Viêm khớp với nằm mơ thấy nước –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)
Để tiến xa hơn, người cư sĩ phát tâm tu tập về lòng tin, giữ giới, bố thí, yết kiến các Tỷ-kheo, nghe pháp, thọ trì những pháp đã nghe, suy nghĩ đến nghĩa lý các pháp đã thọ trì, và quan trọng nhất là thực hành các pháp đã nghe hiểu ấy
1. – Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha. Rồi Thích tử Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?
– Này Mahànàma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Mahànàma, là người nam cư sĩ thuần thành
– Này Mahànàma, khi nào người nam cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người nam cư sĩ thuần thành
– Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí;
Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thuần thành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.
– Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thuần thành vì tự lợi và lợi tha.
(Kinh Tăng Chi Bộ III, chương 8, phẩm Gia chủ)
Thông thường, người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, thọ trì năm giới cấm được chư Tăng khuyến khích tu học, tụng niệm, làm việc thiện và tham gia các Phật sự nói chung. Những pháp tu ấy được xem như phận sự căn bản của người Phật tử. Tuy vậy, đi sâu vào chi tiết, cụ thể về phận sự của người cư sĩ, Đức Thế Tôn đã khái quát thành bốn pháp tu: 1-Quy y Tam bảo, 2-Thọ trì năm giới, 3-Tự lợi, 4-Lợi tha.
Khi một người đối trước Tam bảo, tự mình ba lần nói lời phát nguyện trọn đời quy y Phật – quy y Pháp – quy y Tăng, sẽ chính thức trở thành Phật tử. Điều cần lưu ý ở đây là tự mình phát nguyện quy y trực tiếp với Tam bảo (không vắng mặt), không bị ai ép buộc, phải đủ nhận thức để tự giác phát nguyện (không quá nhỏ dại) thì pháp quy y mới thành tựu.
Sau khi quy y, dù không bắt buộc thọ hết cùng lúc cả năm giới cấm, nhưng Thế Tôn luôn khuyến khích các cư sĩ phát tâm thọ trì đầy đủ. Bởi năm giới là chuẩn mực đạo đức căn bản mà người cư sĩ phải thành tựu, trước để xây dựng hạnh phúc và an lạc trong đời sống thế tục hiện tại, sau làm nền tảng để thăng hoa tâm linh và thành tựu các quả vị.
Để tiến xa hơn, người cư sĩ phát tâm tu tập về lòng tin, giữ giới, bố thí, yết kiến các Tỷ-kheo, nghe pháp, thọ trì những pháp đã nghe, suy nghĩ đến nghĩa lý các pháp đã thọ trì, và quan trọng nhất là thực hành các pháp đã nghe hiểu ấy trong đời sống hàng ngày. Đây gọi là tự lợi.
Tuy vậy, tự lợi và lợi tha phải song hành mới viên mãn hạnh nguyện của người cư sĩ. Do đó, vừa tu tập vừa khích lệ những người khác tu tập như mình (hoằng pháp) là pháp tu quan trọng mà hàng cư sĩ luôn phấn đấu để thành tựu.
Trong bối cảnh các thế lực ngoại đạo đang nỗ lực cải đạo, các tà sư tà giáo (điển hình như Thanh Hải, Duy Tuệ…) núp bóng Phật giáo để phá hoại Chánh pháp ngày càng gia tăng, thiết nghĩ người cư sĩ thuần thành Phật tử chân chính cần phát huy tu tập theo lời Thế Tôn đã dạy để tự hoàn thiện mình và góp phần xiển dương Chánh pháp.
Theo phong thủy, cầu thang không đơn giản chỉ là cầu nối giữa các tầng trong ngôi nhà mà còn giúp dẫn khí cũng như các dòng chảy năng lượng lưu thông.
Do đó, nếu phần chân cầu thang đặt ở vị trí trực xung với cửa chính sẽ giống như một chiếc miệng mở to, làm sinh khí bị đẩy hết ra khỏi nhà.
Ngôi nhà nào có kiểu cầu thang như vậy có thể khiến gia chủ khó tích tụ tài lộc. Để hóa giải, có thể dùng bình phong che chắn hoặc đặt gương phản chiếu, đặt chậu cây ở chân cầu thang, chuông gió trước cửa nhà...
Minh họa cách tính bậc cầu thang trong nhà. |
Năm 219, Lưu Bị đánh chiếm được Đông Xuyên từ tay Tào Tháo, lại đánh lui được đại quân Tào, tự xưng là Hán Trung vương.
Trên đà thắng lợi, Lưu Bị sai Quan Vũ đang trấn thủ Kinh châu đem quân bắc tiến. Tháng 7/219, Quan Vũ khởi đại quân bắc phạt đánh Tào Tháo.
Ông vây hãm thành Tương Dương, sau đó lại vây đánh Phàn Thành do Tào Nhân trấn thủ, giành được thế thắng áp đảo trước Tào Ngụy.
Tào Tháo vừa chống trả với Quan Vũ, vừa sai người "hứa cắt đất Giang Nam phong cho Tôn Quyền", đề nghị Đông Ngô tập kích hậu phương Kinh Châu của Quan Vũ, giúp Ngụy giảm bớt gánh nặng.
Lời đề nghị của Tào Tháo vừa đúng với ý định chiếm lại Kinh Châu từ tay Lưu Bị, điều mà Tôn Quyền mưu tính đã lâu.
Chiến dịch "chấn động thiên hạ" của Lữ Mông
Đại đô đốc Đông Ngô Lữ Mông khi tới Lục Khẩu thì phát hiện Quan Vân Trường mặc dù đem quân chinh phạt Phàn Thành, nhưng vẫn để lại lực lượng phòng thủ hùng hậu, khiến quân Ngô khó đạt được bước đột phá đáng kể.
Lữ Mông bèn "tương kế tựu kế", bàn với Tôn Quyền đưa một nhân vật "không có tiếng tăm" lên thay mình, nhằm làm Quan Vũ lơi lỏng giới bị.
Người được Lữ Mông giới thiệu là Lục Tốn "tài cán hơn người, mà danh tiếng chưa vang xa, không khiến (Quan) Vũ cố kỵ".
Khi Lục Tốn vừa tới Lục Khẩu (Hồ Bắc) liền gửi thư "ca ngợi" Quan Công - "Trận Phàn Thành khiến Vu Cấm đầu hàng, mọi người gần xa đều bái phục Quan tướng quân, có thể nói là lưu danh muôn đời.
Dù là Tấn Văn Công hay Hàn Tín năm xưa cũng khó lòng so sánh với tướng quân.
Nhưng Tào Tháo mười phần lợi hại, nhất định không cam chịu thất bại mà sẽ tăng binh ứng chiến. Mong tướng quân không nên khinh địch.
Tốn chỉ là kẻ thư sinh, không có bản lĩnh nắm giữ trọng trách (ở Kinh Châu), cũng may gặp được 'láng giềng tốt' như Quan tướng quân, chỉ có vài ý kiến nhỏ, xin tướng quân chỉ giáo".
Trúng phải "công tâm kế" của Lục Tốn, Quan Vũ bắt đầu rút dần quân đội từ miền Đông để điều lên chiến trường Phàn Thành.
Lữ Mông sau khi nhận được tin tức thì lập tức tới Tầm Dương. Nhằm che mắt quân đội Kinh Châu mà Quan Vũ bố trí bên sông, ông cho hóa trang thuyền chiến thành thuyền buôn, bộ đội tinh nhuệ đều mặc áo trắng đóng giả làm thương nhân.
Toàn bộ quân đội của Lữ Mông đã vượt qua phòng tuyến tuần tra của Quan Vũ mà không gây ra bất kỳ sự chú ý nào.
Đây chính là chiến dịch "bạch y độ giang" kinh điển đã ghi danh Lữ Mông vào sử sách.
"Bạch y độ giang" là chiến thắng chấn động Trung Nguyên của Lữ Mông.
Trong khi đó, Quan Công ở tiền tuyến miền Bắc không hề hay biết về động thái quân sự cực lớn này. Quân Lữ Mông Tây tiến theo sông Trường Giang đến tận thành Kinh Châu.
