Hoa Ngọc lan là loài hoa trắng muốt, nhỏ nhoi, e ấp, hoa ngọc lan tự nép mình trong vòm là xanh nhưng vẫn không giấu nổi mùi hương thơm ngát lan tỏa. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường ví hoa với người đẹp và thường đoán tính cách của con người
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Hoa Ngọc lan là loài hoa trắng muốt, nhỏ nhoi, e ấp, hoa ngọc lan tự nép mình trong vòm là xanh nhưng vẫn không giấu nổi mùi hương thơm ngát lan tỏa. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường ví hoa với người đẹp và thường đoán tính cách của con người từ sở thích các loài hoa. Người yêu hoa ngọc lan phải là người có tâm hồn thanh cao, lối sống giản dị và biết cảm nhận cái đẹp tinh tế lắm. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nên trồng cây ngọc lan ở đâu? có nên trồng cây ngọc lan trước cửa nhà không? Để có câu trả lời chúng ta hãy đọc bài viết sau để biêt thêm nhiều thông tin về cây ngọc lan nhé!
Nội dung
- 1 Khái quát về cây ngọc lan
- 2 Tác dụng của cây hoa ngọc lan
- 2.1 Chữa trị ho
- 2.2 Chữa chứng ho, sưng đau yết hầu
- 2.3 Chữa ho gà
- 2.4 Chữa viêm phế quản
- 2.5 Làm nhuận da, kích thích tiêu hóa
- 2.6 Cải thiện thống kinh
- 2.7 Giúp da thêm trắng
- 2.8 Thanh nhiệt, giải khát
- 2.9 Chữa sưng tấy
- 2.10 Chữa viêm xoang
- 2.11 Hoa ngọc lan chữa bệnh hiếm muốn
Khái quát về cây ngọc lan
Lá, hoa và hình dáng của ngọc lan rất giống với mộc lan nhưng hoa của Ngọc lan nói chung mọc thành cụm giữa các nách lá, hơn là mọc đơn ở đầu cành như của Mộc lan
Hoa ngọc lan nhỏ nhắn, xinh xắn có được mùi hương thanh khiết, làm đẹp cho chính mình và cho bầu không khí chung quanh.
“Ngọc Lan” còn là biểu tượng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ. Tên “Ngọc Lan” là để chỉ người con gái đẹp, dung mạo hiền từ, tấm lòng nhân ái, thảo thơm hơn hẳn người thường.
Chi Ngọc lan hay chi Giổi (Michelia) là một chi thực vật có hoa thuộc về họ Mộc lan (Magnoliaceae). Chi này có khoảng 50 loài cây thân gỗ và cây bụi thường xanh, có nguồn gốc ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á và Đông Nam Á (miền Ấn Độ – Mã Lai), bao gồm cả miền nam Trung Quốc.
Họ Magnoliaceae là một họ cổ; các hóa thạch thực vật được xác định thuộc về họ Magnoliaceae có niên đại tới 80-95 triệu năm. Các đặc điểm nguyên thủy của họ Mộc lan là các hoa lớn, hình dáng tựa như đài hoa và thiếu các đặc điểm của cánh hoa hay đài hoa thực thụ. Các bộ phận lớn không chuyên biệt của hoa, tương tự như cánh hoa, được gọi trong tiếng Anh là tepal (không có thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt).
Lá, hoa và hình dáng của chi Michelia là tương tự như chi Magnolia (mộc lan), nhưng hoa của chi Michelia nói chung mọc thành cụm giữa các nách lá, hơn là mọc đơn ở đầu cành như của chi Magnolia.
Một vài loài cây thân gỗ lớn là các nguồn cung cấp gỗ có giá trị quan trọng mang tính địa phương. Một số loài, bao gồm hoàng ngọc lan (M. champaca) và M. doltsopa được trồng để lấy hoa, cả để làm cây cảnh cũng như lấy hoa thuần túy. Hoa hoàng ngọc lan cũng được sử dụng để sản xuất tinh dầu trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Một số loài đã được đưa vào các khu vực ngoài miền Ấn Độ – Mã Lai để trồng trong vườn hoặc trên đường, bao gồm M. figo, M. doltsopa và M. champaca. Tên khoa học của chi này được đặt theo tên của một nhà thực vật học người Firenze, Italy là Pietro Antonio Micheli (1679-1737).
Tác dụng của cây hoa ngọc lan
Theo y học cổ truyền, hoa ngọc lan có tính ôn, vị hơi cay, có công năng tiêu đờm, ích phế hòa khí. Có thể dùng pha trà để uống, ngoài ra ngọc lan còn là loài hoa chữa được rất nhiều bệnh với nhiều công dụng khác nhau.
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp… Bộ phận dùng làm thuốc là nụ hoa ngọc lan khi còn chưa nở, thu hái, phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần.
Chữa trị ho
Hoa ngọc lan 30g, mật ong 40g, cho cả hai thứ vào bát, hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút sau mang ra để ăn.
Chống ho làm long đờm, lợi tiểu tiện: Hoa ngọc lan 15g, hải triết bì 2 mảnh, 1 quả dưa hồng, 1 củ cà rốt, 5 củ tỏi, 15ml dấm trắng, 5ml dầu thơm, 1 thìa xì dầu, 1 thìa đường.
Hoa ngọc lan rửa sạch, bóc cánh thái nhỏ. Hải triết bì ngâm, rửa sạch, khử mùi tanh. Dưa rửa sạch, bỏ cuống rồi thái nhỏ. Cà rốt cạo vỏ, thái nhỏ. Trộn các nguyên liệu trên, thêm gia vị, rồi để hoa ngọc lan đã thái nhỏ lên trên, đổ nước đủ dùng, sắc uống ngày 1 tháng.
Chữa chứng ho, sưng đau yết hầu
Lấy 20g hoa ngọc lan khô đem tẩm với mật ong trong 3 ngày rồi hãm uống như trà. Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng ho do nhiễm lạnh, đau đầu, hoa mắt, tức ngực.
Chữa ho gà
Ngọc lan hoa trắng 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống 5 ngày liền.
Chữa viêm phế quản
Ngọc lan hoa trắng 7 hoa, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Tất cả cho vào bát hấp cách thủy, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3 – 5 ngày.
Làm nhuận da, kích thích tiêu hóa
6g hoa ngọc lan, 1 thìa trà xanh. Hoa ngọc lan rửa sạch bằng nước muối, vẩy cho ráo nước, để vào bát. Rót nước sôi vào bát, sau đó cho trà xanh vào. Hãm uống thay trà trong ngày.
Cải thiện thống kinh
Dùng 10g hoa ngọc lan chưa nở sắc uống thay trà vào buổi sáng. Một liệu trình là 30 ngày.
Giúp da thêm trắng
Nguyên liệu gồm: hoa ngọc lan 10g, trà xanh 8g.Cách chế: Bóc từng cành hoa ngọc lan, rửa sạch hoa bằng nước muối, để ráo nước, cho vào trong chén. Rót nước đang sôi vào chén, sau đó cho trà xanh vào, đợi có mùi hương bay ra là có thể uống. Có tác dụng tăng cường chuyển hóa cơ bản, giúp da thêm trắng.
Thanh nhiệt, giải khát
Nguyên liệu gồm: hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g.Cách chế: Đậu xanh rửa sạch, cho cùng 4 chén nước, nấu đến sôi thì chuyển sang đun nhỏ lửa. Bóc từng cánh hoa ngọc lan rửa sạch, để ráo. Khi ninh đậu xanh được 30 phút, đậu nhừ, cho thêm đường phèn trộn đều, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào. Tác dụng, thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.
Chữa sốt, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó: Lấy vỏ thân cây ngọc lan, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy 30g vỏ sắc với 400 ml nước cho đến khi còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.
Chữa sưng tấy
Lấy lá ngọc lan loại non và bánh tẻ rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy.
Chữa viêm xoang
Lấy hoa ngọc lan lúc còn xanh, sấy khô giòn, tán và rây thành bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày làm 2 – 3 lần.
Hoa ngọc lan chữa bệnh hiếm muốn
Hoa ngọc lan không chỉ chữa được rất nhiều bệnh mà còn là ‘cứu tinh’ rất tốt cho những ai hiếm muộn vô sinh để dễ dàng thụ thai chỉ trong 60 ngày
Dùng hoa ngọc lan 5g tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc uống như trà, có thể dưỡng phế nhuận yết hầu, điều lý trường vị, chữa trị ho do không khí không tốt, ngực và cách mạc đầy trướng và đau, đầu vựng mắt hoa…
Hoa ngọc lan nở vào tháng hai, kết quả vào tháng 6 – 7. Vào mùa xuân, khi nụ hoa chưa nở, thu hoạch, cắt bỏ cành, phơi khô là dùng được. Nụ hoa ngọc lan có tác dụng giáng áp, hưng phấn tử cung, gây tê cục bộ và kháng bệnh độc. Hoa ngọc lan có khả năng khư phong, thông khiếu, chữa trị đau đầu, ty uyên, mũi tắc không thông, đau răng…người âm hư hỏa vượng cấm dùng.
Trên đây là những công dụng của cây hoa ngọc lan. Hãy đọc và ra quyết định có nên trồng cho mình lấy một cây hoa ngọc lan không nhé! Bởi lẽ cây hoa ngọc lan không chỉ là một cây cảnh để tạo ra một không gian đẹp mà loài cây này còn là một loài thuốc hiếm, thuốc quý đấy! Nên theo chúng tôi các bạn hãy nhanh chóng trồng cho mình lấy một cây ở trước cửa nhà. Vì nó có phong thủy rất đẹp, ngoài ra hương thơm của hoa sẽ tỏa ngát hương vào ngôi nhà của bạn. Mặt khác các bạn có thể dùng cây này để chữa bệnh cho mình mà không cần tới bác sĩ…
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Đoan Trang(##)