ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn |
Dự đoán Tứ Trụ khắc phục được hạn chế ở một số môn học dự đoán khác là đưa ra được “Mức Độ” diễn tiến của sự kiện. Mô hình Tứ trụ được mã hoá thật gọn với bốn yếu tố thời gian: năm, tháng, ngày, giờ căn cứ vào đó lập luận theo Âm Dương Ngũ Hành để dự đoán.
Âm Dương không có gì để bàn, riêng Ngũ Hành cần phải nói rằng: Các phương pháp dự đoán Tứ Trụ trước nay đã không sử dụng đúng và toàn diện khả năng của Ngũ Hành. Thay vì phải sử dụng 10 đồ hình Ngũ Hành Biến Hoá để lập luận, các phương pháp ấy chỉ sử dụng 2 đồ hình Tương Sinh & Tương Khắc khiến cho khối Tứ Trụ bị ngắt ra thành từng đoạn. Những sách dạy về bói toán dự đoán có tham khảo qua, tôi không thấy đề cập đến lý thuyết Ngũ Hành Biến Hoá với 10 đồ hình.
Ngũ Hành Biến Hoá với 10 đồ hình hiện nay chỉ bên Đông Y là có giáo trình giảng dạy. Là thầy thuốc Đông Y, phải biết Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc nhưng khi luận bệnh thì phải dùng Ngũ Hành Biến Hoá. Hiểu một cách nôm na là Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc chỉ để biết, còn khi luận bệnh phải sử dụng Ngũ Hành Biến Hoá. Nói gọn: “Cơ thể con người là một thể thống nhất, chỉ dùng 2 đồ hình Tương Sinh Tương Khắc để luận bệnh là sai !”
Tương tự, Tứ Trụ được xem là một khối thống nhất 4 yếu tố thời gian, nên việc sử dụng 2 đồ hình Tương Sinh Tương Khắc để dựđoán là không đúng và kết quả dự đoán sẽ không chính xác. Các phương pháp dự đoán Tứ Trụ hiện nay có đưa vào khái niệm Lệnh Tháng để giải quyết vấn nạn này. Cách giải quyết mang tính chắp vá không toàn diện dẫn đến hậu quả là phải có “Kinh nghiệm lập luận (?!)” Điều này cần phải được thay đổi.
Tứ Trụ với 4 yếu tố thời gian là khối thông tin mã hoá khả năng của sự kiện & con người trong không gian, thời gian mà chúng tồn tại. Tương tự như bên Đông Y, xem con người với tự nhiên là 1 chỉnh thể thống nhất. Vì thế, tôi sẽ sử dụng các cách thức lập luận cơ bản bên Đông Y áp dụng vào môn học Tứ Trụ để xây dựng nên phương pháp dự đoán mới.
Phương pháp mới này rất dễ học và dễ sử dụng. Cơ sở lý thuyết của Tứ Trụ khi có dịp tôi sẽ đưa lên mạng. Riêng kỹ thuật thực hành Tứ Trụ sẽ được trình bày ngắn gọn để người mới học có thể nhìn thấy ngay được kết quả dự đoán ở mức độ Tốt-Xấu. Đi vào chi tiết đã có các bảng chuẩn để điền vào. Căn cứ vào các chi tiết ấy, sử dụng khả năng tư duy để lập luận nhằm đưa ra kết quả tổng thể là phần còn lại nơi người dự đoán.
Mỗi người đều có vận mệnh riêng của mình. Do đó các đặc điểm bên ngoài cũng không ai giống ai. Bởi mỗi đặc điểm thể hiện số mệnh riêng của người đó. Có rất nhiều người có lông mày dài, họ băn khoăn liệu lông mày dài ấn ý điều gì? ẩn số vận mệnh của bản thân như thế nào? nhiều bạn không biết. Liệu nó tốt hay xấu.
Những người có lông mày dài thường có những đặc điểm về tính cách, vận mạng như thế nào? Bài viết sau sẽ nêu rõ cho các bạn.
Nếu lông mày dài hơn mắt thì có tướng phú quý
Lông mày dài mà cao là tướng có uy quyền phúc lộc
Lông mày dài mà rủ xuống mắt là người đại thọ, sống lâu.
Lông mày dài hơn mắt là người chân thực và có lộc.
