Dáng đi theo tướng pháp Trung Hoa –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thu Hương (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thu Hương (##)
Nhiều người tìm hiểu về nốt ruồi ở cổ thường biết đến câu nói nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn. Họ vui mừng vì ý nghĩa của nó khá tốt, báo hiệu cuộc sống sung túc sau này. Nhưng có thực sự bạn hiểu hết ý nghĩa của câu nói nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn không? Cùng Phong thủy số tìm hiểu các ý nghĩa được phân tích dưới đây.
Xem thêm những bài viết hữu ích khác:
+ Nhận biết các Nốt ruồi phú quý của phụ nữ
+ “Điểm danh” các Nốt ruồi phú quý ở đàn ông
+ Nốt ruồi ở tay ăn vay cả đời nghĩa là gì?
+ 20 vị trí nốt ruồi may mắn của phụ nữ
+ Xem bói nốt ruồi đoán tương lai, vận mệnh
Phân tích theo chiết tự từ nghĩa là phân thích theo ý nghĩa của từng từ trong câu nói thì ý nghĩa của nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn khá tốt. Nó có ý nghĩa rằng, những người có nốt ruồi ở cổ có cuộc sống vật chất đủ đầy, giàu sang phú quý. Lỗ tiền chôn nghĩa là kho báu, của cải luôn có trong nhà. Hoặc sâu xa hơn nghĩa là bạn có một khối tài sản to lớn mà bạn cần phải khám phá ra. Điều này theo quan niệm ngày xưa, với gia đình nhiều tiền bạc họ thường cất giấu bằng cách chôn tiền ở các vị trí ít ai biết đến, đó gọi là lỗ tiền chôn.
Do vậy, nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn cũng có nghĩa là số họ sẽ được hưởng vinh hoa phú quý giàu sang từ tài sản được để lại hoặc họ gặp may mắn, giàu có bất ngờ.
Nhìn chung, câu nói nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn có ý nghĩa tốt đẹp, tuyệt vời theo phân tích chiết tự từ này.
Tuy nhiên bạn cũng cần phải để ý rằng, đây chỉ là quan niệm của dân gian, mọi người lưu giữ bằng truyền miệng chứ chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng mình hay tài liệu nghiên cứu. Do đó, để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn thì mời bạn tìm hiểu thêm về các phân tích của Nhân tướng học dưới đây.
Theo phân tích từ nhân tướng học thì không hẳn nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn là có ý nghĩa tốt đẹp. Nghĩa là người có nốt ruồi ở cổ có thể có lỗ tiền chôn hoặc có thể là không, nó còn phụ thuộc vào vị trí trên cổ.
Nhân diện học cho đây là nốt ruồi phú quý, có nhiều may mắn về đường tài lộc. Họ gặt hái được nhiều thành công và hạnh phúc trong tình yêu.
Đây lại là nốt ruồi xui xẻo. Người có nốt ruồi ở đây là người tiêu xài hoang phí, dễ bị tiểu nhân hãm hại, cuộc sống lận đận.
Về tình duyên thì họ rất vượng đào hoa, nếu không cẩn thận có thể phạm đào hoa sát, làm tổn thương cả mình và người khác.
Họ là người có đời sống nội tâm phong phú, yếu lòng, lận đận về tình duyên, thường bị người khác dắt mũi. Tuy nhiên, họ lại là người có công việc thuận lợi, sự nghiệp phát triển, kinh tế vững chắc.
Họ là người có cá tính mạng, thích di chuyển, khám phá điều mới lạ. Họ đạt được thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên lại tiêu dài hoang phí, cuộc sống đủ ấm no nhưng không mấy dư giả. Họ có cuộc sống hôn nhân khá hạnh phúc và yên bình.
Hay còn gọi là nốt ruồi ở gáy. Họ là người có tính tình thẳng thắn, chân thành nhưng hơi lười biếng/ Cuộc sống khá bình yên, không nhiều sóng gió.
Điều này báo hiệu điềm xui xẻo trong cuộc sống. Họ là người nhẹ dạ cả tin nên dễ bị người khác lợi dụng cả về tình cảm lẫn tiền bạc.
Như vậy, dường như nốt ruồi ở cổ không hẳn chỉ có ý nghĩa là Lỗ tiền chôn như nhiều người vẫn nghĩ. Nó vẫn có những ý nghĩa xấu mà nếu có bạn nên cẩn thận để tránh nhé. Chúc bạn tìm hiểu ý nghĩa nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn được toàn diện và phù hợp với mình nhất nhé!
Sao Thái Dương thuộc chòm sao Nam Đẩu Tinh (tính Dương Hỏa) tên thường gọi là NHẬT.
Là một quý tinh chủ sự quan lộc.
Sao Thái Dương miếu địa tại: Tỵ và Ngọ.
Vượng địa tại: Dần, Mão, Thìn.
Đắc địa tại: Sửu và Mùi.
Hãm địa tại: Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý.
Ở vị trí miếu địa, vượng địa thì sinh ban ngày là thuận lý vô cùng rực rỡ, Tăng thêm vẻ tốt đẹp nếu gặp các chòm sao đào hoa, hồng loan và thiên hỷ. Và giảm bớt rực rỡ nếu gặp Riêu, Đà, Kỵ hay không, Kiếp.
Cung mệnh có Thái Dương tọa thủ miếu địa, vượng địa hay đắc địa là người có thân hình đẫy đà cao vừa tầm, da hồng hào, mặt vuông vắn đầy đặn, có vẻ uy nghi, (Sinh vào ban đêm thì mặt đỏ), mặt sáng dáng điệu đường hoàng bệ vệ, rất thông minh, tính thẳng thắn, cương nghị hơi nóng nảy nhưng nhân hậu từ thiện, được hưởng giàu sang và sống lâu.
Thái Dương miếu địa, vượng địa ứng với dương nam, dương nữ. Cung mệnh có thái dương tọa thủ miếu địa hay vượng địa mà sinh vào ban ngày thì rất hoàn mỹ. Và ngược lại nếu sinh vào ban đêm thì kém tốt đẹp.
Cung mệnh có sao Thái Dương tọa thủ miếu địa, vượng địa hay đắc địa mà gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp như Xương, Khúc, Khôi, Việt, Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc, Đào, Hồng, Hỷ tất được hưởng phú quý tột bậc, có uy quyền hiển hách, danh tiếng lẫy lừng và phúc thọ song toàn.
Thái Dương miếu địa, vượng địa, hay đắc địa mà gặp tuần, triệt án ngữ thì trong đời chẳng mấy khi được xứng ý toại lòng, sức khỏe yếu thường có bệnh đau đầu, bệnh thần kinh, bệnh mắt kém, nếu không sớm ly tổ lập nghiệp ở phương xa tất không thể sống lâu được.
Sao Thái Dương đắc địa gặp tuần, triệt án ngữ thì mắt kém, và sẽ mắc một số bệnh kể trên nhưng vẫn được hưởng phú quý song toàn.
Nhật đắc địa gặp Kỵ đồng cung và không bị Kình, Đà, Không, Kiếp, Riêu, Hình xâm phạm tất được hưởng phúc thọ song toàn.
Sao Thái Dương hãm địa nên thân hình nhỏ nhắn, hơi gầy và cao vừa tầm. Da xanh xám, mặt choắt, má hóp có nét buồn tẻ, mắt lộ kém thông minh. Tính tình cũng nhân hậu và từ thiện, nhưng đôi khi lại không cương nghị, không bền chí làm việc gì rồi cũng nhanh chán. Thường có bệnh đau đầu, thần kinh nên sớm ly tổ để mong sống lâu.
Nhật hãm địa tại cung Hợi và Tý là người cao khiết, đức độ, ham học văn chương, triết học, đạo lý.
Nhật hãm địa tại Thân, Tuất, Tý (cung dương) cũng không đến nỗi mờ ám xấu xa lắm, không đáng ngại về bệnh tật, vẫn được cơm no áo ấm.
Nhật hãm địa gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội họp thì vẫn được công danh, tiền tài và phúc thọ.
Nhật hãm địa gặp tuần triệt, án ngữ lại trở nên sáng sủa và tốt đẹp, tuy sớm phải ly tổ nhưng vẫn được mạnh khỏe và trường thọ.
Sao Thái Dương hãm địa gặp nhiều sao xấu xa mờ ám như Kình, Đà, Không, Kiếp, Kỵ, Riêu, Hình thật là chung thân cùng khốn, cô đơn và phải lang thang phiêu bạt, sức khỏe yếu, mắt kém nếu không có tật ở chân tay thì cũng bị mù lòa, có thể mắc những tai họa khủng khiếp.
Một người làm khoa học chân chính chỉ nên đưa ý kiến phản biện sau khi đã đọc kỹ quan điểm đối lập, cân nhắc chính xác những bằng chứng họ đề ra xem chỗ nào mình đồng ý, chỗ nào không đồng ý, rồi chính mình phải trưng cho được những chứng cứ ngược lại để làm sáng tỏ vấn đề, không nên nói chung chung, nói theo cảm tính. Cho rằng Kinh Dịch là của Trung Quốc hay của Việt Nam là quyền của mỗi người, nhưng muốn bảo vệ niềm tin này phải dựa vào chứng lý.
Người Trung Hoa nói về nguồn gốc Kinh Dịch dựa trên những chứng lý nào ?
1/ Trước hết họ cho Phục Hy nhìn những hình đồ trên con long mã vẽ nên bát quái. Đây là chuyện hoang đường chỉ hợp với những người mê tín, ưa sự huyền hoặc, thế mà cũng được vô số người tin như thật. Nhưng Phục Hy dù là nhân vật huyền thoại vẫn không phải là thủy tổ chính thống của người Hoa hạ.
Phục Hy là tổ của một tộc trong đại chủng Bách Việt phía Nam Trung Quốc, người Hoa mượn làm tổ của mình. Tư Mã Thiên không đồng ý nên đặt Hoàng Đế ở đầu Sử ký. Vậy nếu Phục Hy có làm ra Bát quái cũng không thể nói là của Trung nguyên. Thừa nhận Phục Hy chế ra Kinh Dịch là người Hoa đã nhận Kinh Dịch là của dân Bách Việt, vậy sao cứ nói mãi Kinh Dịch của Trung Hoa và gọi đó là niềm tin chính thống. Hoàng Tông Viêm (16161 0 1686) người ở cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh đã cực lực phủ nhận vai trò của Phục Hy trong Kinh Dịch, sao người Việt Nam vẫn cứ tin! 2/ Sau Phục Hy, người Hoa tin là Văn Vương khi bị Trụ Vương cầm tù ở Dữu Lý đã nâng cấp 8 quẻ thành 64 quẻ và viết quái từ hào từ Kinh Dịch. Người đưa ra thuyết này Tư Mã Thiên, sử gia hàng đầu và uy tín của Trung Quốc. Chính vì Tư Mã Thiên có uy tín nên người ta đã theo đó mà tin không cần kiểm chứng.
Từ Văn Vương đến Tư Mã Thiên cách nhau hơn nghìn năm trung gian có Khổng Tử cách mổi ông chừng 500 năm. Khổng Tử rất tôn sùng Văn Vương, thế mà chưa bao giờ nói với Văn Vương soạn Kinh Dịch. Ở đầu quyền Sử ký, lương tri Tư Mã Thiên còn ray rứt nên chỉ đưa ra giải thuyết “có lẽ Văn Vương diễn Dịch”, nhưng gần cuối sách thì lại xác định hẳn là Văn Vương diễn Dịch, và nhiều người hùa theo đó mà tin.
Kinh Thi là sách đại tụng Văn Vương, kể rất nhiều công tích của văn Vương nhưng không hề đả động đến Kinh Dịch. Các con Văn Vương như Võ Vương, Chu Công dùng bói toán để cúng lễ Văn Vương nhưng chưa bao giờ nói Văn Vương bói Dịch chứ đừng nói đền chuyện Văn Vương soạn dịch.
Chính nhóm Ngô Bá Côn đã xác định điều này: “Từ thời cận đại đến nay, cách nhìn nhận này đã bị các học giả phủ nhận” (Dịch học, Nxb Văn hóa – Thông Tin, Hà Nội, 2003, tr.90). Sách Tả truyện dẫn nhiều câu chuyện bói Dịch nhưng không hề nói Văn Vương soạn Dịch. Các nhà Dịch học Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã có người muốn dứt bỏ Văn Vương khỏi vương quốc Kinh Dịch, nhưng có một số người nhiễu sự ưa chuyện huyễn hoặc cứ cố níu kéo Văn Vương, nhất là một số Dịch học người Việt.
3/ Sau khi loại bỏ Phục Hy và Văn Vương, một số nhà Dịch học Trung Quốc lại cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ các nhà Vu Hịch là các quan coi việc bói toán (Có Hiệt Cương, Lý Kính Trì), Kinh Dịch có các từ phán đoán giống các từ bói toán: cát, hung, hối lận, cữu, vô cữu, nhiều lời hào trùng hợp với lời bói, nhưng quan điểm này không mấy thuyết phục vì hai cơ cấu Dịch và bói khác nhau, bốc từ là những câu hỏi sẵn đưa ra để hỏi về một vấn đề mà người hỏi thắc mắc, câu trả lời là nhận hoặc phủ nhận, có hay không, còn hào từ phải tùy thuộc vị trí của hào, bản chất của hào, thời của quẻ.
4/ Phát hiện mới nhất là quan điểm của Trương Chính Lương khi cho rằng nguồn gốc của quẻ Dịch đến từ quẻ số khắc trên Giáp Cốt Văn và Kim Văn. Nhóm Chu Bá Côn cũng đã có ý kiến về vấn đề này “Song dùng các chữ số trong phép bói cỏ như 1,5,6,7,8 … không đủ chứng cứ để chứng minh tại sao trong Kinh Dịch lại chỉ có 8 kinh quái và 64 biiệt quái” (Dịch học, tr.63).
Sau cùng nhóm Chu Bá Côn kết luận: “Tóm lại, đối với việc tìm hiểu nguồn gốc của quái, hào, tượng tuy đã có một số ý kiến có ảnh hưởng nhất định trong mấy năm gần đây, nhưng những điều được đề cập tới đầu không ngoài loại tượng và số, vẫn chưa thể nói là đã có một đáp án được gọi là công nhận. Có lẽ trong tương lai gần, theo đà phát hiện tư liệu ngày càng nhiều, chúng ta sẽ có được một đáp án xác đáng.” (Dịch học, tr.63). Còn Vương Ngọc Đức thì bi quan hơn: “Cuộc tranh luận kéo dài hai ngàn năm vẫn không có câu giải đáp chính xác. Nếu vẫn theo phương thức tư duy của các học giả thời xưa, thì hai ngàn năm nữa vẫn chưa làm rõ được vấn đề". (Bí ẩn của Bát Quái – Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 1996, tr.27).
Như vậy, đối với vấn nạn nguồn gốc Kinh Dịch, các học giả Trung Quốc đành chịu “bó tay” không truy vấn được. Vậy thì người Việt Nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi.
Vậy để xác định Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam, chúng ta có những chứng cứ gì ?
Năm 1970, Giáo sư Kim Định đã tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh linh thế, tiếp sau đã có nhiều người mạnh dạn đề xuất những chứng cứ như Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Quang Bình, Hà Văn Thùy, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm …
Riêng cá nhân tôi từ năm 1999, đến nay, tôi đã trình với công luận những chứng cứ khả dĩ chứng minh được Kinh Dịch là di sản của tổ tiên Việt Nam qua mấy điểm sau:
Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt tộc đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương – Thanhnienonline).
Chứng liệu của Việt tộc trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc. Có đầy đủ 8 quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn. Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang (Sứ giả Văn Lang – Anviettoancau.net).
Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm của Việt Nam, Trung Quốc đã nối những chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên) (Chiếc gậy thần – dạng thức nguyên thủy của hào âm dương – thanhnienonline).
Các từ Dịch/Diệc, Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài chỉ là từ ký âm tiếng Việt (Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch – Dunglac.net).
Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài của Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Tộc sử dụng đễ viết quái, hào từ Kinh Dịch. Đồ này được tổ tiên Việt tộc giấu trong truyền thuyết, trên trống đồng, nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là người khai sinh Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ. (Trung Quốc đã công bố hơn 4000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ) (Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam – Thanhnienonline)
Truyền thuyết Việt Nam một phần là những câu chuyện liên hệ với Kinh Dịch, như chuyện Con Rồng cháu tiên là chuyện của Trung thiên Đồ, chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh là chuyển kể lại từ những lời hảo quẻ Mông, người Trung Hoa chỉ cần thay đổi bộ thủy trong hai chữ “chất cốc” là đổi câu chuyện nói về lũ lụt thành chuyện dạy trẻ mông muội là xóa được gốc tích của Kinh. Truyền thuyết được lưu giữ chính là để báo tồn Kinh Dịch (Các bài trên Anviettoancau.net – cùng tác giả).
Trong một bài báo ngắn, chúng tôi không thể trình bày hết mọi chứng cứ nhưng thiết tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ để hy vọng các bậc đại thức giả Việt Nam nên xét lại vấn đề, cân nhắc phân minh trả lại sự công bằng cho tổ tiên. Thái độ thờ ơ của quí vị chỉ làm tăng thêm nỗi đắng cay chua xót của liệt tổ ở chốn u linh. Xin hãy chung tay làm sáng tỏ huyền án này.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thùy Dung (##)
Hướng bếp hợp người sinh năm 1956:
– Năm sinh dương lịch: 1956
– Năm sinh âm lịch: Bính Thân
– Quẻ mệnh: Cấn Thổ
– Ngũ hành: Sơn Hạ Hỏa (Lửa trên núi)
– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch
– Hướng tốt: Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị); Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên);
– Hướng xấu: Bắc (Ngũ Quỷ); Đông (Lục Sát); Đông Nam (Tuyệt Mệnh); Nam (Hoạ Hại);
Trong trường hợp này, có thể đặt bếp tọa các hướng Bắc (Ngũ Quỷ); Đông (Lục Sát); Đông Nam (Tuyệt Mệnh); Nam (Hoạ Hại); , nhìn về các hướng tốt Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị); Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên);
Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.
Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Bắc (Ngũ Quỷ); Đông (Lục Sát); Đông Nam (Tuyệt Mệnh); Nam (Hoạ Hại);
Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm
Năm mới 2017 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2017 mới nhất nhé!
Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết (Âm lịch) hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Hành động đốt hóa vàng mã là một trong các nghi lễ, mà nghi lễ nào cũng có cơ sở nhận thức và được thực hiện trên một nền tảng quan niệm vững chắc, trở thành một tập quán xã hội. Tín ngưỡng chính là việc người ta tin vào một lực lượng siêu nhiên, như hiện tượng linh hồn chẳng hạn. Người ta tìm mọi cách để liên hệ với cái siêu nhiên đó. Vì thế, con người đốt hương và tin rằng, những lời cầu khấn sẽ theo khói hương bay lên tới linh hồn tổ tiên, thần, Phật. Đồ vàng mã cũng vậy, dân gian quan niệm, chết không phải đã hết mà linh hồn tồn tại ở một thế giới siêu nhiên nào đó nên họ tư duy “trần sao âm vậy”, có nghĩa là người sống cần có gì, người âm cũng cần có cái đó. Bằng rất nhiều cách người sống cố gắng liên hệ với thế giới linh hồn. Họ đốt tiền, vàng mã là để tin rằng người chết cũng có được cuộc sống đủ đầy. Vì thế, đồ vàng mã khó có thể tách rời khỏi văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
Ý nghĩa của tục hóa vàng
Hầu hết mọi người đều cho rằng: lễ tết là ngày vui của con cháu thì ông bà dưới âm cũng phải được hưởng. Hoá vàng chính là việc con cháu gửi đồ dùng, tiền vàng đã chuẩn bị trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết cho người cõi âm.
Có những gia đình chỉ làm hết tết gói gọn trong gia đình. Nhưng cũng có những người còn mời thông gia, hàng xóm thân thiết tới dùng cơm lễ hoá vàng, coi như là dịp gặp mặt nhau ngày đầu xuân. Hóa vàng tiễn các cụ xong ai cũng có cảm giác Tết đã hết. Người kinh doanh lại bắt đầu mở hàng kinh doanh như mọi ngày. Người làm công việc khác cũng vậy. Nhưng dù làm bất cứ nghề gì đi chăng nữa, ai ai cũng hy vọng lòng thành của mình được các cụ chứng giám và phù hộ cho làm ăn suôn sẻ cả năm.
Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
Người dân thường mang vàng hương ra trước cửa nhà để đốt. Sau khi đốt, gia chủ thường đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận. Một số nhà còn hơ cây mía trên ngọn lửa hóa vàng để người cõi âm có gậy chống.
Nhiều gia đình đốt hàng chồng vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe..., thậm chí có người còn gửi người hầu, tỳ thiếp... có giá trị hàng trăm nghìn đồng cho người cõi âm.
Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.
Theo nhiều tài liệu sử học thì mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng là hợp lí hơn cả.
Nguồn gôc của tục hóa vàng
Nói về nguồn gốc của tục hóa vàng, TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Tục hóa vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.
Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt hóa vàng. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.
>>> Năm mới 2017 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?
Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2017 mới nhất>>>
Tục hóa vàng mã theo quan điểm phật giáo
Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc HÓA VÀNG mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh”. Đồng thời người trần cũng nhờ vào công đức đó mà được bình yên, hóa giải được vận hạn
Còn Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định rằng, kinh Phật không dạy hóa vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế hóa vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt hóa vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: “Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không ?
Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng... có được gửi đúng địa chỉ không? Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà... thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu?
Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt hóa vàng cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.
Hóa vàng mã thế nào cho đúng cách
Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên này rất quan trọng với người Việt. Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến này hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính.
Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàn mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.
Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết. Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải đủ món luộc, xào, canh, miến, cùng với bình rượu, li nước, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả để tiễn chân ông bà. Trong đó, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.
Ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta thực hiện một cách thái quá vì cho rằng, dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ. Thực chất, đây chỉ là sự “phô trương” với người trần, hơn thế nữa là để thỏa mãn thói thường “con gà tức nhau tiếng gáy”, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết, điều này đáng phê phán.
Đồ mã ngày xưa đều làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm những loại tiền gì, bao nhiêu đều quy định rất cụ thể, chứ không phải cứ như bây giờ sính hoành tráng, phải to như thật là không đúng, là tốn kém lãng phí. Khi khách đến mua, đồ lễ đã được sắp sẵn theo đúng phong tục. Bộ đồ lễ cúng ông công ông táo gồm 3 chiếc mũ nhỏ, 3 đinh tiền, 3 thếp tiền vàng; hay lễ cúng giao thừa gồm 2 mũ áo cho quan hành khiển của năm cũ và năm mới và 2 lễ tiền; hoặc như lễ giải sao cũng chỉ vài nghìn.
“Mỗi khi một người thân bốc mộ, chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà cho họ. Nhà cũng nho nhỏ tượng trưng thôi, chứ không phải làm to như thật. Còn nữa, chỉ cần dâng cúng tiền vàng, tiền vàng đó có thể trao đổi và mua được các vật dụng cần thiết trong thế giới bên kia, chứ không phải hóa tủ lạnh, tivi, xe máy, ô tô như người ta vẫn làm. Như vậy là không đúng!”
Văn khấn lễ hoá vàng
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT ! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
- Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn Thần.
- Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng ... tháng Giêng năm ...
Tín chủ chúng con ..........................
Ngụ tại ..........................................
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.
Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.
Kính xin : Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lưiợng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
>> Đã có VẬN HẠN 2017 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>
1. Chàng trai tuổi Hợi
Việc những anh chàng tuổi Hợi dễ rung động trước cái đẹp, nhạy cảm với mọi sự trên đời hoặc đôi khi mít ướt… không còn là chuyện xa lạ. Sở dĩ như vậy là do họ có trái tim yếu mềm, dễ bị ngoại cảnh tác động.
Chỉ cần xem bộ phim cảm động hay đơn giản là nghe câu chuyện tình cảm lâm li bi đát nào đó, anh chàng cầm tinh con Heo này lại xúc động nghẹn ngào, thậm chí hai mắt đỏ ửng lúc nào không hay.
2. Chàng trai tuổi Dần
Ai cũng biết những anh chàng cầm tinh con Hổ tôn sùng chủ nghĩa anh hùng, chúa ghét việc khóc lóc, buồn rầu. Nhưng con giáp này lại rất thích chia sẻ mọi tâm tư tình cảm với bạn bè, thậm chí có thể “buôn dưa lê” thâu đêm suốt sáng hệt như con gái vậy.
Ngoài ra, việc chụp ảnh “tự sướng” và đăng tải mọi lúc mọi nơi như khi đi du lịch, học bài, ăn cơm, gặp gỡ bạn bè… cũng khiến không ít người cho rằng chàng trai này có sở thích hệt như con gái.
3. Chàng trai tuổi Tý
Tôn sùng chủ nghĩa hoàn mĩ là đặc điểm nổi bật ở những anh chàng cầm tinh con Chuột. Khi làm bất cứ việc gì họ cũng tỉ mỉ, chau chuốt, kén cá chọn canh để có được kết quả ưng ý nhất. Chính tính cách này khiến họ hay để ý, soi mói, bới lông tìm vết chuyện của những người xung quanh nên bị cho là lặt vặt như con gái.
Ngoài ra, anh chàng này cũng dễ xúc động, không thể kiểm soát được “cơn mít ướt” của mình khi nghe hoặc chứng kiến những câu chuyện xúc động. Những lúc này trông họ còn nữ tính, yếu đuối hơn cả hội tóc dài ấy chứ.
Mr.Bull (Theo Dyxz)
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► Mời các bạn xem tiếp: 12 cung hoàng đạo tình yêu |
Không chỉ các quốc gia phương Tây mà một số quốc gia khác trên thế giới cũng rất sợ con số 666.
Con số đáng sợ trên xuất hiện ở trong quyển cuối cùng của bộ kinh Tân Ước hay còn gọi là sách Khải huyền. Nó được coi là dấu ấn hiện thân của quỷ Sa-tăng. Do đó, con số 666 là biểu tượng của sự không hoàn hảo đối lập với con số 7 – dấu ấn của Chúa Trời. Những con số của Chúa trời được cho là hoàn hảo bởi vì một tuần có 7 ngày, 7 lưỡi lửa, 7 linh hồn...
Ngoài ra, 666 còn được coi là con số tượng trưng cho một cuộc tấn công chống lại Jesus Christ. Trong tiếng Hy Lạp, chữ Christ khi được viết bằng tay sẽ có hình dạng khá giống những vật nhọn hay mũi tên. Nó được coi là một vũ khí nhằm chống lại Chúa trời.
Ngoài ra, con số 666 còn được cho là hiện thân của con rắn thuộc quỷ Sa-tăng – loài vật đã dụ dỗ Adam và Eva ăn trái cấm. Chính vì hai con người trần thế lén ăn vụng trái cấm nên Chúa đã nổi giận đuổi họ khỏi vườn địa đàng rồi đày người đàn ông xuống trần gian. Vì vậy, người ta cho rằng, con số 666 có khả năng là biểu tượng của sự cám dỗ, khiến con người lầm đường lạc lối và phạm phải những sai lầm khủng khiếp khó cứu vãn tình thế.
Theo một truyền thuyết cổ khác, nếu đem cộng 3 con số 6 sẽ tạo ra một kết quả và suy đoán đáng kinh ngạc: 6+6+6 = 18. Và con số 18 tượng trưng cho 18 trinh nữ hay còn được gọi là những thiên thần đồng trinh được dâng lên trong những lễ tế quỷ Sa-tăng. Những người tin theo truyền thuyết này cho rằng, nếu họ tìm được đủ 18 trinh nữ và thực hiện việc tế lễ theo đúng phong tục thì quỷ Sa-tăng sẽ trở về từ địa ngục.
Một số người tin rằng, con số 666 là dấu ấn của quỷ Sa-tăng nên chỉ đem lại điềm gở, tai họa cho con người.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, con số 666 không phải là hiện thân của quỷ Sa-tăng mà là số 616. Các nhà khoa học tìm thấy một bộ sưu tập các tài liệu cổ ở Ai Cập trong đó có bản thảo lâu đời nhất của sách Khải huyền chỉ ra rằng, 616 mới đúng là con số của quỷ Sa-tăng. Theo thời gian, không biết vì lý do gì đã dẫn đến sự thay đổi.
Dù vậy, người ta vẫn tin 666 mới là con số của quỷ bởi nó có vẻ huyền bí, hấp dẫn và dễ nhớ hơn con số 616.
Giáo sư khoa nhân chủng học thuộc Đại học Khoa học và Mỹ thuật Phillips Stevens Jr cho biết: “Khải huyền là một cuốn sách phức tạp và khó hiểu. Các học giả đã tìm thấy nhiều “con quỷ” xuất hiện trong chương 13 và nhiều chương khác của cuốn sách cổ đó”.
Vị giáo sư này cũng nhận định rằng, đây chẳng qua là kiểu mê tín dị đoan và hoàn toàn không tồn tại con số của quỷ. Những cụm từ chỉ con quỷ trong sách Khải huyền đề cập đến rất nhiều loại quỷ khác nhau không cứ gì chỉ có mỗi Sa-tăng.
Chính vì vẻ huyền bí của nó mà có người tin, có người lại cho đó chỉ là trò bịp bợm. Những người tin thì thường kiêng khem những ngày rơi đúng vào chu kỳ 666, hoặc không chọn những con số đó làm số nhà, biển số xe… Thậm chí có người còn kiêng không sinh nở vào những ngày đó vì lo sợ sẽ sinh ra một đứa con là hiện thân của quỷ.
Đặc biệt, một công trình nổi tiếng của Ai Cập còn được coi là hiện thân của quỷ Sa-tăng vì nó có những điểm tương đồng với con số 666. Đó là kim tự tháp kính Lourve. Người dân đồn thổi, công trình này được xây dựng cho quỷ bởi nó được tạo thành từ 666 miếng kính.
Câu chuyện ly kỳ trên xuất hiện từ những năm 1980. Tuy nhiên, lãnh đạo bảo tàng Louvre khẳng định rằng, kim tự tháp trên không hề có liên quan gì đến con số 666. Thực ra, nó được tạo thành từ 673 tấm kính trong đó có 603 tấm hình thoi và 70 tấm hình tam giác.
Dù vậy, nhiều người vẫn tin vào giả thuyết con số của quỷ Sa-tăng “hiện hình” ở kim tự tháp kính Lourve. Họ cho rằng, nếu lấy con số chính thức 673 cộng với cánh cửa Kim tự tháp lớn, cộng thêm 112 miếng kính của Kim tự tháp ngược rồi trừ đi 120 miếng kính của hai kim tự tháp con nằm trong đó thì vẫn cho ra kết quả 666 (674 + 112 - 120 = 666).
Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện lại “dậy sóng” trở lại vào năm 2003 khi tác giả Dan Brown nổi tiếng đã viết trong cuốn tiếu thuyết Mật mã Da Vinci lừng danh khắp 5 châu 4 biển với nội dung khá “nhạy". Trong đó, nhân vật chính của tác phẩm là Robert Langdon cho rằng: "Kim tự tháp này đã được xây từ chính xác 666 tấm kính, theo yêu cầu kỳ cục của Tổng thống xuất sắc nhất Nền cộng hòa thứ 5 của Pháp là Francois Mitterrand". Chính vì vậy, chủ đề về con số của quỷ lại gây xôn xao dư luận một thời gian.
Đến ngày 6/6/2006, nhiều người tin rằng đó là ngày của quỷ Sa-tăng hiện về và sẽ có tai họa ập đến. Những tin đồn về ngày khủng khiếp đó lan truyền với tốc độ chóng mặt giống như Ngày tận thế. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, ngày hôm đó không hề xảy ra thảm kịch to lớn nào. Và thế giới vẫn bình yên.
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những lần xác xuất không chuẩn tính theo chu kỳ 666 ngày. Thực tế chỉ ra rằng, có một số sự kiện rơi đúng vào chu kỳ đó nhưng có xác xuất cộng trừ trùng khớp với thời điểm xảy ra những thảm họa kinh hoàng trong lịch sử nhân loại.
Cụ thể, nếu tính từ ngày 1/8/1914 – thời điểm bùng nổ thế chiến thứ nhất, thế giới xảy ra những sự kiện đặc biệt xảy ra với xác xuất cộng trừ vài tuần lễ. Nếu lấy 5 x 666 sẽ ra thời điểm là tháng 9/1923. Tại thời điểm đó, trận động đất mạnh 8,9 độ Richter tàn phá một khu vực lớn ở Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra. Thảm họa kinh hoàng này xảy ra vào đúng vào ngày 1/9.
Nếu lấy 11 x 666 sẽ ra thời điểm là tháng 12/1941. Theo lịch sử, Nhật tấn công Trân Châu cảng gây thiệt hại nặng nề cho Hải quân Mỹ vào ngày 7/12/1941. Sự kiện này đánh dấu thời điểm Mỹ chính thức tham gia chiến tranh thế giới thứ hai.
Nếu lấy 17 x 666 sẽ ra thời điểm là tháng 8/1945. Vào ngày 6/8, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản gây ra thảm họa hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.
Nếu lấy 34 x 666 sẽ ra thời điểm tháng 8/1976. Mốc thời gian này đánh dấu sự bùng phát của một loạt thảm họa như bệnh Ebola ở châu Phi và xảy ra trận động đất lớn nhất thế kỷ ở Trung Quốc vào ngày 28/7.
Theo Kiến thức
Phần quan trọng nhất là bàn thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được. Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ theo phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.
Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.
Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt; cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.
Trên đây là tập tục của người xưa ghi chép lại trong các thư tịch cổ, những công việc tỉ mỉ khi chăm sóc bàn thờ gia tiên cũng là cách để tăng thêm phần không khí ngày Tết. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên không hẳn tất cả những tập tục trên còn phù hợp dọn bàn thờ theo phong thủy. Xin nêu lại tập tục cổ nhân như một cách để bạn đọc tham khảo, thêm phần hiểu biết về phong tục tập quán của người xưa trong những ngày xuân đang tới với hi vọng mọi người sẽ gặp những may mắn mới, thành công mới.
Các tướng gia CHÂU Âu cũng đề xuất những kiểu mặt theo tinh tú (Les étoiles et planètes) áp dụng cho người Âu Châu (Eropienes) như các ngài: Joself Renald, Kur Levin, Somon. Các ông gọi các kiểu mặt như:
1. Mặt của thần Le Génie Soleil (kiểu mặt của thần Mặt trời).
2. Mặt của thần La Lune (kiểu mặt của thần Mặt trăng).
3. Mặt của thần Le Génie Venus (kiểu mặt của sao Kim).
4. Mặt của thần Le Génie Saturne (kiểu mặt của sao Thổ).
5. Mặt của thần Le Génie Mars (kiểu mặt của sao Hỏa).
6. Mặt của thần Le Génie Mercure (kiểu mặt của sao Thủy).
7. Mặt của thần Le Génie Jupiter (kiểu mặt của sao Mộc).
Các ông quan niệm bản chất và tính cách theo quan niệm Âu Châu (Europa) cho người Châu Âu (Europienes). Do đó không mấy áp dụng ở Việt Nam.
Có rất nhiều nguồn năng lượng tiêu cực đang được tạo ra bởi môi trường xung quanh. Trong xã hội hiện đại, khi các tòa chung cư ngày càng mọc lên như nấm thì rất dễ phạm phải 'Thiên trảm sát', có nghĩa là 'Thanh đao trời giáng'.
Những ảnh hưởng của 'Thiên trảm sát' là gì?
Nhà bị “Thiên trảm sát” sẽ khiến cho dòng dương khí bay đến ngôi nhà nhiều hơn. Tại khe hở của hai tòa nhà sự lưu thông của không khí rất mạnh, tạo ra nhiều dòng sát khí và dương khí bay đến ngôi nhà. Điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực lớn cho bất kỳ doanh nghiệp hoặc cư dân quanh tòa nhà. Người sống trong ngôi nhà mà bị “Thiên trảm sát” sẽ hay nóng tính, hay căng thẳng, hay bị bệnh huyết quang, suy nhược tinh thần, lâu sẽ bị bệnh, thương tật. Trong công việc hay làm ăn thường làm đến nơi lại bị hỏng, làm được bao nhiêu thì tiền tài lại đi hết bấy nhiều.
Trường hợp thực tế của 'Thiên trảm sát'
Ai cũng biết sự kiện ngày 11/9 của Mỹ khi hai tòa tháp đôi đã bị khủng bố đánh bom sập trong một khoảng khác. Một số chuyên gia kết luận hai tòa nhà không chỉ sập do chấn động mà còn vì lượng xăng cháy quá lớn gây ra nhiệt độ cao khiến vật liệu thép của tòa nhà dễ dàng tan chảy.
Theo quan điểm của các nhà phong thủy, công trình đã phạm phải 'Thiên trảm sát' và cấu trúc này biểu trưng của sự nguy hiểm. Nó vi phạm sự cân bằng và hài hòa âm dương. Nếu một cấu trúc có quá nhiều nguồn năng lượng xấu xung quanh, nó sẽ bị hủy diệt hàng loạt.
Làm thế nào để hóa giải?
Nếu căn hộ của gia đình nằm ở một trong hai tòa nhà hoặc đối diện với khe hẹp giữa hai tòa nhà, hoặc nằm trong khe hẹp, bạn có thể đặt một tấm gương bát quái ở trước cửa ra vào. Bạn cũng có thể đặt một con ngựa bằng đồng, hoặc đồng tiền xu cổ ở vị trí cửa vào nhằm ngăn chặn các luồng gió hỗn loạn tạo ra sát khí.
Chim uyên ương là biểu tượng hạnh phúc và quen thuộc cho đôi tình nhân.
Trưng bày một đôi uyên ương, chúng sẽ tạo một loại khí rất thuận lợi giúp đôi lứa trở thành vợ chồng.
Một đôi uyên ương có lẽ là biểu tượng mạnh nhất về hạnh phúc trong hôn nhân. Nếu muốn cung cấp năng lượng cho cuộc sống tình cảm, hãy trưng bày hình ảnh của cặp đôi uyên ương này.
Tuy nhiên, không nên chạm khắc hình đôi uyên ương trên gỗ, bởi gỗ là hành Mộc tương khắc với hành Thổ cần phải cung cấp năng lượng tại khu vực Tây-nam của phòng ngủ.
Tiểu Mộc thì không sao nhưng chạm khắc hình đôi uyên ương thường tạo thành Đại Mộc. Do đó, người độc thân đang tìm kiếm tình yêu hãy trưng bày bức tranh đôi uyên ương hoặc một đôi uyên ương làm bằng đá.
Điều này sẽ tăng cường hành Thổ, sẽ kích hoạt quẻ Khôn ở góc Tây-Nam của phòng ngủ. Quẻ Khôn rất thuận lợi cho hôn nhân.
Quẻ này thuộc khu vực Tây-Nam của phòng ngủ, khu vực tượng trưng cho tình yêu và hôn nhân.
Vì vậy, hãy đặt một cặp uyên ương ở góc Tây-Nam của phòng ngủ, hoặc phòng khách, để kích hoạt khí may mắn chủ về tình yêu và hôn nhân. Nếu kết hợp với một lẵng hoa mẫu đơn, và chiếu sáng đầy đủ, thì như gấm thêu hoa.
Hướng kê giường tuổi Canh Tý 1960
Năm sinh dương lịch: 1960
Năm sinh âm lịch: Canh Tý Quẻ mệnh Khôn ( thổ) thuộc Tây tứ mệnh Ngũ hành: Bích Thượng Thổ (Đất tò vò) Hướng tốt: Đông Bắc (Sinh khí: Phúc lộc vẹn toàn), Tây (Thiên y: Gặp thiên thời, được che chở), Tây Bắc (Diên niên: Mọi sự ổn định), Tây Nam (Phục vị: Được sự giúp đỡ)Hướng xấu: Đông (Họa hại: Nhà có hung khí), Nam (Lục sát: Nhà có sát khí), Đông Nam (Ngũ quỉ: Gặp tai họa), Bắc (Tuyệt mệnh: Chết chóc)
Theo Phong Thủy Bát Trạch chánh tông, giường ngủ nên đặt Tọa Cát Hướng Cát. Nếu không thể đặt vị trị Cát thì có thể đặt tại Hung nhưng phải hướng Cát.
Phòng ngủ:
Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng.
Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)
Gia chủ mang mệnh Thổ, Hỏa sinh Thổ, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Hỏa, là hướng Nam;
Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.
Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Cam, Đỏ, đây là màu đại diện cho hành Hỏa, rất tốt cho người hành Thổ.
Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.
Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.
Khi bạn tò mò không biết mình sinh trong khoảng thời gian mấy giờ, bạn hỏi ông bà, tuy nhiên ông bà nói bạn sinh giờ sửu. Thực sự thì bạn không biết giờ sửu là mấy giờ, chính xác là giờ nào. Để trả lời câu hỏi, thắc mắc của đại đa số người trẻ này. Cùng Phong thủy số tìm hiểu nhé.
Xem thêm những bài viết hữu ích khác:
+ Giờ Thân là mấy giờ?
+ Giờ Thìn là mấy giờ?
Giờ sửu là mấy giờ? Hãy cùng tìm hiểu về cách tính giờ theo 12 con giáp của các cụ ta ngày xưa sau đây:
Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu, khoảng 2637 năm trước Thiên Chúa năm 61.
Bảng giờ trong 1 ngày dựa vào 12 con giáp của các cụ xưa tính như sau:
Giờ |
Thời Gian |
Giờ |
Thời Gian |
Tý (chuột) |
Tính từ 23 giờ đến 1 giờ sáng |
Ngọ (ngựa) |
Tính từ 11 giờ đến 13 giờ trưa |
Sửu (trâu) |
Tính từ 1 giờ đến 3 giờ sáng |
Mùi (Dê) |
Tính từ 13 giờ đến15 giờ xế trưa |
Dần (hổ) |
Tính từ 3 giờ đến 5 giờ sáng |
Thân (khỉ) |
Tính từ 15 giờ đến 17 giờ chiều |
Mão – Mẹo (mèo) |
Tính từ 5 giờ đến 7 giờ sáng |
Dậu (gà) |
Tính từ 17 giờ đến 19 giờ tối |
Thìn (rồng) |
Tính từ 7 giờ đến 9 giờ sáng |
Tuất (chó) |
Tính từ 19 giờ đến 21 giờ tối |
Tỵ (rắn) |
Tính từ 9 giờ đến 11 giờ sáng |
Hợi (heo, lợn) |
Tính từ 21 giờ đến 23 giờ khuya |
Nhìn bảng trên, chúng ta sẽ nhanh chóng có được câu trả lời cho câu hỏi “giờ sửu là mấy giờ”. Giờ sửu nằm trong khoảng thời gian từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng.
Ngoài tính giờ, các cụ ngày xưa còn chia thành các canh, chắc hẳn các bạn đều biết câu nói của Bác Hồ
“Một canh… hai canh… lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chọp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
Tên Canh |
Thời Gian |
Canh 1 |
Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất (chó) |
Canh 2 |
Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi (heo, lợn) |
Canh 3 |
Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý (chuột) |
Canh 4 |
Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu (trâu) |
Canh 5 |
Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần (hổ) |
Bên trên là một vài hướng dẫn về cách xem giờ, xem canh theo 12 con giáp mà các cụ ta từ xưa đến nay vẫn áp dụng. Hãy tìm hiểu và bổ sung thêm kiến thức của mình về cách tính lịch để biết được giờ sửu là mấy giờ, giờ tý là mấy giờ nhé.
Văn Khấn Rằm Trung thu (15/8 Âm lịch) được dùng cúng vào ngày rằm tháng 8. Tục xưa truyền lại rằng: Vào một đêm rằm tháng 8 trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà Vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Pháp sư đi theo nhà Vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà Vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.
Vào đến ”Phủ thanh hư Quảng Hàn’ nhà Vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà Vua xem. Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm tháng Tám, nhà Vua sai làm ”Bánh Tiên”- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ”Bánh Trăng’ và khi trăng Rằm toả sáng nhà Vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu là tết được cử hành vào đêm Rằm tháng 8, tết này còn gọi là ”Tết Trông Trăng“. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn kết loa rước đèn, ngắm trăng và làm “Bánh Trăng” – ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi,… và tất nhiên phảị có hương, hoa, đèn, nến. Nhân dịp Tết Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng… để tỏ lòng biết ơn quí trọng.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.Tín chủ (chúng) con là:………..
Ngụ tại:………………………..Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Hương Giang (##)
Bạn có nốt ruồi trên trán, bạn muốn biết những nốt ruồi trên trán mang ý nghĩa gì? Nốt ruồi ở trán là tốt hay xấu, là hung hay cát. Bài viết dưới đây của thư viện Xem bói sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ ý nghĩa về các vị trí của nốt ruồi trên trán.
Nốt ruồi ở gần đường viền tóc: Đây là nốt ruồi báo hiện cho những người sinh ra trong gia đình giàu có, nốt ruồi này sẽ mang lại phúc lộc cho chủ nhân.
Nốt ruồi ở giữa trán: Với những người có nốt ruồi ở chính giữa trái thường có nhiều may mắn trong cả tiền bạc lẫn tình cảm.
Nốt ruồi ở phía trên chân lông mày là những người có khả năng sẽ thăng quan tiến chức, đạt được vị trí cao trong xã hội.
Với những người sở hữu nốt ruồi trên trán đàn ông ở phía bên trái ngay chính giữa lông mày thường sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, nhưng về tình duyên cũng như tình cảm gia đình lại có nhiều trở ngại.
Với vị trí nốt ruồi ở trán nhưng ở phía bên phải ngay chính giữa lông mày thì thường sẽ gặp vận may lớn về tiền bạc, những ngày này mà làm ăn kinh doanh sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
Nốt ruồi ở phía trên đuôi lông mày bên phải: Đây là nốt ruồi mang lại tiền tài danh vọng cho bản thân chủ nhân. Đặc biệt, nếu tại vị trí này mà có nốt ruồi son thì người chủ nhân đó sẽ gây dựng được một sự nghiệp lớn lao.
Nốt ruồi ở phía trên đuôi lông mày bên trái: Nốt ruồi này là điềm cảnh báo cho chủ nhân phải hết sức cẩn thận khi tham gia các hoạt động hay các trò chơi mạo hiểm như đua xe, leo núi, …
Phụ nữ có nốt ruồi trên trán bên trái gần với đường chân tóc thường sẽ có nhiều đời chồng.
Nốt ruồi trên trái ở phía đuôi của lông mày, những người phụ nữ có nốt ruồi ở vị trí này thường được hưởng lộc hoặc lấy được chồng giàu sang.
Trên đây là tổng hợp những vị trí nốt ruồi ở trên trán đàn ông và phụ nữ. Để tìm hiểu thêm những ý nghĩa của nốt ruồi ở vị trí khác, bạn có thể tham khảo thêm tại:
+ Xem bói nốt ruồi trên cơ thể
+ Nốt ruồi ở gót chân phải có ý nghĩa gi?
+ Xem tướng người có lông mày rậm
+ Màu mắt nâu tiết lộ gì về con người bạn
+ Nốt ruồi trong mắt phải có ý nghĩa gì?
Key liên quan: nốt ruồi trên trán, nốt ruồi giữa trán, nốt ruồi ở trán, nốt ruồi trên trán phụ nữ, nốt ruồi ở giữa trán, nốt ruồi trên trán đàn ông.
Nhân môn là phần nằm ở đuôi lông mày và đuôi mắt kéo dài đến chân mai
Cung Thê Thiếp (hay cung Phu Thê hoặc cung Hôn Nhân) là phần nằm ở đuôi lông mày và đuôi mắt kéo dài đến chân mai. Nhân tướng học còn gọi phần này là Gian Môn
Gian Môn có thịt đầy đặn, da trơn nhẵn, không có vân xấu hoặc nốt ruồi, phần đuôi mắt không bị lõm hoặc khuyết, vân ở đuôi mắt không nhiều cũng không ít, các vân này sắp xếp có trật tự… được coi là tướng tốt. Người mà tướng Gian Môn đẹp thường có não và gan phát triển tốt; tính lương thiện, dễ gần, điềm đạm, lạc quan; cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Nam giới nếu có Gian Môn đẹp sẽ cưới được vợ đẹp, hiền dịu; nữ giới sẽ lấy được người chồng giỏi giang. Ngược lại, nếu Gian Môn lộ xương, không đầy đặn hoặc bị lõm sâu, đuôi mắt lõm vào trong, gian môn có vân cắt ngang hoặc có nốt ruồi đen thì đó lá tướng Gian Môn không đạt chuẩn. Gan, não, hệ nội tiết của họ có thể không tốt, do đó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống vợ chồng dù là sức khỏe hay tinh thần.
Người có Gian Môn xấu thường không có khả năng phán đoán sự việc, do đó họ hay gặp nhiều thất bại hơn thành công, hoặc bạn đời của họ dễ gặp hiểm nguy. Kiểu người này được gọi là “khắc thê” hoặc “hình phụ”. Nếu cả vợ và chồng có tướng Gian Môn không đẹp thì đều là người ngang bướng, nóng tính, không biết kiềm chế, dễ xảy ra xích mích.
Ngoài ra, người có tướng gian môn không đẹp cũng dễ có mối quan hệ tình cảm bất chính. Người có vân xấu ở Gian Môn thường bị bệnh tật ở gan, não hoặc hệ nội tiết không bình thường; tính khí thất thường, hay thay đổi.
Nữ giới có tướng Gian Môn xấu thường không có cuộc sống vợ chồng hòa hợp. Nếu gian môn bên phải có sẹo hoặc nốt ruồi thì cuộc sống hôn nhân không được như ý, dễ ngoại tình. Người có nhiều nếp nhăn, vân giao nhau ở đuôi mắt, Gian Môn lộ xương thường là có cuộc sống vất vả hoặc ham muốn tình dục lớn.
Với đuôi mắt ở Gian Môn, nếu trên 40 tuổi mà đuôi mắt không rõ vân thường là người thiếu lạc quan và thiếu tự tin; dưới 20 tuổi mà nếp nhăn ở phần đuôi mắt rõ ràng thường là người lao động vất vả; thiếu trung thực.
► Xem nốt ruồi trên mặt phụ nữ đoán tính cách chuẩn xác |
hổ biến trong giới đá quý ngày nay là Đá Canxedon. Bài viết sau cùng Tìm hiểu về đá Canxedon.
Nội dung
Canxedon là một loại đá được tạo thành bởi thạch anh và các hạt moganit rất nhỏ và xen kết nhau. Thạch anh hay moganit đều có thành phần giống nhau nhưng cấu trúc tinh thể lại khác nhau, moganit là tinh thể đơn tà còn thạch anh lại là hệ tinh thể ba phương.
Đá Canxedon có màu khá mờ và ánh sáp, nhưng rất đa dạng về màu sắc, phổ biến nhất là xám xanh, trắng tới xám và nâu tới đen. Canxedon không hoàn toàn được gọi là đá quý mà là đá bán quý.
Đá mã não (Agat) cũng là một dạng của Canxedon nhưng có bề mặt gồm nhiều vân đồng tâm.
– Tạo thành trong các lỗ hổng trong nhiều loại đá khác nhau, đặc biệt là trong dung nham núi lửa. Phần lớn Canxedon thành tạo ở nhiệt độ tương đối thấp, là sản phẩm kết tủa từ các dung dịch giàu SiO2. Canxedon còn là sản phẩm mất nước của opal.
Canxedon màu xanh lam được nhiều người tin là có thể giúp chủ nhân tránh khỏi cơn sầu muộn và giảm bợt giận dữ.
Trong Canxedon có nhiều ete và các túi khí có thể làm bình ổn tâm lí và tình cảm của con người.
Đồ trang sức làm từ canxedon hỗ trợ rất tốt với người dễ bị kích động, trầm cảm và hỗ trợ điều trị bệnh về thần kinh.
Cũng như agat (mã não) canxedon còn được coi là lá bùa hộ mệnh, đặc biệt với những người thủy thủy.
Canxedon còn được coi là lá bùa hộ mệnh, đặc biệt với những người mệnh thủy và theo quan niệm của người cổ xưa có ghi chép lại, Canxedon được coi là lá bùa hộ mệnh cho những người đi biển. Canxedon mang trong nó tính nữ vừa ban tặng cuộc sống và đồng thời đầy mâu thuẫn. Người Mông Cổ xưa gọi những viên Canxedon màu xanh da trời được tìm thấy trong sa mạc Gobi là “đá niềm vui”. Họ có niềm tin rằng chúng có khả năng xua đuổi nỗi buồn và thay vào đó là tâm trạng hứng khởi và vui vẻ. Theo một số văn bản cổ của Ấn Độ ghi lại rằng loại đá này có ánh sáng của ý thức tinh khiết. Khi đeo trang sức bằng Canxedon màu xanh da trời, nó có khả năng loại trừ nổi sợ hãi và đem đến cho người sở hữu niềm tin vào sức mạnh của chính mình.
Trong một vài văn bản cổ tại Ấn Độ, đá được cho là mang tới năng lượng tinh khiết cho ý thức con người.
Đá Canxedon có màu xanh da trời có thể mang tới niềm tin vào sức mạnh bản thân.
Canxedon màu xanh lam được nhiều người tin là có thể giúp chủ nhân tránh khỏi cơn sầu muộn và giảm sự giận dữ. Bởi trong Canxedon có nhiều ete và các túi khí có chức năng làm bình ổn tâm lí và tình cảm của con người. Vì vậy đồ trang sức làm từ Đá Canxedon hỗ trợ rất tốt cho người dễ bị kích động, trầm cảm và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh.
Canxedon là đá biểu tượng cho chòm sao Nhân Mã, nếu người sinh vào tháng thuộc Nhân Mã mà đeo trang sức từ đá này có thể gặp may mắn trong tình yêu và luôn có một sức hấp dẫn với người khác giới.
Để biết đá có hợp với mệnh của mình hay không còn tùy thuộc vào màu sắc của Canxedon.
Nếu Canxedon màu xám hoặc trắng thì hợp với người mệnh Kim, Thổ và Thủy.
Nếu Canxedon màu nâu thì hợp với người mệnh Thổ, Hỏa và Kim.
Nếu Canxedon màu đen thì hợp với người mệnh Thủy, Mộc và Kim.
Tuổi Tý và tuổi Sửu Người tuổi Tý có tính cách linh hoạt, năng động, làm việc tích cực, còn người tuổi Sửu lại chân thành, đôn hậu. nỗ lực, chăm chỉ trong công việc. Khi người thông minh, lanh lẹ như tuổi Tý kết hợp với người tuổi Sửu chân thật, chất phác, mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ và thành công mỹ mãn. Ngoài ra, sự kết hợp giữa trí cầu tiến và tinh thần trách nhiệm cao giữa hai tuổi này sẽ tạo nên hiệu quả cực tốt trong công việc. Tính cách cả hai bổ sung cho nhau, bù đắp và hoàn thiện những điểm còn thiếu sót của nhau.
Tuổi Mùi và tuổi Hợi Cặp đôi con giáp này đứng đầu về độ lạc quan. Nếu hai con giáp này kết hôn với nhau, thường thì cuộc sống hôn nhân rất yên ấm, hòa thuận. Những người sinh vào tuổi Mùi là người rất ôn hòa, hiền lành, rất ít khi phải nổi nóng. Họ là người biết tính toán, lên kế hoạch, đặt mục tiêu cho tương lai.
Còn người tuổi Hợi luôn lạc quan và nhìn thấy những điều tích cực,tươi đẹp dẫu trong khó khăn, họ rất khéo léo tạo nên niềm vui cho cuộc sống của mình. Người tuổi Hợi không đòi hỏi vật chất, họ có thể hài lòng với cuộc sống giản dị, bình yên miễn là hạnh phúc. Đôi khi người tuổi Hơi sẽ là chỗ dựa, trấn an những lúc đối phương yếu lòng, lo lắng về cuộc sống tương lai. Nhìn chung, hai con giáp này kết hợp với nhau sẽ sống hòa thuận và thỏa mãn, hài lòng với những gì mình đang có.
Ảnh minh họa |
► Tham khảo thêm: Giải mã giấc mơ thấy cá, mơ thấy máu |
Ảnh minh họa |
Mơ thấy tay cầm bút nghiên là điềm báo có tin từ phương xa tới.
Mơ thấy người và mực dự báo khả năng văn chương của bạn sẽ tốt lên rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu mơ thấy người khác cầm bút của mình ám chỉ rằng khả năng văn chương của bạn đang bị sa sút.
Mơ thấy mình vứt bút hoặc cắn nát cán bút là điềm báo kế hoạch của bạn sẽ bị thất bại.
Nếu bạn nằm mơ thấy một cây bút bi hay cây bút máy ở trong giấc mơ của bạn, giấc mơ này cho thấy bạn đang có một ham muốn được thể hiện bản thân của mình.
Nếu bạn nằm mơ thấy được người khác tặng bút, giấc mơ này báo hiệu công việc và học tập của bạn sẽ ngày càng tiến bộ và thăng tiến.
Nếu trong giấc mơ của bạn nằm mơ thấy mình đang cầm bút viết, giấc mơ này báo trước tài lộc sẽ đến với bạn và cuộc sống của bạn sẽ được quý nhân phù trợ.
Tổng hợp
Cây lựu Trong thế giới thực vật, cây lựu mang ý nghĩa về đông con nhiều cháu, phúc lộc dồi dào, mang tới vận khí cát lành, phú quý.
Phong thủy âm trạch hay gọi đơn giản là phong thủy phần mộ cần chú ý tới các yếu tố quan trọng như long, huyệt, sa, nước, hướng ngũ quyết, trong đó nước có ý nghĩa cực kì to lớn, có thể quyết định phần mộ tốt hay xấu, hung hay cát.
y hữu tình, tiên thiên ngũ hành phản ánh trong cơ thể con người càng thoả mãn hơn.
Sự ảnh hưởng của môi trường không dễ nghi ngờ, mà phong thủy có ảnh hưởng lớn đến con người, còn gọi là “thiên nhân hợp nhất” chính là chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa môi trường, con người và phong thủy.
Ngoài ra, sự cao thấp hay béo gầy cùa con người, sở trường, tính cách lại không chịu ảnh hưởng của môi trường, mỗi cái đó lại đều là đánh dấu lên môi trường. Khu vực vĩ độ cao, chiều cao của con người sẽ tăng cao, tính cách cũng thiên về thẳng thắn; ngược lại, vì độ thấp con người ở khu vực nóng, mùi của họ đều tương đối rộng và thấp. Điều này có liên quan đến khu vực và môi trường, con người mới có biểu hiện ra những kết quả khác nhau.
Chúng ta sống trong cư trạch cũng vậy, là một bộ phận của môi trường, những hình thái cảnh quan trong nội bộ cư trạch cũng địa thế, thực vật, tường vây ở ngoài cư trạch đều có thể ảnh hưởng đến tiên thiên ngũ hành của con người và đặc điểm tính cách.
Con người cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với môi trường và phong thủy, con người có thể sử dụng tính năng động của mình để tiến hành thay đổi môi trường, lấy phong thủy không có lợi cho sự phát triển của bản thân mình sửa đổi thành môi trường sinh sống có lợi cho con người. Từ rất sớm, cha ông ta đã biết đào hầm để sống, chúng ta bằng lực lượng và trí tuệ của mình đã đấu tranh với môi trường tự nhiên tốt xấu, từ đó mà bảo vệ được bản thân, tiếp đó tiến bước theo xã hội loài người.
Trong sự phát triển của khoa học ngày nay, con người ngày càng tận đụng tất cả những gì của công cụ tiên tiến để tiến hành cải tạo tự nhiên. Tuy có những sự cải tạo gây phá hoại lớn đến môi trường tự nhiên, nhưng nếu chúng ta có thế căn cứ vào lý luận phong thủy để chỉ ra rất nhiều nguyên tắc để lựa chọn cách cải tạo tự nhiên, đem lại sự tiện lợi cho cuộc sống của chúng ta, cùng sẽ giảm thiểu được mức độ phá hoại đối với môi trường tự nhiên.
Phong thủy truyền thống của Trung Quốc lấy việc nghiên cứu mối liên hệ giữa môi trường và con người, nhưng do trong rất nhiều quan niệm đã bị đưa thêm vào sự mê tín hoá, từ đó mà che lấp đi đạo lý chân chính trong đó. Chính vì vậy, chúng ta khi nghiên cứu lý luận phong thủy, nhất định phải đi qua những cạm bẫy của mê tín, để tìm đến đạo lý chân chính của thuật phong thủy.