Tìm hiểu về thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng để bảo vệ sức khỏe
Thế gian vạn vật đều có thuộc tính, có đối lập thì mới có sự cân bằng. Lục phủ ngũ tạng trong thân thể cũng có thuộc tính, quyết định tới phương diện khỏe mạnh của mỗi người.
1. Quan hệ giữa ngũ hành và ngũ tạng
Đặc điểm hoạt động sinh lý, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng có nguyên tắc như sau: gan thuộc ngũ hành Mộc, có đặc tính là sinh sôi nảy nở, điều tiết công năng; tim thuộc ngũ hành Hỏa, có tính dương ấm áp; tỳ thuộc ngũ hành Thổ, có chức năng hóa nguyên, sinh sôi vạn vật; phổi thuộc ngũ hành Kim, đặc tính thanh thuần, nội tại; thận thuộc ngũ hành Thủy, có chức năng tàng tinh, vận chuyển nước khắp cơ thể. Ngũ hành có liên hệ, ngũ tạng cũng có liên quan tới nhau. Theo quan hệ tương sinh thì thận Thủy lấy tinh nuôi gan, gan Mộc tàng máu nuôi tim, tim Hỏa lấy nhiệt để điều hòa tỳ, tỳ Thổ hóa sinh nước để bổ sung cho phổi, phổi Kim chuyển khí thành nước về thận.2. Các bệnh lý liên quan tới ngũ tạng
Gan thuộc ngũ hành Mộc, tim thuộc ngũ hành Hỏa, tỳ thuộc ngũ hành Thổ, phổi thuộc ngũ hành Kim, thận thuộc ngũ hành Thủy. Có ngũ tạng thì có lục phủ, ngũ tạng và lục phủ có quan hệ kinh lạc. Gan là kinh, mật là lạc; tim là kinh, ruột non là lạc; tỳ là kinh, dạ dày là lạc; hệ thống phân bố là tuyến tụy; phổi là kinh, ruột già là lạc; thận là kinh, bàng quang là lạc; đôi bên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tim là kinh, ruột non là lạc, dinh dưỡng và nước trong đồ ăn được tì hấp thu tiến vào phổi, phổi nhập liệu vào bàng quang, hỏa vượng làm ruột non bị nóng, nóng nên nước vào bàng quang xuất hiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Lúc này, không chỉ điều trị tiết niệu mà nên cân nhắc bồi dưỡng tim để hết căn nguyên bệnh. Tì là kinh, dạ dày là lạc, dạ dày chứa đồ ăn nên có khí, tỳ cất khí, tinh luyện vận chuyển, hai bên phối hợp mang dinh dưỡng tới toàn thân. Kinh lạc bị ảnh hưởng thì dạ dày và tì bị ướt, công năng giảm xuống. Phổi là kinh, ruột già là lạc, phổi gặp khí lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng đi tả, thời gian lâu sẽ có ho khan, phổi có hỏa khí thì sinh táo bón, táo bón lâu tích tụ độc tố, tăng gánh nặng cho gan. Thận là kinh, bang quang là lạc, chức năng công năng của thận không tốt thì viêm bàng quang, kết sỏi.3. Vận dụng nguyên lý ngũ hành vào ngũ tạng
Ngũ hành tương sinh tương khắc, thuộc tính ngũ hành của ngũ tạng cũng có quan hệ tương tự. Về tương sinh, gan tốt thì tim tốt, tâm tính thiện lương do Mộc sinh Hỏa; tim vượng thì tỳ thông do Hỏa sinh Thổ; tỳ mạnh thì phổi khỏe do Thổ sinh Kim; phổi vượng thì thận tốt do Kim sinh Thủy; thận mạnh thì gan cường so Thủy sinh Mộc. Về tương khắc, gan không tốt sẽ khắc tỳ (Mộc khắc Thổ), gan bổ trợ cho việc phân bố mật, nếu gan yếu sẽ dẫn tới chán ăn, ghét dầu mỡ, chướng bụng, dạ dày chướng, hại cho tỳ. Tỳ khắc thận (Thổ khắc Thủy), tỳ có tác dụng sinh hóa khí huyết, khô công năng, hàm năng này bị kém đi thì thận hoạt động không trơn tru.4. Vận dụng dưỡng sinh cho ngũ tạng
Người có bệnh thì phải chữa, nhưng không thể bệnh ở đâu thì chữa ở đấy được mà phải phối kết hợp giữa các cơ quan. Bồi dưỡng thêm bộ phận tương sinh với nó để cùng nhau khỏe mạnh, tăng cường hạn chế, hóa giải bộ phận khắc với nó để không sản sinh ra bệnh tật. Nguyên tắc dưỡng sinh theo ngũ hành được áp dụng thành các nguyên tắc dưỡng sinh theo mùa và nguyên tắc dưỡng sinh theo tiết khí. Các món ăn, cách tập luyện đều phải phù hợp với tình hình thời tiết thì mới có lợi cho thân thể. Nhìn chung là nên tiến hành theo gợi ý như sau:Cách chọn nghề hợp ngũ hành bản mệnh của từng người Hướng dẫn cách hóa giải mệnh xung khắc, giảm bớt phần hung hiểm Tại sao ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy?
Thái Vân
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)