Đặt tên công ty hay ý nghĩa năm 2018 –
Việc đặt tên công ty và gây ấn tượng không chỉ là nguồn cảm hứng cho tất cả thành viên trong công ty mà còn là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. Đây là vấn đề khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đau đầu và tốn nhiều thời gian suy nghĩ trước khi tiến hành làm thủ tục thành lập công ty. Tên công ty vừa phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp, vừa có liên hệ mật thiết với tài vận của doanh nghiệp. Một cái tên mang đầy đủ các đặc điểm như “danh chính ngôn thuận”, thuận miệng, êm tai, độc đáo, không giống với các thương hiệu khác mới có thể xây dựng hình ảnh tốt cho công ty và gây tiếng vang trong thiên hạ.
Thương hiệu hay là bước đột phá của công ty khi bước chân vào thị trường, và cũng là nước cờ đầu tiên để gây dựng hình ảnh thương hiệu quốc tế. Để làm được điều đó, tên công ty, thương hiệu của bạn phải khác biệt, tức là cần có sự sáng tạo, không rập khuôn, dễ hiểu, dễ nhớ và không nhầm lẫn với bất cứ một thương hiệu khác. Nhiều chủ doanh nghiệp bị tâm lý chộp giật nên thường đặt tên công ty của mình na ná với một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường để dễ ăn theo nhưng rõ ràng đây không phải là giải pháp hay. Lý do đơn giản là bạn sẽ mãi mãi núp dưới bóng một gã khổng lồ và không bao giờ gây được ấn tượng trong mắt đối tác và khách hàng. Bởi vậy, bạn cần giữ vững lập trường, gạt bỏ những thương hiệu lớn khỏi đầu mình và nghĩ đến một cái gì đó thật riêng biệt, mang bản sắc của riêng bạn.
Nội dung
- 1 Nguyên tắc đặt tên cho công ty
- 1.1 Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 1
- 1.2 Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 2
- 1.3 Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 3
- 1.4 Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 4
- 1.5 Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 5
- 2 Các cách đặt tên cho công ty hay năm 2018
- 2.1 Đặt tên công ty theo tên cá nhân
- 2.2 Việc lựa chọn tên cá nhân đặt cho tên công ty thường dựa trên những cách thức sau:
- 2.3 Đặt tên công ty sử dụng ngoại ngữ hoặc ký tự viết tắt
- 2.4 Đặt tên công ty liên quan đến ngành nghề kinh doanh
- 2.5 Tên công ty phản ánh mơ ước hoặc triết lý kinh doanh
- 2.6 Đặt tên công ty theo những danh từ gợi nhắc
- 2.7 Tên công ty đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ
- 2.8 Tên công ty hài hước và ấn tượng
- 2.9 Tên công ty là những con số
- 3 Quy định về tên doanh nghiệp
- 3.1 Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):
- 3.2 Tên riêng.
- 4 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- 5 Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
- 6 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
- 7 Tên viết tắt của doanh nghiệp
Nguyên tắc đặt tên cho công ty
Nguyên tắc đặt tên: Có 5 nguyên tắc
Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 1
Tên công ty không được vi phạm pháp luật. Đây là điều hiển nhiên, chúng ta cần phải sống và làm việc theo pháp luật nên tên công ty, cửa hàng, sản phẩm, nhãn hiệu, thương hiệu đều cần phải tuân thủ những quy định bắt buộc của pháp luật. Bạn có thể xem chi tiết tại thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL.
Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 2
Tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…
Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 3
Tên không ty không nên dùng từ mang nghĩa xấu
Bất kỳ sự vật nào đều tồn tại trong thể thống nhất đối lập, có tốt có xấu, có thiện và có ác,…nhưng dù là như vậy ai cũng muốn theo đuổi những gì tốt đẹp nhất. Sử dụng những từ ngữ truyền đạt thông tin may mắn, hạnh phúc, bình an, vui vẻ… là lựa chọn chung của rất nhiều người làm kinh doanh. Các bạn không nên sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ coi thường một đối tượng nào đó như: gái làng chơi, kỹ nữ, bài bạc,… hoặc những từ mang ý nghĩa xấu như: ma, quỷ, tà, độc,…
Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 4
Đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình.
Tên công ty không nên làm ảnh hưởng đến người khác
Tên công ty không phải chỉ bản thân doanh nghiệp sử dụng mà tất cả những người quan tâm đến doanh nghiệp trong đó có các đối tác, khách hàng, các đơn vị truyền thông,… cũng sử dụng. Một tên gọi thiếu lịch sự sẽ gây ra trở ngại tâm lý đối với người khác, ảnh hưởng đến việc trao đổi và hợp tác nên khi chọn tên cho công ty, nhãn hiệu, thương hiệu cần đặc biệt lưu ý đến những từ ngữ thiếu lịch sự hoặc tôn trọng ai đó.
Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 5
Cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó.
Các cách đặt tên cho công ty hay năm 2018
Đặt tên công ty theo tên cá nhân
Tên công ty theo tên cá nhân là điều đầu tiên mà người chủ doanh nghiệp sẽ nghĩ đến, vì nó vừa đơn giản, dễ đọc lại có bản sắc riêng. Mặc dù việc đặt tên công ty như vậy mang tính chất hơi hướng cá nhân và phù hợp với các công ty tư nhân, gia đình nhưng cũng có rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc từ tên của một cá nhân, ví dụ: Dell (công ty công nghệ – chủ sở hữu là Michael Dell), McDonald (hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh do anh em Richard và Maurice McDonald sáng lập), tập đoàn Trump (tên của tổng thống Mỹ Donald Trump), Ford (công ty sản xuất ô tô được thành lập bởi Henry Ford),…
Việc lựa chọn tên cá nhân đặt cho tên công ty thường dựa trên những cách thức sau:
Đặt theo họ tên hoặc tên đệm người chủ công ty: Minh Long, Nam Phương, Vĩnh Tiến, Quang Hanh, Trường Sơn,…
Đặt theo tên ghép của những người sáng lập công ty, của vợ chồng hoặc con cái: Tân Hiệp Phát, Việt Tiến Mạnh, Tân Hoàng Minh,…
Ưu điểm của cách đặt tên này là mang dấu ấn cá nhân nên nếu người chủ công ty là người có danh tiếng, uy tín thì công ty cũng dễ dàng được hưởng lợi ích từ thương hiệu cá nhân có sẵn đó.
Tuy nhiên đây cũng chính là khuyết điểm vì thương hiệu công ty gắn liền với thương hiệu cá nhân nên khi công ty phát triển lớn mạnh sẽ có những thành viên (nhân viên) có tâm lý là đang phục vụ cho một ông chủ nào đó chứ không phải là một thương hiệu chung nên có thể với sự ích kỷ và hẹp hòi, họ sẽ bị giảm nhiệt huyết cũng như khao khát công hiến cho công ty.
Đặt tên công ty sử dụng ngoại ngữ hoặc ký tự viết tắt
Ban đầu những tên công ty này có thể là tên dịch sang tiếng Anh hoặc tên viết tắt theo tiếng Anh để thuận tiện trong việc giao dịch quốc tế nhưng khi nền kinh tế hội nhập và giao thoa văn hóa giữa các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng thì việc đặt tên công ty có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Một số cách đặt tên công ty như sau:
Tên công ty dựa trên ký tự ghép của các chữ viết tắt tên địa danh và ngành nghề kinh doanh: ví dụ Habeco (Hanoi Beer Alcohol and Beverage Joint Stock Corp), Sabeco (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), rồi hàng loạt các tên tuổi lớn bắt đầu bằng chữ Vina (Việt Nam) như VinaMilk (Milk là sữa), VinaPhone (Phone là điện thoại), VinaGame (Game là trò chơi),…
Tên công ty viết tắt từ tên đầy đủ: IBM (International Business Machines), BMW (Bayerische Motoren Werke AG), ACB (Asia Commercial Bank),…
Tên công ty sử dụng tiếng nước ngoài: Kangaroo, Mimoza, Ezado, Minano, Apollo, Language Link, Oxford,…
Đây hiện đang là xu hướng mới của các doanh nghiệp trẻ tạo ra sự tươi mới trong nền kinh tế hiện đại. Với tham vọng vươn ra thế giới, kết nối toàn cầu thì những bạn trẻ cũng khá tự tin và luôn muốn khẳng định thương hiệu, cá tính bản thân với bạn bè quốc tế – nhất là với những công ty công nghệ.
Đặt tên công ty liên quan đến ngành nghề kinh doanh
Có rất nhiều người sử dụng cách này để đặt tên cho công ty đơn giản nó có quan hệ trực tiếp, gợi nhắc đến lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Ví dụ: Công ty cổ phần nội thất ABC, Công ty cổ phần xây dựng số 1, Công ty TNHH dệt may XYZ,…
Cách đặt tên công ty như này phù hợp với những công ty chỉ tập trung hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể, sau này nếu muốn mở rộng thị trường sang lĩnh vực khác thì lại phải thành lập công ty mới nếu không sẽ gây hiểu lầm cho đối tác và khách hàng (ví dụ Công ty cổ phần nội thất ABC mà lại hoạt động trong ngành Thời Trang thì có vẻ không liên quan lắm). Mặt khác nếu thị trường cạnh tranh lớn cũng sẽ khó nhớ khi nhiều công ty tên tương tự nhau dễ gây nhầm lẫn và khách hàng rất khó phân biệt: Công ty cổ phần tư vấn pháp luật Việt Tín, Công ty cổ phần tư vấn pháp luật Tín Việt, Công ty cổ phần tư vấn pháp luật Việt Phương, Công ty cổ phần tư vấn pháp luật Việt Hoàng,…
Tên công ty phản ánh mơ ước hoặc triết lý kinh doanh
Đây là một trong những cách đặt tên công ty rất hay được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế bởi nó phản ánh những mong ước hoặc khẳng định triết lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Ví dụ:
Những cái tên gợi lên sự may mắn, thành công: Thành Đạt, Tài Lộc, Hưng Thịnh, Đức Phúc,…
Những cái tên gợi lên uy tín, tin cậy, mang lại cảm giác an tâm cho khách hàng: Bảo Tín, Trung Tín, Trọng Tín, Đại Tín, Tín Nghĩa, Tâm An, Bình An, Thành Tâm,…
Những cái tên gợi lên khát vọng dẫn đầu: Tiên Phong, Tiến Lên, Nhất Nghệ, Số 1, TOP 1,…
Những cái tên khẳng định triết lý kinh doanh: Hòa Bình, Vì Dân, Hoàn Hảo, An Toàn,…
Đặt tên công ty theo những danh từ gợi nhắc
Có rất nhiều danh từ gợi nhớ đến một đối tượng, sự vật hoặc sự việc nào đó có liên quan với lĩnh vực kinh doanh hoặc khách hàng của công ty bạn, việc sử dụng những danh từ này đặt tên cho công ty cũng là sự lựa chọn rất hay:
Tên công ty lấy cảm hứng từ một trong các vị thần trong thần thoại Hy Lạp như: Zeus (là vua của các vị thần), Hera (là vợ thần Zeus, nữ thần của hôn nhân và gia đình), Ares (vị thần chiến tranh), Helios (thần mặt trời),…
Tên công ty là tên một trong các hành tinh trong vũ trụ như: Sao Chổi, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…
Tên công ty là một trong các loài hoa: Hoa Anh Đào, Hoa Mười Giờ, Hoa Hướng Dương, Hoa Hồng Xanh, Hoa Mai, Hoa Ban,…
Tên công ty là một trong các loài động vật: Công ty TNHH Tiger Việt Nam (Tiger là con hổ), Công ty TNHH may Sư Tử Vàng, Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong, Công ty TNHH Gấu Trúc,…
Tên công ty lấy cảm hứng từ trong phim ảnh, thi ca: Bông Sen Vàng, Núi Đôi, Vầng Trăng Khuyết, Tre Làng,…
Tên công ty đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ
Một cái tên đôi khi không cần phải có ý nghĩa gì đặc biệt, chỉ cần đơn giản, dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ là được. Đây cũng là một trong những xu hướng chọn tên công ty rất hay được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Ví dụ: Lozi, Sudo, Kaia, Tino,…
Tên công ty hài hước và ấn tượng
Hiếm khi có một vị sáng lập nào nghĩ đến một cái tên công ty thật hài hước và gây ấn tượng mạnh vì có thể mọi người sẽ chỉ thấy buồn cười lúc đầu nhưng khi nghe nhiều lần lại thấy nhạt và không còn hấp dẫn nữa. Mặt khác nó cũng dễ khiến cho đối tác và khách hàng có cảm giác không yên tâm khi làm việc với một đơn vị “thích trêu đùa” như vậy. Thực tế vẫn có những người chủ doanh nghiệp vô cùng hài hước và bản lĩnh khi đặt tên cho “đứa con” của mình như ví dụ sau đây: Công ty TNHH Tự Nhiên Thấy Đói (đăng ký ngành nghề Bán buôn thực phẩm), Công ty TNHH MTV Cười Lên Cái Coi (đăng ký ngành nghề Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động),…
Tên công ty là những con số
Vận dụng một cách khéo léo chữ số cũng như tổ hợp chữ số cũng là một ý tưởng hay để đặt tên cho công ty của bạn. Tổ hợp chữ số nên được kết hợp để có thể phát âm trôi chảy, đọc thuận miệng. Các con số nên có ý nghĩa, giúp người nghe liên tưởng đến những sự kiện lịch sử hoặc ngày sinh ngày mất của một danh nhân văn hóa nào đó sẽ dễ nhớ hơn. Ví dụ: công ty cổ phần xây dựng 88, công ty TNHH nội thất 68, công ty cổ phần in 69, công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ 113,…
Trước đây Luật Doanh Nghiệp cũ cho phép sử dụng tên danh nhân, địa danh nổi tiếng để đặt tên cho doanh nghiệp nhưng hiện nay thì không
Quy định về tên doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):
a) Loại hình doanh nghiệp.
Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
Tên riêng.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ:
– Công ty TNHH Hoa Hồng;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hồng;
– Công ty TNHH một thành viên Hoa Hồng;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Hồng;
– Công ty cổ phần Hoa Hồng;
– Công ty Hợp danh Hoa Hồng;
– Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng;
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
(Tham khảo Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
(Tham khảo Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).
(Tham khảo Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví du:
– Hoa Hong company limited;
– Rose company limited;
– Hoa Hong Corporation; Hoa Hong joint stock company;
– Rose Corporation; Rose joint stock company;
– Hoa Hong Private Enterprise;
– Hoa Hong partnerships;
(Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
Tên viết tắt của doanh nghiệp
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
(Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)