Thần tiên trong Đạo giáo
Theo thần thoại của Đạo giáo Trung Hoa, người thầy đầu tiên, cũng là người có pháp lực, đạo hạnh cao nhất trong các thần tiên là Hồng quân lão tổ. Hồng quân lão tổ do khí hồng mông hoang sơ sinh ra, từ khi chưa có vũ trụ, chưa có thế giới vật chất, ý thức tinh thần. Hồng quân lão tổ dạy ba người học trò ưu tú.
Người đầu tiên đó là Lão tử, Tổ sư của đạo giáo, ông là một vị thần vào bậc lãnh tụ tối cao. Công việc của ông là chưởng quan nhân giáo, đảm đương những công việc về đạo đức, lễ nghĩa, tu luyện, bào chế linh đơn để kéo dài tuổi thọ. Tên hiệu đầy đủ là Thái thanh, - Đạo đức Thiên tôn, Thái thượng Lão quân. Ông có bảo bối là một chiếc vòng kim cương, một lò bào chế rất nhiều linh đơn, cưỡi một con trâu màu xanh.
Học trò thứ hai của Hồng quân lão tổ là Nguyên Thủy Thiên tôn. Người được sinh ra từ khí gốc đầu tiên của vũ trụ, là thái cực khí nguyên gốc trước khi phân chia thành lưỡng nghi âm dương. Ông là lãnh tụ của Xiển giáo. Nguyên lý của Xiển giáo quy tắc rất nghiêm ngặt. Thường chọn lọc đệ tử rất kỹ lưỡng, phải là người có phẩm chất trong sáng, căn nguyên đạo hạnh thì mới thu nạp và dạy dỗ.
Học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn gồm có 13 người tất cả
1. Quảng Thành Tử ở động Đào Nguyên núi Cửu Hoa
2. Hoàng Long chân nhân ở động Ma Cô núi Nhị Tiên
3. Thái Ất chân nhân ở động Kim Quang núi Càn Nguyên
4. Văn Thù Quảng Pháp thiên tôn ở động Vân Tiêu núi Ngũ Long
5. Từ Hàng đạo nhân ở động Lạc Già núi Phổ Đà
6. Đạo Hành thiên tôn ở động Ngọc Ốc núi Kim Đình
7. Xích Tinh Tử ở động Vân Tiêu núi Thái Hoa
8. Cù Lưu Tôn ở động Phi Vân núi Giáp Long
9. Linh Bảo đại pháp sư ở động Nguyên Dương núi Không Động
10. Phổ Hiền đạo nhân ở động Bạch Hạc núi Cửu Cung
11. Ngọc Đỉnh chân nhân ở động Kim Hà núi Ngọc Tuyền
12. Thanh Hư Đạo Đức chân nhân ở động Tử Dương núi Thanh Phong
13. Khương Tử Nha
( Khương Tử Nha học trò thứ 13 của Nguyên Thủy Thiên Tôn tay cầm cơ tiết, tay cầm roi đả thần tiên )
Trong số những đệ tử này có một số người sau đó lĩnh hội cả Phật giáo và trở thành bồ tát: Văn Thù bồ tát, Phổ Hiền bồ tát, Cù Lưu Tôn và Từ Hàng đạo nhân (Quan Thế âm bồ tát).
Người học trò thứ 13 của ông không đắc đạo thành tiên mà phong thần, cai quản sao Thiên Cơ, thần của mưu lược, tính toán, trí tuệ, giúp đỡ và học thức.
Tôn hiệu của ngài là Ngọc Thanh, Thánh Cảnh, Đai La - Nguyên Thủy Thiên tôn. Ông tụ luyện ở cung Ngọc Hư.
Sư đệ của Nguyên Thủy Thiên tôn là Thông Thiên giáo chủ. Tôn hiệu của ngài là Thượng Thanh Linh Bảo Thiên tôn. Ông đứng đầu Triệt giáo. Tu đạo ở cung Bích Du
Linh Bảo Thiên tôn coi vạn vật chúng sinh đều bình đẳng như nhau, và ai cũng có quyền tiếp cận với đạo, nghiên cứu, học tập và tu luyện. Bởi vậy, ngài thu nạp chấp nhận truyền thụ cho tất cả mọi loài, không phân thiện ác, chẳng lựa hiền ngu. Học trò của ông chiếm một số lượng rất đông, hầu hết là các loài vật, cây cối, chim muông, ngọc đá, nhờ hút linh khí âm dương mà tu luyện thành hình người, khi được truyền đạo có thêm phép thuật.
Mặc dù chiếm một lượng lớn, nhưng về chất thì không có. Nhóm đệ tử của ông cũng chưa hẳn là đã mất hết dã tính, rất dễ gây thị phi ồn ào. Trong các phim hay truyện tiểu thuyết thần tiên còn gọi một từ đó là “yêu quái”.
Vì quan điểm về vũ trụ, đạo lý, nhân sinh và cách truyền tải đạo lý, giáo dục khác nhau nên tạo ra mâu thuẫn với Xiển giáo. Đến thời kỳ Thượng cổ, khi chính quyền Nhà Ân do Trụ vương lãnh đạo quá thối nát đến lúc sụp đổ theo quy luật tự nhiên. Nhận thấy trong trời đất tam giới còn thiếu nhiều thần linh cai quản. Ba vị Tam thanh giáo chủ cùng ngồi họp bàn lập nên bảng phong thần để giáng một số tiên chưa đủ đạo hạnh, pháp lực xuống làm thần. Thu nạp các trung thần nghĩa sỹ hi sinh vì cuộc sinh lửa loạn lạc để phong thần. Còn lại, những người phẩm hạnh cực kém thì đầy làm quỷ sứ.
Cuộc chiến tranh mà Chu Vũ Vương phát động nhằm lật đổ chính quyền Trụ Vương, là một cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ chế độ cũ. Nhưng thực ra nó cũng là sự sắp đặt của các đấng tối cao có uy lực bao trùm vũ trụ, hay là một cuộc đọ sức thi tài giữa hai bên Xiển giáo và Triệt giáo. Kết thúc bằng thắng lợi của bên Xiển giáo, Chu Vũ Vương và Khương Tử Nha. Nhưng trong thực tế, Triệt giáo đóng góp rất nhiều học trò đệ tử cho vũ trụ, như Nhị thập bát tú, Thiên binh thiên tướng, và rất nhiều các vị thần linh khác.
Xem lá số tử vi trọn đời để biết 28 ngôi sao trong Nhị thập bát tú ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh của bạn.
Như vậy Tam thanh là ba vị thần tối cao được thời trong Đạo giáo gồm có Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn.
Xem những truyền thuyết về các vị thần này và tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, ta thấy được trí tưởng tượng phong phú và rực rỡ màu sắc của người Trung Hoa thời thượng cổ.
Về mặt đạo lý, triết học, nhân sinh quan thì nói lên một quy luật hết sức phổ biến trong cuộc sống, đó là hai mặt âm dương, sáng tối, trong đục, các cặp phạm trù, các mặt đối lập, mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, tất cả các vấn đề này luôn luôn đi liền với nhau và không thể tách rời, tạo thành một thể thống nhất và nó chính là động lực thúc đẩy sự tiến bộ đi lên của cuộc sống, của xã hội.
Nghiên cứu về đạo, hay suy ngẫm về thời đại Phong thần, không phải để ta mơ những giấc mơ về quá khứ, hay tâm hồn bay đến một chốn bồng lai tiên cảnh của các vị thần tiên trong miêu tả, mà nó giúp con người có được nhân sinh quan thực tiễn, luôn chấp nhận các mặt đối lập trong cuộc sống, nâng cao kỹ năng giải quyết mâu thuẫn khiến cuộc sống mỗi cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung đạt tới mức độ phát triển ngày càng cao hơn, văn minh, nhân ái hơn, hướng đến chân, thiện, mỹ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)