Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Xem chỉ tay, bàn tay của người có sức khỏe

Xem chỉ tay, bàn tay dày, rộng Người có chỉ tay như vậy là người khỏe mạnh, thể lực dồi dào. Có thể vận động hoặc lao động với cường độ cao.
Xem chỉ tay, bàn tay của người có sức khỏe

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xã hội hiện đại, nhịp sống bận rộn khiến con người rất khó dừng lại để xem xét về tình trạng sức khỏe của mình. Như vậy khó có thể biết được những mầm bệnh đang tiềm ân bên trong cơ thể, sức khỏe ngày một xấu đi, làm mất đi cơ hội điều trị tốt nhất, hậu quả cũng không thể lường hết được. Hãy quan sát và giải mũ tình trạng sức khỏe hiện ra trên tay bạn. Nên nhớ những đường vân này là dấu hiệu của bách bệnh.

Người có sức sống dồi dào, vận hành khí huyết bên trong cơ thể nhu nhuận sẽ xuất hiện dấu hiệu tốt trên tay. Bàn tay mà đường chỉ rõ nét, rộng, dày sẽ khiến cho khí huyết lưu thông khắp cơ thể, là người có sức khỏe dồi dào.

Xem chỉ tay, bàn tay dày, rộng

Người có chỉ tay như vậy là người khỏe mạnh, thể lực dồi dào. Có thể vận động tiêu hao năng lượng hoặc lao động với cường độ cao.

Xem chỉ tay, gò Kim tinh nổi cao

Trên bàn tay bạn mà có gò Kim tinh nổi cao thì cho thấy bạn là người thế lực dồi dào, giàu sức sống. Khá tự tin về thể lực. Tính tình hồn hậu, là người ôn hòa nhưng đôi khi lại khá cương nghị.

Chỉ tay, đường chính dài mà rõ nét

Đây là người giàu sức sống, nếu giữa đường bị cong, đứt nối liên tiếp thì ảnh hưởng không lớn bằng đường vân đảo.

Cổ tay có ba đường song song

Người có bàn tay này khỏe mạnh, giàu sức sống.

Đường Sinh mệnh rõ mà cong

Là người có sức khỏe dồi dào, thề lực và sức sống tràn trề, vì vậy nên tăng cường vận động giải phóng tinh lực.

Xem chỉ tay, đường vân nhỏ nát

Không câu nệ tiểu tiết, không bi quan hoặc buồn bã. Thường xét vấn đề trước khi thực hiện nhưng có chút chậm chạp.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem chỉ tay, bàn tay của người có sức khỏe

Tình duyên của người tuổi Hợi nhóm máu O

Đối với những người tuổi Hợi thuộc nhóm máu O, tình yêu là điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời họ.
Tình duyên của người tuổi Hợi nhóm máu O

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Không giống những người tuổi Hợi thuộc các nhóm máu A, B hay AB, người tuổi Hợi thuộc nhóm máu O khá bạo dạn trong cách bày tỏ tình cảm của mình với đối phương. Họ không ngần ngại với mọi người xung quanh mà cứ thẳng thắn thể hiện tình cảm của mình.

Họ sẵn sàng dẹp bỏ mọi chuyện sang một bên chỉ để dồn tâm sức chăm sóc cho tình yêu của mình. Cũng chính vì quá chú tâm vào chuyện tình cảm nên nếu gặp thất bại, họ sẽ phải mất một thời gian khá dài để cân bằng trở lại và tìm kiếm một tình yêu mới.

Khi đã lập gia đình, những người này thường chăm lo chu tất cho mọi thành viên đặc biệt là con cái. Nữ giới thuộc nhóm máu này thường là người đảm đang và tháo vát. Họ sẽ là hậu phương vững chắc để chồng yên tâm gây dựng sự nghiệp. Nam giới là những người chồng cư xử rất đúng mực và luôn chung thủy với vợ.

(Theo 12 con giáp về tình yêu hôn nhân)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tình duyên của người tuổi Hợi nhóm máu O

Những lưu ý với đường nước vào nhà

Nguồn nước từ trước đến nay luôn được xem là biểu trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang, phồn thịnh, may mắn. Thế nên, người ta rất chú ý đến cách thiết kế đường nước chảy vào nhà để tạo nên những điềm may mắn, thịnh vượng cho chính gia đình mình.
Những lưu ý với đường nước vào nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đường nước dùng để chỉ đường dẫn nước vào và ra. Người xưa một mặt ý thức được việc dòng nước có thể ảnh hưởng đến khí, “ khí dương thổi theo gió, khí âm thổi theo nước” - “Nơi có khí thuận theo âm dương thích hợp để sinh sống”, mặt khác cũng cho rằng, nước là nguồn mang lại sự giàu có vì thế đặc biệt coi trọng đường nước, coi nó là thần bảo hộ và đường sinh mệnh

Tiêu chuẩn đường nước hợp lý là: “thiên môn khai, địa hộ bế”. Nơi nào nước chảy đến gọi là cửa trời, nước đến mà không thấy nguồn gọi là cửa trời mở. Nơi nước chảy đi gọi là cửa đất, nơi không thấy nước chảy đi gọi là của đất đóng. Nước chảy đi tượng trưng cho của cải, cửa mở của cải đến, cửa đóng thì của cải dùng không hết. Cửa trời cửa đất đã giới định cả một khu vực xóm làng, tượng trưng cho nhà cửa và linh hồn của xóm làng.

Trước cửa nhà có nước gọi là tiền đường tụ thủy, tư tưởng truyền thống cho rằng thế là có phúc trạch, nước đã trở thành biểu tượng của Phúc.

Kiến trúc ngày nay muốn bù đắp sự thiếu hụt nước tự nhiên do thiên nhiên ban tặng nên đã dùng phương pháp thủ công đào ao hay suối phun nước. Những tia nước vút lên ngụ ý mong muốn cho của cải đến nhiều.

Nước là nguồn gốc cuộc sống của nhân loại, cũng có người cho rằng nước là nguồn gốc của của cải. Trong phong thủy quan niệm, nếu cửa mở ở vị trí tốt, trước nhà có nước sẽ tự nhiên sinh của cải, sẽ mang đến sự giàu có cho chủ nhân. Nếu cửa mở ở vị trí xấu dòng nước đó sẽ mang đến những điều không hay cho người ở.

Đoan Trang
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những lưu ý với đường nước vào nhà

Tìm hiểu phong thủy Dinh Độc Lập –

Người ta truyền rằng Dinh Độc Lập nằm trên thế đất hung hãn cho nên những nhân vật chính trị cư ngụ trong Dinh chẳng ai được lâu dài và an toàn. Đất hãm sát chủ Dinh Độc Lập được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tên ban đầu là Palais Norodom. Có ý kiế

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người ta truyền rằng Dinh Độc Lập nằm trên thế đất hung hãn cho nên những nhân vật chính trị cư ngụ trong Dinh chẳng ai được lâu dài và an toàn.

Đất hãm sát chủ
Dinh Độc Lập được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tên ban đầu là Palais Norodom. Có ý kiến giải thích rằng tên Norodom là do Dinh nằm ở đầu con đường có tên Boulevard Norodom chứ không có liên quan gì đến ông Norodom Sihanuk là Quốc vương Campuchia. Đến thời kỳ nước Pháp trao trả nền độc lập giả hiệu cho Bảo Đại thì Dinh này được đổi tên thành Dinh Độc Lập.

Có lẽ cái Dinh này là một trong số ít những công sở được dân chúng quan tâm bàn tán nhiều nhất. Người ta chú ý đến nó vì có nhiều câu chuyện liên quan đến môn phong thủy. Cuốn sách Thiệu – Kỳ một thời hãnh tiến một thời suy vong của nhà báo Lý Nhân – một chứng nhân sống dưới chế độ Sài Gòn, cho biết rằng: Dân chúng đồn rằng Dinh nằm trên mảnh đất rất hung hiểm cho nên hầu hết những chính khách ở trong Dinh chẳng ai có sự nghiệp lâu dài, bền vững.

kt-8-1-14-mattiendinhdoclap-kienthuc_nrdi

Họ dẫn chứng từ các ông toàn quyền Pháp mà điển hình là ông Ely khi làm cao ủy đóng ở Dinh Norodom thì quân Pháp thua liểng xiểng ở Điện Biên phải rút về nước. Cho đến ông Diệm làm Tổng thống cũng chỉ được 9 năm là bị đảo chính vong mạng.Hơn thế nữa, ngay trong 9 năm cầm quyền, ông Diệm cũng đã 1 lần suýt chết trong Dinh. Đó là vào ngày 27/2/1962, hai phi công của phe đảo chính đã ném bom vào Dinh làm sập cánh trái của Dinh. Tuy không có tổn thất nào về người nhưng cuộc ném bom cũng làm cho những người sống và làm việc trong Dinh một phen hú vía.

Sau đó ông Diệm quyết định phá Dinh đi xây lại mới hoàn toàn. Công việc thiết kế được giao cho kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, một người tốt nghiệp trường kiến trúc danh tiếng ở Paris và là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải Khôi nguyên Roma.

Nhưng Dinh chưa thi công xong thì anh em ông Diệm bị đảo chính và chết thảm. Theo sau ông Diệm, chính trường Sài Gòn khủng hoảng, chỉ trong 2 năm mà cả chục chính phủ cứ lập lên rồi lại sụp đổ.

kt-8-1-14-vitribinembom-kienthuc_yyaa

Đến khi Nguyễn Văn Thiệu thâu tóm được quyền lực thì tình hình mới ổn định. Ngày 30/6/1966, Dinh khánh thành và ông Thiệu dọn vào ở trong Dinh. Người ta lại tính rằng kể từ ngày dọn vào đến khi phải tháo chạy ra nước ngoài, ông Thiệu cũng chỉ ở trong Dinh được 9 năm. Và trước khi nó rơi vào tay quân giải phóng thì cũng bị ném bom một lần nữa nhưng may mắn chỉ bị hỏng cầu thang. Ẩn ý của người thiết kế Dinh Năm 1966, trong lễ khánh thành Dinh mới, ông Ngô Viết Thụ – tác giả thiết kế Dinh đã phát biểu tóm tắt thiết kế của mình. Trong đó, nhiều ý đến nay vẫn được dẫn lại trong tài liệu giới thiệu về Dinh của ngành du lịch. Nét nổi bật là mặt tiền của Dinh với 3 tầng lầu và cột cờ sổ dọc tạo thành chữ “Vương” trong Hán tự. Nhưng bên trên lại có 1 cái tum giống như một dấu chấm ở trên đầu chữ “Vương” để tạo thành chữ “Chủ”. Lúc ấy, ông Thụ diễn tả chữ “Chủ” này là nghĩa là “Chúa”. Tuy nhiên, trong bài viết đăng trên một trang mạng, ông Trần Lê Quang, cựu bộ trưởng Bộ Cải cách điền địa dưới thời ông Diệm tiết lộ một câu chuyện khác về ý nghĩa chữ “Chủ”. Ông Quang viết: “Một tâm sự của KTS Ngô Viết Thụ, nay đã qua đời, được một ông bạn ghi nhớ và thuật lại như sau: Ngô Viết Thụ cho biết, khi Ông sáng tạo sơ đồ của dinh Độc Lập mới, đương sự có ý định thiết kế dinh với nhiều tầng lầu ngang, dài, giống nhau, như hình Hán tự chữ “Vương”. Theo ý nghĩa của Ngô Viết Thụ, “Vương” là “Vua”.

Nhưng KTS Thụ cũng cho biết rằng Ông cố ý cho thêm ngay ở giữa tầng cuối, một tầng thượng nhỏ, như một nét phẩy trên đầu chữ Hán Tự “Vương”, để chữ Hán tự đó trở thành một Hán tự khác, là chữ “Chủ”, không còn có nghĩa là “Vua” nữa.

kt-8-1-14-chuvuong-kienthuc_kexw

 

Ý kiến của Ngô Viết Thụ là các nhân vật chính trị Việt Nam, nếu có cơ may cư ngụ tại dinh Độc Lập mới, thì chỉ là những người “Chủ nhà” tạm thời mà thôi. Các đương sự phải hành xử thế nào với dân gian và thời cuộc tại Việt Nam, mới mong về sau được trở thành “như một nhà Vua”. Và ông Trần Lê Quang phân tích thêm về sự khác nhau trong ý nghĩa của hai chữ nói trên: “Tin tưởng của Ngô Viết Thụ rõ ràng bị ảnh hưởng bởi thuyết Phong Thủy. Tại Trung Quốc, cũng như tại Việt Nam hồi xưa, dư luận thường cho rằng ân huệ được làm Vua, là một ân huệ “Trời cho”, có thể truyền lại trong trật tự cho con cháu kế vị của nhà Vua, hay cho người thừa kế được lựa chọn. Nhưng nếu thêm trên đầu Chữ Hán tự “Vương” một nét phẩy, thì chữ đó trở thành Chữ Hán Tự “Chủ”, như chủ nhà, chủ tịch, chủ sự, dân chủ, v.v. Các chức vụ “Chủ” thông thường không phải là “Trời cho”, mà là “Người cho”. Các đương sự thụ hưởng chức vụ “Người cho” đó, phải hành xử thế nào với thành viên của cộng đồng liên hệ, mới được hưởng chức vụ “Chủ”, mà cộng đồng đó giao cho, thông thường trong một thời gian có hạn mà thôi”. Chuyện ông Thiệu trấn yểm Dinh Ông Nguyễn Văn Thiệu là một người rất tin thuật phong thủy. Ông ta từng mướn các thày địa lý về quê nhà Phan Rang tìm chỗ “cát địa” để đặt lại ngôi mộ ông thân sinh mình. Và năm 1975, khi các đoàn quân giải phóng trên đường tiến vào Sài Gòn thì ông ta cho lập phòng tuyến Phan Rang và hô hào tử thủ để bảo vệ cái “long mạch” đã làm nên ngôi Tổng thống của ông.

Bởi vì sùng tín như thế cho nên khi vừa giành được quyền lực chính trị, ông đã quan tâm ngay đến các vấn đề nhà cửa, dinh thự sao cho phù hợp phong thủy để “ngôi vị” trường tồn. Nhà báo Lý Nhân đã viết những dòng mỉa mai về các hoạt động sùng tín phong thủy của ông Thiệu: “Rồi không biết thày bói sáng hay mù nào đó đã quân sư cho Thiệu rằng phải yểm vì dinh Độc Lập là đầu con rồng, và cái đuôi nó kéo dài mãi ra tới công trường chiến sĩ của Pháp xây dựng ở đường Duy Tân – Trần Quý Cáp.

kt-8-1-14-truocdinhdoclap-kienthuc_fhhs

Thiệu nghe vậy cũng run nên đã bí mật cho một số học sinh sinh viên kéo tới đập phá đài chiến sĩ trận vong của Pháp và cho đào một cái hồ có mô tháp cao đặt tên là công trường quốc tế. Nhưng người dân Sài Gòn gọi nôm na là hồ con rùa, vì ở hồ này có làm 1 con rùa bằng đồng nằm dưới chân tháp. Theo huyền thoại thầy địa lý nào đó nói Thiệu muốn yên vị ở “phủ đầu rồng” thì phải xây cái hồ chỗ công trường chiến sĩ vì đó là đuôi con rồng, lại phải trấn yểm để nó khỏi quậy lung tung thì sự nghiệp mới bền vững. Bởi vậy bên trên con rùa có cái tháp cao tượng trưng cho cái đinh để cắm xuống đuôi rồng”. Ngoài việc xây hồ con rùa, ông Thiệu còn cho yểm bùa ở trước cổng Dinh Độc Lập. Điều đó cũng phát nguyên từ lời khuyên của các thày địa lý rằng tuy Dinh được xây cất lộng lẫy, bố trí độc đáo, nhìn bình diện từ trên cao xuống mặt bằng Dinh có hình chữ Cát nhưng trước mặt lại có con đường từ thảo cầm viên đâm thẳng vào Dinh như một mũi tên (Đó là đường Lê Duẩn ngày nay). Đó là điều đại kỵ trong phong thủy cho nên cần phải tìm cách giải trừ ảnh hưởng xấu này.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm hiểu phong thủy Dinh Độc Lập –

Đặt tên hay cho người tuổi Mùi

Căn cứ vào bản tính của loài dê và các mối quan hệ tương sinh tương khắc với những con giáp còn lại, mà có cách đặt tên hay cho người tuổi Mùi
Đặt tên hay cho người tuổi Mùi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Căn cứ vào đặc điểm về bản tính của loài dê và các mối quan hệ tương sinh tương khắc với những con giáp còn lại, người xưa đúc rút cách đặt tên hay cho người tuổi Mùi.


Dat ten hay cho nguoi tuoi Mui hinh anh
Ảnh minh họa

1. Dựa vào đặc tính sinh sống

 
Loài dê thích ăn cỏ, nên tên của người có chữ Thảo thường sẽ có sự trợ giúp. Ngoài ra, dê cũng thích hợp với các loại ngũ cốc, nên có thể dùng các chữ chứa bộ Mễ, Mạch, Hòa, Đậu, Tắc, Thúc để đặt tên cho người tuổi Mùi.   Những tên hay cho người tuổi Mùi: Chi, Phương, Hoa, Đài, Thảo, Nhược, Lan, Hà, Diệp, Nghệ, Liên, Sinh, Túy, Tú, Thu, Khoa, Đạo, Tích, Tô, Bỉnh, Phong, Diễm, Thụ, Khải…   Ngoài ra, tuổi Mùi cũng thích hợp với những tên có bộ Mộc như: Bản, Tài, Đóa, Đông, Kiệt, Tùng, Vinh, Quyền, Lâm, Liễu…   Dê thường nghỉ ngơi trong hang động, do đó có thể dùng các chữ Khẩu, Miên, Môn đặt cho người tuổi Mùi. Bên cạnh đó, dê thích chạy nhảy, lại có thói quen hay quỳ xuống, nên thích hợp với các tên có chứa chữ Túc, Kỷ.
 
Những tên thích hợp: Đồng, Chu, Hòa, Đường, Á, Hồi, Viên, Đồ, Dung, Tống, Gia, Phú, Khoan, An, Hoành, Nghi, Định, Khai, Quan, Mẫn, Bạt, Khiêu, Lộ, Dũng, Dược, Nguyên, Tiên, Khắc, Lượng…
2. Dựa vào mối quan hệ tương sinh với những con giáp khác
 
Hợi – Mão – Mùi thuộc mối quan hệ tam hợp, Tỵ, Ngọ và Mùi lại là tam hội. Do đó, có thể đặt tên cho người tuổi Mùi bằng những chữ như: Gia, Hào, Giá, Khanh, Ấn, Nguyệt, Bằng, Thanh, Đông, Mã, Tuấn, Nam, Hứa, Đinh, Tiến, Đạo, Đạt, Tuần, Vận, Tuyển, Đô, Bang, Kiến…
3. Những tên cần tránh
Người tuổi Mùi không thích hợp với những chữ như Tâm, Nhục vì nó là loài động vật ăn cỏ, khi nhìn thấy các loại thức ăn thịt sẽ không cảm thấy thích thú mà thất vọng. 
 
Những tên cần tránh chứa các chữ trên: Tất, Nhẫn, Chí, Niệm, Tính, Trung, Hằng, Tình, Tưởng, Khẳng, Hào, Cổ, Tư, Hồ…
 
Theo quan niệm xưa, dê là một trong ba con vật tế, nếu dê trưởng thành dễ bị người ta làm đồ tế, đồ cúng để hiến lên thần linh, cả đời sẽ khổ sở. Do đó, không nên dùng các chữ Đại, Vương, Đế, Quân, Trưởng để đặt tên cho người tuổi Mùi. Những tên đó là: Thiên, Thái, Phu, Di, Giáp, Dịch, Mai, Châu, Cầu, San, Sâm, Linh, Cầm, Lâm…
 
Ngoài ra, không nên dùng các tên có chữ Thủy, Bắc, Tý, Sửu, Ngọ cho người tuổi Mùi vì thuộc đối xung, có hình khắc nặng. Những tên đó bao gồm: Đông, Băng, Chuẩn, Cầu, Tân, Giang, Hải, Hán, Hàm, Nguyên, Mâu, Mục, Lao, Khiên, Long, Sinh, Khổng, Tự, Tồn, Hiếu, Học, Tôn, Hài, Du, Hưởng…
 
Người tuổi Mùi cũng không thích hợp với những chữ có màu sắc trang phục như Y, Cân, Sam, Thái, Mịch…Bởi dê tô điểm cho màu áo của mình, làm đẹp cho bản thân sẽ thành vật tế nộp cho thần linh. Các tên nên tránh bao gồm: Thị, Bố, Hi, Tịch, Sư, Thường, Bạch, Đồng, Hình, Ngạn, Thái, Bành, Chương, Sam, Ảnh, Viên, Bùi, Biểu, Hệ, Thống, Tông…
 
Theo Bách khoa toàn thư 12 con giáp  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên hay cho người tuổi Mùi

Tứ vô lượng tâm

Người tu tập cần tinh tấn lương tâm theo lời Phật dạy, lấy tâm từ bi hỷ xả làm lợi ích cho vạn loại, chan hòa tình thương chân thật khắp nơi nơi để giúp đời
Tứ vô lượng tâm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Công cuộc giáo hoá độ sinh của đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng. Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô lượng bao gồm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm và Xả vô lượng tâm. “Từ” nguyên văn là: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc”

Từ là ban vui, đem tình thương vô điều kiện đến cho tất cả chúng sinh. Trong cuộc sống, để tu tập đạt được Từ vô lượng tâm, trước tiên cần phải có lòng trắc ẩn thương người thương vật, có xúc cảm thương yêu đồng loại thì mới có khả năng đem an vui đến cho người khác bằng cách giúp đỡ vật chất hoặc tinh thần để họ vui sống an lạc.

Với lòng từ vô lượng, đức Phật đã ban vui, ban lợi ích vô lượng cho tất cả chúng sinh. Tâm “từ” của Ngài là tình thương không điều kiện, không bị ràng buộc và tình thương đó không mưu cầu. Đức Thế Tôn hóa độ những người mạt hạng, người cùng khổ của xã hội và cứu vớt tất cả sinh linh, nên “từ” của Ngài là ban vui cùng khắp. Bồ tát ban vui cho chúng sinh có khi bằng vật chất, bằng tinh thần hoặc bằng đạo lý. Các Ngài ban tặng, khuyên răn hoặc đem đạo lý giáo hoá nhằm giúp chúng sinh bớt mê khai ngộ, tháo gỡ bế tắc tinh thần, giảm thiểu ràng buộc để chúng sinh có thể sống đời thong dong, tự tại và an vui trọn vẹn. Với nội tâm trong sáng, các Ngài phục vụ lợi ích chúng sinh có thể làm cho người khác bớt khổ được vui bởi lòng vị tha vô ngã, vì cảm nhận được đồng loại có niềm đau, có xúc cảm đau khổ khi gặp phải điều bức bách, ép ngặt làm cho hệ thống thần kinh và não bộ của cơ thể phải cảm xúc đau đớn. Nếu quán chiếu được điều ấy, tâm từ sẽ nảy nở và phát triển rồi dần hình thành được lòng trắc ẩn để có thể thương yêu đồng loại, thương yêu chúng sinh, đó là ý nghĩa của “Từ”. Vì thế, chúng ta cần phải tu tập hạnh trang trải tâm từ mà không mưu cầu lợi ích, không điều kiện để có thể xoa dịu niềm đau nhân thế bằng chất liệu yêu thương và đem lại an vui trong mọi hoàn cảnh.

Chữ Hán có câu: “Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ.” Đạo Phật là đạo từ bi, đạo cứu khổ, thương người, thương vật và thương tất cả chúng sinh. Hình ảnh đức Phật với nhân dáng toàn mỹ, tinh thần Ngài với trí tuệ, uy dũng, hùng lực và từ bi. Khi chúng sinh bị vướng vào trói buộc, Ngài tìm mọi cách tháo gỡ để tâm hồn họ được thanh lương, không còn bị phiền não chi phối và tham sân si dằn vặt trong lòng. Diệt khổ là tác dụng của tâm bi đạt đến vô lượng, khi thấy người thiện hay kẻ ác, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật cho dù gặp khổ bất cứ hoàn cảnh nào, đức Thế Tôn đều sẵn lòng cứu giúp để chúng sinh được an vui, hạnh phúc bởi đó là lòng trắc ẩn cao thượng của Ngài trước nỗi khổ niềm đau của chúng sinh.Vì vậy, nỗi khổ của chúng sinh vô cùng thì tâm bi của Bồ tát cũng vô tận. Những vị Bồ tát cứu khổ độ sinh như: Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Địa Tạng… với tâm bi đã phát đại nguyện lăn xả vào cuộc đời ô trược để cứu khổ độ sinh. Các Ngài hòa quang đồng trần để từng bước tháo gỡ những vướng mắc, đau khổ cho chúng sinh. Người ở thế gian thấy ai đau khổ thì bị xúc cảm làm chấn động thân tâm. Ngược lại, các vị Bồ tát với lòng thương vô bờ mà chẳng bị xúc cảm thường tình của thế gian làm chấn động, vì xúc cảm của các Ngài đã được tịnh hoá nên mang tính trong sáng. Để tôn vinh các Ngài, chúng ta cần tu tập, biết thương yêu những người bất hạnh lầm than trong cuộc sống, tuỳ hỷ và không đố kỵ khi gặp người thành công, thành đạt, thành danh hay hạnh phúc.

Hỷ vô lượng tâm còn gọi là Đại hỷ, là niềm vui không bờ mé. Những niềm vui thế gian rồi cũng qua đi, nỗi buồn nào rồi cũng dần nhạt phai theo năm tháng, vì niềm vui đến ngập tràn rồi cũng phải tắt lịm. Riêng niềm vui trong lòng đức Thế Tôn và các vị Bồ tát dù gặp phải trở ngại khó khăn hoặc chướng duyên nghịch cảnh vẫn không bao giờ lay động, vì các Ngài đã tu tập viên mãn Hỷ vô lượng tâm, niềm vui đó xuất phát từ tu tập Giới-Định-Huệ, do làm các hạnh lành, giữ giới, thiền định, sống lành mạnh tự do hoá tâm hồn và thấy được đạo lý chân thật. Vì thế, các Ngài cho rằng không phải chỉ có ánh sáng của ngũ dục lục trần là niềm vui tối thượng trên cuộc đời này. Bởi lẽ, cuộc sống dồi dào tiền bạc, tài sản và của cải vật chất thì tất nhiên gặp nhiều thuận lợi hơn, nhưng có biết bao người giàu có bỗng chốc trở nên hư hỏng, ăn chơi trác táng, trụy lạc, sa vào tệ nạn xã hội rồi trở thành những phạm nhân. Niềm vui của ngũ dục lục trần chính là nhân đau khổ, còn niềm vui của người thấu hiểu đạo lý thì cuộc đời được xây đắp bằng những hạnh lành, công huân giữ giới, thiền định và chuyển mê khai ngộ, có thể xua tan phiền não và tạo được niềm vui chân thật tận cõi lòng. Cho nên người có đức tuỳ hỷ thì tâm thanh thản, nhẹ nhàng, không vướng bận, còn người có lòng vị kỷ thường hay ganh tỵ và đố kỵ khi thấy người khác giàu có hoặc hạnh phúc hơn mình. Vì thế, tăng ni, phật tử cần tu tập đạt Hỷ vô lượng tâm thì mới có thể làm cho Phật pháp xương minh, người người an lạc.

Xả vô lượng tâm là tâm buông xả tất cả, trong lòng không chấp chứa thị phi, nhân ngã, bỉ thử, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, buồn vui, thương ghét. Nói cách khác, buông xả là một trạng thái thiền định sâu, chặt đứt tất cả mọi phiền não vô minh mà an nhiên tự tại giữa dòng đời. Đức Phật tu tập đạt được tâm xả vô lượng, trong lòng Ngài thanh tịnh với tâm thường định nên không bấn loạn trước nghịch cảnh chướng duyên. Các vị Bồ tát xả chấp ngã, xả chấp pháp cho đến khi các Ngài xả cả địa vị tu chứng, tâm hoàn toàn buông thư không dính mắc thế gian và xuất thế gian nên được tôn xưng là bậc Vô trụ, Vô nhiễm.

Tóm lại, với bốn đức tính Đại từ, Đại bi, Đại hỷ và Đại xả, còn gọi là Tứ vô lượng tâm, đức Thế Tôn đã trở thành Phật như trong kinh đã nói: Ngài là Bậc Thiên nhân chi Đạo sư, Tứ sinh chi Từ phụ (Bậc Đạo sư dẫn đường cho cõi Trời, cõi Người và cha lành của cả bốn loài). Người tu tập cần tinh tấn theo lời Phật dạy, lấy tâm từ bi hỷ xả làm lợi ích cho vạn loại, chan hòa tình thương chân thật khắp nơi nơi để giúp đời, giúp người, xả bỏ mọi chấp trước để nội tâm an trú chính niệm, lấy hạnh phúc làm chất liệu chuyển hóa thân tâm và thành tựu viên mãn Bốn tâm vô lượng. Và chính Bốn tâm vô lượng này là cương lĩnh, là phương châm xử thế của người đệ tử phật chân chính.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tứ vô lượng tâm

Mơ thấy nước hoặc dòng sông là lành hay dữ?

Mơ thấy nước hay dòng sông báo hiệu điều gì? Một dòng sông nước trong xanh, uốn lượn hiền hòa chảy về phía hạ lưu thường mang lại cho ta một cảm giác thư thái,
Mơ thấy nước hoặc dòng sông là lành hay dữ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

thanh bình. 


► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác

Mo thay song la lanh hay du hinh anh
Ảnh minh họa
Nếu bạn mơ thấy mình đang ngồi hoặc đang đi tản bộ bên bờ sông, được thả hồn mình cùng mây trời non nước trong một không gian thoáng đãng thì đó là điềm báo khích lệ bạn nên tiếp tục theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình. Thành công đang chờ đợi bạn ở phía trước!    Mơ thấy nước trên dòng sông đầy, mặt nước trong xanh hiền hòa thường là điềm báo có tài lộc đến nhà. Ngược lại, thấy dòng sông nước ròng (nước rút xuống) thường là điềm gia vận sa sút, hao tốn tiền của.   Mơ thấy trên sông nhiều thuyền bè tấp nập qua lại, rộn ràng tiếng nói cười thường là điềm báo bạn sẽ trở nên giàu có. Mơ thấy lửa cháy trên sông thường là điềm gia đình yên vui, thuận hòa.    Ngược lại, nếu bạn mơ thấy mình đang tắm trên sông thường là điềm báo bạn sắp bị lợi dụng. Trong mơ, bạn thấy mình bị sảy chân ngã xuống sông là điềm báo gia đình sẽ xảy ra tranh cãi. Còn nếu bạn thấy mình nhảy xuống sông thì điều đó là sự cảnh báo rằng bạn đừng nên quá nóng vội trong công việc. Hãy tham khảo ý kiến của những người xung quanh trước khi đưa đến quyết định cuối cùng. 

Mơ thấy dòng sông khô cạn, người nằm mơ sẽ bị tổn thất ngoài ý muốn.

Mơ thấy qua sông, mọi việc sẽ được thuận lợi như ý, vận may sẽ tới liên tiếp.

Tù nhân mơ thấy dòng sông, không lâu sau sẽ được ra tù.

Thương nhân mơ thấy qua sông, có thể công việc sẽ thành công, gặp nhiều thuận lợi.

Đàn mông mơ thấy dòng sông ngầm là sức khỏe rất tốt.
 
Nếu bạn mơ thấy nước trên sông đục ngầu, cuồn cuộn chảy, hãy cẩn thận. Điều đó cảnh báo rằng có người đang ghen ghét với cuộc sống hạnh phúc của bạn đấy.
 
Nếu bạn sợ hãi khi trông thấy nước sông dâng cao, bao bọc lấy mình trong giấc mơ thì sao? Có thể bạn đang gặp không ít rắc rối trong kinh doanh.
 
Điềm báo này còn cho thấy hành động liều lĩnh nào đó của bạn đã thất bại, khiến danh tiếng của bạn bị ảnh hưởng ít nhiều.
 
Một đêm nào đó, bạn mơ thấy mình đang chèo thuyền thưởng ngoạn thiên nhiên, bỗng bắt gặp một thi thể đang trôi. Bạn bừng tỉnh, không biết đây là điềm báo gì. Điều nay cho thấy vận may sắp hết và có thể sự xui xẻo sắp đến. Bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối phó.

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy nước hoặc dòng sông là lành hay dữ?

Trung Châu Phái tạp diệu luận

Một bài viết về tạp diệu trong tử vi của phái Trung Châu. Mời các bạn cùng đọc tham khảo.
Trung Châu Phái tạp diệu luận

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử Vi Đẩu Số lấy các tổ hợp sao làm chủ, cho nên 14 chính diệu tổ hợp thành sáu mươi tinh hệ có tính chất khác nhau, sau đó thêm vào các sao phụ, tá, khiến cho tính chất của chúng xảy ra sự biến hoá, hình thành một tính chất khác cụ thể hơn. Về phương diện, tạp diệu cũng có tác dụng khá quan trọng. Dưới đây xin trình bày tính chất cơ bản của các tạp diệu.

1. SAO ĐÔI

1.1. Thiên Thương, Thiên Sứ

Thiên Thương thuộc dương thuỷ, Thiên Sứ thuộc âm thuỷ, là các sao của Trung Thiên, tính chất thường là, Thiên Thương chủ về hư hao, Thiên Sứ chủ về nạn tai, bệnh tật.

Thiên Thương và Thiên Sứ luôn luôn giáp cung thiên di. Dương nam, âm nữ đi thuận, an Thiên Thương ở cung giao hữu, an Thiên Sứ ở cung tật ách; âm nam, dương nữ đi ngược, an Thiên Thương ở cung tật ách, an Thiên Sứ ở cung giao hữu.

(1) Cung vị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp, nếu là chính diệu Hoá Kỵ, hoặc có tứ sát tinh cùng hội chiếu, bị các sao sát, kỵ của lưu niên xung khởi, sẽ chủ về tai nạn tật ách.

(2) Thiên Cơ hoặc Cự Môn, cũng không ưa Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung, chủ về nhiều bệnh; gặp các sao sát, kỵ thì càng đúng.

(3) Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung thiên di, ắt sẽ đồng thời hội chiếu cung huynh đệ và cung phụ mẫu, nếu trong đại vận gặp tiểu hạn rơi vào cung bị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp (chú ý, là tiểu hạn, chứ không phải là cung mệnh của lưu niên), cần phải quan sát cung huynh đệ và cung phụ mẫu xem có tinh hệ "Thiên Cơ, Cự Môn" toạ thủ hay không; có tứ sát và Hoá Kỵ hay không. Nếu có, mà các sao sát, kỵ lại nặng, thì có thể anh em hoặc cha mẹ mắc bệnh tử vong. Nhưng vì dùng tiểu hạn để luận đoán, nên ứng nghiệm dễ bị sai lệch một hai năm.

(4) Thiên Thương và Thiên Sứ có phân biệt hoạ nhẹ và hoạ khẩn. Thiên Thương ưa kim cục (tức ba cung Tị, Dậu, Sửu), không ưa phương hoả (tức hai cung Ngọ, Mùi); Thiên Sứ ưa ba cung Tí, Ngọ, Mùi mà không ưa ba cung Thìn, dậu, Tuất.

(5) Người sinh năm dương không ưa Lưu Lộc đồng cung với Thiên Thương hay Thiên Sứ, chủ về bệnh hoạn.

1.2. Thiên Hình, Thiên Diêu

Thiên Hình thuộc dương hoả, Thiên Diêu thuộc âm thuỷ, Thiên Hình chủ về tự kềm chế, Thiên Diêu chủ về phóng túng, là cặp sao đôi có bản chất trái ngược nhau.

Thiên Hình ưa Văn Xương, Văn Khúc kết thành đôi hội chiếu hoặc đồng độ, chủ về tự kềm chế mà không có sát khí. Nếu Thiên Hình ở các cung Dần, Mão, Dậu, Tuất là nhập miếu; gặp Văn Xương, Văn Khúc, cổ nhân gọi là "chấp chưởng biên cương", nhưng lại không phải là võ tướng, phần nhiều chủ về chức võ mà nghiệp văn, tương tự như hải quan ngày nay.

Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn" là sao chấp chưởng hình pháp.

Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Thiên Lương", gặp thêm các sao sát, kỵ, lại chủ về phạm pháp kiện tụng, mà không chủ về chấp chưởng hình pháp, không giống trường hợp hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn".

Tử Vi hội Tham Lang ở hai cung Tí hoặc Ngọ, hoặc đồng độ với Tham Lang ở hai cung Mão hoặc Dậu, ưa gặp Thiên Hình, không phải là "Đào hoa phạm chủ", mà chủ về có thể tự kềm chế.

"Vũ Khúc, Thất Sát" đồng độ với Kình Dương, lại có Thiên Hình cùng bay đến, cổ nhân nói là dùng dụng cụ sắc bén để kiếm tiền, như thợ cắt tóc, đồ tể, thời hiện đại cũng có thể là bác sĩ ngoại khoa, nha sĩ.

Thiên Hình ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có sắc thái "cô độc và hình khắc", bất lợi đối với lục thân, cần phải xem xét kỹ các cung lục thân mà định.

Cung tật ách có Thiên Hình, lại có các sao sát, kỵ xung hội, đề phòng tuổi trẻ tàn tật, hoặc sinh ra đã bị dị tật. Cung tật ách của lưu niên hoặc đại vận mà gặp Thiên Hình, bị Lưu Dương xung hội, chủ về phải phẫu thuật.

Thiên Diêu chủ về đào hoa, có duyên gặp gỡ, hoặc có tính chất "tiếng sét ái tình". Gặp thêm Hàm Trì, Đại Hao, Mộc Dục, có thể làm mạnh thêm bệnh của Thiên Diêu, như hiếu sắc, trùng hôn (tức cùng lúc kết hôn với hai người), bệnh về tính dục. Gặp thêm Hồng Loan, Thiên Hỉ thì có thể giảm nhẹ những bệnh này, có lúc chủ về có duyên với người khác giới, hay được người khác giới chào đón.

Thiên Diêu cũng không ưa thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, chủ về dễ quyến luyến chốn phong hoa tuyết nguyệt.

Văn Xương, Văn KHúc đồng độ với Thiên Diêu, ắt là người phong lưu, tự đánh giá mình cao.

Thiên Diêu đồng độ với Văn Xương, Văn Khúc và Thiên Hình thì có thể hành động một cách thiết thực.

Thiên Diêu hội các sao sát, kỵ, sẽ làm mạnh thêm tính chất vì sắc mà gây ra hoạ; cần phải xem xét kỹ tính chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu, và xem ở cung nào mà định. Nếu ở cung tài bạch, chủ về vì tửu sắc mà phá tài, ở cung điền trạch, chủ về sản nghiệp của ông bà hay cha mẹ bị phá tán, ở cung phu thê, chủ về trùng hôn, tái hôn, ở cung phúc đức, chủ về tư tưởng dễ bị hỗn loạn.

Thiên Diêu thủ cung thiên di, có sao cát cùng bay đến, tổ hợp tinh hệ chính diệu cũng cát, chủ về đi xa, chuyển dời đến nơi khác sẽ gặp nhiều cơ hội, và được người ở tha hương trợ lực.

Cung Thiên Diêu toạ thủ, có Mộc Dục, Hàm trì, Đại Hao đồng độ, lưu niên mà gặp chúng, chủ về đau khổ mang tính chất đào hoa.

1.3. Thiên Khốc, Thiên Hư

Thiên Khốc thuộc dương kim, chủ về hình khắc, buồn đau; Thiên Hư thuộc âm thổ, chủ về lo nghĩ, trống rỗng.

Thiên Khốc là sao tình cảm, chủ về đau khổ nội tâm, vì vậy không nên ở cung phúc đức.

Thiên Hư là sao có tính vật chất, chủ về thiếu thốn vật chất. Vì vậy Thiên Hư không nên ở cung tài bạch, cũng không ưa ở cung tật ách, chủ về thân thể hư nhược, hoặc bệnh tật có tính hao tổn.

"Thiên Khốc, Thiên Hư" đồng độ với Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc, nếu ở hai cung Mão hoặc Thân, tinh hệ chính diệu có tài khí vượng, sẽ chủ về nhờ tiền bạc mà tăng tiếng tăm; hoặc dễ có tiền của, ắt sẽ làm cho người ngoài biết.

Tinh hệ Thiên Đồng thủ cung huynh đệ, có "Thiên Khốc, Thiên Hư" cùng bay đến, chủ về anh chị em bất hoà với người phối ngẫu.

1.4. Hồng Loan, Thiên Hỉ

Hồng Loan thuộc âm thuỷ, Thiên Hỉ thuộc dương thuỷ, Hồng Loan chủ về hôn nhân, Thiên Hỉ chủ về sinh con cái. Hai sao này vĩnh viễn đối nhau, cho nên tính chất của chúng ảnh hưởng lẫn nhau.

Nữ cung mệnh gặp Hồng Loan thì kiều diễm, gặp Thiên Hỉ thì có vẻ đẹp lạnh lùng.

Ở cung tử nữ gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về nhiều con gái, ít con trai.

Tử Vi có Hồng Loan hay Thiên Hỉ đồng độ, lại gặp cát tinh, tuổi trẻ thì chủ về kết hôn, tuổi già thì chủ về được phong hàm danh.

Cung tài bạch có chính diệu cát, gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về "hoan hỉ tài" (như tiền thắng cá cược hay ăn cờ bạc); cũng thích hợp với những nghề liên quan đến "hỉ khánh" (chuyện mừng).

Về luận đoán thời gian kết hôn và mang thai, có thể lấy cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có Hồng Loan, Thiên Hỉ bay đến làm ứng kỳ, nhưng cần phải có tinh hệ chính diệu cát lợi ổn định mới đúng, nếu không, nên trì hoãn một hai năm, chờ đến khi cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có tổ hợp tinh hệ cát lợi mới ứng nghiệm.

Hồng Loan hay Thiên Hỉ bay đến cung điền trạch của lưu niên, chủ về có thêm nhân khẩu (thời cổ đại là mua nô tì, sinh con cái), nếu gặp thêm Tả Phụ, Hữu Bật, là có khách đến tá túc.

1.5. Tam Thai, Bát Toạ

Tam Thai thuộc dương thổ, Bát Toạ thuộc âm thổ, đều là sao "nghi trượng", cần phải kết thành đôi để hội chiếu, mới chủ về tăng cao địa vị.

Cho nên Tam Thai, Bát Toạ ưa hội hợp các chính diệu như Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương, Thái Âm, chủ về quý hiển, hội hợp Thiên Lương cũng thích hợp.

Nếu Tam Thai, Bát Toạ hội hợp cung phụ mẫu, gặp chính diệu cát, chủ về gia thế cao quý, xuất thân trâm anh thế phiệt. Nếu tinh hệ chính diệu không cát tường, lại gặp sao lẻ phụ tá, hoặc có các sao đào hoa cùng bay đến, chủ về cha mẹ "lưỡng trùng".

Tam Thai, Bát Toạ không ưa ở cung phu thê, nếu nguyên cục có các sao không cát tường, sẽ làm mạnh thêm tính chất bất lợi của chúng.

1.6. Long Trì, Phượng Các

Long Trì thuộc dương thuỷ, Phượng Các thuộc dương thổ, đều là sao văn minh, nếu kết thành đôi hội nhập, chủ về tài nghệ.

Long Trì, Phượng Các hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, có thể làm tăng sức mạnh, lợi về thi cử, cạnh tranh.

Long Trì Phượng Các giáp cung tài bạch hoặc cung sự nghiệp, mà không có Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung, hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung, chủ về có danh tiếng trước rồi có tiền của sau, hoặc tiền của do danh tiếng mà có, hoặc nhờ tài nghệ mà có tiền của.

Long Trì, Phượng Các chủ về "thanh quý" (sang quý thanh cao) mà không phải là "phú quý" (giàu sang), cũng chủ về nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng.

Long Trì, Phượng Các ưa giáp Thiên Phủ, Thiên Tướng, chủ về làm tăng phong thái văn nhã.

Thất Sát và Long Trì cùng ở cung mệnh hoặc cung tật ách, tuổi già chủ về tai điếc; Thất Sát đồng độ với Phượng Các, chủ về rối loạn khứu giác và vị giác. Cần phải có lưu sát tinh xung khởi mới đúng.

1.7. Cô Thần, Quả Tú

Cô Thần thuộc dương hoả, Quả Tú thuộc âm hoả, chủ về cô quả, không ưa bay đến cung phụ mẫu và cung phu thê.

Nếu tinh hệ chính diệu là tổ hợp Vũ Khúc, Thiên Lương, Thiên Cơ, Cự Môn, Thất sát, Phá Quân, thì có thể phát huy tính chất của Cô Thần, Quả Tú, chủ về sớm mồ côi hoặc vợ chồng hình khắc, rời xa quê hương, con cái phân ly. Vì vậy, cung phu thê mà gặp các tổ hợp kể trên, cần phải kết hôn muộn mới có thể tránh sinh ly tử biệt, hoặc bằng mặt mà không bằng lòng.

Nữ mệnh có cung phu thê là Vũ Khúc Hoá Kỵ, Cô Thần và Quả Tú hội hợp, chủ về không có đời sống vợ chồng.

Cung phúc đức gặp Cô Thần, Quả Tú, chủ về tinh thần trống rỗng; nhưng cũng chủ về tư tưởng độc lập, cần phải xem bản chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu mà định.

Cung tài bạch gặp cát tinh, có Cô Thần, chủ về tuổi trẽ tự lập gia nghiệp.

Cung sự nghiệp gặp cát tinh, có Quả Tú, chủ về tuổi trẻ tự lập, không hưởng phúc ấm của cha anh.

1.8. Ân Quang, Thiên Quý

Ân Quang thuộc dương hoả, Thiên Quý thuộc dương thổ; chủ về vinh dự đặc biệt, tước lộc, có tính chất được tưởng thưởng; không giống như Tam Thai, Bát Toạ thuần tuý chủ về địa vị, nhưng nhờ được tưởng thưởng mà địa vị tăng cao một cách tương ứng.

Ân Quang, Thiên Quý có thể mang lại lợi ích thực tế, như trợ giúp cạnh tranh đắc lợi, thi cử đỗ đạt.

Rất ưa hội hợp với Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Âm, Thái Dương hoặc giáp cung có các tinh hệ kể trên.

Hai sao Ân Quang, Thiên Quý giáp cung sự nghiệp, lại được Thiên Khôi, Thiên Việt cùng giáp cung, ở thời cổ đại là chủ về được thế tập chức tước của cha. Ở thời hiện đại thì lợi về phát triển chuyên môn, cũng lợi về chuyên nghiệp. Nếu giáp cung tài bạch, thì danh lợi song thu, hoặc nhờ có danh mà đạt được lợi.

Ân Quang, Thiên Quý hội chiếu cung phu thê, nếu có "Lộc trùng điệp", chủ về được tiền của là nhờ vợ.

Ân Quang, Thiên Quý giao hội với Văn Xương, Văn Khúc, lợi về thi cử.

(Nguồn: sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trung Châu Phái tạp diệu luận

Thân và 10 thần của Tứ trụ

Trong mỗi tứ trụ, can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là ngôi nhà của người có tứ trụ đó). Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) của người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là thân thể của người có tứ trụ đó).

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

I – Nhật Can và Thân 

Trong mỗi tứ trụ, can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là ngôi nhà của người có tứ trụ đó). Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) của người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là thân thể của người có tứ trụ đó). Qua đó chúng ta có thể so sánh hành của Thân với 4 hành còn lại (sau khi đã xét khả năng tác động giữa các can chi trong tứ trụ với nhau) để xem hành của Thân là mạnh hay yếu (thường được gọi là Thân vượng hay nhược). Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người.

II - Mười thần của tứ trụ 

1 - Mười thần 
Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi, cho nên quan hệ của nó với các hành khác như sau :
a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2).
b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) .
c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi.
d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8).
e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10).
Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ. 

Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có : 
Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn. Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu.
Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần. 
Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan, Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát. 
Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài, Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài. 
Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ, Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp.
Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy. 

2 – Tương sinh của 10 thần 

Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau:



Qua sơ đồ ta thấy sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành.

3 – Tương khắc của 10 thần 
Mười thần là tài, quan, ấn, thực, thương….. của các can lộ hay tàng trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào.

Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy.

Nếu Tân (hay Canh) là Nhật Can thì ta có sơ đồ tương khắc của 10 thần của nó như sau : 



Qua sơ đồ trên ta nhận thấy sự tương khắc của mười thần hoàn toàn tương tự như sự tương khắc của ngũ hành (tương khắc cách 1 ngôi).

Khi xét các thần trong tứ trụ và giữa tứ trụ với tuế vận ta phải căn cứ vào sự vượng suy của các thần (tức hành của nó), nếu thần nào quá vượng thì cần được xì hơi là tốt (tức là nó cần được sinh cho các thần khác), còn ngược lại nếu sinh hay giúp đỡ thêm cho nó thì dễ có tai họa. Tương tự nếu thần nào quá yếu thì nó cần được sinh hay được phù trợ cho vượng lên và dĩ nhiên nó rất sợ bị khắc. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết thần đó là mạnh hay yếu? Muốn biết, chúng ta phải dựa vào bảng sinh vượng tử tuyệt để xem nó có vượng hay nhược ở tuế vận, cũng như xem nó có xuất hiện nhiều hay ít ở trong tứ trụ và ở tuế vận (bởi vì nếu thần đó là nhược nhưng có nhiều thì nó cũng có thể trở thành mạnh). 

4 - Tính chất của mười thần .
Mười thần trong tứ trụ đại diện cho công năng, chức vụ, quyền lực, tình cảm, tính cách, nghề nghiệp,…..như sau :

1 - Chính quan là cái khắc tôi, đại diện cho quan chức tốt, chính trực trong chính quyền điều hành xã hội, mà con người phải tuân theo pháp luật nhà nước, nói chung chính quan được coi là cát thần, nhất là khi Thân vượng. 
Công năng của chính quan trong mệnh là bảo vệ tài, áp chế Thân, khống chế tỷ và kiếp. Thân vượng tài nhược thì nên có chính quan để bảo vệ tài. Thân vượng mà ấn nhược thì chính quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. Thân vượng kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế kiếp.
Trong mệnh chính quan đại diện cho chức vụ, học vị, thi cử, bầu cử, danh dự, …. . Với nam Chính quan còn đại diện cho tình cảm với con gái. Vì nam lấy tài làm vợ, tài sinh quan và sát là con, nên nam lấy quan làm con gái, sát làm con trai (vì âm, dương khác với nhật can là con gái, giống là con trai).
Tâm tính của chính quan : chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có đầu có đuôi. Nhưng dễ bảo thủ cứng nhắc, thậm chí là người không kiên nghị.

2 - Thất sát (thiên quan) là cái khắc tôi, nó thường đại diện cho quan lại xấu trong chính quyền. Trong mệnh thất sát chuyên tấn công lại Thân, cho nên Thân dễ bị tổn thương, khi đó cần có thực thương tới để khắc chế thất sát thì lại trở thành tốt (nghĩa là bắt quan xấu phải phục vụ cho mình “thất sát hóa thành quyền bính“). Nói chung khi Thân nhược thất sát được coi là hung thần. 
Công năng của thất sát làm tổn hao tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế tỷ kiếp. 
Trong mệnh thất sát đại diện cho chức vụ về quân cảnh, hoặc nghề tư pháp, thi cử, bầu cử … Với nam thất sát còn đại diện cho tình cảm với con trai. 
Tâm tính của thất sát, hào hiệp, năng động, uy nghiêm, nhanh nhẹn ... .Nhưng dễ bị kích động, thậm chí dễ trở thành người ngang ngược, trụy lạc …

3 – Chính ấn là cái sinh ra tôi, khi Thân nhược thường được coi là cát thần, ấn có nghĩa là con dấu, đại diện cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ …. Chính ấn là sao thuộc về học thuật và còn đại diện cho tình cảm của mẹ đẻ.
Công năng của chính ấn, sinh Thân, xì hơi quan sát, chống lại thực thương.
Tâm tính của chính ấn, thông minh, nhân từ, không tham danh lợi, chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ....

4 – Thiên ấn (Kiêu) là cái sinh phù tôi, đại diện cho quyền uy trong nghề nghiệp như nghệ thuật, nghệ sĩ, y học, luật sư, tôn giáo, kỹ thuật, nghề tự do, những thành tích trong dịch vụ.... Nó còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ.
Công năng của thiên ấn sinh Thân, xì hơi quan sát để sinh cho Thân, chống lại thực thương. Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn khi đó chỉ có thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người mà tứ trụ có Thân vượng, còn có kiêu, tài và quan tất là người phú quý. Mệnh có thiên ấn lại còn gặp quan sát hỗn tạp (có cả chính quan và thiên quan, không tính Quan và Sát là tạp khí) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần. 
Tâm tính của thiên ấn, tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhậy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh...

5 – Ngang vai là ngang tôi (là can có cùng cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là tỷ. Đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha ,… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em. 
Công năng của ngang vai có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có ngang vai nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của. 
Tâm tính của ngang vai, chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng ngang vai được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân).

6 - Kiếp tài cũng là ngang tôi (là can cùng hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang.... Thân vượng mà có nhiều kiếp cũng giống như ngang vai ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em.... 
Công năng của kiếp cũng giống như của ngang vai. 
Tâm tính của kiếp tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh....

7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái. 
Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần.
Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?).

8 – Thương quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can). Đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không chúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai. 
Công năng của thương quan làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm thương tổn quan. Sợ nhất là “thương quan gặp quan là họa trăm đường ập đến“. Nói chung thương quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược. 
Tâm tính thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ.... 
Người thương quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa. Nhưng thương quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là thương quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến. 

9 – Chính tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam). 
Công năng là sinh quan và sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần làm hại chính ấn. Nói chung chính tài được coi là cát thần.
Tâm tính cần cù, tiết kịêm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng....
Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả chính quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành. Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái. Tài có kho (ví dụ : nếu ất là tài thì kho là dần và mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn). Thân vượng có chính tài còn gặp thực thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính tài và kiếp tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất.

10 – Thiên tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ. 
Công năng của thiên tài: sinh quan sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần, làm hại chính ấn. Nói chung thiên tài được coi là cát thần.
Tâm tính của thiên tài, khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhậy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm....
Thiên tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên tài thấu can thì kỵ nhất gặp tỷ và kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam). Can chi đều có thiên tài là người xa quê lập nghiệp trở lên giầu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển (?). Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu. Thiên tài lâm mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm (?).

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thân và 10 thần của Tứ trụ

7 điều nhất định phải làm trước khi kết thúc năm cũ

Năm mới 2016 bắt đầu bằng một kỳ nghỉ kéo dài 09 ngày. Dù bạn sẽ nghỉ ngơi, đi du lịch hay làm việc trong ngày này thì hãy nhớ dành thời gian để làm 07 điều tiễn năm cũ và đón năm mới sắp đến nhé!
7 điều nhất định phải làm trước khi kết thúc năm cũ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Nhìn lại 1 năm qua mình đã làm được những gì. Cái gì nằm trong kế hoạch vẫn chưa làm được thì mau mau hoàn thành, còn nhắm không thể làm kịp thì cho qua.
Đừng chỉ nhìn vào thành công, hãy đối mặt với những thất bại để có thể rút kinh nghiệm cho một năm mới hoàn hảo hơn.

2. Cho qua những chuyện buồn, những cảm xúc tiêu cực hãy tiễn đi hết. Bạn có thể tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi xa vào cuối năm để giải tỏa hết tất cả những tiêu cực trong năm qua. Còn bao nhiêu ngày phép, xõa hết đi nào. Bạn không thể tự dằn vặt bản thân mình hoài với những điều chưa tốt, những chuyện buồn trong năm cũ.

3. Chấm dứt hết tất cả các khoản nợ. Chẳng ai muốn năm mới lại thiếu nợ người khác đúng không nè và cũng đừng trở thành 1 con nợ “xuyên thời gian” cả 2 năm như vậy. Nó hơi kì, hơi dai. Năm sau có mượn tiền chắc không còn ai dám cho mượn.

4. Cũng đừng để nợ ai một lời xin lỗi. Có một vài mối quan hệ bị rạn nứt, ngay cả khi bạn không phải là người có lỗi, hãy cho cả 2 một cơ hội khác để cải thiện bằng cách xin lỗi trước. Đảm bảo một năm mới của bạn sẽ vui vẻ và ý nghĩa hơn rất nhiều. Hoặc ít nhất, bạn cũng cảm thấy nhẹ lòng vì bản thân đã dám làm 1 điều gì đó cho người khác.


5. Và tất nhiên, hãy dũng cảm đi đòi nợ. Thời gian cuối năm là lúc bạn cần nhiều tiền nhất để mua sắm, để chi trả rất nhiều khoản, nếu ai đó đang nợ, hãy khéo léo đòi lại vì quyền lợi của mình. Chẳng hạn như 1 status ngắn trên Facebook.


6. Thay áo cho không gian sống. Năm mới, cái gì cũng phải mới. Hãy làm 1 chút gì đó để không gian sống trở nên mới hơn, đẹp hơn. Thay drap giường, giặt sạch rèm cửa, lau chùi tất cả ngóc ngách trong nhà,…Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng khi không gian sống thay áo mới cho mà coi.

7. Tút tát nhan sắc bản thân. Hãy để bản thân lung linh tỏa sáng trong dịp Tết. Cả 1 năm rồi, bạn đã dành ra bao nhiêu thời gian để chăm chút cho bản thân? Tạn dụng dịp này mà làm mới bản thân luôn nào. Đừng ngại tốn kém 1 chút, mua sắm thêm quần áo mới, chỗ nào xấu thì đi cải thiện ngay, ý mình là tóc tai chẳng hạn

Webtretho.com
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 7 điều nhất định phải làm trước khi kết thúc năm cũ

10 thuật ứng xử đơn giản của người xưa mà bạn nên học hỏi

Qua 10 câu chuyện về ứng xử, con người đã hiểu được cách xử lý ổn thỏa mà không gây thêm phiền phức. Qua đó, giữ mối quan hệ và phát triển tình cảm với nhau
10 thuật ứng xử đơn giản của người xưa mà bạn nên học hỏi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hay phải đối mặt với những khó khăn, mâu thuẫn một cách bất chợt. Làm sao để có thể xử lý ổn thỏa mà không gây thêm phiền phức? Dưới đây là 10 cách ứng xử đã được cổ nhân sử dụng, có lẽ nó hữu ích cho bạn!

1. Việc gấp, từ từ nói

Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, nếu có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn.

2. Việc nhỏ nói hài hước

Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, sẽ khiến cho người không cảm thấy cứng nhắc, họ không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn mà còn tăng thêm thiện chí với bạn.

3. Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận

Đối với những việc bạn chưa nắm rõ, nếu bạn không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, còn nếu bạn có thể diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.

4. Việc chưa xảy ra, không nên ứng xử linh tinh

Mọi người ghét nhất ăn nói hàm hồ, nếu bạn chưa bao giờ phỏng đoán một cách tùy tiện hoặc nói những chuyện chưa xảy ra, bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn là người trưởng thành, có tu dưỡng, cũng là một người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm.

5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung

Tục ngữ có câu “Không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được. Làm được điều này sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “Nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn.

6. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác

Không được tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, giúp cho việc duy trì và gia tăng tình cảm.

7. Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói

Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, đều muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai bạn đều nói, sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh nghi ngờ và xa lánh bạn. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.

8. Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói

Giữa con người với con người cần phải có một khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.

9. Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào

Bạn nên lắng nghe cách nhìn của người khác khi nói về mình, điều đó có thể để lại ấn tượng khiêm tốn cho người khác, đồng thời biểu hiện rằng mình là một con người thấu tình đạt lý.

10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng

Đặc biệt là khi con bạn còn ở thời kỳ thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ ôn hòa, vừa kiên định để nói với chúng một cách rõ ràng, điều đó có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn, coi bạn như một người bạn, đồng thời điều đó cũng có tác dụng thuyết phục.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 10 thuật ứng xử đơn giản của người xưa mà bạn nên học hỏi

Giải mã "lời nguyền chết chóc" trong hầm mộ các Pharaoh

Ai Cập cổ đại không chỉ để lại những tàn tích của một nền văn minh rực rỡ, có giá trị văn hóa to lớn mà còn tạo nên những câu chuyện, những lời nguyền đáng sợ
Giải mã "lời nguyền chết chóc" trong hầm mộ các Pharaoh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

trong hầm mộ của các Pharaoh. 

Giai ma loi nguyen chet choc trong ham mo cac Pharaoh hinh anh
 
Những cái chết liên tiếp, kì bí của những nhà khảo cổ học, những người trộm mộ đã làm dấy lên nghi ngờ về “lời nguyền chết chóc” mà người xưa để lại. Theo chân các nhà khoa học để làm sáng tỏ điều này.   Theo Jennifer Wegner, một nhà Ai Cập học tại bảo tàng Đại học Pennsylvania ở Philadelphia nhận định, bên trong hầm mộ Pharaoh Ai Cập, ngoài những xác chết còn có cả thực phẩm gồm thịt, rau, và hoa quả được mai táng trong hành trình sang thế giới bên kia.   Những thứ này chắc chắn đã thu hút côn trùng, vi khuẩn, mốc và những thứ tương tự như vậy. Những vật liệu thô như thế này nằm im ở đó đã hàng nghìn năm và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.   Các nghiên cứu gần đây trong phòng thí nghiệm đã tiết lộ rằng một vài xác ướp cổ đại quả thực bị mốc, trong đó chứa ít nhất hai loài nguy hiểm tiềm năng là Aspergillus niger và Aspergillus flavus. Những loại nấm mốc này có thể gây ra phản ứng dị ứng nhiều cấp độ, từ sung huyết đến chảy máu phổi. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với những người vốn có hệ miễn dịch kém.   Các nhà khoa học cũng tìm thấy khí ammoniac, formaldehyde và H2S bên trong những chiếc quách bịt kín. Ở nồng độ cao, những chất này có thể gây bỏng mắt và mũi, làm xuất hiện các triệu chứng giống như viêm phổi và trong những trường hợp bị nhiễm nặng có thể gây chết người.    Ngoài ra, hiện tượng dơi trú ngụ trong nhiều ngôi mộ đã bị khai quật và phân của chúng mang theo những loại nấm có thể gây bệnh về đường hô hấp giống như bệnh cúm. Trong những điều kiện phù hợp, các tác nhân này có thể đủ độc lực để giết người.   Lại có ý kiến lý giải, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã phát triển tới mức có thể lợi dụng những côn trùng và chất độc cực mạnh bố trí trong lăng mộ của Pharaoh, coi chúng như thứ vũ khí phòng vệ rất hiệu quả. Loại vũ khí này có nhiệm vụ đối phó với những kẻ phá hoại hầm mộ, đánh thức giấc ngủ ngàn thu của người xưa.   Một số nhà khoa học khác thì nhận định, lời nguyền của Pharaoh xuất phát từ chính kết cấu của lăng mộ. Thiết kế lối dẫn xuống hầm mộ và mộ huyệt có thể sản sinh và tập trung những từ trường hoặc sóng năng lượng đặc thù gây chết người.   Và một điều đáng lưu ý là Howard Carter, người đầu tiên khám phá ra lăng mộ của vị vua trẻ nhất Ai Cập - Tutankhamun, lại không chịu chung số phận như những người khác. Sau khi hoàn thành công việc khai quật lăng mộ vua Tut, ông vẫn sống bình an và mất vì bệnh ung thư ở tuổi 65.   Ngay bản thân ông cũng không tin vào lời nguyền của Pharaoh. Ông nhấn mạnh, cơ bản, truyền thống tôn giáo của người Ai Cập không cho phép sự tồn tại của lời nguyền như vậy, trái lại, họ hy vọng chúng ta sẽ dành cho người đã khuất những lời cầu chúc tốt đẹp.      


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã "lời nguyền chết chóc" trong hầm mộ các Pharaoh

Hướng cửa của cửa hàng mặt đường phố cổ nên xử lý thế nào? –

Trên phố xá, thường thấy một số cửa hàng lợi dụng gian bên đường có sẵn thay đổi kiến trúc mà thành. Những gian hàng của cửa hàng này trước kia đa số đều là nhà ở sử dụng, không có những tấm che chắn hay mái che ra bên ngoài để tránh nắng tránh mưa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

20120305110720_7

Những cửa hàng như thế tuy hướng tới được khách hàng nhưng không có lợi cho sự ra vào của khách hàng. Những cửa hàng như vậy, trước cửa nên làm một tấm lầu che nắng mưa, có được tấm lán đó, mùa nắng có thể tránh được ánh nắng chiếu của những ngày nắng nóng, cùng khiến cho khách hàng đến cửa hàng có một nơi để nghỉ chân; vào mùa mưa, có thể tránh bị mưa làm ướt cửa hàng và khiến cho khách hàng đến đó chuẩn bị được một chỗ trú mưa. Nếu không, cửa hàng không có gì che chắn, trong những ngày nóng bức, khi nóng làm khách hàng không chịu được nên sẽ ít đến hơn; những hôm trời mưa, không khí ẩm ướt xung quanh, khách hàng không có chỗ đứng thì đương nhiên cùng sẽ không ai đến.

Vật cát tường:

Ỷ nghĩa tượng trưng: Trí tuệ, sức khỏe, khai vận cát tường.

Giải thích: Trong các vật khai vận cát tường của truyền thông Trung Quốc, “hồ lô” có hiệu quả thần kỳ trong việc trừ tà, nạp phúc, tăng tiến tài vận, do vậy, miệng bình hồ lô nhỏ, thân bình to, dễ vào mà khó ra.

Có thế dùng để hoá giải bệnh tật, trừ bò sát khí.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng cửa của cửa hàng mặt đường phố cổ nên xử lý thế nào? –

Những điều hợp, kỵ của Hỏa trong bốn mùa

Hỏa của tháng mùa xuân cũng hưng thịnh, được Mộc giúp sức sinh ra thì cũng không nên quá mức; nếu không sẽ làm Hỏa quá mạnh gây nên nóng bức, cần có nước vừa
Những điều hợp, kỵ của Hỏa trong bốn mùa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Mùa xuân

đủ, nhưng nếu nước nhiều thì lửa sẽ bị tắt. Thổ nhiều thì tối tăm, lửa mạnh thì hạn hán. Gặp Kim bộc lộ được tài năng, có hy vọng giàu có.

(Ảnh minh họa)

2. Mùa hạ

Hỏa của tháng mùa hạ, thế lực đang mạnh, gặp Thủy chế ngự, tránh được họa tự cháy, gặp Mộc trợ giúp sẽ tạo thành mối lo lớn. Gặp Kim thì phát huy công lực, được Thổ thì cả hai đều tốt. Tuy Kim, Thổ đều tốt đẹp có lợi nhưng không có Thủy thì Kim, Thổ cũng khô khan; nếu Hỏa quá mạnh ắt sẽ nguy hiểm.

3. Mùa thu

Hỏa của tháng mùa thu, tính và thể đều yếu ớt, nếu gặp Mộc hỗ trợ thì bùng cháy trở lại; nếu bị Thủy khắc thì khó tránh khỏi bị dập tắt. Nếu Thổ nhiều sẽ che hết ánh sáng; Kim nhiều sẽ đoạt hết thế lực; Hỏa gặp Hỏa thì càng thêm mạnh mẽ, rực rỡ, dù xuất hiện nhiều nhưng vẫn có lợi.

4. Mùa đông

Hỏa của tháng mùa đông, đang thế tàn lụi, gặp Mộc thì được cứu, bị Thủy khắc thì tai họa, gặp Thổ chế ngự sẽ rạng rỡ, gặp Hỏa càng có lợi. Gặp Kim thì khó phát tài, không có Kim thì không gặp trắc trở.

(Theo Thuật tướng số cổ đại Trung Quốc)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những điều hợp, kỵ của Hỏa trong bốn mùa

Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tuổi Mùi

Khi đặt tên cho người tuổi Mùi, bạn nên tránh các chữ thuộc bộ Tý, Sửu, Ngọ, Khuyển vì Mùi tương xung với Sửu và Ngọ, tương hại với Tý, không hợp với Tuất.
Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tuổi Mùi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Do đó, bạn cần tránh các tên như: Mâu, Mục, Khiên, Long, Sinh, Khổng, Tự, Tồn, Hiếu, Mạnh, Tôn, Học, Lý, Hài, Du, Hưởng, Tuất, Thành, Quốc, Tịch, Do, Hiến, Hoạch…

Nhung kieng ky khi dat ten cho nguoi tuoi Mui hinh anh
Tuổi Mùi

Dê là động vật ăn cỏ, không ăn thịt và không thích uống nước. Do vậy, những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục, Thủy như: Đông, Băng, Trị, Chuẩn, Tuấn, Vĩnh, Cầu, Tân, Hải, Hàm, Hán, Hà, Nguyên, Tất, Nhẫn, Chí, Niệm, Tính, Trung, Hằng, Tình, Tưởng, Hào, Tư, Hồ, Năng… không thích hợp với người tuổi Mùi.

Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, dê là một trong ba loài thường được dùng làm vật hiến tế khi đã đủ lớn. Trước khi hành lễ, dê thường được làm đẹp bằng những sắc phục rực rỡ. Để tránh điều đó, bạn không nên dùng những chữ thuộc bộ Đại, Quân, Vương, Đế, Trưởng, Thị, Cân, Sam, Y, Mịch để đặt tên cho người tuổi Mùi.

Những tên cần tránh gồm: Thiên, Thái, Phu, Di, Giáp, Hoán, Dịch, Mai, Trân, Châu, Cầu, San, Hiện, Lang, Sâm, Linh, Cầm, Lâm, Kì, Chi, Chúc, Tường, Phúc, Lễ, Hi, Lộc, Thị, Đế, Tịch, Sư, Thường, Bạch, Đồng, Hình, Ngạn, Chương, Ảnh, Viên, Bùi, Biểu, Hệ, Tư, Thống, Tông…

Theo Bách khoa thư 12 con giáp

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tuổi Mùi

Ý nghĩa sao Đế Vượng - Thuộc loại phúc tinh

Đế Vượng còn là một trong những Cát tinh toàn diện, đi đôi với sao nào tốt đẹp làm rực rỡ thêm đặc tính của sao đó, chủ về tài lộc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Đế Vượng - Thuộc loại phúc tinh

Ý nghĩa sao Đế Vượng - Thuộc loại phúc tinh

Hành: Kim

Loại: Phúc Tinh, Quý Tinh

Đặc Tính: Thịnh vượng, gia tăng tài lộc, con cái

Phụ Tinh. Sao thứ 5 trong 12 sao thuộc vòng sao Trường Sinh theo thứ tự: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Mệnh:

Tính Tình: Người uy nghi, đường bệ, tính tình quảng đại, từ thiện, bác ái, có tài lãnh đạo, có óc lãnh tụ.

Công Danh Tài Lộc Phúc Thọ:

Gia tăng phúc thọ, chủ sự thịnh đạt, phong phú.

Giải trừ bệnh tật, tai họa.

Tăng tiến công danh, quyền thế, tiền bạc.

Lợi ích cho sự sinh nở, nhiều con, sinh mau.

Sao Đế Vượng là sao tốt, làm tăng tiến công danh, tiền bạc, nhà cửa, quyền lực, sống lâu, tăng tuổi thọ. Sao Đế Vượng còn là một trong những Cát tinh toàn diện, đi đôi với sao nào tốt đẹp làm rực rỡ thêm đặc tính của sao đó.

Những Bộ Sao Tốt khi đi với sao đế vượng:

Tử, Đế Vượng đồng cung: Có tài lãnh đạo, có óc lãnh tụ, có khả năng làm lãnh tụ, thủ lĩnh.

Tử, Đế Vượng, Tràng Sinh: Người có tinh thần hết sức quảng đại, quang minh, quân tử, thuộc chính phái.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Phụ Mẫu:

Cha mẹ khá giả, giàu có.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Phúc Đức:

Được hưởng phúc, sống lâu, có danh vọng.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Điền Trạch:

Gia tăng số lượng nhà cửa, phát tài, có của cải.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Quan Lộc:

Lợi ích cho việc tăng tiến công danh, quyền thế.

Đế Vượng, Hóa Quyền, là số có quyền chức lớn.

Đế Vượng, Hóa Khoa, là số lập nên sự nghiệp văn chương lớn, sản xuất nhiều tác phẩm văn học có giá trị.

Đế Vượng, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Quốc Ấn, Thái Âm, Thái Dương sáng đẹp thì nhất định là bậc thiên tài về văn học ở hệ cấp quốc tế.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Thiên Di:

Ra ngoài có oai phong, gặp quý nhân, ít tai nạn.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Tật Ách:

Giải trừ được tai nạn, bệnh tật.

Nhưng nếu gặp sao xấu như Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, TUẦN, TRIỆT, Linh Tinh, Hỏa Tinh, thì hay đau bệnh, đau lưng, về già có nguy cơ nằm tại chỗ.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Tài Bạch:

Đế Vượng, Hóa Lộc: Phát tài, có của, điền sản dồi dào.

Đế Vượng, Tả Hữu, Âm, Dương, Thìn, Tuất: Triệu phú.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Tử Tức:

Sao Đế Vượng, Tràng Sinh: Đông con, có hào con.

Nếu thêm cát tinh: Con đông, hiển đạt.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Phu Thê:

Vợ chồng hòa thuận, có tài.

Ý Nghĩa sao Đế Vượng Ở Cung Huynh Đệ:

Anh chị em đông người, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.

Sao Đế Vượng, Trường Sinh, anh chị em đông mà sung túc.

Đế Vượng, Thai đắc địa, có đông anh chị em, hãm địa thì chỉ có một người.

Đế Vượng gặp các sao Thai, Thiên Tướng, sao Tuyệt, Phục Binh, là số có anh chị em dị bào, hoặc anh chị em nuôi, đỡ đầu, có người đạt được công danh, quan chức, danh vọng, khá giả.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Đế Vượng - Thuộc loại phúc tinh

Cửa của cửa hàng có tầng lầu thì nên thiết kế thế nào? –

Cửa của cửa hàng và lựa chọn địa chỉ cửa hàng có quan hệ như thế nào? Hướng cửa của cửa hàng có quan hệ rất lớn đối với lựa chọn địa chỉ cửa hàng, nếu như lựa chọn địa chỉ cửa hàng là toạ Nam chiều Bắc, hoặc là toạ Tây chiếu Đông, mà điểm tụ tập của

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cửa của cửa hàng và lựa chọn địa chỉ cửa hàng có quan hệ như thế nào?

Hướng cửa của cửa hàng có quan hệ rất lớn đối với lựa chọn địa chỉ cửa hàng, nếu như lựa chọn địa chỉ cửa hàng là toạ Nam chiều Bắc, hoặc là toạ Tây chiếu Đông, mà điểm tụ tập của khách hàng cũng chính là hướng đặt của cửa hàng, như vậy thì cửa của cửa hàng không còn nghi ngờ gì nữa chỉ có hướng Bắc và hướng Đông là đẹp.

Nhưng nếu như vậy thì cửa hàng lại phạm vào điều kỵ húy là cửa không nên hướng Bắc, hướng Đông, trong mùa hạ thì cửa hàng chịu nắng chiếu trực tiếp mạnh mẽ, mùa đông thì phải chịu sự xâm nhập và tiến công của những cơn gió bắc. Trong tình hình đó, có thể vận dụng xử lý định luật tương sinh tương khắc của Âm dương Ngũ hành.

2415135468207019TTTMe60f57b5c112aae

Cửa của cửa hàng có tầng lầu thì nên thiết kế thế nào?

Nếu cửa hàng có tầng lầu, mà tầng hai sử dụng làm phòng làm việc, cửa của cửa hàng chiều hướng khách hàng, tiếng ồn ào từ phía cửa của cửa hàng có thể quấy nhiễu đến phòng làm việc của tầng hai. Để tránh điều đó, lối lên cầu thang không nên thiết kế đối diện với cửa chính của cửa hàng. Theo lý thuyết của phong thủy học, lối lên cầu thang mà đối với cửa lớn thì sẽ tích tụ sát khí ở cửa lớn (tiếng ồn ào) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người đi lên tầng hai.

Cách giải quyết lý tưởng đó là, bố trí cầu thang ở mặt bên, lối lên cầu thang tránh mở ở cửa chính, theo lối sát bên tường mà lên lầu. Nếu có thể, tốt nhất là đặt ở giữa lối lên cầu thang và cửa lớn một tấm bình phong để ngăn tiếng ổn ào.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cửa của cửa hàng có tầng lầu thì nên thiết kế thế nào? –

Con giáp nào 'cai quản' gia đình cực tốt

Những người tuổi Thìn, Sửu và Dần hứa hẹn sẽ có một gia đình hạnh phúc viên mãn nhờ tài năng quản gia của mình.
Con giáp nào

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuổi Thìn

Là một trong những con giáp sở hữu khả năng lãnh đạo nhạy bén, người tuổi Thìn không những phù hợp với vị trí là chủ gia đình mà còn có thể quản lý cả một gia sản lớn của dòng tộc.

tuoi-thin-8646-1427162077.jpg

Hơn thế, người tuổi Thìn còn có biệt tài kinh doanh sắc sảo. Họ làm “tiền đẻ ra tiền” một cách thuận lợi và biết cách hưởng thụ cuộc sống. Do đó, mọi thành viên trong gia đình đều có thể yên tâm “dựa dẫm” vào bờ vai kiên định và tin cậy của con giáp này.

Tuổi Sửu

Tuy không oai phong như người tuổi Thìn, người tuổi Sửu lại vô cùng khéo léo và chăm chỉ, nên cũng phù hợp với vai trò làm chủ gia đình. Bất cứ việc lớn nhỏ trong nhà, con giáp này đều có trách nhiệm và đảm đương nhiệt tình.

tuoi-suu-5377-1427162078.jpg

Cách tiêu tiền có mục đích và kế hoạch rõ ràng giúp người tuổi Sửu tiết kiệm được số tiền không hề nhỏ theo thời gian. Được sự che chở của người tuổi Sửu, chắc chắn ai nấy đều vô cùng yên tâm và thoải mái.

Tuổi Dần

Đảm đương vị trí chủ nhân của gia đình là chuyện không hề đơn giản với người tuổi Dần. Tuy nhiên, sự can đảm, dám đương đầu với mọi thử thách lại giúp họ xứng đáng với vai trò ấy.

tuoi-dan-3700-1427162080.jpg

Đôi khi con giáp này hơi độc đoán, bắt mọi người phải tuân theo chủ ý của riêng mình. Việc quản lý tài chính cũng vậy. Người tuổi Dần tiêu tiền theo “hứng” nên khó có “của để dành” tiết kiệm cho tương lai.

Tuổi Hợi

Đừng thấy người tuổi Hợi ham vui, thỉnh thoảng lại lười biếng mà cho rằng họ không thể “cai trị” gia đình nhé. Trên thực tế, con giáp này hiểu rất rõ giá trị của gia đình và tìm mọi cách để vun vén hạnh phúc cho tất cả mọi người.

47b3d92b-e639-4cea-b4eb-0265ae-7691-9728

Người tuổi Hợi có tính cách điềm đạm, xử lý mọi vấn đề thấu tình đạt lý và có tinh thần trách nhiệm cao. Đối mặt với khó khăn, con giáp này luôn nỗ lực hết mình để tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả nhất. Dưới sự bảo vệ của người tuổi Hợi, mọi người ai cũng vui vẻ và hạnh phúc.

Mr.Bull (theo Dyxz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Con giáp nào 'cai quản' gia đình cực tốt

Văn Khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục)

Văn Khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục) được dùng sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn ngày tốt làm lễ: cất khăn tang, huỷ các vật của lễ tang
Văn Khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn Khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục) được dùng sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn một ngày tốt làm lễ: Đắp sửa mộ dài thành mộ tròn, cất khăn tang, huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang.

Văn Khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…….tháng………năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Đàm Tế theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển………………chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Nhớ bóng phụ thân (hoặc mẫu thân);

Cách miền trần thế

Tủi mắt nhà Thung (nếu là cha hoặc nhà Huyền nếu là mẹ)

mây khóa, thăm thẳm sầu phiền.

Đau lòng núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ)

sao mờ, đầm đìa ai lệ

Kể năm đã quá Đại Tường;

Tính tháng nay làm Đàm Tế.

Tuy lẽ hung biến cát; tang phục kết trừ;

Song nhân tử sự thân, hiếu tâm lưu để.

Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên, cây cội nước nguồn,

Suối vàng, như có thấu chăng, họa may tỏ,

trời kinh đất nghĩa.

Xin kính mời: Hiển………………
Hiển………………………………
Hiển………………………………

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn Khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục)

Vì sao nên đặt một bát nước muối phong thủy đúng ngày mùng 1 Tết

Nếu đến thăm nhà mà thấy gia chủ đặt bát nước muối phong thủytrong phòng, bạn không nên ngạc nhiên mà cũng đừng xê dịch vì nó ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà
Vì sao nên đặt một bát nước muối phong thủy đúng ngày mùng 1 Tết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu đến thăm nhà mà thấy gia chủ đặt bát nước muối trong phòng, bạn không nên ngạc nhiên mà cũng đừng xê dịch vì nó ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà.


10 việc mang lại vận xui nếu phạm phải trong ngày mùng 1 Sự thật về kiêng mây mưa vào ngày rằm và mùng 1? Xông đất đầu năm phải thận trọng điều này mới có may mắn cả năm 2017

Từ ngàn xưa, muối là một tài sản quý giá và thường được sử dụng trong các nghi lễ tẩy rửa khác nhau. Theo quan niệm của người xưa, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Người Việt Nam thường có câu nói: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" để chứng minh tác dụng thu hút sự giàu có, sức khỏe và may mắn của muối trong phong thủy.

 

Chuẩn bị bát nước muối phong thủy vào ngày đầu năm


Khi năm mới chính thức là lúc các gia đình đổ bỏ hết tà khí của quá khứ để hướng tới hiện tại và tương lai. Trong ngày mùng 1 Tết, gia chủ có thể rắc muối biển ở từng phòng và trước cửa nhà để xua tà khí, đón vận may. Ngoài ra, cầm một nắm muối và ném qua vai trái của mình. Bạn nên nhớ là vai trái, đừng nhầm lẫn vì ném qua vai phải còn mang lại gấp đôi xui xẻo.
 
Vi sao nen dat mot bat nuoc muoi phong thuy dung ngay mung 1 Tet hinh anh
 
Sau khi cả người và nhà đều được thanh lọc sạch sẽ, là lúc chuẩn bị bát nước muối phong thủy để xua tà khí cho suốt cả một năm sau đó.    Đầu tiên, cho muối vào đầy 3/4 bát hoặc ly thủy tinh rồi đặt 6 đồng xu xếp theo hình vòng tròn vào bát. Bạn chú ý đặt mặt dương của xu ngửa lên trên. Cho nước từ từ vào và đặt bát lên một miếng vải lót.   Đặt bát nước muối ở vị trí thích hợp. Trong suốt một năm sau, gia chủ không được che miệng bát và để yên tại cùng một vị trí, không xê dịch hay động chạm. Nếu bị dịch chuyển, năng lượng tiêu cực đã tích tụ sẽ bị tan vỡ. Cho đến tận ngày cuối năm, bạn hãy đổ bát nước muối đựng xu đó đi.
Vi sao nen dat mot bat nuoc muoi phong thuy dung ngay mung 1 Tet hinh anh 2
 

Vị trí đặt bát muối phong thủy

  Trong phong thủy, tinh thể muối khi kết hợp với nước được coi là phương pháp hóa giải mạnh mẽ các nguồn năng lượng xấu trong phong thủy. Các đồng tiền xu kim loại giúp kích thích các phản ứng hóa học, làm sạch và thoa dịu năng lượng tiêu cực được đem vào nhà bởi sự chuyển động hàng năm của cửu cung phi tinh.
Vi sao nen dat mot bat nuoc muoi phong thuy dung ngay mung 1 Tet hinh anh 3
 
Mỗi năm, 9 ngôi sao sẽ chuyển hướng. Căn cứ vào những hướng di chuyển của 9 ngôi sao, gia chủ có cách bố trí phong thủy hợp lý để tăng tài vận, sức khỏe, tình duyên và sự nghiệp. Bát nước muối phong thủy thường được đặt ở những góc sao xấu là Nhị Hắc và Ngũ Hoàng để hóa giải vận hạn.  

- Nhị Hắc

  Nhị Hắc là hung tinh chủ về bệnh tật, đau ốm, sức khỏe yếu kém. Trong năm Đinh Dậu, Nhị Hắc bay vào phương Tây Bắc, có thể gây bệnh tật, phá tài hay hạn lao ngục. Gia chủ dễ mắc các chứng bệnh về dạ dày, đường ruột, trúng gió, đột quỵ, phong hàn…  

- Ngũ Hoàng

  Ngũ Hoàng là đại hung tinh gây bất lợi sức khỏe, tai nạn. Trong phong thủy cửu cung phi tinh năm 2017, Ngũ Hoàng Đại Sát bay vào hướng chính Nam. Do đây là sao hung hãn nhất, vì thế không nên gây động, phải để tĩnh. Bởi động sẽ làm gia tăng tính hung của nó, sẽ không lường trước được hậu quả.    Do vậy, trong năm 2017, gia chủ nên đặt bát nước muối ở góc Tây Bắc hoặc chính Nam trong nhà, đặc biệt khi 2 sao xấu này rơi vào vị trí phòng ngủ, phòng khách, bếp, phòng ăn,...
 

Dọn dẹp bát nước muối phong thủy vào ngày cuối năm

Vi sao nen dat mot bat nuoc muoi phong thuy dung ngay mung 1 Tet hinh anh 4
 
Có một vấn đề gia chủ cần lưu ý là không bao giờ sử dụng lại bất cứ phần nào của bát nước muối, gồm cả chai lọ, đồng xu,...Tất cả các vật liệu hấp thụ các chi năng lượng tiêu cực và bạn cần phải vứt bỏ nó ra khỏi nhà một khi các ngôi sao bay đã chuyển vị trí.
  Để làm điều này, bạn chỉ cần để chúng trong một túi nhựa, buộc chặt và ném nó vào thùng rác bên ngoài nhà. Đừng bao giờ đem chôn ở nơi gần nhà vì điều này sẽ gieo năng lượng tiêu cực vào khu đất quanh nhà bạn.

► Tra cứu Lịch âm dương, Lịch vạn niên nhanh chóng và chuẩn xác nhất tại Lichngaytot.com

ST
Có nên thắp hương liên tục ngày Tết? 90% bạn không biết gà cúng đêm Giao thừa và cúng gia tiên nên quay đầu gà vào trong hay ra ngoài Tết Đinh Dậu: Bày tượng Tam Đa đúng chuẩn, Tam Tinh luôn ngự trị trong nhà

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao nên đặt một bát nước muối phong thủy đúng ngày mùng 1 Tết

Xem bói những giấc mơ báo hiệu tình yêu - Xem bói - Xem Tử Vi

Xem bói những giấc mơ báo hiệu tình yêu, Xem bói, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Xem bói những giấc mơ báo hiệu tình yêu, tu vi Xem bói những giấc mơ báo hiệu tình yêu, tu vi Xem bói

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem bói những giấc mơ báo hiệu tình yêu

Giấc mơ có khi là sự tái hiện những sự kiện trong ngày nhưng nhiều khi là dấu hiệu báo trước cho một điều gì đó.

Bí ẩn về giấc mộng và giải mộng đã là chủ đề được quan tâm từ nhiều thế kỷ nay và thu hút các nhà nghiên cứu từ Đông sang Tây. Triết gia người Phổ – Friedrich Wilhelm Nietzsche cho rằng giấc mơ là sự bổ sung cho những niềm vui và mỹ cảm mà ban ngày con người không làm được. Còn nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh ý nghĩa của giấc mơ là nhằm đáp ứng nguyện vọng của bản thân và là khởi nguồn để lý giải vô thức.

Vậy giấc mơ báo hiệu điều gì? Nó thể hiện sự mong muốn của bản thân hay có tính dự báo như thế nào nhé.

Mơ hẹn hò

Đây là giấc mơ báo hiệu sự phát triển về mặt tình cảm nói chung nhưng ý nghĩa cụ thể ra sao thì lại tùy thuộc ở những chi tiết khác trong bối cảnh giấc mơ.

Trước hết là địa điểm của giấc mơ. Nếu hẹn hò ở bờ biển hay trên núi thì đối phương đã dần có tình cảm sâu đậm với bạn, tình cảm của các bạn sẽ ngày một tốt hơn. Nếu ở rạp chiếu phim hoặc xem phim thì tình yêu đơn phương của bạn sẽ có kết quả. Còn đia điểm cuộc hẹn ở công viên hoặc khu vui chơi giải trí, đó là điềm báo sẽ có người tiếp cận bạn, vận đào hoa của bạn đang rất tốt.

Bên cạnh đó, một số địa điểm lại chủ về sự thay đổi tiêu cực. Ví dụ mơ thấy tới nhà ăn hoặc quán cà phê cho thấy trong lòng bạn dường như đang có sự thay đổi lớn. Nếu cuộc hẹn nhau ở bảo tàng mỹ thuật hoặc viện bảo tàng nào đó cho thấy bạn có thể quen được đối tượng khác ngoài người mà hiện tại bạn đang yêu. Mơ thấy xem boihẹn hò với tình nhân thì đó là điềm báo nhắc nhở bạn không nên có tư tưởng hai lòng trong chuyện tình cảm

Mơ thấy hôn

Hôn là một phương thức thể hiện tình cảm nên mơ thấy hôn nhau cho thấy bạn mong muốn đối phương hiểu được tâm tình của bạn. Vì vậy nếu mơ thấy hôn người đồng tính cũng không có gì lạ.

Mơ thấy hôn người yêu cũ cho thấy trong lòng bạn vẫn còn rất yêu người đó, rất muốn nối lại mối duyên với họ hoặc có thể ngầm báo hiệu bạn không hài lòng về người yêu hiện tại, muốn có cảm giác khác lạ từ đối tượng mới này.

Trong mơ thấy hôn người yêu là điềm báo vô cùng tốt. Nó cho thấy tình yêu của các bạn sẽ có kết cục có hậu. Các bạn sẽ nhanh chóng tiến vào lễ đường tổ chức hôn lễ. Nhưng nếu người đã có gia đình rồi mà mơ thấy hôn vợ con, hoặc được họ hôn là báo hiệu trong cuộc sống bạn dành quá ít tình yêu và sự quan tâm đến họ. Bạn cần phải suy nghĩ về những người quanh mình, quan tâm đến họ nhiều hơn nữa

Mơ thấy hôn người không quen biết lại là một điềm báo cho thấy bạn có thể rơi vào bẫy của kẻ địch. Bởi vậy nếu có giấc mơ này bạn nên cẩn thận, suy xét chu đáo để tránh rắc rối. Nhưng nếu mơ thấy hôn người nước ngoài thể hiện rằng người nằm mơ rất tự tin về mình và có khả năng khắc phục được mọi khó khăn trong cuộc sống.

Mơ thấy đám cưới

Việc hôn nhân là đại sự của đời người, bạn sẽ từ cuộc sống độc thân bắt đầu cuộc sống gia đình với bao trách nhiệm cho nên việc hôn nhân là tượng trưng cho trách nhiệm và sứ mệnh.

Mơ thấy mình sắp kết hôn là điềm báo tiến trình sự nghiệp của bạn sẽ rất tốt, mọi sự hanh thông thuận lợi.

Phụ nữ chưa kết hôn mà mơ thấy đám cưới của mình với một người đàn ông khác thì đó là điềm báo hôn sự của họ sẽ vì sự ra đi đột ngột của người thân mà phải hoãn lại.

Một giấc mơ kỳ cục nhưng không phải là không xảy ra là giấc mơ kết hôn với một quý bà. Nếu gặp giấc mơ này thì đó là dấu hiệu báo tin bạn sẽ được di sản của bà con họ hàng.

Người độc thân nói chung cả nam lẫn nữ mà mơ thấy kết hôn, đó là dấu hiệu báo rằng thu nhập của họ sẽ giảm sút.

Mơ thấy tham gia hôn lễ của một người quen tức là sắp có chuyện thị phi, cần lưu tâm chú ý. Trong khi đó mơ thấy tham gia hôn lễ một người lạ thì lại mang ý nghĩa về sức khỏe nhiều hơn. Nó báo hiệu bạn đang có vấn đề về sức khỏe.

Người đã kết hôn mà mơ thấy đám cưới của bạn đời mình thì có nghĩa là trong lòng người nằm mơ đã có ý nghĩ chia tay hoặc không hài lòng với cuộc hôn nhân hiện tại.

Mơ thấy mặc lễ phục hôn lễ tức là người nằm mơ đang nỗ lực liên kết nguyện vọng chủ quan và khách quan với nhau. Mặt khác, nếu mơ thấy mình làm chủ hôn thì đó lại là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ được tán thưởng trong công việc và có thể được đề bạt.

Nếu trong mơ thấy mình và người bạn từ thuở nhỏ kết hôn có nghĩa là bạn đang tìm kiếm một người bạn đời có tình cảm tương tự như người bạn thuở nhỏ của mình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem bói những giấc mơ báo hiệu tình yêu - Xem bói - Xem Tử Vi

Những con giáp có vận đào hoa mạnh trong tháng 6

Vận đào hoa mạnh sẽ giúp người tuổi Mão, Sửu, Tuất và Hợi tìm được ý chung nhân cũng như có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Những con giáp có vận đào hoa mạnh trong tháng 6

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vận đào hoa mạnh sẽ giúp người tuổi Mão, Sửu, Tuất và Hợi tìm được ý chung nhân cũng như có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.


1. Người tuổi Mão
  Vận đào hoa trong năm 2015 của người tuổi Mão đã mạnh, nhưng tháng 6 này mạnh nhất. Người độc thân có cơ hội tìm thấy ý chung nhân của mình và thoát khỏi cuộc sống độc thân “ế ẩm”. Với ai đã có người yêu hoặc kết hôn, đây là thời điểm ngọt ngào và hạnh phúc trong tình yêu. Đôi bên tìm được điểm chung cũng như có sự hòa hợp về tâm hồn và phương hướng phấn đấu cho tương lai. 
 
Tuy nhiên, với người đã lập gia đình cần cẩn trọng, nếu không kiểm soát tốt cảm xúc, vì vận đào hoa quá mạnh tạo cơ hội cho người thứ ba chen ngang gây rạn nứt hôn nhân.
2. Người tuổi Sửu
 
Vì quá cần mẫn và nhiệt huyết trong công việc nên đến giờ người tuổi Sửu vẫn “chăn đơn gối chiếc”. Tuy nhiên, vận đào hoa của con giáp này trong tháng 6 hé mở cơ hội tốt để kết thúc những tháng ngày ảm đạm, thay vào đó là những mối tình lãng mạn, có thể dẫn tới hôn nhân hạnh phúc. 

Nhung con giap co van dao hoa manh trong thang 6 hinh anh
Ảnh minh họa

Điều quan trọng là người tuổi Sửu phải biết nắm bắt cơ hội làm quen, gặp gỡ với những đối tượng tâm đầu ý hợp. Hãy mạnh dạn và chủ động kiếm tìm hạnh phúc, chắc chắn mọi nỗ lực của con giáp này sẽ được đền đáp xứng đáng.
 
3. Người tuổi Tuất
Dưới ảnh hưởng của vận đào hoa mạnh, người tuổi Tuất có nhiều biến động trong tình cảm ở tháng 6 này. Nhiều khả năng bạn tìm thấy nửa kia phù hợp sau bao tháng ngày thử thách và tìm hiểu. Tình duyên của người tuổi Tuất vốn không thuận lợi, do đó, khi vận đào hoa tăng cần phải chớp lấy thời cơ để nắm bắt hạnh phúc trong tầm tay.
4. Người tuổi Hợi
 
Không những vận khí tốt mà vận đào hoa của người tuổi Hợi cũng tăng mạnh trong tháng 6 này. Chỉ cần để ý chút xíu, bạn sẽ phát hiện thấy một vài đối tượng đang quan tâm bạn quá mức. Hãy để tình cảm diễn ra tự nhiên chứ không gò ép hoặc gượng gạo. Như vậy người tuổi Hợi mới tìm thấy một nửa đích thực của mình.
 
ST  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những con giáp có vận đào hoa mạnh trong tháng 6

Sửa lỗi vị trí nhà vệ sinh, đón xuân bình an

Theo phong thủy, nhà vệ sinh có vai trò quan trọng. Sau đây là một số lỗi sai vị trí nhà vệ sinh thường thấy trong căn nhà Việt.
Sửa lỗi vị trí nhà vệ sinh, đón xuân bình an

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo phong thủy, nhà vệ sinh có vai trò quan trọng, đòi hỏi sự chú ý của gia chủ. Chỉ cần phạm lỗi phong thủy nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự nghiệp. Sau đây là một số lỗi sai vị trí nhà vệ sinh thường thấy trong căn nhà Việt.


Sua loi vi tri nha ve sinh, don xuan binh an hinh anh
 
1. Phòng vệ sinh nằm giữa nhà

Trung tâm của ngôi nhà cũng giống như trái tim của con người, rất quan trọng. Dương trạch kỵ nhất là phòng vệ sinh nằm giữa nhà vì khí ô uế có thể lan tỏa tứ phương. Người sống tại căn nhà này liên tục mắc bệnh, đặc biệt là cao huyết áo, bệnh tim và đường tiêu hóa.    Khi phạm lỗi phong thủy nhà vệ sinh này, gia chủ nên treo rèm trước cửa nhà vệ sinh cùng xâu Ngũ Đế, Lục Đế, Thập đế. Ngoài ra, trong nhà vệ sinh nên đặt lọ muối tinh, không cần đậy nắp và giữ gìn vệ sinh thật tốt.
 
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt có được đi chùa lễ Phật?
Về tâm linh, nhiều người cho rằng khi đến ngày kinh nguyệt không được đi chùa lễ Phật. Những làm thế nào nếu muốn lễ chùa đầu xuân mà lại

2. Phòng vệ sinh nằm tại vị trí Văn Xương hoặc Tài vị
  Nếu phòng vệ sinh nằm tại vị trí Văn Xương hay Tài vị, sẽ làm ô uế Văn Xương, gây bất lợi cho tài vận. Điều này khiến cho thành tích học tập của trẻ nhỏ giảm sút, sự nghiệp của gia chủ trắc trở thăng trầm.   Để cải thiện lỗi phong thủy này, trước cửa phòng vệ sinh nên treo rèm và xâu Ngũ Đế, Lục Đế, Thập Đế để hóa giải. Bên cạnh đó, nên bố trí vị trí Văn Xương (Văn Xương bản mệnh và Văn Xương lưu niên) và Tài vị khác.
 
Sua loi vi tri nha ve sinh, don xuan binh an hinh anh 2
 
3. Phòng vệ sinh đặt cạnh phòng thờ   Khu vực thờ cúng là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, là nơi tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Vì thế, khi đặt nhà vệ sinh theo phong thủy, gia chủ cần phải tránh khu vực này bởi nhà vệ sinh là nơi có âm khí và xú khí nặng, dễ khiến "chư thần thoái vị", gia chủ dễ trúng gió, đau lưng, gặp ác mộng.   Cách giải quyết tốt nhất khi gặp trường hợp này là thay đổi vị trí nhà vệ sinh hoặc phòng thờ, đồng thời treo xâu Ngũ Đế, Lục Đế, Thập Đế.
Chi Nguyễn


Xem Clip nhận biết Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sửa lỗi vị trí nhà vệ sinh, đón xuân bình an

Học cách đối diện với thị phi theo lời cổ nhân

Miệng lưỡi thị phi sâu cay, oan nghiệt. Cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người chính là cách khiến cho bản thân gặp thất bại nhanh nhất. Hãy học đối diện thị phi
Học cách đối diện với thị phi theo lời cổ nhân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Miệng lưỡi thế gian sâu cay, oan nghiệt. Cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người chính là cách khiến cho bản thân gặp thất bại nhanh nhất.


► Mời các bạn đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm

 

Vua Đường Thái Tông và Hứa Kính Tôn

  Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng: Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hoc cach doi dien voi thi phi theo loi co nhan hinh anh
Ảnh minh họa
Hứa Kính Tôn trả lời: Thưa bệ hạ, mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.   Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích. Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.  

Đức Phật và Tu sĩ Bà La Môn

  Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:   – Ngài có điếc không?   – Ta không điếc.   – Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?   – Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?   – Quà ấy về tôi chứ ai.   – Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì ai nghe?
Hoc cach doi dien voi thi phi theo loi co nhan hinh anh
Ảnh minh họa
Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.   Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.   Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.   Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

ST.

Tại sao người nghèo vẫn cứ nghèo, người giàu vẫn cứ giàu? Hạnh phúc là của riêng mình, ngưỡng mộ người khác chi bằng mình cố gắng hơn Lời cổ nhân: Muốn con tài đức, mẹ phải lấy thân làm mẫu

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Học cách đối diện với thị phi theo lời cổ nhân

Phong thủy trong tranh Hoa sen

Trong Phong Thủy, hoa sen tượng trưng chosự thanh cao, thoát tục, sự hoàn hảo cuối cùng bởi sen là loài hoa mọc trongbùn nhơ nhưng luôn thanh cao, tinh khiết
Phong thủy trong tranh Hoa sen

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Với tranh về hoa, cho dù là nhà ở, văn phòng làm việc hay cửa hiệu, việc sử dụng một cách khéo léo các tranh hoa chính là thể hiện sự thành khẩn một cách tao nhã. Nhìn những tranh hoa đẹp thường làm cho con người cảm thấy yên tĩnh, nhẹ nhõm, thanh thản, vô hình trung đã loại bỏ đi sự nóng nảy, bực dọc, tránh gây ra bất hòa trong các mối quan hệ giữa người với  người, và ngăn ngừa chúng ta chỉ biết đắm chìm trong những khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh hoặc cuộc sống. Có thể nói, nó có thể kích thích chúng ta hướng theo hướng tích cực và đạt được một thành tựu trong sự nghiệp. Không chỉ thế, trong phong thủy, các loài hoa từ ngàn xưa đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng với phong thủy. Với mỗi loài hoa khác nhau, lại mang trong mình một ý nghĩa phong thủy khác nhau:

Hoa sen: Trong Phong Thủy, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, sự hoàn hảo cuối cùng bởi sen là loài hoa mọc trong bùn nhơ nhưng luôn thanh cao, tinh khiết. Biểu tượng của nhà Phật, của thế giới Phật Pháp Vô Biên chính là hoa sen. Sử dụng tranh sen có tác dụng điều hoà khí vượng, tăng cường những nguồn năng lượng về sức khoẻ cho ngôi nhà., giúp gia chủ gỡ bỏ mọi ưu phiền, để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc

Vị trí gợi ý:

Phòng khách của nhà riêng hay công ty đều có thể có thể lựa chọn các loại tranh vẽ trúc phú quý, cây lan đuôi hổ, xương rồng, cây thủy tùng, sen nhiều lá, cây cọ, cây phát tài, cây lan quân tử, cây lan cầu, hoa lan, hoa anh thảo, tắc, cây dương xỉ, cây huyết dụ…, các hoa này là “vật may mắn” trong phong thủy học, hàm ý như ý cát tường, tụ tài phát phúc.

Hãy đem những bức tranh vẽ hoa đầy màu sắc vào văn phòng hay căn phòng nhà bạn, bạn sẽ giúp cho luồng khí nơi đó được điều hoà và trôi chảy.

Nguồn: VietGem (st)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy trong tranh Hoa sen

Móng tay của người bị bệnh nội khoa

Theotiến sĩ Charlotte Wolfe thì hình dáng móng tay của người bị bệnh nội khoa cómột tầm quan trọng đặc biệt và bổ sung thêm kinh nghiệm riêng của mình vàonhững kết luận của Pedro Castello để làm sáng tỏ phép chuẩn đoán bệnh bằng móngtay. Trong sách này ông không trình bày một cách có hệ thống các tình trạng sứckhỏe mà chỉ đề cập đến một số bệnh có liên quan đến bàn tay trong đó có cácbệnh nội khoa. Ông đã từng ghi nhận nhiều trường hợp có bệnh về tuyến giáptrạng và não thùy.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bệnh về tuyến giáp trạng: Tuyến giáp trạng nằm trên khí quản ngay dưới sụn thanh quản.

Tuyến hoạt động yếu thì:

-          Xương không phát triển (lùn không cân đối), ngu đần, cơ quan sinh dục yếu không phát triển.

-          Ở người lớn sẽ bị bệnh niêm thủy chủng: nước tụ ở da nên mắt, lưỡi sưng, nhiệt độ cơ thể hạ, mạch chậm, bải hoải.

Khi quan sát móng tay mặc dù người bệnh không có triệu chứng nào khác. Sau đó lần lần các triệu chứng xuất hiện và những xét nghiệm chuyên khoa chứng minh là đúng.

Sách y học và sach của Pedro Castello chỉ cung cấp vài chi tiết sơ sài và có phần mâu thuẫn về móng tay của người bị bệnh nội khoa. Những chi tiết được đề cập phần lớn liên quan đến các bệnh về tuyến giáp trạng và não thùy. Tiến sĩ Charlotte Wolfe đã quả quyết cho rằng các bệnh này có liên hệ mật thiết đến móng tay. Theo Pedro Castello thì móng tay thiếu vẻ bóng và có vạch trên đó là triệu chứng của bệnh tuyến giáp trạng và bệnh niêm thủy thủng (Myxoedème) (kèm theo triệu chứng da đầu khô và ruing tóc). Những móng tay mỏng, dễ gãy, hình dạng như móng tay con nít là những móng tay bị yếu, phát triển rất chậm. Đôi khi chúng rất mềm và có dạng như cái quạt. Theo một tác giả khác thì móng tay loại như con nít kém phát triển là triệu chứng của cơ quan sinh dục bị suy nhược. Theo Hollander thì móng tay quá lớn là triệu chứng bệnh não thùy kém phát triển, nhưng tôi thì không nhận thấy vậy bao giờ. Tiến sĩ Charlotte Wolfe cho rằng (mà Pedro Castello cũng đồng ý như vậy) là não thùy và tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường thì móng tay cũng phát triển nhanh theo, láng bóng và mọc ra rất nhanh.

Nếu tuyến giáp hoạt động mạnh tiết hydroxine vào máu và gay bệnh basedow hay nóng nảy, giận dữ, người gầy đi.

Bệnh não thùy là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu xanh nằm trong mặt dưới não. Não thùy có những kích thích tố có nhiệm vụ giúp cơ thể tăng trưởng. Nếu tuyến hoạt động kém sẽ lùn (nhưng cân xứng), nếu tuyến hoạt động mạnh cơ thể tăng trưởng quá mức (khổng lồ), nếu sau khi trưởng thành mà tuyến phát triển thì đầu ngón tay, ngón chân sẽ to lớn dị thường, cằm và mũi cũng to (chứng đầu triển), ngoài ra tuyến giáp trạng còn giúp cơ thể giảm lượng nước tiểu (gay tái hấp thụ), tăng huyết áp… thần kinh. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy người bị bệnh tâm thần có móng tay phát triển quá mức nhưng chưa xác định được các đặc điểm của chúng. Nơi người bệnh tâm thần phân biệt thì móng tay dài và phát triển rất nay đủ. Còn những người bệnh loại tâm thần hưng trầm cảm thì có móng tay mang đủ sắc thái của sự phát triển quá mức bình thường. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có được một bản thống kê đủ.

Trường hợp người bị yếu thần kinh thì móng tay không phát triển quá mức mà có chiều hướng kém phát triển. Ít khi gặp nơi họ những móng tay phát triển nay đủ với vết trắng hình lưỡi liềm: tiến sĩ Charlotte Wolfe chỉ đếm được có 10% trong số 650 bàn tay đã nghiên cứu.

Những móng tay kém phát triển này đều nhỏ một cách khác thường mà ông tạm gọi là móng tay “thô sơ” và gặp chúng trong 25% những người bị yếu thần kinh. Theo Pedro Castello thì dạng móng tay này có mang tính di truyền và rất hiếm có. Sở dĩ chúng hiếm như vậy là vì Pedro Castello chỉ quan sát móng tay của người bị da liễu mà thôi.

Móng tay “sơ cấp” là một loại móng rộng và cụt, không có vết trắng hình lưỡi liềm, thường gặp nơi người bị yếu thần kinh. Thật khó mà cho rằng những móng này khác thường, nhưng chắc chắn là chúng phát triển không nay đủ. Những người bệnh thường bị đau thần kinh nhẹ cũng thường có loại móng này. Tôi nhận thấy là những người bị yếu thần kinh thường có móng tay phẳng hơn là cong.


Chúng ta không cho là quá đáng nếu bảo rằng móng tay phát triển khong nay đủ là một trong những nét đặc trưng nhất của bàn tay người bị yếu thần kinh. Móng tay hẹp, bóng có vết trắng hình lưỡi liềm to, đục, chứng tỏ tuyến giáp trạng phát triển quá mức. Loại này giống với móng tay của người bị lao phổi nhưng khác ở chỗ là khi nhing nghiêng thì trắc diện của nó phẳng chứ không cong, còn thân móng tay thì sạch và bóng. Người ta gặp hai loại móng tay này nơi bàn tay xương xẩu có ngón dài của những người vừa bị lao, vừa có tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường. Những người này có móng dài và vết trắng hình lưỡi liềm to vì các biến hóa trong cơ thể gia tăng cường độ. Cần nên nhớ là người mắc bệnh này lại rất thông minh và bàn tay họ thuộc loại xương xẩu (xem hình).


Móng tay dài rất phát triển, bóng bề ngang rộng (khác với trường hợp trên) có vết trắng hình lưỡi liềm dài và rộng (hình) là triệu chứng của người có não thùy phát triển quá mức. Những loại móng tay như vậy thường gặp nơi những ngón tay rắn rỏi. Loại móng này hoàn toàn khác với móng người mang bệnh tuyến giáp trạng phát triển quá mức.




Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Móng tay của người bị bệnh nội khoa

Chùa Giải Oan - Hương Sơn - Quần thể chùa Hương

Chùa Giải Oan thuộc quần thể di tích chùa Hương gắn với sự tích Phật bà Quan Thế Âm tu thành chính quả trong động Hương Tích và suối giải oan huyền thoại
Chùa Giải Oan - Hương Sơn - Quần thể chùa Hương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Giải Oan thuộc quần thể di tích chùa Hương gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: “…Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về chùa Hương, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành… chín năm thành chính quả…”

Chùa Giải Oan do Hòa thượng Thông Dụng xây dựng nên vào thập niên thứ hai của thế kỷ XIX. Chùa làm một mái đựa lưng vào vách núi, một mái lợp bằng gỗ lim, đến năm Đinh Mão (1927) Sư Tổ Thanh Tích xây dựng lại theo kiểu cổ diêm, chất liệu bằng xi mãng cốt thép, mái đắp ngói ống, các góc đao đắp rồng như hiên nay.

Ở Tiền đường: bên trái là Ban Đức Chúa Ông, Hộ pháp Khuyến thiện. Bên phải là Hộ pháp Trừng ác, Ban Đức Thánh Hiền. Hậu cung hay còn gọi là Thượng điện tượng thờ được bài trí 7 cấp:

  • Cấp trên cùng là Tam Thế Phật;
  • Cấp thứ hai là Di Đà Tam Tôn gồm các pho tượng Phật A-Di-Đà ở giữa, Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát ở hai bên;
  • Cấp thứ ba là tượng Tuyết Sơn ở giữa, Bồ Tát và Dược Vương Bồ Tát ở hai bên;
  • Cấp thứ tư là Phật Thích Ca thuyết pháp ở giữa, Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát ở hai bên;
  • Cấp thứ năm là Quan Âm Chuẩn Đề (Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn);
  • Cấp thứ sáu là Tam Tổ Trúc Lâm;
  • Cấp thứ bảy là Đức Phật Niết bàn và Toà Cửu Long.

Chính Cung Điện Mẫu: thờ Đức Mẫu Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu (là thân mẫu của Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Trước chánh cung thờ Tam Vương (Minh Vương, Hải Vương, Diêm Vương). Bên trái thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Quốc Trượng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông). Bên phải là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng, văn hóa nhân gian truyền thống của người Việt.

Nhà thờ Tổ: được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép, tường xây gạch đỏ không trát vữa. Nhà 5 gian, kiến trúc hình chữ “Nhất” (-), mái lợp ngói mũi hài, cửa làm bằng gỗ Lim, cánh cửa bức bàn ở trên là hàng song tiện, ở dưới là bức bản bưng kín được trạm trổ hoa văn tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tam Tổ Trúc Lâm, Tổ sư trụ trì chùa, được bài trí thờ ở Chính diện.

Chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Từ năm 1994 đến năm 1997, bằng nguồn đầu tư của Nhà nước, công đức của Sư Bà Chân Đức (Việt kiều ở Canada) và các Phật tử Trúc Lâm cùng quý khách thập phương, Ban Quản lý Yên Tử và Sư Thầy Thích Diệu Như đã xây dựng lại chùa Giải Oan.

Kiến trúc chùa theo kiểu chữ “Đinh” (J), kết cấu cột trụ, xà bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói mũi hài, bò nóc đắp vữa xi măng để trơn, giữa nóc là bức đại tự có bốn chữ Hán: “Giải Oan Hồn Tự” (Chùa Giải Oan), hai đầu nóc có hình Rồng đắp nổi cùng vân mây, uốn lượn mềm mại. Đầu đao mái chùa hình đầu Rồng cuộn hướng lên, cùng vân mây, sóng nước. Tường chùa xây gạch đỏ không trát vữa, sân chùa lát gạch Bát Tràng kích thước 30cm x 30cm. Cửa chùa làm bằng gỗ lim, kết cấu “Thượng song hạ bản” khung gỗ, trên song dưới bức bản trạm trổ hoa văn “Long, Ly, Qui, Phượng”, “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, bốn góc có “Phúc Thử” (con Dơi đem lại phúc lành).

Trước cửa chùa đặt một Lầu hương cao 3,2m, Chiều dài 1,8m, chiều rộng 0,8m, có hai tầng mái cong, trang trí hoa văn cổ. Bốn trụ cột Lầu hương hình dóng trúc, bốn phía trang trí cửa võng hoa văn Tùng, Cúc, Trúc, Mai.

HUYỀN THOẠI SUỐI GIẢI OAN

suối giải oan - sự tích về các cung nữ đời Trần
suối giải oan – sự tích về các cung nữ đời Trần

Chùa Giải Oan, Điện Thờ Mẫu, Nhà thờ Tổ tọa lạc nơi chân núi Hòn Ngọc. Trước chùa là dòng suối Giải Oan. Cảnh trí nơi đây sơn thủy hữu tình, nâng bước chân Du khách tiếp tục hành hương “Thượng Sơn” chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, du ngoạn chốn bồng lai tiên cảnh. Quý khách đến chùa Giải Oan:

Cầu mong đời bớt oan khiên
Cho nên hậu thế xây lên ngôi chùa
Đất trời vần vũ nắng mưa
Đời người may rủi được thua thăng trầm
Nhớ câu Phật ở tại tâm
Từ Bi Trí Tuệ phép màu cởi oan

Thơ Vũ Xuân Hồng

Hành trình bắt đầu sự nghiệp đi tu của vua Trần tại Yên Tử phải qua một con suối nhỏ. Truyền thuyết gắn liền với câu chuyện sau:

Khi thượng hòa vua Trần Nhân Tông xuất gia đến núi Yên Tử tu hành, vì không muốn vua cha vào Yên Tử nên vua Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến can ngăn, nhưng thượng hoàng Trần Nhân Tông vẫn một lòng theo đạo và khuyên mọi người hãy trở về với triều đình hoặc quay về quê cũ làm ăn.

Để tỏ lòng trung với vua, họ đã trầm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên thượng hoàng Trần Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng để giải oan cho linh hồn của họ. Số cung nữ ấy định tự tử hết cả, vua Trần đành phải cấp ruộng và nhà bên dưới chân núi, lập thành làng có tên là Năm Mẫu (mẫu ở đây chỉ cung nữ được hoàn trả về với cuộc sống thường ngày). Dòng suối ấy từ câu chuyện trên mà có tên là suối Giải Oan. Suối Giải Oan trở thành ranh giới giữa đời thường và sự nghiệp hành đạo.

Đàn tràng nơi cúng giải oan cho các cung nữ chết đuối sau được lập thành chùa để thờ Phật, chùa cũng từ đó mà có tên là Giải Oan. Chùa gợi nhớ về sự kiện bắt đầu cuộc đời tu hành tại vùng núi Yên Tử của Trần Nhân Tông. Cũng tại khu vực chùa Giải Oan ngoài chùa chính ra còn có nhà thờ Mẫu, nơi thờ các vị thánh mẫu có mối liên hệ từ các vị cung nữ đã trẫm mình tại dòng suối Giải Oan.

đền thờ Mẫu chùa Giải Oan - quần thể chùa Hương
đền thờ Mẫu chùa Giải Oan – quần thể chùa Hương

Đây là khu vực chùa đặc biệt so với các khu vực chùa khác trong hệ thống Yên Tử, là chùa duy nhất có nhà Mẫu. Qua đó, có sự gắn kết với câu chuyện truyền thuyết tại suối Giải Oan với phong tục thờ tự tại chùa Giải Oan. Cũng từ câu chuyện nhân văn gắn liền với truyền thuyết chùa Giải Oan mà cho thấy ở Đức vua Trần Nhân Tông có tấm lòng cao cả, khoan dung độ lượng mở đầu cho một tư tưởng riêng của Người, tư tưởng của chân lý cao thượng hướng tới sự phát triển bền vững của dân tộc. Nhân Tông đi tu và đắc đạo, lập ra thiền phái Trúc Lâm, có hiệu là Đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tịnh tuệ Giác hoàng Điều ngự. Vị đức vua có một không hai trong lịch sử của nước Đại Việt được vinh danh là Đức vua – Phật hoàng.

Từ chùa Giải Oan có hai lối lên chùa Hoa Yên, quý khách có thể đi bằng cáp treo hoặc đi bộ đoạn đường dài 1.630m độ dốc cao dần qua Đường Tùng, Hòn Ngọc, Tháp Tổ rồi lên tới chùa Hoa Yên lễ Phật, chiêm ngưỡng cảnh sắc chùa và tiếp tục thượng sơn lên chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, Tượng An Kỳ Sinh, Bảo Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Bia Phật, Cổng Trời và Chùa Đồng.

Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 m, thì đến suối Giải Oan. Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30m.

Trong chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thiên Nhiên Thanh Trì, nước trong mát Hai bên chùa có hai động nhỏ, động Tuyết Kinh bên phải, am Phật Tích bên trái.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Giải Oan - Hương Sơn - Quần thể chùa Hương

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd