Vậy thì, thế nào là thân hình khoẻ mạnh và đẹp đẽ ? Các chuyên gia cho rằng, một thân hình khoẻ mạnh, đẹp đẽ, cân đối phải là: Cơ bắp của người nam giới vạm vỡ đẫy đà, cân đối, còn nữ giới thì phải có thân hình phốp pháp.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Vậy thì, thế nào là thân hình khoẻ mạnh và đẹp đẽ ? Các chuyên gia cho rằng, một thân hình khoẻ mạnh, đẹp đẽ, cân đối phải là: Cơ bắp của người nam giới vạm vỡ đẫy đà, cân đối, còn nữ giới thì phải có thân hình phốp pháp, nở nang nhưng không béo phị; hai vai cân đối, vai của nam phải rộng, của nữ phải tròn, hơi thon; cột sống nhìn từ phía sau lưng phải thẳng, nhìn từ bên cạnh phải có đường cong sinh lý bình thường, xương bả vai không nhô lên như hai cánh; ngực phải rộng, nhìn từ chính diện phải như hình thang, nữ giới đôi bầu vú phải đầy đặn, chúm nhô ra mà không xệ xuống, nhìn từ bên cạnh phải có đặc trưng đường nét nữ tính rõ rệt, nữ giới lưng phải nhỏ ngắn, như hình trụ tròn, bụng phải phẳng dẹt, tay phải tròn trặn. Nam giới tai giữa hơi vểnh lên, nữ giới thì sa xuống, chân dài, cẳng chân dài và vị trí cơ bắp chân tương đối cao và hơi phình ra, nhìn về tổng thể, không có cảm giác mất cân đối về tỷ lệ.
Thân hình khoẻ đẹp không chỉ là một tiêu chí quan trọng để xác định thân hình đẹp của con người, mà còn là tượng trưng cho sự khoẻ mạnh của cơ thể con người nữa. Còn thân hình béo phị, gầy còm hoặc tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể mất cân đối, là đã mất đi một cảm giác đẹp bên ngoài của cơ thể. Hơn nữa, lại thường dự báo trong cơ thể đang ẩn náu bị một bệnh tật nào đó.
Dưới đây xin trình bày một số phương pháp nhìn thân hình để theo dõi bệnh:
1. Béo phì
Chất mỡ của cơ thể tích tụ nhiều gọi là béo phì. Béo phì thường chia làm hai loại: một loại là béo phì có tính kế phát, đó là béo do ự phân tiết bên trong mất điều hoà gây ra một số bệnh nào đó. Ví dụ: béo phì do chất insulin, béo phì do cơ năng của tuyến giáp trạng giảm xuống v.v... loại béo phì này rất ít gặp. Một loại khác là béo phì có tính đơn thuần, béo phì do các nhân tố di truyền, do ăn uống quá nhiều, ít vận động, tâm lý, tinh thần, nhân tố môi trường v.v... tất cả đều có tác dụng đối với loại béo phì này. Nhận xét một người có béo phì hay không, không thể chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài, mà còn phải có một tiêu chuẩn khách quan, chỉ có khi cân nặng của cơ thể vượt quá 20% cận nặng tiêu chuẩn của cơ thể, mới có thể coi là béo phì.
Chúng ta biết người béo phì dễ bị các chứng bệnh mạn tính như huyết áp cao, bị bệnh ở hệ thống vành mạch của tim, bị bệnh đái tháo đường v.v... Thống kê y học đã chứng tỏ, số người bị bệnh ở hệ thống mạch vành tim béo phì nhiều gấp 5 lần so với người bình thường, bị bệnh cao huyết áp nhiều gấp 8 lần so với người bình thường, bị bệnh đái tháo đường nhiều gấp 7 lần so với người bình thường. Tuổi thọ bình quân của người béo cũng thấp hơn nhiều so với người có thể trọng bình thường. Các tài liệu nước ngoài chứng tỏ, người già vượt quá từ 35 đến 40% thể trọng tiêu chuẩn thì tỷ lệ tử vong tăng cao rõ rệt.
Gần đây các nhà khoa học phát hiện, người béo bụng nguy hiểm hơn người béo ở mông, và dễ bị bệnh tim hơn. Một công trình nghiên cứu của trường đại học San luisWashington của Mỹ chứng tỏ, người béo ở mông với người béo ở bụng, chất côlextêrôn chứa trong cơ thể họ có khác nhau. Hàm lượng các chất côlextêrôn, abumin, mỡ cao trong cơ thể của những người mông béo, eo lưng nhỏ cao, chất côlextêrôn .này sẽ thấp, vì thế khả năng bị bệnh tim lớn. Nói chung những phụ nữ béo, dẽ béo ở mông, nam giới dễ béo bụng, đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao nam giới dễ mắc bệnh tim hơn nữ giới.
Vậy thì xác định như thế nào là béo ở bụng? Ở đây có một phương pháp tính đơn giản là:
Đứng đo kích thướn vòng eo và vòng mông, vòng mông lấy ở chỗ mông to nhất làm chuẩn, sau đó lấy kích thước vòng eo chia cho số đo vòng mông thì được tỷ lệ giữa vòng eo và mông. Nếu vòng eo của một người nào đó là 79cm, vòng mông là 92cm thì tỷ lệ số giữa vòng eo và mông của người đó là 0,86, giới hạn trên của tỷ số giữa eo và mông của nam giới là từ 0,85 đến 0,9, của nữ giới là 0,75 đến 0,8, vượt quá phạm vi này thì xem là béo ở bụng. Do phương pháp này đơn giản, thực dụng, khả năng dự tính của nó rất nhanh, giống như đo huyết áp và chỉ tiêu côlextêrôn, cho nên nó được coi là một trong những chỉ tiêu áp dụng phổ biến để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của tim mạch mọi người.
2. Gầy còm (sút cân)
Có thể người ta phát phì vất lợi cho sức khoẻ, nhưng nếu người ta cân nặng quá nhẹ, da dẻ thiếu tính đàn hồi, xương gầy như que củi, mặt mày, da dẻ khô khốc, yếu không chịu được gió máy, cũng là biểu hiện của sức khoẻ kém. Cơ thể con người do bệnh tật hay do nguyên nhân nào đó mà thể trọng giảm đi, sút tới trên 10% thể trọng bình thường thì gọi là gầy còm, (sút cân). Bác sỹ người Anh là Cayley, có nói một câu nổi tiếng là "Gầy là cửa sổ của bệnh tật". Nếu một người, trong trường hợp ăn uống sinh hoạt hàng ngày, tình thần, môi trường và cường độ làm việc tương đối ổn định, mà cơ thể trong thời gian ngắn ngày càng sút cân, gầy còm thì cần phải cảnh giácc với sự tồn tại của bệnh tật. Phải nhìn thấu qua các cửa "gầy" đó, mà tìm ra trong cơ thể có hay không có bệnh tật đang ở trạng thái ủ bệnh.
Thân thể thanh niên gầy yếu, thể hiện sức mạnh cơ bắp tương đối kém (nhất là cơ lưng) thường có thể xảy ra biến dạng cột sống, đường kính các bộ phận trong cơ thể ngắn, sức mạnh của cơ bắp, nội tạng chống đỡ yếu, các cơ quan nội tạng phát triển không tốt, đang tồn tại triệu chứng dinh dưỡng không tốt với mức độ khác nhau, dễ bị mắc bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, thanh thiếu niên quá sút cân, gầy còm, đại thể có mấy nguyên nhân như sau:
Một là, ăn kém tiêu hoá không tốt.
Hai là, ngủ không theo nề nếp hoặc do thần kinh suy nhược mà sinh mất ngủ dài ngày.
Bà là, do thiếu dinh dưỡng lâu ngày mà mắc bệnh mạn tính.
Bốn là, vào thời kỳ cơ thể phát triển mà thiếu rèn luyện thể lực, cơ thể không được phát triển đầy đủ, các thớ sợi cơ bắp không tăng lớn lên được. Ngoài ra còn do cơ năng của tuyến nội tiết bị trở ngại, cũng làm cho cơ thể sút cân, gầy còm.
Người trung niên gầy còm tương đối ít thấy, đó là bởi vì nhiệt lượng ăn vào của người trung niên vượt quá lượng tiêu hao, chất năng lượng dư thừa được chuyển hoá thành chất mỡ tích trữ lại ở các tổ chức trong cơ thể và ở dưới da, cho nên bất kể nam hay nữ bươc vào thời kỳ trung niên, đại đa số là béo lên.
Những người trung niên nếu quá gầy còm, thường là triệu chứng xấu. Tuy nhiên là các chứng viêm hoặc loét các tạng như khoang miệng, dạ dày, ruột, gan, lá lách ... đều có thể gây trở ngại cho việc hấp thụ tiêu hoá mà dẫn đến gầy còm, nhưng phải đặc biệt cảnh giác với bệnh khối u ác tính, bởi vì sút cân, gầy còm là triệu chứng nổi lên của u ác tính. Gầy có kèm theo đau hoặc có mụn sưng ở chỗ nào đó, đều phải nghĩ đến khả năng của khối u ác tính. Vì thế, những người trung niên, nếu bỗng nhiên gầy đi thì cần phải kịp thời mời thầy thuốc kiểm tra kỹ, không được coi thường.
Người ta tới 60 tuổi dần gầy đi, phần nhiều là bình thường lại có thể tránh được nhiều bệnh tật mạn tính do béo gây nên. Ngạn ngữ có câu: "Có tiền khó mua được cái gầy của tuổi già", nhưng cái gầy của tuổi già lại cũng không thể lạc quan mù quáng, điều mà tuổi già phải cảnh giác là một số bệnh tật khác như:
Gầy thông thường, tức là gầy có tính cấu tạo về thể chất. Loại gầy này không phải do bệnh tật trong cơ thể gây nên, mà là do lâu ngày ăn uống thiếu thốn và không thích vận động gây nên. Loại người gầy này có thể kèm theo các chứng bệnh thần kinh suy nhược như tiêu hoá không tốt, dễ cảm thấy mỏi mệt, tim đập mạnh, hồi hộp, mất ngủ ...
Gầy và có kèm theo chứng bệnh về đường tiêu hoá, nhất là bệnh ỉa chảy mạn tính không rõ ràng, thường thấy ở những người bị các bệnh như viêm dạ dày mạn tính, loét đường tiêu hoá, viêm kết tràng mạn tính không có tính đặc biệt khác ...
Mức độ gầy tăng dần lên nghiêm trọng và có kèm theo triệu chứng về bệnh đường tiêu hoá hoặc có các biển hiện về phiền muộn, lạnh lùng, tinh thần tuổi già rối loạn, thấp nhiệt (ít năng lượng) ... thường thấy ở những người công năng của tuyến giáp trạng cường đại (tăng lên quá mức bình thường).
Trước tiên là gầy, sau lại dần dần thấy có triệu chứng lắng đọng sắc tố niêm mạc trên da, thường thấy ở người công năng của màng tuyến thượng thận bị giảm sút.
Thời kỳ đầu phần nhiều là béo, nhưng sau thời gian dài, lại dần dần gầy đi, thường thấy ở những người có bệnh đái tháo đường của tuổi già. Ở đây cần nhắc nhở mọi người là có người bị bệnh đái tháo đường do tuổi già, tuy không có chứng bệnh "ba nhiều" (ăn nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều), nhưng do bị rối loạn sự trao đổi đường lâu ngày, tất nhiên là gầy còm.
Gầy không có nguyên nhân, nhất là người gầy đi rõ trong thời gian ngắn gần đây thì cần phải cảnh giác với bệnh ung thư. Vì ung thư ác tính thời kỳ đầu đều thấy gầy không rõ nguyên nhân.
Gầy đến với tuổi già, ngoài các nguyên nhân nói trên, còn thường thấy ở những bệnh truyền nhiễm mạn tính, như bệnh lao của tuổi già, bệnh ký sinh trùng của tuổi ... Viêm gan mạnh tính của tuổi già thường thấy nhiều. Gầy do nguồn gốc thuốc gây nên, đó là do uống một số thuôc làm tăng khả năng trao đổi trông cơ thể gây nên, như uống các thuốc (dinitro phenol và thyroxin...)
3. Cao thấp.
Trong cuộc sống có người vì cơ thể thấp lùn mà sinh ra buồn lòng ngán ngẩm, có người thì vì mình có thân thể cao mà hớn hở tự vui mừng. Kỳ thực bất kể nam hay nữ, chỉ cần có thân hình lớn cân đối, rắn chắc, không cao quá hoặc thấp quá, đều là bình thường. Mà chỉ có những người cao lớn quá mức (chứng bệnh của người khổng lồ), quá thấp (chứng bệnh của người lùn) hộăc tất cả các anh chị em trong nhà tương đối cao, độc chỉ có một mình là thấp bé, gầy yếu, mới có thể xem là bị bệnh. Như:
Thân thể cao lớn khác thường: Nếu tự động sinh trưởng tương đối nhanh, đến xấp xỉ 10 tuổi đã cao như người lớn, đến thời kỳ thanh xuân phát triển, thế cao lớn càng rõ hơn, có thể từ sinh trưởng đến xấp xỉ 30 tuổi, người cao nhất có thể cao trên 240cm. Nhìn từ bề ngoài, nếu cơ thể tương đối cân đối, cơ quan giới tính phát triển tương đối sớm, cơ bắp nở nang, sức khoẻ vượt hơn người, đó là bị mắc chứng bệnh người khổng lồ. Chứng bệnh người khổng lồ là do ở thời kỳ nhi đồng, tế bào hormone sinh trưởng là trước tuyến yên của não tăng sinh hoặc hormone sinh trưởng của hệ thống phân tiết trong cơ thể quá nhiều gây nên. Công năng của các tuyến nội tiết ở thời kỳ đầu tăng lên quá mức bình thường, vào thời kỳ cuối thì giảm đi sau khi thành niên trên nửa số kế phát ra chứng to phì đầu các chi (chân tay).
Thân thể đặc biệt thấp bé: Nếu lúc đến tuổi thành niên mà người vẫn cao không tới 120cm, đó là mắc chứng bệnh người thấp bé hay chứng bệnh người lùn. Chứng bệnh thấp bé có thể do công năng tuyến yên dưới não giảm gây nên.. Nó có đặc điểm là: Thân hình đại thể bình thường, đầu và thân tương đối bé, chứng tích về giới tính thứ hai (lông nách, râu, tiếng nói ...) phát triển chậm, vì xương mềm phát triển không đều mà gây ra chứng thấp bé. Đặc điểm của chứng bệnh này là đầu và thân dù to, dù nhỏ, nhưng trông cũng y như người lớn, chỉ có là chân tay đã ngắn lại bị khòng khèo, lưng nhô lên cao. Ngoài ra, chứng bệnh thấp bé còn có thể do nguyên nhân về dinh dưỡng hoặc trao đổi chất bị rối loạn gây nên. Bệnh lùn ngô nghê có thể do công năng của tuyến giáp trạng lúc ấu thơ bị giảm gây nên.
Thân thể thấp bé, gầy yếu so với người cùng tuổi, mà lại không có cách gì giải thích được (ghi chú) về mặt quy luật di truyền và môi trường sống, thì cần phải xét tới khả năng bị bệnh mạn tính, như bị bệnh còi xương, bệnh lao cột sống, dị hình cột sống, bị bệnh tim bẩm sinh và bệnh thận mạn tính ... thân thể thường thường trở nên thấp bé, gầy yếu.
Ghi chú:
Một người cuối cùng có thể cao được bao nhiêu ? Đó là do nhân tố của nhiều mặt quyết định, như giống người, di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, rèn luyện thể thao ... trong đó điều có tác dụng quyết định là di truyền. Các tài liệu nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ, thân thể cao hay thấp, 75% phụ thuộc vào đặc tính di truyền của bố mẹ. Quy luật di truyền nói chung là: Cha mẹ đều cao thì con cái đều cao (cao cộng với cao, phần nhiều sinh cao). Bố mẹ một cao một thấp thì con cái cũng cao (cao cộng với thấp, phần nhiều sinh cao). Bố mẹ đều thấp thì con cái thấp (thấp cộng với thấp sinh ra thấp). Ngoài di truyền ra, giống người và môi trường sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cơ thể. Nói chung, giống người da trắng có thân hình cao to, còn người da vàng có thân hình tương đối thấp bé. Theo thống kê, Trung Quốc có 80% nam giới có thân hình cao từ 1,60m đến 1,75m; 80% nữ giới ở tuổi thành niên có thân hình cao từ 1,50 đến 1,64m. Ngoài ra, chiều cao bình quân của người lớn ở phương Nam và phương Bắc Trung Quốc cũng chênh lệch tương đối lớn. Người ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc tương đối cao, to, nam nữ bình quân cao lần lượt là 1,65m và 1,59; Người vùng Hoa Nam, Tây Nam tương đối thấp. chiều cao bình quân của nam nữ ở đó lần lượt là 1,65m và 1,55m.
4. Khung ngực:
Khung ngực, thường gọi là bộ ngực, nó bao gồm bộ phận dưới cổ và trên eo lưng, chủ yếu do xương ngực, xương sườn và tổ chức cơ ... tạo nên. Khung ngực bình thường, hai bên cân đối, đối xứng, đường kính trước sau ngắn hơn so với đường kính hai bên trái phải, có dạng hình cái thùng phẳng dẹt, cơ bắp bộ ngực nở nang mà giàu tính đàn hồi, thể hiện rõ một loại hình thể đẹp. Khung ngực khác thường, không những khó coi, mà còn thể hiện tồn tại của bệnh tật. Như:
Đường kính trước sau của khung ngực không đến một nửa đường kính bên trái bên phải, có dạng phẳng dẹt lệch và bộ phận cổ nhỏ dài, xương quai xanh nhô ra, y học gọi ngực đó là "ngực phẳng dẹt" (Ngực lép), nó thể hiện cơ thể rất gầy, cần phải tăng cường bồi dưỡng, cũng có thể là do bệnh mạn tính gây neê, như bệnh lao phổi ... Điều này đòi hỏi phải đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán và kịp thời điều trị.
Đường kính trước và sau của bộ ngực tăng dài, có khi có thể ngang bằng với đường kính bên trái bên phải, độ nghiêng ở dưới về phía trước của cung xương sườn nâng lên, khe giữa các xương sườn tăng rộng, có khi đầy đặn toàn bộ ngực có hình cái thùng tròn. Y học gọi bộ ngực này là "ngực hình thùng". Ngực này thường thấy ở người bị bệnh hen suyễn nhánh khí quản, bị viêm nhánh khí quản mạn tính gây ra bệnh phúc hơi ở phổi.
Đường kính trước và sau của ngực dài hơn đường kính trái và phải, bộ ngực lồi ra phía trước và lại hẹp như ngực của gà. Y học gọi đây là "ngực gà", lại còn gọi là ngực của bệnh còi xương nữa. Đó là thể chứng riêng của sự thay đổi bộ xương do bệnh còi xương thiếu vitamin D gây nên. Bệnh này phần nhiều thấy ở nhi đồng và thiếu niên.
Bộ ngực một bên quá to hoặc quá nhỏ, làm cho hai bên trái và phải của ngực không cân xứng. Nếu bộ ngực một bên quá to (lồi lên cục bộ), chứng tỏ có thể là bị bệnh viêm màng ngực, bệnh ngực hơi ... Nếu một bên ngực nhỏ (lõm cục bộ), chứng tỏ khả năng bị bệnh lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi bị suy thoái ... làm cho một bên phổi không căng lên được.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Yến Nhi (##)