Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Muốn chọn huyệt cát, đừng bỏ qua thế núi Lộc Tồn

Huyệt ở thế núi Lộc Tồn là một trong những dạng huyệt có phong thủy khá đẹp. Nếu đang chọn nơi đặt huyệt cho người thân, bạn nên tham khảo.
Muốn chọn huyệt cát, đừng bỏ qua thế núi Lộc Tồn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► ## gửi đến bạn đọc công cụ xem bói theo ngày sinh, xem ngày tốt chuẩn xác để thuận lợi công việc

Muon chon huyet cat, dung bo qua the nui Loc Ton hinh anh
 
Núi Lộc Tồn là một trong số núi kết huyệt. Núi vuông tròn như chiếc trống, phần dưới phình to như chiếc hồ lô. Núi Lộc Tồn thuộc Thổ. Tòa nhà bên thuộc Thổ trạch. “Hám Long Kinh” của Dương Tùng Quân chia núi Lộc Tồn thành 9 loại căn cứ theo dạng núi như sau:
 
Loại thứ nhất: Hình núi như chân trống, chân núi phân nhánh thành cặp cân xứng. Núi này kết hợp với Tham Lang, Hữu Bật, chủ đắc quý.
 
Loại thứ 2: Hình núi kiểu bát úp, chân núi phân thành nhiều nhánh nhọn. Gia chủ ngụ tại núi này có uy quyền.
 
Loại thứ 3: Chân núi như móng hạc, long mạch ẩn. Nếu xung quanh có gò Thanh Long Bạch Hổ đẹp thì là huyệt cát.
 
Loại thứ 4: Hình núi lõm, chân phân nhánh không đồng đều. Thế núi này chỉ nên xây dựng đền miếu.
 
Loại thứ 5: Chân núi phân nhánh từ đỉnh, chi cước huyệt mộ của núi phải hồi chuyển thì mới cát.
 
Loại thứ 6: Thế núi như sóng lớn, huyệt cát phụ thuộc thủy triều.
 
Loại thứ 7: Hình núi như rắn cuộn, giữ vai trò bao bọc núi chính.
 
Loại thứ 8: Hình núi như mũ sắt, thế núi có kết huyệt quý.
 
Loại thứ 9: Hình như hoa rụng, chỉ làm núi hộ vệ cho chủ sơn (tức núi có huyệt mộ).
 
Núi Lộc Tồn thuộc hành Thổ. Phải dựa vào hình dáng núi thì mới xác định đó là hung hay cát. Núi cát lập mộ gia chủ thì con cháu ăn nên làm ra. Hình núi Lộc Tồn ngay ngắn, phía trước có núi nhỏ đẹp tức núi có tượng quan chức. Đằng sau có “tua kiếm” (gò, chân núi phân nhánh) tức chủ có binh quyền. Nếu kết hợp với núi Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật sẽ trở thành đất đại quý.
 
Phía chân núi Lộc Tồn phân nhánh nhiều nhưng không đều hoặc như càng cua, chân nhện, không có núi bao bọc thì chủ nhân mắc bệnh tật, hậu thế khó nên người. Bởi vậy, các nhà phong thủy kỵ núi này và coi là ác sơn.
 
Dương trạch (nhà ở) Lộc Tồn có nền cao thấp không đều, lầu gác nhấp nhô, 2 nhà phụ cao át nhà chính là Lộc Tồn Thổ trạch. Nếu tường nhà có đầu thú hoặc bị đường ngõ xiên cắt là hung.

ST
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Muốn chọn huyệt cát, đừng bỏ qua thế núi Lộc Tồn

Giải nghĩa nốt ruồi dưới cằm của nam và nữ –

Dưới cằm là vị trí mà rất nhiều người cả nam và nữ đều có nốt ruồi mọc. Và ở vị trí này, nốt ruồi cũng sẽ mang những ý nghĩa nhất định. Với nam và nữ, các ý nghĩa này có thể khác biệt nhau rất lớn. Nốt ruồi dưới cằm nam giới Với nam giới, có thể thấy
Giải nghĩa nốt ruồi dưới cằm của nam và nữ –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải nghĩa nốt ruồi dưới cằm của nam và nữ –

Tuế vận của Tứ Trụ

I. SẮPXẾP ĐẠI VẬN Trong chương 3 đã nói về phương pháp sắp xếp Tứ trụ, chương 4 nóivề Tứ trụ can thấu và sự xuất hiện cũng như cách sắp xếp mười thần tàng trongchi. Chương này bàn về cách sắp xếp và lấy số đại vận, cũng tức là bước cơ bảncủa quá trình dự đoán theo Tứ trụ. Sau khi lấy số và sắp xếp đại vận, viết ramười thần của các vận trình là công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn thành. Riêngphần nêu lên các thần sát thì ở các chương tiếp sau sẽ bàn đến.
Tuế vận của Tứ Trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tứ trụ là mệnh, vận trình là vận. Mệnh và vận hợp lại với nhau làm thành vận mệnh cả cuộc đời. Mệnh vận kết hợp với nhau sẽ biết được cát hung  họa phúc. Mệnh và vận như thuyền với nước, gắn chặt với nhau. Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền. Xưa có người nói: “Mệnh tốt không bằng vận tốt, vận tốt không bằng lưu niên tốt”. Về câu này qua kiểm nghiệm thực tiễn tôi thấy có kết luận ngược lại là : có lúc mệnh tốt hơn vận tốt thì lưu niên có thể đi đến đâu được ? Cho nên, mệnh vận và lưu niên cả ba cái là một chỉnh thể không tách rời nhau.

Không có mệnh tốt thì đại vận vẫn chưa ăn thua ; lưu niên tốt cũng giàu không nổi ; không có vận tốt thì mệnh tốt cũng không có ích gì, lưu niên tốt cũng sẽ bị đại vận xấu hạn chế. Không có lưu niên tốt thì dụng thần của Tứ trụ không gặp được tốt, đại vận tuy tốt nhưng thời gian cát  ứng cũng không thể xuất hiện được .

Sắp xếp đại vận lấy trụ tháng  trong Tứ trụ để tính. Có sự khác biệt là nam xếp thuận, nữ xếp nghịch. Cách tính số đại vận cũng theo nguyên tắc nam thuận, nữ nghịch đó.

 1.      CÁCH TÍNH THUẬN, NGHỊCH CỦA ĐẠI VẬN

Mệnh nam lấy các chi dương của năm là tí, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, đại vận lấy trụ tháng  làm chuẩn để sắp xếp theo chiều thuận. Ví dụ mệnh nam sinh năm bính tí, tháng canh dần, tí là năm dương. Mệnh nam sinh năm dương là theo chiều thuận, nên đại vận lấy canh dần làm chuẩn để sắp xếp theo chiều thuận như sau: tân mão, nhâm thìn, quý tị, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh mậu, mậu tuất. Nói chung thường xếp 8 đại vận . Sắp xếp mấy vận không có quy định chặt chẽ mà nói chung theo số tuổi thọ để sắp xếp. Mỗi vận đều là sự tổ hợp của can dương với chi dương hoặc can âm với chi âm.

Mệnh nữ sinh năm dương là nghịch, đại vận lấy trụ tháng làm chuẩn để sắp xếp nghịch. Ví dụ mệnh nữ sinh năm bính tí, tháng canh dần. Tí là năm dương nên phải đếm ngược. Do đó đại vận lấy canh dần làm chuẩn xếp ngược như sau: kỷ sửu, mậu tí, đinh hợi, bính tuất, ất dậu, giáp thân, quý mùi, nhâm ngọ.

Mệnh nữ sinh vào các năm  : sửu , mão, tị , mùi, dâu, hợi là âm, nữ sinh năm âm là thuận nên đại vận lấy trụ tháng để xếp thuận. Ví dụ nữ sinh năm đinh sửu tháng nhâm dần thì lấy nhâm dần làm chuẩn để xếp đại vận như sau: quý mão, giáp thình, ất tị, bính ngọ, đinh mùi, mậu thân, kỷ dậu, canh tuất.

Mệnh nam gặp năm âm là nghịch nên khi xếp đại vận lấy trụ tháng làm chuẩn xếp ngược. Ví dụ nam sinh năm đinh sửu, tháng nhâm dần, lấy nhâm dần làm chuẩn xếp ngược đại vận như sau : tân sửu, canh tí, kỷ hợi, mậu tuất, đinh dậu, bính thân, ất mùi, giáp ngọ.

 2.  LẤY SỐ ĐẠI VẬN

Có thể từ 1 tuổi đã bắt đầu bước vào đại vận. Tham khảo các sách bàn về vận mệnh ta thấy lấy đại vận từ 1 tuổi đến 11 tuổi cũng có. Ví dụ : vận thứ nhất là từ 2 tuổi, vận thứ hai là vận  từ  12 tuổi.... vận thứ tám là vận từ 72 tuổi.

Lấy số của đại vận thì dù thuận hay nghịch đều căn cứ theo tháng  tự nhiên mà tăng lên từng bước. Số năm của đại vận đều lấy 10 năm tăng dần lên theo từng đợt.

Phương pháp lấy số đại vận là : cứ ba ngày chập lại thành một tuổi để tính, tức một ngày tương đương với bốn tháng, hai ngày tương đương với tám tháng. Khi tính, ví dụ tổng số ngày để tính đại vận là 18 ngày, chia cho 3 được 6, tức 6 tuổi bắt đầu lấy đại vận. Khi tổng số ngày không chia chẵn cho 3 thì cứ thừa một ngày, tính thêm 4 tháng. Ví dụ tổng số là 19 ngày sẽ tính là 6 tuổi 4 tháng, hoặc chỉ tính tròn 6 tuổi ; thừa  2 ngày, ví dụ tổng  số là 20 ngày thì tính 6 tuổi 8 tháng tính tròn là 7 tuổi.

Phương pháp tính tổng số của đại vận là lấy tháng lệnh của ngày sinh, nam tính thuận, nữ tính ngược. Cách tính thuận ngược của nó giống như cách tính : nam sinh năm dương tính thuận, nữ sinh năm dương tính ngược hoặc nữ sinh năm âm tính thuận, nam sinh năm âm tính ngược.

Nam sinh năm dương thì lấy tổng số ngày đếm từ ngày sinh đến kết thúc lệnh tháng, ví dụ người sinh tháng dần, lệnh tháng là lập xuân. Khi kết thúc lập xuân tức là giao với tiết lệnh kinh trập tháng mão. Ví dụ : nam sinh năm 1994, tháng giêng, ngày 8 âm lịch, nam sinh năm dương, từ ngày 8 đếm đến này  25 (ngày 25 là kết thúc lệnh lập xuân, giao với kinh trập của tháng mão ) tất cả có 18 ngày. Lấy 18 chia 3  được 6, tức  6 tuổi bắt đầu hành đại vận thứ nhất. Nếu đó là ngày sinh của nữ, vì nữ sinh năm dương nên từ  ngày 8 đếm ngược đến ngay lập xuân ( tức ngày 24  tháng 12 âm lịch năm 1993 ) cộng được 14 ngày, chia 3 được 4 dư 2 tức là 4 tuổi 8 tháng bắt đầu hành đại vận. Trong tính số đại vận có thể áp dụng nguyên tắc vê tròn chưa đến nửa năm thì bỏ hoặc qua nửa năm thì tăng lên lấy tròn. Nếu nữ sinh năm âm, cách tính cũng như nam sinh năm dương. Độc giả tự đặt ra ví dụ để tập sắp xếp cho thuần thục.

 3.   MƯỜI THẦN LÀM CHỦ CÁC VẬN

Sau khi đã lấy số và sắp xếp được các đại vận, thiên can của mỗi vận nên  phải kết hợp với nhật can của Tứ trụ để xét về sự sinh khắc, nêu ra mười thần để cùng xét chun với Tứ trụ. Mười thần của đại vận cũng xuất hiện từ sự sinh khắc giống như mười thần lộ ra hoặc mười  thần tàng trong các chi của Tứ trụ. Mười thần của đại vận là hỉ của dụng thần thì vận đó tốt ; Mười thần của đại vận là kỷ của dụng thần thì vận đó xấu . Đương nhiên tốt hay xấu đến mức nào không phải là nói một cách chung chung mà phải căn cứ vào quan hệ sinh khắc hình xung giữa các tổ hợp của chúng để đoán cho chính xác. Nếu nắm vững được mức độ sinh khắc hình xung đó càng cao thì sự dự đoán càng chính xác. Hỉ, kỵ của mười thần đại vận lại có quan hệ đến vận khí tốt xấu của từng năm (tức lưu niên). Nắm vững được hỉ kỵ của đại vận cũng tức là nắm được mạch chính của mệnh. Chỉ  có như thế mới có thể gọi là biết được mệnh và vận một cách chân chính. Chỉ trên cơ sở cảm nhận được một cách chắc chắn sự tồn tại của vận mệnh thì mới có thể nói đến hướng về cái tốt, tránh xa cái xấu.

Dưới đây sẽ đưa ra các ví dụ về nữ sinh năm âm và nam sinh năm âm, cách sắp xếp Tứ trụ, thiên can Tứ trụ lộ ra và mười thần của các can tàng trong các địa chi, cách lấy số đại vận, sắp xếp đại vận, can của các đại vận thấu ra mười thần và cách sắp xếp chúng. Đến đó thì các bước cơ bản để đoán Tứ trụ đã hoàn thành. Những dự đoán  cát hung về sau đều được tính toán trên cơ sở đó  ( thần sát được chú thích ở một bên Tứ trụ hoặc cũng có thể chú thích riêng ).

Ví dụ . Nữ sinh năm âm.

   
      

Năm 1995                               tháng 2 âl                    ngày 4 âl                      8 giờ

     Kiếp                                         tài                                 nhật                          tài

 At hợi                                      mậu dần                       giáp ngọ                    mậu thìn

Mệnh : nhâm giáp                               giáp bính mậu                  đinh tị               mậu  ất   quý

            Kiêu tỉ                                     tỉ  thực   tài                    thương tài          tài  kiếp   ứng

            Tài       sát        quan    kiêu     ấn        tỉ          kiếp     thực

            Tị         canh     tân       nhâm   quý      giáp     ất         bính

Vận:    mão     thìn      tị          ngọ      mùi      thân     dậu      tuất

            1          11        21        31        41        51        61        71

ví dụ : nam sinh năm âm : năm 1995 tháng 2 ngày 4 lúc 8 giờ sáng. Mười thần của Tứ trụ lộ ra và mười thần của các can tàng trong chi cũng giống như trên. Còn đại vận lấy trụ tháng mậu làm chuẩn xếp ngược, lấy số vận và cách tính đại vận đếm ngược. Mỗi đại vận 10 năm , cụ thể như sau:

thương                        thực        kiếp          tỉ           ấn             kiêu            quan              sát

đinh                 bính         ất              giáp      quý           nhâm            tân              canh

Vận:    sửu                  tí              hợi            tuất         dậu         thân              mùi              ngọ

            10                    20            30            40            50            60                 70               80

I.  TUẾ VẬN CỦA TỨ TRỤ

Chương này vừa bàn về đại vận vừa nói về lưu niên thái tuế. Vì sao phải bàn chung hai vấn đề đó? Vì sau khi xác đinh được nhật can của Tứ trụ là mạnh hay yếu và định được dụng thần thì phải tổng hợp với đại vận và lưu niên thành một thể để dự đoán sự việc.

Các sách về mệnh lý học đã xuất bản, đều tránh né vấn đề làm sao từ đại vận lưu niên để đoán ra những cát hung hoạ phúc của cả cuộc đời. Cho dù đôi cuốn có bàn tới thì cũng chỉ dưới góc độ kết hợp sự có ích hay làm hao tổn của các cách cục trong Tứ trụ để bàn đến cách cục. Cách thức bàn về các cách cục này không những không đáng tiếp thu mà còn làm rắc rối phức tạp thêm đối với những người mới học, hơn nữa trong dự đoán cũng không tìm ra được đầu mối để phân biệt cát hung. Đối với người cần đoán mà họ chỉ mong biết được là sự việc cát hay hung , vì vậy nếu nói một cách hàm hồ hoặc chung chung thì không thể đạt được mục đích dự đoán. Cho nên muốn từ đại vận lưu niên đoán ra được cát hung thì điều cơ bản nhất là phải biết bắt đầu từ đâu, hay nói cách khác điều muốn làm sáng tỏ là mỗi đại vận quản năm năm hay là quản mười năm.

Nói chung các sách đều giống nhau ở chỗ cư mỗi đại vận mười năm đều lấy lệnh tháng làm chuẩn, nam nữ  tính  thuận hay tính ngược để xác định. Điều đó phù hợp với nguyên lý âm dương. Song cứ phân mỗi vận thành mười năm thực chất có hợp tình, hợp lý, hợp thực tế không .?

Trong luận thuyết về phân tách các can chi của đại vận có cách phân : thiên can quản năm năm đầu, địa chi quản năm năm sau. Trong đó khi bàn về thiên can, địa chi phải chiếm 3 phần , khi bàn về địa chi, không có trọng can, thiên can quản bốn năm, địa chi quản sáu năm. Còn có cách phân nữa là : thiên can quản ba năm, địa chia quản bảy năm. Những cách chia này đều nói khi bàn đến can phải chú ý đến chi, khi bàn đến chi phải chú ý đến can, tuyệt đối không được bàn riêng. Điều đó chứng tỏ can chi không thể phân khai, nhưng thực tế lại là phân chia tách bạch. Đã đành can không thể rời chi hay ngược lại chi không thể rời can, điều đó giống như cán cân với hòn cân không thể rời nhau hay giống như vợ không thể lìa chồng vậy.

Hành đại vận là bắt đầu từ lệnh tháng, nếu tính thuận thì tính đến nguyệt khí của tháng sau, nếu tính  ngược thì tính đến lệnh tháng của tháng trước. Phàm là can chi của lệnh tháng đều quản chung sự việc của một tháng, không có can quản nửa tháng, chi quản nửa tháng. Đại vận tất nhiên là tham chính chung với Tứ trụ nên không có chuyện phân chia can hoặc chi của đại vận quản mấy năm.

Thiên can trong mệnh cục Tứ trụ là thiên tượng, là chủ tượng. Cho nên thiên can là thiên nguyên còn gọi là địa chi là địa tượng, là tượng bổ trợ nên gọi là địa nguyên. Giữa chúng có mối quan hệ thiên địa, âm dương, quân thần, phu thê. Đại cục do thiên định, hợp tình hợp lý là vì dựa vào một đạo lý chung mà mọi người đều biết, đó là : thấu lộ thì rõ, tàng thì ẩn nên gọi là minh hiển hay ám tàng. Thiên can thấu ra thì việc thấu rất rõ, trước hết sẽ bị khắc hoặc được sinh trợ, sự xung đột lợi hại tự nhiên đó cũng rất rõ ràng, dễ thấy, còn các can tàng trong địa chi thì khó nhìn rõ hơn. Trong thực tế dự đoán, nếu là người  tài vượng và lộ rõ thì nhất định khảng khái, đại phóng, nhưng nếu kị tỉ kiếp mà gặp phải thì trước hết sẽ bị cướp đoạt. Người tài tàng mà có mộ kho là càng giàu thì càng biển lận, nhỏ nhen. Nếu vừa có can tàng, can lộ thì người đó vừa có thể tích luỹ lại vừa không bị mất đi sự đại phóng. Có người địa chi tàng sát, thiên can của Tứ trụ để xét về quan hệ sinh khắc chế hóa thì từ trong sự việc cần đoán mới có thể đoán ra giai đoạn phát sinh. Địa chi của đại vận kết hợp với địa chi của Tứ trụ để bổ trợ cho sự phán đoán, có tác dụng thấy được sự cát hung tăng hay giảm.

Một vận mười năm bao hàm sự lưu chuyển mười năm của mười thiên can, thiên can của đại vận gặp vận tốt nhưng lưu niên thì không phải trong mười năm năm nào cũng tốt như nhau. Những năm tốt nhất là mấy năm dụng thần đắc lực, trong những lưu niên này còn vì các tổ hợp hình xung  khắc hợp tốt hay xấu mà hạn chế tác dụng của dụng thần. Trong những năm dụng thần bị khắc, bị hao tổn thì sẽ gặp một số không thuận, cũng có thể vì tổ hợp hình xung khắc hợp mà làm tổn hại đến dụng thần, song khi thiên can đại vận là vận tốt thì những điều không  thuận chỉ là tạm thời. Nếu thiên can đại vận không tốt thì hoàn toàn ngược lại.

Giữa can chi của đại vận có mối liên hệ lẫn nhau, ngũ hành của can chi tương sinh , tương khắc hay tương đồng đều là tăng hay giảm sự tốt xấu của đại vận. Nếu can trên khắc chi dưới thì khí của can trên bị tổn hao ; can trên sinh chi dưới thì khí của can trên bị xì hơi, chi dưới khắc can trên sẽ áp chế khí của can trên, chi dưới sinh cho can trên, hoặc cùng loại với can trên  là sinh phù cho khí can trên. Ngoài ra đại vận và lưu niên giống như trụ thứ năm và trụ thứ sáu, không những chúng tham gia vào sự cân bằng tổng hợp của Tứ trụ mà còn trực tiếp chia mười năm thành một giai đoạn, lưu niên là một thái tuế để thể hiện sự cát hung.

Thiên can của đại vận đang ở vận tốt, ngũ hành địa chi của đại vận nếu sinh phù cho thiên can thì có ích cho dụng thần, nếu khắc, hao , tổn thiên can thì tổn hại cho dụng thần. Độc giả nên tham khảo sự hình, xung, khắc hợp của địa chi trong Tứ trụ đối với mười năm của đại vận có tác dụng tăng hay giảm cát hung để biết.

Lưu niên ngoài bản thân sự sinh khắc của các can chi phía trên hay phía dưới để có ích  hay làm tổn hại dụng thần ra, thiên can của lưu niên cũng nằm trong phạm trù hoặc sẽ có tác dụng thần ra, thiên can của lưu niên cũng nằm trong phạm trù hoặc sẽ có tác dụng tốt hay có tác dụng xấu đối với đại vận mười năm. Về điều nay  nên tham khảo mục sinh, khắc, chế, hóa của đại vận và Tứ trụ. Địa chi của lưu niên có hình, xung, khắc hợp với đại vận và Tứ trụ, còn thiên can của lưu niên thì có tác dụng làm tốt hay xấu cho năm đó.

Ví dụ lấy vận tốt mà nói, nếu theo phương pháp cho rằng can phân nhau quản các năm, khi thiên can hành tài vận thì nên là phát tài, nhưng thiên can của lưu niên lại không lợi cho dụng thần thì năm đó sẽ không có của, tức là không có tài để mà phát ; mấy năm sau của đại vận, nếu theo cách nói các chi quản các năm sau thì đó không phải là năm tài, nhưng nhờ thiên can của lưu niên mà sinh tài, vượng tài thì tài vẫn phát lớn. Điều đó là hiện tượng phổ biến trong thực tế dự đoán. Vì vậy có sự tranh luận  : không bằng đại vận tốt. Đó là vì sự mâu thuẫn do quan niệm không hợp lý cho rằng thiên can và địa chi của đại vận chi quản mười năm . Cho nên  cách nói, đại vận quyết đinh sự tốt hay xấu của 10 năm, còn lưu niên xác định cát,hoặc hung của vận đó là hợp lý.

Thế nào gọi là vận tốt ? Trong cả cuộc đơì người ta, thời gian tốt nhất là lúc dụng thần lên ngôi, đó gọi là đang hành vận tốt. Trong mệnh cục nếu có dụng thần thì gọi là dụng thần có nguyên cục, mỗi lần dụng thần được sinh là mỗi lần tăng thêm có ích, nếu mệnh vận không có tác dụng thần thì cuộc đời gập ghềnh không thuận lợi. Nguyên cục không có dụng thần thì chỉ còn hy vọng hành đến gặp vận gặp được dụng thàn đang thiếu. Cho dù là mệnh tốt hay mệnh xấu  ( tức là tổ hợp của mệnh không tốt ) thì khi hành đến vừa gặp được dụng thần nhất định sẽ là thời kỳ thuận lợi nhất trong cuộc đời, đối với mệnh cục tốt mà nói thì đó là giai đoạn huy hoàng nhất.

Hành đến vận gặp được dụng thần nói chung muốn nói đó là thời kỳ có lực nhất, cũng tức là khoảng mười hai đến mươi năm. Ví dụ nói nếu hành quan vận thì thời kỳ quan vận sẽ đạt được chức tước cao nhất. Sau đó sát vận cũng là quan vận, dụng thần là chính quan, nếu là thiên quan thì cũng không phải là điều kị , vì vận thiên quan cũng có thể thăng quan tiến chức. Hành đến tài vận cũng sẽ được thăng quan vì chính tài sinh chính quan, thiên tài sinh thiên quan, chính sinh thiên hoặc thiên sinh chính đều không bằng chính sinh chính chính hoặc thiên sinh thiên. Tài vận được xem là dụng thần thứ hai, tuy còn có thời cơ thăng quan, nhưng vận khí phải kém hơn dụng thần của chính vận đó.

Sau khi đã xác đinh được thân vượng hay thân nhược thì dụng thần đã rõ. Mệnh cục của Tứ trụ chỉ cung cấp những điều kiện cơ bản về sự cát hung, tốt xấu của đại vận và lưu niên, còn như trong cả cuộc đời, lúc nào là vận tốt, lúc nào là vận tốt vừa, lúc nào là bại vận, lúc nào là đại bại vận thì phải bắt đầu từ dụng thần hành đến vận nào. Lưu niên chỉ là nói rõ thêm một bước trong vận tốt hay vận xấu, sẽ tốt ở năm nào, hoặc sẽ xấu ở năm nào ( người thành thục điêu luyện thậm chí có thể tính được tốt hay xấu rơi vào ngày tháng nào. Nguyên lý của nó vẫn là căn cứ vào sự sinh khắc giữa dụng thần và ngũ hành ).

Phàm người thân vượng, dưới tiền đề trong mệnh cục không bị hình xung khắc hợp làm hại, hơn nữa ngũ hành thiên khô ( thiên khô tức là các tổ hợp trong Tứ trụ xấu nhiều hơn tốt ), tổ hợp không thích hợp thì chế vận là : quan vận, sát vận, hao vận ; chính tài vận, thiên tài vận ; xì hơi vận : thương quan vận đều được xem là các vận tốt. Các vận : chính ấn, thiên ấn sinh thân ; các vận : ngang vai, kiếp tài giúp trợ thân, đều được xem là bại vận. Trong đó vận khắc dụng thần là hung vận.

Phàm người thân nhược, cũng dưới tiền đề như trên, khi hành đến các vận : chính ấn, thiên ấn sinh thân, các vận : ngang vai, kiếp tài giúp trợ thân đều được xem là vận tốt. Khi hành đến quan vận, sát vận khắc mình, hoặc các vận thương quan, thực thần làm xì hơi mình, hoặc các vận chính tài, thiên tài làm hao tổn mình thì đều được xem là bại vận hoặc hung vận.

Thế nào gọi là tốt, thế nào gọi là bại ? Sự tốt hay xấu của vận khí cuộc đời con người chỉ có thể so sánh với bản thân mình. Tục ngứ  nói : “Người so với người, tức chết đi được”. Sự tốt xấu của mệnh cục mỗi người sẽ quyết định sự tốt xấu của vận khí. Mệnh khác nhau thì vận cũng khác nhau, cho nên mỗi người khác nhau ắt phải trải  qua những cuộc sống khác nhau. Vậy so sánh như thế nào? Cách so sánh trực tiếp nhất và rõ nhất là từ thân vượng hay thân nhược, hành vận bị áp chế hay được phù trợ để có thể thấy rõ. Nếu lấy thực tế con đường cuộc sống để so sánh thì rất phức tạp, vì ở đây vận mệnh của mỗi người còn gắn với vận mệnh chung của quốc gia, của khu vực. Quốc vận ngày nay đang bằng phẳng, xã hội tiến bộ, con người có cuộc sống hiện đại, tuy trong đất nước còn có những khu vực nghèo khó, lạc hậu, nhưng phổ biến đều có ti vi, điều kiện cuộc sống đã được nâng cao. Chúng ta không thể so sánh vận mệnh đất nước với vận mệnh kinh tế của mỗi con người, mà chỉ nên lấy người đó mấu chốt nhất lại không thể tách rời với vận mệnh của đất nước . Có người hành vận được sớm, có một mệnh cục rất tốt, nếu trong điều kiện dễ làm giàu như hiện nay thì đáng lẽ đã trở thành người giàu, nhưng khi đất nước có sự dao động, có những phong trào do con người tạo nên làm cho mọi người không thể giàu được thì dù người đó  hành đến tài vận  nhưng  cĩng chỉ cơm no, áo ấm hơn người khác một chút mà thôi, hoặc chỉ tăng thêm được một bậc lương nào đó. Nếu trước kia đã trải qua  vận không tốt, nhưng chỉ có một Tứ trụ tốt, ngày nay hành đến tại vận  lại gặp được quốc  vận đang đổi mới thì  người  đó sẽ thuận lợi. Nếu quốc  vận ngày càng tốt, mà Tứ  trụ và các điều kiện khác của hai người khác nhau thì trong cuộc sống của người có mệnh  cục tốt nhất định sẽ tốt hơn. Tự mình khó so sánh với mình, nhưng nếu ta chú ý tới sự khẳng định của xã hội thừa nhận địa vị của  người đó để so sanh mức độ cống hiến của người đó cho xã hội thì tức là ta đã gắn việc đánh giá với cục mệnh cục một cách rõ ràng hơn. Ví dụ người  làm thương nghiệp, có quy mô lớn, giá trị buôn bán to thì xã hội thừa nhận đó là người giàu có, người có năng lực chính trị cao thì xã hội thừa nhận địa vị lãnh đạo của người đó ; người  có trí thức uyên thâm và chuyển hoá nó thành của cải cho xã hội đem lại lợi ích cho nhân dân thì xã hội thừa nhận địa vị và công danh của người đao càng cao, càng rộng rãi. Người mà ngũ hành trong mệnh cục có tình, dụng thần có lực, lại gặp vận tốt thì nói chung phú quý, công danh, quyền ấn đều có. Song thông thường số người đó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì trong một vòng sáu mươi giáp tí có đến hơn 52 vạn tổ hợp Tứ trụ khác nhau, ngoài ra tướng tay, tướng mặt, cốt tướng của mỗi người còn khác nhau, rồi cộng thêm gen di truyền, khu vực sống còn chênh lệch nhau nữa. Cho nên tuy mệnh cục đều lấy tài làm dụng thần nhưng rất ít người giàu có, còn đa số chỉ là người có ăn hơn so với người bình thường. Còn một vấn đề nữa , tuy cùng có dụng thần là tài nhưng người đó có đạt được mệnh cục như thế  hay không là còn có thể phát tài  ở phương Nam, đến sống ở phương Nam thì giàu có rất nhanh, bản thân trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty hay Xí nghiệp, mức sống rất cao so với những người bản địa. Song quan niệm giàu  có ở mỗi vùng một khác. Ví dụ ở đây người có một vạn được xem là phát tài, nhưng đến vùng khác của phương Nam một trăm vạn mới được xem là giàu, thậm chí như ở  Oxtrâylia  phải có tiền triệu vạn mới được xem là giàu có. Giá trị ứng dụng của mệnh học là ở đây. Đến được vùng có lợi cho dụng thần hoặc sinh trợ cho dụng thần thì mới phát tài và phát tài rất nhanh ,con đường công danh cũng mới bằng phẳng. Cho dù vận mệnh không tốt lắm, dụng thần không đắc lực nhưng đến được phương vị hợp với dụng thần thì cuộc sống cũng sẽ thuận lợi hơn. Chúng ta từng thấy có một số người ăn xin, thậm chí ở những thành phố trù phú vùng duyên hải phương Nam số người ăn xin cũng có nhiều nhưng họ không bị chết rét. Cho nên đi sai phương vị , tức là đi không đúng với phương có lợi cho dụng thần tất sẽ rủi ro, cho dù gặp vận tốt cũng không bằng được nên đi về phương vị mà trong vận, trong mệnh nên đi. Đó là chưa nói đến khi hành bại vận còn thảm thương hơn, hoạ vô đơn chí. Ngược lại có những người mù quáng đi về phương Nam là phương không đáng đi thì không những không cạnh tranh nổi với người bản địa mà thậm chí còn bị cuộc sống đắt đỏ, hoặc rơi vào cảnh bị trộm cướp , phá sản.

Trong cuộc đời một người nói chung đều gặp khí tốt hay xấu, chỉ có điều gặp ít hay nhiều , gặp sớm hay muộn mà thôi. Nói chung tuổi trẻ hay tuổi già có thể hành vận xấu, nhưng cũng có lúc không gặp phải vận xấu nhất. Theo quy luật tự nhiên mà nói, ngày nay số người thọ 80 tuổi không còn là cổ lai hy. Đối với những người từ tuổi nhỏ cuộc sống nghèo khổ hơn, đến tuổi trung niên do học hành mà thành đạt, đến tuổi già được hưởng cuộc sống bình thường, như thế là tốt. Người mà mấy chục năm của quãng giữa cuộc đời gặp vận trình tốt là người có phúc, đến lúc tuổi già do bệnh già mà chết thì đó là người  không gọi là tốt cũng đã rất tự nhiên. Chỉ sợ từ tuổi nhỏ đã hành vận tốt, hưởng hết phúc đến cuối  đời  cuộc sống mới thê lương. Thậm chí có những người chưa gặp được vận tốt đã gặp phải những vận khắc hại dụng thần làm cho đoản thọ hoặc vì nghèo khổ quá mà chết non. Những người mà ngũ hành trong Tứ trụ tương  cân bằng thì nói chung cuộc đời ít có thay đổi. Người mà Tứ  trụ các đại vận khí giúp đỡ được nhiều thì cuộc sống dễ dàng hơn, vận khí giúp đỡ ít thì suốt đời trầm lắng.

Dụng thần vì sự thay đổi của đại vận và lưu niên nên có lúc mạnh lúc yếu, cuộc đời cũng theo đó mà lúc tốt lúc xấu. Ví dụ người trong mệnh cục có dụng thần là hỏa, khi gặp thiên can của đại vận là bính đinh tức là gặp vận tốt, giáp ất sinh bính đinh nên  vận giáp ất  là vận tốt ; không có dụng thần thì giáp ất chỉ có thể bổ trợ cho dụng thần chứ không thể thay thế  được dụng thần bính đinh. Điều  cần nói rõ ở đây là: nếu giáp ất là thương quan, khi thương quan trong mệnh vượng quá thì đó là vận ở dưới mức bình thường vì thương quan gặp năm quan sẽ lớn. Nếu giáp ất bính đinh là vận tốt sinh phù thì mậu kỷ canh tân nhâm quý đều là  các vận trợ giúp kị thần, hoặc là đương vận kỵ thần. Do tổ hợp của mỗi vận khác nhau, nên mức độ cát hung của sự việc cũng khác nhau, điều đó thông qua sự sinh khắc, hình xung hội hợp với kỉ thần để thể hiện ra, có thể tính toán được. Hơn nữa những việc tốt xấu của quá khứ  và tương lai đều có thể căn cứ vào các tổ hợp đó để đoán ra.

Trong thực tế cho dù là cân bằng cho Tứ trụ hoặc dự đoán cho từng vận, từng năm đều phải luôn luôn nhớ rõ : thân vượng thì nên gặp vận hoặc năm  là xì hơi, hao tổn, áp chế là tốt ; thân nhược thì nên được năm hoặc vận tương sinh hay trợ phù là tốt. Có một số mệnh học đưa ra lý thuyết cho rằng : tuổi già sợ gặp vận vượng, tuổi trẻ sợ gặp vận suy, tuổi trung niên sợ gặp các địa chi rơi vào tử, tuyệt, thai. Cách nói đó là căn cứ vào quy luật trưởng tự nhiên của con người mà nói. Nhưng vận trình của con người là căn cứ vào thiên can, dụng thần và các tổ hợp với địa chi để xác định vận tốt hay xấu. Tuổi già, tuổi trẻ và trung niên, dụng thần đương vận căn bản không có gì liên quan với vận vượng hay vận suy, cho nên nhiều độc giả mới học đã không nắm vững điều đó nên bị lý luận trên làm cho hoang mang về nhận thức. Đó là điều nên kiên quyết dứt bỏ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuế vận của Tứ Trụ

Phong thủy văn phòng một số điều nên tránh

Phong thủy văn phòng một số lưu ý cần tránh để giữ an toàn khí vượng, tài lộc, không bị dột tiền tài, vị trí đặt bàn làm việc, cửa ra vào hay bố trí đồ đạc
Phong thủy văn phòng một số điều nên tránh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy văn phòng đối với người Á Đông luôn hữu ích với không gian làm việc. Một số nguyên tắc phong thủy sau sẽ giúp bạn tạo cơ sở tốt nhất cho sự phát triển của mình cũng như công ty. Nên dựa vào người có quyền hành cao nhất để tính toán phong thủy cho văn phòng một cách hợp lý ngay từ đầu.

Bên cạnh phòng của lãnh đạo không nên có vòi nước nhằm tránh “dột tiền tài”. Tương tự, nền nhà hay tường công sở bị thấm nước, rạn nứt cũng tượng trưng cho sự “rơi lọt tiền tài”. Cần có biện pháp khắc phục ngay.

Vị trí tài lộc chính là góc chéo đối diện ngay cửa đi vào trong phòng. Vị trí này cần sáng và sạch sẽ; kiêng đặt hoa và cây cảnh giả.

Cổng văn phòng tối kỵ đối diện cột điện, ống khói hoặc gốc cây to. Cũng không đặt nhà vệ sinh ngay cạnh cổng bởi toilet sẽ chặn luồng không khí mới vào văn phòng bởi theo phong thủy văn phòng điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến vận may và sự nghiệp.

Nền nhà văn phòng kỵ quá thấp vì sẽ không đem lại may mắn trong làm ăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc thông gió.

Cầu thang tránh đối diện cổng vì như vậy luồng khí đến và đi sẽ xung đột, không tốt cho vận may và sức khỏe.

Văn phòng không có cửa sổ là điều đặc biệt xấu vì khí không thể lưu thông.

Bàn làm việc trong văn phòng kỵ nứt vỡ, tổn hại đường công danh; không đặt đối diện nhà vệ sinh sẽ bị ảnh hưởng khí xú uế. Bàn làm việc tốt nhất nên làm bằng gỗ, tránh bằng kim loại.

Phía sau bàn làm việc tối kỵ cửa thông cửa (cả cửa ra vào lẫn cửa sổ), như vậy vừa không an toàn vừa dễ mất tập trung khi làm việc. Bàn làm việc tốt nhất nên có 1 góc dựa vào tường sẽ hợp phong thủy văn phòng nhưng tối kỵ đặt chéo.

Phía sau văn phòng kỵ hành lang và nhiều người đi lại ồn ào. Tốt nhất nên là không gian tĩnh. Ngay cả trong phòng cũng cần không gian đó. Các chuyên gia cho rằng khi thiết kế phòng làm việc, dùng thảm trải nền và rèm kéo cũng mang lại hiệu quả trong cách âm.

Tránh ánh sáng tối tăm. Ánh sáng trong văn phòng phải chan hòa, ánh sáng tự nhiên tốt hơn là đèn điện. Vì thời gian làm việc rất dài, cường độ ánh sáng mạnh yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.

Trong văn phòng ngoài bày tủ sách, máy tính, ghế ngồi cũng nên trang trí thêm các đồ thủ công mỹ nghệ, cây cảnh tạo không gian tươi sáng, trang nhã.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy văn phòng một số điều nên tránh

Hóa giải hung khí cho ngôi nhà bằng chuông gió

Chuông gió, gọi theo từ Hán là phong linh, được coi là một pháp khí hữu hiệu không thể thiếu trong phong thuỷ. Tuy nhỏ bé nhưng tác dụng của chuông gió là vô cùng kỳ diệu và không thể kể hết được.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nguồn gốc của phong linh:

Và theo quan niệm của đạo phật, cái gì tĩnh thì luôn biểu hiện cho sự chết chóc, ma quỷ, cái xấu; ngược lại những gì động, gây ra âm thanh thì biểu thị cho sự sống, điều tốt lành.

Tín niệm "phong điều, vũ thuận" (mưa thuận, gió hòa), cơn gió mang tới sự mát mẻ, dễ chịu, điều an lành. Phong linh là vật nhạy gió, nó nhanh chóng rung lên từng hồi chuông báo hiệu khi có gió, tức điềm lành đến. Vì vậy, khi phong linh (chuông gió) reo lên thì điềm lành đã hiển hiện.

Ý nghĩa của phong linh :

Trong phong thủy, phong linh hóa giải hung khí và mang lại điều an lành cho ngôi nhà.

Tuy nhỏ bé nhưng tác dụng của chuông gió là vô cùng kỳ diệu và không thể kể hết được. Nó có tác dụng tiêu tán, hoá giải hung khí án ngữ hoặc chiếu đến vị trí nào đó trong không gian. Treo chuông gió để hoá giải hung khí, biến hung thành cát. Đem lại cát khí, sự an lành và may mắn khi căn nhà, văn phòng hoặc cơ sở không may bị phạm những cấm kỵ

Ở đây, chúng tôi không bàn tới thuật phong thủy của chiếc chuông gió, nhưng nếu bạn thử treo một chiếc trong căn hộ của bạn, bạn sẽ thấy những tác dụng của nó. Nên treo ở giữa nhà hoặc trước cửa ra vào, cửa sổ ở hướng xấu của căn nhà, nếu treo chỗ có gió thì càng tốt vì âm thanh chuông gió phát ra sẽ có tác dụng hoá giải khí xấu rất hiệu quả.

Tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi.

Phong linh là hồn của gió, là sự hiệp hòa giữa chuông và gió để tạo nên một âm điệu của đất trời cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt.

Phong linh còn thể hiện sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên – hài hòa giữa con người với đất trời.

Vị trí treo chuông gió hợp phong thủy:

Tốt nhất là nên treo chuông gió bằng kim loại có hình trụ tròn treo trên không, bởi đồ thuộc hành Kim sẽ tạo cho năng lượng chuyển lưu dễ dàng.

Chuông gió có thể làm chậm hoặc phân tán sự vận động của năng lượng, đẩy năng lượng tiêu cực ra khỏi phòng, lưu chuyển nguồn năng lượng đình trệ ở góc phòng hoặc nhà bếp. Chuông gió treo trước cửa có thể đem lại sự tích cực. Chuông gió treo trước bếp có thể tụ tài phú. Nhưng chuông gió bằng gỗ, sứ thì không thể đem lại hiệu quả như trên.

Chuông gió bằng kim loại thích hợp với hướng Tây, Tây Bắc và Bắc.

Chuông gió bằng sành sứ thích hợp ở hướng Tây Nam, Đông Bắc và trung tâm.

Chuông gió bằng gỗ thích hợp với hướng Đông, Đông Nam và Nam.

Một chiếc chuông gió làm bằng đất sét với hai trái tim rõ ràng là lựa chọn tuyệt vời cho hướng Tây Nam, Cung Tình Duyên, nên được đặt trong phòng nhà hoặc sân vườn.

Trong khi đó, chiếc chuông gió với hình ảnh đức Phật sẽ phát huy tác dụng với những nguồn năng lượng phong thuỷ ở hướng Đông Bắc là cung học thức.

Chuông gió bằng kim loại

Dùng chuông gió có năm thanh kim loại để ngăn chặn vận rủi gây ra bởi những cấu trúc đối nghịch hoặc những mũi tên độc.

Để tăng cường vận may dùng chuông gió có sáu hoặc tám thanh.

Để tăng cường những thuận lợi về mặt quan hệ xã hội, bạn hãy treo chuông gió gồm hai hoặc chín thanh bằng pha lê, hoặc gốm sứ ở góc Tây Nam của phòng khách.

Không được áp dụng phương pháp này trong phòng ngủ hoặc phòng học.

Ngoài ra, để thu hút những người có nhiều ảnh hưởng và thế lực, bạn nên dùng chuông gió có sáu hoặc tám thanh kim loại và treo ở góc Tây Bắc của phòng khách.

(Theo Xzone)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hóa giải hung khí cho ngôi nhà bằng chuông gió

Đeo dây chuyền Hồ Ly trong phong thủy mang đến điều gì? –

Theo thần thoại Trung Hoa, hồ ly là một loại vật thông minh và có phần tinh ranh, trải qua quá trình tu luyện nhiều năm, hấp thụ nhật nguyệt, tinh hoa linh khí từ trời đất để hóa thân thành con người. Khi hồ ly trở thành người có nhan sắc xinh đẹp, d

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ịu dàng, giọng nói như trẻ thơ, khiến bất kì nam nhân nào vừa gặp cũng phải mê mẩn. Vậy Đeo dây chuyền Hồ Ly trong phong thủy mang đến điều gì?

Nội dung

  • 1 Ý nghĩa hình tượng Hồ Ly
  • 2 Tác dụng khi đeo dây chuyền Hồ Ly trong phong thủy
    • 2.1 Pháp khí gìn giữ tình yêu
    • 2.2 Gắn kết tình cảm vợ chồng
    • 2.3 Thu hút tài lộc
  • 3 Những điều cấm kỵ khi đeo hồ ly

Ý nghĩa hình tượng Hồ Ly

Hình tượng Hồ Ly được sử dụng như biểu tượng của sắc đẹp, sự khôn khéo và quyền lực. Nhất là với phụ nữ, việc sở hữu một mặt dây chuyền Hồ Ly sẽ mang lại may mắn trong đường tình duyên, sự khôn khéo trong giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống, đối với những nữ doanh nhân hay những người làm quản lý, việc sở hữu cho mình một sợi dây chuyền mặt Hồ Ly sẽ giúp họ có thêm sự tự tin vào quyền lực của mình, từ đó đưa ra những định hướng, quyết định chính xác nhất, đồng thời cũng có được sự kính trọng của đồng nghiệp và cấp dưới. Ngoài ra, Hồ Ly cũng có ý nghĩa mang lại sự giàu sang, phú quý cho chủ sở hữu.

Tác dụng khi đeo dây chuyền Hồ Ly trong phong thủy

Hình tượng Hồ Ly được ứng dụng trong thiết kế trang sức có tác dụng phong thủy rất tốt. Đặc biệt là đối với phụ nữ, khi đeo trang sức Hồ Ly, nhất là dây chuyền mặt Hồ Ly có tác dụng giúp:

Pháp khí gìn giữ tình yêu

– Chúng không những giúp tình yêu của bạn thêm bền vững mà còn tăng cường sự lãng mạn trong chuyện tình cảm. Nếu bạn đang độc thân, biểu tượng này sẽ thu hút những người chung thủy và chân thành ở lại với bạn.

– Với người đang yêu, biểu tượng sẽ giúp mối quan hệ ổn định và đi đến hôn nhân. Khi sở hữu vật phẩm này, người từng tổn thương tình cảm có thể hàn gắn vết thương, vị tha, tinh thần và con tim rộng mở. Đeo sợi dây chuyền Hồ Ly bên mình để chúng phát huy công dụng.

Gắn kết tình cảm vợ chồng

Hồ ly là loài vật giúp ngăn chặn sự phát triển tình cảm của người thứ ba. Vì thế, nếu đang lo sợ chồng có niềm vui khác, bạn có thể dùng một con hắc Hồ ly (biểu tượng được chế tác từ đá màu đen) để giúp bảo vệ tình cảm của gia đình mình. Vì thế, sợi dây chuyền Hò Ly đá đen sẽ giúp bạn ngăn chặn và phá hủy các mối quan hệ tình ái có thể xảy ra với kẻ thứ ba.

Thu hút tài lộc

Ngoài tác dụng giữ gìn tình yêu, gắn kết tình cảm vợ chồng, dây chuyền hồ ly còn giúp người kinh doanh tỉnh táo trước mọi lời đề nghị, có khả năng thuyết phục khách hàng và giúp tăng sự hiểu biết, từ đó có đủ kinh nghiệm trong kinh doanh. Do vậy, chị em nào đang kinh doanh, buôn bán nên đeo dây chuyền hồ ly để thu hút tài lộc.

Những điều cấm kỵ khi đeo hồ ly

– Nếu bạn thỉnh hồ ly từ đền chùa hay nơi linh thiêng khác mà không phải mua ở ngoài thì nên mang chúng theo người khi đi lễ chùa. Bạn khấn vái một cách thành tâm thì tác dụng của hồ ly sẽ được tốt hơn.

– Nếu đeo dây chuyền hồ ly, hãy dùng chúng vào những việc lành mạnh như cầu duyên, giữ hạnh phúc chứ đừng xin những việc thất đức, không tốt đẹp như giật chồng, tranh giành tình duyên của người khác.

– Khi đeo mặt dây chuyền hồ ly, bạn nên dùng chúng một cách lành mạnh như giữ hạnh phúc, cầu duyên cho bản thân, tuyệt đối không nên làm những việc thất đức như tranh giành tình cảm của người khác, làm người thứ ba phá hoại tình yêu đôi lứa, dụ dỗ đàn ông có chồng…

– Tối trước khi đi ngủ bạn nên tháo hồ ly ra nếu không muốn bị những bạn khác giới làm phiền :). Ngoài ra thì không còn điều cấm kỵ khi đeo hồ ly nào nữa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đeo dây chuyền Hồ Ly trong phong thủy mang đến điều gì? –

Ngũ Hành

Ngũ hành nguyên là 1nguyên lý có cấu trúc khá đơn giản, mô tả 1 hình thái vận động tương tác củacác khối vật chất (Tôi sẽ gọi chung vật chất & hiện tượng bằng từ vật chất ) Ở Trung Hoa khi xưa, nó được phát triển thành như 1 học thuyết chi phốitoàn bộ hoạt động sống, đến mức nó đã từng được xem như chìa khoá vạn năng mởmọi cánh cổng của tri thức.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngày nay, ngành Điều Khiển Học cũng có 1 nguyên lý gần tương tự với tên gọi là cơ chế Feed back (Hồi tác) lấy đại lượng đầu ra tác động lại đại lượng đầu vào. Tuy vậy, có 1 điểm khác giữa 2 nguyên lý này: Cơ chế feed back nhìn nhận đại lượng đầu vào là vật chất như 1 dạng thức duy nhất, Ngũ hành lại phân ra 2 dạng thức âm & dương.

Ngũ hành được thấy trong hầu hết các môn học dự đoán và được xem  như 1 nguyên tắc giải quyết mọi vấn đề khi dự đoán. Tuy nhiên, cũng từ điểm này đã nảy sinh ra bao phương pháp, cách thức áp dụng nguyên lý này vào công việc dự đoán khá kỳ dị, tương tự như trường hợp các nhà giả kim thuật bên phương tây thời trung cổ cho rằng có 1 qui tắc gỏ chì, gỏ đá thành vàng !

Ngũ hành để áp dụng được chính xác nó đòi hỏi người sử dụng cần phải có hiểu biết triết học cơ bản. Nói đến triết tưởng như là điều khó khăn, xa vời. Thật ra, học sinh trung học ở các quốc gia tiên tiến đều được học triết học cơ bản dưới các tên gọi khác nhau. Tôi khẳng định lại điều này: Không có hiểu biết triết học cơ bản sẽ không thể áp dụng chinh xác nguyên lý ngũ hành vào công việc dự đoán được ! Các bạn có thể tham khảo các sách bàn về Âm Dương Luận hoặc triết học biện chứng luận ở chương trình bậc đại học để bổ sung phần kiến thức này.

- Sinh: Hàm ý hỗ trợ, tạo ra ;
Khắc: Hàm ý khắc chế, kềm hãm.

- Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ chỉ là tên định danh, không phải là 5 đại diện vật chất như cách hiểu thô sơ trước đây.

2.    Ngũ hành biến hoá:

Vật chất vận động mang tính cân bằng tương đối. Khi sự cân bằng bị phá vỡ tất phải có nguyên nhân & kết quả. Tôi sẽ trình bày 10  nguyên nhân & kết quả ấy như sau:

Nguyên nhân Mộc vượng (Vị trí mộc mạnh lên,H.2)
Kết quả: Thuỷ & Hoả vượng theo
Còn: Thổ & Kim suy giảm.
Nguyên nhân Mộc suy (Vị trí mộc suy yếu. H.3)
Kết quả: Thuỷ & Hoả suy theo.
Còn: Thổ & Kim vượng lên.

* Nguyên nhân Hoả vượng (Vị trí hoả mạnh lên. H.3a)
Kết quả: Mộc & Thổ vượng theo.
Còn: Thuỷ & Kim suy giảm.
Nguyên nhân Hoả suy (Vị trí hoả suy yếu. H.3b)
Kết quả: Mộc & Thổ suy theo
Còn: Thuỷ & Kim vượng lên.


* Nguyên nhân Thổ vượng (Vị trí thổ mạnh lên. H.4a)
Kết quả: Hoả & Kim vượng theo,
Còn: Mộc & Thuỷ suy giảm.
Nguyên nhân Thổ suy (Vị trí thổ suy yếu. H.4b)
Kết quả: Hoả & Kim suy theo.
Còn: Mộc & Thuỷ  vượng lên.

* Nguyên nhân Kim vượng (Vị trí kim mạnh lên. H.5a)
Kết quả: Thổ & Thuỷ vượng theo,
Còn: Mộc & Hoả suy giảm.
Nguyên nhân Kim suy (Vị trí kim suy yếu. H.5b)
Kết quả: Thổ & Thuỷ suy theo.
Còn: Mộc & Hoả vượng lên.


* Nguyên nhân Thuỷ vượng (Vị trí thủy mạnh lên. H.6a)
Kết quả: Mộc & Kim vượng theo,
Còn: Hoả & Thổ suy giảm.
Nguyên nhân Thuỷ suy (Vị trí thủy suy yếu. H.6b)
Kết quả: Mộc & Kim suy theo.
Còn: Hoả & Thổ  vượng lên.

Qui tắc: “Một vị trí Vượng kéo theo 2 vị trí bên cạnh vượng theo, còn lại là suy. Một vị trí Suy kéo theo 2 vị trí bên cạnh suy theo, còn lại là vượng”

1.    Ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1: Ta xem xét 1 mối quan hệ sau:

* Khi cha mẹ tôi hỗ trợ cho tôi, thì: (hình 7)
Tôi hỗ trợ cho vợ tôi
Vợ tôi hỗ trợ cho bên thân tộc của cha mẹ tôi
Thân tộc hỗ trợ cho các mối quan hệ xã hội của cha mẹ tôi
Quan hệ xã hội hỗ trợ cho cha mẹ tôi

* Khi cha mẹ tôi kềm hãm vợ tôi, thì:
Vợ tôi kềm hãm quan hệ xã hội của cha mẹ tôi
Quan hệ xã hội sẽ kềm hãm tôi
Tôi sẽ kềm hãm mối quan hệ thân tộc
Quan hệ thân tộc sẽ kềm hãm cha mẹ tôi

Thấy rằng vị trí của người làm cha làm mẹ quan trọng như thế nào !

Ví dụ 2: Vẫn ví dụ trên, nhưng cho “Tôi” suy yếu đi

* Khi tôi lụn bại vì nghiện ngập, thì (hình 8)
Cha mẹ tôi & vợ tôi suy yếu theo
Quan hệ thân tộc vượng lên chế khắc cha mẹ tôi
Quan hệ xã hội chế khắc tôi.

Để thoát khỏi tình cảnh trên, đồ hình ngũ hành cho ta 3 cách:

  * Cách 1: Chính bản thân tôi phải tự vươn lên. (hình 9)

* Cách 2: Cha mẹ tôi vượng lên để kéo tôi lên theo (hình 10)

* Cách 3: Vợ tôi vượng lên để kéo tôi lên theo (hình 11)



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngũ Hành

Ngày bất tương là ngày gì? Liệu bạn có biết?

Ngoài ngày hoàng đạo, nếu mọi người chọn được đúng ngày bất tương nữa thì thật là hoàn hảo. Khái niệm ngày bất tương có lẽ khá xa lạ với nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ. Để hiểu rõ hơn về ngày bất tương, ngày bất tương là ngày gì,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo phong tục tập quán của dân tộc ta từ xưa đến nay, trước khi làm bất cứ việc quan trọng nào đặc biệt như cưới xin, ma chay, ký kết hợp đồng, mua nhà, chấn trạch, cất nóc... đều cần xem ngày lành tháng tốt để thực hiện mới mong gặp được nhiều may mắn, thuận lợi. Ngoài ngày hoàng đạo, nếu mọi người chọn được đúng ngày bất tương nữa thì thật là hoàn hảo. Khái niệm ngày bất tương có lẽ khá xa lạ với nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ. Để hiểu rõ hơn về ngày bất tương, ngày bất tương là ngày gì, chúng ta sẽ cùng Phong thủy số tham khảo thêm sau đây nhé.

Ngày bất tương là ngày gì? Liệu bạn có biết?

Ngày bất tương là ngày gì?

Ngày bất tương có tên gọi đầy đủ là ngày Âm Dương Bất Tương, là ngày đại kết để dự vợ gả chồng. Xây dựng hạnh phúc gia đình mà chọn được đúng vào ngày bất tương theo các cụ thì đó là điều tuyệt vời.

“Bất” có nghĩa là không, “tương” có nghĩa là tương hợp, “bất tương” ở đây nghĩa là không bị âm tương, không bị dương tương, tóm lại đây là ngày đẹp và đặc biệt là ngày đại kiết để tổ chức cưới xin. Khi tổ chức các công việc quan trọng vào ngày này, bạn sẽ chẳng còn phải lo lắng, ngại ngùng vì bất cứ điều gì khác.

Chi tiết lập thành ngày bất tương bạn cần biết

Thông thường, trong cuộc hôn nhân, trước khi chọn ngày làm đám hỏi rồi mới xem chọn ngày lành để cưới. Có 11 ngày lành mà bạn có thể chọn sau đây, tốt nhất có thể thực hiện trong các ngày này: Bính Dần, Đinh Mẹo, Bính Tý, Mậu Dần, Bính Tuất, Kỷ Mẹo, Mậu Tý, Canh Dần, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị", ngoài ra nên gặp các sao: Huỳnh Đạo, Sinh Khí, Âm Dương Hạp, Nhân dân Hợp, Tục Thế và nhất là gặp ngày Bất Tương

Cụ thể ngày bất tương trong các tháng:

Tháng 1: Bính Dần - Đinh Mão - Bính Tý - Kỷ Mão - Canh Dần

Tháng 2: Bính Dần - Ất Sửu - Đinh Sửu - Bính Tuất - Canh Tuất

Tháng 3: Đinh Sửu - Ất Sửu - Đinh Dậu

Tháng 4: Bính Tý - Ất Dậu - Bính Thân - Đinh Dậu

Tháng 5: Kỷ Mùi - Bính Thân - Bính Tuất - Ất Mùi - Quý Dậu - Giáp Tuất - Giáp Thân

Tháng 6: Giáp Ngọ - Ất Mùi - Ất Dậu - Giáp Thân - Nhâm Ngọ - Quý Mùi - Quý Dậu - Nhâm Thân - Giáp Tuất

Tháng 7: Giáp Thân - Quý Mùi - Nhâm Thân - Ất Dậu - Ất Mùi - Kỷ Mùi - Giáp Tuất

Tháng 8: Giáp Thìn - Nhâm Thìn - Tân Tỵ - Quý Tỵ - Giáp Ngọ - Nhâm Ngọ - Quý Mùi - Giáp Thân

Tháng 9: Ất Mão - Quý Mão - Nhâm Ngọ - Canh Ngọ - Quý Mùi - Tân Mùi - Kỷ Mùi

Tháng 10: Nhâm Dần -Quý Mão - Canh Thìn - Canh Ngọ - Canh Dậu

Tháng 11: Đinh Sửu - Đinh Mão - Kỷ Mão - Canh Thìn - Nhâm Thìn - Đinh Tỵ

Tháng 12: Ất Sửu - Canh Dần - Đinh Mão - Kỷ Mão - Canh Thìn

Xem thêm những bài viết hữu ích khác tại thư viện: Xem bói


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày bất tương là ngày gì? Liệu bạn có biết?

Luận về 14 chính tinh

Một bài viết hay về 14 chính tinh của Vương Đình Chi được tác giả Tuevnb dich lại. Mời các bạn cùng đọc.
Luận về 14 chính tinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài này dịch và chú bởi anh tuetvnb tại diễn đàn Lý số Việt Nam.

Trong Tử vi, 14 chính tinh chi phối rất mạnh mẽ trên toàn lá số. Nắm được bản chất và đặc tính của 14 chính tinh là mấu chốt của việc luận đoán. Xưa nay các sách đều viết rất nhiều, tuy nhiên cũng rất cần tham khảo thêm nhiều quan điểm. Tôi dịch phần “thập tứ chủ tinh tính chất” của nhà nghiên cứu nổi tiếng Vương Đình Chi để cùng tham khảo.

Vương Đình Chi là nhà nghiên cứu Lý Học nổi tiếng ở Hồng kông, nhưng sở trường nhất là Tử Vi, ông theo quan điểm của Trung Châu phái. Đọc Tử vi của Vương ĐÌnh Chi, về cơ bản cũng không ngoài nguyên lý chung của Tử vi, tuy nhiên cách nhìn nhận, lập luận và đánh giá có đôi chút khác biệt, vì thế tôi có thêm vào đôi lời bàn luận sau mỗi phần dịch để sáng tỏ thêm.

Vì kém về ngôn ngữ nên chắc sẽ có nhiều lỗi dịch thuật, mong được chỉ giáo.

Mười bốn chính tinh

Các đặc tính của tinh diệu dưới đây bao gồm các tình chất cơ bản của tất cả 14 chính tinh. Chỉ nêu những nét chính yếu, cần cái gì, kỵ cái gì. Bên trong cũng chỉ ra một ít cách cục đặc biệt như Nhật nguyệt phản bối, Mã đầu đới tiễn v.v.. Mặc dù không nhiều lắm nhưng nếu cẩn thận hiểu được thì cũng biết được đôi chút phép tắc cơ bản của Tử vi đẩu số.

TỬ VI

Tử vi thuộc Âm Thổ, là Chủ tinh Bắc đẩu, hóa là Đế Quân, thường là chủ tinh ắt sẽ cần “Quần thần củng chiếu”. Chính vì thế mà Tử vi nhất định phải được Quần thần củng chiếu mới là thượng cách, nếu không thế, chỉ là cách cục bình thường.

Quần thần ở đây là: Phủ Tướng, Phụ Bật, Xương Khúc, Khôi Việt. Nếu như hội hợp được Phủ Tướng ắt sẽ mạnh mẽ, có tài, có thế. Là tượng của Đề Hoàng nên cần sự trợ sức của Phụ Bật, nêu có trợ lực, lòng dạ cũng rộng rãi.

Nếu có Xương Khúc cùng hội hợp, thì có học thức, có trí tài, cũng có khả năng làm giảm nhẹ cái tính cao ngạo, chủ quan của Tử Vi. Khôi việt hội hợp thì cá nhân gặp nhiều cơ hôi, có khả năng gia tăng địa vị.

Nếu như Quần Thần xa lánh, trở thành Cô Quân, chủ quan quá sâu, tâm cao khí ngạo mà mừng giận thất thường, không khéo đối xử với người.

Nếu gặp Không vong, Hoa cái thường có tư tưởng độc tài. Gia Tứ Sát là vua vô đạo, thuộc hạ cách, nếu thêm Phúc cung không tốt thì là người hèn mọn dung tục.

Phụ Bật, Xương Khúc, Khôi Việt là bộ sao Lục cát, đối với Chủ tinh có sự trợ giúp rất lớn.

Chủ tinh ở đây là Tử Vi, Thiên Phủ, còn người sinh ban đêm là Thái Âm nhập miếu, sinh ban ngày là Thái Dương nhập miếu, nhưng phải được đối diện nhau, nếu chỉ thấy một thì không mạnh mẽ.

Nhất là Tả Hữu Khôi Việt, nếu như chỉ gặp một sao thì giống như không gặp.

Lời bàn: Vương tiên sinh cho rằng Tử vi tuy thân là Đế tinh, nhưng cái LỰC của Tử vốn là do Quần Thần mang lại, cho nên nếu được Quần thần củng chiếu thì mới là thượng cách, bằng không thì chỉ bình thường. Ngoài ra, Vương tiên sinh còn cho rằng một trong những tính xấu cảu Tử vi chính là Tâm tính cao ngạo, chủ quan. Nếu không có sự trợ giúp của Văn tinh, quý tinh mà lại gặp hung sát tinh ắt là sẽ thành kẻ thô lậu. Quan điểm của Vương tiên sinh về các sao đi từng cặp như Tả Hữu, Khôi Việt cho rằng phải đủ cả cặp mới có tác dụng, nếu đơn lẻ một mình thì tác dụng giảm sút, coi như không có.

Về phần phân định Âm Dương, Vương tiên sinh cũng có quan điểm hơi khác, vì như Tử vi, các sách đều cho là Dương Thổ, nhưng Vương tiên sinh lại cho rằng Tử vi thuộc Âm Thổ, ấy cũng là điều bất cập.

THIÊN CƠ

Thiên Cơ thuộc Âm Mộc, là sao thứ nhất của chòm Nam Đẩu, giống như Mưu thần, thích việc cơ biến, khi thiện, khi ác. Nếu được Xương Khúc, Long Trì Phượng Các, cùng Hóa Khoa thì thông minh tuyệt đỉnh, có khả năng dụng thành chính đạo. Nếu chẳng gặp được cát diệu, mà lại gặp Hóa Kỵ, Sát tinh cùng với các sao bất lương thì tính chất của Thiên Cơ trở thành Bất lương, gian trá. Có thể thấy rằng Thiên Cơ đối với các phụ tinh là sát tinh thì đặc biệt nhạy cảm.

Hóa Quyền có khả năng tăng cường tình ổn định của Thiên Cơ, cũng gia tăng khả năng đối kháng với sát tinh là Hóa đẹp nhất vậy. Hóa Khoa gia tăng khả năng thông minh tài trí của Thiên Cơ, cũng là sao Hóa rất tốt đối với Thiên Cơ. Hóa Lộc thì làm cho cái trí mưu của Thiên Cơ chỉ thích sử dụng trong kinh doanh, là kẻ chỉ thích kiếm tiền.

Hóa Kỵ làm cho Thiên Cơ trở thành mưu lợi, chỉ thích đi ngang về tắt.

Thiên cơ lâm Phúc đức cung mà gặp Sát tinh thì cũng không nặng lắm. Tâm chẳng được nhàn, nhiều dự định, toan tính. Nếu gia Hóa Kỵ thì tâm phiền mà thường nông cạn.

Thiên Cơ vốn được gọi là sao “Thiện Biến” cho nên tình cảm thường thay đổi mạnh, hoặc tư tưởng thay đổi mạnh. Thường là sao biến đổi mạnh thì ắt sẽ rất nhạy cảm với sát tinh, cho nên rất cần Hóa Quyền để tăng độ ổn định. Mà Thiên Cơ lại vốn có bản chất của mưu thần, bởi vậy khá thích hợp với vai trò phụ tá.

Lời bàn: Vương tiên sinh rất coi trọng Tứ Hóa, bởi vậy nên cho rằng Tứ Hóa có thể cải biến được tinh chất của các tinh diệu, cụ thể là Thiên Cơ. Quan điểm của Vương tiên sinh đánh giá Thiên Cơ là sao rất cơ biến, có khả năng thích nghi cao, có khi thiện, có khi ác, phụ thuộc vào hệ thống các sao phụ tinh hội hợp. Đặc biệt ông cho rằng nếu Thiên Cơ cư Phúc cung, có khẳ năng chế sát, hóa giải tác dụng xấu của một số sát tinh khi hội hợp vào Phúc Cung.

THÁI DƯƠNG

Thái Dương thuộc Dương Hỏa, là sao chủ tại trung thiên, là sao của quan lộc, chủ quý. Là chủ tinh của người sinh ban ngày, rất tốt nếu cư cung Quan Lộc.

Phán đoán sự cát hung của Thái Dương, trước hết phải xem các vị trí miếu vượng, cư các cung Dần Mão Thị Tỵ Ngọ Mùi là cung miếu vượng.

Thích hợp với người sinh ban ngày, người sinh ban ngày gặp Thái Dương miếu vượng thì rất đẹp, nếu lạc hãm thì giảm nhiều sự tốt đẹp. Người sinh ban đêm nếu có gặp Thái Dương miếu vượng cũng bình thường, mà nếu lạc hãm thì hung. Lại phải xem kỹ các Phụ tinh là Sát tinh hội hợp để luận đoán cát hung của Thái Dương.

Thái Dương chủ quý, Hóa Quyền, Hóa Khoa càng tăng thêm tính chất quý hiển của Thái Dương, nhưng cần lưu ý là tại xã hội hiện đại thì chuyện Tài Phú rất quan trọng, cho nên cái sự thanh quý của Thái Dương chưa hẳn đã toàn mỹ. Bởi thế Thái Dương rất cần Hóa Lộc, nếu có Hóa Lộc, Lộc Tồn hội hợp là chân mệnh của Phú Quý vậy.

Thái Dương chiếu khắp vạn vật, cho mà không nhận, cư tại Ngọ cung là cách Nhật Lệ Trung thiên, rực rỡ mà rất thịnh, có khả năng danh lớn hơn lợi, cũng chưa hẳn là kết cấu đẹp. Trong cái ánh sáng ấm áp của Thái Dương, người ta rất thoải mái. Cho nên cần xem xét kỹ tất cả các đặc tính của tinh diệu, được ở trong cái ánh sáng ấm áp của Thái Dương thì là đại phúc hậu vậy.

Thái dương ở trên trời vận hành không ngừng, chiếu sáng mặt đất, cho nên Thái Dương chủ về ĐỘNG, cho mà không nhận. Cho nên các lời bàn về Thái Dương xưa này đều giống nhau ở chỗ cho rằng Thái Dương quan trọng ở chỗ “Quý”, trước phải có “Quý” (danh tiếng) rồi sau mới giầu có. Chẳng qua, nếu không luận như thế thì Thái Dương cũng có một điểm là có bản chất cái Danh lớn hơn cái Lợi. Nhất là Thái Dương càng sáng thì càng rõ bản chất này.

Lời bàn: Đối với Thái Dương, Vương tiên sinh cho rằng chỉ thực sự Quý đối với người sinh ban ngày, ngoài việc xem xét các phụ tinh hội hợp thì việc đặt ra vấn đề đồi với người sinh ban ngày hay ban đêm cũng được Vương tiên sinh rất coi trọng. Bàn về chữ Quý của Thái Dương, Vương tiên sinh đã có ý kiến rất thực tế khi gắn với xã hội hiện đại, cổ nhân thì cho rằng Quan Quý là đứng đầu, nhưng Vương tiên sinh không đánh giá cao cái Quan Quý mà lại xa rời Thực Lộc của Thái Dương, cho rằng đó là điều không toàn mỹ lắm. Khác với cổ nhân, Vương tiên sinh cho rằng Thái Dương là người có tinh thần quảng bác “cho mà không nhận”, trong khi đó cổ nhân thì lại cho rắng Thái Dương có tính chuyên quyền. Riêng điểm này thì không mấy đồng tình với Vương tiên sinh, bởi lẽ Thái Dương vốn là Thuần Dương, dương cương đến cùng cực, thì cái việc lấn át, chuyên quyền không phải là không có.

VŨ KHÚC

Vũ Khúc thuộc Âm Kim, là sao thứ 6 của chòm Bắc đẩu, lấy hành động kiếm tiền làm chính, tính cách thì cương liệt, quyết đoán.Rất tốt nếu cư Quan lộc, Tài bạch cung, nếu lâm vào cung Mệnh và các cung Lục thân thì không tốt, ngại vì tính cương khắc thái quá.Người Vũ khúc tính cứng rắn, cho nên rất ngại Dương Đà cũng như Thiên Hình vì tính cô khắc càng tăng.

Sao Vũ Khúc đối với Tứ Hóa cũng đặc biệt nhạy cảm, gặp Hóa lộc thì rất tốt vì Vũ khúc là tài tinh, Hóa lộc cùng một tính, nên tài khí càng vượng, cũng có thể giảm nhẹ tính cương khắc của Vũ Khúc. Hóa quyền, Hóa kỵ gia tăng tính chất cương liệt của Vũ khúc cho nên đồi với Vũ khúc không được tốt lắm. Nếu gặp Hóa kỵ, cứng quá ắt gãy, vì thế Vũ Khúc – Hóa kỵ thường thường là Bại cục ở chỗ đó.

Người Vũ khúc tính cô khắc, cho nên cần Văn Xương, Văn Khúc cùng hội hợp để trung hòa, cũng giống thế – rất cần Thiên Phủ đồng cung. Thiên Phủ là tài khố (kho tiền), hai tài tinh gặp nhau là một sự kết hợp rất tốt, nếu lại có Hóa Lộc, Lộc Tồn thì càng đẹp.Tương đối mà nói, Vũ Phá với Vũ Tướng là hai tổ hợp khó hoàn mỹ, chủ yếu là do Phá Quân gia tăng tình ĐỘNG, lúc này việc gặp Lộc tinh mới tỏ ra rất quan trọng. Trong Tứ Sát, Vũ khúc sợ nhất Hỏa Linh, bất luận là tính chất nào của Vũ Khúc cũng đều không tốt khi gặp hai sao Hỏa Linh. Vũ khúc ngoại trừ sợ Hỏa Linh ra, đôi khi cũng không tốt nếu gặp Xương Khúc, nhất là gặp một mình Văn Khúc (đương nhiên Văn Khúc – Hóa kỵ thì càng tệ) “song khúc hội” nhất định sẽ có khuyết điểm. Cần lưu ý trong Đẩu số có một cách là Linh Xương Đà Vũ là bại cục.Vũ khúc là tài tinh, nhưng có khá nhiều khuyết hãm, vì thế không nên cừa nhìn thấy Tài đã cho là tốt.Nhưng Vũ khúc lại có hành động tương đối cao thượng, cho nên rất tốt nếu gặp được Khôi Việt cùng với Thiên Cơ hội hợp.

Lời bàn: Vương tiên sinh thật chí lý khi luận rằng “Vũ khúc tuy là tài tinh nhưng có quá nhiều khuyết điểm, vì thế chớ thấy TÀI mà cho là tốt”, chẳng thế mà cái cách Linh Xương Đà Vũ vốn dĩ xưa này là Bại cách, tối hung. Vương tiên sinh cho rằng Vũ Khúc có một đặc tính cố hữu là Cô Khắc, nhưng bản chất của cái việc Cô Khắc này là do tính cương cường mà ra, từ đó có thể suy ra rằng nếu Vũ Khúc được các phụ tinh là văn tinh, quý tinh trợ giúp thì có thể chế ngự được cái tính cô khắc cương cường của Vũ Khúc. Luận Tử vi như thế, xưa nay quả là hiếm có. Qua lời luận của Vương tiên sinh, cũng có thể thấy rằng cái sự phối hợp với nhau mới là quan trọng, một tinh tú đơn lẽ không làm nên được điều gì, mà cái sự cát hung phần nhiều làm nên ở các phụ tinh, tá tinh vậy.

THIÊN ĐỒNG

Thiên Đồng thuộc Dương Thủy, là sao thứ tư trong chòm Nam Đẩu, ví như Phúc tinh, chủ hưởng thụ và ý chí.

Nếu có Hóa Lộc cũng với cát tinh hội hợp thì tốt, nhưng cũng ngại vì tham hưởng thụ mà thành mềm yếu. Nguyên do lúc này gặp được hoàn cảnh tốt một số ít sát tinh cũng đủ kích động, gặp sự kích động này Thiên Đồng dễ thành tựu lớn nên người ta cũng thêm khó khăn vất vả. Chỉ thấy sát mà không thấy lộc, thì là không tốt đối với Thiên Đồng. Thiên Đồng cũng rất ưa Hóa Quyền, vì có thể tăng cường ý chí, bằng như hội đủ Lộc Quyền Khoa Kỵ, mà sát diệu không nặng nề thì cũng chủ phú quý song toàn. Ngại nhất là Thiên Đồng Hóa Kỵ là cách cục xấu.Thiên Đồng tuy là Phúc tinh, nhưng cái Phúc ấy cũng có khuyết điểm, hơn thế nữa phải đắc Lộc mới thực sự là Phúc. Tuy nhiên, khi đắc Lộc trừ phi có cách cục đặc biệt tốt, không thì vẫn phải trải qua một đoạn gian khổ, có lúc rất vất vả, cũng không phải là tốt. Nếu không phải như đã luận thì trừ phi có cách cục rất khác lạ. Thông thường Thiên Đồng đều có một điểm là “vãn vận” (vận muộn), cho dù Thiên Đồng được đánh giá là Phúc, cũng có lúc nhầm lẫn.

Lời bàn: Xem ra quan điểm của Vương tiên sinh chú trọng nhiều vào vấn đề tài lộc, chính vì thế mà rất đề cao các Lộc tinh, tuy nhiên đối với Thiên Đồng thì ngoài cái đặc tính cố hữu, còn cần phải xem xét thêm cái vị trí miếu vượng của nó. Ở đây, một đặc tính quan trọng của Thiên Đồng mà Vương tiên sinh chỉ nhắc đến một cách mơ hồ, đó là tính canh cải thất thường. Vương tiên sinh cho rằng Hóa Quyền có thể giải trừ được cái tính canh cái hay thay đổi của Thiên Đồng. Phần phân tích về việc Thiên ĐỒng hội Lộc tinh, lập luận của Vương tiên sinh rất sắc bén, cho rằng không phải là điều tốt, hé lộ quan điểm về việc kích động hoàn cảnh của sát tinh. Tuy nhiên, so với quan điểm của cổ nhân thì có lẽ tình chất cảu Thiên Đồng chưa được Vương tiên sinh nêu rõ ràng lắm.

LIÊM TRINH

Liêm trinh thuộc Âm Hỏa, là sao thứ 5 của chòm Bắc Đẩu, hóa khí là Tù tinh, chủ về tình cảm và lý trí, lại có tên là Thứ Đào Hoa. Liêm trinh gặp thiện thì thành thiện, gặp ác sẽ thành ác.Liêm trinh là một sao có sự biến hóa tốt xấu khá lớn, nhất định phải chú ý cẩn thận.

Nếu gặp Hóa Lộc thì tốt, chủ về tình cảm hòa hợp, ngại gặp Hóa Kỵ, chủ về tình cảm tan vỡ, hoặc gặp tai ương về máu huyết. Cùng với Sát Phá Tham hội hợp, tất sẽ rất cần Lộc tinh cùng hội mà sát tinh không được cường mạnh, thì cũng có thể gọi là tốt. Nếu không gặp cát tinh mà lại gặp hung tinh thì hình thương khó tránh. Được Thiên phủ cùng hội hợp, lại thêm Xương Khúc (văn xương, văn khúc) và Lộc tinh, có khả năng phát huy cái mặt tốt lành của Liêm trinh, đó là cách cục đẹp nhất của Liêm trinh. Cùng với Thiên tướng hội hợp, mà Thiên tướng vốn tốt lành, cũng là cách đẹp. Hội hợp với Tử Vi, Thiên Phủ không gặp ác tinh thì rất đẹp. Các tổ hợp trên đây gọi là “Gặp thiện thì theo thiện”. Liêm trinh chủ về tâm tư tình cảm, nếu tốt thì tình cảm phong phú, là người cao nhã vui tính, Xấu thì tự tư tự lợi, thậm chí không thể khống chế được tình cảm của chính mình, Liêm Trinh là sự phản ảnh sâu sắc tinh thần, khi suy đoán cần phải hết sức cân nhắc, đặc biệt là khi Liêm Trinh mang nặng tính đào hoa và tình cảm.

Lời bàn: Đoạn này không thấy Vương tiên sinh nhắc đến sự tương tác của Liêm trinh với Hóa Quyền, Hóa Kỵ, bởi một trong những đặc tính quan trọng của Liêm trinh là Tù tinh, vì thế mà khi gặp Quyền Kỵ tính chất sẽ thay đổi rất mạnh mẽ. Vương tiên sinh có lẽ đã quá chú trọng vào đặc tính Đào Hoa của Liêm, cho rằng đấy là sự ảnh hưởng mạnh mẽ, quan điểm này cũng cần phải suy ngẫm thêm.

THIÊN PHỦ

Thiên Phủ thuộc Dương Thổ, là chủ tinh của chòm Nam Đẩu, giống như kho tiền. Nguyên nhân là do quan hệ của Chủ tinh, cho nên cũng cần “quần thần đồng hội”, so sanh với tử vi thì tính cách bảo thủ hơn, sức khai sáng không bằng, cũng không có cái mạnh mẽ quyết liệt chủ quan của Tử vi. Dễ đối xử với người hơn Tử vi. Nếu được quần thần đồng hội, lại thêm gặp được Lộc tinh, chủ về khả năng vừa công vừa thủ, quyết đoán lớn lao. Nếu chẳng gặp được Hóa lộc hoặc Lộc tồn, thì là người hành sự cẩn trọng, lợi cho việc giữ gìn cơ nghiệp. Nếu không có Lộc tinh mà lại gặp được các cát tinh khác, giống như rời xa quần thần, mà biểu hiện của Thiên phủ là tiến thoái khó khăn, nếu gặp sát tinh thì chỉ nên nấn ná đợi thời cầu tài. Đóng ở Tài Bach, Quan lộc cung thì hoàn hảo, bởi vì xã hội ngày nay người người cầu tài theo mệnh, miễn là Mệnh cung, Phúc Đức cung không kém, chỉ là mánh khóe cầu tài quá khích mà thôi. Nhưng nếu đóng ở Mệnh cung thì dễ phát triển thành gian trá, phù thịnh.Thiên Phủ là Nam Đẩu, Tử vi là Bắc đẩu. Tử vi chủ lãnh dạo, chủ phát tán, chủ quý. Thiên Phủ chủ cất giấu, chủ phú, chủ giữ gìn cơ nghiệp, nói một cách tương đối là đầy đặn. Trừ phi là Thiên phủ gặp cách xấu đặc biệt (gặp sát tinh chẳng gặp Lục Cát, lại chẳng gặp Khoa Lộc, gặp toàn sao tạp bất lương) còn không dù có gặp “gian” cũng chẳng lộ ra là “gian”.

Lời bàn: Tính của Phủ vốn ôn lương hòa hoãn, tuy sức khai sáng không bằng Tử vi, nhưng cũng là chủ tinh. Cho nên lập luận rằng rất cần Quần thần hội hợp là rất sắc bén. Qua quan điểm của Vương tiên sinh thì thấy rằng vai trò của Phụ tinh vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong đoạn này, cái lập luận về tính “gian” của Phủ là hoàn toàn mới mẻ. Bởi cổ nhân xưa nay vẫn cho rằng Thiên Phủ ôn lương, do vậy nếu nói rằng “nhược cư vu mệnh cung, tắc khả năng phát triển vi gian trá, xu viêm phụ thế” thì có vẻ như hơi khiên cưỡng. Đành rằng Thiên Phủ “phù thịnh bất phù suy” nhưng chưa hẳn đã đến nỗi phát triển thành gian trá. Điều này nên xem xét cẩn trọng.

THÁI ÂM

Thái Âm thuộc Âm Thủy, là sao ở trung thiên, chủ tinh của người sinh ban đêm. Miếu vượng tại Dậu Tuất Hợi Tý Sửu, hợp với người sinh ban đêm, nếu người sinh ban ngày mà lại có Thái âm lạc hãm, thì tức là không hợp.

Thái dương chủ phát tán, chủ quý, còn Thái âm thì chủ thu giấu, chủ phú, cho nên Thái Âm cũng bao gồm ý tứ của Tài tinh, nhưng cái Tài tinh này so với Vũ Khúc có điểm khác nhau. Vũ khúc lá hành động cầu tài, mà Thái âm thì thuộc kế hoạch, mang tính chất phụ tá. Có lúc lại có khả năng nắm giữ quyền lực tiền tài, giống như Thái Dương, cần sự trung hòa.Cho nên khi Thái âm cư ở cung hãm, mà được Tả Hữu Khúc Xương Lộc Quyền tương hội thì vẫn là đẹp, Thái Âm miếu vượng mà hội được cát tinh thì Hóa Kỵ không hại được.Nhưng tổ hợp của Thái Âm không ổn định, nếu lại gặp Xương Khúc thì trại lại, lại bị tình cảm lãnh đạo. Nếu lại gặp Sát tinh thì có thể trở thành trò đùa của quyền lực.So với Thái Dương, Thái Dương chủ Động, chủ phát xạ, chủ truyền bá, chủ quý. Còn Thái Âm chủ Tĩnh, chủ thu nhận, chủ Phú. Nhưng nếu như thu nhận quá thịnh, thì sẽ là người nhiều tâm kế, lòng dạ thâm sâu, rất khác biệt so với Thái Dương. Chính là do Thái Dương tự mình tỏa sáng, tỏa nhiệt, Nhưng Thái Âm thì ngược lại, được diếu sáng bởi Thái Dương, nếu không có Thái Dương chiếu đến, thì Thái âm tối đen như mực.Dùng cách ví von mà nói, thì có một sự khác biệt giữa Thiên phủ “thâm trầm”, khác với Thái Âm là “Âm Sâm” (Âm Sâm có nghĩa là ảm đạm).

Lời bàn: Trong đoạn này Vương tiên sinh đã căn cứ vào tính chất Âm-Dương của 2 sao Thái Âm – Thái Dương để lập luận. Thái Âm vốn dĩ xưa nay vẫn được coi là Tài tinh, theo Vương tiên sinh thì tính Tài của Thái Âm chính là do đặc tính “Thu liễm” mà ra, bởi vậy về mặt tư tưởng, Thái Âm tham lam hơn, không quảng bác như Thái Dương. Đặc biệt, trong đoạn này Vương tiên sinh đã thể hiện hai quan điểm. Thứ nhất, Vương cho rằng Thái Âm cần phải có ảnh sáng của Thái Dương mới huy hoàng được, bởi vậy nếu được đắc cách Nhật Nguyệt thì mới thự sự hoàn mỹ. Thứ hai, Vương cho rằng “Thái Âm miếu vượng thì Hóa Kỵ không làm gì được”, đây chính là điểm khác biệt của Trung Châu Phái khi an Hóa Kỵ cùng với Thái Âm cho tuổi Canh. Điều này xưa nay vẫn tranh cãi, tuy nhiên ta có thể rút ra một điều rằng, cho dù An Hóa Kỵ với Thái Âm, hay Hóa Khoa với Thái Âm, thì tuổi canh gặp cách này vẫn là đẹp.

THAM LANG

Tham lang thuộc Dương Mộc, khí thuộc thủy, ví như Tình Dục và Vật Dục, còn gọi là Chính Đào Hoa, nếu được chế hóa thì vẫn có thể tốt. Nếu được chế hóa, tình dục vật dục đặt được cân bằng, mà lại được cát tinh hội hợp thì là cao cách vậy. Nếu không được chế hóa mà lại gặp sát tinh hội hợp, không cần biết là thiên về tình dục hay vật dục, nhưng đều có khuyết điểm.

Hóa Lộc gia tăng vật dục còn Hóa kỵ thì giảm bớt dục vọng. Tử Tham mà được Tả Hữu Xương Khúc là được chế hóa, Vũ Tham mà được Hỏa Linh là được chế hóa, nếu lại hội được Cát Tinh, Cát Hóa, có thể làm đại tướng, uy chấn biên cương.Liêm Tham ngộ Không, Thiên hình, Hóa kỵ là được chế hóa, có khả năng tình dục mạnh, thơ rượu phong lưu mà biến thành văn nghệ, nghệ thuật.Nếu không được chế hóa mà lại gặp Kình Dương, Đà La thì vì sắc mà rước họa.

Tham lang cũng là chủ biến, nhưng cái biến của nó là “đổi thang mà không đổi thuốc” (chỉ thay đổi cái vỏ bề ngoài mà bản chất thì không đổi), mượn màu son phấn để che giấu toan tính.Tham Lang cũng là một tay giao tiếp đối đáp thiện nghệ, nhưng cái ứng đối của nó phần nhiều là ở tửu sắc phong lưu. Cũng đôi khi thích các sự vật thần bí, thuộc loại quỷ quỷ quái quái, nhưng cái sở thích của nó là loại đông tây thần bí, mà tịnh không phải là nghiên cứu chuyên sâu.Cũng dựa trên tính chất tương đối của Tham Lang, nếu gặp được Xương Khúc, ngộ Không, cũng với Thiên Hình có thể phát huy tiềm năng nghệ thuật của Tham Lang.

Lời bàn: Vương tiên sinh có đưa ra quan điểm về các cách chế hóa đối với sao Tham Lang trong từng trường hợp. Tuy nhiên dường như Vương tiên sinh không coi trọng các tính chất về tài khí của Tham Lang, ngay cả khi gặp Hỏa linh, điều này có khác so với các quan điểm xưa nay. Có một điều mới ở đây là Vương tiên sinh cho rằng Thiên Hình có thể chế giải được tính dâm của Tham Lang, cũng cần phải xem xét.

CỰ MÔN

Thuộc Âm Thổ, khí thuộc Âm Kim, là sao thứ hai trong chòm Bắc Đẩu.

Trong đẩu số, Cự môn là ám tinh, nhất định phải có Thái Dương miếu vượng hội chiếu, hoặc Lộc Quyền hội hợp mới có thể giải được tính ám của Cự Môn. Nếu không có Thái Dương hội chiếu hoặc Lộc Quyền cứu giải, Cự Môn sẽ đem lại thị phi, nghi kỵ.

Cự môn còn được ví như tài ăn nói, nếu cát thì nói hay, giỏi biện, nếu hung thì ăn nói giảo hoạt. Nếu hội Thái Dương hãm, Hình Kỵ thì dễ rước cái họa khẩu thiệt, thậm chí kiện cáo. Năng lực đối kháng sát tinh của Cự môn rất yếu, cho nên tuyệt không nên gặp sát tinh, rất cần cát tinh cùng với Hóa Lộc, Hóa Quyền, cải hóa được Cự Môn, không chỉ ăn nói tuyệt vời mà thậm chí còn có thể trở thành nghề nghiệp, có thể làm luật sư, diễn thuyết gia, thuộc hàng có đẳng cấp, lại có khả năng truyền bá, tiếp thị tài ba. Nếu được cách cục thích hợp phối hợp thì phú quý không thiếu.

Cự môn còn biểu trưng của chướng ngại lớn, che lấp tất cả mọi thứ. Trong đời người có thể có một giai đoạn gian khổ đối với lịch trình, hoặc một giai đoạn thương tâm đối với chuyện cũ. Hoặc biểu trưng cho người thích nói, dùng ngôn từ che giấu người khác, biểu hiện là người thao thao bất tuyệt, thích tranh luận. Nếu như cách cục tốt (Như đắc Hóa Quyền lại gặp Xương Khúc), có học thức lại có sức biểu đạt tốt, như vậy đương nhiên tuyệt không phải là phường nói hão.Kỳ thực, tại hiện đại, Cự môn được đánh giá cao hơn so với cổ đại nhiều lắm, bởi vì hiện thời là cần phải bao quát, tiếp thị xã hội. Từ việc cạnh tranh tổng thống của nước Mỹ đến một nhân viên tiếp thị, đều cần đến việc ăn nói linh hoạt (bất kể là nói thật hay không thật). Tóm lại là những người ăn nói rất tốt, tuyệt không thể thiếu Cự môn.

Lời bàn: Vương tiên sinh đánh giá rất cao khả năng ăn nói của Cự Môn vì nó hợp với xã hội hiện đại, tuy nhiên cần phải nhớ rằng chỉ thực sự tốt khi Cự Môn đắc cách hội Quyền Lộc, Xương Khúc. Đoạn Vương tiên sinh luận rằng “Trong đời người có thể có một giai đoạn gian khổ đối với lịch trình, hoặc một giai đoạn thương tâm đối với chuyện cũ” thật là sắc bén. Duy chỉ có điều, chưa thấy Vương tiên sinh phân tích về tính Tài khí của Cự Môn.

THIÊN TƯỚNG

Thuộc dương thủy, là ngôi thứ hai trong chòm Nam đẩu, hóa khí lá Ấn tinh, được ví như cái ấn đeo của Hoàng Đế, cho nên nếu ở trong tay Hoàng đế anh minh thì là cứu tinh của nê dân, mà trong tay Hôn quân bạo chúa thì tàn hại bách tính – giúp cho phường hung bạo. Bởi vậy, bản chất của Thiên tướng là gặp Cát thì Thiện, gặp Hung thì Ác. Thiên tướng hoàn toàn chịu hoàn cảnh của bên ngoài mà biến hóa, khi luận đoán phải hết sức cẩn thận.

Trong Tứ Sát, Thiên tướng sợ nhất Hỏa Linh, cho nên có thuyết nói rằng “Thiên tướng Hỏa linh trùng Phá, tàn chướng” – (Thiên tướng Hỏa linh mà gặp Phá, tàn tật), có khả năng có cố tật, hoặc thân thể yếu đuối nhiều bệnh tật.

Đoán sự cát hung của Thiên tướng tất phải xem xét Lân cung (hai cung bên cạnh bản cung), như Cự Môn Hóa Kỵ giáp bên sẽ thành cách “Hình Kỵ giáp Ấn” (do Thiên Lương là Hình) – không tốt. Như Cự Môn Hóa Lộc, là cách “Tài Ấm giáp Tướng” (Thiên Lương là Ấm), là một kết cấu đẹp của Thiên Tướng. Đương nhiên vẫn chủ yếu là xem sự phân bố của Lục Cát, Lục sát mà đoán định.

Một đặc trưng lớn nhất của Thiên Tướng là “không có tính cách” (đây là một thuật ngữ dùng trong luận đoán, không có nghĩa là người có Thiên tướng thủ mệnh không có tính cách).

Cho nên trong mưới bốn chính tinh chỉ có Thiên tướng là rất coi trọng Lân cung, bị ảnh hưởng rất mạnh từ hai cung bên cạnh bất luận là Hình Kỵ giáp, Tài Ấm giáp, hay Dương Đà giáp.

Giáp Hỏa Linh, giáp Khoa Quyền, cũng như giáp Khôi Việt … đều có ảnh hưởng mạnh đến Thiên Tướng. Tại lá số mà Thiên tướng gặp cách giáp cung, đôi khi lại biểu hiện tính cách không thể làm chủ bản thân, như vẫn nói là “hình thể giống người mạnh” (thành ngữ – ý nói về cái hình thì trông giống người mạnh, mà không phải là mạnh).

Thiên Tướng cũng có tính chất tương tự như Thiên Cơ. Đều dựa phần nhiều vào phụ tá.

Lời bàn: đoạn luận về Thiên tướng này của Vương tiên sinh chưa thật sắc xảo lắm. Có lẽ Vương tiên sinh quá coi trọng cái sự ảnh hưởng của Lân cung đến Thiên Tướng. Gần như các quan điểm của Vương tiên sinh đều trái ngược với những nhận xét của cổ nhân về Thiên tướng. Theo “đẩu số toàn thư” thì bản chất của Thiên Tướng vốn là Ấn tinh (ấn là con dấu, con triện), biểu thị cho uy quyền, tài lộc hơn thế nữa với nhận xét về tính tình của Thiên Tướng “kiến nhân nan hữu trắc ẩn chi tâm, kiến nhân ác hữu bất bình chi khí” (gặp người khó thì động lòng trắc ẩn, gặp kẻ ác thì nổi sự bất bình), thì càng không thể nhận xét rằng “thiên tướng là sao không có tính cách”. Tính cách “gặp thiện theo thiện, gặp ác theo ác” của Thiên tướng không thể hiện rõ ràng lắm. Với các nhận xét về cách cục của Thiên tướng như ở trên chưa được thuyết phục lắm, ví như cách Hình Kỵ giáp Ấn mà bảo rằng Thiên Lương là Hình thì thật là chưa chính xác vậy, hơn thế nữa, bản chất của Hình Kỵ khi giáp Ấn không phải do Ấn tinh tạo nên, mà bất cứ sao nào khi gặp các cách GIÁP như Giáp hình kỵ, Giáp Dương Đà, Giáp Không Kiếp cũng đều xấu vậy, không hẳn chỉ có Thiên tướng. Dịch đoạn này cảm thấy nghi ngờ, không chắc có phải là quan điểm của Vương tiên sinh hay chỉ là do người sau thêm thắt vào? Người đọc cũng cần tham khảo và chắt lọc thêm vậy. Ngoài ra, một đặc tính về Tài của Thiên tướng chưa thấy được nhắc đến, vì Tướng và Phủ luôn trong tam hợp cho nên mới có câu “Phủ Tướng triều viên, nãi vi y lộc chi thần”, là thần của y lộc. Có lẽ đây cũng là một thiếu sót chăng?

THIÊN LƯƠNG

Thuộc Dương Thổ, là ngôi thứ 3 trong chòm Nam đẩu, hóa khí là ẤM TINH, nhưng cũng lại hóa vì HÌNH TINH. Nguyên nhân Thiên Lương hóa khí là Hình tinh là do nó lại có tính chất “cương khắc cô kỵ”, nếu như lúc này mà lại gặp Thiên Hình cung Kình Dương thì tình cương khắc sẽ mạnh lên, cho nên cách này là không tốt.

Nhưng Thiên Lương cũng có tính chất của cái bóng che chở, tức là ẤM (hán việt: Ấm tức là cái bóng che chở của cha mẹ, bề trên, bởi Lương là biểu trưng của Phụ Mẫu). Ấm (tính chất) tức là tiêu tai đặc trưng lớn nhất là “tiên phá hậu lập” (trước phá đi rồi sau mới lập thành), trước đắng mà sau mới có vị ngọt. Nhưng mà trước phải có tai vạ thì sau mới phát huy được tính chất của Thiên Lương. Tuy nhiên, cuối cùng thì cái Hung cũng sẽ tiêu tán hết, nhưng độ biến hóa họa phúc của đời người quá lớn, cũng không phải là điều tốt.

Thiên Lương rất tốt nếu gặp Hóa Lộc, nhưng cũng tốt nếu là Hóa Khoa, lúc ấy sẽ cái mặt tốt đẹp lương thiện của Thiên Lương sẽ biểu hiện mạnh mẽ nhất. Nếu được Phụ Bật Xương Khúc cùng hội hợp thì lại càng có khả năng phát huy cái tình chất “ẤM” của Thiên Lương, càng về sau càng mạnh. Thiên Lương có khả năng tiêu tai giải khó, sở dĩ Thiên Lương cũng hay làm nên cái sự “tiêu tai” là bởi Thiên Lương chủ quý, nên có thể hóa khí thành khoa tinh.

Trong cách cục Thiên Lương – Hình Kỵ: Cái ánh sáng màu sắc của Thiên Lương Hình Kỵ thì ít, mà cái sự âm u của Thiên Lương Hình KỴ thì nhiều. Tại sao lại chiếu sáng?

Đại khái là nếu được Thái Dương miếu vượng chiếu rọi thì tỏa sáng, hoặc đắc khoa quyền hội lợp mà tỏa sáng (đương nhiên nếu lại được thêm Thái dương miếu vượng hòa cùng Khoa Quyền chiếu sáng nữa thì cực tốt). Thứ nhì là nếu gặp được Thái Âm thì cũng tốt nhưng trường hợp này Thiên Lương trở nên thâm trầm, nội liễm (thâu nhận vào bên trong). Nếu như những điều ở trên hoàn toàn không có, Thiên Lương trở nên lén lén lút lút, soi mói bắt bẻ, không hợp với người khác. Lúc này sẽ phát huy đầy đủ cái tính Hình của Thiên Lương.

Lời bàn: Dịch đến đây, mới thấy được Vương tiên sinh giải thích vì sao Thiên Lương lại hóa khí là Hình Tinh. Cũng là một ý kiến mới, khi ông cho rằng Thiên Lương có thêm tính chất Cương-Khắc-Cô-Kỵ. Nhưng trên thực tế, và theo các tài liệu, quan điểm khác thì dường như tính chất này không rõ ràng lắm, có phần mờ nhạt. Nhưng ở đây, Vương tiên sinh rất coi trọng cái cách Thiên Lương gặp Hình Kỵ, có lẽ đây là quan điểm riêng của ông, cũng là một điều cần chiêm nghiệm. Tất nhiên, là tính chất của Thiên Lương cũng như bất kể một sao nào, đều phụ thuộc vào cái sự miếu hãm của nó, chứ không hẳn chỉ có đắc cách như Vương tiên sinh nhận xét. Cái điều Vương tiên sinh luận rằng “tiên phá hậu lập” rất xuất sắc, bởi vì Lương là Ấm tinh, vốn là thừa hưởng của tiền nhân để lại, ở đời mấy ai giữ được, nếu không phải là nội lực tự cường. Việc Lương gây nên sự biến đổi họa phúc lớn của đời người, chưa hắn chỉ có thế, có lẽ cần xem xét thêm các điều kiện khác nữa chăng.

THẤT SÁT

Thuộc âm kim, là ngôi thứ 5 của chòm Nam đẩu, là chiến tướng trên trời.Là kẻ xung phong hãm trận, giết giặc trên chiến trường, vì thế Thất sát mang theo tính chất cương khắc.

Thất sát không nên gặp Hình Kỵ vì sợ rằng quá cô khắc, nếu mà lại hội thêm sát tinh nữa, thì đời người càng thêm gian khổ.

Chế được cái tính cương khắc của Thất Sát, chỉ có Lộc tinh ở Tỵ (1), hội Hóa Lộc hay Lộc tồn đều tốt, có thể làm cho cái tính cương khắc của Thất sát hóa thành chuyên nghiệp, hoặc công nghệ, trong cái sự phân công rất tinh tế của xã hội hiện đại, người chuyên nghiệp cũng tương đương với khái niệm giầu có.

Ngoại trừ Lộc tinh ra, để chế hóa cái tính ác của Thất sát là Tử vi, gọi là “hóa sát vi quyền” (biết SÁT thành QUYỀN). Khi Thất sát và Tử vi cùng gặp nhau hoặc đối cung với nhau mà được quần thần cùng hội vào, lại tránh được sát tinh phá phách thì mới là hợp cách. Giống như Đại tướng nhận lệnh của Để tọa, khí khái phi phàm, nếu lại hội thêm được Lộc tinh thì phú quý khỏi phải bàn. Nếu có sát tinh trùng phá, thì khả năng là sẽ trở thành mệnh của một nhà công nghiệp.

Thất sát là tướng quân, trực tiếp nhận mệnh của hoàng đế xuất ngoại đánh trận, nhưng phía sau có quân quyền, hoàn toàn phụ thuộc vào chuyện quân lương mà thành sự, vì thế mà Thất sát rất cần gặp Lộc (rất tốt nếu gặp cả song Lộc). Mà Thất sát vốn là đại tướng nên ưa độc đoán độc hành, vì thế mà Tả Hữu Xương Khúc đối với Thất Sát cũng không quan trọng lắm. Cũng giống như Vũ Khúc, Khôi Việt tương đối quan trọng đối với Thất sát.

Thất sát cũng giống như Tham Lang, đều là chủ BIẾN, nhưng phúc độ của Sát lớn hơn Tham Lang vậy.

(1) Câu này hơi tối nghĩa, nguyên văn viết là “ Hóa Thất Sát đích cương khắc, duy Lộc tinh tỵ” – Chữ TỴ trong văn bản này là Chi Tỵ trong 12 địa chi, nhưng như thế không có nghĩa, ngờ rằng là nhầm với chứ TỴ nghĩa là TRÁNH ĐƯỢC.

Lời bàn: Đối với Thất Sát, điểm quan trọng là cái tính CƯƠNG KHẮC, Vương tiên sinh đã phân tích rằng “không nên gặp Hình Kỵ vì sợ quá cô khắc, nếu gặp thêm sát tinh thì đời người là càng thêm gian khổ”, lý luận của Vương tiên sinh rất sắc bén, cổ nhân đã có câu “Thất Sát – Thiên Hình, cương táo nhi cô”, trở nên cứng rắn, khô khan mà lại cô độc. Đương nhiên là cuộc đời sẽ vì thế mà kinh lịch gian tân. Tuy nhiên, cái sự lập luận ấy cần phải dựa trên tính lý của Sát mà luận, chứ chỉ căn cứ vào cái chuyện ví von Sát là chiến tướng mà phân tích, thì e rằng sẽ rơi vào chuyện suy diễn thường tình. Và cũng cần phải xem xét thêm luận điểm cho rằng Lộc tinh có thể giải trừ được cái tính cương khắc của Sát, điều này chưa hẳn đúng lắm, bởi Lộc tinh tuy có thể biến cái sự sát phạt của Thất sát thành tài phú, nhưng cái tính cương cường thì khó lòng vì thế mà mất đi được. Có thể trong xã hội hiện đại tiền bạc có thể đánh bóng con người, nhưng cái tính cương khắc của tinh diệu thì khó lòng cải biến được, cũng là điều cần suy ngẫm.

PHÁ QUÂN

Phá quân thuộc dương Thủy, là sao thứ 7 trong chòm Bắc đầu. Tính chất “chiến tướng” tương tự như Thất sát nhưng khác làở chỗ: Thất sát là tướng mà Phá quân là tiên phong, do vậy Phá quân hóa khí là Hao.

Bởi Phá quân “năng công bất năng thủ”– hợp với thế tiến công hơn phòng thủ, nên Phá quân tọa mệnh so với Thất sát có tính “động” nhiều hơi. Dù cho hội được tử vi thì cũng không thể vì thế mà “hóa phá vi quyền”– Tử vi dụng Phá quân thành quyền tinh được, ngược lại tính động của Phá quân còn làm ảnh hưởng đến tính ổn định của Tử vi.

Phá quân gặp sát tinh mà không có cát tinh phù trợ, có thể bị hình thương trên thân thể.

Phá quân tốt nhất bản thân Hóa lộc, tốt nhì là hội được Lộc. Khi đó sẽ cải thiện bản tính động. Với Hóa quyền cũng có thể tương tự như trên nhưng không tốt bằng Hóa lộc.

Nếu được phụ tá tinh và cát tinh hội chiếu, tránh được sát tinh thì là tổ hợp tốt nhất cho Phá quân, khi đó Phá Quân có thể vừa “công”, vừa “thủ”, gặp vận đích thực là chiến tướng, cách cục này không phải nhỏ.

Phá Quân cũng là chiến tướng, nhưng so với Thất Sát thì kém một bậc, sở dĩ Thất Sát có thể thụ mệnh Hoàng Đế một cách đường đường chính chính, nhưng Phá Quân mà trực tiếp thụ mệnh Hoàng Đế liền có điểm không hợp, vì thế tổ hợp Tử Vi Phá Quân tốt đẹp khi tính chất ổn định của Tử Vi được duy trì.

Không có Lộc thì Phá quân như chiến tướng bị hao tổn, không có hậu phương, chung cuộc cũng bại hoặc bị hạ thấp. Chính thế nên muốn phòng trừ cái việc “chiến tướng bị hao tổn” thì quan trọng phải tậm trung tâm lực vào chỉ một việc. Phá Quân thủ mệnh không thể là người nhàn nhã, lắm ý niệm.

Lời bàn: Về Phá Quân thì cũng có nhiều quan điểm trái chiều nhau. Ở đây, có lẽ Vương tiên sinh quá coi trọng hình ảnh “chiến tướng” khi đem so sáng với Thất sát, nhưng có lẽ về bản chất thì Phá Quân khổng hẳn thê. Sở dĩ Tử vi không làm cho Phá hóa Quyền được là chính vì cái tính phản nghịch của nó. Khác với Thất Sát chỉ là “thừa hành chính lệnh”. Trong quan điểm của Vương tiên sinh thì cho rằng Phá Quân cần hội nhiều cát tinh mới quý, tuy nhiên cần phải xem xét trong trường hợp Văn tinh, vì Phú nói “Phá quân hội văn tinh nhất sinh bần sĩ”. Phá quân vốn là “nghi loạn bất nghi trị” hợp với thời loạn hơn là lúc yên ổn, có lẽ vì thế mà một số quan điểm cho rằng phải được sát tinh đắc cách phò trợ mới tốt, như Phá đắc Không Kiếp vậy. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nghiên cức thì thấy rằng, Phá đắc sát tinh, tuy có thể phấn phát nhất thời nhưng chắc chắn sẽ phải trả giá, cũng không phải là điều tốt. Như thế, có nghĩa là Phá thể hiện tính cô độc cực cao, chẳng hợp với nhóm nào. Cũng nên chiêm nghiệm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về 14 chính tinh

Xương quai xanh bộc lộ điểm yếu của bạn

Xương quai xanh được xem là điểm hấp dẫn đặc biệt trên cơ thể người, ngoài ra chúng còn có thể chỉ ra điểm yếu của bạn đấy nhé!
Xương quai xanh bộc lộ điểm yếu của bạn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

xuong-quai-xanh-boc-lo-diem-yeu-cua-ban xuong-quai-xanh-boc-lo-diem-yeu-cua-ban-1
Xương quai xanh nhô cao Xương quai xanh thấp

Mộc Trà (theo Candy)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xương quai xanh bộc lộ điểm yếu của bạn

Tóm tắt các ý chính của các nạp âm tác động với nhau gây lên tốt và xấu

1 – Giáp Tý, Ất Sửu – Kim đáy biển : ? 2 – Bính Dần, Đinh Mão - Lửa trong lò : ? 3 - Mậu Thìn, Kỷ Tị - Gỗ rừng xanh : ? 4 – Canh Ngọ, Tân Mùi - Đất ven đường : Gặp gỗ rừng là mệnh quý. Gặp Kim là mệnh phú quý.
Tóm tắt các ý chính của các nạp âm tác động với nhau gây lên tốt và xấu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Tóm tắt các ý chính của các nạp âm tác động với nhau gây lên tốt và xấu 
(Qua một số sách mà các cổ nhân để lại) 

1 – Giáp Tý, Ất Sửu – Kim đáy biển : ? 
2 – Bính Dần, Đinh Mão - Lửa trong lò : ? 
3 - Mậu Thìn, Kỷ Tị - Gỗ rừng xanh : ? 
4 – Canh Ngọ, Tân Mùi - Đất ven đường : Gặp gỗ rừng là mệnh quý. Gặp Kim là mệnh phú quý.
5 – Nhâm Thân, Quý Dậu – Kim lưỡi kiếm : Chỉ sợ lửa trong lò và lửa sấm sét 
6 – Giáp Tuất, Ất Hợi - Lửa đỉnh núi : Là mệnh quý hiển nếu có thêm Mộc và Hỏa. Sợ Thủy nhất là gặp nước biển tương khắc thì hung thần tới nơi.
7 – Bính Tý, Đinh Sửu - Nước khe núi : Gặp Kim rất tốt, nhất là kim trong cát và kim lưỡi kiếm. Mệnh gặp nước suối cực quý. Sợ Thổ và Hỏa.
8 - Mậu Dần, Kỷ Mão - Đất trên tường : Gặp Thủy và Thổ là quý hiển trừ nước biển và lửa sấm sét.
9 – Canh Thìn, Tân Tị - Kim giá đèn : Thích Hỏa nhất là Ất Tị, thích Thủy nhất là Ất Dậu, Quý Tị, đó là các mệnh quý. Sợ Mộc khắc trừ khi gặp Hỏa yếu (chắc là lửa của ngọn đèn).
10 – Nhâm Ngọ, Quý Mùi - Gỗ liễu : Nó , thích Thủy và gặp đất mái nhà là tốt trừ nước biển. Nó gặp gỗ lựu cực xấu và gặp Hỏa dễ chết yểu.
11 – Giáp Thân, Ất Dậu - Nước ngầm : Gặp Kim trong cát hay Kim trang sức rất tốt, gặp Thủy và Mộc cũng tốt. Nếu trụ năm giờ đều có Thủy và tháng ngày đều có Mộc là mệnh cực quý.
12 – Bính Tuất, Đinh Hợi - Đất mái nhà : Cần có Mộc làm khung và Kim trang hoàng cực quý, Kim quý nhất là nhũ kim và kim lưỡi kiếm.Sợ gặp Hỏa trừ lửa mặt trời lại là mệnh phú quý.
13 - Mậu Tý, Kỷ Sửu - Lửa sấm sét : Gặp Thổ, Thủy hay Mộc có thể tốt hoặc không có hại.
14 – Canh Dần, Tân Mão - Gỗ tùng : Sợ lửa lò, nước biển. Gặp Kim đại quý .Trụ tháng ngày và giờ đều có Nhâm, Quý, Hợi và Tý là mệnh cực quý.
15 – Nhâm Thìn, Quý Tị - Nước sông : Gặp Kim là tốt gặp Thủy là xấu (dễ vỡ đê). Gặp đất mái nhà hay đất trên tường khó tránh khỏi tai họa cần có Kim để giải cứu. Gặp lửa đèn, lửa trên núi cực quý ngoài ra đều xấu. 
16 – Giáp Ngọ, Ất Mùi – Kim trong cát : Nó là mệnh thiếu niên phú quý nếu gặp lửa trên núi, lửa dưới núi hay lửa đèn (để luyện nó thành vật dụng) nhưng nó cần gặp Mộc (để kiềm chế nếu Kim quá vượng) và Thủy như nước khe núi, nước suối và nước mưa (để khống chế Hỏa nếu Hỏa vượng). Nó sợ nước sông, nước biển, đất ven đường, đất dịch chuyển và cát trong đất (bởi vì nó dễ bị vùi chôn).
17 – Bính Thân, Đinh Dậu - Lửa dưới núi : Gặp Thổ và Mộc rất tốt, không thích lửa mặt trời, lửa sấm sét và lửa đèn.
18 - Mậu Tuất, Kỷ Hợi - Gỗ đồng bằng : Sợ nhất gặp kim lưỡi kiếm, thích Thủy, Thổ và Mộc. Sinh mùa Đông trong mệnh lại gặp Dần và Mão là mệnh quý.
19 – Canh Tý , Tân Sửu - Đất trên tường : Có Mộc là mệnh quý, gặp Thủy cũng quý trừ nước biển. Kim chỉ thích nhũ kim. Sợ Hỏa sẽ cháy nhà (vì tường này là tường của nhà được làm bằng rơm với đất bùn).
20 – Nhâm Dần, Quý Mão – Nhũ kim : Gặp đất trên thành, đất trên tường mới tốt như gặp Mậu Dần, riêng Quý Mão gặp Kỷ Mão đều là mệnh quý hiển.
21 – Giáp Thìn, Ất Tị - Lửa đèn : Nó là mệnh rất quý nếu nó gặp Mộc và Thủy như nước ngầm, nước khe núi và nước sông (dầu để thắp đèn) hay Kim lưỡi kiếm. Nó sợ gặp lửa mặt trời (đèn là vô dụng), lửa sấm sét (làm tắt đèn) và đất trừ đất mái nhà. 
22 – Bính Ngọ, Đinh Mùi - Nước mưa : Sợ đất trên tường, đất mái nhà, đất trên thành, đất ven đường và đất dịch chuyển.
23 - Mậu Thân, Kỷ Dậu - Đất dịch chuyển : Nó thích nước tĩnh như nước ngầm, nước mưa và nước sông. Nó sợ nước biển, lửa trên núi và lửa dưới núi, gặp lửa sấm sét phải dùng Thủy để hóa giải lại là mệnh quý. 
24 – Canh Tuất, Tân Hợi – Kim trang sức : Nó sợ gặp Hỏa, gặp Thủy cũng quý trừ nước biển, nó thích cát trong đất.
25 – Nhâm Tý, Quý Sửu - Gỗ dâu : Gặp cát trong đất, đất ven đường, đất dịch chuyển, nước ngầm, nước khe núi, nước sông đều tốt. Gặp gỗ tùng, gỗ liễu, gỗ rừng xanh đều quý. Sợ gỗ đồng bằng và gỗ lựu.
26 – Giáp Dần, Ất Mão - Nước suối : Gặp Kim rất tốt. Sợ gặp Thổ và Mộc trừ gỗ cây dâu là mệnh cực quý.
27 – Bính Thìn, Đinh Tị - Cát trong đất : Gặp Kim và Thủy là quý cũng như lửa mặt trời, gỗ dâu, liễu, ngoài ra các loại Mộc, Hỏa khác đều không tốt.
28 - Mậu Ngọ, Kỷ Mùi - Lửa mặt trời : Thích gặp Thủy, Mộc và Kim. Chỉ thích lửa đèn còn các loại lửa khác đều tương khắc. Thích gặp Thổ có thêm Kim và Mộc là mệnh quý. Lửa mặt trời đơn độc với Thủy là xấu.
29 – Canh Thân, Tân Dậu - Gỗ lựu : Gặp Thổ, Thủy, Mộc, Kim có thể thành tốt trừ nước biển sẽ bần cùng bệnh tật. Lửa mặt trời và lửa sấm sét có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Sinh tháng, năm, ngày hoặc giờ có Hỏa hoặc gặp gỗ liễu là mệnh quý. 
30 – Nhâm Tuất, Quý Hợi - Nước biển : Gặp các loại nước cực tốt, nhất là Nhâm Thìn cực phú quý. Thích lửa mặt trời, kim đáy biển, gỗ dâu, gỗ liễu, đất dịch chuyển, đất trên tường, đất ven đường ngoài ra đều xấu nhất là lửa sấm sét.

(Các đoạn được tô đậm của các Nạp Âm trên đã đúng khi áp dụng vào các ví dụ trong thực tế.)

Các câu hỏi trọng tâm :

1 – Theo bạn, cách đây 3 đến 4 nghìn năm con người của chúng ta đã biết đến hệ mặt trời có 9 hành tinh hay chưa? 
2 – Cách giải thích vì sao có 10 can và 12 chi liệu có thỏa mãn tính tò mò của bạn không? Cách giải thích này đã có tính chất khoa học (duy vật) hay nó vẫn còn mang nặng tính chất huyền bí (duy tâm) ? Bạn có cách nào giải thích khác không?
3 - Có một cao thủ về dịch lý bên Lý Học Ðông Phương cho rằng có 4 mùa trên trái đất là do quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời theo hình elip. Theo bạn điều này có đúng hay sai, vì sao? Có cách nào chứng minh đơn giản hơn cách chứng minh ở trên hay không?
4 - Bạn thử kể ra các lực tương tác mà bạn biết của 10 vật thể được đưa ra ở trên lên con người nói riêng và các vật thể khác trên mặt đất nói chung là gì?
5 - Giả sử có 2 người cùng sinh ra tại một thời điểm của thời gian (cứ giả sử thời điểm họ sinh ra được tính chính xác tới 1/tỷ giây hay cứ cho là tuyệt đối - tức không có sự sai lệch về thời gian) thì họ có cùng sinh ra tại 1 vị trí trong không gian của vũ trụ hay không ?

Nguồn Sưu tầm

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tóm tắt các ý chính của các nạp âm tác động với nhau gây lên tốt và xấu

Đặt tên thuộc vần N như thế nào cho may mắn?

Xã hội càng văn minh hiện đại thì cái tên không còn đơn thuần chỉ để phân biệt và gọi nhau nữa. Đặt tên còn để thể hiện cá tính và cầu mong một vận mệnh tốt
Đặt tên thuộc vần N như thế nào cho may mắn?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

đẹp cho con người.

Nãi: Nhanh trí, số đào hoa, phú quý, tuy nhiên lại khắc bạn đời, khắc con cái. Trung niên thành công, cuối đời nhiều lo nghĩ.

Dat ten thuoc van N nhu the nao cho may man hinh anh
Đặt tên bắt đầu bằng chữ cái N để cầu may mắn

Nam: Số kết hôn muộn sẽ đại cát, trung niên sống bình dị, cuối đời gặp nhiều may mắn, hưởng phúc trọn vẹn.

Nga: Lòng tự tôn cao, trọng nghĩa khí, xuất ngoại sẽ cát tường, trung niên đề phòng tai ương, cuối đời hưởng phúc.

Ngâm: Ôn hòa, hiền hậu, kiên trì lập nghiệp, số thành công, phát tài, phát lộc.

Ngạn: Là người nề nếp, được hưởng danh lợi vẹn toàn, đường quan vận rộng mở, thành công.

Nghệ: Có tài năng, trí tuệ, tính ôn hòa, đức hạnh, trung niên cát tường, cuối đời thịnh vượng, có số xuất ngoại.

Nghênh: Cuộc đời bôn ba vất vả hoặc ưu tư, lo lắng, cuối đời hưởng phúc từ con cái.

Nghị: Học thức uyên thâm, số thanh nhàn, phú quý. Nếu xuất ngoại sẽ gặt hái được thành công.

Nghĩa: Là người tài trí, lanh lợi, trung niên cát tường, cuối đời hưng vượng hưởng phúc.

Nghiêm: Trí dũng song toàn, trung hậu, lương thiện, có số làm quan, thành đạt, thịnh vượng, phú quý.

Nghiên: Người có tài, số kỵ xe cộ, sông nước, sát bạn đời, khắc con cái. Trung niên có thể gặp lắm tai ương, cuối đời cát tường.

Ngọ: Phúc lộc vẹn toàn, gia cảnh tốt, trung niên bôn ba, cuối đời cát tường.

Ngô: Trí dũng song toàn, trắc trở trong tình duyên. Trung niên vất vả, cuối đời hưởng phúc.

Ngoại: Khắc bạn đời, khắc con cái, có số 2 vợ, xuất ngoại được tài lộc. Trung niên vất vả, cuối đời hạnh phúc.

Ngoạn: Thuở nhỏ vất vả, trung niên thành công, hưng vượng. Nếu xuất ngoại sẽ được cát tường.

Ngọc: Thanh tú, tài năng, lý trí, đường quan lộ rộng mở, trung niên cát tường, cuối đời hưng vượng.

Ngư: Là người tài giỏi, tính cách  ôn hòa, hiền hậu, số được hưởng phúc lộc song toàn, trung niên vất vả, cuối đời cát tường.

Ngũ: Trời sinh vốn thông minh, trung niên thành công rộng mở, an hưởng phú quý nhưng cuối đời lo nghĩ nhiều.

Ngưỡng: Thông minh, có tài giao tiếp. Trung niên thành công, phát tài phát lộc, con cháu ăn nên làm ra.

Ngưu: Số vinh hoa phú quý, con cháu ăn nên làm ra. Trung niên thành công, phát tài, phát lộc.

Nguyên: Gia cảnh tốt, vinh hoa phú quý, có quý nhân phù trợ, phúc thọ, hưng gia, số có vợ hiền, con ngoan.

Nguyệt: Khắc bạn đời, hiếm muộn con cái, thân thể suy nhược, kết hôn muộn. Trung niên vất vả, cuối đời phát tài, phát lộc, cuộc đời bình dị.

Nhã: Thân nhàn hạ nhưng tâm đau khổ, vất vả nhưng không thành công. Khắc bạn đời, khắc con cái, không may mắn trong tình yêu, cuối đời mới được hưởng phúc.

Nha: Thanh tú, đa tài, nhanh trí, cuộc đời bình dị. Trung niên thành công, cát tường, cuối đời lo nghĩ nhiều.

Nhạc: Thanh nhàn, phú quý, cả đời phúc lộc song toàn, trung niên vất vả, cuối đời cát tường.

Nhâm: Học thức uyên thâm, có số làm quan. Trung niên thành công, phát tài, phát lộc, gia cảnh tốt.

Nhậm: Thông minh tài trí, có số làm quan, khắc vợ, khắc con, trung niên vất vả, cuối đời hưởng vinh hoa, phú quý.

Nhạn: Số có 2 vợ, đi xa sẽ được thành công, trung niên bôn ba vất vả, cuối đời cát tường.

Nhân: Là người tuấn tú, ôn hòa, hiền hậu, gia cảnh thịnh vượng, có số thành công, phú quý.

Nhàn: Số không may mắn, cả đời khốn khổ, đoản thọ.

Nhẫn: Số vất vả, lắm bệnh tật, khó đạt được thành công.

Nhật: Trí dũng song toàn, có số vinh hoa phú quý nhưng lại khắc cha mẹ, khắc bạn đời, khắc con cái.

Nhất: Công chính, liêm minh, có số thanh nhàn, phú quý. Trung niên cát tường, cuối đời hưng vượng, có 2 con thì được hưởng phúc.

Nhi: Đa tài, thanh tú, có số xuất ngoại được hưởng phú quý, trung niên thành công, phát tài phát lộc,

Nhị: Kỵ xe cộ, kỵ sông nước, gặp nhiều tai ương, thân thể suy nhược, lắm bệnh tật, trung niên vất vả nhưng về già hạnh phúc.

Nhĩ: Thuở nhỏ vất vả, trung niên có thể gặp tai ương, cuối đời hưởng phúc.

Nhiễm: Có tài, nhanh trí, số thanh nhàn yên ổn, tuy nhiên tuổi trung niên dễ  mắc bệnh.

Nhiên: Bản tính thông minh, số thanh nhàn, phú quý, trung niên cát tường, cuối đời hưng vượng, gia cảnh tốt.

Nho: Đa tài, công chính liêm minh, số phú quý, hưng vượng, gia cảnh tốt,  đường quan lộ rộng mở.

Như: Thông minh, lý trí, ôn hòa, số gặp nhiều trắc trở trong chuyện tình cảm. Trung niên gặp tai ương, dáng vẻ thanh tú nhưng đoản mệnh.

Nhữ: Số thanh nhàn. Trung niên thành công, phát tài, phát lộc, vinh hoa phú quý. Nếu xuất ngoại sẽ được hưởng lộc.

Nhu: Xuất ngoại sẽ cát tường, phúc lộc song toàn, trung niên thành công, hưng vượng, cuối đời hưởng phúc.

Nhuệ: Là người lanh lợi, tình duyên không thuận lợi, trung niên gặp nhiều vất vả, cuối đời cát tường.

Nhung: Đa tài, đa cảm, tính tình quyết đoán, cuộc đời gặp phải nhiều tai ương, cuối đời tuy sống yên ổn nhưng vẫn vất vả.

Nhụy: Thanh tú, hoạt bát, tình duyên khó thành. Nếu là phụ nữ thì bạc mệnh, đoản thọ, cuối đời bất hạnh, phải tái giá hoặc ở góa.

Ni: Mọi việc khó theo ý nguyện, trung niên ưu tư vất vả, cuối đời cát tường.

Ninh: Kết hôn muộn thì đại cát, cuộc đời thanh nhàn, đa tài, cuối đời cát tường.

Nô: Đa sầu, đa cảm, kỵ xe cộ, tránh sông nước. Nên kết hôn muộn, cuối đời cát tường.

Nội: Ôn hòa, hiền hậu, được quý nhân phù trợ, gia cảnh tốt, trung niên thành công rộng mở.

Nông: Đa tài, nhanh trí, gặp trắc trở trong tình duyên. Trung niên có thể gặp tai ương, cuối đời cát tường.

Nữ: Là người thanh tú, khôn khéo, gia cảnh tốt, nhưng số cô độc, cuối đời lo nghĩ nhiều.

Nương: Ôn hòa, hiền hậu, chịu thương, chịu khó, cần kiệm trong cuộc sống gia đình, trung niên cát tường, cuối đời hưng vượng.

Theo Tên hay thời vận tốt


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên thuộc vần N như thế nào cho may mắn?

4 nốt ruồi trên mặt tiết lộ bạn phải qua HAI LẦN ĐÒ

Hôn nhân bền vững hay không, theo nhân tướng học chỉ cần xem bạn có nốt ruồi trên mặt ở vị trí này không là biết.
4 nốt ruồi trên mặt tiết lộ bạn phải qua HAI LẦN ĐÒ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hôn nhân bền vững hay không, theo nhân tướng học thì có một cách rất đơn giản để biết. Chỉ cần xem bạn có nốt ruồi trên mặt ở vị trí này không là biết liệu có phải trải qua đổ vỡ hôn nhân.   Chúng ta ai cũng mong mình có một tình yêu đẹp, có một cuộc hôn nhân hạnh phúc mĩ mãn đến đầu bạc răng long. Nhưng không may là thực tế chẳng phải lúc nào cũng như chúng ta mong ước, không phải ai cũng may mắn tìm được cho mình một nửa lý tưởng, có một cuộc hôn nhân bền vững, chung hưởng cuộc sống hạnh phúc dài lâu.   Có người không thể chung sống với nhau bởi nhiều lý do, cuối cùng chẳng còn cách nào khác ngoài từ bỏ người mình yêu, ly hôn. Hạnh phúc vẫn luôn ở phía trước, nhiều người sau lần đổ vỡ hôn nhân đầu tiên đã dũng cảm đứng dậy, tìm được người mở lòng đón nhận mình và cảm nhận được hương vị hạnh phúc thực sự sau cuộc hôn nhân thứ hai.   Thực ra, số kiếp con người có thể biết trước được nhờ nhân tướng học. Mọi thứ đều có quy luật riêng của nó. Muốn biết trước mình có số phải trải qua “hai lần đò” hay không, bạn có thể xem bói nốt ruồi trên khuôn mặt. Hôm nay, Lịch ngày tốt sẽ chỉ ra cho các bạn 4 vị trí nốt ruồi trên mặt báo hiệu cuộc đời lận đận tình duyên, phải qua nhiều trắc trở mới tìm được hạnh phúc cho mình.  

Nốt ruồi nằm giữa mắt và lông mày

  Khi xem tướng khuôn mặt, người ta gọi vị trí giữa lông mày và mắt là Điền Trạch cung. Nếu Điền Trạch cung có nốt ruồi thì có nghĩa là đời sống tình cảm của người này khá phức tạp. Họ là người đào hoa, có duyên thu hút người khác phái, song lại không kiên định trong chuyện tình cảm.


not ruoi tren mat bao hieu hai lan do 2
 
  Vị trí nốt ruồi trên mặt này báo hiệu đây là người không lúc nào thiếu tình yêu, nhưng luôn thay người yêu như thay áo. Đòi hỏi sự chung thủy ở họ là điều rất khó, bởi trái tim họ như con diều đã đứt dây, chỉ bay mãi chứ chẳng chịu dừng lại ở đâu.  

Nốt ruồi ở lòng trắng mắt

  Đôi mắt trên khuôn mặt con người được ví như vầng trăng sáng trên bầu trời cao, vừa sáng trong vừa thanh khiết. Nhưng nếu trên lòng trắng mắt xuất hiện một nốt ruồi thì bạn sẽ gặp nhiều trắc trở trong chuyện tình duyên.

Mời bạn đọc thêm: 4 nốt ruồi trên mặt đàn ông là khắc tinh của vợ.


not ruoi tren mat bao hieu hai lan do 1
 
  Dù tình yêu đã chín muồi, đã bước chân vào lễ đường và chung sống bên nhau nhưng tình cảm vợ chồng dần nhạt phai theo năm tháng, khó tránh khỏi chuyện tan vỡ. Đó là vì người có nốt ruồi ở lòng trắng mắt khi chọn người yêu, người chung sống với mình trọn đời lại không được tinh tường, không đủ tỉnh táo, dễ nhìn nhầm người, nắm nhầm tay, để rồi cuối cùng là sai càng thêm sai, chỉ có chia tay mới là cách tốt nhất để sửa chữa lỗi lầm, tìm lại hạnh phúc cho mình.  

Nốt ruồi ở Phong Đương

  Phong Đương là phần sụn lồi ra ở phần tai áp với khuôn mặt. Xem bói nốt ruồi trên mặt, người mà Phong Đương có nốt ruồi có tính lăng nhăng. Họ có đời sống tình cảm phong phú, có rất nhiều người theo đuổi, trái tim họ cũng chẳng thuộc về ai mà như cánh bướm dập dìu trên những cánh hoa.


not ruoi tren mat bao hieu hai lan do 4
 
Xem tướng nốt ruồi, họ dễ xiêu lòng trước những lời ngon ngọt, những lời khen ngợi có cánh của đối phương. Nếu bạn có ý định tiến tới hôn nhân với người này, cần xác định tình cảm, đóng dấu quan hệ rõ ràng, tốt nhất nên nhờ bạn bè người thân xem xét kĩ tư cách đạo đức của họ. Lãng tử quay đầu quý hơn vàng, nếu họ đã tu tâm dưỡng tính, nguyện một lòng một dạ thương yêu bạn thì có thể xem xét và cho họ thêm cơ hội.  

Nốt ruồi ở Nhân trung

  Có lẽ không cần phải giải thích thêm, chúng ta ai cũng đều biết Nhân trung nằm ở vị trí nào. Nhân trung mà có nốt ruồi thì người này có phần ham mê sắc dục. Với họ, tình dục quan trọng hơn tình yêu, nếu đối phương không thể đáp ứng được nhu cầu tình dục của họ thì sớm muộn hai người cũng sẽ chia tay.


not ruoi tren mat bao hieu hai lan do 3
 
  Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôn nhân của người mà vị trí này trên mặt có nốt ruồi dễ bị đổ vỡ. Bất mãn hoặc không được thỏa mãn về tình dục, hay đơn giản hơn là bị quyến rũ bởi người khác, họ có thể từ bỏ những gì mình đang có để đi theo tiếng gọi của dục tình, trải qua “hai lần đò” là điều khó tránh khỏi trong số mệnh của người này.     An An

Nốt ruồi Lệ Đường, yêu đương buồn khổ? Có được nốt ruồi phú quý này, cả đời không phải lo phiền

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 nốt ruồi trên mặt tiết lộ bạn phải qua HAI LẦN ĐÒ

Những câu nói chế bất hủ qua mọi thời đại

Những câu nói chế bất hủ qua mọi thời đại. Thời đại công nghệ internet đến từng người, từng nhà, mọi người tham gia nhiều hơn, trao đổi nhiều thứ hơn
Những câu nói chế bất hủ qua mọi thời đại

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những câu nói chế bất hủ qua mọi thời đại. Thời đại công nghệ internet đến từng người, từng nhà, mọi người tham gia nhiều hơn, trao đổi nhiều thứ hơn, ngoài vấn đề phục vụ công việc thì giải trí cũng là vấn đề chính để người dùng sử dụng, kết nối mọi người với nhau như đời thường, thơ chế, truyện vui, những câu nói hài hước cũng từ đó mà sinh ra rất nhiều.

Dưới đây là số ít trong số đó hy vọng sẽ mang đến cho quý vị những giây phút thư giãn thoải mái nhất.

Những câu nói chế bất hủ qua mọi thời đại

+. Tiền thì anh không thiếu!
Nhưng nhiều thì anh không có

+. Tiền không phải là vấn đề
Vấn đề là bao nhiêu tiền

+. Con nhà lính, tính nhà nông, biết cảm thông, dễ rung động….. mỗi tội hay nói phét

+. Ngoài đẹp trai thông minh tài giỏi giàu có ra thì mình cũng koc òn gì quá nổi bật

+. Được CÁi Đẹp Zai…Kute…Ngoan Ngoãn…Hiền Lành…Có XE Đạp Riêng… Mỗi Tội Nghiện

+. Khoa học đã chứng minh : nhìn vào tiền là thấy rõ hơn

+. Dân thường chơi đẹp, đè bẹp dân chơi

+. Lô đề cờ bạc muôn đời thịnh
Học Hành chăm chỉ vạn kiếp suy

+. Vạn sự khởi đầu nan gian nan bắt đầu nản

+. Không phải ai xăm mình cũng xấu , nhưng những người xấu đều xăm mình .

+. Thất bại vì ngại thành kông …

+. Ngu không phải là cái tội mà cái tội là không biết mình ngu !

+. Dù bạn không sao nhưng người khác cũng chẳng muốn nhìn
( bía sài gòn xanh: dù bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn )

+. Chúng ta rùi cũng sẽ già , sẽ lên nóc tủ ngắm con gà khỏa thân …

+. Không nên “đập” con gái dù chỉ bằng một cánh hoa Mà hãy lấy khăn mùi xoa… gói thêm cục đá

+. Bình tỉnh , tự tin , không cay cú. Âm thầm , chịu đựng , trả thù sau

+. Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi Hãy tự hỏi : Sao học giỏi mà vẫn nghèo !

+. Trái tim em chỉ 2 lần mở cửa.
Đón anh vào và tống cổ anh ra

+. Trăm năm bia đá cũng mòn , bia chai cũng bể , chỉ còn bia … ôm.

+. Nghệ thuật che lấp sự bất tài cũng đòi hỏi không ít tài năng.

+. Không ít phụ nữ già đi nhanh chóng vì luôn suy nghĩ phải làm sao để mình trẻ lại.

+. Hài kịch sẽ chuyển sang bi kịch nếu không bán được vé.

+. Một người vợ tốt luôn tha thứ cho chồng khi cô ta sai.

+. Ly dị là sự kiện mà người đàn ông phải giặt đồ cho mình … thay vì trước đó phải giặt đồ cho cả hai

+. Theo lý thuyết thì Lý thuyết không khác với thực tế là mấy , nhưng thực tế thì thực tế khác xa lý thuyết.

+. Bia độc hơn rượu ,bằng chứng trên thế giới chỉ có ” mộ bia ” mà không có ” mộ rượu ”

+. Một người phụ nữ toàn diện : sáng diện , trưa diện , chiều diện , tối diện.

+. Trăm lời anh nói không bằng làn khói a còng @

+. Rõ ràng là trên đời này không có gì là rõ ràng

+. Tôi chắc chắn một điều là không có gì là chắc chắn cả

+. Cách tốt nhất để giữ lời hứa là đừng hứa gì cả.

+. Tôi đã nói “không” với ma túy, nhưng tụi nó không chịu nghe

+. Sáng soi, trưa đánh, chiều chờ
Cầm tờ kết quả cứ đờ mặt ra.

+. Điều tuyệt đối nhất chính là tất cả chỉ là tương đối


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những câu nói chế bất hủ qua mọi thời đại

Một số điều nên biết khi thiết kế cửa sổ phòng

Việc thiết kế cửa số rất quan trọng bởi cửa sổ không chỉ là nơi thông khí đón ánh sáng và thiên nhiên mà nó còn là một điểm nhấn tạo nổi bật cho một ngôi nhà. Vậy nên thiết kế cửa sổ như thế nào cho phù hợp ? Dưới đây là một số lưu ý cho các bạn để các bạn tham khảo khi muốn thiết kế cửa sổ cho căn phòng nhà bạn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Một cửa sổ được coi là đẹp khi xét trên các góc độ khác nhau như vị trí, kích cỡ có phù hợp với ngôi nhà hay không. Do vậy, dưới đây phongthuy.tafalo sẽ đưa ra một số lưu ý để các bạn tham khảo khi thiết kế cửa sổ.

1. Lưu ý đến độ an toàn


5-luu-y-can-biet-khi-thiet-ke-cua-so-11     Khi thiết kế cửa sổ nên chú ý đến việc mở cửa sổ có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay không? Bởi đối với những cửa sổ ở tầng trên sẽ cần thiết kế dựa trên hai yếu tố an toàn và mỹ quan, để không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà mà còn giữ an toàn cho các tầng hay các căn hộ phía dưới.

Việc thiết kế an toàn cho cửa sổ phụ thuộc vào từng kết cấu nhà nhất định, nhằm đảm bảo cho trẻ em không bị ngã, chống trộm cắp và chú ý đến lối thoát khi không may hỏa hoạn xảy ra

2. Lưu ý đến lưới bảo vệ

Hiện nay, rất nhiều nhà phố thi công và lắp đặt lưới bảo vệ để đảm bảo an toàn cho những người sống trong nhà. Khi chọn lưới bảo vệ cửa sổ, bạn không nên chọn loại quá dày sẽ gây nên nhiều bất lợi như tính thẩm mỹ kém, ảnh hưởng tới tầm nhìn... cho cửa sổ.

3. Lưu ý đến môi trường xung quanh

5-luu-y-can-biet-khi-thiet-ke-cua-so-31

Khi thiết kế cửa sổ, KTS luôn chú ý đến việc lưu thông không khí và ánh sáng trong phòng với môi trường bên ngoài. Cửa sổ nên mở rộng ra ngoài sẽ đón được nhiều không khí, ánh sáng. Bên cạnh đó, nên chọn những không gian bên ngoài thông thoáng để thiết kế cửa sổ. Hoặc nếu thiết kế cửa sổ trước, bạn cũng nên dọn dẹp xung quanh để tầm nhìn từ trong ra ngoài không bị vật cản trở.

4. Lưu ý đến cánh cửa

Khi chọn cánh cửa, bạn nên chọn cánh cửa phù hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Đồng thời, cánh cửa phải đảm bảo khi đóng lại được kín gió, tránh để gió lùa.

5. Lưu ý đến kích cỡ của cửa sổ


5-luu-y-can-biet-khi-thiet-ke-cua-so-41  

Với kích cỡ của cửa sổ, nên thiết kế cửa có kích cỡ phù hợp với căn phòng, ví dụ phòng rộng có tường rộng thì nên thiết kế cửa sổ to và ngược lại. Nên tránh thiết kế quá nhiều cửa sổ, hoặc cửa sổ quá rộng hoặc quá hẹp đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu thông không khí và ánh sáng. Nếu cửa sổ quá nhỏ hay quá ít sẽ khiến không khí trong nhà không được lưu thông, gây bức bối, ngột ngạt cho người sống trong nhà. Và ngược lại, nếu quá nhiều cửa sổ trên một bức tường, nhất là phòng ngủ sẽ khiến nguồn ánh sáng quá mạnh hoặc ảnh hưởng của gió mưa vào phòng một cách trực tiếp. Vì vậy, khi thiết kế cần chú ý đến kích cỡ và các phương án để hài hòa nhất với môi trườngxung quanh.

6. Lưu ý về phong thủy

Cửa sổ được xem là "con mắt" của ngôi nhà và mỗi không gian sống riêng mà nó hiện diện. Chính vì thế trong phong thủy, hướng nhìn của "con mắt" này rất quan trọng

Lưu ý khi thiết kế cửa sổ phòng

Khi mở cửa sổ, bạn nên tránh hướng tây, có thể treo chuông gió để làm mạnh cho vượng khí của ngôi nhà

Cửa sổ cũng sẽ là nơi kết nối các không gian sống trong nhà đến gần hơn với thế giới tự nhiên bên ngoài. Khi chọn hướng mở cửa sổ, bạn nên tránh hướng tây vì mặt trời hướng tây chói chang sẽ khiến người trong nhà rất dễ bị đau đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Dù khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng tây luôn làm hại cho khí của người sống trong đó.

Nếu không còn hướng nào khác để mở cửa sổ thì nên treo chuông gió thủy tinh (pha lê) dạng giọt hoặc hình cầu, có nhiều mặt để biến ánh nắng mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho vượng khí trong cả căn phòng đó nói riêng và toàn bộ ngôi nhà nói chung.

Nếu cửa sổ có hướng nhìn ra bệnh viện hoặc một góc nhọn nào đó ở phía đối diện, bạn nên dùng rèm làm bằng chất liệu từ thiên nhiên như tre, trúc, rèm cuốn bằng chất liệu cây đay, tơ cỏ, giấy...

Ánh sáng mặt trời luôn có vai trò quan trọng với mỗi không gian sống trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ vào nhà quá mạnh, nên dùng loại rèm cửa dày để giảm bớt. Ngược lại, nên dùng loại rèm mỏng, có màu sáng nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà vừa phải hoặc hơi yếu.



Còn với những căn phòng nhỏ hẹp, tuyệt đối không nên dùng rèm cửa quá dày và tối màu sẽ khiến căn phòng thêm u tối, ẩm thấp... Chỉ một vài lưu ý nhỏ thôi nhưng sẽ rất có ích, giúp tạo nên sự cân bằng ánh sáng khiến ngôi nhà của bạn thật êm dịu và thoải mái.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Một số điều nên biết khi thiết kế cửa sổ phòng

Cửa hàng phải chọn hướng Nam, tránh hướng Đông Bắc –

Khi lựa chọn địa chỉ kinh doanh, yêu cầu thiết lập tại phía Bắc hướng Nam, mục đích là tránh sự chiếu sáng vào mùa hè và gió lạnh vào mùa đông. Chính vì vậy, phương vị tốt nhất là tại phía Bắc hướng Nam, tức lấy hướng Nam. Là một cửa hàng được sử dụn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi lựa chọn địa chỉ kinh doanh, yêu cầu thiết lập tại phía Bắc hướng Nam, mục đích là tránh sự chiếu sáng vào mùa hè và gió lạnh vào mùa đông. Chính vì vậy, phương vị tốt nhất là tại phía Bắc hướng Nam, tức lấy hướng Nam.

Là một cửa hàng được sử dụng với tính chất kinh doanh, khi tiến hành hoạt động kinh doanh cần phải mở toàn bộ cửa của cửa hàng ra. Nếu cừa mở mà mở hướng Đông Tây, vậy thì, vào mùa hè, ánh sáng mặt trời sẽ từ sáng sớm đến chiều tối thông qua cánh cửa mà chiếu vào trong cửa hàng. Ánh sáng mặt trời mùa hè là ngọn lửa nóng bỏng, dân gian vẫn coi đó là khí hung. Những khí hung này không có lợi cho hoạt động kinh doanh cửa cửa hàng, khí hung vào cửa hàng cắc nhân viên bán hàng chịu ảnh hưởng đầu tiên. Nhân viên cửa hàng khi bị mặt trời chiếu vào người, miệng lười khô, đầu óc mất tập trung, toàn thân mồ hôi, rất khó có thể làm việc tốt. Hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ bị giảm sút hoặc tự lấy vật nào đó che đi ánh mặt trời, hoặc cố gắng dừng vào chỗ mát, hoặc dùng quạt điện thổi dữ dội.

Những nhân viên trong trường hợp trên, nhất định trong lòng như lừa dốt, chính vì vậy khí thế giảm sút, bán hàng chỉ là ứng phó đơn giản với khách hàng, không coi khách hàng là “thượng đế”, thậm chí đối xử rất thô lỗ với khách hàng. Trong những trường hợp như vậy, đương nhiên không thể bàn việc buôn bán rồi.

cliff

Thứ hai chịu những phiền nhiễu từ khí hung đó là các sản phẩm của cửa hàng, sản phẩm của bạn dưới cái chiếu kịch liệt của ánh mặt trời, rất dễ biến thành những đồ ẩm mốc, giòn gãy, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của sản phẩm. Nếu sản phấm để không lâu có thể bán ngay, thì còn ảnh hưởng không lớn, nếu sản phẩm mà quá lâu không bán được thì trở thành đồ bỏ đi mà thôi. Kết quả là việc làm ăn không những không thành công mà ngược lại còn bị lỗ vốn.

Thứ ba đó là khách hàng chịu những nhũng nhiễu của khí hung. Ánh mặt trời mạnh mẽ chiếu vào cửa hàng sẽ làm cho khí nóng gây ức chế cho mọi người, đối với khách hàng, khi chịu không nổi thì sẽ bước ra khỏi cửa hàng. Hơn nửa, chẳng có khách hàng nào chịu đựng dưới ánh nắng chói chang đó mà chọn sản phẩm. Cửa hàng khi đã không có khách, khí hung lại càng nặng nề hơn. Khí hung biến thành từ khí, cửa hàng này không thể tồn tại được.

Nếu cửa hàng quay về phía Bắc, mùa đông đến cũng không thể đón khách. Cho dù là gió Đông Bắc thổi, hay là gió Tây Bắc, đều sẽ thổi thốc vào trong cửa hàng qua những cánh cửa mở rộng. Trong dân gian cũng coi hàn khí là một loại khí hung, hàn khí quá nặng, sẽ không có lợi cho hoạt động kinh doanh của con người. Hàn phong mà ập đến, nhân viên của hàng lại chịu một khó khăn khác, nếu cơ thể khoẻ còn có thể chịu được, nếu cơ thể yếu thì dễ mắc bệnh. Cho dù nhân viên cửa hàng đã mặc thêm áo, nhưng hàn khí quá nặng thì nhân viên cửa hàng không muốn cử động nữa, không thể đạt được mục đích bán hàng của cữa hàng. Nhân viên cửa hàng vì gió lạnh mà không vận động sẽ khiến cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm giảm.

Vậy nên, lựa chọn cửa hàng trên trục Bắc hướng Nam tức là lấy phía Nam, thì có thể tránh được những phiền phức và bất lợi mang tính thời tiết đem đến cửa phía Đông Tây và phía Bắc, việc làm ăn đó có khả năng tốt hơn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cửa hàng phải chọn hướng Nam, tránh hướng Đông Bắc –

5 dấu hiệu nhà hợp phong thủy

Một ngôi nhà hợp phong thủy phải tạo được không gian chào đón nồng nhiệt ngay tại cửa chính.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Lối vào

Lối vào nhà được xem là nơi các nguồn khí tốt và xấu di chuyển qua lại. Không để cây lớn, bức tường hay vật chắn trước cửa vì chúng có khả năng hạn chế nguồn khí tự nhiên chảy vào nhà. Bạn nên thường xuyên chăm sóc cửa lớn sao cho không bị gãy mục, gỉ sét, loang lổ, nứt vỡ; luôn tạo một lối đi dẫn vào nhà thoáng khí, xanh mát, đầy đủ ánh sáng.

aq1-4026-1401932835.jpg

Bạn nên chăm sóc cho lối vào đẹp mắt, thoáng đãng. Ảnh: Dotawci.

2. Ngoại thất

Nếu ngôi nhà bạn gần đường sắt, có sân sau dốc, nằm ngay ngã ba đường… thì hãy nhờ chuyên gia phong thủy hóa giải các nguồn năng lượng xung khắc vào nhà. Bạn có thể tham khảo ý kiến của họ để bày trí ngoại thất nhà nhằm phát huy tối đa năng lượng tốt. Việc lựa chọn màu sắc ngôi nhà, số lượng cửa sổ, thiết kế chiều cao của cửa chính sao cho thật phù hợp… cũng góp phần tạo ra các nguồn vượng khí cho nhà.

3. Cửa chính

Chủ nhà cần tạo ra một không gian vui vẻ tại cửa ra vào. Phía trước cửa nên có hàng hiên thoáng mát, ánh sáng đầy đủ và có một tấm thảm màu sắc hài hòa, tạo cảm giác chào đón. Đối với phía trong ngôi nhà (sau khi bước qua ngưỡng cửa), không nên xây nhà vệ sinh đối diện, không lắp gương thẳng hàng với cửa chính và cũng không nên có chân cầu thang đối diện với cửa.

Bạn cũng không nên xây cửa sổ đối diện với cửa ra vào vì điều này sẽ khiến các nguồn vượng khí dễ thoát ra ngoài. Nên tạo một không gian mở để chào đón mọi người bằng một bình hoa đặt trên kệ cao ngay cửa ra vào, một bức tranh phong cảnh tạo không gian rộng thoáng.

4. Nguồn khí

Nguồn khí vào nhà phải đảm bảo các yếu tố như lưu chuyển liên tục, không bị đồ đạc lộn xộn gây ứ đọng. Để đảm bảo được chất lượng nguồn vượng khí, chủ nhà nên chú ý lắp đặt gương, bày trí nội ngoại thất, cách sắp xếp đồ đạc, xây dựng cầu thang và các công trình phụ, tạo ánh sáng vào nhà. Hơn nữa, bạn có thể tăng thêm các dòng vượng khí bằng cách tạo một không gian thoáng và thơm mát cho các căn phòng thông qua bình hoa, hòn non bộ, bể cá cảnh, tinh dầu tự nhiên…

5. Tam hợp

Sức mạnh của một ngôi nhà hợp phong thủy phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng tam hợp của các căn phòng: Phòng ngủ - nhà bếp - phòng tắm. Nên chú ý phong thủy tại các căn phòng này để mang lại nguồn vượng khí tổng hòa cho cả ngôi nhà. Hãy chắc chắn việc bố trí phong thủy phải được thực hiện đồng thời tại ba căn phòng này. Nếu chỉ bày trí hợp phong thủy được hai căn phòng thì phòng còn lại sẽ kìm hãm sự phát triển của toàn ngôi nhà.

Đăng Linh (Theo About)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 5 dấu hiệu nhà hợp phong thủy

Vận trình cuộc đời theo phong thủy để tránh hao tài, tốn của

Ngoài việc bản thân người đó phải tự bổ sung thêm kiến thức và bằng cấp gì cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, các bạn hãy nhờ thầy giải lá số Tứ trụ hoặc Tử vi, để biết bản mệnh của mình tốt hay xấu ở cỡ nào, có hợp với chính trị hay kinh doanh hay hợp với công việc kiểu nào.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hỏi: Nhân theo dõi nhiều bài phân tích, kiến giải phong thủy của Chuyên gia Hoàng Trà, tôi xin mạo muội gửi câu hỏi về mấy vấn đề bản thân lâu nay vẫn thắc mắc: Thứ nhất phong thủy có thể làm thay đổi cuộc đời công danh và sự nghiệp, tài vận của con người ở mức độ nào? Đặt phong thủy cho nhà liệu có phát, đặt phong thủy ở cơ quan có thể lên chức không, phần mộ tốt thì con cháu của dòng họ đó có tốt lên chăng? Có người chẳng quan tâm tới phong thủy, thậm chí ở nhà hướng xấu mà vẫn thành công, người đặt phong thủy đủ thứ trong nhà và đi mua đất mời mấy thầy chọn cho mà vẫn xấu. Có người lá số tốt và đẹp theo tử vi thì họ làm việc không cần cúng bái và phong thủy mà vẫn cứ thành công, có người cúng nhiều nơi và đủ thứ mà vẫn thất bại. Như vậy số tốt thì vẫn tốt, đâu cần phong thủy.

Kính mong sự kiến giải của Chuyên gia phong thủy Hoàng Trà!

Nguyễn Văn Chương (38 tuổi, Q. Bình Thạnh, TP. HCM)

Trả lời:

Trong cuộc sống, nhiều người cho rằng, mình có điều kiện hơn, tài giỏi hơn là chắc chắn thành công hơn người khác, điều này chưa chắc, vì hạt giống tốt chưa chắc năng suất đã cao. Con người có chí tiến thủ và có đích để tới là tất nhiên, có nấc thang mới để phấn đấu là đương nhiên, nhưng làm càng cao thì trách nhiệm và trọng trách càng lớn. Như vậy, bản mệnh cũng phải đủ tầm mới ngồi được vị trí lớn, nếu bằng mọi cách để cố đạt được mà bản thân bản mệnh người đó yếu thì cái thân của họ cũng bị phá, mà không phá được thân họ thì phá vào cả người thân.

Cái được và mất trong một cuộc đời mỗi người thì phải do chính người đó thọ nhận và đánh giá. Ở đời có của báu nào đáng trong hơn cái thân ta? Nhưng người ta chẳng thà chết trong cảnh giàu có còn hơn là sống trong cảnh nghèo khổ. Của cải tiền tài danh vọng chức quyền tuy không được như ý nhưng được sống an nhiên tự tại, thế chẳng phải là quý lắm sao. Thế nên, anh Nguyễn Văn Chương hỏi phong thủy có thể tác động gì với một con người: lên chức ư, người ta đang có chức to, lại muốn lên to hơn, mà không nghĩ có khi chẳng lên được mà chức hiện tại còn khó giữ; người ta đang giàu còn muốn giàu hơn nữa, nhưng không biết tài vận đã vượt quá bản mệnh, nên cố để có nhiều hơn thì thân gánh tài nặng quá thì thân gặp họa, mà không phá được vào thân họ thì phá sang người thân ví như phá sang con cái, mà con cái hỏng thì chức to tiền nhiều để làm gì đâu? Nhiều người không bao giờ nghĩ ngược lại một chút, là nếu không mất đi, không hao đi, không bị phá tán có nghĩa là họ đang được.

Mỗi người khi nhờ thầy sắp đặt phong thủy, hay đi xem lá số hay đi xem về tâm linh, đều quan tâm và hỏi năm nay tiền tài có tốt không, công danh có thăng tiến không, có họa gì không... Nhưng kết quả cuối cùng của bất kể việc gì đều là phép toán mà tử số là bản thân người đó, còn mẫu số tổng hòa các yếu tố: Phúc đức của dòng họ và bản thân của người đó, phong thủy phần mộ, phong thủy nhà thờ họ, phong thủy nhà ở, phong thủy cơ quan hoặc cửa hàng, phong thủy bản mệnh, những vận trình lập vận và chuyển vận theo thời của người đó, trong những việc cụ thể người đó đang vận hành với ai – có hợp với bản mệnh không hay là phá bản mệnh...

 van trinh cuoc doi theo phong thuy de tranh hao tai, ton cua - 1

Ảnh minh họa

Như vậy, yếu tố quan trọng thứ nhất là phải biết mình là ai trong cuộc đời này, với mỗi yếu tố tốt thì sẽ nâng cuộc đời người đó lên một bậc, mỗi yếu tố xấu sẽ dìm cuộc đời mỗi người xuống một bậc. Ví dụ theo đời sống thực tế, để một cái ô tô chạy tốt, có nghĩa là đưa người ta đi đến đích an toàn – nhanh – thoải mái... Nhưng để cái ô tô chạy tốt thì lốp phải không thủng – không mòn – không hỏng, nếu thủng thì phải vá – nếu non thì phải bơm; nếu xăng hết thì phải đổ, mà phải đổ đúng loại xăng, xe đời cổ thì phải xăng pha nhớt, xe hiện đại thì phải đổ loại 92 đến 95, chứ đừng đổ xăng 85, xe hết nước làm mát thì phải bổ xung, nhưng không phải cứ là nước là đổ vào được; xe cạn dầu máy hoặc dầu quá hạn thì phải thay; ắc quy hỏng thì phải thay hoặc trục trặc thì sửa... Nhưng sau khi cái ô tô tốt rồi thì đến đích như thế nào thì phải do người đó lái. Đời người cũng vậy mà thôi.

Bởi vậy, xin trả lời ngay điều anh Chương thắc mắc, ấy là: Phong thủy phần mộ tốt là dòng họ được tốt, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người trong họ đều được tốt. Người được ứng phần tốt là người phải hợp cơ với phần mộ và là người có tâm đóng góp tài vật – công sức để xây dựng phần mộ cho gia tộc. Phong thủy nhà tốt là tài vận nhà đó chắn chắn tốt lên; phong thủy cơ quan tốt thì sẽ có cơ lên chức, nhưng các yếu tố khác của người đó đã tốt rồi chỉ có khuyết phần phong thủy ở cơ quan là tròn trĩnh đầy đủ. Hơn nữa, phong thủy bản mệnh phải vượng và vận trình đúng thời vận thì mới thành công. Nếu ví phong thủy bản mệnh là sức khỏe và khả năng đánh cá, thì cơ quan được ví như là lưới đánh cá, còn nhà ví như cái giỏ hoặc là khoang chứa để chứa đựng cá, phần phúc đức và mồ mả là phần may mắn; cho dù sức khỏe – lưới – giỏ đều tốt nhưng phần may mắn không có, đi ra khơi lại không vào khu vực hoặc luồng cá thì vẫn tay trắng.

Người kiếm được nhiều tiền nhưng tiền về nhà là phải chi và mất vào những việc vô lý hoặc cho vay nhưng không bao giờ đòi được đó là phong thủy nhà bị hỏng, tức là giỏ thủng thì đánh được nhiều cá mấy đi chăng nữa, rồi bỏ vào giỏ cũng rơi ra. Trình độ và mối quan hệ tốt mà đi làm không bổ nhiệm và công việc không thành đạt là do phong thủy tại cơ quan, tức là đi đánh cá mà lưới rách thì chăm chỉ mấy cũng công cốc.

Anh Nguyễn Văn Chương có hỏi về cách định hướng tổng quát theo phong thủy, để mọi người biết phương cách vận trình theo phong thủy đúng nhất. Chúng ta cùng nhìn nhận thì thấy một điều tất cả đều không ngoài lời cổ nhân dạy là “tu thân, tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nói về phong thủy thì đơn giản nhất là nói về phong thủy Nhân, ứng với câu “ở đời phải biết mình là ai”, việc này không khó, ngoài việc bản thân người đó phải tự bổ sung thêm kiến thức và bằng cấp gì cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, các bạn hãy nhờ thầy giải lá số Tứ trụ hoặc Tử vi, để biết bản mệnh của mình tốt hay xấu ở cỡ nào, có hợp với chính trị hay kinh doanh hay hợp với công việc kiểu nào.

Tiếp theo phải tích đức, trước khi làm việc thiện ở ngoài xã hội thì hãy biết tu sửa phần mộ và nhà thờ dòng tộc theo phong thủy để được tốt hơn – thịnh hơn, từ đó biết được phúc đức của dòng họ thế nào. Tiếp đến phải chọn nhà và sắp đặt theo phong thủy cho tốt - cho chuẩn, khi ở nhà đó được an vui – sức khỏe tốt – tài lộc tụ - con cái thành đạt… Rồi sắp đặt phong thủy tại nơi mình làm việc, nếu không thay đổi được vị trí và hướng thì phải hóa giải như nào cho tốt nhất, nếu thời cơ đến thì phải chọn chỗ ngồi tốt nhất theo phong thủy; các bạn đừng nghĩ là ở cơ quan ngồi chỗ nào cũng thế mà thôi, nếu theo thực thế khi các bạn đi trên một đoàn tàu khách thì đương nhiên ngồi chỗ nào thì thời gian đi đến đích cũng như nhau, nhưng các bạn chọn được toa giường nằm và ghế cứng thì quá trình tới đích hoàn toàn khác nhau rồi. Làm cơ quan nhà nước thì tốt lương cũng thế mà xấu thì lương có giảm đâu, nhưng ngồi vào chỗ phong thủy xấu thì toàn vướng vào công việc phức tạp – quá trình công việc trục trặc – hay gặp họa từ đâu đến - sếp không hài lòng và ủng hộ - thì cơ lên chức không có – mà có đang làm sếp thì ra ngoài ngoại giao và giao dịch vụ nào hỏng vụ đó, như vậy phong thủy cơ quan có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc.

Chúc anh Chương luôn thuận lợi trong cuộc sống và công việc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vận trình cuộc đời theo phong thủy để tránh hao tài, tốn của

Hướng tài lộc, may mắn của 12 con giáp

Độc giả có thể bày cây cối, linh vật phong thủy ở hướng tài vận của mình để gia tăng may mắn.
Hướng tài lộc, may mắn của 12 con giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-1 quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-2
Sửu Dần
quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-3 quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-4 quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-5
Mão Thìn Tị
quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-6 quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-7 quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-8
Ngọ Mùi Thân
quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-9 quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-10 quy-nhan-phu-tro-va-huong-quy-nhan-cua-12-con-giap-11
Dậu Tuất Hợi

Alexandra V (Tổng hợp)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng tài lộc, may mắn của 12 con giáp

Những giấc mơ mang điềm báo bạn sắp có thai

Những giấc mơ nào thì mang điềm báo rằng bạn sắp có bầu, hay những giấc mơ, giấc chiêm bao nào giải mã ra được? Dưới đây ## giới thiệu cho bạn một số giấc mơ như mơ thấy sao rơi, mơ thấy trời sáng,...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thông thường, mỗi giấc mơ của chúng ta đều mang tới những ý nghĩa khác nhau. Với những bà mẹ đang mong mỏi một đứa con, hay những đôi vợ chồng mới cưới, việc mong muốn có một đứa con, gia đình có thêm một người là điều hạnh phúc đối với họ.

Dưới đây là những giấc mơ mà điềm báo có thai mà Phong thủy số thống kê được:

Những giấc mơ mang điềm báo bạn sắp có thai

1.Ngủ mơ thấy sao rơi vào bụng

2 Ngủ mơ thấy trời đã sáng

3. Ngủ mơ thấy nuốt nhật nguyệt, nếu bạn ngủ mơ thấy nuốt mặt trăng hay mặt trời thì điềm báo rằng bạn sắp có thai.

4. Ngủ mơ thấy tay đang cầm đá sỏi, có thể đùa nghịch chơi với mấy viên đá.

5. Nếu chồng ngủ mơ thấy mình đang dắt tay một ai đó đi lên cầu thì đây là điềm báo vợ bạn chuẩn bị có em bé.

6. Ngủ mơ thấy bạn đang đi vào chùa chiền hay miếu mạo nào đó thì điềm báo rằng bạn sắp mang thai và sẽ có một bé trai.

7. Ngủ mơ thấy bạn đang dạo chơi hay đi cùng với một thần nữ thì điềm baso rằng bạn sắp có bầu.

8. Ngủ mơ thấy có người nào đó đang đọc sách

9. Ngủ mơ thấy mình đang ăn hột dưa

10. Ngủ mơ thấy công bay vào bụng bạn thì điềm báo mang thai quý.

11. Nếu chồng ngủ mơ thấy cá chép thì tức là vợ sẽ mang thai tốt.

Tuy nhiên, nếu chồng bạn hoặc bạn ngủ mơ thấy cá với những hành động khác thì còn có thể có những điềm báo khác nhau đối với giấc ngủ mơ thấy cá. Bạn có thể tham khảo thêm điềm báo về các giấc mơ thấy cá.

12. Ngủ mơ thấy gấu hoặc béo thì bạn sắp sinh con quý.

13. Ngủ mơ thấy chiếc vòng vàng rọi sáng

14. Ngủ mơ thấy một người phụ nữ múa đao.

15. Ngủ mơ thấy mình nhặt được một chiếc gương không chủ

Xem thêm: Phán đoán con người qua vị trí nốt ruồi trên cơ thể


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những giấc mơ mang điềm báo bạn sắp có thai

Tướng hàng xóm nên và không nên kết giao

Không ngẫu nhiên dân gian có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, việc kết thân với hàng xóm tốt sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp và ngược lại.
Tướng hàng xóm nên và không nên kết giao

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Không ngẫu nhiên dân gian có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, việc kết thân với tướng hàng xóm tốt sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp và ngược lại.


