Nhà Hồ chọn sai đất phong thủy mà bại vong?
nguyên nhân của thất bại, ít nhất có nguyên nhân “làm mất lòng dân”, mà việc dời đô góp một phần vào đó.
Theo giới nghiên cứu, Hồ Quý Ly đã có sự tính toán, chuẩn bị rất kỹ cho việc chọn đất xây thành, ít nhất là về mặt phong thủy. Thời đó, khu đất xây thành được bao quanh bởi cả sông và núi: Từ cổng Tây đi ra có dòng sông Mã. Phía Đông có dòng sông Bưởi. Phía Bắc gối đầu vào núi Thổ Tượng, còn gọi là núi Voi. Cổng chính mở ra hướng Nam, tiến thẳng về Đún Sơn (tức núi Đún theo tiếng địa phương), là nơi đặt đàn tế Nam Giao – một trong bốn đàn tế xã tắc còn lại ở Việt Nam đến ngày nay.
Hồ Quý Ly rất tâm đắc với mảnh đất này, cho là đắc địa, có thể xây nền đế nghiệp lâu dài, bởi sông Mã lớn như con rồng chầu phía tây, sông Bưởi nhỏ hơn uốn lượn như con rắn cuộn phía đông. Hai bên là sông, trước mặt sau lưng là núi, thế vững như vậy, đây hẳn là “mảnh đất long xà ẩm thủy, có thể ở được lục thập niên ký” (tức là trên dưới 60 năm).
Tiếc thay, không được như mong đợi của Hồ Quý Ly, nhà Hồ chỉ thọ được thất niên (7 năm). Dân gian có vài giai thoại đồn rằng, thảm bại của họ Hồ xuất phát từ sai lầm trong phong thủy xây thành.
Giai thoại thứ nhất kể, Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can nhưng Quý Ly không nghe. Thư viết: “An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị”. (Theo giải thích của TS Đỗ Quang Trọng, Trưởng ban quản lý di tích, sở dĩ gọi là “đầu non cuối nước” vì xuôi về phía Nam thì sông Mã và sông Bưởi có gặp nhau ở một điểm, cổng Bắc thành thì gối vào núi Thổ Tượng).
Một giai thoại khác cho rằng, từ cổng chính thành mở ra một con đường lát đá dài 2,5 km chạy thẳng về đàn tế Nam Giao, con đường này giống như mũi tên, mà núi Đún nơi đặt đàn tế thì uốn vòng như một cánh cung giương sẵn. Hai yếu tố này phối hợp, làm thành một thế cực độc về phong thủy: Tên bắn thẳng vào thành.
nguyên nhân của thất bại, ít nhất có nguyên nhân “làm mất lòng dân”, mà việc dời đô góp một phần vào đó. Nhà Trần có 175 năm tồn tại, trải 13 đời vua, ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Đất Thăng Long vì thế đã gắn bó quá sâu đậm với lòng dân.
Dời đô khỏi miền đất ấy khác nào chặt một cái cây khỏi cội rễ của nó. Còn mảnh đất định đô mới, dẫu có là nơi đắc địa với quan niệm của Hồ Quý Ly thì như Nguyễn Nhữ Thuyết thống thiết can: “Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm”.
Về phương diện phong thủy, xây thành, định đô bao giờ cũng được coi là một câu chuyện đậm tính tâm linh, từ chọn hướng đất tới hoạch định kiến trúc, rồi trấn yểm, giữ thành. Những chuyện ấy luôn thần bí và thu hút sự tò mò đến cả hậu thế.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)