Mơ thấy diễn thuyết công khai: Nguyện vọng muốn chiến thắng nhược điểm nội tâm –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tivi là một trong những đồ gia dụng giải trí thông dụng nhất hiện nay. Tivi quen thuộc đến mức đi đến đâu ta cũng có thể nhìn thấy bóng dáng nó, từ những cái nhỏ xíu trong ki ốt ở chợ cho đến những chiếc hiện đại khổng lồ được đặt trong căn biệt thự sang trọng. Nhưng bạn có biết tivi là món đồ có từ trường rất mạnh mẽ, nếu không biết cách để sẽ làm thay đổi các luồng khí trong nhà gây ra những cuộc cãi vã, bất hòa liên miên trong gia đình?
Vậy cần để tivi ở đâu, như thế nào để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình?
1. Để tivi ở nơi thông thoáng
Khi sử dụng, tivi sẽ toát ra lượng nhiệt rất lớn, tivi càng to lượng nhiệt lại càng tăng. Những luồng nhiệt sẽ ảnh hưởng sự lưu động của các khí trong nhà, làm thay đổi phong thủy của cả căn hộ. Vì vậy cần đặt tivi ở nơi thông gió, thoáng khí dễ tán nhiệt để tránh những hậu quả xấu.
2. Không nên dùng tivi quá lớn so với diện tích phòng
Theo ngũ hành, tivi thuộc Hỏa. Tivi càng lớn nghĩa là Hỏa càng mạnh, ảnh hưởng đến từ trường và cân bằng âm dương trong nhà. Trừ khi gia chủ mệnh Hỏa mới lợi nếu không sẽ rất xấu. Việc này ảnh hưởng đến vận may của cả gia đình, khiến mọi người dễ nổi nóng, dễ mắc sai lầm và dẫn đến tai họa.
3. Sau lưng tivi phải có chỗ dựa
Tivi không để áp lưng vào tường nhà, thành tủ… là điều kiêng kị trong phong thủy. Điều này sẽ tương tự như việc có tài lộc nhưng không có chỗ dựa vững chắc sẽ tạo thành bất hạnh, thất thoát tiền tài, làm ăn thua lỗ. Tivi cũng không nên để đối diện với cửa hay cửa sổ để tránh sát khí ảnh hưởng đến cơ thể mọi người, ảnh hưởng đến đường tài lộc, công danh.
4. Đừng bật tivi quá lớn tiếng
(Ảnh: Internet)
Nếu âm thanh trong tivi quá lớn, lâu dài sẽ tạo thành thế "thanh sát". Đây là điềm xấu, ảnh hưởng không tốt đến vận may và sức khỏe của cả gia đình. Ngoài ra tiếng trong tivi quá lớn sẽ dễ khiến người ta cảm thấy bất an, thính lực giảm. Lâu dài sẽ khiến cơ thể chậm chạp.
5. Không nên để tivi trong phòng ngủ
Nhiều người có sở thích để tivi trong phòng ngủ cho thuận tiện. Tuy nhiên về mặt phong thủy lẫn khoa học thì điều này không hề tốt vì tivi có quá nhiều từ trường. Về mặt phong thủy mà nói, trừ khi gia chủ mệnh Hỏa còn không để tivi trong phòng ngủ sẽ gây ức chế thần kinh, ngủ không ngon giấc, dễ nổi nóng, dễ dính thị phi.
(Ảnh: Internet)
Màn hình tivi giống hệt một tấm gương, có công dụng phản xạ ánh sáng, để tivi đối diện với giường giống hệt để gương chiếu vào giường, là thế cực hung. Không chỉ gây bất ổn về tâm lý mà ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình vì dễ dẫn kiếp đào hoa cho gia chủ, tránh không khỏi sẽ thành ngoại tình.
Có thể giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực bằng cách dùng vải phủ lên tivi những lúc không sử dụng. Tắt tivi nên rút luôn điện.
6. Chọn hướng tivi thích hợp
Về góc độ phong thủy, vị trí để tivi ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng. Bạn nên để tivi ở hướng trái ngược với hướng phù hợp của mình. Ví dụ: nếu là người mệnh Mộc, tốt nhất nên đặt tivi ở hướng Tây. Để chủ nhà khi sử dụng sẽ ngồi ở hướng đối diện là hướng Đông là hướng của Mộc.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Cát Phượng (##)
long đức (Thủy) Nguyệt Đức (Hỏa) Phúc đức (Thổ) thiên đức (Hỏa)
***
Bốn sao này gọi là Tứ Đức, vừa có giá trị đức độ, và có giá trị cứu giải.
1. Ý nghĩa tính tình:
2. Ý nghĩa phúc thọ:
3. Ý nghĩa của tứ đức và một số sao khác ở các cung:
a. ở Thê:
b. ở Tử:
c. ở Phúc:
d. ở Hạn:
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Ưu điểm: Có thị hiếu tốt, có hoài bão và nghị lực phấn đấu, ham thích nghiên cứu, tác phong linh hoạt, kiên cường, cứng rắn, tuổi trẻ gặp nhiều gian truân vất vả, đến trung niên và cuối đời mới thành tựu.
Khuyết điểm: Tuổi trẻ nhiều vất vả, gặp chuyện phiền phức, oan uổng.
Ca quyết như sau:
Cự môn tý ngọ hỷ tương phùng
Cánh trị sinh nhân Tân Quý trung
Tảo tuế định vi phan quế khách
Lão lai tư nhuận phú gia ông
Nghĩa là:
Cự môn ưa gặp Tý cùng Ngọ
Lại gặp năm sinh là Quý Tân
Sớm được thành danh nhập cung quế
Đến già thong thả hưởng giàu sang
Trong kinh viết rằng: "Cự môn tại Tý, Ngọ là ngọc ẩn trong đá", "Cự Môn tại Tý Ngọ gặp Khoa, Lộc, Quyền, ngọc ẩn trong đá phúc vô cùng".
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
► Xem thêm: Những yếu tố phong thủy nhà ở ảnh hưởng đến tài vận gia đình bạn |
Tâm Lan
Xét dưới góc độ khoa học, đặc điểm chung của con người là hay liên tưởng đến những gì diễn ra quanh mình. Nếu phòng ngủ đặt ngay sát phía sau bàn thờ thì người ngủ ở đó sẽ thường xuyên phải ngửi mùi nhang khói, nghe những lời tụng niệm, đọc kinh, gõ mõ… từ đó liên tưởng đến thần thánh, tổ tiên và những người đã qua đời. Cũng vì thế, trong tiềm thức, họ sẽ nảy sinh tư tưởng hướng về cõi tâm linh, nhạt dần với đời sống trần tục, với quan hệ tình cảm lứa đôi…
Phòng ngủ không nên bố trí ngay phía sau bàn thờ, trang thờ thần phật, tổ tiên. Ảnh minh họa.
Dân gian không chỉ kiêng kỵ việc đặt giường ngủ của vợ chồng sau bàn thờ, mà còn cho rằng những người trong độ tuổi từ 12 - 60 không nên ngủ ở ngay phía sau gian thờ, bàn thờ. Điều này nhằm tránh nảy sinh những bất lợi đối với 'đào hoa nhân duyên', ngăn chặn sát khí - vốn là khí xấu làm cho tình cảm đôi lứa trở nên nhạt nhòa, bất hòa hoặc thất vọng về nhau.
Cụ thể là: - Đầu giường ngủ ngay phía sau bàn thờ: Vợ chồng dễ tranh cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau. Những người còn độc thân thì khó lập gia đình. - Bất kể là đã lập gia đình hay chưa thì đều có khả năng xảy ra tình trạng lạnh nhạt về mặt tình cảm luyến ái, thậm chí rời bỏ gia đình đi tu. - Giường ngủ nằm bên phải hoặc bên trái ở phía sau bàn thờ: Hai vợ chồng dễ xảy ra tranh cãi, đôi co thậm chí đánh lộn nhau.- Chân giường quay về hướng ngay phía sau bàn thờ: Giữa hai vợ chồng dễ to tiếng, thậm chí đánh lộn nhau. Một trong hai vợ chồng hoặc cả hai rất có thể gặp phải tai nạn khi ra khỏi nhà, nhất là xuất ngoại. Nhưng dù thế nào đi nữa, tư tưởng và tình cảm của những người thường xuyên sống và sinh hoạt ở phía sau bàn thờ vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng về tâm linh, tín ngưỡng. Do đó, tốt nhất là không nên chọn không gian sát phía sau bàn thờ để làm phòng ngủ.
Để hóa giải sát khí do phòng ngủ nằm ngay phía sau bàn thờ gây nên, cách tốt nhất là chọn một vị trí khác thích hợp hơn để làm phòng ngủ hoặc chọn 1 vị trí thích hợp trong nhà để làm nơi thờ tự, cúng bái. Nếu không, bạn có thể sử dụng những biện pháp hóa giải khác như dùng ván gỗ hoặc bê tông ngăn phòng ngủ với bàn thờ, biến không gian ấy thành một lối đi tương đối thoải mái hoặc thành một cái kho để chứa đồ đạc.
(Theo Xây dựng)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)
Địa không thuộc âm hỏa, Địa kiếp thuộc dương hỏa. Cổ nhân nói Địa Không thủ cung mệnh, chủ về "làm việc không thiết thực, thành bại đa đoan"; Địa Kiếp thủ cung mệnh, là ý tượng: "làm việc lơ là, không có thực chất, không theo chính đạo". Sở dĩ có thuyết này thực ra là vì người có Địa Không thủ cung Mệnh ưa ảo tưởng, người khác không thể hiểu được cách suy nghĩ của họ; còn người có Địa Kiếp thủ cung mệnh thì ưa chống lại truyền thống, đi ngược với trào lưu, hành vi của họ người khác cũng không thể hiểu được.
Địa Không chủ về tinh thần, Địa Kiếp chủ về vật chất. Cho nên Địa không mang lại trở ngại, đả kích về mặt tinh thần hơn là tổn thất về mặt vật chất; còn Địa Kiếp thì mang lại trở ngại, tổn thất về mặt vật chất lớn hơn đả kích về mặt tinh thần.
Địa Không thủ mệnh, ưa thấy các sao mang sắc thái hành động. Như "Vũ khúc, Thất Sát", Tham Lang ở cung vượng, Phá Quân Hóa Lộc; hoặc "Tử Vi, Thất Sát" thấy cát tinh; đều chủ về có thể biến những điều không tưởng thành hành động, triệt tiêu những khuyết điểm do Địa Không mang lại.
Nếu Địa Không đồng độ với Thiên Cơ, Cự Môn, phần nhiều là không tưởng, hoặc lí tưởng quá cao, không thể biến thành hành động thực tế nên dễ có biểu hiện "làm việc lúc hăng hái, lúc lại không có tinh thần", hoặc "làm việc thiếu thiết thực".
"Lửa trống thì phát, kim rỗng thì kêu to", cho nên Địa Không ưa gặp Hỏa Tinh ở cung Tý hay cung Ngọ, là ý tượng: phát đột ngột; cung ưa gặp các sao thuộc kim ở cung Thân hay cung Dậu, là ý tương: danh vọng, nhưng không nên thấy thêm sát tinh khác.
Cung Tật Ách có Địa Không đồng độ, phần nhiều chủ về bệnh hiếm gặp. Ví dụ như Thiên Lương thủ cung tật ách, có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, gặp Hỏa Tinh và Linh Tinh, là ý tượng: mắc bệnh lao, viêm não.
Địa Kiếp chủ về tổn thất vật chất, nhưng di chứng về sau nhẹ hơn Địa Không. Thất bại của Địa Kiếp cũng giống như có được một món đồ cổ đắt giá, nhưng đến tay thì bị vỡ, tuy có thể sửa chữa, nhưng không còn được như cũ; còn thất bại của Địa Không thì giống như muốn mua một món đồ cổ nhưng bị người ta nhanh chân mua trước, cuộc đời thường hay hối tiếc. Xét từ góc độ tinh thần, đả kích của Địa không nặng hơn; xét từ góc độ vật chất, thì tổn thất của Địa Kiếp nặng hơn. Do đó có thể biết, Địa Không không nên nhập cung phúc đức, cung phu thê, cung tử nữ; còn Địa Kiếp thì không nên nhập cung Mệnh, cung sự nghiệp, cung tài bạch.
