Tiền thân của Lịch vạn niên –
Tiền thân của Lịch vạn niên bắt nguồn từ Trung Quốc: Lịch pháp định do vua ban đã có từ thời xa xưa khoảng 3000 năm trước công nguyên (không có thời điểm xác định vì không còn cứ liệu lịch sử). Chúng ta chỉ biết cuốn Hoàng lịch xa xưa nhất đã được phát hiện là cuốn Hoàng lịch năm Bính Tuất, năm thứ tư triều Đồng – Quang nhà Hậu Đường (926). Trong lịch thư đó đã có ghi đầy đủ các mục theo lịch pháp định thông thường, ngoài ra còn ghi ngày nào thuộc trực gì và các việc nên làm, nên tránh từng ngày (theo Lưu Đạo Siêu).
Từ thời nhà Hán đến nhà Thanh, trên thị trường nảy nở đến hàng trăm thuật thuyết. Quay vòng 60 năm Hoa giáp và 24 phương vị đã có la liệt hàng vạn tên hung tinh, cát tinh. Vua Khang Hy nhà Thanh (1662 – 1722) xét thấy tình trạng chọn ngày tốt xấu quá ư hỗn loạn, bèn triệu tập các học sĩ có tiếng trong nước thời đó, thống nhất biện luận về các loại Thần sát (hung tinh cát tinh) soạn thành lịch thư. Từ đó giao cho một số học giả dùng làm cứ liệu soạn lịch hàng năm, còn các loại tạp thuật nhảm nhí bị bãi bỏ. Vua Khang Hy lệnh cho nhóm học sĩ Lý Quang – Địa biên soạn cuốn Tính lịch khảo nguyên. Tiếp đến vua Càn Long nhà Thanh (1736 – 1795) lệnh cho nhóm học sĩ Doãn I Lộc, Mai – Cốc – Thành, Hà – Quốc I Tông… biên soạn cuốn Hiệp kỷ biện phương thư, nhằm bổ sung cho Tinh lịch khảo nguyên được hoàn hảo hơn. Hiệp kỷ biện phương thư phê phán những tà thuyết lưu truyền trong xã hội đương thời, đồng thời đính chính lại những sai sót trong Lịch thư của Tòa Khâm Thiên giám.
Đến triều Đạo Quang nhà Thanh (1821 – 1849) ngang với triều Minh Mạng, Thiệu Trị nhà Nguyễn nước ta) có cuốn Trạch cát hội yếu do Diêu – Thừa – Dư soạn, toàn thư gồm 4 quyển, nội dung súc tích đầy đủ, bao hàm được những phần cơ bản của Hiệp kỷ biện phương thư. Có thể nói 3 quyển Tinh lịch khảo nguyên, Hiệp kỷ biện phương thư và Trạch cát hội yếu nói trên là tiền thân của Lịch vạn niên Trung Quốc.
Lịch vạn niên hình thành: Hiệp kỷ biện phương thư là cuốn Hoàng lịch thông thư hoàn hảo nhất, nhưng là một công trình quá đồ sộ, toàn thư gồm 36 tập, chỉ có thể dùng làm cơ sở để tòa Khâm Thiên giám biên soạn lịch hàng năm. Thời xưa, phương tiện thông tin đại chúng còn quá thô sơ, điều kiện ấn loát có nhiều khó khăn, Hoàng lịch ban hành với số lượng rất hạn chế, đến tay quần chúng nhân dân rất chậm, nhiều địa phương còn phải khắc in lại, nên lịch hàng năm dễ bị lỗi thời, chỉ dùng được một thời gian ngắn hoặc quá hạn phải bỏ đi. Đó là những nguyên cớ hình thành Lịch vạn niên (lịch dùng cho nhiều năm).
Lịch vạn niên phải rất súc tích, cô đọng và thông dụng, ở Trung Quốc Lịch vạn niên chỉ mới ra đời khoảng triều Đạo – Quang, Quang – Tự nhà Thanh (thế kỷ thứ XIX). Giới thiệu Hiệp kỷ biện phương thư Hoàng lịch triều Càn Long nhà Thanh (1736-1795) Tác giả: Doãn Lộc, Mai Cốc – Thành, Hà Quốc Tông, biên soạn theo lệnh chỉ của vua Càn 1 Long. Toàn thư có 36 quyển:
-Quyển 1 và 2 gọi là Bản nguyên; Nêu những kiến thức cơ bản về cách làm lịch gồm Hà đổ, Lạc thư, Tiên thiên bát quái của Phục Hy, hậu thiên bát quái của Chu Văn Vương, học thuyết âm dương ngũ hành, can chi, thập nhị trực, 28 sao, 24 phương vị, 24 tiết khí và căn cứ lý luận của thuật chọn ngày giờ.
-Quyển 3 đến 8 gọi là Nghĩa lệ; Giới thiệu tên các sao, tính chất nguồn gốc, cương vị và quy luật vận hành của các sao gộp thành 4 loại Thần sát: Sao vận hành theo năm, tháng, ngày, giờ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)