Lực lượng Thục Hán tại Kinh Châu lúc này do Mi Phương thủ Giang Lăng, Phó Sĩ Nhân thủ thành Công An. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Quan Vân Trường và 2 tướng này đều rất tệ hại; ông từng phê bình và đe dọa sẽ trừng phạt Mi, Phó khi trở về.
Sự rạn nứt trong nội bộ quân Kinh Châu nghiêm trọng đến mức ngay khi quân Lữ Mông áp thành, Mi Phương và Phó Sĩ Nhân đều không đánh mà lập tức treo cờ trắng đầu hàng.
Lữ Mông và Lục Tốn thừa thắng tấn công chiếm nhiều cứ điểm quan trọng như Nghi Đô, Tỷ Quy... sau đó đưa quân về thủ tại Di Lăng, đề phòng Lưu Bị phát binh cứu Quan Vũ.
Khi Quan Vũ còn chưa kịp trở tay, hai đại tướng Đông Ngô đã gần như quét sạch thế lực Thục Hán ra khỏi miền Nam Kinh Châu, "cờ hiệu trên các thành trì đã đổi màu trong chớp mắt".
Ngay từ thời kỳ trù bị của chiến dịch này, Lữ Mông đã quán triệt mục đích "triệt tiêu quân đội của Quan Vũ".
Khi tới Kinh Châu, ông không tơ hào chút báu vật nào trong phủ Quan Vũ, mà đem xung công tất cả. Ông cũng thực thi hàng loạt chiến thuật tâm lý: úy lạo người dân, phát tiền cho người nghèo, cho phép gửi thư cho người thân ở tiền tuyến...
Chỉ một thời gian ngắn sau khi đoạt được Kinh Châu, Lữ Mông đã tạo được tín nhiệm lớn tại Kinh Châu, khiến Quan Vũ không chỉ bị mất hậu phương, mà ngay cả tiền tuyến cũng dao động nghiêm trọng.
Cái chết của Quan Vân Trường
Để đảm bảo chiến dịch "hất cẳng Lưu Bị" thành công tuyệt đối, Tôn Quyền đích thân tới Công An chỉ huy cuộc "đi săn" Quan Vân Trường, đồng thời gửi thư "hy vọng Tào Công bảo mật, tránh Quan Vũ kịp có phòng bị".
Lúc này, Tào Tháo đã phái Từ Hoảng tiếp viện Phàn Thành. Đứng trước "điều kiện bảo mật" của Tôn Quyền, đa phần thuộc hạ của Tào chủ trương giữ bí mật, giúp Quyền tập kích thành công.
Nhưng quan Tư không Đổng Chiêu hiến kế - "Chúng ta vờ đáp ứng Tôn Quyền, mặt khác lộ tin cho Quan Vũ và Tào Nhân.
Như vậy, Quan Vũ sẽ bỏ vây về tính sổ với Tôn Quyền, chúng ta thì ngư ông đắc lợi. Nếu giúp Tôn Quyền bảo mật, ngộ nhỡ thành không giữ được, quân ta thiệt lớn".
Tào Tháo nghe theo Chiêu, bèn lệnh Từ Hoảng phóng tiễn đem theo "tin mật" vào Phàn Thành và doanh trại của Quan Vũ, đủ thấy Tào - Tôn dù mới bước đầu "bắt tay", song 2 bên không hề ngần ngại tìm cách lợi dụng đối phương.
Vụ "lộ mật" của Tào Tháo khiến "gió đổi chiều" ở Phàn Thành. Tinh thần quân đội Tào Nhân lên cao, trong khi nước lũ rút đi giúp thành trì kiên cố trở lại.
Trong khi Quan Công còn bất ngờ trước diễn biến mới, thì hung tin Kinh Châu thất thủ ập đến, buộc quân đội của ông phải triệt thoái khỏi chiến trường miền Bắc.
Quan Vũ và Từ Hoảng đều là người quận Hà Đông, từ nhỏ đã quen biết nhau và quan hệ khá tốt. Tuy nhiên, trong chiến dịch Phàn Thành, Từ Hoảng quyết thắng Quan Vũ.
Hoảng dương đông kích tây, phao tin đánh đồn Vi Trủng nhưng kỳ thực đánh đồn Tứ Trủng. Quan Vũ mắc mưu nên bị thua nặng.
Ông phải hạ lệnh giải vây Phàn Thành rút lui, quân Thục Hán bị rơi xuống sông Hán Thủy, tổn thất vô số.
Quan Vũ chạy về nửa đường mới biết Giang Lăng và Công An đã mất nên đành chạy về Mạch Thành.
"Gió đổi chiều" tại Phàn Thành - Tương Dương và Kinh Châu khi Tào Tháo - Tôn Quyền bắt tay đánh bại Quan Vũ, buộc ông chạy về Mạch Thành những ngày cuối đời.
Ông gửi thư cầu cứu Lưu Phong, Mạnh Đạt ở Thượng Dung, song 2 tướng này "quan hệ bình thường" với Quan Vũ nên không phát binh cứu ông.
Đến Mạch Thành, Quan Vân Trường lại biết tin Lục Tốn đã đánh chiếm được Nghi Đô.
Tháng 12/219, Tôn Quyền sai người dụ hàng ông.
Quan Vũ biết không thể dùng lực lượng ít ỏi còn lại để kháng cự, nên sai một số quân ở lại giương cờ trắng trên thành, còn mình dẫn hơn 10 quân kỵ theo đường nhỏ đổi hướng chạy lên phía bắc, hy vọng theo đường núi để phá vây để về Ích châu hoặc Hán Trung.
Khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư thì bị tướng Ngô là Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường. Ông bị bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt được mang về.
Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đều từng trải qua thất bại, nhưng lực lượng của họ không sụp đổ hoàn toàn mà vẫn có khả năng vãn hồi, điều quan trọng nhất chính là nhờ thế lực ủng hộ họ đủ lớn.
Nhưng đối với Quan Công, thời điểm ông chiến bại, những mâu thuẫn trong nội bộ thế lực của ông cũng bùng phát và quật ngã ông hoàn toàn, khiến Quan Vân Trường không còn cơ hội "trở mình".
Cùng tháng 12/219, Tôn Quyền chém đầu cha con Quan Vũ.
Triệt hạ Quan Vũ và đoạt lại Kinh Châu là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của Tôn Quyền.
Lữ Mông qua đời
"Bạch y độ giang" là một trong những chiến dịch quân sự kinh điển thời Tam Quốc, đồng thời cũng là chiến công huy hoàng nhất của Lữ Mông.
Sau đại thắng này, Đông Ngô hoàn toàn đoạt lại Kinh Châu mà Lưu Bị đã "mượn" 10 năm trời, lãnh thổ mở rộng về phía Đông Tam Hiệp, phía Nam Trường Giang.
Thế nhưng, trong khi Lữ Mông còn chưa kịp nhận phong thưởng thì ông đã bệnh mất. Đại quyền quân sự vùng thượng lưu Trường Giang được trao về tay Lục Tốn.
Ngoài các yếu tố như môi trường sống, trình độ giáo dục... thì theo nhân tướng học, nếu người đàn ông của bạn có các đặc điểm sau đây trên khuôn mặt, vợ họ sẽ rất được cưng chiều, theo Sina.
1. Đàn ông môi mỏng thường biết vào bếp
Ảnh minh: Soompi. |
Sẵn sàng vào bếp và biết nấu ăn là điều kiện tiên quyết của người đàn ông hiện đại. Người có đôi môi mỏng đều ở cả trên và dưới thường thuộc trường phái "đầu bếp giỏi". Tuy nhiên, nếu môi quá mỏng thì chàng lại có tính tình khá lạnh nhạt.
2. Đàn ông có chân mày hình "bát tự" hoặc chân mày rũ xuống
Kiểu nam giới này được chia làm 2 loại:
- Đầu lông mày bình thường, cuối lông mày chia thành hai nhánh. Một nhánh hếch lên và sợi lông mày cũng có chiều hơi hướng lên; nhánh thứ hai rẽ xuống, chiều lông mày cũng hơi hướng xuống.
- Đầu lông mày cao, thân lông mày thấp dần, đuôi lông mày gần ngang với đuôi mắt. Cả hai lông mày phải và trái hợp với nhau thành hai nhánh trông như hai nhánh chữ bát (八).
