Việc đầu tiên phải làm để lập thành một lá số Tử Vi là phải biết rõnăm tháng ngày giờ sinh và bao giờ cũng dùng Âm lịch để tính tuổi. Không nhớngày Âm lịch thì phải đổi ngày Dương lịch ra ngày Âm lịch. Sau đó lập thiên bànchia ra làm 12 ô, mỗi ô là 1 Cung, và bất cứ một lá số Tử Vi nào cũng lập theocăn bản đó. Vùng ghi 12 Cung được gọi là thiên bàn để ghi tên các Cung, ví dụMệnh phụ phúc … chính tinh, phụ tinh và các thập niên. Khoảng giữa lá số gọi làđịa bàn để ghi họ tên ngày giờ tháng năm sinh, tuổi Âm hay Dương, bản Mệnh hàngì, cục gì và tên các tiểu hạn. Nếu người phái nam tuổi Dương gọi là Dương Nam,nếu người phái nữ tuổi Dương gọi là Dương Nữ, tuổi Âm gọi là Âm Nữ. Ghi rõ tuổiDương nam, Âm nam, Dương nữ, Âm nữ vào địa bàn lá số.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Thế nào là can : can là con số 5 x 2 = 10 được đặt tên theo thứ tự : giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhân, quí, gọi chung 10 tính danh này là thần của can, trong đó có thần (can) Dương là giáp, bính, mậu, canh nhâm và 5 thần (can) Âm là ất, đinh, kỷ, tân, quí.
Thế nào là chi : chi là con số 6 x 3 = 12 được đặt tên theo thứ tự : Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
5 và 6 là con số của dịch số, tuy nhân với 2 là 10 và 12 nhưng thực ra chỉ có 5 Âm và 5 Dương (can), 6 Âm và 6 Dương (chi). Âm Dương là 2 mặt của tất cả mọi sự vật. Can giáp là dương mộc, ất là âm mộc, bính là dương hỏa, đinh là âm hỏa, mậu là dương thổ, kỷ là âm thổ, canh là dương kim, tân là âm kim, nhâm là dương thủy, quí là âm thủy. Chi tí là dương thủy, sửu là âm thổ, dần là dương mộc, mão là âm mộc, thìn là dương thổ, tỵ là âm hỏa, ngọ là dương hỏa, mùi là âm thổ, thân là dương kim, dậu là âm kim, tuất là dương thổ, hợi là âm thủy.
Tháng : theo sự sinh hóa của trời đất thì đầu năm là tháng tý, tức tháng 11 lá cây rụng hết và bắt đầu chứa nhựa mới từ đầu tháng 11. Tuy nhiên mãi đến tháng dần (một âm lịch) lộc mới bắt đầu trổ ra ngoài và khí trời mới bắt đầu ấm áp. Cổ nhân dùng tháng dần làm tháng đầu năm hợp lý hóa là dùng tháng tí (tháng 11 âm lịch). Vậy tháng giêng âm lịch là tháng dần, tháng 2 âm lịch là tháng mão, tháng 3 âm lịch là tháng thìn … tháng 12 âm lịch là tháng sửu.
Năm : mỗi năm lại luân lưu một can và một chi, nếu năm đầu là can giáp và chi tứ tức là năm giáp tí thì năm kế tiếp sẽ là can ất và chi sửu (ất sửu), cứ như thế đi mãi hết 60 năm rồi trở lại tiếp. Tháng : cũng 60 tháng (tức là 5 x 12 = 60) thì tên tháng trùng hợp can chi trở lại một lần. Ngày : ngày cũng giống như tháng, cứ 60 ngày thì tên ngày đề can chi giống nhau trở lại. Giờ : giờ cũng vậy cứ 60 giờ (âm lịch) tức 5 ngày hay 12 giờ (dương lịch) thì tên can chi giống nhau trở lại một lần, giờ Tử Vi là giờ theo can chi, một ngày âm lịch chỉ có 12 giờ âm lịch = 24 giờ dương lịch.
Phép tính tháng : theo âm lịch đầy đủ cả can chi (vì trên lịch thì chỉ đề có can và chi của ngày). Còn tháng thì tính theo cách : năm giáp kỷ khởi tháng giêng là tháng bính dần, năm ất canh khởi tháng giêng là tháng mậu dần, năm bính tân khởi tháng giêng là tháng canh dần, năm đinh nhâm khởi tháng giêng là tháng nhâm dần, năm mậu quí khởi tháng giêng là tháng giáp dần.