1. Tướng hàng xóm nên kết giao

 
- Vẻ mặt tươi tắn, ánh mắt chân thành
 
Trong Nhân tướng học, người có vẻ mặt tươi tắn, ánh mắt chân thành chắc chắn vận khí tốt và mang lại nhiều niềm vui cho bạn. Tuy người này chưa chắc giỏi giao tiếp nhưng lại lương thiện, hay giúp đỡ mọi người và rất đáng tin cậy. Nên kết giao với tướng hàng xóm này, đôi bên sẽ có sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
 
- Chân mày chữ Bát, môi hồng, răng trắng
 
Người có đuôi chân mày hơi thấp hình chữ Bát thường nhân duyên tốt, hiếu khách, thích giúp đỡ người khác. Người này tính tình hướng nội, biết cách nói chuyện từ tốn và cư xử tốt với mọi người, hứa hẹn là hàng xóm tốt bụng, dễ gần.
 
- Dái tai to dày, đầu mũi đều đặn
 
Dái tai phản ánh tâm thái của con người. Nếu người có nội tâm tốt, thích làm việc thiện thì dái tai to, dày và săn chắc. Cộng thêm với đặc điểm đầu mũi đều đặn thì đây là người tốt tính, coi trọng chính nghĩa, không vì lợi ích cá nhân, không làm ơn cốt để đền đáp. 
 
- Địa các vuông bằng, khóe miệng cong lên
 
Người có Địa các vuông bằng, hoặc tròn trịa rất coi trọng gia đình. Còn người có hai khóe miệng cong lên hình cung, môi không lệch thường không phải là người miệng lưỡi gian xảo, lời nói có thể tin tưởng được, nhân duyên cũng tốt. Tướng hàng xóm này rất tốt, có thể làm bạn thâm giao.
 
2. Tướng hàng xóm không nên kết giao

Tuong hang xom nen va khong nen ket giao hinh anh
Ảnh minh họa
 
- Xương chân mày lộ, vành tai lộn ngược
 
Nếu gặp phải hàng xóm có xương chân mày lộ, vành tai lộn ngược cần phải cẩn trọng trong giao tiếp. Người này tâm tính nóng nảy, thô bạo, do đó không được gây hấn với họ. Bình thường có thể chào hỏi lấy lệ nhưng tuyệt đối không được kết thâm giao.
 
- Đầu mũi nhọn và mỏng
 
Người có đầu mũi nhọn, mỏng hoặc cong thường sống cơ hội, thâm hiểm, giỏi dùng kế công tâm, hay nói lời chua ngoa, khó tin tưởng. Nếu ánh mắt người này không nhìn thẳng mà chỉ lén lút thì không đoan chính, lòng dạ hẹp hòi, gian xảo, tốt nhất nên tránh xa.
 
- Tướng đi ưỡn bụng, mặt ngửa lên trời
Đa số người có tướng này đều tự cao tự đại, kiêu căng ngạo mạn, khó gần. Nếu qua lại với hàng xóm này, người chịu thua thiệt chỉ có bạn mà thôi.
 
- Môi thâm, dày, đầu mũi xệ xuống
 
Trong Nhân tướng học, người môi thâm, dày và đầu mũi xệ xuống đa phần háo sắc. Nếu trong gia đình có phụ nữ thì cần phải đề phòng.
 
Theo Thuật xem tướng mặt và tướng bàn tay  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng hàng xóm nên và không nên kết giao

Mẫu người Đa Tài Đa Năng

Chúng ta vẫn thấy những người tuy sống trong một hoàn cảnh thoải mái, một cuộc sống tương đối đầy đủ nhưng nét mặt của họ lúc nào cũng có sự tư lự, một nét suy tư nào đó, hay phảng phất trên mặt một thoáng buồn miên man như người đang ôm một nỗi niềm tâm sự sâu kín. Khoa Tử Vi, những người này thường cung Mệnh của họ đều có Tang Môn hoặc Bạch Hổ tọa thủ, và chúng ta gọi là mẫu người Tang Hổ.Hai sao Tang Môn, Bạch Hổ là hai bại tinh trong nhóm lục bại. Tuy là hai bại tinh, nhưng người Tang Hổ không phải là người bất tài vô tướng theo cái ý nghĩa mà chúng ta vừa nói đến. Ngược lại, có rất nhiều người đã thành danh cũng nhờ vào hai sao Tang Hổ.
Mẫu người Đa Tài Đa Năng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tang Môn thuộc hành Mộc. Bạch Hổ thuộc hành Kim, cả hai đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu. hai sao này lúc nào cũng đi đôi với nhau ở vị trí xung chiếu. Tang Hổ đắc địa thủ mệnh là người gan dạ, cương quyết và ngay thẳng. Người Tang Hổ có đủ sự gan lì để thử thách với nghịch cảnh. Khả năng đó có thể xem như ông Trời dành riêng cho họ vì cuộc đời của những người này kể từ lúc lột lòng mẹ thì sự thử thách dành cho họ đã chờ sẳn rồi.  
 
Người Tang Hổ thường chịu cảnh mồ côi từ lúc còn bé, nếu không thì tuổi thơ ấu cũng phài chịu cảnh xa cha mẹ, gia đình ly tán, thiếu tình thương và sự đùm bọc của cha mẹ, anh chị. Phải chăng vì vậy mà người Tang Hổ luôn có một nét buồn sâu kín trên khuôn mặt, và nét buồn này sâu đậm nhất trong khoảng thời gian của tuổi thanh xuân tức là khoảng tiền vận rồi sau đó sẽ phai nhạt dần.  
 
Để bù trừ cho những bất hạnh đó, người có Tang Hổ đắc địa là người đa tài đa năng, đa hiệu. Tuy tính tình cương quyết và đôi khi trở thành ương ngạnh, nhưng họ là người quyền biến và có khả năng giải quyết công việc cho thích ứng với hoàn cảnh. Năng khiếu nổi bậc nhất của họ là sự suy luận và phán đoán rất sắc bén. Đó chính là yếu tố căn bản cho khả năng hùng biện cũng như khả năng thuyết phục người khác. Vì vậy, những lãnh vực về chính trị, ngoại giao và luật pháp đều là những sở trường của người Tang Hổ.  
 
Trong trường hợp Tang Hổ hãm địa thủ mệnh thì cuộc đời luôn gặp nhiều nghịch cảnh đau thương, ngang trái. Nếu không làm những ngành nghề liên quan như cảnh sát, toà án, luật sư…thì dễ vướng vào vòng tù tội và tuổi thọ cũng ngắn ngủi. Về vấn đề bệnh tật, nói chung cả nam lẫn nữ, dù đắc hay hãm, người Tang Hổ thường hay bị đau ốm bệnh tật, nhất là những bệnh về xương, máu như cao huyết áp, mỡ trong máu…Riêng với nữ mệnh thì nét mặt u sầu, chưa lập gia đình thì tình duyên trắc trở, lận đận, khi có gia đình rồi lại khắc chồng khắc con, nếu gặp thêm Thiên Riêu thì mức độ hình khắc có thể thành sát phu. Cho nên nếu lập gia đình muộn cũng có thể chế giải được phần nào. Nữ mệnh Tang Hổ thì vấn đề sinh nở thường hay gặp khó khăn, khi có con thì lại khổ vì con cái và dễ mắc những bệnh về các bộ phận sinh sản như tử cung, buồng trứng…Ngoài ra, người Tang Hổ, dù nam hay nữ, lúc còn trẻ không có tay nuôi súc vật, phải vào trung vận thì đặc tính này mới giảm dần.  
 
Mệnh an tại Dần có Bạch Hổ là cách Hổ Cư Hổ Vị là cọp trong rừng sâu. Đây chỉ người có tài, có địa vị, quyền uy, và thường phát về võ nghiệp.  
 
Mệnh an tại Mão có Bạch Hổ là cách Hổ Xuất Sơn Lâm. Cung Mão thuộc phương đông, là thời gian của bình minh, là thời điểm bắt đầu của một ngày, ánh mặt trời vừa rực rỡ, biểu tượng cho một vận hội tốt đẹp đang chờ đón. Cho nên, người đắc cách này, cuộc đời thường hay gặp được những may mắn đưa đến sự thành công dễ dàng. Bạch Hổ ở hai vị trí Mão Dậu còng gọi là cách “tứ phương củng phục anh hùng” ý nói những người có khả năng lãnh đạo, thâu phục được anh hùng hào kiệt bốn phương.  
 
Người mệnh an tại Dậu có Bạch Hổ là cách Hổ Khiếu Tây Phương. Cung Dậu thuộc phương Tây, là thời gian của hoàng hôn vì vậy có người cho rằng Bạch Hổ ở Dậu không tác hại vì đó là lúc cọp đã ăn no nên vào sâu trong rừng mà ngủ. Theo ý của người viết thì hai chữ Tây Phương hàm ý là “cõi Phật” Khiếu Tây Phương là hướng về phương Tây là lạy, cũng có nghĩa là có lòng hướng Phật. Người có cách này là người có tánh tình nhân hậu và thường có khuynh hướng tôn giáo mạnh mẽ. Chỉ nói riêng về lĩnh vực tâm linh, thì người Bạch Hổ Khiếu Tây Phương có phần nào giống người Tử Tham Mão Dậu.  
 
Trong hai sao Tang Hổ thì Bạch Hổ có tầm ảnh hưởng đáng kể hơn Tang Môn. Ví dụ như Bạch Hổ đi với Tấu Thư (Hổ Tấu) có nghĩa là Hổ mang hòm sách, chỉ người có số khoa bảng, học rộng hiểu nhiều. Bạch Hổ gặp Phi Liêm (Phi Hổ) như Hổ mọc thêm cánh, cách này giống như Phi Mã, chỉ những người thường gặp được các vận hội may mắn đưa đến sự thành công rất dễ dàng trong cuộc đời. Hạn gặp Phi Hổ hay Phi Mã là vận may đang đến, nếu dự tính điều gì thì nên mạnh dạn xúc tiến, thi cử sẽ đỗ đạt, tìm việc làm sẽ được như ý, có việc rồi thì sẽ được thăng chức thăng lương…  
 
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ Linh (Long Phượng Hổ Cái) Mệnh, Quan, Phúc, Di đắc Tứ Linh thì đường công danh thuận lợi và có địa vị trong xã hội. Bộ Tứ Linh cũng chế giải được phần nào những tai họa do các hung sát tinh gây ra. Hạn Tứ Linh là cơ hội tốt cho vấn đề công danh.  
 
Bạch Hổ và Thiên Hình hay Kình Dương đồng cung thủ Mệnh là cách “hổ hàm kiếm” = Hổ ngậm kiếm, chỉ người gan dạ, oai dũng, có tư cách và chí khí, nếu có thêm những võ tinh hội họp thì đường binh nghiệp sẽ phát rất nhanh.  
 
Tang Hổ cũng là những sao lưu, cho nên hạn có Tang Hổ, gặp Lưu Tang, Lưu Hổ là có tang trong hạn đó. Tang Hổ nhập hạn gặp Khốc Hư cũng cùng một ý nghĩa. Ngoài việc có tang, hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng tai nạn và bệnh tật, nhất là những chứng bệnh về máu huyết và bệnh về xương như đau khớp, rỗng xương… Đàn bà lúc có thai và sinh nở mà hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng việc sinh khó hoặc hư thai.  
 
“Nam nhân Tang Hổ hữu tài uyên bác Nữ mệnh Hổ Riêu đa sự qủa ưu”  
 
Hai câu trên có thể dùng để tóm lược những nét đặc thù của mẫu người Tang Hổ: đàn ông Tang Hổ thì đa tài đa năng. Đàn bà Tang Hổ tình duyên ngang trái, gia đạo buồn phiền. 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mẫu người Đa Tài Đa Năng

Kiêng kỵ gương đối giường –

Hiện tượng: Trong phòng ngủ thường đặt bàn trang điểm và tủ quần áo, vì để thay đồ và trang điểm thuận tiện nên chúng thường có gương lớn, nhưng nếu đặt sai chỗ, đặt gương chính đối với giường ngủ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hiện tượng: Trong phòng ngủ thường đặt bàn trang điểm và tủ quần áo, vì để thay đồ và trang điểm thuận tiện nên chúng thường có gương lớn, nhưng nếu đặt sai chỗ, đặt gương chính đối với giường ngủ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và sự trao đổi chất bình thường của cơ thể, vì thế không thể không thận trọng.

giuong-04

Phương pháp hóa giải:

Phương thức hóa giải triệt để nhất là chuyển gương sang vị trí khác không chính đối với giường ngủ. Nếu không thể dịch chuyển thì có thể tạm thời dùng vải dày để che kín lại (không được dùng chất liệu vải ren, vải mỏng nhìn xuyên qua được), khi nào cần dùng lại tháo ra, làm như vậy cũng có hiệu quả hóa giải nhất định.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kiêng kỵ gương đối giường –

Mấy Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa

Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.
Mấy Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.

Trích “Tín Ngưỡng Việt Nam”  -  Toan Ánh


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mấy Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa

Phân bố 8 sao của 8 loại quẻ mệnh –

Phàm quẻ mệnh thuộc chấn, tốn, ly, khảm, hướng tốt của nó là: Đông, Đông Nam, Nam và Bắc. Hướng xấu là hướng Tây, Đông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc. Phàm quẻ mệnh thuộc càn, đoài, cấn, khôn, hướng tốt là: Tây, Đông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc. Hướng xấu là: Đ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phàm quẻ mệnh thuộc chấn, tốn, ly, khảm, hướng tốt của nó là: Đông, Đông Nam, Nam và Bắc. Hướng xấu là hướng Tây, Đông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc.

Phàm quẻ mệnh thuộc càn, đoài, cấn, khôn, hướng tốt là: Tây, Đông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc. Hướng xấu là: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.

1-1

Trong 4 sao tốt, tốt nhất là sao sinh khí, thứ hai là sao thiên y, thứ ba là sao diên niên và cuối cùng là sao phục vị.

Trong 4 sao xấu, xấu nhất là sao tuyệt mệnh, thứ hai là sao ngũ quỷ, thứ ba dến sao lục sát và cuối cùng đến sao hoạ hại. Mệnh quẻ của chủ hộ khác nhau, hướng phân bố 8 sao cũng khác nhau, dưới đây là sự phân bố 8 sao của 8 loại quẻ mệnh.

(1)    Quẻ chấn – sinh khí ở hướng Nam, Thiên y hướng Bắc, Diên niên hướng Đông Nam, Phục vị ở hướng Đông; sao Tuyệt mệnh ở hướng Tây, Ngũ quỷ hướng Tây Bắc, lục sát hướng Đông Bắc, hoạ hại ở hướng Tây Nam.

(2)    Quẻ tốn – sinh khí ở hướng Bắc, Thiên y hướng Nam, Diên niên hướng Đông, Phục vị ở hướng Đông Nam; sao Tuyệt mệnh ở hướng Đông Bắc, Ngủ quy hướng Tây Nam, Lục sát hướng tây, hoạ hại hướng Tây Bắc.

(3)    Quẻ ly – sinh khí ở hướng Đông, Thiên y hướng Đông Nam, Diên niên hướng Bắc, Phục vị ở hướng Nam; sao Tuyệt mệnh ở hướng Tây Bắc, Ngủ quỷ hướng Tây, Lục sát hưởng Tây Nam, hoạ hại ở hưởng Đông Bắc.

(4)    Quẻ khảm – sinh khí ở hướng Đông Nam, Thiên y hướng Đông, Diên niên hướng Nam, Phục vị ở hướng Bắc; Tuyệt mệnh ở hướng Tây Nam, Ngủ Quý hưởng Đông Bắc, Lục sát hướng Tây Bắc, hoạ hại ở hướng Tây.

(5)    Quẻ càn – sinh khí ở hướng Tây, Thiên y hướng Tây Bắc, Diên niên hướng Tây Nam, Phục vị ở hướng Tây Bắc; Tuyệt mệnh ở hướng Nam, Ngũ quý hướng Đông Bắc, Lục sát hướng Bắc, hoạ hại ở hướng Đông Nam.

(6)    Quẻ khôn – sinh khí ở hướng Đông Bắc, Thiên y hướng Tâv, Diên niên hướng Tây Bắc, phục vị ở hướng Tây Nam; Tuyệt mệnh ở hướng Bắc, Ngủ quy hướng Đồng Nam, Lục sát hướng Nam, hoạ hại hướng Đông.

(7)    Quẻ đoài – sinh khí hướng Tây Bắc, Thiên y hướng Tây Nam, Diên niên hướng Đông Bắc, Phục vị hướng Tây; Sao tuyệt mệnh ở hướng Đông, Ngũ quỷ hướng Nam, Lục sát hướng Đông Nam, hoạ hại hướng Bắc.

(8)     Quẻ cấn – sinh khí ở hướng Tây Nam, Thiên y hướng Tây Bắc, Diên niên hướng Tây, Phục vị hướng Đông Bắc; Sao Tuyệt mệnh ở hướng Đông Nam, Ngũ quỷ hướng Bắc, Lục sát hướng Đông, họa hại ở hướng Nam.

Phong thủy học rất chú trọng đến hướng của cửa chính, bếp lò, giường ngủ, phòng tắm, biết được vị trí của 4 sao tốt và 4 sao xấu trong gia trạch sẽ dễ dàng nhận biết được xấu tốt của phong thuỷ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phân bố 8 sao của 8 loại quẻ mệnh –

Nên làm gì trong tháng cô hồn để không bị ma quỷ rình rập

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, tháng mở cửa mả. Nhiều người coi đây là tháng đen đủi trong năm. Nên làm gì trong tháng cô hồn để không bị ma quỷ ám?
Nên làm gì trong tháng cô hồn để không bị ma quỷ rình rập

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tháng 7 âm lịch được gọi là "tháng cô hồn", "tháng mở cửa mả". Nhiều người coi đây là tháng đen đủi trong năm. Nên làm gì trong tháng cô hồn để không bị ma quỷ quấy nhiễu là thắc mắc của không ít người. Hãy cùng ## tìm hiểu nội dung này.
Tháng 7 âm lịch, tháng cô hồn hay tháng xá tội vong nhân là một tín ngưỡng dân gian quan trọng và có liên quan tới ma quỷ, tâm linh nên rất được người Việt coi trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn truyền nhau cả những điều kiêng kỵ cũng như việc nên làm để tránh rước xui xẻo vào mình.

Ngoài 18 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn, dân gian cũng lưu truyền rất nhiều những điều nên làm trong tháng được coi là âm khí xung thiên này. Vậy nên làm gì trong tháng cô hồn?

Xem video:
 

Nen lam gi trong thang co hon de khong bi ma quy quay nhieu?
 
  Lichngaytot.com

Tháng 6 nhuận có phải tháng cô hồn hay không? Tránh những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để bảo vệ hồn phách Tháng cô hồn kiêng gì? 10 điều nhớ kĩ đừng quên

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nên làm gì trong tháng cô hồn để không bị ma quỷ rình rập

Yếu tố ảnh hưởng tới vận may của bạn

Vận mệnh của chúng ta được quyết định do đâu? Vận khí chịu ảnh hưởng từ những nhân tố nào? Tự bản thân chúng ta cũng có thể tìm được câu trả
Yếu tố ảnh hưởng tới vận may của bạn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

lời cho những câu hỏi này.


Yeu to anh huong toi van may cua ban hinh anh
Ảnh minh họa

1. Con người
 
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Trong cuộc sống hàng ngày, bất luận là bạn làm nghề gì thì cũng đều phải có mối quan hệ với người khác. Mỗi người đều có tính cách, cá tính riêng, nhưng nếu ở chung với nhau trong một khoảng thời gian dài thì sẽ bị ảnh hưởng một chút tính cách của người kia. Thời gian trôi qua, càng lớn lên thì ta sẽ càng gia tăng các mối quan hệ, mối quan hệ với cha mẹ, với anh chị em, với thầy cô giáo, với bạn bè, với vợ chồng, đồng nghiệp, hàng xóm, thậm chí cả người xa lạ. Quan hệ với nhiều người xấu sẽ làm cho bạn xấu đi, có nhiều người bạn tốt thì bạn sẽ gặp nhiều may mắn. Con người, nhân khí và nhân duyên sẽ tạo nên “vận khí” của một người, vận khí này tốt hay xấu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới vận mệnh. 
 
2. Phong thủy Môi trường sống khác nhau sẽ tạo ra những cách sống, những con người khác nhau, tính cách của mỗi người khác nhau thì sự tác động của môi trường lên bản chất con người cũng khác nhau. Bất kể ở đâu, con người cũng bị ảnh hưởng bởi phong thủy, phong thủy nhà ở, phong thủy văn phòng, phong thủy nơi làm việc…. Mỗi người đều có một môi trường sống riêng, nếu tinh thần và thể chất được thoải mái thì mọi việc cũng sẽ trở nên dễ dàng, công việc cũng đạt hiệu quả cao. Nếu làm việc trong môi trường phong thủy không tốt thì cảm xúc bị dồn nén, tâm trạng chán nản, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới vận may.
 
3. Quá trình tu dưỡng

Yeu to anh huong toi van may cua ban hinh anh 2
Ảnh minh họa
Tính cách của một người từ khi sinh ra cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới sự may mắn. Người thân thiện, tốt bụng, vui vẻ giúp đỡ người khác thì sẽ được mọi người yêu mến, nhân duyên cũng sẽ tốt, khi gặp khó khăn sẽ được nhiều người giúp đỡ, có thể vượt qua một cách dễ dàng. Tu dưỡng nhân cách còn bao gồm cả quá trình tiếp thu kiến thức, nếu thiếu khuyết tri thức thì trình độ hiểu biết cũng hạn hẹp. Chỉ số thông minh cao thì tình thương cũng phải cao. Quá trình tu dưỡng tốt sẽ hình thành nên một cái Tâm thiện, từ đó mới được nhiều người yêu mến.
 
4. Nghề nghiệp
 
Đàn ông sợ chọn sai nghề cũng như đàn bà sợ chọn sai chồng. Ông trời rất công bằng, mỗi người đều có một khả năng riêng, nếu được ở trong môi trường phù hợp thì có thể phát huy tốt sở trưởng của mình. Người làm cha mẹ chớ nên bắt ép con cái học tập hoặc theo đuổi những thứ mà con mình không có năng khiếu, việc này sẽ khiến cho con cái trở thành kẻ-tầm-thường trong tương lai. Còn với những người chọn sai nghề, thì khi làm việc sẽ chán nản và uể oải, khiến cho công việc cũng khó đạt được hiệu quả cao.

Tiết lộ câu chuyện khởi nguồn thú vị của 12 con giáp
Cùng với sự tiến triển của lịch sử quan niệm tín ngưỡng dân gian dần dung hòa với khái niệm tương sinh tương khắc trong 12 con giáp. Mỗi chi
5. Tên họ
 
Cái tên sẽ có quyết định tới cảm xúc, ý chí, nghị lực, khí chất và khát vọng của một con người. Hãy tưởng tượng, mình có một cái tên thật là quê mùa thì mọi chuyện sẽ ra sao? Ví dụ, một số bậc cha mẹ đặt cho con trai của mình một cái tên có phần nữ tính, trong quá trình đi học, chắc chắn sẽ bị các bạn nhạo báng, mỉa mai, kết quả là sẽ sống khép kín, trở thành người hướng nội. Và một cái tên đẹp, thân thiện chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn hơn cho bạn trong tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống.
 
=> Xem bói theo khoa học tử vi để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình

Phương Thùy 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Yếu tố ảnh hưởng tới vận may của bạn

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd