Thiên Địa Nhân của Tứ trụ
I – Thiên địa nhân
Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất.
Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.
Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.
Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.
II – Thiên nguyên
Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý.
1 – Ngũ hợp của thiên can
Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục.
Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận.
2 – Tính chất của ngũ hợp
Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính.
Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa.
Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự.
Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn.
Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình.
5 tổ hợp này được gọi là ngũ hợp.
3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục
Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ.
Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim.
Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy.
Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc.
Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa.
Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân.
4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ
Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa.
a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục.
b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học).
Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can.
5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận
a – Ngũ hợp chỉ có 2 can
1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này).
2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác.
5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn.
b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên
Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật.
1 - Tranh hợp thật của thiên can chỉ xẩy ra khi có 2 can giống nhau có hành là chủ khắc ở tuế vận hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong tứ trụ hoặc hợp với can tiểu vận và các can giống với can tiểu vận ở trong Tứ Trụ.
2 - 2 can là chủ khắc giống nhau ở trong tứ trụ hợp với 1 can của tuế vận hay 2 can của tuế vận nếu chúng giống nhau.
Giải thích về tranh hợp thật của thiên can giống như tranh hợp thật của địa chi (xem phía dưới).
Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau).
III - Địa nguyên
Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân.
Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)).
Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148).
1 - Lục hợp của địa chi
Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục.
Ngọ...........Mùi..................Thổ cục.
Dần...........Hợi..................Mộc cục.
Mão...........Tuất.................Hỏa cục.
Thìn..........Dậu..................Kim cục.
Tị............Thân.................Thủy cục.
Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ.
2 – Tam hợp của địa chi
Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi..Mão Mùi ..........................................Mộc cục.
Dần..Ngọ Tuất..........................................Hỏa cục.
Tị..Dậu Sửu............................................Kim cục.
Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị....
3 - Các bán hợp của địa chi
Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục.
Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục.
Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục.
Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị.
Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục).
4 – Tam hội của địa chi
Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục.
Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục.
Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục.
Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục.
Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo.
Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ).
5 - Lục xung của địa chi
Tý....với..Ngọ...là tương xung
Mão........Dậu................
Dần........Thân...............
Tị...........Hợi................
Thìn.......Tuất...............
Sửu.........Mùi................
Trong đó:
Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa.
Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc.
Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc.
Trong đó:
Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.
6 – Tương hại của địa chi
a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý
b - Sửu...............Ngọ........................Sửu.........Ngọ, .Ngọ.........Sửu
c - Dần.................Tị...........................Dần...........Tị,.....Tị..........Dần
d - Mão................Thìn.......................Mão.........Thìn, Thìn........Mão
e - Thân...............Hợi........................Thân........Hợi,..Hợi.........Thân
f - Dậu.................Tuất.......................Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu
Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp :
Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ).
Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ).....
Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần.
7 – Tương hình của địa chi
Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến.
Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến.
Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên .
Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau.
8 - Tự hình của địa chi
Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “.
9 - Tứ hình của địa chi
Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả.
10 - Tứ trự hình của địa chi
Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi.
(Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.)
11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ
Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh.
a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn.
Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận).
Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn).
b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá).
c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục.
12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận
a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn.
b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận.
c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ.
f – Địa chi tranh hợp thật :
1 - Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giống nhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa được cục.
2 – Nếu chi đại vận và thái tuế giống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay với nhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chi trong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên nó cũng không thể hóa được cục.
Giải thích :
Nếu trong tứ trụ có 2 Thìn hợp với Tý ở đại vận hay thái tuế thì 2 Thìn là Thổ khắc được Tý là Thủy nên 2 Thìn mang hành chủ khắc, còn chi Tý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Tý trong tứ trụ hợp với Thìn ở đại vận hay Thìn thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông.
Vì sao 2 chi chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia hòng tạo ra được sản phẩm (hóa cục).
3 - Nếu 4 chi hợp với 1 chi, trong đó chỉ có 2 chi giống nhau ở trong tứ trụ hợp với chi ở đại vận hay thái tuế là tranh hợp thật thì tổ hợp của 5 chi này không hóa cục được (?) (ví dụ 155).
4 - Nếu có từ 3 chi giống nhau trở lên (trừ câu 2) là chủ khắc hợp với 1 hay nhiều chi giống nhau thì không phải là tranh hợp thật nên vẫn có thể hóa cục (?) (xem ví dụ 165).
Giải thích :
Bởi vì khi 2 thằng đàn ông đánh nhau thì thằng thứ 3 được tự do có thể “hợp” với cô gái đó..., vì vậy cả 3 thằng này đều có cơ hội để “hợp” được với cô gái đó tạo ra… (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?)
13 - Thiên Khắc Địa Xung
A - Thiên khắc địa xung
Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX):
1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ.
2 – TKĐX có chi là Thổ.
3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau.
TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung.
B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc
1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như :
Giáp....khắc...Mậu..............Ất......khắc....Kỷ
Bính...............Canh.............Đinh............Tân
Mậu................Nhâm.............Kỷ..............Quý
Canh ..............Giáp.............Tân..............Ất
Nhâm...............Bính.............Quý.............Đinh.
2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như:
Tý.....khắc....Ngọ
Dậu..............Mão
Hợi...............Tị
Thân..............Dần
Thìn..............Tý
3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như :
Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung.....Tuất
Mão...............Dậu...............Tuất.............Thìn
Tị...................Hợi...............Sửu..............Mùi
Dần...............Thân..............Mùi..............Sửu
Tý...................Thìn.
Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều.
Ví dụ :
1 - Trụ Giáp Tý TKĐK với trụ Mậu Ngọ bởi vì trụ Giáp Tý có Giáp khắc Mậu và Tý khắc Ngọ.
2 - Trụ Giáp Ngọ TKĐX với trụ Mậu Tý bởi vì trụ Giáp Ngọ chỉ có Giáp khắc Mậu còn Ngọ chỉ xung Tý.
3 - Trụ Giáp Thìn TKĐX với Mậu Tuất bởi vì trụ Giáp Thìn chỉ có Giáp khắc Mậu còn Thìn chỉ xung Tuất.
14 – Thời gian của các trụ trong tứ trụ mang vận hạn
Trụ năm mang vận hạn từ khi mới sinh đến tròn 15 tuổi.
Trụ tháng mang vận hạn từ 15 tuổi đến tròn 30 tuổi.
Trụ ngày mang vận hạn từ 30 tuổi đến tròn 45 tuổi.
Trụ giờ mang vận hạn từ 45 tuổi tới tròn 65 tuổi.
Từ 65 tuổi trở đi trụ năm mang vận hạn (hay là ở cả 4 trụ ?).
Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì điểm hạn của tất cả các lực xung hay khắc vào trụ này đều phải tăng gấp đôi, trừ can chủ khắc của nó ở lưu niên nhược ở tuế vận.
Xem các giả thiết từ số 166/ tới 168/ ở chương 14.
IV - Nhân nguyên
Địa chi tàng chứa từ 1 đến 3 can, các can tàng này được gọi là Nhân nguyên (các nguyên nhân của người). Các can tàng này chính là 10 thần, là các thần nắm sự việc,.... chúng đại diện cho các yếu tố chủ quan của người có tứ trụ. Do vậy chúng ta rất khó dự đoán được các yếu tố này khi nào sẽ phát sinh và biểu hiện ra bên ngoài. Thiên can đã lộ ra trong tứ trụ (can năm, can tháng và can giờ) cũng có các đặc tính như vậy nhưng vì nó đã lộ ra ngoài nên dễ nhận biết được để dự đoán.
1 – Các can tàng trong địa chi
Quý....................tàng trong Tý...........Kỷ, Tân và Quý.....tàng trong Sửu
Giáp, Bính và Mậu ..............Dần..........Ất....................................Mão
Mậu, Quý và Ất..................Thìn.........Bính, Canh và Mậu................Tị
Đinh và Kỷ.........................Ngọ..........Kỷ, Ất và Đinh.....................Mùi
Canh, Nhâm và Mậu...........Thân.........Tân...................................Dậu
Mậu, Đinh và Tân................Tuất.........Nhâm và Giáp........................Hợi
Chú ý : Can tàng có cùng hành với hành của địa chi mà nó tàng được gọi là can tàng bản khí hay chính khí (bởi vì nó có lực mạnh hơn các lực của các can tàng khác trong địa chi đó) còn các can tàng khác trong địa chi này (nếu có) được gọi là can tàng phụ.
Ví dụ 1 : Tị tàng chứa các can Bính, Mậu và Canh trong đó Bính là can tàng mang bản khí hay khí chính (tức là hành Hỏa là hành chính của Tị), vì vậy Bính có lực mạnh hơn lực của Mậu và Canh chỉ mang hành là tạp khí hay khí phụ là Thổ và Kim. Mậu và Canh được gọi là can tàng phụ.
Ví dụ 2 : Dậu chỉ có chứa 1 can tàng Tân là bản khí, không có tạp khí.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)