Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Thần khí con người ẩn dấu ở đâu.

Hoạt động của thần khí con người không thể nhìn thấy, nó ẩn giấu và không thể điều khiển được. Do đó cần tìm ở trong tâm, phải đoán từ hình thể

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hoạt động của thần khí con người không thể nhìn thấy, nó ẩn giấu và không thể điều khiển được. Do đó cần tìm ở trong tâm, phải đoán từ hình thể, như vậy mới lộ rõ ở giữa lông mày và mắt hoặc vận hành giữa ngũ tạng. 

than-khi-con-nguoi

Thường nói: Người thông minh thì thần khí của họ ở 2 mắt, nếu đức hạnh đều có đủ thì thần khí giấu trong tim. Cũng chính là nói thần khí hiển lộ ra qua hình thể, giống như ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, ánh sáng của nó ẩn giấu trong mặt trời và mặt trăng. Mắt sáng thì thần trong, nếu mắt đục thì thần đục.

Ngũ tạng hiển lộ: Mắt, lưỡi, mũi, môi, tai
Ngũ quan ứng với gan là mắt, quản về gân mạch, móng tay, chân.
Ngũ quan ứng với tim là lưỡi, quản về khí huyết và lông tóc.
Ngũ quan ứng với phổi là mũi, quản về da và hô hấp.
Ngũ quan ứng với tỳ là miệng, chủ về cơ thịt.
Ngũ quan ứng với thận là tai, chủ về gân cốt và răng.

Cảnh giới của mộng là thần ở trong tim, nó vận động ở trong phạm vi ngũ tạng, Lục phủ và tai, mắt. Sự vật ở trong mộng thường là do suy nghĩ quá nhiều hoặc gặp việc khó giải quyết. Do đó, các sự vật gặp trong giấc mộng thường xảy ra bên cạnh mình mà không vượt quá bản thân mình.

Chính vì vậy thiền sư Bạch Nhãn nói: mộng có ngũ cảnh. Một là cảnh hư, hai là cảnh thực, ba là cảnh quá khứ, bốn là cảnh hiện tại, năm là cảnh tương lai. Thường thì thần tình xao động sẽ sinh ra mộng cảnh. Thần yên ổn thì không có mộng cảnh. Có thể nói mộng cảnh là do động và tĩnh của con người sinh ra.

Liên quan đến hình mạo thanh tú của con người, hoặc ngạo nghễ, hoặc trắng sáng, hoặc chắc chắn, lông mày mắt nhô cao, mắt phát ra ánh sáng đều là do thần khí ở trong biểu hiện ra bên ngoài.

Thần thanh và hòa, sáng trong là tướng phú quý. Thần đục, nhu nhược, khiếp sợ là tướng bần cùng. Người chân thật và điềm tĩnh thường có thần khí bình hòa.

Trong Ngọc quản chiếu thần cục nói: Người vui vẻ và yên tĩnh thì thần sẽ yên ổn. Người nông nổi và vội vàng thì thần không yên. Do đó người quân tử biết tu dưỡng bản tính của họ, thay đổi thần khí nóng vội. Khí không nóng vội thì hình yên, do đó sẽ không có người có hình thể yên mà thần khí không đủ.

Lại nói: Khí thực chất là chỉ sự biến hoá của âm dương. Không thể phân biệt nóng lạnh của con người thì rất khó luận đoán. Chỉ là có sự biến hoá của khí, thần sinh ra theo khí, nhưng hàm nghĩa của nó không giống nhau.

Khí biến hoá mà có hình, thần cũng chính là sản sinh ra từ trong hình thể. Khí biến hoá được sinh ra, thần thì không. Khí biến hoá mà mất đi, thần thì vẫn tồn tại. Người đắc đạo thì không nhiễm bụi trần, không bị các sự việc làm lay động là người biết thần. Biết thần có chức năng giống như tạo hoá, do đó họ mới là thánh nhân, chí nhân, thần nhân. Do đó, hình của con người là có thể nhìn thấy nhưng thần lại giấu trong nội tâm, hiển lộ ra giữa lông mày và mắt nhưng không mất đi bản chất nguyên thủy của nó.

Hình thế của con người thì hình “cổ” là tốt nhất”, “thanh” là hơi kém, hình “tàng” lại kém hơn, sau đó là đến hình “mị”. Nếu hình thần lưu tán, hỗn đục thì thần bị u mê, đến bước này thì không còn là phú quý. Nếu sừng sững uy nghiêm là “cổ”. Thần trong sáng đáng yêu là “thanh”. Thần tính lơ đãng, nhìn khó phân biệt là “mị”.

Người thông minh có thể sẽ thành thần tiên. Người hình “mị” tuy quý nhưng phần lớn là kẻ nịnh bợ người khác, cũng không đáng để nói đến. Như sáng mà không sáng, đẹp mà không đẹp là lưu tán. Như say mà không say, như ngủ mà không phải ngủ là hỗn đục.

Con người mất đi tinh linh, không coi trọng thần, coi vạn vật là như nhau thì mãi mãi không hiểu được đạo lý trong đó.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thần khí con người ẩn dấu ở đâu.

Mang sinh khí cho văn phòng nhỏ không cửa sổ

Phong thủy văn phòng: Văn phòng nhỏ hẹp, không cửa sổ tạo cảm giác bí bách, khó tập trung làm việc, cảm giác như thiếu sinh khí.
Mang sinh khí cho văn phòng nhỏ không cửa sổ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn phòng nhỏ hẹp, không cửa sổ tạo cảm giác bí bách, khó tập trung làm việc, cảm giác như thiếu sinh khí. Nó luôn là không gian đầy thách thức trong bài trí phong thủy.


► Xem phong thủy theo ngũ hành để đón lành tránh dữ

 Nếu làm việc lâu dài trong phòng văn phòng như vậy, bạn nên áp dụng những mẹo phong thủy sau để mang tới nguồn sinh khí mới mẻ, giúp công việc luôn được thuận buồm xuôi gió.


1. Đảm bảo chất lượng không khí và ánh sáng

Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc đối với phòng làm việc nhỏ, không cửa sổ. Bởi một căn phòng diện tích chật hẹp sẽ càng u ám, tối tăm nếu thiếu ánh sáng và không khí thoáng đãng. Yếu tố phong thủy tốt, nguồn năng lượng tích cực khó tồn tại ở nơi đó.

Trong không gian nhỏ bé, thiếu ánh sáng tự nhiên này, bạn có thể sử dụng các loại đèn chiếu sáng với 3 mức ánh sáng khác nhau nhằm kích thích hứng thú làm việc.

Mang sinh khi cho van phong nho khong cua so hinh anh
 

2. Trang trí phòng bằng gam màu tươi sáng

Sơn tường hay trang trí phòng làm việc nhỏ hẹp bằng những gam màu tươi sáng là một trong những cách làm thông minh, vừa có thể “thắp sáng” không gian, lại mang tới nguồn hứng khởi, cảm hứng bất tận trong công việc.

3. Không quên trưng bày cây xanh

Dù diện tích căn phòng nhỏ hẹp, nhưng bạn đừng quên bài trí một vài chậu cây cảnh nhỏ trên bàn hay góc làm việc. Cây xanh vừa có tác dụng thanh lọc không khí, lại giúp điều hòa phong thủy.

Theo phong thủy văn phòng, bạn có thể chọn những loại cây xanh có kích thước nhỏ, sức sống dẻo dai, chịu được ánh sáng nhân tạo trong không gian làm việc nhỏ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại tinh dầu có hương thơm nhẹ nhàng như bạc hà, hương thảo, cam... tạo cảm giác thư thái, giúp bạn dễ tập trung vào công việc.

Mang sinh khi cho van phong nho khong cua so hinh anh 2
 

4. Treo tranh ảnh nghệ thuật sống động

Việc treo một hay hai bức tranh, ảnh nghệ thuật trong phòng làm việc sẽ mang tới sự đổi mới rõ rệt về không gian cũng như cảm hứng làm việc.

Khi treo tranh, không nhất thiết phải là những bức tranh đắt tiền, chỉ cần tươi vui, rực rỡ là đã chứa đựng nguồn năng lượng tích cực, kích thích thị giác của mỗi người. Từ đó có tác dụng hữu hiệu để nâng cao sức tập trung và hiệu quả làm việc.

Tùy vào nguồn năng lượng muốn tạo dựng, bạn có thể treo bức tranh phong cảnh thiên nhiên, sơn thủy hữu tình hay thành phố lớn đầy sôi động... trong phòng làm việc.

Phong thủy thúc vượng đào hoa, giúp dân văn phòng thoát ế
Cả ngày tất bật với công việc trong văn phòng, thử hỏi thời gian đâu để bạn đi tìm nửa kia cho mình? Thực ra, xung quanh nơi làm việc có khá nhiều đối tượng

5. Đặc biệt chú ý đến vị trí bàn làm việc

Vị trí bàn làm việc hợp phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng giúp công việc thuận lợi, tâm trạng thoải mái. Đặc biệt, khi nó ở trong một không gian chật hẹp, thiếu nguồn sáng tự nhiên thì càng cần phải được chú trọng.

Giang Nguyễn (Theo Fengshui)
 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mang sinh khí cho văn phòng nhỏ không cửa sổ

Những vật phẩm phong thủy trừ tà, hóa sát (P2) –

Có những vật phẩm mà ta tưởng chỉ dùng để chiêu tài, nhưng thực ra nó còn có tác dụng hóa sát 12. Chuông La Bàn Bát Quái Đây là loại chuông treo có in hình Bát Quái bên thân. Không giống với những chiếc chuông gió, chuông la bàn Bát Quái có hình dáng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Có những vật phẩm mà ta tưởng chỉ dùng để chiêu tài, nhưng thực ra nó còn có tác dụng hóa sát

12. Chuông La Bàn Bát Quái

Đây là loại chuông treo có in hình Bát Quái bên thân. Không giống với những chiếc chuông gió, chuông la bàn Bát Quái có hình dáng tương tự các quả chuông ở nhà chùa với 1 hình khối trụ chụp xuống và 1 thanh giửa có gắn quả bi tròn, khi có gió lắc nó sẽ chạm vào bên trong thành chuông, làm phát tán năng lượng Bát Quái ra bên ngoài.

Công năng Hoá Sát của nó mạnh hơn hầu hết các linh thú hóa sát trong Phong Thủy , nhưng nếu là kích thước quả chuông không đủ lớn sẽ không đủ lực hoá giải Hình Sát lớn. Thông thường, bên thành quả Chuông La Bàn Bát Quái được khắc hình Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc bài Đại Bi Chú.

13. Kim Nguyên Bảo

1341990113-nen-vang-cau-may-man1

Kim Nguyên bảo chính là các thỏi vàng mà người ta thường bày trong trang thờ Thần Tài Thổ Địa, có tác dụng chính là Sinh tài, Vượng tài. Tuy nhiên, nó còn được dùng để Hóa giải chỗ ngồi, chỗ nằm vì lý do không thể xoay trở khác được, mà phải hướng lưng, đầu ra cửa sổ.

14. Lục Đế Tiền Cổ

Là loại tiền giả cổ ngoài tròn giửa có lỗ vuông, thuộc năm triểu đại thịnh vường của nhà Thanh: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang. Nhiều nơi bày bán vật này hay có lối nói tiền cổ, và… chém đẹp, nhưng thực ra tiền cổ thật không có công năng mạnh bằng tiền thật.

Những người đó họ dùng chiêu bài” tiền cổ là loại tiền lưu hành thời đó, đã qua tay nhiều người sử dụng nên tốt, vì có Tài Khí”. Đó chỉ là cách nói bao biện, không hợp với lý của Phong Thủy, bởi chúng ta là người sống, cần là cần những năng lượng Dương tích cực, cần chi năng lượng Âm đó. Tiền càng mới càng có hiệu quả cao!! Chính vì vậy những đồng tiền này luôn được xỏ dây đỏ, dùng năng lượng Dương của màu đỏ để kích hoạt thêm tính Dương của các đồng tiền vậy.

Trong Phong Thủy, Tiền Lục Đế thường được dùng để Hóa Sát trong các trường hợp: Phản Quang Sát, Liêm Đao Sát, Bạch Hổ Sát, Thiên Trảm Sát, Xuyên Tâm Sát, Pháo Đài Sát, Khai Khẩu Sát, Cân Trời Xung Xạ Sát, Phản Cung Sát, Liêm Trinh Sát, Đỉnh Tâm Sát. Trong Phong Thủy Huyền Không thì Tiền Lục Đế thường dùng để Hóa Giải các sao Ngũ Hoàng, Nhị Hắc.

15. Minh Chú Quan Âm

Đức Quan Thế Âm thì cũng biết Ngài là bậc Đại Từ, Đại Bi chuyên cứu giúp nạn tai, cứ khổ. Còn Lục Tự Đại Minh Chú của Ngài có thể hàng yêu phục ma, giải trừ xui rủi. Cho nên cả hai kết hợp lại là vật hộ thân, giảm tai họa đến nhà, thúc đẩy tài vận và giữ bình an.

Công cụ này thường dùng cho người làm việc có tính chất giao tiếp nhiều hoặc phức tạp và thích hợp nhất với nữ giới. Do có hình tượng Quán Thế Âm nên thường mang tính giống vật trang sức đeo bên người, sẽ không có cảm giác đeo vật Phong Thủy 1 cách lộ liễu như các vật khác.

16. Kỳ Hưu (hay Tỳ Hưu)

Đây là 1 loại thú trong thời Thượng Cổ. Có 2 loại: Kỳ Hưu thì có 1 sừng chuyên Chiêu Tài, Nạp Bảo. Còn Tịch Tà thì có 2 sừng chuyên Trấn Trạch. Hình dáng bên ngoài chúng thì giống nhau cả, duy chỉ khác con 1 sừng, con kia 2 sừng. Với Kỳ Hưu thì những ai có thu nhập xốc nổi, hay kiếm tiền bằng mẹo vặt rất thích hợp đặt nó.

17. Gương Bát Quái

Gương Bát Quái có rất nhiều loại: Gương Bát Quái phẳng, gương Bát Quái lồi, gương bát Quái lõm, những loại này thường bằng gỗ và kính. Gương Bát Quái Hổ Phù, gương Bát Quái Trấn Trạch, gương Bát Quái Chuẩn Đề, gương Bát Quái Đại Đế, những loại này bằng đồng.

* Gương Bát Quái phẳng và lồi thường dùng để Hóa Giải các trường hợp Thương Sát, Hỏa Hình Sát, Đỉnh Tâm Sát, Tam Xoa Sát. Nhưng tùy trường hợp mà sử dụng loại nào (vì Hình Sát nhỏ không nên dùng gương Bát Quái lồi) và thêm những công cụ khác trên gương.

* Gương Bát Quái lõm thường dùng để Hóa Giải các trường hợp cầu thang đổ ra đường, nhà nhìn từ cửa trước thông thẳng ra cửa sau. Và gương Bát Quái lõm là loại có thể treo trong nhà.

