Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Xem tướng răng –

Răng có sắc đen vàng và khấp khểnh không đều thường là người có tướng bần hàn, khắc hại người khác và sức khỏe có vấn đề. Răng cửa to chứng tỏ bạn rất dồi dào sinh lực, tính cách thật thà, chất phác, lòng dạ ngay thẳng. Răng cửa có khe hở là dấu hiệu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Răng có sắc đen vàng và khấp khểnh không đều thường là người có tướng bần hàn, khắc hại người khác và sức khỏe có vấn đề.

ktt_rangcua11_kienthuc

Răng cửa to chứng tỏ bạn rất dồi dào sinh lực, tính cách thật thà, chất phác, lòng dạ ngay thẳng.

ktt_rangcua2_kienthuc

Răng cửa có khe hở là dấu hiệu cho thấy tài vận của bạn không vượng, dễ hao tiền tốn của và phải chịu cảnh sống đơn thân hoặc cách xa cha mẹ.

ktt_rangcua1_kienthuc

Những người có hàm răng vẩu thường suy nghĩ nông cạn. Bạn dễ đắc tội với người khác vì lời ăn tiếng nói và hay chia rẽ tập thể, gây mất đoàn kết.

ktt_rangcua9_kienthuc

Răng hàm trên, hàm dưới đều nhỏ là người có suy nghĩ sâu sắc, hay ghen tỵ và thích bàn luận, đơm đặt chuyện về người khác.

ktt_rangcua8_kienthuc

Người có răng nanh nhọn thường có tính khí nóng nảy, ngổ ngháo, thích châm chọc tạo thị phị nên dễ đắc tội với người khác. Dù tiền bạc dư dả nhưng vì tiêu xài quá độ nên bạn khó có của để dành.

ktt_rangcua6_kienthuc

Bỗng nhiên bị rụng răng ở tuổi thanh niên hoặc trung niên là dấu hiệu xấu cảnh báo cuộc sống của bạn sẽ nhiều cực nhọc, tới tuổi trung niên dễ sa sút.

ktt_rangcua13_kienthuc

Răng cửa bị lệch và mẻ chứng tỏ cuộc sống của bạn gặp nhiều trục trặc. Trong công việc lẫn tiền tài, bạn không thể nắm bắt được những cơ hội trời cho.

ktt_rangcua14_kienthuc


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng răng –

Tướng phụ nữ được chồng yêu |

Trong tướng thuật, mũi của nam tượng trưng cho tiền tài và mũi của nữ tượng trưng cho người chồng. Phụ nữ có tướng mũi tốt không chỉ có được người chồng hết sức nuông chiều mà còn có thể được chia sẻ của cải từ người chồng. Phụ nữ mũi hơi cao, lại tr
Tướng phụ nữ được chồng yêu |

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng phụ nữ được chồng yêu |

Ý nghĩa phong thủy của cây trúc –

Thân trúc cao và thanh mảnh, đốt cứng, ruột rỗng. Cây trúc vốn mang cốt cách của người quân tử tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiên cường, bất khuất. Cổ nhân thường ca ngợi phẩm chất cao khiết của loài trúc và xem đó là tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiêm c

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thân trúc cao và thanh mảnh, đốt cứng, ruột rỗng. Cây trúc vốn mang cốt cách của người quân tử tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiên cường, bất khuất.

042-Phong-thuy_Cay-may-man7

Cổ nhân thường ca ngợi phẩm chất cao khiết của loài trúc và xem đó là tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiêm cường, bất khuất.

Cổ nhân thường ca ngợi phẩm chất cao khiết của loài trúc và xem đó là tượng trưng cho sự cát tường.

Trong ruột của cât trúc rỗng, tượng trưng cho đức tính thẳng thắn, liêm khiết. Suốt bốn mùa trúc luôn xanh tươi, không đổi màu, tượng trưng cho sự tráng kiện của con người.

Trúc, mai và tùng là 3 loại cây chịu lạnh tốt, kết tình bằng hữu, gọi là ‘Tuế hàn tam bạn” (Ba người bạn tốt trong rét).

Mai, lan, trúc, cúc được gọi là “Tứ quân tử” là những loài cây tượng trưng cho lý tưởng của các bậc văn nhân.

Bức họa trúc và hoa mai bên cạnh nhau được gọi là Trúc mai song hỷ, thường dùng làm quà tặng trong lễ thành hôn.

Bức họa cành trúc cắm trong bình hoa mang ngụ ý “trúc báo bình an”.

Bức tranh cây trúc bên hai loại cây cát tường khác hoặc bên hai chú chim nhỏ được gọi là Hoa phong tam chúc vinh hoa.

Trong các loài trúc, vẫn có một loài có tên là thiên trúc. Bức họa thiên trúc, bí đỏ và hoa trường xuân mang ý nghĩa “trời đất mãi xuân”.

Chữ “trúc” (cây trúc) và chữ “chúc” (chúc mừng) đồng âm. Do vậy, cây trúc còn mang hàm ý chúc phúc.

Cách sử dụng:

Bức tranh trang trí họa cây trúc nên treo ở những vị trí cát lợi trong phòng khách hoặc trong thư phòng.

Cây trúc có Ngũ hành thuộc Mộc, do vậy nên treo bức tranh trúc ở vị trí tương sinh thuộc hướng Nam, Hướng Đông và Đông Nam. Không nên treo ở hướng Bắc, hướng Tây Nam, Đông Bắc đó là những phương vị tương khắc, hao tổn vượng khí. Treo ở hướng Tây Bắc, Tây thì bình thường.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây trúc –

Những điều kiêng kỵ khi đặt ghế sofa

Ghế sofa là đồ dùng thường thấy trong phòng khách mọi nhà. Chính vì vậy, rất cần chú ý tới việc bài trí sofa sao cho hợp lý. Nên đặt ghế sofa trong nhà theo phong thủy để tránh gặp phải những điều không tốt.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chọn vị trí tốt để đặt sofa

Nếu đặt sofa ở hướng cát lợi, gia chủ sẽ được an khang, thịnh vượng.

Đối với ngôi nhà hướng Đông, ghế sofa nên đặt ở hướng chính Đông, Đông Nam, chính Nam, chính Bắc của phòng khách. Đây được coi là 4 hướng tốt.

Đối với ngôi nhà hướng Tây, sofa nên đặt ở hướng Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc và Đông Bắc của phòng khách.


Ghế sofa phải hoàn chỉnh
 

Phong thủy coi trọng sự cân đối và hài hòa nên việc lựa chọn hình dáng sofa để bài trí rất quan trọng. Không nên bày 1 nửa bộ hoặc dùng kết hợp 2 loại sofa với hình dạng khác nhau như vuông và tròn.

Phía sau sofa nên có chỗ dựa

Nếu đằng sau sofa là cửa ra vào, cửa sổ hay lối đi, có nghĩa là không có chỗ dựa -điều này đi ngược quan niệm của phong thủy về vai trò của việc "hạo sơn" (tựa núi). Ngoài ra, xét từ góc độ tâm lý học, khi phía sau sofa là khoảng trống sẽ tạo cho người ngồi có cảm giác bất an.

Nếu đằng sau sofa không có tường để dựa thì bạn có thể đặt ở đó 1 chiếc tủ thấp hoặc 1 tấm bình phong để hóa giải.

Phía sau sofa không nên có nước
 
Nếu sau ghế sofa là bể cá, tiểu cảnh ướt (không phải tiểu cảnh khô)... sẽ không tốt vì chúng thuộc hành Thủy, thể hiện sự luân chuyển, bất ổn. Trong trường hợp này, nên thay thế sự hiện diện của hành Mộc thông qua việc bài trí chậu cây cảnh sau sofa sẽ tốt hơn cho vận khí của gia chủ.


Phía sau sofa không nên để gương

Đây là điều cấm kỵ bởi khi có người ngồi trên sofa, phần gáy của họ sẽ bị người bên cạnh hay người ngồi đối diện nhìn thấy. Tuy nhiên, nếu đặt gương ở bên cạnh chứ không phải đằng sau sofa thì không sao.

Không nên đặt sofa dưới xà ngang

Nếu phía trên giường ngủ có xà ngang thì chỉ người nằm trên giường bị ảnh hưởng xấu. Nhưng nếu trên sofa là xà ngang thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong gia đình.

Không nên đặt sofa dưới đèn

Nhiều gia đình thường lắp thêm đèn chùm trong phòng khách để trang trí và tăng cường ánh sáng. Tuy nhiên, không nên đặt sofa bên dưới đèn chùm vì sẽ khiến người ngồi trên ghế dễ rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh. Nếu không thể dịch chuyển vị trí của sofa thì nên lắp đèn treo tường thay vì đèn chùm.

Sofa không nên đối diện cửa chính

Khi sofa và cửa chính đối nhau tạo thành 1 đường thẳng, phong thủy gọi là “đối xứng”, là điều không tốt. Nếu gặp phải tình trạng này thì tốt nhất bạn nên chuyển dịch sofa lệch khỏi cửa. Nếu không thể dịch được thì nên sử dụng bình phong. Làm như vậy, khí từ ngoài qua cửa chính vào nhà sẽ không ảnh hưởng đến người ngồi trên sofa.
 

(Theo KTNX)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi đặt ghế sofa

Ngày Thần Tài là gì? Ý nghĩa ngày Thần Tài?

Nếu bạn để ý sẽ thấy hầu như tất cả các cửa hàng buôn bán, công ty, những nơi kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần Tài. Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu bạn để ý sẽ thấy hầu như tất cả các cửa hàng buôn bán, công ty, những nơi kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần Tài. Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Vào ngày này, hầu như tất cả mọi người đều làm lễ cúng để cầu xin một năm mới làm ăn được tấn tài tấn lộc. Mời bạn đọc cùng Phong thủy số hiểu hơn về ý nghĩa ngày Thần Tài là gì?

Ngày Thần Tài là gì? Ý nghĩa ngày Thần Tài?

Ý nghĩa ngày Thần Tài

1. Sự tích Thần Tài

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa ngày Thần Tài, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự tích từ đâu mà có ngày Thần Tài.

Theo truyền thuyết, chuyển kể rằng ngày xưa dưới trần gian không Thần Tài mà chỉ có Thần Tài ở trên trời, người là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc. Do một lần đi chơi, nhậu xỉn, Thần Tài say quá không làm chủ bản thân nên đã rơi xuống trần gian, ngất xỉu do đầu va vào đá. Mọi người thấy Thần Tài ăn mặc như diễn viên tuồng cải lương thì lột sạch quần áo, mũ nón đem bán. Thần Tài tỉnh dậy không nhớ mình là ai nên đi lang thang ăn xin khắp nơi. Vào đến một cửa hàng kinh doanh nọ, ông thấy chủ cửa hàng buôn bán gà vịt ế ẩm, Thần Tài được mời vào ăn. Kỳ lạ thay, từ khi Thần Tài vào ăn thì khách ở đâu ùn ùn kéo tới, người bán hàng thấy vậy, ngày nào cũng mời thầy tài đến ăn. Có lẽ từ đây mà có câu Thần Tài gõ cửa. Mọi người dân buôn bán quanh vùng coi Thần Tài như báu vật,  liền lập bàn thờ để cúng.

2. Ngày vía Thần Tài

Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người lựa chọn ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, tức ngày mà Thần Tài bay về trời để làm lễ cúng. Tuy nhiên bình thường mọi ngày,nhiều người vẫn cúng hoa quả, trái cây, bánh kẹo đầy đủ để mong một ngày làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt.

3. Cúng Thần Tài

Cúng Thần Tài thường có những thứ sau: 1 bình hoa tươi, 1 con tôm, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con cá lóc nướng, 1 bộ tiền vàng, 1 đĩa trái cây tươi, 1 bình rượu

4. Ý nghĩa ngày Thần Tài

Ý nghĩa ngày Thần Tài là gì? có lẽ sau khi đọc nguồn gốc, sự tích ngày Thần Tài, mọi người cũng sẽ phần nào đoán được về ý nghĩa ngày Thần Tài. Ngày mà tất cả mọi người những người làm ăn buôn bán, kinh doanh sẽ làm lễ cúng với mục đích mong muốn sang một năm mới sẽ có nhiều thuận lợi hơn, có nhiều tài lộc, tiền bạc hơn.

Theo truyền thống của người Việt Nam cũng như nhiều nước khác, vàng luôn được coi là báu vật, là thứ cực kỳ quan trọng, nó không chỉ có giá trị thiết thực mà nó còn mang ý nghĩa của sự phú quý giàu có, cát tường, may mắn.

Bởi vậy ngày ngày vía Thần Tài, người dân sẽ mua vàng vào ngày màu để cầu mong sự may mắn, một năm mới tiền bạc rủng rỉnh, tiền tiêu không thiếu, buôn bán thuận lợi. Vào ngày này bạn sẽ thấy mọi người xếp hàng trước các cửa tiệm vàng.

Xem thêm: Cách bố trí bàn thờ Thần Tài và văn khấn Thần Tài


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày Thần Tài là gì? Ý nghĩa ngày Thần Tài?

Tình yêu của người tuổi Dậu nhóm máu A

Sự đa cảm và dễ rung động dường như là điểm dễ nhận thấy ở người tuổi Dậu thuộc nhóm máu A.
Tình yêu của người tuổi Dậu nhóm máu A

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuy nhiên để ngỏ lời yêu với người mà mình thương mến là cả một khó khăn đối với họ. Hình ảnh một chàng trai, cô gái tuổi Dậu giỏi ăn nói và có tài thuyết trình bỗng nhiên biến mất, thay vào đó là một kẻ si tình vụng về bên người mà họ thầm yêu.

(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Tạo khoảng không gian lãng mạnh trong những giây phút bên nhau là điều mà người tuổi Dậu thuộc nhóm máu B cảm thấy thật không dễ dàng. Thay vào những lời âu yếm, ngọt ngào, họ say sưa với những câu chuyện về công việc, về học tập hay những dự định quá xa xôi. Không khí tẻ nhạt và đơn điệu dường như là điều không tránh khỏi trong buổi hẹn hò.

Mặc dù là những kẻ si tình đáng yêu nhưng họ vẫn rất thận trọng khi lựa chọn bạn đời. Họ vẫn có thể làm chủ được tình cảm của mình để hướng đến sự cân bằng giữa tình yêu và những đòi hỏi thực tế của cuộc sống sau khi kết hôn.

Điều đáng tiếc là một số người tuổi Dậu thuộc nhóm máu B có phần thiếu chung thủy. Con tim của họ vẫn có thể rung lên ngay cả khi họ đã có một gia định hạnh phúc. Chính vì điều này mà họ cần ở người bạn đời không chỉ tình yêu mà hơn thế là lòng độ lượng, bao dung. Những sóng gió trong đời sống vợ chồng sẽ sớm qua đi khi họ biết hướng về giá trị của tình yêu và hôn nhân đích thực.

 

(Theo 12 con giáp về tình yêu hôn nhân)

 



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tình yêu của người tuổi Dậu nhóm máu A

Mơ thấy lừa: Nỗ lực đi lên –

Lừa cả ngày lao động chăm chỉ, tượng trưng cho con người tiến bước đi lên bằng chính nỗ lực của mình. Mơ thấy lừa, dựa vào sự cô' gắng của mình, dần dà thoát khỏi cảnh khó; mơ thấy hình ảnh lừa đang thồ nặng, cố nghĩa là nỗ lực của bản thân sẽ thu đư
Mơ thấy lừa: Nỗ lực đi lên –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy lừa: Nỗ lực đi lên –

Xem tướng tay: Các đường chỉ tay

Chắc chắn các bạn đã không dưới một lần tò mò liệu những đường chỉ tay có thực sự mang những chỉ dẫn vận mạng của mình. Thuật xem chỉ tay là nghệ thuật tìm hiểu tương lai qua các đường chỉ tay (nam xem bàn tay trái, nữ xem bàn tay phải). Đó là một thuật pháp (thuật tiên đoán) có nguồn gốc từ thời xa xưa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo




Đường sanh đạo

Đó là một trong những đường quan trọng nhất trong bàn tay. Đường này ở giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ và chạy hướng về phía cổ tay. Đường này diễn tả mức độ sinh khí, năng lượng, sức mạnh thể chất, thành tích và sự bền chắc.
Đường nét rất rõ ràng: giới tính phát triển.
Đường cong yếu: thiếu năng lượng và sinh động, nhục cảm suy yếu.
Đường chỉ nhỏ và rõ: sức sống tốt, ý chí tốt.
Đường chỉ rộng: có sức mạnh thể chất nhưng hệ thần kinh rất mong manh.

Đường trí đạo

Nằm ngang ở giữa bàn tay dưới đường tâm đạo, đường chỉ này xác định bạn có suy nghĩ thuần lý hay tưởng tượng.
Nhỏ và sâu: thông minh, đầu óc lanh lẹ.
Rộng: phù phiếm, nông nổi, vật chất.
Đường định mạng (may mắn)
Đường bắt đầu đi lên từ phía đáy bàn tay, hướng về gò thổ tinh và chia bàn tay ra làm hai. Nó diễn tả yếu tố may mắn trong cuộc đời, định mệnh.
Không có: nó cho thấy một cá nhân cần phải làm việc khó nhọc mới thành công.
Đường chỉ sâu: thành công nhưng không thỏa mãn.
Xuất phát từ đường sinh đạo: người này chỉ dựa vào bản thân.
Xuất phát từ cổ tay: nếu khắc sâu, gặp may suốt đời, thành công.

Đường tâm đạo

Đường này nằm ngang ở phần trên của bàn tay. Đường này ngự trị các khía cạnh cảm xúc và biểu lộ tiềm năng tình ái, mối tương quan với người yêu và những người xung quanh, không có đường chỉ này: hoàn toàn vô cảm.
Thẳng: tư tưởng kiểm soát cảm xúc.
Xuất phát từ ngón trỏ: tình duyên và ghen tuông.
Xuất phát dưới ngón giữa: nhục cảm hoàn toàn, thiên về khoái lạc.
Xuất phát từ dưới ngón đeo nhẫn: kém cảm xúc.

Đường thái dương (hay là đường mặt trời)

Song song với đường may mắn, nhiều người không có đường này.
Xuất phát từ cổ tay cho đến ngón đeo nhẫn: may mắn và thành công tuyệt đối, một định mệnh phi thường.
Xuất phát từ gò hỏa tinh: kiên trì và có ý chí thành công.
Xuất phát từ gò mặt trăng: thành công nghệ thuật.
Xuất phát từ đường trí đạo: thành công đến từ sự suy nghĩ.
Xuất phát từ đường sinh đạo: chỉ biết dựa vào bản thân.
Xuất phát từ đường tâm đạo: thành công đến muộn.

Đường hôn nhân (giới tính)

Nằm dưới ngón tay út, nhưng người ta chỉ chú ý đến đường chỉ có nét sâu nhất vì thường có nhiều đường chỉ ở đây. Đây là đường chỉ về hôn nhân hay về giới tính.
Rõ ràng và thẳng: hôn nhân hạnh phúc.
Nhiều đường chỉ cạn: nhiều cuộc sống chung không hôn thú.
Đường chỉ đi lên: độc thân.
Đường chỉ đi xuống: ly thân.
Đường chỉ chẻ đôi lúc đầu: khó khăn khi bắt đầu sống chung.
Đường chỉ chẻ đôi lúc sau: tan vỡ.

Nguồn: Tổng hợp.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng tay: Các đường chỉ tay

Phước 70 đời, phước do chính mình tạo nên, không cầu được

Mỗi khi tai qua nạn khỏi, thoát khỏi lưỡi hái tử thần, người ta lại nói rằng phước 70 đời hay phước do ông bà để lại, điều này có nghĩa gì trong Phật giáo?
Phước 70 đời, phước do chính mình tạo nên, không cầu được

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mỗi khi tai qua nạn khỏi, thoát khỏi lưỡi hái tử thần, người ta lại nói rằng may mắn “phước 70 đời” hay “phước do ông bà để lại”… Dưới góc nhìn Phật giáo, điều này có nghĩa gì?

 

1. Đạo Phật cho rằng nhân sinh không có sự may mắn ngẫu nhiên

  Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, vì nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn đến với người này mà không đến với người kế bên. Điều này cũng không chắc là do "phước đức ông bà để lại”. Bởi nếu nhìn lại cuộc đời tổ tiên, nhiều khi thấy cuộc đời họ thật khốn khổ bất hạnh, phước của họ còn không đủ đem lại cho chính họ chút sung sướng hạnh phúc nào, lấy gì họ để lại cho con cháu về sau dùng…    Phước 70 đời, chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước, như một vòng bảo vệ khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết… hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.   Hoạn nạn từ bên ngoài tới là do những ác nghiệp mình tạo ra đời trước hay đời này, đáo hạn thì nó tới không gì ngăn cản nổi, không tránh đâu thoát được, cách duy nhất là hứng chịu... Vấn đề là hứng chịu với cái áo giáp phước đức dầy hay mỏng, lành lặn hay rách nát thôi.  
Phuoc 70 doi, phuoc do chinh minh tao nen, khong cau duoc hinh anh
 

2. Phước đức do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có được

 

Câu hỏi đặt ra là làm làm sao tạo đươc chiếc áo giáp vạn năng kể trên?

  Lời Phật dạy, Phước phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có. Chỉ ngồi yên một chỗ cầu khẩn mà không hành động thì cũng vô ích.   Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước. Giống như kiến thức phải học mới có, sự no bụng phải ăn mới được chứ không thể cầu xin phép lạ từ ai.   Làm phước là làm những việc nhằm mang lại lợi ích cho người khác, dẫu mình không được hưởng hay thậm chí phải chịu hy sinh, thiệt thòi về thời gian công sức của cải. Bên cạnh đó, kiểm soát được lời nói của mình cũng là phước đức lớn nhất trong đời.   
Phuoc 70 doi, phuoc do chinh minh tao nen, khong cau duoc hinh anh
 
Một việc làm như vậy dẫu nhỏ bé đến mấy cũng sinh phước, còn chỉ nhắm cho lợi ích bản thân thì dẫu tốn kém bao nhiêu cũng không mảy may sinh ra chút phước nào.   Người kém phước dẫu ở giữa người thân thuộc quen biết, cũng vẫn phải vất vả khó nhọc tự lo mọi việc, có cần giúp đỡ cũng phải kêu cầu nhưng cũng chẳng được vừa ý, bởi trong quá khứ, ngay những người thân này cũng chưa được mình giúp đỡ nên đời này họ không có ý muốn báo đáp.   Người có phước dẫu một mình ở nơi xa lạ trong hoàn cảnh nào cũng được giúp đỡ tận, được che chở bảo bọc an toàn trong hoạn nạn, hay ở giữa kẻ thù.   Vậy mới nói, làm phước, trước hết để chuyển nghiệp của chính mình, để cuộc đời ta đi lên từ từ. Cứ mỗi kiếp sau sẽ hạnh phúc hơn kiếp này; trí tuệ hơn; dung mạo uy nghi hơn; uy đức lớn lao hơn. Có nhiều cách tích đức tạo nghiệp lành lưu đời con cháu không tốn một xu, đó cũng là cách để tạo phước đức cho chính bản thân mình.  
Phuoc 70 doi, phuoc do chinh minh tao nen, khong cau duoc hinh anh
 
Đừng nghĩ cái tâm ta là của ta, đừng tưởng những ý nghĩ trong đầu ta là của riêng mình, tự mình tạo ra không ai biết. Ý nghĩ trong đầu mình chính là do nhân quả mà thành.   Có những khi ta nghĩ những chuyện tốt đẹp, có những lúc ta nghĩ chuyện xấu xa làm ta cũng phải giật mình, tại sao ta lại có suy nghĩ đến kỳ quặc như vậy, vì nhân quả.   Đó là do ta đã phạm lỗi gì đó của hôm nay, hôm qua, hôm kia, tuần trước, hay tháng trước… ta lỡ xúc phạm một bậc đáng kính nào đó mà tâm ta thay đổi, tự nhiên ý nghĩ bất thiện khởi lên một cách tự nhiên, như thành bản chất của mình, như mình đã từng là người xấu xa vô đạo đức.   Một người luôn nghĩ điều tốt, điều thiện, từ bi, nghĩ về đạo đức là do phước. Trong từng ngày của đời sống, ta đều giữ gìn tâm hạnh kỹ lưỡng, lễ kính Phật, khiêm nhu, không dám xúc phạm đến ai. Tự nhân quả nó tạo nguồn tư tưởng tốt trong tâm, lời nói tốt, hành vi tốt, rồi phước cứ tăng dần mà đi lên. Mỗi người cần phải hiểu lời Phật dạy về nhân quả thì mới có thể áp dụng đúng trong cuộc sống.   T.H   Lời Phật dạy: Trân trọng phụ nữ là phúc báo nghiệp lành Lời Phật dạy: Tham sắc dục thì sẽ phải nhận quả báo Lời Phật dạy: Đoán biết người có vận mệnh tốt hay xấu chỉ cần nghe họ nói

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phước 70 đời, phước do chính mình tạo nên, không cầu được

Quẻ Quan Âm: Vương Mãn Cầu Hiền, Vương Mãn cầu hiền tài

Quẻ Quan Âm thứ 72 Vương Mãn Cầu Hiền đoán rằng dù trước mặt cố con đường khác có thể đi, nhưng ẩn giấu trong đó là gai góc mọc đầy.
Quẻ Quan Âm: Vương Mãn Cầu Hiền, Vương Mãn cầu hiền tài

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đây là quẻ Quan Âm thứ 72 được xây dựng trên điển cố: Vương Mãn cầu hiền hay Vương Mãn tìm hiền tài.

Quẻ trung bình thuộc cung Thìn. Hành sự cần cẩn trọng, dù trước mắt có nhiều con đường để lựa chọn nhưng ẩn dấu trong đó là những điều chưa lường trước được.

Thử quái kết phong thái mật, cầu điềm đắc khổ chi tượng. Chư sự lao tảm phí lực. Phàm sự phòng phạm tai ương dã.

Điển cố quẻ Quan Âm: Vương Mãn Cầu Hiền

Vương Mãng (45 tr. CN – 23 CN), tự Cự Quân, là cháu của hoàng hậu vua Hán Nguyên Đế, người huyện Nguyên Thành, quận Ngụy, là người lập nên nhà Tân.

Cha của Vương Mãng mất sớm, còn chưa được tấn phong, thì tiếp đến anh trai của Vương Mẫng cũng qua đời, Vương Mãng gánh vác trách nhiệm nuôi sống toàn bộ gia đình. Vương Mãng hiếu thuận với mẹ, tôn kính chị dâu, chăm sóc các cháu, sống rất giản dị; ông là người học rộng, lịch lãm, tay không lúc nào rời quyển sách, học tập “Lễ Kinh”; khiêm nhường cung kính, giữ lễ với người khác, kết giao với những người tài giỏi, hiển đạt trong xã hội, nhận được sự tin tưởng của người thời bấy giờ.

Năm mười sáu trước Công nguyên, Vương Mãng được phong làm Tân Đô Hầu đã có thể gia nhập vào trung tâm quyền lực trong triều. Sau đó ông nhằm trúng thời cơ, vạch ra âm mưu của Vương Trường và Vương Xúc đồng lõa với hoàng hậu Hừa thị đã bị phế truất, nhằm lấy lại ngôi vị cho hoàng hậu, nhờ đó ông được làm Đại Tư Mã. Từ đó, Vương Mãng dần dần nắm được thực quyền trong thiên hạ của nhà Hán.

Sau khi Vương Mãng nắm được thực quyền, ông đã dùng lễ đối đãi với người hiền, khiêm nhường với kẻ sĩ, tìm kiếm những người tài giỏi. Mỗi lần ông được hoàng đế ban thưởng, đều đem phân phát toàn bộ cho môn khách và thuộc hạ của mình, bản thân không lấy gì cả. Trong cuộc sống, Vương Mãng lại càng tỏ ra cần kiệm, ăn mặc giản dị như dân chúng. Một lần, mẹ của Vương Mãng bị bệnh, ông túc trực ở nhà. Sau khi các vương hầu công khanh khắp triều dinh biết chuyện, liền sai phu nhân và gia quyến đến thăm hỏi. Các quý phu nhân này người mặc lụa là gấm vóc, trên đầu giắt đầy châu ngọc. Vợ của Vương Mãng ra ngoài cửa nghênh đón, mặc quần áo vải thô, xiêm váy chỉ dài quá đầu gối. Khách đến đều cho rằng bà là người hầu củạ nhà họ Vương, sau khi biết được thân phận của bà, rất kinh hãi. Vì thế mà lời khen ngợi lan truyền không dứt.

Không lâu sau, Hán Ai Đế do hoang dâm nên mắc bệnh mà chết, Thái hậu liền lệnh cho Vương Mãng vào triều. Vương Mãng nắm bắt thời cơ, phế truất Đổng Hiền, kẻ vốn bị dân chúng vô cùng oán hận, buộc hắn phải tự sát. Sau khi bàn bạc với thái hậu, vào tháng mười năm Nguyên.

Thọ thứ 2, đã lập Lưu Khán mới chín tuổi làm Hán Bình Đế. Từ đó Vương Mãng nắm giữ tất cả quyền lực triều chính.

Để thu phục lòng người, ông vừa treo biển thu nạp hiền tài, lại dựa vào thủ đoạn để tạo dư luận. Một lần, Vương Mãng mua chuộc những người Man Di ngoài biên ải, để họ giả xưng là Việt Thường thị, mang chim trĩ trắng vào triều dâng tặng. Bời vào thời vua Chu Thành Vương, từng có Việt Thường thị vào triều dâng chim trĩ trắng. Quần thần đều biết ý đồ của Vương Mãng, liền dâng thư nói rằng Vương Mãng có phẩm đức bao trùm Tứ Di (*), vượt qua cả Chu Công, do đã an định được nhà Hán, nên gia phong làm An Hán Công. Dưới sự xúi bẩy của quần thần, hoàng đế liên tục gia phong cho Vương Mãng, Vương Mãng cũng liên tục từ chối, thậm chí là giả bệnh không vào triều, cuối cùng mới miễn cưỡng nhận danh hiệu đó. Đây chính là sự kiện “mua chuộc dâng lễ” nối tiếng trong lịch sử.

(*) Tứ Di: Các dân tộc xung quanh Trung Nguyên, bao gồm Di ở phía đông, Địch ờ phía bắc, Nhung ở phía tây và Man ở phía nam.

Hán Bình Đế cũng là một hoàng đế hoang dâm, chết vào năm Nguyên Thủy thứ 5 (năm 5 sau CN). Cũng có thuyết cho rằng Hán Bình Đế bị Vương Mãng đầu độc chết. Nhà Hán đến đây, thực chất chỉ còn là hữu danh vô thực. Nhưng để che tai mắt mọi người, Vương Mãng vẫn lập Lưu Anh chỉ mới hai tuổi lên làm vua, còn mình lấy danh nghĩa nhiếp chính để chiếm cứ vị trí thiên tử. Sau đó, Vương Mãng lại thông qua việc gia phong “Cửu Tích”, tạo Phù đoan, vào năm Sơ Nguyên thứ nhất để phế truất vua nhà Hán, đổi tên nước là “Tân”, niên hiệu là “Thủy Kiến Quốc”.

Năm Thiên Phượng thứ 4 (năm 17), cả nước xảy ra nạn châu chấu và nạn hạn hán, đói kém khắp nơi, dân đói nổi lên làm loạn, quân Xích Mi và quân Lục Lâm nối tiếp nhau dựng cờ khởi nghĩa. Năm Địch Hoàng thứ 4 (tức năm 23), quân Lục Lâm đánh vào Trường An, Vương Mãng bị giết, nhà Tân do ông lập nên diệt vong.

Nha Tân do Vương Mãng lập nên không được chính sử công nhận, trong lịch sử, triều đại này vẫn được nhập vào nhà Hán.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quẻ Quan Âm: Vương Mãn Cầu Hiền, Vương Mãn cầu hiền tài

Giải mã vận trình qua chiếc răng khểnh

Chiếc răng khểnh làm cho nụ cười của người phụ nữ trở nên duyên dáng và đáng yêu. Tuy nhiên, cô gái này cũng hơi đanh đá và ngang bướng một chút.
Giải mã vận trình qua chiếc răng khểnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Những cô gái có răng khểnh thường rất ngang tàng, làm việc theo cảm hứng. Nếu bạn và cô ấy có một cuộc tranh luận thì hẳn nhiên phần thắng sẽ thuộc về cô ấy. 

Giai ma van trinh qua chiec rang khenh hinh anh
Ảnh minh họa
  Nếu chiếc răng duyên ấy lại quá nhọn và gần cửa miệng thì cô gái ấy rất có khả năng chọc giận người khác bởi lối ăn nói không phân biệt phải trái, rất hay “gây thù chuốc oán” với mọi người dẫn đến vận trình tình cảm không được tốt. Vì vậy, trong giao tiếp mọi người cần tôn trọng nhau một chút, nếu bạn sở hữu một chiếc răng nanh thì bạn cần biết cách kiềm chế bản thân, kiềm chế cảm xúc của mình, chỉ cần bạn ôn hòa thì ai ai cũng đều cảm thấy vui vẻ và thoải mái.    Với một số người phụ nữ thì răng khểnh là răng duyên và họ luôn ao ước mình có một chiếc, nhưng ngược lại, với những mỹ nhân thì họ lại không mong muốn như vậy, họ muốn hàm răng của mình đều tăm tắp. Nguyên nhân là do họ sợ ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng quan của gương mặt, khiến mình mất tự tin mà ảnh hưởng tới công việc đồng nghĩa với ảnh hưởng tới vận trình sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu không muốn có “chiếc răng thừa” thì họ hoàn toàn có thể đi chỉnh nha.   Răng nanh xuất hiện khi một đứa trẻ tới quá trình thay răng sữa. Răng nanh chỉ mọc ở hàm trên, vị trí mọc giống như nanh vuốt của hổ, đây chính là điểm nổi bật nhất của khuôn miệng. Chân răng sâu và sắc nhọn giúp cho việc cắn xé thức ăn được dễ dàng hơn. Ngoài ra, răng nanh cũng ít khi bị các bệnh về răng như sâu răng, mà nó khá chắc và tuổi thọ của răng cũng khá cao. Răng khểnh cũng có ảnh hưởng nhất định tới vận trình sức khỏe. Nếu không có chúng thì khả năng hô hấp không được tốt, sớm lão hóa và tất nhiên là sắc mặt không tươi tắn so với những mỹ nhân sở hữu răng duyên.  
 
► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác

Phương Thùy (Theo xingzuo360.cn)
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã vận trình qua chiếc răng khểnh

Luận cát, hung của sao Cửu Tử khi kết hợp trong Cửu tinh

Sao Cửu Tử là sao đứng hàng thứ 9 – hàng cuối cùng trong Cửu tinh, có ảnh hưởng tới cát, hung khi lập tinh bàn chọn đất xem nhà.
Luận cát, hung của sao Cửu Tử khi kết hợp trong Cửu tinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi trọn đời chuẩn xác

Luan cat, hung cua sao Cuu Tu khi ket hop trong Cuu tinh hinh anh
 
Sao Cửu Tử là sao Hữu Bật. Nếu vượng thì văn chương lừng lẫy, vinh hiển đột ngột, con cháu dòng giữa được hưởng phú quý. Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa ở chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, bệnh mắt, hoặc sinh đẻ khó.
 
Cửu Tử gặp Nhất Bạch là khắc nhập. Nếu vượng thì trong nhà có nhiều việc vui mừng, âm dương chính phối, Thủy Hỏa có đủ, vợ sinh nhiều con trai, giàu sang đến đột ngột. Nếu suy thì con cháu dòng giữa lụn bại, có bệnh ở mắt và tai. Nếu kèm theo Thất Xích bay đến thì e rằng có hỏa tai.
 
Cửu Tử gặp Nhị Hắc là sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có về ruộng vườn nhà cửa, mẫu thân quản lý gia sản. Nếu suy thì sinh con đần độn, trang viên bị hỏa hoạn, dạ dày nóng nên đại tiện ra máu, dễ có bệnh đường ruột hoặc bệnh mắt.
 
Cửu Tử gặp Tam Bích sinh nhập. Nếu vượng thì đèn luôn rực sáng sảnh đường, quyền cao chức trọng, uy chất bốn phương, con cháu thông minh đắc chí. Nếu suy thì e rằng có kiếp nạn vì dâm loạn, có hỏa hoạn. Đàn ông hung ác, bại hoại thanh danh. Người nhà dễ bị bệnh mắc, hoặc bị thương tật ở chân.
 
Cửu Tử gặp Tứ Lục sinh nhập. Nếu vượng thì sảnh đường rực sáng, chồng vẻ vang danh tiếng, vợ sang quý đẹp đẽ, con cháu thông minh, tài văn chương nổi bật, có nhiều hoạnh tài, tin mừng đến dồn dập. Nếu suy thì nam nữ dâm loạn, danh tàn thân bại, sự nghiệp tiêu tan, thường bị bệnh mắt hay lưng eo. Con cháu hoang đàng bừa bãi.
 
Sao Cửu Tử gặp Ngũ Hoàng là sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có về địa sản. Nếu suy thì sinh con đần độn, con có tổn thương về mắt. Nếu Loan đầu bên ngoài có ngọn núi trọc vì bị tàn phá thì con cháu thi cử khó đỗ đạt; trong nhà có người bị tật hay mù lòa, hoặc vì sắc dục mà mắc bệnh giang mai, nhọt độc.
 
Cửu Tử gặp Lục Bạch khắc xuất. Nếu vượng thì văn chương hiển đạt. Thất Bát Cửu liền nhau là ứng nghiệm tám đời đều có tài văn chương. Chủ nhân khỏe mạnh sống lâu, gia đạo an khang. Nếu suy thì Hỏa thiêu Thiên môn, trong nhà sinh ra nghịch tử, hoặc con cháu bỏ nhà ra đi. Hỏa khắc Kim (phổi thuộc Kim) nên dễ bị thổ huyết, hoặc bệnh lao.
 
Cửu Tử gặp Thất Xích khắc xuất. Nếu vượng thì nam nữ thông minh lanh lợi, tiền của hoạnh tài đến tay. Nếu suy thì nam nữ nghiện ngập; vì ham mê tử sắc hoặc bị hỏa hoạn mà tài sản tiêu tán, nhà có người mắc bệnh lao. Cửu Thất là Hỏa của Tiên Thiên và Hậu Thiên bát quái, cho nên chủ về hỏa hoạn và cũng là quan tai.
 
Cửu Tử gặp Bát Bạch là sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có về ruộng vườn nhà cửa, văn chức thăng tiến, tin mừng đến dồn dập. Nếu suy thì Hỏa viêm Thổ táo, sinh con ngu đần. Nhà có người bị tật mắt hoặc mắc bệnh đau bao tử.
 
Sao Cửu Tử gặp Cửu Tử là tỵ hòa. Nếu vượng thì tài văn chương hiển hách, nổi tiếng khắp nơi, gia cảnh rực rỡ, đinh tài phát đột ngột. Nếu suy thì sinh nhiều con gái, nam nữ hiếu sắc. Trong nhà có người bị tật ở mắt hoặc mù lòa. Trong nhà dễ có người bị bệnh bạch đới cấp tính.
ST

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận cát, hung của sao Cửu Tử khi kết hợp trong Cửu tinh

Cách tìm ngày xung tuổi –

Tra lịch (âm lịch) để biết ngày cần xem là ngày gì, đối chiếu với bảng nếu thấy có tuổi xung trùng với tuổi của bạn thì ngày ấy xung với bạn, nên cẩn trọng mọi việc. Ví dụ: Hôm nay là ngày Quý Hợi, thuộc vòng Giáp Dần, nhìn sang ngang thấy tuổi xung

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tra lịch (âm lịch) để biết ngày cần xem là ngày gì, đối chiếu với bảng nếu thấy có tuổi xung trùng với tuổi của bạn thì ngày ấy xung với bạn, nên cẩn trọng mọi việc.

ziv1340946576_500

Ví dụ: Hôm nay là ngày Quý Hợi, thuộc vòng Giáp Dần, nhìn sang ngang thấy tuổi xung là Đinh Tị, Ất Tị. Nếu tuổi của bạn không trùng với một trong hai tuổi đó thì ngày Quý Hợi không phải là ngày xung của bạn. Nếu tuổi của bạn trùng với một trong hai tuổi ấy là bị xung, phải cẩn trọng trong ngày Quý Hợi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách tìm ngày xung tuổi –

Các ngày “Ly sào” tránh ăn hỏi, cưới xin –

Đó là các ngày: Tân Mão Mậu Thìn Mậu Ngọ Kỷ Dậu Tân Dậu Mậu Thân Mậu Dần Mậu Tý Nhâm Thân Kỷ Sửu Quý Sửu Bính Tuất Nhâm Ngọ Mậu Tuất Nhâm Tuất Quý Hợi Tân Sửu Kỷ Hợi Quý Tị Tân Hợi   Tân Tị Kỷ Tị   Bài diễn ca ngày “Ly sào” Tân Mão ngày ấy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đó là các ngày:

le_an_hoi_8

Tân Mão

Mậu Thìn

Mậu Ngọ

Kỷ Dậu

Tân Dậu

Mậu Thân

Mậu Dần

Mậu Tý

Nhâm Thân

Kỷ Sửu

Quý Sửu

Bính Tuất

Nhâm Ngọ

Mậu Tuất

Nhâm Tuất

Quý Hợi

Tân Sửu

Kỷ Hợi

Quý Tị

Tân Hợi

 

Tân Tị

Kỷ Tị

 

Bài diễn ca ngày “Ly sào”

Tân Mão ngày ấy dữ sao
Mậu Thìn, Kỷ Tị chớ mà hôn nhân
Mậu Tý với ngày Mậu Dần
Mậu Tuất, Nhâm Tuất lưu tâm chớ dùng
Mậu Ngọ, Nhâm Ngọ không ưng
Kỷ Dậu, Kỷ Sửu đừng dùng làm chi
Tân Sửu, Quý Sửu nhớ ghi
Quý Tị, Kỷ Hợi, Tân Tị cùng thì Mậu Thân
Ly sào ấy chớ phân vân
Tránh xa, khỏi vạ phải cần nhớ lâu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “Ly sào” tránh ăn hỏi, cưới xin –

Tên hay và đẹp cho các bé gái –

Dưới đây là tổng hợp những tên đẹp dành cho bé gái để các bạn tham khảo: 1. Hoài An: cuộc sống của con sẽ mãi bình an 2. Huyền Anh: tinh anh, huyền diệu 3. Thùy Anh: con sẽ thùy mị, tinh anh. 4. Trung Anh: trung thực, anh minh 5. Tú Anh: xinh đẹp, ti

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dưới đây là tổng hợp những tên đẹp dành cho bé gái để các bạn tham khảo:

cach_phoi_chan_vay_xoe_that_xinh_cho_be_gai20120808084549

1. Hoài An: cuộc sống của con sẽ mãi bình an
2. Huyền Anh: tinh anh, huyền diệu
3. Thùy Anh: con sẽ thùy mị, tinh anh.
4. Trung Anh: trung thực, anh minh
5. Tú Anh: xinh đẹp, tinh anh
6. Vàng Anh: tên một loài chim
7. Hạ Băng: tuyết giữa ngày hè
8. Lệ Băng: một khối băng đẹp
9. Tuyết Băng: băng giá
10. Yên Bằng: con sẽ luôn bình an
11. Ngọc Bích: viên ngọc quý màu xanh
12. Bảo Bình: bức bình phong quý
13. Khải Ca: khúc hát khải hoàn
14. Sơn Ca: con chim hót hay
15. Nguyệt Cát: kỷ niệm về ngày mồng một của tháng
16. Bảo Châu: hạt ngọc quý
17. Ly Châu: viên ngọc quý
18. Minh Châu: viên ngọc sáng
19. Hương Chi: cành thơm
20. Lan Chi: cỏ lan, cỏ chi, hoa lau
21. Liên Chi: cành sen
22. Linh Chi: thảo dược quý hiếm
23. Mai Chi: cành mai
24 Phương Chi: cành hoa thơm
25. Quỳnh Chi: cành hoa quỳnh
26. Hiền Chung: hiền hậu, chung thủy
27. Hạc Cúc: tên một loài hoa
28. Nhật Dạ: ngày đêm
29. Quỳnh Dao: cây quỳnh, cành dao
30. Huyền Diệu: điều kỳ lạ
31. Kỳ Diệu: điều kỳ diệu
32. Vinh Diệu: vinh dự
33. Thụy Du: đi trong mơ
34. Vân Du: Rong chơi trong mây
35. Hạnh Dung: xinh đẹp, đức hạnh
36. Kiều Dung: vẻ đẹp yêu kiều
37. Từ Dung: dung mạo hiền từ
38. Thiên Duyên: duyên trời
39. Hải Dương: đại dương mênh mông
40. Hướng Dương: hướng về ánh mặt trời
41. Thùy Dương: cây thùy dương
42. Kim Đan: thuốc để tu luyện thành tiên
43. Minh Đan: màu đỏ lấp lánh
44. Yên Đan: màu đỏ xinh đẹp
45. Trúc Đào: tên một loài hoa
46. Hồng Đăng: ngọn đèn ánh đỏ
47. Hạ Giang: sông ở hạ lưu
48. Hồng Giang: dòng sông đỏ
49. Hương Giang: dòng sông Hương
50. Khánh Giang: dòng sông vui vẻ
51. Lam Giang: sông xanh hiền hòa
52. Lệ Giang: dòng sông xinh đẹp
53. Bảo Hà: sông lớn, hoa sen quý
54. Hoàng Hà: sông vàng
55. Linh Hà: dòng sông linh thiêng
56. Ngân Hà: dải ngân hà
57. Ngọc Hà: dòng sông ngọc
58. Vân Hà: mây trắng, ráng đỏ
59. Việt Hà: sông nước Việt Nam
60. An Hạ: mùa hè bình yên
61. Mai Hạ: hoa mai nở mùa hạ
62. Nhật Hạ: ánh nắng mùa hạ
63. Đức Hạnh: người sống đức hạnh
64. Tâm Hằng: luôn giữ được lòng mình
65. Thanh Hằng: trăng xanh
66. Thu Hằng: ánh trăng mùa thu
67. Diệu Hiền: hiền thục, nết na
68. Mai Hiền: đoá mai dịu dàng
69. Ánh Hoa: sắc màu của hoa
70. Kim Hoa: hoa bằng vàng
71. Hiền Hòa: hiền dịu, hòa đồng
72. Mỹ Hoàn: vẻ đẹp hoàn mỹ
73. Ánh Hồng: ánh sáng hồng
74. Diệu Huyền: điều tốt đẹp, diệu kỳ
75. Ngọc Huyền: viên ngọc đen
76. Đinh Hương: một loài hoa thơm
78. Quỳnh Hương: một loài hoa thơm
79. Thanh Hương: hương thơm trong sạch
80. Liên Hương: sen thơm
81. Giao Hưởng: bản hòa tấu
82. Uyển Khanh: một cái tên xinh xinh
83. An Khê: địa danh ở miền Trung
84. Song Kê: hai dòng suối
85. Mai Khôi: ngọc tốt
86. Ngọc Khuê: danh gia vọng tộc
87. Thục Khuê: tên một loại ngọc
88. Kim Khuyên: cái vòng bằng vàng
89. Vành Khuyên: tên loài chim
90. Bạch Kim: vàng trắng
91. Hoàng Kim: sáng chói, rạng rỡ
92. Thiên Kim: nghìn lạng vàng
93. Bích Lam: viên ngọc màu lam
94. Hiểu Lam: màu chàm hoặc ngôi chùa buổi sớm
95. Quỳnh Lam: loại ngọc màu xanh sẫm
96. Song Lam: màu xanh sóng đôi
97. Thiên Lam: màu lam của trời
98. Vy Lam: ngôi chùa nhỏ
99. Bảo Lan: hoa lan quý
100. Hoàng Lan: hoa lan vàng
101. Linh Lan: tên một loài hoa
102. Mai Lan: hoa mai và hoa lan
103. Ngọc Lan: hoa ngọc lan
104. Phong Lan: hoa phong lan
105. Tuyết Lan: lan trên tuyết
106. Ấu Lăng: cỏ ấu dưới nước
107. Trúc Lâm: rừng trúc
108. Tuệ Lâm: rừng trí tuệ
109. Tùng Lâm: rừng tùng
110. Tuyền Lâm: tên hồ nước ở Đà Lạt
111. Nhật Lệ: tên một dòng sông
112. Bạch Liên: sen trắng
113. Hồng Liên: sen hồng
114. Ái Linh: Tình yêu nhiệm màu
115. Gia Linh: sự linh thiêng của gia đình
116. Thảo Linh: sự linh thiêng của cây cỏ
117. Thủy Linh: sự linh thiêng của nước
118. Trúc Linh: cây trúc linh thiêng
119. Tùng Linh: cây tùng linh thiêng
120. Hương Ly: hương thơm quyến rũ
121. Lưu Ly: một loài hoa đẹp
122. Tú Ly: khả ái
123. Bạch Mai: hoa mai trắng
124. Ban Mai: bình minh
125. Chi Mai: cành mai
126. Hồng Mai: hoa mai đỏ
127. Ngọc Mai: hoa mai bằng ngọc
128. Nhật Mai: hoa mai ban ngày
129. Thanh Mai: quả mơ xanh
130. Yên Mai: hoa mai đẹp
131. Thanh Mẫn: sự sáng suốt của trí tuệ
132. Hoạ Mi: chim họa mi
133. Hải Miên: giấc ngủ của biển
134. Thụy Miên: giấc ngủ dài và sâu
135. Bình Minh: buổi sáng sớm
136. Tiểu My: bé nhỏ, đáng yêu
137. Trà My: một loài hoa đẹp
138. Duy Mỹ: chú trọng vào cái đẹp
139. Thiên Mỹ: sắc đẹp của trời
140. Thiện Mỹ: xinh đẹp và nhân ái
141. Hằng Nga: chị Hằng
142. Thiên Nga: chim thiên nga
143. Tố Nga: người con gái đẹp
144. Bích Ngân: dòng sông màu xanh
145. Kim Ngân: vàng bạc
146. Đông Nghi: dung mạo uy nghiêm
147. Phương Nghi: dáng điệu đẹp, thơm tho
148. Thảo Nghi: phong cách của cỏ
149. Bảo Ngọc: ngọc quý
150. Bích Ngọc: ngọc xanh
151. Khánh Ngọc: viên ngọc đẹp
152. Kim Ngọc: ngọc và vàng
153. Minh Ngọc: ngọc sáng
154. Thi Ngôn: lời thơ đẹp
155. Hoàng Nguyên: rạng rỡ, tinh khôi
156. Thảo Nguyên: đồng cỏ xanh
157. Ánh Nguyệt: ánh sáng của trăng
158. Dạ Nguyệt: ánh trăng
159. Minh Nguyệt: trăng sáng
160. Thủy Nguyệt: trăng soi đáy nước
161. An Nhàn: Cuộc sống nhàn hạ
162. Hồng Nhạn: tin tốt lành từ phương xa
163. Phi Nhạn: cánh nhạn bay
164. Mỹ Nhân: người đẹp
165. Gia Nhi: bé cưng của gia đình
166. Hiền Nhi: bé ngoan của gia đình
167. Phượng Nhi: chim phượng nhỏ
168. Thảo Nhi: người con hiếu thảo
169. Tuệ Nhi: cô gái thông tuệ
170. Uyên Nhi: bé xinh đẹp
171. Yên Nhi: ngọn khói nhỏ
172. Ý Nhi: nhỏ bé, đáng yêu
173. Di Nhiên: cái tự nhiên còn để lại
174. An Nhiên: thư thái, không ưu phiền
175. Thu Nhiên: mùa thu thư thái
176. Hạnh Nhơn: đức hạnh
177. Hoàng Oanh: chim oanh vàng
178. Kim Oanh: chim oanh vàng
179. Lâm Oanh: chim oanh của rừng
180. Song Oanh: hai con chim oanh
181. Vân Phi: mây bay
182. Thu Phong: gió mùa thu
183. Hải Phương: hương thơm của biển
184. Hoài Phương: nhớ về phương xa
185. Minh Phương: thơm tho, sáng sủa
186. Phương Phương: vừa xinh vừa thơm
187. Thanh Phương: vừa thơm tho, vừa trong sạch
188. Vân Phương: vẻ đẹp của mây
189. Nhật Phương: hoa của mặt trời
190. Trúc Quân: nữ hoàng của cây trúc
191. Nguyệt Quế: một loài hoa
192. Kim Quyên: chim quyên vàng
193. Lệ Quyên: chim quyên đẹp
194. Tố Quyên: Loài chim quyên trắng
195. Lê Quỳnh: đóa hoa thơm
196. Diễm Quỳnh: đoá hoa quỳnh
197. Khánh Quỳnh: nụ quỳnh
198. Đan Quỳnh: đóa quỳnh màu đỏ
199. Ngọc Quỳnh: đóa quỳnh màu ngọc
200. Tiểu Quỳnh: đóa quỳnh xinh xắn
201. Trúc Quỳnh: tên loài hoa
202. Hoàng Sa: cát vàng
203. Linh San: tên một loại hoa
204. Băng Tâm: tâm hồn trong sáng, tinh khiết
205. Đan Tâm: tấm lòng son sắt
206. Khải Tâm: tâm hồn khai sáng
207. Minh Tâm: tâm hồn luôn trong sáng
208. Phương Tâm: tấm lòng đức hạnh
209. Thục Tâm: một trái tim dịu dàng, nhân hậu
210. Tố Tâm: người có tâm hồn đẹp, thanh cao
211. Tuyết Tâm: tâm hồn trong trắng
212. Đan Thanh: nét vẽ đẹp
213. Đoan Thanh: người con gái đoan trang, hiền thục
214. Giang Thanh: dòng sông xanh
215. Hà Thanh: trong như nước sông
216. Thiên Thanh: trời xanh
217. Anh Thảo: tên một loài hoa
218. Cam Thảo: cỏ ngọt
219. Diễm Thảo: loài cỏ hoang, rất đẹp
220. Hồng Bạch Thảo: tên một loài cỏ
221. Nguyên Thảo: cỏ dại mọc khắp cánh đồng
222. Như Thảo: tấm lòng tốt, thảo hiền
223. Phương Thảo: cỏ thơm
224. Thanh Thảo: cỏ xanh
225. Ngọc Thi: vần thơ ngọc
226. Giang Thiên: dòng sông trên trời
227. Hoa Thiên: bông hoa của trời
228. Thanh Thiên: trời xanh
229. Bảo Thoa: cây trâm quý
230. Bích Thoa: cây trâm màu ngọc bích
231. Huyền Thoại: như một huyền thoại
232. Kim Thông: cây thông vàng
233. Lệ Thu: mùa thu đẹp
234. Đan Thu: sắc thu đan nhau
235. Hồng Thu: mùa thu có sắc đỏ
236. Quế Thu: thu thơm
237. Thanh Thu: mùa thu xanh
238. Đơn Thuần: đơn giản
239. Đoan Trang: đoan trang, hiền dịu
240. Phương Thùy: thùy mị, nết na
241. Khánh Thủy: đầu nguồn
242. Thanh Thủy: trong xanh như nước của hồ
243. Thu Thủy: nước mùa thu
244. Xuân Thủy: nước mùa xuân
245. Hải Thụy: giấc ngủ bao la của biển
246. Diễm Thư: cô tiểu thư xinh đẹp
247. Hoàng Thư: quyển sách vàng
248. Thiên Thư: sách trời
249. Minh Thương: biểu hiện của tình yêu trong sáng
250. Nhất Thương: bố mẹ yêu thương con nhất trên đời
251. Vân Thường: áo đẹp như mây
252. Cát Tiên: may mắn
253. Thảo Tiên: vị tiên của loài cỏ
254. Thủy Tiên: hoa thuỷ tiên
255. Đài Trang: cô gái có vẻ đẹp đài cát, kiêu sa
256. Hạnh Trang: người con gái đoan trang, tiết hạnh
257. Huyền Trang: người con gái nghiêm trang, huyền diệu
258. Phương Trang: trang nghiêm, thơm tho
259. Vân Trang: dáng dấp như mây
260. Yến Trang: dáng dấp như chim én
261. Hoa Tranh: hoa cỏ tranh
262. Đông Trà: hoa trà mùa đông
263. Khuê Trung: Phòng thơm của con gái
264. Bảo Trâm: cây trâm quý
265. Mỹ Trâm: cây trâm đẹp
267. Quỳnh Trâm: tên của một loài hoa tuyệt đẹp
268. Yến Trâm: một loài chim yến rất quý giá
269. Bảo Trân: vật quý
270. Lan Trúc: tên loài hoa
271. Tinh Tú: sáng chói
272. Đông Tuyền: dòng suối lặng lẽ trong mùa đông
273. Lam Tuyền: dòng suối xanh
274. Kim Tuyến: sợi chỉ bằng vàng
275. Cát Tường: luôn luôn may mắn
276. Bạch Tuyết: tuyết trắng
277. Kim Tuyết: tuyết màu vàng
278. Lâm Uyên: nơi sâu thăm thẳm trong khu rừng
279. Phương Uyên: điểm hẹn của tình yêu.
280. Lộc Uyển: vườn nai
281. Nguyệt Uyển: trăng trong vườn thượng uyển
282. Bạch Vân: đám mây trắng tinh khiết trên bầu trời
283. Thùy Vân: đám mây phiêu bồng
284. Thu Vọng: tiếng vọng mùa thu
285. Anh Vũ: tên một loài chim rất đẹp
286. Bảo Vy: vi diệu quý hóa
287. Đông Vy: hoa mùa đông
288. Tường Vy: hoa hồng dại
289. Tuyết Vy: sự kỳ diệu của băng tuyết
290. Diên Vỹ: hoa diên vỹ
291. Hoài Vỹ: sự vĩ đại của niềm mong nhớ
292. Xuân xanh: mùa xuân trẻ
293. Hoàng Xuân: xuân vàng
294. Nghi Xuân: một huyện của Nghệ An
295. Thanh Xuân: giữ mãi tuổi thanh xuân bằng cái tên của bé
296. Thi Xuân: bài thơ tình lãng mạn mùa xuân
297. Thường Xuân: tên gọi một loài cây
298. Bình Yên: nơi chốn bình yên.
299. Mỹ Yến: con chim yến xinh đẹp
300. Ngọc Yến: loài chim quý


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tên hay và đẹp cho các bé gái –

Khách qua đường trong cuộc đời 12 chòm sao

Trong biển người mênh mông, chúng ta có duyên gặp gỡ để rồi lại lướt qua nhau như hai người xa lạ. Khách qua đường trong cuộc đời của 12 chòm sao là ai đây?
Khách qua đường trong cuộc đời 12 chòm sao

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong biển người mênh mông, chúng ta có duyên gặp gỡ để rồi lại lướt qua nhau như hai người xa lạ. Khách qua đường trong cuộc đời của 12 sao là ai đây?


► Xem thêm: Tử vi 12 cung hoàng đạo và Horoscope được cập nhật mới nhất

khach
 
Bạch Dương - Ma Kết
 
Bạch Dương bị Ma Kết cuốn hút, nhưng nói tới chuyện kết hôn là lập tức Kết Kết tuyên bố chờ sự nghiệp thành công. Mà tham vọng của người ấy quá lớn khiến Bạch Dương chẳng đủ kiên nhẫn để đợi chờ.
 
Kim Ngưu - Thủy Bình
 
Thủy Bình chỉ là khách qua đường trong cuộc đời của Kim Ngưu. Giữa một người quá nguyên tắc và một người vô nguyên tắc, liệu có thể có kết quả gì đây?
 
Cự Giải - Nhân Mã

Cự Giải muốn một mái ấm, Nhân Mã không thể cho, Cự Giải muốn sự an toàn, Nhân Mã không thể hồi đáp. Đôi bên sẽ sớm tự rời xa nhau mà thôi.
 
Thiên Bình - Song Tử
 
Song Tử rốt cuộc không phải “chân mệnh thiên tử” của Thiên Bình, hai người khác xa nhau về suy nghĩ, chỉ gặp nhau một lần rồi mãi mãi chia ly.
 
Thiên Yết - Xử Nữ
 
Chòm sao tỉ mỉ như Xử Nữ quá quan tâm, quá săn sóc khiến Thiên Yết cảm thấy bức bối không chịu nổi. Sự lạnh lùng, bí hiểm không thể phá vỡ của Thiên Yết lại làm trái tim Xử Nữ tổn thương.
 
Song Ngư - Sư Tử
 
Cuộc đời Song Ngư vốn tìm người làm chỗ dựa, nhưng chỗ dựa Sư Tử quả thật không thể tin dùng. Vừa kiêu ngạo, vừa gia trưởng, không thích hợp với tính cách mềm mỏng, ôn hòa của chú cá nhỏ.
Ngọc Bích (Theo Sohu)
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khách qua đường trong cuộc đời 12 chòm sao

Kiêng kỵ cầu thang trong phòng chính đối thẳng với cửa chính –

Trong phong thủy nhà ở. từ chỉnh thể nhà ở mà nói: “Cầu kỳ” chính là việc chuyển động của dòng “khí”. “Khí” về nghĩa cụ thể là không khí trong lành, về nghĩa trừu tượng là “vận khí’ và “tài khí”. Cầu thang thông lên lầu 2 của căn nhà, không những ngư

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ời có thể đi lại, mà còn có thể vận “khí”, tăng cường “khí lưu thông trong nhà. Do cầu thang có hướng xoắn lên trên, dường như người dưới không nhìn thấy được đầu kia của cầu thang, vì thế cũng có người coi nó là tượng trưng cho tương lai của chủ nhân ngôi nhà. vì thế mà có cách nói “nhà có cầu thang bước bước cao” (dù cho sự thẳng tiến của ngôi nhà).

180

Phía trước chúng ta đã nhắc đến, cửa thông thường được coi là cái miệng xuất “khí”, nạp “khí”. Cái miệng nạp “khí’ này đối thẳng với cầu thang có thỏa đáng không?

Bản thân cầu thang là từng bậc từng bậc một, nêu “khí” vừa vào cửa đã gặp phải cầu thang, cầu thang chính là một đường cắt ngang trước tiên, như vậy là đã cắt đứt toàn bộ khí vừa vào. làm cho “khí” không thể thông suốt, đảo loạn khí trường. Khí trường vừa bị đảo loạn, môi trường trong nhà tự nhiên đi đâu hết. Từ đó có thể thấy, mở cửa nhìn thấy cầu thang, lên lầu xuống lầu chưa nhìn thấy chỗ thuận tiện nào mà đã thấy những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe gia chủ.

Vì vậy, khi thiết kế cầu thang, một kiên trúc sư giỏi luôn cố gắng thiết kế không cho cầu thang chính đối cửa ra vào. Phương pháp mà họ chủ yếu sử dụng có 3 loại: Một là, cầu thang chính đối cửa lớn chuyển sang một hướng khác, ví dụ thiết kế hình dáng cầu thang hình cung làm cho cầu thang bị chuyên hướng, quay lưng lại với cửa. Hai là, giấu cầu thang đi tốt nhất là giấu cầu thang sau một bức tường, dùng hai bức tường kẹp Cầu thang lại, như vậy không chỉ không “cắt đoạn khí trường” mà còn giúp người đi lên xuống cầu thang có cảm giác an toàn, thậm chí dưới gầm cầu thang còn có thể thiết kế một gian phòng để đồ hoặc nhà vệ sinh. Ba là, giữa cửa và cầu thang đặt một bức bình phong để “khí” có thể thuận theo bức bình phong mà đi vào nha.

Ngoài việc cầu thang không nên đối thẳng với cửa lớn ra, trong phong thủy nhà ở. một điều cấm kỵ nữa liên quan đến cầu thang là đặt cầu thang ờ trung tâm của ngôi nhà. Bời vì trung tâm của ngôi nhà được coi là “huyệt nhãn”, là điểm ngưng kết của “khí”. Mọi người thường cho ràng: Đây là nơi linh hồn của căn nhà, là nới tôn quý nhất của căn nhà. “Huyết nhãn”, cách nói truyền thông này được lắng đọng cho đến tận ngày nay và đã trở thành một thói quen thẩm mỹ của người Trung Quôc “dĩ trung vi thượng, cư trung, bất thiên bất ý” (lấy trung tâm là trên nhất, ờ chính giữa, không nghiêng không lệch).

Nếu cầu thang đặt ờ giữa nhà là hiển thị ra “huyên tân đoạt chù” (khách lấn át chủ nhà, phụ át chính), cầu thang dùng để cho người đi lại, lên xuống làm cho nơi đây huyên náo không yên, không chỉ lãng phí dải đất bảo bối “huyệt nhãn”, mà còn có thể có ý nghĩa bất kính “giẫm đạp, giày xéo”, không mang lại vận may cho người trong nhà.

Cuối cùng, khi thiết kế cầu thang chú ý phải nhất trí với phong cách tổng thể, hoàn cảnh không gian của cả căn nhà sao cho căn nhà hài hòa, thống nhất. Đây chính là nguyên tắc chủ yếu nhất trong phong thủy nhà ở. Nêu thiết kế cầu thang quá chót vót, thiết kế quá “qua loa lấy lòng người khác”, tất nhiên sẽ làm cho người sống trong nhà luôn cảm thấy không thoải mái.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kiêng kỵ cầu thang trong phòng chính đối thẳng với cửa chính –

Cách bệnh, tật. Những sao bệnh, tật

1. Những bệnh về bộ máy tiêu hóa: thông thường, bộ máy tiêu hóa do 5 sao chỉ định: Thiên Đồng, Đại Hao, Tiểu Hao, Thiên Riêu, Hỷ Thần. Chỉ riêng Thiên Riêu chỉ ruột và Hỷ Thần chỉ Hậu Môn, ba sao còn lại không chỉ đích danh bộ phận nào trong bộ máy tiêu hóa. Theo nguyên tắc, hễ sao chỉ bộ máy tiêu hóa mà đi chung với sát tinh, hình tinh, hao bại tinh, ám tinh thì tất bị bệnh.
Cách bệnh, tật. Những sao bệnh, tật

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Địa Không, Địa Kiếp: đây là hai sao chỉ bệnh nặng nói chung, trong đó có bệnh về bộ máy tiêu hóa nếu đi chung với một trong 5 sao chỉ bộ máy tiêu hóa. Vì Không Kiếp chỉ ung nhọt, chốc lở nên bộ máy tiêu hóa có thể bị rách, chảy máu. Về cường độ, vì Không Kiếp là sát tinh hạng nặng cho nên bệnh sẽ nặng, nhất là khi hãm địa. Vốn là sao Hỏa, nên bệnh bột phát bất ngờ.

Thiên Hình, Kiếp Sát: một trong hai sao này chỉ về mổ xẻ. Bộ máy tiêu hóa có thể bị giải phẫu. Bệnh sẽ tương đối nặng, nhất là khi gặp cả hai sao.

Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh: bốn sao này chỉ bệnh nhưng không rõ tính chất và cường độ nhưng chắc chắn không nặng bằng Không Kiếp.

Đại Hao, Tiểu Hao: Đúng ra, Song Hao chỉ bệnh đau bụng, tiêu chảy. ở Mệnh hay Tật, Song Hao chỉ tạng của người hay đi tiêu chảy, tái đi tái lại, hầu như kinh niên. Cũng có thể là bệnh ăn không tiêu, kém ăn, trúng thực, thượng thổ hạ tả.

Hóa Kỵ: chỉ trục trặc nhỏ trong bộ máy tiêu hóa, do sự dùng thuốc quá liều, hay ăn trúng phải chất có hại cho tiêu hóa (Hóa Kỵ là hóa chất).

Thiên Khốc, Thiên Hư: chỉ sự lục đục, hao hoại ngấm ngầm của bộ máy, không hẳn là bệnh nhưng gây khó chịu như ăn không tiêu, trục trặc không rõ căn nguyên. Một nguyên do khả hữu là vì bộ răng không tốt, nhai thức ăn không kỹ. Đây cũng là một bệnh kinh niên.

Ngoài ra, những bộ sao dưới đây liên quan đến bệnh tiêu hóa nói chung:
- Thái Âm hãm địa
- Vũ Khúc, Thất Sát
- Thiên Đồng, Hóa Kỵ
- Thiên Trù, Đại, Tiểu Hao
bệnh do ăn uống quá độ hoặc ăn món lạ bị ngộ độc. Đây là bệnh của người ăn nhiều cao lương mỹ vị, trà dư tửu hậu, thường thấy trong giới ngoại giao, bợm nhậu.

- Riêu, Đà, Kỵ: đau bao tử, đau ruột
- Không, Kiếp, Bệnh, Cơ: bệnh mật
- Không, Kiếp, Hỷ Thần: bệnh trĩ
- Tham, Đà: bệnh do ăn uống quá độ, bội thực
- Bệnh Phù: hay đau dạ dày, đầy hơi, kiết lỵ hoặc thiếu dinh dưỡng sinh ra phù thũng.

2. Những bệnh về bộ máy hô hấp:

Địa Không, Địa Kiếp: chỉ bệnh đau phổi dưới nhiều hình thái và cường độ khác nhau từ ho, suyễn, yếu phổi, kém khí cho đến lao, ung thư phổi, sưng phổi.

Tang, Hổ, Khốc, Hư: ho lao

Thái Âm hãm địa: đau phổi

Thiên Cơ, Khốc, Hư: phong đờm, ho ra máu

Thiên Khốc: phổi yếu, hay ho vặt

Hình, Bệnh hay Tử: có thể bị lao hay kinh phong

Ngoài ra, những sát tinh, hình tinh, hao bại tinh, kỵ tinh ứng dụng vào bộ máy hô hấp sẽ mô tả thêm rõ hơn hình thái hoặc cường độ của bệnh. Ví dụ, gặp Thiên Hình Kiếp sát thì bệnh hô hấp có thể phải mổ, bị Song Hao thì bệnh phổi hay tái phát nhiều lần gần như trầm kha; gặp Hóa Kỵ thì sinh thêm bệnh tiêu hóa vì dùng quá nhiều thuốc trị phổi; gặp Lưu Hà thì có thể là phổi có nước ...


3. Những bệnh về bộ máy tuần hoàn:

Hai sao Tang Môn và Bạch Hổ chỉ máu.

Lâm Quan, Hỏa hay Linh: bệnh chảy máu cam, xuất huyết, đứt mạch máu

Bạch Hổ: máu xấu, nhất là đối với phụ nữ.

Tang Môn, Bạch Hổ: bệnh khí huyết, bệnh thiếu máu, căng mạch máu, yếu tim, đau tim.

Đào Hoa, Hồng Loan: yếu tim

Lưu Hà: bệnh máu loãng, hay ra máu khi bị thương, bệnh hoại huyết


4. Những bệnh về bộ máy bài tiết và sinh dục:

Thiên Riêu hay Thiên Hư: bệnh suy thận, dương hư

Tham, Riêu - Đào, Hồng, Không, Kiếp - Riêu, Cái: chỉ bệnh phong tình

Đào, Hồng, Kỵ, Mộc - Đào, Hình, Thai, Mộc: chỉ bệnh "phạm phòng".

Thai, Không, Kiếp: chỉ bệnh đau tử cung, lệch hay sa tử cung

Cự, Kình, Hỏa - Tham ở Tý, Ngọ (có thể đi kèm với Đà La): bệnh do tửu sắc, sinh dục quá độ.

Nếu đi chung với Không Kiếp thường là nặng và có máu mủ; với Thiên Hình, Kiếp Sát có thể bị mổ xẻ ...


5. Những bệnh về tai, mũi, họng: Long Trì chỉ mũi, Phượng Các chỉ tai, Phá Toái chỉ cuống họng:

Phượng, Kình, Đà: bệnh ở tai, cứng tai, lãng tai, sớm lãng tai, điếc.

Trì, Khốc, Hư: bệnh lở mũi, có Thiên Hình là có mổ, có Hỏa Tinh Linh Tinh là có đốt.

Lâm Quan, Địa Kiếp: bệnh yết hầu, thịt dư ở cổ họng.

Phá Toái, Hình hay Hư, Khốc: đau cuống họng, tiếng khàn rè

Riêu: đau răng, hư răng, sớm rụng răng.


6. Những bệnh của sản phụ:

Đào, Hồng, Kình, Kỵ, Mộc: bệnh tiểu sản, hậu sản

Không, Kiếp, Mộc hay Kỵ, Mộc: bệnh sản thai, đau dạ con, khó đẻ

Nguyệt hãm hay Nguyệt, Kỵ hay Nhật, Kỵ, Hư: âm hư, kinh nguyệt không đều, dương hư, có bệnh về bộ phận sản dục ảnh hưởng đến sự thụ thai, sinh đẻ.

Lưu Hà hay Tang, Hổ: khi sinh đẻ hay bị băng huyết vì máu loãng.


7. Những bệnh ngoài da:

Vũ, Cơ: Bệnh ngoài da hay tê thấp.

Tướng ở Mão, Dậu: da mặt vàng, có bệnh thuộc khí huyết hoặc ngoài da.

Cơ, Nguyệt: hay có mụn nhọt

Không, Kiếp, Cơ: mụn nhọt, lở chốc có máu mủ

Phá: máu nóng lúc nhỏ tuổi sinh nhọt

Liêm, Phá: chân tay có tỳ vết

Kình, Cái, Không, Kiếp: phát ban, lên đậu

Hỏa, Linh, Mộc: phỏng nước, phỏng lửa

Liêm hãm, Hình, Kỵ: máu nóng sinh nhọt

Cự Môn hãm: môi thâm

Tham Xương: lang ben, da loang lổ


8. Những bệnh về mắt: Nhật, Nguyệt chỉ cặp mắt. Nhật là mắt trái. Nguyệt là mắt phải. Đi với sát, hình, hao, bại tinh, mắt bị bệnh từ nặng đến nhẹ.

Nhật, Kình, Kỵ ở Hợi, Tý: bị đau mắt có thể mù

Nguyệt, Riêu, Hình, Kỵ: cũng đồng nghĩa

Đà, Riêu, Kỵ: mắt kém

Phá, Vũ: hay đau mắt


9. Những bệnh về thần kinh:

Thái Dương, Thái Âm sáng sủa thường là chỉ dấu của bệnh thần kinh, biểu lộ dưới nhiều hình thái như mất ngủ, căng thẳng tinh thần, tăng huyết áp, lo âu quá đáng.

Nhật, Cự: ngây ngô, hơi khùng, suy luận không bình thường. Nhật càng sáng, bệnh càng nặng.

Nhật, Không, Kiếp - Phá, Hỏa, Linh - Nhật và nhiều sao hỏa ở cung Hỏa - Phá, Kình, Đà, Hình, Kỵ: khùng và điên.

Ngoài ra, Mệnh nào có Tang Hổ Khốc Hư Cô Quả Đẩu Quân thường u buồn, ủy mị, dồn ép.


10. Những bệnh ở chân tay, gân cốt:

Về cơ thể, chân tay do Thiên Mã chỉ danh. Về bệnh lý, Kình, Đà cũng có nghĩa bệnh tật liên quan đến tứ chi.

Mã, Đà: có tật ở chân tay

Mã, Hình: có thương tích ở chân tay

Mã, Tuần, Triệt: trật xương, gãy chân tay

Hình, Đà: chân tay bị yếu gân

Vũ, Riêu: tê thấp hoặc phù chân tay


11. Những bệnh lạ:

Cơ, Hỏa, Linh: bệnh ma làm, quỷ ám

Riêu, Hỏa, Linh: bị ma quỷ phá phách, quấy nhiễu

Sát, Hao, Mộc, Kỵ: ung thư

Bệnh Phù, Hình, Kỵ: hủi


12. Những tật:


Vượng, Kình, Đà hay Hình: lưng có tật: lưng gù, sái chiều nghiêng về phía phải hay trái.

Mã, Đà hay Tuần Triệt: có tật ở chân tay: què, chân dài chân ngắn, tay cán xẻng, tay lọi, chân hay tay to nhỏ không đều, có thể cụt một chân hay một tay, hoặc mất bàn chân, bàn tay.

Việt, Đại Tiểu Hao: so vai, xệ vai, vai cao, vai thấp. Khôi, Việt gặp Hình cũng có nghĩa này.

Tướng, Hình: có tật ở trên đầu: đầu méo, đầu to hay thật nhỏ, đầu xói hết tóc ...

Phục, Hình: nói ngọng

Tuế, Đà, Riêu, Cái: nói lắp

Vũ, Riêu, Việt, Toái: câm

Sát, Kình, Đà, Linh, Hỏa: gù lưng

Cự, Hỏa hay Linh: miệng méo

Kỵ, Riêu: sứt môi

Phượng, Kiếp, Kình: điếc

Trì, Kình: mũi sống trâu, mũi lệch

Nhật, Nguyệt gặp Riêu, Đà hay Kỵ: mắt có tật: cận thị, viễn thị, loạn thị. Nếu gặp cả ba thì tật nặng có thể lòa, quáng gà.

Vũ, Tướng: có ám tật, tật kín

Cự, Nhật: hình dáng dị kỳ

Tồn, Không, Kiếp: có ám tật mới sống lâu.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách bệnh, tật. Những sao bệnh, tật

La bàn trong Phong Thủy

La bàn hay còn gọi là La Kinh, Chân bàn, theo các dữ liệu ghi chép la bàn xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Tống.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

La bàn trong Phong Thủy

La bàn trong Phong Thủy

La bàn trong Phong Thủy:

La bàn hay còn gọi là La Kinh, Chân bàn, theo các dữ liệu ghi chép la bàn xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Tống.

La bàn hình tròn, thông thường la bàn chia ra làm 24 phương vị. Về sau trải qua quá trình phát triển dần dần và có nhiều cải biến. Mặt của là bàn ngày càng phức tạp, số lượng các vòng tròn trên la bàn cũng ngày càng nhiều hơn. Thông thường các nhà phong thủy thường dùng la bàn Bát Quái. Loại la bàn này gồm 3 vòng: Vòng ngoài cùng khắc 24 phương vị, vòng giữa khắc 8 cung là: Khảm , Cấn , Chấn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. Vòng trong cùng khắc 12 cung: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Ở giữa la bàn là hình vẽ âm dương nửa đen và nửa trắng.

La bàn Bát Quái không chỉ dùng để chỉ phương vị, mà còn dùng để suy đoán cát hung của vận mệnh, năm tháng, ngày giờ.

La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định.

La bàn từ hoạt động dựa theo từ trường Trái Đất thì dùng cho xác định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây ở trên mặt Trái Đất. Trên các phi thuyền bay trong vũ trụ thì phải dùng la bàn không từ tính, để định hướng theo một đối tượng chỉ hướng nào đó, ví dụ hướng về phía Mặt Trời.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: La bàn trong Phong Thủy

Bốn thứ che tâm

Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì che tâm - tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng
Bốn thứ che tâm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối.

Chúng ta thường quy kết mọi thứ cho cái nghiệp của mình. Thì đúng là tất cả đều do nghiệp, nghiệp từ quá khứ xa cho đến quá khứ gần, nghiệp đang tạo ra trong hiện tại, nghiệp sắp tạo ở tương lai làm cho tâm trí mê mờ. Nhưng cụ thể thì do những nghiệp gì? Thế Tôn dạy, do “tham, sân, si, lợi” che lấp tâm trí của chúng ta.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Nay mặt trời, mặt trăng có bốn thứ che lấp nặng nề khiến không phóng được ánh sáng. Bốn loại nào? Mây, gió bụi, khói và A-tu-la, khiến mặt trời, mặt trăng bị che không phóng ánh sáng được. Đó là, này Tỳ-kheo, mặt trời, mặt trăng có bốn thứ che đậy, khiến mặt trời, mặt trăng không phóng ánh sáng lớn được. Đây cũng như thế, Tỳ-kheo có bốn kết che đậy tâm người không được cởi mở. Thế nào là bốn? Dục kết che đậy tâm người không được khai mở, sân nhuế, ngu si và lợi dưỡng che đậy tâm người không khai mở được.

Đó là, này Tỳ-kheo, có bốn kết che đậy tâm người không khai mở được. Hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thanh văn, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.52)

Trong bốn món kết “tham, sân, si, lợi” che tâm mà Thế Tôn đã dạy, thì ba độc (tham, sân, si) là căn bản phiền não, là bản chất của chúng sanh, sanh ra nơi đời là đã sẵn có trong tâm và bị chúng chi phối nặng nề. Để xua tan sự che phủ ba độc, phải dùng đến ánh sáng tuệ giác của “vô tham, vô sân, vô si”. Nhưng đây không phải là chuyện dễ làm, nhất là đối với hạng người phước mỏng nghiệp dày như chúng ta.

Còn món kết sau cùng, đó là lợi, tuy không phải là căn bản phiền não nhưng cũng rất khó dứt trừ. Dân gian thường nói, thấy lợi thì tối mắt, chính là đã thừa hưởng sâu sắc ý pháp này của Phật. Cũng vì chút lợi danh mà nhắm mắt làm càn, vong ân bội nghĩa, gây ra biết bao đổ vỡ và khổ đau. Để không bị lợi danh che mắt, chúng ta cần thường xuyên giác tỉnh, vận dụng tuệ giác vô thường để quán chiếu lợi danh như huyễn, có đó rồi không đó, nhằm giữ tâm thư thái, nhẹ nhàng.

Phương châm của người học Phật là “duy tuệ thị nghiệp”, phải thành tựu tuệ giác. Sở dĩ chúng ta dụng công tu hành đã lâu mà tuệ giác không hiển lộ chính vì tâm còn bị bụi mờ “tham, sân, si, lợi” che phủ. Khoan nói đến tham sân si, vì chỉ riêng một món “lợi” thôi mà đã gây đảo điên thế sự. Không chỉ người đời, mà ngay cả người tu nếu không khéo cũng rơi vào chướng nạn này. Vậy nên, hãy bắt đầu từ việc dễ nhất, xả bỏ lợi danh để từng bước khai mở tuệ giác, tự tại thong dong.

Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”. Đến tận ngày nay, nhìn vào hiện trạng tu học của bốn chúng đệ tử, lời dạy của Ngài vẫn còn cấp thiết, đồng vọng quanh ta.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bốn thứ che tâm

Chọn người xông đất năm Giáp Ngọ

Xông đất là tục lệ lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về. Việc này xuất phát từ mong muốn sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, suôn sẻ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xông đất hay còn gọi mở hàng là tục lệ lâu đời trong dân gian. Trước đây, người Việt quan niệm người xông đất phải là đàn ông khỏe mạnh, trụ cột trong gia đình, như thế gia chủ mới được một năm tràn đầy may mắn, tài lộc. Giờ đây, nhiều gia đình không còn nặng chuyện xông đất, nghiễm nhiên người đầu tiên đến xông nhà, dù là bà già, trẻ con, phụ nữ, kể cả người trong nhà ra ngoài sau đêm giao thừa mới trở về đều là người xông đất.

Trái lại, một số khác lại quan trọng hóa người xông đất. Trước Tết, gia đình đó phải đi chọn/thuê người hợp tuổi, hoặc hứa hẹn mời ai đó về xông đất cho nhà mình.

Thực tế, điều quan trọng nhất khi chọn người xông nhà đầu năm, đó phải là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc (dân gian gọi là người nhẹ vía) thì gia đình được họ "xông" sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới.


Tục lệ xông đất đầu năm để lấy hên

Còn nếu không, kể cả có hợp tuổi, nhưng khó tính, bủn xỉn thì chưa chắc năm mới đã gặp may. Nên chọn người thân, họ hàng, hay đối tác làm ăn mà ngoan ngoãn, hiền lành, làm ăn tốt. Tuyệt đối tránh thuê người đến mở hàng, xông đất chỉ để hợp tuổi mà không biết tính cách, năng lực... của người ta.

Về tuổi xông đất thích hợp: Dân gian sáng tác ra đủ loại xem xung hợp như phải hợp can, hợp chi, hợp ngũ hành, rồi hợp cả can chi, càng có vẻ chi tiết thì càng kỳ bí, nhằm tăng "tính chính xác", nhưng thực tế đều không phải cầu kỳ như vậy. Chỉ cần xem đơn giản theo tam hợp, lục hợp hoặc chọn người thân vui vẻ, nhẹ nhàng như đã nói ở trên.

Hướng dẫn chọn người xông đất hợp tuổi theo tam hợp, lục hợp năm Giáp Ngọ:

- Người tuổi Tý: Chọn người xông đất tuổi Sửu, Thân, Thìn.

- Người tuổi Sửu: Chọn người xông đất tuổi Tý, Tỵ, Dậu.

- Người tuổi Dần: Chọn người xông đất tuổi Hợi, Ngọ, Tuất.

- Người tuổi Mão: Chọn người xông đất tuổi Tuất, Hợi, Mùi.

- Người tuổi Thìn: Chọn người xông đất tuổi Dậu, Thân, Tý.

- Người tuổi Tỵ: Chọn người xông đất tuổi Thân, Dậu, Sửu.

- Người tuổi Ngọ: Chọn người xông đất tuổi Mùi, Dần, Tuất.

- Người tuổi Mùi: Chọn người xông đất tuổi Ngọ, Hợi, Mão. 

- Người tuổi Thân: Chọn người xông đất tuổi Tỵ, Tý, Thìn.

- Người tuổi Dậu: Chọn người xông đất tuổi Thìn, Tỵ, Sửu. 

- Người tuổi Tuất: Chọn người xông đất tuổi Mão, Dần, Ngọ.

- Người tuổi Hợi: Chọn người xông đất tuổi Dần, Mùi, Mão.

Nguyễn Mạnh Linh
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn người xông đất năm Giáp Ngọ

Mất ngủ vì đặt gương chiếu vào giường

Ngày nay, người ta sử dụng gương không chỉ với mục đích là để soi ngắm, mà gương còn được dùng để trang trí nội thất, do nó tạo ra cảm giác không gian rộng
Mất ngủ vì đặt gương chiếu vào giường

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

rãi, thoải mái hơn.


► Xem phong thủy nhà ở cầu tài lộc, tránh tai ương

Tuy nhiên, khi chọn vị trí để treo gương thì bạn nên chú ý tới vấn đề phong thủy. Tuyệt đối không đặt gương trong phòng ngủ, lại càng cấm kỵ việc để gương hướng trực tiếp về phía giường nằm. 

Mat ngu vi dat guong chieu vao giuong hinh anh
Tuyệt đối không nên đặt gương chiếu trực tiếp vào giường

Đặt gương hướng về phía giường sẽ làm cho bạn ngủ không được sâu giấc vì sự phản chiếu của gương sẽ thu hết ánh sáng và khuếch tán âm thanh. Việc ngủ không ngon giấc khiến cho sức khỏe về lâu dài sẽ bị suy giảm. 
 
Cách hóa giải:

1. Loại bỏ tất cả gương ra khỏi phòng ngủ nếu có thể.
 
2. Đặt gương lệch hướng so với giường.
 
3. Bạn cũng có thể sử dụng một tấm vải để phủ lên gương khi không sử dụng để ngăn sự chiếu xạ từ gương. 

8 mẹo dạy con ngoan theo phong thủy
Con bạn có cư xử không tốt, học kém hay thiếu tôn trọng người lớn tuổi? Hãy thử áp dụng một số phương pháp phong thủy trong phòng học và phòng ngủ của chúng
Không chỉ riêng phòng ngủ, bạn cũng cần tìm hiểu tất cả những cách đặt gương trong nhà chuẩn phong thủy để tránh vận xui nhé.    Phạm Yến (Theo Fengshui Beginner)  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mất ngủ vì đặt gương chiếu vào giường

Những khuyết điểm ít ai ngờ của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc có bốn người con gái được mệnh danh là "tứ đại mỹ nhân" có sắc đẹp làm khuynh đảo cả một đất nước, thay đổi cả lịch sử dân tộc. Nhan sắc của họ lần lượt được ca ngợi là "trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước), "lạc nhạn" (chim nhạn sa xuống đất), "bế nguyệt" (Mặt Trăng phải giấu mình) và "tu hoa" (khiến hoa phải xấu hổ). Người dân Trung Quốc từ lâu đã coi Tứ đại mỹ nhân là biểu tượng của sắc đẹp và rất tôn thờ họ.
Những khuyết điểm ít ai ngờ của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Chẳng thế mà có rất nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng được chuyển thế từ những giai thoại của 4 người con gái xinh đẹp tuyệt trần này. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng, dù rất đẹp nhưng các mỹ nhân này đều không tránh khỏi những khiếm khuyết trên cơ thể và họ luôn muốn che giấu đi điều đó.

1. Vương Chiêu Quân 


Đại mỹ nhân đầu tiên có vẻ đẹp được ca ngợi "lạc nhạn" (chim nhạn sa xuống đất) chính là Vương Chiêu Quân, thời nhà Tây Hán, khoảng thế kỷ 1 TCN.

Theo sử sách nhận định thì Vương Chiêu Quân là người con gái đoan trang và trí tuệ nhất trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Nàng tên là Vương Tường, quê ở Tuy Quỹ, đời nhà Hán. Ban đầu Vương Chiêu Quân không được hoàng đế đương triều là vua Hán Nguyên đế để ý tới vì tên Mao Diên Thọ đã cho chấm thêm một chấm đen dưới mắt nàng và tâu với vua rằng đó là chính là nốt ruồi sát phu. Vì thế hoàng đế đã để cho nàng đi mặc dù sắc đẹp của nàng là không phải bàn cãi.

Tuy nhiên sau này Hán Nguyên đế mới biết mình bị Mao Diên Thọ qua mặt và sự thật là Vương Chiêu Quân không hề có nốt ruồi sát phu. Mao Diên Thọ sợ bị hoàng đế trị tột liền trốn qua nương nhờ chúa Hung Nô và cho đem theo cả chân dung của Vương Chiêu Quân. Vua Hung nô xem tranh, mê đắm trước sắp đẹp của nàng, liền đòi vua Hán phải giao nộp nàng nếu không muốn quân Hung nô tiến đánh. Biết mình không thể địch lại vua Hung nô, Hán Nguyên đế đành phải đưa nàng đi giao nộp cho chúa Hung. Một người con gái mà đổi lấy sự yên bình, tránh việc binh đao cho một đất nước đủ để nói lên sắc đẹp của Vương Chiêu Quân đẹp đến nhường nào.

Tuy nhiên theo lịch sử ghi chép Chiêu Quân tuy rất đẹp nhưng vẫn có một khiếm khuyết trên cơ thể đó là hai vai nàng hơi lệch nhau. Và để che giấu nhược điểm này, nàng phải lấy những miếng độn vai để áo không bị tụt và người khác sẽ không phát hiện ra điều này.

2. Tây Thi


Đại mỹ nhân được ca ngợi với vẻ đẹp "trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước) là Tây Thi, thời Xuân Thu, khoảng thế kỷ 7-thế kỷ 6 TCN.

Nàng vốn là một thôn nữ dệt vải ở Trữ La Sơn, thời Chiến Quốc. Một hôm nàng ra sông giặt lụa, nước sông trong vắt, in bóng hình đẹp như tiên giáng trần của nàng xuống lòng sông khiến cho đàn cá xiêu lòng quên cả bơi lội, cứ từ từ lặn xuống đáy sông. Vì thế, người đời đã tôn Tây Thi là người có vẻ đẹp "trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước).

Nàng đẹp đến thế nhưng ít ai biết được Tây Thi lại có đôi chân quá to nên khi nàng bước chân xuống suối giặt lụa, đàn cá thấy chân nàng to quá nên hoảng hốt bỏ chạy.

Để che giấu đi khiếm khuyết này, Tây Thi đã tự may cho mình một chiếc váy dài đặc biệt để che hết hình hài của đôi chân có phần thô kệch. Do đó người đời không ai nhìn thấy đôi chân của nàng nên tuyệt nhiên đều ca ngợi nàng là con người con gái hoàn mỹ. Chỉ có sử sách sau này ghi chép lại mới có nhắc đến chi tiết đáng lưu ý này.

3. Dương Quý Phi

Đại mỹ nhân được ca tụng với vẻ đẹp "tu hoa" (khiến hoa phải xấu hổ) là Dương Quý Phi, thời nhà Đường, 719-756.

Tên của nàng là Dương Ngọc Hoàn. Năm 17 tuổi nàng được gả cho hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ vương Lý Mạo. Vì khi đó Thọ vương còn nhỏ nên suốt 3 năm sau khi thành thân, giữa phu thê với nhau chưa từng có quan hệ chăn gối.

Còn Đường Minh Hoàng vì cái chết của Vũ Huệ phi người mà ông rất sủng ái nên tâm trạng vô cùng sầu não, không thiết tha gì đến chính sự thì bỗng dưng nhìn thấy cô con dâu tuyệt sắc giai nhân Dương Ngọc Hoàn. Vì quá say đắm trước vẻ đẹp của nàng, vị hoàng đế này đã nghĩ ra cách để phù phép người con dâu của mình trở thành quý phi một cách tài tình.

Ông sai hạ thần đưa người đẹp đi xuất gia làm sãi để trông coi việc thờ cúng Huệ phi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Đã xuất gia thì các mối quan hệ thế tục chấm dứt và khi đó Dương Quý Phi không còn là vợ của Lý Mạo hay con dâu của Đường Minh Hoàng nữa. Vì lẽ đó, hoàng đế đã ngay lập tức đưa nàng về cung và phong nàng làm Quý phi. Lịch sử Trung Hoa lại gặp biến cố lớn từ đây.

Được coi là tuyệt thế giai nhân của triều đại đương thời tuy nhiên nàng có một nhược điểm khá nghiêm trọng là cơ thể có mùi khó chịu, điều này đã được nhắc đến trong cuốn sách “Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ đại mỹ nhân” của nhà văn Kỷ Liên Hải. Mặc dù vậy Dương Quý Phi rất biết cách để khắc phục nhược điểm này. Nàng sai cho người hầu hái những bông hoa thơm nhất trong vườn rồi chiết thành nước thơm xức lên người.

Ngoài ra, Dương Quý phi cũng tắm thường xuyên bằng các loại nước chứa hương liệu và hoa tươi (điều này chúng ta có thể thấy rất rõ trong các bộ phim nổi tiếng thời xưa của Trung Quốc). Vì thế, mùi khó chịu trên cơ thể nàng đã bị che lấp, chỉ còn lại nhan sắc rực rỡ khiến hoàng đế mê đắm. Chắc hẳn nếu mùi cơ thể không bị giấu đi thì chưa chắc Đường Minh Hoàng đã say đắm nàng đến vậy.

Theo tương truyền thì Dương Quý Phi còn mắc thêm chứng bệnh tiểu đường do ăn quá nhiều chất béo, đường (nàng rất thích ăn vải, một loại quả có hàm lượng đường rất lớn) và ít vận động. Ngoài ra nàng còn bị cho là vô sinh, điều này rất hợp lí vì cho đến khi bị bức tử ở tuổi 38, nàng chưa một lần sinh nở.

4. Điêu Thuyền

Đại mỹ nhân được ca tụng với vẻ đẹp "bế nguyệt" (Mặt Trăng phải giấu mình) là Điêu Thuyền, thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ 3.

Trong bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung - một trong tứ đại kỳ thư của Trung Quốc có ghi chép rằng, Điêu Thuyền vốn có gia cảnh tan nát vì loạn Đổng Trác, được quan Tư đồ Vương Doãn đón về nhận làm con nuôi. Sắc đẹp của nàng khiến cho cả Đổng Trác và Lữ Bố đều ngất ngây. Biết được đây là cơ hội có một không hai để kết liễu tên giặc ác nhân xấu xa Đổng Trác, quan Tư đồ Vương Doãn đã quỳ lạy cô con gái nuôi của mình là Điêu Thuyền với mong muốn nàng sẽ dùng sắc đẹp của mình để mê hoặc cả Đổng Trác và Lữ Bố, qua đó tiêu diệt Đổng Trác để cứu lấy triều Hán đang lâm nguy.

Vương Doãn hứa với Lã Bố sẽ gả Điêu Thuyền cho hắn rồi bất chợt đưa nàng dâng cho Đổng Trác. Lữ Bố do quá say đắm Điêu Thuyền nên hận Đổng Trác đến tận xương tủy bèn làm phản giết chết Đổng Trác.

Người đời sau có viết về Điêu Thuyền như sau: “Mười tám lộ chư hầu không giết nổi Đổng Trác mà một thiếu nữ đào tơ, liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố mà chỉ một nàng Điêu Thuyền lại thắng nổi. Lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy sóng mắt nụ cười làm gươm sắc giáo nhọn, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời ngọt ngào tình tứ làm chiến lược mưu cơ. Xem như thế thì cái bản lãnh của Điêu Thuyền quả là tuyệt thế cao cường, đáng sợ lắm thay!”.

Tương truyền rằng Điêu Thuyền đẹp đến mức cả mặt trăng cũng phải xấu hổ mỗi khi thấy nàng và phải lặn đi mỗi khi nàng xuất hiện. Do đó Điêu Thuyền được ca tụng là mỹ nhân bế nguyệt. Tuy nhiên theo sử sách ghi chép lại thì nàng lại có một khiếm khuyết nhỏ, đó là đôi tai rất bé trong khi theo quan niệm của người xưa, tai to mới là quý tướng. Để che giấu đi điều đó, Điêu Thuyền đã tự chế cho mình khuyên tai và kẹp tóc trang trí rất đẹp mắt để che đi sự khiếm khuyết này.

LỜI KẾT

Dù những nhược điểm trên đây của Tứ đại mỹ nhân đều chỉ là do tương truyền hay lịch sử ghi chép lại, một phần nữa các nàng lại sống quá cách biệt trong chốn hậu cung khiến cho dân gian ít ai được tận mắt chứng kiến dung nhan của các nàng nên không thể kiểm chứng độ xác thực của những thông tin này là chính xác đến đâu. Vẫn biết là không có ai là hoàn hảo cả tuy nhiên vẻ đẹp khiến cho các bậc hoàng đế, anh hùng thiên hạ phải đảo điên, có thể thay đổi lịch sử của một đất nước thì không thể phủ nhận được các nàng đều là tuyệt thế giai nhân, trăm năm khó gặp trong lịch sử Trung Hoa và đến nay vẫn được người đời ca tụng như là những người con gái đẹp nhất.

Theo Ohay
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những khuyết điểm ít ai ngờ của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

Tướng vai đàn ông |

Vai là biểu hiện của tâm tình và khí chất của con người. Khi người ta đắc ý hoặc chiến thắng, vai thường rung rung hay nhô cao lên. Nhưng khi có chuyện buồn hoặc gặp thất bại, người ta thường so vai, rụt cổ thiếu tự tin. Có thể thấy, người có vai nhô
Tướng vai đàn ông |

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng vai đàn ông |

Nằm mơ thấy gà chết là điềm gì? –

Mơ thấy gà chết chiêm bao thấy gà chết là một giấc mơ cho thấy rất nhiều điều về cuộc sống, hãy cùng giải mộng giấc mơ khám phá xem mơ thấy gà chết đánh con gì nhé! Giải mã giấc mơ thấy gà chết Mơ thấy gà chết là điềm gì? Thông thường bạn rất dễ bắt
Nằm mơ thấy gà chết là điềm gì? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nằm mơ thấy gà chết là điềm gì? –

Phòng tắm hiện đại và những lưu ý về phong thủy

Nên bố trí phòng tắm ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành (làm ảnh hưởng không tốt đến các sao lành, vận may của đất ở)...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuy không nằm ở vị trí chủ đạo của ngôi nhà, phòng tắm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phong thủy phòng tắm hiện đại để cùng làm đẹp thêm “góc không thể thiếu trong mỗi căn nhà”, bạn nhé !



7 điểm quan trọng cho phòng tắm:

- Trần: Nếu trần nhà bị ảnh hưởng bởi hơi nước quá nhiều sẽ dễ bong tróc. Do đó, bạn nên lựa chọn vật liệu trần có tính năng chống thấm, chống ẩm, chịu nhiệt tốt. Phần đỉnh của phòng tắm rửa, vệ sinh cần phải chú ý ngăn ngừa ẩm ướt và đảm bảo độ kín đáo.

- Vách: Cần lựa chọn những vật liệu có tính chống thấm, chống mục và chống biến chất cao. Các loại gạch men dễ lau chùi, nhiều màu sắc đẹp mắt, mau khô là vật liệu ốp tường vệ sinh lý tưởng để bạn lựa chọn. Nên chọn gạch ốp tường có màu tương đồng với gạch nền để tạo ra sự thống nhất cho phòng vệ sinh.

- Sàn: Sàn của phòng tắm, vệ sinh không được tích nước, không trơn trượt để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại gạch nền có hoa văn nổi.

- Lỗ thoát nước: Mặt sàn của nhà vệ sinh cần có lỗ thoát nước mạnh và có độ nghiêng nhất định để tránh nước ứ đọng gây trơn trượt, ẩm ướt và tạo ra khí xấu cho nhà bạn.

- Bài trí: Bạn nên trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho việc vệ sinh, tắm rửa như bồn tắm, bồn rửa mặt, bồn cầu… Ngoài ra, gương trang điểm, giá treo khăn, tay vịn cho bồn tắm cũng rất cần thiết.

Nên chọn bồn tắm dạng tròn hoặc chữ nhật. Ngoài ra, bồn tắm hình ngũ giác hay hình lục giác cũng rất phù hợp. Không nên chọn bồn tắm hình tam giác hay hình dạng bất quy tắc.

- Cửa: Cửa phòng vệ sinh nên làm bằng chất liệu có tính năng ngăn thấm nước, chồng gỉ, mục. Tránh dùng cửa gỗ. Nên có thanh chắn ở cửa để đề phòng nước thoát ra ngoài.

- Thiết bị điện: Nên chọn loại ổ cắm điện có nắp đậy ngăn nước. Không nên lắp đặt để lộ dây điện ra ngoài. Nước đồng nghĩa với sự giàu sang, phú quý cho nên vị trí của phòng tắm luôn được khoa phong thủy coi trọng.

Quan điểm chung cho phòng tắm:

Nên bố trí phòng tắm ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành (làm ảnh hưởng không tốt đến các sao lành, vận may của đất ở). Ngoài ra, phòng tắm nên đặt chỗ kín, cách xa cửa ra vào chính. Cũng không nên đặt không gian này gần nhà bếp vì bất lợi cho vấn đề sức khỏe.

Bạn nên tách phòng tắm khỏi nhà vệ sinh hoặc bảo đảm khu vực phòng tắm nằm trong phòng ngủ phải có hệ thống thông khí hoạt động tốt.

Màu sắc dùng trang trí phòng tắm sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của người dùng. Xu hướng phòng tắm hiện nay đang hướng tới việc lựa chọn những gam màu “organic” gần với thiên nhiên như xanh dương, xanh lá cây… Dù chọn màu gì, bạn vẫn có thể tạo một không gian thư giãn với những bản ballad nhẹ nhàng cùng mùi hương quyến rũ của tinh dầu.

(Theo Mẹ yêu bé)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phòng tắm hiện đại và những lưu ý về phong thủy

6 tác dụng không ai ngờ nếu phòng ngủ gọn gàng

Phòng ngủ là nơi khởi đầu cũng là nơi kết thúc một ngày, do vậy giữ phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng là điều vô cùng quan trọng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một chiếc giường tinh tươm, tủ quần áo ngăn nắp, sàn nhà sáng bóng, nói đơn giản thì đơn giản, nói khó lại là khó, nhất là đối với những nàng "mèo lười" hoặc các bà mẹ bận rộn. Tuy nhiên, nếu biết sáu tác dụng bất ngờ dưới đây của việc giữ phòng ngủ gọn gàng, bạn sẽ quyết tâm thiết lập thói quen dọn dẹp phòng ngủ.

Mở rộng các mối quan hệ

Hãy dũng cảm đối mặt với sự thật, nếu bạn cảm thấy xấu hổ với phòng ngủ bừa bộn của mình, có thể bạn sẽ không nhiệt tình mời bất cứ vị khách nào tới nhà. Chăn chiếu chưa gấp, quần áo, khăn tất vứt đầy trên giường và sàn nhà… đây đều là tín hiệu cho thấy bạn chưa sẵn sàng để đón khách. Trên thực tế, một chốn riêng tư như vậy có thể khiến bạn không còn mặt mũi nào gặp người khác.

Do vậy, nếu bạn đã dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, thì chẳng ngại gì gật đầu trước lời đề nghị đến chơi của bạn bè cả, từ đó sẽ giúp bạn mở rộng thêm các mối quan hệ xã hội.

Đi làm đúng giờ

 6 tac dung khong ai ngo neu phong ngu gon gang - 1

Có phải ngày nào đi làm bạn cũng vội vội vàng vàng: “Giày của mình đâu rồi?”, “Mình mặc gì bây giờ?” rồi lục tung tủ quần áo, một nửa trong số đó là bẩn, nửa là sạch, tìm mãi chưa thấy đồ cần tìm thì làm sao đi làm đúng giờ? Nếu biết cách giữ đồ đạc ngăn nắp, có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian buổi sáng.

Làm việc hiệu quả hơn

Nếu như bạn không gấp chăn màn mà đi làm, thì cơ bản cả ngày của bạn đều bị hủy. Đây là nhiệm vụ đầu tiên trong ngày của bạn, nếu như bạn không hoàn thành, sẽ khiến cho khởi đầu ngày mới không thuận lợi.

Thói quen này sẽ khiến bạn có trật tự hơn, sẵn sàng đối mặt với thách thức của ngày mới. Có một điều mà ai cũng phải công nhận rằng, đầu óc có tính toán, có trật tự luôn được nuôi dưỡng trong môi trường gọn gàng.

Giảm áp lực

Phòng ngủ nên là không gian hòa bình, là nơi để bạn thả lỏng cơ thể và tinh thần. Bạn vĩnh viễn không thể tìm được cảm giác thoải mái nếu sống trong một căn phòng chất đầy đồ đạc như phòng của đứa bé ba tuổi.

Phòng ngủ sạch sẽ và yên tĩnh sẽ nhanh chóng làm giảm sự căng thẳng. Khi bạn kết thúc một ngày làm việc mệt nhọc về nhà, không còn gì tuyệt hơn là chiếc giường gọn gàng và êm ái nữa, phải không?

Thêm niềm vui cho ngày mới

 6 tac dung khong ai ngo neu phong ngu gon gang - 2

Mặc dù là một việc rất bình thường, nhưng cảm giác thành công khi thức dậy gấp chăn màn buổi sáng lại có ý nghĩa rất nhiều. Không chỉ thiết lập cơ sở cho thành công của một ngày mới, mà còn là cơ hội để bạn cảm thấy tự hào. Nếu như một việc nhỏ chỉ hai phút có thể tăng thêm cảm giác hạnh phúc cả ngày cho bạn, vậy thì tại sao bạn lại nỡ bỏ qua.

Rèn thói quen tốt

Thói quen tốt trong cuộc sống sẽ dẫn tới nững thói quen tốt khác. Để phòng ngủ ngăn nắp sẽ dẫn tới thói quen giữ xe hơi sạch sẽ, bàn làm việc gọn gàng. Khi bạn đã thiết lập được những thói quen nhỏ, con đường dẫn tới thành công sẽ ngày càng gần.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 6 tác dụng không ai ngờ nếu phòng ngủ gọn gàng

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd