Cách xem tướng phụ nữ phong trần –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ. "Cha mẹ hiền lành để đức cho con","Đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Con người sinh ra lớn lên do nhiều yếu tố xã hội chi phối, nhưng nam nữ thanh niên mới lớn lên, trường đời chưa từng trải, giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng và chủ đạo. Hôn nhân là việc hệ trọng, tác động cả đời, mà con người rất dễ mù quáng trong tình yêu. Qua tuần trăng mật không phải mọi việc trong quan hệ vợ chồng đều suôn sẻ. khi có những việc khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, ai cũng muốn tìm điều hay lẽ phải để giải quyết cho thoả đáng.
Lúc đó cần dựa vào "Tông", vào họ hàng, tìm những tình cảm chân thành và tri thức đúng đắn. "Môn đăng hộ đối", tức là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng. Ngoài ra còn một yếu tố nữa: Tính đến gien di truyền. Ngày xưa trong một vài hoàn cảnh đặc biệt có ông chồng thoả thuận ngầm với vợ đi "Xin nòi". Xin lưu ý: những người đàn bà đó không thuộc loại lẳng lơ đâu - ta cũng chỉ cần biết nói nhỏ với nhau thôi và nhấn mạnh "Hoàn cảnh đặc biệt" !
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)
1. Kiểu mặt hình chữ Vương
Đặc điểm của tướng mặt hình chữ Vương: Mặt hơi dài, từ phần xương gò má tới cằm trông giống như hình thang cân ngược.
Chủ nhân của tướng mặt này thường có sức lực dồi dào, nói nhiều nhưng không dàn trải mà có cách nghĩ và trọng điểm riêng của mình. Họ luôn thích thử sức làm mọi chuyện và một khi nói là sẽ làm bằng được.
Bên cạnh đó, người này khá hiếu chiến, hiếu thắng, quyết bảo vệ quan điểm sai lầm của mình, chứ không chịu nhận thua trước người khác. Họ tham vọng, không hài lòng với hiện tại, thường mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi thấy công việc phát triển thuận lợi, nếu cấp trên không đáp ứng yêu cầu tăng lương, họ sẵn sàng nhảy việc, đi tìm chân trời mới.
Ảnh minh họa |
Không biết từ bao giờ khái niệm nở hậu – thóp hậu đã trở thành một trong những “tiêu chuẩn” để giới kinh doanh nhà đất đánh giá ưu – nhược điểm của một căn nhà, miếng đất. Thực hư vấn đề này về phong thủy thế nào và giải quyết cụ thể ra sao?
Theo các nghiên cứu về Trường Khí thì ở nhà sau rộng – trước hẹp (nở hậu), khí sẽ tích tụ lại ở sau nhiều hon. Còn nhà phía trước rộng – sau hẹp thì nội khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được, nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ thấy tù túng, sắp đặt nội thất trở nên khó khăn, chỉ có phô trương hình thức mà không tập trung được cho thực chất sử dụng. Như hình khối của nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao xuống, không thể nói là thóp hậu được, vì phần phía sau ít dùng đến thì nhỏ cũng không sao, phần gian chính để hành lễ phía trước là khu vực rộng rãi nhất.
Việc phải xử lý nhà “thóp hậu” thực ra không khó khăn, chỉ cần lấy một bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết. Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều được vuông vức, đồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang, thì sẽ không còn cảm giác thóp hậu nữa.
Có người còn không muốn trổ giếng trời phía sau vì cho rằng như thế cũng là thóp hậu, là mất đất. Điều này thiếu cơ sở khoa học vì thứ nhất là đất của họ khổng hề mất, chỉ không lấn chiếm xây dựng hết mà thôi. Thứ nhì là khoảng giếng trời đó tạo nên một miệng hút khí, cân bằng với phần trước và giữa nhà, làm nên dòng đối lưu tạo sự thông thoáng hơn.
Thứ ba là lưu ý quan niệm “không gian đi đến được và không gian nhìn thấy – hít thở được” trong phong thủy. Ví dụ ta mua ngôi nhà nhỏ nhìn ra dòng sông hay hồ nước dù chưa chắc ta đã bơi ra giữa hồ nhưng ta được nhìn ngắm, hưởng thụ cảnh quan hồ nước đó, giá trị lớn hơn nhiều so với ngôi nhà rộng mà nhìn vào vách núi trơ trọi.
Tháng 1 (tháng Dần), người tuổi Tý có nhiều tài lộc, gặp nhiều cơ hội tốt để phát triển tài năng của mình. Khoảng thời gian này, họ nên nắm bắt mọi thời cơ để tránh hối tiếc về sau. Trong sự nghiệp, họ có nhiều đột phá mới. Nếu biết đầu tư đúng chỗ, người này sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
chấp nhân sự khá phức tạp. Họ nên quan sát và có cái nhìn nhiều chiều trong mọi vấn đề; cần quản lý tài chính cẩn thận để tránh mất mát.
Một số trở ngại của tháng trước vẫn ảnh hưởng đến tài lộc tháng 3 (tháng Thìn) của người tuổi Tý. Tuy nhiên, "sau cơn mưa trời lại sáng", mọi thứ sẽ dần ổn định trở lại. Họ có thể chuyên tâm làm việc và được bù đắp thành quả xứng đáng. Điều đáng chú ý trong tháng này là, người tuổi Tý nên bồi dưỡng hứng thú và sự nhiệt tình trong công việc để thu lại được nhiều thành công hơn.
Tháng 4 (tháng Tỵ), người tuổi Tý có sao tốt chiếu mệnh nên gặp nhiều may mắn. Họ có thể trạng tốt, sức khỏe dồi dào, tinh thần luôn được thoải mái, công việc gặp nhiều thuận lợi. Trong thời gian này, người tuổi Tý nên xây dựng hình tượng cho bản thân. Điều này rất có ích cho sự nghiệp. Tuy nhiên, họ không nên mua sắm hay đầu tư cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị làm việc trong tháng 4.
Tài lộc của người tuổi Tý trong tháng 5 (tháng Ngọ) không tốt. Họ dễ bị tổn thất về tiền của, có thể xảy ra xung đột với những người xung quanh. Lời khuyên cho họ trong thời gian này, cần tiết kiệm, tránh lãng phí quá mức. Bên cạnh đó, họ nên cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp và những người xung quanh để giảm bớt hiểu lầm hay xung đột trong cuộc sống hàng ngày.
Tháng 6 (tháng Mùi), người tuổi Tý có sao tốt chiếu mệnh nên có nhiều tài lộc may mắn. Họ thu được nhiều lợi nhuận trong việc đầu tư các dự án mới. Ngoài thu nhập tăng, người tuổi Tý còn nhận được những khoản thu ngoài dự kiến. Điều chú ý là, họ nên phát triển kế hoạch hay dự án theo những hướng mới khác nhau, tránh đi theo lối mòn cũ thì sẽ thu lại nhiều lợi nhuận hơn.
(Theo Bách khoa toàn thư 12 con giáp)
Dưới đây sẽ đưa ra các ví dụ về nữ sinh năm âm và nam sinh năm âm, cách sắp xếp Tứ trụ, thiên can Tứ trụ lộ ra và mười thần của các can tàng trong các địa chi, cách lấy số đại vận, sắp xếp đại vận, can của các đại vận thấu ra mười thần và cách sắp xếp chúng. Đến đó thì cc bước cơ bản để đoán Tứ trụ đ hồn thnh. Những dự đoán cát hung về sau đều được tính toán trên cơ sở đó (thần sát được chú thích ở một bên Tứ trụ hoặc cũng có thể chú thích riêng ).
Ví dụ . Nữ sinh năm âm.
Năm 1995 tháng 2 âl ngày 4 âl 8 giờ
Kiếp ti nhật ti
At hợi mậu dần gip ngọ mậu thìn
Mệnh : nhâm giáp giáp bính mậu đinh tị mậu ất quý
Kiêu tỉ tỉ thực tài thương tài ti kiếp ứng
Ti st quan kiu ấn tỉ kiếp thực
Tị canh tn nhm quý gip ất bính
Vận: mo thìn tị ngọ mi thn dậu tuất
1 11 21 31 41 51 61 71
Ví dụ : nam sinh năm âm : năm 1995 tháng 2 ngày 4 lúc 8 giờ sáng. Mười thần của Tứ trụ lộ ra và mười thần của các can tàng chứa trong chi cũng giống như trên. Can đại vận lấy trụ tháng Mậu làm chuẩn xếp ngược, lấy số vận và cách tính đại vận đếm ngược. Mỗi đại vận 10 năm, cụ thể như sau:
thương thực kiếp tỉ ấn kiêu quan sát
đinh bính ất giáp quý nhâm tân canh
Vận: sửu tí hợi tuất dậu thân mậu ngọ
10 20 30 40 50 60 70 80
Có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, ý chỉ môi trường sống quanh bạn vô cùng quan trọng, mà việc kết giao những người hàng xóm tốt bụng sẽ mang lại nguồn sinh khí dồi dào và ngược lại.
Tốt xấu theo hướng giao tiếp
Ngoài việc ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì thế, nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp.Cha ông ta dạy nhất cận thị – nhị cận giang – tam cận lộ là nói lên những lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ xưa đến nay vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.Như vậy, khi xem xét một ngôi nhà có hợp hướng hay không, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp cả bốn loại hướng, chứ không đơn giản là “nghe thầy nói hợp hướng đông bắc“ thì cố tìm bằng được nhà hướng đông bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị.Cần phân tích trước tiên xem bốn loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không.
Tốt xấu theo hướng phương vị
Là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó.Ví dụ nói “trước mặt thoáng đãng, sau lưng có chỗ dựa, tả long hữu hổ“ là ý nói đến hướng xung quanh của một chủ thể ta xét.Khi chủ thể di chuyển, thay đổi, quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo.Cùng một dãy nhà (tức là nhìn ra cùng một hướng) và cùng buôn bán giống nhau, nhưng có nhà thuận lợi có nhà khó khăn là vì mỗi nhà bên trong và bên ngoài, trước sau phải trái có phương vị khác nhau.
Tốt xấu theo hướng mệnh trạch
Có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hóa truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung.Dịch học phương Đông quy định có 8 mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái, phân thành hai nhóm là nhóm đông tứ mệnh và tây tứ mệnh.Nguyên tắc chung là người theo nhóm Đông tứ mệnh thì ở nhà Đông tứ trạch, người theo nhóm Tây tứ mệnh ở nhà Tây tứ trạch. Khi đi sâu vào từng hướng cụ thể, sẽ có thêm các phân tích ngũ hành sinh khắc để xác định hướng hợp và không hợp.
Có nhiều người quan niệm chỉ cần chọn hướng nhà còn hướng cửa thì không quan trọng. Đây là quan niệm không đúng. Bởi vì trong phong thủy mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó.
Cách bố trí cổng của ngôi nhà cũng rất quan trọng vì nó giúp che chắn bảo vệ ngôi nhà với các trường khí xấu bên ngoài. Hướng cổng cũng cần bố trí đúng hướng của gia chủ. Việc bố trí cổng tránh ngã ba đường, tránh dẫn lỗi trục xung với cửa chính.
Dưới đây là một số hướng cổng tốt theo phong thủy học:
1. Cổng vào trong các hướng Tý, Dậu, Mão, Tân, Sửu. áp dựng với Nhà hướng Tý
2. Nhà hướng Quý: cổng vào trong các hướng Quý, Ất, Tân, Càng, Cấn.
3. Nhà hướng Sửu: cổng vào trong các hướng Sửu, Tuất, Thìn, Tị, Hợi.
4. Nhà hướng Cấn: cổng vào trong các hướng Cấn, Càn, Tốn, Nhâm, Tuất.
5. Nhà hướng Dần: cổng vào trong các hướng Dần, Hợi, Tý, Tị, Mão.
6. Nhà hướng Giáp: cổng vào trong các hướng Giáp, Nhâm, Bính, Quý, Ất.
7. Nhà hướng Mão: cổng vào trong các hướng Mão, Tí, Ngọ, Sửu, Thìn.
8. Nhà hướng Ất: cổng vào trong các hướng Ất, Quý, Cấn, Đinh, Tốn.
9. Nhà hướng Thìn: cổng vào trong các hướng Thìn, Sửu, Mùi, Dần, Tị.
10. Nhà hướng Tốn: cổng vào trong các hướng Tốn, Cấn, Khôn, Thân, Bính.
11. Nhà hướng Tỵ: cổng vào trong các hướng Tỵ, Dần, Thân, Dậu, Tý.
12. Nhà hướng Bính: cổng vào trong các hướng Bính, Giáp, Ất, Canh, Tỵ.
13. Nhà hướng Ngọ: cổng vào trong các hướng Mão, Thìn, Ngọ, Dậu, Bính.
14. Nhà hướng Đinh: cổng vào trong các hướng Ất, Bính, Đinh, Tân, Tốn.
15. Nhà hướng Mùi: cổng vào trong các hướng Mùi, Tị, Thìn, Tuất.
16. Nhà hướng Khôn: cổng vào trong các hướng Khôn, Tốn, Càn, Bính, Canh.
17. Nhà hướng Thân: cổng vào trong các hướng Thân, Tị, Hợi, Ngọ, Dậu.
18. Nhà hướng Canh: cổng vào trong các hướng Canh, Bính, Đinh, Nhâm, Tốn.
19. Nhà hướng Dậu: cổng vào trong các hướng Dậu, Ngọ, Đinh, Mùi, Canh.
20. Nhà hướng Tân: cổng vào trong các hướng Canh, Tân, Quý, Dậu.
21. Nhà hướng Tuất: cổng vào trong các hướng Sửu, Mùi, Tuất, Hợi, Thân.
22. Nhà hướng Càn: cổng vào trong các hướng Càn, Khôn, Cấn, Canh, Nhâm.
23. Nhà hướng Hợi: cổng vào trong các hướng Hợi, Thân, Dần, Dậu, Càn.
24. Nhà hướng Nhâm: cổng vào trong các hướng Nhâm, Giáp, Canh, Tân, Quý.
Tổng hợp Internet
Ảnh minh họa |
Sao Thái Dương là chủ tinh của các sao Trung Thiên, thuộc dương hỏa. Do Thái Dương là chủ tinh của Trung Thiên, cho nên cũng ưa "bách quan triều củng". Đặc tính rất quan trọng của Thái Dương là phát ra ánh sáng và nhiệt, nhờ vậy mà ánh sáng chói lọi. Vì vậy, trong đời người nó chủ về thanh danh và quý hiển, trừ phi nó hội hợp với các sao chủ về tài phú, như Thái Âm, Hóa Lộc, Lộc Tồn, nếu không, càng chủ về quý mà không chủ về giàu có.
Chủ về quý là đặc tính của Thái Dương, do đó cũng ưa đồng độ hoặc hội hợp với các sao mang tính chất quý hiển, như Thiên Lương, Thiên Khôi, Thiên Việt. Thậm chí người Thái Dương tọa mệnh, đến cung hạn có các sao quý hiển tọa thủ như: Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Thái Âm, cũng cần đặc biệt chú ý, đây có thể là niên hạn khai vận. Nếu được thêm Lưu Khôi, Lưu Việt xung chiếu Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, thì chủ về gặp nhiều cơ hội.
Thái Dương đã có đặc tính phát xạ, vì vậy đang lúc nhập miếu thì không nên gặp quá nhiều các sao mang tính chất phát xạ, như Thiên Mã, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Thiên Thương, Thiên Sứ, Cô Thần, Quả Tú, Phỉ Liêm, Phá Toái. Nếu không, nhiệt và ánh sáng của Thái Dương sẽ khuếch tán thái quá, càng dễ thành trống rỗng mà thiếu thực tế.
Cũng vậy, Thái Dương thủ cung mệnh ở cung Ngọ, trái lại, không tốt bằng ở cung Tị. Bởi vì Thái Dương của cung Ngọ đã thuộc "Nhật lệ trung thiên", lại đi quá một bước mặt trời bắt đầu lặn về tây, hơn nữa lúc này ánh nắng rất mãnh liệt, không bằng Thái Dương của cung Tị, trái lại còn có chỗ để phát triển.
Cho nên muốn phán đoán sự tốt xấu của Thái Dương, cần phải tuần tự phân tích theo 4 nguyên tắc sau đây:
Thái Dương Hóa Lộc chủ về phú quý. Nhưng khi cung mệnh của vận hạn gặp Thái Dương Hóa Lộc, mức độ phú quý của nó vẫn phải căn cứ các sao ở cung mệnh của thiên bàn để tính. Nếu các sao quá yếu, như mệnh vô chính diệu, mượn các sao Thiên Đồng Thái Âm Hóa Kị để nhập cung, hoặc Cự Môn, Thiên Cơ lạc hãm thì mức độ phú quý sẽ giảm rất nhiều.
Thái Dương Hóa Quyền, Hóa Khoa sẽ không bằng Hóa Lộc bởi vì Hóa Quyền và Hóa Khoa chỉ có thể làm tăng sự quý hiển của Thái Dương, mà không thể làm cho giàu có được. Thời xưa tệ trọng phú hơn trọng quý còn ít, trong xã hội thương nghiệp hiện đại người ta trọng phú nhiều hơn là trọng quý, vì vậy không ưa tính chất hơi thiên lệch của Thái Dương Hóa Quyền hay Hóa Khoa. Bất kể cung mệnh của mệnh bàn, hay cung mệnh của vận hạn, tính chất đều thuộc như vậy.
Người sinh vào ban đêm không nên có Thái Dương tọa mệnh Thái Dương lạc hãm càng không nên. Nói "không nên", có hai tính chất như sau:
Kết cấu tinh hệ Thái Dương trong 12 cung, luôn đồng độ hoặc đối cung với ba sao Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương- vì vậy ba sao này có ảnh hưởng rất lớn đối với Thái Dương.
- Ở hai cung Tí Ngọ, Thái Dương và Thiên Lương chiếu nhau ở hai cung Mão Dậu, "Thái Dương, Thiên Lương" đồng độ. Cho nên bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ hợp của "Thái Dương, Thiên Lương”
- Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thái Dương và Thái Âm chiếu nhau; ờ hai cung Sửu hoặc Mùi, "Thái Dương, Thái Âm" đổng đã. Cho nên bốn cung Thìn, Tuâ't, Sửu, Mùi là tổ hợp của "Thái Âm, Thái Dương".
- Ở hai cung Tị hoặc Hợi, Thái Dương và Cự Môn chiếu nhau; hai cung Dần hoặc Thân, "Thái Dương, Cự Môn" đồng độ. Cho nên bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi là tổ hợp của "Thái Dương, Cự Môn".
Trong các tình hình thông thường, Thái Dương rất ưa trường hợp "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Dần; hoặc Thái Dương độc tọa ở cung Mão, Thìn, Tị. Khá ngại "Thái Dương, Cự Môn" gặp các sao sát. kị, hình ở cung Thân; và "Thái Dương, Thiên Lương" gặp các sao sác kị, hình ở cung Dậu.
Thái Dương còn là sao chủ về kiện tụng và điều tiếng thị vì vậy không nên gặp quá nhiều sao hình, như Kình Dương, Thiên Hình, Quan Phù, Bạch Hổ. Nhất là Thái Dương Hóa Kị, gặp sao hình càng dễ chuốc oán, nạn tai.
Liên quan đến kiện tụng thị phi, nhiều lúc do cung phúc đức mang lại, chứ không chỉ thuộc cung mệnh, vì vậy khi luận đoán mệnh bàn, gặp Thái Dương tọa thủ cung phúc đức cũng cần chú ý.
Ba đặc tính của Thái Dương tọa mệnh
Cổ nhân có thiên kiến đổi với Thái Dương, cho rằng miếu vượng thì cát, lạc hãm thì hung. Nói "miếu vượng", tức là mặt trời (Thái Dương) ở vào giờ có ánh sáng mạnh, bắt đầu từ cung Mão, đến cung Ngọ thì như mặt trời ở giữa trời, đến cung Dậu thì mặt trời bắt đầu lặn về tây, sau đó đến cung Dần mặt trời lại bắt đầu nhô lên. Do đó lúc luận đoán người có Thái Dương thủ mệnh, cần phải xem trọng tính chất của từng cung độ. Nói cách khác, Thái Dương thủ mệnh ở cung Hợi, mệnh vận sẽ không bằng ở cung Tị. Công thức đoán mệnh này hầu như đã thành mẫu mực.
Vì vậy đối với người có Thái Dương thủ mệnh, cổ thư có mấy câu bình giải điển hình như sau: "Thái Dương thủ mệnh lạc hãm, du Hóa Quyền Hóa Lộc vẫn hung, quan lộc không hiển đạt, thanh bại bất nhất."; "Thái Dương thủ mệnh, lạc hãm mà thêm hung tinh sát tinh, chủ về người mang tật."; "Thái Dương thủ mệnh miếu vượng, phú quý vinh hoa."; "Nữ mệnh Thái Dương ở bốn cung Mão,Thìn, Tị hoặc Ngọ, không có sát tinh, chủ về vượng phu ích tử. Tóm lại, cổ nhân cho rằng cung mệnh mà gặp Thái Dương buổi sáng là cát, gặp Thái Dương buổi chiều là hung. Công thức đoán mệnh này đánh mất tính cách thông thường của Thái Dương; mà còn bỏ sót một điều, Thái Dương buổi sáng cũng có sự khiếm khuyết của nó, Thái Dương buổi chiều cũng có uy lực của nó. Phái Trung Châu Vương Đinh Chi luận về Thái Dương khách quan hơn.
Thái Dương tọa mệnh thực ra có ba đặc điểm như sau:
- Một là, hào phóng. Nói "hào phóng", có nghĩa là không tính toán, so đo tiểu tiết. Cho nên người có Thái Dương thủ mệnh thường làm cho người khác phải ghi nhớ trong lòng.
- Hai là, danh lớn hơn lợi. Trong Đẩu Số, Thái Âm chủ về phú, Thái Dương chủ về quý. Cho nên người có Thái Dương tọa mệnh, bất kể sự nghiệp phát triển lớn đến mức nào, cũng chưa chắc là cự phú, thậm chí có lúc bản thân không giàu có bằng người dưới quyền của họ.
- Ba là, tâm cao khí ngạo. Dù là người ở địa vị dưới cũng thường không phục thượng cấp, trừ phi thượng cấp của họ rất có danh vọng, hoặc rất có tài lãnh đạo. Người có Thái Dương thủ mệnh thường cảm thấy vận khí cúa mình không được tốt, mà chẳng cảm thấy mình có chỗ không bằng người.
Thái Dương tọa mệnh có ba loại phối hợp
Thái Dương đồng cung với chính diệu khác, chỉ có ba tình huống. Một là lúc đồng độ với Thái Âm ở cung Sửu hoặc cung Mùi; hai là lúc đồng độ với Cự Môn ở cung Dần hoặc cung Thân; ba là lúc đồng độ với Thiên Lương ở cung Mão hoặc cung Dậu. Ở sáu cung Tí, Thìn, Tị Ngọ, Tuất, Hợi còn lại đều là Thái Dương độc tọa.
Nhưng Thái Dương độc tọa cũng có ba tình huống khác nhau. Thái Dương độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, nhất định sẽ đối nhau với Thiên Lương; Thái Dương độc tọa ở hai cung Tị hoặc Hợi, nhất định sẽ đối nhau với Cự Môn; Thái Dương độc tọa ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nhất định sẽ đối nhau với Thái Âm.
Cho nên Thái Dương có quan hệ với chính diệu thực ra chỉ có ba sao Cự Môn, Thiên Lương, Thái Âm; và chia thành hai tình huống đồng cung và đối cung.
Cự Môn chủ về "ám"; Thái Âm chủ về "phú"; Thiên Lương chủ vê' "sang quý thanh cao". Ba tính chất cơ bản này sẽ ảnh hưởng đến Thái Dương thủ cung mệnh. Cho nên về đại thể, Thái Dương gặp Cự Môn, là người chi có hư danh; Thái Dương gặp Thái Âm, là người có thế phú quý, nhưng cũng có thế chỉ thuộc loại tiểu phú quý, thậm chí chi là người ở bậc trung có chút quyền lực; Thái Dương gặp Thiên Lương là người quá tuân thủ nguyên tắc, thành nhân vật được người trong giới chuyên nghiệp biết đến, nhưng không phải là người được đại chúng nghe danh.
Đương nhiên, trên chỉ là những đặc tính rất cơ bản, tình hình cụ thể vẫn cân phải xem các sao hội hợp khác mà thay đổi.
So sánh Thái Dương với Tử Vi
Trong Đẩu Số, như bạn đọc đã biết, Thái Âm chủ về phú, Thái Dương chù về quý, đây là tính chất cơ bản nhất, cho nên hễ người có Thái Dương thủ mệnh thì phải xem xét từ phương diện "quý" này.
Vì chủ về quý, cho nên Thái Dương rất ưa hội hợp vói một số trợ tinh chủ về quý. Như Thiên Khôi, Thiên Việt; Tả Phụ, Hữu Bật; Văn Xương, Văn Khúc; Tam Thai, Bát Tọa; Ân Quang, Thiên Quý; Long Tri Phượng Các. Các trợ tinh này chia làm 6 cặp, nếu có sao đôi đủ cặp hội hợp với Thái Dương thì sức mạnh càng lớn.
Ví dụ: nếu Thái Dương hội hợp với ba sao cát là Văn Xương, Hữu Bật, Thiên Khôi, sẽ không bằng hội hợp với một cặp sao đôi trong số đó, như chi hội hợp với Tả Phụ và Hữu Bật thì sức mạnh của nó sẽ lớn hơn là hội hợp với ba sao cát phân tán kế trên.
Hai cặp sao đôi Tam Thai và Bát Tọa, Ân Quang và Thiên Quý, một khi phân tán sức mạnh sẽ cực kì nhỏ, nhưng nếu sao đôi đủ cặp đồng cung với Thái Dương, sức mạnh lại cực kì lớn, thậm chí so với ba bốn sao lẻ không thành đôi trong lục cát tinh là Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, cũng không lớn bằng.
Tính chất này của Thái Dương có thể nói so với Tử Vi thì kém hơn không nhiều, bởi vì Tử Vi cũng cần các sao cát "triều củng", sau đó mới có thể phát huy sức mạnh của nó. Nhưng trong đó cũng có một số phân biệt như sau:
Tử Vi thích Thiên Phủ, Thiên Tướng triều củng, Thái Dương thì không được nói chính diệu triều củng; trong số lục sát tinh, Tử Vi sợ Tham Lang và Phá Quân, nhưng Thái Dương thì không sợ hai sao này, mà lại sợ Cự Môn. Tử Vi thủ mệnh chủ về rất có tài lãnh đạo và có uy nghiêm; Thái Dương thủ mệnh thì chỉ hơi có tài lãnh đạo, nhưng lại có đặc tính "cho mà không nhận", dễ khiến người khác gần gũi.
Nhưng Thái Dương lại có lực "hình khắc", còn Tử Vi thì không có. Người có Tử Vi thủ mệnh, duyên phận với cha mẹ, anh em, con cái đều khá tốt; nhưng người có Thái Dương thủ mệnh thì lại có "hình khắc" đối với cha, anh, con cả; nặng thì tử vong, nhẹ thì sinh li, hoặc tình cảm thân thuộc không được tốt.
Thậm chí ngay cả tình hình sức khỏe, tính chất của Tử Vi cũng tốt hơn Thái Dương.
Thái Dương tọa mệnh, hình khắc hay quý hiển?
Do Thái Dương có khuyết điểm "hình khắc", cho nên cổ nhân cho rằng "Thái Dương, Thái Âm thủ mệnh không bằng chiếu hợp". Lí do là, nếu cung mệnh không gặp Thái Dương tọa thủ, mà lại được Thái Dương vây chiếu, thì vẫn khiến cung mệnh có tính chất "quý", nhưng lại có thể giảm bớt mức độ "hình khắc" của nó.
Nhưng theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi, người hiện đại nếu gặp Thái Dương thủ mệnh, mức độ "hình khắc" trên thực tế chẳng nặng như cổ nhân đã nói. Mà mức độ quý hiến cũng không lớn như cổ nhân đã nói.
Có lẽ là do phương thức sinh hoạt của cổ nhân và người hiện đại khác nhau. Thời xưa cha con hai đời cùng ở một nhà, dễ xảy ra va chạm, không như người hiện đại, sau khi kết hôn thì ra ở riêng, vì vậy mệnh tạo có thể phát huy đặc tính tình cảm của sao Thái Dương. Nhìn từ góc độ khác, ở riêng cũng có thể tính là "hình khắc" ở mức độ rất nhẹ.
Quan hệ vói bạn bè cũng vậy, phạm vi xã giao của cổ nhân khá hẹp, do Thái Dương tính tình mạnh mẽ, cho nên khi ở trong một phạm vi nhỏ người ta khó mà tiếp nhận nổi, biến mệnh tạo thành người không họp quần; không như ngày nay, phạm vi xã giao khá lớn, có thể gặp những bạn bè tiếp nhận được mẫu người có tính tình đặc biệt.
Cho nên dùng Đẩu Số để đoán mệnh, gặp Thái Dương thủ mệnh, phải cẩn thận một chút, không nên hoàn toàn chiếu theo ca quyết của cổ nhân để luận đoán.
Ví dụ như cổ nhân nói: "Thái Dương ở Ngọ, quý mà chuyên quyền", đó là vì cổ nhân thích Thái Dương có ánh sáng chói lọi ở cung Ngọ. Trên thực tế, người hiện đại chưa chắc đã làm việc trong chính giới, mà con đường làm việc trong chính giới cũng ít; nếu kinh doanh làm ăn, thì người có Thái Dương thủ mệnh ở cung Ngọ sẽ dễ biến thành người ưa xuất đầu lộ diện. Đây là vì Thái Dương chủ về quý, cho nên mệnh tạo ưa thích hư danh; ở phương diện khác, Thái Dương không chủ về phú, càng ưa hư danh thì càng dễ khoa trương phù phiếm.
Không phải đã là “dân giang hồ” thì muốn xăm hình gì và xăm ở đâu cũng được. Vì thế rất nhiều tên “tiểu yêu” muốn chứng tỏ mình là dân anh chị nên xăm cọp, xăm beo, nhiều tên ngầu hơn xăm nguyên hình một chiếc quan tài nến nhang nghi ngút, hay có tên bê nguyên hình đầu lâu xương chéo in lên giữa ngực như muốn chứng tỏ mình là loại “nguy hiểm chết người” để kẻ nào muốn đụng đến cũng phải dè chừng…
Tuy nhiên, muốn xăm hình con đại bàng thì phải “nhìn trước, ngó sau” nếu không muốn bị luật giang hồ trừng trị. Đơn giản biểu tượng con đại bàng là sự thể hiện “địa vị” số má của người mang hình xăm đó trong giới giang hồ. Nghĩa là phải thuộc hàng “đại ca, đàn anh, đàn chị” mới được xăm hình con đại bàng.
Một tên tuổi nào đó từng được đám đàn em tôn làm đại ca thì chưa chắc đã là “đại ca” mà còn phải được những “đàn anh, đàn chị” trong giới thừa nhận. Đây là luật giang hồ.
Trong giới giang hồ, có 2 loại xăm mình: tự xăm cho nhau và các cậu ấm nhiều tiền, thích đua đòi, muốn gia nhập giới để ‘dựa hơi’…
Các hình xăm bao trùm gần hết cơ thể, thích phô trương để hù dọa dân lành thì chẳng phải người trong giới.
YAKUZA hiện là băng nhóm tội phạm phát triển nhất thế giới với số lượng thành viên lên đến gần 100.000 người trên khắp lãnh thổ nhật bản và một số khác rải rác trên những quốc gia khác trên thế giới. YAKUZA được chia làm gần 3.000 băng nhóm nhỏ với cách thức hoạt động khác nhau nhưng đều có chung 1 đặc điểm……các thành viên băng đảng buộc phải xăm hình như 1 nghi lễ gia nhập, hình xăm còn thể hiện vị trí và cấp bậc của thành viên trong băng nhóm
Công chúa của ông trùm giang hồ YAKUZA – là một đứa trẻ YAKUZA nên cô luôn bị bạn bè xa lánh.
Ở đây chúng tôi không nói đến sự khác biệt giữa luật hôn nhân thời xưa và thời nay, và những quy định bất công về phụ nữ thời phong kiến mà chỉ nói về phong tục, trong đó một số phong tục còn duy trì tới nay:
Nốt ruồi khai vận tại huyệt Thái Dương
Trong nhân tướng học, huyệt Thái Dương được gọi là Cung Thiên Di, hay Cung Dịch Mã. Cung này thể hiện sự di chuyển của mỗi người. Nếu vị trí này có nốt ruồi xấu sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn thường gặp bất trắc khi đi du lịch hoặc làm ăn buôn bán bên ngoài. Ngược lại, nốt ruồi tốt tại vị trí này có thể đem lại vận may cho bạn trong những chuyến du lịch hoặc làm ăn ở phương xa.
Nốt ruồi khai vận giữa hai đầu lông mày
Trong nhân tướng học, vị trí giữa hai đầu lông mày được gọi là Ấn Đường, tượng trưng cho sự nghiệp, vận mệnh của mỗi người. Có thể nhìn sắc khí của vùng này để đoán định cát hung, họa phúc của cuộc đời. Nếu ở vị trí này có nốt ruồi tốt, sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng sáng sủa. Ngược lại, nếu tại đây có nốt ruồi xấu tối màu, rất có thể, bạn sẽ gặp trục trặc lớn trong hôn nhân hoặc tình cảm trước 28 tuổi.
Nốt ruồi khai vận mọc ở vị trí giữa mắt và lông mày
Theo nhân tướng học, vị trí giữa mắt và lông mày được gọi là “Cung Điền Trạch”. Nốt ruồi tốt mọc tại cung này cho thấy “khổ chủ” là người đa tài đa nghệ, thanh tú liêm khiết. Trong công việc, bạn dễ được cấp trên coi trọng; trong hôn nhân, tình cảm phu thê cũng vô cùng mĩ mãn.
Ngược lại, nếu có nốt ruồi xấu mọc tại cung này, bạn thường chuyển nhà và gặp phải những chuyện khó hiểu tại nơi cư ngụ, ví dụ như bị rỉ nước trong nhà…Vì vậy, bạn chớ nên đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản, kẻo thất bại ê chề.
Nốt ruồi khai vận mọc ở môi trên
Nốt ruồi mọc ở môi trên được xem là phúc tướng trong nhân tướng học, biểu thị cho cuộc đời yên ấm, không phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền. Ngoài diễm phúc thường xuyên được mọi người mời ăn cơm, người như bạn cũng thuộc tuýp sành ăn và rất biết thưởng thức những món cao lương mĩ vị.
Bạn cũng rất cừ trong kinh doanh buôn bán và tạo dựng quan hệ xã hội . Nhược điểm của người có nốt ruồi mọc ở môi trên là đôi khi ăn nói quá thẳng, nên dễ đắc tội với người. Bạn kị nhất là thủy. Trong cuộc đời, chắc chắn bạn sẽ nhiều lần gặp nạn vì nước.
Nốt ruồi khai vận mọc ở cằm
Nốt ruồi mọc gần cằm, chủ về điền địa, nô bộc. Những người có nốt ruồi tốt mọc tại vị trí này thường có nhà cửa ruộng vườn khang trang lúc về già. Bạn cũng là người rất chú trọng phong vị của cuộc sống.
Nốt ruồi khai vận mọc trong lòng bàn tay
Người có nốt ruồi quý mọc tại vị trí này thường rất thông minh và không thiếu tiền tiêu. Về già, cuộc sống của bạn sẽ rất viên mãn vì tận hưởng những thành quả gặt hái được suốt bao năm phấn đấu.
Nếu nốt ruồi mọc ở mu bàn tay chứng tỏ bạn rất biết quản lí tiền bạc và cầm trịch về kinh tế trong gia đình . Người như bạn cũng có nhu cầu chiếm hữu mạnh mẽ.
Theo Kiến thức
Đã bao đời nay tại Việt Nam, người ta đốt pháo trong hội hè, cúng tế. Mừng tân gia, mừng thăng quan tiến chức, mừng thọ, mừng sinh con trai. Nhất là trong tết Nguyên đán, đốt pháo là một phong tục không thể thiếu. Bài thơ Vịnh Tết của Nguyễn Công Trứ đã miêu tả đầy đủ cảnh Tết dù là Tết của người nghèo:
"Bánh chưng chất chặt chừng hai chiếc,
Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.
Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo,
Nguyên tiêu cao ngất một cành tiêu!”
Câu đối năm xưa của Tú Xương cũng là một bức họa khá độc đáo:
‘Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo,
Nhân tình bạc thế lại bôi vôi!’
Người Việt Nam ta quan niệm rằng đốt pháo là hoạt động vui nhà vui cửa, và để hòa nhập vào niềm vui chung của mọi người. Trong ba ngày Tết, nhà người ta đốt pháo ầm ĩ, nhà mình im lặng thì thật là buồn tẻ. Người Việt Nam ta quan niệm rằng tiếng pháo gây những âm thanh ầm ĩ, nhộn phịp, như tiếng trống thúc dục hòa cùng những khoảnh khắc thiêng liêng của ất trời, màu khói xanh tỏa trong không gian, màu xác pháo hồng tung tóe dưới đất đã gây nên những xúc động mạnh cho khứu giác, thị giác, thính giác...
Ngoài ra đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ phải châm lại hai ba lần, hay pháo nổ rời rạc thì năm đó làm ăn không thuận lợi. Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm xui. Trong đám cưới, người ta đốt pháo khi họ nhà trai đến họ nhà gái, và khi họ nhà gái đưa dâu đến nhà trai. Trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con rai, mừng tân gia, người ta đốt pháo khi cử hành lễ gia lên, và khi có những quan khách sang trọng đến. Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng.
Ngày xưa, phong pháo chỉ dài hơn một gang tay, treo lên thì dài gấp đôi, đốt trong vài phút và cỡ pháo tiểu, nghĩa là viên pháo nhỏ hơn ngón tay út và dài hơn một lóng tay. Còn pháo nhỏ hơn, bằng nửa pháo tiểu, cho trẻ con chơi thì gọi là pháo chuột. Loại pháo to hơn, dài hơn, gấp đôi pháo tiểu là pháo trung. Còn pháo đại là viên pháo to gần bằng viên pin đại, hay bằng lon sữa bò tùy theo nhà chế tạo và người đặt. Ngày xưa đời sống bình dị, chỉ vài phong pháo tiểu củng đủ vui vẻ, dân chúng ít ai đốt pháo trung hay pháo đại. Pháo thường làm thành tràng dài nên gọi là pháo tràng. Pháo đại có thể tháo rời đế đốt từng viên hay nối với pháo tiếu, pháo trung để tạo nên âm thanh tạch tạch, đùng đùng rất nhộn nhịp.
Ở một vài nơi, dân chúng còn có tục đốt pháo tập thể. Người ta tổ chức thi đốt pháo hoặc chơi đốt pháo tại đình làng. Pháo nhà nào nổ to, ít lép, xác pháo văng xa thì thắng cuộc. Có nơi thi ném pháo, tức là treo một viên pháo đại lên (viên này rất to), người dự thi dùng pháo tiểu ném trúng pháo đại để cho pháo đại bắt lửa cháy và nổ. Cũng có làng trai gái ném pháo vào nhau đùa giỡn.
Hiện nay, phong tục đốt pháo (pháo tiểu, pháo trung, pháo đại) đã bị cấm, thay vào đó là pháo hoa, nhưng trong tâm thức của mỗi người vẫn văng văng đâu đó tiếng pháo năm xưa mỗi độ tết đến xuân về.
Kiến trúc hiện đại, nhất là nhà cao tầng, hầu như đều có phương vị, ô nhỏ hình dáng lồi ra và lõm vào, đều có ảnh hưởng.
Lành dữ của mặt lồi
Chỗ lồi ra ở phương vị nào đó của nhà, ảnh hưỏng lớn nhất có 6 điểm dưới đây:
– Nhà hướng Nam, nếu hướng Nam lồi ra là dữ. Gọi là Ngọ đầu.
– Phía Đông Nam của nhà lồi là lành.
– Hình của nhà ở phương vị phía Đông lồi ra là lành.
– Góc nhà Tây Bắc lõm vào – không lành.
– Hình của nhà ở phía Tây lồi ra là lành.
– Hình của nhà phía Nam lồi ra dữ.
– Hình của nhà ở phía Bắc lồi ra lành.
Lành dữ của mặt lõm
Phương vị nào đó cửa nhà có hiện tượng lõm vào, 7 điểm dưới đây ảnh hưởng nhất, cổ nhân có câu “Tường nhà 7 lõm, 7 hàng đều thực”:
– Phía Tây Bắc của đất xây nhà lõm vào, tổn thất khí quí.
– Hình nhà 4 phía đều có chỗ thiếu – đại dữ.
– Hình của nhà nếu có lõm vào cả hai hướng Nam, Bắc – dữ.
– Hình của nhà nếu có hướng Đông, Tây đều lõm vào – lành.
– Hình của nhà nếu phía Đông lõm vào – dữ.
– Hình của nhà có phía Tây lõm vào – dữ.
– Hình nhà phía Đông Nam lõm vào – dữ.
Lành dữ của góc nhọn bắn phá
Trong quan niệm truyền thống Trung Quốc, đặc biệt nhạy cảm vói góc nhọn, phong thủy học gọi là “góc nhọn bắn phá”, điều này sẽ dẫn đến bất an, nhà tan cửa nát, bệnh tật thường đến…
Vì sao có cách nói như vậy:
Trung Quốc là dân tộc tôn thờ “Tròn” và “vuông”, cho nên đại bộ phận vật kiến trúc dụng cụ, đều lấy hình “tròn” và “vuông” để làm chứng.
Hình tròn, vì nó tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn, hơn nữa lại “tròn” đều, không góc, không có chỗ nào có góc nhọn bốn phía, cho nên rất được hoan nghênh.
Nguyên nhân hình “vuông” được hoan nghênh, chủ yếu là vì nó có bốn bề phẳng, vững chắc, cho người ta cảm giác vững vàng đáng tin cậy. Hình vuông tuy có góc, nhưng toàn là góc vuông, không có góc nhọn cho nên không thể gây hại như góc nhọn bắn phá.
Còn với hình tam giác, vì mỗi bên đều có góc nhọn (góc nhỏ hơn 90 độ), mà lực sát thương của góc nhọn ác liệt hơn góc tù nhiều, có thể nói, góc nhọn càng nhọn thì lực sát thương càng lớn!
Vật kiến trúc truyền thống Trung Quốc và dụng cụ vật dụng ít khi có hình tam giác, điều đó chứng minh những điểm nêu trên không phải là không có căn cứ.
Vì thế khi làm nhà, nên chú ý phụ cận chung quanh xem có góc nhọn bắn phá không.
Góc nhọn bắn phá, có nhiều loại, mà bắn phá cửa chính là dữ nhất.
Theo thuyết phong thủy học, góc nhọn bắn phá cửa chính là sẽ dẫn đến hậu quả khá lớn như bệnh tật thường xuyên, thậm chí nhà tan cửa nát…
Có thể sử dụng bốn phương pháp dưới đây để hóa giải:
– Treo đầu dã thú – đầu dã thú rất ít thấy, đó là mảnh gỗ rộng tám tấc với một thước hai chiều cao, trên đó vẽ đầu dã thú đang há mõm; Phương pháp này không phức tạp, chỉ cần đem đầu thú treo lên đối diện thẳng với góc nhọn, là có thể hóa giải, nhưng khi treo phải cẩn thận, không được đóng đinh vào mặt thú.
– Treo gương lõm – gương lõm còn gọi là gương võng tâm, gương này có thể mua đưọc ở những nơi bán đồ thờ cúng, vì rất phổ biến.
Gương lõm có cấu tạo đặc biệt, cho nên các vật qua gương nhìn thấy mọi sự vật, mọi sự trái phải, trên dưới đều ngược lại hết, sau đó phản xạ trở về, có tác dụng vừa tiêu trừ, vừa đánh nên được gọi là công cụ tốt nhất để hóa giải góc nhọn bắn phá. Phương pháp treo gương lõm rất đơn giản, chỉ cần đóng đinh treo lên tường đối chiếu với góc nhọn là được.
– Lấy tấm chắn che, đây là phương pháp rất đơn giản, chủ yếu là nhìn rõ nơi góc nhọn bắn phá, dùng tấm gỗ che chắn.
– Dùng bể cá để hóa giải, có thể đặt bể cá đối chiếu với góc nhọn như thế sẽ có hiệu quả chuyển họa thành lành. Bể cá làm bằng kính còn tấm kính hoặc nhôm gắn biên, có tác dụng phản xạ giống như gương Bát quái.
Góc nhọn là vật sắc, thuộc Kim dùng bể cá để hóa giải góc nhọn chủ yếu là Kim sinh Thủy, nguyên khí Kim sẽ bị tổn hại lớn, nói cách khác là nước trong bể cá tiêu diệt góc sắc nhọn của góc nhọn, dùng bể cá để hóa giải sự bán phá của góc nhọn, có thể yên tâm, hơn nữa lại mỹ quan mát mắt không rõ vết tích hóa giải vô hình. Dùng bể cá để hóa giải sự bán phá của góc nhọn, thì nên nuôi bao nhiêu cá là hợp phong thủy? Con số lý tưởng nhất là sáu con, trong đó năm con màu đen một con màu đỏ.
Phong thủy đối với người Á Đông luôn hữu ích với mọi không gian sinh hoạt và làm việc. Một số nguyên tắc phong thủy sau sẽ giúp bạn tạo cơ sở tốt nhất cho sự phát triển của mình cũng như công ty. Nên dựa vào người có quyền hành cao nhất để tính toán phong thủy cho văn phòng.
Bên cạnh phòng của sếp không nên có vòi nước nhằm tránh “dột tiền tài”. Tương tự, nền nhà hay tường công sở bị thấm nước, rạn nứt cũng tượng trưng cho sự "rơi lọt tiền tài". Cần có biện pháp khắc phục ngay.
Phong thủy tốt giúp công ty làm ăn phát đạt |
Vị trí tài lộc chính là góc chéo đối diện ngay cửa đi vào trong phòng. Vị trí này cần sáng và sạch sẽ; kiêng đặt hoa và cây cảnh giả.
Cổng văn phòng tối kỵ đối diện cột điện, ống khói hoặc gốc cây to. Cũng không đặt nhà vệ sinh ngay cạnh cổng bởi toilet sẽ chặn luồng không khí mới vào văn phòng, ảnh hưởng xấu đến vận may và sự nghiệp.
Nền nhà văn phòng kỵ quá thấp vì sẽ không đem lại may mắn trong làm ăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc thông gió.
Cầu thang tránh đối diện cổng vì như vậy luồng khí đến và đi sẽ xung đột, không tốt cho vận may và sức khỏe.
Văn phòng không có cửa sổ là điều đặc biệt xấu vì khí không thể lưu thông.
Tránh ánh sáng tối tăm. Ánh sáng trong văn phòng phải chan hòa, ánh sáng tự nhiên tốt hơn là đèn điện. Vì thời gian làm việc rất dài, cường độ ánh sáng mạnh yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.
Trong văn phòng ngoài bày tủ sách, máy tính, ghế ngồi cũng nên trang trí thêm các đồ thủ công mỹ nghệ, cây cảnh tạo không gian tươi sáng, trang nhã.
(Tổng hợp)
Lỗ mũi của đàn ông không thể quá to, nếu lỗ mũi quá to thì tài vận của họ cũng không tồi nhưng lại khó giữ tiền tài, không phải là họ thích tiêu hoang hay không biết tiết kiệm mà họ thường gặp chuyện cần dùng đến tiền. Đặc biệt nếu cánh mũi quá mỏng thì tài vật thường mất nhiều hơn được, nếu không để ý cẩn thận thì rất khó bảo toàn tài sản.
1. Lỗ mũi to nhưng không hếch
Người có sống mũi cao, lỗ mũi to nhưng không hếch làm việc có trách nhiệm, biết cân nhắc việc nào nên làm việc nào không, tác phong thoải mái, không thích "nước đến chân mới nhảy". Họ nắm bắt thời cơ và hành sự quyết đoán, bởi vậy dễ thành công, làm nên nghiệp lớn, không thỏa hiệp với thất bại, có thể đứng dậy sau nỗi đau, đạt được vinh quang xứng đáng.
2. Lỗ mũi to, không hếch sống mũi thấp
Người sở hữu chiếc mũi không hếch, lỗ mũi to thường dũng cảm, bình thản đối mặt với biến cố, không dễ dàng bị hạ gục bởi khó khăn trở ngại. Tuy nhiên do sống mũi thấp nên họ dễ làm hỏng việc lớn, thất bại nhiều hơn thành công, khó bảo toàn sự nghiệp, thường hay bỏ lỡ thời cơ.
3. Lỗ mũi lớn, khuôn mặt dài
Lỗ mũi lớn là người không cứng nhắc, không câu nệ tiểu tiết, nhưng khuôn mặt dài lại là người hay suy tư, chuyện gì cũng phải lên kế hoạch cẩn thận, không có sự chuẩn bị trước thì họ sẽ không làm. Nhìn chung, những người này thuộc tuýp thận trọng nhưng cũng rất to gan.
4. Lỗ mũi lớn, khuôn mặt ngắn
Lỗ mũi lớn thường là người tiêu tiền hào phóng, cho nên họ đi đến nơi nào cũng được hoan nghênh, nhưng khuôn mặt ngắn thì khi làm việc ít suy nghĩ, dễ để tình cảm ảnh hưởng đến công việc.
Nam giới và nữ giới có khác biệt rất lớn, nếu là nam giới có lỗ mũi to thì sẽ không có ảnh hưởng quá lớn nhưng nếu là phụ nữ có lỗ mũi to sẽ ảnh hưởng đến dung mạo, nữ thì nên có mũi nhỏ một chút, vận số mới tốt. Từ góc độ của xem tướng mặt mà nói, nữ có lỗ mũi to vận số rất xấu, cần phối hợp quan sát với hình dáng môi, nếu là XX có đôi môi dày, đỏ và lỗ mũi hơi hếch lên thì lỗ mũi to cũng không mang lại nhiều trở ngại, nhưng tính cách sẽ có phần hơi "nam tính", ví dụ: hào sảng, không chi ly tính toán, rất trọng tình nghĩa.
XX có lỗ mũi to nhưng môi mỏng, khóe môi rũ xuống thường tiêu hoang không biết tính toán, coi thường người khác, họ thấy vui vẻ khi dùng tiền hạ thấp người khác. Những người này nếu không biết thay đổi thì khi về già họ có thể rơi vào hoàn cảnh cô đơn không nơi nương tựa.
Kunie (theo lnka)
Những câu nói hay về con trai và con gái. Chúa trời đã tạo ra con trai và con gái là hai giới tính khác biệt nhau rõ ràng. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về sự khác biệt này qua những câu nói hay về con trai và con gái dưới đây. Đây chỉ là những câu nói hay và hài hước nên có gì sai sót trong bài viết bạn hãy vào góp ý nhé!
♥ Con trai có thể mặc 1 bộ quần áo trong 3 ngày. Con gái có thể mặc 3 bộ quần áo trong 1 ngày.
♥ Con trai bảo “đi đi” tức là hãy đi đi. Con gái bảo “đi đi” đôi khi là đứng ngay tại chỗ, cấm có được đi đâu hết đấy.
♥ Con gái luôn muốn trở thành người bình đẳng trong tình cảm. Con trai thì lại muốn được quyền lực trong tình yêu.
♥ Nếu bạn là con gái bạn sẽ mỉm cười 1 mình khi đọc được những điều này và chê con trai là đồ ngốc. Còn nếu bạn là con trai bạn sẽ chê bài viết này là vớ vẩn cho con trai nhưng lại quá đúng cho con gái rồi cũng tự cười một mình và chê con gái là giả nai.
♥ Con trai coi quà tặng chỉ là xã giao. Con gái lại coi đó là dấu hiệu của tình cảm ( Đúng là trí tưởng bở cao ngất trời nhỉ ).
♥ Nhiệm vụ khó khăn nhất của con trai là : “đối mặt” với con gái và nói 3 từ quyết định. Còn nhiệm vụ khó khăn nhất của con gái là khiến con trai phải nói ra 3 từ đó.
♥ Con trai tò mò chuyện người lớn. Còn con gái thì tò mò với bất kì chuyện gì không phải của mình.
♥ Thích nhận những lời khen ngợi, tán dương nhất trên đời là con trai, và họ thừa nhận điều đó. Con gái cũng thích nhận những lời khen, nhưng họ 100% sẽ phủ nhận sự thật này. ( Đúng là các nàng chỉ giỏi đóng kịch mà chẳng thèm qua trường lớp nào mới siêu chứ).
♥ Hãy cho con trai 1 con mèo, cậu ta sẽ nghịch nó như 1 món đồ chơi. Có 1 con mèo, con gái chỉ thích ôm ấp, vỗ về, thậm chí cho ngủ cùng.
♥ Con gái luôn mong cân nặng của mình giảm đi. Con trai lại muốn nó tăng lên càng nhanh càng tốt.
♥ Con trai bình thường thì hùng hổ, mạnh mẽ nhưng đứng trước con gái thì luống cuống, lắp bắp, cà lăm. Con gái bình thường hay e ngại, rụt rè nhưng gặp con trai (nhất là những tên hay trêu ghẹo) thì trở thành nhà hùng biện tài ba số một.
Sau khi đọc bài viết này thì các chàng sẽ phần nào hiểu được tính cách sáng nắng chiều mưa của các nàng rồi đấy còn các nàng cũng sẽ không làm khó các chàng nữa chứ. Bạn hãy thường xuyên vào xemboituong.com để đọc những câu nói hay và hài hước như bài viết trên nhé!
Theo tử vi 2016 thì những ngày tháng con lớn khôn, cha mẹ hãy truyền đạt lại những ý nghĩa đó cho con và nhắc nhở con hàng ngày về những bài học bên trong cái tên, hướng cho con sống tốt, trở thành người có Đức, có Tài như những kỳ vọng của cha mẹ đã gửi gắm.
Ý nghĩa tên thể hiện tình yêu thương và niềm tự hào của cha mẹ về đứa con yêu. Cha mẹ hãy gửi gắm vào cái tên của con mình những bài học giáo dục đạo đức và tính cách ngay từ đầu.
Còn đối với đứa trẻ, khi hiểu rõ ý nghĩa tên của mình, bé sẽ yêu quý, tự hào một cách sâu sắc về tên mình. Cái tên sẽ thay cha mẹ nhắc nhở con giữ Đức luyện Tài và có động lực điều chỉnh hành vi hàng ngày. Con sẽ luôn biết mình đi con đường nào ngay cả khi không có cha mẹ ở bên. Ý nghĩa cái tên như Bài học gối đầu, sẽ theo con mọi lúc, mọi nơi và suốt cuộc đời.
Đến một thời điểm bạn hãy cho con biết được ý nghĩa tên của mình, lúc đó bé sẽ tự hào, yêu quý và trân trọng bản thân, từ đó biết ý thức vươn lên, tự cố gắng phấn đấu để xứng đáng với ý nghĩa tên của mình đã được cha mẹ đặt cho.
Coi bói thấy xã hội ngày càng hiện đại và đôi khi bố mẹ luôn mong muốn con mình luôn hạnh phúc, tài giỏi và làm rạng danh bố mẹ. Đặt tên cho con làm sao vừa đẹp, độc mà ý nghĩa thật không dễ. Tuy nhiên khi đặt tên cho con bố mẹ cần lưu ý một số điểm cấm kỵ như sau:
1. Tránh đặt tên con trùng tên với các người thân, họ hàng trong gia đình, đặc biệt là trùng tên với các cụ trong khoảng 3-5 đời hay các ông bà trong dòng họ gần gũi. Nếu vô tình đặt tên trùng như vậy, bạn hãy sử dụng tên ở nhà để thay thế cho tên chính đó nhé.
2. Đặt những tên quá cũ kĩ hoặc trùng lặp quá nhiều. Cho dù bạn cố đặt thêm những tên đệm, nhưng việc trùng lặp tên quá nhiều cũng không mấy hay ho.
3. Đặt tên quá thô tục, tối nghĩa. Những kiểu tên liên quan đến các bộ phận tế nhị của người, động vật, hay tên hàm ý có liên quan đến những thứ không trong sáng.
4. Đặt tên con với ý nghĩa nông cạn. Đôi khi những cái tên của bạn quá khoa trương và dễ trở thành trò chế giễu của mọi người.
5. Đặt tên mang ý nghĩa xấu liên quan đến bệnh tật, nhan sắc, tù túng.
6. Tránh đặt tên con theo các từ luyến láy. Cái tên đó sẽ hài hước nhưng dễ khiến trẻ chán ghét nếu bé không phải người mạnh dạn.
7. Tránh đặt tên chứa tên nước ngoài. Nếu không phải con lai tốt nhất bạn đừng đặt thêm các từ nước ngoài vào tên chính, hãy dùng nó làm tên ở nhà là được.
8. Không nên đặt tên con liên quan đến động vật không may mắn trong phong thủy.
9. Không nên đặt tên con khó phân biệt được giới tính.
10. Những tên liên quan đến sự vật hiện tượng không tốt lành như sấm, bão, lũ… cũng cần phải tránh.
11. Những tên chứa từ có liên quan đến thứ bậc vai vế trong gia đình cần phải tránh.
12. Những từ đa nghĩa , đồng âm , tục ngữ hay ngạn ngữ cũng nên tránh.
13. Tránh đặt tên theo người nổi tiếng. Vì sao, bởi họ rất dễ có những scandal không ngờ, chắc chắn bạn không muốn con mình liên quan phải không.
14. Không nên đặt tên con theo trào lưu, theo số đông . Cái gì là mốt thì sẽ rất nhanh lỗi mốt.
15. Không đặt tên con ám chỉ các bộ phận cơ thể
16. Không nên đặt tên con theo các từ ngữ cổ, các từ hán việt ít sử dụng.
17. Tránh những tên quá dài, quá ngắn, khó viết hoặc khó đọc.
18. Không nên đặt con tên vần A hoặc XYZ, khi trẻ đi học việc tên đầu sổ hay cuối sổ rất bất lợi.
19. Đặt tên con theo các đồ vật tế lễ, nghi thức cúng bái cũng cần tránh.
20. Đặt tên con theo các vị thần thánh, phật, chúa cũng cần tránh.
21. Đặt tên con có chứa thanh bằng , thanh trắc quá 3 từ liên tục.
22. Không nên đặt tên con liên quan đến tiền, kể cả tên đệm đọc lái liên quan đến tiền.
23. Tránh đặt tên con trùng với bố mẹ, nhiều gia đình đặt tên con trùng bố mẹ và khác tên đệm, điều đó sẽ gây rắc rối về sau.
24. Đặt tên con quá nổi bật là điều không nên. Một cái tên sáng nghĩa là đủ, không cần quá khoa trương.
25. Tránh đặt tên con theo các vị lãnh tụ , bậc thánh hiền, danh nhân.
Ngũ hành với kim – mộc – thuỷ – hoả – thổ chứa những bí ẩn mà ngày nay, khi khoa học kỹ thuật càng hiện đại thì những ứng dụng của nó vào đời sống lại càng nhiều dưới các sắc thái khác nhau của nhịp sống mới. Chẳng phải là mê tín, nhưng những điều này làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn.
Theo y học cổ truyền, các chức năng cơ thể con người chịu tác động khá lớn từ môi trường bên ngoài. Nếu thích nghi được với tất cả những sự thay đổi của môi trường thì cơ thể sẽ luôn đạt được sự cân bằng, còn ngược lại cân bằng bị phá vỡ sẽ sinh ra bệnh tật.
Trên nền tảng nhận thức cơ thể mỗi con người là một tiểu vũ trụ, phản ánh dòng chảy của tự nhiên, cơ thể sẽ đạt được trạng thái lý tưởng nhất như thuyết “thiên nhân hợp nhất” khi con người thích nghi hoàn toàn với mọi sự biến đổi của tự nhiên.
Theo y học cổ truyền, 5 yếu tố mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ là 5 vật chất cơ bản cấu thành nên hệ tự nhiên, gọi là ngũ hành.
Sự thay đổi theo từng mùa sẽ liên quan mật thiết đến tính khí và cơ thể. Mùa xuân và mùa hè ngày dài hơn, khí vận tăng dần nên da trở nên mau mệt mỏi và cằn cỗi sau một ngày dài, rất mẫn cảm với các yếu tố gây kích ứng. Chăm sóc da là cần giữ cho da sạch sẽ, thông thoáng và cân bằng độ ẩm.
Vì vậy thời điểm này không thích hợp sử dụng những mỹ phẩm chứa nhiều chất dầu (vì chất dầu sẽ làm cản trở sự hô hấp của da). Những mỹ phẩm dạng gel trong có thể giúp hạn chế việc sử dụng chất dầu. Những mỹ phẩm chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp bảo vệ da, giữ cho da sạch nên khi thoa đem lại cảm giác mát mẻ cho da. Những ngày xuân hè, làn da luôn có sắc diện hồng hào nên chỉ cần trang điểm nhẹ cũng làm đẹp cho con người.
Mùa thu đông ngày ngắn hơn, da dễ bị trạng thái trì trệ, chậm chạp của đêm dài làm mất đi vẻ tươi tắn, trẻ trung. Do thời tiết, da cũng dễ bị khô, bị dày lớp sừng tế bào chết. Do vậy cần bổ sung tối đa mỹ phẩm cung cấp chất tạo ẩm và chất dinh dưỡng nuôi da. Thường xuyên lấy đi lớp tế bào chết để da không bị lão hoá, không bị nhăn già. Mùa thu đông cần những tông màu trang điểm nóng và mạnh để làm ấm lên không khí chung quanh.
Ngũ hành với sắc màu đời sống
Màu xanh tượng trưng cho mộc, màu hồng tượng trưng cho hỏa, màu vàng tượng trưng cho thổ, màu trắng tượng trưng cho kim và màu tối tượng trưng cho thủy.
Ứng dụng tính tương sinh và tương khắc, những người thuộc mộc của ngũ hành, ngoài việc có thể chọn màu mộc (xanh) để sử dụng còn có thể dùng màu thủy (xanh đậm) vì thủy sinh mộc và kiêng dùng màu trắng vì trắng là màu của kim mà kim lại khắc mộc.
Chọn màu sắc theo lược đồ ngũ hành thì màu đỏ và màu xanh mang về thêm tài lộc; xanh lá, đỏ và vàng giúp cho danh phận; đỏ và trắng cho hôn nhân; vàng, trắng và đen cho trẻ con; đen và trắng là quý nhân giúp sức; trắng, đen và xanh lá cho nghề nghiệp; đen và xanh lá tăng thêm trí thức; đen, xanh lá và đỏ giúp ích cho phần gia đình.
Ứng dụng phối màu
Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau:
Thuỷ và Mộc = Đen và Xanh lục.
Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
Kim và Thuỷ = Trắng và Đen.
Các hành tương khắc và không thể phối hợp:
Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
Thuỷ và Hoả = Đen và Đỏ.
Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.
Tương tự như vậy khi phối màu từ 2 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.
Ví dụ:
Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:
Kim – Thuỷ – Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
Mộc – Hoả – Thổ = Xanh lục – Đỏ – Vàng.
Thổ – Kim – Thuỷ = Vàng – Trắng – Đen
Tính tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Tính tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
, bởi ghế ngồi thường xếp liền kề, không những có thể thúc đẩy sự hài hòa các môl quan hệ xã giao, mà còn tạo nên không gian nghỉ ngơi thích hợp.
Sôfa kiểu dáng mới mẻ sang trọng là một bộ phận không thể thiếu trong một căn nhà, tạo hình và màu sắc của nó thể hiện không khí trong một căn nhà. Sôfa vải màu trang nhã là lựa chọn hợp phong thủy nhất, bởi sôfa ki hoa hòe lòe loet.
Trong cuộc sông hàng ngày, sôfa có chức năng làm nơi ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện và tiếp khách, bởi vậy trong phong thủy nhà ở, nó chiếm một vị trí khá quan trọng, nên sự sắp xếp cũng cần hết sức thận trọng, phải đạt được các yêu cầu sau đây:
– Khi sử dụng ghế sôfa cần phải chú ý số lượng ghế sôfa kê trong phòng khách, không được dùng nửa bộ hoặc dùng hai bộ kê xung quanh phòng.
– Về hình dáng có sôfa đơn, sôfa đôi, sôfa dài và sôfa cong lượn, sôfa quây tròn.
– Về chất liệu có sôfa da, sôfa giả da, sôfa vải, sôfa mây.
Nên kê sôfa ở nơi cát lành vì sôfa là nơi các thành viên trong nhà hay ngồi nhất nên có thể coi là nơi trung tâm của ngôi nhà. Nếu đặt ghế sôfa ở một nơi phương vị cát lợi thì mọi người trong nhà từ người già đến trẻ nhỏ đều được hưởng vượng khí, cả nhà đều khoẻ mạnh.
Ngược lại, nếu kê sôfa ở sai vị trí, đặt ở những nơi không tốt thì các thành viên trong gia đình sẽ gặp điều không may.
Phía sau sôfa nên có điểm tựa như một bức tường chẳng hạn. Nếu phía sau sôfa là cửa sổ, cửa ra vào hay lối đi lại, có nghĩa phía sau hư không, chẳng có chỗ tựa vững chắc, cho người ngồi có cảm giác không an toàn, đương nhiên là kém thoải mái dễ chịu.
Sôfa nên kê uốn lượn tạo thành hình chữ Ư, kết hợp với bàn trà ở giữa chính là nơi nạp khí trong phong thủy, có thể tàng phong tụ khí, để đạt được mục đích người và của cải đều dồi dào, hưng vượng.
Không nên đặt sôfa thẳng cửa ra vào để tránh thế xung môn. Nếu không thể xê dịch được thì tốt nhất là phải đặt tấm bình phong che chắn, như vậy luồng khí từ ngoài qua cửa không xộc thẳng vào chỗ kê ghế sôfa.
Chọn được bộ sôfa vừa ý rồi còn phải kết hợp với khung cảnh thực của phòng khách để kê sôfa cho phù hợp thì mới làm nổi bật được tiện ích và vẻ đẹp của bộ sôfa đó.
Với những phòng khách lớn thì bên nào là may mắn, bên nào không? Tác phẩm phong thuỷ cổ nổi tiếng “Bát trạch minh kính” đã từng nói về vấn đề này. Dựa vào mốì quan hệ sinh khắc của 8 hướng trong bát quái và ngũ hành thì ngôi nhà được chia thành “Đông tứ trạch” và “Tây tứ trạch”, coi cung “Chấn, Tốn, Ly, Khảm” làm “Đông tứ trạch”, cung “Càn, Khôn, Cấn, Đoài” làm “Tây tứ trạch”.
Cửa mà hướng về hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc thì được gọi là Đông tứ trạch. Còn cửa mà hướng về hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam thì được gọi là Tây tứ trạch.
Nếu bạn ở trong ngôi nhà Đông tứ trạch thì cửa hút gió là hướng Đông, gọi là nhà ở cung Chấn, cửa hút gió có hướng Đông Nam thì gọi là nhà cung Tốn. Cửa hút gió là hướng Nam thì gọi là nhà cung Ly, cửa hút gió là phía Bắc thì là nhà cung Khảm.
Nếu bạn ồ trong ngôi nhà Tây tứ trạch thì cửa hút gió là hướng Tây sẽ gọi là nhà cung Đoài, cửa hướng Tây Bắc là nhà cung Càn, cửa hướng Đông Bắc là nhà cung Cấn, cửa hút gió hướng Tây Nam là nhà cung Khôn.
Nếu ngôi nhà của bạn là nhà cung Chấn của Đông tứ trạch thì nhà hướng Nam là hướng sinh khí, nhà hướng Đông Nam là hướng diên niên, phía Bắc là hướng thiên y. Ghế sôfa nên đặt tại một trong những vị trí này: Phục vị là cửa hướng Đông, mặc dù là hướng may mắn nhưng không được đặt sôfa tại đây.
Nếu bạn sông trong ngôi nhà cung Tốn của Đông tứ trạch thì phía Bắc là hướng sinh khí, hướng Đông là hướng diên niên, phía Nam là hướng thiên y. Sôfa có thể đặt tại một trong những hướng này. Hướng Đông Nam là hướng phục vị, là hướng cửa.
Nếu bạn sống trong ngôi nhà cung Ly của Đông tứ trạch thì hướng Đông là hướng sinh khí, phía Bắc là hướng diên niên, hướng Đông Nam là hướng thiên y. Sôfa có thể đặt ở một trong những vị trí này. Hướng Nam là hướng phục vị, là hướng cửa.
Nếu ngôi nhà của bạn là cung Khảm, Đông tứ trạch thì hướng Đông Nam là hướng sinh khí, hướng Nam là hướng diên niên, hướng Đông là hướng thiên y. Sôfa có thể đặt ở một trong những vị trí này. Phía Bắc là hướng phục vị, là hướng cửa.
Nếu ngôi nhà của bạn thuộc cung Càn, Tây tứ trạch thì hướng Tây là hướng sinh khí, Tây Nam là hướng diên niên, hướng Đông Bắc là hướng thiên y. Ghế sôfa có thể đặt ở một trong những hướng này. Hướng Tây Bắc là hướng phục vị, là hướng cửa.
Nếu nhà của bạn thuộc cung Khôn, Tây tứ trạch thì hướng Đông Bắc là hướng sinh khí, phía Bắc là hướng diên niên, hướng Tây là hướng thiên y. Sôfa có thể đặt tại một trong những vị trí này. Hướng Tây Nam là hướng phục vị, là hướng cửa.
Nếu nhà của bạn là cung cấn, Tây tứ trạch thì hướng Tây Nam là hướng sinh khí, hướng Tây là hướng diên niên, hướng Tây Bắc là hướng thiên y. Có thể đặt sôfa tại một trong những vị trí này. Hướng Đông Bắc là hướng phục vị, là hướng cửa.
Nếu ngôi nhà của bạn thuộc cung Đoài, Tây tứ trạch thì hướng Tây Bắc là hướng sinh khí, hướng Đông Bắc là hướng diên niên, hướng Tây Nam là hướng thiên y. Có thể đặt sôfa tại một trong những vị trí này. Hướng Tây là hướng phục vị, là hướng cửa.
Nếu bạn ở trong ngôi nhà Đông tứ trạch thuộc cung Chấn thì hướng Tây là hướng tuyệt mệnh, hướng Tây Nam là hướng gặp tai hoạ, hướng Tây Bắc là hướng ngũ quỷ, hướng Đông Bắc là hướng lục sát. Không nên đặt sôfa tại những hướng này.
Nếu bạn sống trong ngôi nhà Đông tứ trạch thuộc cung Tốn thì hướng Đông Bắc là hướng tuyệt mệnh, hướng Tây Bắc là hướng gặp tai hoạ, hướng Tây là hướng lục sát, hướng Tây Nam là hướng ngũ quỷ. Sôfa không nên đặt ở một trong những vị trí này.
Nếu ngôi nhà của bạn là nhà Đông tứ trạch cung Ly thì hướng Tây Bắc là hướng tuyệt mệnh, hướng Đông Bắc là hướng gây tai hoạ, hướng Tây Nam là hướng lục sát, hướng Tây là hướng ngũ quỷ. Đặt sôfa ở những hướng này sẽ gây ra điều không hay.
Nếu ngôi nhà của bạn là nhà Đông tứ trạch thuộc cung Khảm thì hướng Tây Nam là hướng tuyệt mệnh, hướng Tây là hướng gặp tai hoạ, hướng Đông Bắc là hướng ngũ quỷ, hướng Tây Bắc là hướng lục sát. Không nên đặt ghế sôfa ở những vị trí đó.
Nếu bạn sông trong ngôi nhà Tây tứ trạch thuộc cung Càn thì hướng Nam là hướng tuyệt mệnh, hướng
Đông nam là hướng gây tai hoạ, hướng Đông là hướng ngũ quỷ, phía Bắc là hướng lục sát. Những vị trí này không thể đặt sôfa được.
Nếu bạn sông trong ngôi nhà Tây tứ trạch cung Khôn thì phía Bắc là hướng tuyệt mệnh, hướng Đông là hướng gây tai hoạ, hướng Đông nam là hướng ngũ quỷ, hướng Nam là hướng lục sát. Không nên để sôfa đặt ở những vị trí này.
Còn nếu ngôi nhà của bạn là Tây tứ trạch thuộc cung Cấn thì hướng Đông Nam là hướng tuyệt mệnh, hướng Nam là hướng gây tai hoạ, phía Bắc là hướng ngũ quỷ. Không nên đặt sôfa ở những vị trí đó.
Khi nhà của bạn thuộc Tây tứ trạch cung Đoài thì hướng Đông là hướng tuyệt mệnh, phía Bắc là hướng gây tai hoạ, hướng Nam là hướng ngũ quỷ, hướng Đông nam là hướng lục sát. Đặt sôfa ở đây cũng không tốt.
Đã bao giờ bạn không muốn tiếp xúc, thậm chí chào hỏi ai đó chỉ vì bạn cảm thấy không thoải mái với người ta chưa? Theo phong thủy thì người đó là người tỏa ra năng lượng tiêu cực.
Ngôi nhà bạn sống cũng vậy, cũng có thể có năng lượng tiêu cực. Nếu như bạn mới chuyển đến nhà mới và ngay lập tức cảm thấy không thoải mái, bệnh tật triền miên, tai nạn không may, cãi lộn liên tục, mất mát đồ đạc hay đổ vỡ thì chắc chắn ngôi nhà đó có năng lượng rất tiêu cực.
Năng lượng này có thể xuất phát từ đồ đạc cũ, hướng nhà, cách bài trí nhà cửa. Tất cả những thứ này đều có cách giải quyết cực kì đơn giản.
Bước 1: Loại bỏ năng lượng tù đọng
Mở hết mọi thứ có thể mở. (ảnh minh họa)
Khi vừa chuyển đến nhà mới, bạn có thể cảm thấy năng lượng của chủ nhà trước. Lúc đó hãy mở tung hết mọi thứ, cả cửa ra vào, cửa sổ, các thùng, hộp, ngăn kéo, bất cứ thứ gì có thể mở được.
Sau đó đi quanh nhà từ cửa ra vào theo chiều kim đồng hồ, cầm theo 1 cái chuông. Đến mỗi phòng, hãy vừa rung chuông vừa đi quanh, lần lượt từ phòng này đến phòng khác. Chú ý rung chuông vào các góc phòng và tủ quần áo vì đó là nơi tập trung nhiều năng lượng xấu nhất.
Bước 2: Dùng muối biển
Hãy lau nhà và tường bằng nước muối loãng. (ảnh minh họa)
Muối biển được tin là có thể loại bỏ năng lượng tiêu cực và cân bằng dòng chảy không khí trong nhà bạn. Hãy hòa muối với nước để lau tường và sàn nhà. Hoặc bạn có thể đặt một bát muối ở những góc nhà hướng Đông Bắc và Tây Nam và nhớ 2 tháng thay 1 lần.
Bước 3: Dọn dẹp
Bắt tay vào dọn nhà ngay khi rảnh rỗi. (ảnh minh họa)
Năng lượng tiêu cực tích tụ rất nhiều trong những ngôi nhà bừa bộn. Vậy nên hãy bắt tay vào tổng vệ sinh nhà cửa ngay lập tức.
Đồ cũ như tạp chí, giấy rác thừa hay quần áo bẩn đều chứa năng lượng tiêu cực. Hãy bỏ đi nếu bạn không cần dùng đến chúng nữa. Rửa bát đũa tích trong bồn, dọn bàn uống nước, giặt quần áo bẩn, thảm chùi chân, rèm cửa... và cất gọn mọi thứ lại. Như vậy năng lượng tiêu cực sẽ không còn chỗ trú ngụ nữa.
Bước 4: Sắp xếp đồ đạc
Đồ đạc trong nhà phải gọn gàng, thoáng đãng. (ảnh minh họa)
Hãy sắp xếp lại đồ đạc, nội thất trong nhà càng thoáng đãng càng tốt cho không khí lưu thông và đẩy năng lượng xấu ra khỏi nhà bạn. Tuy nhiên cũng cần chú ý nếu sắp xếp sai cách thì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến phong thủy nhà bạn.
Bước 5: Đốt nến thơm, tinh dầu hoặc trầm hương
Nến thơm, tinh dầu... mang lại cảm giác sảng khoái và năng lượng tích cực. (ảnh minh họa)
Những hương thơm như bạc hà, oải hương, quế... sẽ tạo cảm giác sảng khoái cho gia chủ và thu hút năng lượng tiêu cực vào nhà. Bạn có thể đặt mua nến thơm, tinh dầu hoặc trầm hương ở rất nhiều các cửa hàng handmade online.
Bước 6: Thắp thêm đèn và bật nhạc
Hãy lắp 1 chiếc chuông cửa treo tường vừa khiến nhà bạn trông khác biệt vừa xua đuổi tà khí. (ảnh minh họa)
Đây chính là lí do tại sao người Trung Quốc thích pháo và đặc biệt là pháo hoa đến thế. Theo phong thủy, tiếng ồn và ánh sáng giúp kích thích năng lượng tích cực, xua đuổi tà khí.
Hãy thử treo một chiếc đèn chùm và lắp chuông cửa xem sao. Thêm vào đó, hãy thường xuyên bật nhạc nhẹ nhàng, không cần quá ồn ào, nó vừa giúp bạn thư giãn vừa loại bỏ năng lượng xấu.
Bước 7: Trồng cây xanh trong nhà
Cây xanh sẽ mang lại sắc màu, sức sống, oxy và năng lượng tích cực cho nhà bạn. Tuy nhiên, vị trí đặt cây cũng cần phải được lưu tâm vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến phong thủy nhà bạn.
Bước 8: Tắm bằng nước muối pha loãng
Hãy "thanh tẩy cơ thể" bằng muối. Nó sẽ giúp bạn rửa trôi năng lượng xấu bám trên người. Cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn làm việc trong một môi trường đầy thị phi, ganh đua. Muối trên người sẽ đẩy năng lượng tiêu cực xung quanh xa khỏi bạn.
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► Xem bói theo khoa học tử vi để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình |
► Xem nốt ruồi trên mặt đoán vận mệnh chuẩn xác |