Phong thủy và khoa học
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Khoa Phong thủy là một môn khoa học được ra đời từ rất lâu rồi. Nó được xây dựng nên từ sự nghiên cứu, tìm hiểu, trắc nghiệm trong thực tế điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội. Những tri thức của nó để lại qua những công trình nghiên cứu có tầm vóc và giá trị lớn, đến hiện nay con người ta vẫn tìm hiểu nghiên cứu khám phá để nâng lên những đỉnh cao mới.
Thế nhưng có những viên ngọc quý, lẫn ở trong cát, mà chúng ta phải dầy công tìm kiếm mới thấy được, đó là thông qua văn hóa dân gian, tục ngữ ca dao.
Bàn về chuyện thiết kế, xây dựng chuồng gia súc thiết tưởng là điều không mấy quan trọng, thế nhưng với một quốc gia nông nghiệp như nước ta thì việc làm này rất quan trọng. Khi Ấn Độ tiến hành “Cách mạng xanh”, “Cách mạng trắng” trong nông nghiệp thì giá trị sản phẩm họ đạt được cứu cả dân tộc họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt về lương thực thực phẩm. Ngày nay, chúng ta chưa đủ sức mạnh để tiến hành cách mạng trong nông nghiệp, nhưng thâm canh, chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm và thúc đẩy chăn nuôi, thì từ khâu thiết kế chuồng trại trở nên hết sức quan trọng và cần thiết.
Theo Phong thủy học, đặc biệt nhấn mạnh ở Phong thủy phái Bát trạch, thì chuồng gia súc, nhà vệ sinh nhà kho, thường được xây dựng ở những phương vị hung sát trong Phong thủy, đó là các phương vị Ngũ quỷ, Lục sát, Họa hại, Tuyệt mệnh của căn nhà căn cứ vào quái mệnh của chủ nhà. Việc làm này có tác dụng như một công đoạn phủ định của phủ định, dùng những uế khí, trọc khí phát ra từ những công trình kia hóa giải những luồng sát khí bất lợi, bảo vệ sự bình yên, tạo nên sự an toàn, ổn định, hanh thông phát triển thuận lợi, thịnh vượng cho chủ nhân và các thành viên khác trong căn nhà đó.
Điều này trong chính tài liệu của Phong thủy Huyền không phi tinh cũng đã khẳng định. Tại những phương vị cát lợi, vượng khí, sinh khí (tức là vị trí của các phi tinh đắc lệnh), nên mở cồng đón thần tài, nên khơi động để tăng cường vượng khí và để làm những công trình có tính chất quan trọng khác, còn tại các phương vị hung sát thì nên làm nhà kho, những công trình không mấy quan trọng, hạn chế khơi động các phương vị này…
Kho tàng văn học dân gian nước ta trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của 4000 năm dựng nước, giữ nước, lao động sản xuất, nghiên cứu và cải tạo thiên nhiên, phấn đấu không biết mệt mỏi, với tinh thần quật cường mưu trí, cần cù chịu khó, siêng năng tiết kiệm, “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” đã tạo ra những viên ngọc quý giá vô cùng, để đến ngàn vạn năm sau chúng ta càng ngắm càng thấy đẹp, càng vận dụng càng thấy có ý nghĩa và mang lại hiệu quả cao, và nó tạo ra một sức hút trào lưu trong nghiên cứu, như một thứ hương thơm đam mê và quyến rũ.
“Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn”.
Chính câu tục ngữ này tạo ra một tình huống có vấn đề, tại sao lại không được xây chuồng gà có cửa hướng về phía Đông. Theo ngũ hành phương vị thì phía Đông thuộc Mộc, tượng của những loại cây cối hoa màu xanh tốt, ngũ cốc ngập tràn đầy ắp, vậy thì là tượng cát lợi cơ mà. Thêm một vấn đề nữa, hướng Đông là phương vị mặt trời mọc, ánh sáng mặt trời về nguyên lý khoa học là các tác nhân lý hóa vô cùng quan trọng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút nhất là các vi rút chủng cúm A H5N1. Vào thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát lây lan, các chuyên gia y tế, dịch tệ, vệ sinh còn khuyến cáo con người nên mở cửa số mỗi khi có ánh nắng mặt trời, đó là cách tiêu diệt vi rút và tự bảo vệ bản thân rất hiệu quả. Như vậy hướng này là một phương vị cát lợi để xây dựng chuồng gia súc theo phong thủy.
Vậy thì tại sao cha ông ta lại khuyên bảo mọi người tránh hướng này??? Câu tục ngữ ngắn gọn không một lời chú thích y như một bức điện tín, mật mã. Suy luận một chút thì ta thấy Dậu (gà) thuộc Kim, chính Đông thuộc Mão hành Mộc vừa xung về địa chi, lại khắc về ngũ hành. Tuy nhiên suy luận này ngay lập tức bị gạt bỏ, vì hệ thống phương vị đó chỉ mang tính chất biểu tượng, tượng trưng mà thôi, cuộc sống muôn hình muôn vẻ, biến đổi hàng giờ, không phải đứng yên một chỗ…
Vận dụng kiến thức về Địa lý tự nhiên ta sẽ thấy được. Nước ta ở vào khoảng vĩ độ 23 độ Bắc – 8 độ Bắc, đây là khu vực hoạt động mạnh của gió Mậu dịch hay còn gọi là gió Tín phong, gió này có hướng Đông Bắc từ vĩ độ 30 độ Bắc về xích đạo, bán cầu Nam thì từ 30 độ Nam về hướng xích đạo theo hướng Đông Nam. Như vậy hướng Đông là hướng đón gió rất mạnh. Chưa kể, bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta nằm trong khu vực giao tranh mạnh mẽ giữ các khối khí lục địa và đại dương.Vào thời điểm mùa hạ khối không khí đại dương hoạt động mạnh mẽ thổi tràn vào theo hướng Đông Nam, mang theo hơi ẩm và gây mưa nhiều.
Các loại gió chính tác động đến cuộc sống
Đến giai đoạn mùa đông, khối không khí lạnh từ lục địa xuất phát từ cao áp Xibia thổi mạnh thay chân khối không khí đại dương đã bị suy yếu dần. Đặc tính của khối không khí lục địa là khô và lạnh, chính là gió mùa Đông bắc vào các tháng mùa Đông ở nước ta, chưa kể khối không khí này với đặc tính khô khi kéo tràn qua các vùng biển Hoa Bắc, Nhật Bản, khu vực Biển Đông mang theo một lượng hơi ẩm, vì vậy nên mới có cảnh mưa dầm gió bấc, lạnh lẽo đến thấu xương, và dĩ nhiên khối không khí lạnh này nhằm hướng Đông Bắc – Tây Nam. Vậy thì hướng Đông chính là một hướng đón gió. Dân gian ta có câu: “ Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa ” vì sao vậy ?vì bán gà vào ngày gió gà sẽ xuống mã, không còn đẹp nữa thì ai mua? Tệ hơn nếu như gà mà có bị bệnh và chết thì đương nhiên tổn thất về kinh tế. Chúng ta cứ thử đặt tay vào một chú gà chúng ta sẽ nhận thấy thân nhiệt của chúng cao hơn mức bình thường khá nhiều, nếu gặp không khí lạnh, gà sẽ bị bệnh và chết. Bởi vậy xây chuồng gà theo hướng Đông chính là một hành động lợi bất cập hại. Chuyện tốt đẹp ở đâu thì chưa thấy, nhưng nguy cơ gà bị bệnh và chết được giải thích theo nguyên lý khoa học là quá rõ ràng.
Lược đồ khí hậu Việt Nam, hướng gió có ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất
Trên cơ sở vận dụng kiện thức địa lý của trẻ con lớp 6, xâu chuỗi các vấn đề tôi khẳng định một điều rằng, câu tục ngữ đó là hoàn toàn chính xác. Và như vậy tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
Ngày nay, để phát triển sản xuất theo tầm cỡ quy mô công nghiệp lớn, người ta tập trung xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, chắn gió, có máy sưởi, nhưng với một quốc gia còn nhiều khó khăn, kinh tế hộ gia đình vẫn còn phát triển, thì việc chăn nuôi tự cải thiện, hay kinh doanh nhỏ lẻ còn tồn tại rất nhiều. Bởi vì lẽ đó, việc xây dựng chuồng gà ở phương vị hung trong căn nhà và tránh hướng Đông là một việc làm khoa học và sáng suốt, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng tới no ấm phồn vinh.
Hải Triều
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Đoan Trang(##)