Mày cong dài quá mắt, trông óng mượt (óng mượt là có sức sống) nhưng vừa phải (không đậm quá, không thưa quá, không rậm quá) là người thông minh mẫn tuệ nhưng nếu độ dài không đủ (hay ngắn bằng mắt) thì phải có nốt ruồi ở trong lông mày mới đắc cách.
Lông mày dài quá mắt, hướng mọc lông mày xuôi về đuôi mắt, phủ kín xương lông mày (bất kể lông mày nào mà lộ mi cốt đều là tướng hung hãn tướng bất trắc hết), lông mày không được mọc lên trên hoặc mọc xuống dưới thì là người tâm tính trung hậu thông minh khoáng đạt, biết nhiều hiểu rộng. Lông mày mọc quá đậm, quá lên, quá xuống đều là dở, chỉ cần phủ mi cốt là được.
Lông mày mọc dài quá mắt, đuôi mọc vẩy cao lên đầu (có thế bay lên). Nhưng nếu sợi lông mày thô thì là người cuồng phóng (tính phóng khoáng đến mức điên), hào sảng đến mức vô lý ( kiểu như công tử Bạc liêu).
Lông mày mọc dài ra, mọc cao lên phía trán thì phú quý thành đạt.
Lông mày đen (như mực tàu), tươi mịn, sợi dài bóng bẩy, dài bằng hoặc dài quá mắt thì quý hiển và thành danh. Nếu lông mày mọc dài quá đuôi mắt quý hơn là bằng mắt.
Lông mày dài cong tươi mịn đẹp: được hưởng gia vận đẹp, anh chị em vợ con gia đình hạnh phúc.
Các sợi lông mày dài nhất là càng phía đuôi càng dài, sợi lông mày dài, hình thể lông mày có chiều cong xuống gần như trăng. Nếu ở tuổi trung niên mà lông mày có vài sợi bạc thì sẽ thọ.
Trước tuổi trung niên, lông mày đang bình thường, đột ngột có vài sợi lông mày dài bất thường mọc rất dài ra thì chắc chắn sẽ chết non trong vòng 3 năm tới ( đây là điềm báo trước cho những người có lông mày dài bất thường).
Trên đây là những đặc điểm về tướng số vận mạng của những người có lông mày dài. Bạn hãy đọc và xem mình sở hữu kiểu lông mày như thế nào để xem vận mệnh của mình nhé!
► Xem thêm: Những yếu tố phong thủy nhà ở ảnh hưởng đến tài vận gia đình bạn |
► Xem nốt ruồi biết số mệnh, vận hạn chuẩn xác |
Vị trí nốt ruồi đại cát trên bàn tay (Ảnh minh họa) |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Theo KTS Bùi Nghiệp, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, trong phong thủy, những đồ bằng pha lê như quả cầu, con cá heo... mang hành thổ. Vì vậy, đối những người cần bổ khuyết hành thổ sử dụng sẽ rất tốt. Hành thổ thường dùng để tăng cường cho các cung như Tây Nam, Đông Bắc khu vực trung tâm nhà.
Ngoài ra, đối với những vị trí bị xung đối như hai cửa đối nhau, hành lang đâm vào cửa phòng chủ nhà có thể treo cầu pha lê trong hoặc loại vát cạnh nhằm mục đích điều tiết các dòng khí tránh xung sát. Trong trường hợp trong nhà có những khu vực năng lượng bị tù đọng, bức bí cũng có thể đặt đồ pha lê. Lúc này, pha lê đóng vai trò tăng cường thêm sinh khí cho các khu vực đó, từ đó giúp ngôi nhà hoàn thiện hơn. Khi sử dụng vật phẩm pha lê có thể chiếu đèn vào để tăng cường năng lượng.
Riêng với những đồ dùng pha lê có hình sắc nhọn hay tam giác, hình kim tự tháp còn chứa thêm hành Hỏa. Sự sắc nhọn lại dễ gây ra sát khí khó sử dụng, vì thế cần sự tư vấn cụ thể trong từng tình huống của các chuyên gia.
(Theo Kienthuc)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)
LÊ THÁI TỔ, VỊ ĐẾ VƯƠNG MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU
Thái Tổ khởi nghĩa tại đất Lam Sơn (Thanh Hóa) dòng dã 10 năm đánh đuổi quân Minh sau 13 năm đô hộ khai sáng cho một Triều đại gần 4 thế kỷ (360). Ngài trị vì được 6 năm và thọ có 49 tuổi (50 tuổi là lão, 49 tuổi là yểu).
Nói đến triều đại và công nghiệp của Thái Tổ, ai ai cũng phải công nhận là một Triều đại chính thống có công đuổi xâm lăng lấy lại độc lập cho giang san đất nước. Sau này bao lần vật đổi sao rời hết Nguyễn đến Trịnh, rồi sau đến Tây Sơn vẫn lấy danh tiếng là phù Lê diệt tặc (Nguyễn hay Trịnh).
Vậy thời lá số của ngài hẳn là đặc biệt, thật đặc biệt.
Ngài tuổi Ất Sửu sanh ngày 6 tháng 8 giờ Tí
Thân, Mệnh đồng cung tại Dậu, vô chính diệu, không có một Không nào thủ mệnh hay chiếu.
Đây là một cái mệnh đặc biệt, tuy vô chính diệu nhưng quả là đắc chính diệu. Kim mệnh âm nam đắc Bạch hổ Dậu cung cùng Phi liêm, Phượng các, Giải thần đủ tư cách một nhà đại ái quốc, đại anh hùng cứu nước, cắn tăng chiến đấu, hăm hở dũng mãnh vô cùng.
Đối cung Cự Cơ, Lộc tồn, Hóa Lộc là cả một cái thế cai trị độc đoán, thực dân bóc lột vững như thành đồng vách sắt. Nhưng nhìn vào thế cờ, Thái Tổ tuy là yếu, vẫn ở cái thế lợi là Kim khắc Mộc với bộ tứ hóa, mỗi vị đều có cái đắc dụng riêng như Khoa ở Ách (Tử tướng ngộ Hình đắc Khoa khả giải) Kỵ ở Quan (Nhật Nguyệt đắc địa Thanh Long đắc Hóa Kỵ).
Trong 10 năm tranh đấu, 8 năm ở cung Ngọ bị khắc nhập cả thời gian lẫn không gian, tất nên nguy khốn vô cùng. May là người vô chính diệu gặp hạn Sát Phá Tham đắc địa nhưng đều bị kềm chế hết thẩy (Thất Sát ngộ Triệt, Phá Quân ngộ Tuần, Tham Lang ngộ Thiên Không) nên cứ cù cưa và phải chịu đựng sự gian lao, chờ thời cơ thuận lợi.
Phải nhờ qua đại vận ở Tỵ cung và cũng phải đến 2 năm trong vận hành mới thành công và ở ngôi được 6 năm. Ngài băng hà năm 49 tuổi.
Tam hóa liên châu ở Thìn phải công nhận là quý, là tấm Bảo Quốc Huân chương cho người được cái hãnh diện mang nó đang đứng ở chỗ thanh thiên bạch nhật, ở Ách cung với Khoa giáp Quyền Lộc đã cứu Vương bao nhiều lần, nhất là trận bị bao vây ở Chí Linh tháng 4 năm Mậu Tuất hết lối thoát, nhờ có ông Lê Lai đổi áo, Vương mới trốn được.
Thiên Đồng là Phúc tinh đóng ở Phúc đức là đúng cách, nhưng tại sao lại bị Tuần làm giảm cả bộ Tướng Ấn. Nó là uẩn khúc của Thái Tổ nhà Lê sau 10 năm chính chiếu, không muốn kéo dài việc can qua, sai sứ sang Tầu cầu phong, nhưng vua nhà Minh không chịu, cứ bắt phải để con cháu nhà Trần làm vua nước Nam mới được. Năm lần bẩy lượt sự quy lụy đó đủ giảng cho thấy là Thiên Đồng Tướng Ấn bị Tuần là thứ cách.
Bình Định Vương thành công được là nhờ ở con Mã và Không Kiếp ở Hợi cũng ở ngay cung Phúc đức. Nhất là mệnh của Vương lại là âm nam rất được Không Kiếp ở Hợi phò trợ, thêm Tả Hữu mà phục hồi (Mã Hợi đắc Tuần), Không Kiếp này đối với Vương quá ư nghiêm khắc, âu cũng cơ trời, với mệnh vô chính diệu (phi bần tắc yểu). Nó đưa Vương đến chỗ vinh quang, nhưng nó không tha thứ cho cái mệnh quá ư mềm yếu đó, mặc dầu Bạch hổ (Kim tinh) làm nòng cốt, huống chi Tỵ cung lại là cái lò khắc nấu Kim mệnh.
Có phải là cái nghiệp của những nhà khai sáng cho mỗi Triều đại, sau khi đã bình định xong đất nước cứ hay hãm hại công thần, những người đã cùng mình vào sanh ra tử, nằm gai nếm mật để đưa mình lên địa vị tột đỉnh cao sang.
Vua Lê Lợi cũng không thoát khỏi cái nghi ngờ quàng xiên ấy, nên đã giết oan 2 ông Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo chỉ vì sự dèm pha của phường múa rối.
Có lẽ đó cũng là luật thừa trừ của cán cân công lý thiêng liêng nên ngài phải chịu mất sớm 1 năm trước khi được đến cõi thọ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Ngoài không gian nhà ở, phong thủy còn được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều không gian khác trong đó có không gian nhà hàng. Mời quý vị và các bạn nghe chuyên gia phong thủy diễn giải để tìm hiểu về vấn đề này.
Theo chuyên gia phong thủy, trong nhà hàng giúp kích hoạt tài lộc để các cơ sở kinh doanh luôn làm ăn phát đạt và thịnh vượng. Điều quan trọng đầu tiên đối với nhà hàng là ở việc lựa chọn địa điểm. Người kinh doanh cần tìm hiểu rõ xem địa điểm nhà hàng có phù hợp cho mình đặt mặt hàng kinh doanh đó hay không. Tiếp đó, phải lưu ý về tầm nhìn để tránh các xung xạ để tạo cát khí thu hút khách hàng bởi hầu hết địa điểm nhà hàng đều là mặt đường.
Những vị trí tối kỵ đối với nhà hàng là: có các tòa nhà quá lớn ở bên cạnh, cửa hàng bị đường đâm vào nhà, con đường bên tay phải hay đường rẽ cua có góc cong lượn vào nhà hàng, hay mặt tiền nhà hàng có những hệ thống thiết bị dưới mặt đất, có những cột điện…
Thế “tọa sơn nghênh thủy” được hiểu là có đường trước mặt và có điểm tựa ở phía sau thường được nhiều người lựa chọn. Điểm tựa ở đây có thể là nhà cao ở phía sau hoặc có hòn non bộ tự tạo. Đây được coi là thế đẹp trong phong thủy cho nhà hàng.
Phong thủy cho bếp ăn nhà hàng cũng vô cùng quan trọng. Một số nhà hàng thích đặt bếp lộ thiên để kích thích khứu giác của khách từ mùi hương của đồ ăn. Ngoài ra, nhà hàng còn cần một khu bếp kín đáo, đó chính là bếp cần đặt ở vị trí tốt nhất.
Một số lỗi về phong thủy nhà hàng thường gặp như: quầy thu ngân có đường đi đâm vào két, để két nhìn ra cửa; hệ thống cửa để thông nhau liên tục; sử dụng gương không hợp lý, đối diện cửa chính, phản sáng; không gian nhà hàng không tạo được sự ấm cúng; nhà hàng không có phong cách riêng; lỗi về hệ thống cửa (cửa mở rộng về phía sau); ban thờ thần tài để ở góc khuất, đặt lên bể nước, bể phốt mà không biết.
Ban thờ thần tài được coi là chuẩn phong thủy khi không để ở gầm xà, chân cầu thang, nơi là dòng hút khí ở đường đi, trên bể phốt, bể ngầm. Nên đặt ban thờ thần tài ở vị trí thu hút được nhiều khí nhất, dễ nhìn thấy nhất. Bài trí bàn thờ thần tài nên có thần Di Lặc ở phía trên và 2 thần tài (thần thổ địa, thần phúc lộc) ở phía dưới. Như vậy sẽ là “thần quản thần”, nguồn lợi nhà hàng sẽ luôn mang tính thiện.
Phía ngoài cùng của thần tài nên đặt 3 đến 5 chén nước gọi là thế “minh đường tụ thủy”. Nếu để bàn thờ lên tầng 2 thì phải lấy một ít đất ở dưới tầng 1, cho vào 1 gói nhỏ, cho vào ghế để 2 tượng thần tài và thổ địa ngồi lên đó.
Phong thủy nhà hàng tốt là biết cách bố trí kích hoạt được dương khí tốt đó là sử dụng các gam màu rực rỡ, tươi sáng, không mang tính âm. Nếu là nhà hàng ăn uống thì nên sử dụng các màu kích thích như đỏ, cam kết hợp xanh lá cây và xanh nõn.
Ánh sáng cũng cần đặc biệt chú ý, đó là phải sử dụng cả khoảng sáng và khoảng tối nhưng phía mặt tiền luôn phải là ánh sáng rực rỡ, chào mời, tạo điểm nhấn. Nên xen thêm các tiểu cảnh như cây cối, dòng nước chảy… sẽ tạo cảm giác thư thái cho khách hàng.
Hệ thống cửa cũng tránh bị thông nhau, bị liên hồi.
Thiên Khôi
Thuộc tính ngũ hành của sao Thiên khôi là dương hỏa, là trợ tinh thứ nhất của chom sao Nam Đẩu, hóa khí là dương quý, tức những người sinh vào năm dương và sinh vào ban ngày, thì sẽ có nhiều quý khí hơn, còn được gọi là Thiên Ất quý nhân.
Sao Thiên khôi cũng là một trong sáu Cát tinh, tục gọi là sao Quý nhân, quý nhân ở đây không phải chỉ người hiển quý, mà chỉ những người có thể giúp đỡ, chỉ điểm trong những thời điểm thích hợp, đều được gọi là Quý nhân.
Quý nhân được tượng trưng bởi sao Thiên khôi có thể gặp hung hóa cát, hơn nữa, thường xuất hiện một cách tự nhiên, không cần phải bỏ công tìm kiếm, những khó khăn trở ngại gặp phải thường được hóa giải một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Cho đến khi người gặp nạn bình yên vô sự, mới cảm nhận được sự phù hộ ngầm ẩn của quý nhân.
Cái quý của sao Thiên khôi thường được bộc lộ vào trước 40 tuổi, tất cả các cung vị và các sao đều ưa thích gặp được Thiên khôi để trợ giúp. Vận và hạn gặp Thiên khôi chẳng khác nào được quý nhân phù hộ, nâng đỡ trong hầu khắp các lĩnh vực thì cử, cầu tài, cầu chức, công tác..., mọi sự đều thuận lợi thành công. Sau năm 40 tuổi, dù là nam hay nữ, đại tiểu hạn và lưu niên nếu gặp Thiên khôi, sẽ thường trở thành quý nhân cho người khác, tức có thể nâng đỡ, làm lợi cho người khác.
Thiên Việt
Thuộc tính ngũ hành của sao Thiên việt là âm thủy, là trợ tinh thứ hai trong chòm Nam Đẩu, hóa khí là âm quý, tức người sinh năm âm hoặc sinh ban đêm sẽ có quý khí, còn có tên gọi là Ngọc Đường quý nhân.
Sao Thiên việt cũng là một trong sáu Cát tinh, tương tự như sao Thiên khôi cũng là một quý nhân, quý nhân ở đây cũng không hẳn là chỉ người hiển quý, mà đây để chỉ những người có thể giúp đỡ, chỉ điểm cho mình trong những thời điểm thích hợp.
Cũng tương tự như sao Hữu bật, sao Thiên việt cũng có tính đào hoa (thủy âm) nên thường gặp được quý nhân khác giới, hơn nữa, thường nảy sinh tình cảm với vị quý nhân này.
Quý nhân của sao Thiên việt cũng thường đem lại những giúp đỡ mang tính tự nhiên, không dễ nhận biết, thường ngãu nhiên mà ngầm ẩn, gián tiếp.
Các sao khác nếu gặp được sao Thiên việt, chỉ cần không có Sát tinh ở tam phương hội chiếu, sẽ thường xuyên được quý nhân giúp đỡ, nên mọi việc gặp nhiều thuận lợi.
Sau năm 40 tuổi, sao Thiên việt dần dần mất đi sức mạnh của quý nhân, mặt khác, lại dễ gặp phải trở ngại và rắc rối, nếu lại nằm đồng cung với Hồng loan, dễ trở thành cách Đào hoa hồ đồ, thường vì thiếu tỉnh táo mà nảy sinh những rắc rối về tình cảm với người khác giới. Chỉ có những chủ tinh có lực, hoặc sát tinh miếu vượng, mới có thể thức tỉnh được cách Đào hoa hồ đồ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)