Xem tướng qua sắc khí –
chỉ để ý đến “duy biến” sắc diện khi người đó đang ổn định, khỏe mạnh. Như vậy sắc khí chỉ nặng về tham khảo.
1. Sắc khí bị thường biến (hay thay đổi) nên cho ta nhận định nhất thời mà thôi, như do: Bệnh, thời tiết, sự kiện… ví dụ như bệnh tật. Nó có giá trị cho các thầy thuốc chẳng hạn:
– Da vàng khè, đột nhiên trên hình thể yếu kém là dấu hiệu bệnh gan, sốt rét v.v…
– Da sám đen: nhiễm độc nặng v.v… Về tướng sắc khí, ta không quan tâm đến khía cạnh đó nhiều. Và sau đây là những biểu hiện tướng sắc: hay, dở, thiện, ác, được, mất.
2. Các tướng sắc khí duy biến (thay đổi do mệnh số).
– Tướng sắc khí có hai phần: sắc là màu sắc của da mặt. Trong đó quan tâm đến sắc tổng thể của mặt và của ngũ nhạc, ngũ quan, gò, tiểu khu…
– Khí lại có hai phần nhỏ:
+ Thần khí của mặt tổng thể và thần khí của năm giác quan và năm nhạc.
+ Khí là hơi thở ra của người đó thường xuyên “duy biến” và đột biến (đột ngột).
3. Sắc tương đối ổn định – duy biến gồm:
– Sắc mặt tổng thể:
+ Trắng trẻo tươi nhuận: Tướng phong lưu, thiện tâm.
+ Đen sạm: tâm đức không thiện, mưu mô.
+ Hồng phớt hai lưỡng quyền: Nặng tình cảm luyến ái. sắc này người ta gọi là sắc hoa đào.
+ Sắc nhạt, mặt phình phình: Người dâm loạn, nhẫn tâm, kẻ “tú bà” như cụ Nguyễn Du nói trong truyện Kiều.
+ Mặt đỏ tía: Nghĩa khí dũng cảm.
+ Mặt trắng bệch: Yểu tướng (không thọ).
+ Mặt vàng bóng: Quý, hiền nhân.
+ Mặt xanh ngắt: Yểu tướng, ốm yếu đôi khi là tài nhân.
+ Mặt xanh sạm: Bệnh hoạn, vô lối
Da vàng bình thường là da đặc trưng của người Việt Nam, nó không mang tính khí điển hình và không tham khảo vào tướng lý.
4. Sắc da “thường biến” – thường thay đổi theo nội tạng bị bệnh tật hay do thời khí, do tác nhân kích thích nên không đề cập trong tướng sắc như khi:
– Giận dữ thì sắc mặt hoặc đỏ bừng bừng ở người mệnh Hỏa. Hoặc tái mét ở người mệnh Kim.
– Giận mà nét mặt, sắc mặt không thay đổi là người cực kỳ nguy hiểm, thù dai và hay báo thù.
– Trời nóng thì sắc da hồng hào.
– Trời lạnh thì sắc da nhạt sỉn.
– Uống quá nhiều rượu thì hoặc đỏ gay hoặc tái mét.
– Sợ sệt thì sắc mặt tái sám, tái mét…
Đó là sắc diện bị kích ứng do các loại kích thích không cần quan tâm trong tướng pháp.
5. Trong y học thì Đông, Tây y đều quan tâm sắc khí:
Hải Thượng Lãn Ông viết trong “Đạo y dự vận” rằng:
Con hư thì cướp hai khí của mẹ, cho nên phế hư thì sắc mặt trắng khô, da nhăn lông rụng…” (Phần bàn về y lý – Hải Thượng Lãn Ông).
Người Tây cùng bàn về sắc diện và bệnh lý (Bác sỹ Joself Renald) ông là một bác sỹ gốc Áo (Autralia) là một bác sỹ, đa tài, giỏi về giải phẫu mà còn rất dam mê tướng pháp. Ông có nhiều tác phẩm liên quan và gắn kết cả hai lĩnh vực này. Bệnh lý và tướng pháp (patholofique và Anatolie pathologique et physiognomie et horoscopie) (… malade fait changer la couluer de la figuré…) (đau ốm làm thay đổi sắc da mặt).
6. Khí
Khí: ở đây tướng pháp quan tâm cả thần khí. Duy biến và thường biến, cả hơi thở, khí đột biến và duy biến.
– Thần khí không nên hiểu là “thần thái” sự kết hợp giữa thần khí và thái – phong thái.
7. Thần khí: Người có thần khí tốt thì ung dung, điềm đạm. Người ta hay nói câu: “Mặt thất thần” (mặt như kẻ mất hồn). Và “mắt có thần” nghĩa là nhìn vào đôi mắt: Sáng và sống động ngược với đôi mắt “đờ đẫn” mất “ngơ ngác”, ngái ngủ. Đấy là cái gọi là có thần khí, hay không còn thần khí.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)