Đây là kiểu người khá ôn hòa, ít khi tức giận, bất luận trong vấn đề nào đó bạn đúng hay sai thì người đầu tiên nói lời xin lỗi thường là chàng. Đồng thời, chàng cũng không có quan niệm về con số cho nên tiền kiếm được đều giao cho vợ quản lý, thậm chí để bạn nắm quyền kinh tế trong gia đình.
3. Đàn ông có mắt phải to hơn mắt trái
Đây là người đàn ông "sợ vợ" cho nên thường nhún nhường nửa kia. Tuy tính tình có hơi ủy mị và yếu đuối nhưng chàng thật sự yêu thương vợ bằng cả tấm lòng, lúc nào cũng muốn vợ vui và giữ hòa khí gia đình nên thường sẵn sàng chịu thiệt.
4. Đàn ông có nhân trung sâu và dài, cằm đầy đặn
Các kiểu nhân trung. |
Nhân khí của chàng rất tốt, là người rộng lượng và yên ổn, vận thế con cái cũng được hưởng phúc đức. Chàng thường có một trái tim cởi mở, sức khỏe tốt, khả năng chăn gối cũng luôn khiến "nửa kia" hài lòng.
5. Đàn ông có luân quách không lồi
Luân quách (là vành trong và ngoài của tai) không quá lồi lõm, xương xẩu cho thấy đây là người đàn ông dễ chịu, không thích so đo. Chàng thích ở nhà và xem trọng cuộc sống gia đình.
6. Đàn ông mũi nhỏ như củ tỏi
Mũi hình củ tỏi. |
Đặc điểm này cho thấy chàng rất nỗ lực làm việc, biết kiếm tiền nhưng sẵn sàng tiêu tiền vì vợ. Bản thân chàng tiết kiệm nhưng lại rất hào phóng với những người thân trong gia đình.
7. Đàn ông mí mắt nhiều tầng hoặc có nốt ruồi ở bọng mắt
Đây là người đàn ông đặc biệt rất yêu vợ thương con. Vì những thành viên trong gia đình, chàng sẵn sàng hy sinh và phấn đấu hết mình để đem lại cuộc sống tốt nhất.
8. Đàn ông có hai gò má đầy đặn, xương cân đối
Chàng rất có trách nhiệm và biết gánh vác gia đình, luôn là người cho đi nhiều hơn và cũng rất biết hâm nóng tình cảm vợ chồng.
VnExpress
Hội Bạch Lưu
Thời gian: tổ chức vào ngày 28 tháng 12 âm lịch.
Địa điểm: xã Bạch Lưu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Lã Công Lô – danh tướng có công đánh quân Triệu Văn Vương.
Nội dung: Hội có lễ tế và dâng hương cúng Thành hoàng ghi nhớ công đức. Phần hội có cuộ thi chọi trâu.
Đặt tên hay cho người tuổi Mão |
Không nên lấy những phụ nữ tướng khắc chồng làm vợ |
Tướng phụ nữ khắc chồng |
Gia chủ nào muốn tài vận đến nhanh thì đừng quên trưng bày những vật phẩm phong thủy được cho là mang may mắn, tiền bạc nhiều nhất mà chúng tôi đưa ra dưới đây nhé.
1. Thần Tài Tsai Shen Yeh
Thần Tài Tsai Shen Yeh luôn là vua của tài vận và là một trong những vị thần của cải phổ biến nhất. Ông thường được mô tả trong tư thế ngồi trên lưng hổ, thể hiện quyền uy với con vật này. Tay của ông cầm nhiều đồng vàng, mình mặc áo rồng. Dù được mô tả với hình hài nào thì Thần Tài cũng được coi là vị thần bảo vệ tài chính của bạn.
Nơi đặt Thần Tài tốt nhất là trước cửa ra vào, hướng thẳng ra cửa trước.
Lưu ý: Không đặt Thần Tài ở phòng ngủ vì như thế sẽ không nhận được may mắn.
2. Thiềm Thừ (Cóc ba chân ngậm tiền)
Thiềm Thừ – Cóc ba chân gần như là biểu tượng kiếm tiền may mắn nhất. Linh vật này có ba chân, chân cóc đạp lên nhiều đồng tiền cổ, miệng ngậm 3 đồng tiền.
Thiềm Thừ hút vàng vào nhà của bạn khi nó được đặt ở vị trí thấp, theo đường chéo đối diện cửa trước. Nên đặt hướng về phía cửa trước giống như đang chào đón năng lượng của sự giàu có. Theo Phong Thủy, nếu đặt 9 Thiềm Thừ sẽ hút tiền vào nhà.
Lưu ý: Không đặt cóc đối diện trực tiếp với cửa chính, cửa sổ vì nếu đặt như vậy cóc sẽ nhả tiền ra ngoài hết.
3. Tỳ Hưu
Tỳ hưu còn được gọi là Thiên Lộc, Tịch Tà, Bách giải là thần thú nổi tiếng nhất được quan niệm mang lại sự giàu có và bảo vệ tài sản. Tỳ Hưu giúp mang lại may mắn với những tài sản nổi như xổ số, chứng khoán, đầu tư kinh doanh.
Người xưa tin rằng, sau khi mua xổ số, đặt vé số bên dưới Tỳ Hưu sẽ thu hút may mắn về tiền bạc.
4. Tiền xu Phong Thủy
Tiền xu Phong Thủy, tiền xu cổ của Trung Quốc là công cụ mạnh để kích hoạt sự giàu có. Hình tròn và hình vuông của đồng tiền tượng trưng cho trời và đất. Buộc 3 đồng tiền vào một chuỗi dây màu đỏ và treo chúng lên cửa ra vào ngụ ý tiền hoàn toàn ở bên trong nhà bạn.
5. Những thỏi vàng Phong Thủy
Vàng tượng trưng cho sự giàu có, của cải và thành công. Thỏi vàng thu hút tài lộc liên tục vào nhà. Có thể trưng bày thỏi vàng bằng cách cho nhiều thỏi vào bình tài lộc rồi để trong nhà hoặc văn phòng.
6. Long Quy
Long Quy là biểu tượng huyền thoại kết hợp quyền lực tuyệt đỉnh của cả rồng lẫn rùa. Người ta tin rằng nó có thể hút tài vận giàu có, tăng thu nhập, thúc đẩy thăng tiến, sức khỏe, tuổi thọ, bền vững và thịnh vượng lâu dài trong kinh doanh. Linh vật này mang lại may mắn sung túc ổn định (thay vì những yếu tố bất ngờ xảy ra, Long Quy sẽ giúp từng bước tiết kiệm, tăng tiền bạc một cách chắc chắn).
7. Tượng Cá
Theo Phong Thủy, Cá đại diện cho sự giàu sang, phú quý. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thích đặt bể cá cảnh sống như cá vàng, cá chép, cá bảy màu gần lối vào văn phòng hoặc cửa hàng, nhà ở để thu hút sự giàu có và may mắn.
Tuy nhiên, đặt tượng cá thì đơn giản hơn và không phải chăm sóc như bể cá sống. Vì thế nhiều người trưng bày tượng cá trong nhà.
8. Ba vị thần Phúc – Lộc Thọ
Ba vị thần Phúc – Lộc Thọ là những vị thần phổ biến nhất và được trưng bày trong nhiều gia đình trên toàn thế giới.
Tượng Phúc, Lộc, Thọ thường được trưng bày theo phong thủy để cầu mong sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc.
Tượng ba ông cực kỳ phổ biến vì tượng trưng cho tất cả mọi thứ khiến cho con người hạnh phúc, mãn nguyện. Bày ít nhất 1 trong 3 ông sẽ thu hút may mắn đến với cuộc sống.
Nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, Lilian Too, người đã viết hơn 80 cuốn sách về đề tài này, trưng bày ít nhất 3 bộ ba ông Phúc Lộc Thọ trong nhà riêng của bà.
9. Thuyền buồm đầu rồng
Người ta quan niệm rằng thuyền rồng mang lại sự giàu có từ gió và nước, được xem là biểu tượng của thành công trong kinh doanh. Để tăng thu nhập, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bày thuyền đầu rồng trước cửa hàng, văn phòng.
Nên đặt thuyền buồm hướng vào bên trong văn phòng, cửa hàng, nhà ở. Hoặc có thể treo một bức tranh có hình chiếc thuyền buồm đang căng gió tiến về phía bạn để tăng thêm vận may và tài lộc.
Lưu ý: Không nên để thuyền buồm hướng ra ngoài cửa, vì như thế nó mang ý nghĩa chạy mất, đồng nghĩa với vận may và tài lộc cũng theo đó ra đi.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Màu đỏ thuộc gam màu nóng. Màu đỏ luôn chiếm một vị trí quan trọng và là một trong những màu sắc được sử dụng thường xuyên nhất trong các biểu tượng.
Màu đỏ là màu được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất, đây là màu đặc trưng nhất của gam màu nóng, cũng là màu của máu. Đây là màu sắc dễ thu hút được sự chú ý của con người, mang lại nguồn sinh lực dồi dào và kích thích cảm giác thèm ăn, vì thế nên rất nhiều cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng màu đỏ trong thiết kế và logo của họ. Trong thiết kế phòng ăn, bạn nên áp dụng ý nghĩa này để khiến bữa ăn của bạn thêm ngon miệng.
Vì màu đỏ là màu mang lại năng lượng nên bất cứ điều gì liên quan đến màu đỏ đều có sự tăng cường về năng lượng, sức mạnh và ý chí. Đây cũng chính là lý do tại sao ngay cả trong không gian tĩnh lặng nhất, căn phòng vẫn cần một chút sắc đỏ để tránh sự mệt mỏi, chán nản.
Tuy nhiên, quá nhiều màu đỏ lại gây phản tác dụng. Thay vì một căn phòng đỏ chót, hãy thêm các yếu tố phong thủy may mắn khác liên quan đến số lượng và hình dạng. Thêm những vật may mắn vào góc phía nam của nhà ở, phòng khách hay văn phòng làm việc và xem vận mệnh của bạn thăng tiến như thế nào.
9 lời khuyên cho bạn về việc dùng màu đỏ trong phong thủy
1. Buộc một dải ruy băng màu đỏ xung quanh các đồ phong thủy hoặc các vật may mắn nhằm tăng thêm tính hiệu nghiệm của nó.
2. Ngăn chặn sự thất thoát năng lượng bằng màu đỏ: Nắp bồn cầu nhà vệ sinh nên sơn màu đỏ để tránh sự rò rỉ những năng lượng quan trọng (ngoại trừ trường hợp khi nhà vệ sinh của bạn là ở trung tâm, phía tây nam hoặc phía nam ngôi nhà).
3. Thêm màu đỏ hợp lý trong căn nhà. Mỗi phòng cần một ít màu đỏ tươi sáng lên màu sắc của nội thất, vật dụng. Nếu chưa có màu đỏ, bạn hãy thêm vào một vật nào đó màu đỏ, tốt nhất là ở các góc hướng nam, đông nam hoặc tây bắc. Phòng khách thrrm chút sắc đỏ sẽ làm cho không khí gia đình vui vẻ và ấm áp hơn.
4. Khởi động may mắn trong việc kinh doanh của bạn. Một tấm giấy màu đỏ dùng để kê điện thoại và máy fax sẽ khiến việc kinh doanh được thuận lợi hơn rất nhiều.
5. Hâm nóng tình yêu đôi lứa. Cắm một lọ hoa màu hồng đỏ ở góc Tây Nam của phòng khách sẽ khiến tình yêu của 2 bạn lãng mạn, ngọt ngào hơn. Nhưng tối kị đặt trong phòng ngủ vì có thể gây phản tác dụng.
6. Khiến căn nhà "hấp dẫn" hơn. Nếu bạn đang rao bán căn nhà, hãy khiến người mua chú ý hơn đến căn nhà bằng cách đặt một lọ hoa màu đỏ trong phòng khách hoặc trên bàn ăn. Ngoài ra, bạn nên thắp cả đèn ở phía sau ngôi nhà và phía Nam căn nhà phải là không gian mở.
7. Khiến công việc thăng tiến hơn. Đặt một ngọn đèn đỏ ở hướng nam văn phòng làm việc để khiến mọi người thán phục và ghi nhận những đóng góp và nỗ lực của bạn. Trang trí thêm một cây xanh trong văn phòng vì cây xanh tượng trưng cho gỗ và gỗ là yếu tố để duy trì ngọn lửa đỏ.
(Theo Afamily)
Để tránh hiện tượng 3 cửa thẳng khi đã làm cửa, bạn có thể đặt trước cửa thứ nhất hoặc cửa có gió lùa vào một tấm gương hoặc cây xanh lớn hay tảng đá. |
- Trích trong KHÁM PHÁ BÍ ẨN CON NGƯỜI QUA KHUÔN MẶT, DÁNG HÌNH của Đặng Xuân Xuyến -
Theo thuật xem tướng của người phương Đông thì bất luận là nam hay nữ, nếu tập trung nhiều dấu hiệu được liệt kê dưới đây thì đấy là mẫu người chung thủy trong tình yêu.
- Đầu tròn nhưng hơi mảnh dẻ và cổ cao.
- Đầu tròn vừa. Cổ tròn nhưng không nổi gân.
- Đầu suôn nhọn như hình quả trứng.
- Đầu to nhưng thân mình lại nhỏ. Hoặc đầu lớn nhưng đầu lại vuông.
- Tóc đen, chân tóc khít rậm và to sợi.
- Tóc mềm nhưng lại nằm rạp xuống đầu.
- Tóc mềm sợi và lượn sóng.
- Hai bên mang tai có xương nổi cao.
- Cổ tròn, vững và tương đối xứng với đầu và vai.
- Vai nở rộng và eo lưng đầy đặn.
- Ngực nẩy nở vừa phải và dài.
- Phụ nữ vú lớn nhưng không xệ xuống. Núm vú hướng lên phía trên.
- Bụng đầy đặn và hướng lên phía trên.
- Rốn cao lên phía trên, cách xa hạ bộ.
- Tiểu tiện vọt như hạt châu (tua ra như mưa).
- Lông ở âm bộ và dương bộ mượt, mọc không quá nhiều. Đàn bà thì âm bộ hướng lên trên.
- Hai mắt tròng đen nhiều, tròng trắng ít.
- Nếu là phụ nữ mắt bên phải nhỏ hơn mắt bên trái, còn nếu là đàn ông thì mắt bên trái nhỏ hơn mắt bên phải.
- Hai mắt lớn, tươi sáng và có thần.
- Chân mày to và đầy đặn.
- Lông mày mọc rủ quắp xuống mắt.
- Tai cứng và mọc cao.
- Hai tai lớn, dầy, cả hai lỗ tai cùng lớn.
- Lưỡng quyền thon nhỏ và ít thịt.
- Lưỡng quyền là hai gu xương nổi thấp, má no đầy nhưng không xệ.
- Trán cao, tròn hơi dô và có vài nếp nhăn cách xa chân lông mày.
- Thân mũi dài, to đều đặn, sống mũi có chiều hơi cong.
- Sống mũi nhỏ, đầu mũi to và tròn.
- Mũi to nhưng cân xứng với khuôn mặt, đầu lỗ mũi to nhưng tròn đẹp, hai cánh mũi nở.
- Nhân trung sâu, rộng như cái máng và tươi sáng. Hoặc nhân trung dài, rộng và ngay ngắn.
- Nhân trung bề ngang hơi hẹp nhưng dài và sâu.
- Khóe miệng hai bên hướng lên trên.
- Miệng ngay ngắn, hai môi đều có lằn vạch đứng.
- Môi trên, môi dưới hài hòa, cân xứng và cùng hướng lên phía trên.
- Hai môi vừa dầy và đều đặn.
- Ngủ thường nằm nghiêng, tay đặt lên người, dáng người ngay ngắn.
- Dáng điệu từ tốn, khoan thai, chắc chắn.
- Cánh tay phía trên hơi gầy, nhỏ, dưới bắp tay đến cườm hơi mập, lớn.
- Cánh tay dài, nhỏ, không cân xứng với dáng hình.
- Bàn tay ướt và gò Kim Tinh nổi cao.
- Bàn tay gầy và mềm yếu.
- Bàn tay khuyết lòng nhưng ngón tay tròn trịa, no đủ.
- Bàn tay mềm nhưng hơi thô kệch.
- Bàn tay cứng và có phần hơi thô.
- Các đầu ngón tay tròn trịa hoặc vông vức, nghiêm chỉnh.
- Lòng bàn tay có ít đường chỉ chằng chịt, rối loạn.
- Móng tay dài và cứng nhưng không dễ gẫy.
- Bàn tay có sắc đỏ đậm hoặc hồng nhạt.
- Phía sau lưng bàn tay có nhiều lằn nhăn.
- Phía sau lưng bàn tay có những chỗ lòm hóp.
- Gò Kim Tinh được no đầy và hồng hào.
- Chân nhỏ, ít nổi gân, ít thịt và xương.
- Bàn chân hơi cong và có ít lông.
- Bàn chân có lũm (lõm) và cứng rắn.
- Các ngón chân cân xứng, đều đặn nhau.
- Nốt ruồi mọc ở gò má bên trái.
- Nốt ruồi mọc ở tại yết hầu, gu xương giữa cổ.
- Nốt ruồi mọc ở dưới gan bàn chân.
(Trích trong KHÁM PHÁ BÍ ẨN CON NGƯỜI QUA KHUÔN MẶT, DÁNG HÌNH của Đặng Xuân Xuyến, nxb Thanh Hóa)
Bài viết được tác giả gửi đến trang nhà Xem Tướng chấm net, tháng 7 năm 2015
Một số sách của tác giả Đặng Xuân Xuyến đã xuất bản như:
► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Những câu nói nổi tiếng của người Do Thái. Chỉ chiếm gần 0,2% dân số thế giới (khoảng 14,2 triệu người trên toàn thế giới tính đến năm 2014), nhưng người Do Thái và trí tuệ đỉnh cao của họ đóng góp đến… 50% tiến bộ của loài người!
Từ những tên tuổi đã đi vào “huyền thoại” như Karl Marx, Sigmund Freud, Albert Einstein… đến những nhân vật nổi tiếng thế giới thời hiện đại như Michael Bloomberg, Sheldon Adelson, Natalie Portman… tất cả đều khiến chúng ta ngưỡng mộ, khâm phục. Dân tộc luôn coi trọng trí tuệ, giáo dục, nghịch cảnh và thời gian này luôn có những “công trình” tri thức vượt bậc cho nhân loại.
Vậy tư tưởng xuyên suốt nào giúp họ trở nên khác biệt, vượt trội và được nhiều người ngưỡng mộ như thế?
Hãy cùng tham khảo những lời răn dạy như “kim chỉ nam” cho mọi hành động của người Do Thái dưới đây: (Những câu tục ngữ này được ghép cùng các nhân vật nổi tiếng gốc Do Thái trên toàn thế giới, giúp bạn đọc không hiểu lầm các câu nói này là phát ngôn của họ.)
Adam là quả tay gặp may đầu tiên vì chẳng có mẹ vợ
Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng
Karl Marx (sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại London, Vương quốc Anh) là nhà tư tưởng người Đức gốc Do thái. Ông là một học giả có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực học thuật như triết học, kinh tế chính trị học, xã hội học, sử học…
Hãy sợ con dê húc phía trước, con ngựa đá phía sau, còn kẻ ngu thì phải đề phòng tứ phía
Sigmund Freud (sinh ngày 6/5/1856 – mất ngày 23/9/1939) là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo gốc Do Thái. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học.
Kinh nghiệm là cái từ mà mọi người dùng để gọi các sai lầm của mình
Albert Einstein (Sinh 14 tháng 3 năm 1879 – mất 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức gốc Do Thái, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).
Ai cũng than vãn thiếu tiền thế nhưng chẳng ai than thở thiếu trí khôn cả
Sheldon Adelson, ông chủ của tập đoàn Las Vegas Sands, một tỷ phú người Mỹ gốc Do Thái.
Có thể trứng khôn hơn vịt nhưng trứng ung nhanh quá
Saul Perlmutter, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Do Thái, nhận giải Nobel Vật lý năm 2011.
Khi già đi người ta thị lực kém đi nhưng nhìn thấy nhiều hơn
Rita Levi-Montalcini (1909 – 2012) là một nhà thần kinh học người Ý gốc Do Thái, cùng với đồng nghiệp Stanley Cohen, đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 cho công trình phát hiện ra Nhân tố tăng trưởng thần kinh.
Nếu cuộc sống không dần dần tốt lên, thì nó sẽ kém đi
Ralph Marvin Steinman, một nhà miễn dịch học và nhà sinh vật học tế bào người Canada gốc Do Thái, nhận giải Nobel Y học năm 2011.
Tình yêu có ngọt ngào đến đâu cũng chẳng lấy ra nấu chè được
Natalie Portman, nữ diễn viên người Mỹ gốc Do Thái từng đoạt giải Quả Cầu Vàng và giải Oscar.
Lúc nào vô công rỗi nghề thì người ta sẽ làm những việc long trời lở đất
Michael Bloomberg (sinh 14 tháng 2, 1942) là đương kim thị trưởng Thành phố New York gốc Do Thái. Với khối tài sản 19,5 tỷ đô la Mỹ vào 2011, ông là người giàu thứ 12 ở Mỹ.
Tài sản có thể trở về số 0, còn kiến thức càng ngày càng mở rộng
David Ben-Gurion, Thủ tướng đầu tiên của Israel. Ông là người ấp ủ hoài bão về công cuộc phục quốc của người Do Thái.
Điếc thực sự là không chịu học hỏi người khác
Bruce Alan Beutler, nhà miễn dịch và di truyền học Mỹ gốc Do Thái, người nhận giải Nobel Y học năm 2011.
Ta không cầu xin cho gánh nặng sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng cho đôi vai hãy vững vàng hơn
Alan Greenspan (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1926 tại New York) là nhà kinh tế học Mỹ gốc Do Thái. Ông là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 1987 đến 2006.
► Đoán vận mệnh, tài lộc của bạn qua việc xem bói theo tử vi khoa học |
Trung Thu Rằm tháng 8 là dịp lễ có ý nghĩa vui vẻ và tốt lành của Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung. Trong ngày này, không thể thiếu mâm cỗ Trung Thu với những thức quà mùa thu được bày biện khéo léo, cùng xem những mâm cỗ vừa đầy đủ vừa đẹp mắt, tạo nên không khí ngày lễ tưng bừng, vui vẻ.
Đây là điển cố thứ Chín trong quẻ Quan Âm, mang tên Khổng Minh Điểm Tướng (còn gọi là quẻ Khổng Minh Điểm Danh Tướng Lĩnh). Quẻ Quan Âm Khổng Minh Điểm Tướng có bắt nguồn như sau:
Khống Minh tức là Gia Cát Lượng (181 – 234), sống vào thời Tam Quốc. Thời kỳ Kiến An, Gia Cát Lượng và các em trai làm ruộng ở gò Nam Dương. Ngày thường ông thích đọc “Lương phụ ngâm”, lại thường tự so sánh mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, người đương thời đều cười nhạo ông, chỉ có những người bạn tốt là Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Kiến, Thạch Thao là tin rằng ông là người có tài, và gọi ông là “Ngọa Long”.
Khi Lưu Bị đóng quân ở thôn Tân Dã, được sự tiến cử của Từ Thứ, Lưu Bị đích thân đến tìm Gia Cát Lượng, nhưng đi đến lần thứ ba mới gặp được ông. Gia Cát Lượng trình bày với Lưu Bị về kế sách chia ba thiên hạ (Tam phân sách); phân tích rằng Tào Tháo không thể tin, Tôn Quyền có thể tiếp viện; đồng thời nói rõ về sự nhu nhược của quân chủ hai châu Kinh, ích, chỉ có thu phục được hai châu này mới có có hội chiến thắng, trình bày với Lưu Bị chiến lược tấn công Trung Nguyên. Lưu Bị nghe xong rất tán thưởng, mời Khổng Minh xuống núi, bái làm quân sư.
Tuy Lưu Bị rất tôn kính Khổng Minh, nhưng Quan Vũ, Trương Phi vẫn thấy không phục. Không lâu sau, Tào Tháo phái đại tướng là Hạ Hầu Đôn chỉ huy mười vạn đại quân tấn công vùng Tân Dã, Lưu Bị tìm Gia Cát Lượng bàn kế, Gia Cát Lượng nói rằng: “Chỉ sợ các tướng không nghe lệnh của tôi, xin mượn ấn kiếm của chúa công, Lưu Bị bèn đem ấn kiếm trao cho Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng bắt đầu tập hợp và điểm danh các tướng, lệnh cho Quan Vũ đem một nghìn người ngựa mai phục ở núi Dự Sơn, nhưng để mặc cho đội tiên phong của quân địch đi qua, khi nhìn thấy lửa hiệu đốt lên, thì nhanh chóng xuất kích, Trương Phi đem một nghìn người ngựa mai phục ở vùng sơn cốc, đợi lửa hiệu bốc cháy, sẽ tấn công thành Bác Vọng, Quan Bình và Lưu Phong đem năm trăm người ngựa chia làm hai lộ đợi ở sau dốc Bác Vọng, khi quân địch vừa tới thì lập tức phóng hỏa. Lại điều Triệu Vân từ Phàn Thành đến làm tiên phong, chỉ được thua chứ không được thắng. Lưu Bị đem một nghìn người ngựa làm quân tiếp viện phía sau.
Quan Vũ không nhẫn nhịn được nữa, bèn hỏi: “Chúng tôi đều đi đánh trận, còn tiên sinh thì làm gì? Gia Cát Lượng nói: “Ta ngồi ở trong thành đợi!” Trương Phi cười lớn giễu cợt: “Chúng tôi thì đi liều mạng, còn tiên sinh thì lại ung dung!” Gia Cát Lượng bèn nói: “Ấn kiếm ớ đây, ai trái lệnh sẽ bị chém đầu!” Quan Vũ, Trương Phi không nói gì, cười nhạt mà đi.Vào cuộc chiến, các tướng đều thực hiện đúng như sự sắp đặt của Gia Cát Lượng, quả nhiên đánh thắng quân Tào, cướp được rất nhiều binh khí. Gia Cát Lượng lần đầu dùng binh đã tính toán như thần, giành được thắng lợi lớn, khiến Quan Vũ, Trương Phi phục sát đất.
Về lần chỉ huy quân sự đầu tiên của Gia Cát Lượng, trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có bài thơ ca ngợi rằng:
Bác Vọng tương trì dụng hỏa công, Chỉ huy như ý tiếu đàm trung.
Trực tu kinh phá Tào Công đảm, Sơ xuất mao lư đệ nhất công.
Tức là: Dùng hỏa công để giữ thành Bác Vọng, giữ vững ý kiến chỉ huy mặc mọi lời đàm tiếu, khiến cho quân Tào Tháo kinh hồn khiếp vía, đây là chiến công đầu tiên từ khi rời nhà cỏ.
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm |
Ôn tửu trảm Hoa Hùng
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" được cho là thuật lại chiến công đầu tay của Quan Vân Trường.
Theo tiểu thuyết, bối cảnh câu chuyện diễn ra khi 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh thảo phạt gian thần Đổng Trác. Quân Quan Đông bao vây thành Lạc Dương.
Tướng quốc Bình Nguyên là Lưu Bị dẫn các tướng Quan Vũ, Trương Phi... theo cùng Thái thú Bắc Bình Công Tôn Toản.
Chư hầu cùng tiến cử Viên Thiệu làm minh chủ, Thái thú Trường Sa (một địa danh thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) Tôn Kiên làm tiên phong tới Dĩ Thủy Quan khiêu chiến.
Tướng của Đổng Trác là Kiêu kị hiệu úy Hoa Hùng tiếp chiến, đánh bại Tôn Kiên, chém đầu bộ tướng của kiên là Tổ Mậu.
Hoa Hùng khiêu chiến quân Quan Đông, trảm liên tiếp 2 tướng.
Trong lúc liên quân chư hầu bất lợi, Viên Thiệu đành than - "Tiếc rằng hai tướng Nhan Lương, Văn Xú chưa tới.
Nếu có 1 người ở đây thôi, đâu cần phải sợ Hoa Hùng?"
Lời Thiệu chưa dứt, Quan Vũ đã bước ra nói - "Tiểu tướng xin đi lấy đầu Hoa Hùng!"
Thời điểm đó, Quan Vân Trường chỉ là một "mã cung thủ" vô danh tiểu tốt, cho nên Viên Thiệu và Viên Thuật đều không bằng lòng, sợ mất mặt trước Hoa Hùng.
Trong các vị "lãnh đạo" có mặt, duy nhất Tào Tháo ủng hộ Quan Vũ xuất trận, và mời Quan Công một chén rượu.
"Rượu đã rót ra, Quan mỗ sẽ trở lại ngay!" - Quan Công nói xong cầm đao lên ngựa.
Không lâu sau đã thấy Quan Vũ đem đầu Hoa Hùng về ném dưới đất.
Chén rượu của Tào Tháo vẫn còn ấm, vì vậy mới có tích Quan Công "ôn tửu trảm Hoa Hùng".
Theo "Tam Quốc diễn nghĩa", trảm Hoa Hùng là thắng lợi đầu tay của Quan Vũ, và cũng là "uy chấn càn khôn đệ nhất công".
Hoa Hùng ở Lạc Dương, Quan Vũ ở đâu?
Mặc dù "ôn tửu trảm Hoa Hùng" đã trở thành một điển tích vô cùng nổi tiếng đối với độc giả Tam Quốc, xong nhiều tư liệu lịch sử lại cho thấy "chiến công" của Quan Vân Trường hoàn toàn phi thực tế.
Tháng giêng năm Sơ Bình thứ nhất (190), các quận Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác, tôn Thái thú Bột Hải Viên Thiệu làm minh chủ. Khi ấy, Công Tôn Toản vẫn còn ở U Châu chứ không tham gia hội sư.
Thêm vào đó, thời điểm này, Lưu Bị còn chưa về đầu quân cho Công Tôn Toản, cho thấy chi tiết Bị cùng Toản tham gia liên minh là không chính xác.
Theo các tài liệu lịch sử Trung Quốc, vào thời gian trên, Lưu Bị đang dẫn quân đánh Đốc Bưu.
Khi đại tướng quân Hà Tiến phái đô úy Khưu Nghị tới Đan Dương mộ binh, Lưu Bị mới dẫn đội quân ít ỏi của mình theo người này.
Tại Hạ Bì đụng độ giặc Hoàng Cân (khăn vàng), quân Lưu đánh trận lập công, Lưu Bị được phong chức phó quan ở Hạ Mật, sau làm Cao Đường úy, rồi Huyện lệnh Cao Đường.
Về sau Cao Đường bị giặc Hoàng Cân phá, Bị mới về đầu quân cho Trung lang tướng Công Tôn Toản và được phong làm Biệt bộ tư mã.
Thời gian Lưu Bị làm Biệt bộ tư mã không được "Tam Quốc Chí" ghi lại, nhưng sách "Tư trị thông giám" và "Tục hậu Hán thư" đều viết, giai đoạn này vào khoảng tháng 10 năm Sơ Bình thứ hai (191), tức gần 2 năm sau khi liên minh Quan Đông thành lập.
Căn cứ vào các mốc thời gian thực tế, khi các châu quận khởi binh đánh Đổng Trác năm 190, Lưu Bị nhiều khả năng vẫn còn làm quan ở Hạ Mật, hoặc Cao Đường, chứ không thể có mặt tại tiền tuyến Lạc Dương.
Lưu Bị không ở Lạc Dương, cho thấy Quan Vũ cũng không có khả năng xuất hiện tại Lạc Dương để... trảm Hoa Hùng.
Công của Quan Vũ hay của "mãnh hổ Giang Đông"?
Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc, "Mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên được cho là tác giả của chiến công mà Quan Vũ "hưởng".
Cái chết của mãnh tướng Hoa Hùng đã được lịch sử ghi lại. Nhưng nhân vật trảm Hoa Hùng không phải là Quan Vũ, mà là "Giang Đông chi hổ" Tôn Kiên.
Tôn Kiên vốn là Thái thú Trường Sa (địa danh ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), tước Ô Trình Hầu. Thời điểm chư hầu Quan Đông khởi binh, Tôn Kiên cũng từ Hồ Nam bắc tiến, hội sư với Viên Thuật tại Lỗ Dương.
"18 lộ chư hầu" cất quân bao vây Lạc Dương, song thực tế mỗi bên đều e ngại Đổng Trác và tính toán bảo toàn thực lực nên không có bên nào tiến quân, mà tất cả đều giữ thái độ "quan sát".
Chỉ có quân đội của Tào Tháo, Tôn Kiên và Vương Khuông từng giao chiến với Đổng Trác.
Tôn Kiên bị tướng Đổng Trác là Từ Vinh tấn công ở phía đông huyện Lương, Kiên cùng mấy chục kỵ binh đột phá vòng vây.
Khi ấy, trên đầu Tôn Kiên thắt chiếc khăn màu đỏ, ông sợ bị quân địch nhận ra nên đưa khăn cho tướng thân tín là Tổ Mậu.
Tổ Mậu "đóng thế" cho Tôn Kiên, dẫn dụ quân Đổng Trác đuổi theo, Tôn Kiên mới thoát nạn.
Sự việc trên được tác giả La Quán Trung "biến tấu" trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", rằng tướng Đổng Trác tập kích Tôn Kiên là Hoa Hùng, và chính Hoa Hùng chém đầu Tổ Mậu.
Lịch sử Trung Quốc cho thấy, ở chiến dịch tiếp theo - chiến dịch Dương Nhân, Hoa Hùng mới xuất trận và cũng bị chém đầu trong trận đánh này.
Trong chiến dịch này, Tôn Kiên tập trung tàn binh đóng tại Dương Nhân ở phía tây huyện Lương. Đổng Trác phái Lữ Bố, Hoa Hùng, Hồ Chẩn tấn công Kiên.
Lữu Bố bất hòa với Hồ Chẩn, trong khi Chẩn là chủ soái, cho nên Bố cố ý gây rối trong quân, tạo tâm lý hoang mang, khiến sỹ tốt phe Đổng Trác mất tinh thần.
Trước sự tập kích của Tôn Kiên, 3 tướng Lữ - Hồ - Hoa thua chạy. Hoa Hùng bị Tôn Kiên chém đầu.
Trên thực tế, Hoa Hùng không có thành tích quân sự đáng kể. "Tam Quốc diễn nghĩa" đã cường điệu tài năng của viên tướng này. Chiến công chém 2 tướng Du Thiệp, Phan Phụng cũng chỉ là hư cấu.
Có nhiều bình luận cho rằng, "Tam Quốc diễn nghĩa" đề cao hình ảnh Hoa Hùng, mục đích không ngoài "tô điểm" cho sự lợi hại của Quan Vân Trường.
Tôn Kiên vốn là tác giả chiến công trảm Hoa Hùng, song tiểu thuyết hư cấu lại "tặng" công lao của Kiên cho Quan Vũ, quả thực là một sự bất công đối với danh tướng Giang Đông.
Bất chấp thực tế lịch sử, người đọc Tam Quốc vẫn biết đến Quan Vân Trường nhiều hơn với "càn khôn đệ nhất công" trảm Hoa Hùng:
Uy chấn càn khôn đệ nhất công,
Viên môn họa cổ hưởng đông đông.
Vân Trường đình trản thi anh dũng,
Tửu thượng ôn thời trảm Hoa Hùng.
theo Trí Thức Trẻ
Cư dân FA đâu nhỉ, các ấy nhanh nhanh vào đây xem mình có phạm những điều này không mà vẫn chưa có người yêu ^^.
1. Phòng ở quá lớn, người quá ít
Ở trong một căn phòng quá lớn sẽ khiến bạn dễ sa vào trạng thái tiêu cực như buồn bã, cô đơn, trầm cảm. Bạn bè ngày cũng càng vơi dần, nó cứ thế lặp lại khiến bạn không thể bắt đầu một mối quan hệ.
2. Giường tầng nhưng chỉ có một người nằm
Bất luận bạn nằm giường tầng trên hay tầng dưới đều không có lợi cho mối quan hệ yêu đương. Nếu nằm tầng dưới, bạn sẽ cảm thấy bị sức ép; nằm tầng trên, bạn sẽ thấy không thoải mái về mặt không gian. Điều này giống như bạn tự kìm hãm bản thân với mọi người xung quanh vậy.
3. Phòng ngủ theo kiểu “pháo đài”
Nếu phòng ngủ của bạn được thiết kế bao bọc bởi những cột trụ hoặc tường có nhiều góc cạnh gồ ghề như một pháo đài thì không tốt chút nào. Căn phòng kiểu này giống như đang phong tỏa, cố ngăn tách bạn với cuộc sống bên ngoài, cho dù bạn có người tiếp cận thì mối quan hệ hai người cũng khó có thể tiến xa hơn.
4. Trần nhà được trang trí theo kiểu “mạng lưới”
Cách trang trí theo kiểu mạng lưới với hoa văn tuy có phần lãng mạn nhưng lại không tốt đối với chủ nhân của căn phòng. Nó khiến bạn có cảm giác đang bị trấn giữ, không cách nào vẫy vùng, càng không thể nào duy trì các mối quan hệ.
► Xem phong thủy sim để biết số điện thoại của bạn mang lại may mắn hay vận hạn |
1. Bàn tay to
Họ có năng lực làm việc, tiêu tiền rất rộng rãi. Trên phương diện vật chất, họ chu đáo và sẵn sàng vì người khác mà chi tiền rất thoáng.
2. Bàn tay dày chắc nịch
Họ là người có phúc, tài vận may mắn. Nếu bàn tay dày và cứng, họ rất thành thật, không giỏi giao tiếp, coi trọng tình bạn và tình thân, sẵn sẵn vì bạn bè, người thân hoặc người họ thích mà tiêu tiền. Chỉ cần đối phương thích, cho dù đắt bao nhiêu họ cũng sẵn sàng mua.
3. Ngón tay mảnh khảnh
Họ nhạy cảm, tinh tế, có khả năng thiên bẩm về nghệ thuật, coi trọng tình cảm, rộng rãi, thích làm việc thiện, có tham vọng sự nghiệp, vì thực hiện lý tưởng của bản thân mà không tiếc tiền.
4. Các ngón tay lộ khe hở khi khép lại
Họ tiêu tiền rất rộng rãi, thích là mua, hiếm khi suy nghĩ giá tiền. Người lộ khe hở càng lớn thì chi tiền càng hào phóng, tiêu đến mức không biết tiết kiệm.
5. Khớp ngón cái mềm mại
Họ có tính cách độ lượng, thích quan hệ xã giao, giàu lòng trắc ẩn, tiêu tiền như nước, vui giận không che đậy. Nếu ngón cái thẳng, đầu nhọn hướng về phía sau thì họ hào phóng rộng rãi, tiêu tiền không thể kiểm soát.
6. Bàn tay duỗi ra 5 ngón tách rời nhau
Họ sẵn sàng tiêu tiền, không hề keo kiệt, thích món nào mua món đấy, rất ít khi nghĩ đến việc tiết kiệm.
7. Vân tài vận dày, sâu dài
Vân tài vận là những đường vân xiên vẹo nằm giữa gò Thủy Tinh (gốc ngón út) và gò Thái Dương (gốc ngón áp út). Họ có nhiều vận may, không thiếu tiền tiêu, chi tiền rộng rãi, biết hưởng thụ cuộc sống,
8. Lòng bàn tay bằng phẳng
Họ tiêu tiền rộng rãi, khó giữ tiền. Nếu gò Thái Dương (gốc ngón áp út) cao và mềm mại thì họ có nhiều tài vận, dù kiếm nhiều tiền nhưng vẫn tiêu sạch, không keo kiệt nên họ có nhiều bạn bè, nhân duyên tốt.
Chocopie (theo WB)
Từ thời xa xưa, con người vẫn dùng phương pháp bói toán bằng cách gieo quẻ dùng một vật nào đó làm tín. Gieo quẻ âm dương là cách bói toán dùng hai đồng hoặc nhiều đồng tiền trinh làm bằng kim loại đồng. Đồng tiền trinh này giờ gọi là đồng tiền cổ.
Đồng tiền trinh hình tròn, giữa có lỗ rộng có thể xâu tiền thành dây.Một mặt phẳng. được quy định làm mặt”âm”. Mặt trên có khắc chữ Hán gọi là mặt “dương”. Cách gieo quẻ xem vận hạn dùng 5 đồng tiền ( có 32 quẻ) là phép gieo quẻ của Phật Bà Quan Âm.
Thông thường, phổ biến toàn trong dân chúng nhất là cách gieo quẻ dùng hai đồng tiền trinh. Hai đồng tiền phải đẹp, sạch, sáng, rõ chữ , màu sắc kim loại đồng chính cống thì mới linh nghiệm. Phép dùng hai đồng tiền trinh dễ, tiện. các thầy cúng hoặc người cúng lễ thạo dùng hai đồng tiền này để xin ý kiến của thần linh, các đấng siêu nhiên về những việc hệ trọng trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai ( như làm nhà, kinh doanh, thi cử,ốm đau,..). Nói chung là vạn sự mà người trần không thể biết được nên như thế nào, đúng hay sai hoặc họ chưa chắc chắn. Xin quẻ âm dương là cách họ lựa chọn theo ý thần linh báo .Họ căn cứ vào cách gieo quẻ. Nếu một mặt xấp (âm) một mặt ngửa (dươmng-mặt có chữ) là thuận: âm dương đồng nhất lí. Nếu hai đồng khi gieo xuống đĩa( đĩa đựng đồng tiền phải sạch, đẹp, vừa) đều xấp (âm) là ngài báo không được hoặc ngài giận, ngài phạt không cho. Nếu hai đồng đều ngửa (có chữ) là ngài cười.Một là ngài vui(là tốt). Hai là có thể ngài cười chê ( là không tốt). Nếu xin âm dương mà được một lần nhất âm nhất dương luôn là tuyệt. Nếu lần thứ nhất cười, lần thứ hai nhất âm nhất dương lại càng tuyệt. Nếu hai lần cười, lần ba mới nhất âm nhất dương là tạm được. Nếu lần một xấp hết, lần hai mới nhất âm nhất dương là tạm được.Hai lần xấp tất, lần ba mới nhất âm nhất dương là ép quá, không hay lắm. Thường thì lần thứ nhất xấp tất, lần hai được là có trắc trở rồi cũng tốt đẹp.Nói chung, đó là những suy luận cơ bản còn tùy theo duyên, theo cảm nhận từng người. Phép bói này chưa có cơ sở khoa học vì khi gieo quẻ còn phụ thuộc vào tâm lí, cách cầm đồng tiền gieo .Đồng tiền gieo xuống là vô tình chứ khó có thể do bàn tay thần linh điều khiển được.
Người gieo quẻ và xin gieo quẻ âm dương bị lệ thuộc mọi phán quyết vào đồng âm dương, mất đi sự chủ động, mất đi sự suy nghĩ, tính toán, phán xét của chính mình theo khoa học. Hai nữa, với đồng tiền đó, không thể muốn phán xét mọi sự trong cuộc sống là đều được. Nó sẽ điều khiển mọi suy nghĩ, hành động của con người và trở nên nguy hiểm nếu con người quá tin vào nó, lạm dụng nó.Từ đó, người dân hiền lành mê muội sẽ bị các thầy, các bà sai khiến, điều khiển, lợi dụng. Phân tích ra vậy, ta thấy bói toán bằng gieo quẻ âm dương là không thuyết phục cao. Tuy nhiên, không hiểu tại sao, phép gieo quẻ âm dương vẫn tồn tại hàng trăm năm nay và hiện nay vẫn đang được dân chúng, các thầy bà sử dụng ngày càng nhiều .Họ gieo quẻ âm dương ở khắp mọi nơi, nhiều nhất là ở đền, phủ,miếu,tại gia đình... Gieo quẻ âm dương thuộc về mê tín dị đoan. Đạo Phật dùng tâm và đức tin, hành động theo đạo pháp chứ không bao giờ dùng đồng tiền âm dương điều khiển mọi hành động, suy nghĩ. Vậy tại sao lại có 32 quẻ bói của Phật Bà Quan Âm dùng 5 đồng tiền trinh? Rồi ai nghĩ ra cách gieo quẻ bằng hai đồng tiền trinh mà nó lại có ảnh hưởng sâu rộng như vậy? Đây là câu hỏi huyền bí không dễ tìm ra lời giải.Có thể, người biết phép gieo quẻ đầu tiên là người giỏi, thấy linh nghiệm nhờ họ tu tốt. Sau đó, người ta muốn tăng độ tin cậy nên cho đó là phép bói do Phật Bà Quan Âm ban cho.
Thực tế, công nhận là có nhiều người, nhiều trường hợp xin gieo quẻ âm dương để phán xét thấy rất đúng và linh nghiệm. Có người biết chắc chắn ngày mất của người thân khi họ đang sắp chết. Có người nhờ gieo quẻ mà tránh được nguy hiểm theo quẻ báo Có người trở nên hiền hậu hơn. Có lẽ do có những trường hợp linh nghiệm đó nên sức sống của phép bói này vẫn còn tồn tại. Tất nhiên, người gieo quẻ chính xác phải là người có tâm, có đức tin, có duyên với thần linh, có nguồn năng lượng vũ trụ nhất định để được ngài ban cho sự linh ứng, gữi được niềm tin với dân chúng. Những người đó tu đức tốt và họ chỉ xin âm dương đúng nơi, đúng lúc, đúng việc, đúng đối tượng. Không bao giờ lại xin âm dương”Nhờ bề trên độ cho ăn cắp chót lọt” hay” Đánh bạc, đánh lô đề trúng đậm”... Đồng tiên âm dương ít ra cũng có mặt thiện của nó là chỉ cho phép dùng vào việc chính đáng. Song thực tế, có rất nhiều người dân xin âm dương bừa bãi và tin bừa bãi vào quẻ âm dương. Người thầy tích đức kém sẽ gieo quẻ không chính xác và còn ngày càng lạm dụng quẻ để điều khiển người khác. Có người lại không tin ai hết, họ tự giải quyết mọi việc bằng tự gieo quẻ âm dương xin thần thánh, tiên tổ.vTất nhiên, có những việc họ thấy linh ứng là do ngẫu nhiên sự việc đã là như vậy.vCó nhiều việc không thể đúng nếu tâm họ loạn, họ tu đức kém. Một cô trung niên ở Hà Nội, có trình độ đại học, cán bộ văn hóa mà còn cuống tín với gieo quẻ âm dương. Bất cứ việc gì to nhỏ liên quan đến danh lợi cô ta là cô ấy đều phán xét bằng gieo âm dương. Từ đó, dẫn đến hậu quả là cô ta lảng tránh cả bạn thân, anh em ruột khi tin rằng họ sẽ lừa mình, không tốt với mình .Ai bị hoan nạn làm sao, cô ta nghĩ ra trăm lí do quả báo và xin âm dương rồi tin vào nguyên nhân đã báo nhất âm nhất dương. Cô ta trở nên vô cảm và không còn biết thương ai nữa. Xin gì chưa được là cô ta kể lể, cầu xin vật vã hàng tiếng đồng hồ đến khi được nhất âm nhất dương mới thôi. Đồng âm dương đã điều khiển mọi suy nghĩ, hành động của cô ta .Đây chỉ là một ví dụ có thật trong muôn ngàn người cuồng mê như thế.
Ở một số ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, Có nhiều khách đến lễ ( kể cả cán bộ, sinh viên) cũng nhờ chủ nhang khấn bái và xin âm dương.bị chủ nhang lôi vào ma trận với nhiều thủ tục rườm rà từ những quẻ âm dương mà bà ta gieo theo những câu hỏi bà ta tự nghĩ ra .Chỉ đơn giản vậy mà chủ nhang có thể dễ dàng kiếm tiền cao ngất ngưởng hơn cả dân chạy chợ bạc mặt từ sáng sớm ra nội thành. Ai có việc hệ trọng không qua tay bà chủ nhang là bị bà ta hạch sách, dọa dẫm khiến họ sợ mà phải theo. Một người chủ nhang tà tâm như vậy làm sao linh ứng?
Trên đây chỉ là một vài ví dụ trong thực tế là rất nhiều mà ai cũng có thể đã gặp, mong sao mọi người có thái độ tích cực và làm chủ được lý chí , đức tin của mình!
Tử vi tháng 7 âm lịch của người tuổi Mão |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► Khám phá: Tử vi trọn đời của bạn bằng công cụ xem bói tử vi chuẩn xác |
► Cùng bói tình yêu theo cung hoàng đạo để biết hai bạn có hợp nhau không |