Phép tính giờ : phải xem lịch ngày đó là can gì ?
Ngày can giáp kỷ thì giờ khởi đầu là giờ bính dần.
Ngày can ất canh thì giờ khởi đầu là giờ mậu dần.
Ngày can bính tân thì giờ khởi đầu là giờ canh dần.
Ngày can đinh nhâm thì giờ khởi đầu là giờ nhâm dần.
Ngày can mậu quí thì giờ khởi đầu là giờ giáp dần.
Tính giờ âm lịch khác với giờ dương lịch, giờ âm lịch kéo dài tiếng đồng hồ.
Khi xác định được rõ ràng năm tháng ngày giờ rồi thì hãy ghi vào địa bàn.
Về ngày giờ thiếu chính xác : ngoại trừ trường hợp không thể tìm được ngày giờ sinh chính xác hoặc vì cha mẹ đã mất hay họ hàng chẳng còn ai để hỏi, còn mọi người thì có thể hỏi cha mẹ hoặc người thân. Nếu có đầy đủ rõ ràng năm tháng ngày giờ sinh thì có thể lấy được một lá số Tử Vi chính xác. Vì nếu lấy Tử Vi sai ngày sai giờ thì người đoán sẽ đoán sai bản số ngay từ lúc đầu làm người xem mất tin tưởng, người đoán sẽ cũng nản lòng. Nhiều nơi không có đồng hồ chỉ nhớ lúc chạng vạng tối, gà lên chuồng, gà gáy sáng, đồng hồ nhà bảo sanh chưa chắc đúng, chưa kể sinh nhằm giữa hai giờ (ngọ mùi chẳng hạn) rồi cha mẹ hay thân nhân ghi đại vào giấy để làm tài liệu, sau nữa từ 1943 riêng ở Việt Nam cũng đã có 6 lần thay đổi giờ giấc do lịch sử chi phối cũng làm điên đầu người lấy số Tử Vi, 6 lần đổi giờ là :
Trước 1943
Kể từ 01/01/1943
Kể từ 01/04/1945
Kể từ 01/04/1947
Kể từ 01/07/1955
Kể từ 01/01/1960
Kể từ 01/05/1975 (dương lịch)
Khoa Tử Vi chia làm 12 Cung số là :
1. Mệnh để chỉ mạng số của chính mình.
2. Bào để chỉ mạng số của anh chị em mình.
3. Phối (phu thê) để chỉ mạng số của vợ, chồng mình.
4. Tử tức để chỉ mạng số của con cái mình.
5. Tài để chỉ tiền bạc của cải.
6. Tật ách hay giải ách để chỉ bệnh tật tai nạn.
7. Thiên di để chỉ đối ngoại hay xuất ngoại.
8. Nô bộc để chỉ bạn hữu vợ lẽ hay gia nhân.
9. Quan lộc để chỉ nghề nghiệp công danh.
10. Điền trạch để chỉ nhà cửa ruộng vườn.
11. Phúc đức để chỉ phúc đức tổ tiên mồ mã.
12. Phụ mẫu để chỉ cha mẹ.
Hạn trẻ con : để xem số Tử Vi cho trẻ từ 1 – 12 tuổi : 1 tuổi xem hạn ở cung Mệnh, 2 tuổi xem hạn ở Cung giải ách, 4 tuổi xem hạn ở Cung phối, 5 tuổi xem hạn ở Cung phúc đức, 6 tuổi xem hạn ở Cung quan lộc, 7 tuổi xem hạn ở Cung nô bộc, 8 tuổi xem hạn ở Cung thiên di, 9 tuổi xem hạn ở Cung tử tức, 10 tuổi xem hạn ở Cung bào, 11 tuổi xem hạn ở Cung phụ mẫu, 12 tuổi xem hạn ở Cung điền.
Hạn tam tai : mỗi tuổi bất cứ tuổi gì, mỗi người có 3 năm trong một giáp 12 năm gặp hạn tam tai. Các hạn có nhiều thứ nhưng người nào mà Cung Mệnh thuộc những chính tinh nào đó khi đến hạn gặp hung tinh phá là hạn xấu. Tuy nhiên không cứ gặp hạn xấu mà bị xấu, nếu gặp những Sao giải thì lại không bị xấu nữa hoặc đỡ đi phần nào. Cho nên khi nói đến hạn tam tai không phải cứ đến hạn đó là xấu mà còn phải xét xem những cái xấu có được giải đi hay không nữa.
Cách tính những năm gặp hạn tam tai : những người tuổi thân tí thìn thì hạn tam tai vào những năm dần mão thìn, những người tuổi tỵ, dậu, sửu hạn tam tai vào những năm hợi, tí, sửu tuổi dần ngọ tuất hạn tam tai vào những năm thân, dậu tuất, những người tuổi hợi mão mùi hạn tam tai vào những năm tỵ, ngọ mùi. Để cho dễ nhớ, những năm gặp hạn tam tai cho mỗi tuổi chỉ cần nhớ các bộ tam hợp và phải nhớ cho đúng thứ tự của mỗi bộ tam hợp (rất quan trọng) thế rồi trở về Cung địa bàn trên lá số và cứ lấy 3 Cung vần theo chiều thuận trên lá số rồi đi tới Cung cuối cùng của bộ tam hợp tuổi đó là Cung thuộc về ba năm ứng vào các năm gặp hạn tam tai. Không phải là hạn tam tai là ba tai nạn trong kinh Phật. Gặp hạn tam tai thì làm ăn thất bại hoặc nhẹ thì gặp khó khăn, nặng thì thất bại lủng củng tang tóc, sự làm ăn thất bại bao gồm các yếu tố gây nên sự thất bại, có thể vì ốm đau mà thất bại. Vì thế tuy gặp hạn tam tai nhưng vẫn tốt tuy bị giảm sút. Vậy gặp hạn tam tai nên dè dặt thận trọng trong công việc làm ăn.
Năm sinh và giờ sinh : tuổi dần ngọ tỵ dậu mà sinh vào giờ thìn tuất sửu mùi thì xấu, tuổi dần hợi tí mà sinh giờ ngọ dậu thân hợi thì khắc cha phải ngoài 16 tuổi mới tránh khỏi sự hình khắc đó. Tuổi thìn tuất sửu mùi sinh vào giờ tí ngọ mão dậu, tỵ hợi dần thân thì khắc mẹ.
ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH
Ngũ hành trong Tử Vi rất cao xa và rắc rối cho nên Tử Vi mà bỏ ngũ hành sẽ là sự thiếu sót vô cùng trầm trọng và cậy nệ quá cũng dễ lâm vào mê hồn trận. Nói tổng quát bao giờ các Sao sinh cho bản Mệnh cũng gia tăng được sự ứng nghiệm tốt hay xấu. Ví dụ hai người cùng có Tử Vi thiên phủ ở Cung dần hay Cung thân thì người nào mạng kim cũng được hưởng độ số tốt gia tăng hơn những người mạng khác (xấu nhất là người mạng thủy hay mạng mộc). Nếu không xét đến ngũ hành thì làm Sao so sánh được hai người với nhau, đây là một điểm sơ đẳng tổng quát. Còn có những trường hợp phức tạp hơn như người mạng thủy gặp các Sao kim tại Mệnh ai lại chẳng cho là tốt vì kim sinh thủy (ví dụ như có vũ khúc) vì kim là một khối kim khí bao giờ chảy ra thành nước để nói rằng thủy vượng, do đó cần có thêm các Sao hỏa làm chảy kim ra thì mới có lợi cho bổn mạng, nếu có thái dương hỏa tinh địa không chiếu cũng được. Nếu cứ thấy Sao thủ Mệnh sinh cho bổn mạng mà vội mừng thì đó là sự sai lầm, còn về phương diện Sao khắc bản Mệnh hoặc mạng khắc lại đương nhiên là bất lợi, nhưng cũng không vì thế mà coi như không có Sao để thủ mạng (như nhiều thầy thường nêu ra và cho là lúc đó Mệnh dù có chính tinh cũng coi như là vô chính diệu). Cũng có nhiều lý thuyết gia không đồng ý và đặt vấn đề là nếu chẳng may mạng mình gồm toàn Sao khắc với mạng thì không lẽ mạng trống rỗng và sẽ chỉ đoán theo Cung thiên di. Hoặc nói một cách khác thực tế chẳng hạn như mình có 2, 3 người con ngũ hành khắc với bản Mệnh mình thì có thể coi như không có con được không ? cùng lắm là cha con không hợp tính nhau hoặc khi trưởng thành thì các con ở xa cha mẹ chứ chắc gì dám quả quyết rằng chúng bỏ bê cha mẹ. Về Tử Vi cũng vậy, có nhiều lá số chính tinh thủ Mệnh khắc bản Mệnh từ hình dáng cho đến tính tình, khả năng. Ví dụ, người có cơ lương thủ mạng ở thìn hay tuất thì dù bản Mệnh thuộc ngũ hành nào cũng có thể đoán là người đó cao lớn mặt tròn xoe, tính tình tháo vát nhiều mưu trí, nếu khác chỉ ở mức độ thành công trên đường đời mà thôi.
Nếu quá câu nệ ngũ hành thì dễ dàng đoán sai lầm, vậy tốt hơn hết nên giới hạn ngũ hành theo phạm vi hiểu biết của mình chứ đừng nên xét tỉ mỉ từng chính tinh, từng trung tinh bàng tinh rồi tính toán đến sự sinh khắc của những Sao đó ra Sao, sau đó lại đem so với mạng xem sinh Sao nào và khắc Sao nào, sau đó lại xem đến khía cạnh âm dương, nam bắc đẩu tinh, nghĩa là đủ mọi khía cạnh một lúc. Vì vậy sự quyết đoán đâm ra lủng củng, lúng túng và lệch lạc.
Nói tóm lại ngũ hành là con dao hai lưỡi biết sử dụng thì có lợi, ngược lại rất tai hại, thà không áp dụng còn hơn là áp dụng bừa bãi.
Có 4 tam hợp là : thân tí thìn thuộc thủy, dần ngọ tuất thuộc hỏa, tỷ dậu sửu thuộc kim, hợi mão mùi thuộc mộc. Nhìn thế tam hợp tuổi để xem sinh khắc của ngũ hành từ chỗ an Mệnh thân đến các Cung đại vận để biết sự thuận lợi hay nghịch cảnh.
Người tuổi thân tí thìn Mệnh thân cần đóng ở các Cung thân tí thìn mới là trúng cách đồng hành (vòng thái tuế), nếu Mệnh thân đóng ở các Cung dần ngọ tuất là hành khắc (xuất hay nhập) là cuộc đời có sự bất mãn khó khăn, nếu ở tỵ dậu sửu hay hợi mão mùi là gặp hành sinh nhập hay sinh xuất là cuộc đời luôn có sự hạn chế như sinh nhập (lại gặp thiên không), còn sinh xuất thì hay bị nhầm lẫn thiệt thòi.
Luận về ngũ hành tương ngộ : khoa lý học đông phương coi lẽ âm dương như sinh lý biến dịch và lấy ngũ hành làm lý luân sinh khắc, chu trình ngũ hành sinh khắc đều là chu trình khép kín :
+ Kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim.
+ Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.
Luân lý đó ai cũng biết rõ ràng và không có thắc mắc, nhưng trường hợp đồng hành của ngũ hành thì rất phức tạp. Những ý kiến thì trái ngược nhau (tốt có, xấu có). Theo Dương Quân Tùng đời Minh thì trường hợp ngũ hành tương ngộ tạo ra 3 hình thái như :
Đồng hành mộc (mộc giáp mộc) thắng, tốt tuổi.
Đồng hành kim (kim gặp kim) thắng, phong phú.
Đồng hành thổ (thổ gặp thổ) hòa, vừa phải.
Đồng hành hỏa (hỏa gặp hỏa) bại, khẩu thiệt.
Đồng hành thủy (thủy gặp thủy) thái quá.
Lý thuyết trên đây đem ap dụng vào lý đoán các Sao các Cung trên tính cách bản hành nhất là vào đại vận của thái tuất sẽ thấy rõ mức độ thành bại của mỗi người.
Ví dụ : người mạng thổ nhập hạn thái tuế ở Cung mùi (thổ) thì không thể thoải mái bằng người mạng kim mà gặp thái tuế Cung thân hay Cung dậu (kim).
ÂM DƯƠNG : không nên xao lãng vấn đê âm dương vì luật âm dương là đầu dây mối nhợ của mọi sự giải thích Tử Vi như 12 Cung trên lá số bao giờ cũng có âm dương xen kẽ không bao giờ có 2 Cung âm hay 2 Cung dương liền nhau cả. Vấn đề 14 chính tinh cũng phải nhận định đâu là âm đâu là dương là thể lưỡng nghi.
+ Một bên là Tử Vi thiên phủ thiên tướng liêm trinh tham lang vũ khúc thất sát và phá quân.
+ Một bên là thiên cơ thái âm thiên lương cự môn thiên đồng thái dương.
Nhìn vào 12 Cung của mỗi lá số thì mỗi nhóm Sao dương hay âm bao giờ cũng xen kẽ mà đứng chứ không bao giờ có trường hợp chỗ của nhóm này lại có Sao của nhóm kia đứng lẫn vào nhau. Cung dần có Tử Vi thiên phủ thì 5 Cung tí thìn ngọ tuất thân có nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham chia nhau mà đứng. Trái lại nếu Cung dần có thiên đồng thiên lương thì cũng ở 5 Cung tí thìn ngọ thân tuất nhóm Sao cơ nguyệt đồng lương và cự nhật cũng dàn ra ở 5 Cung đó mà an vị chứ chẳng bao giờ đóng ở Cung khác được. Không thể nào có trường hợp một Sao của nhóm này lại được an ở các Cung sửu mão tỵ mùi dậu và hợi được vì ở các Cung đó đã là cứ địa của hai nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham rồi.
Đã có sự sắp xếp trật tự như vậy rồi Sao lại còn có Cung vô chính diệu ? vì trong 12 Cung chỉ có 14 chính tinh. Trường hợp nhiều Cung có 2 chính tinh đứng cặp với nhau trong 1 Cung như Tử Vi thất sát ở tỵ thì phải có liêm trinh phá quân ở dậu thiên đồng thái âm ở tí, cự môn thái dương ở dần, thiên cơ thiên lương ở thìn, vũ khúc tham lang ở sửu, tức là 6 cặp Sao đóng ở 6 Cung, chỉ còn Sao thiên phủ đóng một mình ở hợi và thiên tướng một mình ở mão thì còn lại 4 Cung không có nhóm Sao nào an vị, như vậy phải có đến 4 Cung vô chính diệu. Nhưng dù vô chính diệu mỗi Cung chịu ảnh hưởng của một nhóm Sao xem như địa phận thuộc quyền của nó, không thể coi như đứng trung lập không theo nhóm nào được. Tử Vi thất sát ở tỵ Cung ngọ vô chính diệu phải coi như là đất của nhóm Sao có nguyệt đồng lương, cự nhật ở dần. Cung mão vô chính diệu phải coi như là thuộc địa của nhóm Sao tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham. Cung thân vô chính diệu là căn cứ của nhóm cơ nguyệt đồng lương cư nhật, và Cung dậu có liêm trinh phá quân thì Cung tuất (cũng coi như cùng thân) được coi là đất của nhóm cơ nguyệt đồng lương cự nhật.
Vậy khi đã nhận định được rõ ràng thế âm dương rồi ta sẽ không còn hiểu mù mờ một số sách vô căn cứ áp dụng một cách máy móc không cần hiểu nguyên do tại sao lại thế, cứ thấy Cung vô chính diệu là lôi kéo chính tinh của xung chiếu lên lấp chỗ trống vô chính diệ. Biết rằng Cung tam hợp, Cung chiếu hay xung chiếu tam hợp đều là đất dụng võ của nhóm âm hay nhóm dương. Nếu cứ áp dụng một cách máy móc như thế không hẳn là đúng vì trong cách tử phủ vũ tướng, sát phát liêm tham, cơ nguyệt đồng lương và cự nhật mỗi bộ đó đã có sự khác biệt gần như phân nửa vì bộ sát phá liêm tham thì 100% thực hành, bộ tử phủ vũ tướng chỉ còn 60% thực hành, 40% lý thuyết ; bộ cơ nguyệt đồng lương thì 100% lý thuyết còn bộ cự nhật thì 60% lý thuyết và 40% thực hành (theo cự thiên lương).
Ví dụ : Cung thân vô chính diêu, Cung xung chiếu là dần có 2 sao thái dương và cự môn, trên nguyên tắc có thể mượn 2 sao cự nhật ở dần để tô điểm cho Cung thân vì tam hợp thân tỵ là thủy khắc xuất với tam hợp dần ngọ tuất là hỏa, cự nhật có thể xem như chiến lợi phẩm của kẻ thắng đem về bồi đắp cho mình. Trái lại nếu Cung dần vô chính diệu mà Cung thân có cự nhật mà cứ áp dụng một cách máy móc mang cự nhật ở thân về lấp chỗ trống ở Cung dần vô chính diệu thì không hợp lý vì dần đã bị thân khắc nhập, người bại trận không thể đoạt chiến lợi phẩm của kẻ thắng. Nếu cứ để cự nhật ở thân thay mặt cho dần vô chính diện, các sự đại diện đó là đại diện của một khuôn mặt cường quyền để lập lên trên đầu trên cổ kẻ bị trị. Cái chính xác luôn ở trong tam hợp, tức là phải lấy đồng âm ở ngọ và cơ lương ở tuất mới là anh em ruột thịt của vô chính diệu. Để ra khỏi bế tắc này thì ta chỉ áp dụng vô chính diệu đâu là tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham, đâu là cơ nguyệt đồng lương, đâu là cự nhật.
Ngoài ra khách quan mà nhìn vào lá số Tử Vi, người ta nhận thấy 14 chính tinh được chia làm 2 phái âm dương rõ rệt nhưng sau lại chia ra đến tứ tượng. Bên dương như trên đã trình bày gồm hai bộ tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham. Trái lại bên âm gồm 6 sao có tinh thần đoàn kết hơn nhiều, nhờ ở cặp thái dương thái âm mà thiên lương nêu cao đạo lý để cự môn theo dõi thiên cơ, thiên đồng lên tiếng để phê bình. Nói tóm lại nhóm sao âm gồm 2 nhóm cơ nguyệt đồng lương và nhóm cự nhật.
Nghịch lý âm dương : vậy khi gặp phải cảnh nghịch lý âm dương ắt phải có cảnh không hợp cách, vì thế lá số Tử Vi phải trình bày thêm nhị hợp để cảnh giác sự hơn thiệt giữa tư cách quân tử nên thêm tinh thần suy tính tùy lúc. Cũng như lục hại, trường hợp nào cũng phải e dè. Về nhị hợp và lục hại sẽ có một mục riêng ở mục dưới để trình bày khúc triết hơn.
Tử Vi nhị hợp cự môn : uy thế phải e dè, nể sự phê bình.
Thiên tướng nhị hợp thiên cơ : cương quyết nhưng phải tùy theo sự tổ chức.
Thất sát nhị hợp thái dương : nhẹ dạ nên cần sáng suốt.
Trường hợp nghịch lý âm dương thường xuyên cho thấy có mặt sao phúc tinh như thiên quan thiên phúc thiên ất quí nhân, thiên đức nguyệt đức long đức phúc đức. Với bộ sao quan phúc và thiên ất quí nhân luôn luôn che chở cho những hoàn cảnh đáng được cứu vớt, nhất là thiên ất chỉ dẫn những người dám đảm đang gánh vác vai trò quan hệ từ gia đình đến xã hội, còn tứ đức là con đường vẽ rạch cho những người đang ở trong tình trạng thiên không kiếp sát đào hoa, nếu đừng quá tham vọng thì sẽ hy vọng được cứu vớt phần nào khi ngã đau.
Đứng đầu một đoàn ác sát tinh trong tình trạng nghịch lý âm dương là cặp lưu hà kiếp sát gọi là hà sát do can chi phối hợp xếp đặt bởi đào hoa một mình một chợ và thiên không cũng vào hùa. Trường hợp vắng bóng lưu hà là một hoàn cảnh suy bại nhưng đính chính cho những người giáp dần, giáp ngọ, giáp tuất, ất hợi, ất mão, ất mùi, canh thân, canh tí, canh thìn, tân tỵ, tân dậu, tân sửu.
Tiếp theo có hai sao địa không địa kiếp không cần biết đến tuổi nào dù là thái tuế. Hai sao này khinh mạn đứng theo giờ nghịch lý âm dương (giờ tí ở âm, giờ sửu ở dương) làm cho điên đầu những kẻ sinh bất phùng thời.
Rồi đến kình dương đà la thì rất nghiêm khắc với sự lạm dụng của 4 tuổi giáp ất canh tân đứng nghịch lý để canh chừng. Những người tuổi bính mậu (dần ngọ tuất) và nhâm (thân tí thìn) nên khiêm nhường vì gặp kình dương ở tí ngọ rất nghiêng ngã trong vấn đề nghiệp quả.
Còn lại 2 sao hỏa linh thì âm thầm đứng theo hàng chi gây nhiều bất hạnh như vi trùng xâm nhập cơ thể. Tuổi dần ngọ tuất (hỏa cục) thì hỏa linh phát khởi ở âm Cung, tuổi thân tí thìn (thủy cục) thì hỏa linh phát khởi ở dương Cung, còn lại tuổi tỵ dậu sửu hợi mão mùi thì hỏa linh phát khởi từ 2 mặt kể cả âm dương như quan phúc đã canh chừng cả 5 tuổi bính đinh canh kỷ quí (trường hợp có châm chế giảm khinh).
Hai nhóm ác sát tinh và phúc tinh đều có phận sự khác nhau như long phượng tả hữu xương khúc theo năm tháng và giờ khởi từ 2 Cung dương (thìn tuất) mà hợp cách âm dương theo phương diện thời gian (thìn thuộc thái dương, tuất thuộc thái âm) để nâng cao tư cách con người.
Mỗi 60 năm cho thấy hàng can đứng trước làm gốc, hàn chi đứng sau chỉ làm phụ (ngọn) thời gian biến đổi cho thấy có phần nào lành mạnh. Trái lại khi bị sinh xuất hay khắc nhập thì có vẻ khó khăn, những số lẻ 5, 9 tốt ; 3, 7 xấu tức là dương gặp dương và âm gặp âm, không hề có âm dương nghịch lý là tại sao vậy ?
Hàng can tuy là gốc nhưng nếu nạp âm thì mới đầy đủ. Mỗi khi sự đầy đủ được hoàn toàn (nạp âm được sinh nhập) hàn có bị suy bại cũng không đến nỗi nào. Trong 60 năm hoa giáp luôn luôn mỗi hành có 2 hoa liên tiếp tức là dương và âm như giáp tý (dương kim) thì có ất sửu (âm kim).
Thời gian thiên khắc địa xung không phải chỉ đề phòng có dương hay một âm mà còn phải để ý đến thời gian trước hay sau vì nghịch lý âm dương và sự nạp âm ở trong tình trạng sinh hay khắc, nhập hay xuất.
Vịn vào 4 yếu tố năm tháng ngày giờ để lập thành lá số Tử Vi (chỉ có trên nửa triệu lá số khác nhau) vậy sao vẫn thấy mỗi cá nhân một số mạng chẳng ai giống ai. Những sao diễn tiến trên địa bàn lá số cho thấy những điểm phước điểm học của một tư thế, phúc tinh và ác sát tinh đứng ở hai đòn cân so sánh lực lượng. Vậy phải tìm cách nào biết cách nào để thực thi.
Số mạng con người có âm có dương, thân luôn luôn có liên lạc với Mệnh và Mệnh thì luôn luôn có liên hệ với các Cung phúc đức, quan lộc, thiên di, tài bạch và phối.
Bản tính của dương là chu đáo phải hành động làm sao cho hợp cách thì chữ thọ mới ở nội tộc (phúc), nghề nghiệp (quan), ngoại giới (di) và ngoại tộc (phối).
Người âm Mệnh thì buông thả dễ dãi nên chu đáo trong nội gia (hiếu cha mẹ), tài sản (điền), bạn hữu (nô), anh em (bà con), con cái (tử) và bệnh hoạn (ách).
Sự khác biệt chỉ ở chỗ người khôn kẻ dại người làm nhiều kẻ làm ít trong mức độ nào cũng được quan phúc thiên ất hợp cùng thương sứ quyết định kết cuộc để sau có giao cho bọn ác sát tinh thi hành nghĩa vụ ác ôn.
Về tứ sinh và tứ tuyệt : trong 12 Cung số Tử Vi tuy mang chỗ khác nhau nhưng các Cung số lại có những gắn bó kỳ lạ, nếu giải từng Cung theo luật ngũ hành của từng Cung trên các bản : 4 tứ sinh là dần thân tỵ hợi, 4 tứ tuyệt là tý ngọ mão dần ta thấy 4 Cung tứ sinh và 4 Cung tứ tuyệt khắc chế nhau từng đôi một :
Cung tỵ (hỏa) đối lập với Cung hợi (thủy).
Cung thân (kim) đối lập với Cung dần (mộc).
Cung ngọ (hỏa) đối lập với Cung tý (thủy).
Cung mão (mộc) đối lập với Cung dậu (kim).
Vậy khi các Cung nói trên mang chủ đề gì (trong 12 chủ đề Mệnh phụ phúc điền …) thì chúng xung khắc hẳn nhau như bản chất của chúng.
Ví dụ : tuổi âm nam Mệnh tại dậu ta có : tiền bạc (Cung tỵ) khắc chế với phúc đức (hợi) ; huynh đệ (thân) khắc chế với bạn bè (Cung dần), nhà cửa (tý) không hợp với con cái (Cung ngọ) ; bản Mệnh (Cung dậu) không hợp với tha nhân (Cung mão). Các sự xung khắc trên là sự cảnh báo cho đương số để mà tùy nghi lựa chọn một trong hai điều, lựa chọn tìen bạc hay phúc đức hoặc muốn con cái an toàn hay nhà cửa khang trang.
Về sinh vượng bại tuyệt địa : đối với thân thì tỵ, nhị hợp với thìn thì dậu là nhị hợp và với tý thì sửu là nhị hợp. Vậy tại hợp tỵ dậu sửu là nhị hợp của thân tý thìn, cho nên phải nói rằng bản Mệnh thuộc thân tý thìn mà Cung Mệnh đóng ở tại dậu sửu là hợp. Để kết luận :
Tuổi là tam hợp thân tý thìn khi : Cung Mệnh ở thân tý thìn sinh địa, Cung Mệnh ở tỵ dậu sửu là vượng địa, Cung Mệnh dần ngọ tuất là bại địa, Cung Mệnh ở hợi mão mùi là tuyệt địa.
Tuổi là tam hợp tỵ dậu sửu khi : Cung Mệnh ở tỵ, dậu sửu sinh địa, Cung Mệnh ở thân tý thìn là vượng địa, Cung Mệnh hợi mão mùi là bại địa, Cung Mệnh ở dần ngọ tuất là tuyệt địa.
Tuổi là tam hợp dần ngọ tuất khi : Cung Mệnh ở dần ngọ tuy là sinh địa, Cung Mệnh ở hợi mão mùi là vượng địa, Cung Mệnh ở thân tý thìn là bại địa, Cung Mệnh ở tỵ dậu sửu là tuyệt địa.
Tuổi là tam hợp hợi mão mùi khi : Cung Mệnh ở hợi mão mùi là sinh địa, Cung Mệnh ở dần ngọ tuất là vượng địa, Cung Mệnh ở tỵ dậu sửu là bại địa, Cung Mệnh ở th6n tý thìn là tuyệt địa.
Nhiều sách cho rằng Cung Mệnh ở sinh địa thì rất tốt vượng địa thì nhiều lợi ích, bại địa là xấu, còn tuyệt địa thì giảm thọ đáng e ngại. Đó chỉ là cách giải đoán thô sơ mộc mạc vì còn phải bù trừ những cách tốt xấu khác. Trong quyển Tử Vi Đẩu số tân biên của vụ Vân Đằng Thái Thứ Lang có giải thích rằng Cung Mệnh ở tuyệt địa rất cần có chính tinh miếu vượng đắc địa sáng sủa tọa thủ hoặc khoa quyền lộc hội hợp để cứu giải, như vậy thì tuy ở tuyệt địa thì cũng có cách để cứu giải được. Chính tinh cứu giải phải sinh được bản Mệnh (luận theo ngũ hành). Nếu Cung Mệnh là tuyệt địa được chính tinh tọa thủ sinh được bản Mệnh thì lại thành cách tuyệt sứ phùng sinh như cánh hoa tuy mỏng manh nhưng lâu tàn cũng chẳng có gì đáng lo ngại.
Về sinh vượng bại tuyệt địa đã luận giải ở trên cho tất cả các tuổi và các Cung vị trí của Mệnh.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Đoan Trang(##)