Người có Địa Kiếp thủ cung mệnh, nên thiết thực, thích hợp khởi nghiệp bằng công nghệ vì có thể sáng tạo ra cái mới nên cũng chủ về có thể phát đạt. Địa Kiếp ưa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, do nhặp Thiên La, Địa Võng nên có khuynh hướng hiện thực hơn. Không, Kiếp mà giáp cung mệnh thì đường đời gập ghềnh, nhiều trắc trở.
Không, Kiếp đồng độ thủ cung mệnh, hoặc chia ra ở hai cung đối xung, phần nhiều chủ về tuổi trẻ bất lợi, không được cha mẹ che chở, hoặc hay bệnh đau, nghèo khổ, nhiều tai ách.
Không, Kiếp thủ cung mệnh hoặc giáp cung mệnh, cổ nhân cho rằng nên xuất gia. Ở thời hiện đại có thể nghiên cứu những môn học ít người chú ý. Địa Không nên nghiên cứu triết học; Địa Kiếp nên theo ngành công nghệ. Cung phu thê và cung mệnh chia ra thấy Không, Kiếp, là ý tượng: vợ chồng tính cách không hợp nhau, đời sống hôn nhân có điều khó nói, thường đau khổ về nội tâm.
Theo: Trung Châu Tử Vi Đẩu Số - Tứ Hóa Phái tập 2, tác giả Nguyễn Anh Vũ
yêu cầu không có bất kỳ vật ngăn che nào ở phía trước, ví dụ như: tường bao, cột điện, biển quảng cáo và cây cối che lấp quá lớn… Coi trọng đến sự rộng rãi trước cửa của cửa hàng có thể khiến cho cửa hàng hướng đến bốn phương, không những khiến cho phạm vi nhìn của cửa hàng được mở mang, thoáng đãng mà cũng có thể làm cho những khách hàng nơi xa đến và người đi đường đều có thể nhìn thấy mặt ngoài cửa hiệu, như vậy thì rất có lợi cho việc truyền bá tin tức của hàng hoá.
Phong thủy đưa tin tức loại này theo dây chuyền thì gọi là lưu động của khí. Có được sự lưu động của khí thì sẽ có được sức sống. Từ góc độ kinh doanh buôn bán mà nói, khách hàng và người đi đường tiếp nhận được các tin tức về hàng hoá của cửa hàng thì sẽ đến đó để chọn mua.
Trong phong thủy học, kiến trúc không cát tường chủ yếu là chỉ những kiến trúc dễ khiến cho con người có cảm giác tâm lí không thoải mái như ống khói, nhà vệ sinh, nhà an táng, bệnh viện… Những loại kiến trúc này, hoặc là khói đen cuồn cuộn, hoặc là hôi thối đến ngạt thở, hoặc là kêu khóc thảm thiết, hoặc là rên rỉ bệnh tật. Do kiến trúc không cát tường mang đến những thông tin như vậy nên trong phong thủy gọi là hung khí. Nếu như mà mở cửa hàng trước cửa lại có những kiến trúc như vậy thì những hung khí như hôi thối, tiếng kêu khóc và tiêng rên rỉ, bệnh tật sẽ theo nhau kéo đến.
Nếu như kinh doanh đồ ăn uống, nhà hàng khách sạn thì chắc chắn thực khách đến ít, là khách dùng thưa thớt. Hơn nữa, đối với người kinh doanh mà nói thì trong những môi trường như vậy cũng sẽ dẫn đến tinh thần không hào hứng, lòng dạ không thoải mái, nghiêm trọng hơn có người còn bị nhiễm bệnh mà thành tật.
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không |
Phong thủy của công ty, nhà máy hoặc thương nghiệp phải chú ý xem xét đến những vấn để sau:
Mảnh đất có tốt hay không: Công trình kiến trúc tốt, các công trình kiến trúc trái phải gần đó có phù hợp, hài hòa hay không? Hơn nửa mảnh đất đó phải tốt, giao thông phải thuận tiện.
Không khí bên ngoài công trình kiến trúc: Ví dụ như phía trước cửa công ty, nhà máy tự nhiên, thoải mái, màu sắc gạch tráng men trên các bức tường bên ngoài thích hợp, kính sáng đẹp, công trình kiên trúc có được phong cách sang trọng, khoáng đạt.
Tinh thần bích: Lấy tên cho các tòa nhà lớn nên tao nhã phú quý, tiêu chí hoặc danh hiệu của các tòa nhà lớn phải duy trì được sự tươi mới, đẹp đẽ. Bước vào cửa của các đại sảnh và tòa nhà lớn phải làm sao vừa nhìn vào hình khối là có được tinh thần phấn chấn, muốn tiến thủ.
Bố cục bên trong: Các gian phòng ngăn cách nhau to nhỏ phải hợp lý, đường qua lại phải thông thoáng, ánh sáng nên đầy đủ, ngoài ánh đèn chiếu sáng hàng ngày ra, các góc nên dùng thêm bóng đèn điện để bổ trợ cho không khi lưu thông toàn phòng.
Tầng hầm: Thông thường tầng hầm thích hợp cho việc để xe, công xưởng, nhà ăn, không thích hợp để làm phòng chủ tịch hội đồng quản trị, phòng tổng giám đốc và công ty cổ phiếu…
Vật cát tường, vật chế sát: Vật cát tường có các vật như: nguyên bảo, thần tài, thạch cát, hình hoa, thần tài bình an. Vật chế sát như: Thái cực đồ, bát quái đồ, sư tử đá… Vật cát tường chính là những vật mà bản thân khi nhìn thấy những vật này đã cảm thấy phúc khí, vô cùng gần gũi, phòng hình vuông thì có thể bày nhiều vật cát tường, còn vật chế sát thì chỉ nên dùng một đến hai cái là được.
Cây cối trong phòng: Cây cối, thực vật tuy thuộc âm nhưng ở ngoài phòng chúng có thể khai hoa kết quả, như vậy là trong âm có dương. Mang thực vật vào trong phòng, sẽ rất tốt đối với sinh lý, tâm lý con người.
Cái khác: Như bố cục của tài vị…
► ## cập nhật thông tin Tử vi hàng ngày, Mật ngữ 12 chòm sao mới nhất gửi tới bạn đọc |
tướng quân (Mộc)
***
1. Ý nghĩa của tướng quân:
2. Ý nghĩa của tướng quân và một số sao khác:
- Tướng Quân và Thiên Tướng: uy quyền hiển hách, nếu đồng cung thì càng mạnh hơn và nặng ý nghĩa quân sự. Nếu là nữ mệnh thì đây là người đàn bà đảm lược, tài ba, hoạt đông như nam giới, dám xông pha trận mạc. Còn ở trong gia đình thì rất có uy quyền, thường lấn át quyền uy của chồng.
- Tướng Quân gặp Tuần, Triệt án ngữ: tổn hại đến tính mạng, công danh, quyền thế. Chủ sự truất giáng, bãi cách, tai nạn xe cộ, phi cơ, gươm đao, súng đạn khủng khiếp.
- Tướng Quân, Phục Binh, Không Kiếp: cũng nguy hiểm đến tính mạng vì có người mưu sát.
- Tướng ấn Binh Hình: bộ sao uy dũng chỉ quyền tước, võ nghiệp, cầm quân, cầm quyền.
- Tướng Quân, Đào, Hồng: đàn bà tơ duyên rắc rối, bị thất tiết, ngoại dâm; đàn ông thì hoang dâm.
- Tướng Phá Binh Đào Hồng: dâm dục quá đáng, tư thông, ngoại dâm, loạn luân.
3. Ý nghĩa của tướng quân ở các cung:
a. ở Bào:
b. ở Tử, Phu Thê:
c. ở Phúc, Phụ, Bào:
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
► Mời các bạn xem thêm: Tử vi trọn đời theo ngày tháng năm sinh |
1. Hội Kén Rể
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm tổ chức: làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn nữ tướng Lê Thị Hoa thời hai Bà Trưng
Nội dung: Theo truyền thuyết xưa, nữ tướng Lê Thị Hoa từng tham gia đánh giặc Nam Hán và được hai Bà Trưng sắc phong "Nữ sử anh phong". Bà trở về làng cùng nhân dân lập ấp, phát triển canh nông. Để ghi nhớ công lao của bà, nhân dân Đường Yên đã tổ chức hội kén rể với nghi thức và những trò chơi dân gian hết sức độc đáo để chọn rể hiền cho nữ tướng. Mở đầu hội là lễ vinh quy bái tổ của nữ tướng Lê Hoa. Sau phần lể là màn trình diễn độc đáo của 2 chàng trai trong phần thi kén rể. Họ phải trổ tài kể vè, giới thiệu bản thân, cấy lúa, cày ruộng, câu ếch, bắt lợn, "chõng chó" (chọc cho chó sủa vang lên).
2. Hội Đánh Cá Làng Me
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 2 tới ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch (chính hội vào ngày 4 tháng 2).
Địa điểm: làng Me, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thần Tản Viên (hay gọi là Đức thánh Tản).
Nội dung: trong hội, người dân làng Me tổ chức hội thi đánh cá để dâng tiến lên Ngài. khi chuẩn bị thi người trực tiếp dự thi sẵn sàng nơm, chũm, vó... Trên tay chờ hiệu lệnh xuống ao thi tài. sau khi một cụ cao niên có uy tín trong làng làm lễ khấn xin phép thành hoàng làng, lập tức lệnh đánh cá được bắt đầu với một hồi trống ngũ liên làm hiệu. Chỉ chờ có vậy, những người dự thi nhất loạt nhảy xuống ao đánh cá. Tiếng trống thúc, tiếng reo hò trên bờ, cộng với tiếng xé nước ùm ùm dưới ao tạo nên không khí tưng bừng của ngày hội. Cuộc thi đánh cá diễn ra đến qua 1 giờ chiều thì kết thúc. Sau khi công bố giải thưởng, số cá đánh được trong hội thi được đem chia đều cho tất cả người dân trong làng để làm tiệc cá. Theo tâm niệm của người dân, phần cá được chia chính là phần lộc đem lại may mắn trong suốt một năm trong mỗi gia đình.
3. Hội Miếu Ông Địa
Thời gian: Tổ chức vào ngày 2 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Vía Thổ địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị Thần dân gian khác.
Nội dung: Miếu Ông Địa là lễ hội tiêu biểu trong các lễ hội miếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Nam bộ với các nghi thức:"gióng trống khai trang" thông báo vào lễ, "mời trầu" bằng điệu hát bóng rỗi để thỉnh Thần vè dự lễ, diễn tuồng hài "Địa Nàng" với nhân vật ông Điah và nàng tiên với ý nghĩa phê phán thói hư tật xấu trong xã hội hương thôn xưa. Tiếp đó các nghệ nhân dân gian trình diễn các màn múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi. Kết thúc hội là nghi thức phát lộc.
► Xem thêm: Tính cách 12 chòm sao và trắc nghiệm vui những điều liên quan đến bạn |
Sự Tích Rằm Tháng Bảy Và Xuất Xứ Của Hai Tiếng Vu LanAn Chi (Huệ Thiên)
Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là ngày xá tội vong nhân, dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Nhưng đây cũng còn là ngày báo hiếu mà giới tăng ni Phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này và lễ cúng cô hồn có phải là một hay không ? Và đâu là xuất xứ của hai tiếng " Vu Lan " ?
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ mà tìm thì thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì. Thân hình tiều tụy, da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ. Mẹ Mục Liên đói không được ăn, khát không được uống. Quá thương cảm xót xa, Mục Liên vận dụng phép thần thông, tức tốc đến chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn. Tay trái bưng bát, tay phải bốc cơm nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa. Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Ðức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sanh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Một mình Mục Liên thì vô phương cứu được mẹ dù ông có thần thông đến đâu và dù lòng hiếu thảo của ông có thấu đến đất trời, động đến thần thánh. Phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã chứng được bốn quả thánh hoặc đã đạt được sáu phép thần thông. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy, nào là thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay cùng các món nhật dụng khác. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát. Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.
Ngày rằm tháng 7 do đó được gọi là ngày lễ Vu Lan. Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ? Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày. Sự tích lễ cúng cô hồn đại khái như sau : Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói : " Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên ". A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là " thả quỷ miệng lửa ", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành " tha tội cho tất cả những người chết ". Vì vậy, ngày nay mới có câu : " Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân ".
Vậy lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện ông Mục Liên, một đằng lại liên quan đến chuyện ông A Nan. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước. Sự khác nhau giữa hai bên là hiển nhiên, nhưng nhiều người vẫn cứ lẫn lộn. Chẳng hạn trước đây, ông Thái văn Kiểm cho rằng lễ Vu Lan và lễ (xá tội) vong nhân (fête des Trépassés) là một. Còn lễ cúng cô hồn (fête des âmes errantes) và lễ xá tội vong nhân (Pardon des Trépassés) chính là một thì ông lại xem là hai (X. Les fêtes traditionnelles Vietnamiennes, B.S.E.I., t. XXXVI, no1, 1961, pp. 64-65). Mới đây, hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi cho rằng lễ Vu Lan là để cầu nguyện cho vong hồn những người đã chết (Chúng tôi nhấn mạnh - HT) không còn phải đọa cảnh khổ nữa (Từ điển Phật học Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr. 795, mục Vu Lan bồn). Nhưng đây không phải là " những người đã chết " nói chung vì như đã biết, đó chỉ là cha mẹ cùng với ông bà bảy đời mà thôi.
Trở lên là nói về sự khác nhau giữa lễ cúng cô hồn với lễ báo hiếu, thường gọi là lễ Vu Lan. Vu Lan là dạng tắt của Vu Lan bồn. Nhưng Vu Lan bồn là gì ? Sau đây là lời giảng của Thích Minh Châu và Minh Chi : " Bồn là cái chậu đựng thức ăn. Cái chậu đựng thức ăn đem cúng dường chư tăng vào ngày rằm tháng 7 để cầu nguyện cho vong hồn những người đã chết không còn phải đọa cảnh khổ nữa. Vu Lan dịch âm từ chữ Sanscrit Ullabana, là cứu nạn treo ngược. Những người làm nhiều điều ác đức, sau khi chết, phải thác sinh xuống những cõi sống rất khổ gọi là địa ngục. Ở đây có một khổ hình là bị treo ngược (Sđd, tr. 795). Chúng tôi sẽ dựa vào lời giảng này mà tìm hiểu về xuất xứ của mấy tiếng " Vu Lan " và " Vu Lan bồn ". Lời giảng này có bốn điểm sai mà điểm sai thứ nhất thì chúng tôi vừa mới chỉ ra ở những dòng cuối của đoạn trên.
Sau đây là điểm sai thứ hai : Nói bồn là cái chậu đựng thức ăn thì không đúng vì bồn chỉ là một yếu tố phiên âm (sẽ phân tích rõ ở phần sau) mà thôi. Nói rằng đó là " cái chậu đựng thức ăn đem cúng dường chư tăng vào ngày rằm tháng 7 " thì lại sai theo một kiểu khác nữa. Chậu là " đồ dùng thường làm bằng sành sứ hoặc kim loại, miệng rộng, lòng nông, dùng để đựng nước rửa ráy, tắm giặt hoặc để trồng cây v.v..." (Từ điển tiếng Việt 1992). Vậy đựng thức ăn trong loại đồ dùng đó mà dâng lên cho chư tăng thọ thực là một hành động hoàn toàn thất nghi và thất lễ. Thật ra, Phật đã dạy Mục Liên như sau :
Phải toan sắm sửa chớ chầy Ðồ ăn trăm món trái cây năm màu Lại phải sắm giường nằm nệm lót Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang dầu Món ăn tinh sạch báu mầu Ðựng trong bình bát vọng cầu kính dâng
(Diễn ca kinh Vu Lan bồn)
Thau, bồn (chậu) chỉ là những thứ phải dâng cho chư tăng trong dịp Vu Lan để dùng trong việc rửa ráy, tắm giặt ... mà thôi. Còn thức ăn thì phải " tinh sạch báu mầu, đựng trong bình bát " đàng hoàng lịch sự, chứ có đâu lại đựng trong chậu.
Thật ra, trước Thích Minh Châu và Minh Chi, cũng có những học giả đã giảng như trên, chẳng hạn Ðoàn Trung Còn trong bộ từ điển lớn về Phật học hoặc Toan Ánh trong bộ sách dày về nếp cũ. Ðây là một cách giảng lệ thuộc vào cái sai của sách vở Trung Hoa. Từ Nguyên chẳng hạn, đã giảng về mấy tiếng Vu Lan bồn như sau : " Nói lấy chậu đựng trăm thức để cúng dường chư Phật " (Vị dĩ bồn trữ bách vị cung dưỡng chư Phật).
Ðiểm sai thứ ba là đã theo cái sai của những người đi trước mà giảng Vu Lan thành " cứu nạn treo ngược", vì thấy từ điển Trung Hoa giảng Vu Lan bồn là " cứu đảo huyền ". Thật ra, khi Từ Nguyên chẳng hạn, giảng Vu Lan bồn thành " cứu đảo huyền " là đã mượn hai tiếng "đảo huyền " trong sách Mạnh Tử. Trong sách này, có cú đoạn " Dân chi duyệt chi do Giải đảo huyền dã" nghĩa là "như giải thoát khỏi sự khốn khổ tột cùng vậy ". Chính Từ Nguyên cũng đã giảng " đảo huyền " là sự khốn khổ tột cùng (khốn khổ chi thậm). Vậy " cứu đảo huyền " không phải là " cứu nạn treo ngược " mà lại là " giải thoát khỏi sự khốn khổ tột cùng ". Hai tiếng " đảo huyền " ở đây không còn được hiểu theo nghĩa đen nữa. Nghĩa của chúng ở đây cũng giống như nghĩa của chúng trong thành ngữ " đảo huyền chi tế " là tình cảnh khốn khó, chứ không phải là " cảnh bị treo ngược ".
Ðiểm sai thứ tư là ở chỗ nói rằng danh từ Sanscrit "Ullabana " có nghĩa là " cứu nạn treo ngược ". Trước nhất, cần nói rằng từ Sanscrit này đã bị viết sai. Vậy không biết ở đây hai tác giả muốn nói đến danh từ Sanscrit nào, nhưng cứ theo dạng sai chính tả đã thấy thì có thể luận ra rằng đó là một trong hai từ sau đây : Ullambana hoặc Ullambhana. Ở đây, xin phân tích từ thứ nhất: Ullambana gồm có ba hình vị : ud (trở thành ul do quy tắc biến âm samdhi khi d đứng trước l) là một tiền tố, thường gọi là tiền động từ (préverbe) chỉ sự vận động từ dưới lên, lamb là căn tố động từ có nghĩa là treo và ana là hậu tố chỉ hành động. Vậy Ullambana có nghĩa là sự treo lên. Nhưng tất cả chỉ có như thế mà thôi ! Từ Sanscrit này không hề diễn đạt cái ý treo ngược hoặc treo xuôi gì cả. Nó lại càng không thể có nghĩa là " cứu nạn treo ngược " được.
Trở lên, chúng tôi đã nêu ra những điểm sai trong lời giảng của Thích Minh Châu và Minh Chi về hai tiếng "Vu Lan ". Vậy đâu là xuất xứ và ý nghĩa đích thực của hai tiếng này ? Trước nhất, Vu Lan là dạng nói tắt của " Vu Lan bồn ". Ðây là ba tiếng đã được dùng để phiên âm danh từ Sanscrit Ullambhana. Từ này thoạt đầu đã được phiên âm bằng bốn tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt là Ôlambàna. Dạng phiên âm cổ xưa này đã được Từ Hải khẳng định. Về sau, Ôlambàna được thay thế bằng dạng phiên âm mới là " Vu Lan bồn", trong đó Vu thay thế cho Ô, lan cho lam và bồn cho bà + n (a). Vì " Vu Lan bồn " chỉ là ba tiếng dùng để phiên âm, cho nên từng tiếng một (Vu, Lan, bồn) hoàn toàn không có nghĩa gì trong Hán ngữ cả. Do đó, tách bồn ra mà giảng thành " cái chậu đựng thức ăn " như hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi đã làm là hoàn toàn không đúng.
Ullambhana có nghĩa là sự giải thoát. Danh từ Sanscrit này có ba hình vị: Tiền tố ud (trở thành ul vì lý do đã nói), căn tố động từ lambh và hậu tố ana. Xin nói rõ về từng hình vị : Không giống như trong Ullambana, ở đó nó chỉ sự vận động từ dưới lên. Trong Ullambhana, tiền tố ud chỉ ý phủ định hoặc đối lập, thí dụ : chad (che, bọc, phủ), dv (đối với), uc-chad (cởi quần áo), khan (chôn), đv ut-khan (moi lên), gam (đi), đv ud-gam (đi ra), nah (trói, buộc), đv un-nah (cởi trói) v.v... Trong những thí dụ trên, ud trở thành uc, ut, un do quy tắc biến âm samdhi. Còn các căn tố động từ thì được ghi bằng chữ in hoa theo truyền thống khi chúng được tách riêng. Căn tố động từ lambh là hình thái luân phiên với labh, có nghĩa là lấy, chiếm lấy, nắm bắt ... Vậy Ul-lambh có nghĩa là giải thoát. Hậu tố ana chỉ hành động có liên quan đến ý nghĩa mà tiền tố và căn tố động từ diễn đạt. Vậy Ullambhana có nghĩa là sự giải thoát. Ullambhana được phiên âm sang Hán ngữ bằng ba tiếng dọc theo âm Hán Việt là " Vu Lan bồn ". Vu Lan bồn được nói tắt thành Vu Lan. Vậy Vu Lan là sự giải thoát. Xuất xứ của nó là danh từ Sanscrit Ullambhana. Ðây là từ thứ hai trong hai từ mà chúng tôi đã suy đoán ở trên. Trong cấu tạo của từ này, tuyệt nhiên cũng không có một thành tố nào mà về ngữ nghĩa lại có liên quan đến hiện tượng " treo ngược " cả.
Trở lên, dù sao cũng chỉ là ý kiến thô thiển của một cá nhân. Ðúng hay sai, xin được sự thẩm xét của các nhà chuyên môn, trước nhất là các nhà Phật học và các nhà Phạn học.
An Chi (Huệ Thiên)*
* An Chi (Huệ Thiên) là một thành viên trong Ban giảng huấn - Lớp Gia Giáo luyện dịch Hán Tạng Chùa Viên Giác Tân Bình, phụ trách giảng ngoại khóa. Bài này đã được học giả An Chi giảng tại lớp Gia Giáo ngày 9/8/2000.
http://www.quangduc.com/VuLan/180xuatxuvulan.html
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Ảnh minh họa |
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không |
Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.
Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một ba vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là ba vị Táo Quân, vật biểu tượng là chính là chiếc kiềng ba chân tượng trưng cho 2 ông, 1 bà Táo Quân. Phong tục cúng ông Táo chính là một trong những phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.
Táo quân chầu trời báo cáo cả năm
Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Về trời, các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều đã xảy ra năm vừa qua với gia chủ và gia đình. Chuyện hay chuyện dở, chuyện tốt và chuyện xấu đều sẽ được báo cáo lên trời. Chính vì thế mà người Việt sẽ tổ chức một lễ cúng Táo quân lên chầu trời.
Cá chép đưa ông Táo về trời
Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Ngoài ra phóng sinh ngày Tết ông Công ông Táo cũng mang ý nghĩa phóng sinh, là một phong tục cực kỳ ý nghĩa dịp Tết đến xuân về.
Cá chép được thả ra sông hay ra ao với ngụ ý “cá hóa long” đưa Táo Quân chầu trời.
Phóng sinh cá chép cũng là thế hiện ước muốn năm mới nhiều hy vọng và niềm vui, sự từ bi, an lành trong năm mới.
Thả cá phóng sinh
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, một bộ phận người dân không có ý thức khi phóng sinh cá chép đã để lại túi nilon ngay trên bờ hay tại ao hồ, gây ra mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy thật sự có ý thức khi thực hiện những phong tục cổ truyền để những phong tục này thực sự đẹp, ý nghĩa và mãi lưu truyền.
► Xem tử vi ngày mới và tuần mới của bạn được cập nhật liên tục và chính xác nhất |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Do nhà ở chịu sự hạn chế của rất nhiều điều kiện khác nhau nên khi chọn cây cảnh đầu tiên phải xem xét những loại cây nào có thể thích nghi được không gian sinh tồn trong nhà mình, ví dụ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện gió…
Tiếp theo phải xem xét mình có thể chăm sóc nó ở mức độ nào. Nếu là những người bận rộn công việc mà lại trồng trọt một bồn cây yêu cầu phải chăm sóc tỉ mỉ thì kết quả chắc chắn không thể tốt được. Những người này nên chọn các loại cây có sức sống mạnh mẽ, không cần chăm sóc nhiều…
Do nhà ở thường là không gian kín nên lựa chọn cây cảnh tốt nhất là những cây ngắn lá, thích nghi được với râm hoặc bán bóng râm. Chú ý tránh những loại có hại.
Phải phù hợp với chiều cao và chiều rộng của căn phòng. Quá to hoặc quá nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến mỹ quan. Thông thường, diện tích phần xanh nhiều nhất trong phòng không được vượt quá 10% diện tích phòng, như thế căn phòng mới có được cảm giác rộng rãi, tránh làm cho không gian bị chật hẹp.
Tốt nhất là sử dụng phương án đối lập. Ví dụ không gian là màu sáng thì chọn cây thường lá màu thâm trầm. Bối cảnh không gian màu nhạt thì chọn hoa lá màu sặc sỡ là tốt nhất. Như thế mới có thể làm nổi bật cảm giác về không gian.
Những loài cây leo, bò không nên trồng trong chậu ở trên bàn mà nên treo lên thành gò. Đồ đạc theo kiểu Tây thích hợp dùng cách loại lan hiếm. Đồ dùng theo kiểu phương Đông thì thích hợp dùng bồn cảnh. Phối hợp hài hòa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nghệ thuật, làm cho nó sáng sủa, mới mẻ và đẹp mắt hơn.
Khí chất của cây phải phù hợp, hài hòa với tính cách của chủ nhân và không khí trong phòng. Ví dụ: các loại cây lá nhỏ đem lại cảm giác thân thiện, cây mây cảnh nhiều gai cứng cỏi khiến người ta tránh xa. Cây họ trúc có tính cách nhẫn nại chịu đựng, hoa làn kiều diễm ngát hương, cây thiết ngọc lan thanh cao thoát tục…
Chúng ta thường quen với ngày sinh dương lịch chứ không mấy chú ý đến ngày sinh âm lịch. Song bói ngày sinh âm lịch sẽ tiết lộ rất nhiều bí mật mà bạn chưa hề biết. Cùng khám phá ngay nhé.
Xem bói cực chuẩn theo ngày sinh âm lịch (1 - 5 âm lịch) Xem bói đơn giản chỉ bằng ngày sinh âm lịch (6 – 10 âm lịch)
Trước tiên, nếu bạn chưa biết ngày sinh âm lịch của mình là gì, bạn có thể sử dụng công cụ Đổi ngày âm dương trên trang Lịch ngày tốt để chuyển đổi nhé.
h cầu này ngày càng mạnh khỏe, càng tốt đẹp, càng thoải mái hơn.
Đương nhiên, mỗi giờ mỗi khắc nhân loại đều chịu ảnh hương tốt xấu của các nhân tố và tin tức, năng lượng trong giới tự nhiên, địa cầu và vũ trụ. Phải nghiên cứu các ảnh hưởng quy luật của năng lượng, thông tin này đối với sinh mệnh nhân thể, từ đó tìm ra được phương pháp hướng lợi tránh hại, hướng cát tránh hung, thì nhất thiết phải nghiên cứu bân thân nhân thể, nghiên cứu quy luật tin tức sinh mệnh nhân thể.
Cơ thể con người là do nhiều loại sinh mệnh thể hữu cơ cao cấp nhất cấu thành, bản thân cơ thể con người cũng không ngừng sản sinh ra các tin tức và năng lượng; các tin tức, năng lương này nhất thiết phải hài hòa đồng bộ với các tin tức, năng lượng của giới tự nhiên mới có thể đạt được hiệu ứng cộng hưởng hài hoà, con người mới ngày càng sinh tồn và phát triển tốt hơn.
Phong thủy học truyền thông cho răng: Mơi sinh mệnh của cá nhân đều có “mệnh cách” không giống nhau. Dùng tin tức nhân thể học để giải thích giản đơn chính là: Mỗi cơ thể cá nhân đều có tin tức sinh giống nhau. Đấy là “mệnh cách” không giống nhau hoặc là sự đối tiếp, giao hoán trạng thái năng lượng, tin tức sinh mệnh, năng lượng và tổ hợp kết cấu không giống nhau với địa điểm vị trí không giống nhau và với tin tức năng lượng tự nhiên không giống nhau sẽ sản sinh ra hiệu ứng chính phụ không giống nhau. Đây chính là đối tượng cần nghiên cứu của tin tức sinh mệnh nhân thể học và phong thủy học.
=> Xem thêm: Nốt ruồi trên mặt có ý nghĩa gì? |
=> Nốt ruồi trên mặt có ý nghĩa gì? |
Cách tính trùng tang
Từ xa xưa, dựa trên dịch lý, cổ nhân đã xây dựng cách tính (xác định) trùng tang. Người xưa cho rằng đối với người quá cố khi chết phải xem tình trạng ra đi có được "yên ổn" hay không? Có gì oan khuất hay không, được thể hiện qua 3 nhóm biểu hiện trạng thái vong linh của người đã khuất, đó là:
1. Nhập mộ: Yên ổn, đúng số, không có điều gì băn khoăn, oan ức... đóng ở các cung THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI.
2. Trùng tang: Chết thiêng, chết oan, còn vương vấn ở trần gian đóng ở các cung DẦN - THÂN - TỴ - HỢI.
3. Thiên Di: Có ảnh hưởng xấu đến người thân đang còn sống ở các cung TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU.
Theo sách "Tam Giáo Chính Hội": Nam nhất thập khởi Dần thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý - Ngọ - Mão - Dậu Thiên di. Dần - Thân - Tỵ - Hợi Trùng tang. Thìn - Tuất - Sửu - Mùi Nhập mộ cát dã. Cụ thể như sau:
Cách tính: Phải tính cả năm, tháng, ngày, giờ (niên, nguyệt, nhật, thời). Người quá cố phải được ít nhất 1 nhập mộ mới có thể xem là giờ ổn. Nếu được càng nhiều nhập mộ càng tốt (nhiều nhất là 4 nhập mộ).
Niên (năm): Người quá cố là nam, khởi từ cung Dần, đi theo chiều thuận kim đồng hồ. Gọi cung Dần là 10 tuổi, cung Mão là 20 tuổi, cung Thìn là 30 tuổi... cứ thế mỗi cung là 10 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ người quá cố, rồi cứ tiếp mỗi cung là 1 tuổi cho đến hết số tuổi người quá cố. Người quá cố là nữ, khởi từ cung THÂN, đi theo chiều ngược kim đồng hồ. Gọi cung Thân là 10 tuổi, cung Mùi là 20 tuổi... cứ thế mỗi cung 10 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ của người quá cố, rồi tiếp mỗi cung là 1 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ của người quá cố. Nếu số đó trùng vào các cung THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI thì được niên nhập mộ, nếu các cung DẦN - THÂN - TỴ - HỢI thì bị trùng tang, vào các cung TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU thì bị thiên di.
Trường hợp người quá cố dưới 10 tuổi là nam thì cung Dần là 1 tuổi, cung Mão là 2 tuổi, cung Thìn là 3 tuổi... cho đến tuổi mất của người quá cố. Trường hợp người quá cố dưới 10 tuổi là nữ thì cung Thân là 1 tuổi, cung Mùi là 2 tuổi, cung Ngọ là 3 tuổi.. cho đến tuổi mất của người quá cố.
Nguyệt (tháng): Tháng giêng tiếp ngay vào sau cung tuổi. Thí dụ: Tuổi dừng ở cung Ngọ thì tháng giêng ở cung Mùi (đối với nam) và tháng giêng ở cung Tỵ (đối với nữ) cứ thế mỗi tháng tiếp 1 cung cho đến tháng mất của người quá cố.
Nếu vào THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI thì được nhập mộ; Nếu vào DẦN - THÂN - TỴ - HỢI thì bị trùng tang. Nếu gặp TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU thì bị thiên di.
Nhật (ngày): Ngày mùng 1 tiếp vào ngay sau cung tháng, cứ thế tiếp mỗi ngày 1 cung cho tới ngày người quá cố qua đời và xem rơi vào nhập mộ, trùng tang hay thiên di như trên.
Thời (giờ): Giờ Tý tiếp ngay sau cung ngày và mỗi cung là 1 giờ cho đến giờ người quá cố qua đời và xem rơi vào nhập mộ, trùng tang hay thiên di như trên.
Nói chung được 1 nhập mộ trở lên là yên tâm, vì "nhất mộ sát tam trùng" (một nhập mộ xoá được 3 trùng tang). Hoặc được 2 thiên di thì cũng không lo vì "nhị thiên di sát nhất trùng" (2 thiên di xoá được 1 trùng tang). Nếu không có nhập mộ nào thì phải xem ngày mất của người quá cố có phạm vào tam sa sát hay không? Theo người xưa và sách vở ghi chép lại thì: Trùng tang Ngày là nặng nhất. Trùng tang Tháng là nặng nhì. Trùng tang Giờ là nặng thứ ba. Trùng tang Năm là nhẹ nhất.
Quan niệm cổ về trùng tang
Nếu căn cứ vào phép tính trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết vào các tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91... sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ can - chi thì những người có tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ - NGỌ - MÃO - DẬU thì rơi vào trùng tang; Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN - THÂN - TỴ - HỢI thì rơi vào trùng tang; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI có nghĩa là chết vào các năm "xung (tứ hình xung) sẽ bị TRÙNG TANG.
Dưới góc độ của Dịch lý, trên cơ sở học thuyết Âm - Dương và Ngũ hành: Đồng khí (đồng cực) thì đẩy nhau, khác khí (khác cực) thì hút nhau. Tương sinh thì tốt, tương khắc thì xấu, đồng hành thì tị hoà. Vậy thì người chết vào những năm xung (tứ hình xung) thì rất xấu nên bị TRÙNG TANG. Ví dụ: Người tuổi Mão (thuộc Mộc, ở phương Đông) chết năm Dậu (thuộc Kim ở phương Tây) sẽ bị trùng tang vì Kim khắc Mộc, Tây đối lập với Đông; Hoặc người tuổi Ngọ (ở phương Nam thuộc Hoả) chết năm Tý (ở phương Bắc, thuộc Thuỷ) sẽ bị TRÙNG TANG vì Thuỷ khắc Hoả, Bắc với Nam đối lập... Các trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Như vậy, việc xác định trùng tang là dựa trên nguyên lý của dịch với học thuyết Âm dương - Ngũ hành chứ không phải sự mê tín, tuỳ tiện.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Có rất nhiều cửa hàng nằm trên phố lớn, người và xe qua lại trước cửa hàng đông đúc. Khi lựa chọn để thuê hoặc mua cửa hàng như vậy, có thể nhìn hướng đi của xe trên đường mà phán đoán độ hung cát, tốt xấu của tòa nhà.
1. Cổng chính của cửa hàng nằm ờ giữa (Chu tước môn), không cần phải tìm hiểu hướng của xe cộ. Tình trạng này, bàn về cát, tốt nhất trước cổng có một khoảng bằng phẳng hoặc bể nước, công viên…, để cho thượng cát chủ vượng tài.
2. Xe đi theo hướng từ phải sang trái (Bạch Hổ phương hướng Thanh Long phương). Nếu cổng chính của tòa nhà nằm về bên trái (Thanh Long môn) sẽ tốt. Ngôi nhà này nên mua.
3. Xe đi theo hướng từ trái sang phải (Thanh Long phương hướng Bạch Hổ phương). Nếu cổng chính của tòa nhà nằm về bên phải (Bạch Hổ môn). Ngôi nhà này nên mua.
4. Trước mặt cửa hàng không phải lả đường cái mà là cái sân. Mở cổng ở giữa hoặc bên trái đều tốt.
Cho dù thế nào đi chăng nữa, cổng chính của cửa hàng không được mở phía ngõ nhỏ hoặc ngõ cụt. Cổng chính giống như con mắt của tòa nhà, nếu có ngáng trờ thì không nhìn xa được, phát triển rất khó khăn.