Tìm hiểu phú Tử Vi: người đẹp dâm: thiên lương ngộ mã; thiên đồng ngộ kị tại tuất
Bài viết của tác giả Phong Nguyên
Trong bài hôm nay, tôi xin tiếp tục mổ xẻ thêm một số câu phú tử vi để bổ túc trong một thời gian ngắn loạt bài về phú đã đăng trên KHHB. Tôi cần lưu ý quý bạn là tôi chỉ nêu ra những câu thật ứng nghiệm hoặc những câu tuy thông dụng nhưng dễ áp dụng sai hay không hợp lý, cho nên quý bạn sẽ không bao giờ thấy những câu phú quá thông thường và dễ áp dụng trong loạt bài phú của tôi.
1) Thiên - Lương Ngộ Mã Nữ mệnh tiện nhi khả dâm
Giải nghĩa: Nếu phụ nữ có Thiên -Lương tọa thủ tại Mệnh ( đương nhiên ở cung Tỵ hoặc Hợi theo cách bố cục chính tinh) mà gặp Mã ( đồng cung hay xung chiếu ) thì là người dâm đảng.
Nhận xét: trước hết ta tự hỏi tại sao Thiên - Lương là không có đặc tính gì dâm đãng mà khi gặp Thiên - Mã (chỉ là sao di động ) lại đem cái tính xấu đó tới người phụ nữ. Trường hợp này quí bạn cần xét tới chính tinh khác gây ảnh hưởng và cần phải suy luận ra mới thấy ý nghĩa hợp lí chứa trong câu phú.
Nếu quí bạn đã thông thuộc cách an sao trên bàn tay thì hẳn quí bạn thấy rằng khi Thiên -Lương tọa thủ tại Tỵ hoặc Hợi thì bao giờ cũng có Thiên-Đồng xung chiếu và chính sao Thiên-Đồng là đầu mối của ý nghĩa trong câu phú. Thực tế, tuy Thiên-Đồng không phải là sao chủ về đa tình, dâm đãng thực sự nhưng lại là sao chủ về sự di chuyển liên tục, nhất là đóng tại cung Thiên-Di và lại gặp Thiên-Mã (dù không đồng cung) thì làm sao đương số ru rú ở xó nhà được, và khi người đàn bà hay "chạy rông" ngoài xã hội rất dễ trở thành người ăn chơi, trụy lạc, nhất là theo quan niệm thời phong kiến, cổ xưa ở bên tàu cũng như ở bên ta. Do đó mới có vấn đề dâm đãng trong câu phú mà ta phải suy luận ra sao mới hiểu được.Tuy nhiên vì thời văn minh này đã thay đổi hẳn cách sống của người phụ nữ, ta phải áp dụng thận trọng câu phú trên
Vậy muốn giải đoán cho chính xác và khách quan ta cần phải lưu ý đến khía cạnh, yếu tố nào? Trước hết quí bạn xét đến cung Mệnh và Thiên- Di xem có thêm nhiều sao chủ về đa tình, lãng mạng hay không. Nếu có Hồng Riêu, Tả Hữu, Xương Khúc ( không bao giờ gặp đào hoa ở Tỵ hay Hợi ) chẳng hạn lại thêm Mộc- Dục, Hoa- Cái và Đào- Hoa nữa tại Giải- ách thì câu phú hẳn phải ứng nghiệm một trăm phần trăm, nhưng nếu không gặp những sao trên, mà mệnh lại có Hóa Quyền, Thiên Hình hoặc Thiên Khôi hoặc Thiên Việt (nếu Mệnh tại hợi thì chỉ gặp Thiên Khôi, ở Tỵ chỉ gặp Thiên Việt ) thì khó lòng ta dám quyết đoán là đương số có tâm hồn dâm đãng, chứ chưa nói đến cách sống dâm đãng.Vì các sao Hóa Quyền và Thiên Hình là những sao tự chủ được mạnh mẽ mà chỉ những người khắc kỷ mới hay có, còn các sao Khôi Việt chủ về sự tư cách, trọng hậu, thanh cao thì làm sao đương số có tính xấu như vậy được.Trong trường hợp này, dù cho cung Nô Bộc có Đào Hồng, riêu cũng chưa chắc đã lung lạc nổi tâm hồn của đương số. Và như vậy chỉ còn cách quyết đoán là đương số hay bôn ba, hay thay đổi nơi ăn chốn ở hoặc nơi làm việc, hoặc hay được xuất dương, xuất xứ ( nhất là khi có Thân cư Thiên Di) chứ tuyệt nhiên ta không nên kết tội theo câu phú mà thành ra " quê một cục ". Dù muốn dù không câu phú này cũng được đặt ra ở thời phong kiến bên Tàu là thời phụ nữ kín cổng cao tường hễ cứ lộ diện là bị chê bai là…hư đốn rồi, cho nên khó ứng nghiệm vào thời dại văn minh này.
2) Thiên -Đồng Tuất Cung Hóa-Kị, Đinh Nhân Mệnh Ngộ Phản Vi Giai
Giải nghĩa: Mệnh an tại Tuất mà có Thiên Đồng tọa thủ lại gặp Hóa Kỵ đồng cung thì rất xấu nhưng lại gặp người tuổi Đinh thì rất tốt đẹp.
Nhận xét: Câu phú này trong nhiều sách tử vi đều có nêu ra, nhưng ta thấy ngay là vô lí, nếu lưu ý đến bố cục bố trí của các sao.Tôi không giám bác bỏ hẳn câu này. Tôi chỉ xin nêu ra điểm sao Hóa- Kỵ khi đã đồng cung với thiên đồng (bất cứ ở cung nào) cũng không ứng vào tuổi Đinh vì tuổi này áp dụng câu "Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự với Cự Môn, còn Hóa Quyền lại đồng cung với thiên- đồng. Có thể câu phú có ý nói là Thiên Đồng ở Tuất ngộ Hóa Kỵ ở cung xung chiếu, tức là cung có Cự -Môn tọa thủ ( ở Thìn ), nhưng dù sao có vẻ cũng gượng ép nếu ta đọc kĩ câu (Thiên Đồng Tuất cung Hóa Kỵ ) trong câu phú.
Theo tôi, quý bạn nên dựa theo câu phú tương tự "Thiên -Đồng Tuất cung vi phản bội, Đinh nhân hóa cát chủ đại quý (có sách chép là "mệnh ngộ phản vi giai" thay vì "hóa cát chủ đại -quý” ) thì có lẽ hợp lí hơn vì không đề cập đến Hóa-Kỵ đồng cung tại Tuất.Vậy bây giờ ta cần tìm hiểu xem tại sao tuổi Đinh lại “ lật ngược thế cờ “như thế?.
Thiên-Đồng ở Tuất tuy bị hãm địa thật, nhưng với tuổi Đinh lại hội đủ bộ Lộc, Quyền Khoa vì Hóa-Lộc đồng cung với Thái âm (ở Dần) Hó -Quyền đồng cung với Thiên-Đồng, Hóa -Khoa đồng cung với Thiên Cơ (cũng ở dần).Ngoài ra, còn có Lộc-Tồn cư cung Ngọ (đồng cung với Thiên- Lương ) tức là cung Tài - Bạch và khi Lộc-Tồn cư Tài -Bạch thì lại có Tướng-Quântại cung Quan-Lộc ( vì là âm nam, dương nữ ) và thêm cả Quốc - Ấn cư Quan-Lộc (Dần ) nữa mới xét sơ qua như thế chúng ta đã thấy nhiều yếu tố tốt đẹp rồi mà chỉ có tuổi Đinh mới hội đủ ; khi đó Thiên-Đồng chỉ đóng vai trò phụ hoặc bỏ qua cũng được, quý bạn cứ kiểm tra qua tuổi khác một tí thì thấy không có tuổi nào được một góc của tuổi Đinh. Ngay như tuổi Kỷ cũng có Lộc-Tồn cư Ngọ như tuổi Đinh nhưng bộ Tam Hóa không hội đủ, chỉ có Hóa - Khoa đồng cung với Thiên -Lương tại Ngọ mà thôi. Đây là chưa kể đến trường hợp được thêm một số yếu tố tốt khác tùy theo ngày, giờ sinh. Tuy nhiên quí bạn cần ghi nhớ một điều là tuổi Đinh chỉ tốt về phương diện công danh, tiền tài chứ vẫn có thể bị kẹt về tai ách vì có Cự -Kỵ đồng cung tại Thiên -Di (nếu xui xẻo có "Thân " cư ở đó nữa thì khó thoát được), nhưng có điều may là luôn luôn có Thanh-Long ở cung Thìn (an theo Lộc-Tồn đi nghịch là vì âm Nam hoặc Dương-Nữ) thì vấn đề nạn nước coi như đã hóa giải được gần hết, trừ phi có thêm nhiều cách gì khá trở ngại mà thôi (tỷ dụ như có Không Kiếp, Linh, Xương, v.v)…Có lẽ vì thế câu phú không hề đề cập đến điểm bất lợi kể trên mà chỉ khẳng định là tốt đẹp.
3)”Thân” tại Quan cung gia sát diệu Triệt,Tuần, nữ mệnh nan bảo thân danh: gia kiến Bạch Tang cô thân trích ảnh nghi gia vãn tuế tất thành
Giải nghĩa: ”Thân” cư cung Quan Lộc gặp sát tinh và Tuần, Triệt án ngữ (xung chiếu không kể) nếu đàn bà con gái mà gặp thì khó bảo tòan được danh tiết; trường hợp thêm cả Tang Hổ hợp chiếu về (nếu tọa thủ lại hại nữa) thì bị cô đơn nếu lập gia đình sớm, về già thì may ra yên ổn về phương diện này.
Nhận xét: Tôi thấy câu phú này ngoài khía cạnh ứng nghiệm còn phải nói là dộc đáo nữa, vì thường đoán về phương diện hôn phối ta hay nhắm vào cung Mệnh, Phu Quân và sau nữa là Phúc Đức chứ ít khi ai chú ý tới cung Quan Lộc dù cho có “Thân” đóng ở đó. Hơn nữa, về danh tiết cũng vậy, ta thường xét đến Hồng, Đào Binh, Tướng.Không Kiếp chiếu Mệnh, Thân chứ có khi nào lại để ý đến Tuần Triệt án ngữ tại cung Quan chỉ chủ về công danh trắc trở, gián đoạn. Dù cho có thêm Sát –Tinh hội chiếu cũng khó ảnh hưởng về danh tiết.Vậy không có lẽ câu phú này đã ứng nghiệm một cách vô lý? Nhưng nếu chịu suy luận một chút, quý bạn sẽ thấy hợp lý vì người xưa quan niệm đàn bà con gái phải sống nhờ chồng, lo việc nội trợ phải xuất thân ra đời đi làm (vì “Thân” cư Quan-Lộc dễ phải đi làm ) đã là một điều không hay cho phụ nữ mà lại còn bị làm khó dễ đủ thứ (vì Sát Tinh và Tuần Triệt án ngữ) thì thử hỏi tư cách của người đàn bà bị tổn thương hay không? Hơn nữa, phụ nữ khi bị làm khó dễ thường thường (nhất là thời bây giờ ) hay liên quan đến tình cảm, sắc đẹp, vì nếu tỏ ra đứng đắn nghiêm trang thì hay bị cấp trên làm khó dể lung lạc tâm hồn, còn nếu chịu chiều lụy thì có ngày mất danh tiết như chơi. Vì vậy khi áp dụng câu phú này ta phải hết sức chú trọng đến cung Mệnh, nếu có nhiều sao tự chủ và đứng đắn là chỉ đoán công danh gián đoạn, thăng trầm, còn nếu thấy có quá nhiều sao “lã lướt” (như Riêu, Mộc, Cái, Đào Hồng..) thì có thể quyết đoán là mất danh tiết dể dàng, nếu không muốn nói là bị” hội đồng “(tôi xin lổi phải dùng chử này để nói lên được trung thực phần nào ngụ ý của tôi).Trường hợp sau này, có điều lạ là dù cho cung Phu Quân tốt đẹp mà vẫn không thoát được, có lẽ là sau khi bị thất tiết nhiều lần rồi sẽ lấy được chồng đàng hoàng, được yên duyên phận.Còn gặp trường hợp cung Phu Quân quá xấu mà cung Phúc Đức cũng tệ luôn thì dù không có Tang Hổ cũng vẫn cô đơn và ngay cả về già cũng vậy, khó lòng lập gia đình được.
Tuy câu phú này áp dụng rất linh động nhưng theo kinh nghiệm riêng, tôi khuyên quý bạn nên e dè ngay đối với trường hợp phụ nữ có Thân cư Quan Lộc bị Tuần, Triệt án ngữ vì không cần sát tinh hội chiếu nếu Mệnh hơi “yếu” một chút là có thể bị thất tiết được rồi và nếu cung Phu Quân hơi xấu nữa thì chẳng cần yếu tố Tang Hổ hợp chiếu về cung Quan cũng vẫn bị cô đơn (nhất là khi Mệnh có Cô Quả, Hình Đào)…
Cũng như bài trước về phú Tử vi, bài hôm nay cũng chỉ cho phép tôi bàn được có ba câu, như vậy quý bạn hơi sốt ruột về số lượng câu phú. Nhưng tôi nghĩ rằng biết được câu nào thì cần phải thật chắc ăn, thật thông suốt thì mới có lợi chứ nếu biết thật nhiều câu phú mà áp dụng bừa bãi, sai lầm thì thực không có gì tai hại và thất vọng cho bằng. Vậy mong quý bạn thông hiểu đường lối của tôi khi viết loạt bài về phú Tử vi. Tuy nhiên, nhân dịp này tôi xin thưa trước quý bạn là nếu thì giờ cho phép, tôi sẽ trình bầy thêm một số câu phú khác trong Lịch sách văn nghệ Tiền phong 1975 để số lượng phú được dồi dào vì Tòa soạn VNTP có nhã ý nhờ tôi viết thêm cho cuốn lịch sách nêu trên.
KHHB số 74H2
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)