Sát tinh trạch vận
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Bên cạnh những sát khí về hình thể loan đầu tồn tại những dạng sát tinh thuộc dạng lý khí. Những sát tinh này chúng ta không thể nhìn thấy được, cầm nắm được, hay cảm nhận được. Như những luồng sóng điện từ, sóng truyền thanh, truyền hình, sóng viễn thông hay từ phổ của Trái đất, trường khí mà sát tinh lý khí này tạo ra gây những ảnh hưởng vô cùng bất lợi đối với cư nhân trong dương trạch.
Mặc dù không cầm nắm, đo đếm, nhìn thấy được nhưng trên cơ sở tính toán nghiên cứu về phong thủy và thực nghiệm nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống, con người ta đã rút ra những quy luật về nó.
So với sát khí về hình thể thì sát tinh lý khí đơn giản hơn, chủ yếu có mấy dạng, nhưng uy lực gây họa của nó không hề nhẹ, nhất là khi nó cộng hưởng với sát khí hình thể càng tạo nên nhiều nguy cơ cho người ở trong căn nhà.
Thái tuế
Trong Thái dương hệ của chúng ta có một hành tinh là Mộc tinh. Mộc tinh là hành tinh thứ năm trong hệ Mặt trời tính từ Mặt trời trở ra, theo thuyết Nhật tâm của Bruno, cũng là một quan điểm khoa học hoàn toàn đúng đắn về vũ trụ, thiên văn.
Người xưa, đã quan sát kỹ lưỡng chu kỳ chuyển động của Mộc tinh, và ghi chép lại thành hệ thống những kiến thức khoa học thiên văn. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin về hành tinh này trong Sử ký của Tư Mã Thiên thời Tây Hán hoặc trước đó nữa. Mộc tinh chuyển động quanh Trái đất theo một quỹ đạo có chu kỹ là 12 năm, hệ quả của nó tạo ra từ quá trình này là trường khí của nó tạo ra lực hút, sự tương tác mạnh yếu khác nhau tại các phương vị trên Trái đất, và quá trình tương tác này sẽ có những yếu tố may rủi họa phúc khác nhau. Người ta đã biểu diễn chu kỳ này bằng hệ thống 12 địa chi, 12 trực…Mộc tinh còn được gọi một cái tên rất quen thuộc đó là Thái tuế.
Các môn khoa học dự đoán như Tử vi đẩu số, Tứ trụ Tử bình đều đặt vấn đề nhập hạn Thái tuế rất quan trọng. Nhà đẩu số Thiệu Vĩ Hoa có nói: “Hợp Thái tuế thì may mắn cát lợi, xung Thái tuế tất có điều hung họa”. Trong Tử vi người ta hay có câu: “Gặp Thái tuế không có hỷ cũng có họa”.
Đối với Phong thủy, gặp Thái tuế thường mang lại những điều bất lợi, có thể gặp những điều xấu bất ngời, họa vô đơn chí, hao tiền tốn của, gia đạo lục đục, tai nạn bệnh tật… Người ta có câu: “Động thổ trên đầu Thái tuế”. Nghĩa là tại các phương vị khác nhau, mỗi khi Thái tuế nắm lệnh tại phương vị đó sẽ gặp nhiều bất lợi, ai làm nhà, xây dựng…cũng đều hết sức kiêng dè. Câu nói trên còn dùng để chỉ những người thiếu hiểu biết, vô minh, liều lĩnh, hồ đồ. Thái tuế được tính như sau.
Năm Tý – Thái tuế ở Chính Bắc
Năm Sửu, Dần – Thái tuế ở Đông Bắc
Năm Mão – Thái tuế ở Chính Đông
Năm Thìn, Tị - Thái tuế ở Đông Nam
Năm Ngọ - Thái tuế ở Chính Nam
Năm Mùi, Thân – Thái tuế ở Tây Nam
Năm Dậu – Thái tuế ở Chính Tây
Năm Tuất, Hợi – Thái tuế ở Tây Bắc.
Tại các phương vị Thái tuế, người ta kiêng kỵ động thổ, xây dựng. Nếu như căn nhà mà đã xây dựng trước đó, người ta cũng hạn chế hoạt động, để máy móc rung chuyển tại các phương vị đó. Thái tuế được coi là một là một một sát tinh có uy lực mạnh nhất, đứng đầu sát tinh về lý khí.
Đối với Thái tuế không có cách chế giải, người ta chỉ thường né tránh nó, tránh động thổ, khởi công, xây dựng, đào bới, san lấp, tu sửa ở các phương vị này.
Ngũ hoàng
Chòm sao Đại Hùng trong vũ trụ còn gọi là chòm sao Bắc Đẩu, chòm sao này có dạng hình cái gáo, được hợp thành bởi 9 vì sao trong đó có các sao Thiên Toàn, Thiên Khu, Thiên Lộc, Thiên Quyền, Ngọc Hành, Khai Dương, Dao Quang, Tả phù, Hữu Bật. Đó chính là hệ thống Cửu tinh trong Phong thủy Huyền không…Chòm sao này có chu kỳ chuyển động và tạo ra những trường khí và lực hấp dẫn khác nhau, con người sống trên Trái đất và đương nhiên cũng chịu những lực tác động vô hình đó
Sao Ngọc Hành còn gọi là sao Ngũ Hoàng, Liêm Trinh, là một trong những đại sát tinh của trạch vận, sao này mang hành Thổ, khi thất lệnh sẽ gây ra nhiều tai họa bệnh tật, người ta gọi là Ngũ hoàng sát, Liêm trinh sát, Mậu kỷ sát, Chính quan sát. Nếu Ngũ hoàng trùng lặp với Thái tuế thì sát khí lại càng mạnh
Khi Ngũ hoàng nhập trung cung là Hoàng cực đóng tại chính vị, ngôi vị tôn quý. Khi bay ra 8 cung còn lại thì sẽ tạo ra những ảnh hưởng hung họa. Cụ thể:
Phương Khảm: Phương vị chính Bắc, chủ về bệnh tiết niệu, tai, thận, bệnh đường huyết, phụ nữ gặp tai nạn thai sản
Phương Cấn: Phương vị Đông Bắc, chủ về bệnh đường ruột, dạ dày, chân trái bị thương, bệnh khớp, trẻ nhỏ suy nhược, đau đầu, chóng mặt
Phương Chấn: Phương vị chính Đông, đau đầu, đau lưng, tai nạn xe cộ, vì tiền mang họa
Phương Tốn: Phương vị Đông Nam, chủ về đốt sống cổ, bệnh thần kinh, bệnh ngoài da, con cái học kém
Phương Ly: Phương vị chính Nam, chủ về bệnh mắt, tim, não, huyết áp không ổn, chóng mặt, tai nạn đổ máu, cãi cọ, kiện tụng
Phương Khôn: Phương vị Tây Nam, chủ về người mẹ mắc bệnh tỳ vị, đau vai phải, tranh chấp ruộng đất, tai nạn đổ máu
Phương Đoài: Phương vị chính Tây, chủ về chịu hình phạt, mang tiếng xấu, đau thắt lưng trái, bị kim loại tổn thương, ngộ độc thực phẩm
Phương Càn: Phương vị Tây Bắc chủ về người cha mắc bệnh, đau đầu, kiện cáo, đau chân phải, đau tim, bệnh não
Trung cung: chủ bệnh tim, gia đình bất hòa, lở loét, gặp tai nạn bỏ mạng
Ngũ hoàng sát có một đặc tính là thích tĩnh, nên tại những phương vị này nên hạn chế các hoạt động, tránh đặt các máy móc rung động lớn. Nếu như căn nhà đã xây mà Ngũ hoàng tới hướng, có thể đặt các vật khí phong thủy bằng kim loại để hóa giải sát khí này vì Thổ sinh Kim, nên sát khí của hung tinh này bị chiết giảm và hóa giải.
Ngoài ra, nếu động thổ, khởi công tại phương vị có Ngũ hoàng lưu niên, Ngũ hoàng tháng, ngày có thể dùng những ngày Giáp, Ất thuộc Mộc, hoặc Canh, Tân thuộc Kim để hóa giải, đó là về thiên can, ngoài ra có thể sử dụng các ngày có địa chi Dần – Mão – Thìn (Tam hội Mộc cục), Hợi – Mão – Mùi (Tam hợp Mộc cục), Thân – Dậu – Tuất (Tam hội Kim cục), Tỵ - Dậu – Sửu (Tam hợp Kim cục) để hóa giải sát khí
Như hình vẽ trên năm 2006 Bính Tuất thì Ngũ hoàng lưu niên bay đến phương vị chính Tây, nếu khởi công tại đó thì sẽ phạm Ngũ hoàng
Tam sát
Tam sát chia ra làm hai loại bao gồm
- Tam sát về thời gian: Tam hợp địa chi Thân – Tý – Thìn (Thủy cục)
Dần – Ngọ - Tuất (Hỏa cục)
Tị - Dậu – Sửu (Kim cục)
Hợi – Mão – Mùi (Mộc cục)
Nếu chọn ngày xây dựng hay khởi công động thổ và những năm, tháng, ngày, giờ tam hội cục đối nghịch là sẽ phạm tam sát về thời gian.
Ví dụ cụ thể: Năm Thân thuộc tam hợp Thân – Tý – Thìn (Thủy cục) mà lại tiến hành khởi công vào các tháng, hoặc ngày, hoặc giờ Tị - Ngọ - Mùi (Tam hội cục Hỏa), Thủy, Hỏa đối khắc nên phạm tam sát về thời gian. Các trường hợp khác cũng tương tự như vậy.
- Tam sát về phương vị: Dựa vào bốn tam hợp cục trên, nếu động thổ, khởi công tại các phương vị tạo ra tam hội cục đối nghịch, như vậy là phạm tam sát về phương vị.
Ví dụ: Năm Mũi, thuộc tam hợp Hợi – Mão – Mùi (Mộc cục) mà động thổ tại phương vị chính Tây có các tam hội cục Thân – Dậu – Tuất (Kim cục) nên trường hợp này gọi là phạm tam sát về phương vị.
Để tránh tam sát về phương vị, kinh nghiệm dân gian ta thường nói rằng, năm dương bào gồm có các địa chi dương Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thì đại lợi theo hai hướng Tây – Đông
Các năm âm, gồm các địa chi âm Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi thì đại lợi ở các phương vị Nam – Bắc.
Tam sát thường gây ra bốn hậu quả có thể xảy ra
+ Tai nạn bất ngờ, như tai nạn lao động, hoặc tai nạn giao thông
+ Kiện tụng
+ Hao tài
+ Sức khỏe bị ảnh hưởng: Bắc (Xương cốt, sức khỏe giới tính, đường tiết niệu, thận, tử cung, bàng quang), Nam (Tim, huyết quản, huyết áp, trúng gió), Đông (Kinh lạc, gan, mật), Tây (Đường hô hấp, miệng, mũi, da).
Hóa giải tam sát bằng những biện pháp sau:
- Dùng một lượng nước tại phương vị khắc sát để kiềm chế hung tính
- Dùng một cây gỗ lớn để hút hao sát khí tại phương vị khắc sát để hóa giải sát khí
- Chọn ngày giờ tốt đẹp cát lợi để khắc chế tai họa, tránh họa tìm phúc
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thiên Nga (##)