* Gương Bát Quái Hổ Phù thường dùng để Hóa Giải Ngũ Hoàng Sát, Tam Xoa Sát, Thương sát, Đỉnh Tâm Sát, Thích Diện Sát.

* Gương Bát Quái Trấn Trạch là loại gương Bát Quái đồng, 1 mặt có in hình Bát Quái, mặt kia là 1 Phù Trấn Trạch với 2 thanh thư hùng Thất Tinh Kiếm. Ngoài các công năng Hóa Giải như gương Bát Quái thường ra, nó thường dùng cho trường hợp nhà đối diện các nhà tang lễ, trại giam, bệnh viện, nghĩa trang…nói chung là những nơi có sự chết chóc.

* Gương Bát Quái Chuẩn Đề là loại gương Bát Quái đồng, 1 mặt in hình Phật Chuẩn Đề với 18 tay cầm 18 món Vật Phẩm, mặt kia là vòng tròn Bát Quái cộng với bài chú Chuẩn Đề. Đây đúng ra là Vật Phẩm Hóa Giải của Phong Thủy Mật Tông Tây Tạng, công năng của nó rất mạnh. Ngoài những tính năng đặc biệt như gương Bát Quái Trấn Trạch ở trên, nó còn dùng cho trường hợp nhà ở mà trước đây chủ trước xài Lỗ Ban nuôi “binh”, hoặc nhà có Âm binh khuấy phá. Đây là loại gương Bát Quái đồng có thể treo trong nhà.

* Gương Bát Quái Đại Đế là loại gương Bát Quái đồng, 1 mặt có in hình Vô Cực Đại Thiên Tôn (chính là Ngọc Hoàng Đại Đế) với Phù Trấn Trạch, mặt kia in hình Bát Quái. Gương này ngoài những công năng đặc biệt bên trên của các gương kia còn có sức Hóa Giải các hình tượng Thập Tự Giá khổng lồ đối diện nhà, các nhà đối diện treo gương có hình Tử Vi Đại Đế cưỡi trên Kỳ Lân cầm gương Bát Quái chiếu sang nhà mình.

Guơng Bát Quái thường có 2 loại Tiên Thiên và Hậu Thiên. Hóa Sát dùng Tiên Thiên còn xoay chuyển hướng dùng Hậu Thiên.

18. Vận Tài Đồng Tử

Theo truyền thuyết, Vận Tài Đồng Tử chính là Thiện Tài Đồng Tử bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát, chuyên biến hiện ra rất nhiều tiền bạc, của cải giúp đỡ cho người nghèo. Nên sau này người ta dùng hình tượng của Thiện Tài Đồng Tử như 1 vị Thần chuyên đem Tài Lộc đến, thành thử mới có tên Vận Tài là vậy.

Vận Tài Đồng Tử trong Phong Thủy có nhiều hình dạng khác nhau: tượng 1 đồng tử gánh 2 gánh vàng, tượng 2 đồng tử đang đẩy xe vàng (cái này có nơi còn gọi là Thôi Xa Tiến Bảo), tượng 2 đồng tử đang quay cối xay tiền, tượng đồng tử đạp trên lưng con sư tử tay cầm Hốt Như Ý… Nhưng tựu trung tất cả đều giống như nhau, với mục đích chính là Chiêu Tài Tiến Bảo.

Ngoài ra, Vận Tài Đồng Tử còn dùng trong 1 vài trường hợp Hóa Sát (thường nó đi kèm với thứ khác) như: Phản Cung Sát, Pháo Đài Sát. Đặc biệt, Vận Tài Đồng Tử rất thích hợp với nhà toàn nam giới chưa kết hôn.

19. Mã Thượng Phong Hầu

Vật phẩm này có thể là 1 bức tranh (rất hiếm), nhưng thường là tượng bằng đồng, hoặc là miếng ngọc bội. Với câu chữ hiểu theo nghĩa đen là “con khỉ cưỡi trên con ngựa” nên nó cũng mang hình dáng như vậy. Nhưng thực ra đây là cách chơi chữ của người Hoa, vì 2 chữ “Mã Thượng” (/mă shang/) đi chung với nhau được hiểu là “lập tức”; còn “Phong Hầu” chính là phong quan tấn tước (“Hầu” là 1 tước vị rất lớn ngày xưa). Do đó ghép 2 từ lại sẽ có ý nghĩa được “lập tức thăng quan”. Vật phẩm này rất thích hợp cho người làm nhân viên nhà nước.

20. Thái Sơn Thạch Cảm Đương

Đây là Vật Hóa Sát khá phổ biến trong Phong Thủy, nhất là ngoài miền Bắc. Theo truyền thuyết thì ngày xưa ở núi Thái có 1 vị đạo sĩ tên Thạch Cảm Đương, ông nhờ tài giỏi đã đánh đuổi được yêu quái chuyên quấy nhiễu các khuê nữ, nên người ta mới dùng tên ông khắc vào đá để trấn yêu, trừ tà.

Vật phẩm này thường có những dạng: 1 miếng đống khắc 5 chữ đó và thêm 1 đầu Hổ(thường thấy nhất là dạng trên gương Bát Quái đồng), 1 con Long Quy chở trên lưng tấm bia khắc 5 chữ này, 2 con Kỳ Lân ngồi trấn 2 bên bảo vệ 1 tấm bia khắc 5 chữ này( thường thấy nhất).

Ngoài việc trừ tà ma vào nhà khuấy phá, Vật Phẩm này còn được dùng để trấn Thương Sát lớn(giống như đồ vật chưng trên tủ hướng ra cửa, không phải treo Bát Quái, cho những ai ngại treo Bát Quái), Thiên Kiều Sát.

21. Cóc 3 chân và Lưu Hải Tiên Nhân

Theo truyền thuyết đây là 1 con yêu quái, được Tiên Nhân Lưu Hải thu phục và ông cũng được liệt vào trong 1 số các vị Tiên mang tài lộc đến cho dân gian. Thường thấy nhất là hình tượng cóc 3 chân dẫm lên trên các đồng tiền, cũng có loại cóc 3 chân ngồi trên 1 đế Bát Quái có tấm liễn Tài Nguyên Quảng Tấn phía trước, có loại bằng bột đá, có loại bằng đồng. Nhưng bằng đồng là hay nhất, vì khi đặt nó ở tài vị sẽ thích hơn. Bởi trong trang thờ Thần Tài Thổ Địa thường phải đầy đủ Ngũ Hành, mà cóc 3 chân bằng đồng là mang hành Kim rồi.

Lưu Hải Tiên Nhân là vị tiên thu phục cóc 3 chân. Hình tượng của ông là 1 vị tiên 1 tay cầm sợi dây trói con cóc 3 chân, mà dây này đầu kia là 1 xâu tiền. Còn 1 hình tượng khác của ông là cầm Vật Phẩm, dùng để trừ tà, nhưng sau lưng ông cũng có 1 xâu tiền hàm ý Chiêu Tài.

Cóc 3 chân và tượng Lưu Hải Tiên Nhân thường đặt ở phương tài vị trong nhà. Cóc 3 chân còn thường được đặt trong trang thờ Thần Tài Thổ Địa với mặt cóc quay vào. Ngoài ra, cóc 3 chân còn được đặt ở cá góc trong nhà (đầu quay vào). Điều này được giải thích là vì bản chất của cóc thích ở chui vào các góc, xó trong nhà nên đặt ở vị trí này với hàm ý cóc về nhà cất giấu của cải, tiền bạc.

22. Thuyền Chở Vàng

Hình tượng này cũng là ngụ ý sự kích hoạt tài lộc trong nhà. Chiếc thuyền buồm thường thấy được chất đầy thỏi vàng, trên cánh buồm viết 4 chữ Nhất Phàm Phong Thuận (1 chiếc thuyền buồm thuận gió) hay 4 chữ Tiền Trình Dĩ Cẩm (tương lai đẹp như gấm). Có thể là loại thuyền buồm bằng gỗ, có thể là loại bằng đồng. Nhưng nếu mua dạng thuyền gỗ theo kiểu thuyền buôn cổ Trung Hoa mới là chuẩn tắc.

Vật này mang hàm ý như có 1 chiếc tàu chở đầy vàng chạy vào nhà, vào nơi làm ăn của mình, đem lại lợi lộc, của cải. Khi bài trí vật phẩm này, nên để mũi thuyền quay vào nhà. Nó rất thích hợp với những người làm kinh doanh và thường được bày ở các cửa hàng, nơi buôn bán.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những vật phẩm phong thủy trừ tà, hóa sát (P2) –

Bàn Thờ – Góc tâm linh của người Việt theo Phong Thủy

Với đa phần người Việt, bàn thờ chính là nơi thu nhỏ của thế giới tâm linh. Về một khía cạnh nào đó nó như một nhịp cầu kết nối Âm – Dương, thể hiện lòng thành kính giữa con cháu với ông bà tổ tiên. Vì những lẽ ấy mà trong phong thủy của một ngôi nhà không gian thờ cúng luôn được coi trọng như một quy định bất thành văn.
Bàn Thờ – Góc tâm linh của người Việt theo Phong Thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhất vị nhị hướng

Bàn thờ cũng tuân theo nguyên tắc phong thủy nhất định giống như các không gian quan trọng khác trong nhà là “nhất vị nhị hướng”. Với một không gian mang tính chất tâm linh như ban thờ thì lại càng cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát” (đặt tại vị trí đẹp trang trọng, phía hướng trước mặt bàn thờ sao cho đón được năng lượng tốt lành và tránh luồng năng lượng xấu)

Trong thiết kế hiện đại, việc bố trí bàn thờ có vẻ đơn giản hơn tùy thuộc vào điều kiện sống của gia chủ. Thế nhưng gia chủ cũng nên lưu ý những điều kiêng kị để tránh ảnh hưởng xấu tới phong thuỷ. Ví dụ, bàn thờ tối kị xú uế nên không được nhìn thẳng hay đặt phía dưới WC, bàn thờ cũng không được dựa lưng vào WC hay bếp đun.

Nếu nhà rộng thì nên bố trí ban thờ ở một phòng riêng, gọi là phòng thờ để tạo không gian “nghi tĩnh bất nghi động” tức là sự yên tĩnh, không ồn ào. Phòng thờ đặt tầng trên cùng là tốt nhất, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho.

Trường hợp không có phòng riêng thì có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách, không nên bố trí ở phòng ngủ hay phòng bếp, phòng ăn. Khi bố trí bàn thờ không được gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ (tức là sau lưng bàn thờ không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào).

Cách bày biện bàn thờ

Trước hết, ban thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ. Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết.

Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền – miếu – phủ – am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương).

Theo các chuyên gia Phong thủy, kích thước bàn thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước dương trạch và âm trạch) thì đã đạt yêu cầu. Tránh làm bàn thờ theo lối trang trí loè loẹt, cầu kỳ không phù hợp với thiết kế kiến trúc hiện đại của ngôi nhà. Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng…

Nguồn: blogphongthuy
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bàn Thờ – Góc tâm linh của người Việt theo Phong Thủy

Nhận biết tướng dâm của đàn bà –

1. Mặt phèn phẹt (to nhiều thịt). 2. Mũi nhỏ, mắt tròn, trắng dã, ướt át, lấm lét. 3. Cổ ngắn, ngực nhô, đầu vú tẹt. 4. Ngón chân ngắn. 5. Da nhầy mỡ, trắng bợt. 6. Chưa nói đã cười, ấp úng, lúng túng, hát lảm nhảm, môi mấp máy. 7. Đi hay quay đầu l
Nhận biết tướng dâm của đàn bà –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nhận biết tướng dâm của đàn bà –

Bảo bối thần tài nào sẽ “chiêu tài đón lộc” cho 12 con giáp?

Đối với mỗi con giáp theo ngũ hành sẽ có những vật mang lại may mắn, "đón tài rước lộc" cho chính con giáp đó.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cùng 12 con giáp điểm danh những vật phẩm phong thủy giúp cho mỗi con giáp không những tăng thêm may mắn trong công việc, cuộc sống mà còn tốt cho cả sức khỏe và tinh thần của các bạn nữa đấy. Mỗi con giáp tương ứng với một mệnh nhất định trong ngũ hành, theo đó, nếu biết sử dụng những bảo bối phong thủy sẽ giúp mang lại nhiều may mắn về tài chính. Đọc xong nhanh tay tậu ngay bạn nhé!

Tuổi Tí, Thìn Người tuổi Tí và tuổi Thìn nên sử dụng các đồ vật có liên quan đến nước (thủy) để làm vật may mắn cho mình. Nguồn nước sẽ mang lại cho bạn sự may mắn, thành công trong sự nghiệp và sớm có được một cuộc sống giàu có cho người tuổi Tí và tuổi Thìn. Dựa theo yếu tố này và các quan niệm về phong thủy, tuổi Tí nên đặt một bể cá vàng nhỏ hoặc một bình hoa thủy tinh trang trí trong phòng làm việc, như vậy vừa trang trí lại vừa mang lại cho bạn nhiều tài lộc hơn.

Bao boi than tai nao se “chieu tai don loc” cho 12 con giap?
Ảnh minh họa.

Còn với bạn tuổi Thìn, nên đặt chậu nước với các hòn non bộ hay trồng hoa sen, hoa súng nhỏ trong nhà nhé!

Tuổi Sửu, Hợi Để gọi tài lộc về, những người tuổi Sửu và tuổi Hợi nên đặt một vài đồ vật bằng gốm trong nhà. Gốm được nung trong lò lửa (hỏa) rất lâu, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều may mắn, tài lộc, đặc biệt phát tài trong tương lai gần.

Tuổi Dần, Mão, Thân Các yếu tố thuộc về đất sẽ đem lại vượng khí cho những người tuổi hổ, tuổi mèo và tuổi khỉ. Tuổi Dần và tuổi Thân nên đặt một chậu cây trong nhà, còn tuổi Mão nên mang theo mình một miếng ngọc (ngọc tức là Thổ). Tuổi Tuất cũng nên đặt một chậu cây trong nhà, nhưng bạn nên tránh những cây trồng dưới nước nhé. Các linh vật này sẽ mang lại cho bạn sự may mắn nhờ vào tinh hoa đến từ trời đất. Từ đó, bạn sẽ gặp được nhiều thuận lợi trong cuộc sống, khó khăn sẽ có người giúp đỡ, quý nhân phù trợ sớm đạt được nhiều thành công.

Tuổi Tỵ Hành Kim là yếu tố trợ lực cho con đường tài lộc của người tuổi Tỵ. Vì vậy, người tuổi này rất hợp đeo các loại trang sức bằng kim loại, đặc biệt là vàng và bạc. Chúng sẽ mang lại may mắn về tài chính cho người tuổi Tỵ.

Tuổi Ngọ Theo phong thủy, hướng Tây Bắc có thể giúp người tuổi Ngọ phát triển sự nghiệp và tài chính. Vì lí do này, nên đặt một con cóc bằng đồng ở phía Tây Bắc để hút nhiều may mắn và tài lộc dễ tụ lại.

Tuổi Mùi Các bạn tuổi Mùi cần chú ý tới hướng Bắc. Bạn nên đặt một vật bằng gỗ theo hướng này trong nhà. Một vật dụng bằng gỗ không chỉ tốt cho bạn theo phong thủy mà còn là vật trang trí, đồng thời giúp ích cho tuổi Mùi về phương diện sức khỏe. Nếu bạn làm công việc liên quan tới bếp núc thì hãy đặt một con dao hoặc cái nồi ở đầu bếp, nó sẽ mang đến thuận lợi cho bạn.

Tuổi Dậu Ngôi sao may mắn của người tuổi Dậu vô cùng thú vị. Bạn nên để vài hạt giống (ngũ cốc) vào một chiếc túi vải nhỏ và luôn mang theo bên mình. Nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sẽ mang đến cho người tuổi Dậu luồng tài khí dồi dào, bên cạnh đó còn giúp bạn tránh được tai ương, vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Những vật phẩm kể trên rất tốt cho 12 con giáp theo phong thủy, chắc chắn các bạn sẽ đón nhận được nhiều may mắn và thuận lợi cho mình nếu làm theo đấy, hãy nhanh tay “tậu” ngay cho mình nhé.

Tuổi Tuất Với những người tuổi Tuất, nên tránh các yếu tố Thổ và Thủy trong cuộc sống. Người tuổi này có thể trang trí văn phòng bằng cành đào để tăng may mắn và thành công.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bảo bối thần tài nào sẽ “chiêu tài đón lộc” cho 12 con giáp?

Ý nghĩa của ánh mắt

Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn. Nếu để ý bạn sẽ thấy đôi mắt làm nhiệm vụ truyền và nhận thông tin nhiều hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Phản đối
Ý nghĩa của ánh mắt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

- chấp nhận, giận dữ - yêu thương, cởi mở - e ấp, nghi ngờ, bối rối, chán nản... tất cả đều có thể nhận thấy qua ánh mắt.

Giao tiếp bằng mắt có 1 sức mạnh to lớn bởi nó thuộc về phần bản năng và gắn liền với sự tồn tại của con người từ rất sớm. Thực tế cho thấy, đứa trẻ nào có khả năng thu hút và duy trì giao tiếp bằng mắt sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt hơn. Người lớn cũng đặt lòng tin vào những tín hiệu mà ta gửi đi và tiếp nhận từ ánh mắt người khác. Khi 1 người không dám nhìn thẳng vào mắt bạn, có lẽ là do họ sợ bạn đọc được ý nghĩ nào đó trong mắt họ.

Giao tiếp bằng mắt đạt hiệu quả cao nhất khi cả 2 bên đều nhận ra những cảm xúc thật sự của nhau (điều này có thể có sự khác biệt giữa người hướng nội/hướng ngoại, phụ nữ/đàn ông, hoặc giữa các nền văn hóa với nhau). Khi giao tiếp bằng mắt đủ lâu, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 4 - 5 giây, người ta sẽ tạo được nhiều thiện cảm hơn ở đối phương. Thường thì khi ai đó nhìn bạn, bạn sẽ có cảm giác rằng họ có thiện cảm với mình. Và nếu người đó bắt gặp ánh mắt bạn vài ba lần, bạn có thể đoán rằng người đó đang nghĩ bạn thật cuốn hút.

Y nghia cua anh mat hinh anh
Đôi mắt

Ánh mắt né tránh

Trong nhiều trường hợp, việc ít nhìn vào mắt đối phương bị xem là bất lịch sự, thiếu tôn trọng và thậm chí là không chân thành. Báo cáo từ 1 bệnh viện khi xem xét thư góp ý cho biết có đến 90% lời phàn nàn về việc bác sĩ ít giao tiếp bằng mắt với bệnh nhân. Theo họ, điều này là sự thiếu quan tâm và nhiệt tình với người bệnh.

Khi nói dối, người ta thường tránh nhìn vào mắt nhau, trừ khi đó là những người quá tráo trở hoặc quá quen với những tình huống tương tự, cố tình nhìn vào mắt đối phương thật lâu để chứng tỏ rằng những điều mình nói là thật. Ngoài trường hợp đó ra thì khi nói dối người ta thường có khuynh hướng tránh nhìn trực tiếp vào mắt đối phương. Ngược lại, khi nói thật hoặc khi bị ai đó đổ oan, họ sẽ nhìn thẳng vào mắt đối phương để chứng tỏ con người thực của mình.

Ngoài ra, khi nói đến những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề không được đối phương chờ đợi lắm, người ta cũng hạn chế hoặc tránh nhìn vào mắt nhau. Chẳng hạn, các nhân viên phục vụ trong nhà hàng thường tránh nhìn vào mắt khách với thông điệp “Tôi rất bận và không thể phục vụ ngài ngay lúc này được”.

Hay, khi bị đưa ra những câu hỏi khó trả lời, các nhân viên thường tránh nhìn cấp trên của mình. (Cách ứng xử thường thấy là họ nhìn xuống và lẩn tránh như thể đang tìm kiếm câu trả lời). Khi người đi bộ hoặc lái xe muốn đi trước, 1 mẹo nhỏ là tránh nhìn vào mắt nhau để khỏi phải nhường đường.

Ánh mắt đảo liên tục

Ánh mắt này đi liền với tính giả dối, lừa lọc của 1 con người. Điều này gần như trở thành 1 định kiến khó xóa bỏ.

Khi thấy người nào đó có ánh mắt này, bạn không nên quy chụp cho họ, mà hãy nhìn nhận vào động cơ bên trong và những việc họ làm. Ánh mắt đảo liên tục là biểu hiện của sự dâng trào cảm xúc nhưng cảm xúc đó không hẳn có nghĩa là đối phương đang nói dối. Khi 1 người ở vào thế phòng thủ hoặc bất an, họ thường đảo mắt liên tục 1 cách vô thức như thể tìm kiếm 1 lối thoát.

Căng thẳng hoặc lo sợ cũng có thể khiến người ta có ánh mắt này. Rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự căng thẳng, để hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đó, bạn cần phải hiểu được nguyên nhân bên trong của sự việc.

Theo Sức mạnh ngôn ngữ không lời


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa của ánh mắt

Tử vi Ất dậu Phân tích nạp âm lục thập hoa giáp

Trong tử vi Ất Dậu là gà gáy báo trời sáng, tính cách lanh lợi, là người giữ chữ tín, thích kết bạn, làm quen, bậc quân tử gặp thì quý, kẻ tiểu nhân gặp thì ghét.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ẤT DẬU: TỈNH TUYỀN THỦY

Trong tử vi Ất Dậu là gà gáy báo trời sáng, tính cách lanh lợi, là người giữ chữ tín, thích kết bạn, làm quen, bậc quân tử gặp thì quý, kẻ tiểu nhân gặp thì ghét. Nên phục vụ trong quân đội hoặc theo nghiệp võ binh.

Tịnh tuyền Thủy là suối nước lạnh thanh khiết, nguồn dài vô tận, nuôi sống muôn dân.

 

Thủy này sinh ỏ Kim mà xuất ở Thủy, cho nên ưa gặp Kim là phúc. Giáp Ngọ Ất Mùi Sa trung Kim mang Thổ tính, ưa gặp nhất; tiếp đến là Canh Tuất, Tân Hơi Thoa xuyến Kim. Có những Kim này không nên lại có Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim, bởi vì phạm tương xung.

Thủy Ât Dậu tự bại, cần có Kim để trợ giúp, bởi vì khí ta đã nhược, mượn mẹ nuôi dưỡng. At Sửu Hải trung Kim là tượng dưới núi có suối, cát lợi.

Thủy này không có Mộc không thể xuất, cho nên gặp Mộc đều chủ về cát lợi Duy gặp Mậu Tuất, Kỷ Hợi Bình địa Mộc; Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Đại lâm Mộc thì các trụ khác cần có Nhâm Thân, Quý Dậu Kiếm phong Kim để gọt vót.

Nhâm Tý, Quý Sửu Tang đô" Mộc; Nhâm Ngọ, Quý Mùi Dương liễu Mộc, vô ích. Gặp Tân Mão Tùng bách Mộc là đại cát. Ất lộc tại Mão, Tân lộc tại Dậu, song lộc thích đạp, chủ về giàu có.

Hỏa gặp Mậu Tý, Kỷ Sửu Tích lịch Hỏa gọi là nhập thánh. Mậu Ngọ, Kỷ Mùi Thiên thượng Hỏa gọi là hiển chiếu.

Các Thổ lấy Canh Ngọ, Tân Mùi Lộ bàng Thổ; Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa trung Thổ là thượng cát. Bính Tuất, Đinh Hợi ốc thượng Thổ, có thiên môn sinh Thủy cũng đẹp.

Các Thổ khác là vô dụng. Kỵ nhất Mậu Thân, Kỷ Dậu Đại dịch Thổ, Thủy bị Thổ chặn, không thể vượt lên, nếu như có Thủy chảy đi còn được. Cũng ưa Nhâm Tuất, Quý Mùi Đại hải Thủy, gọi là Dẫn phàm nhập thánh cách. Các Thủy khác cũng không làm hại.

Nếu như niên trụ và thời trụ là Thủy, nguyệt trụ và nhật trụ là Mộc, gọi là Thủy nhiễu hoa đê cách, chủ về sang quý.

Các Địa chi của trụ khác có Dậu, phạm hình,  chủ về cố chấp bảo thủ, vợ chồng duyên bạc.

Các Địa chi của trụ khác có Mão, con cái duyên bạc.

Ât quý tại Tý, Địa chi của các trụ khác ưa Tý.

Trong tử vi Ất dậu gặp năm Dậu, năm Mão, trong nhà không yên ổn. Nếu như bản thân không bị thương hại thì người nhà cũng khó được yên ổn.

Bạn đời nên tìm người sinh năm Mậu, Kỷ. Không nên gặp ngưòi sinh năm Canh, Tân.

Nếu như thời chi có Sửu, nên theo tôn giáo.

Nếu như nhật chi có Sửu, hình khắc 2 bạn đời.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi Ất dậu Phân tích nạp âm lục thập hoa giáp

3 chòm sao đừng mơ mượn được tiền

Tình cảm và tiền bạc là hai phạm trù nhạy cảm khi gắn với nhau. Bởi thế đối với 3 chòm sao thực dụng , bạn tốt hay là người yêu cũng đừng nhắc tới vấn đề tiền
3 chòm sao đừng mơ mượn được tiền

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tình cảm và tiền bạc vốn là hai phạm trù khá nhạy cảm khi gắn với nhau. Bởi thế đối với 3 cung hoàng đạo thực dụng dưới đây, dù là bạn tốt hay là người yêu cũng đừng nhắc tới vấn đề tiền nong nhé.


3 chom sao dung mo muon duoc tien hinh anh 2
 
Ma Kết   Có thế nói Ma Kết là chòm sao thực dụng nhất trong 12 cung hoàng đạo. Họ cố chấp, có năng lực kiếm tiền nhưng càng kiếm nhiều thì lại càng chặt chẽ. Dù là với ai, Kết Kết cũng rất dè chừng khi động tới chuyện tiền nong. Nếu hỏi vay tiền Ma Kết thì coi như mối quan hệ có khả năng sứt mẻ. Vì Ma Kết tiêu tiền không dựa trên tình cảm mà dựa vào thực tiễn, món tiền đó để đầu tư thì có lợi hơn hoặc người vay có khả năng trả hay không mới là điều họ cân nhắc.   3 ông bố đỉnh nhất vòng tròn hoàng đạo
Song Tử
  Không thể không nói Song Tử là chòm sao keo kiệt. Nhanh nhẹn, linh hoạt và có tài nên số tiền Song Tử kiếm được không ít, nhưng đối với việc tiêu tiền rất thận trọng. Dù cho họ có khả năng giúp đỡ người khác cũng không muốn giúp, có thể cho vay nhưng lại nói là không có. Vì sao? Vì họ tâm niệm, tiền trong túi mình mới an toàn, cho vay chỉ có một đi không trở lại.  
3 chom sao dung mo muon duoc tien hinh anh 2
 
Thiên Bình
  Đừng nghĩ tới chuyện vin vào tình cảm mà vay tiền Thiên Bình nhé. Chòm sao này sẽ không chút đắn đo mà từ chối thẳng thừng. Thậm chí, có thể vì chuyện này mà họ sẵn sàng chấm dứt mối quan hệ bạn bè, tình cảm. Tiền nong dường như là điều cấm kị đối với Thiên Bình, họ sợ bị người khác lợi dụng.   Thái độ với tiền bạc có thể lộ rõ bản tính nhưng những thứ quý giá nhất thì tiền cũng không mua được. Vì thế, nên quý trọng người bên cạnh mới thực sự là ngàn vàng khó đổi. Thiên Bình kết đôi
Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 chòm sao đừng mơ mượn được tiền

Sửa ngực ảnh hưởng thế nào đến số mệnh –

Người ta có thể tin vào nhân tướng học để sửa mũi, cắt mắt, gọt cằm… cầu mong một cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhưng rất ít ai nghĩ phẫu thuật ngực để đổi… đời. Nhân tướng học cũng ít đánh giá vận hạn con người qua đôi gò bồng đảo bởi đó không phải là thứ d
Sửa ngực ảnh hưởng thế nào đến số mệnh –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sửa ngực ảnh hưởng thế nào đến số mệnh –

Lưu ý một số điều kiêng kị để đón Tết vui

Ngày Tết, người Việt ta vẫn áp dụng nhiều phong tục đặc biệt với quan niệm ngày đầu năm suôn sẻ, tốt đẹp, cả năm sẽ may mắn, hanh thông.
Lưu ý một số điều kiêng kị để đón Tết vui

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, ngày đầu năm có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm sẽ có nhiều điều may mắn, vì vậy, người Việt có khá nhiều quy tắc được đem áp dụng vào ngày Tết, trong đó có khá nhiều điều kiêng kỵ.

  - Không quét nhà ngày mùng Một Tết: Trước Tết, nhà nào cũng đã lau dọn cửa nhà sạch sẽ, phong quang đón Tết. Vì vậy, trong ngày đầu năm, bạn không cần phải quét dọn thêm nữa. Vào ngày này, người Việt tuyệt đối không động đến cây chổi. Theo quan niệm truyền thống, quét dọn nhà cửa trong ngày này là quét hết tài lộc trong năm mới ra khỏi nhà.   - Không đổ rác ngày mùng Một Tết: Tục kiêng đổ rác có nguồn gốc từ một truyện dân gian bên Trung Quốc. Truyện kể rằng ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó.   - Không cho lửa đầu năm: Ngày đầu năm, khi đi ra ngoài hoặc đi lễ chùa, bạn chớ nên quên mang theo diêm hay bật lửa bởi lúc này, cần dùng lửa mà không có, bạn đi xin cũng không ai cho vì lửa đỏ tượng trưng cho may mắn, cho lửa đầu năm chẳng khác nào đem may mắn của mình đi cho người khác.   - Không cho nước đầu năm: Nước, lửa là hai nguyên tố trong ngũ hành, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt thường ngày và lao động sản xuất của con người. Cũng như lửa, nước được coi như một trong những nguồn phát sinh tài lộc, chẳng thế mà dân gian có câu “tiền vào như nước”.   Đầu năm cho nước cũng coi như mất lộc. Xưa kia, khi nước còn phải gánh từ ao, hồ hoặc hứng trong chum, vại, thường ngày cuối năm, nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào các vật chứa. Từ trong tâm thức người Việt, hình ảnh nước đầy ăm ắp giống như một điềm may, hứa hẹn năm mới sẽ dễ làm ăn, sinh sống, cửa nhà mát mẻ.  
Luu y mot so dieu kieng ki de don Tet vui hinh anh
 
- Không đi chúc Tết sáng mùng Một: Nếu không được gia chủ mời, người Việt rất ngại đến nhà người khác và trở thành khách xông nhà “bất đắc dĩ” vào sáng mùng Một. Vai trò của người xông nhà trong ngày đầu năm rất quan trọng.   Nếu năm tới, gia chủ được vạn sự tốt lành thì không sao nhưng nếu họ có việc gì không tốt đẹp, lại dễ đổ lỗi vì người xông nhà đầu năm “nặng vía”.   Chính vì sợ điều này xảy ra nên vào ngày mùng Một Tết, người Việt thường chỉ ở nhà thắp hương cúng lễ, sau đó, đi chúc Tết cha mẹ, nếu gia đình đã tách ra ở riêng. Thường người Việt chỉ đến chúc Tết anh em, họ hàng thân thiết, gần gũi trong ngày mùng Một Tết.   - Không làm đổ vỡ đồ dùng: Người Việt rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ấm chén trong ngày đầu năm vì đổ vỡ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, là tín hiệu không thuận lợi của các mối quan hệ. Tuy vậy, đôi khi, việc làm vỡ bát đĩa vẫn xảy ra trong ngày Tết.   Khi đó, người ta lại có cách trấn an để người thân được yên lòng, khỏi lấn bấn ngày đầu năm. Tiếng bát đĩa rơi vỡ có phần giống với tiếng “phát”. Bát đĩa rơi vì thế được người ta “lạc quan hóa” thành tín hiệu báo gia chủ sắp phát tài tới nơi.   - Không bất hòa ngày đầu năm: Đầu năm, dù có bất đồng, khó chịu với nhau tới mức nào, vì bất cứ chuyện gì, người ta vẫn cần phải giữ hòa khí, tránh cãi vã, xích mích đầu năm. Đó thực tế là một cách để tránh không khí không vui xảy tới với gia đình trong ngày Tết.   Trong ngày này, để tránh không khí căng thẳng trong nhà, ngay cả trẻ con nghịch ngợm, phạm lỗi cũng sẽ dễ dàng được bỏ qua hơn để cha mẹ không phải cáu giận, quát mắng mà trẻ cũng không khóc lóc, nhăn nhó.   - Không mặc quần áo màu trắng hay đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm không bao giờ được mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hay sắc đen. Ngày Tết, người ta ưa chuộng những màu sắc sặc sỡ, tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ, đặc biệt được ưa chuộng là hai sắc đỏ, vàng.   - Không vay mượn đầu năm: Ngày đầu năm, người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, kể cả cho vay hay đi vay, đòi nợ hay trả nợ, dù là tiền bạc hay đồ vật. Đi vay đầu năm là điềm báo sẽ túng thiếu cả năm, cho vay đầu năm sẽ khiến tiền bạc phân tán, đòi nợ đầu năm dễ gây mất hòa khí và khiến người đi đòi cả năm sẽ mệt mỏi chạy theo con nợ, trả nợ đầu năm chẳng khác gì đem lộc nhà ra khỏi nhà.   Xưa kia, các cụ ta có lệ, từ ngày 23 tháng Chạp dựng cây nêu đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng hạ cây nêu, những món nợ nần không được phép hỏi đến để trong ngày Tết, ai ai cũng được yên vui hưởng Tết, làng xóm không có chuyện to tiếng, cãi vã lúc năm hết Tết đến.   - Không xuất hành ngày mùng 5 Tết: Ngày mùng 5 tháng Giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường không xuất hành đầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, người Việt tin rằng mùng 5 không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc.   - Kỵ tang tóc ngày mùng Một Tết: Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc. Xưa có lệ gia đình gặp chuyện tang tóc được phép cất khăn tang trong ba ngày Tết, có lẽ để tránh cho hàng xóm láng giềng ra vào khỏi phải nhìn thấy cảnh buồn thương ngay ngày đầu năm.   Nhà “có bụi” (có tang) kiêng đi chúc Tết, ngược lại, họ hàng, làng xóm thường chủ động đến chúc Tết gia đình “có bụi”. Trường hợp gia đình có người qua đời vào ngày 30 tháng Chạp mà có thể lo liệu kịp thì thường tiến hành việc hiếu ngay trong ngày đó, kiêng để sang ngày mùng Một năm sau. Trường hợp có người thân qua đời đúng ngày mùng Một Tết thì cũng chưa phát tang ngay mà để đến sáng mùng Hai mới làm lễ phát tang.   - Không nói điều xui: Đầu năm chỉ nói những điều tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, không khóc lóc, buồn tủi, không nói lại chuyện đen đủi, rủi ro năm cũ.

- Không treo tranh xui: Khi xưa, mỗi dịp Tết đến, ông bà ta thường mua một bức tranh mới về treo để chơi Tết. Những tranh được treo trong ngày Tết thường là tranh mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn như tranh đàn lợn, đàn gà, tranh cậu bé… tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Người ta kiêng không treo những tranh “xui” như tranh đánh ghen hay đi kiện.
 
- Không ăn món xui: Đầu năm, người Việt không bao giờ ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… bởi quan niệm đây là những món không tốt lành, thường chỉ ăn vào cuối năm, cuối tháng, để giải đen.   - Kiêng mua đồ xui: Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng Một với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.   Câu nói “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” có rất nhiều cách hiểu. Muối đã nói ở trên, về vôi, khi xưa, vôi thường được sử dụng để xây nhà cửa, ăn trầu và rải bốn góc tường nhà ngày cuối năm để xua đuổi tà ma. Cũng có một cách giải thích khác là cuối năm mua vôi về để tiếp cho ông bình vôi.

Theo Vietnamnet

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lưu ý một số điều kiêng kị để đón Tết vui

Những điều cấm kị trong tháng cô hồn để tránh ma quỷ đeo bám

Tháng 7 âm lịch Quỷ Môn Quan mở cửa, ma quỷ rình rập khắp nơi, bạn đã biết những điều cấm kị trong tháng cô hồn chưa? Đừng dại dột để ma quỷ bám theo mình nhé.
Những điều cấm kị trong tháng cô hồn để tránh ma quỷ đeo bám

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn, là thời điểm mà ma quỷ được Diêm Vương cho phép mở Quỷ Môn Quan để về lại dương thế. Chính vì vậy mà trong tháng này có rất nhiều điều cần phải chú ý để tránh không gặp phải những chuyện xui xẻo. Bạn đã biết những điều cấm kị trong tháng cô hồn tuyệt đối không được phạm phải hay chưa? Cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu những điều đó là gì nhé.


nhung dieu cam ki trong thang co hon cho nen pham phai
 
 

1. Phơi quần áo lúc nửa đêm

  Quần áo ướt dễ sinh điện tích bám vào, ma quỷ trong tháng cô hồn lưu lạc khắp nơi, nếu nửa đêm phơi quần áo thì cũng giống như ta đang giăng mắc cạm bẫy bắt ma, khó tránh khỏi nhiều chuyện rắc rối không đáng có.  

2. Phụ nữ phải giữ gìn sức khỏe khi đến tháng, tránh đến nơi tế lễ

  Theo quan niệm dân gian, phụ nữ khi đến tháng không được sạch sẽ, không được xuất hiện ở nơi tế lễ kẻo mạo phạm thánh thần, gây ra những chuyện bất lợi, khiến cho mọi sự không được suôn sẻ, hanh thông.   Dù điều đó có đúng hay không thì quả thực phụ nữ khi đến tháng sức khỏe cũng yếu hơn, cần giữ gìn sức khỏe, đến những nơi có từ trường mạnh dễ bị ảnh hưởng, nên cẩn trọng là hơn.  

3. Tổ chức sinh nhật vào ban đêm


to chuc sinh nhat nua dem
 
Có lẽ những người sinh vào tháng 7 âm lịch sẽ phải chịu chút thiệt thòi, bởi nếu tổ chức sinh nhật vào ban đêm thì chưa biết chừng sẽ sinh nhật bạn sẽ có sự tham gia của những “người” không quen biết nữa. Tốt nhất vẫn nên mừng sinh nhật vào ban ngày.  

4. Không bắt chuồn chuồn, châu chấu

  Dân gian cho rằng hai loài côn trùng này là hóa thân của ma quỷ. Trong tháng cô hồn chớ nên vui tay mà bắt chúng, cẩn thận ma quỷ sẽ theo tìm tới tận cửa nhà.  

5. Nhắc đến ma quỷ

  Đây là một trong những điều cấm kị trong tháng cô hồn, bởi đây là khoảng thời gian mà ma quỷ lưu lạc khắp nơi trên dương thế. Khi nói chuyện, cần cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, chớ tùy tiện nhắc đến ma quỷ, cẩn thận ma quỷ đang ở ngay bên cạnh bạn đó.

Mời bạn đọc thêm: Cách cầu may trong tháng cô hồn của 12 con giáp.
 

6. Tùy tiện dẫm lên giấy vàng mã


dam len vang ma
 
Vàng mã được đốt trong lễ cúng cô hồn là tế phẩm cho ma quỷ, chúng sẽ tụ tập lại xung quanh nơi hóa vàng để tranh cướp nhau. Nếu khi đốt vàng mã, bạn lại tùy tiện dẫm chân lên giấy vàng thì khó tránh khỏi việc ngăn trở hành động của ma quỷ, khiến chúng tức giận. Khi đó họa phúc khôn lường, bạn chẳng thể biết ma quỷ có thể làm được gì mà.  

7. Quàng vai bá cổ người khác

  Đây là điều cấm kị trong tháng cô hồn mà dân gian truyền lại. Người ta cho rằng trên cơ thể con người có ba ngọn lửa, nằm ở trên đỉnh đầu và hai bên vai. Ba ngọn lửa ấy sẽ khiến cho ma quỷ sợ hãi, không dám lại gần hãm hại con người. Vì thế, trong tháng 7 âm lịch chớ nên tùy tiện khoác vai bá cổ người khác, cẩn thận không khéo sẽ dập tắt ngọn lửa trên vai người ấy, khiến họ bị ma quỷ quấy phá không yên.  

8. Cạo lông chân

  Dân gian cho rằng người càng nhiều lông chân thì dương khí càng vượng, ma quỷ sẽ không dám lại gần. Vì thế nếu trong tháng cô hồn mà cạo lông chân thì cũng giống như phá bỏ mất lớp áo giáp bảo vệ mình khỏi ma quỷ vậy.  

9. Trồng cây đa trước cửa nhà


trong cay si truoc nha
 
Cây đa là loài cây tụ âm khí, là thứ mà ma quỷ thích nhất. Nếu bạn không muốn chúng đến làm bạn với mình thì tốt nhất nên cân nhắc khi trồng cây này trước cửa nhà mình.  

10. Dựa người vào tường

  Ma quỷ bình thường rất thích nghỉ chân ở những bức tường lạnh lẽo. Bạn dựa người vào tường không cẩn thận sẽ bị ma quỷ nhập vào người đó.  

11. Nhặt tiền rơi trên đường

  Tiền lẻ rơi vãi trên đường rất có thể là phí mãi lộ cho ma quỷ, bạn nhặt lấy cũng giống như cướp tiền của chúng, cẩn thận kẻo sẽ nhận được bài học nhớ đời. Đừng quên là tháng cô hồn kị nhặt tiền rơi nhé.  

12. Ăn vụng đồ cúng tế

  Đồ cúng cô hồn đương nhiên là dành cho ma quỷ, chưa được sự đồng ý của chúng mà ăn vụng thì khó tránh khỏi những tai ương phiền phức.   An An
Infographic: 18 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn, nhớ đừng phạm kẻo xui xẻo rình rập Tháng 6 nhuận có phải tháng cô hồn hay không?
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những điều cấm kị trong tháng cô hồn để tránh ma quỷ đeo bám

Hợp tự là gì ? Tại sao phải hợp tự ?

Hợp tự có nghĩa là : rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi. Theo phong tục cổ truyền: Năm đời tống giỗ, hay "Ngũ đại mai thần chủ" (Đến 5 đời thì chôn thần chủ). Thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố 4 đời) và kỵ (hay can 5 đời).
Hợp tự là gì ? Tại sao phải hợp tự ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, thì không cúng giỗ nữa, mà rước chung tất cả thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt. Thần chủ con cúng cha mẹ, đề là Hiền khảo, Hiền tỷ, đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là Hiền tổ khảo, Hiền tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiền Tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít (chiu) trưởng thờ kỵ là Hiền Cao tổ khảo (hoặc tỷ).

Sau năm đời thì rước vào nhà thờ tổ rồi chôn thần chủ đó đi. Trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chủ cao nhất (thuỷ tổ hoặc tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó) gọi là "Vĩnh thế thần chủ".

Gộp chung tất cả tiên tổ của nhiều đời lại để tế chung thay cho từng lễ giỗ, đó là hình thức hợp tự cổ truyền. Song trong phong tục đó còn có nhiều điều bất tiện: Chỉ con trưởng, cháu trưởng, chắt trưởng v.v...nối dòng qua nhiều đời mối được thờ ở nhà thờ chính. Vì vậy con , cháu, chắt những ông con thứ qua nhiều đời phải xây nhiều nhà thờ lớp con thứ, lớp cháu thứ, lớp chắt thứ v.v...

Nếu cứ thế tiếp tục mãi, thì có nơi số nhà thờ còn nhiều hơn cả số nhà ở của người dương trần. Chính vì lẽ trên, nên hồi đầu thế kỷ 20 đến trước CM Tháng 8-1945 ở nhiều nơi đã có phong trào tiến hành hợp tự vào các nhà thờ họ: Dầu cửa trưởng hay cửa thứ, sau khi mất, hết vòng tang, đều được rước linh vị vào thờ ở nhà thờ chung của họ. Linh vị xếp theo thứ tự trên dưới.

Đến ngày giỗ người nào, thì đưa linh vị người đó vào hàng giữa theo thứ bậc, cúng xong lại xếp vào vị trí cũ. Việc hợp tự như vậy: trước là hợp với tâm linh, con cái ở dưới chân cha mẹ, cháu chắt về với tổ tiên, tượng trưng sự đoàn tụ ở cõi âm, sau nữa thuận tiện cho việc chung sức, chung lòng xây dựng nhà thờ, mua sắm tế khí, quanh năm hương khói, gắn bó thêm mối tình ruột thịt trong nội thân. Song cũng có những gia đình, kinh tế dồi đào hơn, lại ở cách xa nhà thờ đi lại bất tiện, nên họ cúng riêng, tiện hơn, không hợp tự. Do đó, ngày nay nên vận động hợp tự, trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hợp tự là gì ? Tại sao phải hợp tự ?

Đền Giá - Thái Nguyên

Đền Giá tọa lạc tại địa phận thôn Cẩm La, xã Đông Cao (Phổ Yên), tỉnh Thái Nguyên. Mỗi năm, đền Giá có hai kỳ lễ hội: Kỳ thứ nhất và Lễ hội chính
Đền Giá - Thái Nguyên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhắc tới hội Gióng, mọi người thường nhớ làng Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội), nơi tương truyền chàng trai Phù Đổng đứng lên đánh giặc. Tuy nhiên, ngoài làng Phù Đổng, ở Việt Nam còn có 4 ngôi đền khác liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng, trong đó có một ngôi đền ở Thái Nguyên, đó là Đền Giá. Đền Giá tọa lạc tại địa phận thôn Cẩm La, xã Đông Cao (Phổ Yên), tỉnh Thái Nguyên.

Hàng năm vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng Âm lịch tại đền sẽ diễn ra lễ hội truyền thống.

Tương truyền, thời Hùng Vương thứ 6, nước ta bị giặc Ân xâm lược. Cậu bé làng Phù Đổng bỗng lớn vụt dậy, cầm quân đi đánh giặc. Một lần, khi đang đuổi giặc qua vùng đất thuộc địa phận huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), thì trời tối, rừng cây rậm rạp, không rõ lối đi mà cánh quân của Phù Đổng đã thấm mệt. Lúc đó, một người dân địa phương đi đến, chỉ đường rồi cùng đoàn quân đi đánh giặc. Giặc tan, đất nước trở lại thanh bình, nhà vua phong cho chàng trai làng Phù Đổng là Phù đổng Thiên Vương (nhân dân vẫn gọi là Thánh Gióng), người dân địa phương có công giúp Phù Đổng đánh giặc được phong là “Mạnh Điền Quốc Vương” và cho nhân dân địa phương được thờ cúng. Từ đó, nhân dân địa phương dựng lên một ngôi miếu nhỏ làm bằng gỗ, lợp mái tranh để thờ cúng.

Sang đến thời Lê, khi nền văn hoá dân tộc bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ, đền Giá được xây dựng với quy mô to, đẹp. Trải qua thăng trầm lịch sử, đền Giá đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Ngôi đền không chỉ là nơi người dân địa phương cũng như khách thập phương thể hiện đời sống tâm linh mà nó còn thể hiện những tinh hoa trong kiến trúc của dân tộc. Khu đền có hai toà nhà: Nhà tiền tế ở phía trước rộng 5 gian và hậu cung rộng 3 gian đều có các phần kiến trúc bằng gỗ chạm trổ tinh vi, phong phú với các kiến trúc cuối Lê đầu Nguyễn. Phần tường xây ở hậu cung, đốc nhà…có đắp nổi các hình hoa lá và long, li, quy, phượng.

Mỗi năm, đền Giá có hai kỳ lễ hội. Kỳ thứ nhất – lễ hội chính, từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng, có rước kiệu trên là những chiếc “dò” (làm bằng tre tươi bào mỏng, nhuộm màu đỏ, vàng) tượng trưng cho roi sắt của Thánh Gióng; dân chúng khắp trong làng ngoài xã mang lễ vật tới đền tế lễ. Xưa, trong những ngày lễ hội có đánh đu, vật, hát trống quân, hát ví nhưng nay đã mai một. Kỳ thứ hai, chỉ tổ chức trong ngày 9 tháng 4 âm lịch. Ngày lễ hội, dân chúng dâng xôi, gà tế lễ trong đền. Đặc biệt, đồ lễ còn có một mâm cơm, ba nong cà – những thức ăn mà theo truyền thuyết, chàng Gióng từng ăn rồi vươn vai đứng dậy lên đường đánh giặc Ân. Hiện nay, kỳ lễ hội này lại được tổ chức vào ngày 30/4 âm lịch hàng năm.

Đền Giá còn là nơi diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại của huyện Phổ Yên. Ngày 22/8/1945, tại ngôi đền này đã diễn ra hội nghị cán bộ chủ chốt để thành lập chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên của huyện, góp phần vào cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 của tỉnh Thái Nguyên. Với giá trị kiến trúc và ý nghĩa lịch sử như vậy Đền Giá đã được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đền Giá - Thái Nguyên

Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Dậu theo Lục Thập Hoa Giáp

Tử vi của người sinh năm Kỷ Dậu tình cảm vợ chồng tốt đẹp, nhân duyên bền lâu, trong lòng lúc nào cũng có nhau.
Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Dậu theo Lục Thập Hoa Giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi của người sinh năm Kỷ Dậu tình cảm vợ chồng tốt đẹp, nhân duyên bền lâu, trong lòng lúc nào cũng có nhau.


Giai ma van menh nguoi tuoi Ky Dau theo Luc Thap Hoa Giap hinh anh
 
Luận âm dương ngũ hành thì Kỷ Dậu có thiên can Kỷ âm Thổ, địa chi Dậu âm Kim, Thổ Kim tương sinh nên hòa hợp, mang tới may mắn, cát tường trọng vận mệnh.    Người tuổi Kỷ Dậu là nữ thì có chút hẹp hòi, thường hay đố kị với người khác, ít khoan dung, thiếu độ lượng, tính toán chi li tỉ mỉ theo thói nữ nhi thường tình. Nhưng may mà không có tai ách nên vợ chồng duyên phận tốt, cũng là người phụ nữ có trí tuệ, biết điểm dừng.    Tử vi của người sinh năm Kỷ Dậu cho biết, người này thái độ làm người cơ trí, khéo léo, nhưng lại hay có tà ý, nảy sinh mưu đồ xấu. Cả đời phúc lộc song toàn, gần quan gần quý, nhưng không thể dựa vào người thân, nếu có thể thúc đẩy chí hướng thì nhất định đạt danh lợi.   Người sinh mùa xuân, hạ sẽ làm rạng rỡ tổ tông, người sinh mùa thu, đông tài vận hanh thông nhưng hay lo sợ không đâu, tuổi già sung túc, yên tâm hưởng lạc.    Lục Thập Hoa Giáp của Kỷ Dậu là Đại Trạch Thổ, cuộc đời bình an, hậu vận phát đạt. Người này nếu có chí hướng thì sẽ tốt hơn vì mưu lược, biết tính toán lại có số mệnh tương sinh hòa hợp, làm ăn thịnh đạt. Nếu không có chí hướng thì chỉ bình bình qua ngày, no cơm ấm áo, không phải dư dả.
Giai ma van menh nguoi tuoi Ky Dau theo Luc Thap Hoa Giap hinh anh
 
Tuổi Kỷ Dậu có hậu vận tốt, về già an nhàn, sung túc nhưng tuổi trẻ cũng bôn ba vì không có chỗ dựa. Người thân không giúp ích được nhiều, chủ yếu dựa vào bạn bè. Người tuổi này khá trượng nghĩa, thường tương trợ người khác nên tạo được nhiều mối quan hệ thân thiết. Kỷ Dậu là con gà nghiêm cẩn, không thích kẻ mồm mép táo tợn nên đặc biệt kị với người tuổi Tỵ. 
  Tuổi Kỷ Dậu có thể có kết tri kỷ với những người tuổi Sửu như Tân Sửu, Kỷ Sửu, Quý Sửu. Muốn liên kết làm ăn, thì người tuổi Kỷ Dậu chỉ hợp với người tuổi Hợi như Đinh Hợi, Tân Hợi, Ất Hợi .
► Xem bói tử vi 2016 để biết vận mệnh, công danh, tình duyên của bạn

Trần Hồng

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã vận mệnh người tuổi Kỷ Dậu theo Lục Thập Hoa Giáp

Danh nhân tuổi Nhâm Dần - Tokugawa Ieyasu

Tướng Tokugawa Ieyasu (Nhâm Dần, 1542 - 1616). Ông sinh năm 1542, tại miền Tây Mikilu (nay là tỉnh Aichi, Nhật).
Danh nhân tuổi Nhâm Dần - Tokugawa Ieyasu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Gia đình Ieyasu khá phức tạp, một bên theo gia tộc Imagawa, một bên theo gia tộc Oda. Thời thơ ấu của Ieyasu phải sống trong nguy hiểm bởi cuộc chiến giữa hai dòng tộc này.

Danh nhan tuoi Nham Dan - Tokugawa Ieyasu hinh anh
Tokugawa Ieyasu chính là vị tướng đầu tiên của Mạc phủ Edo

Khi trưởng thành, Ieyasu tham gia vào những cuộc chiến của các dòng tộc. Ông thông minh, khôn khéo và có tài lãnh đạo nên đã vươn đến những quyền lực được người Nhật trọng vọng. Tokugawa Ieyasu là vị tướng đầu tiên của Mạc phủ Edo. Ông là người khai sáng thành phố Tokyo ngày nay. Hơn nữa, Ieyasu còn là người khởi lập chính quyền Tokugawa (một tập đoàn phong kiến cát cứ Nhật Bản) kéo dài gần 300 năm. Chính quyền này tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc Duy Tân nước Nhật của Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868.

Nhắc đến Ieyasu, người Nhật khẳng định rằng: "Ông luôn luôn chịu đựng, nhẫn nại và cần kiệm. Tokygawa Ieyasu quả là tấm gương để người đời kính phục".

Tổng hợp


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Danh nhân tuổi Nhâm Dần - Tokugawa Ieyasu

Tên của Con đã đúng mệnh hay chưa?

Đặt tên cho con thực sự rất quan trọng, bố mẹ nên tham khảo tư vấn đặt tên cho con của các chuyên gia để lựa chọn một cái tên đúng ngũ hành, hợp mệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tên là mệnh, là vận mệnh của mỗi con người, tên gọi luôn gắn liền với mỗi người trong suốt cuộc đời. Năm 2016 là năm con khỉ - năm Bính Thân và trước khi sinh các câu hỏi như: "Đặt tên cho con trai năm Bính Thân 2016", "Đặt tên cho con gái năm Bính Thân 2016".... là các từ khóa rất "hot" mà các bậc cha mẹ sinh con vào năm 2016 đều muốn tìm hiểu. Bố mẹ cũng nên tham khảo tư vấn đặt tên cho con của các chuyên gia để lựa chọn một cái  tên đẹp, đúng ngũ hành và hợp mệnh cho con.  

dat-ten-dung-menh

1.Tính cách bé tuổi Thân

Năm 2016 tương ứng với năm âm lịch là Bính Thân, phần nào hé lộ về tính cách hiếu động, thông minh và vui vẻ của các bé sinh ra trong năm này. Một tin vui khác cho mẹ, đó là những đứa trẻ tuổi thân thường có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn và yêu đời bằng tất cả trái tim. Nhìn chung, một cái tên hay sẽ càng đem đến nhiều điều tốt đẹp cho bé.

2. Đặt tên cho con năm 2016 theo tam hợp

Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Thân nằm trong Tam hợp Thân – Tý – Thìn nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.

3. Đặt tên theo quy luật tự nhiên

Loài khỉ, con giáp tượng trưng cho tuổi của bé thường sinh sống theo từng bầy trong rừng. Vì vậy, những từ thuộc hành Mộc sẽ thích hợp để chọn tên cho bé.

Một số gợi ý cho mẹ tên thuộc hành Mộc

Khôi, Lê, Đỗ,

Mai, Đào, Trúc,

Tùng, Quỳnh, Thảo,

Liễu, Bách, Lâm,

Sâm, Kiện, Xuân,

Quý, Hạnh, Thôn,

Phương, Phần, Chi,

Thị, Bính, Bình,

Sa, Phúc, Phước…

Ngoài ra, những bộ thủ như Khẩu, Miên, Mịch có ý nghĩa liên quan đến “cái hang khỉ” cũng thích hợp để đặt tên cho bé.

Một số gợi ý cho mẹ tên bộ Khẩu, Miên, Mịch:

Trung, Quân, Trình,

Thiện, Hòa, Gia,

An, Thất, Dung,

Nghi, Hoành, Bảo,

Thực, Khoan…

Khỉ cũng rất thích bắt chước cử chỉ và tiếng nói của con người, bởi chúng là loài động vật cao cấp rất gần gũi với con người trên nấc thang tiến hóa. Vì vậy, cái tên chứa bộ Nhân, Ngôn cũng là lựa chọn thích hợp mà bạn nên cân nhắc.

Một số gợi ý cho mẹ tên bộ Nhân, Ngôn

Nhân, Giới, Kim,

Đại, Nhiệm, Trọng,

Tín, Hà, Bảo,

Hưu, Nghi, Huấn,

Thành …

4. Đặt tên cho con sinh năm 2016 theo tính cách

Loài khỉ rất lanh lợi, hoạt bát, nên những cái tên có bộ Sam, Cân, Y, Mịch sẽ giúp tôn lên sự duyên dáng, đẹp đẽ.

Một số gợi ý cho mẹ tên bộ Sam, Cân, Y, Mịch:

Hình, Nhạn, Ảnh,

Chương, Đồng, Thường,

Hi, Sư, Phàm,

Ước, Tố, Hồng,

Duyên…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tên của Con đã đúng mệnh hay chưa?

Ý nghĩa sao Thai

Sao Thai ở Mệnh là người ham vui, thích chơi bời, phóng đãng, dễ tin người, nhẹ dạ, tính tình không dứt khoát, khó cầu công danh, thi cử.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Thai

Ý nghĩa sao Thai

Hành: Thổ

Loại: Tùy tinh

Đặc Tính: Phong lưu khoái lạc, u mê, sinh nở, dễ tin

Là một sao phụ Tinh. Sao thứ 11 trong 12 sao thuộc vòng sao Trường Sinh theo thứ tự: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.

Ý Nghĩa Thai Ở Cung Mệnh:

Tính Tình: Sao Thai ở Mệnh là người ham vui, thích chơi bời, phóng đãng, dễ tin người, nhẹ dạ, tính tình không dứt khoát, khó cầu công danh, thi cử.

Ý Nghĩa Của sao Thai Ở Các Cung:

Sao Thai tọa thủ ở bất cứ cung nào, Thai gặp Tuần Triệt án ngữ hay gặp sát bại tinh hội họp thì cũng có nghĩa mới lọt lòng mẹ đã đau yếu quặt quẹo, hoặc sinh thiếu tháng hoặc lúc sinh gặp khó khăn, phải áp dụng phương pháp cực đoan.

Ý Nghĩa sao Thai Ở Cung Tử Tức:

Thai, Không Kiếp: Trụy thai, sẩy thai, hoặc sinh con rất khó, hoặc sinh con chết trước hay trong khi lọt lòng mẹ, hoặc sát con.

Thai, Nguyệt: Có con cầu tự mới nuôi được.

Thai, Nhật Nguyệt: Có con sinh đôi.

Thai, Quả: Giảm bớt số con.

Thai, Phục, Vượng, Tướng: Có con riêng rồi mới lấy nhau hoặc có con hoang, có con dị bào.

Ý Nghĩa sao Thai Ở Cung Phu Thê:

Vợ chồng ưa thích vui chơi, văn nghệ, phong lưu tài tử.

Ý Nghĩa sao Thai Ở Cung Huynh Đệ:

Có anh chị em dị bào, hoặc anh em nuôi, anh chị em song thai.

Sao Thai Khi Vào Các Hạn:

Hạn gặp sao Thai, Mộc Dục, Long Trì, Phượng Các, là hạn sinh con. Nếu sao Thai gặp Địa Kiếp là hạn khó sinh con, hoặc thai nghén có bệnh tật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Thai

Các lễ hội ngày 9 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến

Các lễ hội diễn ra trong ngày 9 tháng 3 âm lịch gồm có Hội Đình Xốm, Hội Miếu Hai Thôn, Hội Trường Yên, Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 9 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến

Các lễ hội ngày 9 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến

1. Hội Đình Xốm

Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày 11 tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: xã Hùng Lô, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Hùng Vương.

Nội dung: Lễ hội Đình Xốm, tên chữ là đền Hùng Lô, được tổ chức vào đúng dịp giỗ tổ Hùng Vương.

Sáng ngày mùng 9 làng làm đại lễ tại đình. Sau lễ tế thì diễn ra lê rước kiệu: đi đầu là đoàn hát chèo, đội múa lân, 300 nam áo quần trắng, thắt lưng màu hoa lý, nón chóp, chân quấn xà cạp, rước chấp kinh, bát bửu... đi trước và sau kiệu để làm nhiệm vụ bảo vệ. Dẹp đường cho kiệu là 12 ông coi cờ cưỡi ngựa, mội ông có 5 người phục dịch. Buổi tối đoàn rước tới chân đền Hùng, làm lễ hạ kiệu, nghỉ ngơi, xem hát. Sáng ngày mùng 10, rước kiệu lên đền thượng làm lễ các vua Hùng. Chiều rước kiệu về làng. Bên cạnh đó, trong mấy ngày hội còn có các hoạt động vui chơi thú vi thu hút đông đảo người xem tham gia.

2. Hội Miếu Hai Thôn

Thời gian: tổ chức vào ngày mủng 9 tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Bà Đỗ Thị Khượng (vợ của vua Lý Bí, là người có công dạy cho dân cấy lúa).

Nội dung:  Mở đầu hội miếu là một lễ tế, rước và dâng hương. Phần hội là hoạt động giao lưu, nam nữ thanh niên hát giao duyên với nhau.

3. Hội Trường Yên

Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày 11 tháng 3 âm lịch (chính hội vào ngày 10 tháng 3).

Địa điểm: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.

Nội dung: Trong hội Trường Yên có hai lễ quan trọng là lễ rước nước và lễ tế. Đoàn rước nước, đi đầu là cờ quạt rồi đến phường bát âm, tiếp theo đến kiệu rồng, trên đặt một cái chéo để đến Sông Hoàng Long lấy nước.

Lễ rước thể hiện lòng mong ước của nhân dân được mưa thuận gió hòa cho mùa mang tươi tốt.

Phần hội ngoài các trò chơi như: thi vật, thi bởi trải, thi thổi cơm, múa lân, múa rồng, cồ người...còn có trò cờ lau tập trận diễn đàn tích quãng thời thơ ấu chăn trâu của Đinh Bộ Lĩnh trên đất Trường Yên và kéo chữ. Sau đó, đến trò kéo chữ Thái Bình, thể hiện niềm mong ước Thái Bình của dân chúng.

Khách trảy hội có thể tham dự các trò chơi vui: võ, vật, đua thuyền, đu bay, hát chầu văn, bình thơ, thi thơ, trò kéo chữ, múa gậy, múa rồng, múa lân hoặc chơi cờ người... Độc đáo nhất của hội Trường Yên là trò "Cờ lau tập trận".

4. Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến

Thời gian: tổ chức vào ngày 9 và ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: xã Đảo Tân Hiệp, huyện Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn tổ sư Tổ nghề yến.

Nội dung: Vào ngày lễ, người dân tổ chức lễ tế cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trang đối với nghề khai thác yến sào. Ngày tế lễ diễn ra như ngày hội: Trước tiên là hoạt động tế tổ nghề yến, vui hội làng chài (đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi). Chợ ẩm thực món ngon Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến trưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm - bào ngư...).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 9 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến

Cách bố trí phòng cho người già –

Con người sau khi bước vào tuổi già, từ tâm lý đến sinh lý đều có rất nhiều thay đổi. Để thích nghi với sự thay đổi này, phòng của ngưòi già nên bố trí và trang trí đặc biệt một chút để phân biệt với phòng người trẻ tuổi, tốt nhất là “hoàn toàn cách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

old man1

biệt”.

Trang trí phòng của người già thì không có một phương pháp nhất định nào nhưng yêu cầu cơ bản là cửa phòng, cửa sổ và tưòng phải cách âm tốt, hạn chế tối đa ảnh hưởng của bên ngoài, vì người cao tuổi cần sự yên tĩnh.

Hướng phòng tốt nhất là hướng Nam, sau đó là đến hướng Bắc. Hướng Đông, Tây vào mùa hè sẽ rất nóng, không thích hợp với người già. Ánh sáng không cần quá nhiều, nhưng nên chú ý thông gió tốt và tránh gió lùa.

Đa số người già chân tay không còn được nhanh nhẹn như trước nên khi lựa chọn đồ dùng trong nhà phải cân nhác kỹ lưỡng, để tránh bị va phải. Những đồ dùng vuông, có góc cạnh càng ít càng tốt. Tủ cao quá đầu người, ngăn kéo lớn thấp dưối đầu gối đều không nên dùng.

Độ cao giường người già phải phù hợp, thuận tiện cho việc lên xuống, khi nằm trên giường vẫn có thể lấy được các đồ dùng phía dưới giường như bô, ông nhổ. Đồng thời đế tránh bị ngã bị thương lúc xuống giường khi vừa mới ngủ dậy.

Về lựa chọn màu sắc, người già thường thích hình thức mộc mạc cổ xưa, màu sắc ôn hòa, điều này có liên quan đến kinh nghiệm và sự từng trải của người già. Nếu tường sơn các màu trang nhã như màu lòng trắng trứng, màu cánh sen, màu bơ thì có thể phối hợp với các đồ dùng tràn đầy sức sống, không nặng nề, lạnh lẽo. Có đồ dùng lấy màu tự nhiên của gỗ làm nền rồi phủ thêm các màu khác lên trên, cũng có các màu nhân tạo như màu nâu đậm, màu vàng nâu màu vàng đồng, màu vàng bò, màu ngà voi, màu ngọc trai, màu vàng gạo, màu bơ. Màu sắc đồ dùng trong nhà nếu là màu nhạt thì nhẹ nhàng thanh thoát, màu đậm thì chín chắn trang trọng có thể để người già tự chọn. Màu tường và màu đồ dùng một đậm một nhạt, làm tôn nhau lên và không quá đối lập sẽ mang lại hiệu quả tốt về thị giác.

Từ góc độ khoa học, sự điều hòa đồng nhất giữa màu sắc và ánh sáng, độ nóng có thể tăng thêm niềm vui sống cho người già, khiến tinh thần vui vẻ, dễ xua đi mệt mỏi, đem lại sức sông. Mắt người già thường kém, nếu phải thức dậy vào ban đêm sẽ khá vất vả, do đó độ sáng của đèn ngủ nên lựa chọn thích hợp. Đừng quên là để vài chậu hoa, nuôi mấy con chim trong nhà sẽ khiến tinh thần sảng khoái, vui vẻ. Hoa cỏ trong phòng ngưòi già có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ trong phòng thường là 24oC thì không cảm thấy ẩm ướt, khô hanh, cây cối hoa cỏ cũng có thể phát triển thuận lợi. Trong phòng cũng nên lắp đặt thiết bị chống ẩm, chống lạnh. Trước chậu hoa để một chiếc giường gấp hoặc giường mây thì càng thiết thực và dễ chịu khi người cao tuổi muốn nghỉ ngơi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách bố trí phòng cho người già –

SAO ĐÀ LA TRONG TỬ VI

Đà la (Kim) *** 1. Ý nghĩa tướng mạo: Người Mệnh có Đà La đơn thủ thì "có thân hình cao dài, hơi gầy, da xám, l...
SAO ĐÀ LA TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 Đà la (Kim)



***





1. Ý nghĩa tướng mạo:

Người Mệnh có Đà La đơn thủ thì "có thân hình cao dài, hơi gầy, da xám, lông mày rậm rạp, mặt thô, răng xấu, mắt kém, chân tay dài, trong mình thương có tỳ vết và thẹo".





2. Ý nghĩa bệnh lý:

Đà là sát tinh nên hay gây hình thương cho bộ phận cơ thể đi kèm.

- Đà, Nhật, Nguyệt, Kỵ: đau mắt nặng, có thể lòa

- Đà, Phượng, Các: cứng tai, điếc tai.





3. Ý nghĩa tính tình:

Nếu đắc địa ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tỵ, Hợi thì:

- can đảm, dũng mãnh

- thâm trầm, có cơ mưu thủ đoạn, gian hiểm

Nếu hãm địa, Đà La có nghĩa:

- hung bạo, gian hiểm, độc ác

- dâm dật





4. Ý nghĩa của đà la với các sao và cung khác:



a. ở Mệnh:

- Đà, Lực, Quyền ở Dần Thân Tỵ Hợi: có quyền hành, được nhiều người kính phục

- Đà, Hình, Không, Kiếp, Sát, Kỵ : đạo tặc, gian phi, giết người, cướp của

- Đà, Riêu, Kỵ ở liền cung : họa vô đơn chí

- Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp, Kỵ, Hình : số ăn mày, yểu, gian phi, vào tù ra khám



b. ở Phu Thê:

- Đà, Riêu, Sát, Hỏa, Linh: đàn bà giết chồng

- Đà, Khốc, Hư (hay Linh Hỏa): vợ chồng xung khắc

- Đà Tuế: sai ngoa, khắc khẩu, ngồi lê đôi mách



c. ở Tử:

- Đà Không Kiếp Hỏa (Linh): con ngỗ ngược, du đãng, yểu tử, có tật, ngớ ngẩn

- Đà Kỵ: muộn con trai



d. ở Quan:

- Đà Mã: bôn ba, quân nhân phải đi đánh giặc luôn

- Đà, Tả, Hữu, Lộc, Quyền ở Dần Thân Tỵ Hợi: rất hiển đạt về võ nghiệp



e. ở Phúc:

- Đà ở Dần Thân vô chính diệu : phúc thọ, gặp may suốt đời, họ hàng quý hiển cả văn lẫn võ

- Nếu bị thêm Tuần, Triệt : trở thành xấu



g. ở Hạn:

- Đà Kình hay Đà ở Thìn, Tuất: có ngục hình

- Đà Không Kiếp : tổn tài, bệnh tật, bị lừa gạt

- Đà Tuế Kỵ: bị tai tiếng, kiện tụng, cãi vã

- Đà Mã: thay đổi, bôn ba, quân nhân thì phải đánh Nam dẹp Bắc, chinh chiến lâu ngày.

- Đà Lưu Đà: tai họa khủng khiếp, nhất là khi gặp thêm Thất Sát đồng cung.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO ĐÀ LA TRONG TỬ VI

Chàng trai tuổi nào đáng tin cậy nhất?

Nếu đang kết thân với những anh chàng tuổi Thìn, Sửu, Hợi, Mùi, Ngọ thì bạn có thể yên tâm tuyệt đối, bởi họ rất đang tin cậy.
Chàng trai tuổi nào đáng tin cậy nhất?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

thin_1407835062.jpg

No1: Chàng trai tuổi Thìn

Những anh chàng cầm tinh con Rồng có tinh thần trách nhiệm cao với bất kỳ chuyện gì do họ khởi xướng. Không những vậy, họ còn sở hữu tài vận sáng lạn, tính cách ôn hòa, điềm tĩnh, làm việc gì cũng quang minh lỗi lạc nên được nhiều người tin tưởng và giao phó trọng trách lớn.

Trong tình yêu, người tuổi Thìn chân thành và chu đáo nên dành được tình cảm nồng thắm và sự tin tưởng tuyệt đối của đối phương. Sau khi kết hôn, họ sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn cho người mình yêu thương.

thin-3648-1407836778.jpg suu-1337-1407836778.jpg hoi-7377-1407836778.jpg mui-8470-1407836778.jpg
No.1 Tuổi Thìn No.1 Tuổi Sửu No.1 Tuổi Hợi No.4 Tuổi Mùi

Mr.Bull


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chàng trai tuổi nào đáng tin cậy nhất?

Giải thích một số khái niệm, thuật ngữ trong Tử Vi

Một đoạn trích rất hay từ cuốn Tử Vi Khảo Luận của Hoàng Thường, Hàm Chương diễn giải các khái niệm Tử Vi. Mời bạn đọc tham khảo!
Giải thích một số khái niệm, thuật ngữ trong Tử Vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài viết chép lại từ cuốn Tử Vi Khảo Luận của hai tác giả Hoàng Thường và Hàm Chương

Khoa tử vi phương Ðông dựa trên tư tưởng cổ đại từ thời Tống Nho bên Trung hoa. Theo tư tưởng đó, trời đất lúc đầu là Thái Cực chỉ có một khí, sau khi chia làm hai khí âm và khí dương.

Ân dương biến hóa sinh ra vạn vật.

Vạn vật nằm trong mối liên hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau vô cùng mật thiết, biến dịch không ngừng, chuyển hóa lẫn nhau theo những chu kỳ nhất định.

Vạn vật (Thiên Ðịa Nhân) do năm chất cơ bản tạo thành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm chất này được gọi là Ngũ Hành tác động qua lại với nhau có khi hỗ trợ, tạo dựng cho nhau thì gọi là tương sinh, có khi triệt tiêu nhau gọi là tương khắc. Con người là một thành phần trong vạn vật. Trong quá trình sinh thành và phát triển của mình, con người chịu sự tác động từng giờ từng phút của mọi yếu tốt khác nhau và chính mình cũng tác động trở lại yếu tố đó. Mối liên hệ mật thiết này nẩy sinh từ lúc thụ thai trong bụng mẹ vì thế phương Ðông người ta thường cộng thêm một buổi vào năm sinh và ta quen gọi là tuổi ta, tuổi mụ.

Ðạo sĩ Trần Ðoàn, tôn danh là Hi Di sống thời mạt Ðường, tiền Tống bên Trung Hoa, đã theo tư tưởng Triết học cổ đại (kinh Dịch) soạn ra khoa Tử vi. Tiên sinh dùng các sao để nhân cách hóa các hoàn cảnh cuộc sống để đoán vận mệnh con người. Truyền thuyết nói rằng ông thọ 118 tuổi, không vợ không con, chỉ tu tiên học đạo trên núi Hi Di và rất giỏi môn toán học.

Khi soạn cuốn Tử vi khảo luận này, vì cần có cảm thông triệt để giữa người đọc và người viết, chúng tôi dành phần đầu để giải nghĩa ngắn gọn các danh từ thường dùng vì danh có chính thì ngôn mới thuận.

Mở bất cứ cuốn Tử vi nào cũng thấy nói ngay đến những từ như Cục, Mệnh, Thân, Hành, rồi lại Can, Chi, tới Âm Dương sinh, khắc mà không kèm lời định nghĩa các danh từ khó hiểu.

Thí dụ câu sau đây: “Mệnh của đương số khắc với cục nên sinh ra bế tắc

Phải hiểu Mệnh là gì Cục là gì. Tại sao hai số này khắc lại gây ra sự bế tắc cho đương số? Chừng nào chưa có sự thấu đáo về định nghĩa các từ thì không có sự cảm thông giữa người viết và quý bạn.

1. Ðịnh nghĩa

Tử vi là khoa đẩu số Ðông phương dùng vào việc dự đoán số mệnh con người dựa trên nguyên lý âm dương, ngũ hành.

Thoát thai từ Kinh Dịch, tổ sư Trần Ðoàn biến các số lượng âm dương của các hào quẻ thành các sao tượng trưng tính chất thăng giáng tốt xấu, các cách cư xử đúng sai của đương số trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Những người nghiên cứu Tử vi thường đa số đứng tuổi, có một học thức trên mức canh bản và cũng rất thận trọng trước khi bước vào con đường khó khăn nhưng cũng nhiều hứng thú này.

Lý đoán số mệnh có thể dựa trên những dữ kiện cố định hay tình cờ, có thể bằng trực giác hay luận giải. Khoa Tử vi, một khoa học thực dụng để lý đoán số mệnh, được gọi là chính xác nhất vì đã dựa vào các dữ kiện thời gian tức năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Các dữ kiện này ngoài việc những yếu tố cần và đủ để thiết lập lá số, còn làm nổi bật tính cách đặc thù của mỗi cá nhân, trình bày được những bản năng tiềm ẩn của từng người và dự đoán được vòng thịnh suy của cuộc đời họ nữa.

2. Lá số

Là một tài liệu ghi chép các dữ liệu năm, tháng, ngày, giờ sinh cùng tên họ đương số. Trên lá số có an các sao dùng để lý đoán số mệnh.

Lá số có hai phần:

  1. Ðịa bàn tức 12 cung xung quanh.
  2. Thiên bàn tức cung lớn ở giữa.

Trên Thiên bàn và Ðịa bàn ngoài các sao còn ghi Can Chi và Ngũ hành.

Ông thầy đoán số Tử vi coi tổng quát lá số, lý giải lá số và chỉ rõ cho người xem số những hoàn cảnh, những vận hạn và nhân đó chỉ cho người này xử trí các biến cố. Gọi là xử trí chứ không chỉ được cách tránh các biến cố, chỉ đối xử sao cho các biến cố không tác hại quá đến đương số. Sau đó mỗi khi gặp những trường hợp khó xử, người xem lại tới hỏi thầy cách xử trí trong hoàn cảnh mới. Xem như vậy, lá số là một nhịp cầu liên lạc giữa thầy đoán số và người xem số, cũng như giữa Bác sĩ và bệnh nhân vậy.

3. Năm, tháng, ngày, giờ sinh

Ðược tính theo âm lịch. Nếu không biết tính ngày giờ Âm lịch thì dựa vào cuốn lịch Thế kỷ hay theo các đĩa vi tính an sao làm để sẵn để chuyển đổi tử dương lịch sang âm lịch.

Thí dụ năm 1957 dương lịch là năm Ðinh Dậu của âm lịch.

Năm 1968 là năm Mậu Thân, năm 1975 là năm Ất mão âm lịch, năm 2003 là năm Quí Mùi.

4. Các sao

Còn gọi là Tinh, là Diệu, là Ðẩu. Thi dụ: Cung vô chính diệu là cung không có chính tinh, Nam đẩu tinh, Bắc đẩu tinh là các sao phương Nam và phương Bắc. Các sao này không phải là sao trên trời mà là các danh xưng nói lên các ý nghĩa về phúc, họa, giầu, nghèo, sang, hèn, và các hoàn cảnh con người kinh qua trong suốt cuộc đời.

Trong Hệ từ truyện (Kinh Dịch), khi bàn về Thiên văn, có viết rằng: “Quan hồ thiên văn dĩ sát thời biến” (ngắn tượng trời đất để xét sự thay đổi thời tiết).

Theo Nghệ Văn Chí thì khoa Thiên văn thời cổ dùng để xếp đặt thứ tự của 28 ngôi sao (thực ra là 28 chòm sao) trên bầu trời, đặt mối liên hệ về vị trí của chúng trên đường Hoàng đạo tương ứng với sự thay đổi khí hậu, qua đó suy ra tính cát hung của các sao. Căn cứ vào đó các vua chúa ngày xưa điều khiển chính sự.

Các chòm sao trên được chia theo bốn hướng Ðông Tây Nam Bắc theo Hà đồ và Âm Dương:

  • Các chòm 1-6 ở phương Bắc, thuộc Thủy màu đen là chòm Nguyên vũ.
  • Các chòm 2-7 ở phương Nam, thuộc Hỏa màu đỏ là chòm Chu tước.
  • Các chòm 3-8 ở phương Ðông, thuộc Mộc màu xanh là chòm Thanh long.
  • Các chòm 4-9 ở phương Tây, thuộc Kim, màu trắng là chòm Bạch hổ.
  • Ở trung tâm là các chòm số 5-10 thuộc Thổ màu vàng.

Như thế, việc xem Thiên văn lúc đầu là coi sự di chuyển của các tinh đẩu để đoán vận nước tốt xấu giúp cho các vua chúa trị nước an dân chứ không dùng vào bốc phệ cũng như dự đoán tương lai các cá nhân.

Số sao Trần Ðoàn tiên sinh dùng trong khoa Tử vi lại có khoảng 128 vị (2 lần 64 quẻ Dịch) để an trong các lá số nhưng chỉ có 110 sao là thông dụng thôi. Các sao Trần Ðoàn dùng chỉ có tính cách tượng trưng không phải là các sao ta thấy trên bầu trời hàng đêm.

Cách phân loại các sao cũng khác nhau, nhưng đại thể thì chia ra chính tinh, trung tinh, phụ tinh, phúc tinh, hung tinh, sát tinh, tài tinh. Gọi cách nào cho tới nay thì tùy theo ý thích của từng người.

Ta chưa có bản danh từ thống nhất về khoa Tử vi.

Thí dụ một cách gọi: Tử vi là chính tinh, Tả, Hữu là trợ tinh, Không Kiếp là sát tinh, Thiên Ðồng là phúc tinh, Thiên Khôi là quí tinh.

5. Tuổi âm lịch và Can Chi

Tuổi âm lịch được thành lập bằng hai yếu tố: Can và Chi.

Can nghĩa là gốc, tức là những gì trời cho ta khi ta chào đời, những gì đã được định sẵn không thêm không bớt, hay thì ta được nhờ, dở thì ta phải chịu.

Chi nghĩa là cành, tức là vùng đất ta rơi vào khi sinh ra, vùng đất có hoa màu nuôi nấng ta, vùng đất sau này ta có thể canh tác để nuôi thân, nghĩa là bản thân ta có thể sửa sang lại để cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Muốn có tuổi âm lịch, ta ghép một can với một chi như: Giáp Tí, Giáp là can và Tí là chi; Ất là can và Sửu là chi.

6. Âm Dương

Âm dương là hai cực mâu thuẫn, đấu tranh, tương phản nhau, nhưng lại nương tựa vào nhau. Không có gì hoàn toàn Dương hay hoàn toàn Âm. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Âm đẩy Âm, Dương đẩy Dương, Âm hấy dẫn Dương, Dương thu hút Âm.

Dương giáng, Âm thăng, những gì Dương thì dáng xuống, những gì Âm thì thăng lên. Qui luật Dương giáng Âm thăng có ý nghĩa to lớn trong triết lý cuộc sống. Âm thịnh thì Dương suy, Dương thịnh thì Âm suy. Khi Âm tiêu tán thì Dương xuất hiện, lúc Dương đạt cực thịnh thì Âm sinh ra.

Nói tóm lại, Âm Dương là khái niệm về hai cái đối nghịch trên thế gian và cuộc sống ngày như ngày và đêm, nóng và lạnh, cao và thấp, vui và buồn, mạnh và yếu, thịnh và suy, phúc và họa. Âm dương luôn luôn cọ sát, đun đẩy, chờ đợi nhau để sinh ra sự sống, như hình ảnh cái bễ lò rèn, ống bễ trên này ép xuống thì ống bễ bên kia đẩy lên, lên xuống liên tục tạo ra sức thổi làm than cháy đỏ. Phúc họa nằm sẵn trong nhau, mạnh yếu chỉ là tương đối, thịnh suy chỉ là giai đoạn… tất cả chỉ xoay quanh nhịp biến đổi tuần hoàn của Âm Dương mà thôi.

Trong 12 cung của một lá số thì các cung Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là cung dương, các cung Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là cung âm.

Âm dương được gọi là thuận lý:

- Khi người dương nam hay dương nữ có Mệnh đóng tại cung dương, khi người âm nam hay âm nữ có Mệnh đóng tại cung âm.

Thí dụ: Người nam tuổi Giáp Thân (Giáp dương), Mệnh đóng tại cung Tí (dương)

Người nữ tuổi Ất Sửu, Ất (âm), Mệnh đóng tại cung Mão (âm)

Tuy nhiên nếu người nam, Mệnh đóng tại cung dương mà có tuổi âm thì vẫn nghịch lý, cũng vậy, nếu người nữ Mệnh đóng tại cung âm mà có tuổi dương cũng là nghịch lý.

7.Ngũ hành

Khái niệm Ngũ Hành có sau khái niệm Âm Dương.

Con người thời bán khai phải vật lộn với thiên nhiên để giành sự sống nên đã tìm nên cái nguyên lý căn bản cấu tạo nên sự vật để tìm cách thống trị thiên nhiên.

Họ tin rằng năm yếu tố chính tạo nên sự vật là: Kim (sắt), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và đặt tên là Ngũ hành.

Mỗi cung của địa bàn có một hành.

  • Các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: hành Thổ.
  • Các cung Thân, Dậu: hành Kim.
  • Các cung Dần, Mão: hành Thủy.
  • Các cung Tỵ, Ngọ: hành Hỏa.

Cung có hành riêng, Mệnh có hành riêng.

Tùy theo năm sinh ta tính được Mệnh thuộc hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, hay Thổ.

Ðể ngắn gọn ta gọi hành của Mệnh là Mệnh.

Cục cũng có hành của Cục. Khi nói hành của cục là ý nói cục thuộc hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa hay Thổ. Ðể ngắn gọn, ta gọi hành của Cục là Cục.

Ngũ hành có thể tương sinh như: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc…

Ngũ hành có thể tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Nếu ta coi ngũ hành như năm cánh sao của một ngôi sao, ta có thứ tự sau đây không thay đổi:

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy, ta thấy rõ những hành nào liền nhau thì tương sinh, còn những hành nào cách nhau thì tương khắc.

8. Mệnh

Hay là số phận tức là những gì trời cho ta khi ta chào đời. Có thuyết nói Mệnh là Quả của cái

Nhân ta đã gieo từ nhiều kiếp trước.

Mệnh là vùng là vùng đất ta rơi vào lúc lọt lòng mẹ. Vùng đất này săn sóc ta, nuôi nấng ta, tốthay xấu, tùy theo những gì trời đã ban cho ta tượng trưng bởi các sao, đặc biệt là chính tinh.

9. Thân

Là cách ứng xử của ta trong cuộc đời để hưởng phú quí hay chịu thống khổ của kiếp nhân sinh.Thân là Ta, là hành động của ta trước cái số phận trời đã an bài.

Có người nói Mệnh ảnh hưởng con người từ nhỏ đến 30 tuổi còn ngoài 30 thì xem ở thân.Nói vậy không đúng hẳn vì ở con người, cái Mệnh phải luôn luôn đi đôi với cái Thân.

Mệnh suy Thân vượng hay Mệnh vượng Thân suy đều không tốt, phải có Thân Mệnh đều tốt thì mới đẹp cả về tinh thần và vật chất được. Nếu trong hai mà có một xấu thì cả hai cùng xấu.

10. Cục

Cục khác với Mệnh. Cục là môi trường xã hội ta sống từ buổi lọt lòng.Cục có hành của cục như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cục Kim mang số 4 gọi là Kim Tứ Cục, cục Mộc mang số 3, cục Hỏa mang số 6, cục Thủy mang số 2, cục Hỏa mang số 5. Theo quan niệm xưa, người ta canh cứ vào Ngũ hành để đặt tên Cục. Mỗi Cục chỉ là một con sốcủa Ngũ hành như ta thấy ở trên. Chúng tôi đồng ý với quan niệm này nhưng xin đưa ra một khái niệm mới căn cứ vào vị trí của sao Tử vi trong 12 cung mà ấn định Cục (hoàn cảnh xã hội) của từng người

Thí dụ: Tử vi cư Ngọ là vua ngồi trên ngai vàng. “Ðế cư đế vị”. Tử vi thuộc Thổ, cung Ngọ thuộc Hỏa; hỏa sinh Thổ, hoàn cảnh thuận lợi cho con người, xã hội ổn định, trên dưới nghiêm minh.

Một người có cách Tử vi cư Ngọ, dù Mệnh đóng ở bất cứ cung nào thì Cục vẫn là cách “Ðế cư đế vị”, nên người này sinh hoạt, giao dịch với những người quyền quí đàng hoàng. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong những phần sau.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải thích một số khái niệm, thuật ngữ trong Tử Vi

Hướng nằm ngủ âm dương ứng hợp

Theo y học và phong thủy, hướng nằm có tác động lớn tới sức khỏe. Nằm đúng hướng sẽ khiến giấc ngủ trọn vẹn, con người khỏe khắn, thoải mái.
Hướng nằm ngủ âm dương ứng hợp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Huong nam ngu am duong ung hop hinh anh
 
Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hấp thụ hai khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào thì con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ chừng ấy. Hướng nằm thuận theo trường lực của vũ trụ có tác động tốt tới sức khỏe.   Khi bố trí giường ngủ, nên kê theo hướng sao cho khi nằm đầu Bắc chân Nam là tốt nhất. Bởi đầu thuộc dương quay về phương Bắc nhiều khí âm thì hòa hợp, bổ trợ cho nhau; chân thuộc âm hướng về phương Nam khí dương vượng là thuận tự nhiên. Khi ấy, nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất.    Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm – dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể.   Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng).

Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan.
  ST
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng nằm ngủ âm dương ứng hợp

Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Khoa Tử Vi Đẩu Số đặt căn bản trên 118 vì sao gồm chính tinh và phụ tinh. Những sao này được phân bố trên 12 cung của một lá số theo các quy tắc đã định dựa vào ngày, tháng, năm và giờ sinh của mỗi người. Chính tinh có những đặc tính và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn phụ tinh cho nên những cung quan trọng như Mệnh, Tài, Quan, Phúc rất cần có chính tinh tọa thủ, nhất là Mệnh. Tuy nhiên, cũng có những lá số mà Mệnh không có chính tinh nào tọa thủ, hay chúng ta thường gọi là Mệnh Vô Chính Diệu (VCD).
Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ như căn nhà không có chủ, một bầu trời không có trăng sao cho nên Mệnh VCD phải mượn chính tinh ở cung đối diện làm chính tinh của mình. Vì vay mượn cho nên Mệnh VCD chỉ chịu ảnh hưởng chừng sáu hay bảy phần những tốt xấu của các chính tinh ở cung xung chiếu mà thôi.

Cung xung chiếu Mệnh là cung Thiên Di. Trong những bài trước, chúng ta đã nói cung Thiên Di là bối cảnh sinh hoặc ngoài xã hội của mỗi người. Do đó, khi phải mượn chính tinh ở cung Thiên Di cho Mệnh của mình thì đặc tính đầu tiên của người VCD là tính uyển chuyển, dễ thích nghi với hoàn cảnh.

Phải chăng vì Mệnh không có chính tinh cho nên những người VCD thường là con của vợ hai, hay nàng hầu. Nếu là con của vợ cả thì tuổi trẻ thuở thiếu thời hay bị đau ốm, bệnh tật, khó nuôi. Khi lớn lên thì cuộc đời cũng long đong, vất vả, sớm phải xa nhà, thường sống phiêu bạt nơi đất khách quê người, và tuổi đời không được thọ.

Một đặc điểm quan trọng khác mà người VCD phải lưu ý là vì Mệnh của mình không có chính tinh ví như đoàn quân không có tướng cho nên người VCD khi ra đời dù là làm công hay tự mình làm chủ thì cũng không nên là người đúng đầu trong một đơn vị như chỉ huy trưởng của một quân đội, giám đốc của một cơ sở hành chánh hay một cơ sở thương mại. Người VCD chỉ nên là nhân vật thứ hai như một cái bóng, đúng sau lưng một người khác để phò tá, phụ giúp thì thích hợp và thuận lợi cho công việc hơn. Nếu giữ những chức vụ hàng đầu thì thường hay gặp khó khăn trở ngại, nặng nề hơn thì dễ đưa đến sự thất bại hay tai họa xảy đến cho chính bản thân mình hoặc cho đơn vị, cơ sở mà mình chỉ huy, điều hành.

Người VCD tánh tình thâm trầm, khôn ngoan sắc sảo và rất thông minh. Do vậy, những công việc như soạn thảo kế hoạch, tham mưu, cố vấn, quân sư v.v… rất thích hợp với họ, điển hình như Trương Lương, Phạm Lãi, Gia Cát Lượng thời xưa và như Henry Kissinger ngày nay.

Ở đây chúng ta thấy một điều oái ăm cho người VCD. Họ có khả năng dự thảo kế hoạch nhưng chỉ thuận lợi khi họ làm cho người khác, còn đối với bản thân họ thì lại trái ngược. Họ thường khó đạt được những gì mà họ dự tính cho chính mình. Ảnh hưởng này mạnh nhất là trong khoản tiền vận của cuộc đời. Càng lớn tuổi thì ảnh hưởng này càng giảm đi.

Người VCD thường lao đao vất vả trong buổi thiếu thời. Chỉ bắt đầu khá từ trung vận và càng về già thì cuộc sống càng ổn định hơn. Nói chung thì cuộc đời của họ thường chỉ được tốt đẹp vào nửa đời sau mà thôi. Bởi đặc tính đó cho nên trong mỗi hạn, dù tiểu hay đại hạn, thì họ cũng chỉ được tốt đẹp vào nửa hạn sau. Ví dụ: Đại hạn 10 năm tốt đẹp thì 5 năm sau được thuận lợi hơn và nhiều may mắn hơn.

Là mẫu người có tài, có trí họ có thể đạt được những công danh sự nghiệp. Nhưng trong ba chữ Phước-Lộc-Thọ thì chữ “Thọ” là nhẹ nhất. Và có phải như ông bà chúng ta thường nói: “Đa tài thì bạc mệnh” Cho nên người VCD ít ai có được tuổi thọ cao. Muốn hóa giải vấn đề này, người VCD phải làm con nuôi của người khác và phải đổi luôn cả họ của mình, hoặc phải sớm xa nhà, mưu sinh nơi đất khách quê người.

Với sự bất lợi là Mệnh không có chính tinh thủ, nhưng người VCD vẫn được hai cách tốt:


1. Mệnh VCD có Tuần, Triệt, Thiên Không, hay Địa Không tọa thủ hoặc hợp chiếu, tùy theo cung Mệnh được bao nhiêu sao KHÔNG chiếu, khoa Tử Vi gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không, hay tứ không. Tuy đây là một cách tốt, khi phát thì phát rất nhanh vì sách có nói “hung tinh đắc địa phát dã như lôi.” Có nghĩa là hung tinh đắc địa thì phát nhanh như sấm chớp. Nhưng dù sao trong cái tốt vẫn ẩn tàng những sự bất trắc vì đó là bản chất của hung tinh cho nên đây chỉ là cách bạo phát bạo tàn kiểu như Từ Hải hay Hạng Võ mà thôi.

Trường hợp Mệnh VCD gặp các sao KHÔNG vừa nêu trên chúng ta phải lưu ý một điều. Nếu Mệnh VCD đắc nhị không thì cũng bình thường, không có gì đáng nói. Nếu đắc tứ không thì ảnh hưởng của Tuần Triệt là con dao hai lưỡi tốt xấu lẫn lộn cho nên không được tròn vẹn. Cách tốt nhất là đắc tam không. Nhưng đối với cách này, cụ Việt Viêm Tử phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp “đắc”, “kiến” và “ngộ” đễ khỏi nhầm lẫn trường hợp nào tốt, trường hợp nào xấu.


Trường hợp đắc tam không: Mệnh VCD có một sao không thủ Mệnh, hai sao KHÔNG khác ở thế tam hợp chiếu là tốt nhất. Có câu: “Mệnh VCD đắc tam Không nhi phú quý khả kỳ” Cách này rất ứng hợp cho những người Mệnh Hỏa và Thổ vì các sao Không đều thuộc hành Hỏa cho nên đây cũng là một trong những cách hoạch phát.

Trường hợp kiến tam không: Mệnh VCD có 1 sao KHÔNG thủ, một sao KHÔNG thủ ở cung Quan Lộc hoặc Tài Bạch, 1 sao KHÔNG ở cung xung chiếu (Thiên Di) Trong tam hợp Mệnh có hung tinh hay sát tinh tọa thủ. Người có cách này như mộng ảo hoàng lương. Công danh sự nghiệp dù tạo dựng lên được thì chung cuộc cũng chỉ là một giấc mơ.

Trường hợp ngộ tam không: Mệnh VCD có hung tinh hay sát tinh hãm địa tọa thủ. Hai cung tam hợp và cung xung chiếu có có sao KHÔNG tọa thủ hợp chiếu vào Mệnh. Cách này là “Mệnh VCD ngộ tam không phi yểu tắc bần” có nghĩa là gặp cách này không chết sớm thì cũng nghèo hèn cả đời vì tam KHÔNG đi cùng với hung sát tinh hãm địa ở Mệnh trở thành phá tán.


2. Mệnh VCD được hai sao Thái Dương, Thái Âm ở miếu, vượng địa chợp chiếu. Trường hợp này Mệnh như một vòm trời không một áng mây lại được hai vầng Nhật Nguyệt cùng một lúc chiếu vào khiến cho vòm trời ấy trở nên rực rở. Khoa Tử Vi gọi là “Mênh VCD Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa” Có người cho rằng phải có thêm Thiên Hư ở Mệnh nữa thì mới đúng nghĩa với hai chữ “Hư Không” Điều đó xét ra không cần thiết lắm. Người đắc cách này thông minh xuất chúng, đa tài, đa mưu như Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc phân tranh.


Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4, năm Tân Dậu. Mệnh VCD an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (Mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm, cả hai cùng hợp chiếu về Mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh tá cửu trùng ư kim diện” Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi.

 Vì Mệnh VCD, cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có Mệnh VCD, chiu dưới chỉ 1 người mà trên muôn vạn người.
Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi. Lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi chuyện như một vị Vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với người Mệnh VCD. Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết qủa. Kể cả lúc biết mình sắp chết, muốn cãi số trời, ông đã làm phép cầm sao bổn mạng của mình lại nhưng cũng không thành.

Đó là đặc tính đáng chú ý của người có Mệnh VCD: Mưu sự cho người thì dễ, mà cho chính bản thân mình thì khó.

Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông qúa nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thi dù sát nghiệp của ông ta nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số Mệnh VCD ?


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Sinh năm 1960 mệnh gì

Mỗi người lại có vận mệnh của riêng mình. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năm sinh, ngày sinh. Vậy người sinh năm 1960 mệnh gì và cuộc đời ra sao
Sinh năm 1960 mệnh gì

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mỗi người lại có vận mệnh của riêng mình. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năm sinh, ngày sinh. Vậy bạn đã biết người sinh năm 1960 mệnh gì và cuộc đời ra sao chưa. Cùng Lịch ngày tốt đi tìm câu trả lời nhé.  

1. Sinh năm 1960 mệnh gì?


sinh nam 1960 menh gi
 
  Tuổi Tý mệnh gì theo mệnh nạp âm? Người sinh năm 1960 là vào năm Canh Tý, tuổi Tý, là chuột trên xà nhà kho, ngũ hành nạp âm là Bích Thượng Thổ.   Xem tử vi, nếu sinh vào mùa xuân, mùa hạ, người này có lòng từ bi song cũng có ý chí kiên cường. Sinh vào mùa thu, mùa đông, tính tình phóng khoáng, khảng khái. Sinh vào ban ngày thì phúc thọ trường sinh, sinh vào ban đêm thì số phú quý, an nhàn hưởng lạc.   Sinh vào năm 1960, người này theo chủ nghĩa lợi kỉ, tuy họ luôn cố gắng làm việc rất chăm chỉ nhưng cũng khá ích kỉ khi dám làm tất cả mọi thứ để đạt được mục đích cá nhân, không ngần ngại đẩy ngã người khác. Chính vì thế mà họ có thể sẽ phải chịu sự ghẻ lạnh của người đời, thậm chí tự hủy hoại tiền đồ của mình. Nếu có thể khắc phục được thiếu sót này thì có thể trở thành người lãnh đạo giỏi, thành công trong giới chính trị và kinh doanh.  

2. Tính cách người sinh năm 1960


tinh cach nguoi sinh nam 1960
 
  Đây là người giỏi giang, tính tình điềm tĩnh, cẩn trọng, có lòng tự tôn rất cao. Họ rất hợp đi theo con đường chính trị, cũng có tài kinh doanh, song cần khởi nghiệp nơi đất khách quê người. Sau nhiều cố gắng và nỗ lực, họ có thể tay trắng làm nên sự nghiệp.   Tiền vận phải chịu nhiều vất vả, song từ trung vận trở đi, người sinh năm 1960 có cuộc sống khá yên bình, kinh tế dần phát triển hơn nhiều hơn trước. Sự lạc quan yêu đời giúp họ có thể chiến thắng bất cứ trở ngại nào, có thể sinh tồn dù môi trường có khắc nghiệt đến đâu.  

3. Vận mệnh cuộc đời người sinh năm 1960


van menh cuoc doi nguoi sinh nam 1960
 
Người sinh năm 1960 mệnh gì? Sinh năm 1960, người tuổi Tý mệnh Bích Thượng Thổ, tuổi nhỏ học hành giỏi giang, song tính tình có phần nóng nảy. Thời thơ ấu có thể gặp phải nhiều biến cố. Tiền vận vất vả, trung vận phát triển, hậu vận bình an.   Người này hiếu thảo với cha mẹ, anh em trong nhà yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Nếu có thể kiểm soát được ham muốn của bản thân cũng như giảm bớt lòng chiếm hữu thì có thể phát triển rất nhanh trên con đường sự nghiệp, tiền đồ rộng mở vô cùng.  

Nữ mệnh sinh năm 1960

  Nữ giới tuổi Tý, sinh năm 1960 nên đề phòng họa thị phi, tranh đoạt lợi danh. Về sức khỏe nên chú ý các vấn đề về tiêu hóa, cẩn thận kẻo mắc bệnh dạ dày.   Nữ mệnh có sự nghiệp hanh thông, vợ chồng yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, tiền đồ rộng mở, công danh đủ đầy, con cái thành danh lập nghiệp, hiếu thảo với mẹ cha.

Mời bạn đọc thêm: Tuổi Tý hợp với tuổi nào trong tình yêu hôn nhân.
 

Nam mệnh sinh năm 1960

  Nam mệnh có đường công danh khá tốt nhưng sức khỏe yếu kém. Công việc bận rộn, nhiều chuyện phải lo nghĩ, làm việc không kể ngày đêm nên dễ mắc các bệnh kinh niên, sức khỏe cũng dần suy yếu. Tuy nhiên, nếu năng tích đức hành thiện thì có thể tăng thêm phước lộc cho bản thân, gia tăng tuổi thọ.  

4. Người sinh năm 1960 hợp với tuổi nào?

  Sinh năm 1960 mệnh gì? Tuổi Canh Tý hợp với tuổi Thìn, tuổi Thân. Tuổi Tý nên kết hợp làm ăn với những tuổi này sẽ rất thuận lợi và thành công. Đặc biệt sự tâm đầu ý hợp khiến cho họ dễ trở thành một nửa của nhau. Đời sống hôn nhân của những con giáp này nếu đến với nhau sẽ rất hài hòa, ít khi có xung đột.   Tuổi Canh Tý không hợp với tuổi Mão, tuổi Ngọ và tuổi Dậu. Họ khắc khẩu, suy nghĩ trái ngược nhau nên dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi. Cả hai đều có cái tôi cao, lòng tự trọng ngút trời và không chịu thỏa hiệp. Họ khó tha thứ và bỏ qua lỗi lầm cho nhau, kết hợp làm ăn thì bất đồng khó hợp tác, nên duyên thì dễ mâu thuẫn, tan đàn xẻ nghé.   Hy Vũ

Xem hướng nhà theo tuổi: Nữ tuổi Tý nên và không nên làm nhà theo hướng nào? Vị Phật độ mệnh cho người tuổi Tý Xem hướng nhà theo tuổi: Nam tuổi Tý nên và không nên làm nhà hướng nào?

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sinh năm 1960 mệnh gì

Mơ thấy rắn: Tâm trạng tiêu cực có liên quan đến vấn đề giới tính –

Nếu xét về mặt tâm lý, hàm ý của rắn trong mơ là một dạng phản ứng tâm trạng tiêu cực. Mơ thấy rắn chẳng khác nào mơ thấy quỷ dữ. Giấc mơ thấy rắn thường gây ra nỗi sợ hãi, dự báo người nằm mơ sẽ có tâm trạng phản ứng cực độ. Mơ thấy rắn còn liên qu
Mơ thấy rắn: Tâm trạng tiêu cực có liên quan đến vấn đề giới tính –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy rắn: Tâm trạng tiêu cực có liên quan đến vấn đề giới tính –

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd